Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCHTÌNH HÌNH CUNG CẤP SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CƯỜNG VÀ THỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.86 KB, 46 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ PHÂN TÍCHTÌNH HÌNH CUNG
CẤP SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CƯỜNG VÀ THỊNH
2.1-ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY CƯỜNG & THỊNH
2.1.1-Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cường & Thịnh là một công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102000552 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
cấp ngày 29/9/2000 . Trụ sở chính đặt tại Ngõ 109 -Đường Trường Chinh - Quận Thanh
Xuân - Hà Nội.
Tiền thân của Công ty Cường & Thịnh là một tổ hợp tác được thành lập từ năm
1990. Trong quá trình phát triển, do yêu cầu đổi mới để phù hợp với tình hình mới đã
được chuyển đổi lên thành công ty - có tên gọi và nhiệm vụ như sau :
-Tên gọi : Công ty TNHH Cường & Thịnh
-Tên giao dịch: Cường & Thịnh Company L.t.d
-Trụ sở chính: Ngõ 109- Đường Trường Chinh- Quận Thanh Xuân - Hà Nội.
Nhiệm vụ chính của Công ty là:
+Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nhựa, bao bì và các vật tư thiết bị điện, vận
tải hàng hoá, vận chuyển hành khách.
+Sản xuất, chế tạo, gia công các mặt hàng cơ khí, thiết bị và khuôn mẫu, buôn bán
hàng tiêu dùng.
Vậy ta có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty qua 2 giai
đoạn sau:
-Từ năm thành lập ( năm 1990) đến năm 2000.
Giai đoạn này tồn tại dưới hình thức tổ hợp tác, chủ yếu sản xuất và buôn bán các
sản phẩm nhựa, bao bì còn các mặt hàng đồ điện lúc này chưa sản xuất mà chỉ làm đại lý
tiêu thụ cho các doanh nghiệp sản xuất đồ điện khác. Năm nào cũng đạt cơ sở sản xuất
vững mạnh.
- Từ năm 2000 đến nay, sau khi được chuyển đổi lên thành công ty, Cường & Thịnh
đã từng bước hoà nhập để đứng vững và phát triển ,tháo gỡ khó khăn bằng cách dựa trên
cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc đã có từ trước để sản xuất thử các mặt hàng mới phù
hợp với nhu cầu thị trường mà chủ yếu là các thiết bị điện. Công ty đã tận dụng tối đa thiết
bị và không ngừng đầu tư thiết bị công nghệ mới. Bên cạnh việc duy trì các mặt hàng mới,


công ty còn đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng truyền thống như các sản phẩm nhựa, bao bì
áo ... cho đến nay tổng cộng có trên 60 loại sản phẩm khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp không nên sản xuất những
sản phẩm mà mình sản xuất được mà phải sản xuất những sản phẩm thị trường cần. Do có
nhận thức và bước đi đúng đắn như vậy nên Công ty đã không ngừng phát triển, đảm bảo
cho CBCNV có mức thu nhập cao, ổn định so với công nhân xí nghiệp bạn trên cùng địa
bàn.
Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế Công ty đã thực hiện qua các năm:
Biểu 1:
Năm Doanh thu (Tr.
đồng)
Tổng nộp NSN
2
(Tr.đồng)
Lao động
bq(người)
Tổng lương
(Tr.đồng)
1997 13.206 501,828 50 302
1998 15.720,6 597,383 72 385,9
1999 18.480,4 702,255 95 522
2000 22.806 866,628 120 684
2001 29.705,9 1.128,82 135 823,5
Hiện nay, sản phẩm của công ty mới chỉ được tiêu thụ ở thị trường nội địa nhưng trong
một tương lai không xa sẽ có một mạng lưới phân phối ra thị trường nước ngoài.
2.1.2-Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
Cường & Thịnh.
2.1.2.1-Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Công ty Cường & Thịnh có một vị trí khá thuận tiện trong việc bố trí sản xuất cũng
như vận chuyển nguyên vật liệu và tiêu thu sản phẩm. Mặt hàng do Công ty sản xuất chủ

