Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.85 KB, 43 trang )

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
AN PHÚ THỰC HIỆN
2.1 Đặc điểm của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú ảnh hưởng đến đánh
giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH An Phú
Công ty TNHH Kiểm toán AN PHÚ có trụ sở tại Phòng 2003 Tòa nhà
34T Trung Hòa Nhân Chính Cầu Giấy Hà Nội. Theo Giấy Chứng nhận Đăng kí
kinh doanh Số 0102031751 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
ngày 08 tháng 8 năm 2007, công ty chính thức ra đời với tư cách là doanh
nghiệp TNHH hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập, tư vấn và đào tạo
trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mặc dù mới thành lập, Công ty TNHH Kiểm toán
An Phú đã xây dựng quy trình quản lý chất lượng kiểm toán để luôn đảm bảo
nguyên tắc nghề nghiệp là độc lập, khách quan, bảo mật số liệu và tuân thủ pháp
luật. Việc đánh giá rủi ro là vấn đề hết sức cấp bách đối với công ty đặc biệt
trong giai đoạn mới đi vào hoạt động. Hiện tại công ty đã có quy trình tương đối
chuẩn để đánh giá rủi ro kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro được thực hiện xuyên
suốt trong cả cuộc kiểm toán đặc biệt là trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Từ khi thành lập đến nay, tuy trong thời gian ngắn nhưng Công ty luôn
giữ nguyên tắc hoạt động độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và
bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính bản thân mình trên
cơ sở tuân thủ luật pháp quy định. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng
dịch vụ được cung cấp và uy tín của Công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà
mọi nhân viên của AN PHÚ luôn luôn thực hiện. Về tài chính, công ty cũng
hoạt động theo nguyên tắc tự chủ.
Công ty được sáng lập bởi đội ngũ lãnh đạo và kiểm toán viên có trình
độ, giàu tâm huyết, các nhân viên được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn. Đội ngũ lãnh đạo và các kiểm toán viên
chính của An Phú đều có kinh nghiệm trên 12 năm thực hiện cung cấp dịch vụ
kiểm toán và tư vấn cho các doanh nghiệp, dự án quốc tế, các ban quản lý xây
dựng..hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Đội ngũ sáng


lập của An phú đều là những nhân viên có kinh nghiệm làm việc trên mười năm
ở các Công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam nên đã vận dụng và tiếp thu
những kinh nghiệm đã tích lũy trước đây để xây dựng quy trình kiểm toán, đặc
biệt là việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Trong những
ngày đầu thành lập với số lượng nhân viên là 10 người cho đến nay An Phú có
một đội ngũ gồm 35 nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, với 8 người
có chứng chỉ KTV cấp nhà nước (CPA) hoạt động trên khắp 3 miền đất nước.
Đặc biệt, Công ty có đội ngũ chuyên gia với trình độ nghiệp vụ cao, được đào
tạo có hệ thống tại Việt Nam, và ở nước ngoài và đều trải qua các khoa đào tạo
của các chuyên gia hàng đầu trên thế giới về kiểm toán, tài chính kế toán. Tại
An Phú, những nhân viên làm việc với khách hàng đều được sàng lọc, đội ngũ
nhân viên của An Phú được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên
tục do công ty cũng như do Bộ Tài chính tổ chức. Ðó là những nhân viên có
trình độ chuyên môn, tận tâm và giàu kinh nghiệm trong thương trường kinh tế
tại Việt Nam, họ luôn cập nhật sự phát triển, sự thay đổi của các chuẩn mực kế
toán kiểm toán cũng như các thay đổi về chính sách tài chính, thuế, các điều
khoản của luật pháp liên quan và môi trường kinh doanh nói chung.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty
Là Công ty kiểm toán với tuổi đời còn non trẻ, An phú cung cấp các dịch
vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán,… trên cơ sở hợp đồng kinh tế được ký
kết giữa An Phú với khách hàng. Dưới đây là một số dịch vụ mà công ty đang
cung cấp:
Thứ nhất là dịch vụ kiểm toán thẩm định
Công ty cam kết cung cấp các dịch vụ kiểm toán nhất quán, tối ưu cho
các nhóm khách hàng có quy mô lớn của Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh
vực chủ chốt của nền kinh tế như Năng lượng, xây dựng, khách sạn, tài chính-
ngân hàng. Các dịch vụ kiểm toán công ty đang cung cấp gồm không giới hạn
các nội dung sau: Kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định; Kiểm toán báo
cáo tài chính cho mục đích đặc biệt; Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ;
Soát xét các thông tin trên báo cáo tài chính; Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ

