Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.34 KB, 42 trang )

Chuyên đề thực tập 1

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC VÀ MÔI
TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC MÔI
TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Công ty Cổ phần Nước Môi trường Việt Nam là một doanh nghiệp hoạt động
trên nhiều lĩnh vực bao gồm tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công, nghiên cứu ứng dụng
khoa học kỹ thuật có liên quan tới các công trình, dự án cấp thoát nước. Tuy nhiên
lĩnh vực tư vấn giám sát thiết kết kỹ thuật thi công là hoạt động chủ yếu của đơn vị.
Do đặc thù như vậy nên sản phẩm của công ty là các hồ sơ thiết kế, khảo sát được lập
theo từng hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng.
Sau khi hợp đồng kinh tế, công ty đã xác định được doanh thu của các hợp
đồng do vậy chi phí sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận mà công ty có thể
thu được. Chính vì vậy việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành của công ty là rất quan trọng trong việc tập hợp chi phí và việc xác định lợi
nhuận của công ty.
Tại công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, sau khi ký kết hợp đồng
công ty tổ chức các đội đi khảo sát thực địa làm cơ sở để lập nên các phương án thiết
kế. Mỗi địa phương có địa hình và địa chất khác nhau điều này ảnh hưởng lớn tới các
thiết kế công trình. Bên cạnh đó, theo các hợp đồng đã ký kết với khách hàng nên
công ty thiết kế dựa trên mức kinh phí, yêu cầu của đối tác. Điều này khiến cho sản
phẩm của công ty mang tính đơn chiếc, các công trình khác nhau có những thiết kế
khác nhau.
Chuyên đề thực tập 2

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Cổ phần Nước Môi trường
Việt Nam là các bộ hồ sơ theo từng hợp đồng kinh tế, trong đó các bộ hồ sơ bao gồm


các bản vẽ thiết kế kỹ thuật do công ty thiết kế. Các chi phí phát sinh trong quá trình
sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí sản xuất chung. Các chi phí này gồm 2 loại:
- Chi phí phát sinh trong toàn công ty phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
- Chi phí phát sinh tại các tổ đội, xí nghiệp trực tiếp sản xuất theo một hợp đồng cụ
thể.
Do đó mà chi phí sản xuất của công ty được hạch toán theo 2 phương pháp
sau:
- Trực tiếp: Các chi phí sản xuất liên quan đến từng hợp đồng riêng rẽ sẽ được
hạch toán trực tiếp cho hợp đồng khảo sát thiết kế đó
- Gián tiếp : Các chi phí sản xuất liên quan đến nhiều bộ phận, nhiều hợp đồng
khác nhau sẽ được tổng hợp và phân bổ cho từng hợp đồng theo các tiêu thực phù
hợp.
Có sự khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất khác, công ty thực hiện chế
độ khoán gọn các hợp đồng thiết kế cho các bộ phận sản xuất trực tiếp với một tỷ lệ
kinh phí sản xuất , thiết kế theo quy định với từng loại hợp đồng như thiết kế hay xây
lắp, cung ứng vật tư ngành nước...( tỷ lệ kinh phí phụ thuộc vào công việc cụ thể và
được phòng kinh tế dự toán tính toán trước khi giao khoán). Cụ thể tại các đơn vị
thiết kế kỹ thuật thì khi nhận hợp đồng thiết kế sẽ được công ty tạm ứng từ 60% đến
80% giá trị hợp đồng. Cơ sở để xác định mức kinh phí khoán này là doanh thu không
bao gồm thuế. Trong số 60% đến 80% giá trị hợp đồng được phân bổ như sau:
- 20% dùng cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- 30% - 40% dùng cho chi phí nhân công trực tiếp.
- 10% - 15% dùng cho các chi phí chung trực tiếp.
- 5% dùng cho các chi phí khác cũng có thể được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Chuyên đề thực tập 3

