Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dưỡng thể của sinh viên nữ khoa KT QTKD trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 44 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


QUAN THỊ BÍCH LIỄU

NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG SỮA DƢỠNG
THỂ CỦA SINH VIÊN NỮ KHOA KT – QTKD
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Long xuyên, tháng 7 năm 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



CHUYÊN ĐỀ NĂM 3
NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG SỮA DƢỠNG
THỂ CỦA SINH VIÊN NỮ KHOA KT – QTKD
TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

SVTH: QUAN THỊ BÍCH LIỄU
LỚP: DH9QT – MSSV: DQT083369
GVHD: NGUYỄN THANH TÙNG



Long xuyên, tháng 7 năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Sau 3 năm học ở trường Đại Học An Giang được sự dạy bảo nhiệt tình của
các thầy cơ Khoa KT – QTKD đã giúp em tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích,
làm hành trang chuẩn bị cho công việc sau này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến tất cả các thầy cô của Khoa đã dành hết tâm quyết dạy dỗ chúng em. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy Nguyễn Thanh Tùng đã hướng dẫn
nhiệt tình cho em trong suốt thời gian thực hiện Chuyên đề năm 3. Thầy đã chỉ dẫn
tận tình giúp em hồn thành đề tài của mình. Sự hỗ trợ của thầy là nguồn động
viên to lớn giúp em biết được phương hướng và cách thức làm chuyên đề thật tốt.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy cơ của trường Đại Học An Giang, đặc
biệt là các thầy cô Khoa KT - QTKD dồi dào sức khỏe để cống hiến nhiều hơn nữa
trong sự nghiệp đào tạo của mình, chúc các thầy cơ luôn thành công trong công
việc và cuộc sống.

Long xuyên, ngày 12 tháng 7 năm 2011
Sinh viên
Quan Thị Bích Liễu


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu hành vi sử dụng SDT của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD trường
Đại Học An Giang” được thực hiện nhằm mô tả được hành vi sử dụng SDT của sinh viên
nữa nói chung và của Khoa KT – QTKD nói riêng. Đồng thời, tìm hiểu những nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi sử dụng SDT của sinh viên.
Mơ hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu

dùng của Philip Kotler.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: (1) Nghiên cứu sơ bộ được thực
hiện bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi (n = 10) để thập thập những thông tin cơ bản cần thiết
cho vấn đề nghiên cứu, chuẩn bị để lập bản câu hỏi; (2) Nghiên cứu chính thức: phỏng vấn
trực tiếp 60 sinh viên bằng bản câu hỏi đã lập từ bước phỏng vấn sơ bộ để mô tả chi tiết
hành vi sử dụng SDT của sinh viên. Sử dụng công cụ Excel để xử lý dữ liệu và dùng
phương pháp thống kê mơ tả để phân tích dữ liệu thu được. Kết quả nghiên cứu nhằm trả
lời được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Sau khi phân tích dữ liệu thu được, đạt được kết
quả như sau:
Thứ nhất, xác định được hành vi tiêu dùng SDT của sinh viên, các sinh viên có nhu cầu
sử dụng SDT khi xem những mẫu quảng cáo sản phẩm này trên các phương tiện truyền
thơng. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cho thấy các bạn sinh viên rất quan tâm đến yếu tố
“Tác dụng phụ” vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của các bạn. Trong quá
trình ra quyết định mua, các sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi hai yếu tố “Công
dụng của SDT” và “Chất lượng của SDT” được các bạn đánh giá cao. Hơn 1/2 số sinh viên
được phỏng vấn có xu hướng tiêu dùng trong tương lai là “tiếp tục sử dụng SDT đang
dùng” vì chúng phù hợp với làn da và có tác dụng tốt.
Thứ hai, nghiên cứu được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng SDT của sinh
viên Khoa KT – QTKD bao gồm các nhân tố: thu nhập, sở thích, các chương trình
Marketing và yếu tố môi trường.
Từ các kết quả đạt được đề xuất một số biện pháp giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng
kịp thời và thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1

Cơ sở hình thành đề tài: ...................................................................................... 1


1.2

Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................... 1

1.3

Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................ 1

1.4

Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................... 1

1.5

Ý nghĩa của nghiên cứu: ...................................................................................... 2

1.6

Kết cấu nghiên cứu: ............................................................................................. 2

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 3
2.1

Giới thiệu chƣơng: ............................................................................................... 3

2.2

Một số khái niệm: ................................................................................................. 3

2.3


Thái độ của ngƣời tiêu dùng: .............................................................................. 3

2.4

Mơ hình hành vi của ngƣời tiêu dùng: ............................................................... 3

2.5

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng: ..................................... 4

2.5.1

Những yếu tố mang tính chất xã hội: .......................................................... 5

2.5.2

Những yếu tố trình độ văn hóa: ................................................................... 5

2.5.3

Các nhân tố tâm lý: ....................................................................................... 5

2.5.4

Các yếu tố cá nhân:....................................................................................... 7
Quá trình ra quyết định của ngƣời tiêu dùng: .................................................. 7

2.6
2.6.1


Nhận thức nhu cầu: ...................................................................................... 7

2.6.2

Tìm kiếm thơng tin: ....................................................................................... 8

2.6.3

Đánh giá phương án ..................................................................................... 8

2.6.4

Quyết định mua: ............................................................................................ 8

2.6.5

Hành vi sau khi mua: ................................................................................... 8

