Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.79 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Sở Giáo dục và Đào tạo Long An
Phịng Giáo dục và Đào tạo Thủ Thừa.
Trường THCS Bình An.


Địa chỉ: ấp Vàm Kinh, xã Bình An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 0723864149.


Email:
Thơng tin về thí sinh:


1)Họ và tên: Bùi Thanh Tú.


-Ngày sinh: 22-01-2000 lớp 9/2.
2)Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Kiều.


-Ngày sinh: 08-08-2000 lớp 9/2.
3)Họ và tên: Trần Phú Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Tên tình huống: vận dụng kiến thức liên môn vào: “Bảo vệ chủ quyền
biển đảo Việt Nam.”




1)Tình huống:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hoàng Sa. Là học sinh để thể hiện lịng u nước, chúng em sẽ góp phần vào
việc bảo vệ chủ quyền tổ quốc như thế nào?


Bằng kiến thức đã học chúng em sẽ đưa ra đủ chứng cứ để xác định chủ
quyền lãnh thổ Việt Nam.



2) Mục tiêu giải quyết tình huống:


Một là nêu lên rõ những vấn đề bức xúc của ngư dân đang sinh sống
trên vùng biển Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, tình
hình chủ quyền biển đảo nước ta đang đứng trước nguy cơ tranh chấp với
Trung Quốc, những hành động xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp của Trung
Quốc trên biển Đông mà người lãnh chịu hậu quả là những người ngư dân.
Hai là thông qua bài viết này, em muốn mọi người hiểu biết rõ hơn về
biển đảo Việt Nam. Nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nước ta trên
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Ba là giáo dục ý thức cho các bạn học sinh về bảo vệ chủ quyền biển
đảo.


Bốn là khi giải quyết tình huống này giúp em có nhiều kiến thức hơn về
các môn học như: Địa lý, Lịch sử, GDCD, …và vận dụng tốt kiến thức liên
môn vào việc giải quyết các tình huống khác


3/ Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết các tình
<b>huống:</b>


Để giải quyết tình huống này em nhận thấy có thể vận dụng kiến thức ở
các môn học trong trường gồm: Lịch sử, Địa lý, GDCD, Âm nhạc, Tin học.
- Lịch sử: chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa.


- GDCD: các điều luật nói về chủ quyền biển đảo.
- Địa lý: vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của Việt Nam.
- Âm nhạc: bài hát về biển đảo.



- Tin học: ứng dụng CNTT tìm hiểu tình hình biển Đơng, tranh ảnh,…
4/ Giải pháp giải quyết tình huống:


Một giới thiệu về địa lý và giới hạn lãnh thổ của Việt Nam và Trung
quốc.


Hai trình bày những minh chứng chứng minh chủ quyền của Việt Nam
trên hai quần đảo:


+ Minh chứng lịch sử của hai nước.
+ Minh chứng hiện thực.


+ Ý kiến của các chuyên gia và các nhà lãnh đạo.
Ba hậu quả do việc tranh chấp gây ra.


Bốn trách nhiệm của mỗi công dân hiện nay.


5/ Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
Kính thưa q thầy cơ và các bạn học sinh!


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Việt Nam tuy là một đất nước nhỏ bé nhưng với bề dày lịch sử và
hàng ngàn chiến thắng vẻ vang, nhân dân Việt Nam ln tự hào mình là con
cháu Tiên rồng.


Việt Nam nằm ở phía Đơng của bán đảo Đơng Dương. Diện tích đất
liền vào khoảng 331698 km2<sub> ( năm 2014), biên giới giáp với vịnh Thái Lan,</sub>


ở phía Nam,vịnh Bắc bộ và Biển Đơng ở phía Đơng, phía Tây giáp
Lào-Campuchia, phía Bắc giáp Trung quốc. Hình thể nước Việt Nam giống như
hình chữ S. Khoảng cách từ cực Bắc đến cực Nam là 1650 km, vị trí hẹp


nhất theo chiều Đơng sang Tay là 50 km. Đường bờ biển dài 3260 km


( khơng kể các đảo). Việt Nam có 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp
lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Diện tích vùng
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện
tích khoảng 1000000 km2<sub> biển Đơng, trong đó có hơn 4000 đảo và quần đảo</sub>


như: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Thổ Chu, đảo Côn
đảo, đảo Lý Sơn, đảo Phú quốc, đảo Cát bà,…


Bản đồ Việt Nam


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bản đồ Trung quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Giàn khoan thăm dị dầu khí trái phép của Ttrung quốc.
Trong khi đó Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh quần
đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc phần lãnh thổ Việt Nam.


Về bằng chứng lịch sử, hiện tại tại Trung tâm quốc gia IV ( Đà Lạt)
đang giữ và bảo quản các mộc bản triều Nguyễn, đây là các tư liệu lịch sử
đầu tiên của Việt Nam được Unesco công nhận là di sản tư liệu thế giới.
Trong đó, một đoạn của mộc bản Triều Nguyễn sách “ Đại Nam thực lục
chính biên đệ nhất kỷ” quyễn 55, năm Gia Long thứ 16 ( 1817) có chép: “
Tháng sáu, thuyền Mã Cao đậu Đà Nẳng đem địa đồ Hoàng Sa dâng lên.
Thưởng cho những người trên thuyền Mã Cao 20 lạng bạc”. Đoạn trên
chứng minmh triều Nguyễn ln coi trọng việc vẽ bản đồ Hồng Sa, Trường
Sa, cũng như chứng minh đây là tư liệu lịch sử quan trọng và quí giá cho
thấy quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là một phần của Việt Nam từ trước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Còn về hiện thực từ trước đến nay, các chiến sĩ Trường Sa và Hoàng Sa
đang ngày đêm vượt qua những khó khăn, thách thức, quyết tâm giữ gìn và
xây dựng quần đảo ngày càng giàu đẹp. Đây là một minh chứng hiện thực
sống động nhất về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo.