yếu là đồ điện phục vụ cho tiêu dùng, sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, chu kỳ sản
xuất ngắn.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đồng thời chịu tác động chi phối từ nhiều phía
đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty phải luôn tìm tòi, sáng tạo, đúc rút kinh
nghiệm để từng bước đổi mới công nghệ sản xuất, đưa ra mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng để đạt được lợi thế cạnh tranh tốt nhất và mang về lợi nhuận cao nhất.
2.1.2.2- Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Cường & Thịnh.
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất kinh doanh, mô hình sản xuất của Công ty Cường &
Thịnh mang tính chất chuyên môn hoá cao ở từng công đoạn ( phân xưởng), các công đoạn
( phân xưởng) đó tạo thành một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh.
Hiện nay Công ty tổ chức thành 6 phân xưởng sản xuất, ngoài phân xưởng nhựa
thổi sản xuất độc lập thì 5 phân xưởng còn lại có mối liên quan chặt chẽ và mang tính
liên hoàn cao.
-Phân xưởng khuôn mẫu
-Phân xưởng cơ khí - đột dập
-Phân xưởng nhựa ép BAKLIX
-Phân xưởng ép thuỷ lực
-Phân xưởng thành phẩm
-Phân xưởng nhựa thổi
Nhiệm vụ của từng phân xưởng như sau:
-Phân xưởng khuôn mẫu: Là phân xưởng mở đầu cho một dây chuyền sản xuất ,
đồng thời mang tính chất phục vụ cho quá trình sản xuất. Phân xưởng này chuyên chế tạo
các loại khuôn mẫu để phục vụ cho sản xuất các loại vỏ, đế nhựa, các chi tiết đồ điện và
bán ra ngoài. Đồng thời chế tạo dụng cụ, phụ tùng thay thế đơn giản để cung cấp cho các
phân xưởng, sửa chữa bảo dưỡng thiết bị của toàn Công ty.
-Phân xưởng cơ khí- đột dập: Chuyên sản xuất các chi tiết đồ điện để lắp thành
các sản phẩm đồ điện hoàn chỉnh.
-Phân xưởng nhựa ép BAKLIX: Chuyên sản xuất các loại vỏ nhựa, đế nhựa thuộc
chủng loại nhựa ép PHENOL để lắp ráp thành các sản phẩm hoàn chỉnh.
-Phân xưởng ép thuỷ lực:Chuyên sản xuất các loại sản phẩm ép phun

-Phân xưởng thành phẩm: Hoàn thiện sản phẩm
Kho tổng hợp
PX khuôn mẫu
PX nhựa ép PX đột dập PX thuỷ lựcPX nhựathổi
PX lắpráp
-Phân xưởng thổi: Sản xuất các sản phẩm chai lọ nhựa để bán ra thị trường.
ở Công ty Cường & Thịnh, sản phẩm của Công ty phải trải qua nhiều phân xưởng mới
hoàn thành và nhập kho. Hiện nay Công ty chủ yếu sản xuất đồ điện ( khoảng 80%) và
chai lọ nhựa (khoảng 20%).
Sơ đồ 3: Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty
Thép Gang Kim loại mầu
Chế tạo phôiĐúc Cưa Rèn Nguội cắt dập
Nhiệt luyện
Lắp Hoàn thiện Chạy thử
Kho tổng hợp
Nhựa
Đồngtôn
Sơ đồ 4:
Quy trình công nghệ sản xuất đồ điện
KCS KCS

ép Thuỷ lực Đột dập


KSC
2.1.3-Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cường & Thịnh:
Công ty có bộ máy quản lý như sau:
+Ban giám đốc
Giám đốc: Là người chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho Giám đốc và được Giám đốc giao phó một
số công việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc mà giám đốc giao
phó.
Có 2 phó giám đốc: +Phó giám đốc kỹ thuật
+Phó giám đốc kinh doanh

+Các phòng ban chắc năng:
-Phòng tổ chức- hành chính-bảo vệ
-Phòng kế hoạch- vật tư
-Phòng kỹ thuật KCS
-Phòng tiêu thụ – tiếp thị
-Phòng kế toán – Thống kê.
Nhiệm vụ , chức năng của từng phòng ban như sau:
+)Phòng tổ chức bảo vệ:
Tổ chức nhân sự, quản lý định mức và trả lương sản phẩm, thực hiện các chế độ
chính sách, khen thưởng, kỷ luật, bảo vệ.
+)Phòng kế hoạch- vật tư:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch, cung ứng vật tư, quản lý theo dõi việc thực hiện
các định mức vật tư của các phân xưởng , quyết toán vật tư hàng tháng đối với các phân
xưởng.
+)Phòng tiêu thụ- tiếp thị:
Có nhiệm vụ tiếp cận, mở rộng thị trường, bán các loại sản phẩm của Công ty.
+)Phòng kỹ thuật- KCS:
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh
Phòng kỹthuật-KCS Phòng tiêu thụ tiếp thịPhòng kếtoán - tài vụPhòng TC- HC-bảo vệPhòng kếhoạch-vật tư
Quản lý kỹ thuật ban hành các chế độ công nghệ, quản lý thiết bị, chế độ bảo
dưỡng, quản lý năng lực, quản lý chất lượng sản phẩm.
+)Phòng kế toán- thống kê:
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong công tác thực hiện hạch toán kinh doanh và

