Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC HÀ NỘI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.37 KB, 38 trang )

1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC HÀ NỘI.
2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá tinh
giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng Lắp máy Điện
nước HN.
Xuất phát từ những dặc điểm đặc thù của ngành xây dựng và sản phẩm của
hoạt động xây lắp là các công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc…có quy mô,
kết cấu phức tạp, cố định tại nơi thi công, nơi sản xuất đồng thời là nơi tiêu thụ sản
phẩm, có thời gian thi công kéo dài từ khi công trình đi vào thi công đến khi bàn
giao cho chủ đầu tư. Điều này dã ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán xây lắp nói
chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng về đối tượng,
phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, cũng như kỳ tính giá
thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư.
 Đối tượng hạch toán chi phí của hoạt động xây lắp là các công trình, hạng
mục công trình, các giai đoạn của hạng mục công trình hay các nhóm các hạng mục
công trình…từ đó xác định phương pháp hạch toán chi phí thích hợp cho Công ty.
Đối tượng tính giá thành cũng chính là đối tượng tập hợp chi phí nhưng phải là các
công trình, hạng mục công trình hay một bộ phận của hạng mục công trình đã hoàn
thành dược thanh toán với chủ đầu tư, phải xác định được giá dự toán thông qua
Biên bàn nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành.
 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất xây lắp được áp dụng tại Công ty là
phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp này thì các khoản mục chi phí như Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi
công, chi phí sản xuất chung sẽ được kế toán Công ty tập hợp riêng cho từng công
trình, hạng mục công trình tại từng xí nghiệp mà đang tiến hành thi công công trình
1
2
đó. Ưu điểm của phương pháp này là giúp cho việc hạch toán chi phí một cách dễ
dàng, thuận tiện, chính xác cho việc xác định khối lượng sản phẩm dở dang và tính


giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình. Chi phí thực tế phát
sinh ở công trình nào thì hạch toán cho công trình đó. Các TK sử dụng để hạch toán
chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp gồm: TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(CPNVLTT), TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), TK623 - Chi phí sử
dụng máy thi công, TK 627 - Chi phí sản xuất chung (CPSXC), TK 154 - Chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang, TK 632 - Giá vốn hàng bán.
 Kỳ tính giá thành: Để đáp ứng như cầu của quản lý, phản ánh một cách chính
xác tình hình sử dụng các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp trong việc thi công
xây lắp các công trình, Công ty luôn thực hiện nghiêm túc việc tổng hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm vào định kỳ cụ thể cuối mỗi quý và mỗi năm dựa trên
lượng hao phí thực tế phát sinh cho mỗi công trình, hạng mục công trình và lượng
giá trị sản lượng dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Ngoài ra, tính giá thành sản phẩm còn
được thực hiện khi mỗi công trình, bộ phận của một công trình, hạng mục công
trình được hoàn thành bàn giao và được chủ đầu tư chấp nhận thanh quyết toán.
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại Công ty cổ phần Xây dựng Lắp máy Điện nước Hà Nội.
2.2.1. Tổ chức hạch toán Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT).
NVL, CCDC là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản
phầm. Nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ
giá trị NVL, CCDC được chuyển hết vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ,
trừ một số loại CCDC có giá trị lớn được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong
nhiều kỳ. Hơn nữa, do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp với những đặc
điểm đặc thù riêng của hoạt động này, NVL là loại chi phí lớn nhất, chiếm tỷ
2
3
trọng lớn, chủ yếu tạo ra giá trị sản phẩm xây lắp. Thông thường đối với một
công trình, NVL thường chiếm tới 65% đến 70% tổng giá trị công trình chủ yếu
là các loại NVL như vôi, xi măng,, xỏi, đá, thép, dầu máy, khí đốt, sơn và cá loại
phụ gia…Vì vậy, việc tình giá trị của một công trình có chính xác không phụ