CHƢƠNG 3: MƠ HÌNH – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 10
3.1

Giới thiệu chƣơng: ............................................................................................. 10

3.2

Mơ hình nghiên cứu: .......................................................................................... 10

3.3


Thiết kế nghiên cứu: .......................................................................................... 11

3.4

Quy trình nghiên cứu: ....................................................................................... 12

3.5

Mẫu: .................................................................................................................... 13

3.6

Thang đo: ............................................................................................................ 13


CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................... 14
4.1

Giới thiệu chƣơng: ............................................................................................. 14

4.2

Mô tả hành vi sử dụng SDT của sinh viên nữ hiện nay: ................................. 14

4.2.1

Nhận thức nhu cầu: .................................................................................... 14

4.2.2


Tìm kiếm thông: .......................................................................................... 18

4.2.3

Đánh giá các phương án: ........................................................................... 19

4.2.4

Quyết định mua: .......................................................................................... 21

4.2.5

Hành vi sau khi mua: ................................................................................. 25

4.3
Một số yếu khác tố ảnh hƣởng đến quyết định tiêu dùng SDT của sinh viên
nữ Khoa KT – QTKD trƣờng Đại Học An Giang: ..................................................... 27
4.3.1

Thu nhập: .................................................................................................... 27

4.3.2

Các chương trình Marketing:..................................................................... 27

4.3.3

Sở thích:....................................................................................................... 28

4.3.4


Mơi trường: ................................................................................................. 28

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 29
5.1

Giới thiệu chƣơng: ............................................................................................. 29

5.2

Kết luận: .............................................................................................................. 29

5.2.1

Nhận thức nhu cầu: .................................................................................... 29

5.2.2

Tìm kiếm thơng tin: ..................................................................................... 29

5.2.3

Đánh giá các lựa chọn: ............................................................................... 29

5.2.4

Quyết định mua: .......................................................................................... 29

5.2.5


Hành vi sau khi mua: ................................................................................. 29

5.3

Kiến nghị:............................................................................................................ 30


DANH MỤC HÌNH, BẢNG VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Hình 2.1. Mơ hình hành vi của người tiêu dùng ................................................................... 3
Hình 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng ................................ 4
Hình 2.3. Thang hệ thống cấp bậc địi hỏi của Maslow ........................................................ 6
Hình 2.4. Q trình thơng qua quyết định mua hàng ............................................................ 7
Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................ 10
Bảng 3.1. Tiến độ nghiên cứu ............................................................................................. 11
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 12
CHỮ VIẾT TẮT
SDT: SDT
KT – QTKD: Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Nhu cầu sử dụng SDT .................................................................................... 14
Biểu đồ 4.2. Mục đích sử dụng SDT ................................................................................... 15
Biểu đồ 4.3. SDT sinh viên sử dụng hiện nay ..................................................................... 16
Biểu đồ 4.4. Lý do chọn SDT hiện tại................................................................................. 17
Biểu đồ 4.5. Nguồn thông tin .............................................................................................. 18
Biểu đồ 4.6. Mức độ quan tâm về các yếu tố có liên quan đến việc lựa chọn SDT............ 19
Biểu đồ 4.7. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng SDT ................... 21
Biểu đồ 4.8. Địa điểm mua SDT ......................................................................................... 22

Biểu đồ 4.9. Người mua SDT ............................................................................................. 23
Biểu đồ 4.10. Số lượng SDT sử dụng trong một tháng ....................................................... 23
Biểu đồ 4.11. Thể tích dữa dưỡng thể ................................................................................. 24
Biểu đồ 4.12. Mức độ hài lòng sau khi sử dụng SDT ......................................................... 25
Biểu đồ 4.13. Xu hướng tiêu dùng SDT trong tương lai ..................................................... 26
Biểu đồ 4.14. Cơ cấu thu nhập ............................................................................................ 27


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Cơ sở hình thành đề tài:

1.1

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm dành cho phái đẹp như sữa tắm, kem
dưỡng da, phấn trang điểm, son mơi…Trong số đó, SDT là loại mỹ phẩm được rất nhiều nữ
sinh sử dụng. SDT khơng chỉ có tác dụng trắng da, giữ ẩm mà còn giúp chống lại các tác
hại của ánh nắng mặt trời.
Đối với mỹ phẩm hay bất kỳ hàng hóa nào, người tiêu dùng đều phải trải qua một quá
trình chọn lựa để đưa ra quyết định tiêu dùng sản phẩm. Đối với SDT cũng vậy, đây là sản
phẩm dành cho những bạn nữ trẻ, là những đối tượng khách hàng có hành vi tiêu dùng rất
đa dạng do họ dễ bị tác động bởi nhiều nhân tố khách quan. Cho nên việc nghiên cứu hành
vi tiêu dùng nói chung và với sản phẩm SDT nói riêng là rất cần thiết. Vì vậy, đề tài
“Nghiên cứu hành vi sử dụng SDT của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD trường ĐH An
Giang” được thực hiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể biết được hành vi tiêu dùng
của phụ nữ nói chung đối với sản phẩm SDT và giới học sinh – sinh viên nói riêng để các
doanh nghiệp có thể cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm phù hợp nhất.
Mục tiêu nghiên cứu:


1.2
-

Mô tả được hành vi sử dụng SDT của sinh viên nữ hiện nay.

-

Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi chọn mua SDT của sinh viên nữ
khoa KT – QTKD trường ĐH An Giang.
Phạm vi nghiên cứu:

1.3
-

Phạm vi về không gian: đề tài được nghiên cứu ở khoa KT – QTKD của trường
ĐH An Giang.