sở các thủ tục thỏa thuận trước; Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ;
Kiểm toán nội bộ; Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin; Các
dịch vụ kiểm soát và tư vấn rủi ro khác.
Thứ hai là dịch vụ kế toán
Công ty cung cấp các dịch vụ kế toán cho khách hàng bao gồm: dịch vụ
giữ sổ kế toán, lập dự toán ngân sách, lập các báo cáo tài chính định kì. Công ty
cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi các báo cáo tài chính được
lập theo hệ thống kế toán Việt Nam cho tương thích với các chuẩn mực kế toán
quốc tế được chấp nhận rộng rãi. Điểm nổi bật trong các dịch vụ kế toán đó là
khả năng xây dựng các hệ thống kế toán đáp ứng các yêu cầu quốc tế của các
công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế mà vẫn tuân thủ hệ thống kế
toán Việt Nam. Cụ thể các dịch vụ kế toán của Công ty bao gồm: Xây dựng hệ
thống kế toán; Trợ giúp hạch toán kế toán; Lập kế hoạch tài chính; Lập kế
hoạch ngân sách; Lập và dự toán lưu chuyển tiền mặt;
Thứ ba là dịch vụ kiểm toán quyết toán các công trình, dự án đầu tư
Với mục tiêu là đưa ra ý kiến độc lập về tính phù hợp và đúng đắn của
các thông tin trình bày trong báo cáo quyêt toán vốn đầu tư của dự án, các kiểm
toán viên phải thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quy chế kiểm
toán độc lập hiện hành tại Việt Nam, các văn bản pháp quy của nhà nước Việt
Nam ban hành trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng. các loại hình kiểm toán
trong lĩnh vực đầu tư bao gồm:
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành các công trình
hạng mục công trình;
Kiểm toán xác định giá trị quyết toán công trình;
Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của ban quản lý dự án, chủ đầu tư;
Thứ tư là dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn nhân lực
Công ty liên tục có các chính sách đào tạo và tăng cường tính chuyên
nghiệp. một nhóm các chuyên gia có trình độ cao của công ty về kế toán, kiểm
toán và quản lý sẽ cung cấp cac chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của
khách hàng. Các chương trình đào tạo này bao gồm từ đào tạo về các chuẩn

mực kế toán và kiểm toán quốc tế, tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán Việt nam
đến đào tạo về các chính sách và quy chế mới nhất áp dụng cho từng ngành cụ
thể hay cho hoạt động kinh doanh trên cả nước. công ty cũng tổ chức các
chương trình đào tạo các kĩ năng kiểm toán nội bộ để trợ giúp khách hàng thực
hiện các chương trình kiểm toán nội bộ. Các chương trình này bao gồm: Tổ
chức đào tạo và hội thảo; Quản lý nguồn nhân lực.
Thứ năm là dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Nhóm tư vấn tài chính của công ty cung câp dịch vụ tư vấn tài chính cho
công ty và các nhà đầu tư trong rất nhiều các lĩnh vực hoạt động. bao gồm: Dịch
vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp; Dịch vụ tư vấn giải pháp quản lý; Dịch vụ hỗ
trợ dự án.
Thứ sáu là dịch vụ tư vấn thuế: Dịch vụ tư vấn thuế liên quốc gia; Dịch vụ
trợ giúp giải quyết khiếu nại thuế; Thuế thu nhập cá nhân và các dịch vụ thuế
quốc tế.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty An Phú
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
Giám đốc Kiểm toán
Phòng Hành chính
Kiểm toán
báo
cáo
tài
chính
Kiểm
toán
đầu

