Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.62 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THÁI VIỆT HUY

Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro
tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương
An Giang

Long Xuyên, tháng 5 – năm 2009


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro
tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương
An Giang

Chun ngành : Tài chính doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thái Việt Huy
Lớp : DH6TC2 Mã số Sv: DTC052290
Giáo viên hướng dẫn : Thạc Sĩ Phạm Thanh Hà

Long Xuyên, tháng 5 năm 2009




MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2.Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 1
3.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
4.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 3
2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng ....................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về tín dụng ................................................................................... 3
2.1.2. Chức năng của tín dụng ................................................................................ 3
2.1.2.1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ .................................... 3
2.1.2.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội ................ 3
2.1.2.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế ........................ 3
2.1.3. Vai trị của tín dụng........................................................................................ 4
2.1.3.1. Mặt tích cực ............................................................................................. 4
2.1.3.2. Mặt tiêu cực ............................................................................................. 4
2.2. Các nguyên tắc tín dụng ....................................................................................... 5
2.2.1. Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng và có hiệu quả kinh tế ........................................................................................... 5
2.2.2. Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng hạn
đã cam kết trong hợp đồng tín dụng .............................................................................. 5
2.3. Những vấn đề chung về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ................................ 5
2.3.1.Đặc trưng trong kinh doanh ngân hàng........................................................... 5
2.3.2.Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .................................................... 6
2.3.3.Ảnh hưởng của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ........................................ 6
2.4.Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ................................. 7
2.4.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ............................................................................... 7

2.4.2.Nguyên nhân của rủi ro tín dụng..................................................................... 7
2.4.2.1.Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan ............................................ 7
2.4.2.2.Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan ................................................ 9
2.4.3.Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng .................................................................. 10
2.4.3.1. Phát hiện sớm các dấu hiệu ...................................................................... 10
2.4.3.2. Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo ............................................ 10
2.4.4.Các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động tín dụng ................................................... 11
2.4.4.1. Tỷ số Nợ quá hạn trên Tổng dư nợ .......................................................... 11
2.4.4.2. Hệ số thu nợ ............................................................................................. 11
2.5.Quản lý rủi ro tín dụng .......................................................................................... 12
2.6. Xây dựng một chính sách tín dụng hiệu quả........................................................ 12
2.6.1. Mục đích ........................................................................................................ 12
2.6.2. Ý nghĩa ........................................................................................................... 13
2.6.3. Nội dung của chính sách ................................................................................ 13


CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƢƠNG AN GIANG ................................................................................... 14
3.1.. Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội An Giang ..................................... 14
3.1.1.. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 14
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội............................................................................... 14
3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng
Công thương An Giang .................................................................................................. 14
3.3. Vai trò .................................................................................................................. 15
3.4. Chức năng ............................................................................................................ 15
3.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý........................................................................... 15
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG – RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CƠNG THƢƠNG AN GIANG ......................... 16
I. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang ................. 16
1. Phân tích doanh số cho vay.................................................................................. 16

2. Phân tích doanh số thu nợ .................................................................................... 19
3. Hệ số thu nợ ......................................................................................................... 20
4. Phân tích dư nợ .................................................................................................... 21
II. Phân tích rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương An Giang ........ 23
1. Phân tích nợ q hạn ............................................................................................ 23
2. Một số nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và ảnh hưởng của nó đến
Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang trong thời gian qua .............................. 30
2.1. Nguyên nhân chủ quan................................................................................... 30
2.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................................... 30
2.3. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương An Giang .................................................................................................. 30
CHƢƠNG 5: CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG NGỪA & HẠN CHẾ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƢƠNG AN GIANG ................................................................................... 31
5.1. Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng Chi nhánh Ngân hàng
Công thương An Giang .................................................................................................. 31
5.1.1. Công tác thẩm định khách hàng ..................................................................... 31
5.1.2. Công tác quản lý nợ vay ................................................................................ 31
5.1.3. Xếp hạng tín dụng .......................................................................................... 33
5.1.4. Lập kế hoạch kiểm tra, tiến hành kiểm tra – giám sát tín dụng
định kỳ hoặc đột xuất ..................................................................................................... 33
5.2. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng ........................................................ 34
5.3. Hoàn thiện kỹ thuật cho vay ................................................................................ 35
5.4. Đa dạng hóa khách hàng, loại hình cho vay ........................................................ 36
5.5. Chuyển rủi ro cho bên thứ ba ............................................................................... 36
5.6. Tăng cường thu thập thông tin của khách hàng ................................................... 36
5.7. Xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả ............................................ 36
5.8. Nghiêm chỉnh cấp hành những quy định của Ngân hàng Nhà nước ................... 36
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 37
6.1. Kết luận ................................................................................................................ 37

6.2. Kiến nghị .............................................................................................................. 38


Danh sách các bảng
Trang
Bảng 1: Doanh số cho vay theo thời hạn

17

Bảng 2 : Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

17

Bảng 3: Doanh số thu nợ theo thời hạn

19

Bảng 4: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

19

Bảng 5: Hệ số thu nợ

20

Bảng 6: Tình hình dƣ nợ theo thời hạn

21

Bảng 7: Tình hình dƣ nợ theo thành phần kinh tế


21

Bảng 8: Nợ quá hạn theo thời hạn

23

Bảng 9: Nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ

24

Bảng 10: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

25

Bảng 11: Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế

28


Danh sách các hình
Trang
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng An Giang

15

Biểu đồ 1: Nợ quá hạn theo thời hạn tín dụng

23


Biểu đồ 2: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

26

Biểu đồ 3: Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế

28


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN
1.Lý do chọn đề tài:
Trong thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ta ngày càng phát
triển: Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngồi… Đi cùng với sự ổn định về
tình hình kinh tế, xã hội đó là sự đầu tư, mở rộng sản xuất ngày càng nhiều ngành
nghề sản xuất kinh doanh. Do đó, nhu cầu về vốn cũng khơng ngừng được tăng lên.
Để đáp ứng đủ nguồn vốn cho xã hội, nơi mà nhiều người sản xuất kinh doanh tìm
đến đó chính là ngân hàng.
Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ. Ngân
hàng có nhiều chức năng quan trọng. Trong đó, cung cấp tín dụng là một trong
những chức năng thu về lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh
của ngân hàng cũng như những ngành nghề khác, cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, như rủi
ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng,… Các loại rủi ro này có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt là rủi ro tín dụng, đây là loại rủi
ro mà một khi đã phát sinh thì sẽ gây cho ngân hàng rất nhiều khó khăn trong việc
khắc phục hậu quả.
Các rủi ro tín dụng là tất yếu nên không thể loại bỏ nên cần đưa ra các biện

