Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Sinh thái thủy sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN THỦY SẢN

BÀI GIẢNG

SINH THÁI THỦY SINH VẬT
NGÀNH TRUNG CẤP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

BIÊN SOẠN: VÕ THANH TÂN

NĂM 2010


MỤC LỤC
Chương 1. Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1 Sinh thái học....................................................................................................... 1
1.2 Phân loại sinh thái học ....................................................................................... 2
1.3 Những khái niệm sinh thái học cơ bản............................................................... 2
Chương 2. Các nhóm sinh vật ở nước và môi trường sống của chúng ............................. 6
2.1 Các nhóm sinh vật ở nước.................................................................................. 6
2.2 Nước – môi trường sống thuận lợi cho thủy sinh vật......................................... 6
2.3 Một số yếu tố sinh thái chính trong mơi trường nước........................................ 7
2.4 Các loại hình thủy vực ..................................................................................... 14
2.5 Một số nét đặc trưng về khu hệ sinh vật dưới nước......................................... 16
Chương 3. Sinh thái học cá thể thủy sinh vật.................................................................. 19
3.1 Di động của thủy sinh vật ................................................................................ 19
3.2 Dinh dưỡng của thủy sinh vật .......................................................................... 21
3.3 Trao đổi nước và muối của thủy sinh vật......................................................... 23
3.4 Trao đổi khí ở thủy sinh vật ............................................................................. 25
3.5 Sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật ..................................................... 26


3.6 Sinh sản của thủy sinh vật................................................................................ 28
3.7 Di cư của thủy sinh vật .................................................................................... 29
Chương 4. Đời sống sinh vật trong quần thể, quần xã và hệ sinh thái............................ 31
4.1 Quần thể thủy sinh vật ..................................................................................... 31
4.2 Quần xã thủy sinh vật....................................................................................... 34
4.3 Hệ sinh thái ...................................................................................................... 35
Chương 5. Năng suất sinh học của thủy vực................................................................... 38
5.1 Ý nghĩa nghiên cứu năng suất sinh học thủy vực ............................................ 38
5.2 Chu trình vật chất trong thủy vực .................................................................... 38
5.3 Năng suất sinh học thủy vực ............................................................................ 39
5.4 Các biện pháp nâng cao năng suất sinh học thủy vực...................................... 40
Chương 6. Các hệ sinh thái cơ bản của thủy quyển ........................................................ 42
6.1 Hệ sinh thái biển và đại dương ........................................................................ 42
6.2 Hệ sinh thái nước ngọt nội địa ......................................................................... 56
Tài liệu tham khảo........................................................................................................... 61


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 SINH THÁI HỌC
1.1.1 Khái niệm về sinh thái học
Sinh thái học là một khoa học cơ bản trong sinh vật học, nghiên cứu các mối quan
hệ của sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường ở mọi tổ chức, từ cá thể, quần thể
đến quần xã sinh vật và hệ sinh thái.
Thuật ngữ sinh thái học (Ecology) được Haeckel dùng lần đầu tiên vào năm 1869.
Thuật ngữ sinh thái học bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp – Oikos, nghĩa là nhà hay nơi ở, cịn
logos là mơn học, sinh thái học là khoa học nghiên cứu về “nhà”, “nơi ở” hay rộng hơn,
là môi trường sống của sinh vật, phản ảnh nội dung cơ bản của định nghĩa trên.
1.1.2 Đối tượng nghiên cứu của sinh thái học
Đối tượng nghiên cứu tất cả các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường:

- Nghiên cứu đặc điểm của các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến đời sống của
các sinh vật và sự thích nghi của chúng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
- Nghiên cứu nhịp điệu sống của cơ thể liên quan đến các chu kỳ ngày đêm và
các chu kỳ địa lý của quả đất và sự thích ứng của các sinh vật.
- Nghiên cứu điều kiện hình thành quần thể, những đặc điểm cơ bản và mối quan
hệ trong nội bộ quần thể (như phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản, tử vong…) giữa
quần thể với môi trường thể hiện trong sự biến động và điều chỉnh số lượng cá thể.
- Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc của các quần xã, mối quan hệ giữa trong nội
bộ quần thể khác nhau, quá trình biến đổi của các quần xã theo khơng gian và thời gian
qua các loại hình diễn thế.
- Nghiên cứu sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quần xã, giữa quần xã
và ngoại cảnh, thể hiện trong các chuỗi và lưới thức ăn, các bậc dinh dưỡng và sự hình
thành những hình tháp sinh thái về số lượng và năng lượng.
- Nghiên cứu những nhân tố vô cơ cần thiết cho sinh vật, tham gia vào chu trình
sinh địa hố trong thiên nhiên; từ đó xác định rõ mối tương quan trong hệ sinh thái để
nghiên cứu năng suất sinh học của các hệ sinh thái khác nhau.
- Nghiên cứu cấu trúc của sinh quyển gồm những hệ sinh thái lớn trên trái đất,
cung cấp những hiểu biết tương đối đầy đủ về thế giới của chúng ta.
1.1.3 Ý nghĩa và vai trò của sinh thái học
Cũng như các khoa học khác, những kiến thức về sinh thai học đã và đang đóng
góp to lớn cho nền văn minh của nhân loại trên cả hai khía cạnh: lý luận và thực tiến.
Cùng với các lĩnh vực khác trong sinh học, sinh thái học giúp chúng ta ngày càng
hiểu biết sâu về bản chất của sự sống trong mối tương tác với các yếu tố của mơi
trường. Sinh thái học cịn tạo nên những ngun tắc và định hướng cho hoạt động của
con người đối với tự nhiên để không làm hủy hoại đến đời sống của sinh giới và chất
lượng của môi trường.

1



Trong cuộc sống, sinh thái học đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hoạt động
như:
- Nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng trên cơ ở cải tạo các điều kiện sống
của chúng.
- Hạn chế và tiêu diệt các địch hại, bảo vệ đời sống cho vật nuôi, cây trồng và
đời sống của con người.
- Thuần hóa và di giống các loài sinh vật.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học và phát triển
tài nguyên cho sự khai thác bền vững.
- Bảo vệ và cải tạo môi trường sống cho con người và các loài sống tốt hơn.
1.2 PHÂN LOẠI SINH THÁI HỌC
Môn sinh thái học được phân thành các phân môn như sau:
1.2.1 Sinh thái học cá thể (Autoecology)
Nghiên cứu một yếu tố sinh thái riêng lẻ với môi trường, tức xác định những giới
hạn thích ứng cùng những điều kiện cực thuận của yếu tố sinh thái trên môi trường đối
với yếu tố đó.
1.2.2 Sinh thái học quần thể (Population ecology)
Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của quần thể về chất, về lượng, xác định rõ sự biến
động về số lượng của các cá thể trong quần thể và nguyên nhân dẫn tới sự biến động đó.
1.2.3 Sinh thái học quần xã (Biocenology) và hệ sinh thái (Ecosystem)
Nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố sinh thái, tức các sinh vật trong quần xã
với môi trường và các hệ sinh thái.
1.2.4 Sinh thái học các thủy vực
Sinh thái học các thủy vực là một bộ phận của sinh thái học chung, đối tượng
nghiên cứu là mối quan hệ của thủy sinh vật với môi trường nước, nơi diễn ra các hoạt
động sống của sinh vật ở các mức độ khác nhau, từ cá thể, quần thể đến quần xã sinh vật
trong hệ sinh thái.
Trong các hệ sinh thái, những mối tương tác giữa sinh vật với nhau và sinh vật với
mơi trường tạo nên các chu trình vật chất và biến đổi năng lượng, từ đó hình thành nên
nguồn lợi sinh vật mà con người có thể khai thác và sử dụng. Về phía mình, chu trình

vật chất và dòng năng lượng trong các hệ sinh thái ở nước lại đảm bảo cho hoạt động
thống nhất giữa chúng với nhau và với các hệ trên cạn tạo nên một chỉnh thể thiên nhiên
lớn nhất – Sinh quyển.
Tùy theo đối tượng sinh vật thuộc nhóm phân loại nào, người ta phân rõ thành
sinh thái học động vật, thực vật, vi sinh vật…hoặc sinh thái học nông nghiệp, sinh thái
học lâm nghiệp, sinh thái học môi trường…
1.3 NHỮNG KHÁI NIỆM SINH THÁI HỌC CƠ BẢN
1.3.1 Ngoại cảnh
Ngoại cảnh (hay thế giới bên ngoài) là thiên nhiên, con người và kết quả hoạt
động của con người. Ngoại cảnh tồn tại một cách khách quan như trời, mây, sông, suối,
hồ, biển….

