Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Đánh giá tương quan giữa phát sinh và hạn chế tranh chấp trong xây dựng trường hợp nghiên cứu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM

ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁT SINH
VÀ HẠN CHẾ TRANH CHẤP TRONG XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, 06 – 2019


Cơng trình được hồn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ TIẾN SỸ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. NGUYỄN ANH THƯ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. CHU VIỆT CƯỜNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh
ngày 07, tháng 07, năm 2019.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. …………………………………………….
2. …………………………………………….
3. …………………………………………….
4. …………………………………………….


5. …………………………………………….
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
----------------

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
----------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 02 – 03 - 1994

Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MSHV: 1770416


1- TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN GIỮA PHÁT SINH VÀ HẠN CHẾ
TRANH CHẤP TRONG XÂY DỰNG - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
2- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN:
- Xác định các nguyên nhân gây ra ảnh hưởng phát sinh, yêu cầu thay đổi
- Tiếp tục đánh giá mức độ ảnh hưởng và xếp hạng các nguyên nhân này, xác định mối liên
hệ giữa chúng với nhau
- Từ đó đề xuất quy trình phối hợp, quy trình quản lý, tăng cường kiểm sốt phát sinh, giảm
thiểu các nguyên nhân gây ảnh hưởng lên chi phí, mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư, tăng
cường hiệu quả giải quyết tranh chấp khiếu nại hợp đồng (nếu xảy ra)
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 11 / 02 / 2019
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02 / 06 / 2019
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ TIẾN SỸ
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

TP. HCM, ngày 11 tháng 02 năm 2019
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. ĐỖ TIẾN SỸ

TS. ĐỖ TIẾN SỸ

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đỗ Tiến Sỹ đã tận tình chỉ bảo, góp ý
và động viên tơi trong suốt q trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp
này. Để có thể hồn thành chương trình sau đại học tại trường Đại học Bách Khoa
thành phố Hồ Chí Minh, chuyên ngành quản lý xây dựng với luận văn tốt nghiệp
“Đánh giá tương quan giữa phát sinh và hạn chế tranh chấp trong xây dựng - Trường
hợp nghiên cứu ở Việt Nam” ngồi những nỗ lực, phấn đấu của chính bản thân trong
suốt q trình học tập, tơi xin gửi lời tri ân đến ba mẹ, vợ thương yêu những người
thân đã luôn động viên, giúp đỡ.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô, những người đã tận tình
truyền đạt kiến thức cho tơi trong hai năm học cao học vừa qua. Sau cùng, tôi xin
chân thành cảm ơn đến các bạn bè thân thiết của lớp cao học Quản lý xây dựng khóa
2017 và các cộng tác viên đã giúp đỡ tơi có số liệu hồn thành tốt luận văn này.


TÓM TẮT

Lĩnh vực xây dựng của Việt Nam được coi là một ngành không thể thiếu đối với
nền kinh tế. Giống như các quốc gia đang phát triển khác, ngành xây dựng nước ta
rất phức tạp và đa dạng. Sự thiếu sót trong hồ sơ thiết kế, hoạt động đấu thầu không
rõ ràng và khung pháp lý chưa chặt chẽ, đồng thời các điều kiện thực tế công trường
không như dự đốn rất có thể xảy ra. Hơn nữa, có nhiều bên khác nhau cùng tham
gia vào dự án có thể dẫn đến rủi ro thay đổi rất cao, nếu khơng được xử lý nhanh
chóng, có thể phát triển thành đề nghị biến đổi, có thể ảnh hưởng xấu đến mục tiêu
của dự án. Sự thay đổi này có thể gây ra vô số vấn đề như chậm trễ, vượt chi phí,
giảm chất lượng, tranh chấp, xung đột giữa các bên liên quan đến dự án. Tuy nhiên,

chỉ có rất ít kỹ thuật, phương pháp hoặc quy trình được phát triển để ngăn chặn vấn
đề; và khả năng áp dụng vào thực tế Việt Nam cịn hạn chế.
Mục đích của luận văn này là xác định các nhân tố gây ra phát sinh khối lượng,
ảnh hưởng của nó và mối liên quan giữa phát sinh và tranh chấp trong lĩnh vực xây
dựng Việt Nam. Có hiểu biết tốt hơn về bản chất, nguyên nhân vấn đề sẽ dẫn đến sự
nhìn nhận chính xác hơn, từ đó đề ra các chiến lược, quy trình quản lý thay đổi, hạn
chế tranh chấp. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, rất nhiều bài báo, cơng trình
trong lĩnh vực tương tự đã được xem xét kỹ lưỡng. Tiếp theo đó, bảng câu hỏi khảo
sát dưới dạng giấy cũng như form điện tử đã được gửi đến những người tham gia ở
nhiều vị trí trong lĩnh vực xây dựng, các cuộc phỏng vấn trực tiếp cũng đã được tiến
hành để thu thập dữ liệu. Hai mươi yếu tố đã được đưa ra và xếp hạng theo tần suất
và mức độ nghiêm trọng. Sau đó, phân tích nhân tố (factor analysic), mơ hình mạng
SEM đã được áp dụng để phân loại nguyên nhân, phân tích mối quan hệ phức tạp
Kết quả của luận văn đã chỉ ra nguyên nhân của thay đổi, phát sinh; nhấn mạnh
tầm quan trọng của quản lý thay đổi và đề ra các biện pháp để giảm thiểu khả năng
xuất hiện của các phát sinh, khiếu nại trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam hiện nay.


