Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY TNHH NN 1TV CẤP NƯỚC PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.53 KB, 11 trang )

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY TNHH NN
1TV CẤP NƯỚC PHÚ THỌ
2.1 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY TNHH NN 1TV CẤP NƯỚC PHÚ THỌ
Việc xác định giá trị còn lại TSCĐHH là điều kiện cần thiết để kế toán
TSCĐ tính khấu hao, hao mòn và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công
ty, thông qua đó phản ánh kịp thời tình hình biến động TSCĐ trong Công ty là
tốt hay xấu lên ban lãnh đạo Công ty từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm
sử dụng hiệu quả, tiết kiệm hợp lý nguồn lực.Hạch toán về TSCĐ là một khâu
không thể thiếu trong công tác hạch toán kế toán. Do vậy, đối với các Công ty
nói chung, Công ty TNHH NN 1TV cấp nước Phú Thọ việc nâng cao và hoàn
thiện TSCĐ cũng chính là nâng cao và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán,
đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình biến động, tăng giảm và sử
dụng TSCĐ. Từ đó giúp cho Công ty có những quyết định hợp lý và kịp thời
nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
2.1.1 Ưu điểm trong công tác hạch toán, quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công
ty
Công ty TNHH NN 1TV Cấp nước Phú Thọ từ khi thành lập đến nay
luôn quan tâm đến hạch toán kế toán nói chung và hạch toán TSCĐ nói riêng,
luôn chấp hành tốt chế độ kế toán ban hành.
* Về bộ máy kế toán Công ty:
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình quản lý vừa tập
trung vừa phân tán phù hợp với mô hình quản lý. Việc phân công, phan nhiệm
rõ ràng giữa các cán bộ trong phòng kế toán- tài vụ khiến cho hoạt dộng của
công tác kế toán hiệu quả hơn.
Mỗi cán bộ kế toán đều nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình với công việc mà mình đảm nhận. Mỗi nhân viên đều nắm chắc phần hành
kế toán mà mình đảm nhận, thường xuyên theo dõi tìm hiểu các quy chế Tài
Chính mới nhất để bổ sung hoàn thiện kiến thức và phục vụ cho công tác kế
toán ngày càng tốt hơn.
Tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện trên tất cả các giai đoạn hạch


toán ở mọi phần hành, do đó tránh được sự bỏ sót nghiệp vụ kinh tế, đông thời
phản ánh kịp thời nghiệp vụ phát sinh.Bộ máy kế toán tổ chức phân công phân
nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận cấu thành.
Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán, công việc kế toán được thực hiện
trên máy đã hỗ trợ, giảm nhẹ khối lượng công việc và nâng cao hiệu quả công
tác kế toán. Hơn nữa phần mềm kế toán còn có ưu điểm là tách riêng được phần
tài sản và phần hạch toán TSCĐ để tránh xảy ra sai sót hệ thống, giúp cho việc
hạch toán và theo dõi TSCĐ hiệu quả hơn.0
Bộ máy kế toán của Công ty nhìn chung chấp hành tương đối tốt chế độ
kế toán do Nhà Nước ban hành thông qua quyết định số 15/QĐ- BTC. Hệ thống
tài khoản sử dụng tuân theo đúng quyết định của Bộ Tài Chính đảm bảo đáp
ứng được đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán mở theo đúng quy định
quyết định 15/BTC thực hiện theo phương pháp thủ công kết hợp với phần mềm
trên máy tính.
Trình độ cập nhật chứng từ nhanh chóng, chính xác, trung thực được thực
hiện trên phần mềm kế toán nên đáp ứng nhu cầu quản lý của Công ty .
* Về công tác hạch toán và quản lý TSCĐ
TSCĐ của Công ty được phân loại rõ ràng hợp lý phù hợp với mục đích
và yêu cầu sử dụng TSCĐ. Việc theo dõi bảo vệ TSCĐ rất chặt chẽ. TSCĐ
được phản ánh trên sổ sách, theo dõi trên sổ sách của Công ty. Công tác tài sản
của Công ty cũng đã áp dụng chế độ kế toán mới vào công tác hạch toán TSCĐ,
mặt khác khi có TSCĐ được mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán sữa
chữa đều tuân theo các nguyên tắc, thủ tục chế độ quy định về quản lý.Công ty
áp dụng phương pháp khấu hao và định mức khấu hao TSCĐ để tính khấu hao
phù hợp đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty.Cuối năm, Công ty đều tiến
hành kiểm kê TSCĐ để nắm được tình trạng thực tế của từng TSCĐ tài sản để
lập kế hoạch sử dụng và sửa chữa tài sản.
Công ty luôn có kế hoạch đầu tư TSCĐ kịp thời và hợp lý đem lại hiệu
quả trong quá trình kinh doanh, giúp cho Công ty không bị gây sức ép tài chính