thông tin kinh tế trong Công ty, có nhiệm vụ phản ánh, ghi chép số liệu liên quan đến hoạt
động sản xuất- kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ kịp thời theo đúng phương pháp
quy định.
Nói chung các phòng ban chức năng trong công ty có mối quan hệ với nhau rất chặt
chẽ và thực hiện phối hợp hành động khá nhịp nhàng, ăn ý đảm bảo tốt nhất nhiệm vụ
chung của toàn công ty.
Sơ đồ 5:
Bộ máy quản lý của Công ty Cường & Thịnh
PPPhoPP
2.1.4-Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty.
2.1.41.-Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Cường & Thịnh.
Ở công ty Cường & Thịnh, căn cứ vào quy mô sản xuất khối lượng công việc cụ thể
của công ty. Phòng kế toán biên chế là 4 người. Đứng đầu là kế toán trưởng. Các kế toán
viên đều làm việc dưới sự chỉ đạo và phân công của kế toán trưởng.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng người như sau:
-Kế toán trưởng: Phụ trách toán bộ công tác kế toán của công ty. Chịu trách nhiệm
hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra công việc của kế toán viên.
-Kế toán vật tư đồng thời kiêm kế toán tập hợp chi phí , tính giá thành sản
phẩm và theo dõi tài sản cố định: Phụ trách kế toán vật liệu chính,vật liệu phụ và
CCDC, tập hợp chi phí sản xuất của các phân xưởng và tính giá thành sản phẩm, theo dõi
tài sản cố định và sửa chữa lớn.
-Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi về nhập
–xuất thành phẩm , bán hàng và quyết toán thuế, doanh thu và thuế GTGT.
-Kế toán tiền lương BHXH và các khoản trích theo lương đồng thời kiêm kế
toán thanh toán: Có nhiệm vụ tính lương, thanh toán tiền lương và các khoản khác cho
CBCNV; theo dõi tiền mặt , tiền gửi ngân hàng, tiền vay, tiền tạm ứng và thanh toán khác;
theo dõi công nợ, mua bán, phải thu phải trả.
-Thủ quỹ:Làm công tác thu chi tiền.
Hiện nay, Công ty Cường &Thịnh áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập
trung. Tại các phân xưởng không có kế toán mà chỉ có nhân viên kinh tế phân xưởng kiêm

thủ kho có nhiệm vụ cùng với quản đốc phân xưởng hàng tháng tập hợp và quyết toán về
sản phẩm sản xuất, lao động, vật tư sử dụng với các phòng ban liên quan chẳng hạn về vật
tư liên quan đến phòng kế hoạch- vật tư và phòng kế toán; thành phẩm liên quan đến phòng
tiêu thụ tiếp thị
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư, tập hợp CPSXvà tính giá thành sản phẩm; theo dõi TSCĐ và sửa chữa lớnKT thành phẩm và tiêu thụ TPKế toán thanh toán, tiền lương BHXH và các khoản trích theo lươngThủ quỹ
Các nhân viên kinh tế ở các phân xưởng
Sơ đồ 6:
BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CƯỜNG & THỊNH
2.1.4.2-Hệ thống tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán
Công ty Cường & Thịnh hiện đang thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số
1141-TC/QĐ- CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các thông tư sửa đổi số
10TC/QĐ-CĐKT ngày 20/3/1994, số 120-1999/TT-BTC ngày 7/10/1999 của Bộ tài chính.
Hiện nay Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ, hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán là 1 năm, bắt đầu từ 01/01/ và kết thúc vào
31/12.
Nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ Nhật ký chứng từ :
-Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài
khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
-Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời
gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế
( theo tài khoản)
-Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế
toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Toàn bộ công tác kế toán từ việc nhập số liệu kinh tế – tài chính chi tiết đến số liệu
tổng hợp, lập báo cáo kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán.
Các loại sổ sách Công ty sử dụng bao gồm:
- Nhật ký chứng từ.
- Bảng kê.

