Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

giao an mi thuat 6 mầm non nguyễn thị hiền thư viện giáo dục tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.75 KB, 59 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 1


Bài 1: Vẽ trang trí


<b>CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS nhận biết được đặc điểm của hoạ tiết trang trí dân tộc.
- HS vẽ được hoạ tiết trang trí dân tộc đơn giản.


- HS nhận ra vẻ đẹp cũng như ứng dụng của hoạ tiết trang trí dân tộc.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Một số hoạ tiết trang trí dân tộc.
- Bài vẽ của HS


- Hình gợi ý cách vẽ.
b. HS


- VTV


- Bút chì, tẩy, màu...
<b> 2. Phương pháp:</b>
- Trực quan



- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC</b>
<b> 1.Ổn định tổ chức:</b>


- Hát vui
<b> 2. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- GV giới thiệu một số hoạ tiết trang
trí dân tộc gợi ý cho HS nhận xét:
+ Đặc điểm? (Các hoạ tiết được vẽ
như thế nào?)


+ Có các trục đối xứng nào?
+ Các hoạ tiết là những hình gì?
- Các HTTT dân tộc được dùng để
làm gì?


- HS trả lời GV nhận xét và phân tích


<b>Nội dung</b>


- Các hoạ tiết được vẽ đối xứng với nhau
qua các trục: Trục ngang, dọc hoặc trục
chéo.



- Các hoạ tiết trang trí là những hình hoa, lá,
mây, sóng nước, con vật...Được vẽ đơn giản
hoặc cách điệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thêm. đình làng, vải thổ cẩm, trên đồ gốm, bia đá...
<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>


- GV hướng dẫn các bước vẽ hoạ tiết
trang trí dân tộc, vẽ minh hoạ.


- HS quan sát.


- GV cho HS than khảo bài vẽ của HS
năm trước.


1. Vẽ hình dáng chung của hoạ tiết (Hình
vng, hình chữ nhật) và vẽ các đường trục:


2. Vẽ phác các nét chính của hoạ tiết:


3. Vẽ màu:


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- GV nêu yêu cầu, bao quát lớp và


hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ
HTTTdân tộc.


- HS vẽ bài.



- Vẽ lại một HTTTdân tộc trong sách giáo
khoa mà em thích và vẽ màu.


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv chọn một số bài vẽ, gợi ý cho HS


nhận xét


- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ


- Nội dung hoạ tiết.
- Hình vẽ cân đối.
- Màu sắc hài hồ.


<b> 3. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được ứng dụng của HTTTdân tộc.
- Chuẩn bị bài sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Ngày dạy:
Tiết thứ: 2


Bài 2: Thường thức mĩ thuật


<b>SƠ LƯỢC MĨ THUẬT VIỆT NAM </b>


<b>THỜI KỲ CỔ ĐẠI</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>



- HS nắm được vài nét sơ lược vè thẩm mĩ của người Việt thời kỳ cổ đại.
- HS nhận biết được một số sản phẩm của mĩ thuật Việt nam thời kỳ cổ đại.
- HS biết trân trọng những giá trị nghệ thuật mà cha ông để lại.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Một số hình ảnh về mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại.
b. HS


- Sgk, vở ghi chép...
<b> 2. Phương pháp:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở


- Thảo luận nhóm.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC</b>
<b> 1.Ổn định tổ chức:</b>


- Hát vui
<b> 2. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về lịch sử</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>



- GV gợi ý cho HS tìm hiểu vài nét
về lịch sử thời kỳ cổ đại.


- HS trả lời, GV nhận xét và tóm tắt
nội dung chính.


<b>Nội dung</b>


- Thời kỳ cổ đại chia làm 2 thời kỳ lớn: Thời
kỳ đồ đá và thời kỳ đồ đồng.


- Nghệ thuật thời kỳ cổ đại phát triển liên
tục trải qua nhiều thế kỷ, đạt được nhiều
đỉnh cao sáng tạo.


<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu về mĩ thuật Việt nam thời kỳ cổ đại</b>
- GV giới thiệu tác phẩm cần tìm


hiểu, tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
+ Chia lớp thành 2 nhóm, thời gian
thảo luận là 8’.


<i>1. Hình mặt người trên vách hangĐồng </i>
<i>Nội:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Hết thời gian thảo luận GV mời đại
diện các nhóm trình bày kết quả,
nhóm khác bổ sung.



+ GV nhận xét chung và kết luận.


- GV phân tích thêm trên tranh ảnh để
HS hiểu rõ hơn.


- Được khắc trên cửa hang, vừa với tầm tay
và tầm mắt của con người.


- Trên hình vẽ có thể phân biệt được nam và
nữ thơng qua nét mặt và kích thước.


+ Nam: Mặt chữ điền, mày rậm, miệng rộng.
(ở giữa)


+ Nữ: Nét mặt thanh tú, nữ tính.(ở hai bên)
- Được khắc trên đá sâu 2cm, nét khắc rõ
ràng dứt khoát, bố cục cân xứng hài hoà.


<i>2. Mĩ thuật thời kỳ đồ đồng:</i>


a. Đồ đồng:


- Cơng cụ sản xuất, vũ khí ...được trang trí
đẹp và tinh tế.


- Hoa văn: sóng nước, thừng bện, hình chữ
S...


b. Trống đồng Đơng Sơn:



- Được phát hiện ở tỉnh Thanh hoá, là loại
trống đồng đẹp nhất được tìm thấy ở Việt
nam.


- Nghệ thuật trang trí và tạo dáng độc đáo:
Bố cục mặt trống là những vịng trịn đồng
tâm bao quanh 1 ngơi sao nhiều cánh.
- Hoạ tiết chữ S, hoạt động của con người,
chim thú...


Hướng chuyển động cảu các hoạ tiết ngược
chiều kim đồng hồ, hoạt động của con người
là chủ đạo(chèo thuyền, giã gạo, vũ nữ)
<b>Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập:</b>


- GV cho HS chơi trò chơi củng cố
kiến thức vừa học


- GV nhận xét giờ học.


- Xem ảnh và gắn đúng tên các sản phẩm
của mĩ thuật Việt Nam thời kỳ cổ đại.


<b> 3. Dặn dò:</b>


- HS đọc lại bài, xem ảnh, sưu tầm hình ảnh về mĩ thuật Việt nam thời kỳ cổ đại.
- Chuẩn bị bài sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bài 3: Vẽ theo mẫu



<b>SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS hiểu được những điểm cơ bản về luật xa gần.


- HS biết vận dụng luật xa gần để quan sát, nhận xét mọi vật trong các bài vẽ cũng
nhue trong cuộc sống.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Tranh ảnh minh hoạ xa-gần.
- Một số đồ vật hình hộp, hình trụ...
b. HS


- Sgk, vở ghi chép...
<b> 2. Phương pháp:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC</b>
<b> 1.Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số.
<b> 2. Bài mới:</b>



<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm xa và gần</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- GV gới thiệu một vài hình ảnh rõ về
xa gần, đặt câu hỏi cho HS quan sát
và suy nghĩ:


+ Vì sao cùng một loại nhưng hình
này lại to và rõ nét hơn hình kia?
+ Vì sao hình con đường hay dịng
sơng lại có chỗ to lại có chỗ nhỏ dần?
....


- GV cho HS quan sát và nhận xét
hình minh hoạ trong sgk, gợi ý cho
HS tìm hiểu đặc điểm của các sự vật
khi ở gần và xa.


<b>Nội dung</b>


- Mọi vật ln có sự thay đổi khi nhìn theo
xa-gần.


* Vật cùng loại khi nhìn theo xa-gần sẽ thấy:
- Ở gần: hình to, cao, rộng và rõ hơn


- Ở xa: hình nhỏ, thấp, hẹp và mờ hơn.
- Vật ở phía trước che vật ở phía sau.



* Mọi vật thay đổi hình dáng khi nhìn ở các
góc độ(vị trí) khác nhau, trừ hình cầu nhìn ở
góc độ nào cũng ln ln trịn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- GV giới thiệu đồ dùng dạy học, hình
minh hoạ sgk và đạt câu hỏi:


+ Các hình này có đường nằm ngang
khơng?


+ Vị trí của các đường nằm ngang
như thế nào?


- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung và
nêu kết luận.


- GV nhận xét chung và kết luận.


- GV cho HS xem hình minh hoạ và
đặt hình hộp ở vài vị trí khác nhau để
hs tìm ra vị trí của đường tầm mắt, sự
thay đổi hình dáng của hình vng,
trịn...


<i>1. Đường tầm mắt (Đường chân trời):</i>


- Khi đứng trước cảnh rộng như biển, cánh
đồng...ta cảm thấy có đường nằm ngang
ngăn cách giữa nước và trời, giữa trời và
đất. Đó chính là đường chân trời, nó ngang


với tầm mắt của người nhìn nên còn được
gọi là đường tầm mắt, viết tắt là TM.
- Vị trí của đường tầm mắt thay đổi theo vị
trí của người nhìn.


<i>2. Điểm tụ:</i>


- Các đường song song với mặt đất như: các
cạnh của hình hộp, tường nhà, đường tàu
hoả...hướng về chiều sau thì càng xa, càng
thu hẹp, và cuối cùng tụ lại một điểm tại
đường TM.


- Các đường song song ở dưới thì chạy
hướng lên đường TM, các đường ở trên thì
chạy hướng xuống đường TM.


- Điểm gặp nhau của các đường song song
hướng về đường tầm mắt gọi là Điểm tụ(viết
tắt là ĐT)


<b>Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập:</b>
- GV đặt một số câu hỏi kiểm tra nhận


thức của HS.


- GV nhận xét giờ học.


- Đường tầm mắt, điểm tụ.



- Sự thay đổi hình dáng của các đồ vật cùng
loại khi nhìn ở xa và gần.