quá lớn. Ngoài ra Công ty luôn chủ động tìm cách khai thác và sử dụng hiệu quả
TSCĐ HH
* Về phương pháp hạch toán TSCĐHH:
Việc phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện, theo nguồn vốn và quản lý
chi tiết tài sản đã khiến cho việc quản lý TSCĐ thêm chặt chẽ.
Việc hạch toán tình hình biến động tăng, giảm và sửa chữa TSCĐ tuân
thủ theo chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Công ty áp dụng hình thức
trích khấu hao theo đường thẳng đơn giản, dễ tính
Như vậy, với mục đích hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng TSCĐ tại
Công ty, ngoài việc hoàn thiện TSCĐ theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, còn
phải chấn chỉnh việc quản lý TSCĐ trên sổ sách chỉ với mục đích duy nhất là
làm cho TSCĐ hoạt động có hiệu quả, an toàn, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế
tỉnh nhà, để cho Công ty có khả năng tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng
TSCĐ, không ngừng mở rộng sản xuất mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
2.1.2 Những hạn chế tồn tại trong công tác hạch toán, quản lý và sử dụng
TSCĐ HH tại Công ty.
* Về phân loại TSCĐ HH:
Việc phân loại TSCĐ là tương đối phù hợp( theo nguồn hình thành, theo
hình thái biểu hiện) tuy nhiên không tiến hành phân loại TSCĐ theo tình trạng
sử dụng do đó sẽ gây ra khó khăn trong việc đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ
vào hoạt động sản xuất- kinh doanh. Công ty chủ yếu chỉ chờ những báo cáo ở
các bộ phận gửi lên, rồi tập hợp nhiều TSCĐ mới tiến hành phân loại để hiện
trạng của TSCĐ để có quyết định thanh lý.
* Về sổ sách kế toán tại Công ty:
Việc theo dõi TSCĐ, Công ty đã mở 2 loại sổ TSCĐ( Sổ TSCĐ chung
cho toàn DN, sổ TSCĐ sử dụng tại các bộ phận). Tuy nhiên tại các bộ phận sử
dụng chỉ có các mẫu sổ hết sức sơ sài chưa phản ánh hết giá trị của TSCĐ. Điều
này có ảnh hưởng không tốt đến vấn đề quản lý hiệu quả TSCĐ bởi các bộ phận
sử dụng không nắm rõ dược mà đơn vị mình quản lý. Tại các bộ phận sử dụng
TSCĐ đơn thuần họ chỉ đánh giá chung về hiện trạng và số lượng TSCĐ cho