- Bảng phân bổ.
- Các sổ cái tài khoản.
Các chứng từ Công ty sử dụng nhìn chung tương đối đầy đủ và phù hợp với mẫu
do Bộ tài chính phát hành.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ của Công ty
( trang sau)
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật kýchứng từBảng kê
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sơ đồ SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
Ghi chú:
Ghi hàng ngày

2.2-THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL Ở CÔNG TY
CƯỜNG & THỊNH.
2.2.1-Đặc điểm NVL của Công ty Cường & Thịnh.
Sản phẩm của Công ty tương đối phong phú, đa dạng, nó bao gồm hơn 60 loại sản
phẩm các loại như ổ cắm điện, bảng điện, công tắc điện, các loại chai lọ nhựa, ... do đó
NVL cũng bao gồm rất nhiều loại khác nhau với số lượng lớn, nhất là nhựa dùng để ép vỏ
nhựa, đế nhựa và thổi chai lọ ,... Các vật liệu chủ yếu là nhựa, đồng , tôn, ... chiếm một tỷ
lệ lớn trong tài sản dự trữ thuộc TSLĐ của Công ty. Trong quá trình sản xuất tạo ra các sản
phẩm mới, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và chuyển dịch toàn bộ giá trị vào
giá trị sản phẩm mới tạo ra .Chẳng hạn khi nhựa qua một giai đoạn sản xuất sẽ thành vỏ
nhựa, giá trị của nhựa sẽ chuyển dịch vào giá trị của vỏ nhựa và tạo thành giá thành sản
xuất của vỏ nhựa.
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết

Do Công ty đang hoạt động sản xuất- kinh doạnh trong nền kinh tế thị trường các
hãng, các công ty cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm. Cho nên ngoài những vật
liệu mua được trong nước còn một số vật liệu đặc biệt mà trong nước chưa sản xuất được
hay sản xuất được nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng thì công ty phải nhập khẩu. Chính
vì vậy giá mua vật liệu không ổn định, phụ thuộc vào giá cả thị trường, phụ thuộc vào
chính sách xuất- nhập khẩu của nhà nước ... đây là một trong những nguyên nhân khó khăn
về việc cung ứng vật liệu cho Công ty.
Mỗi loại NVL sử dụng có đặc tính kỹ thuật khác nhau; có yêu cầu quản lý khác
nhau nên gây ra tình trạng rất phức tạp trong công tác bảo quản cũng như công tác thu
mua.
Mặt khác vì chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm ( chiếm tỷ
trọng từ 60% - 70%), do đó giá thành sản phẩm biến đổi nhạy bén với chi phí vật liệu. Việc
sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả NVL là biện pháp tích cực( thuộc về yếu tố chủ quan doanh
nghiệp) nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Muốn vậy phải quản lý chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua, bảo
quản đến khâu sử dụng.
2.2.2-Phân loại NVL ở Công ty Cường & Thịnh.
Vật liệu của công ty Cường & Thịnh có rất nhiều chủng loại, mỗi loại có tính năng lý,
hoá, vai trò, vị trí khác nhau. Để tổ chức tốt công tác quản lý NVL cũng như công tác kế
toán NVL công ty đã tiến hành phân loại NVL thành các loại khác nhau như sau:
-NVL chính: là đối tượng lao động chính, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên
thực thể sản phẩm như nhựa, đồng, tôn, ..
-NVL phụ: Không tham gia cấu thành thực thể sản phẩm nhưng nó có tác dụng
làm tăng chất lượng sản phẩm và tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành bình
thường như thiếc hàn, mỡ chịu nhiệt, băng dính, …
-Nhiên liệu: Nhiên liệu có tác dụng cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất-
kinh doanh như dầu thuỷ lực, điện, ...
-Vật liệu XDCB: Loại vật liệu này dùng để tu sửa và xây dựng cơ sở hạ tầng trong
công ty như sắt, thép, gạch, ngói ...
-Phụ tùng thay thế sửa chữa: Loại này được mua sắm dự trữ phục vụ cho việc sửa