<b> 3. Dặn dò:</b>


- HS đọc lại bài, xem ảnh. Quan sát thực tế để kiểm chúng nội dung vừa học.
- Chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 4


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>CÁCH VẼ THEO MẪU</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS biết khái niệm vẽ theo mẫu


- HS vận dụng được kiến thức vào các bài vẽ theo mẫu
- HS u thích phân mơn vẽ theo mẫu


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Một số mãu vẽ: ca, chai, cốc, chén...
- Hình gợi ý cách vẽ


b. HS



- Sgk, vở ghi chép


<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Một số nội dung về luật xa gần.
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm vẽ theo mẫu</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- GV đặt một số vật mẫu lên bàn, vẽ
các hình cací bát, cái ca, chén... lên
giấy, gợi ý cho HS quan sát và tìm
hiểu khái niệm vẽ theo mẫu.


- GV nêu kết luận vẽ theo mẫu.
- GV vẽ minh hoạ cách vẽ theo mẫu
không khoa học(vẽ chi tiết trước)


- GV đặt mẫu, gợi ý cho HS quan sát



<b>Nội dung</b>


- Khái niệm vẽ theo mẫu: Vẽ theo mẫu là vẽ
mô phỏng lại vật mẫu trước mắt thông qua
suy nghĩ, nhận thức và cảm xúc của mình,
người vẽ cần diễn tả được đặc điểm, cấu tạo,
hình áng, độ đậm nhạt, màu sắc của vật mẫu.
- Khi vẽ theo mẫu, cần phải vẽ từ bao quát
đến chi tiết.


- Ở các vị trí nhìn khác nhau hình dáng của
vật mẫu có sự thay đổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

và nhận xét về hình dáng và bố cục
của mẫu vẽ ở các góc nhìn khác
nhau.


- Mẫu vẽ phải được đặt với bố cục hợp lý và
thuận mắt.


<b>Hoạt động 2: Cách vẽ tranh đề tài</b>
- Gv hướng dẫn cho HS các bước


tiến hành bài vẽ theo mẫu, kết hợp vẽ
minh hoạ từng bước và phân tích trên
đồ dùng dạy học để HS hiểu rõ hơn.


- GV hướng dẫn HS cách xác định
khung hình chung và riêng của mẫu


vẽ.


- GV lưu ý cho HS:


+ Khi vẽ khung hình chung-riêng, vẽ
phác hình, vẽ chi tiết người vẽ phải
vẽ bằng tay vẽ các nét thẳng, không
được dùng thước, vì nếu dùng thước
sẽ làm cho bài vẽ bị khơ cúng và
khơng có cảm xúc.


+ Ở bước vẽ màu hoặc vẽ đậm nhạt,
cần phải quan sát kĩ vật mẫu, phân
tích được các độ đậm nhạt chính và
màu sắc của vật mẫu để vẽ.


1. Vẽ phác khung hình chung và riêng:
- ước lượng và so sánh chiều cao và chiều
rộng của toàn bộ vật mẫu và tường mẫu vẽ để
xác định khung hình chung và riêng.


2. Vẽ phác hình:


- Vẽ phác các nét chính của vật mẫu bằng các
nét thẳng.


3. Vẽ chi tiết:


- Quan sát mẫu vẽ, dùng các nét cong và nét
thẳng... để hồn thiện hình vẽ trên cơ sở bước


2.


4. Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu:


- Quan sát kĩ vật mẫu, phân tích được các độ
đậm nhạt chính và màu sắc của vật mẫu để
vẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- GV gọi một số HS trình bày lại các
bước vẽ theo mẫu, theo em bước nào
là quan trọng nhất? vì sao?


nhạt, mảng càng đậm thì các chồng nhiều nét
đan chéo...


*Tất cả các bước đều quan trọng như nhau,
mỗi bước đều quyết định tới sự thành công
của bài vẽ.


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- GV đặt một số câu hỏi kiểm tra


nhận thức của HS.


- GV tóm tắt lại các nội dung chính
và nhận xét chung về giờ học.


- Khái niệm vẽ theo mẫu.
- Cách vẽ theo mẫu.



- Cách xác định khung hình chung và riêng,
cách vẽ màu...


<b>3. Dặn dị:</b>


- Tự đặt mẫu và tập quan sát, ước lượng tỉ lệ của vrj mẫu.
- Đọc trước bài 5


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 5


Bài 5: Vẽ tranh


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS biết cách vẽ tranh đề tài


- HS vận dụng được kiến thức vào các bìa vẽ tranh đề tài
- HS u thích phân mơn vẽ tranh


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Tranh vẽ của hoạ sĩ và HS với nhiều đề tài khác nhau
- Hình gợi ý cách vẽ


b. HS



- Sgk, vở ghi chép


<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>
- Cách vẽ theo mẫu
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- GV gợi ý cho HS đọc sgk tìm hiểu
về khái niệm vẽ tranh đề tài.


- HS trả lời Gv bổ sung và nêu khái
niệm.


- GV cho HS xem tranh vẽ với nhiều
đề tài khác nhau của hoạ sĩ và HS,
gợi ý cho HS tìm hiểu:



+ Những bức tranh này vẽ về những
nội dung gì?


+ Nêu một số nội dung của các đề
tài: Ngày nhà giáo Việt Nam, lao
động, học tập, vui chơi...?


<b>Nội dung</b>


- Khái niệm: Vẽ tranh đề tài là vẽ tranh theo
một chủ đề, một đề tài cho trước.


- Có nhiều đề tài trong cuộc sống, mỗi đề tài
có nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau.
Khi vẽ cần chọn nội dung và chủ đề phù hợp
với đètài đã cho và phù hợp với khả năng
cũng như ý thích của người vẽ.


VD: Đề tài Ngày Tết và mùa xuân có nhiều
nội dung như Phong cảnh mùa xuân, chợ
Tết, đi chơi xuân, chúc tụng...


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- GV giới thiệu cho HS một số thể
loại tranh đề tài, cho HS xem tranh
của từng thể loại


<b>Hoạt động 2: Cách vẽ tranh đề tài</b>
- Gv hướng dẫn cho HS các bước vẽ


tranh đề tài, phân tích hình gợi ý


cách vẽ


- HS quan sát, ghi chép ý chính


- GV cho HS tham khảo bài vẽ mẫu


- HS nhắc lại cách vẽ


<b>1. Tìm bố cục:</b>


- Sắp xếp các mảng hình ảnh sao cho có
mảng chính mảng phụ, cân đố và hợp lý
- Không để mảng trống quá lớn


<b>2. Vẽ hình:</b>


- Hình ảnh sinh động, phù hợp với nội dung
đề tái


- Có to, nhỏ, xa, gần
<b>3. Vẽ màu:</b>


- Vẽ màu theo ý thích


- Màu sắc hài hồ, có độ đậm nhạt


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv đặt một số câu hỏi nhỏ kiểm tra


nhận thức của HS


- GV nhận xét giờ học


- Cách chọn nội dung đề tài
- Khái niệm vẽ tranh đề tài
- Cách vẽ tranh đề tài


<b>3. Dặn dò:</b>


- Xem lại bài, sưu tầm tranh về các đề tài khác nhau.
- Đọc trước bài 6


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 6


Bài 6: Vẽ trang trí


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS biết một số cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí
- HS phân biệt được trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng
- HS nhận thấy vai trị của phân mơn trang trí trong đời sống
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Một số bài trang trí cơ bản
- Một số đồ vật có trang trí
- Bài vẽ của HS



- Hình gợi ý cách vẽ
b. HS


- Sgk, vở ghi chép


<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>
- Cách vẽ tranh đề tài
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- Gv giới thiệu một số bài trang trí cơ
bản, gợi ý cho HS quan sát và tìm
hiểu:


+ Thế nào là cách sắp xếp (bố cục)
trong trang trí?



+ Trang trí có tác dụng gì trong đời
sống?


+ Có những cách sắp xếp nào?


+ So sánh trang trí ứng dụng và trang
trí cơ bản?


- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung và
phân tích trên đồ dùng dạy học.


<b>Nội dung</b>


- Cách sắp xếp (bố cục) trong trang
trí là cáh sắp xếp các hình mảng,
đường nét, độ đậm nhạt, hoạ tiết,
màu sắc... sao cho hài hoà, hợp lý và
thuận mắt.


- Trang trí có tác dụng làm cho các
đồ vật đẹp hơn.


- Một số cách sắp xếp 9 bố cục)
trong trang trí:


* Trang trí cơ bản:
+ Xen kẻ


+ Nhắc lại
+ Đối xứng



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

+ Tự do


- Trang trí cơ bản phải tuân thủ các
nguyên tắc, cịn trang trí ứng dung
người vẽ có thể sáng tạo theo ý thích.
<b>Hoạt động 2: Cách sắp xếp trong trang trí cơ bản</b>


- Gv hướng dẫn các cách sắp xếp cơ
bản, phân tích hình gợi ý cách vẽ


- HS quan sát, ghi chép nội dung
chính


- Gv cho HS xem một số bài trang trí
ứng dung để HS phân biệt được với
bài trang trí cơ bản.


- Gv cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


- Gv yêu cầu một số HS nhắc lại các
cách sắp xếp trong trang trí


<b>1. Kẻ các trục đố xứng: </b>
- Trục ngang, dọc, chéo.
- Tìm mảng hoạ tiết.
<b>2.Vẽ hoạ tiết: </b>


- Đối xứng qua các trục.



- Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau,
cân đối.


<b>3. Vẽ màu: </b>


- Hoạ tiết giống nhau vẽ màu giống
nhau. màu của hoạ tiết chính phải nổi
rõ.


- Màu sắc hài hồ tươi sáng.