-

Phạm vi thời gian: từ ngày 16/5/2011 đến ngày 16/7/2011

-

Đối tượng nghiên cứu: nữ sinh viên khoa KT – QTKD trường ĐH An Giang.
Phƣơng pháp nghiên cứu:

1.4
-


Phương pháp thu thập dữ liệu:


Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.


Nghiên cứu sơ bộ: sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng
cách phỏng vấn trực tiếp 5…10 nữ sinh viên dựa vào dàn bài phỏng
vấn chuyên sâu đã thiết kế sẵn để có những thơng tin cơ bản nhất làm
cơ sở để thiết kế bản hỏi cho bước phỏng vấn chính thức.



Nghiên cứu chính thức: sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
bằng cách thiết kế bản câu hỏi dựa trên dàn bài phỏng vấn chuyên
sâu để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng sữa

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

1


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
dưỡng thể của sinh viên nữ khoa KT – QTKD trường ĐH An Giang. Cỡ
mẫu dự kiến là 60, với phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện.


-


Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng phần mềm Excel làm cơng cụ phân tích
dữ liệu từ các bước nghiên cứu trên và kết hợp sử dụng phương pháp thống kê mơ
tả trong khi phân tích nhằm thấy được các yếu tố cũng như mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đó đến hành vi sử dụng SDT của nữ sinh.
Ý nghĩa của nghiên cứu:

1.5

1.6

Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ sách, báo, internet và các nguồn thơng tin bổ ích
khác như: chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của các khóa trước và tài liệu
giảng dạy của giảng viên cũng là nguồn thơng tin vơ cùng bổ ích.

-

Đề tài nghiên cứu cung cấp những thơng tin bổ ích cho các doanh nghiệp sản xuất
SDT trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

-

Giúp các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời và đánh trúng tâm lý
tiêu dùng của họ.

-

Giúp người tiêu dùng có được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Kết cấu nghiên cứu:
Chƣơng 1: Giới thiệu: nêu lý do, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa của đề

tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết: trình bày cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 3: Mơ Hình và phương pháp nghiên cứu: xây dựng mơ Hình nghiên cứu từ
cơ sở lý thuyết, thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, chọn mẫu và xây dựng
thang đo.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu: mô tả hành vi sử dụng SDT của nữ sinh viên và tìm
hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị: tổng kết lại kết quả nghiên cứu và đề ra các giải
pháp giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

2


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1

Giới thiệu chƣơng:

Trong chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu hành
vi tiêu dùng của nữ sinh khoa KT – QTKD trường ĐH An Giang đối với sản phẩm SDT.
2.2

Một số khái niệm:

Khách hàng có thể là người mua hàng để sử dụng nhưng cũng có thể là những doanh

nghiệp hay các nhà phân phối trung gian mua đi bán lại, là nhà sản xuất hay nói chung là
những người chấp nhận chi trả một khoản tiền nào đó để mua1.
Hành vi tiêu dùng: là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm
cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra
hành động này2
2.3

Thái độ của ngƣời tiêu dùng:

Thái độ của người tiêu dùng là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hành vi của người tiêu
dùng. Thái độ được tích lũy qua kinh nghiệm cá nhân của mỗi người và sự tương tác với xã
hội. Do đó, tùy bản thân mỗi người nhìn nhận mà thái độ của mỗi người là khác nhau dẫn
đến hành vi của họ cũng khác nhau, cần nghiên cứu thái độ người tiêu dùng để có thể dự
đốn được hành vi tiêu dùng của họ.
2.4

Mơ hình hành vi của ngƣời tiêu dùng:

Hành vi của người tiêu dùng được thể hiện qua mơ Hình đồ sau, bao gồm một q trình
từ những nguồn thơng tin đầu vào qua q trình chuyển hóa để có những thơng tin đầu ra
chính là quyết định tiêu dùng sản phẩm.
Tác động
Marketing
-

Các tác nhân
kích thích
khác
Sản phẩm - Kinh tế
Giá cả

- Khoa học
Phân phối - Chính trị
Chiêu thị - Văn hóa

“Hộp đen” ý thức
của người tiêu dùng
Các đặc
tính của
người
mua

Q trình
quyết định
mua hàng

-

Phản ứng đáp lại
của người mua
Lựa chọn hàng hóa
Lựa chọn nhãn hiệu
Lựa chọn nhà kinh doanh
Lựa chọn thời gian mua
Lựa chọn khối lượng mua

Hình 2.1. Mơ hình hành vi của ngƣời tiêu dùng
(Nguồn: Philip Kotler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê)

1
2


Nguồn: Christian Michon – Lê Thị Đông Mai. 2000. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thanh Niên
Nguồn: Philip Kotler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

3


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
Việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm của một người bắt nguồn từ các yếu tố đầu vào như:
sản phẩm, giá cả, nơi phân phối hay các chương trình quảng cáo, khuyến mãi đã tác động
lên “hộp đen ý thức” của người tiêu dùng để phản ứng đáp lại với các kích thích đó và đầu
ra của q trình này chính là quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Hộp đen ý thức của người tiêu dùng bao gồm:

2.5

-

Các đặc tính của người tiêu dùng như: tính cách, quan điểm và cách nhìn nhận của
bản thân họ, đặc tính này có tác động trực tiếp đến các tác nhân kích thích và ảnh
hưởng đến sự tiếp nhận của người mua về các tác nhân kích thích.

