Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCTVN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.73 KB, 17 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NHCTVN
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I
Với một số lượng lớn các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn thủ đô
hiện nay đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động của ngành Ngân
hàng. Thêm vào đó, sau một thời kỳ phát triển nhanh chóng từ đầu thập niên
90 đến giữa những năm 90, trong một vài năm gần đây khu vực ngân hàng
đang đứng trước một áp lực mạnh mẽ từ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh
tế và điều kiện tài chính ngày càng xấu của một bộ phận lớn các doanh nghiệp
nhà nước.
Đứng trước những khó khăn như thế, để tiếp tục phát triển theo phương
châm ''phát triển, an toàn, hiệu quả'', góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn
thủ đô và hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của NHCTVN nói chung và Sở
giao dịch I nói riêng, Sở giao dịch I đã đề ra nhiều biện pháp để khắc phục
những khó khăn này. Một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao chất
lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn.
Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư là một yêu cầu được đặt ra
trong công tác thẩm định dự án của Sở giao dịch I để có thể chủ động trong
việc ngăn chặn những dự án tồi và tài trợ cho những dự án tốt một cách có
hiệu quả. Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng
trong bối cảnh nước ta đang đẩy nhanh tốc độ đầu tư, nhằm đạt được mục tiêu
duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo đà cho bước phát triển vững
chắc ở những năm sau và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Nâng cao năng lực thẩm định còn giúp cho Sở giao
dịch I chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu
những ý tưởng đầu tư không khả thi, tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế (chủ
đầu tư, Nhà nước và các ngân hàng).
Tuy nhiên, để nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư , đòi hỏi người
thẩm định phải được trang bị những kiến thức cơ bản về dự án, kỹ năng thẩm
định dự án và nắm được các quy định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực


đầu tư. Ngoài ra người thẩm định cũng cần có những hiểu biết nhất định về
những ngành nghề, sản phẩm của dự án do mình phụ trách, thu thập thông tin
cần thiết về thị trường để phục vụ cho công tác thẩm định.
Đối chiếu với thực tế hiện nay của nước ta, để công tác thẩm định dự
án của các ngân hàng đáp ứng yêu cầu tài trợ một cách có hiệu quả cho những
dự án khả thi là một công việc không phải dễ, bởi lẽ một bộ phận những
người làm công tác thẩm định còn chưa được trang bị những kiến thức cơ bản
về dự án và kỹ năng thẩm định dự án. Ngoài ra, việc thiếu hẳn những thông
tin cần thiết về thị trường, những dự báo về mức cầu, định hướng phát triển
của ngành nghề trong trong tương lai cũng là một trở ngại lớn đối với Sở giao
dịch I để có thể chủ động tài trợ cho những dự án cần ưu tiên phát triển, khắc
phục tình trạng đầu tư tràn lan, không đúng định hướng, dẫn đến tình trạng dư
thừa như trong thời gian qua. Mặt khác, hiện chưa có cơ quan nghiên cứu,
thống kê nào đưa ra được một hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối chiếu với
từng ngành nghề, làm cơ sở cho việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn
tài chính của dự án với các tiêu chuẩn cho phép, từ đó có kết luận về việc có
chấp nhận tài trợ cho dự án hay không.
Chính vì lẽ đó mà yêu cầu về nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư
luôn được các nhà lãnh đạo của Sở giao dịch I quan tâm.
II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN
1.Tăng cường thông tin phục vụ cho công tác thẩm định
Thông tin là căn cứ để thẩm định do đó nâng cao chất lượng thu thập và
xử lý thông tin là nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Nguồn thông
tin phong phú, chính xác thì kết quả thẩm định mới có độ chính xác cao. Do
đó Sở giao dịch I một mặt phải gia tăng nguồn cung cấp thông tin, mặt khác
phải tìm cách xử lý lưu trữ thông tin một cách hữu hiệu.
Về nguồn thông tin cần phải đa dạng hơn nữa. Ngoài việc yêu cầu
doanh nghiệp phải nộp các tài liệu liên quan đến thẩm định dự án, các cán bộ
thẩm định phải phỏng vấn trực tiếp người đại diện giao dịch của doanh nghiệp

để chất vấn các thông tin chưa chuẩn xác, làm sáng tỏ hơn một số vấn đề như
tư cách trình độ chuyên môn, quản lý... của chủ đầu tư. Đồng thời kết hợp với
việc thăm quan cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc để điều tra năng lực sản
xuất, quản lý. Để đảm bảo những thông tin sử dụng là chính xác, ngoài những
thông tin có được do doanh nghiệp cung cấp, cán bộ thẩm định còn có thể thu
thập các thông tin cần thiết từ nguồn bên ngoài như:
+ Thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN.
+ Thông tin từ các NHTM mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng.
+ Thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp, từ sách, báo tài liệu
cung cấp thông tin về doanh nghiệp và các lĩnh vực dự án đầu tư.
Tuy nhiên, vấn đề thu thập thông tin nói trên lại là một vấn đề hết sức
khó khăn do phạm vi thu thập thông tin rộng, các kênh cung cấp thông tin
không đầy đủ và khó tiếp cận trong khi cán bộ thẩm định bị giới hạn bởi thời
gian. Do vậy, người thẩm định phải thường xuyên lưu ý vấn đề thu thập và
lưu trữ thông tin một cách khoa học những ngành nghề do mình phụ trách.
Mặt khác để thông tin mà doanh nghiệp cung cấp đảm bảo tính khách quan và
trung thực, Sở giao dịch I cần yêu cầu những thông tin đó phải có xác nhận
của cơ quan kiểm toán độc lập.
2. Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định.
a. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn.
NHCTVN đã có văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay trung và dài
hạn song đó là văn bản hướng dẫn chung cho toàn ngành và cho mỗi loại dự
án. Hiện tại công tác thẩm định tại chi nhánh chưa được thực hiện thống nhất
bởi chưa có các chuẩn mực chung bám sát các loại dự án. Sở giao dịch I cần
phải xem xét việc xây dựng một văn bản hướng dẫn về qui trình nội dung
thẩm định làm tiêu chuẩn để có sự thống nhất giữa các cán bộ thẩm định. Mặt
khác đối với mỗi loại dự án cần đề ra những yêu cầu về nội dung thẩm định
cho phù hợp với thực tế tại chi nhánh:
- Đối với dự án sản phẩm mới: Cần tập trung phân tích khía cạnh thị
trường, nghiên cứu về cạnh tranh, tính toán hợp lý công suất của máy móc

