1
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÂN HÀNG TẠI NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH - BẾN THÀNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2008-2010
a. Về kinh tế
- Cơ cấu ngành trong GDP: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 -
44%; dịch vụ 40 - 41%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.
- Tỉ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách đạt 21 - 22%.
- Vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đạt khoảng 40% GDP.
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Tốc độ
tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt
tương đương 1.050 - 1.100 USD.
b. Về xã hội
- Tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động; tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị dưới 5%.
- Tỉ lệ hộ nghèo còn 10 - 11%.
- Tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%.
- Lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; lao động đã qua đào tạo chiếm
40% tổng lao động xã hội.
- Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 20%
3.1.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2008-2010
- Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài
chính theo hướng tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định,
thông thoáng cho DNNVV và dịch vụ phát triển kinh doanh phát triển.
- Thực hiện các chính sách phù hợp để hoàn thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất,
đồng thời bảo vệ môi trường.
2
- Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến kích phát triển các quỹ dành cho
DNNVV, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng cho các DNNVV.
- Xúc tiến phổ biến thông tin, kỹ thuật – công nghệ tới các DNNVV, cũng như nâng
cao năng lực của các doanh nghiệp này trong việc xác định, lựa chọn và thích ứng với
công nghệ.
- Khuyến kích các DNNVV tham gia vào liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát
triển các hiệp hội doanh nghiệp.
- Thực hiện trợ giúp có trọng điểm để tăng cường khả năng cạnh tranh của một số
ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế.
- Khuyến kích phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) theo định
hướng của nền kinh tế thị trường, tách chức năng trực tiếp cung cấp dịch vụ ra khỏi
chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, khuyến khích khởi sự doanh
nghiệp.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trợ giúp phát triển DNNVV
3.1.3 Định hướng phát triển ngành Ngân hàng đến 2010
Cải cách triệt để và phát triển hệ thống các TCTD theo hướng đa năng, hiện
đại, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn và hoạt động theo nguyên
tắc thị trường với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực
quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Cơ cấu lại hệ thống NHTM, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương
mại, đảm bảo quyền kinh doanh của các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam
kết song phương và đa phương đã ký kết với các nước và các tổ chức quốc tế, tiếp
tục cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống TCTD theo các đề án đã được phê duyệt,
cụ thể là:
3
- Tăng cường năng lực tài chính, đảm bảo các NHTM có đủ nguồn vốn để tiếp
tục tăng vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh
lợi, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM
- Từng bước cổ phần hóa các NHTMNN theo nguyên tắc thận trọng, đảm bảo ổn
định kinh tế – xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư
nước ngoài, nhất là các ngân hàng có tiềm lực về tài chính, công nghệ, quản lý
và uy tín được mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành NHTM tại Việt
Nam;
- Tuân thủ các quy định của các Hiệp định song phương với các nước và quy
định của WTO về mở cửa dịch vụ ngân hàng.
- Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng, đa tiện ích, được định hướng theo nhu
cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các
dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời nhanh chóng tiếp cận và phát triển
các loại hình dịch vụ mới với hàm lượng công nghề cao.
Với phương châm hành động của Ngành Ngân Hàng là "An toàn - Hiệu quả -
Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế".
Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu hoạt động ngân hàng giai đoạn 2008 - 2010
1. Tăng trưởng bình quân tổng phương tiện thanh toán (M2)
(%/năm)
18 - 20
2. Tỷ lệ M2/GDP đến cuối năm 2010(%) 100 - 115
3. Tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng/M2
đến năm 2010(%)
Không quá 18
4. Tăng trưởng bình quân tín dụng(%/năm) 18 - 20
5. Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%) Không dưới 8
6. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến năm 2010(%) Dưới 5
( Nguồn : Số liệu từ Website: )
3.1.4 Định hướng phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và
vừa đến 2010
4
Theo thống kê của NHNN, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNNVV
trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2003 là
37,1%, năm 2004 là 20,18% và năm 2005 ước tính là 22%. Trong hai năm gần đây,
số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các DNNVV vay chiếm bình quân 40%
tổng dư nợ, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50 – 60% tổng dư nợ.