-

Q trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng: sau khi nhìn nhận, xem xét và
đánh giá các tác nhân kích thích, người tiêu dùng sẽ đưa ra các quyết định tiêu dùng
sản phẩm.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi ngƣời tiêu dùng:

Hành vi người tiêu dùng chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh
hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Những yếu tố trình độ văn hóa
- Văn hóa
- Nhánh văn hóa
- Địa vị xã hội

-

Các nhân tố tâm lý
Ngcơ
Động
Tri giác
Lĩnh hội
Niềm tin và thái độ

Những yếu tố mang tính chất xã hội
- Các nhóm chuẩn mực
- Gia đình
- Vai trị và địa vị

NGƢỜI MUA

Các yếu tố cá nhân
- Tuổi tác và giai đoạn của chu trình
đời sống gia đình
- Nghề nghiệp
- Tình trạng kinh tế

- Kiểu nhân cách và quan niệm về
bản thân
- Lối sống

Hình 2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định mua của ngƣời tiêu dùng
(Nguồn: Philip Kotler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê)

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

4


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
2.5.1

Những yếu tố mang tính chất xã hội:

-

Các nhóm chuẩn mực: chính là những nhóm người có ảnh hưởng sâu sắc đến hành
vi và thái độ của người tiêu dùng, những nhóm chuẩn mực cụ thể như: gia đình, bạn
bè, người quen, đồng nghiệp hay các tổ chức, hiệp hội có liên quan đến người tiêu
dùng.

-

Gia đình: là một bộ phận người tiêu dùng đông đảo của xã hội, những thành viên
trong gia đình được coi là những nhân tố có tác động một cách trực tiếp và mạnh mẽ
đến hành vi và thái độ của các thành viên còn lại trong việc ra quyết định tiêu thụ.

Sức ảnh hưởng của gia đình có sức nặng hơn các mẫu quảng cáo hay của nhân viên
tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Đây là yếu tố mà các nhà nghiên cứu Marketing cần phải
quan tâm để có được chiến lược Marketing phù hợp.

-

Vai trò và địa vị : mỗi cá nhân trong xã hội đều có vai trị và địa vị nhất định, vai trị
và địa vị của một người nào đó có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của họ vì thơng
thường người tiêu dùng chọn mua sản phẩm phù hợp với vai trị và địa vị của mình.

2.5.2
Những yếu tố trình độ văn hóa: đây là những nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến
hành vi của người tiêu dùng, nó bao gồm các yếu tố sau:
-

Văn hóa: là các giá trị truyền thống của dân tộc, nó thấm nhuần trong mỗi cá nhân
và ảnh hưởng sâu rộng đến hành vi của mỗi con người trong đó có cả hành vi tiêu
dùng. Văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc là khác nhau và có nét đặc trưng riêng. Do
đó, người làm kinh doanh phải hiểu biết nền văn hóa của các dân tộc để tạo ra sản
phẩm phù hợp nhu cầu và phù hợp với các giá trị văn hóa.

-

Nhánh văn hóa: là những bộ phận nhỏ cấu thành nên văn hóa của dân tộc như: tơn
giáo, tín ngưỡng, chủng tộc, lối sống … Những yếu tố này luôn có ảnh hưởng sâu
sắc đến cách nghĩ và hành vi của con người. Những người thuộc nhánh văn hóa
khác nhau sẽ hành vi tiêu dùng sản phẩm khác nhau phù hợp với nhánh văn hóa của
mình.

-


Địa vị xã hội (Giai tầng xã hội): chính là các tầng lớp trong xã hội như: giàu, trung
bình và nghèo. Những người thuộc các tầng lớp khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng
khác nhau, trong cùng một giai tầng cách ứng xử và hành vi tiêu dùng là giống nhau
đối với những người thuộc giai tầng đó.

2.5.3
Các nhân tố tâm lý: cũng ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, bao gồm
các yếu tố thuộc về tâm lý sau đây:
-

3

Động cơ: chính là nhu cầu bức thiết của người tiêu dùng thôi thúc họ tìm mọi cách
để thỏa mãn nó. Có nhiều lý thuyết giải thích về động cơ của con người, một trong
những thuyết đó là thuyết nhu cầu của Abraham Maslow3, ơng đã giải thích được ở
những thời điểm khác nhau con người lại có những nhu cầu khác nhau. Con người
cố gắng thỏa mãn nhu cầu thiết yếu nhất của mình, khi nhu cầu cấp thấp được thỏa
mãn thì xuất hiện nhu cầu cấp cao hơn và trở thành động cơ hiện tại để con người
tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó.

Maslow, Abraham (1970), Motivation and Personnality, tái bản lần 2. NXB: New-York, Harper & Row

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

5


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang


Địi hỏi tự
thể hiện
Địi hỏi tơn trọng
(địa vị, đƣợc thừa
nhận, đƣợc chú ý)
Đòi hỏi xã hội ( quan hệ với
mọi ngƣời, đƣợc chấp nhận)
Địi hỏi an tồn ( an tồn về vật
chất và tinh thần)
Đòi hỏi sinh lý (ăn, mặc, ở, đi lại…)

Hình 2.3. Thang hệ thống cấp bậc địi hỏi của Maslow
(Nguồn: Philip Kotler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê)
-

Tri giác được định nghĩa là “một q trình thơng qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức
và giải thích thơng tin đến để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung
quanh”4.