Để hạch toán các chi phí đó công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định
chung bao gồm TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “chi phí nhân
công trực tiếp”, TK 627 “chi phí sản xuất chung” và TK 154 “chi phí sản xuất kinh

doanh dở dang”. Ngoài ra công ty còn sử dụng TK 141 để hạch toán các khoản tạm
ứng, mức giao khoán cho tổ đội, xí nghiệp kinh phí thực hiện hợp đồng.
2.1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Tuỳ theo từng hợp đồng với khách hàng mà đối tượng tính giá thành của công
ty lại khác nhau. Đối với các hợp đồng khảo sát thiết kết thì đối tượng tính giá thành
sản phẩm là các bản vẽ thiết kế, đối với các hợp đồng thi công xây lắp là các công
trình cấp thoát nước. Do vậy công ty tiến hành tính giá thành sản phẩm theo hợp
đồng. Chi phí trực tiếp gián tiếp liên quan đến hợp đồng nào thì được tập hợp theo
hợp đồng đó, các chi phí sản xuất chung thì được phân bổ theo các tiêu thức hợp lý.
Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất
theo đơn đặt hàng của khách hàng, giá trị của các hợp đồng cũng không quá lớn, thời
gian thực hiện không quá dài do vậy công ty sử dụng sử dụng phương pháp tính giá
thành sản phẩm là phương pháp giản đơn hay còn gọi là phương pháp trực tiếp. Việc
tính giá thành sản phẩm tại công ty chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ
tính giá thành thường không trùng với kỳ báo cáo. Kỳ tính giá thành của công ty là
quý. Khi đến kỳ báo cáo, các hợp đồng vẫn chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập
hợp được theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ, kết chuyển kỳ sau. Đối
với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng
đó chính là giá thành sản phẩm của đơn vị.
Trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và tính giá thành do kế toán tổng hợp thực
hiện khi kết thúc hợp đồng.
Dựa vào chi phí thực tế đã được tập hợp kế toán tiến hành tính giá thành sản
phẩm theo công thức:
Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí
sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang
Chuyên đề thực tập 4

hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ.
Mỗi năm, Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam thực hiện rất nhiều
hợp đồng thi công cũng như khảo sát thiết kế công trình cấp thoát nước trên địa bàn

các vùng miền khác nhau. Để đi sâu tìm hiểu thực tế hạch toán em chọn hợp đồng số
75/06 - Lập báo cáo tiền khả thi dự án hệ thống cấp thoát nước thành phố Đồng Hới,
Quảng Bình. Hợp đồng này được thực hiện bởi các đơn vị sau: xí nghiệp kết cấu,
phòng dự toán, xí nghiệp tư vấn thiết kế công nghệ cấp thoát nước. Tổng giá trị của
hợp đồng ký với khách hàng là 1.326.472.000 đồng, nhiệm vụ của công ty là khảo sát
khu vực nghiên cứu, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập thiết kế sơ bộ, đào tạo và
chuyển giao công nghệ, tính toán tổng mức đầu tư, lập hồ sơ mời thầu cho dự án.
Với hợp đồng này công ty thực hiện từ tháng 12 năm 2006 cho đến tháng 7
năm 2007. Sau khi nhận hợp đồng với khách hàng công ty đã tiến hành xác định mức
khoán kinh phí thực hiện cho các đơn vị như sau:
Tổng doanh thu của hợp đồng bao gồm thuế trong năm quý II năm 2007 là
836.815.000 đồng (100%), doanh thu sử dụng để giao khoán là doanh thu không bao
gồm thuế 760.741.000 đồng
- Kinh phí cho chi phí NVL trực tiếp là 144.540.790 (19%)
- Kinh phí cho chi phí nhân công trực tiếp là 228.222.300 (30%)
- Kinh phí cho chi phí sản xuất chung là 121.718.560 (16%)
Tại công ty, sau khi ký nhận hợp đồng với khách hàng, Phòng kinh tế dự toán
dựa trên các quy chế khoán của công ty để xác định loại hình khoán và phương thức
khoán. Đồng thời, định mức khoán kinh phí cho các hợp đồng đó trình lên ban giám
đốc. Tổng giám đốc tiến hành lập các “hợp đồng khoán nội bộ”, các “phiếu giao
việc” cho các xí nghiệp trực thuộc. Phòng tài vụ dựa trên các “Phiếu giao việc” đó để
chuyển tiền cho đơn vị thực hiện phần việc của đơn vị đó. Số tiền giao khoán trên
hơp đồng không giống nhau giữa các bộ phận và các tháng, vì vậy mỗi lần giao
khoán công ty sẽ tiến hành lập các hợp đồng giao khoán với giá trị khác nhau. Sau
đây là ví dụ về hợp đồng giao khoán trong tháng 5/2007 của công ty đối với các đơn
vị thực hiện hợp đồng.
Chuyên đề thực tập 5

