Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đánh giá khả năng áp dụng phân loại rác thải sinh hoạt tại thị hộ gia đình ở thị trấn cái dầu và xã bình thủy huyện châu phú tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MƠI TRƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN CHÂU PHÚ,
TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA

AN GIANG, THÁNG 5 NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MƠI TRƯỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN CHÂU PHÚ,
TỈNH AN GIANG

NGUYỄN THỊ TUYẾT HOA
MSSV: DQM166212

GVHD: THS. VÕ ĐAN THANH

AN GIANG, THÁNG 5 NĂM 2020




CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Khóa luận “Đánh giá khả năng áp dụng phân loại rác thải sinh hoạt
tại hộ gia đình ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” do sinh viên Nguyễn Thị
Tuyết Hoa thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Võ Đan Thanh. Tác giả báo cáo
kết quả nghiên cứu và được Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Đại học An
Giang thông qua ngày …………….………

Thư ký

…………………………..…
Phản biện 1

Phản biện 2

……………………………….

…………………………….

Cán bộ hướng dẫn

ThS. Võ Đan Thanh

Chủ tịch Hội đồng

……………………………………..


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đang công tác tại
khoa Kỹ Thuật - Công Nghệ - Môi Trường, Trường Đại học An Giang đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành bài báo cáo này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ Võ Đan Thanh đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Uỷ ban Nhân
dân và người dân xã Bình Thủy và thị trấn Cái Dầu đã giúp đỡ trong thời gian
nghiên cứu tại thực địa.
Do kiến thức bản thân cịn hạn chế nên trong q trình thực hiện đề tài
có thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cơ để khóa
luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 20 tháng 05 năm 2020
Người thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết Hoa

i


LỜI CAM KẾT
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các số liệu, kết quả
nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 20 tháng 05 năm 2020

Nguyễn Thị Tuyết Hoa

ii



TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm xác định nguồn gốc, thành phần RTSH và tìm hiểu
nhận thức người dân về việc phân loại rác tại hộ gia đình ở xã Bình Thủy và thị
trấn Cái Dầu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2020. Phương pháp thực hiện gồm thu
thập số liệu thứ cấp, phỏng vấn và thu mẫu xác định thành phần rác thải. Kết
quả, RTSH được phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày và từ phế phẩm
nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu của RTSH là chất dễ
phân hủy sinh học, chiếm 78% tổng khối lượng rác thải ở xã Bình Thủy và 68%
ở thị trấn Cái Dầu. Lượng RTSH này được Công ty Mơi trường đơ thị thu gom
hàng ngày và chưa có quy định về phân loại rác thải trước khi thu gom. Tuy
nhiên, đa số hộ dân (65%) có biết đến hoạt động phân loại RTSH tại nguồn
thông qua phương tiện truyền thơng như tivi, báo chí, internet,… Đồng thời,
trên 50% hộ dân phân biệt được thành phần rác hữu cơ dễ phân hủy và rác tái
chế, tỷ lệ này gần bằng nhau ở xã Bình Thủy và thị trấn Cái Dầu. Mặt khác, hiện
tại người dân gặp một số khó khăn, nhất là việc phân loại rác thải theo đúng
thành phần. Do đó, số đơng hộ dân (98,2%) đồng ý phân loại rác trong điều kiện
được hướng dẫn và cung cấp miễn phí thùng và túi đựng rác. Bên cạnh đó, hầu
hết người dân (80%) muốn việc phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện thí
điểm tại một địa phương trước khi áp dụng rộng rãi. Xã Bình Thủy và thị trấn
Cái Dầu đều có khả năng áp dụng phân loại rác tại hộ gia đình một cách hiệu
quả như nhau nếu người dân được trang bị kiến thức đầy đủ và có sự hỗ trợ,
triển khai áp dụng phân loại rác tại địa phương.
Từ khóa: Rác thải sinh hoạt, phân loại, xã Bình Thủy, thị trấn Cái Dầu

