Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu những trở ngại tâm lý của học sinh trong quá trình lĩnh hội nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản ở một số trường trung học phổ thông tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.8 KB, 106 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU NHỮNG TRỞ NGẠI TÂM LÝ CỦA HỌC
SINH TRONG QUÁ TRÌNH LĨNH HỘI NỘI DUNG GIÁO
DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH AN GIANG

Chủ nhiệm đề tài
Ths. Trần Thị Huyền

Năm 2012


DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CỘNG TÁC

Thứ

Họ và tên

tự

Nội dung

Lượng thời

cộng tác

gian cộng



Đơn vị cơng tác

tác
1

Nguyễn Thị Hồng Phượng

Khảo sát

1 tháng

TT
NCKHXH&NV

2

Lê Xuân Giới

Khảo sát

1 tháng

TT
NCKHXH&NV

3

Nguyễn Thị Ngọc Linh


Dạy thử
nghiệm

2 tháng

Trường THPT
Ba Chúc


LỜI CẢM ƠN

Chủ nhiệm đề tài xin chân thành cảm ơn:
Khoa sư phạm; Tổ Tâm lý Giáo dục
Đã quan tâm, đầu tư, hướng dẫn, giúp đỡ cho đề tài được triển khai và hoàn
thành tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn các đơn vị, cá nhân đã phối hợp công tác nghiên cứu:
Ths. La Hồng Huy
Trường trung học phổ thông Long Xuyên
Trường trung học phổ thông Long Kiến
Trường trung học phổ thông Ba Chúc
Cán bộ trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Đã giúp đỡ tận tình, cung cấp các thông tin hợp tác trong mọi hoạt động giúp
đỡ cho đề tài được tiến hành thuận lợi.

Xin chân thành tri ân
Chủ nhiệm đề tài


DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


THPT

: Trung học phổ thông

TNTL

: Trở ngại tâm lý

SKSS

: Sức khỏe sinh sản

GDSKSS

: Giáo dục sức khỏe sinh sản

LX

: Long Xuyên

CM

: Chợ Mới

TT

: Tri Tôn


TĨM TẮT

Với mục đích nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề xuất
các biện pháp nhằm hạn chế TNTL cho học sinh trong quá trình lĩnh hội các nội dung
GDSKSS. Để thực hiện được mục đích này, người nghiên cứu đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như: Điều tra trên giấy; phỏng vấn; quan sát và thử nghiệm,
đặc biệt là phương pháp thử nghiệm. Người nghiên cứu sử dụng phương pháp tác
động sư phạm nhằm hạn chế TNTL cho học sinh trong quá trình lĩnh hội các nội dung
GDSKSS thông qua phương pháp dạy học thảo luận nhóm
Đối tượng điều tra trong đề tài là: 450 học sinh, 270 phụ huynh học sinh và 30
giáo viên của ba trường: THPT Long Xuyên; THPT Long Kiến; THPT Ba Chúc. Đôi
tượng thử nghiệm bao gồm 30 học sinh lớp 12 trường THPT Ba Chúc.
Trong nghiên cứu này, người nghiên cứu quan niệm TNTL trong quá trình lĩnh
hội nội dung GDSKSS là những hiện tượng tâm lý cản trở quá trình nhận thức các tri
thức về SKSS và đồng thời làm ảnh hưởng đến kết quả của q trình nhận thức đó.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ TNTL của học sinh trong quá trình lĩnh
hội các nội dung GDSKSS là tương đối cao, có sự khác nhau về mức độ TNTL theo
giới tính, địa bàn nghiên cứu và khối lớp. Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến TNTL
của các em, trong đó có một số yếu tố gây ảnh hưởng nhiều như: Học chung với bạn
khác giới rất mất tự nhiên; thầy cô chưa tự tin khi dạy các nội dung này. Mức độ ảnh
hưởng giữa các yếu tố có sự khác biệt, tuy nhiên sự khác biệt đó khơng lớn. Nhận
thức của phụ huynh học sinh về kiến thức SKSS còn hạn chế, do vậy trong quá trình
GDSKSS cho con cũng gặp một số khó khăn như: Vấn đề quá nhạy cảm và tế nhị nên
khó trao đổi (61,86% khó khăn); khơng nắm rõ về nội dung GDSKSS (46,30% khó
khăn), khơng đủ thơng tin, tài liệu (36,67%).
Nhận thức của giáo viên về kiến thức SKSS tương đối tốt, tuy nhiên trong quá
trình giáo dục họ cũng có một số khó khăn cơ bản như: Thái độ e ngại của học sinh
(70% khó khăn); khơng đủ thơng tin, tài liệu (40% khó khăn); vấn đề quá nhạy cảm
và tế nhị nên khó trao đổi (30%).
Phương pháp giáo viên thường xuyên sử dụng dạy các nội dung giáo dục
SKSS là phương pháp thuyết trình (90% giáo viên sử dụng).
Có 5 nhóm nguyên nhân, trong đó nguyên nhân ảnh hưởng nhiều nhất đến học

sinh là nhóm nguyên nhân về phương pháp dạy, cụ thể là: Phương pháp giảng dạy


chưa tạo được hứng thú học tập (64,22%); thầy cô chưa tự tin khi dạy các nội dung
này (58,89%); thầy cô chưa được tập huấn về môn học này(58%); thiếu thiết bị dạy
học (48,67%). Nhóm nguyên nhân ảnh hưởng nhiều thứ 2 là nguyên nhân về phương
pháp học, cụ thể là: Chưa có phương pháp học phù hợp (59,33%). Nhóm nguyên
nhân về nhận thức có mức độ TNTL cao là gồm những nguyên nhân như: vốn hiểu
biết của bản thân cịn hạn chế (48,44%) và bản thân chưa tích cực, chủ động học các
nội dung này (48,22%).
Sau sáu tuần thử nghiệm thực hiện theo phương pháp dạy học thảo luận nhóm
kết quả cho thấy: Trên 80% học sinh khơng cịn TNTL.
Để hạn chế tối đa TNTL cho học sinh trong quá trình lĩnh hội các nội dung
giáo dục SKSS, chủ nhiệm đề tài đề xuất 16 kiến nghị nhằm giải quyết nhăm nhóm
nguyên nhân.