ABSTRACT

Vietnam's construction sector is considered an indispensable industry for the
economy. Like other developing countries, Vietnam construction industry is very
complicated. The inadequacies of design documentation, unclear tendering and legal
framework, as well as unexpected site conditions most likely happen. Moreover
numerous different parties involved in construction projects can result in a high risk
of changes which, if not dealt with quickly, could develop into variation order, can
affect the achievement of the project objectives. They result in time delay, cost
overrun, quality defects, claim and conflict between project stakeholders. However,
no techniques, methods or processes have been developed to prevent the problem.
The aim of this paper are to identify factors that are responsible for this menace

and to examine its effects on building construction project in Vietnam. Having a
better understanding of the nature, causes should lead to improve the control on
variation order. To achieve the study objectives, a critical review of relevant literature
was done. Questionnaire survey in paper form and then mailed to participants from
various partners in construction, as well as interviews to collect data. Twenty-one
factors were inferred and ranked with respect to frequency, and severity. After that,
factor analysis technique and Structural equation modeling (SEM) were applied to
categorize the causes, analyze complex relationship.
Thesis result investigates the most significant causes contribute to the variation
orders in the construction of building projects; the importance of effective change
management, proposals to minimize the possibility of variation orders, claim and
disputes in Vietnamese construction.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình với tất các số liệu
thu thập, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này, tơi cam đoan là hồn
tồn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
khác (ngoại trừ bài báo của tác giả).

TP.HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2019

Trần Nguyễn Nhật Nam


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1.

1.2.
1.3.
1.4.
1.5.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................1
CÁC QUAN ĐỊNH LIÊN QUAN VÀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ ...........................2
PHẠM VI, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................2
Ý NGHĨA VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ...........................................2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 4
2.1
ĐỊNH NGHĨA PHÁT SINH ................................................................................4
2.2
TÍNH PHỔ BIẾN .................................................................................................7
2.3
BẢN CHẤT VÀ PHÂN LOẠI BIẾN ĐỔI ...........................................................8
2.3.1.
Bản chất của biến đổi, phát sinh ..................................................................8
2.3.2.
Các loại biến đổi ..........................................................................................8
2.3.3.
Quy định hợp đồng liên quan đến biến đổi ..................................................9
2.4
NGUỒN GỐC CỦA BIẾN ĐỔI, PHÁT SINH ..................................................10
2.4.1
Nguồn gốc từ các bên liên quan .................................................................10
2.4.1.1. Chủ đầu tư (CĐT) .............................................................................. 10
2.4.1.2. Nhà tư vấn .......................................................................................... 10

2.4.1.3. Nhà thầu ............................................................................................. 11
2.4.2
Biến đổi và các hệ thống phân phối dự án .................................................11
2.4.2.1. Thiết kế-Xây dựng (DB) .................................................................... 11
2.4.2.2. Phân phối dự án tích hợp (IDP) ......................................................... 11
2.5
NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI, PHÁT SINH .............12
2.6
CÁC CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI ................................................13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 14
3.1
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: ...........................................................................14
3.2
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN .............................................................................15
3.2.1
So sánh các cách tiếp cận ...........................................................................15
3.2.2
Quá trình thiết kế bảng khảo sát ................................................................16
3.2.3
Quần thể và cách thức lấy mẫu ..................................................................18
3.2.4
Công thức xác định kích thước mẫu ..........................................................18
3.2.5
Phương thức tổng hợp dữ liệu ...................................................................18
3.3
TỔNG QUAN CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SỐ LIỆU ...........................18
3.4
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SỐ LIỆU VỚI SPSS BAN ĐẦU ...............19
3.4.1
Mã số hóa các câu trả lời ...........................................................................19

3.4.2
Phân tích, xử lý số liệu ...............................................................................19
3.4.2.1 Tính hệ số Cronbach’s  .......................................................................19
3.4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá - Exploratory Factor Analysis: .................20
3.4.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định - Confirmatory Factor Analysis .............20
3.5
MƠ HÌNH MẠNG SEM (STRUCTURAL EQUATION MODELING) ...........20
3.5.1
Giới thiệu mơ hình mạng SEM ..................................................................20
3.5.2
Các bước thực hiện trong thiết lập mơ hình mạng SEM ...........................21

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTH: TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


3.5.3
Mức độ phù hợp của tổng thể mơ hình ......................................................21
3.6
XÂY DỰNG QUY TRÌNH HẠN CHẾ THAY ĐỔI, PHÁT SINH ...................23
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................................................. 24
4.1
THỐNG KÊ MƠ TẢ ..........................................................................................27
4.1.1
Xử lý số liệu ...............................................................................................27
4.1.2
Kết quả phân tích thống kê ........................................................................27

4.1.3
Xếp hạng các nhân tố gây theo mức độ ảnh hưởng ...................................29
4.2
KIỂM TRA ĐỘ TIN CÂY THANG ĐO ............................................................31
4.2.1
Cho các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi, phát sinh khối lượng ................31
4.2.2
Cho các những ảnh hưởng gây ra bởi phát sinh.........................................33
4.2.3
Cho những nguyên nhân gây ra tranh chấp (về chi phí) ............................34
4.3
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ......................................................35
4.3.1
EFA cho các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi, phát sinh khối lượng ........35
4.3.2
EFA cho những ảnh hưởng gây ra bởi phát sinh .......................................40
4.3.3
EFA cho những nguyên nhân gây ra tranh chấp (về chi phí) ....................43
4.4
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA .................................................45
4.4.1
Mơ hình ......................................................................................................46
4.4.2
Giá trị hội tụ ...............................................................................................47
4.5
XÂY DỰNG MƠ HÌNH SEM ...........................................................................49
4.6
GIẢI THÍCH CÁC MỐI TƯƠNG QUAN .........................................................53
4.6.1 Kết quả thu được: ..............................................................................................53
4.6.2 So sánh với các nghiên cứu trước đây ..............................................................55