<i><b>* Lưu ý:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv treo các cách sắp xếp trong trí,


yêu cầu HS nêu tên các nguyên tắc
- Gv nhận xét giờ học


- Xen kẻ
- Nhắc lại
- Đối xứng
- Tự do


<b>4. Dặn dò:</b>


- Chuẩn bị bài sau


Ngày soạn:


Ngày dạy:
Tiết thứ: 7


Bài 7: Vẽ theo mẫu


<b>MẪU CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU</b>


<b>( Vẽ hình )</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS nhận biết cấu trúc của vật mẫu, so sãnh được tỉ lệ của hai vật mẫu, sự thay đổ
hình dáng của vật mẫu khi nhìn ở các vị trí khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>- HS nhận ra vẽ đẹp của vật mẫu thông qua bố cục, đường nét...</b>
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Mẫu vẽ: hình hộp và hình cầu
- Bài vẽ của HS.


- Giấy vẽ, bút chì.
b. HS


- Giấy vẽ, bút chì


<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan



- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>
- Cách vẽ theo mẫu
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- Gv giới thiệu mẫu vẽ, gợi ý cho HS
tìm ra cách đặt mẫu với bố cục hợp
lý.


- GV đặt mẫu, gợi ý cho HS quan sát
nhận xét:


+ Hình hộp có mấy mặt?


+ Ở vị trí của em có thể nhìn thấy
mấy mặt của hình hộp?


+ Cấu trúc của hình cầu? Khi nhìn ở
các vị trí khác nhau hình dáng của
hình cầu có thay đổi khơng?



+ So sánh chiếu cao và chiều rộng
của toàn bộ vật mẫu và của hình hộp
và hình cầu đúâc định khung hình
chung và khung hình riêng?


Nội dung


- Mẫu vẽ phải được đặt vpứi bố cục hợp lý
và thuận mắt.


- cấu trúc hình hộp có 6 mặt, tuỳ theo vị trí
nhìn khác nhau mà chúng ta có thể nhìn thấy
2 – 3 mặt của nó. (Khơng thể thấy được tất
cả 6 mặt)


- Hình cầu có cấu trúc là một khối trịn nên
hình dáng của có sẽ khơng thay đổi khi nhìn
ở các vị trí khác nhau.


- Khung hình chung có thể thay đổi khi nhìn
ở các vị trí khác nhau: Hình chữ nhật nằm
hoặc hình vuông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Gv hướng dẫn các bước vẽ mẫu
dạng hình hộp và hình cầu, vẽ minh
hoạ.


- Hs quan sát.



- Gv cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


1. Vẽ khung hình chung và riêng:


2. Vẽ phác hình:


- Vẽ phác các nét chính của vật mẫu bằng
các nét thẳng, nhạt.


3. Vẽ chi tiết:


- Dùng các nét cong, thẳng để hồn thiện
hình vẽ.


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- Gv nêu yêu cầu, bao quát lớp và


hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ.
- HS vẽ bài.


- Vẽ mẫu dạng hình hộp và hình cầu.
(Vẽ hình bằng bút chì đen)


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv chọn một số bài vẽ, gợi ý cho


HS nhận xét.



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ.


- Nét vẽ


<b>4. Củng cố - Dặn dò:</b>
- Cách vẽ theo mẫu
- Chuẩn bị bài sau


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 8


Bài 8: Thường thức mĩ thuật


<b>SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ</b>


<b>( 1010- 1225)</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- HS phân biệt được một số loại hình mĩ thuật: Kiến trúc cung đình, kiến trúc Phật
giáo, điêu khắc, cham khắc trang trí và nghệ thuật gốm.


- HS biết quý trọng những giá trị nghệ thuật truyền thống.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV



- Tranh ảnh về mĩ thuật thời Lý.
b. HS:


- Sgk, vở ghi chép.


<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở


- Thảo luận nhóm.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- GV gợi ý cho HS đọc sách giáo
khoa, tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch
sử thời Lý.


- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung và
tóm tắt nội dung chính.


<b>Nội dung</b>



- Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại
La, đổi tên thành Thăng Long.


- Vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại
Việt.


- Chiến thắng giặc Tống xâm lược, đánh
Chiêm thành.


- Kinh tế, văn hoá, ngoại thương phát triển
tạo điều kiện cho Nghệ thuật dân tộc phát
triển.


<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lý</b>
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:


+ Chia lớp thành 2 nhóm, cử nhóm
trưởng, phát phiếu bài tập.


+ Thời gian thảo luận là 8 phút.


<i><b>1. Kiến trúc:</b></i>


<b>a. Kinh thành Thăng Long:</b>
- Quy mô lớn, tráng lệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

+ Sau khi các nhóm thảo luận xong,
Gv mời đại diện các nhóm trình bày
kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ


sung.


+ GV nhận xét chung và tóm tắt nội
dung chính.


<i><b>PBT 1: (Nhóm 1)</b></i>


1. Miêu tả vài nét về kinh thành
Thăng Long?


2. Đặc điểm của kiến trúc Phật giáo
thời Lý? Kể tên một số cơng trình tiêu
biểu?


<i><b>PBT 2: (Nhóm 2)</b></i>


1. Đặc điểm tượng thời Lý? Kể tên
một số bức tượng tiêu biểu?


2. Đặc điểm của rồng thời Lý?


- GV kết hợp cho HS xem một số ảnh
minh hoạ cho từng nội dung.


+ Bên ngoài (Kinh thành): Là nơi sinh sống
của các tầng lớp nhân dân.


+ Bên trong (Hoàng thành): là nơi sinh sống
làm việc của vua và hồng tộc, có nhiều


cung điện.


<b>b. Kiến trúc Phật giáo:</b>


- Phật giáo phát triển nên các công trình kiến
trúc Phật giáo có quy mơ lớn. đặt ở những
nơi có phong cảnh đẹp.


- Tiêu biểu: Chùa Phật Tích, chùa Một cột...


<i><b>2. Điêu khắc và nghệ thuật trang trí:</b></i>
<b>a. Điêu khắc:</b>


- Tượng có kích thước lớn, chủ yếu làm
bằng đá: Tượng Phật Adiđà, tượng người
chim...


<b>b. Chạm khắc trang trí:</b>


- Rồng thời Lý uốn lượn mềm mại, hiền
lành. Thân hình chữ S, mình trịn.


<i><b>3. Nghệ thuật Gốm:</b></i>


- Hình dáng thanh thốt, đường nét tinh xảo.
- Chế được men gốm da lươn, men lục, men
trắng ngà...


<b>Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của mĩ thuật thời Lý</b>
- Gv yêu cầu HS tham khảo Sgk, nêu



những đặc điểm chính của mĩ thuật
thời Lý


- Kiến trúc có quy mơ lớn, đặt ở nơi có
phong cảnh đẹp và thoáng đãng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

tộc.


- Mỹ thuật thời Lý là thời kỳ phát triển rực
rỡ của Mĩ thuật Việt Nam.


<b>3. Củng cố - Dặn dò:</b>


- Những đặc điểm cơ bản của mĩ thuật thời Lý.
- Đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 9


Bài 9: Vẽ tranh

<b>ĐỀ TÀI HỌC TẬP</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS chọn được nội dung đề tài phù hợp, nắm được cách vẽ.
- HS vẽ được tranh đề tài học tập theo ý thích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>


a. GV


- Tranh ảnh về đề tài học tập.
- Bài vẽ của HS.


- Hình gợi ý cách vẽ.
b. HS:


- Giấy vẽ, bút chì, tẩy màu.
<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>
- Cách vẽ tranh đề tài.
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- Gv gới thiệu một số tranh ảnh về đề tài
học tập, gợi ý cho HS tìm và chọn nội
dung đề tài.



+ Các hoạt động học tập ở trường?
+ Các hoạt động học tập ở nhà?
+ HS chọn nội dung đề tài.


<b>Nội dung</b>


- Các hoạt động học tập: Giờ học trên lớp,
học nhóm, học bài ở nhà, đi học...


- Khi vẽ cần chọn được nọi dung yêu thích
và phù hợp với khả năng.


<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>
- Gv hướng dẫn các bước vẽ tranh đề tài


học tập. phân tích hình gợi ý cách vẽ.
- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo một số bài vẽ
của HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


<i><b>1. Tìm bố cục:</b></i>


- Sắp xếp các mảng hình ảnh sao cho có
mảng chính mảng phụ.


<i><b>2. Vẽ hình ảnh:</b></i>



- Hình ảnh sinh động, phù hợp với nội dung
đề tài.


<i><b>3. Vẽ màu:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- Gv nêu yêu cầu, bao quát lớp và


hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ.
- HS vẽ bài.


- Vẽ tranh đề tài học tập theo ý thích.


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- GV chọn một số bài vẽ, gợi ý cho HS


nhận xét.


- GV nhận xét chung và chấm điểm


<i><b>Nội dung đánh giá:</b></i>
- Nội dung phù hợp với đề tài.
- Hình vẽ sinh động.


- Màu sắc hài hồ, có độ đậm nhạt


<b>4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được cách vẽ theo mẫu.


- Chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 10


Bài 10: Vẽ trang trí

<b>MÀU SẮC</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS hiểu được sự phong pháu củ màu sắc trong tự nhiên và tác dụng của màu sắc.
- HS phân biệt được một số màu thường dùng và cách pha một số loại màu.


- HS yêu thích màu sắc và biết ứng dụng vào các bài vẽ.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

a. GV


- Tranh ảnh về màu sắc.
- Bảng màu.


- Hình minh hoạ các cặp màu bổ túc, tương phản, nhị hợp...
- Một số bài trang trí cơ bản.,


b. HS:


- Sgk, vở ghi chép.


<b> 2. Phương pháp dạy - học:</b>


- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở


- Trò chơi củng cố.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b> 1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b> 2. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


<b>- GV giới thiệu tranh ảnh hoa lá, </b>
phong cảnh... gợi ý cho HS nhận thấy
sự phong phú của màu sắc trong tự
nhiên.


