Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Khảo sát thực trạng về việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở một số trường trung học cơ sở tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.28 KB, 43 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong một thời gian rất ngắn, điều kiện nghiên cứu gặp nhiều khó khăn,
để hoàn thành đề tài, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi còn được sự
giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám hiệu các phòng Ban có liên
quan, Hội đồng khoa học trường Đại học An Giang, Sở Giáo dục Đào tạo An
Giang cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Phòng giáo dục TP.Long
Xuyên, Chợ Mới, Phú Tân, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Phòng Giáo
dục, Thị xã Châu Đốc. Đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của giáo viên và
Ban Giám hiệu ở hai trường THCS An Châu - Châu Thành và THCS Nguyễn
Trãi - Châu Đốc đã thể nghiệm đề tài theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh THCS.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn một cách sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Hội
đồng khoa học trường Đại học An Giang, Sở Giáo dục Đào tạo An Giang, các
phòng Ban, các cơ quan, các đồng chí đã giúp đỡ tôi.
Lời tác giả

1


PHẦN MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Lý do chọn đề tài:
1/ Tinh thần giáo dục hiện đại đã được thừa nhận: Lấy học sinh làm
trung tâm, thực hành giáo dục dân chủ hóa, tôn trọng đầy đủ nhân cách học
sinh, làm cho học sinh trở thành người chủ thật sự trong hoạt động giáo dục nói
chung và hoạt động GD NGLL nói riêng.
Các cán bộ giáo dục, các nhà sự phạm hiểu biết về các em không bao
giờ làm thay thế các em, áp đặt các em phải làm theo sự chỉ bảo của mình, mà
biết rằng phải hướng dẫn các em như thế nào nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của các em, để hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu học sinh
trở thành chủ thể của hoạt động.


2/ Trong mọi hình thức hoạt động giáo dục, tạo điều kiện tối đa để học
sinh phát huy vai trò tự chủ, tự giác, còn giáo viên là người định hướng, dẫn dắt,
giáo viên phải yêu cầu cao và tôn trọng học sinh trong hoạt động.
Hiệu quả giáo dục không chỉ là tạo dựng cho học sinh những thái độ,
hành vi đúng đắn, mà quan trọng hơn là khả năng tự chủ, tự giáo dục của các
em ở mức độ tương xứng với nhận thức và lứa tuổi.
3/ Một trong những nét nổi bật của hoạt động giáo dục là làm cho học
sinh nhận thức một cách đúng đắn và sâu sắc về nội dung và ý nghóa của việc
thực hiện đúng quá trình giáo dục, tích lũy được kinh nghiệm, hình thành được
nhu cầu và thói quen hành động đúng đắn trong quan hệ xã hội.
Trong mối quan hệ qua lại giữa người giáo dục và người được giáo dục,
hoạt động giáo dục thực chất là hoạt động điều khiển và tự điều khiển. Giáo
viên là người điều khiển giáo dục, còn học sinh là người tự điều khiển bản thân
để đạt hiệu quả giáo dục. Sự tác động, sự điều khiển, điều chỉnh của các lực
lượng giáo dục phải đạt đến mục tiêu tự điều khiển của người học. Thái độ chấp
nhận, miễn cưỡng, tuân thủ máy móc các yêu cầu, hành vi nhất thời là kết quả
của sự điều khiển một chiều, giáo dục chỉ có thể tạo ra và phát triển những nét
phẩm chất nhân cách bền vững khi thực hiện có tác dụng kích thích động lực
bên trong của học sinh. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tạo ra động
lực bên trong của sự phát triển nhân cách, mà việc tự điều khiển nhận thức, kỹ
năng, hành vi và thái độ của con người là yếu tố quyết định.
4/ Trong thời kỳ công nghiệp hóa _ hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu
cầu đào tạo ra những con người lao động sáng tạo, công tác giáo dục không thể
làm theo một khuôn mẫu định sẵn, áp đặt, mà phải phát huy được tư duy độc
lập của học sinh, làm cho các em có khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng

2


tạo, phát huy những cái mới trong hoạt động, giúp cho học sinh nắm vững

những kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ và nhân cách.
5/ Trong điều kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao trong
đời sống kinh tế _ xã hội có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách học
sinh, có những bước phát triển mới hơn về chất trong quá trình rèn luyện và học
tập. Các em thường mạnh dạn hơn, có hiểu biết tốt hơn, có những yêu cầu mới
hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân, nhưng thực tế vẫn còn có các
cán bộ giáo dục, những nhà sư phạm chưa nắm bắt đúng nhu cầu đó để tổ chức
hoạt động giáo dục thỏa mãn được những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của
học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở phổ thông chưa thực sự tạo ra
hiệu quả cao, chưa thể hiện tốt việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
của học sinh.
Trước yêu cầu cấp bách của lý luận và thực tiễn nêu trên, việc tìm ra
các giải pháp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong
hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng
là điều cần thiết.
II. Mục đích nghiên cứu:
1/ Đề tài này bước đầu tìm hiểu thực trạng việc phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2/ Đề xuất một số phương hướng, biện pháp cần thiết để phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trung học cơ sở
III. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
IV. Đối tượng nghiên cứu
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, của học sinh trung học cơ sở
trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
V. Giả thuyết khoa học
Thực tế cho thấy, công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp nếu phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh sẽ góp phần thực hiện mục đích chung
của quá trình giáo dục, hình thành nhân cách tốt cho học sinh.
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu

1/ Tìm hiểu lý luận việc phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của
học sinh trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2/ Tìm hiểu thực trạng việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh trung học cơ sở tỉnh An Giang

3


3/ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trung học cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp
VII. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề đã nêu trên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, bao gồm các phương pháp sau đây:
1/. Nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài,
bao gồm những vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong hoạt động giáo dục NGLL.
2/. Điều tra:
trả lời.

Dùng hệ thống câu hỏi có sẵn và hướng dẫn đối tượng được điều tra
Chúng tôi điều tra trên 4 đối tượng:

a./ Đối tượng chính: Các đồng chính giáo viên làm chủ nhiệm lớp ở
trường trung học cơ sở (THCS) tỉnh An Giang. Số lượng 659 người, ở các trường
sau đây:
- Thành Phố Long Xuyên khảo sát THCS: Nguyễn Trãi, Hùng Vương,
Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Mạc Đỉnh Chi, Mỹ Thới. Mõi
trường 15 giáo viên.
- Huyện Châu Thành khảo sát THCS: Quản Cơ Thành, An Hòa, Bình

Thạnh, An Châu, Hòa Bình Thạnh, Vónh Lợi, Vónh Nhuận, Vónh Hanh, Vónh
An. Mõi trường từ 10 đến 15 giáo viên.
- Thị Xã Châu Đốc khảo sát THCS: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi,
Trương Gia Mô, Vónh Mỹ. Mõi trường 10 giáo viên.
- Huyện Tịnh Biên khải sát THCS: Nhà Bàng, Chi Lăng, An Phú, Thới
Sơn, Nhơn Hưng, Văn Giáo, An Hảo, An Cư, Tân Lập, Tân Lợi, Vónh Trung.
Mõi trường từ 5 đến 10 giáo viên.
- Huyện Chợ Mới khảo sát THCS: Long Điền A, Mỹ Luông 1, Mỹ
Luông 2, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, An Thạnh Trung, Hòa An, Long Điền B,
Nhơn Mỹ, Kiến An, Kiến Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông. Mõi trường 10
giáo viên.
- Huyện Phú Tân khảo sát THCS; Long Sơn, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú
An, Phú Thọ, Phú Mỹ, Tân Hoà, Phú Hưng, Phú Bình, Phú Hiệp, Hiệp Xương,
Phú Thành, Phú Long. Mõi trường 10 giáo viên.
- Huyện Thoại Sơn khảo sát THCS: Tây Phú, Vọng Đông, Núi Sập,
Thoại Giang, Định Thành, Định Mỹ, Vónh Khánh, Vónh Chánh, Vónh Phú. Mõi
trường từ 4 đến 10 giáo viên.

