Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.67 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1. Vốn tín dụng
1.1. Khái niệm
Tín dụng ra đời cùng sự xuất hiện của tiền tệ. Khi một chủ thể kinh tế cần
một lượng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất trong khi chưa có tiền
hoặc số tiền hiện có chưa đầy đủ họ có thể sử dụng hình thức vay mượn để đáp
ứng nhu cầu. Có hai cách vay mượn: vay chính loại hàng hoá đang có nhu cầu
hoặc vay tiền để mua loại hàng hoá đó. Quan hệ vay mượn như vậy gọi là quan
hệ tín dụng.
Tín dụng là quan hệ vay mượn mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng
số vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai. Có thể định
nghĩa quan hệ tín dụng một cách đầy đủ như sau: Tín dụng là quan hệ chuyển
nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ người
sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng
giá trị lớn hơn lượng giá thị ban đầu.
1.2. Tín dụng ngân hàng
Là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế
khác trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là
người cho vay.
Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò
trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu về
vốn. Khác với hình thức tín dụng trực tiếp, nguồn vốn của tín dụng ngân hàng là
nguồn vốn huy động của xã hội với khối lượng và thời hạn khác nhau, do đó nó
có thể thoả mãn các nhu cầu vốn đa dạng về khối lượng cũng như thời hạn và
mục đích sử dụng. Vì nguồn vốn huy động có tính chất nhàn rỗi tạm thời nên tín
dụng ngân hàng chủ yếu đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn. Sự tin tưởng đóng
một vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của quan hệ tín dụng ngân
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hàng. Sự đổ bể của một khoản tín dụng không chỉ làm ảnh hưởng đến sự tồn tại
của một ngân hàng mà nó có thể gây phản ứng dây chuyền tới sự ổn định của


toàn hệ thống vì chúng có mối quan hệ với nhau thông qua hệ thống thanh toán.
Nguy hiểm hơn điều này còn làm thiệt hại đến quyền lợi của người gửi tiền, gây
ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định xã hội. Vì thế yêu cầu đảm bảo an toàn cho
mỗi khoản tín dụng ngân hàng là điều bắt buộc. Yêu cầu này được thực hiện
ngay từ trước khi cho vay thông qua đánh giá thẩm định tính khả thi của dự án
xin vay, cho đến yêu cầu thế chấp, cầm cố và bảo lãnh khi vay và theo dõi, đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn vay.
Tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp
vốn cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ – bởi chúng
không đủ điều kiện để tham gia vào các thị trường vốn trực tiếp. Cao hơn thế,
khả năng cung ứng vốn của tín dụng ngân hàng còn góp phần đẩy nhanh nhịp độ
tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Tín dụng ngân hàng còn được sử dụng như công cụ để phát triển các ngành kinh
tế chiến lược theo yêu cầu của Chính phủ.
1.3. Phân loại
Phân loại tín dụng ngân hàng là việc sắp xếp các khoản vay theo nhóm
dựa trên một số tiêu thức nhất định. Phân loại tín dụng một cách khoa học sẽ
giúp giảm thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng.
Dưới đây là một số tiêu thức phân loại chính và hiệu quả tác động của
mỗi tiêu thức:
1.3.1. Phân theo thành phần kinh tế
Bước vào quá trình đổi mới, nền kinh tế Việt Nam phát triển theo cơ chế
thị trường với sự đa dạng của các thành phần kinh tế. Bằng cách phân loại khách
hàng, tín dụng theo thành phần kinh tế sẽ xác định được một cách chính xác đối
tượng chính tham gia vào hoạt động tín dụng ngân hàng và ảnh hưởng của tín
Website: Email : Tel : 0918.775.368
dụng ngân hàng tới hoạt động của đối tượng đó cũng như hiệu quả tín dụng của
Ngân hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có hướng đầu tư hợp lý vào các đối tượng khách
hàng, đảm bảo sự phân bổ vốn tín dụng cân đối, đa dạng hoá các đối tượng

khách hàng.
1.3.2. Phân theo mục đích cho vay
Theo tiêu thức phân loại này tín dụng ngân hàng được chia thành các loại
sau:
+ Cho vay nông nghiệp: Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất
như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên
liệu, … phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Cho vay công nghiệp thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
+ Cho vay cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các yêu cầu tiêu dùng như
mua sắm các vật dụng đắt tiền, trang trải các chi phí thông thường của đời sống,

Cách phân loại này, hoạt động tín dụng của Ngân hàng bám sát những
mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương cũng như của cả nước, có tác động
tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp
phần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
1.3.3. Phân loại theo thời hạn cho vay
Theo căn cứ này tín dụng ngân hàng được chia ra làm ba loại:
+ Cho vay ngắn hạn: Được xác định tính đến 12 tháng và phù hợp với
những kế hoạch, mô hình sản xuất nhỏ có chu kỳ ngắn.
+ Cho vay trung hạn: Được quy định là trên 12 tháng đến 5 năm, chủ yếu
được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hay thay đổi công
nghệ, thiết bị sản xuất kinh doanh, ... trong nông nghiệp, đối tượng đầu tư chủ
Website: Email : Tel : 0918.775.368
yếu là máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê,
điều, ...
+ Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời gian trên 5 năm và thời hạn tối
đa có thể đến 20 - 30 năm, ...
Tín dụng dài hạn về cơ bản là đáp ứng các nghiệp vụ dài hạn. Trong nông