chữa các phương tiện máy móc, thiết bị như: bánh răng, máy khoan, vòng bi, các chi tiết
máy ...
-Phế liệu thu hồi: Những vật liệu này chủ yếu được thu hồi từ hoạt động sản xuất
như dây đồng hỏng, phôi bào, thép vụ,... được Công ty tận dụng và ghi giảm vào chi phí
nguyên vật liệu.
Biểu 2: Bảng kê tên các loại vật liệu
TT Tên vật liệu Đơn vị tính
1 Thép tấm CT3 kg
2 Thép tấm CT45 kg
3 Thép gió kg
4 Thép lò xo kg
5 Gang kg
6 Đồng kg
4 Tôn kg
8 Nhựa kg
9 ốc vít Cái
10 Dây điện M
11 Dầu bôi trơn lít
12 Mỡ chịu nhiệt kg
13 Que hàn que
14 Dầu thuỷ lực Lít
15 Bầu bích bộ
16 Trụ dẫn bộ
17 Túi cái
18 Hộp cartong hộp
19 Thiếc hàn kg
2.2.3-Tính giá NVL ở Công ty Cường & Thịnh:
2.2.3.1-Giá vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là mua ngoài, gồm cả mua trong nước và nhập
khẩu. Công ty hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khầu trừ, do đó giá trị thực

tế vật liệu không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào.
- Đối với vật liệu mua trong nước thì giá nhập kho là gía ghi trên hoá đơn và các chi phí
thu mua như chi phí vận chuyển, bốc dưỡng vào kho của Công ty.
- Đối với vật liệu nhập khẩu, giá vật liệu nhập kho là giá ghi trên hoá đơn của đơn vị nhận
uỷ thác, thuế nhập khẩu và các chi phí khác như chi phí lưu kho, chi phí hải quan, lưu
bãi....
- Đối với vật liệu tự chế biến, giá nhập kho là giá thực tế vật liệu xuất chế biến cộng với
chi phí chế biến.
- Đối với phế liệu thu hồi, giá nhập kho tính theo giá bán.
2.2.3.2-Giá vật liệu xuất kho
Công ty Cường & Thịnh hiện đang sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước trong
việc tính giá vật liệu xuất kho.
Theo phương pháp này, giả thiết rằng số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất
hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất kho.
Như vậy, cơ sở của phương pháp này giá thực tế của vật liệu mua trước sẽ được dùng
làm giá để tính giá thực tế vật liệu xuất trước và do đó, giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là
giá thực tế của số vật liệu mua vào sau cùng.
2.2.4-Tổ chức kế toán vật liệu tại Công ty Cường & Thịnh
2.2.4.1-Tổ chức chứng từ và hạch toán chi tiết nguyên vật liệu
2.2.4.1.1-Nghiệp vụ nhập NVL:
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê tổng hợp N-X-T vật tư
Công ty Cường & Thịnh áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết
NVL. Việc hạch toán chi tiết NVL được thực hiện song song giữa thủ kho và phòng kế
toán.
Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song ở Công ty Cường &
Thịnh như sau:

Ghi chú -Ghi hàng ngày
-Đối chiếu
-Ghi cuối tháng.
Khi NVL về đến kho, cán bộ cung tiêu (nhân viên thu mua) đem hoá đơn ( hoá đơn
đỏ) lên phòng kế hoạch vật tư ( trong hoá đơn bên bán đã ghi rõ các chỉ tiêu, tên quy cách
sản phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tổng tiền hàng, thuế
suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền phải thanh toán). Khi đó thành lập Ban kiểm
nghiệm vật tư, ban kiểm nghiệm tiến hành kiểm tra nội dung hoá đơn xem nội dung ghi
trên hoá đơn có đúng với NVL mua về không. đúng với hợp đồng kinh tế không ? và Ban
kiểm nghiệm tiến hành kiểm tra vật tư về số lượng, chất lượng, chủng loại của từng loại
NVL và ghi vào biên bản kiểm nghiệm, nếu thoả mãn các điều kiện trên thì tiến hành làm
thủ tục nhập kho, cán bộ cung tiêu đề nghị thủ kho nhập vật tư vào kho.
Ban kiểm nghiệm vật tư bao gồm:
-Đại diện phòng kế hoạch – vật tư
-Đại diện phòng kỹ thuật- KCS
-Thủ kho.
Trước khi nhập kho, thủ kho phải xem xét cụ thể số vật tư nhập kho về số lượng, chất
lượng, chủng loại ... đã ghi trong phiếu nhập kho và ký nhận vào phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên, do phòng kế hoạch- vật tư lập.
Liên 1: Lưu tại phòng kế hoạch –vật tư
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán.
Liên 3: Cán bộ cung tiêu giữ để cùng với hoá đơn mua vật tư lên phòng kế toán thanh
toán.
Nhập vật tư xong, thủ kho căn cứ vào cột “số lượng” của phiếu nhập kho để ghi vào
cột “nhập” của thẻ kho.
Các loại NVL mua về được nhập kho theo đúng quy định, thủ kho có trách nhiệm sắp
xếp các loại NVL trong kho 1 cách khoa học và hợp lý để tiện cho việc nhập –xuất kiểm kê
NVL.
Quá trình nhập NVL có thể khái quát qua sơ đố sau:
NVL

