Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phong trào đấu tranh chống thực dân pháp ở an giang từ năm 1867 đến năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.79 KB, 56 trang )

TR
RƯỜNG ĐẠI HỌ
ỌC AN GIANG
G
KH
HOA SƯ
Ư PHẠM
M

ĐỀ TÀI
T NG
GHIÊN CỨU
C
KH
HOA H
HỌC CẤ
ẤP KHO
OA

PHO
ONG TRÀO
T O ĐẤU
U TRA
ANH C
CHỐN
NG
THỰC DÂN
D
PHÁP
P
Ở AN


N GIAN
NG TỪ

NĂM
M 186
67 ĐẾN
N NĂ
ĂM 19445

Chủ
ủ nhiệm
m đề tài:: Lê Hồồng Ngọọc
Lớp: DH
H10SU

An
A Giangg, 2012


TR
RƯỜNG ĐẠI HỌ
ỌC AN GIANG
G
KH
HOA SƯ
Ư PHẠM
M

ĐỀ TÀI
T NG

GHIÊN CỨU
C
KH
HOA H
HỌC CẤ
ẤP KHO
OA

PHO
ONG TRÀO
T O ĐẤU
U TRA
ANH C
CHỐN
NG
THỰC DÂN
D
PHÁP
P
Ở AN
N GIAN
NG TỪ

NĂM
M 186
67 ĐẾN
N NĂ
ĂM 19445
Ban giá
ám hiệu



ãnh đạo k
khoa

Chủ nh
hiệm đề ttài

Lê H
Hồng Ngọọc

An
A Giangg, 2012
 


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Hội đồng
khoa học và đào tạo trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện cho tôi tham gia
vào công tác nghiên cứu khoa học.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa sư phạm, bộ mơn
Lịch Sử đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện công tác nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình thực hiện các thủ tục nghiên cứu khoa học và quyết tốn
kinh phí tơi nhận được sự giúp đỡ từ phía phịng Kế hoạch – Tài vụ, phịng Hành
chính tổng hợp, phịng Đào tạo,… Xin gửi lời cảm ơn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Thư viện trường Đại học An Giang, thư viện tỉnh
An Giang,… đã giúp đỡ tơi trong việc tìm kiếm nguồn tài liệu phục vụ công tác
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sỹ Nguyễn Bảo Kim –
giảng viên môn Lịch Sử trường Đại học An Giang. Thầy là người trực tiếp hướng

dẫn, động viên tận tình, góp ý sửa chữa cho tơi để có thể hồn thành tốt đề tài
nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô bộ môn Lịch Sử, các bạn
lớp DH10SU là những người luôn bên cạnh ủng hộ tơi, giúp tơi có động lực
mạnh mẽ trong suốt q trình nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn!


PHẦN TÓM TẮT
Những ngày đầu khai phá vùng đất An Giang hết sức khó khăn, trắc trở.
Người ta cảm thấy e dè, ngại ngùng khi thiên nhiên nơi đây vô cùng khắc nghiệt.
Ở đây có nhiều thứ làm người ta sợ hãi, “con chim kêu cũng sợ, con cá vùng
cũng kinh, chèo ghe sợ sấu cắn chưn, xuống bưng sợ đĩa, lên rừng sợ ma”.
Nhưng vượt trên tất cả, với bản lĩnh và nghị lực phi thường, nhân dân An Giang
đã khai phá thành công mảnh đất biên thùy của tổ quốc.
Từ một vùng lau sậy, tràm đước um tùm, cỏ hoang bạt ngàn, qua bàn tay
cải tạo của con người hiền lành, chất phác, cần cù, đã biến thành một vùng đất trù
phú, một vựa lúa hàng đầu của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vừa mới khai
phá xong, nhân dân nơi đây vẫn không được nghỉ ngơi. Mảnh đất giàu có và trù
phú đã trở thành đối tượng dịm ngó của kẻ thù, trước hiểm họa đó, những người
con của quê hương đã không tiếc máu xương trong cuộc đấu tranh chống lại quân
xâm lược bảo vệ quê hương.
Hết chiến đấu chống lại quân Xiêm, An Giang lại phải đương đầu với giặc
Pháp. Với tàu đồng, đại bác chúng đã kéo sang giày xéo vùng đất này. Ngày
22/6/1867, thực dân Pháp chính thức chiếm thành An Giang và đặt ách đô hộ.
Không cam chịu thân phận nô lệ, nhân dân An Giang đứng lên chống lại
kẻ thù. Hình thức chiến đấu cũng khá phong phú: tham gia tỵ địa, khởi nghĩa vũ
trang, hoạt động chống Pháp dưới chiếc áo khốc tơn giáo... Các cuộc chiến đấu
tuy rất quả cảm, anh dũng, song kết cục đều thất bại. Điều đó đơi lúc khiến cho
nhiều người cảm thấy nản lịng, khơng cịn biết đâu là ngày mai của dân tộc.

Nhưng đã có ánh sáng ở cuối đường hầm, năm 1927, chi bộ Hội thanh
niên đầu tiên của Long Xuyên được thành lập tại Long Điền (Chợ Mới), hạt
giống cách mạng chính thức nảy mầm và sinh sơi mạnh mẽ trên mảnh đất An
Giang. Từ chi bộ Hội thanh niên cho đến chi bộ Đảng cộng sản, nhân dân An
Giang đã tìm thấy con đường đấu tranh đúng đắn chống kẻ thù xâm lược, giành
lấy quyền độc lập, tự chủ cho q hương, xứ sở. Hịa chung khí thế cả nước,
phong trào cách mạng ở An Giang diễn ra sôi nổi không kém, từ cao trào cách
mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, cho tới khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Đặc
biệt, thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Long Xuyên – Châu Đốc là
đỉnh cao của phong trào đấu tranh của nhân dân An Giang chống thực dân Pháp
xâm lược từ năm 1867 đến năm 1945.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Long Xuyên – Châu
Đốc là sự nối tiếp truyền thống hào hùng của tổ tiên trong dựng nước và giữ
nước, mở ra một thời kỳ mới cho vùng đất An Giang. Phát huy truyền thống đó,
nhân dân An Giang tiếp tục giành thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ và ngày nay ra sức thi đua xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
NỘI DUNG .................................................................................................. 4
Chương 1

KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT
VÀ CON NGƯỜI AN GIANG
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành tỉnh An Giang ...................................................4
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .......................................................... 7
1.3. Đặc điểm xã hội ............................................................................ 9
1.4. Những phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của người An Giang ..................... 9
Chương 2


PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TRÊN
VÙNG ĐẤT AN GIANG TỪ NĂM 1867 ĐẾN NĂM 1918
2.1. Quá trình vùng đất An Giang và toàn miền Nam Bộ rơi vào tay thực
dân Pháp xâm lược ........................................................................................ 12
2.2. Những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ trên đất An
Giang từ năm 1867 đến năm 1918 ................................................................ 16
2.3. Sự bế tắc của thời cuộc và những luồng gió mới ................................. 23
Chương 3

NHỮNG CHUYỂN BIẾN MẠNH MẼ TRONG PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TRÊN VÙNG ĐẤT
AN GIANG TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1945
3.1. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến
về mặt xã hội ở vùng đất An Giang (1919-1929) ......................................... 25
3.2. Quá trình ra đời chi bộ Cộng sản đầu tiên ở vùng đất An Giang ................. 28
3.3. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 bùng nổ trên vùng đất An Giang ......... 31
3.4. Thời kỳ đấu tranh củng cố tổ chức Đảng trên vùng đất An Giang
(1932–1935) .................................................................................................. 33
3.5. Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng, phong trào dân chủ lan
rộng trên vùng đất An Giang (1936–1939) ................................................... 36
3.6. Thời kỳ đấu tranh tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên vùng
đất An Giang (1940-1945) ............................................................................ 39
3.7. Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm từ phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp ở An Giang từ năm 1919 đến năm 1945 .................... 44

KẾT LUẬN ............................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 48
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ............................................................................ 49



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi xác lập lãnh thổ dưới thời chúa Nguyễn năm 1757, vùng đất An
Giang đã phải đương đầu chiến đấu chống lại các cuộc xâm lăng. Lúc ấy, quân
Xiêm nhiều lần đưa quân cướp bóc vùng đất phía nam, An Giang lúc này trở
thành một tiền đồn quan trọng ngăn bước tiến của quân xâm lược. Với lòng yêu
nước nồng nàn, nhân dân An Giang đã kiên cường đánh đuổi quân xâm lược ra
khỏi bờ cõi.
Đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, An Giang cũng là
một trong những vùng đất đi đầu chiến đấu chống lại kẻ thù. Tiếp nối truyền
thống hào hùng của dân tộc, nhân dân An Giang đã hịa theo tiếng gọi của non
sơng, đứng lên đánh giặc.
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở An Giang cũng sôi
nổi, quyết liệt không thua kém địa phương nào trên cả nước. Có thể nói là tiêu
biểu cho một dân tộc anh hùng.
Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu lịch sử địa phương An Giang
chưa nhiều, đặc biệt những trang sử vẻ vang về truyền thống chống giặc ngoại
xâm của nhân dân An Giang còn khá khiêm tốn.
Xuất phát từ những nhận thức trên, đồng thời với mong muốn góp phần
làm rõ hơn những trang sử chống ngoại xâm vẻ vang của tỉnh nhà, chúng tôi đã
chọn: “Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở An Giang từ năm 1867
đến năm 1945” làm đề tài nghiên cứu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phong trào đấu tranh chống thực dân
Pháp ở vùng đất An Giang từ những cuộc đấu tranh chưa có sự lãnh đạo của
Đảng đến phong trào đấu tranh tự giác đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Phạm vi nghiên cứu: về không gian, đề tài nghiên cứu phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp diễn ra trong tỉnh An Giang ngày nay. Về thời gian,
đề tài nghiên cứu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở An Giang từ năm