4


b) Để có sự đánh giá khách quan từ nhiều phía, từ những đối tượng làm
công tác lãnh đạo, chỉ đạo chúng tôi điều tra 58 Hiệu trưởng và 58 Tổng phụ
trách đội ở các trường THCS tỉnh An Giang. Cụ thể ở các trường sau đây:
- Thành Phố Long Xuyên khảo sát THCS: Nguyễn Trãi, Lý Thường
Kiệt, Mạc Đỉnh Chi, Phan Văn Trị, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghóa, Nguyễn
Huệ, Mỹ Thới, Hùng Vương
- Huyện Thoại Sơn khảo sát THCS: Tây Phú, Vọng Đông, Núi Sập,
Thoại Giang, Định Thành.
- Huyện Chợ Mới khảo sát THCS: Long Điền A, Mỹ Luông 1, Mỹ

Luông 2, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, Hòa An, Long Điền B, Nhơn Mỹ, Kiến
An, kiến Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông.
- Huyện Phú Tân khảo sát THCS: Long Sơn, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú
An, Phú Thọ, Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Hưng, Phú Bình, Phú Hiệp.
- Huyện Châu Thành khảo sát THCS: Quản Cơ Thành, An Hòa, Bình
Thạnh, An Châu, Hòa Bình Thạnh, Vónh Hanh.
- Thị Xã Châu Đốc khảo sát THCS: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi,
Trương Gia Mô, Vónh Mỹ.
- Huyện Tịnh Biên khảo sát THCS: Nhà Bàng, Chi Lăng, An Phú, Thới
Sơn, Nhơn Hưng, Văn Giáo, An Hảo, An Cư, Tân Lập, Tân Lợi, Vónh Trung,
An Nông.
c) Để có sự đánh giá vô tư, khách quan từ cấp dưới, chúng tôi tiến hành
điều tra thêm đối tượng thứ 3 là các học sinh ở trường THCS tỉnh An Giang, số
lượng 1.020 em. Cụ thể ở 60 trường THCS sau đây:
- Thành Phố Long Xuyên khảo sát THCS: Nguyễn Trãi, Lý Thường
Kiệt, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Mạc Đỉnh Chi, Mỹ Thới, HùngVương. Mõi
trường 30 học sinh.
- Huyện Thoại Sơn khảo sát THCS: Tây Phú, Vọng Đông, Núi Sập,
Thoại Giang, Định Thành, Định Mỹ, Vónh Khánh, Vónh Chánh, Vónh Phú. Mõi
trường 12 đến 15 học sinh.
- Huyện Chợ Mới khảo sát THCS: Long Điền A, Mỹ Luông 1, Mỹ
Luông 2, Tấn Mỹ, Bình Phước Xuân, An Thạnh Trung, Hòa An, Long Điền B,
Nhơn Mỹ, Kiến An, Kiến Thành, Long Giang, Mỹ Hội Đông. Mõi trường 20
học sinh.
- Hyện Phú Tân khảo sát THCS: Long Sơn, Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú
An, Phú Thọ, Phú Mỹ, Tân Hòa, Phú Hưng, Phú Bình. Mõi trường 10 học sinh.
- Huyện Châu Thành khảo sát THCS: Quản Cơ Thành, An Hòa, Bình
Thạnh, An Châu, Hòa Bình Thạnh, Vónh Lợi, Vónh Nhuận, Vónh Hanh, Vónh
An. Mõi trường 15 đến 20 học sinh.


5


- Thị Xã Châu Đốc khảo sát THCS; Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trãi,
Trương Gia Mô, Vónh Mỹ. Mõi trường 20 học sinh.
- Huyện Tịnh Biên THCS: Nhà Bàng, Chi Lăng, An Phú, Thới Sơn,
Nhơn Hưng, Văn Giáo, An Hảo, An Cư, Tân Lập. Mõi trường 10 đến 20 học
sinh.
3/. Phương pháp quan sát (dự tiết hoạt động giáo dục NGLL)
4/. Phương pháp tọa đàm.
5/. Thử nghiệm.


6/. Phương pháp kế thừa sản phẩm đã nghiên cứu và những mô hình đã

VIII. Quá trình thực hiện:
- Tháng 01/2003: Đọc tài liệu, xác định tên đề tài nghiên cứu khoa học.
- Đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học
- Tháng 02/2003: Tiếp tục đọc tài liệu, lập đề cương chi tiết.
cứu

- Tháng 03/2003: Tiếp tục đọc tài liệu, hoàn thành các biểu mẫu nghiên
- Tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10: Điều tra khảo sát thực tế đề tài nghiên cứu khoa

học
- Tháng 11, 12/2003: Thu thập số liệu, viết báo cáo nghiên cứu khoa học
PHẦN HAI
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I
Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng, phát huy sức
mạnh của thế hệ trẻ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa lớn của dân tộc
và thời đại. Hơn nửa thế kỷ qua, Đảng cộng sản Việt Nam đã liên tục khẳng
định vai trò, ý nghóa, tác dụng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách
mạng Việt Nam. Đảng lấy Chủ nghóa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Đây là bước phát triển mới
trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
Về lãnh vực vận động thanh niên, di sản tinh thần mà Bác Hồ kính yêu
để lại cho chúng ta thật là vô giá và hết sức phong phú trên nhiều phương diện,
cho nhiều tầng lớp và đối tượng thanh niên khác nhau. Thật vinh dự và hạnh
phúc cho tuổi trẻ, cho Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh được Bác Hồ

6


trực tiếp sáng lập, rèn luyện “từ bước đầu hiếm hoi chỉ có tám cháu”(1) như Bác
đã nói. Đặc biệt là qua các thời kỳ cách mạng khác nhau bác luôn nêu lên
phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, phát huy sức mạnh của thế hệ trẻ;
xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức Đoàn, Hội, Đội, với những luận điểm
khoa học, cách mạng soi sáng quá trình vận động thanh niên ở nước ta.
Bác dạy: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết”.
Tư tưởng “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau…” của Bác chính là
sự chuẩn bị sao cho tốt để có một lớp kế tục đáng tin cậy nhất. Trước hết Người
nói về ý nghóa của vấn đề trong ba từ “rất quan trọng”. Thật vậy, việc chuẩn bị
cho thanh niên, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng họ trong hiện tại diễn ra như thế
nào, thực hiện được đến đâu, bằng cách thức gì… sẽ dẫn đến hệ quả trong tương
lai như thế ấy. Ý nghóa “rất quan trọng” mà Bác Hồ nêu ra chính là sự tồn tại
và phát triển cũng như những cống hiến quý báu của mỗi thế hệ đều có giới hạn

nhưng sự nghiệp mà thế hệ đi trước đã tạo dựng nên sẽ được sống mãi và đời
đời phát triển bằng sự kế tục cách mạng của các thế hệ tiếp theo sau từ sự
chuẩn bị chu đáo của thế hệ trước.
Song, nếu chỉ nêu lên ý nghóa “rất quan trọng” thì mới là một mặt, vậy
nếu Bác lại nhấn mạnh tính quy luật của vấn đề cũng trong ba từ “rất cần
thiết”. Thật vậy, quy luật luôn vận động và tồn tại một cách khách quan mà con
người phải nhận biết để hành động sao cho phù hợp. Đi ngược lại quy luật, làm
sai quy luật sớm muộn phải gánh chịu hậu quả khó lường.
Suốt cả cuộc đời mình, dù bận trăm công nghìn việc to lớn đối nội, đối
ngoại vì nước, vì dân nhưng Bác Hồ kính yêu đã dành biết bao công sức và trí
tuệ cho việc đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ trẻ nước ta thành những lớp người
hăng hái đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc và Chủ nghóa xã hội. Có thể
khẳng định đó là thành quả vó đại nhất của cách mạng Việt Nam khiến nhân
dân tiến bộ trên thế giới khâm phục và ngay cả kẻ thù của chúng ta cuối cùng
phải thừa nhận rằng chúng không đánh giá hết chủ nghóa yêu nước sâu sắc của
người Việt Nam, trước hết là lớp lớp thanh niên đã dám “xẻ dọc Trường Sơn đi
cứu nước”. Nhưng cũng không có gì gian nan, vất vả, đòi hỏi tinh thần trách
nhiệm sự kiên trì đến cao độ và phương pháp khoa học vừa thích hợp, vừa tinh
tế của sự nghiệp giáo dục con người mà Bác Hồ kính yêu đã gọi một cách hình
ảnh nhưng rất gần gũi, rất dễ hiểu là “trồng người” - “vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Tư tưởng “trồng người” của Bác cho chúng ta thấy rõ vai trò của con
người với sự hiểu biết, với năng lực và đạo đức, với phẩm chất chính trị trong
sáng… là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng, biến nước

