Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu phả hệ các giống loài hoa lan orchidaceae dựa trên đặc điểm hình thái và trình tự ITS internal transcribed spacer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN

NGHIÊN CỨU PHẢ HỆ CÁC GIỐNG, LOÀI HOA
LAN (Orchidaceae) DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH
THÁI VÀ TRÌNH TỰ ITS (INTERNAL
TRANSCRIBED SPACER)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Mã số 60-42-80

Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN NHÂN DŨNG
TS. TRƯƠNG TRỌNG NGÔN

NĂM 2010


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

LỜI BẢN QUYỀN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và thầy hướng dẫn.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây.


Ngƣời hƣớng dẫn

Tác giả luận văn

TS. Trần Nhân Dũng

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

TS. Trương Trọng Ngôn

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

i

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

Luận văn đính kèm theo đây, với tên đề tài: “Nghiên cứu phả hệ các giống, loài
hoa lan (Orchidaceae) dựa trên đặc điểm hình thái và trình tự ITS (Internal Transcribed
Spacer)” do Nguyễn Thị Mỹ Duyên thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm luận

văn thông qua.

Thƣ ký

Ủy viên


TS. Trương Trọng Ngôn

TS. Trần Nhân Dũng

Phản biện 1

Phản biện 2

TS. Phạm Thị Mùi

TS. Trần Đình Giỏi

Cần Thơ, ngày 7 tháng 8 năm 2010
Chủ tịch hội đồng

TS. Nguyễn Bảo Tồn

Chun ngành Cơng nghệ Sinh học

ii

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cám ơn Ts. Trần Nhân Dũng và TS. Trương Trọng Ngơn đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Chân thành biết ơn BGH Trường Đại học An Giang đã hỗ trợ kinh phí giúp tơi
hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Xin cám ơn:
Quý Thầy, Cô Trường Đại học Cần Thơ và các Viện đã truyền đạt kiến thức cho
tơi trong q trình học tại Trường.
Q Thầy Cơ, cán bộ của Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học –
Trường ĐH Cần Thơ đã hỗ trợ, giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt là các em
phòng Sinh học phân tử Bé Năm, Khang, Vũ Linh, Giáng Đan, Anh Thi và Như Ý,
Loan đã rất nhiệt tình hỗ trợ tơi thực hiện tốt đề tài.
Các bạn lớp cao học Cơng nghệ Sinh học khóa 14, các đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn đến tất cả sự hỗ trợ, quan tâm và giúp đỡ quý báu!

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

iii

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

TĨM LƢỢC
Mối quan hệ của 37 lồi hoa lan thuộc hai họ phụ là Cypripedioideae và
Orchidioideae được phân tích, xếp nhóm thơng qua các chỉ tiêu hình thái, và 25 lồi
trong đó đã được phân tích chuỗi trình tự ITS của DNA ribosom nhân. Tất cả các ma

trận so sánh các mẫu đó đều cho kết quả thống nhất với nhau, với mức gắn bó
bootstrap cao. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được nguồn gốc phát sinh lồi của
Dendrobium Gatton Sunray từ Dendrobium pulchellum. Dendrobium pulchellum và
Dendrobium moschatum(v) có quan hệ di truyền rất gần với nhau. Lan Dendrobium
anosmum là tổ tiên của ba loài Dendrobium anosmum 'Alba', Dendrobium anosmum
(Hawaii) và Dendrobium parishii. Tương tự, tìm ra được ba lồi Brassavola nodosa,
Brassavola digbyana và Brassavola ‘Jimminey Cricket’ có quan hệ rất gần với nhau.
Trong đó, lồi Brassavola nodosa là tổ tiên của Brassavola ‘Jimminey Cricket’. Ngoài
ra, kết quả cho thấy ba loài Renanthera imschootiana, Rhynchostylis gigantea và
Acampe rigida tuy thuộc 3 giống/chi khác nhau nhưng chúng có quan hệ khá gần và có
khả năng lai tạo được với nhau để tạo cá thể mới có đặc tính mong muốn.
Nghiên cứu phát sinh loài này làm một bằng chứng bổ sung thêm việc phân loại mối
quan hệ giữa các lồi lan để tìm nguồn gốc phả hệ của chúng. Từ đó, cung cấp cho
chúng ta nhiều thơng tin có giá trị để chọn lựa bố mẹ làm vật liệu lai tạo ra cá thể lai
có đặc điểm mong muốn.

Từ khóa: Hoa lan, nghiên cứu phả hệ, đa dạng di truyền, hình thái hoa lan, NTSYSpc, kỹ
thuật PCR.

Chun ngành Cơng nghệ Sinh học

iv

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT


ABSTRACT

Phylogenetic research with genera, species of orchids (Orchidaceae) based on
morphology and sequences of ITS (Internal Transcribed Spacer)
Relationship of 37 orchid species within two subfamilies Cypripedioideae and
Orchidioideae was analyzed based on morphological traits. The DNA sequences of ITS
nuclear ribosomal of 25 out of these 37 species were analyzed. All the sample matrices
that compared the results were consistent with one another, with high levels of
bootstrap support. The research results revealed that the phylogenetic origin of
Dendrobium gatton Sunray comes from Dendrobium pulchellum. Dendrobium
pulchellum and Dendrobium moschatum(v) have a very close genetic relationship with
each other. In addition, Dendrobium anosmum orchid is the ancestor of the three
orchid species Dendrobium anosmum 'Alba', Dendrobium anosmum (Hawaii) and
Dendrobium parishii. Also, the three species Brassavola nodosa, Brassavola digbyana,
and Brassavola ‘Jimminey Cricket’ have a very close genetic relationship with one
another. Particularly, Brassavola nodosa is ancestor of Brassavola ‘Jimminey
Cricket’. Besides, the three species Renanthera imschootiana, Rhynchostylis gigantea,
and Acampe rigida belong to three different genera, they have a close genetic
relationship with one another. As a result, they can be bred together to create new
hybrids with desirable traits.
This phylogenetic study is an additional proof for classification of the genetic
relationships among species of orchids to figure out their genealogy. This result will
provide valuable imformation to select parents as material source for improving orchid
species.