thuộc rất lớn vào việc hạch toán chi phí NVL của Công ty ra sao. Khoản mục chi
phí NVL trực tiếp tạo ra giá thành công trình bao gồm NVL chính (cát, sỏi, xi
măng, sắt, thép…), NVL phụ (sơn, phụ gia, đinh, ốc…), Vật kết cấu (khung cửa,
cánh cửa, bê tông đúc sẵn…). thiết bị lắp dặt công trình (thiết bị vệ sinh, thiết bị
lắp điện, thiết bị trang trí công trình…).
Tất cả chi phí NVL dùng cho công trình đều được hạch toán chi tiết vào TK
621 - Chi phí NVL cho từng công trình, hạng mục công trình để tiện theo dõi.
Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp số liệu trên sổ chi tiết, lấy số liệu trên sổ
chi tiết TK 621 ghi vào Nhật ký chứng từ số 7. Cuối tháng, tổng hợp số liệu trên
Nhật ký chứng từ có liên quan và cho vào sổ Cái TK 621, sau đó tiến hành tính
tổng hợp chi phí, tính giá thành công trình hoàn thành.
Công ty cổ phần Xây dựng Lắp máy Điện nước Hà Nội có 6 xí nghiệp
thành viên trực thuộc Công ty, có nhiệm vụ thi công các dự án công trình, hạng
mục công trình được Công ty giao theo hình thức khoán gọn hoặc Công ty trực
tiếp thi công. Nếu theo hình thức khoán gọn, Công ty và các xí nghiệp sẽ kí hợp
đồng khoán gọn và khi thực hiện xong phải thanh lý hợp đồng. Do Công ty giao
việc cho các xí nghiệp theo hình thức khoán gọn nên Công ty chỉ có nhiệm vụ
cấp vốn, giải ngân vốn theo Bảng dự toán chi phí công trình và theo tiến độ thi
công công trình và tìm nguồn cung cấp NVL cho công trình và chuyển thẳng đến
chân công trình giao cho xí nghiệp sử dụng ngay hoặc lưu kho chờ sử dụng với
những loại NVL như thép, các thiết bị cần lắp đặt bên trong Công trình và hạch
3
4
toán theo giá thực tế đích danh. Tại công ty, kế toán sẽ tập hợp các chứng từ mà
các kế toán tại xí nghiệp chuyển lên về tình hình nhập - xuất - tồn NVL, kế toán
tiến hành ghi sổ kế toán bảng kê vật liệu nhập - xuất - tồn cho từng loại NVL TK
152, trường hợp mà NVL chuyển thẳng không qua kho sẽ sử dụng Bảng kê
nhập-xuất thẳng, và vào bảng phân bổ NVL TK 152 cho từng công trình hạng
mục công trình tại từng xí nghiệp và sổ chi tiết TK 621- chi phí NVL trực tiếp
cho từng công trình, hạng mục công trình tại các xí nghiệp.

 Chứng từ sử dụng.
Theo quy định của Chế độ kế toán và quy định quản lý tài sản của Công ty
thì mọi nghiệp vụ nhập - xuất kho NVL đểu phải có phiếu xuất kho, nhập kho
với nội dung và biểu mẫu theo quy định của Chế độ, kèm theo các chứng từ có
liên quan mình chứng cho sự có thật và đầy đủ của nghiệp vụ phát sinh.
 Quy trình hạch toán.
Căn cứ vào định mức dự toán vật tư, NVL cho thi công xây dựng công
trình, hạng mục công trình để đảm bảo tiến độ thi công, Công ty sẽ lập lập kế
hoăch mua NVL cho thi công công trình. Khi NVL về tới kho, bộ phận kiểm
nhận sẽ tiến hành kiểm nhận nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, quy cách
và chủng loại của từng loại NVL.
Đối với các vật tư cần qua kho bảo quản chờ xuất dùng thì kế toán sẽ
sử dụng Bảng kê vật liệu xuất kho, Bảng kê nhập-xuất-tồn chi tiết cho từng loại
NVL cho từng công trình, hạng mục công trình tại từng xí nghiệp. Khi xuất kho
NVL theo yêu cầu của các bộ phận sử dụng thì kế toán sử dụng phiếu Xuất kho
NVL theo giá thực tế đích danh. Phiếu Xuất kho được viết thành 2 liên, 1 liên do
thủ kho giữ, 1 liên do kế toán xí nghiệp giữ để ghi sổ và chuyển cho kế toán
Công ty tiến hành ghi sổ kế toán và lên Báo cáo tài chính.
4
5
Đối với vật liệu mà không qua kho, chuyên thẳng đến chân công trình sử
dụng ngay, kế toán tại các xí nghiệp cũng sử dụng Phiếu nhập kho và Phiếu xuất
kho nhưng giá trị ghi trên Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho là như nhau. Định
kỳ, kế toán tại các xí nghiệp phải chuyển toàn bộ chứng từ liên quan đến việc
mua NVL, nhập xuất dùng NVL phục vụ cho thi công như Hoá đơn GTGT,
Phiếu nhập kho, Phiếu Xuất kho…cho phòng kế toán của Công ty để tiến hành
ghi sổ kế toán.
Khi các xí nghiệp xây lắp có nhu cầu về vật tư, họ liên hệ với nhà cung cấp và
khi NVL về tới chân công trình, bộ phận kiểm định kiểm tra hàng hoá vật tư về số
lượng, quy cách, chất lượng hàng hoá vật tư và thủ kho tiến hành viết Phiếu nhập

