Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.68 KB, 35 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
I. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong cơ chế thị trường và
nhiệm vụ kế toán.
1. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường:
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo theo cơ chế thị trường ở
đó sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? được quyết định thông
qua thị trường. Hiện nay, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
a. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường :
- Một là: Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao. Các chủ thể kinh tế tự
bù đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả các hoạt động snả xuất
kinh doanh. Các chủ thể kinh tế tự do liên kết, liên doanh, tự tổ chức quá trình sản
xuất kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước ban hành.
- Hai là: Kinh tế thị trường dựa trên cơ sở của nền sản xuất hàng hoá phát
triển ở trình độ cao. Kinh tế thị trường không thể ra đời và phát triển trên nền tảng
của một nền sản xuất hiện vật tự cung tự cấp. Phát triển sản xuất hàng hoá, thực
hiện tự do lưu thông vừa là tiền đề, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế thị
trường.
- Ba là: Khách hàng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế thị trường. Doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tiêu thụ được nhiều sản phẩm, vì vậy Doanh
nghiệp phải hướng vào khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng nhằm thoả mãn
tối đa nhu cầu của họ, khơi dậy và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng là vấn đề được quan
tâm hàng đầu, là sự sống của người sản xuất kinh doanh.
- Bốn là: Cạnh tranh là tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nó tồn tại trên
những đơn vị sản xuất độc lập và khác nhau về mặt lợi ích kinh tế. Theo yêu cầu
của quy luật giá trị, tất cả các đơn vị sản xuất hàng hoá đều phải sản xuất kinh
doanh trên cơ sở hao phí lao động Xã hội chủ nghĩa.
- Năm là: Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở, nó rất đa dạng và phức
tạp, nó được điều hành bởi hệ thống tiền tệ và hệ thống pháp luật Nhà nước.


b. Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường.
* Ưu điểm:
Kinh tế thị trường là một thành tựu trong sự phát triển của xã hội loài người.
Kinh tế thị trường có tính năng động, tính cân đối và tính tự điều chỉnh. tính nhanh
nhạy của kinh tế thị trường là yếu tố quan trọng có tác động tích cực hay tiêu cực
vào quá trình phát triển kinh tế. Nó tạo ra sự đổi mới liên tục và toàn diện về mặt
chất lượng và công nghệ. Kinh tế thị trường làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, khoa học kỹ thuật và công nghệ không ngừng phát triển nó tạo ra những bước
nhảy vọt của lực lượng sản xuất tiến. Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội sáng tạo,
cải tiến công việc, rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển không ngừng.
Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào thải, tuyển chọn những người quản lý, những
nhà kinh doanh năng động có năng lực và làm việc có hiệu quả. Nó tạo ra môi
trường tự do dân chủ trong kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, khách
hàng được coi trọng: “khách hàng là thượng đế”. Dưới những tác động tích cực của
nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phát
triển. Nhiều hình thức xuất nhập khẩu ra đời và từng bước được hoàn thiện.
*Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm trên, kinh tế thị trường không tránh khỏi những
khuyết tật cần khắc phục và hoành thiện. Đó là khuynh hướng vô chính phủ gia
tăng, tâm lý chạy theo lơị nhuận thuần tuý của các nhà kinh doanh có nguy cơ làm
mất sự cân đối của nền kinh tế, làm “thui chột” một số ngành tạo ra sản phẩm
nhưng chậm đem lại lợi nhuận hoặc thu lợi nhuận thấp. Cạnh tranh dẫn đến sự phá
sản hàng loạt của các đơn vị làm ăn kém hiệu quả, nạn thất nghiệp gia tăng, sự
phân hoá giầu nghèo phát triển.
Chính vì vậy mà mỗi quốc gia nên đi nền kinh tế thị trường có những bước
đi và mô hình riêng tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của nước mình.
2. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Thị trường kinh doanh hàng xuất khẩu rộng lớn trong cả nước và ngoài nước
nên khó kiểm soát, mua qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, việc thanh toán được
tiến hành bằng nhiều hình thức phức tạp, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ

mạnh có khả năng thanh toán trên thị trường quốc tế như: USD, GBP, DEM,
GPY… do đó việc tham gia bán buôn này phải đuợc tuân thủ theo các thông lệ
quốc tế. Luật quốc gia cũng như các tập quán buôn bán của các địa phương tam gia
hoạt động xuất nhập khẩu.
Do người mua, người bán thuộc các quốc gia khác nhau nên ngôn ngữ, tôn
giáo, phong tục tập quán, chính trị, pháp luật (chính sách ngoại thương), trình độ
quản lý ở mỗi quốc gia cũng khác nhau. Do vậy ngôn ngữ trong hợp đồng cần phải
tống nhất dễ hiểu.
Vì khoảng cách địa lý xa, hàng hoá vận chuyển trên quãng đường dài nên
mọi phương tiện vận tải như: vận tải đường không, vận tải đường biển, vận tải
đường sắt và vận tải đường bộ đều có thể sử dụng được. Do vậy hàng hoá cần được
bảo quản tốt để đáp ứng với các điều kiện khí hậu khác nhau hoặc phải di chuyển
từ phương tiện này sang phương tiện khác, trong qúa trình vận chuyển bao bì đóng
gói phải được đảm bảo để tránh mất mát về số lượng và chất lượng.
Hoạt động xuất nhập khẩu là hình thức quan trọng của thương mại quốc tế.
Trước đây nó chỉ biểu hiện ở việc trao đổi buôn bán giữa các quốc gia. Nhưng
ngày nay thương mại quốc tế hoạt động rất đa dạng, nó diễn ra trên mọi lĩnh vực
của đời sống Kinh tế-Văn hoá-Xã hội và phát triển trên diện rộng cả về không gian
lẫn thời gian ( giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau, trong một vài ngày hay kéo
dài nhiều năm, thành viên trong hợp đồng thương mại quốc tế không chỉ có hai bên
mà có thể có nhiều bên cùng tham gia…).
3. Phạm vi xác định hàng xuất khẩu:
Theo quy định hàng hoá được coi là xuất khẩu trong các trường hợp sau:
- Hàng hoá, dịch vụ bán cho công ty nước ngoài thông qua hợp đồng xuất
khẩu thanh toán bằng ngoại tệ.
- Hàng hoá gửi đi triển lãm, hội chợ sau đó bán thu bằng ngoại tệ
- Hàng hoáviện trợ cho nướcngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do
Chính phủ ta ký kết với Chính phủ nước ngoài giao cho doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu thực hiện.
- Hàng hoá, dịch vụ bán tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng nước ngoài