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1: Đối tượng điều tra (học sinh)......................................................................... 6
Bảng 2: Đối tượng điều tra (phụ huynh) ..................................................................... 6
Bảng 3: Đối tượng phỏng vấn ..................................................................................... 7
Bảng 4: Mức độ TNTL của học sinh THPT ............................................................. 26
Bảng 5: Mức độ TNTL của học sinh xét theo giới tính ............................................ 27
Bảng 6: Mức độ TNTL của học sinh xét theo địa bàn nghiên cứu ........................... 28
Bảng 7: Mức độ TNTL của học sinh xét theo khối lớp ............................................ 29
Bảng 8: TNTL ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các nội dung GDSKSS ..................... 30
Bảng 9: Các yếu tố gây ảnh hưởng đến TNTL xét theo giới tính ............................. 33
Bảng 10: Các yếu tố gây ảnh hưởng đến TNTL xét địa bàn nghiên cứu.................. 35
Bảng 11: Các yếu tố gây ảnh hưởng đến TNTL xét khối lớp .................................. 36

Bảng 12: Mức độ hiểu biết của phụ huynh học sinh về SKSS ................................. 38
Bảng 13: Những khó khăn phụ huynh gặp phải........................................................ 39
Bảng 14: Mức độ cần thiết GDSKSS theo đánh giá của phụ huynh ........................ 40
Bảng 15: Mức độ hiểu biết của giáo viên về SKSS .................................................. 42
Bảng 16: Những khó khăn giáo viên gặp phải khi GDSKSS ................................... 42
Bảng 17: Các hình thức GDSKSS của giáo viên ...................................................... 44
Bảng 18: Các phương pháp GDSKSS....................................................................... 45
Bảng 19: Nguyên nhân khách quan gây ra TNTL ............................................... 46,47
Bảng 20: So sánh nguyên nhân gây TNTL xét theo giới tính.............................. 51-52
Bảng 21: So sánh nguyên nhân gây TNTL xét theo địa bàn nghiên cứu............. 54-55
Bảng 22: Kết quả đo trước khi thử nghiệm ............................................................... 65
Bảng 23: Kết quả của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau 3 tuần thử nghiệm66
Bảng 24: Kết quả của nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng sau 6 tuần thử nghiệm68
Hình 1: Các yếu tố gây TNTL có tỷ lệ học sinh lựa chọn cao .................................. 32
Hình 2: Ý kiến của phụ huynh về một số nội dung GDSKSS được cho là cấn thiết41
Hình 3: Nguyên nhân được nhiều học sinh lựa chọn................................................49
Hình 4: So sánh một số nguyên nhân gây nhiều TNTL xét theo giới tính ở mức“trở
ngại”................................................................................................ ...........................53


Hình 5: So sánh nguyên nhân gây TNTL xét theo địa bàn nghiên cứu, ở mức “trở
ngại”............................................................................................................................57


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang nhan đề
Danh sách những người thực hiện
Lời cảm ơn
Danh sách những chữ viết tắt

Tóm lược kết quả nghiên cứu
Danh mục bảng, biểu
Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1

2.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ..................................... 2

2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 2
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
2.3. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3
3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

4.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 3

5.

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ............................ 4

5.1. Cách tiếp cận ........................................................................................................ 4
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước và trong nước ................................................... 9
1.1. Ngoài nước ........................................................................................................... 9
1.2. Trong nươc ......................................................................................................... 10
2. Các khái niệm liên quan đến đề tài ..................................................................... 14
2.1. Trở ngại .............................................................................................................. 14
2.2. Trở ngại tâm lý ................................................................................................... 14
2.3. Lĩnh hội tri thức ................................................................................................. 15
2.4. Sức khỏe sinh sản ............................................................................................... 16
2.5. Học sinh THPT .................................................................................................. 16
2.6. GDSKSS cho học sinh THPT ............................................................................ 16


2.7. TNTL trong quá trình lĩnh hội tri thức GDSKSS .............................................. 16
3. Biểu hiện của trở ngại tâm lý ................................................................................ 17
3.1. Nhận thức ........................................................................................................... 17
3.2. Thái độ ............................................................................................................... 17
3.3. Hành vi ............................................................................................................... 18
4. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT ................................................................... 18
4.1. Đặc điểm sinh lý ................................................................................................ 18
4.2. Đặc điểm tâm lý ................................................................................................. 20
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TNTL CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH LĨNH HỘI CÁC
NỘI DUNG GDSKSS Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH AN GIANG
1. Phương thức GDSKSS ở các trường THPT hiện nay ........................................... 23
2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 24
2.1. Trường THPT Long Xuyên................................................................................ 24
2.2. Trường THPT Long Kiến .................................................................................. 24
2.3. Trường THPT Ba Chúc ...................................................................................... 25
3. Thực trạng TNTL trong quá trình lĩnh hội các nội dung GDSKSS ở một số trường

THPT Tỉnh An Giang................................................................................................ 25
3.1. Nhận thức về TNTL của học sinh THPT ........................................................... 25
3.2. Các TNTL ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các nội dung GDSKSS .................... 30
3.3. Nhận thức của phụ huynh học sinh về vấn đề GDSKSS ................................... 37
3.4. Nhận thức của giáo viên về vấn đề GDSKSS .................................................... 41
4. Nguyên nhân gây TNTL cho học sinh .................................................................. 46
4.1. Nguyên nhân gây TNTL .................................................................................... 46
4.2. So sánh nguyên nhân gây TNTL xét theo giới tính ........................................... 50
4.3. So sánh nguyên nhân gây TNTL xét theo địa bàn nghiên cứu ..................... 54-55
CHƯƠNG III
THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG NHẰM HẠN CHẾ TNTL TRONG QUÁ
TRÌNH LĨNH HỘI CÁC NỘI DUNG GDSKSS CỦA HỌC SINH
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH AN GIANG
1.