2


1.3.2 Môi trường
Là một phần của ngoại cảnh, bao gồm những thực thể và hiện tượng của tự nhiên
mà ở đó có cơ thể, quần thể, lồi…..có liên quan một cách trực tiếp và gián tiếp bằng
các phản ứng thích nghi của mình.
1.3.3 Sinh cảnh
Sinh cảnh là một phần của mơi trường vật lý mà ở đó có sự thống nhất của các
yếu tố cao hơn so với môi trường, tác động lên đời sống của sinh vật.
1.3.4 Hệ đệm hay hệ chuyển tiếp
Hệ đệm là mức chia nhỏ của hệ sinh thái, mang tính chuyển tiếp từ một hệ này
sang một hệ khác do phụ thuộc vào các yếu tố vật lý như địa hình, chế độ khí hậu – thủy
văn….
Chẳng hạn, hệ sinh thái cửa sông, hệ Pleiston và Neiston (chuyển tiếp nước – khí),
Pelagobenthos (chuyển tiếp đáy – nước)…Do vị trí giáp ranh nên khơng gian của hệ
đệm thường nhỏ hơn các hệ chính; số lồi sinh vật thấp, nhưng đa dạng sinh học lại cao
hơn so với các hệ chính do tăng khả năng biến dị trong nội bộ các loài (tức đa dạng di

truyền cao).
1.3.5 Các yếu tố môi trường và sinh thái
Các yếu tố môi trường là các thực thể hay hiện tượng tự nhiên cấu trúc nên môi
trường. Khi chúng tác động lên đời sống của sinh vật mà sinh vật phản ứng lại một cách
thích nghi thì chúng được gọi là các yếu tố sinh thái.
Theo nguồn gốc, các yếu tố môi trường được phân chia thành:
- Yếu tố vô sinh: các muối dinh dưỡng, nước, ánh sáng, nhiệt độ…
- Yếu tố hữu sinh: vật dữ, con mồi, vật ký sinh, mầm bệnh….Các yếu tố hữu
sinh bao gồm cả con người và tác động của con người. cũng có người tách con người và
tác động của con người thành một loại yếu tố riêng, song hiện nay đa số các nhà sinh
thái cho rằng, con người cũng chỉ là một thành viên trong hệ sinh thái.
Theo ảnh hưởng của tác động thì các yếu tố sinh thái được chia thành: các yếu tố
phụ thuộc và không phụ thuộc nhiệt độ.
- Yếu tố không phụ thuộc nhiệt độ: là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh
hưởng của nó khơng phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động. Các yếu tố vô sinh
(không phải là tất cả) thường là những yếu tố không phụ thuộc mật độ.
- Yếu tố phụ thuộc mật độ: là yếu tố khi tác động lên sinh vật thì ảnh hưởng tác
động của nó phụ thuộc vào mật độ quần thể chịu tác động, chẳng hạn hiệu suất bắt mồi
của vật dữ kém hiệu quả khi mật độ con mồi quá thấp hoặc quá đông…Các yếu tố hữu
sinh thường là những yếu tố phụ thuộc mật độ.
Mỗi yếu tố môi trường khi tác động lên đời sống sinh vật được thể hiện trên các
khía cạnh sau:
- Bản chất của yếu tố tác động.
- Cường độ hay liều lượng tác động (cao hay thấp, nhiều hay ít)
- Độ dài của sự tác động (ngày dài, ngày ngắn…)
- Phương thức tác động: liên tục hay đứt đoạn, chu kỳ tác động (mau hay
thưa…)

3



1.3.6 Định luật chống chịu của Shelford
Năm 1911, Shelford đã đưa ra định luật về tính chống chịu.
Khi áp dụng định luật chống chịu đối với sự phân bố địa lý của sinh vật, Shelford
chỉ ra rằng, “Các trung tâm phân bố thường là những vùng mà ở đó các điều kiện là tối
ưu (optimum) giành cho một số lượng tương đối lớn của các loài”.
Theo định luật của Shelford, mỗi cá thể, quần thể, lồi….chỉ có thể tồn tại trong
một khoảng giá trị xác định của yếu tố bất kỳ, chẳng hạn cá rô phi sống được ở biên độ
nhiệt từ 5,6 đến 41,5 0C, các loài thủy sinh vật thường sống ở giá trị pH từ 6,5 đến 8,5.
Khoảng xác định đó gọi là “khoảng chống chịu” hay “giới hạn sinh thái” hay “trị số sinh
thái”. Trong giá trị này có 2 điểm giới hạn: giới hạn dưới (tối thiểu – minimum) và giới
hạn trên (tối đa – maximum) và khoảng cực thuận (optimum) mà ở đấy sinh vật sống
bình thường nhưng mức tiêu phí năng lượng thấp nhất. Hai khoảng ở 2 phía cực thuận
là khoảng chống chịu.
Nếu một lồi sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với một yếu tố nào đó thì ta
nói sinh vật đó rộng với yếu tố đó, chẳng hạn “rộng nhiệt”, “rộng muối”, cịn nếu có
giới hạn sinh thái hẹp ta nói sinh vật đó hẹp với yếu tố đó, như “hẹp nhiệt”, “hẹp
muối”... Ví dụ như: cá rơ phi là lồi rộng muối, có khả năng sống ở mơi trường nước
ngọt, nước lợ và nước mặn có nồng độ muối 0 – 40 ‰; còn ốc hương (Babylonia
areolata) phân bố ở vùng biển khơi nên chúng là loài hẹp muối, độ mặn thích hợp nhất
cho ốc hương phát triển là 30 – 35 ‰.
Trong sinh thái học người ta thường dùng các tiếp đầu ngữ hẹp (Cteno –), rộng
(Eury –), ít (Oligo –), nhiều (Poly –) đặt kèm với tên yếu tố (nhiệt độ, độ muối, độ
sâu…) để chỉ một cách định tính về mức thích nghi sinh thái của sinh vật với các yếu tố
mơi trường (hình 1)
Sức sống

A

Điểm và

Vùng cực thuận
(Optimum)

Vùng chống
chịu

Vùng chống
chịu

B

0

C

0

C

Sinh sản
Sinh trưởng và phát triển

Pessimum
(Cực tiểu)

Hơ hấp

Pessimum
(Cực đại)


Hình 1. Mơ tả giới hạn sinh thái của loài A, B, C đối với yếu tố nhiệt độ
Hai lồi B, C có giá trị sinh thái hẹp hơn so với loài A,
Nhưng loài B ưa lạnh (Oligoctenothermal), cịn lồi C ưa ấm (Polyctenothermal)
(Nguồn: Vũ Trung Tạng, 2007)

4


Trong mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, người ta phát hiện một số nguyên
tắc như những điều kiện mở rộng hay bổ sung cho định luật Shelford:
- Một sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố thường có vùng
phân bố rộng, trở thành lồi phân bố tồn cầu.
- Một sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng đối với yếu tố này, song lại hẹp
đối với các yếu tố khác, lồi đó sẽ có vùng phân bố hạn chế.
- Khi một yếu tố này trở nên kém cực thuận cho đời sống thì giới hạn chống chịu
đối với các yếu tố khác cũng bị thu hẹp.
- Trong thiên nhiên, những sinh vật rơi vào điều kiện sống không phù hợp với
vùng cực thuận thì một yếu tố (hay một nhóm yếu tố) khác trở nên quan trọng và đóng
vai trị thay thế.
- Khi cơ thể thay đổi trạng thái sinh lý của mình (mang thai, sinh sản hay bệnh
tật…) và những cơ thể còn ở giai đoạn phát triển sớm (trứng, ấu trùng, con non…) thì
nhiều yếu tố của mơi trường trở thành yếu tố giới hạn.
Ngay đối với một cơ thể, mỗi hoạt động chức năng cũng có những giới hạn sinh
thái xác định. Sinh sản là thời điểm có sức chống chịu kém nhất so với hoạt động khác,
cịn hơ hấp có giới hạn sinh thái rộng nhất.

5


Chương 2

CÁC NHĨM SINH VẬT Ở NƯỚC
VÀ MƠI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÚNG
2.1 CÁC NHÓM SINH VẬT Ở NƯỚC
2.1.1 Phân loại theo đặc điểm thích ứng
Có thể chia mơi trường sống trong thủy vực thành ba sinh cảnh lớn: vùng triều
(hay vùng ven bờ), tầng nước và nền đáy. Trong mỗi sinh cảnh đều có một nhóm sinh
vật đặc trưng thích ứng với điều kiện sống cơ bản của từng sinh cảnh.
Theo đặc điểm thích ứng, thủy sinh vật được phân thành:
- Thủy sinh vật vùng triều: thuộc nhóm này là những lồi rộng về oxy, nhiệt
độ, độ mặn, có khả năng hô hấp ở cả trên cạn và dưới nước.
- Thủy sinh vật trong tầng nước: đây là nhóm sinh vật sống chủ yếu dựa vào
khối nước trong thủy vực. So với vùng triều, điều kiện sống trong tầng nước tương đối
ổn định và đồng nhất hơn. Vì vậy đặc điểm thích ứng của nhóm sinh vật này chủ yếu
làm sao đảm bảo cho sự vận động trong môi trường nước được thuận lợi. Nhóm thủy
sinh vật trong tầng nước bao gồm:
• Sinh vật nổi (Plankton)
• Sinh vật tự bơi (Nekton)
• Sinh vật màng nước (Neuston)
• Sinh vật sống trơi (Pleuston).
- Thủy sinh vật ở nền đáy: theo vị trí nơi ở của sinh vật sống trong nền đáy, có
thể chia sinh vật đáy thành hai nhóm:
• Nhóm sống trên bề mặt nền đáy (Epifauna)
• Nhóm sống chui xuống nền đáy (Infauna)
2.1.2 Phân loại theo dinh dưỡng
Theo phương thức dinh dưỡng, thủy sinh vật được chia thành:
- Sinh vật tự dưỡng ((Producer).
- Sinh vật dị dưỡng (Consumer).
- Sinh vật hoại dưỡng (Decomposer).
2.2 NƯỚC – MÔI TRƯỜNG SỐNG THUẬN LỢI CHO THỦY SINH VẬT
2.2.1 Nước trong thiên nhiên và giá trị của nước

Nước rất cần thiết cho con người và sinh giới. Điều này khẳng định rằng trong cơ
thể sinh vật chứa 50 – 99 % là nước. Nơi nào có nước thì nơi đó có sự sống và ngược
lại, nơi nào thiếu nước, nơi đó sự sống trở nên nghèo nàn.
Nước là một trong những thành phần sống của tế bào. Người ta tính rằng, cứ tạo
nên 1 tấn tế bào sống cần tới 10 tấn nước. Trong cơ thể con người, khi lượng nước mất
quá 15 % khối lượng, cơ thể sẽ ngừng mọi quá trình trao đổi chất và sẽ bị diệt vong.

