Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến tại việt nambmột nghiên cứu dịch vụ đào tạo tiếng anh trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
----------

NGUYỄN DUY HÙNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM: MỘT NGHIÊN CỨU DỊCH VỤ
ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN
FACTORS INFLUENCING THE INTENTION TO USE E-LEARNING IN
VIETNAM: AN EMPIRICAL INVESTIGATION IN ONLINE ENGLISH
LEARNING COMMUNITY

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã ngành

: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Quốc Trung

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trương Thị Lan Anh

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Vũ Quang



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 01 tháng 07 năm 2019

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PSG. TS. Nguyễn Mạnh Tuân
2. Thư kí: TS. Phạm Xuân Kiên
3. Phản biện 1: TS. Trương Thị Lan Anh
4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Vũ Quang
5. Ủy viên: TS. Phạm Quốc Trung

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

------------------------------


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN DUY HÙNG

MSHV: 1570500

Ngày, tháng, năm sinh: 26-06-1981

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

I. TÊN ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH
VỤ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM: MỘT NGHIÊN CỨU DỊCH
VỤ ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu: Xác định và đo lường
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến. Đề
xuất hàm ý quản lý để thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực
tuyến phù hợp và đạt hiệu quả hơn.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 26-02-2019
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20-05-2019
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM QUỐC TRUNG
Tp. HCM, ngày 20 tháng 05 năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

PHẠM QUỐC TRUNG
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ là cột mốc quan trọng để kết thúc chương trình học, đồng
thời cũng là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên bài bản nhất của tôi bên lĩnh
vực khoa học xã hội, nên đối với tơi nó rất có ý nghĩa về mặt kỉ niệm, về mặt học
thuật có thể đây là tiền đề giúp tôi định hướng phát triển sự nghiệp nghiên cứu khoa
học sau này.
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy
cô, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Đặc biệt là sự hỗ trợ tư vấn nhiệt tình từ thầy
Phạm Quốc Trung, người đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi rất nhiều để hồn thành luận
văn này.
Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Quốc Trung và toàn thể
quý thầy cô khoa Quản lý công nghiệp đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức và
kinh nghiệm trong thời gian qua giúp tơi hồn thành khóa học cũng như luận văn tốt
nghiệp này.
Bên cạnh đó, tơi xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là những
anh chị em MBA các khóa trước đã chia sẽ rất nhiều kinh nghiệm và tài liệu giúp
tơi có thể hồn thành thành luận văn tốt nhất có thể.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình ln là động lực lớn để tơi cố gắng học
tập và vượt qua khó khăn để đạt được thành quả này.


Tp. HCM, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Duy Hùng


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm định và đo lường mức độ tác động của các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến. Trong
số các khái niệm lí thuyết nghiên cứu ý định hành vi của mơ hình chấp nhận cơng
nghệ TAM, ý định sử dụng khoá học tiếng Anh trực tuyến được xem là yếu tố dự
đốn khuynh hướng hành vi của khách hàng. Vì thế, nghiên cứu này nhằm mục đích
khám phá một số các yếu tố tác động lên ý định sử dụng khố học tiếng Anh trực
tuyến. Thơng qua việc mở rộng mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM, các yếu tố
khám phá bao gồm: Thiết kế khoá học trực tuyến, Thiết kế giao diện người dùng,
Trải nghiệm học tập trực tuyến trước đây, Nhận thức sự tương tác.
Nghiên cứu được tiến hành thơng qua hai bước là nghiên cứu định tính sơ bộ
và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính sơ bộ dùng phương pháp thảo luận
tay đôi để hiệu chỉnh lại thang đo cho phù hợp. Nghiên cứu định lượng sử dụng
phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi với 244 mẫu được chon lọc. Dữ liệu thu
thập được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định
CFA, Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và kiểm định giả thuyết của mơ
hình nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố mở rộng của mô hình chấp nhận
cơng nghệ TAM là Thiết kế khố học trực tuyến, Thiết kế giao diện người dùng,
Trải nghiệm học tập trực tuyến trước đây và Nhận thức sự tương tác. Cả bốn thành
phần này đều ảnh hưởng đến Ý định sử dụng khoá học tiếng Anh trực tuyến.
Trong điều kiện giới hạn về nguồn lực và thời gian, nghiên cứu này đã không
tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, với kết quả đạt được, nghiên cứu

này có thể hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch và chiến
lược kinh doanh dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến ở Việt Nam.