CHƯƠNG 5: VÍ DỤ THỰC TẾ, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................. 57
5.1
GIỚI THIỆU ......................................................................................................57
5.2
KẾT QUẢ RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU ...........................................................58
5.3
VÍ DỤ THỰC TẾ: ..............................................................................................60
5.3.1
Thơng tin cơ bản của dự án:.......................................................................60
5.3.2
Chi tiết các phát sinh liên quan khối lượng ...............................................60
5.3.3
Kết luận ví dụ .............................................................................................62
CHƯƠNG 6: QUY TRÌNH QUẢN LÝ THAY ĐỔI .............................................. 63
6.1
CÁC QUY TRÌNH ĐÃ XÂY DỰNG ................................................................63
6.2
QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ THAY ĐỔI .........................................64
6.2.1
Quản lý giai đoạn lên ý tưởng (Concept) ...................................................64
6.2.2
Thông báo và quy trình giải quyết .............................................................65
6.2.3
Khó khăn của mơ hình quản lý thay đổi tích hợp ......................................73
6.3
CHIẾN LỰC HẠN CHẾ TRANH CHẤP, BỒI THƯỜNG ...............................75
6.4
KẾT LUẬN ........................................................................................................76
6.5
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ................................................................................76

6.6
HƯỚNG NGHIÊN CỨU KẾ TIẾP ....................................................................77
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ .............................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO QUỐC TẾ....................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG NƯỚC ..........................................................85
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN SPSS VÀ SEM ............................................................... 86

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTH: TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


PL01 XẾP HẠNG CÁC NHÂN TỐ GÂY THEO GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH .....86
PL02 XỬ LÝ CRONBACH’S ALPHA ..................................................................87
PL03 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA ...............................................92
PL04 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA ........................................102
PL 05 MƠ HÌNH SEM ..........................................................................................109
PHỤ LỤC PHÁT SINH VO TẠI DỰ ÁN VÍ DỤ ................................................. 115
BẢNG KHẢO SÁT (TIẾNG VIỆT).................................................................... 129
BẢNG KHẢO SÁT (TIẾNG ANH) .................................................................... 135
LÍ LỊCH TRÍCH NGANG ................................................................................. 140

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTH: TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM



DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Thứ tự nghiên cứu của luận văn ........................................................................ 15
Hình 3.2 Sơ đồ thiết kế bảng khảo sát.............................................................................. 17
Hình 3.3 Các bước thực hiện EFA (Nguồn: Hồng, T. & Chung,N.M.N. (2008)) ......... 20
Hình 3.4 Các bước thực hiện trong thiết lập mơ hình mạng SEM ................................... 21
Hình 3.5 Các bước phân tích bằng mơ hình SEM với phần mềm AMOS ....................... 22
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện vị trí làm việc trong ngành xây dựng ..................................... 28
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện số năm cơng tác trong ngành ................................................. 29
Hình 4.3 Trị riêng của các nhóm trong EFA nhân tố ảnh hưởng VO .............................. 37
Hình 4.4 Trị riêng của các nhóm trong EFA ảnh hưởng gây ra bởi phát sinh ................. 41
Hình 4.5 Trị riêng của các nhóm trong EFA nguyên nhân tranh chấp (về chi phí) ......... 44
Hình 4.6 Kết quả CFA điều chỉnh lần 2 với trọng số chưa chuẩn hóa............................. 46
Hình 4.7 Kết quả CFA điều chỉnh lần 2 với trọng số đã chuẩn hóa. ............................... 47
Hình 4.8 Mơ hình SEM hiệu chỉnh chưa chuẩn hóa. ....................................................... 50
Hình 4.9 Mơ hình SEM hiệu chỉnh đã chuẩn hóa. ........................................................... 51
Hình 4.10 Tương quan rút ra từ kết quả phân tích SEM .................................................. 53
Hình 4.11 Mối tương quan giữa các nhân tố phổ biến trong khiếu nại xây dựng ............ 55
Hình 4.12 Mối quan hệ giữa xung đột, tranh chấp và khiếu nại ...................................... 56
Hình 5.1 Biểu đồ tổng hợp các nhân tố gây ra VO phân theo nhóm ............................... 59
Hình 6.1 Quy trình quản lý thay đổi (CMS) .................................................................... 68
Hình 6.2 Quy trình phát hiện thay đổi.............................................................................. 70
Hình 6.3 Quy trình đánh giá và đề xuất thay đổi ............................................................. 71
Hình 6.4 Quy trình rút kinh nghiệm và cập nhật hệ thống ............................................... 73
Hình 6.5 Yêu cầu của hệ thống quản lý thay đổi tích hợp ............................................... 74
Hình 6.6 Mơ hình ngun nhân – kết quả của thay đổi ................................................... 77

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ


LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTH: TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Định nghĩa thay đổi ở các dự án trong lĩnh vực xây dựng .................................. 4
Bảng 2.2 Các loại và nguồn gốc của thay đổi (Hinze, J. 2001) ......................................... 6
Bảng 2.3 Các loại biến đổi (Marzouk và El-Rasas, 2014) ................................................. 9
Bảng 3.1 So sánh phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng .............................. 16
Bảng 3.2 Mã số hoá mức độ tác động của các nguyên nhân và tác động ........................ 19
Bảng 3.3 Mức độ phù hợp của mơ hình đo lường với dữ liệu thực tế ............................. 22
Bảng 4.1 Bảng mã hóa các các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi ..................................... 25
Bảng 4.2 Bảng mã hóa những ảnh hưởng gây ra bởi phát sinh........................................ 26
Bảng 4.3 Bảng mã hóa những nguyên nhân gây ra tranh chấp (về chi phí) ..................... 26
Bảng 4.4 Tỉ lệ trả lời bảng câu hỏi ................................................................................... 27
Bảng 4.5 Bảng thống kê đối tượng khảo sát trong ngành xây dựng ................................ 27
Bảng 4.6 Bảng thống kê số năm công tác trong ngành xây dựng .................................... 28
Bảng 4.7 Thang đo Likert và điểm tương ứng ................................................................. 29
Bảng 4.8 Bảng trị trung bình của các nhân tố .................................................................. 30
Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha ................................................................................... 31
Bảng 4.10 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố ............................................... 32
Bảng 4.11 Hệ số Cronbach’s Alpha ................................................................................. 33
Bảng 4.12 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố. .............................................. 33
Bảng 4.13 Hệ số Cronbach’s Alpha ................................................................................. 34
Bảng 4.14 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố ............................................... 35
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s ............................................................ 36
Bảng 4.16 Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích. .......................... 36