Cá nhân có thể phản ứng khác nhau với cùng một tác nhân kích thích do tri giác của
con người có sự chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc.

-

4
5




Tri giác có chọn lọc: con người sẽ chọn ra những tác nhân kích thích
mà họ quan tâm nhất trong số nhiều tác nhân kích thích trong cuộc
sống hằng ngày.



Sự bóp méo có chọn lọc: con người không phải lúc nào cũng tiếp
nhận thông tin đúng như ý định của người đưa ra thơng tin đó mà có
sự biến đổi thơng tin theo ý riêng của mình.



Sự ghi nhớ có chọn lọc: có nghĩa là con người sẽ ghi nhớ những
thông tin ủng hộ thái độ và niềm tin của họ và có khuynh hướng
quên đi những điều mà họ đã biết.

Lĩnh hội (sự hiểu biết): chính là “những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của
cá thể dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm mà họ tích lũy được”5. Con người có sự
hiểu biết càng rộng thì càng có khả năng phản ứng đáp lại một cách mạnh mẽ với

Dẫn theo Philip Kotler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê
Philip Kotler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

6


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang

các tác nhân kích thích và phân biệt sự khác biệt của các tác nhân kích thích này để
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
-

Niềm tin và Thái độ: chính là sự đánh giá của cá nhân mỗi người đối với sự vật,
hiện tượng nào đó thơng qua q trình lĩnh hội chúng. Thái độ có thể là tốt hoặc xấu
tùy thuộc vào cách thức nhìn nhận và đánh giá của mỗi người. Cịn niềm tin chính là
sự nhận định trong thâm tâm con người về một cái gì đó, khi niềm tin trở nên mãnh
liệt thì khó có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố kích thích khác. Do đó, các doanh
nghiệp cần tạo được niềm tin cho người tiêu dùng để họ trung thành với doanh
nghiệp.

2.5.4
Các yếu tố cá nhân: của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng của họ

2.6

-

Tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống: ở những độ tuổi khác nhau cũng như
trong từng giai đoạn sống thì con người có cách nghĩ, cách đánh giá cũng như hành
vi khác nhau, do trong từng giai đoạn của cuộc sống tâm lý của con người cũng thay
đổi sao cho phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống.

-

Nghề nghiệp: có ảnh hưởng nhất định đến quyết định chọn mua sản phẩm hay sử
dụng dịch vụ nào đó, do nghề nghiệp gắn liền với thu nhập và địa vị của một người
trong xã hội. Những người có nghề nghiệp cao họ sẽ có khuynh hướng lựa chọn

những hàng hóa sang trọng và phù hợp với địa vị để thể hiện đẳng cấp của mình.

-

Hồn cảnh kinh tế: là trạng thái kinh tế của cá nhân hay tổ chức và được xác định
dựa vào: phần chi trong thu nhập, phần tiết kiệm, khả năng vay mượn.

-

Kiểu nhân cách và quan niệm về bản thân: mỗi con người đều có một kiểu nhân
cách riêng của mình và nhân cách đó ảnh hưởng đến hành vi của con người.
Quá trình ra quyết định của ngƣời tiêu dùng:

Để có được quyết định mua hay khơng mua một sản phẩm nào đó thì người tiêu dùng
phải trải qua một quá trình bao gồm các giai đoạn: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thơng tin,
đánh giá các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua.

Nhận thức
nhu cầu

Tìm kiếm
thơng tin

Đánh giá
các phƣơng
án

Quyết
định
mua


Hành vi
sau khi
mua

Hình 2.4. Q trình thơng qua quyết định mua hàng
(Nguồn: Philip Kotler, 1999. Marketing căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê)
2.6.1

Nhận thức nhu cầu:

Là quá trình con người ý thức được vấn đề hay nhu cầu để thúc đẩy họ ra quyết định
có nên thỏa mãn nhu cầu đó hay khơng. Nhận thức nhu cầu có thể bị tác động bởi các nhân
tố kích thích nội tại của bản thân con người, đồng thời cũng chịu sự chi phối bởi các yếu tố

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

7


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
bên ngoài như: tiếp thị, quảng cáo, PR…Những nhà nghiên cứu thị trường cần phải tìm
hiểu những thời điểm mà con người ý thức vấn đề, bên cạnh đó cần có các tác động nhằm
kích thích con người nảy sinh thêm nhu cầu mới.
2.6.2

Tìm kiếm thơng tin:

Khi nhận thức được vấn đề và xác định được nhu cầu mà mình cần thỏa mãn, người

tiêu dùng sẽ tiến hành tìm kiếm thơng tin có liên quan đến các khía cạnh mà người đó quan
tâm về sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nguồn thơng tin mà người tiêu dùng có thể sử dụng
bao gồm:
-

Cá nhân: gia đình, bạn bè, người quen, đồng nghiệp…

-

Thương mại: quảng cáo, tiếp thị, hội chợ, triễn lãm…

-

Công chúng: phương tiện truyền thông, các tổ chức nghiên cứu và phân loại người
tiêu dùng.

-

Kinh nghiệm thực tế: tiếp xúc, nghiên cứu, sử dụng hàng hóa.