+ Nhờ đâu chúng ta có thể nhận biết
được màu sắc?


+ Tác dụng của màu sắc?


+ Vào mùa hè sau khi trời mua xong,
trên bầu trời thường thấy có hiện
tượng gì có rất nhiều màu sắc? Cầu
vồng có mấy màu?



- HS trả lời Gv nhận xét bổ sung.


<b>Nội dung</b>


- Màu sắc trong thiên nhiên rất phong
phú.


- Nhận biết được màu sắc nhờ có ánh
sáng.


- Màu sắc làm cho mọi vật đẹp hơn,
làm cho cuộc sống thêm vui tươi và
sinh động.


- Cầu vồng có 7 màu: Đỏ, da cam,
vàng, lục, lam , chàm, tím.


<b>Hoạt động 2: Màu sắc và cách pha màu</b>


- GV giới thiệu 3 màu cơ bản (màu
gốc): Đỏ, vàng, lam.


<i><b>1. Màu cơ bản:</b></i>


- 3 màu cơ bản trong hội hoạ: Đỏ,
vàng, lam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Hs quan sát.



- GV lần lượt gợi ý cho HS tìm hiểu
các khái niêm màu nhị hợp, màu bổ
túc, màu tương phản, màu nóng, màu
lạnh.


- Gv cho HS xem hình ảnh minh hoạ
và trình bày ứng dụng của các màu
nói trên.


<i><b>CÂU ĐỐ:</b></i>


- Mùa hè chúng ta nên mặc trang phục
có gam màu gì để tạo cảm giác mát
mẻ? ( Màu lạnh)


- Mùa đơng chúng ta nên mặc trang
phục có gam màu gì để tạo cảm giác
ấm áp? ( Màu nóng)


<i><b>2. Màu nhị hợp:</b></i>


- Hai màu cơ bản pha lại với nhau tạo
thành màu nhị hợp.


VD:


 Đỏ + Vàng = Da cam
 Đỏ + Lam = Tím
 Vàng + Lam = Lục
<i><b>3. Màu bổ túc:</b></i>



<b>- Các cặp màu đứng cạnh nhau sẽ tôn </b>
nhau lên làm cho nhau rực rỡ hơn.
- Một số cặp màu bổ túc:


* Đỏ - Lục
* Tím – Vàng
* Lam – Da cam


- Các cặp màu bổ túc thường được
dùng trong trang trí quảng cáo, vẽ
tranh cổ động.


<i><b>4. Màu tương phản:</b></i>


- Các cặp màu tương phản đứng cạnh
nhau sẽ làm cho nhau rõ ràng và nổi
bật hơn.


- Một số cặp màu tương phản:
* Đỏ - Trắng


* Đỏ - Vàng
* Lục – Vàng
<i><b>5. Màu nóng:</b></i>


- Là những màu gây cảm giác ấm
nóng: Đỏ, da cam, vàng, hồng...
<i><b>5. Màu lạnh:</b></i>



- Là những màu gây cảm giác mát mẻ:
Lam, lục, tím...


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- GV gợi ý cho HS nêu một số loại
màu thông dụng.


- Gv lần lượt giới thiệu các loại màu
thông dụng và cách sử dụng.


- Hs quan sát.


<i><b>1. Màu bột:</b></i>


- Dạng bột khô, khi vẽ phải pha với
nước.


<i><b>2. Màu nước:</b></i>


- Màu đã pha sẵn với keo, khi vẽ phải
pha với nước.


<i><b>3. Màu sáp:</b></i>


- Dạng thỏi khô, màu sắc đã được pha
chế sẵn.


<i><b>4. Bút dạ:</b></i>


- Màu sắc đã được pha chế sẵn.
<i><b>5. Bút chì màu:</b></i>



- Màu sắc đã được pha chế sẵn.
<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết qủa học tập</b>


<b>- Gv cho HS chơi trò chơi củng cố lại </b>
những kiến thức cơ bản vừa học.


- Gv nhận xét giờ học.


- 3 MÀU: ĐỎ, VÀNG, LAM là
những màu gì trong hội hoạ? ( màu cơ
bản)


- Gắn tên vào các cặp màu cho sẵn:
Màu cơ bản, màu bổ túc, màu tương
phản, màu nhị hợp, màu nóng, màu
lạnh...


<b> 3. Dặn dị: </b>
- Đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:


Ngày dạy:
Tiết thứ: 11


Bài 11: Vẽ trang trí


<b>MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ</b>




<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS hiểu được sự phong phú của màu sắc trong trang trí.
- HS nắm được một số cách dùng màu trong trang trí.


- HS yêu thích màu sắc và biết ứng dụng vào các bài vẽ trang trí.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Hình minh hoạ cách dùng màu bổ túc, tương phản, nhị hợp, màu nóng, màu lạnh, hài
hào giữa nóng và lạnh...


- Một số bài trang trí cơ bản.
b. HS:


- Sgk, vở ghi chép.


<b> 2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở


- Trị chơi củng cố.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b> 1. Ổn định tổ chức:</b>



- Kiểm tra sĩ số
<b> 2. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Nêu tên 3 màu cơ bản, các cặp màu bổ túc, màu tương phản...
<b> 3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của GV và HS</b>


- Gv giới thiệu một số đồ vật có trang
trí, gợi ý cho HS nhận xét:


+ Tác dụng của màu sắc? So sánh sự
khác nhau về màu sắc của các đồ vật?


- HS trả lời Gv nhận xét và bổ sung.


<b>Nội dung</b>


- Màu sắc làm cho các đồ vật thêm
đẹp.


- Màu sắc của các đồ vật có sự khác
nhau:


+ Sách báo: màu sắc bắt mắt gây chú
ý.


+ Nhà cửa: ít màu, hài hồ và nhã
nhặn.



+ Áo quần màu sắc phong phú tuỳ
theo mùa và theo lứa tuổi.


<b>Hoạt động 2: Cách sử dụng màu sắc trong trang trí:</b>
- GV giới thiệu một số bài trang trí cơ


bản (hình vng, hình trịn, hình chữ
nhật...) Gv gợi ý cho HS nhận xét về
cách sử dụng màu sắc trong các bài
trang trí.


- Tuỳ theo mục đích sử dụng và ý
thích mà có cách sử dụng màu sắc
hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- GV gợi ý cho HS nhắc lại vài nét về
màu sắc và cách pha màu đã học ở bài
10 (nêu các cặp màu bổ túc, màu
tương phản, màu nóng, màu lạnh...)


- HS trả lưòi GV nhận xét bổ sung.


+ Dùng màu nóng.
+ Dùng màu lạnh.


+ Dùng màu hài hồ giữa nóng và
lạnh.


+ Dùng màu tương phản.


+ Dùng màu bổ túc.
+ Dùng màu rực rỡ.
+ Dùng màu trầm.


+ Dùng màu êm dịu nhã nhặn.
<b>Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập</b>


- GV cho HS tham gia trò chơi để
củng cố lại kiến thức vừa học.
- Gv nhận xét giừo học.


- Nêu cách sử dụng màu ở một số bài
vẽ.


<b> 3. Dặn dò:</b>


- Đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 12


Bài 12: Thường thức mĩ thuật


<b>MỘT SỐ CƠNG TRÌNH TIÊU BIỂU</b>


<b> CỦA MĨ THUẬT THỜI LÝ</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS hiểu sâu hơn về mĩ thuật thời Lý.



- HS nhận biết được một số cơng trình mĩ thật tiêu biểu.
- HS biết trân trọng nghệ thuật truyền thống.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

- Sách tham khảo.
b. HS:


- Sgk, vở ghi chép.


<b> 2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở


- Trị chơi củng cố.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b> 1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b> 2. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu chùa Một cột và tượng phật Adiđà</b>
<b>Hoạt động của GV và HS</b>



- GV giới thiệu hình ảnh chùa Một cột
và tượng phật Adiđà, tổ chức cho HS
thảo luận nhóm tìm hiểu về 2 cơng
trình mĩ thuật này.


- Gv chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm
trưởng, phát phiếu bài tập.


- Thời gian thảo luận 10 phút, sau khi
các nhóm thảo luận xong Gv mời đại
diện các nhóm trình bày kết quả,
nhóm khác nhận xét bổ sụng


- GV nhận xét chung và tóm tắt nội
dung chính.


<b>Nội dung</b>
<i><b>1. Chùa Một cột:</b></i>


- Còn gọi là chù Diên Hựu.
- Được xây dựng năm 1049.
- Cấu trúc:


+ Hình vng, mỗi chiều rộng 3m, đặt
trên một cột lớn (đường kính 1,25m)


+ Chùa được đặt giưa hồ hình vng,
xung quanh có lan can.



+ Chùa có nét cong mềm mại của mái,
nét khoẻ khoắn của cột.


<i><b>2. Tượng phật Adiđà:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i><b>Phiếu bài tập 1: ( Nhóm 1 và 2)</b></i>
+ Chùa được xây dựng ở đâu?
+ Được xây dựng năm nào?
+ Cấu trúc của chùa?


+ Nhận xét về đường nét của chùa
Một cột?


<i><b>Phiếu bài tập 2: (Nhóm 3 và 4)</b></i>
- Tượng Adiđà được đặt ở đâu?
- Tượng gồm có mấy phần? Miêu tả
lại các phần?


- Nhận xét về nhệ thuật thể hiện?


<i>* Phần tượng:</i>


+ Phật Adiđà ngồi xếp bàng, hai bàn
tay ngữa đặt chồng lên nhau. Dáng
ngồi thoải mái khơng gị bó.


+ Mình tượng thanh mãnh, uyển
chuyển rõ ràng.


+ Khuôn mặt phúc hậu dịu dàng.