ABSTRACT
The study aims to test and measure the impact of factors affecting the intention to
use an online English Learing in Vietnam. Among the behavioral theory of
conceptual research concepts of the TAM (Technology Acceptance Model), the
intention to use an online English learning is considered a predictor of customer
behavior. Therefore, this study aims to explore a number of factors that influence
the intention to use an online English learning. Through the expansion of the TAM
(Technology Acceptance Model), the exploratory factors include: Online course
design, User interface design, Previous online learning experience, Perceived
Interaction.
Based on these basis theoretical, a research model was used to test the hypothesis.
The steps used to test the research model is preliminary and formal study.
Preliminary studies include qualitative research through interviews and preliminary
quantitative study with structured questionaire conducted on samples of size n = 10.
This step used to evaluate te reliability and validity of scale (use SPSS 23 software).
Research done by formal quantitative methods with sample size n = 244. This step
aims to test the reliability, validity of scale and testing theoretical model with
Structural Equotion Model (use AMOS 23 software). The collected data is used to
assess the reliability of the scale by analyzing Cronbach's Alpha coefficient,
Exploratory factor analysis, confirmatory factor analysis, Analysis of linear
structure model (SEM) and testing hypotheses of the research model.
The research results show that the External variables of the TAM are online course
design, user interface design, Previous online learning experience and Perceived
interaction. All four components affect the intention to use an online English
Learning.
In the condition of lack of time and resources, the research did not avoid some

limitations. However, with the results achieved, this study could be useful for


businesses in developing strategies for business and marketing. Especially, useful
for businesses e- learing services in the Vietnamese market.


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Phạm Quốc Trung và khơng sao chép từ bất kỳ cơng trình nghiên cứu của
các tác giả khác để làm thành sản phẩm của riêng mình.
Tất cả thơng tin thứ cấp được sử dụng trong luận văn này đều có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng. Các số liệu sơ cấp được sử dụng trong luận văn này đều được thu
thập rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và các kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian dối nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về mặt
nội dung của luận văn do tôi thực hiện. Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ
Chí Minh khơng liên quan đến những vi phạm tác quyền và bản quyền do tơi gây ra
trong q trình thực hiện nếu có.

Tp.HCM, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Duy Hùng


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................................1
1.1.


LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ...................................................................1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................4

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................5

1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................5

1.5.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................6

1.6.

BỐ CỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................................6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .........................7
2.1.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT ......................................................................................7

2.1.1.


Đào tạo trực tuyến (E-learning). .............................................................7

2.1.1.1.

Ý định sử dụng ....................................................................................7

2.1.1.2.

Thiết kế khoá học trực tuyến ...............................................................7

2.1.1.3.

Thiết kế giao diện người dùng.............................................................8

2.1.1.4.

Trải nghiệm học tập trực tuyến trước đây ...........................................8

2.1.1.5.

Nhận thức sự tương tác .......................................................................9

2.1.1.6.

Nhận thức dễ sử dụng ..........................................................................9

2.1.1.7.

Nhận thức hữu ích ...............................................................................9


2.1.2.

Mơ hình lí thuyết hành động hợp lí TRA ...............................................9

2.1.3.

Mơ hình lí thuyết hành vi dự định TPB ................................................10

2.1.4.

Mơ hình chấp thuận cơng nghệ TAM ...................................................11

2.2.

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ..........................................................12

2.2.1.

Nghiên cứu của I-Fan Liu và cộng sự (2010). ......................................12

2.2.2.

Nghiên cứu của Park và cộng sự (2012) ...............................................13

2.2.3.

Nghiên cứu của Zhen Shao và Ming Yang (2017) ...............................15

2.3.


MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ................................16

2.3.1.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................16

2.3.2.

Các giả thuyết .......................................................................................17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................23
3.1.

Thiết kế nghiên cứu .....................................................................................23


3.1.1.

Quy trình nghiên cứu................................................................................23

3.1.2.

Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................25

3.1.3.

Nghiên cứu chính thức ..........................................................................26

3.2.


Xây dựng thang đo khái niệm nghiên cứu ...................................................29

3.2.1.

Thang đo thiết kế khóa học trực tuyến (Online Course Design) ..........30

3.2.2.

Thang đo thiết kế giao diện người dùng (User-interface Design) ........31

3.2.3. Thang đo trải nghiệm học tập trực tuyến trước đây (Previous Online
Learning Experience) .........................................................................................32
3.2.4.

Thang đo nhận thức hữu ích (Perceived Usefulness) ...........................32

3.2.5.