1867 đến năm 1945.
3. Tình hình nghiên cứu
Lịch sử chống thực dân Pháp xâm lược ở An Giang ít được đề cập trong
một số tác phẩm, cơng trình nghiên cứu về vùng đất và con người An Giang. Tuy
nhiên, có thể điểm qua những tác phẩm, những cơng trình tiêu biểu sau đây:
Trước hết, đó là quyển “Địa chí An Giang” gồm 2 tập, do Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh An Giang xuất bản vào năm 2003 và năm 2007. Trong quyển địa chí
này cung cấp nhiều mặt về An Giang, từ địa lý đất đai, con người, phong tục, tập
quán đến công cuộc chống ngoại xâm. Trong đó, phong trào đấu tranh chống

1


thực dân Pháp được quyển sách giới thiệu khái quát từ những cuộc đấu tranh
mang tính tự phát đến phong trào đấu tranh tự giác dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tương tự như vậy, quyển “Lịch sử địa phương An Giang” do Thạc sĩ
Phan Văn Kiến chủ biên, được nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2009; hay
quyển “Lịch sử An Giang” của nhà văn Sơn Nam, được nhà xuất bản Tổng hợp
An Giang xuất bản cũng có giới thiệu về cuộc đấu tranh chống Pháp ở An Giang.
Trong quyển “Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập I (1927 – 1954)” do
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang biên soạn và ấn hành năm 2007, trình bày rõ
hơn phong trào đấu tranh chống Pháp từ khi có Đảng lãnh đạo. Thơng qua cơng
trình này, người đọc có thể nắm bắt những nét chính về cơng cuộc chống Pháp ở
An Giang dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong quyển “Tìm hiểu An Giang xưa”, do tác giả Võ Thành Phương biên
soạn cũng giúp đọc giả tìm hiểu những di tích, những nhân vật đã làm nên lịch sử
hào hùng của vùng đất An Giang này theo cách ngắn gọn, dễ hiểu.
Song song đó, quyển “Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 – 1873)”, cũng cùng
tác giả Võ Thành Phương biên soạn chung với tác giả Trần Thị Thu Lương, được
ấn hành năm 1991, đã mang đến cho người đọc một bức tranh toàn cảnh nơi

vùng đất Bảy Thưa – Láng Linh xưa kia, nơi có anh hùng Trần Văn Thành đã
làm cho thực dân Pháp phải khiếp sợ.
Bên cạnh đó, các giáo trình “Địa phương học” của trường chính trị Tơn
Đức Thắng, giáo trình “Lịch sử địa phương An Giang” của trường Đại học An
Giang, các quyển lịch sử Đảng bộ của những huyện trong tỉnh An Giang cũng có
trình bày sơ lược về phong trào chống Pháp của nhân dân An Giang.
Từ những nguồn tư liệu tiêu biểu trên và những nguồn tư liệu khác, chúng
tôi chọn ra những nội dung cần thiết và hệ thống lại nhằm dựng lại trang sử hào
hùng, oanh liệt của nhân dân An Giang trong lịch sử đấu tranh chống thực dân
Pháp từ năm 1867 đến năm 1945.
4. Mục tiêu đề tài
Đề tài tập trung làm rõ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở An
Giang từ năm 1867 đến năm 1945 qua các giai đoạn: giai đoạn đấu tranh tự phát
(từ năm 1867 đến năm 1918); giai đoạn đấu tranh theo hướng phát triển mới (từ
năm 1919 đến 1927) và hoàn toàn tự giác (từ năm 1927 đến năm 1945).
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài cố gắng dựng lại bức tranh toàn cảnh với những nét cơ bản nhất về
phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở địa phương An Giang, từ khi Pháp
đánh chiếm An Giang năm 1867 cho tới khi cách mạng tháng Tám thành công
năm 1945, đặt trong bối cảnh cả nước cùng đứng lên chống thực dân Pháp xâm
lược. Thông qua đó, đề tài chỉ ra những nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh
nghiệm từ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở An Giang từ năm 1867
đến năm 1945.

2


6. Phương pháp nghiên cứu
Vì đây là một đề tài thuộc về chun ngành lịch sử, do đó chúng tơi sử
dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu của bộ môn đó là phương pháp lịch sử và

phương pháp lơgic, trên cơ sở phương pháp luận sử học của Chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp lịch sử xem xét, nghiên cứu các hình thức đấu tranh chống
ách thống trị thực dân Pháp của nhân dân An Giang từ năm 1867 đến năm 1945
trong tính đầy đủ, hiện thực của nó, cố gắng dựng lại bức tranh toàn cảnh các
phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp như nó đã từng diễn ra với những nét
cơ bản nhất.
Phương pháp lôgic nhằm làm rõ khuynh hướng phát triển của các cuộc
đấu tranh trong phong trào đấu tranh của nhân dân An Giang chống thực dân
Pháp xâm lược từ năm 1867 đến năm 1945.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh để làm rõ hơn các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở An Giang từ
năm 1867 đến năm 1945.

3


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI AN GIANG
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành tỉnh An Giang
Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng là vùng đất khai phá sau cùng
của Việt Nam, tuy có lịch sử khoảng 300 năm nhưng để có được lãnh thổ như
hơm hay là cả một q trình hình thành phức tạp, lâu dài.
Theo các tư liệu cổ xưa, vào khoảng đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt
Nam hiện nay đã hình thành nên ba trung tâm văn hóa và nhà nước vào hàng sớm
nhất ở khu vực Đông Nam Á. Ở miền bắc cùng với việc hình thành trung tâm văn
hóa Đơng Sơn là sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc; trong khi đó ở
miền trung là trung tâm văn hóa Sa Huỳnh và nhà nước Lâm Ấp; cịn ở miền
nam đó là trung tâm văn hóa Ĩc Eo và nhà nước Phù Nam. Sau thời kỳ phát triển

thịnh vượng (lúc bấy giờ vương quốc Phù Nam kiểm soát cả vùng nam trung bộ
Việt Nam, phía tây đến sơng Mê Nam, phía nam tiếp giáp bắc bán đảo Mã
Lai),vương quốc Phù Nam đã dần dần lụi tàn rồi bị diệt vong vào khoảng thế kỷ
thứ VII sau công nguyên. Vào lúc vương quốc Phù Nam suy yếu, cũng là lúc
Chân Lạp (một phiên quốc của Phù Nam trước đây) mạnh lên và xâm chiếm lại
chính vương quốc này, trong đó có phần lãnh thổ Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
Kể từ khi người Chân Lạp chiếm cứ vùng đất Nam Bộ, họ đã không thể
làm gì tốt hơn, những gì họ có thể làm đó là thu mình trong nếp sống mộc mạc,
giản đơn, tập trung nhà cửa trên vài giồng đất cao ráo, khai thác một cách sơ sài,
sống ngày nào hay ngày đó. Rất có thể vì số lượng cư dân cịn ít ỏi đồng thời
được thiên nhiên ưu đãi quá nhiều, nên cư dân nơi đây không chú trọng mấy đến
việc mở rộng đất đai, khai thác vùng đồng bằng này, đặc biệt là ở những khu
trũng, sình lầy. Vì lẽ đó, tình trạng hoang sơ vẫn cịn kéo dài cho đến tận nhiều
thế kỷ sau. Vào khoảng cuối thế kỷ XIII, Châu Đạt Quan - một sứ thần nhà
Nguyên – đã ghi lại quang cảnh mà mình bắt gặp tại vùng đất này như sau: “Bắt
đầu vào Chân Bồ (vùng biển Vũng Tàu ngày nay), gần hết cả vùng đều là bụi
rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm,
bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú
sum suê. Khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa đường trong
sông, thấy những cánh đồng hoang không một gốc cây. Xa nữa, tầm mắt chỉ thấy
toàn cỏ cây đầy rẫy. Hàng trăm, hàng nghìn trâu rừng tụ họp từng bầy. Tiếp đó,
nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm” (Huỳnh Lứa. 1987: 37).
Như vậy, từ trước khi người Việt xuất hiện và khai phá vùng đất phía nam
tổ quốc, nơi đây đã gần như bị bỏ hoang trong một thời gian khá dài. Đúng vậy.
“Phù sa sông Cửu Long, vịnh Xiêm La đã chôn vùi nước Phù Nam! Phù sa sông
Cửu Long, vịnh Xiêm La đã trở thành vùng sơn cước đối với người Miên!” (Sơn
Nam. 2005: 27). Để rồi sứ mệnh chinh phục và khai thác vùng đất này được giao
cho những con người có bản lĩnh thực sự.
4



Từ nửa cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ
ra, chia cắt hai miền đất nước, một biến cố lịch sử đã làm thay đổi hoàn toàn
vùng đất này. Cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt đã khiến cho đời sống nhân dân
trở nên điêu đứng, dân cư phiêu tán, cảnh đói khổ lầm than phổ biến khắp nơi.
Để tăng cường sức mạnh quân sự, chính quyền Đàng Trong cũng như Đàng
Ngồi ra sức bắt xâu, bắt lính, tăng thêm sưu thuế, lao dịch. “Bị khổ sở, điêu
đứng, nhiều người đã phải bỏ làng mạc, ruộng vườn, xiêu tán đi nơi khác”
(Huỳnh Lứa. 1987: 41), họ quá ngán ngẫm với cuộc sống hiện tại, nên quyết chí
làm một chuyến đi đến miền đất mới. Đây cũng là những di dân Việt đầu tiên,
nghe nói vùng đất ở mạn nam có đất đai rộng lớn, phì nhiêu lại chưa được khai
thác nhiều, nên họ đã lần tìm đến đây. Thành phần dân di cư đầu tiên ngồi
những nơng dân nghèo trốn binh dịch, cịn có những tù nhân bị lưu đày, những
binh lính đào ngũ, thầy lang, thầy đồ, thậm chí một số người tuy giàu có nhưng
vẫn chưa bao giờ từ bỏ ý định tiếp tục làm giàu nên họ tìm đến một miền đất hứa
với mong muốn ngày càng giàu có, vẻ vang hơn. Từ đó, có thể thấy thành phần
tham gia Nam tiến này cũng khá phức tạp, phong phú.
Tuy vậy, không chỉ những người dân xứ Đàng Trong di cư tự phát đến
vùng đất Đồng Nai – Gia Định (tên gọi chung đất Nam Bộ ngày nay), mà cịn có
cả những đợt di dân khẩn hoang tập trung của các chúa Nguyễn. Việc di dân khai
phá vùng đất mới thật sự mang lại cho chính quyền chúa Nguyễn nhiều lợi ích,
chẳng những mở rộng đất đai tạo thế thủ vững chải, mà còn tăng thêm nguồn
ngân sách quốc gia từ việc thu thuế các loại, hơn thế nữa, dân cư đông đúc là
nguồn bổ sung quan trọng cho quân đội. Nhờ sự can thiệp của chính quyền nên
q trình khai phá vùng đất phía nam diễn ra nhanh chóng và có phần thuận lợi,
mặc dù con đường di cư vào nam khơng hề dễ dàng. Sỡ dĩ nói thế, “vì thời bấy
giờ việc đi lại giữa các phủ miền Trung với vùng đất mới Đồng Nai – Gia Định
chủ yếu bằng đường biển, cho nên những người ra đi ắt phải đi đường biển với
phương tiện thuyền buồm” (Huỳnh Lứa. 1987:42). Vượt qua những trở ngại khó
khăn trên, nhân dân cùng với chính quyền Đàng Trong đã từng bước khai phá