iii


ABSTRACT
The study aimed to determine the origin, composition of domestic waste

and research people’s awarenes about sorting domestic waste in households in
Binh Thuy commune and Cai Dau town from January to May 2020.
Implementation methods including secondary data collection, interviewing and
sampling to determine the composition of domestic waste. The result, domestic
waste is derived from daily life activities and from agricultural waste in the
studied area. Essential components of RTSH is easily biodegradable substances,
accounting for 78% of the total waste volume in Binh Thuy commune and 68%
in Cai Dau town. This amount of domestic waste is collected daily by the Urban
Environment Company and there is no regulation on waste classification before
collection. However, the majority of households (65%) are aware of the
activities of separating domestic waste at source through media such as
television, newspapers, internet, etc. At the same time, more than 50% of
households distinguish the composition of easily biodegradable and recyclable
waste, the percentage is nearly equal in Binh Thuy commune and Cai Dau town.
On the other hand, at the present time, people have some difficulties, especially
the separation of waste according to its composition. Therefore, a large number
of households (98.2%) agreed to classify waste if they are instructed and
provided them with bin and garbage bags for free. Besides, most of the people
(80%) wanted the waste separation at source to be piloted in a locality before
being widely applied. Binh Thuy commune and Cai Dau town can equally
classify domestic waste if they are equipped with adequate knowledge and
support in their area.
Key words: domestic waste, classify, Binh Thuy commune, Cai Dau town.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... i
LỜI CAM KẾT ...................................................................................... ii

TÓM TẮT ............................................................................................. iii
DANH SÁCH BẢNG.......................................................................... viii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................. ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................. x
CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 1
GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 1

1.2.1 Mục tiêu chung.................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................2
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................... 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................ 2

CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 3
2.1 TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................ 3

2.1.1 Chất thải rắn .....................................................................................3
2.1.2 Phân loại chất thải rắn tại nguồn .......................................................8
2.1.3 Nhận thức của người dân về phân loại chất thải rắn tại nguồn ........ 14
2.1.4 Hiện trạng thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên
cứu .......................................................................................................... 15
2.1.5 Các chính sách phân loại rác thải sinh hoạt tại An Giang ................ 19
2.2 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN Ở VIỆT NAM VÀ
THẾ GIỚI............................................................................................................... 19

2.2.1 Nghiên cứu phân loại rác thải tại nguồn ở Việt Nam ....................... 19
2.2.2 Nghiên cứu phân loại rác thải tại nguồn trên thế giới ...................... 22
2.3 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ....................................................... 24


2.3.1 Vị trí địa lí ...................................................................................... 24
v


2.3.2 Điều kiện tự nhiên huyện Châu Phú ............................................... 26
2.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 27

CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 29
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ....................... 29
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................... 29
3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU....................................................................... 29
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 29

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................. 29
3.3.2 Phương pháp phỏng vấn .................................................................29
3.3.3 Phương pháp thu mẫu và xác định thành phần rác thải sinh hoạt .... 30
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu ............................................ 31

CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 32
4.1 NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN RÁC THẢI SINH HOẠT PHÁT SINH TẠI HỘ
GIA ĐÌNH Ở XÃ BÌNH THỦY VÀ THỊ TRẤN CÁI DẦU .................................... 32

4.1.1 Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt ........................................... 32
4.1.2 Thành phần rác thải sinh hoạt ......................................................... 32
4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT Ở XÃ BÌNH
THỦY VÀ THỊ TRẤN CÁI DẦU ........................................................................... 34
4.3 NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI NGUỒN Ở XÃ BÌNH THỦY .......................................................................... 38

4.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ BÌNH THỦY VÀ THỊ TRẤN CÁI DẦU ............................. 40
4.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO VIỆC PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
HỘ GIA ĐÌNH ĐẠT HIỆU QUẢ ........................................................................... 42

CHƯƠNG 5 ......................................................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 47
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 47
5.2 Kiến nghị .......................................................................................................... 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 48
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................... 50
vi


PHỤ LỤC 2 .......................................................................................... 57
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................... 65
PHỤ LỤC 4 .......................................................................................... 67
PHỤ LỤC 5 .......................................................................................... 70