Thang đo nhận thức dễ sử dụng (Perceived Ease of Use) ....................33

3.2.6.

Thang đo nhận thức sự tương tác (Perceived Interaction) ....................34

3.2.7. Thang đo ý định sử dụng khóa học trực tuyến (Intention to use Online
English Learning) ...............................................................................................35
3.3.

Xây dựng phiếu khảo sát .............................................................................36


3.4.

MẪU ............................................................................................................36

3.5.

Kỹ thuật phân tích số liệu ............................................................................37

3.6.

Tóm tắt chương 3.........................................................................................39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................40
4.1.

Kết quả phân tích thống kê mơ tả ................................................................40

4.2.

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) .......................43

4.3.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................44

4.4.

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA)..............................................46

4.4.1.


Kiểm định tính đơn hướng ....................................................................49

4.4.2.

Kiểm định độ tin cậy.............................................................................49

4.4.3.

Kiểm định giá trị hội tụ .........................................................................50

4.4.4.

Kiểm định giá trị phân biệt ...................................................................50

4.5.

Kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính và các giả thuyết ...........................51

4.5.1. Kiểm định mơ hình lí thuyết và các giả thuyết bằng mơ hình cấu trúc
tuyến tính. ...........................................................................................................51
4.5.2.

Đánh giá mơ hình lí thuyết bằng Bootstrap ..........................................52

4.5.3.

Kết quả kiểm định các giả thuyết .........................................................53



4.6.

Thảo luận kết quả ........................................................................................58

4.7.

Tóm tắt chương 4.........................................................................................60

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................61
5.1.

Tóm tắt nghiên cứu ......................................................................................61

5.2.

Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu ................................................61

5.2.1.

Kết quả và đóng góp về phương pháp nghiên cứu ...............................61

5.2.2.

Kết quả và đóng góp về mặt lý thuyết ..................................................62

5.3.

Hàm ý quản trị .............................................................................................62

5.3.1.


Thiết kế khoá học trực tuyến, Thiết kế giao diện người dùng ..............62

5.3.2.

Trải nghiệm học tập trực tuyến trước đây ............................................63

5.3.3.

Nhận thức hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức sự tương tác ....64

5.4.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................66
PHỤ LỤC: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT..............................................................73
PHỤ LỤC C: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU......................................................................78
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .....................................................................................108


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CNTT: cơng nghệ thông tin.
TRA: Theory of Reasoned Action.
TPB: Theory of Planned behavior.
TAM: Technology Acceptance Model.
EFA: Exploratory Factor Analysis.
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences.
CFA: Confirmatory Factor Analysis.
SEM: Structural Equation Modelling.

AMOS: Analysis of Moment Structures.
SA: system accessibility.
SN: Subjective norm.
BI: Behavioral Intention.
MR: Mức độ phù hợp của chuyên ngành (Major relevance).
MOOCs: massive open online courses.
PE: Perceived Ease of use.
SE: self-efficacy.
OCD: Thiết kế khoá học trực tuyến (Online Course Design)
UID: Thiết kế giao diện người dùng (User Interface Design)
POLE: Trải nghiệm học tập trực tuyến (Previous Online Learning Experience)
PU: Nhận thức hữu ích (Perceived Usefulness)
PEOU: Nhận thức dễ sử dụng (Perceived Ease of Use)
PI: Nhận thức sự tương tác (Perceived Interaction)
IUOEL: Ý định sử dụng khoá học tiếng Anh trực tuyến (Intention to Use Online
English Learning)


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kí hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo thiết kế khóa học trực
tuyến.
Bảng 3.2: Kí hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo thiết kế giao diện
người dùng.
Bảng 3.3: Kí hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo trải nghiệm học tập
trực tuyến trước đây.
Bảng 3.4: Kí hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo nhận thức hữu ích.
Bảng 3.5: Kí hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo nhận thức dễ sử dụng.
Bảng 3.6: Kí hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo nhận thức sự tương
tác.
Bảng 3.7: Kí hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo ý định sử dụng khóa

học tiếng Anh trực tuyến.
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả
Bảng 4.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo
Bảng 4.3: Kiểm định KMO và Bartlett
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định giá trị hội tụ, độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai
trích
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt.
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N=500
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mơ hình cấu trúc tuyến tính


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mơ hình lí thuyết hành động hợp lí TRA.
Hình 2.2: Mơ hình lí thuyết hành vi dự định TPB.
Hình 2.3: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM.
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng cộng đồng
học tập trực tuyến.
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu ý định học tập qua thiết bị di động.
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu Kiểm tra cơ chế tác động của các động lực tâm lý xã
hội về ý định tiếp theo của cá nhân với MOOCs.
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu đề xuất.
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu.
Hình 4.1: Kết quả phân tích CFA (chuẩn hố) mơ hình tới hạn.
Hình 4.2: Kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM)


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.


LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây việc học tập trực tuyến qua mạng internet bằng

cách sử dụng các phương tiện, thiết bị di động để truy cập các trang web, các ứng
dụng, … khác nhau khơng cịn q xa lạ với người dân trên toàn cầu.
Tham gia vào mạng Internet toàn cầu vào ngày 19/11/1997, tính đến hết q
III/2012, Internet Việt Nam có 31.196.878 người sử dụng, chiếm tỉ lệ 35,49% dân
số. Viết Nam xếp thứ 18/20 quốc gia có số người sử dụng Internet lớn nhất thế giới,
đứng thứ 18 khu vực châu Á và đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Tính đến tháng
11/2012, số lượng người dùng Internet là 31.304.211.
Theo các tài liệu nghiên cứu về đào tạo trực tuyến ở Việt Nam vào khoảng
năm 2002 trở về trước thì khơng nhiều. Trong các năm 2003-2004, việc nghiên cứu
Đào tạo trực tuyến ở Việt Nam được được chú trọng hơn. Các nhà lãnh đạo cấp cao
của Việt Nam khẳng định rằng, giáo dục là một trong những ngành được ưu tiên cao
nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Do đó, Việt Nam đã quyết định kết hợp cơng nghệ thông tin (CNTT) vào tất cả mọi
cấp độ giáo dục nhằm đổi mới chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang
bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cần thiết cho kỹ nguyên 21.
So với thế giới, châu Á có tốc độ tăng trưởng về đào tạo trực tuyến cao nhất,
đạt 17,3%, lợi nhuận đạt 5,2 tỉ đô la năm 2011 và sẽ tăng hơn gấp đôi, đạt 11,5 tỉ đô
la vào năm 2016 (theo Ambient Insight, 2012). Đặc biệt, trong mười nước có tốc độ
tăng trưởng thị trường đào tạo trực tuyến hàng đầu thế giới thì tốc độ tăng trưởng ở
Việt Nam là 44,3% và tiếp theo là Malaysia 39,4% (theo sea-globe.com, 2012 –
trích dẫn từ Ambient Insight, 2012).
Ngày 9/1/2013, Chính phủ đã phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập giai
đoạn 2012 – 2020”, trong đó chủ trương đẩy mạnh các hình thức học từ xa, học qua
mạng thông qua các hoạt động như: tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng
CNTT phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, tăng cường ứng dụng

1



CNTT và truyền thông trong việc cung ứng những chương trình học tập suốt đời
cho mọi người.
Tính đến tháng 5/2018, tại Việt Nam có 76.762.057 người dùng Internet
trong đó có 64.202.933 người sử dụng internet trên thiết bị di động (theo cục viễn
thông). Điều này cho thấy tiềm năng về thị trường đào tạo trực tuyến tại Việt Nam
là rất lớn.
Nắm bắt tình hình đó, hiện nay TOPICA đã tham gia vào mạng lưới đào tạo
trực tuyến tại Việt nam bằng các khóa học tiếng Anh, các khóa học ngắn hạn khác
như kế tốn, …. Bằng hình thức đó TOPICA đã gặt hái được nhiều thành công, là
tiền đề cho sự hợp tác giữa TOPICA và các trường Đại Học lớn ở Việt Nam như:
Đại Học Vinh, Đại Học Thái Nguyên, Đại Học Mở Hà Nội, Đại Học Trà Vinh, Đại
Học Ngoại Thương, … đây là một hình thức liên kết đào tào tạo Cử nhân từ xa.
Không những vậy, có trường cũng thành lập trung tâm đào tạo từ xa như Đại Học
Mở bán cơng Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, ngồi TOPICA cịn có rất nhiều hệ thống đào tạo tiếng Anh trực
tuyến đang rất nỗi tiếng và được nhiều người chấp nhận, có thể kể đến như Tiếng
Anh 123, hay Duolingo, Memrise, VIP ENGLISH, British Council (Hội đồng Anh),
Anh ngữ Antoree, E-talk.vn, Hellochao.vn, Anhnguthuchanh.com, EIV Online,
wallstreetenglish.edu.vn, speakingeasily.com, tienganhpanda.com, x3english.com,
…. Bằng các hình thức đào tạo có phí hoặc miễn phí khác nhau họ vẫn đang phát
triển mạnh mẽ. Dĩ nhiên, có rất nhiều yếu tố để tạo nên thành cơng đó tại Việt Nam.
Với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đã đặt ra cho con người nhiều
cơ hội cũng như những thách thức khác nhau, trong đó để có thể phù hợp được với
địi hỏi của cơng việc, góp phần xây dựng xã hội học tập thì việc thường xuyên nỗ
lự học tập là điều cần thiết, đặc biệt là ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh, bên cạnh
đó cơng việc hàng ngày cũng ảnh hưởng đến việc phải đến trường để học theo cách
học truyền thống thì chọn một khóa học trực tuyến là một giải pháp được xem là
hữu hiệu khi nó không ràng buộc về thời gian, không gian và địa lí. Mặt khác, cũng