1

Hồ Chí Minh “Về giáo dục thanh niên”. NXB Thanh Niên. 1980 tr 381

7



ta thành nước công nghiệp hiện đại theo mục tiêu của Đảng đề ra vào năm
2020.
Tư tưởng “trồng người” ấy còn chỉ cho chúng ta mục tiêu mà nền giáo
dục của ta phải đạt tới là đem lại một chất lượng mới cho từng con người cũng
như cho cả dân tộc. Mục tiêu ấy tóm lược là: Phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân
dân làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Muốn đạt mục tiêu ấy thì cần thực hiện đầy đủ như lời Người dạy: “phải
chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, khoa học, kỹ thuật, lao động và sản
xuất”. Bác đề ra 5 điều dạy thế hệ trẻ nước ta:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt,kỷ luật tốt.
Giử gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Cho đến ngày nay năm điều Bác dạy vẫn là nội dung giáo dục thế hệ trẻ
của Đảng, Nhà Nước và toàn dân tộc ta! Là lý tưởng phấn đấu của thế hệ trẻ.
Là nhà giáo dục, nhà sư phạm lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những
chỉ đưa ra các quan điểm lý luận, các nội dung cụ thể về giáo dục mà Người
còn rất quan tâm đến các vấn đề về phương châm, phương pháp giáo dục bồi
dưỡng thế hệ trẻ. Những phương châm, phương pháp mang tính phổ quát nhất
mà Bác thường căn dặn là:
Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường
gắn liền với xã hội.
Giáo dục thế hệ trẻ phải liên hệ với những cuộc đấu tranh xã hội. Chú
trọng giúp họ tự giáo dục. Thanh niên phải cố gắng xung phong đầu tàu trong
mọi việc.
Thanh niên cần phải có chí tự động, tự cường, tự lập.
“Phải có khí khái ham làm việc chứ không ham địa vị.

Phải có quyết tâm, đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn,
làm cho kỳ được.
Phải có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học luôn, học mãi. Học văn hóa,
học chính trị, học nghề nghiệp.
Phải có lòng kiên quyết tham gia kháng chiến để tranh cho kỳ được
thống nhất và độc lập, dân chủ và tự do.

8


( 2)

.

Như thế, mới xứng đáng thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà”

II. Cơ sở khoa học của việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh THCS trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1. Vai trò của hoạt động trong sự phát triển nhân cách.
Theo tâm lý học hoạt động, nói đến sự hình thành và phát triển nhân
cách trẻ em và học sinh, cần phải đề cập đến các phạm trù hoạt động chủ đạo
và hoạt động giao lưu. Hoạt động bao giờ cũng nhằm vào những đối tượng nhất
định. Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của người lớn, trẻ em thực hiện những hoạt
động khác nhau và bằng hoạt động, trẻ em lónh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội. Sự hình thành nhân cách về phương diện đạo đức là quá trình con người
lónh hội nội dung của những quan hệ xã hội chứa đựng những giá trị, những
chuẩn mực do xã hội quy định thông qua họat động cộng đồng và giao lựu với
người khác, với xã hội.
Tâm lý và nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành thông
qua hoạt động. Ở lứa tuổi thiếu niên (10 - 15 tuổi), hoạt động chủ đạo là giao
lưu. Lúc này, vị trí của thiếu niên ở gia đình cũng như quan hệ bạn bè có thay

đổi, học tập không chỉ nhằm lónh hội tri thức mà còn lónh hội những chuẩn mực,
những giá trị xã hội. Giao lưu bạn bè, giao lưu xã hội thường xuyên diễn ra
trong các hình thức hoạt động chung, hoạt động tập thể: học tập, lao động, văn
nghệ, thể thao, vui chơi giải trí, hoạt động xã hội...
Các nhà nghiên cứu cho rằng: chính trong quá trình sống, học tập, lao
động, giao lưu, vui chơi, giải trí.. con người đã tự hình thành và phát triển nhân
cách của mình, chủ yếu theo quy luật lónh hội các di sản văn hóa vật chất và
tinh thần do thế hệ trước để lại. Bằng các hoạt động xã hội, con người từ nhỏ đã
dần dần lónh hội nội dung giáo dục mà loài người chứa đựng trong các mối quan
hệ xã hội có liên quan tới hoạt động của họ. Chính nhờ vào các mối quan hệ với
thế giới tự nhiên và thế giới đồ vật do các thế hệ trước tạo ra, nhờ vào các quan
hệ xã hội mà con người có được thông qua các hoạt động đa dạng và phong
phú, nhân cách con người đã hình thành và phát triển.
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu sự tác động của
nhiều nhân tố: Nhân tố sinh học (di truyền), nhân tố môi trường (trong đó vai
trò của nhân tố giáo dục là chủ đạo) và quan trọng nhất là hoạt động của cá
nhân, nó đóng vai trò quyết định trực tiếp tới sự hình thành và phát triển nhân
cách.
Ở lứa tuổi thiếu niên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động chủ đạo
là hoạt động xã hội công ích: hoạt động giao lưu, hoạt động học tập định hướng
nghề nghiệp...

2

Hồ Chí Minh về giáo dục và tổ chức thanh niên. NXB Thanh niên 1999

9


Như vậy, hoạt động là điều kiện, là phương tiện và là con đường để hình

thành, phát triển nhân cách. Sự phát triển nhân cách được hiểu là một quá trình
cải biến toàn bộ sức mạnh thể chất và tinh thần - các sức mạnh bản chất của
con người. Quá trình này diễn ra trong hoạt động, nhờ đó sự phát triển về mặt
thể chất, tâm lý, xã hội - biểu hiện của sự phát triển nhân cách, không chỉ là sự
biến đổi về lượng mà đồng thời còn là những sự biến đổi về chất trong mỗi
người.
2. Đặc điểm của học sinh phổ thông trung học cơ sở:
Học sinh phổ thông trung học cơ sở có đặc trưng nổi bật là sự phát triển
nhảy vọt về sinh lý - liên quan đến hiện tượng dậy thì, phát dục. Đây là giai
đoạn đổi thay từ trẻ nhỏ thành người lớn, sự chuyển biến từ thời thơ ấu sang tuổi
trưởng thành. Các em nhận ra sự phát triển mạnh mẽ và đột ngột đó, bắt đầu
chú ý đến cơ thể, đến vẻ bề ngoài của mình. Do vậy, gia đình và nhà trường
phải chú ý đến đặc điểm này ở học sinh để giáo dục, điều chỉnh hành vi của các
em cho hợp lý. Ở lứa tuổi này, các em mong muốn khẳng định các giá trị phẩm
chất và năng lực của bản thân, muốn sống tự lập, mong làm những việc có ý
nghóa. Sự tham gia vào đời sống của người lớn, đảm nhiệm một số công việc
của người lớn lúc này làm chúng ta thay đổi quan niệm, thái độ đối với các em,
vì chúng "không còn là trẻ con nữa". Điều này làm tăng tính tích cực trong học
tập và hoạt động xã hội của học sinh; tuy nhiên, các em cũng chưa hiểu rõ được
hạn chế về sức lực của mình, có khi các em còn đánh giá lại các giá trị của
người lớn. Những biểu hiện như sự bướng bỉnh, dễ bị kích động, sự vụng về, kết
quả học tập giảm sút... là những biểu hiện dễ thấy ở lứa tuổi này. Sự thay đổi
về tính tình như trở nên e thẹn, nhút nhát hoặc khoe khoang, có khi hăng hái
nhiệt tình, có khi lại thờ ơ... là biểu hiện mất thăng bằng về sinh lý do sự biến
đổi không đều ở tuổi dậy thì; cơ thể phát triển nhanh trong một thời gian ngắn
nhưng những suy nghó, tâm tư, tình cảm lại chưa trưởng thành và ổn định.
Để định hướng tốt cho sự phát triển nhân cách của các em, các thầy cô
giáo, cha mẹ học sinh và những người lớn xung quanh cần đi sâu vào thế giới
nội tâm của các em, hiểu rõ nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý của chúng để kịp
điều chỉnh, uốn nắn, thúc đẩy, lôi cuốn học sinh vào các loại hoạt động phát

