Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HỊA

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HỊA

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


GS.TS. Võ Xuân Vinh

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
--o0o-Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, nghiên cứu một cách khoa
học, độc lập và nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của GS.TS Võ Xuân Vinh. Số liệu
trong luận văn là trung thực, nội dung kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa
từng được cơng bố ở bất cứ cơng trình nào cho tới thời điểm hiện tại.
TP. HCM, ngày …. tháng …. năm 2020
Tác giả

Nguyễn Văn Hòa


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................vii
Tóm tắt đề tài ...................................................................................................... viii
Chương 1: Giới thiệu đề tài................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu ..................................................... 3

5. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận ........................................................................ 3
6. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4
Chương 2: Sơ lược về LienVietPostBank và những rủi ro trong hoạt động tín
dụng tại LienVietPostBank Đồng Tháp................................................................ 5
2.1. Giới thiệu sơ lược về LienVietPostBank ........................................................... 5
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp ..... 9
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 9
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng ............................................................... 12
2.2.3. Đo lường rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp . 16
2.3. Xác định những rủi ro trong hoạt động tín dụng của LienVietPostBank chi
nhánh Đồng Tháp .................................................................................................. 16


iii
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến rủi ro tín dụng............................................................................................... 18
3.1. Cơ sở lý thuyết và các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ......................... 18
3.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng..................................................................... 18
3.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ...................................................................... 18
3.1.3. Bản chất của rủi ro tín dụng ................................................................. 19
3.1.4. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD ........................................................ 20
3.1.5. Tác động của RRTD ............................................................................ 25
3.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng .................................................... 27
3.1.7. Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu bao gồm: ............................................... 27
3.1.8. Các biện pháp phịng ngừa rủi ro tín dụng ........................................... 28
3.1.9. Các quy định liên quan đến phịng, ngừa rủi ro tín dụng tại Việt Nam . 29
3.1.10. Đo lường rủi ro tín dụng .................................................................... 31
3.2. Tổng quan các nghiên cứu đã qua về rủi ro tín dụng……………………….....36
3.3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu ................................................... 43

3.3.1. Nghiên cứu định lượng ........................................................................ 43
3.3.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................... 46
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 46
Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại
LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp ........................................................... 47
4.1. Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại
LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp ............................................................... 47
4.1.1. Kết quả phân tích định tính .................................................................. 47
4.1.2. Phân tích định lượng............................................................................ 51


iv
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt chi nhánh Đồng Tháp như sau: .......................................................... 56
Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại
LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp ........................................................... 58
5.1. Các giải pháp .................................................................................................. 58
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 64
5.2.1. Kiến nghị đối với hội sở LienVietPostBank ......................................... 64
5.2.2. Kiến nghị đối với LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp................. 65
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 66
Phụ lục ................................................................................................................. 68
Danh mục các tài liệu tham khảo........................................................................ 74


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh năm 2019 .............................. 9
Bảng 2: Bảng tổng hợp doanh số cho vay (2017-2019)


............................... 12

Bảng 3: Bảng cơ cấu cho vay phân theo thời hạn vay (2017 – 2019) ..................... 13
Bảng 4: Bảng cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế (2017 – 2019) ................... 14
Bảng 5: Bảng cơ cấu cho vay phân theo nhóm nợ (2017 – 2019) ........................... 15
Bảng 6: Tóm tắt cá nghiên cứu học thuật nước ngoài và trong nước ...................... 36
Bảng 7: Diễn giải các biến độc lập sử dụng trong mơ hình ................................... 43
Bảng 8: Cơ cấu mẫu theo thời hạn vay .................................................................. 51
Bảng 9: Cơ cấu mẫu theo mục đích vay ................................................................. 51
Bảng 10: Cơ cấu mẫu theo nhóm nợ ...................................................................... 52
Bảng 11: Cơ cấu mẫu theo kinh nghiệm của người vay ......................................... 52
Bảng 12: Cơ cấu mẫu theo vốn tự có tham gia ....................................................... 53
Bảng 13: Cơ cấu mẫu theo tỷ lệ vốn vay/tài sản bảo đảm ...................................... 53
Bảng 14: Cơ cẫu mẫu theo sử dụng vốn................................................................. 53
Bảng 15: Cơ cấu mẫu chia theo kinh nghiệm làm việc của cán bộ tín dụng ........... 54
Bảng 16: Cơ cấu chia theo số lần kiểm tra mục đích sử dụng vốn .......................... 54
Bảng 17: đo lường độ chính xác của dự báo ......................................................... 55
Bảng 18: kết quả phân tích hồi quy ........................................................................ 55


vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Đồng Tháp ........ 8


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM


Ngân hàng thương mại

RRTD

Rủi ro tín dụng

CN ĐT

Chi nhánh Đồng Tháp

NHTMCPNN

Ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước

QLRR

Quản lý rủi ro

CSH

Chủ sở hữu

ROE

Tỷ số lợi nhuận ròng trến vốn chủ sở hữu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


LienVietPostBank Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
TSĐB

Tài sản đảm bảo

CN

Chi nhánh


viii
Tóm tắt đề tài
Đối với NHTM hoạt động tín dụng là quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh
thu của ngân hàng, khi phát sinh rủi ro tín dụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh và uy tín của ngân hàng. Đối với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên
Việt (LienVietPostBank) nói chung và Chi nhánh Đồng Tháp nói riêng đang triển
khai nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng.Trong đó các sản phẩm tín dụng
mang lại nhiều rủi ro nhất, chính vì thế đề tài được chọn thực hiện là Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi
nhánh Đồng Tháp, trên cơ sở triển khai khảo sát nghiên cứu 150 khách hàng vay
vốn tại LienVietPostBank Đồng Tháp giai đoạn 2017 - 2019.
Mục tiêu là tiến hành phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của LienVietPostBank chi
nhánh Đồng Tháp trong giai đoạn 2017-2019 đồng thời đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – CN Đồng
Tháp. Dựa trên các phân tích định tính và Định lượng: Sử dụng mơ hình Binary
Logistic trên phần mềm SPSS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động chính tới rủi ro tín dụng của
LienVietPostBank Đồng Tháp đó chính là các yếu tố như: Mục đích vay, kinh
nghiệm của cán bộ tín dụng, tài sản đảm bảo, kiểm tra sau vay, khả năng tài chính
của người vay.

Từ Khóa: Rủi ro tín dụng ngân hàng
English
For commercial banks, credit activities are important and account for a large
proportion in the bank's revenue, when credit risk arises, it will greatly affect the
business and reputation of the bank. For Lien Viet Post Bank (LienVietPostBank) in
general and Dong Thap Branch in particular are implementing many products and
services for customers. In which, credit products bring the most risks, because The
topic was selected to analyze the factors affecting credit risks at Lien Viet Post
Bank Dong Thap branch, on the basis of conducting a survey of 150 customers in
LienVietPostBank Dong Thap in 2017 – 2019.


ix
The objective is to analyze the credit risk situation of LienVietPostBank - Dong
Thap Branch in the period of 2017-2019 and at the same time evaluate the factors
affecting credit risks at Lien Viet Post Bank - Dong Thap. Based on qualitative and
Quantitative analysis: Using Binary Logistic model on SPSS software.
Research results show that the main impact on LienVietPostBank Dong Thap's
credit risk is that such factors as the borrower's financial ability, the bank's policy,
the purpose of using the loan, monitoring close the loan, the level of bank officials,
the borrower's experience.
Keywords: Bank credit risk


1
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới Ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân
hàng hoạt động hiệu quả và lành mạnh sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng
bền vững. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô cũng như đa dạng hóa các sản phẩm,