pháp phịng ngừa, rủi ro thì rất nhiều bao gồm những rủi ro về phần năng lực nhà
quản trị ngân hàng: cho vay liếu lĩnh, thiếu am hiểu về thị trường,thiếu đạo đức nghề
nghiệp,… rủi ro về phía khách hàng : sử dụng vốn sai mục đích, doanh nghiệp thua
lỗ, quản lý vốn vay không hợp lý…
Từ các yếu tố đó, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng như
nâng cao hiệu quả của ngân hàng là điểm xuất phát để hình thành nên đề tài này.
Để thực hiện được điều đó, bản thân các ngân hàng luôn chú trọng quan tâm
đến rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng và ln có các biện pháp nghiệp vụ cần thiết nhằm
phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Cùng với kiến thức đã được nhà
trường cung cấp về hoạt động tín dụng trong ngân hàng trên cơ sở lý thuyết, để thấy
được tình hình thực tế tại các ngân hàng nên tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích
rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân
hàng Công thƣơng An Giang”.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Trong quá trình kinh doanh của mình, các ngân hàng, tổ chức tín dụng ln
khơng ngừng cạnh tranh với nhau nhằm thu hút khách hàng. Vì vậy, Chi nhánh Ngân
hàng Công thương An Giang cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh từ các ngân hàng,
tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Do đó, yêu cầu đặt ra nhằm đảm bảo tính cạnh
tranh cho ngân hàng là vừa phục vụ tốt cho khách hàng, vừa bảo tồn vốn và có lãi
cho ngân hàng.
Xuất phát từ yêu cầu đó, chuyên đề tốt nghiệp đi sâu vào việc nghiên cứu
một số chỉ tiêu cụ thể như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, dư nợ
quá hạn… Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm phịng ngừa và hạn chế rủi ro, góp
phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 1

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy



Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

3.Phƣơng pháp nghiên cứu:
Cùng với kiến thức đã được trang bị tại trường, kết hợp với thời gian thực
tập tại ngân hàng, chuyên đề tốt nghiệp dựa vào một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Thu thập số liệu trực tiếp tại ngân hàng như: doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, dư nợ cho vay, dư nợ quá hạn, ….
- Nghiên cứu các văn bản tín dụng, các nghị định, quyết định của Ngân hàng
Nhà Nước, Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang.
- Phương pháp xử lý số liệu: mô tả thông qua bảng số liệu, nhận xét, đánh giá.
Áp dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối qua các thời điểm.
4.Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong
q trình họat động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang từ năm 2006
đến năm 2008.
Phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng trong 3 năm (từ năm 2006 đến
năm 2008) qua các mục: doanh thu, doanh số cho vay, dư nợ…

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 2

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG


CHƢƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Những vấn đề cơ bản về tín dụng:
2.1.1. Khái niệm về tín dụng:
Tín dụng có 2 khái niệm cơ bản:
Tín dụng là quan hệ vay muợn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi
vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hồn trả
Tín dụng trước hết là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền hoặc tài sản
từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi quyền sở hữu chúng.
2.1.2. Chức năng của tín dụng:
Tín dụng có ba chức năng:
2.1.2.1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ:
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng
mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hòa từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu”
để sử dụng nhằm phát triển kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi
của tín dụng:
- Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: Nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các
nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn
bằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội, …
- Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là mặt cơ bản của chức năng này – đó
là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong toàn xã hội.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo ngun tắc
hồn trả, vì vậy, tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó vừa kích thích mặt tập trung vốn, nó
vừa thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Nhờ chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng, mà phần
lớn nguồn tiền trong xã hội từ chỗ là tiền “nhàn rỗi” một cách tương đối đã được huy
động và sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và đời sống, làm cho hiệu quả sử dụng
vốn trong toàn xã hội tăng lên.

2.1.2.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lƣu thơng cho xã hội:
- Nhờ hoạt động của tín dụng có thể phát huy chức năng tiết kiệm tiền mặt và
chi phí lưu thơng cho tồn xã hội, điều này thể hiện qua các mặt sau đây:
Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các cơng cụ lưu thơng
tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu, ngân hàng, các loại séc, … cho phép thay thế
một số lượng lớn tiền mặt lưu hành nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như
in tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản tiền, …
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh tốn qua
ngân hàng ngày càng mở rộng, vừa cho phép giải quyết nhanh chóng các mối quan
hệ kinh tế, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, vừa giảm bớt chi phí lưu thơng cũng
như các vấn đề khác phát sinh trong xã hội khi giao dịch và lưu thông tiền tệ, tạo
điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển.
2.1.2.3. Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế:
- Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng trên.
- Sự hoạt động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận
động của vật tư, hàng hóa, chi phí trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, vì vậy tín

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 3

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
mà cịn thơng qua đó thực hiện việc kiểm sốt các hoạt động đó nhằm ngăn chặn các
hiện tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật, … trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.

2.1.3. Vai trị của tín dụng:
Vai trị của tín dụng bao gồm hai mặt: tích cực và tiêu cực.
2.1.3.1. Mặt tích cực:
 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thơng hàng hóa phát triển:
- Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doang nghiệp, các tổ chức
kinh tế.
- Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu
trong nền kinh tế.
- Tín dụng khơng những là cơng cụ tập trung vốn mà cịn là cơng cụ thúc đẩy
tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế.
Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế - xã hội tạo ra động lực phát
triển rất mạnh mẽ mà khơng có cơng cụ tài chính nào có thể thay thế được.
 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, giá cả:
Trong khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã
góp phần làm giảm khối lượng tiền tệ lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt
trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn
định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất ngày
càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng được
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định
thị trường giá cả trong nước.
 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự
xã hội:
Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng
hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao
động. Mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng tạo ra khả năng trong việc khai thác các
tiềm năng sẵn có trong xã hội như tài nguyên thiên nhiên, lao động, đất đai … do đó
có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế:
Tín dụng cịn có vai trị quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ

kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng khơng
những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ đó nó thúc
đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết
các nhu cầu lẫn nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các
nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
2.1.3.2. Mặt tiêu cực:
- Đối với xã hội: Nếu để tín dụng phát triển một cách tràn lan khơng kiểm sốt,
thì khơng những khơng làm cho nền kinh tế phát triển mà cịn làm cho lạm phát có
thể gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế, xã hội.
- Đối với Ngân hàng: Khi sự phát trển của tín dụng càng cao thì rủi ro cũng cao
theo, khách hàng đa dạng với nhiều nghành nghề khác nhau nên việc kiểm sốt khá
khó khăn.