Key word: Orchidaceae, Dendrobium, Paphiopedilum, phylogenetic, ITS (internal
transcribed spacer)

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học


v

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

MỤC LỤC
Trang
LỜI BẢN QUYỀN ........................................................................................................... i
CẢM TẠ.......................................................................................................................... iii
TÓM LƢỢC ................................................................................................................... iv
ABSTRACT ......................................................................................................................v
MỤC LỤC ....................................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... xii
TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................................. xiv
CHƢƠNG I. GIỚI THIỆU..............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài ...........................................................................................................2
CHƢƠNG II. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................3
2.1. Nguồn gốc và giá trị hoa lan.....................................................................................3
2.2. Phân loại và đặc điểm của hoa lan ..........................................................................6
2.2.1. Phân loại lan ....................................................................................................6
2.2.2. Cấu trúc và hình thái hoa lan .........................................................................10
2.2.3. Đặc điểm lan rừng Việt Nam .........................................................................12
2.3. Nguồn gốc và đặc tính một số giống, lồi lan .......................................................13
2.3.1. Giống Acampe – Bắp ngô ..............................................................................13

2.3.2. Giống Aerides - Giáng hương ........................................................................13
2.3.3. Giống Ascocentrum Schltr. - Lan Hoàng yến ................................................14
2.3.4. Giống Brassavola ..........................................................................................14
2.3.5. Giống Cymbidium ..........................................................................................15
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

vi

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

2.3.6. Giống Dendrobium – Hoàng thảo .................................................................16
2.3.7. Paphiopedilum và Phragmipedilum - Lan Hài..............................................20
2.3.8. Giống Phajus - Lan Hạc đính ........................................................................21
2.3.9. Giống Renanthera - Lan Huyết nhung ..........................................................21
2.3.10. Giống Rhynchostylis - Lan Ngọc điểm ......................................................22
2.4. Hiện trạng xuất – nhập khẩu hoa lan ở Việt Nam và trên Thế giới ...................23
2.5. Chọn tạo giống hoa .................................................................................................23
2.5.1. Vai trò của giống ...........................................................................................23
2.3.2. Quá trình chọn tạo giống hoa ........................................................................23
2.6. Một số kỹ thuật ứng dụng PCR trong phân loại phân tử và xác định đa dạng
di truyền ..........................................................................................................................24
2.6.1. Kỹ thuật RFLP (Restriction fragment length polymorphism).......................25
2.6.2. Kỹ thuật RAPD (Random amplified polymorphic DNA) .............................25
2.6.3. Kỹ thuật AFLP (Amplified fragment length polymorphism) .......................26
2.6.4. Kỹ thuật SSR (Simple Sequence Repeats) ....................................................26

2.6.5. Kỹ thuật ITS (Internal Transcribed Spacer) ..................................................27
2.6.6. Trình phân tích cung cấp thơng tin đa dạng di truyền – Phần mềm ứng dụng
NTSYSpc .........................................................................................................................29
2.6.7. Phương pháp giải trình tự DNA ....................................................................29
2.7. Các nghiên cứu liên quan .......................................................................................30
2.7.1. Trên thế giới ..................................................................................................30
2.7.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................32

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

vii

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

CHƢƠNG III. PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................34
3.1. Phƣơng tiện nghiên cứu ..........................................................................................34
3.1.1. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ......................................................................34
3.1.2. Ngun vật liệu ..............................................................................................34
3.1.3. Hóa chất .........................................................................................................37
3.2. Thời gian và địa điểm .............................................................................................38
3.2.1. Thu thập mẫu và đánh giá các chỉ tiêu hình thái ...........................................38
3.2.2. Ly trích DNA, thực hiện phản ứng PCR và giải trình tự gen các giống loài
lan nghiên cứu ..................................................................................................................38
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................38
3.3.1. Đánh giá đặc tính nơng học và hình thái của 37 lồi hoa lan nghiên cứu .....38

3.3.2. Kỹ thuật ITS ..................................................................................................42
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................49
4.1. Mơ tả đặc điểm hình thái hoa lan ..........................................................................49
4.1.1. Brassavola nodosa .......................................................................................49
4.1.2. Brassavola digbyana ....................................................................................49
4.1.3. Brassavola Jimminey Cricket ......................................................................50
4.1.4. Paphiopedilum delenatii Guillaum - Hài hồng ............................................51
4.1.5. Paphiopedilum concolor (Lindl.) Pfitz - Hài đốm, Hài vạn điểm................51
4.1.6. Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl ex Hook.) Stein - Hài lông................52
4.1.7. Paphiopedilum parishii (Reichb.f.) Pfitz - Hài râu. .....................................53
4.1.8. Paphiopedilum primulium ............................................................................54
4.1.9. Phragmipedilum sorcerer's Fire ...................................................................54
4.1.10. Phaius tancarvilleae - Hạc đính nâu ..........................................................55
4.1.11. Cymbidium finlaysonianum - Lan kiếm .....................................................56
4.1.12. Cymbidium ensifolium (L.) Sw – Tố Tâm ..................................................56
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

viii

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

4.1.13. Dendrobium crystallium Rchb.f - Ngọc vạn pha lê....................................57
4.1.14. Dendrobium hercoglossum Rchb. f. – Hồng thảo tím huế .......................57
4.1.15. Dendrobium anosmum Lindl. (Den. superbum) - Giả hạc. ........................58
4.1.16. Dendrobium anosmum 'Alba' - Giả hạc Hawaii trắng ................................58