kho và cả Phiếu xuất kho luôn.
5
6
Biểu mẫu số 2.1
Đơn vị: Công ty cổ phần Xây dựng Mẫu số:02-VT
Lắp máy Điện Nước HN QĐ số 15/QĐ/2006/QĐ_BTC ngày
Xí nghiệp xây lắp 1 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Phiếu Nhập kho
Ngày 20 tháng 02 năm 2008
Nợ TK 152:: 202.500.000
Nợ TK 133: 20.250.000
Có TK 111: 222.750.000
- Họ và tên người giao hàng: Ông Hoàng Anh Minh:
- Số hoá đơn số 05QTTC ngày 20.tháng 8.năm 2007 của Công ty cổ phần vật tư
thiết bị cấp thoát nước H&C..:
- Nhập tại kho hàng: Xí nghiệp Xây lắp 1
STT
Tên nhãn hiêu, quy
cách sản phẩm,
hàng hoá vật tư

số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu
cầu
Thực

nhập
1
2
Gạch đỏ
Xi măng Hoàng
Thạch.
Vạn
Tấn
20
11
20
11
3..800.000
11.500.000
76.000.000
126.500.000
Cộng 202.500.000
Nhập ngày 20 tháng 02 năm 2008
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(ký và họ tên)) (ký và họ tên) (ký và họ tên)
Do khi mua nguyên vật liệu dùng ngày cho việc thi công công trình, nên
kế toán thường viết luôn phiếu xuất kho. Theo Biểu mẫu số 02-VT.
6
7
Biểu mẫu số 2.2.
Đơn vị: Công ty cổ phần Xây dựng Mẫu số:02-VT
Lắp máy Điện Nước HN Ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC ngày
Xí nghiệp Xây lắp 1 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Phiếu Xuất kho
Ngày 20 tháng 02 năm 2008

Nợ TK: 621: 202.500.000
Có TK 152: 202.500.000
- Họ và tên người nhận hàng: Dương Minh.
- Lý do xuất kho: Xuất cho xây dựng Khu đô thị Văn Lâm, Hưng Yên
- Xuất tại kho hàng: Nhập xuẩt thẳng tại Xí nghiệp Xây lắp 1
STT
Tên nhãn hiêu, quy cách
sản phẩm, hàng hoá vật tư

số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá Thành tinề
Yêu
cầu
Thực
xuất
1
2
Gạch đỏ
Xi măng Hoàng Thạch.
Vạn
Tấn
20
11
20
11
3.800.000

11.500.000
76.000.000
126.500.000
Cộng 202.500.000
Xuất ngày 20 tháng 02 năm 2008
Phụ trách Phụ trách Người nhận Thủ kho
bộ phận sử dụng cung tiêu (ký, họ tên) (ký, họ tên)
(ký, họ tên) (ký, họ tên)

Cuối tháng, căn cứ vào Phiếu xuất kho và Phiếu Nhập kho mà các xí
nghiệp thành viên trực thuộc Công ty chuyển lên, phòng kế toán Công ty tiến
hành kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ gốc và các tài
liệu có liên quan sau đó tiến hành lập Bảng phân bổ NVL, CCDC cho từng công
trình hạng mục công trình tại do các xí nghiệp trực thuộc Công ty thi công và
Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng tháng, từng quý tại
7
8
Công ty cho từng công trình, hạng mục công trình mà các xí nghiệp đang thi
công.
Biểu mẫu số 2.3
Đơn vị: Công ty cổ phần Xây dựng
Lắp máy Điện Nước HN - Haweicco