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 4

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương AG

- Đối với người đi vay: Khi tín dụng phát triển cao việc cho vay dễ dàng nhưng
không kiểm soát tạo điều kiện thuận lợi cholạm phát, nguồn vốn người đi vay bị mất
giá ảnh hưởng gây khó khăn cho việc kinh doanh và trả nợ.
2.2. Các nguyên tắc tín dụng:
Việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp
tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan
đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên phải tuân thủ những nguyên tắc
nhất định. Nói chung khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên

tắc:
2.2.1. Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng và có hiệu quả kinh tế:
Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do hai bên (ngân hàng và khách hàng)
thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục
đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay
sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay
vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay
đúng như mục đích đã cam kết hay khơng. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng
vốn vay đúng mục đích hay khơng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ sau
này.
Về phía khách hàng , việc sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời khách hàng đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho
ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố
quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này.
2.2.2. Vốn vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng hạn đã
cam kết trong hợp đồng tín dụng:
Hồn trả nợ gốc và lãi vay là nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho
vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ
khách hàng gửi tiền. Do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định khách hàng
vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng
gửi tiền. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời
quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả,
cả gốc và lãi.
2.3. Những vấn đề chung về rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
2.3.1.Đặc trƣng trong kinh doanh ngân hàng:
Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại có những đặc trưng cơ bản như sau:
- Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền gửi.
- Trên thị trường tài chính, ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính

quan trọng, chuyển tải những khoản vốn huy động được trong xã hội đến những
người có nhu cầu chi tiêu và đầu tư.
- Hoạt động của ngân hàng thương mại có tính nhạy cảm cao và luôn chịu sự
giám sát chặt chẽ của pháp luật.
- Kinh doanh ngân hàng dựa trên niềm tin, vì vậy tính nhạy cảm trong kinh doanh
rất cao. Chỉ cần một biến động nhỏ cũng có thể gây tác động đối với hoạt động kinh
doanh ngân hàng (một sự thay đổi nhỏ về lãi suất cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyển
khách hàng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác).

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 5

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

- Khách hàng của ngân hàng thương mại đơng đảo và đa dạng, địi hỏi của khách
hàng đối với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng rất khác nhau. Vì vậy, mỗi ngân
hàng phải nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp.
- Kinh doanh ngân hàng gắn liền với yếu tố rủi ro.Rủi ro có thể xảy ra đối với bất
kỳ loại hình kinh doanh nào. Tuy nhiên, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có những
điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác về mức độ và nguyên nhân. Rủi ro
trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn, không chỉ
bao gồm rủi ro nội tại của ngành, mà còn của tất cả các ngành khác trong nền kinh tế,
không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác.
2.3.2.Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
Rủi ro ngân hàng:
Có nhiều cách hiểu rủi ro khác nhau, có nhiều định nghĩa về rủi ro của các nhà

kinh tế và các nhà kinh doanh. Khó tìm được một định nghĩa nào là hồn hảo, song
rủi ro thường có hai đặc điểm:
Biên độ rủi ro, đó là sự thiệt hại từ rủi ro gây ra ở mức độ nào.
Tần số xuất hiện của rủi ro nhiều hay ít.
Phân loại rủi ro:
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng về cơ bản có thể chia thành 02 loại: rủi ro mơi
trường và rủi ro đặc thù.
 Rủi ro môi trường:
Rủi ro môi trường ln ln tồn tại trong tổ chức và ngồi tổ chức. Hay nói cách
khác, rủi ro mơi trưịng gồm hai loại: rủi ro môi trường vĩ mô và rủi ro môi trường
cạnh tranh.
- Rủi ro môi trường vĩ mô :
+ Rủi ro môi trường vĩ mô được gọi là “rủi ro khơng kiểm sốt được”. Trong
thực tế, người ta có thể kiểm sốt chúng ở mức độ hạn chế trên cơ sở dự báo
+ Rủi ro tự nhiên hay rủi ro bất khả kháng: lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, …
+ Rủi ro về luật pháp liên quan đến việc thay đổi các luật lệ gây bất lợi cho
ngân hàng.
+ Rủi ro về kinh tế liên quan đến sự vận động của nền kinh tế và chu kỳ kinh
doanh: lạm phát, thất nghiệp, suy thoái kinh tế, khủng hoảng, … Ảnh hưởng của các
yếu tố này đến ngân hàng thường rất lớn.
- Rủi ro môi trường cạnh tranh: Một ngân hàng trong hoạt động kinh doanh
thường chịu tác động của khách hàng hoặc các đối thủ cạnh tranh từ nhiều phía. Từ
đó ln nhận rất nhiều các tác động đầy rủi ro.
 Rủi ro đặc thù:
Luôn tồn tại trong lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh. Rủi ro đặc thù là rủi ro
do bản chất của ngành hay lĩnh vực kinh doanh tạo ra. Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi
ro đặc thù thường bao gồm:
- Rủi ro về quản lý: Rủi ro này có thể bắt nguồn từ ban quản lý ngân hàng do
thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu khả năng điều hành..
- Rủi ro cung cấp các dịch vụ tài chính hay rủi ro kinh doanh, bao gồm: Rủi ro

về hoạt động, rủi ro về sản phẩm, rủi ro về cơng nghệ, rủi ro địn cân nợ, rủi ro do
thiếu nỗ lực nghiên cứu và phát triển.
- Rủi ro thích ứng vốn: Nó thể hiện ngân hàng có quy mơ vốn nhỏ thường ít an
tồn hơn ngân hàng có vốn lớn.
- Rủi ro tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp không đủ giá trị để bù đắp thiệt hại
cho ngân hàng.

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 6

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

2.3.3.Ảnh hƣởng của rủi ro trong kinh doanh ngân hàng:
Cũng như các doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro và có thể bị
mất vốn. Nhưng do kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, nên rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng thương mại mà còn tác
động xấu đến nền kinh tế - xã hội.
 Rủi ro xảy ra tạo cho ngân hàng những tổn thất về mặt tài chính:
Bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng gây nên những tổn thất về tài chính cho ngân
hàng: hoặc làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, hoặc làm giảm thu nhập của
ngân hàng. Nếu thu không đủ chi ngân hàng sẽ bị thua lỗ, nghiêm trọng hơn ngân
hàng có thể bị phá sản.
Rủi ro và tổn thất tài chính là điều khó tránh khỏi trong việc tìm kiếm lợi nhuận,
hoạt động nào mang lại lợi nhuận cao thì khả năng xảy ra rủi ro sẽ lớn. Điều đó đặt ra
cho ngân hàng là phải cân nhắc lựa chọn phương án kinh doanh nhằm đạt được sự
cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận với rủi ro và tổn thất.