6


Nhu cầu nước đối với đời sống con người (hoạt động sản xuất nông nghiệp và
công nghiệp, sinh hoạt…) rất cao và cao hơn nhiều so với nhu cầu sinh lý của con
người.
Hiện nay nhiều vùng thừa nước, nhiều vùng thiếu nước, thậm chí có nới số lượng
nước thừa nhưng do nước bị nhiễm bẩn nên nước cũng trở nên khan hiếm một cách
trầm trọng.
2.2.2 Một số đặc tính của nước thuận lợi cho sự sống
So với các chất lỏng khác, nước có nhiều đặc tính lý, hóa, cơ học thuận lợi cho
đời sống và sự phát triển của sinh vật sống trong mơi trường đó:
- Khối lượng riêng cao và độ nhớt thấp
Đặc tính này giúp cho sinh vật dễ nổi, bơi nhanh và ít tốn sức.
- Khối nước luôn luôn chuyển động
Giúp cho sự di chuyển của thủy sinh vật, cung cấp nhu cầu oxy và thức ăn
trong nước, phân tán chất thải, điều hòa nhiệt độ, độ mặn, khí hịa tan trong nước….
- Nhiệt lượng riêng cao và độ dẫn nhiệt kém
Làm cho khối nước trong thủy vực hút nhiều nhiệt, giữ nhiệt, bảo đảm điều
kiện nhiệt độ ơn hịa cho đời sống thủy sinh vật.
- Độ tỏa nhiệt và độ thu nhiệt lớn
Làm cho nhiệt độ nước trong thủy vực khơng bị qua nóng hay q lạnh, ảnh
hưởng xấu tới đời sống thủy sinh vật.

- Độ hịa tan lớn
Khả năng này đã làm cho mơi trường nước trở thành một môi trường dinh
dưỡng cung cấp các muối dinh dưỡng và chất khí cho thủy sinh vật, đồng thời phân tán
dễ dàng các chất do chúng thải ra, bảo đảm đời sống bình thường trong thủy vực.
- Sức căng bề mặt lớn
Đặc tính này của nước tạo điều kiện cho một số thủy sinh vật sống được quanh
bề mặt nước, sống đồng thời ở hai môi trường khí và nước.
2.3 MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI CHÍNH TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
2.3.1 Áp lực nước
Do khối lượng riêng cao, nhất là khi có muối hịa tan nên áp lực nước trong thủy
vực khá lớn. Ở biển, cứ xuống sâu 10,3 m và ở thủy vực nước ngọt nội địa cứ xuống
9,986 m (ở 4 0C) áp lực nước tăng lên 1 atm (1,013 kg.cm-2)
Mỗi loài thủy sinh vật có khả năng thích ứng riêng với áp lực nước. Trong điều
kiện thí nghiệm, đa số thủy sinh vật có khả năng chịu đựng áp lực nước tới
100 – 200 atm. Áp lực nước ảnh hưởng đến sự phân bố và hình thành giới tính ở một số
thủy sinh vật.
2.3.2 Chuyển động của khối nước trong thủy vực
Sóng
Do quan hệ tương hỗ giữa khối nước và khí quyển. Sóng ảnh hưởng đến đời sống,
di chuyển và phân bố của thủy sinh vật, đặc biệt là đối với thủy sinh vật ven bờ và thủy
sinh vật sống trôi nổi.

7


Dòng chảy
Là sự chuyển động của khối nước theo một hướng nhất định trong thủy vực, dòng
chảy sinh ra do nhiều nguyên nhân như: gió, lực hút mặt trăng, mặt trời, sự chênh lệch
về áp lực khơng khí, về mực nước….
Đặc tính chuyển động của khối nước trong thủy vực có ảnh hưởng rất lớn tới sự di

động, dinh dưỡng, phân bố của thủy sinh vật.
2.3.3 Ánh sáng
Nguồn ánh sáng chủ yếu trong các thủy vực là từ mặt trời và mặt trăng tỏa xuống.
Ngồi ra cịn phải kể nguồn ánh sáng sinh vật từ các thủy sinh vật phát ra.
Cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng mặt trời trong nước phụ thuộc
vào lượng bức xạ mặt trời tỏa xuống mặt nước và sự phân bố trong các lớp nước. Ánh
sáng từ ngoài vào nước một phần sẽ bị phản xạ trên mặt nước và tán xạ trong tầng nước,
còn phần lớn sẽ được hấp thu ở trong nước. Lượng ánh sáng vào trong mặt nước tùy
thuộc vào góc nghiêng của tia sáng mặt trời so với mặt nước và tình trạng yên tĩnh của
mặt nước, từ vài phần trăm tới vài chục phần trăm tổng số lượng ánh sáng chiếu vào
mặt nước. Như vậy, lượng ánh sáng vào trong nước nhiều nhất là ở vùng xích đạo nơi
có lượng bức xạ mặt trời vào nước lớn nhất – vào thời gian buổi trưa và khi mặt nước
yên tĩnh là lúc lượng ánh sáng phản chiếu ít nhất.
Các tia sáng đi vào trong nước không đồng đều, phụ thuộc vào độ dài sóng và độ
trong của nước. Độ sâu nhất của tia sáng đi vào trong nước vào khoảng
1.500 – 1.700 m. Dưới 1.700 m, có thể coi là vùng khơng có ánh sáng mặt trời. Do khả
năng xâm nhập của các tia sáng vào nước khác nhau, nên có thể chia tầng nước từ trên
mặt xuống dưới sâu thành các vùng sáng khác nhau: vùng trên (vùng sáng, từ
0 – 200 m), vùng giữa (vùng mặt sáng, từ 200 – 1.500 m) và vùng dưới (vùng tối, từ lớn
hơn 1.500 m)
Tác dụng của ánh sáng đối với thủy vực và thủy sinh vật rất quan trọng. Cụ thể
ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến:
- Sự di động và phân bố của thủy sinh vật theo độ sâu, đặc biệt đối với thực vật
quang hợp.
- Sự thay đổi của độ chiếu sáng ngày đêm tạo nên hiện tượng di động ngày đêm
của thủy sinh vật.
- Giúp thủy sinh vật định hướng di động nhờ đặc tính quang hướng động.
- Thúc đẩy các q trình sinh hóa trong hoạt động cá thể, đặc biệt là quá trình tạo
vitamin.
- Quá trình thành thục, sinh sản, lối sinh sản và chu kỳ sinh sản.

- Ảnh hưởng đến sự biến đổi về hình thái, màu sắc, các cơ quan cảm quang ở các
động vật thuộc các vùng sáng khác nhau.
2.3.4 Nhiệt độ
Nguồn nhiệt chủ yếu của nước trong các thủy vực là từ bức xạ mặt trời và do các
tia có sóng dài: hồng ngoại, đỏ da cam. Lớp nước trên mặt hút nhiều nhiệt hơn ở dưới
sâu vì các tia sáng này chỉ có ở các lớp nước nơng. Chế độ nhiệt ở nước tương đối ổn
định hơn trong khơng khí, do có độ tỏa nhiệt và độ thu nhiệt lớn, các lớp nước ở trên
mặt và dưới sâu điều hòa nhiệt độ lẫn nhau trong quá trình lạnh đi hay bốc hơi, làm cho
nhiệt độ của cả khối nước tương đối ít biến đổi.

8


Chế độ nhiệt của nước trong thủy vực biến đổi theo 3 nhân tố chủ yếu: vĩ độ, mùa
và độ sâu.
Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đối với thủy sinh vật rất lớn, có tính chất quyết định
đối với đời sống thủy sinh vật. Trong đời sống cá thể, nhiệt độ có ảnh hưởng tới tốc độ
trao đổi chất theo định luật Vant’hoff, do đó chế độ nhiệt trong thủy vực ảnh hưởng tới
nhịp điệu sinh sản và phát triển của thủy sinh vật. Cùng với nồng độ muối, chế độ nhiệt
trong thủy vực quyết định sự phân bố theo vĩ độ, theo thủy vực của thủy sinh vật biến
đổi thành phần loài theo mùa, theo độ sâu. Do ảnh hưởng tới sinh sản và phát triển nhiệt
độ nước ảnh hưởng tới số lượng của thủy sinh và có thể coi là nhân tố quan trọng quyết
định biến động số lượng của thủy sinh vật trong thủy vực. Nhiệt độ cũng cịn ảnh hưởng
tới các hoạt động dinh dưỡng, hơ hấp của thủy sinh vật.
2.3.5 Các chất khí hịa tan trong nước
Nước thiên nhiên có các chất khí hịa tan, trong đó các chất khí thường gặp và có
hàm lượng cao là: O2, CO2, CH4, H2S, NH3 và các dẫn xuất NH4+, NO2-, NO3-…
Nguồn gốc của các chất khí này là:
- Từ khơng khí vào nước (O2, CO2, N2).
- Do các quá trình sống của thủy sinh vật và các q trình chuyển hóa vật chất

xảy ra trong thủy vực (CO2, CH4, H2S, NH3, H2)
- Do quá trình phân giải khí và chuyển hóa ở các lớp đất sâu dưới tác dụng của
nhiệt độ cao và áp lực cao (CO2, CO, H2S, NH3)
NO3-)

- Do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong mơi trường nước (NH4+, NO2-,
Khí Oxygen
Nguồn gốc phát sinh
- Do quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh (nước tĩnh)
- Sự khuếch tán từ khơng khí đi vào (nước chảy).
Phân bố trong thủy vực
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước thay đổi theo:

- Phân bố theo chiều thẳng đứng trong thủy vực: các tầng nước trên mặt thường
giàu oxy, có khi tới bão hịa, rồi giảm dần theo độ sâu. Các tầng nước sâu thường nghèo
oxy.
- Mùa vụ: ánh sáng mạnh mùa hạ làm thực vật phù du phát triển mạnh thúc đẩy
quá trình quang hợp, phóng thích nhiều oxy vào ban ngày.
- Thời tiết: Trời âm u ánh sáng yếu ảnh hưởng đến quang hợp.
- Ngày đêm: gắn liền với tốc độ phân hủy các vật chất hữu cơ, sự trao đổi oxy
giữa nước và khơng khí và có ý nghĩa quyết định với hoạt động quang hợp, hô hấp của
sinh vật trong nước.
- Sự biến động của nhiệt độ nước và nồng độ muối: càng cao thì hàm lượng oxy
trong nước càng giảm.