4.1.17. Dendrobium anosmum Hawaii màu tím .....................................................59
4.1.18. Dendrobium parishii Rchb.f (1863) - Trầm hương tím .............................60
4.1.19. Dendrobium aphyllum (Roxb.) Fisher - Hạc vĩ ..........................................60
4.1.20. Dendrobium primulimum Lindl. - Hoàng thảo Long tu .............................61
4.1.21. Dendrobium chrysanthum Lindl. - Phi điệp vàng ......................................61
4.1.22. Dendrobium capillipes Rchb.f. - Hoàng thảo Kim điệp ............................62
4.1.23. Dendrobium heterocarpum Lindl. - Hoàng thảo lụa vàng .........................62
4.1.24. Dendrobium tortile - Hoàng thảo xoắn ......................................................62
4.1.25. Dendrobium pulchellum Roxb. ex Lindl. - Thái bình ................................63
4.1.26. Dendrobium moschatum (Buch.-Ham.) Sw. - Thái bình vàng...................63
4.1.27. Dendrobium Gatton Sunray........................................................................64
4.1.28. Renanthera imschootiana Rolfe - Huyết nhung trơn (Phượng vĩ) .............64
4.1.29. Ascocentrum miniatum (Lindl.) Schltr.- Hỏa hoàng. .................................65
4.1.30. Acampe rigida (Buch.-Ham.ex J. E. Smith) Hunt. – Bắp ngô ráp .............65
4.1.31. Aerides multiflora Roxb. (1820) - Giáng hương đuôi cáo .........................66
4.1.32. Aerides odorata Lour. - Giáng hương thơm...............................................66
4.1.33. Aerides falcatum Lindl. - Quế lan hương ...................................................67
4.1.34. Aerides falcatum houlletiana Rchb. f 1872 - Giáng hương quế nâu ..........67
4.1.35. Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl. - Ngọc điểm nghinh xuân...............68
4.1.36. Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl var rubra Hort. ................................68
4.2. Kết kiểm tra sản phẩm PCR trên gel ....................................................................69

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

ix

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010


Trường ĐHCT

4.3. Kết quả phân tích và lập giản đồ phả hệ về quan hệ giữa các loài lan theo hình
thái ..................................................................................................................................70
4.4. Phân tích phả hệ về quan hệ giữa các loài lan theo kiểu gen ..............................76
CHƢƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................81
5.1. Kết luận ....................................................................................................................81
5.2. Đề nghị .....................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................83
PHỤ CHƢƠNG
LÝ LỊCH KHOA HỌC

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

x

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1

Các loại lan rừng có trữ lượng nhiều hoa đẹp được thị


trang 5

trường nước ngoài ưa chuộng
Bảng 2

Các loại dấu DNA

trang 25

Bảng 3

Trình tự các đoạn mồi ITS

trang 28

Bảng 4

Tên và kí hiệu 37 lồi hoa lan nghiên cứu

trang 35

Bảng 5

Trình tự primer dùng nhận diện các loài hoa lan

trang 37

Bảng 6

Thành phần của một phản ứng PCR


trang 44

Bảng 7

Thành phần một phản ứng cycle sequencing

trang 46

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

xi

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1

Cấu trúc hoa lan

trang 11

Hình 2


Lan Giả hạc

trang 17

Hình 3

Trầm hương trắng

trang 18

Hình 4

Huyết nhung Phượng vĩ - Renanthera imschootiana Rolfe

trang 22

Hình 5

Cấu trúc của vùng ITS

trang 27

Hình 6

Hình dạng lá

trang 39

Hình 7


Kiểu mọc phát hoa

trang 41

Hình 8

Dạng phát hoa

trang 41

Hình 9

Chu kỳ gia nhiệt của phản ứng PCR (gắn huỳnh quang)

trang 47

Hình 10

Hoa, lá và thân lan Brassavola nodosa

trang 49

Hình 11

Hoa, lá và thân lan Brassavola digbyana

trang 50

Hình 12


Hoa, lá và thân lan Brassavola Jimminey Cricket

trang 50

Hình 13

Hoa, lá và thân lan Paphiopedilum delenatii Guillaum

trang 51

Hình 14

Hoa, lá và thân lan Paphiopedilum concolor

trang 52

Hình 15

Hoa, lá và thân lan Paphiopedilum hirsutissimum

trang 53

Hình 16

Hoa, lá và thân lan Paphiopedilum parishii

trang 53

Hình 17


Hoa, lá và thân lan Paphiopedilum primulium

trang 54

Hình 18

Hoa, lá và thân lan Phragmipedilum sorcerer's Fire

trang 55

Hình 19

Hoa, lá và thân lan Phaius tancarvilleae

trang 55

Hình 20

Hoa, lá và thân lan Cymbidium finlaysonianum

trang 56

Hình 21

Hoa, lá và thân lan Cymbidium ensifolium

trang 56

Hình 22


Hoa, lá và thân lan Dendrobium crystallium

trang 57

Hình 23

Hoa, lá và thân lan Dendrobium hercoglossum

trang 57

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

xii

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

Hình 24

Hoa, lá và thân lan Dendrobium anosmum

trang 58

Hình 25

Hoa, lá và thân lan Dendrobium anosmum’Alba’