tham quan du lịch, kiều bào ta về thăm quê hương tại nước ta thanh toán bằng
ngoại tệ.
4. Thời điểm xác định hàng hoá xuất khẩu:
Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá, tức là khi người xuất
khẩu mất quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền
đòi tiền ở người nhập khẩu, nếu thời điểm ghi chép hoàn thành xuất khẩu là thời
điểm hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan, xếp lên phương tiện vận chuyển và
đã rời ga, biên giới, cầu cảng…
- Nếu vận chuyển bằng đường biển thì được tính là hàng xuất khẩu từ ngày
thuyền trưởng kí vận đơn, hải quan cảng biển xác nhận hoàn thành thủ tục hải
quan, tàu rời khỏi cảng.
- Nếu hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, hàng xuất khẩu
được tính từ ngày hàng hoá rời khỏi biên giới nước ta theo xác nhận hoàn thành
thủ tục hải quan để vận chuyển ra nước ngoài.
- Nếu hàng chuyển đi thăm quan, triển lãm hội chợ ở nước ngoài thì hàng
hoá được tính là xuất khẩu khi hoàn thành thủ tục mua bán và thu ngoại tệ về hoặc
khách hàng chấp nhận thanh toán sau.
- Nếu hàng xuất khẩu là các dịch vụ sửa chữa tàu biển, máy bay trên địa
phận nước ta thì dịch vụ được tính là hàng xuất khẩu khi hoàn thành dịch vụ sửa
chữa, thu ngoại tệ hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán sau.
Quá trình lưu chuyển hàng xuất khẩu được khái quát theo sơ đồ sau:
Tổ chức thu mua hàng hoá.
Nhập kho.
Tổ chức bán hàng xuất khẩu.
Sơ đồ 1: Sơ đồ lưu chuyển hàng xuất khẩu.
5. Phương thức xuất khẩu:
- Xuất khẩu theo nghị định thư: là việc thực hiện xuất khẩu theo hợp đồng
của Nhà nước kí kết với bên nước ngoài về các nghị định thư hoặc Hiệp định trao
đổi hàng hoá. Theo cách này Nhà nước cấp vốn, vật tư và các điều kiện cần thiết
khác để doanh nghiệp thay mặt Nhà nước kí kết hợp đồng cụ thể, chịu trách nhiệm

thực hiện hợp đồng của các chế độ hạch toán. Đối với ngoại tệ phải nộp vào quỹ
tập trung của Nhà nước thông qua tài khoản của Bộ thương mại và sau này được
Bộ thương mại thanh toán bằng tiền Việt nam theo tỷ giá hạch toán do Nhà nước
quy định.
- Xuất khẩu tự cân đối: Là việc thực hiện hoạt động các sản phẩm trong
phạm vi Nhà nước cho phép các hợp đồng của doanh nghiệp ký kết với nước ngoài
theo luật định. Bội thương mại cấp giấy phép cho phép trực tiếp giao dịch, ký kết
hợp đồng mua bán với nước ngoài và chủ yếu thanh toán bằng ngoại tệ mạnh. Số
tiền thu được do xuất khẩu hàng hoá được sử dụng cho mục đích kinh doanh của
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tự cân đối về tài chính, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và được chủ động về hàng hoá và giá cả thị
trường trong phạm vi Nhà nước cho phép.
6. Hình thức xuất khẩu:
- Xuất khẩu trực tiếp: Là hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp có giấy
phép xuất khẩu và có đủ điều kiện đàm phán với nước ngoài, đủ điều kiện lưu
thông hàng hoá trong nước và quốc tế.
- Xuất khẩu uỷ thác: Là hình thức xuất khẩu trong đó một doanh nghiệp có
nguồn hàng hoá, sản phẩm phong phú, có giấy phép xuất khẩu nhưng chưa đủ điều
kiện đàm phán với nước ngoài hay chưa đủ điều kiện lưu thông hàng hoá giữa
trong nước và nước ngoài (gọi là bên giao uỷ thác) phải uỷ thác cho một doanh
nghiệp xuất nhập khẩu có đủ điều kiện đàm phán, ký kết với nước ngoài cũng như
đủ điều kiện lưu thông hàng hoá (gọi là bên nhận uỷ thác) xuất khẩu lô hàng hoá,
sản phẩm của mình. Ngoại tệ thu được do xuất khẩu hàng hoá được sử dung theo
tỷ lệ phần trăm tùy theo mặt hàng và phương thức thoả thuận giữa hai doang
nghiệp. Bên uỷ thác được tính doanh số xuất khẩu và phải nộp thuế xuất khẩu. Bên
uỷ thác như một đại lý bán hàng và được hưởng hoa hồng uỷ thác, coi là doanh
thu. Theo hình thức xuất khẩu uỷ thác hàng hoá xuất khẩu được tính là hàng hoá
xuất khẩu khi đã nhận được thông báo của đơn vị nhận xuất khẩu uỷ thác là đã xuất
được hàng.
Về bản chất xuất khẩu qua biên giới là việc mua bán, vận chuyển hàng từ