9


Ảnh hưởng
- Ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của đa số sinh vật hiếu khí. Ở hàm lượng qua

thấp làm suy hơ hấp có thể làm cho thủy sinh vật chết hay bị bệnh.
- Khi hàm lượng quá lớn, có thể gây bệnh bọt khí ở thủy sinh vật.
- Thúc đẩy quá trình phân hủy vật chất hữu cơ trong thủy vực gây ảnh hưởng
gián tiếp đến đời sống thủy sinh vật.
Khí carbonic (CO2)
Nguồn gốc
- Từ q trình hơ hấp của thủy sinh vật.
- Quá trình phân hủy vật chất hữu cơ trong điều kiện có oxy.
- Xâm nhập từ khơng khí vào mơi trường nước.
- Q trình chuyển hóa bicarbonate (HCO3-) sang carbonate (CaCO3) trong điều
kiện q trình quang hợp xảy ra mạnh mẽ và làm tăng pH của nước.
Phân bố
- Tầng mặt thường ít CO2 và càng xuống sâu thì hàm lượng CO2 càng cao. Các
tầng nước sâu thường giàu CO2 và nghèo oxy
- Thay đổi theo ngày đêm.
Ảnh hưởng
- Khi hàm lượng quá cao có tác động xấu đến thủy sinh vật (cản trở hoạt động
hô hấp của thủy sinh vật).
- Làm thay đổi pH nước ảnh hưởng xấu đến thủy sinh vật nhất là ở tầng nước
sâu. Do đó khi phân tích ảnh hưởng của CO2 phải phân tích ảnh hưởng của pH.
Khí Methane (CH4)
Khí CH4 tích tụ ở nền đáy thủy vực chủ yếu là do quá trình phân hủy các hợp chất
hữu cơ bởi vi sinh vật trong điều kiện khơng có oxy. Hàm lượng khí CH4 ở nền đáy
thủy vực nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng mùn bã hữu cơ có trong thủy vực.
CH4 là khí độc khơng thuận lợi cho đời sống thủy sinh vật, đặc biệt là ở thủy vực
nước tĩnh. Ở thủy vực nước chảy, CH4 dễ bị khuếch tán ra ngồi khơng khí và khi đó nó
sẽ làm thất thốt oxy của thủy vực.
Khí hydrosulfur (H2S)
Khí H2S tích tụ dưới nền đáy thủy vực chủ yếu là do quá trình phân hủy các hợp
chất hữu cơ chứa lưu huỳnh hay q trình phản sulfate hóa sự tham gia của các vi khuẩn

hiếm khí. H2S được hình thành thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao và trong thủy vực
có nhiều hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh, đặc tính của H2S là làm cho nước có mùi
trứng thối.
H2S là chất khí cực độc đối với thủy sinh vật, tác dụng độc hại của nó là liên kết
với sắt trong thành phần của hemoglobine, khơng có sắt thì hemoglobine khơng có khả
năng vận chuyển oxy cung cấp cho tế bào, do đó thủy sinh vật sẽ chết vì thiếu oxy.
NH3 và các dẫn suất NH4+, NO2-, NO3NH3

10


NH3 có trong thủy vực là từ q trình phân hủy bình thường các protein, xác bã
động vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón vơ cơ và hữu cơ.
Tỷ lệ khí NH3 và ion NH4- trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước.
Khi nhiệt và pH của nước gia tăng, hàm lượng NH3 trong nước sẽ gia tăng và ngược lại.
Độ độc của NH3 sẽ gia tăng khi oxy hòa tan thấp và sẽ giảm khi khi nồng độ CO2
cao. Ngồi ra, NH3 cịn gây tính mẫn cảm của động vật thủy sinh đối với những điều
kiện không thuận lợi như sự dao động của nhiệt độ, thiếu oxy; ức chế sinh trưởng bình
thường; giảm khả năng đề kháng bệnh.
Nitrite (NO2-)
NO2- là sản phẩm của q trình nitrate hóa hay phản nitrate hóa. NO2- ở tầng mặt
ít hơn ở tầng đáy vì ở tầng nước mặt trong điều kiện nhiệt độ và oxy hòa tan cao dạng
đạm này dễ dàng bị oxy hóa thành dạng nitrate (NO3-)
Tác dụng độc hại của NO2- đối với cá là chúng kết hợp với hemoglobine của máu
hình thành methemoglobine (làm cho máu có màu chocolate) ngăn cản việc kết hợp của
hemoglobine với oxy tạo thành oxyhemoglobine.
Nitrate (NO3-)
Là sản phẩm của q trình nitrate hóa hay được cung cấp từ nước mưa khi trời có
sấm chớp.
Nitrate được thực vật hấp thu dễ dàng nhất, không độc hại đối với thủy sinh vật.

2.3.6 Ion của các muối kim loại
Nước là dung mơi hịa tan tốt các chất muối, khi chảy qua các lớp đất, nước đã
hòa tan một lượng muối của đất trước khi đổ vào các thủy vực. Chính vì vậy trong tự
nhiên khơng thể khơng có muối hịa tan. Chính lượng muối hịa tan này, cùng với các
nhân tố khác, đảm bảo sự sống cho các thủy vực.
2.3.6.1 Nồng độ muối
Khái niệm độ mặn
Tổng hàm lượng của tất cả các ion kim loại có trong nước được gọi là độ muối
(độ mặn) của nước. Độ muối của nước ngọt thường được dùng là “mili đương lượng”,
còn của nước mặn là số gram muối trong 1 kg nước hay phần nghìn (‰)
Phân chia mơi trường nước tự nhiên theo nồng độ và thành phần muối
Nước ở các thủy vực trong thiên nhiên có nồng độ muối hòa tan rất khác nhau, về
nồng độ muối tổng số cũng như về thành phần ion. Vì mỗi loại nồng độ và thành phần
muối hịa tan của nước có một khu hệ thủy sinh vật đặc trưng tương ứng, người ta chia
nước thiên nhiên thành 3 loại hình thủy vực chính:
Thủy vực nước ngọt
Giới hạn trên của nồng độ muối của nước ngọt là 0,5 – 1 ‰. Đây là vùng nước tự
nhiên xa biển dưới dạng các thủy vực khác nhau: sơng, suối, ao, hồ, đầm, ruộng
lúa….Đặc tính của nước ngọt là ít muối chloride và ion Na; nhiều muối sulfate,
carbonate, ion Ca2+, Si4+, Mn2+, các hợp chất N, P, Si và chất hữu cơ hòa tan.
Các thủy vực nước ngọt có khu hệ thủy sinh vật nước ngọt đặc trưng, nhưng ở các
vùng nước tương đối gần biển, có thể có một số thủy sinh vật nước lợ và nước mặn di
nhập vào.

11


Thủy vực nước lợ
Giới hạn rộng của nồng độ muối của các thủy vực nước lợ khoảng 1 – 30 ‰,
nhưng trung bình 10 – 20 ‰. Vùng nước lợ bao gồm các vùng cửa sông, vùng ven biển

nằm giữa vùng nước ngọt nội địa và nước mặn ngoài đại dương, đơi khi vùng nước lợ
cịn là cả một vùng biển bị nước từ lục địa chảy ra làm nồng độ muối nhạt đi.
Thành phần khu hệ thủy sinh vật nước lợ rất phức tạp, ngoài thành phần đặc trưng
vùng nước lợ, cịn có các lồi từ vùng nước mặn và nước ngọt di nhập vào theo biến đổi
nồng độ muối của vùng này.
Thủy vực nước mặn
Nồng độ muối trung bình của đại dương là 35 ‰, dao động chỉ thường trong
khoảng 32 – 38 ‰. Giới hạn trên của các thủy vực nước mặn bao gồm biển và đại
dương là 47 ‰ (Hồng Hải). Còn giới hạn dưới của nồng độ muối của nước mặn khơng
thống nhất, có tác giả cho là 30 ‰, có tác giả khác cho là 16 ‰ là nồng độ muối của
Hắc Hải trong đó vẫn cịn thấy thành phần thủy sinh vật nước mặn tiêu biểu (Đặng
Ngọc Thanh, 1974).
Nước mặn chứa 60 nguyên tố hóa học, trong thành phần có nhiều chloride và
Na; ít carbonate, Ca, các hợp chất N, P, Si và chất hữu cơ. Hàm lượng chất vẩn cũng ít
hơn.
Thành phần khu hệ thủy sinh vật rất đặc trưng, ít khi có lồi từ nước ngọt hoặc
nước lợ di nhập vào.
2.3.6.2 Thành phần muối
Chất vơ cơ hịa tan trong nước thiên nhiên gồm 3 thành phần:
Thành phần muối cơ bản
Là thành phần chủ yếu của chất vơ cơ hịa tan trong nước thiên nhiên. Trong nước
ngọt thành phần này chiếm tới 90 – 95 %, trong nước có thành phần muối cao, thành
phần này chiếm tới 99 %. Thành phần muối cơ bản này gồm các muối: Cl-, SO42-,
HCO3-, CO32-, Na+, K+, Mg2+ và Ca2+.
Các nguyên tố tạo sinh
Gồm các hợp chất vơ cơ và hữu cơ hịa tan của N, P và Si, là các chất cần thiết
cho sự tạo thành cơ thể sống. Thuộc nhóm này cịn có thể kể một số muối khác như
Na+, Ca2+, Mg2+…gọi chung là các muối dinh dưỡng.
Các nguyên tố vi lượng
Bao gồm các nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ, nhưng rất quan trọng đối với với