XD
CB
Quản



Đào
tạo
Kế toán
Quản trị nhân sự
Ban Giám đốc là những người chịu trách nhiệm cao nhất đối với hoạt
động của công ty, Ban Giám đốc có nhiệm vụ hoạch định chính sách và tổ chức
thực hiện. Đồng thời Ban Giám đốc cũng chịu trách nhiệm cuối cùng về các vấn
đề có liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ
như: lập kế hoạch, lập ngân sách, phát triển kinh doanh, nhân lực, đào tạo, quản
lý văn phòng...
Thành viên của ban lãnh đạo gồm có Giám đốc và các Phó Giám đốc
giúp việc cho Giám đốc, mỗi người phụ trách phần công việc được phân công
cho họ, cụ thể:
Ban Giám đốc
Giám đốc: ông Vũ Bình Minh là người sáng lập và trực tiếp điều hành
công ty. Ông Minh sẽ tham gia vào các hợp đồng kiểm toán với vai trò là
partner/Giám đốc điều hành phụ trách khách hàng và quản lý chất lượng kiểm
toán, duy trì mối quan hệ với các cán bộ cấp cao của khách hàng. Đây là việc
làm hết sức cần thiết để công ty có thể liên tục nắm bắt được hoạt động kinh
doanh của khách hàng và có thể sớm phát hiện được những vấn đề có thể phát
sinh. Giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng lớn trong
quá trình thực hiện công việc kiểm toán và Giám đốc là người đưa ra quyết định
cuối cùng cho các vấn đề còn vướng mắc. Đánh giá công việc kiểm toán đã thực
hiện và chịu trách nhiệm bảo đảm rằng công việc kiểm toán đã được thực hiện
đầy đủ làm cơ sở cho các kết luận được rút ra trong những phần kiểm toán quan
trọng.
Phó giám đốc Công ty: là người đồng sáng lập và trực tiếp điều hành hoạt
động của An Phú. Với nhiều kinh nghiệm năm trong lĩnh vực kế toán kiểm toán

các lĩnh vực tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần
hóa doanh nghiệp. Là thành viên quan trọng của bộ máy lãnh đạo và điều hành
An phú phó giám đốc sẽ tham gia vào các hợp đồng kiểm toán với vai trò là chủ
phần hùn phụ trách khách hàng và quản lý chất lượng kiểm toán. Phó giám đôc
cũng giữ vai trò là Giám đốc đào tạo và tuyển dụng hàng năm của An Phú, đảm
báo đội ngũ nhân viên luôn đủ kinh nghiệm và năng lực cung cấp dịch vụ.
Giám đốc Kiểm toán: Trực tiếp tham gia vào việc phát triển khách hàng,
quản lý và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán và tư vấn tại công ty. Thực
hiện công việc kiểm toán và tư vấn cho tất cả các khách hàng của công ty, dưới
giám đốc kiểm toán sẽ có các trưởng phòng kiểm toán .
Trưởng Phòng Kiểm toán: Tại An Phú có chia thành 3 phòng ban chính
đó là kiểm toán tài chính, kiểm toán đầu tư và phòng tư vấn và đào tạo. tương
ứng với mỗi phòng là các trưởng phòng. Các trưởng phòng đóng vai trò quan
trọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của công ty, đặc biệt là về các vấn đề liên
quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và bảo đảm các công việc hành chính.
Các trưởng phòng đồng thời cũng là các chủ nhiệm kiểm toán viên cao cấp sẽ
trực tiếp thực hiện phát triển khách hàng kiểm soát chất lượng về các dịch vụ
kiểm toán Báo cáo tài chính, tư vấn tài chính, kiểm toán đầu tư.. phụ trách phát
triển kĩ thuật kiểm toán trong công ty và trực tiếp phụ trách các nhóm kiểm
toán và tư vấn tại công ty. Nhân lực phòng kiểm toán phân chia thành:
Kiểm toán viên chính là người được cấp giấy phép hành nghề (CPA)
hoặc một giấy chứng nhận có giá trị tương đương. Người này sẽ đảm nhiệm
những trọng trách bao gồm việc giám sát của các trợ lý, nhân viên thực hiện hợp
đồng kiểm toán lớn với khách hàng có nhiều bộ phận phòng ban hay các chi
nhánh hoặc các vụ việc đặc biệt khác. Kiểm toán viên chính sẽ phải báo cáo trực
tiếp cho người phụ trách một vụ việc kiểm toán. Ngoài ra, kiểm toán viên chính
có thể được giao thêm một số trách nhiệm để có thể hỗ trợ cho ban quản lý,
gồm: xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, bố trí nhân sự cho các hoạt động kiểm
toán, chuẩn bị và phân tích các hóa đơn…Kiểm toán viên chính có thể được yêu
cầu đồng ký vào báo cáo kiểm toán.