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại rác thải sinh hoạt theo nguồn phát sinh .............................. 4
Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn ...................................................................6
Bảng 2.3: Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy .................................................. 9
Bảng 2.4: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế .............................. 10
Bảng 2.5: Nhóm chất thải còn lại..................................................................... 10
Bảng 4.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Bình Thủy và thị trấn Cái

Dầu ................................................................................................................. 32
Bảng 4.2: Thành phần rác thải sinh hoạt trong 1 ngày tại xã Bình Thủy và thị trấn
Cái Dầu ........................................................................................................... 33

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Nhãn chất thải hữu cơ và nhãn chất thải còn lại trên nắp và thân thùng
rác (Sở TN&MT TP.HCM, 2018) .................................................................... 11
Hình 2.2: Nhãn nhận biết dán trên túi rác (Sở TN&MT TP.HCM, 2018) ......... 12
Hình 2.3: Thùng chứa rác đã phân loại (Sở TN&MT TP.HCM, 2018) ............. 12
Hình 2.4: Bản đồ hành chính huyện Châu Phú (Cổng thông tin điện tử huyện
Châu Phú, 2019) .............................................................................................. 25
Hình 4.1: Thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu theo ý kiến của người dân .... 33
Hình 4.2: Ý kiến của người dân về các biện pháp xử lý rác thải chủ yếu sau thu
gom tại xã Bình Thủy ...................................................................................... 35
Hình 4.3: Ý kiến của người dân về các biện pháp xử lý rác thải chủ yếu sau thu
gom tại thị trấn Cái Dầu .................................................................................. 35
Hình 4.4: Tỷ lệ các cách thức xử lý rác tái chế của hộ gia đình tại xã Bình Thủy
và thị trấn Cái Dầu .......................................................................................... 36
Hình 4.5: Tỷ lệ các cách thức xử lý rác thải nguy hại của hộ gia đình tại xã Bình
Thủy và thị trấn Cái Dầu ................................................................................. 36
Hình 4.6: Tỷ lệ các cách thức xử lý rác thải có kích thước lớn của hộ gia đình tại
xã Bình Thủy và thị trấn Cái Dầu .................................................................... 37
Hình 4.7: Nguồn thơng tin về hoạt động phân loại rác sinh hoạt tại nguồn ...... 38
Hình 4.8: Ý kiến người dân về cách phân biệt rác sinh hoạt............................. 39
Hình 4.9: Lợi ích lớn nhất của việc phân loại rác tại nguồn theo nhận thức của
người dân ........................................................................................................ 40
Hình 4.10: Vấn đề khó khăn khi triển khai áp dụng phân loại rác thải tại thị trấn

Cái Dầu ........................................................................................................... 41
Hình 4.11:Vấn đề khó khăn khi triển khai áp dụng phân loại rác thải tại xã Bình
Thủy ................................................................................................................ 41
Hình 4.12: Phương pháp tuyên truyền hướng dẫn phân loại rác ....................... 42
Hình 4.13: Tỷ lệ người dân thực hiện phân loại rác thải................................... 43

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTR

Chất thải rắn

RTSH

Rác thải sinh hoạt

RTNH

Rác thải nguy hại

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường


UBND

Uỷ ban Nhân dân

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Q trình đơ thị hóa và phát triển kinh tế thị trường luôn đi đôi với mức
tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) theo đầu
người. Do đó, lượng CTRSH phát sinh ngày càng nhiều với thành phần phức tạp
và việc quản lý CTRSH hiệu quả đã trở thành một vấn đề cấp thiết. CTRSH cần
được quản lý chặt chẽ từ nơi phát sinh đến khâu thu gom, vận chuyển và xử lý.
Nếu công tác phân loại CTRSH tại nguồn được thực hiện tốt thì việc xử lý Chất
thải rắn (CTR) vừa tiết kiệm vừa tạo ra nhiều sản phẩm vật chất hữu ích phục vụ
cho đời sống và sản xuất. Thơng qua đó, tỷ lệ chất thải thu hồi tăng góp phần hạn
chế việc khai thác tài nguyên sơ khai. Đồng thời, lượng rác thải chôn lấp giảm
giúp tiết kiệm quỹ đất, kéo dài thời gian hoạt động của các bãi chôn lấp, giảm
phát sinh những vấn đề ô nhiễm môi trường từ bãi chơn lấp như khí nhà kính,
nước rỉ rác.
Châu Phú là một trong những huyện phát triển của tỉnh An Giang với thế
mạnh về nông nghiệp và làng nghề truyền thống. Tồn huyện có 246.496 người,
mật độ 547 người/km2. Trong đó, thị trấn Cái Dầu là trung tâm kinh tế, văn hóa,