đời sống của thủy sinh vật. Các nguyên tố vi lượng phổ biến là: Fe, Ni, Cu, Mn, Co….
2.3.7 Chất hữu cơ
Ngồi lượng chất hữu cơ có sẵn trong sinh vật, cịn có thành phần chất hữu cơ ở
các dạng khác nhau, ngoài sinh vật: chất hữu cơ hòa tan, chất vẩn và chất keo. Thành
phần chất hữu cơ này hình thành từ hai nguồn ngoại lai và nội tại.
Trong nước thiên nhiên lượng chất hữu cơ biến đổi theo quy luật:
- Ở nước ngọt hàm lượng thường cao hơn ở biển.
- Ở thủy vực giàu dinh dưỡng, hàm lượng cao hơn ở thủy vực nghèo dinh dưỡng.

12


Vật chất hữu cơ trong thủy vực trước hết là nguồn thức ăn của một số loài thủy
sinh vật, phần còn lại lắng đọng dưới nền đáy thủy vực tạo thành chất bùn đáy thủy vực.
Chất bùn này bị các vi sinh vật phân hủy tạo thành muối vô cơ hòa tan, cung cấp muối
dinh dưỡng cho thực vật.
2.3.8 Độ kiềm
Độ kiềm toàn phần là tổng hợp của các ion bicarbonate (HCO3-), carbonate
(CO32-), hydroxyl (OH-) và anion của các acid yếu (do hàm lượng các muối này có trong
nước rất nhỏ nên có thể bỏ qua).
Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO2 tự do
có trong nước.
Độ kiềm bicarbonate và carbonate góp phần tạo nên tính đệm cho dung dịch nước.
Nguồn nước có tính đệm cao, nếu trong q trình xử lý có dùng thêm hóa chất như
phèn, thì độ pH của nước cũng ít thay đổi nên sẽ tiết kiệm được hóa chất dùng để điều
chỉnh độ pH.
Đối với nước ngọt độ kiềm thường dưới 40 mg CaCO3.l-1 và đối với vùng nước
lợ và mặn độ kiềm có trị số lớn hơn 80 mg CaCO3.l-1 được xem là thích hợp. Bón vơi
CaCO3 và CaMg(CO3)2 được xem là biện pháp hữu hiệu duy trì và làm tăng độ kiềm
trong nước.

2.3.9 Độ cứng
- Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion Ca và Mg có trong
nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng 3 loại khái niệm độ cứng:
Độ cứng toàn phần: biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca và Mg có trong nước.
Độ cứng tạm thời: biểu thị tổng hàm lượng các muối bicarbonate và carbonate
của Ca và Mg trong nước.
Độ cứng vĩnh cửu: biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của Ca và Mg có
trong nước.
- Tùy theo giá trị độ cứng, nước được phân thành:
Độ cứng nhỏ hơn 50 mg CaCO3.l-1 : nước mềm
Độ cứng 50 – 150 mg CaCO3.l-1
Độ cứng 150 – 300 mg CaCO3.l

-1

: nước trung bình
: nước cứng

Độ cứng lớn hơn 300 mg CaCO3.l-1 : nước rất cứng.
2.3.10 Độ pH
- Độ pH trong nước phụ thuộc nhiều nguyên nhân và được coi như căn cứ để xác
định hàm lượng của nhiều thành phần khác.
- Độ pH được điều chỉnh nhờ hệ đệm carbonate.
- Biến đổi theo ngày đêm do quá trình quang hợp.
- Biến đổi theo mùa do biến đổi của các quá trình phân hủy chất hữu cơ.
- pH trong thủy vực nước ngọt biến động từ 6 – 9 và nó biến động theo ngày
đêm khoảng 1 – 2 đơn vị. Thủy vực nước lợ thường có giá trị từ 8 – 9, biên độ biến
động theo ngày đêm ít hơn so với trong tủy vực nước ngọt.

13



- Ảnh hưởng: pH ảnh hưởng đến sự phân bố và hoạt động sống của thủy sinh vật
như: sinh sản, hơ hấp…
2.3.11 Chất phóng xạ
Nhiễm phóng xạ trong nước là do chứa các chất phóng xạ như: Trontium – 90,
Cezium – 173, Ytrium – 91, Cerium – 144…
Trong thủy vực, lớp nước trên mặt tích tụ chất phóng xạ nhiều hơn lớp nước dưới
sâu. Chất phóng xạ tích tụ vào nước từ nhiều nguồn khác nhau: từ khơng khí, từ các vụ
nổ hạt nhân dưới biển, từ các chất thải của tàu nguyên tử hay các khu công nghiệp
nguyên tử.
Chất phóng xạ có tác dụng gây hại cho thủy sinh vật: gây chất làm phát triển
khơng bình thường trứng và phơi. Khi tích tụ vào cơ thể thủy sinh vật, chất phóng xạ
cịn gây tác hại lan truyền cho người và các thủy sinh vật khác sử dụng chúng.
2.3.12 Nền đáy thủy vực
Nền đáy của thủy vực là điều kiện tồn tại và phát triển của thủy sinh vật đáy, đồng
thời là nơi ở nơi ăn trong từng giai đoạn của nhiều sinh vật trong nước. Do đó, đặc tính
của nền đáy có một ý nghĩa quyết định đối với đời sông thủy vực.
Thành phần cơ học của nền đáy do đặc tính địa chất, thổ nhưỡng của nền đất nơi
có thủy vực quyết định. Có thể chia thành nhiều loại nền đáy, căn cứ vào tỷ lệ các hạt
nhỏ có kích thước dưới 0,01 mm cấu thành nền đáy, chia thành:
Nền đáy đá: gồm các viên đá lớn.
Nền đáy cát: thành phần các hạt nhỏ chỉ chiếm dưới 5 %.
Nền đáy cát bùn: thành phần các hạt nhỏ 5 – 10 %
Nền đáy bùn cát: thành phần các hạt nhỏ 10 – 30 %
Nền đáy bùn: thành phần các hạt nhỏ 30 – 50 %
Nền đáy bùn nhão: thành phần các hạt nhỏ chiếm trên 50 %.
Thường các nền đáy của một thủy vực có tính chất pha trộn; khơng đồng nhất,
mỗi qng, mỗi nơi lại có một loại nền đáy khác nhau xen kẽ nhau. Ví dụ: sơng thượng
lưu có nền đáy đá, sơng trung lưu có nền đáy các bùn, sơng hạ lưu lại có nền đáy bùn

cát và bùn.
Mỗi loại thủy sinh vật đáy, đặc biệt là động vật đáy, thích ứng với một loại nền
đáy riêng biệt. Nếu khơng tìm được loại nền đáy thích hợp, loại sinh vật đáy ấy có thể bị
giảm số lượng hoặc bị tiêu diệt hẳn.
2.4 CÁC LOẠI HÌNH THỦY VỰC
Các thủy vực trên trái đất có thể chia thành hai nhóm lớn: đại dương và các thủy
vực nội địa. Hai nhóm thủy vực này khác nhau rất cơ bản về nhiều mặt.
2.4.1 Biển và đại dương
Đại dương bao gồm Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng
Dương và những phần của chúng ăn sâu vào lục địa – các biển. Diện tích biển và đại
dương chiếm 71 % (361 triệu km2) bề mặt hành tinh. Độ sâu trung bình của đại dương
là 3.710 m và sâu nhất là 11.023 m ở Thái Bình Dương.