Chương trình, biện pháp tác động ............................................................... 59

1.1. Giới thiệu chương trình ...................................................................................... 59
1.2. Mục tiêu chương trình ........................................................................................ 59


1.3. Nội dung chương trình ....................................................................................... 59
1.4. Tổ chức thực hiện chương trình ......................................................................... 59
2. Mơ hình thử nghiệm .............................................................................................. 60
2.1. Tên thử nghiệm .................................................................................................. 60
2.2. Mục tiêu thử nghiệm .......................................................................................... 60
2.3. Nội dung thử nghiệm ......................................................................................... 60
2.4. Khách thể và địa bàn thử nghiệm ....................................................................... 61
2.5. Giả thuyết thử nghiệm ........................................................................................ 61
2.6. Cách thức thực hiện............................................................................................ 61

2.7. Thời gian tiến hành thử nghiệm ......................................................................... 62
2.8. Phân công nhân sự ............................................................................................. 62
2.9. Cách thức đánh giá kết quả thử nghiệm ............................................................. 62
3. Phương pháp thảo luận nhóm................................................................................ 62
4. Kết quả thử nghiệm ............................................................................................... 65
4.1. TNTL của học sinh trước khi thử nghiệm.......................................................... 65
4.2. Kết quả đạt được sau ba tuần thử nghiệm .......................................................... 66
4.3. Kết quả đạt được sau sáu tuần thử nghiệm ........................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 71
Kết luận ..................................................................................................................... 71
Kiến nghị ................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 76-79
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 1-


PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoạt động chủ đạo của học sinh trung học phồ thông là hoạt động học tập, quá

trình lĩnh hội kiến thức khoa học hình thành và phát triển nhân cách, các em không
tránh khỏi những TNTL. Đặc biệt là nhận thức về nội dung sức khỏe sinh sản, đây là
vấn đề tương đối mới mẻ, quan điểm xã hội chưa thống nhất về nội dung cũng như
việc đưa chương trình SKSS vào trường học; thái độ phán xét của thầy cơ giáo, của
gia đình làm cho các em “ngại ngùng” khi học SKSS. Kết quả của việc học sinh “e
ngại” không dám tiếp cận với SKSS hoặc tiếp cận một cách dè dặt dẫn đến một thực
tế: Hầu như các em rất ít hiểu biết về SKSS, hoặc hiểu biết hạn chế, lệch lạc.
Theo thống kê của Hội kế hoạch hố gia đình, Việt Nam là một trong ba nước
có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trung bình mỗi năm có 300 000 ca nạo phá thai

ở độ tuổi 15 -19, trong đó 60-70 học sinh, sinh viên [3]. Trên phạm vi cả nước có 5%
em gái sinh con trước 18 tuổi, 15% sinh con trước tuổi 20. Số trẻ em dưới 15 tuổi
mắc các bệnh lây qua đường tình dục chiếm 1,16% (bệnh lậu) và 1,5% với các bệnh
hoa liễu khác [2]. Đó là chưa kể tới số lượng những người đi nạo phá thai và chữa các
bệnh phụ khoa tại các cơ sở tư nhân. Lứa tuổi học trò, với vốn kiến thức về giới tính
và SKSS cịn q ít ỏi. Qua một khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành về SKSS
trên 444 học sinh THPT thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, cho thấy 57,2% khơng có
kiến thức về các biện pháp tránh thai, và 23,2% học sinh có người yêu và tỉ lệ học
sinh có quan hệ tình dục là 3,2% [7]. Hậu quả của những vấn đề ấy vơ cùng tai hại,
nó khơng chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý của các em mà còn ảnh hưởng nặng
nề và đặc biệt nghiêm trọng là sang chấn tâm lí, với biểu hiện suy nhược tinh thần cao
(27,5%) [3]. Đó là những dấu ấn khơng thể phai mờ trong giai đoạn hình thành và
phát triển nhân cách mạnh mẽ nhất của con người.
Riêng tỉnh An Giang, theo thống kê của Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ
và trẻ em tỉnh An Giang, trong 6 tháng đầu năm 2010 có hơn 300 ca nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên [39].
Còn theo số liệu thống kê của bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang, số ca nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng cao, cụ thể: năm 2009 có 725 ca nạo phá thai;
2010 số lượng tăng lên 894 ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên [39].
Ngoài ra GDSKSS cho thanh thiếu niên nói chung và học sinh THPT nói riêng
có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhiều mặt của nhân cách


tồn diện của nguời cơng dân trong tương lai. GDSKSS có quan hệ rất mật thiết với
giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, định hướng cho học sinh tiếp thu tốt
những chuẩn mực xã hội trong lĩnh vực này và biến những chuẩn mực đó thành giá trị
trong mỗi học sinh, trên cơ sở đó giúp cho học sinh có khả năng tự kiểm sốt được
hành vi của bản thân một cách tự giác, giúp thanh thiếu niên biết sống lành mạnh, có
khả năng đề kháng để chống lại những biểu hiện lệch lạc về lối sống trong xu thế hội
nhập và tồn cầu hố hiện nay.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu những trở ngại tâm lí của học sinh trong quá trình lĩnh hội nội dung giáo dục sức
khoẻ sinh sản ở một số trường THPT tỉnh An Giang”.
II.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
1. Đối tượng nghiên cứu
Những TNTL của học sinh THPT trong quá trình lĩnh hội các nội dung