nên công tác kiểm kê TSCĐ theo định kỳ của Công ty chưa phát huy được tác
dụng của nó.
Việc phản ánh thông tin về TSCĐ trên các báo cáo, bảng tổng hợp nhìn
chung là sơ sài chưa phản ánh hết được trọn vẹn về tình hình TSCĐ cụ thể. Mỗi
TSCĐ trong Công ty khi bị thanh lý, nhượng bán cũng chỉ đơn thuần là ghi
giảm TSCĐ, điều đó làm cho con số báo cáo về tình hình TSCĐ trong Công ty
thực sự chưa đầy đủ ý nghĩa, đó chỉ là những con số “ chết” mà thôi.
Hiện nay, tại hầu hết các Công ty các sổ chi tiết được mở giống mẫu sổ
Cái. Hơn nữa, sổ Cái tổng hợp về tình hình TSCĐ đã quá là rõ ràng do vậy việc
mở thêm sổ chi tiết dường như không có tác dụng lắm, vai trò của sổ chi tiết ở
đây chỉ là đối chiếu số liệu với sổ tổng hợp.
* Về công tác quản lý, sửa chữa hạch toán khấu hao TSCĐ
Thực tế, công tác quản lý TSCĐ hiện nay tại Công ty còn một số vấn đề
cần chấn chỉnh. Trong đó, việc cần quan tâm đầu tiên là phải theo dõi sát sao
tình hình tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ trong năm kế toán. Qua thực tế,
đơn vị đã quản lý tốt thẻ tài sản, hồ sơ, lý lịch của TSCĐ, nhưng theo dõi tăng
giảm tài sản thể hiện trên sổ cái và tình trạng tăng giảm chưa được chặt chẽ.
Về phương pháp trích khấu hao Công ty áp dụng tương đối phù hợp, tuy
nhiên trong công thức tính khấu hao Công ty không trừ giá trị thu hồi ước tính
vào giá trị để tính khấu hao. Trên thực tế, công ty có nhiều TSCĐ khi thanh lý
sẽ thu hồi hoặc bán được thu về cho Công ty khoản thu nhập tương đối đáng kể
như: nhà cửa, ô tô, thiết bị dụng cụ quản lý…. Do đó, nếu bỏ qua tính giá trị thu
hồi đã góp phần làm gia tăng lượng khấu hao kết chuyển vào chi phí. Đây có thể
nói là “ lá chắn thuế cho DN”.
Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khi phát
sinh nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ trong kỳ, kế toán tiến hành phân bổ thẳng
chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó làm cho thông tin kế
toán được phản ánh không còn chính xác nữa, bởi việc sửa chữa TSCĐ là đột
ngột sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tăng đột ngột so với các
kỳ khác. Chi phí sửa chữa lớn chuyển thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh

trong 1 kỳ, không tiến hành phân bổ qua các kỳ.
2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HH
TẠI CÔNG TY TNHH NN 1TV CẤP NƯỚC PHÚ THỌ
2.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán tài sản cố định hữu hình trong
Công ty.
Trong tình hình TSCĐ tại Công ty TNHH NN 1TV Cấp nước Phú Thọ
đưa vào sử dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất thiết đơn vị phải nắm rõ
lý lịch của từng loại tài sản nhằm kiểm tra, theo dõi kịp thời, chính xác tình hình
hoạt động, các kỳ sửa chữa, nâng cấp, cải tạo...Từ đó, có kế hoạch sửa chữa,
duy tu, bảo dưỡng định kỳ hay đột xuất, tránh tình trạng quá tải gây hư hỏng bất
ngờ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, đơn vị đã có thẻ TSCĐ, giúp theo dõi đầy đủ tình hình hoạt
động di chuyển của các loại tài sản, đáp ứng được nhu cầu kiểm tra, kiểm kê,
điều chỉnh, điều động TSCĐ của đơn vị.
Tuy nhiên, việc theo dõi tăng giảm TSCĐ không được thực hiện kịp thời,
không đúng lúc, nên không phản ánh đúng tình trạng TSCĐ thực tế của đơn vị
tại thời điểm. Ví dụ, một số tài sản đã đưa vào sử dụng đã lâu nhưng kế toán lại
chưa làm thủ tục tăng tài sản, do đó không thể hiện kịp thời trên sổ sách làm cho
giá trị TSCĐ thể hiện không đúng thực tế, việc tính khấu hao không phản ánh

×