xã hội của huyện với 18.212 nhân khẩu/4.480 hộ, có 06 ấp và chợ Cái Dầu là chợ
lớn nhất huyện (Cổng thông tin điện tử huyện Châu Phú, 2019). Trong tương lai,
thị trấn Cái Dầu tiếp tục phát huy lợi thế trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ, đặc
biệt loại hình khu dân cư kết hợp với thương mại, kinh doanh dịch vụ. Xã Bình
Thủy là một xã nơng thôn mới ở huyện Châu Phú với 17.677 nhân khẩu/4.564
hộ. Kinh tế chủ yếu của xã là sản xuất nông nghiệp và chăn ni thủy sản (UBND
xã Bình Thủy, 2019).
Nhằm tìm hiểu sự quan tâm của người dân tại thị trấn Cái Dầu và xã Bình
Thủy đến vấn đề phân loại rác tại nguồn và khả năng áp dụng phân loại rác tại
nguồn ở hai địa phương này, đề tài “Đánh giá khả năng áp dụng phân loại rác
thải sinh hoạt tại hộ gia đình ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang” được thực
hiện nhằm góp phần đề xuất các biện pháp giúp nâng cao nhận thức và từng bước
thay đổi thái độ, hành vi của người dân đối với vấn đề rác thải sinh hoạt (RTSH)
góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Thơng qua khảo sát tìm hiểu về nhận thức phân loại RTSH tại hộ gia đình
ở thị trấn Cái Dầu và xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Xác định khối lượng thành phần CTR.
Tìm hiểu nhận thức của các hộ gia đình về phân loại rác thải.
1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: RTSH, cộng đồng dân cư.
Phạm vi nghiên cứu: Nhận thức cộng đồng dân cư (hộ gia đình) về phân loại


RTSH tại thị trấn Cái Dầu và xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Điều tra thực trạng công tác thu gom RTSH của Xí nghiệp Mơi trường Đơ
thị Châu Phú ở thị trấn Cái Dầu và xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Xác định khối lượng chất thải và thành phần CTR phát sinh hàng ngày.
Điều tra nguồn gốc, thành phần RTSH phát sinh tại hộ gia đình ở khu vực
nghiên cứu.
Tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề phân loại RTSH tại hộ gia
đình.
Đánh giá khả năng áp dụng phân loại RTSH tại hộ gia đình thông qua nhận
thức của người dân về vấn đề phân loại RTSH.
Đề xuất giải pháp cho việc phân loại RTSH tại hộ gia đình.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.1.1 Chất thải rắn
2.1.1.1 Định nghĩa

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP quản lý
chất thải và phế liệu: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn
thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động
khác”. CTR là toàn bộ các vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động
kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống
và duy trì sự tồn tại của cộng đồng…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất

thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Việc phân loại CTR có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Theo nguồn
gốc phát sinh, có thể chia ra CTRSH, CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR
nông nghiệp và làng nghề, CTR y tế. Theo phạm vi khơng gian, có thể chia thành
CTR đô thị và CTR nông thôn. Mặt khác, nếu theo tính chất độc hại của CTR thì
chia ra làm 2 loại: CTR thông thường và chất thải nguy hại.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP quản lý
chất thải và phế liệu: “Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh
hoạt thường ngày của con người”. RTSH thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm
vi thành phố, khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm
buôn bán, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học…
Rác thải có thể là thức ăn thừa, bao bì, giấy, bịch nilon, túi đựng thức ăn hoặc các
loại rắn như kim loại, inox, sắt, thép phế liệu,…
2.1.1.2 Nguồn gốc và lượng phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn đơ thị (cịn gọi là rác thải đô thị) bao gồm các loại CTR phát
sinh từ các hộ gia đình, khu cơng cộng, khu thương mại, các cơng trình xây dựng,
các cơ sở y tế và các cơ sở sản xuất trong nội thành, khu xử lý chất thải... CTR
đô thị là vật chất mà ban đầu con người tạo ra rồi vứt bỏ đi trong khu vực đơ thị
mà khơng địi hỏi được bồi thường cho sự vứt đi đó. Thêm vào đó, chất thải được
gọi là CTR đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố
phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy (Trần Hiếu Nhuệ, 2001).
Chất thải rắn nông thôn phát sinh từ các nguồn: các hộ gia đình, chợ, nhà
kho, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính... CTR khu vực nơng thơn có tỷ
lệ chất hữu cơ khá cao, chủ yếu là từ thực phẩm thải, chất thải vườn và phần lớn
đều là chất hữu cơ dễ phân hủy. Tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65%
3


trong chất thải sinh hoạt gia đình ở nơng thơn (Bộ TN&MT, 2014).

Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở
quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản
lý CTR.
Chất thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau căn cứ vào đặc điểm của
các chất thải có thể phân chia thành 3 nhóm lớn: chất thải sinh hoạt, công nghiệp
và nguy hại. Nguồn thải của RTSH rất khó quản lý tại các nơi đất trống bởi vì tại
các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình phát tán.
Bảng 2.1: Phân loại rác thải sinh hoạt theo nguồn phát sinh
Thành phần chất thải
Hộ gia đình

thực phẩm thừa, carton, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh,
lon thiếc, các kim loại khác, lá cây, các chất thải đặc biệt
(đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình điện, lốp xe...) và các
chất độc hại sử dụng trong gia đình.

Khu thương mại

Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh,
kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hỏng
(kệ sách, đèn, tủ,...), đồ điện tử hư hỏng (máy radio,
tivi,...), tủ lạnh, máy giặc hỏng, pin, dầu nhớt, lốp xe,
sơn thừa...

Cơ quan, công sở

Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh,
kim loại. Chất thải đặc biệt như: kệ sách, đèn, tủ hỏng,
pin, tủ lạnh, máy in - photo hỏng, dầu nhớt, lốp xe, sơn
thừa,…


Xây dựng

Gỗ, thép, bê tông, vữa, bụi...

Chất thải từ viện Ống nghiệm, túi nilon, chai lọ, giấy, carton,…
nghiên cứu
Khu công cộng

Giấy, túi nilon, lá cây,…
Nguồn: Tchobanoglous và cs (1993)

Chất thải rắn đô thị bao gồm các loại CTR phát sinh từ các hộ gia đình,
khu cơng cộng, khu thương mại, các cơng trình xây dựng, các cơ sở y tế và các
cơ sở sản xuất trong nội thành, khu xử lý chất thải... Trong đó, CTRSH phát sinh
từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60-70% lượng CTR phát sinh.
Mỗi ngày toàn tỉnh phát sinh khoảng 1.128 tấn rác thải, trong đó khu vực
nơng thơn 623 tấn. Cơng ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang đã mở rộng và
4


thu gom 153/156 xã, phường, thị trấn (tính theo tuyến thu gom trên các trục lộ
chính). Tồn tỉnh thu gom khoảng 718 tấn/ngày, trong đó thu gom 690 tấn/ngày;
các tổ tự quản thu gom của xã và 1 mơ hình ủ phân compost thu gom khoảng 28
tấn/ngày. Lượng rác còn lại khoảng 410 tấn/ngày chủ yếu ở vùng sâu, cù lao…
được người dân tự xử lý tại hộ gia đình (chôn, đốt…) hoặc thải ra môi trường (Sở
TN&MT tỉnh An Giang, 2018).
2.1.1.3 Thành phần của rác thải sinh hoạt

Thành phần CTR là một thuật ngữ dùng để mơ tả tính chất và nguồn gốc

các yếu tố riêng biệt cấu thành nên dịng chất thải, thơng thường được tính bằng
phần trăm theo khối lượng (Nguyễn Văn Phước, 2007).
Thông tin về thành phần CTR đóng vai trị rất quan trọng trong việc đánh
giá và lựa chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quy trình xử lý cũng như
việc hoạch định các hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR (Nguyễn
Văn Phước, 2007).
Thông thường trong CTR từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỷ lệ
cao nhất 50-75%. Thành phần chất thải sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình hoạt
động: xây dựng, sửa chữa, dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử
lý nước (Nguyễn Văn Phước, 2007).
Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa
trong năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia (Nguyễn
Văn Phước, 2007).