Ngành ngân hàng đưa ra những định hướng phát triển TDNH như sau :
- Các TCTD sớm tham gia vào vốn vào quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp
DNNVV theo tinh thần của Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2000 của Chính
phủ và Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20/02/2006 của Ngân hàng nhà nước
để tạo điều kiện cho các quỹ đi vào hoạt động.
- Triển khai các thể chế, chính sách liên quan đến tín dụng của Chính phủ và của
NHNN Việt Nam.
- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn và cho vay, ngoài việc cho vay vốn lưu động,
ngân hàng còn tài trợ tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn cho
DNNVV nâng cao năng suất sản xuất của doanh nghiệp.
- Lãi suất cho vay mang tính linh hoạt theo thị trường. Đôi khi ngân hàng cũng áp
dụng cho vay ưu đãi đối với DNNVV theo chính sách chế độ của nhà nước, góp
phần phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
- Nâng cao chất lượng tín dụng, những dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết
thực.
- Cơ cấu lại dư nợ, phù hợp chính sách phát triển của nền kinh tế, hạn chế đến mức
thấp nhất khả năng phát sinh nợ xấu, xử lý có hiệu quả các khoản nợ khó đòi, tăng
cường các biện pháp quản lý tín dụng nâng cao khả năng hoạt động kinh doanh của
ngành ngân hàng.
- Tiếp tục đổi mới, hiện đại hóa hoạt động, nâng cao năng lực và trình độ chuyên
môn của cán bộ ngân hàng, đặc biệt cán bộ làm công tác tín dụng.
- Các TCTD cần phải cải tiến quy trình thủ tục trong quan hệ tín dụng nhằm đảm bảo
nhanh chóng, thực hiện không gây phiền hà cho khách hàng.
5
3.1.5 Định hướng phát triển tín dụng của NHNTVN- CNBT đến 2010
NHNTVN- CNBT đề ra định hướng phát triển trong giai 2008-2010 tăng mức
huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế tăng bình quân 20-30%, dư nợ vay
tăng trung bình 20 -30%/năm. Tín Dụng đối với DNNVV cụ thể như sau:
- Tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp DNNVV đến 2010 lên là 150 doanh
nghiệp.
- Doanh số hoạt động tín dụng của DNNVV chiếm khoảng 40-50% doanh số
tín dụng của Ngân hàng. Số dư nợ vay chiếm 40-50% tổng số dư nợ vay .
- Ngân hàng đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng cả về lĩnh vực tiền gửi, tín dụng,
dịch vụ nâng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Ngân hàng đưa ra mục tiêu thực hiện bảo lãnh cho DNNVV tăng về số lượng
cũng như giá trị bảo lãnh cho doanh nghiệp.
3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH - BẾN THÀNH
3.2.1 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để tồn tại và phát triển, DNNVV cần phải:
- Xây dựng mối liên kết với các Hiệp hội DNNVV, các hiệp hội làng nghề, các doanh
nghiệp khác(nhất là doanh nghiệp lớn), cùng nhau tồn tại và phát triển. DNNVV sản
xuất các sản phẩm phụ kiện cho các doanh nghiệp lớn, được sự giúp đỡ của hiệp hội
và các tổ chức khác, nắm bắt các thông tin về doanh nghiệp như tình hình sản xuất
kinh doanh, nhu cầu vốn, dịch vụ; đồng thời chuyển thông tin về hoạt động tín dụng
tới DNNVV, tạo ra mối liên hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa tổ
chức tín dụng với DNNVV. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, tranh
thủ khai thác các nguồn tài trợ cho DNNVV, tạo ra sự đa dạng các nguồn vốn, đặc
biệt là vốn trung và dài hạn ngoại tệ đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tư cho
DNNVV tại các tổ chức tín dụng trong khu vực và trên thế giới tạo ra các cơ hội nhận
6
tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao các kỹ năng đầu tư cho
DNNVV.