huy được tính tích cực và sự độc lập sáng tạo của học sinh, hình thành và phát
triển ở các em một nhân cách toàn diện.
Một trong những đặc điểm tâm lý của nhân cách thiếu niên là "cảm giác
là người lớn" (A.V.Pêtrốpxki). Ở lứa tuổi này, sự trưởng thành về mặt xã hội là
sự chuẩn bị quan trọng để chúng gia nhập vào xã hội người lớn; mặc dù tuổi
thiếu niên chưa giống người lớn, nhiều biểu hiện bề ngoài còn trẻ con, trực tính,
song bên trong đã ẩn giấu mầm mống của cái mới. Quá trình tự ý thức đang
diễn ra mạnh mẽ ở tuổi này: mong muốn, khát khao được làm người lớn, ý thức
được mình không còn là trẻ con, đồng thời tính tích cực xã hội của thiếu niên
biểu hiện ở chỗ rất nhạy bén với chuẩn mực, hành vi của người lớn và quan hệ

10


của họ. Do vậy, trong quan hệ qua lại với người lớn, dễ nảy sinh xung đột nếu
như người lớn luôn đối xử với các em theo cách cũ, không thay đổi.
Đặc biệt ở lứa tuổi thiếu niên, giao lưu trong các nhóm bạn bè có ảnh
hưởng quan trọng đến sự phát triển nhân cách. Quan hệ bạn bè vượt ra khỏi
phạm vi nhà trường có giá trị cao đối với các em, thậm chí đẩy lùi học tập
xuống hàng thứ hai đối với lứa tuổi này. Do vậy, những hiện tượng biến đổi đột
ngột về tính cách, lối sống của thiếu niên nhiều khi chịu ảnh hưởng lớn từ bạn
bè. Tình bạn ở lứa tuổi này khác với lứa tuổi nhi đồng ở chỗ: vị trí của trẻ nhi
đồng phụ thuộc vào sức học và nó là cơ sở để thiết lập tình bạn, còn ở tuổi thiếu
niên, điều quan trọng lại là những phẩm chất của tình bạn, sự nhanh trí, tính can
đảm và kó năng làm chủ bản thân.
Tóm lại, những đặc điểm về tâm - sinh lí, đặc điểm về nhận thức, giao
tiếp, học tập, tình bạn của học sinh trung học cơ sở là nền tảng quan trọng đối
với các lực lượng giáo dục. Giáo dục ở nhà trường, trong gia đình và ngoài xã
hội cần phải chú ý đến những đặc điểm trên để tổ chức các hoạt động giáo dục
cho phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS.

3/ Sự cần thiết phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
học sinh trong hoạt động giáo dục.
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại phát triển
không ngừng của khoa học công nghệ. Để tồn tại và phát triển trong xã hội ấy,
chúng ta phải có các điều kiện để thực hiện CNH, HĐH đất nước. Ngoài các
điều kiện về tiền vốn, khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng kinh tế, thì điều kiện
đặc biệt quan trọng là phải có nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu CNH,
HĐH đất nước. Phát huy cao nhất khả năng tích cực chủ động sáng tạo của con
người nói chung và học sinh nói riêng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã
hội.
Với tư cách là một bộ phận quan trọng của quá trình giáo dục nói chung,
công tác giáo dục NGLL góp phần thực hiện mục đích chung của quá trình giáo
dục, hình thành nhân cách tốt cho học sinh, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng
cơ bản phù hợp với lứa tuổi, giáo dục hành vi, kỹ năng, thói quen, thể hiện qua
các mối quan hệ, các hoạt động khác nhau.
Tri thức mà học sinh tiếp thu được trong giờ lên lớp là những tri thức cơ
bản nhất, phổ thông nhất, hiện đại nhất. Tuy nhiên, nếu không được củng cố, bổ
sung tiếp thì tri thức đó có thể không duy trì được lâu bền. Vì vậy, phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động giáo dục NGLL sẽ giúp
cho công việc củng cố, khắc sâu tri thức đã học được tốt, đồng thời tăng cường
cho học sinh sự hiểu biết thêm về tự nhiên, xã hội, con người. Từ đó tạo cơ hội
để cho các em tiếp cận với những hoạt động khoa học – kỹ thuật, lao động sản
xuất, văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao, xã hội – nhân đạo. Bằng những
hình thức hoạt động cụ thể, các em sẽ được vận dụng những tri thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống, kiểm nghiệm những tri thức đó, làm cho nó đi vào tieàm

11


thức của học sinh một cách chắc chắn và lâu bền, đồng thời làm cho phong phú

thêm vốn hiểu biết của học sinh bằng những tri thức mới, kích thích sự phát
triển tư duy trí tuệ của các em
III – NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan đến
nội dung của các môn học, các lónh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ,
giáo dục lao động, giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an
toàn giao thông, giáo dục dân số, giáo dục môi trường…
đây:

Nội dung của hoạt động của giáo dục NGLL thể hiện ở 6 loại hình sau
1. Hoạt động xã hội - chính trị

Đó là những hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễ
lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang được quan tâm, các
hoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, các dân
tộc; các hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghóa, hoạt động từ thiện,.…
2. Hoạt Động Văn Hoá, Nghệ Thuật
Nội dung của các hoạt động văn hoá, nghệ thuật hướng vào việc giáo
dục của học sinh có được nhiều hiểu biết, những tình cảm chân thành đối với
con người, với Tổ quốc, với thiên nhiên và cả với chính bản thân mình, nội
dung của hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể hiện ở nhiều hìnnh thức khác nhau
như: sinh hoạt văn nghệ, các cuộc thi (thi vẻ đẹp tuổi thiếu niên, thi khéo tay…),
tổ chức đi xem phim, đi xem biểu diễn văn nghệ, các cuộc tham quan du lịch
hay cắm trại, các Câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi…
3. Hoạt Động Thể Dục, Thể Thao
Hoạt động thể dục, thể thao sẽ giúp cho học sinh có điều kiện rèn luyện
thể lực, tăng cường sức khỏe, hình thành nhiều phẩm chất tốt.
Hoạt động thể dục, thể thao diễn ra với nhiều hình thức như: thể dục
giữa giờ chống mệt mỏi; các hình thức nghỉ ngơi tích cực (thể dục nhịp điệu, đá
cầu, nhảy dây, các trò chơi tập thể…); hoạt động của các đội bóng đá mini, cờ

vua, điền kinh, hoạt động thể dục thể thao trong ngày hội vui khỏe, ngày
hội thể thao toàn trường.
4. Hoạt Động Theo Hứng Thú Khoa Học, Kỹ Thuật
Nội dung của loại hình này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềm say
mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế.
Đó là hoạt động của Câu lạc bộ theo chuyên đề; sưu tập tìm hiểu về xã hội,
khoa học, về các hiện tượng của tự nhiên, về các danh nhân, các nhà bác học,
những tấm gương ham học, về các ngành trong xã hội; tham quan cơ sở sản xuất,
các doanh nghiệp v.v…