Hoá đơn đỏ
Phòng
KH-VT
Kiểm
nghiệm
Phiếu nhập kho
Biên bản kiểm nghiệm
Kho
Cụ thể, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán theo phương pháp ghi thẻ song song như
sau:
+Ở kho:
Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập –xuất- tổn của từng
loại NVL . Mỗi loại NVL được ghi trên một thẻ kho cho từng tháng. Hàng ngày khi có
nghiệp vụ nhập xuất vật tư thực tế phát sinh, thủ kho thực hiện việc thu, phát vật tư và ghi
số lượng thực tế nhập , xuất vào các chứng từ nhập- xuất vật tư. Căn cứ vào các chứng từ
nhập , chứng từ xuất NVL, thủ kho ghi số lượng nhập, xuất vào thẻ kho của từng thứ vật tư
có liên quan. Sau khi được sử dụng để ghi thẻ kho, các chứng từ nhập, xuất được sắp xếp
riêng sau đó giao cho phòng kế toán theo định kỳ 3 hoặc 5 ngày. Cuối tháng tính ra tồn kho
để ghi vào cột “tồn” của thẻ kho. Thẻ kho được mở ra để theo dõi trong tháng tình hình
nhập, xuất của từng loại NVL.
+Ở phòng kế toán:
Định kỳ 3 hoặc 5 ngày, kế toán xuống kho nhận các chứng từ nhập, chứng từ xuất
NVL và cũng kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chứng từ với số liệu ghi chép trên thẻ kho
của thủ kho và ký xác nhận vào thẻ kho.
Sau khi nhận chứng từ nhập, chứng từ xuất NVL, kế toán tiến hành phân loại chứng
từ theo từng danh điểm vật tư để dễ dàng ghi vào sổ chi tiết vật tư của từng loại vật tư.
Chẳng hạn trong tháng 9/2002, Công ty Cường & Thịnh mua một số NVL gồm các
chứng từ liên quan đến việc nhập kho như sau:
Biểu 3: HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên 2: (Giao cho khách hàng) Mẫu số 01-GTKT-3LL

Ngày 3/9/2002
Số 10.365
Đơn vị bán hàng: Công ty Xuất nhập khẩu Hai Bà Trưng
Địa chỉ: Số tài khoản:.........
Họ tên người mua hàng: Anh Dũng – KH-VT
Địa chỉ: Ngõ 109- đường Trường Chinh- Thanh Xuân - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
Biểu 1 ĐVT: đồng
thị Tên hàng hoá, dịch ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
trườ
ng
vụ
A B C 1 2 3=1x2
1 Nhựa ép trắng
(NHET )
kg 2.000 19.400 38.800.000
2 Nhựa ép đen
(NHED)
kg 500 12.000 6.000.000
3 Nhựa PP 164
(NH164 )
kg 1.000 11.700 11.700.000
4 Nhựa PP 137
( NH137)
kg 2.000 10.400 20.800.000
5 Nhựa PE
( NHPE)
kg 300 15.000 4.500.000
Cộng tiền hàng 81.800.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 8.180.000

Cộng tiền thanh toán: 89.980.000
Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi chín triệu, chín trăm tám mươi ngàn đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Ngày 3/9/2002, Phòng KH-VT nhận được hoá đơn số 10.365 về việc mua nhựa, đã tiến
hành kiểm nghiệm và cho nhập kho số vật liệu mua về theo hoá đơn.
Biểu 5:
C.TY CƯÒNG & THỊNH
K CS BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
(Vật tư - sản phẩm – hàng hoá)
Ngày 3/9/2002
Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông Nguyễn Quang Tuấn -Trưởng ban
Ông Nguyễn Việt Phương -uỷ viên
Bà Nguyễn Huyền Minh -uỷ viên
Đã kiểm nghiệm các loại

×