nước này sang nước khác (cả về mặt địa lý). Xuất khẩu tại chỗ là việc bán hàng
hoá cho các khu chế xuất đại sứ quán, khách thăm quan du lịch nước ngoài…
thường thu ngoại tệ. Còn tạm nhập tái xuất cũng chỉ là một trong hai hình thức
xuất khẩu trên, lúc này “người xuất khẩu” đóng vai trò là người thứ ba, hàng hoá
xuất khẩu là hàng hoá mà “người xuất khẩu” nhập về, khi xuất khẩu những hàng
hoá này được hoàn lại thuế.
Ngoài ra còn hình thức xuất khẩu hỗn hợp, hình thức này là sự kết hợp của
hai hình thức trên, có nghĩa là doanh nghiệp vừa được Nhà nước cho phép xuất
khẩu trực tiếp nhờ các doanh nghiệp khác xuất khẩu hộ hoặc nhận xuất khẩu hộ
các doanh nghiệp khác.
7. Phương thức thanh toán.
a. Về phương diện thanh toán quốc tế, ngoại hối có thể gồm:
- Ngoại tệ: Là tiền của nước khác lưu thông trong một nước bao gồm ngoại
tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng.
- Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ thường có: Hối phiếu
(Bill of exchange); Kỳ phiếu (Promisory); Séc (Cheque); Thư chuyển tiền (Mail
transport); Điện chuyển tiền (Telegraphic transfer); Thẻ tín dụng (Credit card)…
- Các chứng khoán có giá trị ghi bằng ngoại tệ như: Cổ phiếu (Stock); Trái
phiếu công ty (Debeture); Trái phiếu quốc gia (Goverment loan); Trái phiếu kho
bạc (Treasury bill)…
- Vàng bạc, kim cương, đá quý… được dùng làm ngoại tệ.
- Tiền Việt Nam dưới hình thức: Tiền Việt Nam dưới mọi hình thức khi quay
trở về Việt Nam; Tiền Việt Nam là lợi nhuận của người đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam có nguồn gốc ngoại tệ khác.
b. Về phương thức thanh toán:
Nói đến phương thức thanh toán là nói đến người bán dùng cách thức nào để
thu tiền hàng bán ra và người mua dùng cách nào để trả tiền hàng mua vào. Các
phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động ngoại thương bao gồm:
- Phương thức trả tiền mặt: Là phương thức trả tiền mặt ngay khi có thể
tiến hành ngay khi ký hợp đồng hoặc đặt hàng, hoặc trước khi người bán giao

hàng, hoặc khi người bán giao hàng, hoặc trước khi người bán xuất trình chứng từ.
- Phương thức chuyển tiền: Là phương thức mà trong đó khách hàng
(người trả tiền) yêu cầu hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người
khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do
khách hàng yêu cầu. Phương thức này có thể thực hiện bằng thư, bằng phiếu, hoặc
bằng điện chuyển tiền.
Các bên tham gia trong phương thức thanh toán này bao gồm:
+ Người trả tiền (người mua, người mắc nợ) hoặc người chuyển tiền( người
đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài…) là
người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.
+ Người hưởng lợi (người chủ, chủ nợ, người bán người tiếp nhận vốn đầu
tư ) hoặc người nào đó do chuyển tiền chỉ định.
+ Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước ngoài chuyển tiền.
+ Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng của nước ngoài
hưởng lợi.
Có thể khái quát trình tự tiến hành nghiệp vụ thanh toán này qua sơ đồ sau:
Ngân hàng chuyển tiền .
Ngân hàng đại lý.
Người chuyển tiền.
Người hưởng lợi.
1)(1)
3b
2
3a
4
Sơ đồ 2: Trình tự thanh toán theo phương thức chuyển tiền.
Giải thích sơ đồ:
1: Giao dịch thương mại.
2: Viết đơn yêu cầu chuyển tiền .
3a: Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hành đại lý và gửi giấy báo nợ.