 Rủi ro xảy ra làm giảm uy tín của ngân hàng:
Những thiệt hại về uy tín của ngân hàng, làm mất lịng tin của của cơng chúng là
những tổn thất còn lớn hơn rất nhiều so với những tổn thất về mặt tài chính. Các thua
lỗ trong hoạt động của ngân hàng ln có ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của công
chúng. Khi dân chúng thiếu tin tưởng vào khả năng kinh doanh của ngân hàng, hoặc
nghi ngờ ngân hàng mất khả năng thanh toán, họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi ra khỏi
ngân hàng, dẫn đến việc khủng hoảng tài chính hoặc phá sản của ngân hàng.
 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng còn gây tác động xấu đến nền kinh tế - xã
hội:
Các thua lỗ của ngân hàng nếu nghiêm trọng có thể làm cổ đông mất vốn đầu tư,
những người gửi tiền mất đi những khoản tiền tiết kiệm mà suốt đời mới có được.
Tình trạng tài chính xấu của một ngân hàng còn tạo ra sự nghi ngờ của những người
gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng, gây tác động
xấu đến tình hình tài chính của các ngân hàng khác, kéo theo phản ứng dây chuyền
và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính.
2.4.Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
2.4.1. Khái niệm rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro do sự suy giảm về khả năng trả nợ của các
khách hàng. Giảm giá trị của khoản cho vay tín dụng không chỉ bao gồm việc không
trả được nợ của khách hàng tăng lên mà còn dẫn đến thị trường vốn định giá khả
năng tín dụng của cơng ty qua mức lãi suất cao hơn đối với các công cụ nợ do công
ty phát hành, hoặc là việc giảm giá của các cổ phiếu, hoặc giảm cấp các đại lý.
2.4.2.Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:
2.4.2.1.Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan:
 Rủi ro do môi trường kinh tế khơng ổn định:
Q trình tự do hố tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng
khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những
khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy
luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng

khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ
rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các
ngân hàng nước ngoài thu hút.

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 7

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

- Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm
kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi
nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây
cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh
đã phát triển một cách tự phát, hồn tồn khơng đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp
tác, phân cơng lao động, chun mơn hố lao động, sự bất lực trong vai trò của các
hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Thời gian qua, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng mặc dù điều kiện địa
phương khơng thuận lợi cho việc chăn ni bị sữa, nhưng tại đây chính quyền địa
phương lại khuyến khích người dân tham gia vào các chương trình chăn ni bị sữa
điều này tất yếu dẫn đến việc là đầu tư không hiệu quả, không thể thu hồi vốn. Hay
tại nhiều tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đất nông nghiệp đã được chuyển thành khu
công nghiệp, khu dân cư. Nhưng thật trớ trêu, không ít khu dân cư có rất ít người dân
sinh sống, cịn các khu cơng nghiệp thì đang bỏ hoang, nơng dân mất nghề phải chịu
cảnh ly nơng…
- Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận nên đầu tư không theo
quy hoạch một số nghành dẫn đến khủng hoảng thừa.

Từ năm 1999 đến 2001, tỉnh Quãng Ngãi là một trong những tỉnh trồng mía
đường lớn nhất cả nước nhưng ở đây chỉ có khoảng 2-3 nhà máy đường hoạt động,
do nhận thấy sản lượng đường trong cây mía ở vùng này là khơng cao bằng mía Thái
Lan dẫn đến thị trường tiêu thụ sau này không ổn định nên Nhà nước quy hoạt hướng
cho nông dân sang trồng sắn và ngô (hợp với loại đất miền Trung), nhưng do chỉ
thấy được lợi nhuận trước mắt mà nhiều nhà máy đường mọc lên với lới hứa bao tiêu
sản phẩm và điều tất yếu là sản phẩm đường làm ra tiêu thụ rất khó khăn (có giá
thành cao hơn đường Thái Lan) nên việc đóng cửa các nhà máy là tất yếu và kéo theo
việc lượng mía đường tồn đọng trong dân là rất nhiều. Qua đó có thể thấy chỉ vì lợi
nhuận trước mắt mà các doanh nghiệp khơng những hoạt động không hiệu quả gây
ra cuộc khủng hoảng thừa mà cịn gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
 Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi:
- Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới
luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên,
luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức
chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc
cưỡng chế thu hồi nợ. Các văn bản còn hạn chế về quy phạm nên thường được bổ
sung nhiều lần gây ra khó khăn cho các nhân viên tín dụng trong việc cho vay, cũng
như cập nhật các thông tin.
- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước. Năng
lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ
kinh doanh và cơng nghệ mới Thanh tra ngân hàng cịn chưa theo kịp. Nội dung và
phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới. Vai trị kiểm tốn chưa
đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Hệ thống
thanh tra chưa phát hiện kịp thời các sai phạm của Ngân hàng do đó chưa có những
điều chỉnh kịp thời, bên cạnh đó là lực lượng thanh tra cịn q mỏng so với lượng
ngân hàng đang giao dịch trong cả nước nên việc kiểm sốt cũng gặp nhiều khó
khăn.
- Hệ thống quản lý thơng tin cịn bất cập. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế

cơng bố thơng tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 8

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

dụng ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước đã hoạt động hơn một thập niên và đã đạt
được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thơng tin kịp thời
về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm
doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thơng tin cung cấp cịn đơn điệu, thiếu
cập nhật và ngồi ra việc kết nối thơng tin với trang web CIC của Chi cục ngân hàng
còn hiều trục trặc, chưa đáp đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin. Đó cũng là thách thức
cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng cho nền kinh tế
trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng
chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện mơi trường thơng tin khơng
cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
2.4.2.2.Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan:
 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay:
- Do thiếu thơng tin về khách hàng nên ngân hàng đã cho những khách hàng
kinh doanh kém hiệu quả vay vốn, nên việc thu nợ gặp khó khăn, đến hạn khách
hàng khơng trả được nợ cho ngân hàng, không thấy được năng lực của khách hàng,
không thẩm định kỹ về khách hàng trước khi cho vay.
- Do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ
chun mơn nghiệp vụ, dẫn đến việc cho vay khống, cho vay không đúng mục đích,
thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh khơng chính xác.