14


Biển và đại dương gồm 2 phần: phần đáy và vùng nước nổi. Mỗi phần được phân
chia thành các vùng khác nhau với những đặc tính riêng về điều kiện mơi trường ở đó
và được phân bố bởi những nhóm sinh vật rất đặc trưng.
Địa hình đáy đại dương rất phức tạp, gồm thềm lục địa, dốc lục địa, lòng chảo đáy
và sâu hơn nữa là các hố sâu đại dương.
Theo chiều thẳng đứng, khối nước đại dương được chia thành: tầng nước mặt,
tầng nước sâu, tầng nước sâu đáy đại dương và tầng nước cự sâu. Từ bờ ra khơi được
chia thành hai vùng: vùng gần bờ và vùng khơi đại dương.
2.4.2 Các thủy vực nội địa
Các thủy vực nội địa chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ của môi trường nước so với
đại dương nhưng lại rất phức tạp về hình thái cấu tạo, cũng như các đặc điểm về đặc
tính thủy lý, hóa và sinh học. Các thủy vực nội địa bao gồm:
Hồ tự nhiên
Hồ tự nhiên là loại thủy vực có dạng một vùng trũng sâu lớn trên mặt đất, có thể

là nước đứng hoặc nước chảy chậm. Về hình thái và khối nước, hồ khác với đầm, ao về
diện tích và độ sâu; hồ cũng khác với sơng ở hình thái nền vỏ ngắn, tốc độ nước chảy
chậm hoặc nước đứng hẳn. Hồ tự nhiên khác với hồ chứa nước nhân tạo ở nguồn gốc
hình thành, khơng có đập chắn, có quan hệ về vị trí và chế độ nước đối với sơng liên
quan….
Hồ chứa nước nhân tạo
Đây là những loại thủy vực nhân tạo được xây dựng bằng cách đắp đập ngăn dòng
chảy của sông hoặc suối. Do khối nước trong hồ ở gần đập có tốc độ chảy rất chậm,
mang tính chất hồ; trong khi đó ở nơi xa đập, tốc độ nước lớn hơn, mang tính chất của
sơng. Hồ chứa nước nhân tạo khác với hồ tự nhiên ở hình thái mất đối xứng của vùng
trũng sâu, vùng sâu nhất không phải ở giữa hồ mà lệch về phía đập ngăn.
Ao
Ao là loại hình thủy vực nước đứng nhỏ, nơng, được hình thành do tự nhiên hay
nhân tạo, tích tụ nước từ nhiều nguồn khác nhau: nước mưa, nước sơng, suối…Do diện
tích nhỏ và nông nên các vùng phân chia trong ao khơng rõ ràng.
Đầm
Đầm là loại hình thủy vực có kích thước và độ sâu trung bình, có thể coi là loại
hình thủy vực trung gian giữa hồ và ao, một giai đoạn trong q trình ao hóa của hồ. Về
hình thái có thể coi đầm như là thủy vực dạng hồ.
Sông
Là loại thủy vực tiêu biểu với đặc điểm: khối nước luôn chảy theo một chiều nhất
định từ thượng lưu đến hạ lưu do sự chênh lệch về độ cao so với mặt nước biển của
dịng sơng. Dịng chảy của một con sông khi nước đầy, giữa hai bờ sông gọi là dòng
chảy nền. Khi nước cạn, dòng chảy của sơng thu vào dịng chảy gốc. Bãi nước cạn hở ra
trong mùa nước cạn nằm giữa bờ sơng và dịng chảy gốc gọi là bãi sơng.
Theo dịng chảy, từ đầu nguồn tới cửa sơng, dịng sơng có thể chia làm 3 phần:
thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.

15



Vùng cửa sông
Vùng cửa sông là vùng tiếp xúc với biển, chịu ảnh hưởng rõ rệt của thủy triều,
nước sông pha lẫn với nước biển tạo thành một vùng có đặc tính thủy lý hóa học và thủy
sinh học rất phức tạp và đặc sắc. Nước sông chảy mạnh ở giữa dòng và giảm nhẹ đi ở
hai bên bờ. Bờ sơng và nền đáy bị bào mịn thường xun. Các vật chất bị bào mòn ở
đây sẽ được tải đến bồi đắp ở nơi khác, do đó làm lịng sơng luôn biến đổi.
Suối
Suối là loại thủy vực nước chảy phổ biến ở vùng núi. Suối đặc trưng ở lòng hẹp và
nơng của dịng chảy, mực nước thấp và có nền đáy đá. Theo chiều dài, một con suối có
thể chia thành 3 phần: đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn.
Ruộng lúa
Ruộng lúa là loại hình thủy vực nhân tạo phổ biến và đặc trưng cho các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Đặc điểm của ruộng lúa là có bờ ngăn thành từng ơ, đáy bằng,
nước nơng và có thực vật ở nước phát triển dày đặc.
2.5 MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ KHU HỆ SINH VẬT DƯỚI NƯỚC
2.5.1 Khu hệ thủy sinh vật nước mặn
Vùng phân bố của thủy sinh vật nước mặn là đại dương, các vùng biển ven lục địa
và các biển kín nội địa.
Bao gồm các thủy sinh vật thích ứng với nồng độ muối trong khoảng 30 – 38 ‰
Khu hệ thủy sinh vật nước mặn là khu hệ sinh vật cổ, gồm một số lượng và khối
lượng lớn thủy sinh vật.
Thủy sinh vật đặc trưng bao gồm các nhóm chỉ sống ở biển: da gai
(Echinodermata), san hô, mực, động vật hữu nhũ ở biển. Thực vật nổi với ưu thế là tảo
khuê (Diatomeae), tảo giáp (Peridineae), tảo lam phát triển rất kém. Trong thành phần
động vật nổi, chiếm ưu thế là động vật nguyên sinh, giáp xác nhỏ, trong đó chủ yếu là
Copepoda, Euphausiacea, Mysidacea, Amphipoda. Ngồi ra cịn có các lồi sứa dù, sứa
ống, sứa lược, thân mềm sống nổi, giun nhiều tơ sống nổi. Thành phần động vật tự bơi ở
biển phong phú gồm các nhóm: cá, bị sát biển, động vật có vú, mực, giáp xác bậc cao,
đều là các đối tượng có giá trị khai thác.

Thực vật đáy ở biển gồm các loài tảo nâu, tảo đỏ (Rhodophyta), tảo lục chiếm ưu
thế. Động vật đáy ở biển rất đa dạng: hải miên, Bryozoa, Brachiopoda, da gai,
Pogonophora. Trong thành phần động vật đáy, chiếm ưu thế là giáp xác cao (Crustacea),
thân mềm (Mollusca), giun nhiều tơ (Polychaeta), hải tiêu, da gai…
Ngoài ra cịn phải kể tới vi sinh vật biển có vai trò quan trọng trong tầng nước và
trong nền đáy.
2.5.2 Khu hệ thủy sinh vật nước ngọt
Bao gồm các thủy sinh vật thích ứng với nồng độ muối biến động từ 0,05 – 1 ‰.
Vùng phân bố của chúng là các thủy vực nước ngọt nội địa.
Trong thành phần khu hệ thủy sinh vật nước ngọt, có nhiều lồi là sinh vật ở nước
thứ sinh, qua q trình thích ứng từ đời sống ở cạn xuống nước. Ngồi ra cịn nhiều lồi
sinh vật biển có thích ứng với độ muối rộng di nhập vào qua các cửa sông và các thủy
vực nước ngầm ven biển.

16


So sánh với khu hệ thủy sinh vật nước mặn, khu hệ thủy sinh vật nước ngọt có
nhiều sai khác:
- Khu hệ thủy sinh vật nước ngọt kém đa dạng hơn, bao gồm ít đơn vị phân loại
hơn. Đặc điểm này về thành phần loài là cơ sở của ý kiến cho rằng: khu hệ thủy sinh vật
nước ngọt là từ khu hệ thủy sinh vật nước mặn mà hình thành nên.
- Trong thành phần thực vật, ở nước ngọt có nhiều thực vật lớn (Macrophyta) có
hoa hơn ở nước mặn. Tảo lam, tảo lục phát triển mạnh ở nước ngọt; tảo đỏ, tảo nâu phát
triển mạnh ở nước mặn.
- Sinh vật nước ngọt có nhiều biến đổi trong nội bộ lồi, hình thành nhiều đơn vị
dưới lồi, nhưng đồng thời lại có nhiều dạng phân bố trên thế giới.
- So với các sinh vật gần với chúng về quan hệ họ hàng ở nước mặn, thủy sinh
vật nước ngọt thường có kích thước trung bình nhỏ hơn, số lượng trứng ít hơn, nhưng
thường chứa nhiều nỗn hồng dự trữ hơn. Ví dụ rõ rệt nhất có thể thấy khi so sánh hai

nhóm tơm nước ngọt và nước mặn. Đặc điểm này phù hợp với quy luật biến đổi ở thủy
sinh vật khi nồng độ muối giảm đi và có liên hệ với cấu trúc quần thể nhỏ, số cá thể ít,
mơi trường sống hẹp của thủy sinh vật nước ngọt.
Về nguồn gốc, thủy sinh vật nước ngọt có thể có 3 nguồn gốc khác nhau:
- Từ biển đi vào nước ngọt.
- Từ trên cạn đi xuống nước ngọt.
- Phát sinh từ các thủy vực.
Hiện tượng đi vào nước ngọt của thủy sinh vật biển hãy còn diễn ra ngay cả trong
thời đại hiện nay bằng nhiều con đường: qua các cửa sông và vùng nước lợ ven biển,
qua các vùng nước ngầm ven biển, qua vùng triều lên cạn rồi từ trên cạn xuống nước
ngọt.
Trong thành phần thực vật nổi của các thủy vực nước ngọt, chiếm ưu thế là tảo
lam (Cyanophyta), tảo lục (Chlorophyta), tảo khuê nước ngọt (Bacillariophyta). Động
vật nổi các thủy vực nước ngọt đặc trưng bởi các nhóm: Cladocera, Rotatoria,
Copepoda rất phát triển về số lồi và số lượng. Trong sinh vật đáy (Benthos), có nhiều
thực vật có hoa, ấu trùng cơn trùng, giun ít tơ, trai ốc nước ngọt. Thành phần sinh vật tự
bơi đặc trưng bởi các nhóm cơn trùng ở nước, lưỡng thê, bị sát ở nước ngồi các nhóm
cá, giáp xác, động vật có vú ở nước.
2.5.3 Khu hệ thủy sinh vật nước lợ
Gồm các thủy sinh vật thích ứng với nồng độ muối trong khoảng 1 – 30 ‰, trung
bình trong khoảng 10 – 20 ‰ Thành phần loài khu hệ thủy sinh vật nước lợ rất phức
tạp, có tính chất hỗn hợp, gồm 3 thành phần:
- Thủy sinh vật biển di nhập vào.
- Thủy sinh vật nước ngọt di nhập vào.
- Thủy sinh vật đặc trưng của nước lợ.
Hai nhóm trên khơng có khả năng sinh sản, chỉ sống ở nước lợ trong giai đoạn
trước thời kì sinh sản. Nhóm thứ 3 có chu trình sống hồn tồn ở nước lợ.
Biến đổi thành phần loài của các thủy vực nước lợ phụ thuộc vào biến đổi nồng độ
muối trong năm.