<i>* Phần bệ:</i>


+ Tầng trên: tồ sen hình trịn, có hai
tầng cánh, cánh sen hình vng.
+ Tầng dưới: Đế tượng hình bát giác,
có chạm trổ nhiều hoạ tiết hình dây và
hình chữ S


<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình rồng thời Lý:</b>
- Gv giới thiệu hình rồng thời Lý, gợi


ý cho HS nhận xét:
+ Đặc điểm?


+ Ý nghĩa của hình tượng con rồng?


- HS trả lời Gv nhận xét bổ sung.


- Đặc điểm: Dáng dấp hiền hào mềm
mại, có hình chữ S, khơng có sừng.


+ Thân trịn và dài, uốn lượn nhịp
nhàng uyển chuyển, nhỏ dần về phía
sau.


- Ý nghĩa của hình tượng con rồng:
Tượng trưng cho quyền lực của nhà
vua.



<b>Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv cho HS chơi trò chơi để củng cố


lại kến thức vùa học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Gv nhận xét giờ học.


<b> 3. Dặn dò: </b>


- HS nhận biết được một số cơng trình mĩ thật tiêu biểu.
- HS biết trân trọng nghệ thuật truyền thống.


- Chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 13


Bài 13: Vẽ tranh

<b>ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS biết cách vẽ tranh đề tài, chọn được nội dung đề tài yêu thích.
- HS vẽ được tranh đề tài Bộ dội theo ý thích.


- HS thêm yêu quý và biết ơn các cô chú bộ đội.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>


a. GV


- Tranh ảnh về đề tài bộ đội.
- Bài vẽ của HS


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

- Sgk, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu...
<b> 2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b> 1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b> 2. Kiểm tra bài cũ:</b>
- Cách vẽ tranh đề tài.
<b> 3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài</b>
<b>Hoạt động của GV và HS</b>


- GV giới thiệu tranh ảnh về đề tài Bộ
đội, gợi ý cho HS tìm và chọn nội
dung đề tài.


+ Các hoạt động thường ngày của bộ
đội?



+ Trang pục của bộ đội?


+ Tại sao chúng ta phải yêu quý và
biết ơn các cô chú bộ đội?


- HS trả lời, Gv nhận xét và bổ sung


<b>Nội dung</b>


- Các hoạt động thường ngày cảu bộ
đội:


+ Tập luyện trên thao trường.
+ Vui chơi với thiếu nhi
+ Biểu diễn văn nghệ.
+ Giúp dân sản xuất.
+ Dạy học cho các em nhỏ


+ Khám chữa bệnh cho dân nghèo...


<b>Họat động 2: Cách vẽ tranh</b>
- GV hướng dẫn các bước vẽ tranh đề


tài Bộ đội, phân tích hình gợi ý cách
vẽ.


- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ của


HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


1. Vẽ các hình ảnh chính.
2. Vẽ thêm các hình ảnh phụ.
3. Vẽ màu theo ý thích


- Lưu ý: Màu trang phục của bộ đội
phải vẽ đúng.


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ.
- HS vẽ bài.


- Kích thước: giấy A4
- Chất liệu màu: Tự chọn
<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- GV chọn một số bài vẽ, gợi ý cho


HS nhạn xét.


- GV nhận xét chung và chấm điểm.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Nội dung phù hợp với đề tài.
- Bố cục hợp lý.



- Hình ảnh sinh động


- Màu sắc tươi sáng, độ đậm nhạt hài
hoà.


<b> 4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được cách vẽ tranh đề tài.
- Tiếp tục hoàn thiện bài vẽ.


- Chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 14


Bài 14: Vẽ trang trí


<b>TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS nắm được cách trang trí đường diềm.
- HS trang trí được đường diềm theo ý thích.


- HS biết ứng dụng của trang trí đường diềm trong cuộc sống.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV



- Một số bài trang trí đường diềm cơ bản đơn giản.
- Bài vẽ của HS


- Hình gợi ý cách vẽ.
b. HS:


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<b> 2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b> 1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b> 2. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của GV và HS</b>


- Gv gợi ý cho HS kể tên một số đồ
vật có trang trí đường diềm.


- Gv cho HS xem một số bài trang trí
đường diềm cơ bản, gợi ý cho HS
nhận xét:



+ Hoạ tiết là những hình gi?


+ Các hoạ tiết được sắp xếp như thế
nào?


+ Nhận xét về màu sắc của đường
diềm?


- HS trả lời Gv nhận xét bổ sung.


<b>Nội dung</b>


- Nội dung hoạ tiết: hoa lá, con vật,
hình học...


- Cách sắp xếp họa tiết:
+ Xen kẻ


+ Nhắc lại


- Màu sắc: Hoạ tiết giống nhau vẽ
màu giống nhau, màu hoạ tiết nổi bật.


<b>Họat động 2: Cách vẽ </b>
- GV hướng dẫn các bước vẽ trang trí


đường diềm, vẽ minh hoạ.
- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ của


các HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


1. Kẻ 2 đường thẳng song song, chia
thành các ô vuông bằng nhau.


2. Vẽ hoạ tiết


- Theo kiểu xen kẻ hoặc nhắc lại.
3. Vẽ màu:


- Hoạ tiết giống nhau vẽ màu giống
nhau.


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ.
- HS vẽ bài.


20cm x 5cm, chất liệu màu tự chọn.


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- GV chọn một số bài vẽ, gợi ý cho


HS nhận xét.


- GV nhận xét chung và chấm điểm.


<i>Nội dung đánh giá:</i>



- Hoạ tiết đẹp (3 điểm)


- Cách sắp xếp hoạ tiết hợp lý theo
kiẻu xen kẻ hoặc nhắc lại. (3 điểm)
- Màu sắc tươi sáng, độ đậm nhạt hài
hồ.(3 điểm)


- Trình bày sạch sẽ, bố cục trong tờ
giấy hợp lý.(1 điểm)


<b>4. Củng cố - Dặn dị:</b>


- HS nắm được cách vẽ trang trí đường diềm.
- Chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 15


Bài 15: Vẽ theo mẫu


<b>MẪU CĨ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU</b>


<b>( Tiết 1: Vẽ hình )</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS nhận biết cấu trúc của vật mẫu, so sánh được tỉ lệ của hai vật mẫu, sự thay đổ
hình dáng của vật mẫu khi nhìn ở các vị trí khác nhau.



- HS biết cách vẽ mẫu dạng hình trụ và hình cầu, vẽ được hình gần giống mẫu.
- HS nhận ra vẽ đẹp của vật mẫu thông qua bố cục, đường nét...


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Mẫu vẽ: hình trụ và hình cầu
- Bài vẽ của HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Giấy vẽ, bút chì


<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>
- Cách vẽ theo mẫu
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>



- Gv giới thiệu mẫu vẽ, gợi ý cho HS
tìm ra cách đặt mẫu với bố cục hợp
lý.


- GV đặt mẫu, gợi ý cho HS quan sát
nhận xét:


+ Nhận xét tỉ lệ của 2 vật vật mẫu?
+ Cấu trúc của hình cầu? Khi nhìn ở
các vị trí khác nhau hình dáng của
hình cầu có thay đổi khơng?


+ So sánh chiều cao và chiều rộng
của toàn bộ vật mẫu và của hình trụ
và hình cầu để xác định khung hình
chung và khung hình riêng?


<b>Nội dung</b>


- Tỉ lệ : Hình trục cao gấp 2 lần hình
cầu, chiều rộng cảu hình trụ lớn hơn
hình cầu.


- Hình cầu có cấu trúc là một khối
trịn nên hình dáng của có sẽ khơng
thay đổi khi nhìn ở các vị trí khác
nhau.


- Khung hình chung có thể thay đổi


khi nhìn ở các vị trí khác nhau: Hình
chữ nhật nằm hoặc hình vng.
- Khung hình riêng:


+ Hình trụ: Hình chữ nhật.
+ Hình cầu: Hình vng.
<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>


- Gv hướng dẫn các bước vẽ mẫu
dạng hình trụ và hình cầu, vẽ minh
hoạ.


- Hs quan sát.


- Gv cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


<i>1. Vẽ khung hình chung và riêng:</i>


- Vẽ bằng các nét thẳng, nhạt.


<i>2. Vẽ phác hình:</i>


- Vẽ phác các nét chính của vật mẫu
bằng các nét thẳng, nhạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- HS nhắc lại cách vẽ.


- Dùng các nét cong, thẳng để hồn
thiện hình vẽ.



<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- Gv nêu yêu cầu, bao quát lớp và


hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ.
- HS vẽ bài.


- Vẽ mẫu dạng hình trụ và hình cầu.
(Vẽ hình)


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv chọn một số bài vẽ, gợi ý cho


HS nhận xét.


- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Bố cục
- Hình vẽ
- Nét vẽ


<b>4. Củng cố - Dặn dò:</b>
- Cách vẽ theo mẫu
- Chuẩn bị bài sau
Ngày soạn:


Ngày day:


Tiết thứ: 16


Bài 16: Vẽ theo mẫu


<b>MẪU DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU</b>


<b>( Tiết 2: Vẽ đậm nhạt )</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS biết nhận xét độ đậm nhạt và của vật mẫu.
- HS thể hiện được độ đậm nhạt gần giống mẫu.


- HS cảm nhận được vẽ đẹp của bài vẽ thông qua bố cục, đường nét
và độ đậm nhạt.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Mẫu vẽ: hình trụ và hình cầu
- Bài vẽ của HS.


- Giấy vẽ, bút chì.
b. HS


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp


- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Cách đậm nhạt bài vẽ theo mẫu
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- Gv bày mẫu với bố cục giống bài
15, gợi ý cho HS nhận xét:


+ Phân tích độ đậm nhạt của mẫu?
+ Có mấy độ đậm nhạt chính?
- HS trả lời GV nhận xét bổ sung.