Trong tháng 5/2007 công ty tiến hành khoán kinh phí cho xí nghiệp tư vấn
thiết kế công nghệ cấp thoát nước số tiền như sau:

Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Doanh thu nhận
khoán chưa thuế
Doanh thu nhận
khoán
Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
(19%)
Chi phí nhân
công trực tiếp
(30%)
Chi phí sản xuất
chung
(16%)
Só tiền 91.219.000 82.926.436 15.756.023 24.877.939 13.268.234
2.2. NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đối với ngành sản xuất nói chung và công ty Cổ phần Nước và Môi trường
Việt Nam nói riêng thì nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên với
các ngành sản xuất, xây lắp khác thì nguyên vật liệu là một yếu tố chính, chiếm tỉ
trọng lớn trong giá thành sản xuất sản phẩm nhưng với công ty nguyên vật liệu lại
không phải là yếu tố cấu thành chính và chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm.
Là loại hình khảo sát thiết kế nên thông thường chi phí nguyên vật liệu chỉ chiếm tối
đa 20% tổng giá trị hợp đồng. Do đặc điểm của sản phẩm mang tính đơn chiếc nên
nguyên vật liệu phát sinh thường không cố định và không giống nhau cho từng loại
hợp đồng, các loại nguyên vật liệu cũng phụ thuộc hợp đồng ký kết với khách hàng
có thể phân loại thành 2 loại như sau:
Đối với hợp đồng khảo sát thiết kế, nguyên vật liệu bao gồm:
- Bút kim, bút chuyên dụng, thước kẻ, ê ke, bút chì, bút kim thước cong

- Mực vẽ, các loại mực in, giấy scan, các loại giấy in ....
Đối với hợp đồng thi công xây lắp, nguyên vật liệu bao gồm:
- Máy bơm, ống bê tông, ống tráng kẽm, các loại van tê cút
- Xi măng, đá, cát sỏi, sắt...
Ngoài ra do tính chất công việc nên vật liệu phần lớn mà công ty sử dụng chủ
yếu là xăng dầu (phục vụ cho các phương tiện vận tải sử dụng chuyên chở nguyên vật
liệu, phục vụ cho máy khoan, máy phân tích nước, máy trắc địa...) sử dụng trong quá
Chuyên đề thực tập 6

trình khảo sát thi công và một số nguyên vật liệu phụ khác hỗ trợ cho công tác khảo
sát…
Các chi phí nguyên vật liệu được tập hợp qua tài khoản TK 621: “chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản được mở chi tiết cho từng hợp đồng và có kết
cấu như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh dùng cho sản xuất sản phẩm.
Bên Có: - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất sản
phẩm trong kỳ vào TK 154.
- Kết chuyển giá trị nguyên vật liệu vượt trên mức bình thường vào
TK 632.
Tài khoản không có số dư cuối kỳ.
Để quản lý hiệu quả chi phí và đảm bảo cho công tác hạch toán được chính xác,
đảm bảo rõ ràng tránh sự chồng chéo nhầm lẫn khi thực hiện công việc TK 621 được
mở chi tiết theo từng hợp đồng và theo cách mã hoá riêng của kế toán. Các chi phí
phát sinh liên quan đến hợp đồng nào tập hợp riêng lên TK 621 của hợp đồng đó.
Quy trình hạch toán và các chứng từ sử dụng của công ty như sau:
Trước đây, công ty không sử dụng kho dự trữ vật tư nhưng khi các bộ phận sản
xuất có nhu cầu về vật tư thì tự đi mua và mang hoá đơn chứng từ về cho kế toán vật
liệu kiểm tra và làm phiếu nhập kho. Đó sẽ là cơ sở cho kế toán tiền thanh toán tiền
vật tư mà bộ phận đó đã tự ứng trước ra. Sau đó, kế toán vật liệu cũng viết ngay
phiếu nhập kho và xuất kho đồng thời để hạch toán. Tuy nhiên, hiện nay do áp dụng