17


2.5.4 Khu hệ thủy sinh vật nước quá mặn
Do nồng độ muối của thủy vực rất cao (tới 347 ‰), muối hịa tan có thể tới mức
bão hịa nên chỉ có các thủy sinh vật thích ứng hẹp muối sống được trong các thủy vực
này.
Thành phần loài khu hệ thủy sinh vật nước quá mặn nghèo nàn, chủ yếu là các
loài giáp xác chân mang (Branchiopoda) như Artemia (sống được ở nồng độ muối tới
200 ‰), các loài trùng roi Duniliella salina, Asteromonas gracilis.
Ở các thủy vực nước quá mặn ven biển, ngoài các dạng sinh vật đặc trưng của
thủy vực nước q mặn, cịn có các thủy sinh vật biển di nhập vào.

18


Chương 3
SINH THÁI HỌC CÁ THỂ THỦY SINH VẬT
3.1 DI ĐỘNG CỦA THỦY SINH VẬT
Di động là một yêu cầu của đời sống thủy sinh vật, để bảo đảm có được những
điều kiện mơi trường thích hợp với từng hoạt động sống (dinh dưỡng, hô hấp…) và từng
giai đoạn phát triển. Khả năng và lối di động của thủy sinh vật trong mơi trường nước
có nhiều đặc điểm khác với sinh vật ở can. Trong lối di động chủ động, thủy sinh vật
phải có những thích ứng riêng trong cấu tạo của cơ quan nhận biết môi trường, định
hướng và điều chỉnh tư thế cũng như vận động trong môi trường nước rất khác với mơi
trường khơng khí và nền đất. Ngoài lối di động chủ động, lối di động thụ động cũng rất
phổ biến ở thủy sinh vật, do chỗ chính mơi trường nước cũng có thể là tác nhân gây nên
di động cho thủy sinh vật, chưa kể các vật thể sinh vật và không phải sinh vật di động
trong mơi trường nước và có khả năng mang theo các loại sinh vật bám vào chúng. Một
đặc điểm quan trọng trong lối sống của thủy sinh vật là có nhiều động vật sống bám một

chỗ, chỉ di động trong giai đoạn ấu trùng mà thơi. Nhờ tính chất luôn chuyển động của
môi trường nước mà những động vật sống bám này vẫn có được những yêu cầu cần
thiết cho đời sống (oxy, thức ăn, thải chất bã).
Khả năng và lối di động của thủy sinh vật là kết quả của cả một q trình tiến hóa
lâu dài, phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của thủy sinh vật. Khả năng di
dộng phụ thuộc vào sự phát triển của khả năng nhận biết và định hướng trong môi
trường, vào cấu tạo cơ quan vận động, khả năng điều hịa tư thế trong mơi trường dễ nổi
ở bọn sống trong tầng nước và dễ chìm ở bọn sống ở nền đáy.
3.1.1 Khả năng nhận biết môi trường và định hướng di động ở thủy sinh vật
Khả năng nhận biết môi trường và định hướng di động ở thủy sinh vật rất phong
phú, bao gồm:
Khả năng nhận ánh sáng
Khả năng nhận ánh sáng của thủy sinh vật tương đối yếu, điều này phù hợp với
đặc điểm ít ánh sáng của mơi trường nước. Thủy sinh vật chỉ nhìn được ở vật rất gần,
nhưng lại nhìn thấy những vật rất nhỏ.
Khả năng nhận âm thanh
Khả năng nhận âm thanh của thủy sinh vật tốt hơn khả năng nhận ánh sáng, phù
hợp với đặc điểm lan nhanh và xa của âm trong nước. Âm của thủy sinh vật thường phát
ra nhằm nhiều mục đích: báo động, gọi con cùng bầy, gọi đực cái, báo hiệu….
Thủy sinh vật cịn có khả năng phát sóng siêu âm nhận siêu âm.
Khả năng nhận điện và từ
Khả năng nhận điện và từ thấy ở nhiều thủy sinh vật từ thấp tới cao, từ động vật
nguyên sinh tới cá. Thủy sinh vật có thể là điện ứng động dương hoặc điện ứng động
âm.
Khả năng nhận biết áp lực nước
Khả năng này rất quan trọng, giúp thủy sinh vật xác định được độ sâu thuận lợi
nhất trong thủy vực.

19



Khả năng nhận biết mùi vị
Khả năng nhận biết mùi ở thủy sinh vật rất phổ biến. Khả năng này giúp thủy sinh
vật nhận biết cùng loài, ghép bầy, phát hiện kẻ thù….
3.1.2 Các lối di động ở thủy sinh vật
Thủy sinh vật có thể di dộng chủ dộng hay thụ động. Di động chủ động thường
thấy ở tất cả các nhóm động vật từ thấp tới cao và cả ở một số thực vật như tảo khuê. Di
động thụ động thường chỉ có ở thủy sinh vật cỡ nhỏ, hay ở các thủy sinh vật bậc thấp,
có cỡ lớn nhưng cơ quan vận động chưa phát triển. Ở nhiều thủy sinh vật có sự xen kẽ
giữa hai lối di động chủ động và thụ động.
3.1.2.1 Di động chủ động
Là lối di động tích cực, có ưu điểm lớn về mặt sinh học. Thủy sinh vật di động
chủ động có tốc độ nhanh, chủ động định hướng di động, vì vậy mau chóng tìm thấy
mơi trường. Khả năng di động chủ động phụ thuộc vào hai nhân tố: mức độ phát triển
của cơ quan vận động và sức cản của mơi trường nước.
Di động chủ động có thể dưới hình thức từng cá thể hay từng bầy, đàn. Các hình
thức di động chủ động như:
Di động trên màng nước
Đây là lối di động của động vật ở màng nước. Di động trên màng nước thường rất
hạn chế về khoảng không gian di động và thường với tốc độ chậm.
Di động trong tầng nước
So với nền đáy, tầng nước có sức cản nhỏ hơn, vì vậy rất thuận lợi cho di động
chủ động, giảm bớt năng lượng tiêu phí cho sức cản. Thủy sinh vật di động trong tầng
nước có thể là bơi, nhảy, trượt hoặc bay.
Di động trên nền đáy và các vật thể
Bằng lối chạy (tơm, cua), bị (amip, giun, ấu trùng cơn trùng), bị kiểu sâu đo
(bạch tuột, đỉa), trượt.
Di động trong nền đáy
Thấy ở nhiều loại giun, trai, ốc…Trong nền đáy thủy sinh vật có thể luồn trong
khe hở, đào hang, vùi sâu xuống bùn.

3.1.2.2 Di động thụ động
Di động thụ động không chỉ thấy ở thủy sinh vật sống khơng di động mà cịn thấy
cả ở thủy sinh vật sống di động. Di động thụ động rất đa dạng, bao gồm:
Di động nhờ gió
Thường chỉ thấy ở trường hợp các trứng nghỉ, các dạng tiềm sinh ở các thủy vực
khô cạn bị cuốn đi cùng với bụi...
Di động nhờ dòng nước
Là lối di động thụ động phổ biến và quan trọng ở thủy sinh vật. Di động nhờ dòng
nước thấy ở sinh vật nổi, sinh vật đáy, cá con…
Di động nhờ các vật thể khác
Các vật thể có khả năng di chuyển thủy sinh vật, hoặc sống di động trên đó, hoặc
sống bám vào vào vật thể rất đa dạng: tảng băng, tàu thủy, lá cây, gỗ mục…