Trợ lý cao cấp chịu trách nhiệm đối với công việc kiểm toán (ngay tại
thực địa) không đòi hỏi quá 5 người và trong một số trường hợp có thể phải hỗ
trợ cho kiểm toán viên chính trong việc theo dõi các công việc kiểm toán có tầm
cỡ lớn hơn. Trợ lý cao cấp chịu trách trước người kiểm toán viên chính hoặc
người quản lý công việc về tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện một
công việc kiểm toán. Người trợ lý cao cấp phải tiếp tục học để nâng cao trình độ
chuyên môn.
Trợ lý là người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán cả
về các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn để có thể đảm nhiệm việc xem xét các
bước của những công việc kiểm toán quy mô nhỏ. Người trợ lý phải chịu trách
nhiệm trước nhiều trợ lý khác và phải có năng lực soạn thảo sơ bộ các phần,
mục của các bức thư của ban lãnh đạo và các báo cáo kiểm toán. Trợ lý mới vào
nghề theo quy định là những người mới tốt nghiệp các trường kinh doanh và
những người có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kế toán kiểm
toán. Người trợ lý mới vào nghề được phân công thực hiện các công việc ở thực
địa hoặc công việc tương tự dưới sự chỉ dẫn của một cán bộ thâm niên khác và
hiếm khi phải chịu trách nhiệm về một phần hành hoàn chỉnh của một đợt kiểm
toán. Dưới sự giám sát chặt chẽ của người có trách nhiệm, người trợ lý mới vào
nghề sẽ hoàn tất những yêu cầu kiểm toán cụ thể trong các lĩnh vực như: tiền
mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu… Những công việc cụ thể đó sẽ được
người chịu trách nhiệm giảng giải cặn kẽ và được nêu trong chương trình kiểm
toán trình bày dưới dạng văn bản. Người trợ lý mới vào nghề phải có ý thức
nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Các phòng ban đảm nhiệm công việc hành chính
Bao gồm phòng Kế toán, phòng Hành chính tổng hợp, bộ phân nhân sự.
Nhiệm vụ chủ yếu của các phòng ban này là tổ chức nhân sự, lập kế hoạch kinh
doanh, tìm kiếm thị trường và tiếp xúc khách hàng. Riêng bộ phận lễ tân có thêm
nhiệm vụ trực điện thoại và đón tiếp khách của công ty. Công ty TNHH An Phú là
một pháp nhân hạch toán độc lập, tự trang trải chi phí bằng nguồn thu từ các hoạt
động dịch vụ do khách hàng trả theo hợp đồng dịch vụ và thực hiện nghĩa vụ với

Ngân sách Nhà nước.
Các chính sách tài chính kế toán của Công ty tuân thủ theo đúng các
chuẩn mực và chế độ tài chính, kế toán hiện hành và phù hợp với tình hình thực
tiễn của Công ty.
Do đặc thù về lĩnh vực kinh doanh nên Công ty có bộ máy kế toán gọn
nhẹ đáp ứng được nhu cầu hạch toán kế toán cần thiết trong đơn vị và đáp ứng
được nhu cầu về quản lý thông tin và cung cấp thông tin về tài chính kế toán
cho người quan tâm.
2.1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính với đánh giá rủi ro kiểm toán
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán An phú
Công việc thực
hiện trước kiểm toán
Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc kiểm toán
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm
toán tổng quát
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Tìm hiểu các chu trình kế toán
Thực hiện các bước phân tích tổng quát
Xác định mức độ trọng yếu
Xây dựng kế hoạch phục vụ và giao dịch khách hàng
Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Đánh giá rủi ro tiềm tàng và số dư tài khoản
Tổng hợp và liên kết với kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá
Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết
Thực hiện việc soát xét báo cáo tài chính