dịch vụ khiến các ngân hàng ln phải đối mặt với nhiều rủi ro. Khi rủi ro xảy ra,
cũng là lúc Ngân hàng phải đối mặt với những nguy cơ như: Giảm uy tín, mất khả
năng thanh khoản, thậm chí là đi tới phá sản. Trong đó, rủi ro mà ngân hàng thường
phải đối mặt là rủi ro tín dụng (RRTD). (Võ Xuân Vinh và Phạm Hồng Vy, 2017)
Tại Việt Nam trong những năm gần đây hoạt động ngành ngân hàng đang phát triển
khá mạnh, thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, đây là
ngành có nhiều đặc điểm riêng biệt so với các ngành nghề khác, đòi hỏi các đối
tượng quan tâm phải được trang bị kiến thức chuyên ngành để có thể đánh giá được
đầy đủ tình hình hoạt động của từng ngân hàng. Về cơ bản, nguồn thu của ngân
hàng hiện nay đến từ 4 hoạt động chính: Thu lãi cho vay, thu phí dịch vụ, đầu tư tài
chính, và kinh doanh ngoại hối. Trong đó, thu nhập từ lãi cho vay chiếm tỉ trọng lớn
nhất so với các hoạt động khác. Vì vậy, sự phát triển quy mô ngân hàng phụ thuộc
nhiều vào sự phát triển hoạt động tín dụng. Ngồi ra, hoạt động tín dụng nói chung
và tăng trưởng tín dụng nói riêng đặc biệt được quan tâm ở VN trong những năm
trở lại đây. (Nguyễn Thị Thu Hằng & Nguyễn Đức Thành, 2011).
Đối với NHTM hoạt động tín dụng là quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt
động kinh doanh, tín dụng có ý nghĩa đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
và nó cũng quyết định sự phát triển hay thất bại của một NHTM. Tín dụng ngân
hàng là địn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và góp phần điều hành
nền kinh tế thị trường. Ngồi ra tín dụng là một trong những yêu cầu để ngân hàng
tồn tại và phát triển, tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là vấn đề nhạy cảm dễ
mang đến rủi ro cho NHTM. Rủi ro tín dụng biểu hiện của nó là nợ xấu, được xem
như là điểm nghẽn của nền kinh tế gây cản trở lưu thông nguồn vốn tín dụng ảnh


2
hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. (Nguyễn Văn Thép và Nguyễn Thị
Bích Phượng, 2016)
Vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong đó có NHTM có thể liên quan đến
nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô và các yếu tố thuộc về nội bộ của từng

ngân hàng. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng rất có ý nghĩa trong
bối cảnh mà rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt (Võ
Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014).
Khi rủi ro tín dụng ở mức độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy
tín của ngân hàng, còn nếu xảy ra mức độ cao sẽ dẫn đến nguy cơ ngân hàng có thể
bị phá sản. Đối với Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) nói
chung và Chi nhánh Đồng Tháp nói riêng đang triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ
phục vụ khách hàng.Trong đó các sản phẩm tín dụng mang lại nhiều rủi ro nhất,
chính vì thế đề tài được chọn nghiên cứu là “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Chi nhánh Đồng Tháp"
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt – CN Đồng Tháp. Đồng thời đi sâu vào nghiên cứu và
phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của LienVietPostBank – CN Đồng Tháp trong
giai đoạn 2017-2019.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank chi nhánh
Đồng Tháp.
Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp
trong thời gian qua.
Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
tại LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp.


3
3. Câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố nào bên trong ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng?
Năng lực, uy tín và lĩnh vực hoạt động của người vay có ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng khơng?

Các yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khơng?
Thực trạng rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp từ 2017 –
2019 như thế nào?
Giải pháp nào để hạn chế rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank chi nhánh Đồng
Tháp?
4. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong
cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánh Đồng Tháp.
Phạm vi nghiên cứu từ 2017 đến 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận
Định tính: Đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của
LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp.
Định lượng: Sử dụng mô hình Binary Logistic trên phần mềm SPSS để xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank chi nhánh Đồng
Tháp.
6. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Sơ lược về LienVietPostBank và những rủi ro trong hoạt động tín dụng
tại LienVietPostBank Đồng Tháp
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại LienVietPostBank
chi nhánh Đồng Tháp
Chương 5: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại
LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp


4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Bài nghiên cứu sẽ là cơ sở để LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp đề ra cách

thức quản lý, giám sát tín dụng cũng như các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng.
Từ đó Chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.


5
Chương 2: Sơ lược về LienVietPostBank và những rủi ro trong hoạt động tín
dụng tại LienVietPostBank Đồng Tháp.
2.1. Giới thiệu sơ lược về LienVietPostBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân
là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo
Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Năm 2011, với việc Tổng Cơng ty Bưu chính Việt Nam (nay là Tổng Cơng ty Bưu
điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm
Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính
phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng
Cơng ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của
LienVietPostBank.
Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Cơng
ty Thương mại Sài Gịn (SATRA) và Cơng ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn
Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ gần 7.500 tỷ đồng, LienVietPostBank
hiện là một trong các Ngân hàng Thương mại Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam.
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính –
Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngồi như Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo
(Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services
Software Limited…
LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội
lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.