3b: Giấy báo đã thanh toán đã thông báo cho người trả tiền.
4: Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi và gửi giấy báo có cho
người hưởng lợi.
- Phương thức nhờ thu: Là phương thức thanh toán mà trong đó người bán
sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch cho người mua sẽ
tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu nợ số tiền của người mua trên cơ sở
khối phiếu của người bán lập ra.
Các bên tham gia trong phương thức này gồm có :
+ Người bán tức là người hưởng lợi.
+ Ngân hàng bên bán là ngân hàng nhận sự uỷ thác của người bán.
+ Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán là ngân hàng ở nước người mua.
+ Người mua tức là người trả tiền.
- Phương thức thanh toán nhờ thu gồm các loại sau:
+ Nhờ thu phiếu trơn: Là phương thức thanh toán mà trong đó người bán uỷ
thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra,
còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua thông qua ngân hàng.
+ Nhờ thu kèm chứng từ : là phương thức thanh toán mà trong đó người bán
uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ váo khối
phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện là nếu
người mua chấp nhận trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới
trao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua để nhận hàng.
- Phương thức tín dụng chứng từ : Là một sự thoả thuận trong đó ngân
hàng mở tín dụng theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) trả
một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín
dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi
người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những
quy định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức này bao gồm các hình thức như :
Thư tín dụng không thể huỷ bỏ; Thư tín dụng không thể huỷ bỏ miễn truy hồi; Thư
tín dụng chuyển nhượng; Thư tín dụng đối ứng… Phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ có nhiều ưu điểm hơn so với phương thức nhờ thu vì nó đảm bảo chắc

chắn là người bán sẽ thu được tiền hàng. Đối với người mua nó đảm bảo việc trả
tiền cho người bán chỉ được thực hiện khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng
từ đó.
-Phương thức uỷ thác mua: Là phương thức mà trong đó ngân hàng nước
ngoài mua theo yêu cầu của người mua viết thư yêu cầu của ngân hàng đại lý của
nước ngoài thay mặt mình để mua hối phiếu của người bán ký phát cho người mua.
Ngân hàng đại lý căn cứ vào điều khoản của thư uỷ thác mà trả tiền hối phiếu,
ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và trao chứng từ cho họ.
- Thư đảm bảo trả tiền: Là phương thức mà ngân hàng bên mua theo yêu
cầu của người mua viết thư đảm bảo trả tiền cho người bán. Gọi là: “thư đảm bảo
trả tiền” nghĩa là đảm bảo sau khi hàng của bên bán đã gửi đến địa điểm của bên
mua quy định, bên mua sẽ trả tiền hàng. Phương thức này có ba loại: Hàng đến trả
tiền; Kiểm nghiệm xong trả tiền; hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại sau khi
kiểm nghiệm xong sẽ trả tiền nốt.
- Thanh toán theo tài khoản treo ở nước ngoài: Là phương thức mà hai bên
xuất khẩu và nhập khẩu thoả thuận theo tài khoản ở nước người Nhật để ghi có số
tiền của người xuất khẩu bằng tiền của nước nhập khẩu hoặc bằng ngoại tệ tự do,
số tiền tiền dùng để mua lại hàng của nước người nhập khẩu.
8. Giá cả hàng xuất khẩu:
Giá cả hàng hoá xuất khẩu được quy định trong hợp đồng mua bán ngoại
thương. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa các bên tham gia mà giá đó bao gồm những
yếu tố nào trong việc ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá doanh nghiệp có thể áp
dụng các loại giá khác nhau bao gồm:
- Giá cố định: Là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng mà không
được sửa đổi nếu không có sự thoả thuận khác. Giá cố định được sử dụng trong các
giao dịch về mặt hàng bách hoá, các mặt hàng có thời hạn chế tạo ngắn ngày.
- Giá quy định sau: Là giá cả không được quy định ngay khi ký kết hợp
đồng mà được xác định trong quá trình ký kết hợp đồng.
- Giá linh hoạt: Là giá có thể điều chỉnh lại, được xác định lại khi giao nhận
hàng do giá thị trường của hàng hoá đó có sự biến đổi lớn.