2.6.3

Đánh giá phương án

Với những nguồn thông tin thu thập được, bước tiếp theo người tiêu dùng sẽ đánh giá
các lựa chọn, xem xét các lựa chọn nào mà người tiêu dùng cho là cần thiết và quan trọng
đối với mình để đưa ra quyết định chọn lựa cuối cùng.
2.6.4

Quyết định mua:


Sau khi đánh giá các phương án và đã xếp hạng được một số phương án, người tiêu
dùng đã có ý định mua hàng nhưng họ chỉ có thể chọn lựa một phương án tốt nhất cho
mình. Nhưng quá trình đi đến quyết định chọn lựa phương án tối ưu lại chịu sự chi phối của
hai yếu tố:
-

Thái độ của những người khác: là những người có ảnh hưởng đến quyết định của
người tiêu dùng.

-

Các yếu tố ngoài dự kiến: những yếu tố mà người tiêu dùng khơng lường trước
được và có thể làm thay đổi quyết định chọn lựa của họ.

2.6.5

Hành vi sau khi mua:

Có hai phản ứng của người tiêu dùng sau khi đã mua sản phẩm hay dịch vụ là: hài
lịng và khơng hài lịng.
-

Hài lịng: người tiêu dùng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó, đồng thời
có thể giới thiệu cho những người thân, bạn bè, hàng xóm biết về những lợi ích mà
sản phẩm hay dịch vụ mang lại.

-

Khơng hài lịng: người tiêu dùng sẽ khơng sử dụng sản phẩm đó nữa và có thái độ

tiêu cực là nói những khơng tin khơng tốt về sản phẩm hay dịch vụ đó cho những
người khác biết.Do đó, những nhà hoạt động thị trường cần quan tâm đến hành vi
sau khi mua của người tiêu dùng để có thể tạo được sự hài lịng cho họ về sản phẩm

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

8


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
hay dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời giữ chân họ gắn bó lâu dài với doanh
nghiệp.
Tóm tắt
Tóm lại, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng chính là nghiên cứu cách thức mà
người tiêu dùng thực hiện hành vi mua của mình. Đây là một quá trình phức tạp mà những
nhà nghiên cứu thị trường cần phải quan tâm thực hiện. Trong hành vi của người tiêu dùng
bao gồm nhiều yếu tố tác động như: văn hóa, xã hội, tâm lý, cá nhân. Mỗi yếu tố đó có
những tác động nhất định đến hành vi của người tiêu dùng. Quá trình quyết định mua của
người tiêu dùng bao gồm các bước: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thơng tin, đánh giá các
phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua. Nắm được quá trình này, các nhà
nghiên cứu thị trường có thể đưa ra chiến lược Marketing phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người tiêu dùng.

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

9


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD

trƣờng Đại Học An Giang

CHƢƠNG 3: MƠ HÌNH – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Giới thiệu chƣơng:

Dựa vào cơ sở lý thuyết ở chương 2, chương 3 sẽ tập trung xây dựng mơ Hình nghiên
cứu thực tế của đề tài và đưa ra phương pháp nghiên cứu cụ thể cho vấn đề nghiên cứu.
3.2

Mơ Hình nghiên cứu:

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng, ta xây dựng mơ Hình nghiên cứu về
hành vi sử dụng SDT của sinh viên nữ như sau:

Đặc điểm của
ngƣời tiêu dùng
- Thu nhập
- Khóa học

-

Xã hội
Gia đình
Bạn bè
Người quen
Các yếu tố Marketing

Tâm lý tiêu dùng

- Sở thích
- Nhu cầu làm đẹp
- Sự tự tin

Quá trình ra quyết
định mua của ngƣời
tiêu dùng

Nhận thức
vấn đề
- Thời điểm
phát sinh nhu
cầu
- Các kích
thích bên
ngồi (quảng
cáo, bạn bè
giới thiệu…)

Tìm kiếm
thơng tin
- Bên trong:
kinh nghiệm
bản thân.
- Bên ngoài:
bạn bè,
người thân,
tivi, báo, đài

-


Đánh giá
phƣơng án
Chất lượng
Thương hiệu
Mẫu mã,
kiểu dáng
Giá cả
Nơi phân
phối
Khuyến mãi

Quyết định
mua
- Những người
có ảnh hưởng
đến quyết
định mua
- Các yếu tố
ảnh hưởng

Hành vi sau
khi mua
- Sự thỏa mãn
sau khi sử
dụng
- Xu hướng
tiêu dùng
trong trương
lai


Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

10


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
Giải thích mơ hình: Q trình ra quyết định sử dụng SDT của sinh viên được thức hiện
qua 5 bước dựa vào mơ Hình hành vi tiêu dùng đã nêu ở cơ sở lý thuyết: Nhận thức nhu cầu
để xác định nhu cầu sử dụng SDT; Tìm kiếm thơng tin để có thể lựa chọn SDT phù hợp với
bản thân; Đánh giá phương án để đưa ra lựa chọn nên tiêu dùng SDT loại gì; Quyết định
mua và hành vi sau khi mua. Trong quá trình quyết định sử dụng SDT của sinh viên cũng bị
chi phối bởi các yếu tố: đặc điểm của người tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng và các yếu tố xã
hội.
Thiết kế nghiên cứu:

3.3

Nghiên cứu được thực hiện theo tiến độ như Bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3.1. Tiến độ nghiên cứu
Bƣớc

Dạng

1

Nghiên cứu sơ bộ


2

Nghiên cứu chính thức

Kỹ thuật

Thời gian

Thảo luận tay đơi
(n = 10)
Phỏng vấn trực tiếp
(n = 60)

30 – 05 – 2011
14 – 06 – 2011

-

Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi, phỏng vấn 10
bạn sinh viên nữ của khoa KT – QTKD bằng dàn bài thảo luận đã soạn sẵn để có
được những thơng tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Kết quả của bước nghiên
cứu sơ bộ sẽ làm cơ sở cho việc thiết kế bản hỏi một cách hồn chỉnh.