GDSKSS.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu những TNTL của học sinh một số trường THPT trong quá
trình lĩnh hội các nội dung GDSKSS, cụ thể như sau:
- Về nội dung GDSKSS, chúng tôi chỉ nghiên cứu một số nội dung có tính nhạy
cảm cao như: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai; các bệnh lây qua
đường tình dục; cấu tạo, chức năng của cơ quan sinh dục nam và nữ.
- Về đối tượng khảo sát, chúng tôi sẽ nghiên cứu học sinh của ba khối lớp
10,11,12 bao gồm học sinh nam và học sinh nữ.
- Về hoạt động giảng dạy, chúng tơi chọn hình thức lĩnh hội thơng qua tích hợp
các tiết của mơn sinh học và tiết sinh hoạt lớp.
Trong đề tài này chúng tôi quan niệm TNTL như sau:
TNTL là những hiện tượng tâm lí cản trở hoạt động của con người làm cho quá
trình hoạt động bị lệch hướng ảnh hưởng tới tiến trình và kết quả của hoạt động đó.
3. Giả thuyết khoa học
Học sinh THPT gặp những TNTL trong quá trình lĩnh hội một số nội dung
GDSKSS ở những mức độ khác nhau. Điều này do nhiều nguyên nhân gây nên, nếu
đánh giá được thực trạng và các nguyên nhân sẽ có biện pháp hạn chế được TNTL.
III.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU



- Mô tả thực trạng về TNTL của học sinh trong quá trình lĩnh hội các nội dung
GDSKSS ở một số trường THPT tỉnh An Giang.
- Chỉ ra được các nguyên nhân gây TNTL cho học sinh trong quá trình lĩnh hội
các nội dung GDSKSS ở một số trường THPT tỉnh An Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những TNTL của học sinh trong quá
trình lĩnh hội các nội dung GDSKSS ở một số trường THPT tỉnh An Giang.
VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến TNTL của học sinh THPT trong quá
trình lĩnh hội các nội dung GDSKSS, như: TNTL là gì; các biểu hiện của TNTL;
TNTL trong quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh THPT; SKSS; GDSKSS; nội
dung GDSKSS, phương pháp GDSKSS, ...
- Khảo sát thực trạng những TNTL của học sinh trong quá trình lĩnh hội các nội
dung giáo dục SKSS ở một số trường THPT tỉnh An Giang, bao gồm các nội dung cụ
thể sau:
+ Nhận thức về TNTL của học sinh trong quá trình lĩnh hội các nội dung
GDSKSS ở một số trường THPT tỉnh An Giang, cụ thể:
* Nhận thức về TNTL của học sinh nam và học sinh nữ.
* Nhận thức về TNTL của học sinh theo từng địa bàn nghiên cứu.
* Nhận thức về TNTL của học sinh theo từng khối lớp.
+ Mức độ ảnh hưởng của TNTL đến việc tiếp nhận các nội dung GDSKSS
+ Ý kiến của cha mẹ học sinh, ban giám hiệu, giáo viên về GDSKSS.
- Khái quát về nội dung GDSKSS đang được dạy ở một số trường THPT tỉnh
An Giang.
- Nguyên nhân gây ra TNTL của học sinh trong quá trình lĩnh hội các nội dung
GDSKSS ở một số trường THPT tỉnh An Giang.
+ Nguyên nhân chủ quan gây ra TNTL cho học sinh trong quá trình lĩnh hội các
nội dung GDSKSS.
+ Nguyên nhân khách quan gây ra TNTL cho học sinh trong quá trình lĩnh hội

các nội dung GDSKSS
- Xây dựng mơ hình thử nghiệm về biện pháp tác động nhằm hạn chế TNTL
của học sinh trong quá trình lĩnh hội các nội dung GDSKSS ở một số trường
THPT tỉnh An Giang.


- Thử nghiệm biện pháp tác động bằng cách cung cấp hệ thống kiến thức cho
học sinh THPT tỉnh An Giang bằng hình thức thảo luận nhóm nhằm hạn chế TNTL
giúp các em lĩnh hội có hiệu quả các nội dung GDSKSS.
V.

CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT SỬ DỤNG
1. Cách tiếp cận
Tiếp cận hệ thống và tiếp cận phức hợp trong quá trình nghiên cứu để phân tích

đánh giá đề ra các giải pháp thích hợp với hệ thống giáo dục, là một hệ thống phức tạp,
hệ mở và hệ ngẫu nhiên.
Các quan điểm khách quan, cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin được vận
dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.
2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích:
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố và khái qt hố những luận điểm cũng như
những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài.
Tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề như: TNTL là gì; các biểu hiện của sự TNTL;
nguyên nhân; GDSKSS; và một số nội dung có liên quan điến giáo dục sức khỏe giới
tính.
2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích: Chọn đại diện cho ba khu vực: thị tứ; vùng
đệm và vùng xa (thành phố Long Xuyên, huyện Chợ Mới và huyện Tri Tôn) mỗi khu

vực chọn 1 trường cụ thể như sau:
-

Thành phố Long Xuyên:Trường THPT Long Xuyên

-

Huyện Chợ Mới: Trường THPT Long Kiến

-

Huyện Tri Tôn: Trường THPT Ba Chúc
Một trường chọn ba khối lớp, mỗi khối chọn 150 học sinh (50% nam và 50%

nữ, trong đó bao gồm học sinh có học lực giỏi, khá, trung bình, yếu).
Lí do chọn ba địa bàn (Long Xuyên; Chợ Mới; Tri Tôn) nghiên cứu, vì ba địa
bàn này đại diện cho ba khu vực thị tứ; vùng đệm và vùng xa.
● Phương pháp điều tra trên giấy bằng cách trả lời các câu hỏi
a. Mục đích:
- Tìm hiểu thực trạng những TNTL của học sinh THPT trong quá trình lĩnh
hội các nội dung GDSKSS


- Tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên những
TNTL ở học sinh THPT trong quá trình lĩnh hội các nội dung GDSKSS.
b. Nội dung: Khảo sát thực trạng TNTL và nguyên nhân dẫn đến việc các em
có những TNTL trong q trình lĩnh hội các nội dung GDSKSS.
c. Đối tượng điều tra:
- 450 học sinh thuộc 3 trường chọn nghiên cứu. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Đối tượng điều tra (học sinh)