có một số người băng khoăn về việc học trực tuyến sẽ khơng có tương tác mặt đối
mặt, không chiến thắng được bản thân, ý thức tự học tập sẽ bỏ qua các bài học, một
2


số khác cịn hồi nghi phương pháp học trực tuyến so với cách học tuyền thống về
chất lượng nội dung của khóa học, … tất cả những rào cản này là rủi ro sự cảm
nhận về Nhận thức hữu ích và Nhận thức dễ sử dụng.
Hệ thống học tập trực tuyến cho phép người học cập nhập thông tin qua
Internet mọi lúc mọi nơi. Học sinh cũng có thể tương tác với nhau trong quá trình
học tập. Với sự phát triển của Internet ngày càng có nhiều người tham gia vào các
hoạt động học tập trực tuyến. Học tập trực tuyến đang từng bước thay đổi phong
cách học tập truyền thống vì sự phổ biến của Internet. Rovai (2002) đã quan sát thấy
rằng, trong một hệ thống học tập trực tuyến, tất cả các thành viên đều tin rằng họ sẽ
thỏa mãn nhu cầu học tập bằng cách cùng theo đuổi một mục tiêu chung. Các thành
viên xây dựng mối quan hệ với nhau và người hướng dẫn thông qua giao diện người
dùng. Bên cạnh đó các phương tiện truyền thơng cũng đóng vai trị quan trọng trong
việc hỗ trợ sự tương tác đó. Vì vậy, cần phải xem xét nhu cầu của người học và đặc
điểm của hệ thống học trực tuyến khi thiết kế khóa học trực tuyến (Dede, 1996).
Trong bối cảnh học tập trong lớp học truyền thống, giáo viên xác định
chương trình giảng dạy thơng qua việc học mặt đối mặt. Học sinh tiếp thu khóa học
từ giáo viên và tương tác với bạn bè trong lớp thông qua các cuộc thảo luận. Do vậy
giáo viên ln đóng vai trị trung tâm. Thật khó khăn để xác định được học sinh
tham gia học tập một cách tích cực hay thụ động. Mặt dù vậy, học sinh có thể hồn
thành khóa học thơng qua các kì thi, vì thế mơ hình học tập truyền thống trong lớp
học vẫn là một chuẩn mực bất chấp những hạn chế về thời gian, khơng gian và kích
cỡ lớp học.
Xu hướng hiện đại trong giáo dục áp dụng công nghệ trong q trình học tập.
Khi có thêm giáo viên áp dụng CNTT để hỗ trợ giảng dạy thì các nhà nghiên cứu
quan tâm nhiều hơn về vấn đề giáo dục tích hợp cơng nghệ. Davis (1986) đã đề xuất

mơ hình chấp nhận công nghệ TAM đã cho rằng Nhận thức dễ sử dụng và Nhận
thức hữu ích của cơng nghệ ảnh hưởng đến ý định sử dụng của người dùng. Do đó,
chúng ta có thể dự đốn sự sẵn lịng chấp nhận công nghệ của người dùng dựa trên
nhận thức của họ bằng cách sử dụng mơ hình TAM.