trang 59

Hình 26

Hoa, lá và thân lan Dendrobium anosmum Hawaii

trang 59

Hình 27

Hoa, lá và thân lan Dendrobium parishii

trang 60

Hình 28

Hoa, lá và thân lan Dendrobium aphyllum

trang 60

Hình 29

Hoa, lá và thân lan Dendrobium primulimum

trang 61

Hình 30

Hoa, lá và thân Dendrobium chrysanthum


trang 61

Hình 31

Hoa, lá và thân Dendrobium tortile

trang 62

Hình 32

Hoa, lá và thân Dendrobium pulchellum

trang 63

Hình 33

Hoa, lá và thân Dendrobium moschatum(v)

trang 63

Hình 34

Hoa, lá và thân Dendrobium Gatton Sunray

trang 64

Hình 35

Hoa, lá và thân Dendrobium imschootiana


trang 64

Hình 36

Hoa, lá và thân Ascocentrum miniatum

trang 65

Hình 37

Hoa, lá và thân Acampe rigida

trang 66

Hình 38

Hoa, lá và thân Aerides multiflora

trang 66

Hình 39

Hoa, lá và thân Aerides odorata

trang 67

Hình 40

Hoa, lá và thân Aerides falcatum


trang 67

Hình 41

Hoa, lá và thân Aerides falcatum houlletiana

trang 68

Hình 42

Hoa, lá và thân Rhynchostylis gigantea

trang 68

Hình 43

Hoa, lá và thân Rhynchostylis gigantea

trang 69

Hình 44

Các băng đoạn ITS trên gel agarose của một số mẫu lan

trang 69

Hình 45

Giản đồ hình nhánh phân tích hình thái của 37 lồi hoa lan


trang 71

Hình 46

Giản đồ phả hệ (phylogenetic tree) của 27 loài hoa lan

trang 77

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

xiii

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

TỪ VIẾT TẮT
ALP: Amplicon Length Polymorphism
AFLP: Amplified Fragment Length Polymorphism
CI: Consistency Index
CTAB: Cetyltrimethyl Ammonium Bromide
DNA: Deoxyribonucleic Acid
d-NTPs: đeoxyribonucleotit
EB: Extraction Buffer
EDTA: Disodium Ethylenediaminetetra Acetate
ETS: External Transcribed Spacer

IGS: Intergenic Spacer
ITS: Internal Transcribed Spacer
Kb: Kilobase pair
NST: Nhiễm sắc thể
NTSYSpc: Numerical Taxonomy and Multivariate Analysis System for personal
computer
PCR: Polymerase Chain Reaction
RAPD: Random Amplified Polymorphic DNA
RFLP: Restriction Fragment Length Polymorphism
RNA: Ribonucleic Acid
RI: Retention Index
SDS: Sodium Dodecyl Sulfate
SNP: Single Nucleotide Polymorphism
SSCP: Single Strand Conformation Polymorphism
SSR: Simple Sequence Repeat (microsatellite)
Taq: Thermus aquaticus
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

xiv

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

CHƢƠNG I

GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Trong thế giới các loài hoa, hoa lan được coi là loài hoa vương giả, nữ hồng của các
lồi hoa. Bởi vì hoa lan khơng những đẹp về màu sắc mà cịn đẹp cả về hình dáng. Nhiều
lồi hoa lan, nhất là các lồi lan rừng Việt Nam, có hương thơm rất nồng nàn và quyến rũ
như Giả hạc, Ngọc điểm, Giáng hương,…
Lan rừng Việt Nam được đánh giá là rất đa dạng và phong phú, với nhiều lồi rất
đẹp và có giá trị kinh tế. Tuy nhiên do sự khai thác bừa bãi và chưa có chính sách bảo tồn
triệt để của nhà nước ta nên phần lớn các lồi lan đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Theo nhận
định của Phạm Hữu Nhượng và Nguyễn Hải An (2007), đây là nguồn tài ngun thiên
nhiên vơ cùng q giá, nếu chúng ta biết bảo vệ các lồi lan hiện có và mở rộng việc trồng
lan cùng với sự giao lưu, trao đổi những giống lan q với các nước bạn thì giá trị khoa
học cũng như giá trị kinh tế của các loài lan ở nước ta sẽ tăng lên đáng kể.
Một nghịch lý hiện nay là trong khi nước ta được đánh giá là có trữ lượng lớn lan
rừng có hoa đẹp, q, thì hằng năm ta phải nhập một lượng rất lớn lan từ nước ngoài.
Trong khi nguồn gốc các loài lan này là từ các lồi lan q của Việt Nam đã bị thất thốt
nguồn gen ra nước ngồi. Và sau thời gian lai tạo, nhân giống, được nhập trở lại Việt
Nam với giá rất cao. Điển hình như lồi lan Giả hạc Hawaii được lai tạo từ lan rừng giả
hạc (Dendrobium anosmum); hay như lan Dendrobium Gatton Sunray được lai tạo từ lồi
lan rừng Thái bình (Dendrobium pulchellum),... Đặc điểm của các lồi lai tạo này là có
hoa to rất đẹp, hoa nhiều lại siêng hoa hơn lan rừng nên rất được thị trường ưa chuộng.
Ngày nay với sự phát triển của Công nghệ sinh học, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của
các phần mềm tin sinh học, công nghệ nuôi cấy mô và di truyền phân tử,… Việc sưu tập
và bảo tồn các nguồn gen quí hiếm để giải mã, tìm giản đồ phả hệ của các giống, lồi,
nhằm giúp cho cơng tác bảo tồn, chọn tạo giống cây trồng cho năng suất và phẩm chất tốt
ngày càng nhanh chóng và hồn thiện hơn.
Vì hoa lan là một lồi hoa đẹp, có giá trị cao về tinh thần lẫn tính kinh tế, nên từ lâu
đã có rất nhiều đề tài, nghiên cứu về đối tượng này. Trước đây người ta chủ yếu nghiên
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