TT

Trường

1
2
3

THPT Long Xuyên
THPT Long Kiến
THPT Ba Chúc
Tổng
-

Khối 10
Nam
Nữ
25
25
25
25
25
25
75
75

Khối lớp
Khối 11
Nam
Nữ

25
25
25
25
25
25
75
75

Khối 12
Nam
Nữ
25
25
25
25
25
25
75
75

270 phụ huynh học sinh của 3 trường chọn nghiên cứu, cụ thể như sau:

Bảng 2: Đối tượng điều tra (phụ huynh học sinh)
TT

Trường

1
2

3

THPT Long Xuyên
THPT Long Kiến
THPT Ba Chúc
Tổng

Khối 10
Nam
Nữ
15
15
15
15
15
15
45
45

Khối lớp
Khối 11
Nam
Nữ
15
15
15
15
15
15
45

45

Khối 12
Nam
Nữ
15
15
15
15
15
15
45
45

(Người nghiên cứu chọn phụ huynh của học sinh nam và nữ; phụ huynh có con
có học lực giỏi; khá; trung bình; yếu)
-

30 giáo viên của 3 trường chọn nghiên cứu, trong đó: 9 giáo viên chủ nhiệm
của ba khối lớp; 3 giáo viên dạy giáo dục công dân; 3 giáo viên dạy sinh học
và 3 giáo viên dạy địa lý; 3 giáo viên phụ trách cơng tác đồn của ba trường
chọn nghiên cứu.
d. Cách thức tiến hành:
- Nêu mục đích điều tra của chủ nhiệm đề tài, hỏi xem ý kiến học sinh có đồng

ý tham gia trả lời phiếu hỏi này không (không bắt buộc), lấy ý kiến học sinh, em nào
khơng muốn tham gia có thể đi ra ngồi, em nào đồng ý tham gia thì phải đánh đầy
đủ và trung thực các câu hỏi trong phiếu điều tra.



- Phát phiếu đồng loạt cho những học sinh chọn điều tra, yêu cầu học sinh xem
qua và chưa vội đánh vào.
- Đọc một lượt các phần trong phiếu điều tra cho học sinh nắm nội dung và
mục đích của từng phần của phiếu điều tra.
- Hướng dẫn học sinh điền các thông tin cần thiết liên quan đến cá nhân học
sinh.
- Phần nội dung chinh của phiếu điều tra là các câu hỏi, người điều tra đọc
từng câu và hướng dẫn học sinh đánh, mười câu đầu học sinh làm theo sự hướng dẫn
của điều tra viên, những câu còn lại học sinh sẽ tự đánh.
Tổng số mẫu điều tra: 750
(Kèm phụ lục 1,2,3)
● Phương pháp phỏng vấn
a. Mục đích: Thu thập các thơng tin về đặc điểm khách thể nghiên cứu,
nguyên nhân gây TNTL.
b. Nội dung: Trao đổi các vấn đề như: Đặc điểm tâm lý, kết quả học tập,
những trở ngại trong quá trình lĩnh hội kiến thức SKSS.
c. Đối tượng: Giáo viên, phụ huynh và học sinh. Cụ thể như sau:
Bảng 3: Đối tượng phỏng vấn

Khối
10
5

Giáo viên
Khối
Khối
11
12
5
5


Đối tượng phỏng vấn
Học sinh
Khối Khối
Khối
10
11
12
9
9
9

Phụ huynh học sinh
Khối
Khối Khối
10
11
12
9
9
9

Tổng số mẫu phỏng vấn: 69
(15 giáo viên (5 giáo viên /trường); 27 học sinh (3 học sinh/khối lớp/trường) và 27
phụ huynh học sinh (3 phụ huynh học sinh/ khối lớp/trường (Kèm phụ lục 4,5,6).
● Phương pháp quan sát
a. Mục đích: Sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập những thơng tin về
TNTL trong q trình lĩnh hội kiến thức SKSS để bổ sung thêm, chính xác hơn cho
kết quả nghiên cứu từ phương pháp điều tra.
b. Nội dung: Quan sát các biểu hiện thái độ, hành vi trong học tập mơn Địa lí,

Giáo dục cơng dân, Sinh học ở trên lớp của học sinh và qua thảo luận nhóm.
c. Đối tượng quan sát: Mỗi trường dự giờ 3 tiết của các môn học: Sinh học;
Giáo dục công dân và Địa lý.


d. Số tiết dự giờ: 27 tiết (3 tiết/lớp x 9 lớp = 27)
(Kèm phụ lục 7)
● Phương pháp phỏng vấn bằng cách hỏi ý kiến chuyên gia
Phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục: Ths. La Hồng Huy.
Tổ chức các buổi hội thảo nội bộ, gồm có: giảng viên Tổ tâm lý Giáo dục
(06 người), cán bộ TTNCKHXH&NV (3 người), Ban giám hiệu ba trường nghiên
cứu để xin ý kiến đóng góp rộng rãi của các cá nhân trực tiếp làm công tác giáo dục ở
các trường THPT.
● Phương pháp thử nghiệm
a. Mục đích: Thử nghiệm một số biện pháp tác động sư phạm nhằm khẳng
định vai trò, hiệu quả của biện pháp tác động sư phạm đến những TNTL ở học sinh
bằng biện pháp “Thường xuyên cung cấp các nội dung GDSKSS cho học sinh dưới
hình thức thảo luận nhóm”.
b. Nội dung: Dựa trên đặc trưng chương trình giáo dục SKSS cho học sinh
khối 12, chúng tôi sẽ tiến hành dạy thử nghiệm nội dung: Cơ sở khoa học của các
biện pháp tránh thai; các bệnh lây qua đường tình dục; cấu tạo, chức năng của cơ
quan sinh dục nam và nữ, bằng phương pháp thảo luận nhóm.
c. Đối tượng thử nghiệm: 30 em học sinh lớp 12 trường THPT Ba Chúc
d. Đối tượng đối chứng: 30 học sinh lớp 12 trường THPT Ba Chúc
(Chúng tơi sẽ sử dụng phương pháp thuyết trình với sự tham gia của học sinh để dạy
cho 30 em học sinh đối chứng).