Mơ hình tổ chức
Cơ quan trung ương của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là Hội sở. Thông qua các
Khối nghiệp vụ, Hội sở quản lý toàn bộ mạng lưới bao gồm các Chi nhánh và
Phòng Giao dịch trong cả nước.


6
Sứ mệnh
Cung cấp cho Khách hàng và Xã hội các sản phẩm, dịch vụ đa dạng với chất lượng
cao; Mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và Xã hội.
Tầm nhìn
Trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam - Ngân hàng của mọi người.
Chiến lược kinh doanh
Bán lẻ - Dịch vụ - Kinh doanh đa năng.
Giá trị cốt lõi
Kỷ cương - Nhân bản - Sáng tạo.
Triết lý kinh doanh
- Ba điều hướng tâm của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt:
+ Khơng có con người, dự án vơ ích.
+ Khơng có Khách hàng, ngân hàng vơ ích.
+ Khơng có Tâm - Tín - Tài - Tầm, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt vô ích.
- Cổ đông: Là nền tảng của Ngân hàng.
- Khách hàng: Là ân nhân của Ngân hàng.
Khách hàng không phải lúc nào cũng đúng, nhưng luôn luôn là khách hàng!
- Người lao động: Là sức mạnh của Ngân hàng.
Chăm lo đời sống cho người lao động theo phương châm "Sống bằng lương - giàu
bằng thưởng".
- Thương trường: Là thước đo vị thế của mỗi tổ chức tham gia thị trường. Ngân
hàng Bưu điện Liên Việt chỉ có đối tác, khơng có đối thủ.
- Sản phẩm, dịch vụ:

+ Ln cung cấp những sản phẩm dịch vụ khách hàng cần, chứ không phải sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng có.
+ Hiện đại hóa, hướng tới Ngân hàng di động.
- Ý thức kinh doanh:
+ Thượng tôn pháp luật; Gắn Xã hội trong kinh doanh.


7
+ Tự tìm ra khiếm khuyết để hồn thiện, nâng tầm kinh doanh là bí quyết thành
cơng.
Logo

Ý nghĩa của Logo: Logo của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là thông điệp tinh túy
thể hiện tầm nhìn đổi mới, tính cơng chúng rộng lớn, dễ nhận biết và đi vào lòng
người.
- Khối hình: Thoi vàng và đồng tiền cổ là sự hịa quyện tinh tế giữa hình thức và nội
dung, giữa hiện đại và bản sắc, như hình với bóng thể hiện sự đồn kết chặt chẽ,
giống hình ảnh “con lật đật” dù vận động đổi mới, phát triển không ngừng, nhưng
luôn ở thế cân bằng vĩnh cửu.
- Logo cũng đảm bảo được yếu tố phong thủy theo bản sắc Phương Đơng, khối hình
và khối chữ ẩn chứa sự tinh túy “Sắc sắc không không”, “Hỏa thiên đại hữu” và
“Thiên hỏa đồng nhân” với chân đế LienVietPostBank – Ngân hàng Bưu điện Liên
Việt, một nền móng vững chắc, AN TỒN – PHÁT TRIỂN – BỀN VỮNG.
- Logo được cấu trúc bởi 3 khối màu sắc (Màu trắng: Rõ ràng, minh bạch; Màu
xanh: Đoàn kết vững chắc; Màu vàng cam: Hoàn thiện tinh tế) tạo thế chân kiềng
vững chắc biểu tượng cho chữ TÍN – TÂM – TÀI, thể hiện ý nghĩa câu ca dao “Một
cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” – Ngân hàng của mọi
người. (LienVietPostBank, 2019)
Giới thiệu LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp
Chi nhánh Đồng Tháp được thành lập ngày 15/07/2014, mã số chi nhánh

6300048638 – 060, trụ sở đặt tại số 214-220 đường Nguyễn Huệ, Phường 2, TP.
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Định hướng sản phẩm chủ yếu là cho vay khách hàng
cá nhân như: tiêu dùng phục vụ đời sống, cho vay kinh doanh ngắn hạn, cho vay
mua nhà đất, cho vay xây sữa nhà, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho


8
vay mua nhà đất, cho vay qua tổ liên kết vay vốn và các sản phẩm vay tín chấp cán
bộ công chức viên chức nhà nước, cho vay khách hàng hưu trí…
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Đồng Tháp

Ban Giám Đốc Chi Nhánh
gồm (Giám đốc và 1 Phó Giám
đốc)
Trung Tâm Giám Sát
Kinh Doanh và Xử Lý
Nợ thuộc HO

Phòng Khách

Phòng Hỗ Trợ

Phòng

Hàng

Hoạt Động

Tốn


Kế
Ngân

Quỹ

Các
Giao

Phịng
Dịch

trực thuộc
Chi nhánh Đồng Tháp được tổ chức như sau:
Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý chung, chịu trách nhiệm trước Hội Sở và
chịu trách nhiệm trước Ngân hàng nhà Nhà Nước. Chỉ đạo thực thi những chính
sách đúng đắn của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.
Phòng khách hàng: thực hiện các hoạt động tín dụng, địi nợ, lập các hồ sơ tín
dụng…. được tổ chức gồm 01 Trưởng phòng, 01 tổ trưởng và các chuyên viên.


9
Phịng hỗ trợ hoạt động: thực hiện cơng tác kiểm sốt nội bộ, kiểm sốt hoạt động
tồn chi nhánh, quản lý hành chánh, bảo vệ, lái xe, soạn thảo hợp đồng và cơng
chứng hợp đồng tín dụng, đăng ký thế chấp.
Phịng kế tốn ngân quỹ: Giao dịch khách hàng, chi lương, huy động vốn, giải ngân,
thu nợ…
Trung tâm giám sát kinh doanh và xử lý nợ: thực hiện kiểm soát tính pháp lý của hồ
sơ thế chấp trước giải ngân, xử lý nợ, lập hồ sơ khởi kiện khách hàng, đại diện
Ngân hàng tranh tụng tại tòa.
Các phòng giao dịch: đại diện ngân hàng tại khu vực hoạt động tìm kiếm khách

hàng đảm bảo chỉ tiêu được giao. Tất cả các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
đều có PGD của LienVietPostBank đóng trên địa bàn.
Trong chiến lược phát triển lâu dài của chi nhánh yếu tố con người được xác định là
mục tiêu hàng đầu. Chi nhánh không chỉ chú trọng đến mặt tăng trưởng về số lượng
nhân lực mà còn quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, do đó cơng tác khuyến
khích cán bộ cơng nhân viên tích cực nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin
học.
2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của LienVietPostBank chi nhánh Đồng Tháp
2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh năm 2019

31/12/2019
Thực
hiện

Kế
hoạch

%
hoàn
thành
KH

319

266

369

72%


136

84

95

89%

* BHXH tỉnh

72

22

75

29%

* Bưu điện tỉnh

63

61

19

325%

CN. Đồng Tháp


Thực hiện
31/11/2019

1. Huy động
Huy động kênh Ngân hàng
HĐ cuối kỳ
- Bán buôn


10
* Khác

1

2

2

108%

183

182

274

66%

-


-

51

(2)

110

- Bán bn

40

(11)

-

- Bán lẻ

10

9

110

8%

HĐ bình qn

252


253

279

91%

- Bán bn

64

64

60

108%

* BHXH tỉnh

37

37

34

106%

* Bưu điện tỉnh

24


25

23

108%

* Khác

3

3

3

121%

188

189

219

86%

- Cuối kỳ

197

200


224

89%

- Bình quân

190

192

207

93%

- Bán lẻ
Trong đó: Trái phiếu doanh nghiệp
Tăng net

- Bán lẻ
HĐ kênh TKBĐ

Margin kênh Ngân hàng

1.60%

- Margin bán buôn

2.84%


- Margin Bán lẻ

1.17%

1.60
%
2.84
%
1.17
%

1.16%
1.75%
1.00%

2. Tín dụng
Dư nợ cuối kỳ
- Bán bn
- Bán lẻ
Trong đó: Hưu trí
Tăng net
- Bán bn
- Bán lẻ
Dư nợ bình quân

496

495

670


74%

-

-

-

496

495

670

74%

76

76

93

82%

(54)