thiết bị.
- Đối với dự án đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ: Cần chú trọng phân tích
đánh giá về mặt kỹ thuật, công nghệ... Sau khi tham khảo các ý kiến của cán
bộ thẩm định, việc xây dựng văn bản hướng dẫn cần thực hiện với sự đóng
góp của phòng kinh doanh đối nội, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng kiểm
soát, phòng kế toán.
b. Phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn và dự án vay vốn.
- Phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn: Từ trước đến nay, mặt
phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn chưa được chú trọng, nhiều cán bộ
thẩm định chỉ đánh giá qua loa hoặc chỉ nêu ra các con số mà không hề phân
tích hay cho ý kiến của mình. Như vậy một mảng khá quan trọng trong quy
trình nghiệp vụ cho vay lại chưa được thực hiện nghiêm chỉnh
Để nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh cần một mặt đặt ra yêu
cầu đối với mỗi cán bộ thẩm định là trong nội dung tờ trình thẩm định cần
phân tích kỹ năng lực tài chính của khách hàng vay vốn, mặt khác tổ chức bồi
dưỡng nâng cao khả năng phân tích tài chính của cán bộ thẩm định.
-Phân tích tài chính của dự án vay vốn:
+ Trong nội dung quy trình đã đưa ra các chỉ tiêu cơ bản để phân tích
hiệu quả của dự án, song để phân tích dự án sát với thực tế, cán bộ thẩm định
cần tham khảo giá thị trường cũng như các dự án tương tự khác để việc phân
tích được toàn diện.
+ Thực tế tại chi nhánh, trong việc phân tích dự án chưa quan tâm đến
việc sử dụng phương pháp giá trị hiện tại dòng để đánh giá tính khả thi của dự
án. Ngân hàng cần xem xét ưu điểm của phương pháp và đưa vào sử dụng
trong phân tích dự án.
+ Ngân hàng chỉ quan tâm tới dòng tiền của dự án tuy nhiên để việc
đánh giá dự án được toàn diện, Ngân hàng nên phân tích thêm dòng tiền của
chủ dự án. Cách tính như sau:
*Dòng tiền của cả dự án = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay ngân hàng + Khấu
hao cơ bản

*Dòng tiền của chủ dự án = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao cơ bản - Trả nợ
gốc ngân hàng
c. Xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ gốc và lãi.
Thu nợ gốc: Việc xác định thời hạn trả nợ cũng như mức trả nợ cần
tình toán sao cho phù hợp với năng lực sản xuất, tiến độ thực hiện dự án.
Thực tế ngân hàng thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với ý
muốn thu hồi nợ càng nhanh càng tốt. Thực tế thì thời gian đầu, máy móc mới
đưa vào vận hành chưa chạy hết công suất, sản phẩm sản xuất ra đang ở giai
đoạn thăm dò thị trường...Nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao ngay thì
doanh nghiệp chưa đủ khả năng, do vậy ảnh hưởng tới sản xuất. Vì vậy ngân
hàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ thu luỹ thoái mà cần căn
cứ vào dòng thu của dự án, đồng thời nên tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo
thời gian, như vậy phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư (giai đoạn
đầu sử dụng chưa hết công suất, tiếp đến sử dụng công suất ở mức cao nhất,
cuối cùng công suất giảm dần và thanh lý).
Thu lãi: Ngân hàng hiện đang tiến hành việc thu lãi hàng tháng, có
trường hợp vẫn thu lãi trong thời gian ân hạn như vậy là chưa hợp lý. Việc thu
lãi cần tính toán và thu cùng với việc thu lãi gốc, như vậy phù hợp với chu kỳ
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tránh tình trạng các doanh
nghiệp phải vay ngăn hạn để trả lãi vì khó khăn tài chính do chưa có nguồn
thu từ dự án.
Ngân hàng có thể xem xét sử dụng cách thu nợ gốc và lãi theo niên kim
cố định đối với các dự án trung và dài hạn.
i
i
aV
n−
+−
=
)1(1

Giả sử khoản tiền Ngân hàng cho khách hàng vay là V,
khoản nợ này được trả theo n niên kim cố định, số tiền mỗi niên kim là a, lãi
suất mỗi kỳ niên kim là i. Như vậy V chính là giá trị hiện tại của chuỗi niên
kim a, theo công thức giá trị hiện tại:
n
i
Vi
a

+−
=
)1(1
Suy ra:
Ta có số tiền trả lãi kỳ đầu là: Vi
1)1()1(1
1
−+
=−
+−
=−=
−− nn
i
Vi
Vi
i
Vi
ViaD
Số tiền gốc trả kỳ đầu là:
Từ đó ta sẽ tính được số tiền thanh toán nợ gốc và lãi mỗi kỳ và lập
bảng thanh toán nợ theo niên kim cố định.

×