Bảng 4.17 Ma trận xoay kết quả EFA .............................................................................. 37
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s ............................................................ 40
Bảng 4.19 Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích. .......................... 41
Bảng 4.20 Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng phát sinh khối lượng ........................... 42
Bảng 4.21 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s ............................................................ 43
Bảng 4.22 Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích ........................... 43
Bảng 4.23 Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng phát sinh khối lượng ........................... 44

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTH: TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


Bảng 4.24 Kết quả phân tích CFA ................................................................................... 47
Bảng 4.25 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình CFA hiệu chỉnh. ........................ 47
Bảng 4.26 Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mơ hình CFA hiệu chỉnh.................................. 48
Bảng 4.27 Kết quả phân tích SEM ................................................................................... 51
Bảng 4.28 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mơ hình SEM hiệu chỉnh. ....................... 52
Bảng 5.1 Tổng hợp các nguyên nhân thay đổi theo nghiên cứu ...................................... 58
Bảng 5.2 Hiện trạng sử dụng đất dự án ví dụ ................................................................... 60
Bảng 5.3 Tổng hợp các phát sinh theo các nhân tố nghiên cứu ....................................... 61
Bảng 5.4 Tổng hợp VO theo lĩnh vực .............................................................................. 61

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HVTH: TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Theo đánh giá của FPT-FPTS tăng trưởng thực xây dựng năm 2018 đạt 8,02 %,

thấp hơn mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm (8,62 %). Với con số tăng trưởng này,
ngành xây dựng bước vào năm thứ 3 trong chu kỳ suy giảm. Năm 2019, tăng trưởng
xây dựng sẽ tiếp tục đi xuống, duy nhất xây dựng công nghiệp sẽ tăng tốc.
Theo báo cáo “Môi trường kinh doanh 2019” của Ngân hàng thế giới, Việt Nam
xếp thứ 66/190 quốc gia về hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng, thời gian xử lý
tranh chấp lên tới 400 ngày và gây thiệt hại 29% so với giá trị hợp đồng ban đầu.
1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hợp đồng là căn cứ pháp lý để thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo Gokulkarthi và
Gowrishankar (2015) đã nói rằng rằng: có những điều khoản cụ thể bao gồm các bên
cho phép họ thực hiện thay đổi và cho họ quyền tự do bắt đầu đề xuất phát sinh mà
không cần thay đổi các điều khoản trong hợp đồng. Hơn nữa theo Assbeihat và Sweis
(2015), ngay cả khi đã được soạn thảo cẩn thận, phạm vi hợp đồng vẫn có thể bị thay
đổi. Tất cả nguyên nhân trên đều do bản chất dễ biến động của ngành.
Một nghiên cứu tập trung vào các tác động có hại gây ra bởi sự phát sinh khối
lượng cho thấy rằng mỗi lần thay đổi xảy ra, dự án cũng có vấn đề vượt chi phí. Các
nghiên cứu cũng tiết lộ rằng sự thay đổi trong dự án hầu như luôn làm tăng kinh phí
và ảnh hưởng tiến độ của dự án (Kikwasi, 2013). Có tới 90% tranh chấp, khiếu nại
xuất phát từ phát sinh (Kotb và cộng sự, 2017)
Theo báo cáo tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam quý 2 và 6 tháng đầu năm

2019 (Tổng cục thống kê, 06-2019) khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,93%
cùng kỳ năm ngối, đóng góp 51,8% tổng sản phẩm trong nước (GPD). Lĩnh vực xây
dựng của Việt Nam được coi là một ngành không thể thiếu đối với nền kinh tế. Các
nước đang phát triển như Việt Nam cần hạn chế ảnh hưởng của phát sinh, khiếu nại,

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


2

bồi thường trong lĩnh vực xây dựng vì khả năng không đủ để chi trả cho ảnh hưởng
phát snh.
1.3. CÁC QUAN ĐỊNH LIÊN QUAN VÀ HỆ THỐNG PHÁP LÝ
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, hệ thống pháp lý không thay đổi kịp
với xu hướng phát triển, đổi mới, nhất là ngành xây dựng.
1.4. PHẠM VI, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các nguyên nhân gây ra ảnh hưởng phát sinh, yêu cầu thay đổi. Tiếp tục
đánh giá mức độ ảnh hưởng và xếp hạng các nguyên nhân này, xác định mối liên hệ
giữa chúng với nhau. Từ đó đề xuất quy trình phối hợp, quy trình quản lý, tăng cường
kiểm soát phát sinh, giảm thiểu ảnh hưởng lên chi phí, mang lại hiệu quả cho CĐT,
tăng cường hiệu quả giải quyết tranh chấp khiếu nại hợp đồng (nếu có)
Việt Nam hiện có nhiều dự án đang được triển khai. Phạm vi sẽ quá rộng để xử
lý tất cả. Do đó, TP Hồ Chí Minh - vốn trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, tập trung
nhiều dự án trong lĩnh vực xây dựng lớn sẽ được tập trung vào nghiên cứu này. Quy
trình hợp đồng theo Điều khoản cho hợp đồng xây dựng (1999) FIDIC được sử dụng
để đánh giá trách nhiệm khiếu nại.