- Do cho vay tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực.
- Do đánh giá không đúng tài sản thế chấp, bảo lãnh, cầm cố về giá trị, tính
chất pháp lý, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay không đáp ứng được yêu cầu thu nợ của
ngân hàng khi khách hàng không trả nợ được.
- Do ngân hàng quá chú trọng đến lợi tức, đặt kỳ vọng về lợi tức cao hơn
khoản cho vay lành mạnh.
- Do khơng tìm hiểu kỹ thị trường, thiếu thơng tin thị trường dẫn đến cho vay
không hợp lý.
- Do trong quá trình khách hàng sử dụng vốn, nhân viên tín dụng đã khơng
kiểm tra thường xun việc khách hàng sử dụng vốn vay, do đó có thể khách hàng
sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến việc khách hàng mất khả năng thanh toán.
- Do việc cho vay sai đối tượng, tính tốn cho vay khơng phù hợp với khách
hàng, định kỳ trả nợ không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng,
cho vay vượt nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.
- Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng. Kiểm tra nội bộ có
điểm mạnh hơn thanh tra Ngân hàng Nhà nước ở tính thời gian vì nó nhanh chóng,
kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do
việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.
 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay:
- Do năng lực vay vốn của khách hàng không tốt dẫn đến khuynh hướng
khách hàng mạo hiểm kinh doanh để có tỷ suất lợi nhuận cao bù đắp trả lãi tiền vay
dẫn đến rủi ro cao, khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, tính chất cơng việc
của khách hàng có mức độ rủi ro cao.
- Do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kinh doanh kém hiệu quả,
khơng có thiện chí trong việc trả nợ.
- Quy mơ kinh doanh phình ra q to so với tư duy quản lý là nguyên nhân
dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành
cơng trên thực tế, khả năng quản lý kinh doanh kém.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.


GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 9

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương AG

2.4.3.Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng:
2.4.3.1. Phát hiện sớm các dấu hiệu:
 Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro về ngành nghề kinh doanh – đặc điểm phân
tích ngành nghề kinh doanh:
- Lượng hàng bán trước đây và lợi nhuận.
- Chính sách của Chính phủ.
- Các điều kiện lao động.
- Chu kỳ của ngành nghề kinh doanh.
 Nhóm dấu hiệu báo trước từ rủi ro trong kinh doanh :
- Kế hoạch, chiến lược và sự không đồng nhất trong việc lập kế hoạch.
- Sụt giá cổ phiếu trên thị trường.
- Những điều chỉnh của luật pháp có ảnh hưởng đến tính cạnh tranh.
- Hệ thống phân phối không hiệu quả trong điều kiện thị trường biến động.
 Nhóm dấu hiệu báo trước thơng qua thơng tin tài chính:
- Kiểm sốt tài chính yếu kém và không thống nhất trong báo cáo.
- Những dấu hiệu hạch tốn khơng minh bạch trong báo cáo tài chính.
- Lỗ và các khoản dự phịng lớn, ngồi dự kiến.
 Nhóm dấu hiệu báo trước thông qua công tác quản lý:
- Sức ép thanh toán của các nhà cung cấp.
- Tinh thần làm việc của nhân viên kém.
- Những thay đổi bất thường trong bộ máy quản lý doanh nghiệp.

- Phân tích thiếu nhạy bén, khơng nêu lên được vấn đề cần nghi vấn.
 Nhóm dấu hiệu báo trước thơng qua thơng tin bên ngồi:
- Thơng tin về thị trường và ngành nghề kinh doanh không đủ.
- Ngành nghề kinh doanh đang gặp khó khăn.
- Thơng tin từ các ngân hàng khác cho thấy tình hình kinh doanh khơng ổn
định.
- Chú ý đến dư luận.
2.4.3.2. Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu cảnh báo:
 Nhóm dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía khách hàng:
- Trì hỗn hoặc gây khó khăn, trở ngại cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra
theo định kỳ (hoặc đột xuất) tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt
động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà khơng có sự giải thích thuyết phục,
chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn, thanh tốn các khoản nợ gốc khơng đầy
đủ, đúng hạn.
- Có dấu hiệu thực hiện khơng đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong q
trình quan hệ tín dụng.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu các
căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ.
Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, xuất hiện những thay
đổi bất thường ngồi dự kiến và khơng giải thích được.
- Mức vay thường xuyên tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 10

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG


- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút so với
định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đảm bảo đã cho người khác thuê, bán hay
trao đổi hoặc đã biến mất, khơng cịn tồn tại.
- Có dấu hiệu sử dụng nhiều tài khoản tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư
dài hạn.
- Sự xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý.
- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong q
trình quản lý.
- Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến việc đầu
tư dự án không hiệu quả.
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra.
- Đối với khách hàng là tư nhân cá thể, có dấu hiệu người vay bị bệnh kéo dài hoặc
chết.
 Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng:
- Sự đánh giá và phân loại khơng chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát
cũng như nguồn vốn của ngân hàng.
- Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín dụng mập mờ, khơng rõ
ràng, khơng xác định rõ lịch hoàn trả đối với từng khoản vay, chính sách tín dụng
quá lỏng lẻo hay quá cứng nhắc để kẻ hở cho khách hàng lợi dụng, hồ sơ tín dụng
khơng đầy đủ, thiếu sự tn thủ hay tn thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về
phê duyệt tín dụng.
- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng không thuộc phân
đoạn thị trường tối ưu của ngân hàng.
- Có khuynh hướng cạnh tranh thái quá, giảm thấp lãi suất cho vay.

2.4.4.Các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động tín dụng:
2.4.4.1. Tỷ số Nợ quá hạn trên Tổng dƣ nợ:
Nợ quá hạn / tổng dư nợ =


Nợ quá hạn
Tổng dư nợ

x 100%

Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng cơng tác tín dụng. Quy định hiện nay của Ngân
hàng Công thương Việt Nam cho phép dư nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại
không được vượt quá 5%.
2.4.4.2. Hệ số thu nợ:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
Hệ số thu nợ thể hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay. Hệ số thu nợ
cao cho thấy khả năng thu nợ của ngân hàng tốt, rủi ro tín dụng thấp.