12


5. Hoạt Động Công Ích
Là các hoạt động trong đó học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ mội
trường, cảnh quan của nhà trường, của địa phương bằng những việc làm hữu
ích, thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em.
6. Hoạt Động Vui Chơi Giải Trí
Vui chơi giải trí là hoạt động giúp học sinh thư giãn sau giờ học miệt
mài, căng thẳng. Nội dung của hoạt động vui chơi giải trí phải nhẹ nhàng, ngắn
gọn, cụ thể, dễ thực hiện và có tác dụng kích thích sự hưng phấn của học sinh,
làm giảm đi sự căng thẳng mệt mỏi ở các em. Vui chơi giải trí có nhiều hình
thức như: thi đố vui, thi đấu thể thao, thi ứng xử, chơi trò chơi…
Các loại hình hoạt động giáo dục NGLL được thực hiện chủ yếu trong
tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và bằng hoạt động
của ngày cao điểm trong tháng.
IV. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA
HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL.
Cần bám sát mục tiêu giáo dục THCS, đặc biệt là phải rèn luyện cho
học sinh tác phong làm việc và những kỹ năng, kỹ xảo của người lao động thời

kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp lứa tuổi.
Hình thành ở các em khả năng thích ứng với những thay đổi trong thực
tiễn để có thể tự chủ, năng động trong hoạt động, trong cuộc sống.
Khả năng biết hành động, biết làm, biết giải quyết những tình huống
mới nảy sinh trong thực tiễn.
Khả năng biết hợp tác với cá nhân, nhóm và tập thể để đạt mục tiêu
chung của hoạt động.
Khả năng hoàn thiện, trước hết thể hiện ở khả năng tự học, tự rèn luyện,
ham hiểu biết nhằm khẳng định bản thân.
Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc tổ
chức hoạt động theo từng nhóm nhỏ hoặc ở qui mô lớp là rất cần thiết. Trong
hoạt động, học sinh tuy giữ vai trò chủ thể, tự điều khiển và tự giải quyết các
tình huống nảy sinh, nhưng phải có sự giúp đỡ của giáo viên. Trong các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên phải là người giữ vai trò cố vấn, giúp
học sinh xác định mục tiêu, xây dựng nội dung chương trình cách thức tổ chức
và điều khiển hoạt động, cuối cùng là tự đánh giá và rút ra bài học kinh
nghiệm. Giáo viên phải thực tin tưởng và tôn trọng học sinh, tạo ra các mối
quan hệ hợp tác, đồng trách nhiệm giữa giáo viên và học sinh. Điều đó sẽ giúp
các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo hơn, đồng thời khẳng định được vai
trò là chủ thể của hoạt động mình.

13


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG,
SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THCS TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL
I. Vài nét về tình hình ngành học phổ thông năm 2002_ 2003 của tỉnh
An Giang.
Số trường THCS là 112 tăng 2 trường so với năm học trước. Tổng số

học sinh cấp 2 đầu năm là 126.050, tăng 5,42% so với năm học 2001 _ 2002.
Đến cuối năm học, số học sinh THCS là 120.698, giảm 4,25% so với đầu năm
học (tỉ lệ giảm của năm trước là 5,45%). Tỉ lệ tuyển mới lớp 6 so với học sinh
tốt nghiệp tiểu học đạt 94,35%.
Tỉ lệ bỏ học học sinh cấp 2 của năm học 2001 _ 2002 (tính đến đầu năm
học 2002_2003) là 10,29% (năm trước 11,11%), học sinh lưu ban là 1,34%
(năm trước 1,65%).
Việc huy động học sinh cấp 2 chưa đạt kế hoạch đề ra, nguyên nhân là
do việc huy động học sinh bỏ học trở lại trường chưa đạt hiệu quả chỉ có 1.523
học sinh bỏ học các năm trước trở lại trường, với tỉ lệ 14,8%. Tỉ lệ bỏ học còn
cao hơn dự kiến còn khá xa. Hiệu quả đào tạo căn cứ vào tỉ lệ hoàn thành cấp
học, chu kỳ 1998 _ 2002 của bậc THCS là 56,98%.
Tỉ lệ đi học chung của bậc THCS so dân số độ tuổi là 59,24%, nhưng tỉ
lệ đi học đúng độ tuổi chỉ đạt 49,68% (thống kê giữa năm học).
Số trường THPT là 56, tăng 3 trường so với năm học trước, trong đó có
một trường dân tộc nội trú cấp tỉnh tại huyện Tri Tôn, 16 bán công, 2 Trường
dân lập.
Tổng số học sinh cấp 3 đầu năm là 44.790 tăng 6,50% so năm học trước
(tỉ lệ tăng năm trước là 7,33%), trong đó có 13.422 học sinh bán công, chiếm tỉ
lệ 30,16% so tổng số (năm trước 28,76%). Đến cuối năm học, số học sinh cấp 3
là 42.624 (trong đó 12.140 học sinh bán công) giảm 4,17% so với đầu năm học,
(tỉ lệ giảm so cùng kỳ năm trước là 4,14%). Ngành tiếp tục tách dần các trường
THPT có cấp 2 và 3 chung, đến năm nay đã có 33 trường cấp 3 độc lập (năm trước 25
trường).
Tỉ lệ bỏ học học sinh cấp 3 của năm học 2001 _ 2002 (tính đến năm học
2002 _ 2003) là 8,68% (năm trước 12,72%) và lưu ban là 0,95% (năm trước 1,68%).
Học sinh THPT tiếp tục tăng do việc phân hóa vào các trường THCN
chiếm tỉ lệ thấp, tỉ lệ đi học chung của bậc THPT so với độ tuổi là 26,45%,
nhưng tỉ lệ đi học đúng độ tuổi chỉ đạt 19,61% (thống kê giữa năm học).


14


Ở bậc Trung học: các trường đều có quan tâm đến giáo dục chính trị,
đạo đức cho học sinh, kết hợp nhiều loại hình giáo dục (theo chủ đề, chủ điểm,
các hoạt động ngoài giờ…) hoặc thông qua nội dung bài dạy để giáo dục truyền
thống, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Đa số học sinh có ý thức tốt
rèn luyện hạnh kiểm, chấp hành tốt nội qui nhà trường, lễ phép với thầy cô…
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh vi phạm về trật tự, an toàn
xã hội và các tệ nạn xã hội khác, đáng lo ngại nhất là việc sử dụng chất ma tuý,
dùng hung khí đánh nhau, trấn lột…, nhất là đối với các địa bàn thị tứ.
Phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi tuy có quan tâm nhưng chưa mạnh,
chất lượng các giải đạt được ở các kỳ thi còn thấp. Nhìn chung,chất lượng ở bậc
học này được củng cố, có chuyển biến, nhưng chậm, hiệu quả đào tạo thấp (3).
Việc thực hiện chương trình ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm
lớp 6 còn nhiều khó khăn, do bản thân giáo viên còn thiếu nhiều kỹ năng cũng
như phương tiệ n phục vụ chưa cung cấ p kịp thờ i nên thự c hiệ n cò n lú n g
tú n g, hiệ u quả thấ p .
Còn bộ phận cán bộ quản lý trường học thiếu quan tâm hoặc còn lúng
túng trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức dạy học ở các lớp
thay sách.
Hiệu quả ở một số trường chưa thực sự đầu tư đúng mức cho công tác
quản lý, chỉ đạo, rút kinh nghiệm kịp thời đối với các lớp thay sách.
Điề u kiện cơ sở vậ t chấ t cò n thiế u , bà n ghế chưa phù hợ p cho việ c
tổ chức học nhó m .
Một bộ phận giáo viên cũng như học sinh chưa thích nghi kịp phương
pháp mới.
II. Thực trạng về phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh THCS trong hoạt động giáo dục NGLL:
Bảng 1: Tìm hiểu về thiết kế hoạt động GDNGLL.