BẢNG PHÂN BỔ NVL, CCDC
Tháng 02 năm 2008
STT
Ghi Có TK
Ghi Nợ
TK
TK 152 TK 153 Tổng xuất

TK 621: Chi phí NVLTT
1
Khu công nghiệp Văn Lâm, Hưng Yên
72.500.250 57.025.000 129.525.250
2
KCN Bắc Thăng Long Vân Trì gói CP2
100.250.000 73.000.700 173.025.700
3
Gói 4Ô&8 Ba Đình
49.002.000 38.000.000 87.002.000
4
Gói thầu số 13- DAP Đình Vũ Hải
Phòng
120.750.000 93.000.000 213.750.000
5
Cấp nước Mai Dịch
75.720.000 61.725.000 137.445.000
6
CN hồ khe cá-Hà Tu - Quảng Ninh
24.250.000 15.152.000 39.402.000
Cộng 443.122.250 317.027.700 760.149.950
Ngày 31 tháng 01 năm 2008
Người lập bảng Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
8
9
Biểu mẫu số 2.4
Công ty cổ phần Xây dựng Lắp máy Điện nước HN
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH QUÝ I NĂM 2008
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Công trình: Khu công nghiệp Văn Lâm, Hưng Yên
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối
ứng
Ghi Nợ TK 621
SH NT Tổng số tiền
Chia ra
NVL chính NVL phụ Thiết bị lắp Vât kết cấu
Số dư đầu kỳ
01/02 02
Mua NVL trả bằngTGNH
112
11.250.000 6.725.000 2.125.000 1.002.000 1.398.000
01/02 03
Mua NVL chưa trả NB
331
52.725.000 37.650.000 9.252.000 6.700.000 8.375.000
02/02 04
Mua NVL trả tiền mặt
111
9.352.000 5.125.000 1.090.000 589.000 2.548.000
………………………
Cộng số phát sinh
665.450.000 425.435.000 176.255.000 25.750.000 38.010.000
Ghi Có TK 621 154

665.450.000 425.435.000 176.255.000 25.750.000 38.010.000
Số dư cuối kỳ
- - - - -
Ngày 31 tháng 03 năm 2008
Người ghi sổ Kế toán trưởng
9
10
2.2.2. Tổ chức hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là một khoản mục chi phí quan trọng chiếm tỷ
trọng từ khoảng 10% đến 20% trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí nhân công trực
tiếp bao gồm: Các khoản chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của
công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Không bao gồm các khoản trích
theo tiền lương như KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xây lắp. Đây là
khoản chi phí có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra động lực khuyến khích tinh
thần làm việc và mối quan tâm của người lao động đến tới kết quả lao động. Vì vâỵ,
việc hạch toán chính xác chí phí nhân công trực tiếp cũng như quản lý tốt người lao
động và quỹ tiền lương trong Công ty sẽ góp phần vào việc tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm và nâng cao hiệu quẩ hoạt động của Công ty.
Do đặc điểm của hoạt động xây lắp, để phù hợp Công ty áp dụng hai hình
thức trả lương cơ bản: Hình thức trả lương theo thời gian áp dụng đối với toàn bộ
lao động gián tiếp thuộc biên chế của Công ty. Và hình thức trả lương lương khoán
cho đội ngữ công nhân trực tiếp sản xuất thông qua việc giao khoán cho các xí
nghiệp, tổ, đội ở từng công trình, hạng mục công trình bằng việc ký kết các hơp
đồng giao khoán với người lao động.
Đối với hình thức trả lương theo thời gian: Đây là hình thức được áp dụng
đối với lao động dài hạn và thuộc biên chế của Công ty. Nhưng tiền lương của mỗi
người lao động nhận được cũng còn phụ thuộc vào lương cấp bậc của từng người,
trách nhiệm và vị trí công tác của từng người, phụ thuộc vào trình độ và thâm niên
công tác, vào mức độ hoàn thành công việc, số ngày công làm việc thực tế trong
tháng, cộng phần phụ cấp và ngoài ra còn phụ thuộc vào địa điểm mà người lao