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 11

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương AG

2.5.Quản lý rủi ro tín dụng:
Theo Chuẩn mực an tồn và quản lý rủi ro tín dụng :
- Tiêu chuẩn cấp tín dụng và quy trình giám sát tín dụng.
Một phần cơng việc thiết yếu của hệ thống thanh tra là đánh giá chính sách, thơng lệ
và quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng, thực hiện đầu tư cũng như cơng tác

quản lý tín dụng và danh mục đầu tư hiện tại.
Chức năng tín dụng và đầu tư ở các ngân hàng là khách quan và dựa trên các ngun
tắc lành mạnh. Duy trì chính sách cho vay, mục đích vay và thủ tục cho vay thận
trọng với các văn bản cho vay hợp lý là cần thiết đối với quản lý chức năng cho vay
của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có một q trình giám sát quan hệ tín dụng hiện
tại của khách hàng. Cơ sở dữ liệu là nhân tố quan trọng của hệ thống thông tin quản
lý, cần phải được chi tiết danh mục cho vay.
- Đánh giá chất lượng tài sản và dự phịng rủi ro mất vốn tín dụng.
Ngân hàng phải thiết lập và duy trì các chính sách, thói quen và thủ tục phù hợp
với việc đánh giá chất lượng tài sản, dự phịng rủi ro mất vốn tín dụng.
Ngân hàng phải xây dựng một quy trình giám sát các khoản nợ có vấn đề và chọn
lọc các món nợ quá hạn.
Khi thực hiện bảo lãnh hoặc nhận vật đảm bảo, ngân hàng phải có phương pháp
đánh giá uy tín của người bảo lãnh và định giá vật thế chấp.
Khi có các khoản nợ có vấn đề thì ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay trên
cơ sở đảm bảo cấp tín dụng và sức mạnh tài chính tổng thể.
- Sự tập trung rủi ro và các rủi ro lớn.
Ngân hàng phải có hệ thống thơng tin quản lý cho phép xác định những điểm
đáng lưu ý trong danh mục đầu tư và phải thiết lập giới hạn an toàn để hạn chế xu
hướng ngân hàng tập trung vào các khách hàng đơn lẻ hoặc các nhóm khách hàng có
quan hệ.
- Cho vay khách hàng có mối quan hệ.
Để ngăn ngừa sự lạm dụng phát sinh từ việc cho vay khách hàng có mối quan hệ,
quan hệ vay vốn phải dựa trên nguyên tắc “trong tầm kiểm soát”, như vậy, việc mở
rộng tín dụng được giám sát một cách có hiệu quả, kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro.
- Ln chuyển cán bộ tín dụng nhằm hồn thiện bộ máy tổ chức.
Đó cũng là một trong những cách hữu hiệu để giảm bớt sự rủi ro do tín dụng,khi
thay đổi cơ cấu tổ chức thường xuyên,phân công chéo các nhân viên sẽ làm giảm
thiểu mức độ ảnh hưởng của một người trong cơng việc từ đó dễ kiểm tra và khắc
phục khi sai sót xảy ra.

2.6. Xây dựng một chính sách tín dụng hiệu quả:
2.6.1. Mục đích:
- Xác định những giới hạn trong thực hiện mà hoạt động cấp tín dụng phải tuân thủ
nhằm hạn chế những rủi ro vốn có của hoạt động này.
- Xác định về những rủi ro tín dụng mà ngân hàng chấp nhận hoặc không chấp
nhận.
- Thống nhất phương thức đánh giá các khoản tín dụng cùng những vấn đề chung
nhất về hoạt động cấp tín dụng để tham khảo trong phạm vi tồn ngân hàng.

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 12

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

- Tạo ra sự cân bằng giữa các mục tiêu quản lý rủi ro, lợi nhuận và sự phát triển tín
dụng của ngân hàng cùng sự phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
- Để hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng được thực hiện theo khuôn khổ của
pháp luật.
- Hạn chế việc vận dụng tùy tiện trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
- Cơng khai các quy định cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng biết nhằm
tiết kiệm thời gian và hạn chế các tiêu cực trong quá trình xem xét cấp tín dụng.
2.6.2. Ý nghĩa:
- Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của
hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao lợi nhuận.
- Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc tổ chức khoa học công tác quản lý tín
dụng phù hợp với đặc điểm và tích chất hoạt động của ngân hàng, trong đó quy định

rõ trách nhiệm của từng thành viên trong mỗi tổ chức, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ,
phối hợp nhịp nhàng giữa các phịng ban trong q trình cho vay vì mục tiêu hiệu
quả tín dụng.
- Dựa vào quy trình cho vay để ngân hàng thiết lập các thủ tục hành chính, thiết
kế thủ tục cho vay phù hợp với các quy định của pháp luật, thích ứng với từng nhóm
khách hàng, từng loại cho vay của ngân hàng cũng như kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng
vừa đảm bảo cho ngân hàng có đủ các thơng tin cần thiết nhưng không phiền hà cho
khách hàng, vừa đảm bảo mục tiêu an tồn trong hoạt động kinh doanh tín dụng của
ngân hàng.
Quy trình cho vay được cơng bố cơng khai tạo điều kiện cho từng cán bộ nhân viên
nhận thức đúng vai trị, vị trí, trách nhiệm, cơng việc cụ thể của mình trong quá trình
thực hiện cho vay, để thống nhất thực hiện, tạo sự nhịp nhàng trong quá trình xử lý
đề nghị vay vốn của khách hàng.
- Mặt khác quy trình tín dụng cịn là cơ sở để kiểm sốt tiến trình cấp tín dụng
và để điều chỉnh chính sách cho vay cho phù hợp với thực tiễn.
2.6.3. Nội dung của chính sách:
- Phải xác định các thành phần của khoản mục tín dụng: hạn mức tín dụng, thời hạn
cho vay, thời hạn trả nợ, tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn, phương án sản xuất
kinh doanh …
- Quyền phán quyết và mức phán quyết: quyền phán quyết thuộc về các thành viên
thuộc hội đồng tín dụng, hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám
đốc chi nhánh, phó giám đốc chi nhánh, … Những người có chức vụ càng lớn thì
quyền phán quyết càng cao.
- Xác định các tài liệu đi kèm với giấy đề nghị vay vốn của khách hàng.
- Những nguyên tắc tiếp nhận, đánh giá và quản lý tài thế chấp, cầm cố.
- Những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho các khoản vay.
- Trình tự, thủ tục giải quyết một hồ sơ vay vốn của khách hàng.
- Xác định cách tính lãi suất cho vay, lãi suất quá hạn.