hình thức khoán gọn, các bộ phận tự tổ chức và tính toán mức vật tư hợp lý để đảm
bảo mang lại lợi nhuận có thể cho chính họ nên công ty không sử dụng phiếu nhập
kho và phiếu xuất kho nữa. Chi phí dùng cho vật tư được công ty khoán ở mức nhất
định, vượt khỏi mức đó thì các bộ phận sử dụng sẽ phải tự gánh chịu. Chính vì vậy,
hiện nay ở Công ty Cổ phần Nước Môi trường Việt Nam kế toán không phải mở sổ
theo dõi vật tư mà chỉ tập hợp hoá đơn chứng từ hợp lý về mua vật tư do các bộ phận
sản xuất cung cấp để cuối tháng lên bảng tổng hợp vật liệu sử dụng cho từng hợp
đồng và làm cơ sở để tính giá sản phẩm sau này.
Chuyên đề thực tập 7

Đối với hợp đồng 75/06 trên thì công ty giao đã giao khoán chi phí nguyên vật
liệu với mức kinh phí là 19% cho các đơn vị thực hiện hợp đồng. Khi giao khoán chi
phí nguyên vật liệu thì công ty tiến hành lập bảng khoán chi phí nguyên vật liệu.
Bảng giao khoán sẽ thể hiện số tiền mà công ty giao cho xí nghiệp cũng như công
việc xí nghiệp thực hiện. Số tiền giao khoán trên hợp đồng sẽ phụ thuộc vào thời
điểm thực hiện của hợp dồng phù hợp với nhu cầu thực tế cần sử dụng. Khi tiến hành
giao khoán chi phí cho từng xí nghiệp khác nhau thì lập riêng một hợp bản giao
khoán chi phí. Sau đó các bảng khoán giao khoán này được sử dụng làm chứng từ
ghi lên Nhật ký - Sổ cái và sổ chi tiết của các tài khoản có liên quan như TK 141, TK
111, TK621....
Chuyên đề thực tập 8


Biểu 2.1: Bảng khoán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty Cổ phần CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nước Môi trường Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm2007
BẢNG KHOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP.
• Căn cứ HĐKT số: 75/06/HĐTV ngày 25/11/ năm 2006
ký với đối tác: Công ty cấp thoát nước và môi trường TP Đồng Hới

• Nội dung hợp đồng: Lập báo cáo tiền khả thi cho công trình cấp thoát
nước thành phố Đồng Hới, Quảng bình.
• Giá trị hợp đồng: 1.326.472.000 đồng
• Tên đơn vị cá nhân nhận khoán: Xí nghiệp tư vấn thiết kế công nghệ
cấp thoát nước
• Công việc thực hiện: lập báo cáo tiền khả thi của công trình cấp thoát
nước thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.
• Doanh thu trong kỳ thứ 6 (tháng 5/2007) của đơn vị/cá nhân.
- Chưa trừ thuế: 91.219.000 đồng
- Đã trừ thuế : 82.926.436 đồng
• Căn cứ phiếu giao việc của tổng giám đốc số 173/PGV-VIWASE ngày 15/4/
2007.
• Căn cứ Quy chế hoạt động của Công ty Cổ phần Nước Môi trường Việt Nam ;
Đơn vị/cá nhân được khoán:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 82.926.436
×
19% = 15.756.023 (đồng)
(Mười lăm triệu bẩy trăm năm mươi sáu đồng không trăm hai mươi ba đồng).
Tổng giám đốc Kế toán trưởng Đại diện nhận khoán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chuyên đề thực tập 9

Với từng đơn vị thực hiện công ty sẽ tiến hành lập các bảng khoán chi phí
tương tự như trên.
Đối với trường hợp đơn vị thực hiện có nhu cầu về nguyên vật liệu mà công ty
vẫn chưa tiến hành lập bảng khoán chi phí nguyên vật liệu thì lúc này đơn vị sẽ viết
giấy đề nghị tạm ứng để mua nguyên vật liệu.
Ví dụ:
Biểu 2.2: Giấy đề nghị tạm ứng
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Ngày 19 tháng 5 năm 2007
Kính gửi: Ban giám đốc công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam
Tên tôi là: Bùi Đức Lâm
Địa chỉ: Xí nghiệp tư vấn thiết kế công nghệ cấp thoát nước
Đề nghị tạm ứng số tiền: 6.640.000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu triệu sáu trăm bốn mươi đồng chẵn
Lý do tạm ứng: Mua nguyên vật liệu thực hiện hợp đồng 75/06 đợt 5
Giám đốc Kế toán trưởng Đội trưởng Người đề nghị tạm ứng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Tại phòng kế toán theo dõi khoản tạm ứng và kinh phí đã giao khoán cho xí
nghiệp thực hiện thông qua tài khoản 141, khi giao tiền cho xí nghiệp kế toán tiền
mặt lập phiếu chi, chuyển phiếu chi cho thủ qũy và thủ quỹ tiến hành xuất tiền mặt.
Chuyên đề thực tập 10