5


Bảng 2.2: Thành phần chất thải rắn
STT
Thành phần
I Chất hữu cơ
1 Thực phẩm thừa
2 Giấy
3 Giấy carton
4 Nhựa
5 Vải vụn
6 Cao su
7 Da
8 Rác vườn
9 Gỗ

II Chất vô cơ
1 Thủy tinh
2 Can thiếc
3 Nhôm
4 Kim loại khác
5 Bụi, tro

% khối lượng
9,0
34,0
6,0
7,0
2,0
0,5
0,5
18,5
2,0
8,0
6,0
0,5
3,0
3,0
Nguồn: Tchobanoglous và cs (1993)

2.1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Tùy theo mức sống cũng như hoàn cảnh của từng hộ dân mà thành phần
RTSH khác nhau. Thành phần RTSH phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố sau:
Sản xuất và phân phối thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng: Ở cấp độ tổng
thể, thành phần rác sinh hoạt phụ thuộc trước hết vào việc sản xuất và phân phối

thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng. Ví dụ như thị trường chỉ cung cấp rau sạch (tức
rau đã được nhặt sạch, loại bỏ các thành phần khơng sử dụng được và được rửa
sạch, đóng gói). Khi đó trong thành phần RTSH sẽ có ít hơn rau quả thừa. Hoặc
khi đi chợ, túi nilon không cịn được cung cấp miễn phí nữa. Vì vậy người dân sẽ
hạn chế sử dụng túi nilon, giảm túi nilon trong RTSH.
Đặc điểm nguồn phát sinh: Ảnh hưởng đáng kể đến thành phần RTSH.
Những nguồn phát sinh là hộ dân sẽ có thành phần rác khác so với những hộ dân
kết hợp thêm kinh doanh.
Vị trí địa lý: Tùy vào điều kiện kinh tế, hồn cảnh sống cũng như khí hậu.
Vào những mùa khác nhau thành phần rác thải có sự thay đổi nhất định.
Ý thức của người dân (hay thái độ của cộng đồng): Có ảnh hưởng nhất
định đến thành phần rác thải ra. Cụ thể là ý thức tiết kiệm trong ăn uống sinh hoạt
hàng ngày và tái sử dụng các thành phần chất thải có khả năng sử dụng lại (Lê
Văn Khoa, 2010).

6


2.1.1.5 Tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

Rác khi thải vào môi trường gây ơ nhiễm, đất, nước, khơng khí. Ngồi ra,
rác thải cịn làm mất vệ sinh cơng cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải
là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia
súc.
Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào nền
kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết
và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải khơng
những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới mơi trường mà cịn được hiểu là một
nguồn ngun liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng
theo từng loại.

a. Ảnh hưởng đến môi trường khơng khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ
lệ cao trong tồn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa
nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc
đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người.
Các chất thải khí phát ra từ các q trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
(Lê Văn Khoa, 2010).
b. Ảnh hưởng mơi trường nước
Theo Lê Văn Khoa (2010), thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ
sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp
và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị
cuốn trơi theo nước mưa xuống ao, hồ, sơng, ngịi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước
mặt ở đây bị nhiễm bẩn.
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm
khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dịng chảy, tắc cống rãnh thốt
nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ
diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt cũng là một trong những nguyên nhân
gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khoẻ cộng đồng.
c. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải
được đưa vào mơi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều
loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều lồi động vật khơng
xương sống, ếch nhái... làm cho mơi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và
phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các
7


loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần rất nhiều thời
gian mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong

đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho
đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút (Lê Văn Khoa,
2010).
d. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người
Theo Lê Văn Khoa (2010), trong thành phần RTSH, thông thường hàm
lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi
hôi thối. Rác thải khơng được thu gom, tồn đọng trong khơng khí, lâu ngày sẽ
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người
tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế
liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi
họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có
5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác
thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, xác động vật bị thối rữa trong
hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sulfua hydro hình thành từ sự phân
huỷ rác thải kích thích sự hơ hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh
gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15
ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây
bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại
trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng
gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền
bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi,
gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết… (Lê
Văn Khoa, 2010).
2.1.2 Phân loại chất thải rắn tại nguồn
2.1.2.1 Định nghĩa và cách phân loại

Phân loại RTSH là hoạt động phân tách chất thải nhằm chia thành các loại
hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau. RTSH được phân loại

tại nguồn thải phù hợp với mục đích quản lý, xử lý. RTSH được chia thành ba
nhóm:
Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy, nhóm chất thải có khả năng tái sử
dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại.

8


Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy phân như thức ăn thừa, phế phẩm
nông nghiệp, giấy đã sử dụng, tro than củi,… phải được thu gom và vận chuyển
riêng để xử lý riêng ủ phân compost bón cho cây trồng hoặc chuyển cho các đơn
vị làm thức ăn gia sút, gia cầm.
Bảng 2.3: Nhóm chất thải hữu cơ dễ phân hủy
TT
Tên chất thải
1 Thức ăn thừa và các loại thực phẩm hết hạn sử
dụng
2 Nông sản thực phẩm:
- Cỏ, lá thực vật, hoa các loại.
- Nguyên củ hoặc vỏ các loại: Củ ấu, củ sắn, củ
khoai, gừng, nghệ…
- Bã các loại: cà phê, trà và túi trà, bã mía…
- Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả các loại
(nguyên quả hoặc vỏ, hạt).
- Côn trùng dùng làm thực phẩm (châu chấu,
dế…)
- Ngũ cốc và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc.
- Các sản phẩm dạng bột, tinh bột và chế biến từ
bột, tinh bột (bột gạo, bột mì…)
- Các sản phẩm từ bánh, mứt, kẹo…

3 Thịt và các sản phẩm từ thịt (nguyên con hoặc qua
sơ chế); trứng (vỏ trứng) và các sản phẩm từ
trứng, xác gia cầm, gia súc, phân gia cầm, gia súc,
xương, lông động vật…
4 Thủy sản và sản phẩm thủy sản (sò, ốc, nghêu…)
5 Giấy ăn đã sử dụng, tro than củi, tro trấu
6 Thức ăn cho động vật
7 Thức ăn cho thủy sản

Phương pháp xử lý

Làm nguyên liệu cho sản
xuất phân compost

Nguồn: Sở TN&MT TP.HCM (2018)

9


Nhóm chất thải có khả năng tái chế (phế liệu) có thể bán, cho các tổ chức,
cá nhân thu mua phế liệu hoặc các tổ chức, cá nhân thu gom CTRSH; bỏ chung
với các chất thải cịn lại.
Bảng 2.4: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế
TT
Tên chất thải
1 Nhóm giấy: tạp chí, giấy báo các loại; hộp giấy;
bìa thư; sách; tập; hộp, dĩa, ly giấy và carton.
2 Nhóm nhựa: các vật liệu bằng nhựa (chai, lọ, khay
đựng thức ăn, can thùng, đĩa CD, DVD, nắp chai
nhựa và các vật liệu làm bằng nhựa trên sản phẩm

có ký hiệu PE, PP, PVC, PET.
3 Nhóm kim loại: sắt, nhơm, thép, đồng, vỏ bao bì
kim loại (lon bia, nước ngọt, lon đồ hộp)
4 Nhóm cao su: vỏ xe, dép, săm lốp…
5 Nhóm nilon: túi nhựa mỏng các loại…
6 Nhóm thủy tinh: vỏ chai bia, nước ngọt, chai đựng
thức phẩm, kính, kiếng…