-

Nghiên cứu chính thức: sau khi bản câu hỏi đã hoàn chỉnh, sử dụng kỹ thuật phỏng
vấn trực tiếp 60 sinh viên nữ để thu thập số liệu cho nghiên cứu. Dữ liệu thu được,
được làm sạch, mã hóa và xử lý bằng công cụ Excel với phương pháp thống kê mô
tả để mô tả hành vi sử dụng SDT của sinh viên nữ khoa KT – QTKD trường Đại

Học An Giang.

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

11


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
3.4

Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết
về hành vi tiêu dùng

Mơ hình nghiên cứu hành vi
sử dụng SDT

Dàn bài thảo luận tay đôi

Nghiên cứu sơ bộ
Thảo luận tay đôi
( n = 10)

Thiết kế bản câu hỏi

Nghiên cứu chính thức
Phỏng vấn trực tiếp bằng bản
câu hỏi

( n = 60 )

Xử lý và phân tích dữ liệu

 Cơng cụ: Excel
 Phƣơng pháp: Thống kê mơ tả

Viết báo cáo nghiên cứu

Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

12


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
3.5

Mẫu:

Mẫu của nghiên cứu này là sinh viên nữ thuộc khoa KT – QTKD thuộc các khóa 9, 10,
11 của trường Đại học An Giang. Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận
tiện. Do đề tài nghiên cứu thực hiện trùng với thời gian nghỉ hè của sinh viên và thời gian
gian thực hiện chuyên đề năm 3 của sinh viên khóa 9 nên phần lớn các sinh viên khơng có
mặt ở trường, một số bạn thì về q, những bạn có đăng ký học kỳ hè thì mới ở lại trường
nên phương pháp chọn mẫu thuận tiện là hợp lý nhất. Cỡ mẫu của nghiên cứu này là 60
mẫu được chọn ngẫu nhiên ở Khoa KT – QTKD.
3.6


Thang đo:

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo định danh nhằm để khai thác
những thông tin cần thiết của đề tài, đưa ra các lựa chọn cho đáp viên chọn lựa câu trả lời
phù hợp với mình và thang đo khoảng, thang đo Likert để đo lường mức độ quan tâm của
sinh viên đối với SDT và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố kích thích lên hành
vi tiêu dùng của sinh viên cũng như đánh giá hành vi sau khi sử dụng sản phẩm SDT của
sinh viên nữ.

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

13


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Giới thiệu chƣơng:

4.1

Sau khi thu thập số liệu xong, trong chương này sẽ tiến hành phân tích các kết quả thu
thập được để lý giải vấn đề nghiên cứu và giải quyết cho từng mục tiêu nghiên cứu, phần
này bao gồm những nội dung: nhận thức nhu cầu sử dụng SDT, tìm kiếm thơng tin, đánh
giá các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua.
Mô tả hành vi sử dụng SDT của sinh viên nữ hiện nay:

4.2


 Giới thiệu đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là sinh viên nữ của Khoa KT – QTKD của trường
Đại Học An Giang.
- Khóa học: các bạn sinh viên nữ thuộc các khóa 9, 10, 11.
- Thu nhập: là phần thu nhập từ gia đình và thu nhập có được từ việc làm thêm của
các bạn.
Thông qua kết quả nghiên cứu của bước phỏng vấn trực tiếp bằng bản hỏi kết quả đạt
được như sau:
4.2.1
-

Nhận thức nhu cầu:

Thời điểm phát sinh nhu cầu sử dụng SDT:

Hiện nay, do thời buổi công nghệ thông tin hiện đại và nhu cầu sống của con
người ngày càng cao. Trong đó, nhu cầu làm đẹp là không thể thiếu, giới trẻ thể hiện nhu
cầu này một cách rõ nét, họ bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố kích thích làm phát sinh nhu
cầu và nhu cầu sử dụng SDT để làm đẹp cũng chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan
và chủ quan.
Biểu đồ 4.1. Nhu cầu sử dụng sữa dưỡng thể
11%
22%
16%

CHÚ THÍCH

51%


Thấy bạn bè sử dụng nên sử dụng theo
Thấy quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng
Sản phẩm có kèm q khuyến mãi
Khác
(Nguồn: Tác giả tự phân tích)