- Giải pháp về nguồn vốn: phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn, kết hợp
mở rộng mạng lưới với nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra nguồn vốn chi phí thấp,
thời gian dài để đầu tư trung dài hạn. Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho
đầu tư khách hàng DNNVV, trên cơ sở chiến lược và mục tiêu chung hàng năm.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch sản xuất, áp dụng các phương thức quản lý tiên
tiến, tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác thống kế, hạch toán kế toán. Các
dự án phản ánh chính xác quá trình thực hiện phương án, phải nghiên cứu các yếu tố
thị trường đầu vào, đầu ra, quy trình công nghệ đảm bảo tính trung thực và hiệu quả
của dự án, phương án vay.
- Luôn cải tiến và nâng cao trình độ công nghệ, khoa học- kỹ thuật, đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất và đảm
bảo khả năng giữ vững thương hiệu và thị phần.
- Phát triển sản phẩm và thương hiệu của các DNNVV trong nền kinh tế quốc tế, phải
xây dựng tổng hợp các chiến lược sản xuất - kinh doanh thích hợp với điều kiện cạnh
tranh và hội nhập của toàn bộ nền kinh tế.
- Nâng cao năng lực về vốn : tận dụng các nguồn vốn ưu đãi kết hợp với nguồn vốn
tự có, nâng cao tốc độ luân chuyển vốn, phương thức thanh toán phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của từng ngành nghề, đa dạng hóa các hình thức huy động
vốn tạo ra đòn cân nợ hiệu quả góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Nâng cao trình độ của các cấp quản lý và người lao động thông qua việc bồi dưỡng,
đào tạo để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hòa nhập nền kinh tế
quốc tế.
- Nâng cao hiểu biết của người quản lý về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật,
xây dựng văn hoá, đạo đức kinh doanh của doanh nhân Việt Nam, kinh doanh trung
thực, đúng pháp luật, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và ý thức bảo vệ môi
7
trường, chăm lo đời sống của người lao động; xây dựng và củng cố sự tín nhiệm của
khách hàng.
- Mỗi doanh nghiệp phải biết lựa chọn ngành nghề, quy mô phù hợp với đặc điểm,
tiềm năng vốn có của từng doanh nghiệp.
3.2.2 Đối với hoạt động của NHNTVN - CN BT
Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp để đạt được mục tiêu trong giai đoạn
2008-2010. Trong đó, mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các
DNNVV chủ yếu sau:
Tăng cường tuyên truyền quảng bá hoạt động của Ngân hàng đối với DNNVV
- Xây dựng website NHNTVN-CN BT, trang web này là công cụ hỗ trợ và là
cầu nối giữa Ngân hàng với các DNNVV giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau.
- Tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm của ngân hàng
đến các doanh nghiệp.
- Phải thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để nắm bắt kịp thời các tồn
tại đối với DNNVV từ đó đưa ra các biện pháp để giúp đỡ cho doanh nghiệp vượt
qua những khó khăn .
- Nghiên cứu để thiết kế các tờ brochure giới thiệu sản phẩm và phát triển các
hình thức tuyên truyền, quảng bá thương hiệu và các dịch vụ ngân hàng trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
- Đưa cán bộ tín dụng đến tận doanh nghiệp để tiếp thị cũng như tìm hiểu và
tư vấn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.
Tăng trưởng nguồn vốn huy động
Ngân hàng phải có những giải pháp để tăng nguồn vốn huy động :
- Ngân hàng phải đưa ra chính sách lãi suất huy động phù hợp từng khu vực,
từng thời thời kỳ so với các ngân hàng khác nhằm năng cao hiệu quả hoạt động của
ngân hàng.
- Đa dạng hóa các dịch vụ tiền gởi như tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tuần,
kỳ hạn 2 tuần, kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng… 12 tháng, 2 năm, 3 năm…,
tiết kiệm giáo dục, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đa năng, với các cách tính lãi đầu