Các đối tượng khảo sát, gồm: những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi
cơng và quản lý dự án cao tầng, công tác với các vai trò khác nhau, từ CĐT, Ban quản
lý dự án, Tư vấn giám sát, Nhà thầu chính, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, các đối tượng
liên quan đến dự án… Thông tin người tham gia khảo sát sẽ được ẩn để bảo đảm về
quyền riêng tư, không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến cá nhân cũng như để khuyến
khích sự trung thực của người tham gia. Khơng có bất kỳ khoản bồi thường hoặc lợi
ích nào được đề nghị để có được ý kiến khách quan.
1.5. Ý NGHĨA VỀ MẶT KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Do yếu tố thay đổi, phát sinh có nhiều tác động bất lợi, nguyên nhân và ảnh hưởng
của phát sinh là thông tin quan trọng cần được xác định, để các công ty xây dựng có
thể giảm thiểu rủi ro. Nghiên cứu sẽ xác định các quy trình ngăn chặn, hạn chế và có

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


3

thể loại bỏ hiệu quả vấn đề này. Nghiên cứu này nhằm trở thành một hướng dẫn và
nhằm mục đích hữu ích các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Việt Nam
trong việc đánh giá thiệt hại cũng như nguyên nhân gây ra các phát sinh, khiếu nại,
thậm chí tranh chấp (nếu có)

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ


TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Có một thực tế là phát sinh chắc chắn sẽ xảy ra trong các dự án đôi khi ngay cả
trước khi hợp đồng được ký kết. Phát sinh là một thực tế hiển nhiên cho tất cả các dự
án trong lĩnh vực xây dựng (Almahmoud và các cộng sự, 2012). Nói một cách đơn
giản hơn, ngành xây dựng đã chấp nhận sự thay đổi, dẫn đến phát sinh như là một
quá trình của giai đoạn quản lý hợp đồng (Alzahrani và Emsley, 2013).
Định nghĩa, điều khoản hợp đồng liên quan, loại và tính chất phát sinh khối lượng
tất cả sẽ được bao gồm trong phần này.
2.1 ĐỊNH NGHĨA PHÁT SINH
Phát sinh trong xây dựng có khá nhiều cách định nghĩa, phụ thuộc vào hoàn cảnh
cụ thể. Định nghĩa về phát sinh thường sẽ được bao gồm trong các tiêu chuẩn, hợp
đồng xây dựng. Bổ sung, thiếu sót hoặc thay đổi trong vật liệu, giờ làm việc, không
gian làm việc, công việc … được gọi là các phát sinh, như trong từ điển hợp đồng
xây dựng.

Bảng 2.1 Định nghĩa thay đổi ở các dự án trong lĩnh vực xây dựng
Tác giả

Định nghĩa

Tên đề tài

Sweis, R.J., Bisharat,

Mọi thay đổi về số lượng hoặc chất


Factors Affecting

S.M., Bisharat, L. and

lượng của dự án so với tài liệu hợp

Contractor

Sweis (2014)

đồng

Performance on
Public
Construction
Projects

Sunday, O A (2010)

Mọi loại bất đồng như bổ sung, bỏ sót

Impact of

hoặc sửa đổi, ngoại trừ được đề cập

variation orders

trong hợp đồng liên quan đến thông số on public
kỹ thuật hợp đồng, bản vẽ


GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


5

construction
projects
Koushki, Al‐Rashid

việc sửa đổi hoặc thay đổi chất lượng

Delays and cost

and Kartam (2005)

cơng trình, thiết kế, như được đề cập

increases in the

trong bản vẽ hợp đồng, thông số kỹ

construction of

thuật


private residential
projects in
Kuwait

Geraldine Kikwasi

Sự thay đổi phạm vi ban đầu của công

Causes and

việc do điều chỉnh bất kỳ điều khoản

Effects of Delays

nào đó của hợp đồng

and Disruptions
in Construction
Projects in
Tanzania

Ijaola và Iyagba 2012

Sự sửa đổi, thay thế, chỉnh lý, bổ sung
so với mục đích ban đầu của hợp đồng

Hanna, A. S., Camlic,

Các sự kiện dẫn đến kết quả là sự sửa


Quantitative

R., Peterson, P. A.,

đổi so với phạm vi ban đầu, thời gian

Definition of

Nordheim, E. V.

thực hiện, giá trị hợp đồng, và là yếu

projects Impacted

(2002)

tố không thể tránh khỏi trong tất cả

by Change

các dự án trong lĩnh vực xây dựng vì

Orders,

tính duy nhất của nó và sự hạn chế
trong nguồn tiền, thời gian để lên kế
hoạch
EPSCR, 2004

Sự thay đổi hoặc chỉnh sửa điều kiện

ban đầu, giả thiết, và thông tin cơ bản
hoặc yêu cầu (dự án hoặc CĐT). Nó

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


6

bao gồm cơng việc, thời gian, chi phí
và phương pháp thực hiện

Một chỉ dẫn được đưa ra bởi kỹ sư tư vấn, dẫn đến sự thay đổi khối lượng, tính
chất của công việc, được gọi là phát sinh (PPA, 2006) Mọi thay đổi trong công việc
được phê duyệt hoặc hướng dẫn đều được gọi là phát sinh, như được định nghĩa bởi
FIDIC (1998). Danh mục phát sinh theo định nghĩa của Larsen (2015):


Việc sửa đổi hoặc thay đổi số lượng, thiết kế hoặc chất lượng của cơng trình,
được đề cập hoặc mơ tả trong các hóa đơn hợp đồng và thể hiện trên bản vẽ hợp
đồng, và bao gồm thiếu sót, thay thế và bổ sung, sửa đổi… tất cả đều được bao
gồm dưới dạng phát sinh trong các dự án trong lĩnh vực xây dựng.