Phiếu dành cho Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, Giáo viên chủ nhiệm
và học sinh trung học cơ sở.
STT

1
2
3

Điều tra

Hiệu Trưởng
T.P trách Đội

Số
lượng

58
58

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL LÀ DO:
Học sinh tự thiết kế Học sinh và
Người lớn Học sinh tự
và được sự chỉ dẫn thầy cô giáo
thiết kế
thiết kế
của thầy cô giáo
thiết kế
SL
%
SL

%
SL
%
SL
%
37 63,79
0
0,00
15
25,86
6
10,34
37 63,79
0
0,00
13
22,41
8
13,79

Báo cáo năm học Sở Giáo Dục An Giang. Năm 2003

15


3
4
5

GVCN

Học sinh
Tổng cộng chung

659 398 60,39
1020 533 52,52
1795 1005 55,98

0
0
0

0,00
0,00
0,00

164
289
481

24,88
28,33
26,79

97
198
309

14,71
19,41
17,21


Kết quả khảo sát bảng 1 về thiết kế hoạt động Giáo Dục NGLL
Tổng hợp chung tất cả các ý kiến của Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, Giáo
viên chủ nhiệm, và học sinh THCS. Đánh giá người lớn thiết kế HĐGDNGLL
có tất cả 1005 ý kiến, chiếm tỉ lệ 55,98 %. Như vậy so với các ý kiến còn lại
người lớn thiết kế chiếm ưu thế và các em tự thiết kế thì không có ý kiến.
-

Học sinh thiết kế và được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo.Tổng
hợp đánh giá có 481 ý kiến, chiếm tỉ lệ 26,79%.

-

Học sinh và thầy cô giáo thiết kế tổng hợp có 309 ý kiến,
chiếm tỉ lệ 17,21%.

BẢNG 2: TÌM HIỂU ĐIỀU KHIỂN HĐGDNGLL
Phiếu dành cho Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, Giáo viên chủ nhiệm và
học sinh trung học cơ sở.

STT

1
2
3
4
5

Điều Tra


Hiệu trưởng
Tổng phụ trách Đội
GVCN
Học sinh
Tổng cộng chung

Số
Lượng

AI LÀ NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGLL?
Thầy cô Học sinh Học sinh Thầy cô
Tổng
Ban
điều
điều khiển
giáo và
giáo
phụ
Giam
hoàn toàn khiển có học sinh
Hiệu trách đội
sự chỉ dẫn điều khiển
của người
lớn

SL
58
3
58

11
659 65
1020 141
1795 220

% SL %
5,17 15 25,86
18,96 12 20,68
9,86 117 17,75
13,82 207 20,29
12,25 351 19,55

SL
3
3
83
191
280

%
5,17
5,17
12,59
18,72
15,59

SL
6
3
52

91
152

%
10,34
5,17
7,89
8,92
8,46

SL
26
19
208
211
464

%
44,82
32,75
31,56
20,68
25,84

SL
5
10
134
179
328


Tổng cộng chung tất cả các ý kiến của Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, GVCN và
học sinh THCS về điều khiển HĐGDNGLL: Ban giám hiệu điều khiển có 220 ý
kiến, chiếm tỉ lệ 12,25%; Tổng phụ trách đội điều khiển có 351 ý kiến, chiếm tỉ lệ
19,55%; Thầy cô giáo điều khiển có 280 ý kiến, chiếm tỉ lệ 15,59%; Học sinh điều
khiển hoàn toàn chỉ có 152 ý kiến, chiếm tỉ lệ 8,46%; Học sinh điều khiển có sự chỉ

16

%
8,62
17,24
20,33
17,54
18,27


dẫn của người lớn tổng cộng có 464 ý kiến, chiếm tỉ lệ 25,84%; Thầy cô giáo và học
sinh điều khiển có 328 ý kiến, chiếm tỉ lệ 18,27%.
Như vậy, đánh giá chung của Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, GVCN, học sinh
THCS: Học sinh điều khiển hoàn toàn còn rất thấp, chỉ có 8,46%; thầy cô giáo giúp
đỡ, chỉ dẫn để học sinh điều khiển tỉ lệ cũng không khả quan, chỉ có 25,84%

BẢNG 3 TÌM HIỂU TỔNG KẾT HĐGDNGLL
Phiếu dành cho: Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, Giáo viên chủ nhiệm và học sinh
trung học cơ sở.
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL LÀ DO:
Người lớn
Học sinh tổng Học sinh và
Số

kết và được sự thầy cô giáo
STT
Điều tra
Hoc sinh tự chỉ dẫn của
Lượng
tổng kết
tổng kết
thầy cô giáo
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1 Hiệu trưởng
58
26 44,82 12 20,68
3
5,17
17
29,31
2 T.P trách đội
58
24 41,37 13 22,41
2
3,44
19
32,75

3 GVCN
659 226 34,29 149 22,61 21
3,18
263
39,90
4 Hoïc sinh
1020 344 33,72 203 19,90 66
6,47
407
39,90
5 Tổng cộng chung 1795 620 34,54 377 21,00 92
5,12
706
39,33
Kết quả khảo sát bảng 3: Tổng cộng chung cho chúng ta thấy Hiệu trưởng, Tổng phụ
trách đội, Giáo viên chủ nhiệm và học sinh THCS đánh giá người lớn tổng kết hoạt
động có 620 ý kiến, chiếm tỉ lệ 34,54%.
-Học sinh tự tổng kết có 377 ý kiến, chiếm tỉ lệ 21%; học sinh tổng kết và
được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo có 92 ý kiến, chiếm tỉ lệ 5,12%; học sinh và giáo
viên tổng kết có 706 ý kiến, chiếm tỉ lệ 39,33%. So với yêu cầu đổi mới của giáo dục
hiện nay là không đạt; học sinh và giáo viên tổng kết cũng chỉ có 39,90%.
BẢNG 4: TÌM HIỂU THAM DỰ HĐGDNGLL

17


Phiếu dành cho: Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, Giáo viên chủ nhiệm và học sinh
trung học cơ sở.

STT


1
2
3
4
5

Điều tra

THAM DỰ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL LÀ DO:
Nhà trường Học sinh tự Nhà trường thầy Học sinh
thầy cô
giác tham gia cô giáo khởi
khởi xướng
Số giáo sắp
xướng học sinh cùng giáo
lượng đặt sẵn
tham gia
viên quyết
định

Hiệu trưởng
58
T.P trách đội
58
GVCN
659
Học sinh
1020
Tổng cộng chung 1795


SL
8
7
118
217
350

%
13,79
12,06
17,90
21,27
19,49

SL
7
3
59
208
277

%
12,06
5,17
8,95
20,39
15,43

SL

43
48
482
595
1168

%
74,13
82,75
73,14
58,53
65,06

SL
0
0
0
0
0

%
0
0
0
0
0

Kết quả khảo sát bảng 4: Tổng cộng chung học sinh tham dự HĐGDNGLL chủ yếu là
do nhà trường, thầy cô giáo sắp đặt sẵn (19,49%); nhà trường, thầy cô giáo khởi
xướng học sinh tham gia thực hiện (65,06%); học sinh tự giác tham dự có 15,43%;

học sinh khởi xướng cùng giáo viên quyết định không có ý kiến.
Ngoài việc tiến hành điều tra bằng phiếu 58 Hiệu trưởng, 58 Tổng phụ
trách đội, 659 Giáo viên chủ nhiệm và 1020 học sinh ở trường THCS Tỉnh An
Giang, chúng tôi còn trực tiếp dự 16 tiết HĐGDNGLL ở trường THCS. Cụ thể
ở các trường sau đây:
- THCS Nguyễn Trãi TP.Long Xuyên: 2 tiết, 1 tiết sinh hoạt tại lớp
7A6 và 1 tiết dự sinh hoạt dưới cờ toàn trường (khối 6, khối 7)
- THCS Mỹ Thới: 02 tiết, hoạt động trên lớp 6A3 và lớp 7A9
- THCS An Châu: 03 tiết, lớp 7A9.
- THCS Hòa Bình Chợ Mới: 02 tiết tại lớp 6A2 và lớp 6A3.
- THCS Tà Đảnh Tri Tôn: 02 tiết tại lớp 7A1.
- THCS Nguyễn Trãi Châu Đốc 03 tiết: (lớp 7A6; lớp 6A5 và lớp 8A5).
- THCS Núi Sập: 02 tiết tại lớp 7A5
Quan sát trực tiếp kết hợp với trao đổi tọa đàm chúng tôi nhận thấy có
04 tiết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh ở khâu điều
khiển, tổng kết hoạt động GDNGLL.
Còn lại 12 tiết các nhà quản lý giáo dục chưa phát huy tốt tính tích cực
chủ động, sáng tạo của học sinh trong HĐGDNGLL: người lớn lập kế hoạch

18


hoạt động, điều khiển và đánh giá, tổng kết hoạt động GDNGLL. Học sinh ở tư
thế bị động.
Nhận xét chung:
Qua thực tế điều tra về việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong hoạt động GDNGLL, chúng tôi nhận thấy rằng: trong HĐGDNGLL, dưới sự
hướng dẫn của thầy cô giáo, học sinh giữ vai trò chủ thể, tự điều khiển và tự giải
quyết các tình huống nảy sinh chưa thực sự tốt. Điều đó đã thể hiện ở các khâu về
thiết kế chương trình, kế hoạch cho tiết hoạt động GDNGLL đánh giá chung của

Hiệu trưởng, Tổng phụ trách đội, Giáo viên chủ nhiệm và chính bản thân của các em
chỉ đạt có 26,79%.
-

Học sinh điều khiển tiết hoạt động GDNGLL dưới sự hướng dẫn của
người lớn đạt tỉ lệ 25,84%

-

Học sinh tổng kết và được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo, tổng cộng chung
chỉ có 5,12%.