1


Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

cứu phân loại lan dựa vào hình thái học, như Linder, H. P., và H. Kurzweil (1990) đã
nghiên cứu về sự phân loại của Disinae (Orchidaceae) gần như hoàn tồn dựa trên dữ liệu
hình thái học thực vật của hoa. Khi sinh học phân tử ra đời đã có nhiều nghiên cứu kết
hợp giữa hình thái học với dấu phân tử và đặc biệt là dấu ITS (Internal Transcribed
Spacer) được ứng dụng nghiên cứu nhiều trong phân tích các mối quan hệ di truyền, phát
sinh loài trên thực vật, đặc biệt là hoa lan như Antony, V. C., et al. (1997) nghiên cứu
chuỗi trình tự rDNA ITS của gần 100 lồi lan hài (Cypripedioideae) để phân tích mối
quan hệ của chúng; Emmanuel, et al. (1999) trình bày về sự phát sinh loài phân tử đầu
tiên của Diseae (Orchidaceae); Cameron và Chase (1999) nghiên cứu mối quan hệ phát
sinh loài từ sự phân cách địa lý từ Đông bắc Mỹ đến phía Đơng Châu Á của phân tơng
Pogoniinae (Vanilloideae, Orchidaceae); Tsai, et al. (2003) nghiên cứu sự phát sinh loài
của 17 loài thuộc giống Hồ điệp (Phaleanopsis); Tsai, et al. (2004) nghiên cứu sự phát
sinh loài của 12 loài của giống Dendrobium từ Đài Loan.
Theo Baldwin, B.G., et al. (1995) trong các kỹ thuật đánh giá tính đa dạng di truyền
của sinh vật học thì ITS (Internal Transcribed Spacer) là một cơng cụ hữu ích cho việc
nghiên cứu phả hệ ở thực vật hạt kín. Kỹ thuật ITS là kỹ thuật dựa vào phản ứng PCR
(Polymerase Chain Reaction) khuếch đại các đoạn gen đặc trưng cho từng lồi để phân
tích sự phát sinh loài, mối quan hệ giữa các loài. Soltis, D. E., et al. (1998) cho rằng ITS
là một cơng cụ rất hữu ích cho việc xác định mối quan hệ di truyền giữa các loài.
1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài “Nghiên cứu phả hệ các giống, loài hoa lan (Orchidaceae) dựa trên đặc
điểm hình thái và trình tự ITS (Internal Transcribed Spacer)” được thực hiện nhằm

mục tiêu:
- Dựa vào các đặc tính nơng học, hình thái của các lồi hoa lan, phân tích và lập giản
đồ xếp nhóm mối quan hệ giữa các giống, loài với nhau.
- Kết hợp với việc giải trình tự đoạn gen vùng ITS nằm trong nhân tế bào của các
loài hoa lan, lập giản đồ phả hệ để đánh giá mối quan hệ di truyền của chúng.

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

2

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

CHƢƠNG II

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và giá trị hoa lan
Những nhà sáng lập ngành lan học đáng kể là triết gia người Hy Lạp Theophrastus
(372 – 287 trước công nguyên) và sau này là nhà thực vật học Thụy Điển Linnaeus (1707
– 1778). Chính Theophrastus là người đầu tiên sử dụng từ Hy Lạp (Orchis) để chỉ nhóm
thảo mộc đặc biệt này (Trần Văn Huân và Văn Tích Lượm, 2004).
Theo Atwood (1986) hoa lan có lẽ là họ thực vật có hoa lớn nhất, ước tính khoảng từ
17.000 đến 35.000 loài. Dressler, R. L. (1993) cho rằng hoa lan thuộc họ thực vật một lá
mầm bậc cao được ghi nhận có số lồi rất lớn (khoảng 20.000 lồi với 800 chi/giống), có
sự đa dạng lớn về mối quan hệ hình thái học, sự thụ phấn và sự đa dạng sinh thái học.
Theo Nguyễn Xuân Linh (2002) hoa lan được biết có trên 750 chi, với 25.000 lồi lan tự

nhiên và 75.000 loài lan do kết quả chọn lọc và lai tạo. Đến này, họ lan được đánh giá là
một trong những loài hoa cao cấp trong vương quốc thảo mộc, cùng với những loài mới
được khám phá và mô tả theo từng năm (Trần Văn Huân và Văn Tích Lượm, 2004).
Hoa lan là một nhóm biểu sinh, chúng được phân bố rất rộng và có sự đa dạng lớn
nhất, bao gồm gần như tất cả các biểu sinh, xảy ra ở vùng nhiệt đới, và đặc biệt là ở vùng
núi nhiệt đới (Atwood, 1986).
Lan rừng Việt Nam theo Phạm Hoàng Hộ (1993) gồm hơn 750 loài khác nhau. Cho
đến nay nhiều tác giả đã thu thập và bổ sung vào danh lục các loài lan Việt Nam nhiều
loài lan mới. Theo Phạm Hữu Nhượng và Nguyễn Hải An (2007); Leonit V. Averyanov
và A. L. Averyanov (2003) đã tổng kết tất cả các dẫn liệu đã được công bố và cho biết ở
Việt Nam đã điều tra phát hiện được 897 loài thuộc 152 chi. Số lượng các loài của các chi
Lan trong hệ thực vật Việt Nam tập trung chủ yếu trong 10 chi Lan phổ biến nhất là
Dendrobium, Bulbophylum, Eia, Liparis, Habenaria, Oberonia, Coelogyne, Cymbidium,
Calanthe và Cleisostoma.
Phần lớn các lồi Lan đang có nguy cơ bị tiêu diệt trong hệ thực vật Việt Nam thuộc
về các chi Lan như: Aerides, Anoectochilus, Arachnis, Ascocentrum, ascolabium,
Christensonia,