3


Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu về giáo dục đã sử dụng mơ
hình chấp nhận cơng nghệ TAM để kiểm tra sự sẵn lòng chấp nhận các hệ thống
học trực tuyến của học viên (Lee, Cheung, & Chen, 2005; Liaw, in press; Ngai,
Poon, & Chan , 2007; Ong, Lai, & Wang, 2004; Pan, Gunter, Sivo & Cornell, 2005;
Pituch & Lee, 2006; Raaij & Schepers, in press; Yi & Hwang, 2003) hoặc các khóa
học trực tuyến (Arbaugh, 2002; Arbaugh & Duray, 2002; Gao, 2005; Landry,
Griffeth, & Hartman, 2006; Selim, 2003).
Việc có thể dự đốn được ý định của người dùng giúp cho các nhà quản trị
có thể định hướng thu hút người dùng nhiều hơn thông qua sự sẵn lịng chấp nhận
cơng nghệ của họ.
Trong các nghiên cứu trước đây về ý định sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến
hầu hết đều dựa trên thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action),
thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned behavior), mơ hình chấp thuận
cơng nghệ TAM (Technology Acceptance Model), mơ hình chấp nhận cơng nghệ
hợp nhất UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology), … các
nghiên cứu này phần lớn nghiên cứu thuộc lĩnh vực thương mại điện tử về ý định
mua hàng trực tuyến rất nhiều, nhưng các nghiên cứu về ý định sử dụng dịch vụ đào
tạo trực tuyến mà cụ thể là dịch vụ đạo tiếng Anh trực tuyến còn hạn chế.
Từ những lí do trên cho thấy tiềm năng về dịch vụ đạo tạo trực tuyến (elearning) mà cụ thể là dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến ở Việt Nam là rất lớn
tuy nhiên các nghiên cứu về dịch vụ đào tạo trực tuyến ở Việt Nam còn hạn chế. Do
vậy, việc nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng khoá học tiếng
Anh trực tuyến” là cần thiết. Đó là lí do hình thành của đề tài này, trong nghiên cứu

này dựa trên lí thuyết nền của mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM của Davis (1989)
nhằm khám phá xem các yếu tố của biến mở rộng trong mơ hình chấp nhận cơng
nghệ TAM có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến
hay không.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu sau:

4


 Xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch
vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến.
 Đề xuất hàm ý quản lý để thúc đẩy việc phát triển các dịch vụ đào tạo
tiếng Anh trực tuyến phù hợp và đạt hiệu quả hơn.
1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố của học tiếng Anh trực tuyến và sự

tác động của các yếu tố này đến Ý định sử dụng khoá học tiếng Anh trực tuyến.
 Phạm vi nghiên cứu: Những người đã hoặc đang sử dụng khoá học
tiếng Anh trực tuyến có độ tuổi từ 12 tuổi trở lên.
 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 26/02 – 20/05/2019
1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện bao gồm 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính

thức.
 Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
tính sơ bộ, dùng phương pháp thảo luận tay đôi với các bạn học sinh, sinh viên, học
viên cao học, nghiên cứu sinh, ….; những người đã có kinh nghiệm học tiếng Anh
trực tuyến. Thông tin thu được từ nghiên cứu sơ bộ nhằm mục đích khám phá, hiệu
chỉnh và bổ sung các thang đo.
 Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng,
dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn các đối tượng khảo
sát thông qua bảng câu hỏi. Thông tin thu được từ nghiên cứu chính thức này nhằm
mục đích: (1) đánh giá sơ bộ các thang đo: phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử
dụng thông qua phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) và (2)
khẳng định lại các thang đo bằng hệ số tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ, giá trị phân
biệt và kiểm định mơ hình lý thuyết: phương pháp phân tích nhân tố khẳng định
CFA (Confirmatory Factor Analysis) và phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc
tuyến tính SEM (Structural Equation Modelling) được sử dụng thông qua phần
mềm AMOS (Analysis of Moment Structures).
5


1.5.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu đem lại một số ý nghĩa về lý thuyết cũng như thực tiễn, cụ

thể như sau:
 Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lí luận và các
thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ học tiếng Anh trực
tuyến.
 Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo về phương pháp nghiên

cứu không những cho ngành quản trị kinh doanh và tiếp thị nói riêng mà cịn cho
các ngành khoa học xã hội khác.
 Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cũng cố thêm thông tin để các doanh
nghiệp tiến hành cải thiện các yếu tố ảnh hưởng từ đó thu hút được nhiều khách
hàng hơn.
1.6.