vùng đất tận cùng của tổ quốc. Có thể điểm qua mấy nét chính về q trình khai
phá và xác lập chủ quyền của ông cha ta:
Năm 1658, chúa Hiền cho qn tiến đánh Mỗi Xui (Mơ Xồi – Bà Rịa
ngày nay), vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân bị bắt giải về Quảng Bình, qn ta
nhanh chóng làm chủ vùng đất này, mở đầu quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ.
Lúc bấy giờ, vương triều Chân Lạp đã suy yếu rất nhiều nên chính quyền
Đàng Trong cũng đã ít nhiều áp đặt sự ảnh hưởng của mình.
Năm 1679, một số tướng nhà Minh vì khơng chịu khuất phục triều đình
Mãn Thanh đã mang theo gia quyến và thủ hạ của mình đến Đàng Trong xin
nương nhờ chúa Nguyễn. Nhận thấy đây là một lực lượng cần thiết cho công
cuộc khai phá vùng đất Đồng Nai – Gia Định, chúa Nguyễn đã cho phép họ vào
vùng đồng bằng miền nam khai khẩn, theo đó, tướng Trần Thắng Tài đã đến cù
lao Phố (Biên Hòa) mở mang thương mại và tiểu thủ cơng nghệ, cịn tướng
Dương Ngạn Địch thì đến vùng Mỹ Tho lập ra những trang trại rộng lớn, lẽ dĩ
nhiên tất cả đều đặt dưới sự bảo hộ của chúa Nguyễn về mặt chính trị.

5


Những năm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, lưu dân người Việt cũng
lần lượt đi vào định cư và tiến hành khai phá ở hai bờ sông Vàm Cỏ (Gị Cơng),
sơng Tiền (Bến Tre, Mỹ Tho) là những vùng có nhiều thuận lợi để canh tác. Ở
hai bên bờ sơng Hậu, dân ta cũng đã có mặt và sống rải rác ở Tân Châu, Sa
Đéc,…
Còn về phần đất ở vịnh Xiêm La, Mạc Cửu tiến hành lập rải rác nhiều thôn
ấp từ Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên đã trở thành thương cảng quan
trọng từ khoảng những năm 1680.
Như vậy đến thời điểm đó, về cơ bản cư dân Việt đã phân bố rộng khắp
vùng đồng bằng Nam Bộ tuy có phần rải rác. Nhưng nhìn chung “việc quản lý
hành chính và xã hội ở đây cịn khá lỏng lẻo” (Huỳnh Lứa. 1987: 46), trong khi

đó thì “vùng đồng bằng với số lưu dân anh hùng địa phương và người lai căng,
dễ trở thành một khu vực tự trị vì dầu muốn dầu khơng, bọn di thần vẫn mang
nặng mưu đồ lập tiểu quốc” (Sơn Nam. 2005: 33). Nhận thấy sự cần thiết phải
thiết lập cơ sở quản lý hành chính tại đây, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cử Nguyễn
Hữu Cảnh vào nam kinh lược và thiết lập bộ máy chính quyền phong kiến tại
Đồng Nai – Sài Gòn: trên đất Đồng Nai đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn
Biên; trên đất Sài Gòn, đặt huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Song song đó,
Nguyễn Hữu Cảnh cịn cho thiết lập hàng loạt các thơn, xã, ấp, phân định ranh
giới, tiến hành công tác khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, thuế dung, lập bộ
đinh, bộ điền…Không những thế, “năm 1708, Mạc Cửu xin dâng đất Hà Tiên
cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn phong Mạc Cửu làm chức Tổng binh cai quản
đất Hà Tiên” (Võ Thành Phương. 2004: 6). Xem ra, đến lúc này chúa Nguyễn đã
vươn cánh tay của mình đến tận vùng đất Hà Tiên, nhưng vẫn còn một mảnh đất
cần phải đặt quyền quản lý hành chính nhằm nối liền hồn tồn đất Đồng Nai –
Gia Định, đó là vùng đất Tầm Phong Long (An Giang sau này).
Vùng đất An Giang – dải đất cuối cùng ở Nam Bộ - trước kia có tên là Tầm
Phong Long, trước khi chúa Nguyễn cho người vào tiếp quản thì đã có cư dân
người Việt sinh sống từ lâu. Năm 1757, để đền áp ân tình của chúa Nguyễn đã
giúp đỡ mình giành lại vương quyền trong cuộc chiến tranh giành quyền lực tại
Chân Lạp, quốc vương Nặc Tơn đã dâng đất Tầm Phong Long làm món quà hậu
tạ. Cũng trong năm đó, Nguyễn Cư Trinh được cử vào tiếp nhận vùng đất mới
này, ông chia An Giang làm ba đạo: Đông Khẩu (tức Sa Đéc), Tân Châu (ở sông
Tiền) và Châu Đốc (ở sông Hậu) trực thuộc dinh Long Hồ (tức Vĩnh Long).
Năm 1805, vua Gia Long chia Nam Bộ thành năm trấn thuộc phủ Gia
Định, đó là các trấn: Trấn Biên (Biên Hịa), Phiên Trấn (Gia Định), Vĩnh Trấn
(Vĩnh Long – An Giang ), Định Trấn (Định Tường) và Hà Tiên Trấn. Như vậy
An Giang thuộc Vĩnh Trấn hay còn gọi là Trấn Vĩnh Thanh. Những năm 1831 –
1832, vua Minh Mạng đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương,
xóa bỏ các tổng trấn, đồng thời đổi các dinh trấn thành tỉnh. Bấy giờ cả nước có
30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Trong đó, phủ Gia Định được chia ra thành Nam

kỳ lục tỉnh: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Địa bàn An Giang xưa kia so với nay khá rộng lớn, bao gồm: An Giang, Cần
Thơ, Sóc Trăng, và một phần tỉnh Đồng Tháp, tỉnh lỵ đặt tại thành Châu Đốc.

6


Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, họ chia Nam Kỳ làm 26 hạt Tham
biện, trong đó, tỉnh Châu Đốc trông coi hạt Đông Xuyên (tức Long Xuyên) và Sa
Đéc. Ngày 30/12/1989, An Giang được chia thành hai tỉnh là Châu Đốc và Long
Xuyên, kéo dài cho đến cuối năm 1956.
Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1948, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ
chia An Giang thành hai tỉnh: Long Châu Tiền và Long Châu Hậu. Cuối năm
1950 nhập Hà Tiên vào Long Châu Hậu, gọi là Long Châu Hà; giữa năm 1951
nhập Sa Đéc vào Long Châu Tiền gọi là Long Châu Sa. Dưới chế độ Việt Nam
cộng hòa, tỉnh An Giang được thành lập trên cơ sở tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu
Đốc vào năm 1956. Năm 1964, chính quyền Sài Gịn lại tách An Giang thành hai
tỉnh: Châu Đốc và An Giang. Sau ngày miền nam hoàn tồn giải phóng, tỉnh An
Giang được thống nhất thành lập trên cơ sở tỉnh Long Châu Sa và Long Châu Hà
(có sửa đổi, bổ sung một số huyện, thị).
Ngày nay, An Giang có một thành phố (Long Xuyên), hai thị xã ( Châu
Đốc và Tân Châu), tám huyện (Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, An Phú, Phú
Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tơn).
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Tỉnh An Giang hiện nay có diện tích tự nhiên là 3.424,5 km2 (Địa chí An
Giang (1). 2003: 27). Là vùng đất nằm ở phía tây nam của tổ quốc, phía đơng của
An Giang giáp với tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp với thành phố Cần Thơ, phía
tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía tây bắc giáp biên giới Campuchia. Tỉnh lỵ đặt
tại thành phố Long Xuyên cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km.
An Giang là một trong số những tỉnh hiếm hoi ở đồng bằng sông Cửu

Long vừa có núi non lại vừa có đồng bằng. Chính vì điều kiện tự nhiên đó đã tạo
ra nhiều lợi thế phát triển kinh tế cho vùng đất này. Diện tích canh tác của tồn
tỉnh An Giang vào khoảng 396.303 ha, bao gồm các vùng đồi núi, vùng trũng Tứ
Giác Long Xuyên (gồm các dải đất nằm ở bờ hữu ngạn sông Hậu kéo dài đến tận
vùng Bảy Núi giáp tỉnh Kiên Giang) và vùng cù lao sông thuộc các huyện Tân
Châu, Phú Tân, An Phú, Chợ Mới (Địa chí An Giang (1). 2003: 178). Trong số
đó thì vùng đồng bằng chiếm diện tích khá lớn, đây là một trong số những điều
kiện thuận lợi cho An Giang phát triển nơng nghiệp.
An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên các hoạt
động sản xuất nơng nghiệp đều bị ảnh hưởng rất lớn. Nhiệt độ ở An Giang luôn ở
mức ổn định, không chênh lệch quá cao giữa ngày và đêm, nhiệt độ cao nhất vào
khoảng 36 – 380C, còn nhiệt độ thấp nhất chưa bao giờ dưới ngưỡng 180C. Số
giờ nắng cũng ở mức khá cao, vào mùa khơ, số giờ nắng trung bình đạt trên 10
giờ/ngày, cịn vào mùa mưa thì số giờ nắng cũng đạt 7 giờ/ngày. Một thuộc tính
nữa của khí hậu nhiệt đới gió mùa là độ ẩm cao, bình qn độ ẩm hằng năm là
trên 80% (Địa chí An Giang (1). 2003: 126). Điều kiện khí hậu này thích hợp cho
việc trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới, nhưng cây ăn quả không phải là thế
mạnh ở An Giang, mà loại cây trồng chủ đạo ở đây là cây lúa. Nghề trồng lúa ở
An Giang cũng như nhiều vùng quê khác trên đất nước Việt Nam vẫn còn phụ
thuộc nhiều vào thời tiết hằng ngày:

7


“Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trơng đêm.”
Nói về lượng mưa thì ở An Giang tương đối cao, tuy nhiên “lượng mưa
lớn trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu, do đó dẫn đến tình
trạng úng tổ hợp với ngập lụt ở An Giang chi phối đến nhiều hoạt động của sản
xuất và đời sống” (Địa chí An Giang (tập 1). 2003: 128). Mùa lũ ở An Giang

thường kéo về từ tháng 7 cho đến tháng 9, đây cũng là thời điểm trùng với mùa
mưa (kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm). Vì thế cần phải có hệ thống
điều tiết lượng nước cho phù hợp tránh bị lũ lụt, do đó hệ thống sơng ngịi của
tỉnh đóng vai trị cần thiết. Sơng ngịi, kênh rạch dày đặc là một đặc trưng của
vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở An Giang ngồi hai con sơng Tiền và sơng
Hậu chảy qua cịn có nhiều con sơng, kênh rạch khác. Sông Vàm Nao nối liền
sông Tiền – sông Hậu đã được nhà thơ Bùi Hữu Nghĩa khắc họa thật đậm nét:
“Núi Sập sấm rền vang tiếng muỗi
Vàm Nao nước chảy đứt đi xà”
Ngồi sơng Vàm Nao, các sơng Bình Di, sông Châu Đốc cũng là những
sông lớn ở An Giang. Chẳng những có sơng nhiều mà hệ thống kênh rạch ở đây
rất chằng chịt, “hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh với độ dài từ
vài km đến 30 km, độ rộng từ vài m đến 100 m” (Địa chí An Giang (1). 2003:
114), những con rạch, con sơng này khơng chỉ góp phần quan trọng trong việc
điều tiết lưu lượng của dòng chảy mà còn phục vụ đắc lực cho việc phát triển
giao thông đường thủy nội địa.
Để chủ động hơn trong tránh lũ và canh tác, nhân dân An Giang cũng đã
linh hoạt trong việc chủ động xuống giống và xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ.
Con đê lần đầu tiên được đắp vào năm 1827 dài gần 5.500 m nối liền từ Châu
Đốc đến núi Sam, từ đó về sau nhiều cơng trình đê bao đã được xây dựng để bà
con nơng dân yên tâm làm ăn. Tính đến năm 2003, hệ thống đê bao tồn tỉnh có
tổng chiều dài là 3416 km, bao bọc 306 tiểu vùng với diện tích 220.000 ha (Địa
chí An Giang (1). 2003: 147) giúp nơng dân sản xuất được thuận lợi hơn.
Nhắc đến An Giang, người ta thường kể những câu chuyện mang tính
truyền thuyết, thần bí về một vùng núi non đầy phép nhiệm màu. Thật hư của
những câu chuyện đó như thế nào, khơng rõ, chỉ biết rằng An Giang là vùng đất
hiếm hoi giữa đồng bằng lại có núi mọc lên. Vùng núi nơi đây có cấu trúc hình
cánh cung, chạy dài theo hướng tây nam với khoảng 37 ngọn núi lớn, nhỏ khác
nhau. Trong số đó, dãy Thất Sơn (Bảy Núi) là nổi tiếng hơn cả và được nhiều
người biết đến. Trong lịch sử chống ngoại xâm, vùng Bảy Núi từng nhiều lần

được chọn làm căn cứ địa, chổ dựa vững chắc cho quân và dân ta chiến đấu đánh
bại kẻ thù.
Ngày nay vùng núi Thất Sơn được nhiều người lui tới vì ngồi việc có
những di tích lịch sử, nơi đây còn là chốn tâm linh mà bao khách hành hương tìm
đến để giải nỗi ưu hồi nhân thế. Nhiều cơng trình văn hóa, kiến trúc, di tích lịch

8


sử đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm tu sửa, tôn tạo nhằm phát triển tiềm
năng du lịch của nơi này.
1.3. Đặc điểm xã hội
An Giang là tỉnh có nhiều dân tộc và tơn giáo, theo số liệu thống kê dân số
toàn tỉnh An Giang năm 2003, dân số tồn tỉnh là 2.049.039 người (Địa chí An
Giang (1). 2003: 27), gồm các dân tộc: Chăm: 11.585 người, Hoa: 17.910,
Khmer: 71.723 người, còn lại người Kinh chiếm đa số.
Các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer đã đến An Giang từ rất sớm, họ đã cùng
với người Việt tạo nên vùng văn hóa địa phương đa dạng có sắc thái riêng biệt.
Phần lớn người Khmer “vẫn an cư, lạc nghiệp tại nơi chốn cũ, gắn bó với chùa
chiền đã được xây từ trước trên địa phận của các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu
Thành, Thoại Sơn” (Địa chí An Giang (2). 2007: 181). Cịn dân tộc Chăm hiện
nay thì sống rải rác ở các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú. Trong
khi đó, do biến cố thay triều đổi đại ở Trung Quốc đã đẩy một số người Hán có
tư tưởng phản Thanh phục Minh đi đến cư trú trên vùng đất mới. Khoảng cuối
thế kỷ XVII, người Hoa đã theo những đoàn thuyền đến cư ngụ rải rác khắp đồng
bằng Nam Bộ. Do quen với nghề buôn bán nên người Hoa thường hay cư ngụ tại
các điểm đông dân cư, sầm uất, vì thế địa bàn thành phố Long Xuyên cùng với
thị xã Châu Đốc là nơi cư trú chủ yếu của họ hiện nay.
An Giang là tỉnh có đa dân tộc, nên tơn giáo, tín ngưỡng cũng đa dạng
theo cùng. Người Chăm thì tơn sùng đạo Hồi cịn người Khmer thì theo đạo Phật,

người Hoa thì thờ các vị thần quen thuộc trong tín ngưỡng Trung Hoa. Trong khi
đó cộng đồng người Việt tiếp nhận các tơn giáo như đạo Phật, đạo Thiên Chúa,
Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hịa Hảo. Có thể thấy, tuy chỉ
là vùng đất mới khai phá nhưng nhân dân địa phương đã tiếp nhận nhiều tôn giáo
khác nhau. Các tôn giáo đều khuyên răn con người hành thiện tích đức, ra sức
giúp đời, phù hợp với tính cách của những người đi mở cõi nên dễ dàng được
đón nhận. Cũng giống như các tôn giáo khác trên đất nước Việt Nam, tôn giáo ở
An Giang cũng rất dễ hịa nhập, khơng hề có sự xung đột. Người dân An Giang
cũng thế, biết sống tốt đời đẹp đạo, tuân thủ theo chính sách của Đảng và Nhà
nước về đại đoàn kết toàn dân tộc.
1.4. Những phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của người An Giang
Đến khai phá, chinh phục, sinh sống và giữ đất, những cư dân Việt đã tỏ
rõ một bản lĩnh mạnh mẽ, xứng đáng là chủ nhân của vùng đất mới – vùng đất
An Giang. Ngẫm lại lịch sử thì sự khẳng định ấy là hoàn toàn đúng.
Trong quá khứ, người Phù Nam từng một thời làm chủ vùng đất này, họ
có hẳn hoi một thương cảng Ĩc Eo sầm uất, bn bán nhộn nhịp, đời sống sung
túc. Nhưng sự hào nhoáng ấy kéo dài chẳng được bao lâu, chỉ đến thế kỷ VII là
chấm dứt. Rõ ràng, đối với những cư dân thiếu bản lĩnh thì tuyệt nhiên khơng thể
tồn tại trên mảnh đất tuy trù phú nhưng cũng lắm thách thức. Nhà văn Sơn Nam
từng khẳng định: “phù sa sông Cửu Long và biển Nam Hải có sức mạnh tiêu diệt
những nhóm người lưu vong, ăn xổi ở thì, thiếu cá tính” (Sơn Nam. 2005: 27).
Điều này thật chí lý. Người Việt ta thích đi xa, đón gió bốn phương, sẵn sàng
9


đương đầu thách thức và giàu tinh thần dung hòa, do đó dù đi đến đâu dân ta vẫn
sống được và sống rất thành cơng. Đó là những cá tính mạnh mẽ rất cần đối với
những cư dân đi khai phá miền đất mới, “hoàn toàn tin tưởng vào thiên nhiên, cải
biến thiên nhiên, không sợ thiên nhiên” (Sơn Nam. 2005: 30).
Vượt qua những cách trở về địa lý, những di dân đầu tiên đã đến được