- Giá di động: Là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng,
có thể đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp
đồng.
Một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là giá trị hàng
xuất kho. Theo quy định của kế toán hiện hành, hàng tồn kho được phản ánh theo
trị giá vốn, bao gồm giá mua thực tế và chi phí thu mua hàng. Trị giá vốn thực tế
của hàng mua nhập kho được tính trên cơ sở từng lần nhập và trị giá hàng nhập
kho được tính theo cách sau:
+ Phương pháp trị giá mua của lô hàng xuất: Khi lô hàng nào xuất thì lâý giá
trị của lô hàng đó để tính làm trị giá hàng xuất.
+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Là phương pháp khi xuất hàng
người ta ưu tiên xuất lô hàng nhập kho trước và lấy trị giá mua cảu lô hàng này để
tính trị giá của lô hàng xuất.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Là phương pháp khi xuất hàng
người ta ưu tiên xuất lô hàng nhập kho sau và lấy trị giá mua của lô hàng này để
tính giá trị của hàng xuất.
+Phương pháp đon giá bình quan gia quyền của hàng hiện có trước khi xuất
kho:
Công thức tính:
-Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền của hàng luân chuyển trong kỳ
được tính bằng công thức sau:
Đơn giá bình quân của
hàng luân chuyển trong kỳ
-Phương pháp cân đối: tính theo đơn giá bình quân lần nhập cuối cùng:
Đơn giá bình quân
hàng hiện có
Tổng giá trị mua thực tế của hàng hiện có.
Tổng số lượng hàng hiện có.
=
Số lượng hàng

xuất khẩu.
Đơn giá bình
quân
Đơn giá bình
quân
Trị giá mua
hàng tồn kho
x=
Trị giá mua thực tế
hàng nhập kho trong
kỳ
Giá trị mua Thực tế
hàng tồn kho đâù kỳ
+
=
Số lượng hàng nhập
kho trong kỳ
+
Số lượng hàng tồn
kho đầu kỳ
Đơn giá bình quân hàng
luân chuyển trong kỳ
trong kỳ
x
Số lượng hàng
trong kỳ
=
Trị giá mua hàng
xuất khẩu trong kỳ
9. Điều khoản về giá của hợp đồng xuất khẩu:

Trong hoạt động xuất khẩu cần được chú ý vì việc mua bán diễn ra trong
thời gian dài giữa các khu vực khác nhau về địa lý, hàng hoá được vận chuyển qua
nhiều quốc gia. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa các bên về điều kiện cơ sở giao hàng
mà giá cả hàng hoá bao gồm các giá trị hàng hoá đơn thuần, bao bì, chi phí vận
chuyển, chi phí bảo hiểm, và các chi phí khác. hiện nay theo quy định của
Incoterms 2000, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường dùng các loại giá sau:
- Giá FOB: Là giá giao hàng tính đến khi xếp hàng xong lên phương tiện vận
tải tại cảng, gía người xuất. Tổn thất trong quá trình vận chuyển người mua phải
chịu trách nhiệm. Vật tư hàng hoá thuộc về người mua từ khi hàng thuộc phạm vi
lan can mạn tầu.
- Giá CIF: Bao gồm giá FOB cộng với chi phí bảo hiểm và cước phí vận tải.
Tính theo giá CIF thì người bán giao hàng tại cảng, ga, biên giới của người mua.
Người bán phải chịu chi phí bảo hiểm và vận chuyển, mọi tổn thất trong quá trình
vận chuyển bên bán phải chịu trách nhiệm. Vật tư hàng hoá chỉ chuyển sang người
mua khi hàng hoá đã qua kỏi phạm vi phương tiện vận chuyển cảu người bán.
- Giá CFR: Là giá bao gồm giá thực tế của người bán và cước phí. Theo điều
kiện này, người bán phải trả các phí tổn cần thiết để đưa hàng tới cảng quy định,
những rủi ro mất mát hoặc hư hại cũng như rủi ro về chi phí có thể trả thêm cho
những tình
10. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
- Đối tượng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là những mặt hàng, nhóm
hàng có thế mạnh trong nước. Những hàng hoá mà có giá trị thực hiện trên thị
trường quốc tế hơn trên thị trường tiêu thụ trong nước như: gạo, cao su, càphê, chè,
x=
Đơn giá mua lần
cuối trong kỳ
Số lượng hàng tồn
kho cuối kỳ
Trị giá mua hàng
tồn kho cuối kỳ