Sửa đổi các hướng dẫn liên quan đến bản chất công việc




Thay đổi hợp đồng hoặc một trong các điều khoản của nó với sự đồng ý và thỏa
thuận của cả hai bên sau khi ký hợp đồng ban đầu
Sự thay đổi xảy ra trong dự án do nhiều nguyên nhân, ví dụ như thiết kế lỗi, thay

đổi thiết kế, mở rộng phạm vi, hoặc do các điều kiện chưa biết.

Bảng 2.2 Các loại và nguồn gốc của thay đổi (Hinze, J. 2001)
Loại thay đổi

Nguồn nguyên nhân

Thay đổi phạm vi

CĐT đề nghị thay đổi thiết kế

Các điều kiện không lường trước

Thực tế khác so với dự kiến, đưa ra bởi nhà
thầu hoặc các chuyên gia

Sửa đổi và thiếu sót

Đưa ra bởi nhà thầu hoặc các chuyên gia

Lỗi

Tư vấn đưa bản thiết kế, tiêu chuẩn kỹ
thuật khơng chính xác

Thiếu sót


GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

Bỏ qua, thiếu sót vài yếu tố trong kế hoạch

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


7

2.2 TÍNH PHỔ BIẾN
Các phát sinh bao gồm các hành động và ảnh hưởng phức tạp mà kết quả không
thể dự đốn được. Có ý kiến cho rằng sự phát sinh khối lượng là tất yếu và không thể
tránh được (Kikwasi, 2013). Jawad (2009) giải thích rằng việc bao gồm các điều
khoản về phát sinh trong các hợp đồng xây dựng hiện đại chứng minh rằng khơng có
dự án trong lĩnh vực xây dựng nào có thể được hồn thành mà khơng có biến đổi. Khi
cơng việc tiến triển, cho dù chi tiết tới đâu vẫn có thể có những thay đổi nhỏ sẽ dẫn
đến những thay đổi đáng kể. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng do những hạn chế
về thời gian và tiền bạc trong giai đoạn ý tưởng và tính độc đáo của từng dự án cũng
là nguyên nhân cho phát sinh xảy ra.
Rao và Joseph Camron (2014) giải thích rằng do sự phức tạp của các hoạt động
xây dựng, gần như khơng thể hồn thành một dự án trong lĩnh vực xây dựng mà
không thay đổi quy trình xây dựng hoặc bản thân các kế hoạch. Các lý do từ thẩm
mỹ, địa chất, điều kiện thời tiết đến tính khả thi của xây dựng, thay đổi theo luật định
và sự khác biệt giữa các tài liệu hợp đồng, cải tiến cơng nghệ, tài chính và thiết kế
đều chịu trách nhiệm cho sự thay đổi và phát sinh (Kikwasi, 2013). Ngoài ra, hành vi
của con người đối với hợp đồng và với sự trung thực cũng có thể là một nguyên nhân
khác của sự thay đổi. Nhà thầu và CĐT đều có quyền bắt đầu phát sinh trong một dự
án (Assbeihat và Sweis, 2015).
Do tính chất dễ biến động và bản chất phức tạp của ngành xây dựng, bây giờ cần

phải bao gồm các điều khoản biến đổi trong hợp đồng. Do dự đốn và hình dung của
sản phẩm cuối rất khó khăn trong lĩnh vực này, nên sự thay đổi càng dễ xảy ra. Các
biện pháp, thước đo cho biến đổi nên được đưa vào các hợp đồng cho các điều kiện
không lường trước (González, González, Molenaar và Orozco, 2013). Tuy nhiên, theo
Alzahrani và Emsley (2013), đây được coi là một lợi thế vì các kỹ sư và kiến trúc sư
tự do hơn rất nhiều, họ vẫn có thể ra quyết định quan trọng cho đến phút chót. Tuy
nhiên, một nhược điểm khác là có thể khiến CĐT bối rối hơn về dự án và lãng phí
nhiều tài nguyên và thời gian (Enshassi, 2010).

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


8

Skoyles và Skoyles (1987) tiết lộ rằng sự thiếu nhận thức là một trong những lý
do chính khiến chi phí của một dự án tăng lên. Quan niệm phát sinh giảm có thể giúp
tiết kiệm chi phí xây dựng khơng được ngành xây dựng tin tưởng. Ibbs (1997) cũng
đã chứng minh điều này thông qua một nghiên cứu chỉ ra rằng những thay đổi sẽ có
nhiều tác động bất lợi đến chi phí và năng suất của một dự án.
2.3 BẢN CHẤT VÀ PHÂN LOẠI BIẾN ĐỔI
2.3.1. Bản chất của biến đổi, phát sinh
Doloi (2012) đã nói rằng là hai loại biến đổi cơ bản là biến đổi tự phát và biến
đổi dự đoán. Biến đổi tự phát phát sinh một cách tự nhiên và không được dự định
hoặc dự đoán ban đầu. Mặt khác, các biến đổi dự đoán được lên kế hoạch trước và
xảy ra như dự định. Sự cần thiết là một cơ sở khác mà trên đó biến đổi có thể được
xem xét và nghiên cứu. Các biến đổi bắt buộc và biến đổi không bắt buộc có thể là