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
1. Ngồi nước
* Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến những TNTL trong hoạt động

học tập.
- Theo Binaka Zazzo, nhà tâm lí học và giáo dục học người Pháp cùng các
cộng sự của bà thuộc trung tâm nghiên cứu trẻ em của đại học Paris thì TNTL lớn
nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng học tập của trẻ là: “Sự thay đổi môi
trường hoạt động một cách triệt để, gọi là chuyển dạng hoạt động chủ đạo. Mẫu giáo
lấy hoạt động vui chơi làm chủ đạo, vừa học vừa chơi, hoạt động đa dạng, tính tự do
tùy hứng cá nhân nặng hơn là tính chỉ đạo của giáo viên. Bước sang lớp 1, học tập là
hoạt động chủ đạo, học sinh phải học nghiêm chỉnh theo sự chỉ đạo của giáo viên,
theo nguyên tắc lớp học” [22].
- Trong công trình nghiên cứu của mình, khi bàn tới TNTL trong hoạt động
học tập, tác giả A.V. Petropxki cho rằng, TNTL của trẻ em khi đi học lớp 1 gồm 3
loại:
+ Loại 1: Những trở ngại có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập
mới.
+ Loại 2: Trở ngại trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cô và
bạn bè.
+ Loại 3: Trở ngại trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ được
chuẩn bị của gia đình, nhà trường, xã hội nên trẻ có tâm lí vui, thích và sẵn sàng đi
học, về sau giảm dần khát vọng và chán học [29].
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu ra được một số nguyên nhân dẫn đến trở ngại,
ảnh hưởng của những trở ngại đó đến đời sống của trẻ và đề xuất một số biện pháp để
giải quyết trở ngại cho trẻ. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả mới chỉ dừng lại ở TNTL
trong hoạt động học tập của trẻ lớp 1.
- Theo nhà tâm lí học Mauricè debesse, trong cơng trình nghiên cứu về TNTL

của trẻ em khi đi học lớp 1 đã chỉ ra rằng, đứng trước ngưỡng cửa của lớp 1 trẻ em
gặp rất nhiều TNTL. Điều này đã ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động học tập
của trẻ, làm cho trẻ sợ học, không muốn tới trường và kết quả học tập không cao [24].


Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về TNTL trong
hoạt động học tập của học sinh ít nhiều đã chỉ ra được những vấn đề lí luận về bản
chất của TNTL, nguyên nhân dẫn đến những trở ngại đó; đồng thời các tác giả cũng
đã chỉ ra được ảnh hưởng của nó tới hoạt động học tập của học sinh.
2. Trong nước
Vấn đề nghiên cứu TNTL vẫn chưa được nhiều nhà tâm lí quan tâm nghiên
cứu, vì vậy chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu bàn về vấn đề này. Khi nghiên cứu
về TNTL, các tác giả trong nước thường đi theo các hướng cơ bản sau:
* Nghiên cứu TNTL trong hoạt động học tập.
- Trong bài viết: “Một số TNTL của trẻ khi vào học lớp 1”, tác giả Vũ Ngọc
Hà đã nêu ra một số TNTL mà khi vào học lớp 1 trẻ em thường gặp phải đó là:
+ Trở ngại trong việc thích nghi với mơi trường mới.
+ Trở ngại trong các mối quan hệ.
+ Trở ngại khi phải đến trường.
- Tác giả Nguyễn Xuân Thức, trong bài viết: “Các nguyên nhân dẫn đến TNTL
của học sinh khi đi học lớp 1” đã nêu ra các nguyên nhân gây ra TNTL cho trẻ đó là:
Các nguyên nhân chủ quan:
+ Trẻ chưa hiểu rõ nội quy.
+ Trẻ được chuẩn bị quá kỹ trước khi tới trường.
+ Trẻ không được chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi học.
+ Do tính cách của trẻ.
+ Do trẻ chưa đủ tuổi đến trường.
+ Do trẻ mắc một số bệnh bẩm sinh.
Các nguyên nhân khách quan có thể khái quát thành 3 nhóm cơ bản sau:
+ Nhóm ngun nhân thuộc về gia đình.

+ Nhóm ngun nhân thuộc về nhà trường.
+ Nhóm nguyên nhân thuộc về xã hội.
Theo tác giả, các nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân gây ra TNTL
nhiều hơn cho học sinh lớp 1. Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp sư
phạm để tháo gỡ những TNTL cho trẻ [27].
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, trong bài viết: “Những TNTL của học sinh miền
núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam đã chỉ ra những trở ngại sau đây:
-

Hoàn cảnh giao tiếp của học sinh miền núi bị hạn chế


-

Vốn từ ngữ của học sinh miền núi còn thiếu và yếu

-

Năng lực cảm thụ câu thơ, bài thơ, đoạn văn của học sinh còn hạn chế.
Theo Tác giả nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên là do văn hoá, vốn sống, vốn

hiểu biết của học sinh miền núi hạn chế. Do vậy, để nâng cao năng lực cảm thụ trước
hết phải nâng cao tầm hiểu biết cuộc sống, xã hội cho các em. Những hoạt động ngoại
khoá, tham quan du lịch, câu lạc bộ văn hoá là những hoạt động bổ ích cho các em
học sinh [25].
Những năm gần đây, một số luận văn thạc sĩ đã quan tâm, nghiên cứu về
TNTL trong hoạt động học tập của sinh viên như:
Năm 2004, tác giả Nguyễn Văn Điệp trong luận văn thạc sĩ: “Những TNTL
trong học tập của sinh viên năm thứ nhất của trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên”
đã đưa ra các TNTL sau:

-

Hiểu biết chưa đầy đủ về trường sư phạm, về nghề thầy giáo.

-

Hiểu biết chưa đầy đủ về công việc của sinh viên sư phạm.

-

Chưa thích ứng với việc học ở cao đẳng.

-

Khơng tự tin vào bản thân nên chưa cố gắng.