BỐ CỤC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được chia thành 5 chương, cụ thể như sau:

 Chương 1: Tổng quan – Trình bày lí do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của
đề tài nghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lí thuyết và mơ hình nghiên cứu – Trình bày tổng quan lí
thuyết nghiên cứu, thang đo của các khái niệm nghiên cứu và mẫu.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày quy trình nghiên cứu,
thang đo của các khái niệm nghiên cứu và mẫu.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng
để kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra.
 Chương 5: Kết luận và kiến nghị – Trình bày tóm tắt các kết quả chính,
những đóng góp và những hạn chế của đề tài nghiên cứu nhằm định hướng
cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT


2.1.1. Đào tạo trực tuyến (E-learning).
Trong xã hội hiện đại, quá trình học tập đang trở thành một yếu tố quan trọng
trong kinh doanh, tăng trưởng kinh tế và xã hội (Kamel, 2002). Cùng với sự phát
triển của CNTT, hiện nay nhu cầu học tập ngày càng tăng cao nhằm đáp ứng cho
nhu cầu đa dạng và phức tạp của người học.
Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học được gọi là
E-learning ngày càng trở nên phổ biến và việc sử dụng các loại thiết bị di động (như
Laptop, điện thoại thông minh - smartphone, máy tính bảng, Ipad, …) có kết nối
internet để hỗ trợ cho việc dạy và học được gọi là mobile learning hay còn gọi là mlearning.
Hiện nay vẫn cịn có nhiều quan điểm khác nhau về đào tạo trực tuyến. Đào
tạo trực tuyến như là một thuật ngữ dùng để mô tả cho việc học tập, đào tạo dựa
trên nền tảng CNTT và truyền thơng, đó là hiểu theo nghĩa rộng. Ngược lại, theo
nghĩa hẹp đào tạo trực tuyến là sự phân phát các nội dung học tập sử dụng các
phương tiện điện tử và mạng viễn thơng. Trong đó, nội dung học tập chủ yếu được
số hóa; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình
thức như: thư điện tử (email), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn, hội thảo trực
tuyến, …. Bên cạnh đó, các loại phương tiện truyền thông, thiết bị di động ngày
càng trở nên phổ biến và thân thiện hơn, dễ sử dụng hơn. Do vậy, người dùng sẽ dễ
dàng sẵn sàng chấp nhận công nghệ cho việc học tập hơn.
2.1.1.1.

Ý định sử dụng

Trong TAM thì ý định hành vi sử dụng là sự kết hợp giữa Nhận thức hữu ích
và thái độ niềm tin, một cá nhân tin rằng độ hữu ích và thái độ niềm tin là yếu tố
quyết định đến ý định hành vi sử dụng (Davis, 1989).
2.1.1.2.

Thiết kế khoá học trực tuyến


7


Thiết kế khóa học trực tuyến là nội dung của khoá học, là yếu tố then chốt
trong việc xác định thành công hay thất bại của việc học trực tuyến (McGiven,
1994). Trong mơ hình của chúng tơi, một khóa học tiếng Anh trực tuyến bao gồm
các yếu tố con người và các yếu tố hệ thống. Trước tiên khi đề cập đến người dùng
của cộng đồng học tập trực tuyến, thì khố học trực tuyến bao gồm cả người học và
người dạy; và thứ hai là các loại thiết bị kết nối với Internet và được sử dụng cho
các hoạt động học tập, bao gồm các khóa học trực tuyến và các hệ thống học tập
trực tuyến.
Hơn nữa, nó được công nhận rộng rãi rằng, đối với sinh viên, thiết kế của
một khóa học trực tuyến là yếu tố quyết định quan trọng nhất về hiệu quả học tập
(Fink, 2003). Điều tương tự cũng đúng với quan điểm của hệ thống. Do đó, điều
quan trọng là các giáo viên hướng dẫn áp dụng chiến lược và kỹ thuật sư phạm phù
hợp khi thiết kế một khóa học tiếng Anh trực tuyến.
2.1.1.3.

Thiết kế giao diện người dùng

Là nơi thể hiện nội dung của thiết kế khố học và là mơi trường giao tiếp (sự
tương tác) của những người cùng tham gia học tập. Thiết kế tập trung vào người
dùng là một yếu tố quan trọng khác cần được cân nhắc (McKnight, Dillon, &
Richardson, 1996).
Thiết kế giao diện tốt giúp người dùng giải quyết các vấn đề kỹ thuật có thể
phát sinh khi sử dụng hệ thống (Metros & Hedberg, 2002). Thiết kế giao diện sẽ
không tạo điều kiện cho kết quả học tập tốt hơn nếu nó khơng tồn diện hoặc không
đáp ứng được nhu cầu của người dùng (Wang & Yang, 2005).
2.1.1.4.