20


Di động nhờ sinh vật
Đây là lối di động đặc sắc có vai trị quan trọng trong khả năng phát tán của thủy
sinh vật. Thủy sinh vật có thể di chuyển từ nơi này qua nơi khác nhờ chim, côn trùng,
các lưỡng thê, bò sát…
3.2 DINH DƯỠNG CỦA THỦY SINH VẬT
3.2.1 Các dạng dinh dưỡng
Dinh dưỡng là quá trình trong đó nguồn vật chất, trước hết là các chất hữu cơ
được chuyển vào một cơ thể khác để cung cấp vật chất và năng lượng cho cơ thể thực
hiện mọi chức năng sống của mình như vận động, sinh trưởng và tái sản xuất những cơ
thể mới. Dinh dưỡng của thủy sinh vật đóng vai trị rất quan trọng trong q trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thủy vực.
Xét về cơ chế, có thể chia dinh dưỡng của thủy sinh vật ra hai loại:
3.2.1.1 Dinh dưỡng tự dưỡng
Thủy sinh vật sử dụng trực tiếp vật chất vô cơ để tạo nên vật chất hữu cơ của cơ

thể nhờ vào nguồn năng lượng bên ngoài.
Dinh dưỡng tự dưỡng là lối dinh dưỡng của thực vật, một số vi khuẩn và nấm
thơng qua q trình quang hợp hoặc hóa tổng hợp.
Dinh dưỡng tự dưỡng nhờ quang hợp
Do nhóm thực vật thủy sinh (thực vật lớn, thực vật nổi) tiến hành. Khả năng này
phụ thuộc vào khả năng ánh sáng và CO2.
Dinh dưỡng bằng hóa tổng hợp
Do các nhóm vi sinh vật tiến hành, nhưng quan trọng nhất là vi khuẩn ni tơ (nitrite
và nitrate hóa), vi khuẩn lưu huỳnh, vi khuẩn sắt. Hoạt động của vi khuẩn hóa tổng hợp
cần oxy và sản phẩm chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí. Cường độ hóa tổng hợp của vi
khuẩn trong tầng nước thấp hơn tầng đáy.
Hấp thụ muối dinh dưỡng hịa tan
Thực vật trong nước, trong q trình tạo chất hữu cơ từ chất vơ cơ, ngồi việc hấp
thu C, H, O chúng còn cần các nguyên tố khác ở dạng muối hòa tan trong nước gọi là
muối dinh dưỡng (biogen). Các biogen cần thiết: Na, K, Ca, N, P, Si, Fe, Mg, Mn và
đặc biệt quan trọng là N, P, Si cần cho quá trình sinh trưởng và phát triển của thủy sinh
vật.
3.2.1.2 Dinh dưỡng dị dưỡng
Thủy sinh vật sử dụng các chất hữu cơ có sẵn (sinh vật ở dạng sống hay dạng
phân hủy) để tạo nên vật chất hữu cơ của cơ thể, sử dụng nguồn năng lượng của cơ thể.
Thủy sinh vật dị dưỡng bao gồm nhóm sinh vật tiêu thụ, ăn chất hữu cơ có sẵn dưới
dạng sinh vật hay các sản phẩm phân hủy của chúng ở các giai đoạn khác nhau. Ngồi
ra cịn có thể kể các vi khuẩn dị dưỡng, các nấm hoại sinh trong thủy vực vơ cơ hóa các
chất hữu cơ rữa nát để cho các muối dinh dưỡng cung cấp cho thực vật.
Các hình thức dinh dưỡng, cách ăn và thức ăn của sinh vật dị dưỡng rất đa dạng,
đó là kết quả của q trình tiến hóa lâu dài về mặt dinh dưỡng giữa thủy sinh vật và môi
trường.

21



3.2.2 Dinh dưỡng ở thủy sinh vật
3.2.2.1 Một số khái niệm
Nguồn thức ăn của thủy vực
Là khối lượng tất cả động vật, thực vật, các sản phẩm phân hủy của chúng, có thể
được sử dụng làm thức ăn cho tất cả thủy sinh vật và xác định được bằng các phương
pháp định lượng.
Nguồn thức ăn của thủy vực bao gồm:
- Chất vẫn (Detritus): là một chất phức tạp, phần cơ bản là mảnh giá thể động
vật, thực vật hay chất vơ cơ, các giá thể này có khả năng hấp thu chất hữu cơ hòa tan.
Dạng keo trên bề mặt giá thể tạo thành màng chất hữu cơ và đó là môi trường tốt cho vi
khuẩn phát triển. Do hoạt động của vi khuẩn tạo ra bọt khí làm giá thể lơ lững trong
nước, ngồi vi khuẩn cịn có tảo (Phytoplankton), nguyên sinh động vật (Protozoa) và
cả luân trùng (Rotatoria) ăn vi khuẩn. Giá trị dinh dưỡng chủ yếu của chất vẩn là vi
khuẩn sống trên giá thể.
- Vi khuẩn (Bacteria): quan trọng trong thức ăn mùn bã hữu cơ của cá. Vi khuẩn
là thức ăn hầu hết các ngành động vật, đặc biệt là sinh vật ăn bùn.
- Thực vật nổi (Phytoplankton): thức ăn quan trọng cho tôm, cá con…
- Thực vật lớn (Macrophyta): là thức ăn của ốc, cơn trùng, cá, rùa, chim…Ngồi
ra, thực vật lớn cịn là giá thể cho trứng bám của những loài cá đẻ trứng dính.
- Động vật nổi (Zooplankton): bao gồm Protozoa, Rotifera, Artemia…là thức ăn
của nhiều nhóm động vật ở nhiều bậc khác nhau. Ở biển, các nhóm sinh vật làm thức ăn
quan trọng là giáp xác cỡ nhỏ (Copepoda, Euphausicea, Mysidacea), Protozoa,
Coelenterata Pteropoda, Cephalopoda và Polychaeta. Ở nước ngọt: có Cladocera,
Rotatoria và Copepoda.
- Động vật đáy (Zoobethos): là thức ăn quan trọng của các sinh vật ăn đáy, gồm
các nhóm: giun, trùn chỉ, ốc, hến, giáp xác nhỏ….
- Động vật có xương sống (Vertebrate): là thức ăn của các động vật có vú ở
nước, có khi chúng cũng là địch hại.
Cơ sở thức ăn

Là khái niệm để chỉ lượng động vật, thực vật, chất hữu cơ trong thủy vực có thể
dùng làm thức ăn cho một nhóm thủy sinh vật nhất định nào đó.
Lượng thức ăn của thủy vực
Là phần cơ sở thức ăn thực tế của thủy vực được sinh vật ăn trong một thời gian
nào đó.
Phổ thức ăn (phổ dinh dưỡng)
Là giới hạn và thành phần thức ăn của một lồi thủy sinh vật nào đó trong thủy
vực. Phổ thức ăn có thể mở rộng khi thành phần thức ăn đa dạng hoặc hẹp khi thành
phần thức ăn không nhiều loại, hoặc đơn thức khi vật chỉ ăn một loại thức ăn
3.2.2.2 Khả năng khai thác thức ăn của thủy sinh vật
Dinh dưỡng của thủy sinh vật gồm các kiểu sau: dinh dưỡng ngoài, dinh dưỡng
trong và dinh dưỡng hổn hợp.

22


Dinh dưỡng hổn hợp
Là kiểu dinh dưỡng có cả dinh dưỡng trong và dinh dưỡng ngoài. Kiểu dinh
dưỡng này đặc trưng cho ấu trùng của nhiều lồi động vật khơng xương sống và cá.
Dinh dưỡng trong
Kiểu này được thực hiện nhờ sử dụng vật chất của chính cơ thể (nỗn hoàng, chất
mỡ, chất đường) trong một khoảng thời gian nào đó của chu kỳ sống chẳng hạn trong
các giai đoạn chưa kiếm được thức ăn ngồi (giai đoạn phơi, hậu phôi), hoặc giai đoạn
nhịn ăn (sống tiềm sinh, giai đoạn nhịn đói trú đơng, di cư…). Lối dinh dưỡng này
thường thấy ở nhiều động vật nhưng chỉ trong một giai đoạn của đời sống mà thơi.
Dinh dưỡng trong cịn nhờ vào sự cộng sinh của các sinh vật tự dưỡng, đặc biệt là
tảo lục, tảo lam, trùng roi có vỏ và các vi sinh vật có khả năng hóa tổng hợp.
Dinh dưỡng ngoài
Đặc trưng cho hầu hết các thủy sinh vật nhờ cách thẩm thấu hoặc bắt mồi. Bao
gồm:

- Dinh dưỡng chất hòa tan bằng thẩm thấu.
- Kiểu nuốt thức ăn: phổ biến trong thủy quyển, gồm các loại nuốt bùn và thu
nhận detritus, lọc thức ăn.
- Ăn lắng.
- Gặm thức ăn.
- Săn mồi.
3.3 TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI CỦA THỦY SINH VẬT
3.3.1 Bảo vệ khỏi bị khô cạn và sống sót trong điều kiện khơ cạn
3.3.1.1 Tránh bị khơ cạn
Khi biết trước sự khơ cạn, nhiều lồi thủy sinh vật sẽ rời khỏi nơi khô cạn. Những
sinh vật sống trong vùng ẩm thường có nhiều cách chống khơ hạn như:
- Chuyển vào nơi có độ ẩm cao, độ bốc hơi giảm (các khe, hang).
- Đào cát, bùn làm hang hốc…
- Dự trữ nguồn nước trong cơ thể đủ cho đến lúc triều lên
3.3.1.2 Thích ứng với sự giảm thốt nước
Các thủy sinh vật có cấu tạo bảo vệ thường thấy như có vỏ đá vơi ở động vật thân
mềm, nắp miệng ở vỏ ốc, vỏ dày của giun, da gai, mai của cua…
3.3.1.3 Mức độ sống sót trong điều kiện khơ cạn
Nhiều thủy sinh vật thích nghi với điều kiện sống tiềm sinh khi bị khô cạn. Chúng
chỉ giữ một lượng nước tối thiểu cần thiết cho sự tồn tại
3.3.2 Mơi trường thẩm thấu và quan hệ của nó với thủy sinh vật
3.3.2.1 Quan hệ thẩm thấu giữa cơ thể thủy sinh vật và môi trường nước
Quan hệ này thường được thể hiện bằng quan hệ giữa áp suất thẩm thấu của dịch
cơ thể ở thủy sinh vật và áp suất thẩm thấu của mơi trường nước có muối hòa tan ở bên

23


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×