nghiệp, tín dụng ngân hàng dài hạn thường đầu tư cho những dự án trồng rừng,
trồng cây lâu năm, ...
1.3.4. Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Theo căn cứ này, tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại chính:
+ Cho vay không đảm bảo (cho vay tín chấp): Là loại cho vay không có
tài sản thế chấp, cầm cố hay được bảo lãnh của người thứ ba. Đối với những đối
tượng khách hàng (hộ sản xuất kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn theo quy định rõ ràng của Nhà nước về mục đích sản xuất thì
cũng không cần bảo đảm bằng tài sản khi vay vốn tín dụng ngân hàng: hộ sản
xuất nông nghiệp được vay đến 10 triệu đồng, hộ phát triển kinh tế trang trại hay
sản xuất hàng hoá được vay đến 30 triệu đồng không cần tài sản đảm bảo, và
đến 50 triệu đồng đối với hộ vay vốn sản xuất giống thuỷ hải sản, ...
+ Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như
thế chấp, cầm cố, hay phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Bảo đảm tiền vay là
cần thiết và là căn cứ để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho
nguồn thu nợ thứ nhất trong trường hợp món vay nhiều rủi ro, thiếu chắc chắn.
Ngoài các tiêu thức phân loại trên, tín dụng còn được phân loại theo các
tiêu thức khác như theo phương pháp hoàn trả, theo xuất xứ tín dụng, ...
Với từng phương thức phân loại khác nhau, các nhà phân tích sẽ nắm bắt
được kết cấu của từng loại tín dụng, của từng loại khách hàng một cách chính
xác nhất, giúp họ đánh giá, xem xét liệu mỗi kết cấu tín dụng đã phù hợp với
ngân hàng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế chung chưa, để từ đó đưa ra
Website: Email : Tel : 0918.775.368
các giải pháp thích hợp mang lại hiệu quả cao nhất cho mỗi loại tín dụng được
mở.
2. Đặc điểm của vốn tín dụng
2.1. Đặc trưng của quan hệ tín dụng
Một quan hệ tín dụng phải thoả mãn những đặc trưng sau:
- Thứ nhất, là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời. Đối
tượng của sự chuyển nhượng có thể là tiền tệ hoặc là hàng hoá dưới hình thức

kéo dài thời gian thanh toán trong quan hệ mua bán hàng hoá. Tính chất tạm thời
của sự chuyển nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá đó. Nó là kết quả
của sự thoả thuận giữa các đối tác tham gia quá trình chuyển nhượng để đảm
bảo sự phù hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thời gian cần sử dụng lượng giá đó.
Sự thiếu phù hợp của thời gian chuyển nhượng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi
tài chính và hoạt động kinh doanh của cả hai bên và dẫn đến nguy cơ phá huỷ
quan hệ tín dụng. Thực chất trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng
quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất
định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó.
- Thứ hai, tính hoàn trả. Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn
trả đúgn hạn cả về thời gian và về giá trị bao gồm hai bộ phận: gốc và lãi. Phần
lãi đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Sự chênh
lệch này là trả cho quyền sử dụng vốn tạm thời. Nói cách khác, nó là giá trả cho
sự hy sinh quyền sử dụng vốn hiện tại của người sở hữu và thế nó phải đủ hấp
dẫn để người sở hữu có thể sẵn sàng hy sinh quyền sử dụng đó.
- Thứ ba, quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở tin tưởng giữa người đi vay và
người cho vay. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để lập quan hệ tín dụng.
Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn. Người
đi vay cũng tin tưởng vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự gặp gỡ
giữa người đi vay và người cho vay về điểm này sẽ là điều kiện hình thành quan
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hệ tín dụng. Cơ sở của sự tin tưởng náy có thể do uy tín của người đi vay, do giá
trị tài sản thế chấp và do sự bảo lãnh của người thứ ba.
2.2. Đặc điểm đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn
Để đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế cao,
cần phải hiểu rõ những đặc điểm của đầu tư vốn. Đặc điểm của vốn đầu tư cho
nông nghiệp, nông thôn, trước hết biểu hiện ở đặc điểm hoạt động của vố. Do
đặc thù của sản xuất nông nghiệp, vốn, sự huy động vốn và sự hoạt động của
vốn cũng có những đặc điểm riêng:
+ Nông nghiệp là ngành có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù, trong đó

tíng nặng nhọc, phức tạp của lao động, tính sinh lời thấp và tính rủi ro cao của
sản xuất là những đặc điểm có tính đặc trưng nhất. Với những đặc điểm này,
nông nghiệp là ngành cần lượng vốn đầu tư lớn, nhưng lượng vốn trong nội bộ
ngành ít, sức thu hút từ các ngành khách của nền kinh tế quốc dân rất kém. Vì
vậy, nguồn vốn đầu tư qua ngân sách, nguồn vốn tín dụng ưu đãi có ý nghĩa hết
sức quan trọng.
+ Nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học. Vì vậy ngoài những tư liệu lao
động có nguồn gốc kỹ thuật còn có những tư liệu lao động có nguồn gốc sinh
học (cây trồng, vật nuôi …). Những tư liệu lao động này, một mặt thay đổi giá
trị sử dụng theo quy luật sinh học, mặt khác chúng không có sự khôi phục từ bộ
phận như máy móc. Hơn nữa chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi khá phức
tạp. Tuỳ thuộc từng loại chu kỳ sản xuất dài ngắn khác nhau (loại ngắn cũng
phải 3 tháng, có loại thời gian kiến thiết cơ bản dài tới 7 năm, chu kỳ kinh tế tới
40 năm như cây cao su). Những yêu cầu về vốn theo đặc điểm trên rất nghiêm
ngặt. Vì vậy, chính sách đầu tư và cung cấp vốn phải tuân thủ và phù hợp với
từng loại cây trồng vật nuôi theo những đặc điểm tính sinh học đó.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn lệ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên. Bởi vì sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất và hiệu quả, cơ cấu
kinh tế của nó không phải là trực tiếp mà là gián tiếp thông qua đất, cây trồng,

×