<b>Nội dung</b>


- Có 3 độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm
vừa, nhạt.


- Vật nằm ở trước diễn tả rõ hơn.
- Khi vẽ cần chú ý đến các bóng đổ
của vật mẫu.



<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>
- GV hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt,


vẽ minh hoạ.
- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


<i>1. Vẽ phác các mảng đậm nhạt:</i>


- Vẽ theo cấu trúc của vật mẫu.


<i>2. Vẽ đậm nhạt:</i>


- Vẽ các mảng lớn trước.
- Lên dần dần dần từng lớp.


- Diễn tả được 3 độ đậm nhạt chính:
Đậm, đậm vừa, nhạt.


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- GV nêu yêu cầu, bao quát lớp và


hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ
màu.



- HS vẽ bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv chọn một số bài vẽ gợi ý cho


HS nhận xét


- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Bố cục
- Hình vẽ
- Độ đậm nhạt


<b> 4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được cách vẽ theo mẫu
- Chuẩn bị bài sau


Ngày soạn:
Ngày day:
Tiết thứ: 17


Bài 17: Vẽ tranh

<b>ĐỀ TÀI TỰ DO</b>


<b>(Kiểm tra học kỳ I)</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>



- Củng cố lại cách vẽ tranh cho HS.


- HS vẽ được tranh đề tài tự do theo ý thích.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV:


- Tranh vẽ về các đề tài khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ.


b. HS:


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Vấn đáp
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b> 1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số.
<b> 2. Các hoạt động:</b>


- GV cho HS xem một số tranh vẽ, gọi ý cho HS chọ nội dung đề tài phù hợp.
- GV gọi một số HS nhắc lại cách vẽ tranh đề tài.


- GV phát đề kiểm tra, bao quát lớp.


<i><b>Đề bài: Em hãy vẽ tranh đề tài tự do theo ý thích, kích thước giấy A4, chất liệu </b></i>
màu tự chọn.



- Sau khi HS làm bài xong Gv thu bài, nhận xét và cho điểm.
- Thang điểm:


+ Bố cục hợp lý (3 điểm)
+ Hình ảnh sinh động (3 điểm)


+ Màu sắc và độ đậm nhạt hài hồ (3 điểm)
+ Trình bày sạch sẽ (1 điểm)


<b>3 Dặn dò:</b>


- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:


Ngày dạy:
Tiết thứ: 18


Bài 18: Vẽ trang trí


<b>TRANG TRÍ HÌNH VNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS nắm được cách trang trí hình vng cơ bản.
- HS trang trí được hình vng theo ý thích.


- HS nhận thấy vẽ đẹp của bài trang trí hình vng và ứng dụng của nó trong cuộc
sống.



<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Một số bài trang trí hình vng cơ bản đơn giản.
- Bài vẽ của HS


- Hình gợi ý cách vẽ.
b. HS:


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Trực quan
- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b> 1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b> 2. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của GV và HS</b>


- Gv gợi ý cho HS kể tên một số đồ
vật hình vng có trang trí .


- Gv cho HS xem một số bài trang trí
hình vng cơ bản, gợi ý cho HS


nhận xét:


+ Hoạ tiết là những hình gì?


+ Các hoạ tiết được sắp xếp như thế
nào?


+ Nhận xét về màu sắc và cáh vẽ màu
của hình vng?


- HS trả lời Gv nhận xét bổ sung.


<b>Nội dung</b>


- Nội dung hoạ tiết: hoa lá, con vật,
hình học...


- Cách sắp xếp họa tiết:


+ Đối xứng qua các trục ngang, dọc
và chéo.


+ Hoạ tiết chính ở giữa và vẽ lớn hơn.
Hoạ tiết phụ ở bốn góc.


- Màu sắc: Cũng được vẽ theo nguyên
tắc đối xứng. Hoạ tiết giống nhau vẽ
màu giống nhau, màu hoạ tiết chính
nổi bật.



<b>Họat động 2: Cách vẽ </b>
- GV hướng dẫn các bước vẽ trang trí


đường diềm, vẽ minh hoạ.
- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ của
các HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


1. Vẽ hình vng, kẻ các trục đối
xứng (trục ngang, dọc và chéo).
2. Vẽ hoạ tiết


- Theo nguyên tắc đối xứng qua các
trục.


- Hoạ tiết hoa, lá, con vật, hình học...
3. Vẽ màu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Gv nêu yêu cầu, bao quát lớp và
hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ.
- HS vẽ bài.


- Trang trí hình vng kích thước
15cm x 15cm, chất liệu màu tự chọn.


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- GV chọn một số bài vẽ, gợi ý cho



HS nhận xét.


- GV nhận xét chung và chấm điểm.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Hoạ tiết đẹp.


- Cách sắp xếp hoạ tiết hợp lý.


- Màu sắc tươi sáng, độ đậm nhạt hài
hồ.


- Trình bày sạch sẽ, bố cục trong tờ
giấy hợp lý.


<b> 4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được cách vẽ trang trí hình vng và ứng dụng của nó.
- Chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 19


Bài 19: Thường thức mĩ thuật


<b>TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của tranh dân gian Việt Nam.
- HS phân biệt được 2 dòng tranh dân gian nổi tiếng.


- HS biết trân trọng và giữ gìn nghệ thuật truyền thống dân tộc.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Một số tranh dân gian Việt Nam.
- Sgk, tài liệu tham khảo.


b. HS:


- Sgk, vở ghi chép.


<b> 2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Thuyết trình.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b> 1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b> 2. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc tranh dân gian Việt nam</b>
<b>Hoạt động của GV và HS</b>



- GV giới thiệ một số tranh dân gian
Việt nam, yêu cầu HS nghiên cứu sgk
và trả lời câu hỏi:


+ Tranh dân gian có từ bao giờ?
+ Do ai làm ra?


+ Tại sao còn được gọi là tranh Tết?
- HS trả lời GV nhận xét và bổ sung.


<b>Nội dung</b>


- Tranh dân gian có từ lâu đời.


- Do các nghệ nhân nông dân làm ra.
- Tranh thường được treo vào dịp Tết
nên còn gọi là tranh Tết.


- Tranh dân gian có đặc điểm: màu
sắc tươi sáng, nét vẽ khoẻ khoắn hồn
nhiên.


<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật làm tranh dân gian</b>
- GV trình bày kỹ thuật làm tranh dân


gian, phân tích 2 bức tranh của hai
dịng tranh Đơng Hồ và Hành Trống
để minh hoạ.



- HS quan sát.


<i>1. Tranh Đông Hồ:</i>


- Tranh khắc bản nét lên gỗ, mỗi màu
được in bằng một bản khắc, có thể in
ra nhiều bản, vì vậy tranh có đường
nét chắc khoẻ, màu sắc tươi sáng.
- Màu sắc được lấy chủ yếu từ thiên
nhiên.


<i>2. Tranh Hàng Trống:</i>


- Khắc bản nét lên gỗ, in bản nét ra
giấy (nhiều bản) và trực tiếp tơ màu,
vì vậy tranh có đường nét mềm mại,
màu sắc hài hồ tươi sáng.


<b>Hoạt động 3: Đề tài của tranh dân gian</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

gian, gợi ý cho HS tìm hiểu về một số
đề tài của tranh dân gian.


+ Hãy nêu một số đề tài của tranh dân
gian Việt nam?


- GV cho HS xem các búc tranh tiêu
biểu cho mỗi đề tài.


ấm no và hạnh phúc ( Đại cát, Vinh


hoa phú quý...)


- Đề tài sinh hoạt vui chơi: Bịt mắt bắt
dê, đấu vật, múa rồng...


- Đề tài lao động sản xuất: Đi bừa, Gà
mái, Lợn nái...


- Đề tài lịch sử: Bà Triệu, Hai bà
Trưng...


- Đề tài trào lộng phê phán: Đánh
ghen, Đám cưới chuột...


- Tín ngưỡng: Phật bà quan âm, Ngũ
hổ...


<b>Hoạt động 4: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian</b>
- GV gợi ý cho HS đọc sách gk, nêu


vài nét về giá trị nghệ thuật của tranh
dân gian.


- HS trả lời GV nhận xét bổ sung và
tóm tắt nội dung chính.


- Mang đậm bản sắc dân tộc.


- Mang nét hồn nhiên hìa hồ giữa ý
tứ và bố cục, nét vẽ và màu sắc.



- Hình tượng mang tính khái qt cao,
bố cục ước lệ chặt chẽ.


- Khai thác màu sắc trong thiên nhiên.


<b>Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập</b>
- GV đặt một số câu hỏi củng cố lại


kiến thức vừa học.
- GV nhận xét giờ học.


- Kỹ thuật làm tranh dân gian.
- Đề tài tranh dân gian.


- Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian
Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

- HS biêt trân trọng nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
- Chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 20


Bài 20: Vẽ theo mẫu


<b>MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT</b>


<b>( Tiết 1: Vẽ hình )</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS nhận biết cấu trúc của vật mẫu, so sánh được tỉ lệ của hai vật mẫu, sự thay đổ
hình dáng của vật mẫu khi nhìn ở các vị trí khác nhau.


- HS biết cách vẽ mẫu dạng hình trụ và hình cầu, vẽ được hình gần giống mẫu.
- HS nhận ra vẽ đẹp của vật mẫu thông qua bố cục, đường nét...


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Mẫu vẽ: Cái ca và quả
- Bài vẽ của HS.


- Giấy vẽ, bút chì.
b. HS


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số


<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>
- Cách vẽ theo mẫu
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- Gv giới thiệu mẫu vẽ, gợi ý cho HS
tìm ra cách đặt mẫu với bố cục hợp
lý.


- GV đặt mẫu, gợi ý cho HS quan sát
nhận xét:


+ Nhận xét tỉ lệ của 2 vật vật mẫu?
+ Quả có dạng hình gì? Khi nhìn ở
các vị trí khác nhau hình dáng của
hình cầu có thay đổi khơng?