hai loại biến đổi theo cơ sở này.
Ming và các cộng sự (2004) đề cập: biến đổi bắt buộc là khơng có tùy chọn nào
khác ngồi phải thực hiện biến đổi; trong khi một biến đổi tự chọn có thể chọn làm
hay khơng. Biến đổi chắc chắn sẽ xuất hiện trong một dự án trước khi hoàn thành, bất
kể kế hoạch đã rất chi tiết. Theo Arain và Pheng (2005) đã phân loại các biến đổi
thành hai, cụ thể là: các biến đổi có lợi và bất lợi. Bản chất của phát sinh được xác
định bằng lý do xảy ra và ảnh hưởng của nó (Ndihokubwayo và Haupt, 2008).
2.3.2. Các loại biến đổi
Theo Arain và Low (2005) quy định hai loại biến đổi, cụ thể là biến đổi có lợi và
các biến đổi bất lợi. Các biến đổi có lợi là những thay đổi thực sự giúp giảm chi phí,
tiến độ hoặc mức độ khó khăn trong dự án (Arain và Low, 2005); phân tích giá trị
mục đích để đạt được sự cân bằng giữa các khía cạnh chi phí, hiệu năng và tuổi thọ
của dự án và sự hài lòng của CĐT (Ndihokubwayo và Haupt, 2008). Ngược lại biến
đổi bất lợi được định nghĩa là một tác động tiêu cực đến giá trị của CĐT hoặc hiệu
suất dự án (Arain và Low, 2005), làm giảm giá trị CĐT hoặc có tác động xấu đến dự
án (Ndihokubwayo và Haupt, 2008).

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


9

Nhiều tác động đáng kể và bất lợi xuất hiện do sự biến đổi ở bất kỳ giai đoạn nào
của dự án và rất phổ biến trong các không chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới. Ước
tính lại khối lượng công việc, nhu cầu thêm về vật liệu, lao động, làm thêm giờ, thiết
bị và sự chậm trễ liên tiếp trong tiến độ dự án có thể được gây ra do sự biến đổi. Cơ

hội một dự án thất bại rất cao khi sự biến đổi xảy ra ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn
ký hợp đồng vì những biến đổi này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí của dự
án mà cịn thay đổi quan điểm của các bên và CĐT liên quan. Marzouk và El-Rasas
(2014) đã tóm tắt các biến đổi như bảng dưới đây.

Bảng 2.3 Các loại biến đổi (Marzouk và El-Rasas, 2014)
Nguồn gốc biến đổi

Loại biến đổi

Thời gian

Pre-fixity (trước chu trình thiết kế)
Post-fixity (sau chu trình thiết kế)
Bắt buộc và khơng bắt buộc, chủ động hoặc bị
động, theo ý muốn hoặc không theo ý muốn
Có lợi, khơng ảnh hưởng, có hại

Nhu cầu
Ảnh hưởng

2.3.3. Quy định hợp đồng liên quan đến biến đổi
CĐT được phép phát hành biến đổi trong dự án hoặc hợp đồng thơng qua các
điều khoản cụ thể có hợp đồng. Điều khoản về biến đổi thường trình bày về vật liệu
khác nhau, thời gian và trình tự sửa đổi... Thông thường, một quy định để biến đổi
bao gồm ngày hoàn thành và cơ chế để đánh giá các tác động tiềm tàng, thiệt hại của
biến đổi. Một biến đổi trong các cơng việc sẽ khá khó khăn đối với CĐT nếu khơng
có các điều khoản cụ thể này, có thể là vấn đề của nhà thầu trong việc từ chối thực
hiện cơng việc hoặc khăng khăng địi thanh tốn tạm ứng. Thanh tốn vượt q tỷ lệ
hợp đồng có thể được yêu cầu cho công việc bổ sung cần thiết để thực hiện bất kỳ

loại biến đổi nào trong dự án.

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


10

2.4 NGUỒN GỐC CỦA BIẾN ĐỔI, PHÁT SINH
2.4.1 Nguồn gốc từ các bên liên quan
2.4.1.1.

Chủ đầu tư (CĐT)

Từ giai đoạn khởi đầu, bên quan trọng nhất liên quan đến dự án là CĐT với tư
cách là người khởi xướng dự án. Do đó, cơ hội và khả năng của một biến đổi xảy ra
trong một dự án trong lĩnh vực xây dựng bị ảnh hưởng lớn bởi các quyết định của
CĐT. Việc thiết lập phạm vi của dự án, dự đoán nhu cầu và yêu cầu trong tương lai
của dự án, đảm bảo chất lượng cơng việc được kiểm sốt bởi CĐT. Rao và Joseph
Camron (2014) chỉ ra sự thay đổi trong yêu cầu là lý do quan trọng để biến đổi phát
sinh trong một dự án, ví dụ, CĐT có thể thay đổi về mục đích của cấu trúc xây dựng.
Có hai loại CĐT là có ít hoặc khơng có kinh nghiệm xây dựng hoặc hiểu rõ về lĩnh
vực và ngành xây dựng. Đội ngũ tư vấn thiết kế cũng có thể được hỗ trợ trực tiếp và
chuyên nghiệp hơn về thiết kế với một CĐT có kinh nghiệm trong ngành. Nhờ đó mà
có thể tránh được việc thay đổi liên tục trong giai đoạn thiết kế, điều này sẽ giảm
thiểu nhầm lẫn và biến đổi sau này (Han, Love, và Pa-Mora, 2013).
2.4.1.2.