Ceisoscentron,

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Coelogyne,
3

Cymbidium,

Dendrobium,

Doritis,


Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

Holcoglossum, Hygrochilus, Paphiopedilum, Papipionanthe, Phalaenopsis, Pleione,
Renanthera, Rhynchostylis, Schoenorchis, Staurochilus, Stereochilus, Thunia, Vanda, và
Vandopsis (Phạm Hữu Nhượng và Nguyễn Hải An, 2007).
Việt Nam là một nước Đông Nam Á nằm trong khu vực châu Á nhiệt đới, là một
trong hai khu vực tập trung nhiều lan đẹp nhất thế giới, bao gồm châu Á và châu Mỹ nhiệt
đới. Rừng Việt Nam có nhiều lồi lan q nhưng chưa được quản lý và khai thác hợp lý.
Điển hình như lồi lan hài Paphiopedilum delenatii, trước đây nhiều nước yêu cầu Việt
Nam xuất khẩu sang họ lồi lan này, nhưng chưa tìm ra. Đến năm 1993 khi phát hiện lồi
lan này thì thương nhân Đài Loan đã mang về nước họ gần 3 tấn (khoảng 100.000 cây)
làm Việt Nam mất hàng triệu đơ la (Nguyễn Cơng Nghiệp, 2004).
Hoa lan là một lồi hoa quí, ngành trồng lan là một dạng của ngành làm vườn. Tuy
nhiên, lãi suất đầu tư của ngành trồng lan không cao so với các ngành công nghiệp nhưng
là con số đáng kể so với ngành nông nghiệp (Nguyễn Cơng Nghiệp, 2004).
Trên thế giới, một cây lan q trị giá 400 đô la, một cành hoa cắt 2 đô la, một cây lan
rừng 1 đô la (Nguyễn Công Nghiệp, 2004). Hiện nay tại Việt Nam, những người chơi lan
khó tìm được nhưng cây lan hài như Paph. helenae, Paph. hangianum hay Paph.
emersonii, nhưng tại Đài loan và Đức những cây lan này bán rất nhiều trên thị trường. Giá
bán tùy thuộc vào cây lớn hay nhỏ, từ khoảng 60 đơ la cho đến 200-300 đơ la một chậu có
hoa (Bùi Xuân Đáng, 2009).
Ở Việt Nam có hai thứ lan là lan bản xứ và lan lai. Rừng Việt Nam có nhiều loại lan
bản xứ rất đẹp, có trữ lượng cao nhưng chưa được điều tra chính xác. Một số lồi lan rừng
Việt Nam được thế giới ưa chuộng vì có hoa rất đẹp (bảng 1) (Nguyễn Cơng Nghiệp,

2004).

Chun ngành Công nghệ Sinh học

4

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

Bảng 1. Các loại lan rừng có trữ lƣợng nhiều hoa đẹp đƣợc thị trƣờng nƣớc
ngoài ƣa chuộng
Stt

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1 Hồng lan Đà Lạt

Cymbidium insigne

2 Hoàng lan Đà Lạt

Cymbidium iridioides

3 Hồng hoàng Đà Lạt


C. insigne x C.iridioides

4 Bạc lan Đà Lạt

C. eburnum var erythrostylum

5 Tuyết ngọc

Coelogyne mooreana

6 Kim hài

Paphipedium villosum

7 Vân hài

Paphipedium callosum

8 Huyết nhung

Renanthera imschootiana

9 Mỹ dung dạ hương

Vanda denisoniana

10 Giả hạc

Dendrobium anosmum


11 Long tu

Dendrobium primulinum

12 Kim điệp

Dendrobium capillies

13 Thuỷ tiên trắng

Dendrobium farmeri

14 Thuỷ tiên vàng

Dendrobium chrysotoxum

15 Thuỷ tiên mỡ gà

Dendrobium densiflorum

16 Thuỷ tiên tím

Dendrobium amabile

17 Thuỷ tiên cam

Dendrobium thhyrsiflorum

18 Nhất điểm hồng


Dendrobium draconis

19 Lụa vàng

Dendrobium heterocarpum

20 Hồng phi hạc

Dendrobium signatum

21 Ý thảo

Dendrobium gratiossimum

22 Tóc tiên

Holeolossum subulifolium

23 Hạc đỉnh

Phaius tankervilliae

24 Hoả hoàng

Ascocentrum miniatum

25 Ngọc điểm

Rhynchostylis gigantea


26 Đuôi cáo

Aerides multiflora

27 Đại ý thảo

Dendrobium aphyllum

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

5

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

28 Lan quế

Aerides odorata

29 Long nhãn kim điệp

Dendrobium fimbriatum

30 Long châu


Papilionanthe pedunculatta

31 Huyết nhung giún

Renanthera coccinea

32 Bị cạp tía

Arachnis annamensis

33 Bạch vĩ hồ

Rhynchostylis retusa

34 Cẩm báo

Hygrochilus parishii

35 Uyên ương

Christensonia vietnammica
(Nguồn: Nguyễn Cơng Nghiệp, 2004)