Biểu2.3: Phiếu chi
Mẫu số 02-TT
Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam. Quyển số 5
Số 5 - Đường thành - HK – HN Số 4526
PHIẾU CHI Nợ TK 141
(Ngày 20 tháng 5 năm 2007) Có TK 111
Họ và tên người nhận tiền: Bùi Đức Lâm
Địa chỉ: Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam.
Lý do chi: Chi tiền tạm ứng cho xí nghiệp mua nguyên vật liệu
Số tiền: 6.640.000 (viết bằng chữ: sáu triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn)
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền:6.640.000
(viết bằng chữ): Sáu triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Người tạm ứng sau khi nhận được tiền sẽ có trách nhiệm chuyển tiền về xí

nghiệp để sử dụng cho các nhu cầu tại đơn vị mình. Đội trưởng phụ trách xí nghiệp
có nhiệm vụ tính toán mức nguyên vật liệu cần sử dụng và lên kế hoạch mua hàng để
giao cho người đi mua vật liệu và chuyển thẳng đến nơi khảo sát thiết kế để thực hiện
công việc. Số nguyên vật liệu mua về được kiểm tra chất lượng, quy cách, chủng loại
và số lượng rồi chuyển vào sử dụng.
Định kỳ từ 3 đến 5 ngày các xí nghiệp và các phòng ban tham gia sản xuất
khác phải tập hợp các hoá đơn, chứng từ kinh tế phát sinh gửi lên phòng Tài vụ.
Chuyên đề thực tập 11

Biểu 2.4: Hoá đơn giá trị gia tăng
HOÁ ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG EY/2007B
Liên 2 giao cho khách hàng Số: 004756
Ngày 15/5/2007
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hồng Hà
Địa chỉ: 252 Tân Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Số tài khoản: 31010000062300 Mã số thuế: 0303173114
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thị Liên
T ên đơn vị: Xí nghiệp kết cấu - Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam
Địa chỉ: Số 5 Đường Thành – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Số Tài khoản: 211.10.000000113 Mã số thuế: 0100104972-1
Hình thức thanh toán: Thanh toán ngay bằng tiền mặt
STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Sốlượng Đơn giá Thành tiền
1 Bút chì vẽ Hộp 3 40.000 120.000
2 Bút viết Hộp 5 50.000 150.000
3 Compa Hộp 5 55.000 275.000
4 Giấy in (A
0
) Tập 2 350.000 700.000
5 Giấy thường Tập 4 40.000 160.000

6 Mực in Hộp 2 300.000 600.000
7 Thước kẻ Hộp 5 30.000 150.000
Cộng tiền hàng: 2.155.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế: 215.500
Tổng tiền thanh toán: 2.370.500
Số tiền thanh toán bằng chữ: Hai triệu ba trăm bẩy mươi nghìn năm trăm đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Dựa trên các hoá đơn giá trị gia tăng do xí nghiệp kết cấu, xí nghiệp tư vấn
thiết kế công nghệ và phòng dự toán gửi lên, kế toán bảng phân bổ nguyên, vật liệu.
Chuyên đề thực tập 12

Biểu 2.5: Bảng phân bổ vật liệu
CÔNG TY CỔ PHẦN
Nước và Môi Trường Việt Nam
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
Tháng 5 năm 2007
STT Ghi có tài khoản
Đối tượng sử dụng
Tài khoản 141 Ghi chú
1 TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Hợp đồng 75/06 - cấp nước TP Đồng Hới
- Mua bút vẽ văn phòng phẩm
- Mua giấy scan
- Mua bút kim, thước cong, dung dịch thử ô nhiễm
….….….….….….….….….….….….….
Cộng
*Hợp đồng 136/06 - cấp nước nông thôn Yên Bái
2.155.000
250.470