Kết thúc kiểm toán
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo
Thu thập thư giải trình của ban giám đốc khách hàng
Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán
Lập báo cáo kiểm toán
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Trước hết tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Khách hàng gửi thư mời đến công ty bằng điện thoại, fax, bằng thư mời
hoặc tiếp xúc trực tiếp. Trong mọi trường hợp yêu cầu của khách hàng phải
được báo trực tiếp cho Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc khi Giám đốc đi vắng).
Xác định mục đích kiểm toán của khách hàng là gì: theo luật định, cổ phần hóa
hay đấu thầu để từ đó đánh giá được rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.
Tiếp đến thực hiện khảo sát sơ bộ về khách hàng, đánh giá môi trường
kinh doanh, môi trường kiểm soát của khách hàng.
Các kiểm toán viên cần phối hợp với ban giám đốc và các phòng ban liên
quan nêu rõ trách nhiệm và các công việc cần sự hỗ trợ hoặc giải trình từ phía
Ban lãnh đạo và nhân viên của khách hàng. Khi được phân công khảo sát yêu
cầu và hồ sơ khách hàng, người đi khảo sát cần xác định các vùng trọng điểm
cần kiểm tra, phân tích và thực hiện các nội dung sau:
Thu thập đầy đủ các thông tin theo mẫu khảo sát chung của công ty: đó là
các thông tin về hoạt động kinh doanh, môi trường kiểm soát, các chu trình kế
toán…
Thu thập thêm các thông tin khác căn cứ vào địa điểm và yêu cầu riêng
của khách hàng.
Đánh giá chung về hồ sơ và sổ sách của khách hàng.
Các thông tin quan trọng như: khách hàng đang bị kiện tụng, khách hàng
đang phá sản, tranh chấp nội bộ... cần phải chú ý và ghi nhận vào mẫu khảo sát.
Kết quả khảo sát phải được ghi chép rõ ràng, đánh giá về mức độ phức
tạp của hồ sơ, thời gian dự kiến sẽ thực hiện, nhân sự. Trong trường hợp xét
thấy công việc kiểm toán có thể gặp nhiều rủi ro, người được phân công có thể

đề xuất không ký hợp đồng với khách hàng nhưng phải nêu rõ lý do trong báo
cáo khảo sát. Kết quả khảo sát được trình cho trưởng phòng kiểm toán trước khi
đệ trình cho Giám đốc.
Gửi thư báo giá
Căn cứ vào báo cáo khảo sát, Giám đốc sẽ xem xét và quyết định giá phí.
Ý kiến của Giám đốc sẽ được ghi trực tiếp vào báo cáo khảo sát và sẽ được
chuyển cho thư ký Giám đốc.Giá phí và thời gian dự kiến thực hiện kiểm toán
được quy định chi tiết trong Biên bản chấo nhận cung cấp dịch vụ và được gửi
cho khách hàng. Nội dung cần đảm bảo các yêu cầu: Tóm lược lại yêu cầu của
khách hàng; Phạm vi công việc, phương pháp làm việc, những giới hạn trong
công tác kiểm toán; Các loại báo cáo sẽ gửi đến khách hàng; Giá phí đề nghị;
Tuân theo các quy định của nhà nước.
Lập hợp đồng kiểm toán
Thư ký căn cứ vào thư báo giá và ý kiến chỉ đạo của Giám đốc tiến hành
lập hợp đồng theo mẫu thống nhất của công ty. Hợp đồng được lập thành 5 bộ
và chuyển qua phòng hành chính để gửi đến khách hàng ký trước. Bộ phận tiếp
tân có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng nhanh chóng gửi lại
các hợp đồng đã gửi đi. Trong Hợp đồng kiểm toán chỉ rõ công ty đã tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán số 210 về Hợp đồng kiểm toán, quyền hạn trách nhiệm
của bên A, bên B. Hợp đồng được khách hàng ký và gửi lại sẽ được chuyển cho
thư ký để trình cho Giám đốc ký.
Tổ chức nhóm kiểm toán
Nhóm kiểm toán do Trưởng phòng kiểm toán trực tiếp phân công, chỉ
định người tham gia sau khi có ý kiến chỉ đạo của Giám đốc dựa trên những
đánh giá về yêu cầu của công việc và kinh nghiệm nghề nghiệp của nhóm nhân
viên.
Lập kế hoạch kiểm toán
Nhóm trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán, đối với những
khách hàng được xác định là trọng điểm, quan trọng, nhóm trưởng phải bổ sung
thêm các trắc nghiệm vào chương trình chọn mẫu của công ty cho hợp với tình