2.2. Phân loại, hình thái và đặc điểm lan rừng Việt Nam
2.2.1. Phân loại lan
Nhiều hệ thống phân loại lan đã được đề nghị, đa số đều dựa trên cùng những chỉ
tiêu cơ bản như đặc điểm, cấu trúc của hoa, số lượng và bản chất của phấn khối. Đối với
Việt Nam, chìa khóa phân loại thực dụng của Hutchison được sử dụng để tra cứu các họ
thực vật của vùng nhiệt đới. Khóa phân loại cũng như tồn bộ sự mơ tả lan ở 3 nước Việt;
Miên; Lào mà F. Gagnepain và A. Guillaumin đã ghi trong bộ “Thực Vật chúng Đơng

Dương”. Vì vậy cho đến nay, muốn xác định tên một loài lan ở Việt Nam, người ta phải
tham khảo thêm tài liệu lan ở các nước khác, nhất là các nước trong vùng Đông Nam Á
(Nguyễn Thiện Tịch và ctv, 2006).
Theo Nguyễn Thiện Tịch và ctv (2006), qua lịch sử hình thành phân loại lan, thấy
các tác giả xếp họ Lan (Orchis) như sau:
- Ngành Hiển Hoa Bí Tử (có hoa, hột ở trong trái)
- Lớp Đơn Tử Diệp (Một lá mầm)
- Bộ: Orchidales
- Họ lan (lấy trong số giống tiêu biểu là Orchis rồi thêm đuôi - aceae): Orchidaceae
- Họ phụ: Orchidoidea
- Tơng (Tribus): có vần đi là - eae (ví dụ: Epidendrea)
- Tơng phụ: có vần đi là - inae (ví dụ: Dendrobiinae)
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

6

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

- Giống (Genus): lấy tên của loài tiêu biểu, thường là lồi đầu tiên thuộc giống đó (ví
dụ: Dendrobium)
- Loài (Species): gồm hai chữ La Tinh - chữ đầu là danh từ chỉ giống, được viết hoa;
chữ sau là tính từ chỉ đặc điểm của lồi đó (ví dụ: Dendrobium draconis)
- Dưới lồi có thứ (Variatas): khi các lồi ấy có đặc điểm thứ yếu (ví dụ như sai khác
nhau về màu sắc hoa) thì đằng sau tên lồi cịn kèm theo chữ var (viết tắt chữ Variatas) và
tính từ để phân biệt sự sai khác ấy.

Theo Phan Thúc Huân (2005), họ lan được chia làm nhiều tông (Tribus), trong mỗi
tông chia thành nhiều giống (Genus), trong mỗi giống có nhiều lồi (Species). Ngồi ra
cịn có các đơn vị phân loại phụ có tính chất trung gian như họ phụ (Subranmilia), tơng
phụ (Subtribus), giống phụ (Subgenus) và dưới lồi có thứ (Variatas).
Phân loại lan chủ yếu dựa trên cấu tạo của cột nhị, nhụy.
a/ Theo Phan Thúc Huân (2005) đa phần các tác giả chia lan thành ba họ phụ:
 Họ phụ Apostasioideae:
Là họ phụ nguyên thủy và nhỏ nhất gồm có hai giống: Giống Apostasia (có 7 lồi);
giống Neuwiedia (có 9 lồi).
Đặc điểm của họ phụ Apostasioideae là hai hay ba nhị hữu thụ, phấn hoa rời nhau.
 Họ phụ Cypripedioideae:
Có 4 giống: giống Selenipedium (có 4 lồi); giống Phragmipedium (11 loài); giống
Paphiopedilum (66 loài); giống Cypripedium (36 loài).
Các giống Selenipedium và Phragmipedium phân bố chủ yếu ở châu Mỹ nhiệt đới;
giống Cypripedium phân bố ở vùng ôn đới, á nhiệt đới; giống Paphiopedilum thường mọc
chủ yếu ở Trung Quốc, Hymalaya, Đông Nam Á, Indonêxia và Tân Ghinê.
Đặc điểm cơ bản của họ phụ Cypripedioideae: có một nhị lép (bất thụ) ở vịng ngồi
phát triển giống như họ phụ Apostasioideae và hai nhị bên (hữu thụ) ở vùng trong. Hoa
không đều, cánh môi dạng túi, hài.
 Họ phụ Orchidioideae
Họ này có 4 tơng:
Chun ngành Cơng nghệ Sinh học

