Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DỰ ÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN STT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.85 KB, 14 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DỰ
ÁN TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN STT
3.1. Sự cần thiết của công tác hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán trong
kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT.
Qua kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện kiểm toán cho nhiều khách hàng dự
án, Ban quản lý Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT đã nhận thức được tầm
quan trọng của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tới kết quả của cuộc kiểm
toán.
Đánh giá dự án là hoạt động kiểm định dự án một cách tổng thể, trên cơ sở so
sánh những nội dung đã nêu trong dự án ban đầu với thực tế. Mục đích chung của đánh
giá là tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu hay những tồn tại, phân tích nguyên nhân để
điều chỉnh dự án hoặc làm kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo hoặc các dự án
khác. Đánh giá dự án cũng được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: Các mục tiêu của dự án
được thực hiện thành công đến đâu, vì sao.
Các hình thức đánh giá chủ yếu:
• Đánh giá thường xuyên: Việc đánh giá thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án
(gần nghĩa với kiểm tra, song với mục đích tổng kết rút kinh nghiệm);
• Đánh giá theo giai đoạn: Việc đánh giá sau khi mỗi giai đoạn dự án kết thúc nhằm tổng
kết rút kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo;
• Đánh giá kết thúc dự án: Việc đánh giá sau khi dự án kết thúc nhằm xác định mức độ
thành công của dự án và đưa ra kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
• Đánh giá ảnh hưởng: Đánh giá sau khi dự án kết thúc được nhiều năm nhằm xem xét
những tác động và ảnh hưởng về lâu dài của dự án trên các mặt kinh tế, xã hội, môi
trường ở vùng dự án cũng như các vùng lân cận.
Kết quả của công tác đánh giá thường được sử dụng làm cơ sở cho các dự án khác
hoặc các dự án tiếp theo. Nói cách khác, kết quả này được sử dụng cho các quá trình
khảo sát của những dự án đó
Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán
nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán, cho cuộc kiểm toán
mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn
mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công


tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng.
• Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy
đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các báo cáo tài chính, từ đó
giúp các kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng
cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng.
• Kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp
hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài,
…Đồng thời qua sự phối hợp hiệu quả đó, kiểm toán viên có thể tiến hành cuộc kiểm
toán theo đúng chương trình đã lập với chi phí ở mức hợp lý, tăng cường sức cạnh tranh
cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng trong mối quan hệ làm ăn lâu dài.
• Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất
đồng với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, kiểm toán viên thống nhất
với các khách hàng về nội dung công việc thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng
như là trách nhiệm của mỗi bên… Điều này tránh xảy ra những hiểu làm đáng tiếc giữa
hai bên.
• Ngoài ra, căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, kiểm toán viên có thể kiểm soat
và đánh giá công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả của cuộc kiểm toán, từ đó càng thắt chặt hơn mối quan hệ giữa công ty kiểm
toán với khách hàng.
Thực tế đã cho thấy khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch chu đáo, công việc
kiểm toán sẽ được định hướng một cách rõ ràng tránh những khó khăn nhất định trong
quá trình tiến hành kiểm toán.
Thành lập năm 2004, Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT không ngừng
phát triển lớn mạnh và tăng cường vị thế của mình trong thị trường kiểm toán và tư vấn
trong cả nước, công ty đã tạo được một những dấu ấn về uy tín và danh tiếng đặc biệt
đối với các khách hàng là các tổ chức, hiệp hội và nhà đầu tư nước ngoài. Với khách
hàng chính là các dự án phi chính phủ của các tổ chức quốc tế như UNDP, đại sứ quán
Đan Mạch, đại sứ quán Thụy Sỹ, đại sứ quán Hà Lan,… công ty đã không ngừng hoàn
thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán của mình để duy trì và mở rộng số lượng khách
hàng cũng như tạo vị thế vững chắc trong thị trường. Kiểm toán dự án là một thị trường