hình cụ thể của khách hàng.
Sau khi lập xong kế hoạch kiểm toán, nhóm trưởng có trách nhiệm lập tờ
trình, trình Trưởng phòng kiểm toán, kế hoạch phục vụ và giao dịch với khách
hàng. Trong đó nêu rõ các căn cứ cho việc hoạch định chương trình kiểm toán,
kế hoạch về thời gian về nhân sự
Một bước rất quan trọng khi xây dựng kế hoạch kiểm toán đó là việc
đánh giá rủi ro. Trước hết là đánh giá rủi ro tiềm tàng thông qua các thông tin đã
thu thập được khi khảo sát sơ bộ về khách hàng. ứng với mức rủi ro chi tiết xác
định được, KTV tiếp tục dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ đế đánh giá rủi ro
kiểm soát.
Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Nhóm trưởng có trách nhiệm soạn thư báo gửi khách hàng để thông báo
ngày giờ và nội dung dự định kiểm toán, việc soạn thư báo trước được khuyến
khích hơn là báo bằng điện thoại. Thư báo trước được chuyển cho Trưởng
phòng kiểm toán trước khi trình cho Giám đốc ký duyệt.
Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công và giám sát toàn bộ công việc của
nhóm theo kế hoạch kiểm toán đã được duyệt. Trưởng phòng có trách nhiệm
giám sát công việc của Nhóm trưởng và báo cáo tiến độ thực hiện cũng như
những khó khăn với giám đốc để có hướng chỉ đạo. Sau khi hoàn tất công việc
tại khách hàng, Nhóm trưởng hoặc Trưởng phòng kiểm toán có trách nhiệm
thông báo cho khách hàng trước khi rút về văn phòng công ty để tổng hợp hồ
sơ. Nhóm trưởng có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ tại văn phòng công ty.
Để công việc kiểm toán đáp ứng nhu cầu về thời gian, Nhóm trưởng có
trách nhiệm soạn thảo thư đề nghị các bút toán điều chỉnh hoặc đề nghị giải
thích, cung cấp thêm hồ sơ (nếu cần thiết). Đính kèm văn thư này là các biểu
mẫu báo cáo kế toán đã được điều chỉnh theo đề nghị của Nhóm trưởng. Thư đề
nghị được trình cho Trưởng phòng kiểm toán cùng với hồ sơ kiểm toán đã được
hoàn tất. Trưởng phòng kiểm toán sau khi xem xét thư đề nghị phải cho ý kiến
cụ thể và trình Giám đốc, đồng thời chuyển hồ sơ kiểm toán cho bộ phận tổng
hợp.

Công việc của các kiểm toán viên: Cập nhật các hiểu biết về hệ thống
kiểm soát nội bộ và xác định các vùng có rủi ro; Kiểm tra và đánh giá các quy
trình kiểm soát nội bộ chủ yếu; Thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh
giá ; Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, số dư trên báo cáo tài chính và các nghiệp
vụ số dư chưa được trình bày và thuyết minh đầy đủ trên báo cáo tài chính liên
quan; Tổng hợp lại kết quả kiểm toán; Soát xét và lập dự thảo báo cáo kiểm
toán; Soát xét các quy trình nghiệp vụ, công tác quản lý tài chính và lập dự thảo
thư quản lý( nếu có).
Giai đoạn 3: Lập báo cáo kiểm toán
Sau khi hoàn tất công việc kiểm toán phải tiến hành lập báo cáo kiểm
toán. Các bước công việc cần thực hiện ở giai đoạn này bao gồm:
Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo, thu thập thư giải trình
của Ban giám đốc khách hàng.
Gửi bản dự thảo để lấy ý kiến: Sau khi khách hàng có ý kiến đối với các
đề nghị được nêu trong thư, dự thảo Báo cáo tài chính đã được kiểm toán sau
khi được điều chỉnh lại (nếu có) sẽ được gửi đến cho khách hàng để lấy ý kiến.
Bản thảo khi gửi đi phải đóng thành tập và đóng dấu “dự thảo” lên từng trang.
Bản dự thảo được lưu một bộ vào hồ sơ kiểm toán.
Hoàn chỉnh báo cáo lần cuối: Thảo luận và thống nhất báo cáo tài chính
đã được kiểm toán với ban giám đốc.
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán sau khi đã có ý kiến của khách hàng
sẽ được hoàn chỉnh và gửi đến khách hàng ký trước. Báo cáo tài chính đã được
kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các báo biểu theo quy định hiện hành.
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán phải được khách hàng ký trước trên
các báo biểu và sau đó trình cho Trưởng phòng kiểm toán. Trưởng phòng sẽ đệ
trình Giám đốc ký duyệt.
Phát hành báo cáo chính thức
Sau khi xem xét, Giám đốc sẽ ký duyệt báo cáo kiểm toán chính thức.
Trong trường hợp xét thấy chưa thể phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức,
Giám đốc sẽ chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể.