7

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010


Trường ĐHCT

- Tơng Neottieae, có các giống: Cephnkanthera, Epipactis, Listera, Goodyera,
Anoectochilus, Spiranthes, Diuris, Thelymitra, Cyptostylis, Pterostylis.
- Tơng Orchideae có các giống: Orchis, Ophys, Hebenaria,…
- Tơng Epidendreae có các giống: Blelia, Calanthe, Spathoglottis, Phajus,
Bulbophillum, Coelogyne, Pholidota, Dendrobium, Eria, Iole, Liparis, Oberonia,
Galeola, Pogonia, Vanilla.
- Tông Vandeae: Aerides, Doritis, Phalaenopsis, Rhyncostylis, Thrixspermum,
Cymbidium, Eulophia, Geodorum, Oncidium, Acampe, Luisia, Vanda.
b/ Theo Dressler, R. L. (1974); Bechtel, H. et al., (1981) chia lan thành ba họ phụ,
với 17 tông như sau:
 Họ phụ Apostasioideae:
 Họ phụ Cypripedioideae:
Có 4 giống: Cypripedium, Paphiopedilum, Phragmipedium, Selenipedium.
 Họ phụ Orchidioideae
Họ này có 17 tơng:
- Tơng Neottieae.
- Tơng Diurideae.
- Tơng Epipogieae.
- Tông Cranichideae: Anoectochilus, ...
- Tông Orchideae: Bonatea, Orchis, Ophys, Hebenaria,…
- Tông Gastrodieae: Vanilla.
- Tông Arethuseae: Blelia, Calanthe, Phajus, Spathoglottis,...
- Tông Epidendreae: Brassavola, Cattleya, Coelogyne, Dendrochilum, Epidendrum,
Eria, Laelia, Pholidota,...
- Tông Dendrobieae: Bulbophillum, Dendrobium, Epigeneium,...
- Tông Malaxideae: Liparis, Malaxis.
- Tông Maxillarieae: Acacallis, Bollea, Lycaste, ...
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học


8

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

- Tông Vandeae: Acampe, Aerides, Arachnis, Ascocentrum, Cleistostoma,
Diploprora, Doritis, Gastrochilus, Kingidium, Luisia, Phalaenopsis, Renanthera,
Rhyncostylis, Vanda.
- Tông Polystachyeae: Polystachya.
- Tông Cymbidieae: Catasetum, Cymbidium, Eulophia,...
- Tông Pachyphylleae: Lockhartia.
- Tông Gongoreae: Acineta, Coryanthes, Gongora, Houlletia, Paphinia, Peristeria,
Polycycnis, Stanhopea.
- Tông Oncidieae: Brassia, Cochlioda, Miltonia, Ondontoglossum, Oncidium,...
c/ Theo Dressler, R. L. (1981) chia họ lan thành 6 họ phụ Apostasioideae,
Cypripedioideae, Spiranthoideae, Orchidoideae, Epidendroideae, Vandoideae.
d/ Theo Phan Thúc Huân (2005) thì Rasmussen năm 1985 chia họ lan thành 6 họ
phụ:
 Họ phụ Apostasioideae:
Bao gồm 2 tơng: Apostasia, Neuwiedia.
 Họ phụ Cypripedioideae: gồm có 4 giống là Cypripedium, Paphiopedilum,
Phragmipedium, Selenipedium.
 Họ phụ Orchidioideae: gồm các tông Diurideae, Orchideae
 Họ phụ Neottioideae: gồm các tông Epipactideae, Neottieae
 Họ phụ Epidendroideae: gồm các tông

- Arethuseae: Phajus, Calanthe,...
- Vanilleae: Vanilla, Galeola.
- Gastrodieae: Gastrodia, Nervilia.
- Epipogieae
- Coelogyneae: Coelogyne, Pleione,...
- Malaxideae: Liparis,...
- Calypsoeae
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

9

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khóa 14 - Năm 2010

Trường ĐHCT

- Epidendreae: Bulbophgllum, Cattleya, Epidendrum, Eria,...
 Họ phụ Vandoideae: gồm các tông
- Polystachyeae
- Cymbidieae: Cymbidium, Catasetum, Oncidium, Miltoniia,...
- Maxillatieae
- Vandeae: Aerides, Arachnis, Cleistostoma, Doritis, Kingidium, Phalaenopsis,
Renanthera, Vanda,...
2.2.2. Cấu trúc và hình thái hoa lan
Theo Phan Thúc Huân (2005), họ lan (Orchidaceae) thuộc lớp một lá mầm, cây có
thể xếp thành hai nhóm:
- Nhóm đa thân (sympodial): như Dendrobium, Cattleya, Cymbidium,… Cơ thể là
một hệ thống nhiều nhánh, sống lâu năm, bộ phận nằm ngang của chúng tạo nên thân rễ.

+ Nhóm phụ 1: ra hoa bên nách lá, như cá giống Dendrobium, Phajus.
+ Nhóm phụ 2: ra hoa ở đỉnh, như Cattleya, Laelia.
- Nhóm đơn thân (monopodial): cây nhóm này tăng trưởng mạnh theo chiều cao
+ Nhóm phụ 1: lá mọc đối, như giống Phalaenopsis,…
+ Nhóm phụ 2: lá dẹp phẳng hay tròn, như Vanda,…
 Thân: biến động từ 0,1 - 0,2m đến 3 - 4m. Thân lan có ở các lồi đơn thân và một
số lồi vừa có thân vừa có giả hành (thân giả). Đối với lồi đơn thân, thân mang rễ và lá,
rễ và lá mọc theo hai chiều thẳng góc, phát hoa mọc trên thân ở các nách lá và song song
với lá và thẳng góc với rễ.
 Thân giả: thân giả của lan có ở các lồi đa thân; có nhiều hình dạng khác nhau
(thoi, trụ, dẹp, tháp); kích thước rất khác nhau (nhỏ bằng đinh ghim đến 7,8m). Thân giả
dự trữ nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
 Lá: lá của lan là lá đơn nguyên, độ dày mỏng của lá rất khác nhau, cứng hoặc
mềm, ít khi có cuống và thường có bẹ. Lá thường có dạng bầu dục hay hình giáo thn
dài, hình trụ đầu nhọn hay phiến lá dày có rãnh. Màu lá thường xanh bóng, đậm và nhẵn;
có lồi lá điểm vàng hoặc xanh nhạt hoặc có nhiều đường màu sặc sỡ.
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

10

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học


×