miền đất này, nhưng điều kiện thiên nhiên nơi đây khắc nghiệt vô cùng:
“Núi sâu có hổ, sói
Đầm lớn có kình, sấu”
(Võ Thành Phương. 2004: 19)
Bất chấp những khó khăn trên, họ hăng hái, nhiệt tình hịa theo tiếng gọi
của triều đình mở mang đất đai, xây đắp nhiều cơng trình quan trọng phục vụ cho
cuộc sống chung, góp phần làm tươi đẹp quê hương. Nhờ tinh thần hăng hái, vì
lợi ích chung đó, mà chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nhân dân An Giang đã xây
dựng nhiều cơng trình đáng tự hào. Từ năm 1817 cho đến năm 1828, đã có ít nhất
là ba cơng trình giao thơng quan trọng được đào đắp dưới quyền đốc suất của
Thống chế Nguyễn Văn Thoại, đó là: kênh Thoại Hà (1818) nối rạch Đông
Xuyên với Rạch Giá, giúp việc giao thương giữa trấn Hà Tiên và trấn Vĩnh
Thanh thêm dễ dàng; kênh Vĩnh Tế (1819-1824) nối liền Châu Đốc đến Hà
Tiên, đây là cơng trình giao thông, thủy lợi lớn nhất ở Nam Bộ đầu thế kỷ XIX
có tính chiến lược lâu dài cho mục tiêu kinh tế - quốc phịng; ngồi ra cịn có con
lộ được đắp từ Châu Đốc đến núi Sam, được gọi là “Châu Đốc Tân Lộ Kiều
Lương” (1826). Những hi sinh, cố gắng của những con người mở cõi đã được
đền đáp xứng đáng. “Người dân thảnh thơi “vừa làm vừa chơi” cũng đủ ăn” (Sơn
Nam. 2005: 79), mảnh đất phương nam đã mang lại cho họ cuộc sống no đủ,
thoải mái, nét cực khổ, lam lũ của những tháng ngày xưa kia đã khơng cịn hiện
hữu trên khn mặt chất phác, hiền lành nữa.
Trở lại với thành phần dân di cư vào nam, phần lớn họ đều xuất thân từ
tầng lớp lao động nghèo bị áp bức bóc lột nặng nề nên họ rất hiểu và cảm thông
cho nhau. Quan niệm sống với họ thật đơn giản, đề cao sự thật thà, trọng chữ
nghĩa nhân, xem thường thói khách sáo kiểu cách, xu nịnh, dối trá, bạo cường.
Với những điều kiện về xã hội và tự nhiên như vậy đã tạc nên những tính
cách rất đặc trưng An Giang (mà cũng rất đặc trưng Nam Bộ): đó là những con
người thích sống tự do, phóng khống. Họ gắn bó với nhau bằng tấm lòng hào
hiệp, trượng nghĩa, gặp người thế yếu sức cơ thì ra tay giúp đỡ, gặp kẻ xấu xa ỷ
thế cường quyền thì thẳng tay trừng trị. Quan trọng nữa là họ chơi ra chơi mà làm

thì ra làm, “nếu cần làm việc thì sẵn sàng chịu đựng khổ nhọc, sau khi làm việc
khó nhọc thì nên hưởng lạc lập tức” (Sơn Nam. 2005: 30), cịn thì ăn hết thì thơi,
khơng tham lam, bủn xỉn. Bàn về phẩm chất, tính cách của nhân dân An Giang
(hay Nam Bộ) có lẽ là việc làm hơi thừa, bởi ngay từ trước các bậc tiền bối cũng
từng ghi nhận lại rồi, hãy thử xem sách Đại Nam Nhất Thống chí đã viết về
những cư dân An Giang như thế nào: “học trị hơi biết chữ, nhà nơng chăm làm
ăn…tính cách nhẹ nhõm, ham thích phong lưu…khơng ai gian tham, khơng ai

10


trộm cướp, phần nhiều hào phóng… (Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (1). 2007:
21)
Thế đấy, những phẩm chất rất độc đáo, rất hay, tạo nên nét riêng biệt
không lẫn vào đâu được của cư dân miền sông nước Cửu Long. Những con
người ấy, trong mở cõi, khai hoang luôn đi đầu và nhiệt tình; cũng chính họ, để
giữ gìn mảnh đất đã tốn bao mồ hôi, công sức khai phá, đồng thời gìn giữ những
giá trị vật chất và tinh thần mới xây dựng được đã không tiếc máu xương trong
công cuộc đấu tranh chống sự xâm lăng của những kẻ cướp bạo tàn.
Thuở ấy, Xiêm là nước hay quấy nhiễu biên giới phía nam của ta. Từ giữa
thế kỷ XVIII cho đến năm 1842, chúng nhiều lần xua qn cướp bóc, vùng Hà
Tiên, Châu Đốc ln là những vùng bị thiệt hại trước tiên và nặng nề nhất. Sử cũ
đã ghi lại nhiều chiến công hiển hách của quân và dân ta trong việc đánh đuổi kẻ
thù xâm lược này. Cuộc xâm lăng đầu tiên của quân Xiêm diễn ra vào năm 1772,
lúc đó chúng chiếm được Hà Tiên, thừa thắng định tràn qua chiếm nốt Châu Đốc,
nhưng với bản lĩnh và ý chí kiên cường, quân ta đã ngăn đã ngăn chặn và đẩy lùi
giặc ngoại xâm ra khỏi cương vực lãnh thổ của tổ quốc. Đến năm 1784, nhân cơ
hội Nguyễn Ánh cầu viện quân đội để đánh quân Tây Sơn, một lần nữa quân
Xiêm lại bén mảng đến mảnh đất trù phú này. Như con hổ lâu ngày bị bỏ đói,
chúng hết sức tham lam, bạo tàn, đi đến đâu chúng giết chóc, cướp bóc đến đó.

Nhưng với tài thao lược qn sự của mình, Long Nhương tướng quân Nguyễn
Huệ đã đánh cho chúng một trận hồn xiêu phách lạc, vừa chạy vừa run cầm cập,
không dám tơ tưởng đến chuyện sẽ xâm chiếm nữa. Mấy lần bị đánh tơi bời vậy
mà “ngựa quen đường cũ, chứng nào tật nấy”. Năm 1833, lợi dụng cuộc khởi
nghĩa của Lê Văn Khôi ở Gia Định, chúng lại tiếp tục tràn qua kinh Vĩnh Tế,
cướp bóc, đốt phá. Sau đó, chúng chiếm ln cả Tân Châu rồi Châu Đốc… Tình
hình trở nên hết sức nghiêm trọng, nên triều đình nhà Nguyễn đã cử Trương
Minh Giảng mang quân đánh đuổi bọn xâm lược. Sau một thời gian ngắn giằng
co, cuối cùng quân dân ta đã hợp sức đánh tan qn Xiêm trên con sơng Vàm
Nao nổi tiếng. Sau đó, vào năm 1842, quân Xiêm vẫn không từ bỏ ý định xâm
lược, tiếp tục bén mảng đến, nhưng bị ta chặn đứng, đẩy lùi chúng ngay trên địa
đầu của tổ quốc. Qua đây có thể thấy để tồn tại trên mảnh đất mới không phải là
điều dễ dàng, mở đất đã khó, giữ đất càng khó hơn.
Ngày 22/6/1867, Pháp chính thức chiếm An Giang. Tiếp nối truyền thống
hào hùng, oanh liệt, nhân dân An Giang tiếp tục đứng lên chống kẻ thù xâm lược
bảo vệ mảnh đất thiêng liêng, yêu dấu. Nhưng cuộc chiến lần này vô cùng cam
go, lâu dài và quyết liệt hơn rất nhiều.

11


Chương 2
PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP TRÊN VÙNG ĐẤT AN GIANG TỪ NĂM 1867
ĐẾN NĂM 1918
2.1. Quá trình vùng đất An Giang và toàn miền Nam Bộ rơi vào tay
thực dân Pháp xâm lược
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước tư bản phương Tây
chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về thị trường và nguồn nguyên liệu đã
thôi thúc các quốc gia trên đẩy mạnh quá trình xâm chiếm thuộc địa.

Việt Nam là nước có nhiều tài ngun khống sản, nguồn nhân cơng dồi
dào, nếu chiếm được Việt Nam có thể làm chủ cả một khu vực rộng lớn: bắc có
thể tiến chiếm đơng bắc Trung Quốc, tây có thể thao túng tồn bộ bán đảo Đơng
Dương, đơng có thể kiểm sốt biển Đơng rộng lớn, thật là một vị trí đắc địa.
Chính vì thế, nhiều nước phương Tây đã bắt đầu nhịm ngó Việt Nam, trong số
đó thì kẻ có dã tâm lớn nhất là thực dân Pháp. Nhà sử học Trần Văn Giàu từng
nhấn mạnh: “âm mưu của thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam là một âm mưu
lâu dài, ngày càng trắng trợn” (Trần Văn Giàu. 2001: 15). Vì lẽ đó, sau thời gian
dài âm mưu toan tính, cuối cùng thực dân Pháp cũng đã chính thức xâm lược
Việt Nam.
Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà
Nẵng, gửi tối hậu thư cho quan trấn thủ thành Đà Nẵng, nhưng chưa kịp trả lời
chúng đã “bắn xối xả hàng trăm đạn đại bác lên các đồn, phá hại rất nhiều” (Trần
Văn Giàu. 2001: 70). “Kế hoạch của chúng là đánh chiếm nhanh Đà Nẵng, rồi
dùng Đà Nẵng làm bàn đạp đánh kinh thành Huế, buộc triều đình đầu hàng”
(Trần Bá Đệ. 2008: 6). Nhưng mọi tính tốn của chúng về mặt lý thuyết đã diễn
ra khơng đúng, vì trên thực tế, khi vừa đổ bổ lên bán đảo Sơn Trà chúng đã bị
quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt. Bấy
giờ, Nguyễn Tri Phương chủ trương “bao vây địch ngồi mé biển, địch lan tới
đâu thì toàn dân được lệnh tản cư vào nội địa để khỏi bị địch bắt làm lính hay bắt
nộp quân lương, hay khỏi tiết lộ bí mật hành quân” (Trần Văn Giàu. 2001: 71),
tuy không chủ động tấn công nhưng với chủ trương trên ít nhiều cũng đã tỏ ra
hiệu quả. Qn Pháp tiến vơ mà khơng có qn lương, thiếu người dẫn đường
nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận quân chủ lực của ta. Cuộc chiến tại
Đà Nẵng diễn ra trong một thế trận giằng co, thực dân Pháp khơng dám cho qn
tiến sâu vào nội địa vì đạn đại bác từ tàu yểm trợ không tới, trong khi đó qn
triều đình cũng chẳng tiến cơng vì đạn đại bác của kẻ thù quá mạnh. Cứ thế, quân
Pháp chỉ dám cho quân đánh chiếm một số đồn quanh bán đảo Sơn Trà, rồi quân
dân ta lại đánh bật chúng ra.
Thực dân Pháp ngày càng gặp nhiều khó khăn, tổn thất quân số tăng dần

qua từng ngày, một phần vì bị quân ta tiêu diệt, một phần vì phong thổ khí hậu
khắc nghiệt. Nói về khí hậu, một người lính Pháp ghi nhận lại cảnh tượng như