động làm việc. Các khoản phụ cấp theo lương được tính dựa vào hệ số quy định
như đối với phụ cấp trách nhiệm, từ Giám đốc Công ty cho đến nhân viên tập sự có
những hệ số khác nhau và giảm dần từ 1,7 đến 0.8 đã được quy định rõ trong quy
chế trả lương của Công ty. Ngoài ra, theo hình thức trả lương này, tiền lương mà
10
11
khối văn phòng Công ty và văn phòng xí nghiệp cũng được chia là tính 50% lương
cơ bản và 50% chia theo lương hiệu quả kinh doanh và được tính như sau:.
Lương cứng = hệ số lương * h1 * số công thực tế trong tháng,
Lương hiệu quả sản xuất kinh doanh = h1 * h2 * h3 * h4 *hệ số tháng.
Trong đó:
h1: Hệ số về trách nhiệm và vị trí công tác.
h2: Hệ số về trình độ đào tạo.
h3: Hệ số về thâm niên công tác
h4: Hệ số về hoàn thành công việc được giao: Phân theo loại A, B, C.
Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán: Do đặc điểm của hoạt động xây
lắp là lực lượng lao động trực tiếp thường không ổn định nên phần lớn công nhân
tại các xí nghiệp, các tổ đội thường là lao động ngắn hạn thuê ngoài mang tính thời
vụ, lương trả theo Hợp đồng giao khoán khối lượng sản phẩm hoặc khoán công
việc. Khi hết hợp đồng giao khoán, Công ty và các xí nghiệp phải tiến hành thanh lý
Hợp đồng. Đầu năm Công ty lập kế hoặch sản xuất kinh doanh, căn cứ vào các chỉ
tiêu, hợp dồng đã ký, phòng kế hoặch kết hợp với phòng kỹ thuật và phòng nhân sự
để tính toán các thông sổ kỹ thuật, vật tư máy móc thiết bị nhân lực cần cho mỗi
hạng mục công trình, căn cứ vào giá cả thực tế để định mức. Để tiến hành giao
khoán cho từng xí nghiệp, các xí nghiệp căn cứ vào định mức giao khoán và định
mức lao động đẻ trả lương cho người lao động theo đúng quy định của Công ty và
quy định của Nhà nước. Khi công việc được hoàn thành, thì Đội trưởng và Giám
đốc các xí nghiệp phải tiến hành thẩm định, nghiệm thu khối lượng sản phẩm khoán
hoàn thành, thanh lý Hợp đồng khoán việc.
Tiền lương phải trả CN = Khối lượng công việc hoàn thành * Đơn giá TL

Tiền lương của 1 CN = Tiền lương cả nhóm / Tổng số công nhân cả nhóm* Số
công của từng công trình.
11
12
 Tài khoản sử dụng.
TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp, TK này phản ánh tiền lương phải trả
cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp bao gồm cả công nhân do doanh nghiệp
quản lý và công nhân thuê ngoài và dược mở chi tiết cho từng công trình, hạng
mục công trình. Cuối kỳ, được kết chuyển vào TK 154 để xác định giá thành của
công trình hoàn thành.
 Chứng từ sử dụng:
Chứng từ về lao động: Đó là các chứng từ phản ánh cơ cấu lao động như các
quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, xa thải, khen thưởng, nghi hưu…
Chứng từ hạch toán thời gian lao động: Bảng chấm công (mẫu số 02-LĐTL),
thẻ thời gian lao động,
Chứng từ hạch toán kết quả lao động: Biên bản nghiệm thu khối lượng công
việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, Biên bản kiểm kê chất lượng sản phẩm hoàn
thành.
Chứng từ hạch toán tiến lương và các khoản thu nhập khác, Bảng tính lương,
Bảng thanh toán tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ tiền lương theo lao động,
Phiếu chi, séc chi lương.
 Quy trình tổ chức hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện
như sau:: Trong kỳ, Đội trưởng đội xây dựng số 2 thuộc xí nghiệp Xây lắp 1,
tiến hành ký Hợp đồng giao khoán sản phẩm theo thời vụ cho Ông Dương Hoài
An tại nơi thi
12
13
Công ty CP Xây dựng Lắp máy Điện nước HN. CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Xí nghiệp xây lắp1, đội xây dựng số 2 Độc lập-tự do-hạnh phúc.
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN SẢN PHẨM.