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán thông thường được phát hành 6 bộ,
trong đó có một bộ để lưu trong hồ sơ kiểm toán. Việc chuyển giao Báo cáo tài
chính đã được kiểm toán do Nhóm trưởng hoặc Trưởng phòng hoặc Giám đốc
trực tiếp giao tận tay cho khách hàng.
Trên đây là quy trình kiểm toán chung được xây dựng chặt chẽ, yêu cầu
các kiểm toán viên phải tuân thủ khi tiến hành cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, trong
từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm kinh doanh của khách
hàng…, kiểm toán viên sẽ có những thay đổi cho thích hợp.
2.2 Thực tế quy trình đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch do Công
ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện
2.2.1 Tìm hiểu thông tin chi tiết về đặc điểm hoạt động của khách hàng (Đánh
giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán)
Tuy mới thành lập trong thời gian chưa lâu, nhưng cũng giống như các
công ty kiểm toán khác Công ty TNHH Kiểm toán An phú đều có soạn thảo
và gửi thư chào hàng đến các khách hàng. Trong thư chào hàng gửi tới khách
hàng, Công ty TNHH Kiểm toán An phú giới thiệu về đặc điểm của công ty
như: các dịch vụ cung cấp; kinh nghiệm phục vụ khách hàng; nhân sự chủ
chốt…Việc gửi thư chào hàng không những giúp Công ty tìm kiếm khách
hàng mới mà còn có ý nghĩa giới thiệu quảng bá hình ảnh của Công ty cũng
như năng lực của công ty. Trong “Thư chào hàng”, Ban Giám đốc mong
muốn được cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC năm hiện tại và các năm tiếp
theo.
Trong năm 2007, Công ty đã gửi thư chào hàng đến nhiều khách hàng cả
khách hàng cũ và mới. Trong đó công ty đã nhận được lời mời kiểm toán của
hai Công ty: Công ty cổ phần ABC và Công ty liên doanh TNHH XYZ. Trước
khi đưa ra quyết định kí hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới, các
KTV có trách nhiệm đánh giá rủi ro kinh doanh mà các Công ty có thể gặp phải
khi kí hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trong quá trình trao đổi với khách hàng mới
Ban Giám đốc được biết Công ty cổ phần ABC năm 2007 đã được Công ty
ACA Group kiểm toán báo cáo tài chính. Công ty TNHH XYZ được Công ty

VFA kiểm toán báo cáo tài chính..
Để đánh giá rủi ro kinh doanh khi kí hợp đồng cung cấp dịch vụ, KTV
tiến hành thu thập các thông tin ban đầu về khách hàng. Đó là đặc điểm về loại
hình kinh doanh; hình thức sở hữu vốn; ngành nghề kinh doanh; bộ máy kế
toán…Để có các thông tin trên KTV có thể thu thập từ các nguồn khác nhau, ví
dụ:
KTV thu thập những nét khái quát về đặc diểm kinh doanh của khách
hàng qua báo chí, tạp chí chuyên ngành.
Kiểm toán viên cũng có thể trao đổi thẳng thắn với ban Giám đốc, Hội
đồng thành viên, hội đồng quản trị của khách hàng.
Thu thập thông tin từ các bên liên quan. Tiếp cận với các văn bản pháp lí
như: Giấy đăng kí kinh doanh; Quyết định thành lập doanh nghiệp;…tìm hiểu
thông tin qua các Biên bản họp Hội đồng quản trị; các quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm các chức danh chủ chốt trong Công ty khách hàng.
Sau khi thu được những thông tin chung của hai khách hàng mới, kiểm
toán viên tóm tắt lại đặc điểm của hai công ty và đưa lên giấy tờ làm việc lưu
trong hồ sơ kiểm toán như sau:
Công ty Cổ phần ABC
Công ty cổ phần ABC là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Bộ công
nghiệp, được thành lập theo quyết định số 216 ngày 24/03/1993 của Bộ Công
nghiệp nhẹ với hoạt động chính là sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo, xuất
khẩu trực tiếp, sản xuất mì ăn liền và bột canh i ốt.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Theo Giấy phép Đăng kí kinh doanh thì ngành nghề kinh doanh của công
ty là sản xuất kinh doanh về sản phẩm bánh kẹo.
Sản phẩm chính của Công ty
Sản phẩm chính của Công ty bao gồm: Bánh quy; kẹo chew, bành kẹo
hộp, kẹo mềm, bánh kem xốp, kẹo jelly, kẹo cứng, bánh trung thu.
Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần ABC
Ban Giám đốc gồm có 3 người (1 Tổng Giám đốc và 2 phó Tổng giám đốc)