12


sau: “có những binh lính đương đi thì ngưng lại như bị xây xẩm mặt mày…cảnh
tượng buổn bã là lính ta (Pháp) sinh lực cùng cạn, đổ xuống đất nóng cháy, súng
rời khỏi tay, tay không cầm được súng nữa.” (Trần Văn Giàu. 2001: 71). Tình
cảnh trên khiến nhiều binh lính Pháp bắt đầu cảm thấy chán nản, một sỹ quan
Pháp than thở: “chúng ta đốt sạch sành sanh, làm thiệt hại cho họ vô kể, ấy thế
mà họ không sợ, họ cũng khơng chịu điều đình” (Trần Văn Giàu. 2001: 72). Ý
chí và lịng u nước của nhân dân ta đã trở thành một chiến lũy kiên cố hơn bất
cứ chiến lũy nào khác, sau 5 tháng bị quân ta giam chân tại bán đảo Sơn Trà, khó
khăn chồng chất khó khăn, thực dân Pháp bắt đầu một toan tính mới: chuyển
hướng tấn cơng vào thành Gia Định.
Sáng ngày 10/2/1859, chiến thuyền của Pháp được lệnh bắn vào các pháo
đài phòng thủ của ta ở Vũng Tàu, mở đường ngược lên sông Cần Giờ tiến vào
Gia Định. Trước sức kháng cự mạnh mẽ của quân dân ta ở hai bên bờ, chiến
thuyền của chúng tiến một cách chậm chạp. Mãi đến ngày 16/2, chúng mới đến
sát thành Gia Định, sáng sớm hôm sau, chúng bắt đầu công thành, quan quân
trong thành chống cự khá quyết liệt, đến trưa thì thành mất (17/2). Tuy chiếm
được thành, nhưng quân Pháp không thể lan rộng ra được, “một phần vì địch ít
qn, một phần căn bản vì nhân dân ta sơi sục căm thù, tự động tổ chức thành đội
ngũ mà đánh giặc ngay từ lúc giặc mới đặt chân lên đất” (Trần Văn Giàu. 2001:
80). Những đội quân nghĩa dũng của Trần Thiện Chính, Lê Huy có lúc lên đến
5.800 người, nhiều phen đột kích bất ngờ, làm cho quân Pháp hoang mang lo sợ.
Tháng 3/1860, Nguyễn Tri Phương được điều động vào chỉ huy mặt trận
Gia Định. Ông huy động quân dân xây dựng một hệ thống phòng ngự kiên cố,
lấy đại đồn Chí Hịa làm đại bản doanh, tập trung qn sĩ, vũ khí, lương thực, đề

phịng giặc đánh lan ra (Trần Bá Đệ. 2008: 7). Tạo thế trận phịng ngự, quan
qn triều đình hy vọng có thể làm cho giặc chùn chân, mỏi gối, mệt mỏi khi bị
bao vây, từ đó từ bỏ mục tiêu đánh chiếm Gia Định và rút lui. Nhưng thực dân
Pháp lại không nghĩ vậy, sau khi giải quyết xong Trung Quốc, thực dân Pháp
rãnh tay tập trung tổng lực quyết tâm đánh sập đại đồn Chí Hịa. Với qn số 800
tại chổ, cộng với viện binh từ Trung Quốc kéo sang là 2.200 người, 900 quân từ
Pháp đưa sang, thực dân Pháp đã có trong tay trên 4.000 quân (Trần Văn Giàu.
2001: 115) đủ sức cơng phá đồn Chí Hịa và lan ra chiếm toàn Nam Kỳ.
Rạng sáng ngày 24/2/1861, đại bác của địch trên bộ và dưới thuyền đều nổ
nhằm vào đại đồn, đại bác của đại đồn trả lời. Nguyễn Tri Phương huy động tồn
bộ qn chính quy, dân qn kiên cường bảo vệ đại đồn. Trước sức kháng cự
mạnh mẽ của quân ta, giặc tiến một cách chậm chạp, sau khi lên đến được trên
thành hai bên xông vào đánh giáp la cà, ta và địch đều bắn chém rất dữ dội,
thương vong nhiều vô số kể. Tuy nhiên với sự yểm trợ từ hỏa lực, quân Pháp đã
làm chủ được đại đồn Chí Hịa (25/2/1861), cịn Nguyễn Tri Phương buộc phải
lệnh cho quân bỏ đại đồn lui về phía sau cố thủ. Thừa thắng, giặc lan ra chiếm ba
tỉnh miền đơng Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hịa) và một tỉnh miền tây
Nam Kỳ (Vĩnh Long).
Quân đội triều đình tuy đã có cố gắng, song khơng thể cản bước tiến của
giặc, trái lại, “phong trào nhân dân chống Pháp không lúc nào ngớt” (Trần Bá

13


Đệ. 2008: 7). Sau khi thành Gia Định thất thủ, nhiều đội quân nghĩa dũng đã
đứng lên chống giặc rất kiên cường, nhiều lúc khiến cho thực dân Pháp ăn không
ngon ngủ không yên, “những thất bại của quân đội An Nam khơng có ảnh hưởng
tí nào đến tình hình ứng nghĩa của các vùng đã được chiếm đóng” (Trần Văn
Giàu. 2001: 127). Hình thức đánh trực diện với giặc của quân đội triều đình đã
thất bại, và bây giờ, các đội nghĩa quân chọn lối đánh khác. Với chiến thuật du

kích chiến, lúc ẩn lúc hiện, thoăn thoắt biến hóa khơn lường, các đội nghĩa qn
của ta đã khiến cho quân đội Pháp tổn hao rất nhiều. Nhìn chung, từ khi thực dân
Pháp đánh thành Gia Định cho tới khi chúng chiếm được ba tỉnh miền đông và
một tỉnh miền tây Nam Kỳ thì hoạt động của nghĩa quân đã nổi lên khắp xứ Nam
Kỳ.
Nhiều trung tâm kháng chiến đã hình thành, như ở phía bắc sơng Vàm Cỏ
có các trung tâm Cần Giuộc, Thủ Dầu Một, Trảng Bàng, Tây Ninh. Nhưng ảnh
hưởng hơn cả là ở Gị Cơng có cuộc khởi nghĩa của Trương Định, vùng Đồng
Tháp Mười có Thiên Hộ Dương tổ chức dân dũng, làm cho Pháp chỉ chiếm được
mấy thành, thị mà không dám lan ra ngồi. Trong khi đó, trận thắng trên sơng
Nhật Tảo đốt cháy chiếc tàu Hy vọng của đội quân Nguyễn Trung Trực ngày
10/12/1861 làm nức lòng biết bao chiến sỹ yêu nước:
“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”
(Huỳnh Mẫn Đạt)
Trận thắng này đã làm cho nhân dân vơ cùng phấn khởi, bởi lẽ nó đã
chứng minh cho người ta thấy rằng quân dân ta hồn tồn có thể đánh chìm tàu
đồng súng đại bác của giặc Pháp, điều mà trước đây ta chưa hề nghĩ tới. Như liều
thuốc kích thích, quân ta lại tiếp tục đánh đắm tàu số 25 của địch (3/1862), trước
khi nó rời bến Mỹ Tho đi trấn áp (Trần Văn Giàu. 2008: 129). “Sĩ khí đã hăng,
quân thanh càng mạnh” (Bình Ngơ Đại Cáo, Nguyễn Trãi), qn ta càng đánh
càng hăng, càng hay, quân Pháp thì ngày càng trở nên bị động, bây giờ hễ cứ
bước ra đường là bị phục kích, đường bộ bị phong tỏa, đường thủy thì bị nghẽn
bởi nhiều chướng ngại vật do quân ta dựng lên, giờ chúng chỉ có thể hành quân
trên những con sông lớn. Nhưng chỉ hành quân và bắn phá dọc trên các sơng lớn
thì có ích gì, khi mà qn ta thì đâu đâu cũng có, làm sao diệt hết, giữ đồn bốt
cũng không xong mà đem quân đi đánh dẹp thì cũng khơng ổn. Giặc ở Gia Định,
Định Tường, Biên Hịa bây giờ chỉ trơng chờ viện binh tới cứu, nếu khơng thì
nguy to. Tình hình trên khiến chúng hết sức hoang mang, lo lắng khi mà viện
binh thì chưa tới kịp, giữa lúc ấy triều đình Huế lại ký Hòa ước 5/6/1862, giặc

Pháp như nắng hạn gặp mưa rào, vui mừng khơn xiết.
Hịa ước ngày 5/6/1862 mang nhiều nội dung thiệt nặng nề cho ta, triều
đình cắt ba tỉnh miền đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn cho giặc Pháp, bồi thường
20 triệu quan chiến phí (ước tính 380 vạn lạng bạc), mở các cửa biển Ba Lạt,
Quảng Yên, Đà Nẵng cho chúng tự do buôn bán, đổi lại Pháp sẽ trao trả thành
Vĩnh Long cho triều đình khi nào triều đình dập tắt được phong trào chống Pháp
ở ba tỉnh miền đông.

14


Hòa ước Nhâm Tuất như một ngọn cuồng phong làm thổi bùng hơn ngọn
lửa yêu nước của nhân dân Nam Kỳ. Chẳng những khơng tn lệnh triều đình,
bng vũ khí đầu hàng giặc, mà nhân dân Nam Kỳ còn chiến đấu mạnh mẽ hơn
trước. Trương Định, Võ Duy Dương không nghe lệnh triều đình bãi binh, tiếp tục
lãnh đạo nhân dân chống giặc, hoạt động còn hăng hái hơn nữa. Nhân dân tơn
Trương Định làm Bình Tây đại ngun sối, thể hiện tinh thần đánh giặc Pháp
đến cùng đồng thời tỏ rõ thái độ phản đối việc làm của nhà Nguyễn. Trong khi đó
về phía Pháp, nhận thấy thái độ bạc nhược của triều đình Huế, chúng âm mưu
chiếm tiếp ba tỉnh miền tây Nam Kỳ. Sau khi xây dựng kế hoạch đánh chiếm
xong xuôi, Pháp cho hội quân tại Mỹ Tho đêm 17/6/1867 với quân số là 1.600
tên dưới sự chỉ huy của đô đốc Lagrandiere (Trần Văn Giàu. 2001: 191), rạng
sáng ngày 18, chúng đã dàn trận trước cửa thành Vĩnh Long, đưa thư đòi nộp
thành. Quan quân trấn thù trong thành khơng chút phịng bị, hồn tồn bất ngờ,
khơng khí bị động ấy được một viên sỹ quan Pháp thuật lại như sau: “Vĩnh Long
vừa mới thức dậy. Dân chúng chen chúc nhau lên trên bờ thành, bình tĩnh, n
lặng và khơng có chút gì nghi ngờ rằng chúng tơi (Pháp) tới để chiếm cứ. Vì
người ta cứ tưởng chúng tôi đi Nam Vang hành quân giúp vua Cao Miên
Norodom…” (Nguyễn Duy Oanh. 1974: 246 – 247).
Lúc ấy, Phan Thanh Giản với chức Kinh lược sứ, toàn quyền quân sự và

