Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

thực trạng chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam Chi nhánh Bách Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.8 KB, 22 trang )

thực trạng chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn việt nam Chi nhánh Bách Khoa
2.1 - Giới thiệu chung về phòng giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn chi nhánh bách khoa
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Việt Nam:
Ngân Hàng Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đựoc thành lập ngày 26
tháng 3 năm 1988 là tổ chức tiền thân của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam ( viết tắt là nhno&ptntvn ). nhno&ptntvn có số vốn
điều lệ là 2200 tỷ đồng. Ngày 22/11/1999 Thống đốc ngân hàng nhà nước đã
phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của nhno&ptntvn. Theo điều lệ
nhno&ptntvn là một doanh nghiệp nhà nước đặc biệt được tổ chức theo mô hình
tổng công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động là 99 năm, có
trụ sở chính tại Hà Nội, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
nhno&ptntvn với tư cách là một ngân hàng thương mại quốc doanh do Hội
đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành thực hiện chức năng kinh doanh đa
năng chủ yếu là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với
khách hàng trong nước và nước ngoài. Đầu tư vào dự án phát triển kinh tế xã
hội, uỷ thác tín dụng đầu tư cho chính phủ, các chủ đầu tư trong nước và nước
ngoài trong các ngành kinh tế mà trước hết là trong lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn.

Từ một ngân hàng được bao cấp với số vốn nhỏ bé, cán bộ nhân viên
đông, trình độ thấp... Khi chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường NH
Nông nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức lại để tăng cường huy động
vốn phục vụ kinh tế nông nghiệp, nông thôn, mở rộng các loại hình dịch vụ đa
dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, bước đầu đã đạt được
những kết quả đáng kể như: nhanh chóng khắc phục cơ bản thói quen cũ của
ngân hàng trong cơ chế bao cấp chuyển từ một ngân hàng lỗ sang một ngân
hàng có lãi, cải


thiện đáng kể đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ
với nhà nước.

Trong những năm gần đây ngân hàng đã không ngừng tăng cường quan hệ
đa phương và các hoạt động kinh doanh đối ngoại, uy tín quốc tế của ngân hàng
nhanh chóng được khẳng định, đó chính là cánh cửa mở ra con đường hội nhập
vào cộng đồng ngân hàng khu vực và quốc tế.
2.1.2 Giới thiệu chung về phòng giao dịch NHNo&PTNT chi nhánh Bách
Khoa:
Sáng ngày 25/12/2008, chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã tổ chức lễ
khai trươngg phòng giao dịch số 7 có trụ sở tại 92- Võ Thị Sáu- Quận Hai Bà
Trưng- Hà Nội. Đây là phòng giao dịch số 03 trực thuộc chi nhánh Bách Khoa
Thực hiện tiến trình cơ cấu lại Ngân Hàng và định hướng phát triển của
NHNo&PTNT Việt Nam và chiến lược kinh doanh trên địa bàn Hà Nội của chi
nhánh Bách Khoa. Được sự hỗ trợ giup đỡ của các ngành- các cấp chính quyền
địa phương và đặc biệt là sự ủng hộ- tín nhiệm của khách hàng, cùng với sự nỗ
lực chung sức, đồng lòng của toàn thể cán bộ viên chức, đến nay chi nhánh
NHNo&PTNT Bách Khoa đã thu được những thành quả bước đầu khá quan
trọng trên nhiều mặt từ nguồn nhân lực , cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như quy
mô và kết quả kinh doanh, sự đa dạng hoá dịch vụ và thị phần khách hàng.
Nằm trong chiến lược kinh doanh của chi nhánh , đồng thời cũng là sự
khẳng định thương hiệu của Agribank, việc mở phòng giao dịch số 07 trực
thuộc Agribank Bách Khoa là một dấu mốc trong tiến trình mở rộng, phát triển
hoạt động kinh doanh và hội nhập vủa chi nhánh trên địa bàn nhằm cung cấp
sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, tiện ích đến khách hàng với
phương châm “ Mang phồn vinh đến với khách hàng” của NHNo&PTNT
Việt Nam, qua đó cùng với những ngân hàng thương mại khác góp phần vào sự
phát triển kinh tế- xã hội thủ đô.
Nhiệm vụ theo phân cấp uỷ quyền chi nhán NHNo&PTNT Bách Khoa
-Huy động vốn:

+ Khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
thanh toán.
+ Phát hành những chứng chỉ nhận tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân
hàng.
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư của chính phủ và
các tổ chức kinh tế .

- Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND, ngoại tệ
+ Cho vay xuất nhập khẩu, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ, cho
vay theo các chương trình dự án kinh tế.
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng : thanh toán quốc tế, bảo lãnh mua bán
ngoại tệ...
- Đầu tư dưới các hình thức : hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình
thức đầu tư khác.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, báo cáo thống kê theo qui định.
- Các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc giao.
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Agribank Bách
Khoa trong những năm gần đây:
2.2.1 Tình hình sử dụng vốn huy động:
Tại phòng giao dich nhno&ptnt chi nhánh Bách Khoa hàng ngày hàng giờ
đang diễn ra các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú. Căn cứ vào các
kết quả thu được ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản tại phòng
và có vị trí hết sức quan trọng. Và để hoạt động tín dụng đem lại kết quả cao thì
cần phải thực hiện tốt đồng thời các nghiệp vụ .
- Các nghiệp vụ bên nợ (huy động vốn)
- Các nghiệp vụ bên có (sử dụng vốn)
- Các nghiệp vụ trung gian (chuyển tiền thanh toán)
Chính vì vậy mà huy động vốn không phải là một hoạt động độc lập riêng
rẽ, có huy động được vốn thì mới có vốn cho vay ngược lại cho vay có hiệu quả

kinh tế phát triển thì mới có nguồn vốn lớn để huy động đồng thời có làm tốt
nghiệp vụ trung gian thì hai nghiệp vụ trên mới được thực hiện tốt. Như vậy cả
ba nghiệp vụ này tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau và hỗ trợ nhau cùng phát
triển. Nói cách khác ngân hàng phải thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp
mà trong đó nghiệp vụ huy động vốn phải được chú trọng để kết hợp cùng hai
nghiệp vụ còn lại tạo nên hiệu quả hoạt đông của ngân hàng.
Hiện nay trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại đều hoạt
động kinh doanh theo hướng “đi vay để cho vay” không sử dụng đến nguồn cấp
phát mà huy động vốn theo hướng có lợi trong kinh doanh.
Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình huy động vốn tại phòng giao dịch
nhno &ptnt chi nhánh Bách Khoa trong thời gian qua.
Bảng 1: Biến động nguồn vốn huy động giai đoạn 2006-2008
Đơn vị :Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
+/-tuyệt
đối
2007-
2006
+/-tương
đối %
2007-
2006
+/-tương
đối %
2008-2007
+/-tương
đối
2008-

2007
Không kỳ
hạn
81309 126950 123378 45641 +56% -3572 -2,8%
Có kỳ hạn 163675 365103 417520 201420 +123% 52417 +14,4%
Tổng 244984 492053 540898
(Nguồn:Bảng cân đối kế toán)
Qua số liệu Bảng 1 cho ta thấy nguồn vốn huy động tại phòng giao dịch
tăng nhanh qua các năm đặc biệt là từ năm 2006 đến 2007 thì tiền gửi không kỳ
hạn tăng lên 56%, tiền gửi có kỳ hạn tăng 123%. Sang năm 2008 mặc dù nguồn
vốn huy động không kỳ hạn có giảm nhưng không đáng kể còn nguồn vốn có kỳ
hạn vẫn tiếp tục tăng điều đó chứng tỏ rằng trong những năm qua phòng giao
dich đã có nhiều cố gắng và đưa ra những biện pháp tích cực năng động, sáng
tạo để thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi cũng như gửi tiền tiết kiệm,
phục vụ khách hàng với thái độ văn minh, lịch sự có, trách nhiệm, đơn giản các
thủ tục rườm rà không cần thiết. Kết quả cho thấy phòng giao dịch đã đạt được
những thanh công nhất định.
Mặt khác ta thấy rằng nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn luôn tăng lên và
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động cụ thể là :
- Nguồn vốn kỳ hạn năm 2006 chiếm tỉ lệ là 67%.
- Nguồn vốn kỳ hạn năm 2007 chiếm tỉ lệ là 74%.
- Nguồn vốn kỳ hạn năm 2008 chiếm tỉ lệ là 77%.

Để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay
các ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh một cách
hợp lý và phòng giao dịch cũng vậy. Phòng giao dịch luôn luôn quan tâm tới vấn
đề nâng cao chất lượng tín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được Sở tiến
hành phân phối sử dụng vốn sao cho có hiệu quả bởi cho vay là khâu tiếp nối
của hoạt động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng hiệu quả tín
dụng.