Hội đồng quản trị gồm có 5 người (1 Chủ tịch và 4 Ủy viên)
Phòng ban của Công ty gồm có: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế
toán; Phòng Kinh doanh; Phòng Thiết kế;..
Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Công ty Liên doanh TNHH XYZ
Công ty TNHH XYZ là công ty liên doanh giữa bên Việt Nam là Công ty
Sản xuất và Xuất nhập khẩu tổng hợp hà Nội và Bên Hàn Quốc là Công ty MSA
Co.,Ltd. Được thành lập theo Quyết định Số 18/GP – KCN – HN ngày
14/09/2000 của Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Công ty đuợc thành lập để sản xuất,
gia công các sản phẩm may mặc sau đó xuất khẩu ít nhất 80% số sản phẩm sản
xuất ra còn lại được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Vốn
Vốn đầu tư của Công ty là 1500000 USD, vốn pháp định là 100000 USD,
trong đó:
Bên nước ngoài góp vốn 600000 USD chiếm 60% vốn pháp định bằng tiền
Bên Việt Nam góp 400000 USD chiếm 40% vốn pháp định bằng tiền.
Vốn vay của Công ty là 500000 USD
Cơ cấu tổ chức của Công ty: Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Ban
Giám đốc, Hội đổng quản trị, các phòng nghiệp vụ và các xưởng sản xuất.
Chế độ kế toán Công ty đang áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán
doanh nghiệp ban hành theo Quyết định Số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Sau khi đã thu thập được thông tin ban đầu về hai khách hàng ABC và
XYZ, KTV đánh giá mức rủi ro kinh doanh mà Công ty có thể gặp phải khi tiến
hành kiểm toán là ở mức bình thường. Rủi ro về ngành nghề không cao, rủi ro
về tính chính trực của ban giám đốc cũng được xác định ở mức thấp. Bộ máy kề
toán được thiết kế phù hợp đối với đặc điểm hoạt động của công ty. Do đó công

ty chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán Trước khi kí kết hợp đồng Công ty lập
Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới và Cam kết về tính
độc lập của KTV. Biên bản chấp nhận cung cấp dich vụ đã có những đánh giá
ban đầu về rủi ro, việc chấp nhận cung cấp dịch vụ. Cam kết về tính độc lập của
KTV được sử dụng cho tất cả các Kiểm toán viên trong công ty. Trong Bản cam
kết đã có những bố trí cụ thể về nhân sự cho cuộc kiểm toán. Bản cam kết là
cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên trong khi thực hiện cuộc kiểm toán,
việc tuân thủ các chuẩn mực. Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu để
đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán. Cuối cùng Công ty gặp gỡ với khách hàng
để cùng thảo luận và kí kết hợp đồng kiểm toán.
Bảng 2.1: Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ
BIÊN BẢN CHẤP NHẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG
MỚI
THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG
Tên khách hàng : Công ty liên doanh TNHH XYZ
Kì kiểm toán : 31/12/2007
Những nét chính trong kinh doanh : Hoạt động chính của công ty là sản
xuất và kinh doanh các sản phẩm may
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ
CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN - TÀI CHÍNH - TƯ VẤN
Phòng 2003 - Nhà 34T Trung Hòa - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (84-4) 221 0304 Fax: (84-4) 221 0305
Email: Website: www.anphugroup.com.vn

×