820. 701
38.821.868
- Mua giấy in A
0
ngoại
- Nhiên liệu phục vụ máy phân tích nước
- Mực vẽ, mực in EPSON
….….….….….….….….….….….….
Cộng
350.676
386.416
800.596
7.235.518
2 TK 627- chi phí sản xuất chung.
…………………
……
…. ………………… …..
Tổng cộng 221.186.041
Kế toán tiến hành tổng hợp chứng từ gốc do các đơn vị chuyển lên, hoặc do
nhà cung cấp chuyển đến, kế toán tổng hợp có nhiệm vụ phản ánh vào Nhật ký - Sổ
cái. Số liệu trên Nhật ký sổ cái được đối chiếu chặt chẽ với các bảng kê hoá đơn và
chứng từ gốc.
Chuyên đề thực tập 13

Biểu 2.6: Sổ Nhật ký - Sổ cái
CÔNG TY CỔ PHẦN
Nước và Môi Trường Việt Nam
SỔ NHẬT KÝ SỔ CÁI
Năm 2007
Thứ

tự
dòng
Ngày
Tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Số tiền
phát sinh
Tài khoản 111 Tài khoản 141 Tài khoản 621
Số hiệu
Ngày
tháng
Nợ Có Nợ Có Nợ Có
A B C D E 1 4 5 2 3 4 5
…. ……… ………. … ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ………..

11/5
BKPC
08
8/5
Chi tiền mặt tạm ứng
cho xí nghiệp kết cấu
6.640.000 6.640.000 6.640.000

18/5
BKHĐ
09
15/5
Hoá đơn GTGT mua

văn phòng phẩm
2.370.500 2.370.500 2.155.000

20/5 BK 53 20/5
Khoán chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
8.194.182 8.194.182 8.194.182
31/5
kết chuyển CFNVL TT
tháng 5
38.821.868
cộng phát sinh trong
tháng
54.706.042
9.921.417
36.589.193
….. …..
…. ……… ………. … ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ………..

30/6 30/6
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực
tiếp hợp đồng 75/06
……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. 27.159.862
…. ……… ………. … ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ………..
Chuyên đề thực tập 14

Biểu 2.7: Sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN
Nước và Môi Trường Việt Nam

SỔ CHI TIẾT
TK621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Hợp đồng 75/06 Lập báo cáo tiền khả thi dự án cấp thoát nước Đồng Hới
Tháng 5 năm 2007
Chứng từ
Nội dung
TK
đối ứng
Số tiền
Số hiệu Ngày nợ có
….
BK12
14/4
Mua linh kiện máy vi tính
141 8.350.000
BK16
22/4
Chi mua xăng dầu phục vụ máy
141 1.050.000
………
……..
………………………………
……….. …………. ……………
BKHĐ19
2/5
Mua linh kiện thay thế máy in
141 4.157.023
BKHĐ24
6/5
Mua mực và giấy in

141 1.303.747
BKHĐ 29 15/5
Mua văn phòng phẩm
141 2.155.000
BK 53 20/5
Mua linh kiện máy Photocopy, máy in.
141 6.640.000
BKHĐ 30
29/5
Chi phí xăng dầu
141 1.500.253
31/5
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp của
hợp đồng 75/06
38.821.868
………
……..
………………………………
……….. …………. ……………
30/6
Kết chuyển chi NVL trực tiếp của hợp
đồng 75/06
154 27.159.862
Cộng phát sinh
144.540.790 144.540.790
Trong trường hợp khi bắt đầu hợp đồng, khách hàng vẫn chưa chuyển tiền ứng
trước cho công ty thì để đảm bảo tiến độ công việc, phòng kế toán có trách nhiệm đi
vay ngân hàng hay tạm rút vốn của công ty để giao cho bộ phận sản xuất.
Chuyên đề thực tập 15