-

Sợ mắc sai lầm trong học tập.

-

Thụ động trong học tập.

-

Chưa thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trường sư phạm.

-


Do khơng có tâm thế sẵn sàng học tập [16].
Nguyễn Xuân Thức với đề tài: “TNTL trong hoạt động học tập của sinh viên

năm thứ nhất Đại học sư phạm Hà Nội”. Tác giả nêu lên một số TNTL mà sinh viên
năm nhất thường gặp phải đó là:
-

Sinh viên chưa quen với môi trường đại học và phương pháp học mới.

-

Rụt rè, nhút nhát, không chịu học hỏi thầy cô bạn bè.

-

Khả năng giao tiếp yếu.

-

Động cơ học nghề chưa thích hợp.
Năm 2001 có luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Nhân Ái với đề tài: “Tìm hiểu

những TNTL trong quá trình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 trung học phổ
thông”.
Sau hội nghị Dân số và phát triển tồn thế giới tại Cairơ năm 1994, với sự cam
kết mạnh mẽ của các Chính phủ, vấn đề giáo dục Dân số - SKSS đã được nhiều nước
trên thế giới quan tâm. Châu Á đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình SKSS tại


Ấn Độ. Thơng qua đó, SKSS đã trở thành một nội dung quan trọng của hầu hết các

chương trình dân số ở các nước, trong đó có Việt Nam.
* Các cơng trình nghiên cứu về GDSKSS
Trần Ngọc Anh với đề tài: “Tìm hiểu thái độ của học sinh một số trường
THPT ở Hà Nội khi được giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên”. Chủ nhiệm đề
tài đã chỉ ra thái độ của học sinh khi được tiếp thu các kiến thức GDSKSS và so sánh
được sự khác biệt giữa học sinh của các trường THPT ở Hà Nội.
Dự án GDSKSS cho học sinh THPT tại Huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Dự án đã tổ chức các hoạt động như: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về
SKSS cho học sinh ở bậc PTTH nhằm giúp các em tự thay đổi hành vi, kỹ năng cần
thiết về chăm sóc SKSS cho bản thân, góp phần nâng cao kỹ năng sống cho các em;
các cuộc thi kiến thức về SKSS.
Phạm Ngọc Hà, với cơng trình nghiên cứ “Tích hợp giáo dục giới tính,
GDSKSS vị thành niên, tình dục an tồn trong mơn sinh học”. Tác giả đã nêu ra được
thực trạng về GDSKSS cho học sinh ở các trường THPT hiện nay, đồng thời cũng
đưa ra được cách thức tích hợp GDSKSS cho học sinh THPT thơng qua môn Sinh
học.
Trần Tiến Thành với đề tài: “GDSKSS vị thành niên cho học sinh THPT”, kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng về công tác GDSKSS cho học sinh THPT
hiện nay và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
Gần đây nhất là có cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Phương Lan với đề tài
“TNTL trong thái độ của học sinh THCS đối với môn học giáo dục giới tính”. Chủ
nhiệm đề tài đã đánh giá trên hai biểu hiện: TNTL trong thái độ tán thành học giáo
dục giới tính trong nhà trường; tâm lý e ngại khi tiếp cận các kiến thức giáo dục giới
tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung việc giáo dục giới tính trong nhà
trường gặp một số TNTL từ thái độ của học sinh, song mức độ TNTL giữa hai biểu
hiện là khác nhau. Phần lớn các em đồng tình với ý kiến đưa mơn giáo dục giới tính
vào nhà trường, song các em vẫn e ngại vào dư luận xã hội
Đánh giá chung:
Nghiên cứu TNTL trong hoạt động học tập là một vấn đề phức tạp. Vấn đề này
cịn ít được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Một trong các cơng

trình nghiên cứu kể trên ít nhiều đã xây dựng được hệ thống lí luận và thực tiễn về
vấn đề này. Tuy nhiên hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu TNTL


trong hoạt động học tập nói chung mà chưa quan tâm nghiên cứu TNTL trong hoạt
động học tập của bộ mơn cụ thể.
Các cơng trình nghiên cứu ngồi nước phần lớn xoáy sâu vào một số TNTL
của học sinh lớp 1. Các cơng trình đã chỉ ra được các ngun nhân dẫn đến TNTL của
học sinh khi bước vào lớp 1.
Cịn các cơng trình trong nước, ngồi việc đề cập đến TNTL của học sinh lớp
1, cịn có một số cơng trình nghiên cứu tìm hiểu các ngun nhân gây TNTL cho sinh
viên năm thứ nhất như: Các em chưa thích nghi với mơi trường học tập mới; phương
pháp dạy học mới; cuộc sống xa nhà thiếu thốn tình cảm gia đình; khả năng giao tiếp
yếu; động cơ học nghề chưa phù hợp. Ngoài ra liên quan đến việc GDSKSS cho học
sinh cũng đã có nhiều nhà khoa học quan tâm, phần lớn các đề tài nghiên cứu về việc
cần thiết phải GDSKSS cho học sinh. Các đề tài bước đầu chỉ ra được thái độ học tập
của học sinh, so sánh được mức độ hứng thú học tập của các em ở khu vực thành thị
và nông thôn. Một số nhà nghiên cứu nêu lên thực trạng GDSKSS cho học sinh dưới
hình thức tích hợp và ngun nhân dẫn đến thực trạng trên, đồng thời chỉ ra được
biểu hiện của TNTL, mức độ biểu hiện và nguyên nhân gây TNTL.
Như vậy qua các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước chúng tơi nhận thấy:
Đã có sự quan tâm nhiều đến TNTL của học sinh trong việc học tập, tuy nhiên, việc
nghiên cứu TNTL của học sinh THPT trong việc lĩnh hội các nội dung GDSKSS
chưa có tác giả nào nghiên cứu.
II. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Trở ngại
Theo , trở ngại là cái gây khó khăn, làm cản trở. Công việc
gặp nhiều trở ngại. Gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch.
Theo từ điển Tiếng Việt, trở ngại là cái gây khó khăn làm cản trở [8].
2. Trở ngại tâm lý