GVHD: Phạm Thanh Hà


Trang 13

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

CHƢƠNG 3:
GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CƠNG THƢƠNG AN GIANG

3.1.. Điều kiện tự nhiên – tình hình kinh tế xã hội An Giang:
3.1.1.. Điều kiện tự nhiên:
An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 3.424
km2, nằm về phía Tây Nam Tổ Quốc; có toạ độ địa lý từ 10o54' đến 10o31' vĩ độ bắc;
104o46' đến 105o12' kinh độ đông. Điểm cực Bắc: Xã Khánh An, huyện An Phú;
Điểm cực nam: Xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn; Điểm cực Đơng: Xã Bình Phước
Xn, huyện Chợ Mới; Điểm cực Tây: Xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tơn. Phía tây bắc
giáp Campuchia, với đường biên giới quốc gia dài 95 km. Phía đơng và đơng bắc
giáp tỉnh Đồng Tháp (113 km). Phía đơng nam giáp tỉnh Cần Thơ (45 km). Phía nam
và tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (62 km).
An Giang là tỉnh lớn thuộc miền Tây Nam Bộ, gồm 09 huyện, thị xã Châu Đốc và
thành phố Long Xuyên.
Dân số An Giang hiện có trên 2 triệu dân, mật độ khoảng 632 người/ km2.Tốc độ
tăng dân số bình quân là 1.39%/năm .
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội:
Trong năm qua, kinh tế An Giang tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng
trưởng khoảng 9,05%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 9,5 triệu đồng (tăng 01
triệu đồng/ người so với năm 2007). Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 435 triệu USD,
tăng 27,9% so cùng kỳ và vượt 24,3% so với kế hoạch năm. Thu ngân sách 1.869 tỷ

đồng, đạt 98,4% kế hoạch năm, tăng 8,1% so năm 2007.
3.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng
An Giang:
Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang được thành lập theo quyết định số
54/NH-TCCB ngày 14/7/1988 của tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
(nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam)
Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương An Giang có trụ sở chính tại 270 Lý Thái Tổ,
Phường Mỹ Long, Thành phố Long Xuyên. Ngân hàng Công thương là một trong
139 chi nhánh cùa Ngân hàng Công thương Việt Nam, thực hiện hoạch toán nội bộ,
nay là ngân hàng thương mại Quốc doanh.
Sau hơn 20 năm hoạt động đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang
đã phát triển không ngừng, tổng dư nợ vay và đầu tư tăng 68 lần, tổng nguồn vốn
huy động tăng 50 lần so với năm 1988 (năm thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công
thương An Giang). Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang đã tận dụng những
điểm mạnh để phát huy lợi thế của Ngân hành thương mại Quốc doanh có uy tín nhất
trong hệ thống Ngân hàng, với chức năng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và tiền
tệ, nên chi nhánh hoạt động khá hiệu quả, lợi nhuận tăng trưởng qua các năm, ngồi
ra Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương An Giang cịn góp phần khơng nhỏ vào sự

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 14

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang. Chi nhánh luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn
của khách hàng, tạo vị thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Với

những vị thế đã đạt được Ngân hàng góp phần thực hiện tốt 3 chương trình kinh tế
lớn của tỉnh đề ra (khuyến cơng, khuyến nơng, khuyến ngư).
3.3. Vai trị:
Sự ra đời của Ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời nguồn vốn kinh doanh cho các
thành phần kinh tế trong tỉnh, đáp ứng kịp thời nguồn vốn kinh doanh cho các tổ
chức kinh tế đang thiếu hụt nguồn vốn. Do đó,giải ngân cho các thành phần kinh tế là
mục tiêu quan trọng của ngân hàng góp phần đẩy mạnh lưu thơng hàng hóa trong
tỉnh.
Sự ra đời của Ngân hàng không chỉ đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế
tỉnh, mà cịn góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi trên thị trường.
3.4. Chức năng:
Huy động vốn: Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân bằng VND, ngoại
tệ, vàng, các chương trình dự thưởng và khuyến mãi.
Dịch vụ tín dụng: Cho vay mua xe ôtô, sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ
trợ học tập, tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh bán sỉ, …
Các dịch vụ khác: Dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh
toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều
hối, thẻ, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, ngân
quỹ,…

3.5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Cơng thƣơng An Giang
GIÁM ĐỐC

PHĨ GIÁM ĐỐC

P.TTỆ
Kho quỹ

Phịng KH - CN


Phịng KH - DN

Phịng
TC-HC

PHĨ GIÁM ĐỐC

PTT
Điện tốn

Phịng QLRR

GVHD: Phạm Thanh Hà

Phòng
KT -GD

PGD
Thoại Sơn

Trang 15

PGD
Chợ Mới

PGD
Long Xuyên

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy



Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang có bộ máy tồ chức: Giám đốc điều
hành mọi hoạt động của Ngân hàng và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân
hàng Cơng thương Việt Nam
Ngân hàng có 2 Phó giám đốc: 1 Phó giám đốc phụ trách nguồn vốn và kinh doanh,
1 Phó giám đốc phụ trách việc kho quỹ và tài chính. Có 7 phịng giúp việc ban giám
đốc và 3 phòng giao dịch ở các huyện.
Phòng khách hàng doanh nghiệp:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp để khai
thác nguồn vốn bằng VND hoặc ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng, tài trợ thương mại, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ
hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng
cáo, tiếp thị, bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
Phòng khách hàng cá nhân:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác
nguồn vốn bằng VND hoặc ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín
dụng, tài trợ thương mại, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ ,thể lệ
hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng
cáo, tiếp thị, bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
Phòng tiền tệ kho quỹ:
Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ
tiền mặt theo quy định của Ngân hành Nhà Nước Việt Nam và Ngân hàng Công
thương Việt Nam, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và
ngoài quầy thu, thu chi tiền mặt cho các doang nghiệp có thu chi lớn
Phịng Kế tốn giao dịch :
Là phịng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp
vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, cho tiêu nội bộ tại chi

nhánh, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý
hoạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch
trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định Nhà nuớc
và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn khách hàng về các
sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
Phòng tổ chức hành chánh:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh
theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Công
thương Việt Nam. Thực hiện cơng tác quản trị và văn phịng phục vụ hoạt động kinh
doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh, an tồn chi nhánh.
Phịng quản lý rủi ro :
Phịng quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc Chi nhánh về công
tác quản lý rủi ro của Chi nhánh. Quản lý giám sát các danh mục cho vay, đầu tư,
đảm bảo tuân theo các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái
thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng
đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng theo chỉ đạo của
Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chịu trách nhiệu quản lý và xử lý các khoản nợ
có vấn đề. Quản lý, khai thác, xử lý, tài sản đảm bảo nợ vay theo đúng quy định Nhà
nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các
khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 16

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương AG


CHƢƠNG 4:
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG – RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CƠNG THƢƠNG AN GIANG
I. Thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thƣơng An Giang:
1. Phân tích doanh số cho vay:
Nghiệp vụ cho vay là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng.
Trong những nguồn thu thì nguồn thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất.
Bảng 1: Doanh số cho vay theo thời hạn
Công tác cho vay tăng đều qua các thời điểm, với những nét cụ thể như sau:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung - dài
hạn
Tổng Doanh
số cho vay
Tỷ trọng cho
vay ngắn hạn
Tỷ trọng cho
vay trung - dài
hạn