(55)

120


-

-

-

(54)

(55)

120

-45%

520

517

610

85%


11
- Bán bn
- Bán lẻ
Trong đó: Hưu trí
Margin định hướng


-

-

-

520

517

610

85%

76

76

84

90%

3.37%

- Margin bán buôn

0.00%

- Margin Bán lẻ


3.37%

3.22
%
2.06
%
3.51
%

Tổng dư nợ sổ sách

496

495

Tổng dư nợ đã bán

-

-

Nợ xấu chuyển Hội sở

-

-

3.92%
0.00%
3.92%


3. Chất lượng tín dụng
- Tỷ lệ NQH thực tế

2.23%

- Tỷ lệ NX thực tế

1.33%

- Tổng số dư NX thực tế

2.24
%
1.37
%

7

7

0.75

0.79

1.93

41%

0.60


0.64

1.55

41%

0.46

0.49

- Thu bảo lãnh

0.00

0.00

0.38

1%

- Thu thuần dịch vụ

0.48

0.88

3.07

29%


- Thu lãi treo từ 2018 về trước

0.11

0.12

0.04

335%

- Thu lãi treo NX phát sinh năm 2019

0.04

0.04

- Chi phí hoạt động

10.28

12.05

21.34

56%

- DP cụ thể

1.40


1.40

(0.57)

- DP chung

(0.43)

(0.43)

0.89

3.43

3.98

16.20

- Thu hồi NX từ 2018 về trước
Trong đó: CCVC - LLVT
- Thu hồi nợ xấu 2019
4. Thu nhập – Chi phí

5. LNTT trước DPC

25%


12

6. LN thực tế

3.86

4.41

Trg đó: LNTT sổ sách

3.86

4.41

-

-

(0.00)

(0.00)

DPSS - NX chuyển Hội sở

-

-

Chi phí K.TC phân bổ

-


-

Điều chỉnh khác

-

-

ĐCV, thu lãi NX chuyển Hội sở
Thu lãi norm sổ sách, thực tế NQH

15.31

29%

(Nguồn: Kết quả kinh doanh năm đến năm 2019)
Dư nợ tín dụng có xu hướng giảm so với đầu năm là do chính sách ngân hàng chủ
yếu cho vay cá nhân không tài sản đảm bảo cán bộ công chức nhà nước việc thu nợ
hàng tháng trong khi doanh số giải ngân ra hàng tháng không bù được với số thu nợ
dẫn đến dư nợ giảm, mặc khác số lượng khách hàng từ sản phẩm cho vay cán bộ
nhà nước đã bảo hòa số lượng khách hàng mới phát sinh rất ít, một thời gian dài chi
nhánh phát triển sản phẩm này đã đến lúc suy thoái cần phát triển sản phẩm cho vay
có tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Sản phẩm cho vay cán bộ nhà
nước có ưu điểm giải ngân nhanh đáp ứng yêu cầu khách hàng, tăng dư nợ mau bên
cạnh đó có những nhược điểm như rủi ro thu hồi nợ khi khách hàng nghỉ việc.
Margin bán lẻ là 3.51% (đến tháng 12/2019), tỷ lệ nợ quán hạn đến tháng12/2019 là
2.24% đảm bảo nằm trong phạm vi quy định của Ngân hàng Nhà nước, thu hồi nợ
xấu 8 tháng đầu năm là 790 triệu chiếm 41% so với kế hoạch đề ra.
2.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng
Bảng 2: Bảng tổng hợp doanh số cho vay (2017-2019)

Chỉ tiêu
Doanh số
cho vay
Doanh số
thu nợ

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2018/2017

2019/2018

176

439

700,84

149,4%

59,45%

105,6


222,5

299

110,7%

34,38%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2017-2019 của Chi nhánh)