Theo Đại từ điển tiếng Việt căn bản thì: Trở ngại có nghĩa là khó khăn hoặc
sự thiếu thốn [20].
Trong từ điển Anh-Việt thì “obstacles” được dùng chỉ sự trở ngại, khó khăn,
sự gay go, khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc phục [28].
Từ điển Pháp Việt thì “difficulté” chỉ sự khó khăn, sự việc gây trở ngại. Như
vậy, qua các từ điển nói trên khi bàn về trở ngại, cho phép chúng ta hiểu trở ngại là


những gay go, sự khắc nghiệt, sự thiếu thốn,…gây ra những khó khăn địi hỏi nhiều
nỗ lực để vượt qua [41].
Thực tiễn đã chứng minh, trong bất kỳ hoạt động nào, con người cũng gặp
phải những TNTL làm cho hoạt động đó bị chệch hướng so với mục đích đã đề ra từ
trước, điều này có ảnh hưởng xấu đến kết quả của hoạt động. Những khó khăn đó
xuất hiện do các yếu tố mang tính chất tiêu cực gây nên, được gọi chung là những
TNTL trong quá trình hoạt động của con người. Các yếu tố gây nên TNTL bao gồm
những yếu tố khách quan (yếu tố bên ngoài) và những yếu tố chủ quan (yếu tố bên
trong) [32].
Những yếu tố bên ngoài, được hiểu là những điều kiện, phương tiện hoạt
động như mơi trường gia đình, nhà trường, xã hội,…là những yếu tố tác động đến quá
trình học tập từ bên ngồi. Những yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp tới tiến trình hoạt
động của con người [32].
Những yếu tố bên trong, chính là những yếu tố xuất phát từ bản thân nội tại
mỗi cá nhân khi tham gia vào hoạt động đó, sự thiếu hiểu biết sâu sắc về hoạt động,
vốn kinh nghiệm hạn chế. Việc thực hiện các thao tác khơng phù hợp trong q trình
hoạt động,…Các yếu tố bên trong là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình
và kết quả hoạt động của con người. Nó tạo nên “hàng rào tâm lí” cản trở quá trình
lĩnh hội kiến thức của cá nhân. Chúng ta có thể đứng ở nhiều góc độ để xem xét vấn
đề này, cụ thể:
- Dựa trên cơ chế sự gia tăng các mặc cảm và tâm thế tiêu cực như mặc cảm
xấu hổ, tâm trạng sợ hãi, lo lắng, tự ti,…chúng ta có thể đưa ra khái niệm về TNTL

như sau: TNTL là trạng thái tâm lí thể hiện tính thụ động quá mức của chủ thể hoạt
động, làm cản trở quá trình hoạt động cũng như kết quả hoạt động của chủ thể [22].
- Dựa trên cơ chế năng lực và kỹ năng của chủ thể trong quá trình tiếp nhận
kiến thức: TNTL là tổ hợp các thuộc tính, các trạng thái tâm lí, các đặc điểm nhân
cách làm cho chủ thể không phát huy được năng lực và kỹ năng học tập, do đó kết
quả học tập bị hạn chế [22].
- Dựa trên sự nhấn mạnh tính khơng phù hợp về tâm lí của chủ thể với đối
tượng hoạt động. Sự không phù hợp này là nguyên nhân cản trở kết quả hoạt động:
TNTL là sự không phù hợp của đặc điểm nhân cách và trạng thái tâm lí của chủ thể
với đối tượng học tập, làm cho q trình hoạt động gặp khó khăn, mâu thuẫn, làm
giảm hiệu quả của quá trình học tập [4].


Từ các khái niệm trên, chúng tôi đi đến khái niệm về TNTL như sau:
TNTL là những hiện tượng tâm lí cản trở hoạt động của con người, làm cho
quá trình hoạt động bị lệch hướng ảnh hưởng tới tiến trình và kết quả của học sinh.
3. Lĩnh hội tri thức
Theo Đại từ điển Tiếng việt lĩnh hội:
Là hiểu thêm được một tri thức mới, một vấn đề mới do chủ thể khác truyền
đạt [20].
4. Sức khỏe sinh sản
Theo tổ chức Y tế thế giới SKSS là:
Một trạng thái hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi khía cạnh
liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và q trình sinh sản chứ khơng
chỉ đơn thuần là khơng có bệnh hoặc khơng tàn tật [43].
5. Học sinh THPT
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi quan niện học sinh THPT
là:
Học sinh có độ tuổi từ 15 đến 18 đang theo học ở lớp 10 hoặc lớp 11, hoặc lớp
12, đây là độ tuổi có nhiều sự biến đổi mạnh mẽ về cả tâm và sinh lý, có nhiều quan

niệm mới và hành động mới.
6. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THPT
Là chương trình nhằm cung cấp cho học sinh THPT các kiến thức cần thiết về
giới tính, về những thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này, đồng thời cũng trang bị cho
các em những hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống.
GDSKSS là hoạt động giáo dục trang bị cho con người tri thức và những kỹ
năng giữ gìn, bảo đảm cho SKSS ở tình trạng tốt, giúp cho con người có sức khỏe, có
đời sống tình dục an tồn, u đương lành mạnh, gia đình hạnh phúc, có tri thức đầy
đủ về SKSS, bảo đảm được sự sinh nở bình thường, ni con khỏe mạnh, thông minh
và phát triển [43].
7. Trở ngại tâm lý trong quá trình lĩnh hội tri thức giáo dục sức khỏe sinh sản
Từ các khái niệm TNTL, lĩnh hội tri thức và GDSKSS, chúng tôi đưa ra khái
niệm TNTL trong quá trình lĩnh hội tri thức GDSKSS như sau:
TNTL trong quá trình lĩnh hội tri thức GDSKSS là những hiện tượng tâm lí cản trở
q trình nhận thức các tri thức về SKSS và đồng thời làm ảnh hưởng đến kết quả


×