Một đặc điểm nổi bật tại công ty là đối với những khoản chi không lớn hoặc
nằm trong khả năng tài chính của đơn vị nhận khoán thì các đơn vị này không cần
chờ tiền tạm ứng mà tự bỏ tiền mình ra chi khi cần thiết. Đến khi có tiền tạm ứng sẽ
viết “giấy đề nghị thanh toán” kèm theo các chứng từ gốc để công ty quyết toán.
2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Do đặc thù của sản phẩm lĩnh vực hoạt động của công ty Cổ phần Nước và
Môi trường Việt Nam cũng như sản phẩm của ngành tư vấn khảo sát thiết kế nên chi
phí nhân công trực tiếp là một khoản mục chủ yếu trong giá thành sản phẩm (khoảng
30% đến 40% tổng giá thành sản phẩm). Sở dĩ khoản chi phí này chiếm một tỷ trọng
cao như vậy là do công việc khảo sát thiết kế kỹ thuật đòi hỏi lao động chất xám và
có trình độ kỹ thuật nhất định. Chính vì vậy, yếu tố chi phí nhân công trực tiếp có ý
nghĩa rất quan trọng đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của công ty.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, công ty phải tự mình hạch toán kinh doanh
thì sử dụng tiền lương một cách hiệu quả là công cụ để nâng cao năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế, từ đó tiến tới giảm chi phí và hạ giá thành sản
phẩm.
Về nội dung chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty cổ phần Nước và Môi
trường Việt Nam bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất: tiền lương, tiền công, tiền lương thêm giờ và các khoản phụ cấp có tính chất
lương, trong đó có cả các khoản phải trả cho công nhân làm theo hợp đồng ngắn hạn.
Khoản trích theo lương không tính vào chi phí nhân công trực tiếp mà tính vào chi
phí sản xuất chung của doanh nghiệp.
Hằng năm, dựa trên khối lượng sản phẩm hoàn thành và tình hình thực hiện kế
hoạch sản xuất của công ty và dự toán tình hình thực hiện trong năm kế tiếp, công ty
sẽ lập tổng quỹ lương và từ đó công ty sẽ thực hiện việc khoán chi phí lao động cho
các đơn vị (xí nghiệp, tổ đội…). Về phía các đơn vị sản xuất, trên cơ sở quỹ tiền
lương được giao khoán từ đó các đơn vị có kế hoạch bố trí cơ cấu lao động cho hợp
lý với chi phí cũng như yêu cầu công việc.
Chuyên đề thực tập 16


Hiện nay công ty áp dụng nguyên tắc phân phối tiền lương thống nhất cho cả
công ty (tức là với cả các xưởng đội thuộc khối sản xuất trực tiếp và cả bộ phận gián
tiếp thuộc khối quản lý) trên cơ sở: lương cơ bản, lương cấp bậc, lương thêm giờ,
lương theo giờ năng suất, lương thưởng theo công thức:
L = Lcb

+ Lthgiờ + Lth + Lnsuất
L: Tổng thu nhập của cán bộ công nhân viên một tháng
Lcb: Lương cơ bản
Lthgiờ: Lương làm thêm giờ, được xác định trên cơ sở số ngày làm thêm và tiền
công chuẩn.
Lnsuất: Lương năng suất, được xác định cho từng cán bộ công nhân viên dựa vào
năng lực, trình độ thực hiện nhiệm vụ được phân công trong từng tháng,
từng năm theo điều kiện của 2 khối lao động trực tiếp sản xuất và quản
lý.
Lth: Tiền thưởng
Vì điều kiện các công trình cấp thoát nước không phải tập trung ở một nơi và
được rải rác nhiều điạ phương khác nhau nên công ty phải thuê nhân công ngoài để
thực hiện các hợp đồng khảo sát thiết kế. Các nhân công thuê ngoài này sẽ được trả
tiền công theo các hợp đồng do tổ đội ký với các cá nhân đó, tiền công phải trả này là
dựa trên sự thoả thuận của 2 bên. Khoản chi phí này do tổ đội thực hiện hợp đồng
quản lý trực tiếp.
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty là hình thức khoán trực tiếp tới từng
phân xưởng, từng đội sản xuất (khoán gọn), nên lương chi trả cho nhân công trực tiếp
sản xuất tại các tổ đội là tính theo sản phẩm, theo hợp đồng hay theo từng dự án hoàn
thành. Đối với nhân viên gián tiếp thì được tính theo tháng, theo quý. Do vậy, 2 hình
thức trả lương trong công ty như sau:
-Trả lương theo thời gian: áp dụng đối với nhân viên gián tiếp trong công ty.
Theo đó cơ sở để xác định lương là số ngày làm việc và lương bình quân một ngày

của nhân viên đó.
Lương thời gian = tiền lương cơ bản BQ ngày
×
Số ngày làm việc

×