+
Trị giá mua
hàng nhập
kho trong kỳ
-
Trị giá mua hàng
tồn kho cuối kỳ
=
Trị giá mua
hàng tồn kho
cuối kỳ
Trị giá mua
hàng tồn kho
đầu kỳ
thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ,may mặc… Hiện nay ở nước ta cơ cấu mặt hãng đã
đa dạng hơn rất nhiều nhưng chủ yếu là hàng thủ công.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản mà bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu nào cũng cần xem xét, cân nhắc nếu muốn kinh doanh có hiệu quả.
II. Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoátrong các doanh nghiệp sử
dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
1. Hạch toán ban đầu.
Quá trình hạch toán ban đầu bao gồm các chứng từ liên quan trong hoạt động
xuất khẩu. Chứng từ là các văn bản chứa đựng những thông tin cần thiết về hàng
hoá, vận tải, bảo hiểm… dùng để chứng minh sự việc làm cơ sở cho việc thanh
toán tiền hàng hoặc khiếu nại đòi bồi thường.
Kế toán căn cứ vào chứng từ xuất khẩu gồm: chứng từ hàng hoá, chứng từ
vận tải, chứng từ kho hàng, chứng từ kho hàng để tiến hành hạch toán nghiệp vụ
xuất khẩu hàng hoá.
* Chứng từ hàng hoá: là chứng từ nêu rõ đặc điểm về giá trị, chất lượng và
số lượng của hàng hoá. Những chứng từ chủ yếu là: hoá đơn thương mại, bảng kê

chi tiết, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận phẩm chất. Trong đó hoá đơn thương mại
là chứng từ quan trọng nhất mà kế toán xuất khẩu quan tâm.
* Chứng từ vận tải: là chứng từ do người chuyên trở cung cấp để xác nhận
rằng mình đã nhận hành để trở, các chứng từ vận tải thông dụng nhất gồm: Vận
đơn đường biển, đường sắt, đường hàng không.
* Chứng từ bảo hiểm: là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp nhằm hợp thức
hoá hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm
và người được bảo hiểm.
* Chứng từ kho hàng: là những chứng từ do xí nghiệp kho hàng cấp cho
người chủ hàng nhằm xác nhận hàng đã dược bảo quản, và xác nhận quyền sở hữu
đối với loại hàng đó. Nó bao gồm hai loại chứng từ phổ biến là biên lai kho hàng
và chứng từ lưu kho.
* Chứng từ thanh toán: giấy báo có, bản sao kê của ngân hàng, lệ phí lưu
kho, lưu bãi, chi phí vận chuyển, xếp dỡ…
* Bộ chứng từ thuế bao gồm: bản kê khai nộp thuế, biên lai nộp thuế…
2. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá.
- Kế toán nói chung và kế toán nghiệp vụ xuât khẩu nói riêng phải tính toán
đầy đủ và chính xác các khoản chi phí bao gồm: giá mua hàng xuất khẩu , các
khoản chi phí khác phát sinh trong quá trình xuất khẩu,thuế xuất khẩu… để bảo
toàn vốn kinh doanh cho đơn vị mình.
- Khác với việc bán hàng trong nước, các đơn vị kinh doanh xuất khẩu, khi
thu mua hàng trong nước thường sử dụng đồng Việt nam và ngoại tệ, theo dõi tình
hình biến động của tỷ giá nhằm đảm bảo lợi nhuận.
- Đối với mọi hàng hoá xuất khẩu thuế GTGT được áp dụng là 0% với điều
kiện có đủ hồ sơ, giấy tờ chứng minh là hàng hoá đã thực tế xuất khẩu. Nhưng khi
thu mua hàng để xuất khẩu doanh nghiệp phải trả cả thuế GTGT trong gía mua,
sau đó khi xuất khẩu hàng hoá số thuế GTGT đã nộp sẽ được hoàn lại.
3. Yêu cầu về nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá.
- Theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất
khẩu hàng hoá, theo từng phương thức, hình thức, từng mặt hàng và từng nhóm