Trải nghiệm học tập trực tuyến trước đây

Được xem xét như kinh nghiệm học tập trước đây của người dùng với các
CNTT và truyền thông (ICT) (Liu & ctg, 2010). Trước khi tham gia học trực tuyến,
người học có thể nhận thấy rằng một hệ thống mới dễ sử dụng nếu họ có kinh

8


nghiệm vận hành chi tiết về CNTT mới (Adams và cộng sự, 1992; Straub, Keil &
Brenner, 1997) và do đó dành ít thời gian hơn cho việc khám phá hệ thống mới.
Trải nghiệm học tập trước đây của học viên với máy tính và mạng có ảnh
hưởng to lớn đến việc tham gia vào chương trình học trực tuyến (Reed & Geissler,
1995; Reed & Oughton, 1997; Reed, Oughton, Ayersman, Ervin, & Giessler, 2000).
Do đó, Trải nghiệm học tập trực tuyến trước đây là một trong các biến bên ngoài
của nghiên cứu này và thảo luận xem liệu có ảnh hưởng đến các yếu tố khác liên
quan đến việc sử dụng các khóa học tiếng Anh trực tuyến hay khơng.
2.1.1.5.

Nhận thức sự tương tác

Khi những người học tham gia một khóa học tiếng Anh trực tuyến, họ nhận
thức được hai loại tương tác: tương tác giữa con người với hệ thống và tương tác
giữa các cá nhân (Liu & ctg, 2010).
2.1.1.6.

Nhận thức dễ sử dụng

Nhận thức dễ sử dụng là một biến trong mơ hình TAM. Là mức độ mà người

dung cảm nhận được tính dễ sử dụng do cơng nghệ mang lại. Nếu người sử dụng
cảm thấy hệ thống dễ sử dụng và họ sẽ cảm nhận được sự hữu ích thì họ sẽ chấp
nhận cơng nghệ (Davis, 1989).
2.1.1.7.

Nhận thức hữu ích

Nhận thức hữu ích là một biến trong mơ hình TAM, là mức độ mà người
dùng cảm nhận được sự hữu ích do cơng nghệ mang lại (Davis, 1989).
2.1.2. Mơ hình lí thuyết hành động hợp lí TRA
Lý thuyết hành động hợp lí TRA (Theory of Reasoned Action) là mơ hình
nghiên cứu theo quan điểm tâm lí xã hội nhằm xác định các yếu tố của xu hướng
hành vi có ý thức (Fishbein M., Ajzen, 1975; 1980), đây được xem là nghiên cứu
tiền đề cho các lí thuyết về thái độ. Trong mơ hình này dự định hành vi là yếu tố dự
đoán tốt nhất về hành động tiêu dùng. Dự định hành vi bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố

9


là yếu tố thái độ đối với hành vi (Attitude toward Behavior) và chuẩn chủ quan
(Subjective Norm) của con người. Thái độ đối với một hành động là bạn cảm thấy
như thế nào khi làm một việc gì đó. Chuẩn chủ quan là người khác (gia đình, bạn
bè, …) cảm thấy thế nào khi bạn làm việc đó.

Hình 2.1: Mơ hình lí thuyết hành động hợp lí TRA
(Nguồn: Feshbein và Ajzen, 1975)
2.1.3. Mơ hình lí thuyết hành vi dự định TPB
Lí thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned behavior) được Ajzen
(1985; 1991; 2002) xây dựng từ lí thuyết TRA và bổ sung thêm yếu tố kiểm soát
hành vi cảm nhận (Perceived Behavioral Control), yếu tố này được xem như là

những kĩ năng cần thiết, những nhận thức riêng của từng cá nhân để hướng tới việc
đạt được kết quả. Mơ hình này được cho là tối ưu hơn mơ hình gốc TRA trong việc
dự đốn và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng bối cảnh nghiên cứu.

10


Hình 2.2: Mơ hình lí thuyết hành vi dự định TPB
(Nguồn: Ajzen, 1991)
2.1.4. Mơ hình chấp thuận cơng nghệ TAM
Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM (Technology Acceptance Model) được
xây dựng bởi (Fred D. Davis 1989) dựa trên nền tảng lí thuyết TRA cho việc thiết
lập các mối quan hệ giữa các biến để giải thích hành vi của con người trong việc
chấp nhận sử dụng hệ thống thơng tin.

Hình 2.3: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM
(Nguồn: Davis, 1989)

11


×