+ So sánh chiều cao và chiều rộng
của toàn bộ vật mẫu và của ca và quả
để xác định khung hình chung và
khung hình riêng?


<b>Nội dung</b>


- Tỉ lệ : Ca cao gấp 2 lần hình quả,
chiều rộng của ca lớn hơn quả
1,5lần.



- Quả có cấu trúc là một khối trịn
nên hình dáng của có sẽ khơng thay
đổi khi nhìn ở các vị trí khác nhau.
- Khung hình chung có thể thay đổi
khi nhìn ở các vị trí khác nhau: Hình
chữ nhật nằm hoặc hình vng.
- Khung hình riêng:


+ Ca: Hình chữ nhật.
+ Quả: Hình vng.


<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>
- Gv hướng dẫn các bước vẽ mẫu có


hai đồ vật, vẽ minh hoạ.
- Hs quan sát.


- Gv cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


<i>1. Vẽ khung hình chung và riêng:</i>


- Vẽ bằng các nét thẳng, nhạt.


<i>2. Vẽ phác hình:</i>


- Vẽ phác các nét chính của vật mẫu
bằng các nét thẳng, nhạt.



<i>3. Vẽ chi tiết:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

thiện hình vẽ.


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- Gv nêu yêu cầu, bao quát lớp và


hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ.
- HS vẽ bài.


- Vẽ cái ca và quả.
(T1Vẽ hình)


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv chọn một số bài vẽ, gợi ý cho


HS nhận xét.


- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Bố cục
- Hình vẽ
- Nét vẽ


<b>4. Củng cố - Dặn dò:</b>
- Cách vẽ theo mẫu


- Chuẩn bị bài sau
Ngày soạn:


Ngày day:
Tiết thứ: 21


Bài 21: Vẽ theo mẫu


<b>MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT</b>


<b>( Tiết 2: Vẽ đậm nhạt )</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS biết nhận xét độ đậm nhạt và của vật mẫu.
- HS thể hiện được độ đậm nhạt gần giống mẫu.


- HS cảm nhận được vẽ đẹp của bài vẽ thông qua bố cục, đường nét
và độ đậm nhạt.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Mẫu vẽ: Cái ca và quả
- Bài vẽ của HS.


- Giấy vẽ, bút chì.
b. HS


- Giấy vẽ, bút chì



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Trực quan
- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Cách đậm nhạt bài vẽ theo mẫu
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- Gv bày mẫu với bố cục giống bài
15, gợi ý cho HS nhận xét:


+ Phân tích độ đậm nhạt của mẫu?
+ Có mấy độ đậm nhạt chính?
- HS trả lời GV nhận xét bổ sung.


<b>Nội dung</b>


- Có 3 độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm
vừa, nhạt.



- Vật nằm ở trước diễn tả rõ hơn.
- Khi vẽ cần chú ý đến các bóng đổ
của vật mẫu.


<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>
- GV hướng dẫn cách vẽ đậm nhạt,


vẽ minh hoạ.
- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


<i>1. Vẽ phác các mảng đậm nhạt:</i>


- Vẽ theo cấu trúc của vật mẫu.


<i>2. Vẽ đậm nhạt:</i>


- Vẽ các mảng lớn trước.
- Lên dần dần dần từng lớp.


- Diễn tả được 3 độ đậm nhạt chính:
Đậm, đậm vừa, nhạt.


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- GV nêu yêu cầu, bao quát lớp và



hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ
màu.


- HS vẽ bài.


- Vẽ cái ca và quả.
(Vẽ đậm nhạt)


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

- Gv chọn một số bài vẽ gợi ý cho
HS nhận xét


- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Bố cục
- Hình vẽ
- Độ đậm nhạt


<b> 4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được cách vẽ theo mẫu
- Chuẩn bị bài sau


Ngày soạn:
Ngày day:
Tiết thứ: 22


Bài 22: Vẽ tranh



<b>ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS tìm được nội dung đề tài yêu thích, biết cách vẽ tranh đề tài.
- HS vẽ được tranh đề tài Ngày Tết và mùa xuân theo ý thích.
- HS thêm yêu quý truyền thống dân tộc và quê hương đất nước.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Tranh ảnh về ngày Tết và mùa xuân.
- Bài vẽ của HS.


- Giấy vẽ, bút chì.
b. HS


- Giấy vẽ, bút chì


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>


- Cách vẽ tranh đề tài.
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- GV cho HS tranh ảnh về ngày Tết
và mùa xuân, gợi ý cho HS tìm và
chọn nội dung đề tài:


+ Những hoạt động thường diễn ra
trong những ngày Tết?


+ Khơng khí ngày Tết và mùa xuân
như thế nào?


+ Màu sắc ra sao?
...


- HS trả lời Gv nhận xét bổ sung.


<b>Nội dung</b>


- Các hoạt động thường diễn ra trong
dịp Tết đến xuân về:


+ Chợ Tết.


+ Đi chơi Tết, chúc Tết.



+ Tổ chức các trị chơi dân gian.


+ Khơng khí vui tươi phấn khởi.
+ Màu sắc tươi mới rực rỡ.


<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>
- GV hướng dẫn cách vẽ tranh đề tài


ngày Tết và mùa xuân, vẽ minh hoạ.
- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


<i>1. Tìm bố cục:</i>


- Tìm mảng chính mảng phụ sao cho
hài hồ hợp lý.


<i>2. Vẽ hình ảnh:</i>


- Hình ảnh sinh động, phù hợp với nội
dung đề tài đã chọn.


<i>3. Vẽ màu:</i>


- Tươi sáng, rực rỡ, có đậm nhạt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

- GV nêu yêu cầu, bao quát lớp và
hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ tranh
đề tài.


- HS vẽ bài.


- Vẽ tranh đề tài ngày Tết và mùa
xuân theo ý thích.


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv chọn một số bài vẽ gợi ý cho HS


nhận xét


- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Bố cục
- Hình ảnh
- Màu sắc


<b>4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được cách vẽ tranh đề tài.


- HS thêm yêu quý truyền thống dân tộc và quê hương đất nước.
- Chuẩn bị bài sau



Ngày soạn:
Ngày day:
Tiết thứ: 23


Bài 23: Vẽ trang trí


<b>KẺ CHỮ IN HOA NÉT ĐỀU</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS biết đặc điểm của chữ in hoa nét đều và ứng dụng của nó.
- HS kẻ được một dòng chữ in hoa nét đề đơn giản.


- HS nhận biết được vẽ đẹp của chữ in hoa nét đều.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Bảng chữ cái chữ in hoa nét đều, một số khẩu hiệu, bìa sách báo bằng chữ in hoa nét
đều.


- Bài vẽ của HS.
- Giấy vẽ, bút chì.
b. HS


- Giấy vẽ, bút chì


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Trực quan
- Vấn đáp


- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- GV giới thiệu một số câu khẩu hiệu,
bảng chữ cái chữ in hoa nét đều, gợi ý
cho HS nhận xét:


+ So sánh độ dày các nét chữ?
+ Chiều rộng của các chữ cái bằng
nhau hay khác nhau?


+ Chữ nào có chiều rộng lớn nhất?
+ Chữ nào có chiều rộng nhỏ nhất?
+ Chiều cao của các chữ cái trong một
dòng chữ bằng nhau hay khác nhau?
+ Chữ in hoa nét đều thường dùng để
làm gì?


- GV nêu các kết luận.


<b>Nội dung</b>



- Đặc điểm của chữ in hoa nét đều:
Độ dày các nét chữ đều bằng nhau.
- Chiều rộng của các chữ cái không
giống nhau: Hẹp nhất là các chữ: I, L,
T..Rộng nhất là các chữ: O, M, G, Q...


- Chữ in hoa nét đều chắc khoẻ, rõ
ràng nên thường dùng để kẻ khẩu
hiệu, vẽ tranh cổ động, in bìa sách
báo.


<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>


- GV hướng dẫn cách kẻ chữ in hoa
nét đều, vẽ minh hoạ.


- Ước lượng chiều dài của dòng chữ,
kẻ hai đường thẳng song song.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


chữ để kẻ, tất cả các nét chữ có độ dày
bằng nhau.



- Vẽ màu: Vẽ màu nền trước rồi vẽ
màu chữ sau hoặc ngược lại. Màu chữ
phải nổi bật.


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- GV nêu yêu cầu, bao quát lớp và


hướng dẫn thêm cho HS cách kẻ chữ
in hoa nét thanh nét đậm.


- HS vẽ bài.


- Kẻ dòng chữ HỌC TỐT bằng kiểu
chữ in hoa nét đều và vẽ màu.


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv chọn một số bài vẽ gợi ý cho HS


nhận xét


- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Bố cục


- Tỉ lệ các chữ cái.
- Màu sắc



<b>4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được cách kẻ chữ in hoa nét đều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 24


Bài 24: Thường thức mĩ thuật


<b>GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Củng cố thêm cho HS những kiến thức cơ bản về hai dịng tranh dân gian Đơng Hồ
và Hàng Trống.


- HS phân biệt được 2 dòng tranh dân gian nổi tiếng.


- HS biết trân trọng và giữ gìn nghệ thuật truyền thống dân tộc.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b> 1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV


- Một số tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống.
- Sgk, tài liệu tham khảo.


b. HS:



- Sgk, vở ghi chép.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

- Vấn đáp
- Gợi mở
- Thuyết trình.
- Hoạt động nhóm.


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b> 1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b> 2. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu một số bức tranh dân gian tiêu biểu</b>
<b>Hoạt động của GV và HS</b>


- GV giới thiệu 4 bức tranh cần tìm
hiểu, tổ chức cho HS hoạt động
nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, phát
PBT, thời gian thảo luận là 8 phút.
- Sau khi các nhóm thảo luận xong
GV mời đại diện các nhóm trình bày
kết quả, HS nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và trình bày tóm tắt các
nội dung chính.