hàng, cả về số lượng và giá trị.
-Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng hoá, nghiệp vụ thanh
toán hợp đồng ngoại thương một cách hợp lý phù hợp với hoạt động của doanh
nghiệp, trên cơ sở đó tính chính xác, trung thực các khoản chi phí và thu nhâp
trong kinh doanh.
- Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành kinh doanh xuất khẩu, kiểm tra
và phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác theo dõi và thực hiện
kế hoạch kỳ sau.
4. Tài khoản sử dụng trong hạch toán xuất khẩu.
Để hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá kế toán sử dụng các tài khoản
sau:
a. Tài khoản 157- Hàng gửi bán.
* Nội dung: Tài khoản này dung để phản ánh gia trị hàng hoá, sản phẩm đã
gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng. Hàng hoá, sản phẩm nhờ đại lý bán, ký gửi
giá trị dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng như chưa được
thanh toán.
* Kết cấu tài khoản:
- Bên nợ:
Giá trị hàng hoá, thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc nhờ đại lý ký gửi.
+ Trị giá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp
nhận thanh toán.
- Bên có:
+ Trị giá lao vụ, dịch vụ thực hiện với khách hàng, chấp nhận thanh toán hoặc
chưa thanh toán.
+ Giá trị hàng hoá, thành phẩm đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
- Số dư nợ:
+ Trị giá lao vụ, dịch vụ thực hiện với khách hàng, chấp nhận thanh toán.
Khi sử dụng tài khoản 157 cần chú ý một số nguyên tắc hạch toán sau:
+ Chỉ phản ánh vào tài khoản này những giá trị hàng hoá, sản phẩm đã gửi đi
bán hoặc lao vụ dịch vụ đã bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc

đơn đặt hàng nhưng chưa được chấp nhận thanh toán (chưa tính được doanh thu
bán hàng trong kỳ đối với hàng hoá, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã gửi bán cho
khách hàng).
+ Hàng hoá, thành phẩm phản ánh trên tài khoản loại này vẫn thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp, kế toán phải mở sổ chi tiết cho từng loại hàng hoá,thành
phẩm , từng lần gửi hàng, từ khi gửi cho đến khi được chấp nhận thanh toán.
+ Không phản ánh vào tài khoản này các chi phí vận chuyển, bốc dỡ… ứng
hộ khách hàng.
b. Tài khoản 156- Hàng hoá.
- Bên nợ:
+ Giá trị hàng hoá mua vào đã nhập kho theo hoá đơn mua hàng.
+ Thuế nhập khẩu hoặc thuế hàng hoá phải nộp tính cho số hàng hoá mua
ngoài đã nhập kho.
+ Trị giá mua của hàng hoá gia công chế biến ( nhận lại), gồm giá mua vào và
chi phí gia công chế biến.
+ Giá trị hàng hoá phát hiện thừa.
- Dư nợ: Trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.

×