13
Doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm, năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh
khó khăn, thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, hàng tồn kho cao, sức mua giảm, lãi
suất trong năm được điều chỉnh giảm mạnh so với năm trước nhằm thúc đẩy tăng
trưởng tín dụng, tăng sức mua trong người dân. Do đó do lãi suất cho vay trong năm
liên tục được điều chỉnh giảm mạnh so với năm 2017, nhằm thúc đẩy tăng trưởng
tín dụng. Do đó doanh số cho vay năm 2018 tăng 149,4% so với năm 2017 đạt 176
tỷ đồng.
Thời điểm năm 2018 chi nhánh đẩy mạnh tập trung sản phẩm cho vay cán bộ nhà
nước, kèm theo việc giảm lãi suất nên dư nợ tăng mạnh nhằm đạt chỉ tiêu hội sở
giao, đến năm 2019 lượng khách hàng đã bảo hòa cộng thêm thu nợ hàng tháng nên
chỉ tăng trưởng 359,45% so với năm 2018.
Doanh số thu nợ cũng tăng đều theo các năm chứng tỏa chi nhánh hoạt động kinh
doanh có hiệu quả trong giai đoạn 2017 - 2019 tuy nhiên chính sách tập trung cho
vay đối với cán bộ nhà nước đã bảo hòa và phát sinh một số nợ xấu tăng do khả
năng thu hồi nợ quá hạn kém khơng có tài sản đảm bảo để chi nhánh thu hồi nợ mặc
khác đặc thù của sản phẩm cho vay cán bộ nhà nước là thu nợ hàng tháng theo
lương trong khi doanh số cho vay hàng tháng khơng bù đắp được khoản thu nợ nên
dư nợ tín dụng của chi nhánh giảm đều theo các tháng. Chi nhánh cần có chiến lược

trong thời gian tới triển khai các sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo để giảm rủi
ro cho chi nhánh.
2.2.2.1. Cơ cấu cho vay theo thời hạn vay
Bảng 3: Bảng cơ cấu cho vay phân theo thời hạn vay (2017 – 2019)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ vay
cuối kỳ
Ngắn hạn
Trung và dài hạn

Năm
2017
70,4

%

Năm
2018
216,5

%

Năm
2019

%

401,84


0
0%
0,1
0,046%
5,29
1,32%
70,4
100% 216,4 99,954% 396,55 98,68%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2017 - 2019 của Chi nhánh)


14
Dư nợ tín dụng tăng theo các năm 2017 - 2019, năm 2018 tăng 207,5% so với năm
2017 đạt 216,5 tỷ đồng, năm 2019 tăng 85,6% so với năm 2018. Mức tăng chủ yếu
là các khoản vay trung và dài hạn. Các năm 2017 – 2019 khoản vay ngắn hạn cịn
thấp, lúc này chi nhánh chủ yếu cho vay tín chấp cán bộ nhà nước đến năm 2019
các khoản vay ngắn hạn tăng cao chủ yếu cho vay bổ sung vốn kinh doanh ngắn hạn
đạt 5,29 tỷ so với 100 triệu đồng năm 2018.
2.2.2.2. Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế

Tổng dư nợ tín dụng đến hết năm 2019 là 401,84 tỷ đồng trong đó 100% là khách
hàng cá nhân, hộ kinh doanh điều này cho thấy chiến lược của chi nhánh là tập
trung bán lẻ. Trong thời gian sắp tới Chi nhánh cũng tập trung đẩy mạnh các sản
phẩm dịch vụ bán lẻ, quảng bá trên các kênh truyền thông, tiếp thị đến từng khách
hàng nhằm đẩy mạnh cho vay cá nhân vì cho vay các doanh nghiệp, cơng ty khi
sản xuất kinh doanh khó khan sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng gia tăng.
2.2.2.3. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế
Bảng 4: Bảng cơ cấu cho vay phân theo ngành kinh tế (2017 – 2019)
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu


Năm 2017

Tổng dư nợ
vay cuối kỳ
Cho vay tín

%

70,4

Năm 2018

%

216,5

Năm 2019

%

401,84

66,7

94.74

206,26

95,27


358,32

89,16

0,27

0,38

0,957

0,44

5,67

1,41

0

0

0,1

0,046

2,5

0,62

Mua nhà đất


0,268

0,38

2,94

1,35

14,16

3,52

Lĩnh vực khác

3,162

4,5%

6,243

2,894

21,19

5,29

chấp
Nông


nghiệp

nông thôn
Bổ sung vốn
kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2017 - 2019 của Chi nhánh)


×