dân sự ba tỉnh miền Tây bước xuống thuyền để thương thuyết, bên cạnh là Võ
Doãn Thanh, quan Án sát tỉnh Vĩnh Long. Tuy nhiên, cuộc thương thuyết đã
khơng đạt được kết quả gì, trái lại, khi Phan Thanh Giản cùng đồn thương
thuyết của mình trở vào thành cũng là lúc quân Pháp tràn vào chiếm thành Vĩnh
Long. Sau khi chiếm được thành Vĩnh Long, quân Pháp yêu cầu Phan Thanh
Giản viết thư kêu gọi hai thành An Giang và Hà Tiên làm điều tương tự. Trong
tâm thư của Phan có đoạn: “mỗi lần chiến đấu là mỗi lần thêm đau khổ cho ta
[…]. Vậy bản chức viết công thơ cho các quan văn cũng như cho các võ tướng
hãy bẻ gãy giáo và gươm giao thành trì khỏi chống lại” (Nguyễn Duy Oanh.
1974: 253). Sau khi có được bức thư của Phan Thanh Giản, quân Pháp từ thành
Vĩnh Long tức tốc đi chiếm thành Châu Đốc. Sáng sớm ngày 21/06/1867, quân
Pháp đi bằng đường thủy tiến chiếm Châu Đốc, người chỉ huy đội quân này là
trung tá Galey.
Khoàng 8 giờ tối, đoàn tàu chiến của Pháp đã có mặt tại thành Châu Đốc.
Trước sự xuất hiện của người Pháp, một Lãnh binh Châu Đốc đã cho người
xuống liên lạc với tàu. Phía qn Pháp nói rằng họ cần gửi ngay bức thư của
quan Kinh lược cho quan Tuần vũ và yêu cầu quan Tuần vũ phải xuống nhận thư.
Quan Tuần vũ Nguyễn Hữu Cơ cẩn trọng nên sai hai quan Bố chánh và Án sát
xuống nhận thư. Nhưng quân Pháp không chịu giao thư, một mực địi quan Tuần
Vũ đích thân xuống mới chịu đưa thư. Đến 11 giờ đêm, Tuần vũ Nguyễn Hữu
Cơ xuống tàu, trung tá Galey mới chịu giao thư của Kinh lược sứ Phan Thanh
Giản. Sau khi đọc thư xong, Tuần vũ trở về thành cũng là lúc quân Pháp chiếm
thành Châu Đốc, lúc ấy đã quá nửa đêm.
Hai ngày sau đó, thành Hà Tiên cũng rơi vào tay quân Pháp. Kế hoạch
đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ đã thành cơng vượt ngồi sự mong đợi của

15


người Pháp. Đại tá Thomazi gọi cuộc chiếm lĩnh lần này là một cuộc “binh lính

đi chơi”, “đến tháng 6 năm 1867, binh lính ta (Pháp) đi chơi một bữa, thế là xong
hết cơng cuộc chinh phục tồn xứ Nam Kỳ, cơng cuộc khó nhọc bắt đầu từ năm
1858.” (Nguyễn Duy Oanh. 1974: 255)
Nhưng ngay sau đó, phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Kỳ lại nổi
lên mạnh mẽ. Tiêu biểu trong số đó là cuộc khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm
ở Ba Tri (Bến Tre), hoạt động mạnh mẽ dọc theo sông Cửu Long cuối năm 1867;
cuộc khởi nghĩa Long Trì của Nguyễn Hữu Huân bùng nổ năm 1875 hoạt động
khắp vùng Mỹ Tho, đặc biệt là hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực
quanh vùng Rạch Giá, Kiên Giang mấy phen làm giặc phải chao đảo. Các phong
trào chống Pháp ở miền tây dấy lên từ miền đơng sau đó lan rộng ra tồn miền.
Đã có những lúc đẩy địch vào tình thế bị động, các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt
bị địch tiêu diệt. Nhưng khơng vì thế mà phong trào chống Pháp dừng lại, vì “bao
giờ người Tây nhổ hết có nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” (Nguyễn
Trung Trực). Như vậy, đến thời điểm này toàn bộ Nam Kỳ lục tỉnh đã rơi vào tay
giặc Pháp, tỉnh An Giang cũng không thốt khỏi số phận đó. Qn đội triều đình
cũng đã có kháng cự, nhưng khơng giữ được thành, nhân dân các tỉnh đã đứng
lên, quyết phen sống mái với giặc, từ Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho tới
Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên đâu đâu cũng có các đội nghĩa quân chống giặc
cướp nước.
Với tinh thần “căm giặc cướp thề không cùng sống”, nhân dân An Giang
đã cùng nhân dân Nam Kỳ hội quân đánh giặc hăng hái. Họ là những người chưa
quen mùi chiến trận, chỉ là những nơng dân chất phác bình thường, thấy giặc
cướp phá làng mạc, xóm làng, lịng căm hờn nổi lên. Họ chỉ với tầm vông vạt
nhọn mà cũng hăng hái đánh giặc, chỉ biết lo cày cấy làm mà cũng thừa can đảm
xung phong giết thù:
…“Nào phải thật quân cơ vệ, theo vịng ở lính đi binh;
Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ;
Mười tám ban võ nghệ nào đợi tập rèn, chín mươi trận binh thơ, khơng
chờ bầy bố”…
(Nguyễn Đình Chiểu)

Hãy cùng điểm qua những trang sử vẻ vang của nhân dân An Giang trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2.2. Những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp đô hộ trên đất
An Giang từ năm 1867 đến năm 1918
2.2.1. Phong trào tỵ địa
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược và dễ dàng đánh bại quân đội triều đình,
chúng cứ tin chắc là nhanh chóng làm chủ vùng đất Nam Bộ Việt Nam. Nhưng
thực dân Pháp đã không biết rằng “nhân dân ta có một lịng u nước nồng nàn”
(Hồ Chí Minh), do đó kế hoạch cai trị của chúng gặp nhiều khó khăn, trở ngại.
“Chớ tham đồng bạc con cò,

16


Bỏ cha bỏ mẹ đi phò Lang Sa”
(Ca dao)
Ngay từ đầu nhân dân ta đã thể hiện tinh thần cự tuyệt với kẻ thù xâm
lược. Nếu không trực tiếp cầm gươm giết giặc, thì cũng tham gia vào cơng tác
đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, ca ngợi cuộc kháng chiến ái quốc, bất hợp tác
với kẻ thù. Vẫn có số ít sỹ phu tham gia cộng tác với thực dân Pháp, nhưng số đó
khơng đáng kể. Phần đơng các sỹ phu chọn con đường tỵ địa, làm thơ văn kháng
chiến, cổ vũ cuộc chiến đấu của nhân dân ta.
Nhân dân đã rất thất vọng khi triều đình chấp nhận hịa ước và cắt ba tỉnh
miền đơng Nam Kỳ cho thực dân Pháp, nhà thơ Phan Văn Trị có lần cảm tác:
“Tan nhà cám nổi câu ly hận
Cắt đất thương thay cuộc giảng hòa”
Nhằm phản đối quyết định của triều đình, đồng thời khơng chấp nhận
cộng tác với giặc, các sỹ phu yêu nước chủ trương tiến hành “tỵ địa”. Họ di
chuyển gia đình cùng với mồ mả ơng cha đi nơi khác không chung sống với giặc.
Lúc bấy giờ, các sỹ phu chọn di chuyển đến vùng đất Vĩnh Long, An Giang, Hà

Tiên sinh sống và hoạt động. Trong số các sỹ phu đến tỵ địa tại đất An Giang có
thể kể đến nhà thơ Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân. Họ cùng mưu cầu sự
nghiệp tại vùng đất mới, mong muốn một ngày có thể đánh đuổi giặc Pháp xâm
lược.
Tinh thần tỵ địa thể hiện rất rõ nét qua các áng thơ văn kháng chiến, dù
thực dân Pháp nhiều lần dụ dỗ, mua chuộc, thậm chí là dọa nạt nhưng không làm
khuất phục được những đứa con của dân tộc:
“Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ
Lòng ta sắt đá há lung lay”
(Phan Văn Trị)
Mặc cho triều đình đã nghị hòa, mặc cho địch tàn ác, xảo quyệt, nhân dân
ta vẫn không lùi bước. Trước sau quyết tâm đánh giặc, không chấp nhận hành
động cộng tác đầu hàng giặc, vì nhân dân ta xem đó là một hành động đê hèn,
nhục nhã, không chấp nhận sự chia cắt đất nước vẫn thống nhất của chúng ta.
“Bớ các quân ơi!
Chớ thấy chín trùng nghị hịa mà tấm lịng địch khái nở phui pha,
Đành rằng ba tỉnh giao hòa, mà cái việc cừu thù đành bỏ dở.
[…]
Đã thề nguyền ra sức đánh tây, lại tiếc của trở về đầu giặc.
Làm như vậy là rẽ phân nam bắc, một sợi tơ mà nỡ nhuộm xanh vàng!”
(Nguyễn Đình Chiểu)

17


Đó là câu trả lời của dân tộc Việt Nam, khơng có chổ cho qn xâm lược.
Đây là cuộc chiến một mất một cịn, vì thế, những con người u nước hăng hái
xông pha trận mạc, chém giặc lập công, lấy lại bờ cõi, không màng chi đến danh
lợi, tiếng tăm:
“Ruổi dong vó ngựa báo thù chung,