Ngày 20 tháng 2 năm 2008
Tối: Ngô Đình Hoàng , chức vụ: Đội trưởng đội xây dựng số 2. đại diện cho bên
giao khoán,
Tôi: Nguyễn Dương Minh: Là bên trực tiếp nhận giao khoán.
A. Cùng ký kết hợp dồng giao khoán như sau:
- Phương thức thanh toán: Tiền mặt.
- Điều kiện thực hiện Hợp đồng……..
Thời gian thực hiện Hợp đồng: Từ ngày 25/02/2008 đến ngày 05/03/2008 tại
Công trình Khu công nghiệp Văn Lâm, Hưng Yên .
I. Nội dung các công việc khoán.
Công việc làm: Xây dựng, làm việc theo giờ hành chính.
II. Trách nhiệm và quyền hạn của người nhận giao khoán.
Có nghĩa vụ thực hiện tốt những cam kết trong Hợp đồng giao khoán dưới sự
giám sát chặt chẽ của Ông Ngô Đình Hoàng,
Quyền lợi: Được hưởng lương theo thoả thuận.
III. Nghĩa vụ và quyền hạn của người giao khoán.
Người giao khoán có nhiệm vụ chi trả lương đầy đủ, đúng thời hạn và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho người nhận khoán có thể hoàn thành tốt nhất công việc
dược thảo thuận trong Hợp đồng giao khoán.
Đại diện bên nhận giao khoán Đại diện bên giaokhoán,
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
B. Phần theo dõi quá trình thực hiện Hợp đồng.

13
14
Căn cứ để tính lương cho công nhân là Bảng chấm công do tổ trưởng, đội
trưởng các đội xây dựng lập căn cứ vào tình hình làm việc thực tề tại đơn vị để
chấm công cho từng công nhân trong từng ngày và ghi vào các ngày tương ứng, kế
toán tại Công ty sẽ tiến hành tình hình lương thực tế, Bảng chấm công và các chứng
từ khác có liên quan để lập Bảng phân bổ tiền lương và Bào hiểm xã hội và Bảng

thanh toán tiền lương cho từng công trình, hạng mục công trình mà công ty đang thi
công. Căn cứ vào Bảng phân bổ, kế toán giá thành tiến hành lập sổ chi phí sản xuất
kinh doanh và vào Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7 để hạch toán giá thành
xây dựng. Cuối tháng chuyển toạn bộ số liệu cho vào Số Cái TK 622, để tổng hợp
tính giá thành cho toàn bộ các công trình mà Công ty đang thi công.
14
15
Biểu mẫu số 2.5
Đơn vị :Công ty cổ phần xây dựng Lắp máy Diện nước Hà Nội – Haweicco.
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2008.
S
T
T
Ghi Có
i Có TK
TK
Ghi Nợ
các TK
TK 334-Phải trả công nhân viên TK 338-Phải trả, phẩi nộp khác
TK335
Ghi có
CP
phải
trả
Tổng cộng
Lương
Các
khoản
phụ khác
Các

khoản
khác
Cộng Có
TK334
KPCĐ
(3382)
Bảo hiễm
xã hôi
(3383)
Bảo
hiểm y
tế (3384)
Cộng Có
TK338
I TK 622
1
- Khu đô thị
Văn Lâm,
Hưng Yên
122.255.000
4.500.00
0
126.755.000 126.755.000
2
- KCN Bắc
Thăng Long
gói CP2
127.623.000 127.623.000
……. ….. ……
Cộng TK622

452.255.000
4.500.00
0
456.755.000 456.755.000
II TK 627
1
- KCN Văn
Lâm HưngYên
20.525.600
1.222.00
0
21.747.600 410.512 2.525.560 615.768 3.078.840 24.826.440
……
Cộng 627
75.125.000
1.222.00
0
76.347.000
1.502.50
0
7.512.500
2.253.75
0
11.268.750 87.615.750
Tổng cộng
527.380.000
5.722.00
0
533.102.000
1.502.50

0
7.512.500
2.253.75
0
11.268.750 544.370.750
Ngày 31 tháng 03 năm 2008
Người lặp Bảng Kế toán trưởng
15

×