đầy tiềm năng và mới mẻ, tuy nhiên yêu cầu đối với dịch vụ kiểm toán của các dự án rất
đa dạng và mang các đặc điểm khác biệt so với kiểm toán các công ty và các thực thể
kinh tế khác. Vì vậy, ban quản lý Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT đặc biệt
chú trọng đến mảng dịch vụ kiểm toán dự án, công ty đã xây dựng được phương pháp
kiểm toán khoa học, hợp lý cho kiểm toán dự án nói chung và đặc biệt là khâu đầu tiên
của kiểm toán là lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án.
Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT hiện tại đang thực hiện kiểm toán cho
những khách hàng lớn như: UNDP, EC, World Bank,…Các khách hàng này thường có
những yêu cầu rất cao trong công tác kiểm toán, đặc biệt là những yêu cầu của kiểm
toán trong đánh giá sự tuân thủ của ban quản lý dự án và hiệu quả - hiệu năng của dự
án. Để đảm bảo cung cấp cho những khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao nhất
theo yêu cầu của khách hàng, nhằm duy trì và tạo lòng tin với khách hàng, biến những
khách hàng tiềm năng thành khách hàng thân thiết, công ty cần phải hoàn thiện và nâng
cao hơn nữa công tác kiểm toán của mình, và một trong những khâu quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng toàn bộ công tác kiểm toán chính là giai đoạn lập kế hoạch. Hơn
nữa STT là một trong những công ty kiểm toán mà thời gian hoạt động chưa lâu và
đang trên chặng đường tạo dựng uy tín trong môi trường kiểm toán cạnh tranh đầy khắc
nghiệt nên việc nâng cao chất lượng kiểm toán nói chung và chất lượng lập kế hoạch
kiểm toán nói riêng đã và đang được Ban giám đốc công ty chú trọng và coi đó là một
trong những nhân tố chính góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. Sau đây em xin
trình bày những kiến nghị mang tính chủ quan của em góp phần hoàn thiện công tác lập
kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán dự án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn
STT.
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác lập kế hoạch trong kiểm toán dự
án tại Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
3.2.1. Nhân sự
Nâng cao chất lượng kiểm toán viên và trợ lý là một trong những nhân tố quan
trọng để nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trong thị trường kiểm toán Việt Nam
hiện nay. Nếu năm 1991, tại Việt Nam chỉ có 2 công ty kiểm toán độc lập và 15 nhân
viên thì đến nay cả nước đã có 136 công ty với hơn 5 nghìn nhân viên, cung cấp hơn 20

loại dịch vụ nghề nghiệp cho khách hàng. Tuy nhiên, trong đội ngũ kiểm toán viên nước
ta hiện nay chỉ có 888 kiểm toán viên hành nghề có chứng chỉ kiểm toán viên (thống kê
của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - VACPA), trong số đó chỉ có khoảng 300
người có chứng chỉ kiểm toán viên quốc tế. Tính bình quân mỗi công ty kiểm toán mới
chỉ có 6,5 kiểm toán viên có chứng chỉ. Mặt khác nguồn nhân sự chất lượng cao tập
trung chủ yếu ở bốn công ty kiểm toán hàng đầu là: PWC, Ernst &Young, KPMG và
Deloitte.
Đối với hoạt động kiểm toán, lao động của kiểm toán viên (bao gồm cả các cấp
quản lý) là yếu tố chính, cơ bản nhất tạo nên giá trị của dịch vụ. Kiểm toán là quá trình
các kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán để đưa ra ý kiến của
mình. Trong quá trình này cần đến những đánh giá mang tính chủ quan của kiểm toán
viên. Do vậy có thể thấy, chất lượng kiểm toán phụ thuộc lớn vào chất lượng của đội
ngũ kiểm toán viên (nhân viên kiểm toán và các cấp quản lý của công ty kiểm toán).
Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công
việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết... . Để đảm bảo thu thập được các bằng chứng
kiểm toán đầy đủ và thích hợp, kiểm toán viên cần phải:
• Có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của
khách hàng
• Có kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm toán
• Hiểu biết về pháp luật
Để đạt được các yêu cầu trên, các kiểm toán viên trước hết phải đạt được trình độ
chuyên môn vững vàng về kế toán, hiểu biết về chế độ chính sách tài chính, kế toán và luật
pháp đồng thời đồng thời để trở thành kiểm toán viên và có thể thực hiện công việc độc lập
cần phải được các kiểm toán viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn trong các cuộc kiểm
toán thực tế. Mặt khác các kiểm toán viên phải có nghĩa vụ duy trì kỹ năng, trình độ nghiệp
vụ trong suốt quá trình hành nghề, luôn cập nhật các thông tin về chính sánh kế toán, tài
chính liên quan đến lĩnh vực kiểm toán
Hiện tại đội ngũ nhân viên trong Công ty Hợp danh kiểm toán và tư vấn STT
bao gồm rất nhiều nhân viên trẻ tốt nghiệp từ các trường đại học như Kinh tế quốc
dân, Học viện tài chính, Học viện ngân hàng, Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại

Thương, Đại học Thương mại, Đại học Công đoàn. Một số lớn nhân viên của công
ty tốt nghiệp từ các trường đại học không thuộc lĩnh vực kinh tế hoặc được đào tạo
trong các lĩnh vực không thuộc kinh tế.
Bảng 3.3. Danh sách nhân viên phòng kiểm toán
STT Họ và tên Trường đại học
1 Nguyễn Thành Trung Đại học Thương mại
2 Nguyễn Việt Nga Đại học Ngoại thương
3 Nguyễn Sơn Hà Đại học Thương mại
4 Trần Thị Thu Hà Đại học Công đoàn
5 Trần Thu Hà Đại học Ngoại thương
6 Đào Minh Phương Đại học Kinh tế Quốc dân
7 Nguyễn Minh Phương Đại học Kinh tế Quốc dân
8 Nguyễn Thanh Ngọc Đại học Bách Khoa
9 Phạm Thanh Hoài Đại học Hà Nội
10 Phan Thị Minh Giang Đại học Ngoại thương
11 Trần Thị Thùy Dương Đại học Kinh tế Quốc dân
12 Nguyễn Thu Thủy Học viện Tài chính
13 Nguyễn Viết Mạnh Đại học Kinh tế Quốc dân
14 Bùi Thị Phương Anh Đại học Hà Nội
15 Bùi Ngọc Hiếu Đại học Kinh tế Quốc dân
16 Nguyễn Thị Sâm Đại học Hà Nội
17 Nguyễn Bích Thuận Đại học Thương mại
18 Phạm Hoàng Thanh Thùy Học viện Ngân hàng
Số lượng nhân viên không được đào tạo về chuyên nghành kế toán – kiểm toán
là 8/18 người. Do đó, tình trạng đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm và những
nhân viên chưa có nền tảng kiến thức về kinh tế, kế toán và kiểm toán là một vấn đề
đang tồn tại của công ty. Những nhân viên này, do chưa được trang bị những kiến
thức chuyên môn về kế toán kiểm toán nên việc tiếp cận các thông tin về kế toán -
kiểm toán và thực hiện dịch vụ kiểm toán cho khách hàng còn gặp nhiều khó khăn.
Công ty đã tổ chức các lớp đào tạo cho đội ngũ nhân viên mới của công ty để

khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên các lớp đào tạo của công ty hầu hết là những lớp
đào tạo chưa chuyên sâu trong thời gian ngắn, vì vậy hiệu quả của các khóa đào tạo
là chưa cao.
Công ty nên tổ chức những khóa học chuyên nghiệp hơn bằng cách hợp tác với
các trung tâm tổ chức đào tạo chuyên nghiệp như tổ chức Vietsourcing, FTMS để tổ
chức các khóa đào tạo có thời gian tương đối. Thời gian đào tạo trong khoảng từ hai
tháng đến bốn tháng là khoảng thời gian cần thiết để đào tạo, cung cấp những kiến
thức cho những nhân viên chưa được đào tạo qua các lớp kính tế tài chính, cũng như
củng cố và bổ sung kiến thức cần thiết cho đội ngũ nhân viên đã được được trang bị
các kiến thức về kinh tế tài chính. Đặc biệt sau mỗi khóa đào tạo, công ty cần thực

×