Nhà tư vấn

Các kiến trúc sư có một vai trò quan trọng trong thiết kế cấu trúc ban đầu, khi
gặp CĐT thiếu am hiểu. Trong các dự án hiện đại cần có một đội ngũ tư vấn, có thể
xử lý thiết kế, xây dựng và vận hành dự án, chính xác theo nhu cầu của CĐT, nhằm
giảm thiểu cơ hội biến đổi trong một dự án. Kiến trúc sư, tư vấn kết cấu, MEP, cảnh
quan, chiếu sáng, quản lý dự án, khối lượng, thẩm tra và giám sát… nằm trong đội
ngũ tư vấn công phu này.
Nhiệm vụ của đội ngũ tư vấn là để ra cách xử lý và khắc phục trong trường hợp
có xung đột. Tư vấn phải được thông báo nếu nhà thầu phát hiện ra bất kỳ sự khác
biệt nào trong bản vẽ hoặc tài liệu liên quan. Nếu một tình huống, thơng tin không rõ
ràng, nhà thầu không được phép tiếp tục làm việc. Theo Han và cộng sư (2013) sự
am hiểu về mục tiêu và phạm vi thực hiện, đưa ra các đề xuất cụ thể là một công việc
quan trọng đối với nhà tư vấn. Khơng có tác động tiêu cực đến năng suất của dự án,

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


11

tất cả các quy trình này cần được tiến hành nhanh chóng và khơng chậm trễ bởi nhà
thầu.
2.4.1.3.

Nhà thầu


Nguồn gốc của các biến đổi thường xuất phát từ các nhà thầu. González (2013)
đã nêu trong nghiên cứu của họ rằng tất cả các vấn đề nên được giám sát chặt chẽ bởi
tất cả những người tham gia dự án. Một nghiên cứu của Ndihokubwayo (2009) đã nói
rằng rằng những thiếu sót, sai sót, xung đột hoặc sai lệch trong tài liệu hợp đồng có
thể được phát hiện bởi các nhà thầu, sau đó họ sẽ liên lạc với kiến trúc sư để khắc
phục sự cố, đồng thời đồng ý về giá trị cho chi phí bổ sung cần thiết để thực hiện thay
đổi trong dự án. Bất cứ khi nào một công nghệ, biện pháp thi công nào được coi là
khơng phù hợp bởi một nhà thầu để hồn thành mục tiêu, nhà thầu được phép thực
hiện các phương pháp hoặc kỹ thuật khác dựa trên kinh nghiệm của mình.
2.4.2 Biến đổi và các hệ thống phân phối dự án
2.4.2.1.

Thiết kế-Xây dựng (DB)

Phương pháp Thiết kế-Xây dựng (DB) là phương pháp lâu đời nhất cho tới cuối
thế kỷ 19 khi khoa học phát triển ra ngành kiến trúc sư và kỹ sư - là hai ngành nghề
khác nhau cho phép đạt năng suất cao hơn trong một dự án (Alinaitwe, Apolot và
Tindiwensi, 2013). Trong loại phương pháp thực hiện, nhà thầu thường được giao
thực hiện thiết kế và thi công phù hợp để giao dự án hiệu quả và thành cơng.
2.4.2.2.

Phân phối dự án tích hợp (IDP)

Khơng có nhiều dự án đã được ký hợp đồng sử dụng phương pháp này vì phương
pháp này cịn khá mới đối với ngành xây dựng của Việt Nam. Một thỏa thuận nhiều
bên giữa những người liên quan bao bao đơn vị thiết kế, đơn vị xây dựng và CĐT và
có thể đi đến phạm vi của các nhà thầu phụ quan trọng của dự án (Ijaola và Iyagba,
2012).


GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


12

2.5 NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI, PHÁT SINH
Alnuaimi (2010) đã tìm hiểu về các biến đổi và điều tra các nguyên nhân biến
đổi, hậu quả của chúng đối với các dự án, và cung cấp giải pháp xử lý. Liên quan đến
ảnh hưởng của việc biến đổi, ông cho rằng hậu quả lớn nhất là "sự chậm trễ thực
hiện", các yếu tố trong đó: quản lý và theo dõi không tốt của nhân viên hợp đồng, các
vấn đề của các nhà thầu phụ, thiếu tầm nhìn xa, trì hỗn việc cung cấp vật liệu và
khơng có sự phối hợp hiệu quả các bên liên quan. Các cuộc khảo sát bao gồm 44
nguyên nhân có thể hiểu được đằng sau việc hỗn lại, tính theo tầm quan trọng của
từng mục tiêu, sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Các biến đổi gây ra sự trễ nại trong
hoạt động xây dựng được tham chiếu: lý do xuất phát từ CĐT, hợp đồng, tư vấn, lý
do liên quan đến vật liệu, ngun nhân bên ngồi. Các cuộc thăm dị đã được gửi tới
210 giám đốc dự án, một chuyên gia. Tổng số người trả lời là khoảng 59, chiếm 28%.
Sau đó, Cronbach's alpha được sử dụng để xác nhận tính hợp lý của cuộc thăm dò,
Kruskai-Wallis để kiểm tra lý thuyết không hợp lệ.
Một cuộc điều tra khác do El-Razek và các cộng sự (2008) tiến hành với mục tiêu
là để phân biệt thực tế của những lời giải thích đằng sau sự trì hỗn cơng việc theo
quan điểm của chuyên gia, CĐT và nhà thầu, và cũng để phân tích sự phối hợp của
các bên về tầm quan trọng của những lý do này. Lý do quan trọng nhất là tài chính
của nhà thầu. Ba nguyên nhân sau đây là CĐT, quy trình, và thay đổi trong thiết kế.
Sweis (2008) chỉ ra ngun nhân khác của sự trì hỗn là có quá nhiều thay đổi
trong yêu cầu của CĐT, nghiên cứu này cũng chứng minh thêm môi trường và những

thay đổi định hướng của chính phủ khơng có ảnh hưởng nhiều.
Kết luận rút được là các bên đã đánh giá các ngun nhân trì hỗn chính. CĐT
đánh giá các vấn đề dịng tiền trong q trình xây dựng là một nguyên nhân rất quan
trọng của sự chậm trễ và tiến độ của các nhà thầu phụ, trong khi các nhà thầu đánh
giá các vấn đề hợp đồng quan trọng hơn.

GVHD: TS ĐỖ TIẾN SỸ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

TRẦN NGUYỄN NHẬT NAM


×