Bên cạnh đó chúng ta biết rằng huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt
của một quá trình hoạt động tín dụng vì vậy vấn đề cho vay vốn cần phải được
chú trọng, quan tâm, làm sao vừa đáp ứng đựoc nhu cầu sản xuất kinh doanh,
vừa mang lại hiệu quả kinh tế, không chỉ cho bản thân phòng giao dịch mà còn
cho cả nền kinh tế.
Đối tượng cho vay tại phòng giao dịch là các doanh nghiệp nhà nước, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, hộ gia đình, cá nhân so.Việc cho vay
của phòng giao dịch đã có tác dụng tích cực giúp cho các doanh nghiệp phát
triển được sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách góp phần đấu tranh hạn chế
cho vay nặng lãi .
Phòng giao dịch chủ động trong việc sử dụng vốn vay có tính đến nhu cầu
và khả năng thực tế của từng đơn vị, phân loại doanh nghiệp, cho vay có chọn
lọc và thường xuyên quan tâm tới công tác thu nợ nhằm tăng nhanh vòng quay
vốn tín dụng.
Thực chất vấn đề cho vay vốn của ngân hàng được đánh giá tốt hay xấu
không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay có tăng hơn không mà phải xem xét
chất lượng tín dụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốn mà ngân hàng cho
vay có đúng mục đích hay không, khách hàng có trả được nợ hay không và trả
nợ có đúng hạn không. Vì vậy việc đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của ngân
hàng phải được xem xét trên các chỉ tiêu như : tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá
hạn...và các biện pháp nhằm mở rộng tín dụng tại ngân hàng.
Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình tín dụng vốn tại ngân hàng:
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007,2008)
Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn qua các năm
202020
Tổng dư
nợ
Tổng doanh số thu
nợ
v

a
Tổng doanh số
cho
2
2150 1
2
2
2
11 195
Đơn vị: Tỷ đồng
nNcáo tổng kết năm 1999,2000,2001)
Nhìn vào bảng trên ta thấy:
Nhìn vào bảng trên ta thấy
- Số tiền cho vay tại SGD qua các năm 2006, 2007, 2008 có tăng lên đáng kể.
- Năm 2007 tăng so với 2006 là 112 tỷ đồng tương đương với 215%
- Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 59 tỷ đổng tương đương với 35%
Như vậy ta thấy rằng khách hàng đến giao dịch tại phòng ngày càng tăng
lên chứng tỏ bằng sự cố gắng của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong
thời gian qua Sở đã thu hút đựoc nhiều khách hàng, bằng phương pháp nghiệp
vụ và thái độ làm việc của ngân hàng đã tạo được uy tín trên thị trường đầy cạnh
tranh như hiện nay.
Về công tác thu nợ :
- Năm 2006 doanh số thu nợ bằng 186% doanh số cho vay.
- Năm 2007 doanh số thu nợ bằng 71% doanh số cho vay
- Năm 2008 doanh số thu nợ bằng 103% doanh số cho vay
Doanh số thu nợ năm 1996 tương đối cao, nhưng sang năm 2007 thì có
giảm đi về số tương đối, nguyên nhân ở đây có thể là do sự biến động về tình
1
hình chính trị, xã hội của đất nước và trong khu vực đã ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.

Sang năm 2008 với sự làm việc hết mình các cán bộ nhân viên trong công
tác kiểm tra đôn đốc tình hình thu nợ và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc
doanh số thu nợ đã tăng lên bằng 103% so với doanh số cho vay.
Đối với dư nợ có tăng lên so với các năm nhìn vào bảng trên ta thấy dư nợ
năm 2008 là 183 tỷ đồng mà lẽ ra phải là 201 tỷ đồng song do đến ngày
31/12/2008 phòng giao dịch đã điều chỉnh sang tài khoản nợ khoanh số tiền là
18 tỷ của các doanh nghiệp nhà nước do làm ăn thua lỗ
Trên cơ sở số liệu về huy động vốn và cho vay chúng ta nhận thấy rằng
giữa nguồn vốn huy động và doanh số cho vay có sự chênh lệch lớn, phải
chăng ngân hàng đã rơi vào tình trạng ứ đọng vốn.Tình hình thực tế cho thấy
hiện nay trong nền kinh tế lượng ngoại tệ đang còn thiếu nhiều bởi tỷ giá
giữa đồng USD và đồng VND đang ở mức tương đối cao.Trong trường hợp
không cho vay hết thì cho Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương vay để từ đó
Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương cho các chi nhánh khác trong hệ thống
vay.
* Tình hình cho vay thu nợ dư nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 2:
Bảng sử dụng vốn của phòng Giao Dịch theo thành phần
kinh tế qui về VND
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

×