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

14


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên phát sinh nhu cầu sử dụng SDT bởi tác động
của các nhân tố như: thấy bạn bè sử dụng nên sử dụng theo, thấy quảng cáo trên các
phương tiện truyền thơng, có các sản phẩm khuyến mãi kèm theo và các yếu tố khác. Trong
đó, yếu tố thấy quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chiếm tỷ lệ 51%, điều này
chứng tỏ các chương trình quảng cáo có tác động rất lớn đến nhu cầu của sinh viên, nó kích
thích sinh viên có nhu cầu làm đẹp. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên thấy bạn bè mình sử
dụng SDT nên có nhu cầu sử dụng theo chiếm tỷ lệ 22 %. Do các bạn nữ sinh hay trao đổi
với nhau những thông tin về làm đẹp và giới thiệu cho nhau những loại mỹ phẩm chăm sóc
sắc đẹp. Do đó, các bạn có khuynh hướng tiêu dùng theo sự giới thiệu của người khác và dễ
dàng đưa ra quyết định tiêu dùng sản phẩm hơn. Ngoài ra, do các chương trình khuyến mãi
như: mua SDT tặng túi sách, áo hay các vật phẩm khác cũng thu hút, làm phát sinh nhu cầu
sử dụng SDT của các bạn nữ sinh (chiếm 16%). Các yếu tố khác chiếm 11% trong số các ý
kiến lựa chọn. Qua khảo sát, các bạn sinh viên còn cho biết nhu cầu sử dụng SDT của họ là
theo sở thích và các bạn thấy cần nên sử dụng.
Tóm lại, các chương trình quảng cáo đã đem lại hiệu quả tốt vì nó đã kích thích được
nhu cầu làm đẹp của phụ nữ nói chung và của sinh viên trong việc sử dụng SDT nói riêng.
-


Mục đích sử dụng SDT:

Các bạn nữ sinh có mục đích sử dụng SDT khác nhau, kết quả khảo sát tổng hợp
được các lý do như: Để bảo vệ da và làm đẹp, chỉ sử dụng theo trào lưu và các mục đích
khác.

Biểu đồ 4.2. Mục đích sử dụng sữa dưỡng thể
3%

17%

CHÚ THÍCH

80%

Để bảo vệ da và làm đẹp
Chỉ sử dụng theo trào lưu
Khác
(Nguồn: Tác giả tự phân tích)

Mục đích được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất chính là để bảo vệ da và làm
đẹp chiếm 80%, đây là một tỷ lệ rất cao và đúng với tâm lý tiêu dùng của giới trẻ đặc biệt là
phái nữ. Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng bởi trào lưu tiêu dùng hiện nay chiếm 17% cũng là
mục đích được các bạn sinh viên chọn lựa, các mục đích khác chiếm 3% .

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

15



Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang
-

SDT sinh viên sử dụng hiện nay:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại SDT với nhiều cơng dụng bảo vệ da và
làm đẹp. Trong nghiên cứu này, sau khi tổng hợp từ nghiên cứu bằng bản câu hỏi đã tổng
hợp được các nhãn hiệu SDT được các bạn sinh viên sử dụng nhiều và phổ biến hiện nay
như: Nivea, Hazeline, Avon và một số loại SDT khác.
Biểu đồ 4.3. Sữa dưỡng thể sinh viên sử dụng
hiện nay
17%
28%

23%
32%
CHÚ THÍCH
Nivea

Hazeline

Avon

Khác

(Nguồn: Tác giả tự phân tích)

SDT Hazeline được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất chiếm 32%, đây là loại

SDT được quảng cáo rất nhiều trên các phương tiện truyền thơng và được các bạn sinh viên
đánh giá là có tác dụng tốt và thích hợp đối với làn da của các bạn. Kế đến là SDT Nivea
chiếm 28%, Avon chiếm 23% và SDT khác chiếm 17%.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các loại sản phẩm SDT được các bạn sinh
viên lựa chọn khơng có sự cách biệt quá lớn, điều này chứng tỏ có nhiều sự lựa chọn cho
các bạn sinh viên do thị trường có rất nhiều loại sản phẩm, tạo điều kiện cho các bạn dễ
dàng chọn được loại SDT phù hợp với làn da của mình. Để chọn SDT sử dụng, các bạn
sinh viên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố sẽ được đề cập trong những phần tiếp sau.
-

Lý do chọn SDT hiện tại:

Đa số các bạn sinh viên chọn lựa SDT mình sử dụng dựa vào yếu tố hãng sản xuất
có uy tín (chiếm 55%). Các nhãn hiệu các bạn lựa chọn đều là những nhãn hiệu của những
hãng sản xuất có tiếng và được nhiều người biết đến, được quảng cáo rộng rãi trên các
phương tiện truyền thông, những sản phẩm của những hãng này đều được kiểm định, đảm
bảo tiêu chuẩn chất lượng và đã được nhiều người sử dụng.

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

16


Nghiên cứu hành vi sử dụng sữa dƣỡng thể của sinh viên nữ Khoa KT – QTKD
trƣờng Đại Học An Giang

Biểu đồ 4.4. Lý do chọn sữa dưỡng thể hiện tại
5%
8%


55%

32%
CHÚ THÍCH
Hãng sản xuất có uy tín
Bạn bè giới thiệu nên sử dụng theo
Có nhiều quà khuyến mãi kèm theo
Khác
(Nguồn: Tác giả tự phân tích)

Lý do cũng được các bạn lựa chọn nhiều chính là bạn bè giới thiệu nên sử dụng
theo (chiếm 32%). Cũng giống như khi phát sinh nhu cầu sử dụng SDT, yếu tố bạn bè giới
thiệu hay sử dụng nên sử dụng theo cũng tạo được sức ảnh hưởng lớn đến việc chọn SDT
của các bạn nữ sinh. Đồng thời, những sản phẩm có kèm quà khuyến mãi cũng là lý do
được các bạn chọn (chiếm 8%) và một số lý do khác như: giá cả hợp lý, hợp với cơ thể,
hương thơm dễ chịu, quảng cáo sản phẩm hấp dẫn….Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh
viên đánh giá cao yếu tố về uy tín của hãng sản xuất cho nên để thu hút tiêu dùng các hãng
sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín của thương hiệu mình.

SVTH: Quan Thị Bích Liễu

17


×