Phương pháp xử lý

Tái sử dụng, tái chế

Nguồn: Sở TN&MT TP.HCM (2018)
Chất thải còn lại như: Bùn, đất, cát, da các loại, hộp xốp, quần áo cũ, giày
dép, sản phẩm từ sành, sứ, sản phẩm từ cao su,… Phải được đảm bảo tổ chức thu
gom, vận chuyển riêng và được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp hợp
vệ sinh.
Bảng 2.5: Nhóm chất thải cịn lại
TT
Tên chất thải
1 Bùn, đất, cát (trong quét, lau dọn vệ sinh)
2 Các vật liệu làm bằng tre: rổ tre, sọt tre, thúng tre,
ống tre…
3 Vỏ dừa, vỏ sầu riêng
4 Đầu thuốc lá, giấy bạc, hạt hút ẩm, tóc, cát
5 Dây da các loại, dây điện
6 Hộp xốp, thùng mouse, túi nilon
7 Quần áo cũ, giày dép cũ và vải, sợi thải, khăn cũ
8 Sản phẩm từ cao su (găng tay, ủng, dây thun…)
9 Sành, sứ, gốm các loại: chén, tô, dĩa, ly sứ…

10 Tã, băng vệ sinh
11 Tro than đá
12 Bao bì đựng các loại thực phẩm và hàng tiêu dùng
(vỏ bánh, vỏ kẹo)
13 Dao, lưỡi lam, kéo
14 …

Phương pháp xử lý

Xử lý bằng phương pháp
đốt; chôn lấp hợp vệ sinh

Nguồn: Sở TN&MT TP.HCM (2018)

10


Lưu ý các loại rác thải sau không bỏ chung vào RTSH thường ngày:
Rác có kích thước lớn, cồng kềnh (tủ, bàn, ghế sofa, nệm cũ, …), khi có
phát sinh hộ gia đình, chủ nguồn thải liên hệ với các đơn vị thu gom, vận chuyển
có chức năng thỏa thuận dịch vụ thu gom, vận chuyển theo quy định.
Chất thải nguy hại từ hộ gia đình (bóng đèn huỳnh quang, bình xịt cơn
trùng, vỏ bình gas nhỏ, chai, lọ đựng hóa chất, dầu nhớt, pin, ắc quy, thiết bị điện
tử, nhiệt kế), hộ gia đình mang đến điểm tiếp nhận được địa phương bố trí hoặc
tại các điểm có thu hồi theo quy định.
Túi đựng rác phân biệt bằng các hình thức như: dán nhãn, ghi dịng chữ
trên túi, màu sắc túi hoặc đánh dấu để nhận biết trước khi chuyển đến điểm tập
kết hoặc giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển. Thùng rác không quy định màu
sắc nhưng khuyến khích sử dụng các thùng rác chuyên dùng của nhà sản xuất có
màu xanh để chứa chất thải hữu cơ, thùng rác có màu xám để chứa thất thải cịn

lại.
Tại TP.HCM, trên các nắp thùng rác đều có dán hình ảnh minh họa phân
loại rác thải cho người dân nhận biết thực hiện đúng yêu cầu phân loại rác thải.

Hình 2.1: Nhãn chất thải hữu cơ và nhãn chất thải còn lại trên nắp và thân
thùng rác (Sở TN&MT TP.HCM, 2018)

11


Các túi đựng rác phải dán nhãn ghi chữ và màu sắc cụ thể cho người dân
biết cách phân loại đúng với mục đích đề trách việc gây nhầm lẫn.

Hình 2.2: Nhãn nhận biết dán trên túi rác (Sở TN&MT TP.HCM, 2018)
Thùng chứa rác được dán nhãn và dán chữ để người dân dễ phân biệt và
phân loại tốt giữa rác hữu cơ và rac thải cịn lại.

Hình 2.3: Thùng chứa rác đã phân loại (Sở TN&MT TP.HCM, 2018)
2.1.2.2 Lợi ích của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
a. Lợi ích kinh tế

Theo Hồng Lam (2010), phân loại CTR mang lại nhiều lợi ích kinh tế.
Trước hết, nó tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. CTR đơ
thị có 14 – 16 thành phần, trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như túi
12


×