Các chiến sĩ Trường Sa đang làm nhiệm vụ.


Song ngoài các chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân lúc nào cũng hướng về
Trường Sa, Hồng Sa thân u, ln dành những tình cảm chân thành nhất
gởi tặng cho các chiến sĩ và hai quần đảo thân yêu như trong bài hát: “ Nơi
đảo xa” của tác giả Thế Song có đoạn:


“..Tháng năm con tầu quen sóng cả quen gió biển
Nước da màu nắng tươi giòn thêm ánh thép


Cánh chim hải âu bốn mùa về cùng anh vui ra khơi
Cánh hoa biển trắng là kỷ niệm anh gửi về tặng em


Đây súng khốc trên vai trăng đầu núi soi hình anh đang đứng đó
Nhắn về đất liền cánh buồm chở đầy tin u


Sóng ru mối tình đời thủy thủ càng thêm yêu
Đây con tầu xa khơi, đây con tầu xa khơi”.


Đoạn nhạc trên thể hiện tình cảm tha thiết của các thủy thủ khi nhớ về
đất liền cũng như nói lên sự lạc quan, tự tin, yêu đời nhưng không kém phần
uy nghiêm anh dũng của các chiến sĩ nơi đảo xa. Trong bài cịn có đoạn:
“ Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa


Quần đảo đứng hiên ngang trên vùng xa ngời sáng”



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

như tình cảm của các đồng chí và tồn bộ nhân dân đất liền dành tặng các
anh.


Ngược lại những tình cảm chân thành mà người dân Việt Nam dành cho
các chiến sĩ cũng như dành cho vùng chủ quyền thiêng liêng của mình,
Trung Quốc lại có những hành động ngang ngược, hung hăng.


Nhiều lần tàu Trung quốc dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu của các
chiến sĩ và ngư dân Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Hộ chiếu lưỡi bò thể hiện sự ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc
tế của Trung Quốc.




Qua những hành động đối lập trên Việt Nam đã sớm có được sự ủng hộ
của cộng đồng Quốc tế như:


Hàng loạt hội thảo Quốc tế về biển Đông đã diễn ra tại Pháp, SriLanka,
Na Uy, Argentina, Cu Ba, Mỹ,…Lên án những hành động sai trái của Trung
Quốc, phản đối sự “mơ hồ” bản đồ “ 9 đoạn” rồi “10 đoạn” mà Bắc Kinh
công bố, đồng thời cũng kêu gọi Trung Quốc phải tuân thủ luật quốc tế, thể
hiện vai trò là một nước lớn có trách nhiệm.


Ngược lại các chuyên gia, học giả cũng đánh giá cao cách hành xử kiềm
chế, mang tính xây dựng hịa bình của Việt Nam trước chiến thuật khiêu
khích của Trung Quốc.


Lãnh đạo chính giới nhiều nước cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các


hành động của Trung Quốc gây căng thẳng tình hình khu vực.


Theo nghị quyết S.RES.412 nhấn mạnh các yêu sách lãnh đạo và những
hành động thách thức cộng đồng Quốc tế của Trung Quốc là không thể biện
minh như đã được nêu trong công ước Liên hiệp Quốc về Luật biển 1982
( UNCLOS), vi phạm tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại biển Đông
(DOC) mà Trung Quốc đã ký với hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)
năm 2002.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

và cần giải quyết các bất đồng nảy sinh sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép
dàn khoan Hài Dương 981 tại biển Đơng một cách hịa bình.


Qua các hội thảo và nhận xét của các nhà lãnh đạo, các học giả và các
chuyên gia. Cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài đã có nhửng hành động thiết thực để ủng hộ đồng bào trong nước
cùng nhau chung tay bảo vệ vùng chủ quyền của dân tộc mà ông cha ta đã
phải vượt qua bao gian lao, phải rơi biết bao nước mắt và mồ hơi mới có
được như các hành động:


Các cuộc míttinh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi với mục
đích phản đối Trung Quốc.


Ảnh cuộc mittinh phản đối Trung quốc xâm phạm Việt Nam


Dư luận các nước tên thế giới đều phản đối Trung Quốc và ủng hộ những
chính sách của Đảng và Nhà Nước Việt Nam trong việc giải quyết tranh
chấp tại biển Đông ( kể cả Hồng Kông, Đài Loan và những người Trung
Quốc tôn trọng lẽ phải).


Kiều bào nước ngoài cùng đồng bào trong nước thực hiện chương trình


“ Góp đá xâyTrường Sa”.


Với những bằng chứng của mình và sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế
chúng ta có thể khẳng định một lần nữa là hai quần đảo Hồng Sa và Trường
Sa là do ơng cha ta phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo
vệ bấy lâu nay.


6/ Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

thế nào để bảo vệ và xây dựng vùng chủ quyền thiêng liêng ngày càng phát
triển và tốt đẹp hơn.


Qua bài thuyết trình, cũng giúp các em có nhiều kỹ năng hơn trong
việc vận dụng kiến thức của các môn học để giải quyết những vấn đề thực
tiễn, đồng thời giúp chúng em nhận biết được tầm quan trọng của các môn
xã hội.


Qua đây em cũng cảm ơn quý thầy cô đã tạo điều kiện để chúng em
có thêm tự tin để thể hiện lịng yêu nước của mình qua bài thuyết trình và
cảm ơn q thầy cơ và các bạn trong suốt q trình thực hiện bài thuyết trình
đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ./


TM. NHÓM THỰC HIỆN
Người viết


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×