<i>PBT1: (Nhóm 1 và 2)</i>


1. Tranh Gà đại cát thuộc dịng tranh
dân gian nào? Vẽ về đề tài gì?



2. Em hãy nêu nội dung của bức
tranh?


3. Hãy nhận xét về bố cục, đường nét,
màu sắc của bức tranh?


<i>PBT2: (Nhóm 3 và 4)</i>


1. Tranh Chợ q thuộc dịng tranh
dân gian nào? Vẽ về đề tài gì?
2. Em hãy nêu nội dung của bức
tranh?


3. Hãy nhận xét về bố cục, đường nét,
màu sắc của bức tranh?


- GV cho HS xem tranh Đám cưới
chột và Phật bà quan âm, gợi ý cho
HS tìm hiểu về:


+ Tranh thuộc dòng tranh nào?


<b>Nội dung</b>


<i>1. Tranh Gà đại cát:</i>


- Tranh Đông Hồ.
- Đề tài chúc tụng.



- Nội dung: Gà trống tượng trưng cho
sự thịnh vượng và những đức tính tốt
đẹp của người đàn ông.


- Bố cục chặt chẽ và cân đối.


- Đường nét chắc khoẻ và đơn giản.
- Màu sắc tươi sáng hài hoà.


<i>2. Tranh Chợ quê:</i>


- Tranh Hàng Trống.
- Đề tài sinh hoạt.


- Nội dung: Vẽ một phên chợ quê
nhộn nhịp, nhiều người bán kẻ mua,
nhiều tầng lớp xã hội.


- Bố cục chặt chẽ.


- Đường nét mềm mại tinh tế.
- Màu sắc tươi sáng.


3<i>. Tranh Đám cưới chuột:</i>


- Tranh Đông Hồ.


- Đề tài phê phán tệ nạn xã hội.


- Nội dung: Tranh vẽ đám cưới chuột


đơng vui náo nhiệt, nhưng vì sợ vua
mèo đến quyấy phá nên phải dâng
cống vật lên cho vua mèo để được êm
ấm.


<i>4. Tranh Phật bà quan âm:</i>


- Tranh Hàng Trống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

+ Nội dung của bức tranh?
+ Đề tài?


+ Nhận xét về bố cục, đường nét, màu
sắc?


- Gv tóm tắt nội dung chính.


Nội dung: Phật bà toạ tên toà sen hiền
từ phúc hậu, ánh hào quang rực rỡ, hai
bên có Tiên Đồng và Ngọc Nữ đứng
hầu.


- Bố cục chặt chẽ, cân đối.
- Đường nét mềm mại tinh tế.
- Màu sắc tươi sáng, hài hoà.
<b>Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập</b>


- GV tổ chức cho HS tham gia trị
chơi Đốn tên tranh để củng cố lại
kiến thức vừa học.



- GV nhận xét giờ học.


- Đoán tên tranh và xuất xứ.


<b>4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS biêt trân trọng nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
- Chuẩn bị bài sau.


Ngày soạn:
Ngày day:
Tiết thứ: 25


Bài 25: Vẽ tranh


<b>ĐỀ TÀI MẸ CỦA EM</b>


<b>(Kiểm tra 1 tiết)</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS tìm được nội dung đề tài yêu thích, biết cách vẽ tranh đề tài.
- HS vẽ được tranh đề tài Mẹ của em theo ý thích.


- HS thêm yêu quý và biết ơn mẹ.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV



- Tranh ảnh về đề tài Mẹ của em.
- Bài vẽ của HS.


- Giấy vẽ, bút chì.
b. HS


- Giấy vẽ, bút chì


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- Vấn đáp
- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>2. Kiểm tra bài cũ:</b>
- Cách vẽ tranh đề tài.
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- GV cho HS tranh ảnh về đề tài Mẹ
của em, gợi ý cho HS tìm và chọn nội
dung đề tài:


+ Các cơng việc hằng ngày của mẹ?
+ Tình cảm của mẹ đối với các con và
mọi người trong gia đình?



- HS trả lời Gv nhận xét bổ sung.


<b>Nội dung</b>


- Các công việc hằng ngày của mẹ:
Làm ruộng, nấu cơm, giặt áo quần,
chăm sóc các con, dạy học, làm việc
trong nhà máy...


- Mẹ ln u thương chăm sóc mọi
người trong gia đình, đặc biệt là đối
với các con...


<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>
- GV hướng dẫn cách vẽ tranh đề tài


Mẹ của em, vẽ minh hoạ.
- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


<i>1. Tìm bố cục:</i>


- Tìm mảng chính mảng phụ sao cho
hài hồ hợp lý.



<i>2. Vẽ hình ảnh:</i>


- Hình ảnh sinh động, phù hợp với nội
dung đề tài đã chọn.


<i>3. Vẽ màu:</i>


- Tươi sáng, rực rỡ, có đậm nhạt.


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- GV nêu yêu cầu, bao quát lớp và


hướng dẫn thêm cho HS cách vẽ tranh
đề tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

- HS vẽ bài.


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv chọn một số bài vẽ gợi ý cho HS


nhận xét


- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Bố cục hợp lý 3 điểm.


- Hình ảnh sinh động, phù hợp với nội


dung đề tài 3 điểm.


- Màu sắc tươi sáng hài hoà 3 điểm.
- Trình bày sạch sẽ 1 điểm.


<b>4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được cách vẽ tranh đề tài.
- HS thêm yêu quý và biết ơn mẹ.
- Chuẩn bị bài sau


Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết thứ: 26


Bài 26: Vẽ trang trí


<b>KẺ CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM</b>



<b>I. MỤC TIÊU</b>


- HS biết đặc điểm của chữ in hoa nét thanh nét đậm và ứng dụng của nó.
- HS kẻ được một dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đơn giản.


- HS nhận biết được vẽ đẹp của chữ in hoa nét thanh nét đậm.
<b>II. CHUẨN BỊ</b>


<b>1. Đồ dùng dạy - học:</b>
a. GV



- Bảng chữ cái chữ in hoa nét thanh nét đậm, một số khẩu hiệu, bìa sách báo bằng chữ
in hoa nét thanh nét đậm.


- Bài vẽ của HS.
- Giấy vẽ, bút chì.
b. HS


- Giấy vẽ, bút chì


<b>2. Phương pháp dạy - học:</b>
- Trực quan


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

- Gợi mở
- Luyện tập


<b>III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>
<b>1. Ổn định tổ chức:</b>


- Kiểm tra sĩ số
<b>3. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1: Quan sát nhận xét</b>
<b>Hoạt động của Gv và HS</b>


- GV giới thiệu một số câu khẩu hiệu,
bảng chữ cái chữ in hoa nét thanh nét
đậm, gợi ý cho HS nhận xét:


+ So sánh độ dày các nét chữ?
+ Chiều rộng của các chữ cái bằng


nhau hay khác nhau?


+ Chữ nào có chiều rộng lớn nhất?
+ Chữ nào có chiều rộng nhỏ nhất?
+ Chiều cao của các chữ cái trong một
dòng chữ bằng nhau hay khác nhau?
+ Chữ in hoa nét thanh nét đậm
thường dùng để làm gì?


- GV nêu các kết luận.


<b>Nội dung</b>


- Đặc điểm của chữ in hoa nét thanh
nét đậm: Độ dày các nét chữ không
bằng nhau, trong một chữ cái vừa có
các nét thanh (nét nhỏ) vừa có các nét
đậm (nét to).


- Chiều rộng của các chữ cái không
giống nhau: Hẹp nhất là các chữ- Nét
thanh là những nét xiên từ phải sang
trái và nét ngang.


- Nét đậm là những nét thẳng đứng và
nét xiên từ trái sang phải.


- Kiểu chữ này có thể có chân hoặc
khơng chân.



- Kiểu chữ này dùng để trình bày bìa
sách, khẩu hiệu...: I, L, T..Rộng nhất
là các chữ: O, M, G, Q...


- Chữ in hoa nét thanh nét đậm rõ
ràng, khoẻ khoắn nên thường dùng để
kẻ khẩu hiệu, in bìa sách báo...


<b>Hoạt động 2: Cách vẽ</b>


- GV hướng dẫn cách kẻ chữ in hoa
nét đều, vẽ minh hoạ.


- Ước lượng chiều dài của dòng chữ,
kẻ hai đường thẳng song song.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

- HS quan sát.


- GV cho HS tham khảo bài vẽ của
HS năm trước.


- HS nhắc lại cách vẽ.


bằng một nửachiều rộng chữ cái.
- Kẻ chữ: Xác định độ dày chủ các nét
chữ để kẻ, xác định đúng vị trí các nét
thanh và nét đậm trong chữ cací để
kẻ.


- Vẽ màu: Vẽ màu nền trước rồi vẽ


màu chữ sau hoặc ngược lại. Màu chữ
phải nổi bật.


<b>Hoạt động 3: Luyện tập</b>
- GV nêu yêu cầu, bao quát lớp và


hướng dẫn thêm cho HS cách kẻ chữ
in hoa nét thanh nét đậm.


- HS vẽ bài.


- Kẻ dòng chữ HỌC TỐT bằng kiểu
chữ in hoa nét thanh nét đậm và vẽ
màu.


<b>Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập</b>
- Gv chọn một số bài vẽ gợi ý cho HS


nhận xét


- Gv nhận xét chung và xếp loại bài
vẽ.


<i>Nội dung đánh giá:</i>


- Bố cục


- Tỉ lệ các chữ cái.
- Màu sắc



<b>4. Củng cố - Dặn dò:</b>


- HS nắm được cách kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm.


</div>

<!--links-->

×