Như vậy, nếu so với yêu cầu HĐGDNGLL theo định hướng đổi mới hiện nay, ở
trường THCS chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
tham gia hoạ động. Học sinh thụ động trước những quyết định của thầy cô giáo,
… Cách đối xử như vậy làm cho học sinh thiếu tự tin, không dám bộc lộ ý kiến,
hạn chế sự phát triển về mặt tâm lý, xã hội của các em.
III/ NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG:
Từ thực trạng điều tra về việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh trong hoạt động giáo dục NGLL ở trường THCS tỉnh An Giang,
chúng tôi rút ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa phát huy tốt tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong HĐGDNGLL như sau:
1/ Nguyên nhân chủ quan:
Bản thân cán bộ quản lý giáo dục chưa nhận thức một cách sâu sắc và
toàn diện về phương pháp làm việc của mình đối với học sinh THCS; chưa nhận
thức một cách đầy đủ về năng lực tự quản của tập thể học sinh; chưa thấy hết vị
trí vai trò, nhiệm vụ quan trọng của cán bộ lớp trong các phong trào hoạt động,
thực hiên chủ điểm giáo dục năm học, còn ngại khó trong việc tập dượt rèn
luyện cho Ban cán bộ lớp biết cách làm việc. Trên một số mặt công tác của lớp,
cán bộ quản lý giáo dục không tin tưởng các em, còn bao biện làm thay các em,

không thấy hết ý nghóa công việc của các em làm.
- Việc tự học, tự nghiên cứu, cải tiến nội dung, phương pháp, phương
tiện hoạt động giáo dục NGLL chưa tiến hành thường xuyên, nếu có làm thì
chất lượng cũng chưa cao.
- Hoạt động giáo dục NGLL chưa chú ý gắn liền với thực tiễn, với việc
thường xuyên phát huy năng lực tự quản của tập thể học sinh trong lónh vực
giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường xã hội chủ nghóa.

19


- Sự chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động trong giáo dục NGLL không sát thực
tế, không có kiểm tra, đôn đốc, biểu dương, khen thưởng kịp thời các cán bộ
quản lý giáo dục tốt, Ban quản lý chỉ đạo HĐGDNGLL không thường xuyên
tổng kết, tổ chức học tập kinh nghiệm về phương pháp hoạt động GDNGLL.
- Ở những nơi cán bộ quản lý giáo dục (phòng Giáo Dục, Hiệu Trưởng)
chưa qua trường lớp chỉ đạo công tác HĐGDNGLL chậm đổi mới, làm việc trên
cơ sở kinh nghiệm thực tế của mình, thiếu lý luận. Do đó sức thuyết phục không
cao, hiệu quả hoạt động thấp.
2/ Nguyên nhân khách quan:
- Trên thực tế trong nhiều năm qua chúng ta chưa có sự đầu tư thỏa đáng
cho HĐGDNGLL, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia
đình và xã hội. Không có sự thống nhất từ mục tiêu, chương trình, kế hoạch, đôi
khi còn đối lập nhau,…
- Về cơ sở vật chất cho hoạt động GDNGLL hầu như không có gì, ngoài
cuốn sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.
- Mô hình cơ chế chỉ đạo HĐGDNGLL còn chưa rõ ràng, cơ chế phối
hợp với các lực lượng xã hội còn nhiều khó khăn.
CHƯƠNG III: MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM VỀ VIỆC PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG

HĐGDNGLL:
I/ ĐỊA BÀN THỬ NGHIỆM:
Chúng tôi chọn khối lớp 7 ở trường THCS An Châu, Châu Thành và
khối 7 Trường THCS Nguyễn Trãi Châu Đốc.
- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật dành cho hoạt động GDNGLL ở
mức độ trung bình, không nổi trội.
- Mức độ quan tâm của lãnh đạo nhà trường: có trách nhiệm và có tạo
điều kiện cho HĐGDNGLL.
- Các phong trào khác của địa phương không yếu, cũng không nổi trội.
II/ CƠ CHẾ CHỈ ĐẠO:
MÔ HÌNH CƠ CHẾ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TRƯỞNG BAN
HIỆU TRƯỞNG

20


PHÓ BAN
HIỆU
PHÓCM

PHÓ BAN

PHÓ BAN

TỔNG PHỤ
TRÁCH ĐỘỊ

HIỆU PHÓ

HĐGDNGLL

KHỐI TRƯỞNG
CN

GIÁO VIÊN
BỘ MÔN

HỘI TRƯỞNG
CHA ME,Ï HS

GVCN

CÁC ĐOÀN
THỂ

Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền, đoàn thể và phụ huynh học sinh.
- Phát huy vai trò chỉ đạo, lãnh đạo và tạo điều kiện của Ban Giám Hiệu
nhà trường đến các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách
Đội, Đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong nhà trường đồng thời liên kết chặt
chẽ với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, phụ huynh học sinh tronh quá trình
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các dạng hoạt động: sinh hoạt dưới cờ,
tập trung toàn trường cũng như sinh hoạt trên từng lớp học.
Điều kiện thực hiện: Nội dung hoạt động và tổ chức thực hiện phần lớn
phụ thuộc vào định hướng của nhà trường, được đưa vào chương trình công tác,
kế hoạch đào tạo ngay từ đầu năm học mới. Phụ trách Đội và giáo viên chủ
nhiệm đều nắm được kế hoạch này, có thể chủ động về thời gian những điều
kiện và phương tiện tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc Ban Giám Hiệu
nhà trường trực tiếp chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp trên thực tế là yếu tố có tính chất quyết định.

Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng quản lý giáo dục
toàn diện học sinh trong một lớp, tổ chức học sinh hoạt động tự quản nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh.
Trong thử nghiệm, Ban Chủ Nhiệm đề tài cố gắng làm sáng tỏ vai trò
của người giáo viên chủ nhiện trên các phương diện sau đây:
Thứ nhất: Đó là vị trí người tham mưu về kế hoạch, thiết kế nội dung,
phương thức hoạt động giáo dục NGLL đối với lớp chủ nhiệm.
đó.