Chênh lệch
2007/2006

Năm
2006

2007


2008

1.153.064

1.636.912

68.960

212.717

1.222.024

1.849.629

94,35%

88,5%

85,99%

5,65%

11,5%

14,01%

Số tiền

%


Số tiền

%

41,96%

469.702

28,69%

143.757 208,46% 130.345

61,28%

2.106.614 483.848
343.062

Chênh lệch
2008/2007

2.449.676 627.605

51,35%

600.047 32.,44%

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp)
Bảng 2 : Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế:
Năm


Chỉ tiêu
Doanh
nghiệp Nhà
nước
Thành phần
kinh tế khác
Tổng
Doanh số
cho vay
Tỷ trọng
của DNNN
Tỷ trọng
của TPKT
khác

ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch
2007/20006
Số tiền
%

Chênh lệch
2008/2007
Số tiền
%

2006

2007


2008

205.544

323.870

441.432

118.326

57,6%

117.562

36,30%

1.016.480

1.525.759

2.008.244

509.279

50,1%

482.485

31,62%


1.222.024

1.849.629

2.449.676

627.605

51,4%

600.047

32,44%

16,82%

17,51%

18,02%

83,18%

82,49%

81,98%

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp)

GVHD: Phạm Thanh Hà


Trang 17

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương AG

Qua bảng 1 cho thấy doanh số cho vay có sự tăng trưởng đều qua các thời điểm , đặc
biệt là có sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2006 đến năm 2007, với tốc độ tăng là
51.4% tương đương 627605 triệu đồng. Năm 2008 so với năm 2007 cũng tăng
32.44% tương đương 600047 triệu đồng. Đáng chú ý trong thời gian vừa qua doanh
số cho vay ngắn hạn tăng đều đáng kể.
Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1636912 triệu đống, tăng 42% so với
năn 2006, tương đương 483848 triệu đồng. Đến năm 2008, đạt 2106614 triệu đồng,
tăng 28.69% so với năm 2007, tương đương 469702 triệu đồng. Sự gia tăng doanh số
cho vay ngắn hạn này tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài Quốc doanh (thành
phần kinh tế khác). Năm 2007, vay ngắn hạn chiếm 88.5% với doanh số cho vay
1636912 triệu đồng còn vay trung và dài hạn chỉ chiếm 12.5%, tỷ trọng doanh số cho
vay ngắn hạn gỉam gần 6% nhưng có thể thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng khá
cao.
Đến năm 2008, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng trưởng cao đạt 2106614 triệu
đồng, tăng 29% so với năm 2007, tương đương 169702 triệu đồng, còn cho vay trung
và dài hạn cũng tăng nhưng không đáng kể so với vay ngắn hạn. Doanh số cho vay
của thành phần kinh tế ngoài Quốc doanh đạt 2008244 triệu đồng tăng 31.62%,
tương đương 482485 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay ngắn hạn
đi cùng với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay thành thành phần kinh tế ngoài
Quốc doanh điều này cũng dễ hiều vì hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước hầu hết
điều đã được cổ phần hóa, bên cạnh Ngân hàng cũng xác định đối tượng cho vay chủ
yếu là thành phần kinh tế ngồi Quốc doanh.

Nhìn chung qua nghiên cứu 3 năm, Chi nhánh Ngân hàng Công thương An Giang
đã thực hiện tốt công tác cho vay, tốc độ doanh số cho vay tăng trưởng đều qua các
năm, có thể nói đảm bảo nhu cầu vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp, theo sự gia
tăng của các doanh nghiệp hằng năm.
Nếu vay ngắn hạn tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế ngồi Quốc doanh thì
vay trung và dài hạn lại rơi nhiều vào các doanh nghiệp Nhà nước, cũng là một
chiến lược nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng vì các doanh nghiệp Quốc doanh chủ
yếu là những doanh nghiệp có uy tín nên khả năng hồn vốn là rất cao.
Cơ cấu cho vay tuy không thay đổi nhiều nhưng doanh số cho vay tăng đáng kể qua
các năm càng thể hiện được vị trí của Chi nhánh trong việc cung ứng nguồn vốn
phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 18

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


Phân tích rủi ro tín dụng và biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương AG

2. Phân tích doanh số thu nợ:
Cùng với nhiệm vụ cho vay thì hoạt động thu hồi nợ cũng được tiến hành song
song trong quá trình cho vay nhằm để đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng có thể hoạt
động liên tục. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của nhân viên tín dụng,
đồng thời phản ánh sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 3: Doanh số thu nợ theo thời hạn:
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
2007/2006


Năm

Chỉ Tiêu

%

Số tiền

%

43%

619.031

46%

17.219

10%

162.686

90%

2.301.239 418.324

38%

781.717


51%

2006

2007

Ngắn hạn

937.041

1.338.146

Trung - Dài hạn

164.157

181.376

Tổng Doanh số thu nợ

1.101.198

1.519.522

85%

88%

85%


15%

12%

15%

Tỷ trọng thu nợ Ngắn
hạn
Tỷ trọng thu nợ Trung dài hạn

2008

Số tiền

Chênh lệch
2008/2007

1.957.177 401.105
344.062

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp)
Bảng 4: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế:
ĐVT: triệu đồng
Năm

Chỉ tiêu

Chênh lệch
2007/2006

Số tiền
%

Chênh lệch
2008/2007
Số tiền
%

2006

2007

2008

Doanh nghiệp Nhà nước

169.915

255.280

405.018

Thành phần kinh tế khác

931.283

1.264.242

1.896.221


332.959 35,8% 631.979 49,99%

Tổng Thu nợ

1.101.198

1.519.522

2.301.239

418.324 38,0% 781.717 51,44%

15,43%

16,80%

17,60%

84,57%

83,20%

82,40%

Tỷ trọng thu nợ của
DNNN
Tỷ trọng thu nợ của
TPKT khác

85.365


50,2% 149.738 58,66%

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp)
Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm 2007 cũng tăng
và đạt 1519522 triệu đồng, tăng 38% tương đương 418324 triệu đồng so với năm
2006. Đến năm 2008 tình hình thu nợ tăng lên đáng kể, tăng 51% tương đương
781717 triệu đồng so với năm 2007.
Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay:
Năm 2006: 90%
Năm 2007: 82%
Năm 2008: 93%
Ta thấy tỷ trọng doanh số thu nợ / doanh số cho vay qua 3 năm là khá cao trên
80%, tuy chỉ số này chưa phản ánh chính xác tình hình thu nợ của Ngân hàng, nhưng
có thể thấy tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh có hiệu quả tốt. Đó là do Ngân
hàng có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm trong cơng tác tín dụng, cho vay đúng
đối tượng…
GVHD: Phạm Thanh Hà

Trang 19

SVTH: Nguyễ n Thái Việ t Huy


×