Binh bại cho nên phải mạng cùng,
Tiết nghĩa vẫn lưu cùng vũ trụ,
Hơn thua sá kể với anh hùng?”
(Thủ khoa Huân)
Điều họ mong muốn là phải làm được một việc nghĩa cho đất nước, thề hi
sinh giữ nước đến cùng. Tiếng gọi của tổ quốc như trống giục đáy lịng thơi thúc
họ tiến lên:
“Oan dường ấy, hận dường ấy, cừu thù dường ấy làm sao trả được mới
ưng.
[…]
Trước làm nghĩa, sau cũng làm nghĩa, trước sau cho trọn nghĩa vua tơi.
Sống có danh, thác cũng có danh, sống thác được thơm danh trong nhà
nước”
(Nguyễn Đình Chiểu)
Nhưng khi sa cơ lỡ vận thì mỉm cười chấp nhận cái chết. Thật là một cái
chết oanh liệt, cái chết của người anh hùng:
“Không hàng, đầu tướng đành rơi xuống,
Cóc sợ quân thù đã khiếp rung”
(Thủ khoa Huân)
Thế đấy, ai cầm gươm, cầm súng đánh giặc được thì làm, ai khơng thể
trực tiếp tham gia kháng chiến thì làm thơ văn ca ngợi, biểu dương cuộc chiến
đấu của nhân dân, nhưng điều quan trọng không chấp nhận làm tôi tớ cho giặc.
Trong thời gian dài về sau, nhất là khi ba tỉnh miền tây Nam Kỳ lọt vào tay Pháp
(1867), tinh thần ấy vẫn tiếp tục lan tỏa.
2.2.2. Khởi nghĩa Bảy Thưa – Láng Linh
Sau khi thực dân Pháp đánh hạ các thành, nhân dân đã đứng lên phất cờ
chống giặc đầy hiên ngang. Nếu như tại các tỉnh khác nhân dân hưởng ứng khởi
nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Tơn, Phan Liêm,… thì tại An
Giang, những người dân nơi đây đã tụ nghĩa dưới ngọn cờ của Trần Văn Thành,
mang tên cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa – Láng Linh. Trước khi thực dân Pháp nổ

những phát súng xâm lược đầu tiên, Trần Văn Thành từng được triều đình nhà
Nguyễn phong chức Quản Cơ vì đã có cơng lao chiêu mộ 500 người cùng mình
khai phá miền sơn cước. Tuy nhiên, đến năm 1849, ông đã giải ngũ và sau đó gia

18


nhập vào giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đồn Minh Hun sáng lập. Với
uy tín của mình, Trần Văn Thành đã được sư phụ chỉ định cho phép dẫn đầu một
nhóm tín đồ giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương vào vùng Bảy Thưa - Láng Linh khai
hoang lập Bửu Sơn các (Võ Thành Phương. 2004: 75).
Láng Linh hồi đó là một cánh đồng rộng bao la, bát ngát, xung quanh là
rừng rậm dày đặc, sậy mọc tràn lan khơng có kênh rạch nào thơng vào được. Nơi
đó có nhiều sình lầy, trấp cỏ, đi lại rất khó khăn, lắm thú to rắn độc, muốn đi lại
được phải cắt trấp cỏ vất vả để có một con đường mịn gọi đó là Láng. Cịn danh
từ Bảy Thưa cũng có nhiều tranh cãi, có lẽ dùng để chỉ nơi có nhiều cây “cát
thưa”, (dân gian có câu: “Bãi bồi mọc những cát thưa, thương em đi sớm về trưa
một mình”), mọc hoang dại tại vùng núi Thất Sơn. Thiên nhiên hoang dã và khắc
nghiệt nơi đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân chiến đấu. “Từ đầu năm
1868 sau những trận giao chiến đầu tiên với Pháp, ông cùng gia đình và lực
lượng khởi nghĩa rút vào rừng Bảy Thưa trong Láng Linh xây dựng căn cứ kháng
chiến lâu dài” (Võ Thành Phương – Trần Thị Thu Lương. 1991: 73). Tại đây,
nhiều người lũ lượt tìm về cùng ông chống giặc, họ có thể là những binh sỹ cịn
sót lại dưới trướng của Nguyễn Trung Trực hay Thiên hộ vương Võ Duy Dương,
họ cũng có thể là những tín đồ giáo phái Bưu Sơn Kỳ Hương. Khơng khí hội
quân được dân gian miêu tả như sau:
“Ngài về chiếm cứ Láng Linh,
Ở mà ẩn sỹ một mình tu thân,
Thời trời cịn khiến nhơn dân,
Nghe ngài ở đó rần rần đến thăm…”

(Vè Vương Thông)
Đám người mộ nghĩa này vào sống tập trung tại căn cứ, họ rèn đúc vũ khí,
tích thảo lương thực xây đắp đồn lũy, luyện tập đao kiếm để chuẩn bị giao chiến
với giặc. Nghĩa quân liên lạc ra ngoài căn cứ bằng các hoạt động ngụy trang khơn
khéo. Ngồi việc lấy danh nghĩa là các tín đồ giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương đi
hành đạo, nghĩa qn cịn cử người ra làm hương tề để có giấy tờ che mắt quân
Pháp đi lại dễ dàng. Thời gian từ năm 1868 đến năm 1872 chính là thời ký tích
cực chuẩn bị lực lượng của nghĩa quân Bảy Thưa.
“Dân nghèo trời khiến long đong,
Thiên hạ đồng lòng tiếng dậy đồn binh.”
(Vè Vương Thông)
Trong giai đoạn này, các hoạt động chống Pháp tạm thời lắng xuống. Các
đồn lũy chính được xây dựng vào lúc này, nghĩa quân được phiên chế thành các
đội, hoạt động một cách bài bản. Có thể xem đây là giai đoạn tập trung phát triển
lực lượng về cơ sở vật chất, vũ khí, quân lương…Đồn Hưng Trung (nay là nền
chùa Nam Long thuộc xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tại
trung tâm khu rừng Bảy Thưa được chọn làm tổng hành dinh của nghĩa quân. Đó
là một khu đất cao ráo “có đường rút lui lên Thất Sơn và sang bên Campuchia dễ

19


dàng” (Võ Thành Phương – Trần Thị Thu Lương. 1991: 75). Ngồi ra, nghĩa
qn cịn xây dựng bốn đồn nhỏ tứ phía đồn Hưng Trung làm vành đai bảo vệ,
gồm có: bên trái là đồn Cái Mơn, bên phải là đồn Sơn Trung, phía trước là đồn
Hờ, phía sau là trạm canh gác ơng Tà.
Cơng tác sản xuất vũ khí cũng được xem trọng, thời điểm đó vũ khí của
nghĩa quân chủ yếu là tự tạo lấy. Phần nhiều là những vũ khí như kiếm, đao,
thương,… chỉ có một số ít là súng điểu thương. Nhìn chung về vũ khí rất ít, thơ
sơ. Về lương thực, nhờ uy tín của mình, Trần Văn Thành đã nhận được sự ủng hộ

rất lớn từ nhân dân trong việc cung cấp lương thảo chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa,
đặc biệt là những tín đồ thuộc giáo phải Bửu Sơn Kỳ Hương.
Đến năm 1872, những hoạt động này bị Pháp đánh hơi thấy. Tháng
4/1872, tên tham biện chủ tỉnh Long Xuyên là Emile Puech phái mật thám vào
lùng sục Láng Linh để điều tra và chúng đã phát hiện ra căn cứ của nghĩa quân,
và dĩ nhiên một cuộc tấn công tiêu diệt lực lượng khởi nghĩa đã được phát lệnh.
Rơi vào thế bị động, Trần Văn Thành quyết định cho nghĩa quân của mình tấn
cơng trước. Lúc này đội qn lấy danh hiệu là đội quân Binh Gia Nghị, tuyên bố
chính thức khởi nghĩa chống Pháp. Từ tháng 4/1872, nghĩa quân tấn công Pháp
chủ yếu xung quanh căn cứ Bảy Thưa, dọc theo sông Hậu và rạch Mặc Cần
Đưng. Cho đến tháng 6/1872, thực dân Pháp mới mở cuộc tấn công đầu tiên vào
căn cứ Bảy Thưa (Võ Thành Phương – Trần Thị Thu Lương. 1991: 90). Giặc
Pháp từ Long Xuyên, Châu Đốc tràn vào rạch Mặc Cần Đưng, tấn công đồn
Giồng Nghệ (một trong những đồn quan trọng của căn cứ Bảy Thưa). Tuy chiếm
được đồn và làm chủ gần nửa tháng, nhưng vì khơng chịu nổi mơi trường thiên
nhiên khắc nghiệt cũng như sợ những đợt phục kích của nghĩa quân nên giặc
đành phải lui binh. Nghĩa quân lại làm chủ căn cứ.
Thấy việc tiến đánh căn cứ Bảy Thưa – Láng Linh là việc không hề dễ
dàng, thực dân Pháp đổi sang chiêu bài dụ hàng. Chúng cử Tôn Thọ Tường, một
tay sai trung thành của thực dân Pháp, vào căn cứ khuyến dụ nghĩa quân. Mặc
cho những dụ dỗ đường mật mà thực dân Pháp đưa ra, Trần Văn Thành đã gạt bỏ
những điều ngoài tai tiếp tục cuộc kháng chiến ái quốc của mình. Biết khơng thể
mua chuộc được ông, quân Pháp quyết định dùng lực lượng vũ trang đàn áp tàn
bạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 19/3/1873, chúng mở cuộc tấn công quy mô vào căn
cứ Bảy Thưa. Sau vài trận giao chiến ác liệt với kẻ thù, nghĩa quân đành phải rút
lên Hưng Trung, đại bản doanh của căn cứ Bảy Thưa, nơi Trần Văn Thành trực
tiếp chỉ huy.
Tại đây, Trần Văn Thành “mặc áo vải đỏ đứng sau chiến lũy làm bằng
những tấm ván và bao gạo chồng lên nhau, để đốc thúc nghĩa binh chiến đấu.
Nghĩa quân trong các chiến lũy thổi tù và, đánh trống và reo hò để tăng uy thế”

(Võ Thành Phương – Trần Thị Thu Lương. 1991: 94). Cuộc chiến đấu diễn ra vô
cùng quyết liệt, quân địch ỷ vào hỏa lực mạnh mẽ liên tục cơng kích vào đồn.
Suốt từ sáng đến chiều nghĩa quân phải chiến đấu trong tầm hỏa lực mạnh của
địch.

20


×