Thứ hai: Giáo Viên Chủ Nhiệm là người trực tiếp thi công bảng thiết kế

21


Thứ ba: Giáo Viên Chủ Nhiệm đòi hỏi phải luôn luôn gần gũi, gắn bó
với các em, hiểu được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu sở thích của lớp học sinh
mà mình phụ trách.
Thứ tư: Giáo Viên Chủ Nhiệm là “Chiếc cầu nối” giữa tập thể học sinh
với giáo viên bộ môn trong trường với các lực lượng xã hội khác, nhằm tạo điều
kiện cho các em phấn đấu, rèn luyện, tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ
điểm trong năm học.
Thứ năm: Giáo Viên Chủ Nhiệm phải được bồi dưỡng về công tác giáo
dục ngoài giờ lên lớp, có ý thức tự học để không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ công tác.
Thứ sáu: giáo viên hiểu tầm quan trọng về việc tham gia tích cực của
học sinh.
-Trách nhiệm của người lớn và học sinh trong việc thực hiện
HĐGDNGLL.
-Cung cấp cho trẻ thông tin.
Thứ bảy: Bồi dưỡng giáo viên có khả năng, hướng dẫn học sinh có tổ

chức các họat động GDNGLL theo hướng phát huy tính cực chủ động, sáng tạo
của học sinh.
Thứ tám: phân tích, đánh giá đúng mức độ tham gia của học sinh trong
các họat động cụ thể.
Thứ chín: Động viên, khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến về những vấn
đề có liên quan đến các em, hướng dẫn thực hiện các họat động GDNGLL một
cách tích cực hơn.
Thứ mười: Giáo viên biết tôn trọng sự tham gia tích cực của học sinh và
khích lệ các em thực hiện quyền được tham gia của mình.
- Sự tham gia gồm 2 bậc: không tham gia và tham gia có mức độ.
- Không tham gia là trước một vấn đề nào đó liên quan đến trẻ em,
người lớn hoàn toàn quyết định. Sự tham gia của trẻ em chỉ là hình thức chiếu
lệ. Điều nầy cần hết sức tránh trong lúc chúng ta cần ở sự phát huy tính tích cực
chủ động, sáng tạo của các em.
- Các mức độ tham gia của các trẻ em tùy thuộc vào vai trò của trẻ em
và người lớn trong từng công việc cụ thể. Mức độ thấp là trẻ em được giao
nhiệm vụ, được thông báo được hỏi ý kiến-mức độ cao là trẻ em được tổ chức
điều khiển, người lớn giữ vai trò người hướng dẫn giúp đỡ khi trẻ em yêu cầu.
Với những chức năng nhiệm vụ nêu trên trách nhiệm của người giáo
viên chủ nhiệm hết sức nặng nề. Cần được bồi dưỡng đúng mức về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ công tác HĐGDNGLL để đảm bảo cho các giáo viên
chủ nhiệm lớp thực hiện tốt với công việc mình đang laøm.

22


Tổ chức họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp được đưa vào chương trình
công tác, kế họach đào tạo ngay từ đầu năm học mới, phụ trách Đội, giáo viên
chủ nhiệm lớp, phụ huynh học sinh đều nắm được kế họach này, để chủ động
thời gian, điều kiện, phương tiện tổ chức họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Việc Ban Giám hiệu nhà trường xác lập cơ chế chỉ đạo và trực tiếp chỉ đạo họat
dộng giáo dục ngoài giờ lên lớp đến các lớp học và giáo viên chủ nhiệm lớp,
trên thực tế lại là yếu tố rất quan trọng. Nó sẽ làm đảo lộn quan điểm trước đây
ta cứ nghó họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp là chuyện riêng của đồng chí
Tổng phụ trách Đội, nên thiếu kế họach đầu tư, chưa quan tâm thỏa đáng đến
kế họach họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp (từ Bộ giáo dục xuống tận các
trường học).
II/ TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM:
Sau khi đã xác lập mô hình cơ chế chỉ đạo tổ chức họat động giáo dục
ngoài giờ lên lớp. Ban giám hiệu trường THCS Châu Thành và THCS Nguyễn
Trãi Châu Đốc quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp về nội
dung, phương pháp tổ chức họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp. Thông qua kế
họach, chuẩn bị cơ sở vật chất cho họat động.
Trang bị cho các giáo viên chủ nhiệm khối 7 về sách giáo viên, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho các giáo viên tiến hànnh họat động giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
- Chuyển hóa vai trò họat động từ giáo viên sang học sinh.
- Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong việc thực
hiện các chủ điểm giáo dục, trong họat động học sinh giữ vai trò chủ thể lập kế
họach họat động tự điều khiển, tổng kết đánh giá họat động, tự giải quyết các
tình huống nảy sinh dưới với sự giúp đỡ cố vấn của giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngòai nhà trường
(Đòan thể, phụ huynh học sinh…) trong việc tổ chức họat động giáo dục ngòai
giờ lên lớp.
- Thực hiện tiết chủ nhiệm theo phân phối chương trình của Bộ, thảo
luận cách thực hiện trong giáo viên chủ nhiệm khối 7 nhằm thống nhất một
bước các hình thức họat động. Từng bước hướng dẫn học sinh trong tiết sinh
họat lớp đi dần vào chủ điểm của tuần trong tháng.
Tổ chức hội thảo giáo viên THCS Nguyễn Trãi Châu Đốc và giáo viên
chủ nhiệm THCS An Châu đều nhấn mạnh sự cần thiết của mô hình cơ chế chỉ

đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm điều chỉnh, hoàn thiện,
tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách của học sinh, coi trọng sự tiến bộ của
học sinh. Động viên khuyến khích học sinh tích cực tham gia tổ chức họat động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, tránh được áp lực tâm lý nặng nề trong buổi sinh
hoạt.

23


Đề nghị tiếp tục phát huy, thực hiện tiết sinh họat mẫu để các trường
học tập và hiện nay chúng tôi đã xây dựng xong tiết hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp mẫu ở 02 trường thể nghiệm.
* Cách Tiến Hành:
1/. Bồi dưỡng ban cán bộ lớp, lực lượng nòng cốt, học sinh nắm vững
chương trình HĐGDNGLL.
Chương trình gồm 2 phần: phần bắt buộc và phần tự chọn.
- Phần bắt buộc bao gồm 8 chủ điểm trong năm học và 1 chủ điểm trong
thời gian nghỉ hè.
- Phần tự chọn bao gồm: Các hoạt động câu lạc bộ môn học (Văn,
toán…).
- Các hoạt động câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật.
- Các hoạt động vui chơi.
- Các hoạt động giáo dục pháp luật (An toàn giao thông, phòng chống tệ
nạn xã hội, phòng chống AIDS, bảo vệ môi trường….)
- Bồi dưỡng học sinh nắm vững được nội dung chương trình, cách thực
hiện chương trình trong thực tế.
- Học và thực hành được những kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL.
tế.

- Nhiệt tình, chủ động và sáng tạo khi thực hiện chương trình trong thực


2/.Hướng dẫn sử dụng tư liệu tham khảo
3/.Hướng dẫn thực hiện các chủ điểm giáo dục.
Bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, nội dung hoạt
động của từng chủ điểm để thực hiện theo đúng kế hoạch đào tạo trường THCS
đã được Bộ giáo dục ban hành chính thức.
Thiết kế chương trình họat động phù hợp với điều kiện của trường,
của địa phương của đối tượng giáo dục.
4/.Bồi dưỡng học sinh nắm vững cấu trúc họat động giáo dục và cấu
trúc của chủ điểm giáo dục.

24


4.1 Cấu Trúc Của Hoạt Động Giáo Dục
Về nhận thức
Phần 1: Yêu cầu giáo dục HS về:

Về thái độ

ý Nghóa

Hết sức quan trọng:
- Chỉ đạo hoạt động đúng hướng
- Là căn cứ để xây dựng nội dung,
hình thức hoạt động.

Về KN, HV

- Là căn cứ để đánh giá kết quả hoạt

động.

Phần 2: Nội dung hình thức hoạt động

Giúp HS lãnh hội được yêu cầu giáo dục

Về phương tiện hoạt động
Phần 3: Chuẩn bị hoạt động:

Gần như quyết định KQHĐ
(Chuẩn bị tốt

KQ tốt….)

Về tổ chức hoạt động
Phần 4: Tiến hành hoạt động

- Thể hiện rõ sự chuẩn bị của GV, HS

(Trưng bày kết quả bước chuẩn bị)

- Thể hiện rõ nhu cầu hứng thú của HS
- Giúp HS lónh hội được yêu cầu giáo dục

Phần 5: Kết thúc hoạt động:

Nhận xét
Đánh giá

Giúp GV và HS rút kinh nghiệm

cho hoạt động sau tốt hơn

Khen thưởng
Khích lệ, động viên HS phấn đấu
tốt hơn

25


×