Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.95 KB, 10 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP
HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY 20
1. Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
Qua một thời gian tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác
kế toán nói chung, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm nói riêng, trên cơ sở sự hướng dẫn của cô giáo cùng sự quan tâm giúp
đỡ của các phòng ban Công ty, đã tạo điều kiện cho em nghiên cứu, làm quen
với thực tế, từ đó giúp em củng cố thêm kiến thức đã được học ở trường.
Với lượng kiến thức đã học và qua nghiên cứu thực tế tại Công ty 20, cá
nhân em xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty 20 như sau:
Ưu điểm
* Về bộ máy quản lý
Công ty 20 đã trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã ngày
càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong ngành may quân đội nói
riêng và các ngành khác nói chung khi chuyển sang cơ chế thị trường. Là một
doanh nghiệp nhà nước có nhiều xí nghiệp thành viên, sản phẩm đa dạng về
chủng loại, chất lượng cao. Cơ cấu tổ chức tương đối gọn nhẹ, phù hợp với quy
mô kinh doanh của công ty. Các phòng ban rõ ràng phục vụ kịp thời đáp ứng
yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Về công tác kế toán
Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu
quả, đáp ứng được yêu cầu của công việc và phát huy được năng lực chuyên
môn của từng người. Đội ngũ cán bộ kế toán đều trẻ, năng động, nhiệt tình, có
trình độ chuyên môn cao nên luôn nhanh chóng thích ứng với chế độ kế toán
mới và các ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kế toán. Nhờ vậy,
phòng Tài chính kế toán luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp
thông tin kịp thời, chính xác, giúp lãnh đạo Công ty đánh giá được hiệu quả sản
xuất kinh doanh trong kỳ và đề ra phương hướng nhanh chóng và hợp lý.


Về hình thức kế toán áp dụng: Việc áp dụng hình thức Nhật ký chung
trong điều kiện công ty đã sử dụng phần mềm kế toán là hoàn thành hợp lý vì nó
đảm bảo yêu cầu chính xác, nhanh chóng của việc xử lý và cung cấp thông tin
kế toán.
Về hệ thống sổ kế toán: Hệ thống sổ của Công ty 20 hiện nay tương đối
hoàn chỉnh, điều này giúp cho việc theo dõi, quản lý chi tiết các thông tin về các
nghiệp vụ phát sinh, từ đó đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ theo
từng yêu cầu quản lý của Công ty như các bên liên quan.
* Về việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu ở Công ty 20 chiếm tỷ trọng cao (75% - 80%), do
đó Công ty luôn chú trọng quản lý vật tư một cách chặt chẽ. Bằng việc nghiên
cứu và xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu tương đối
chuẩn xác nên việc quản lý vật liệu được tiến hành chặt chẽ ngay từ khâu cấp
phát, do đó trong quá trình sản xuất, số hao hụt hay dư thừa nguyên vật liệu là
rất ít.
Ngoài ra, do có hệ thống định mức vật tư chuẩn nên việc tính giá thành
sản phẩm của Công ty cho khoản mục nguyên vật liệu được tiến hành đơn giản,
thuận tiện và nhanh chóng.
* Về việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Công ty 20 áp dụng cả hai hình thức trả lương theo sản phẩm và trả lương
theo thời gian cho công nhân sản xuất. Lương sản phẩm cho công nhân sản xuất
được tính toán dựa trên đơn giá nhân công định mức đã xây dựng trên mức độ
khó của từng công đoạn sản xuất sản phẩm, do đó không những đảm bảo việc
phân phối tiền lương cho công nhân được công bằng, phản ánh chính xác sức
lao động và trình độ tay nghề của từng người lao động, mà còn kích thích công
nhân cố gắng nâng cao tay nghề để có thể đạt được mức lương cao.
* Về việc tập hợp chi phí sản xuất chung
Công ty 20 tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng khoản mục nhỏ, điều
này giúp công ty theo dõi chi tiết từng chi phí phát sinh trong kỳ, điều này giúp
công ty có thể phát hiện và cắt giảm những khoản chi phí không thật cần thiết,

từ đó có thể hạ giá thành sản phầm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Hiện nay Công ty 20 đang áp dụng thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang
theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp. Đây là một phương pháp tương đối
hợp lý vì một mặt ở Công ty 20, chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ
trọng rất lớn, mặt khác là số sản phẩm dở dang đầu kỳ và số sản phẩm dở dang
cuối kỳ tương đối đồng đều, do vậy đánh giá sản phẩm dở dang theo phương
pháp này được tiến hành nhanh với khối lượng tính toán ít, không phức tạp.
* Về việc xác định đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành
Công ty 20 xác định đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn
thành kho là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất và yêu cầu quản
lý của công ty. Kỳ tính giá thành được xác định là từng tháng phù hợp với kỳ
báo cáo nên giúp công ty tổng hợp thông tin nhanh và đưa ra những kế hoạch
điều chỉnh sản xuất một cách kịp thời.
Công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty 20 đảm bảo tuân thủ chế độ kế
toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty, đáp ứng được yêu
cầu của công tác quản lý nói chung.
Những tồn tại
Thứ nhất, về việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Việc Công ty 20 xác định đối tượng chi phí sản xuất là từng nhóm hàng
trên toàn bộ các xí nghiệp: hàng quốc phòng, hàng kinh tế, hàng gia công xuất
khẩu thực chất là xác định đối tượng theo loại hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, về việc trích khấu hao tài sản cố định
Hiện nay, đầu mỗi năm Công ty 20 dựa trên các số liệu về nguyên giá, số
năm sử dụng của từng tài sản cố định để tính ra số khấu hao cần trích cho cả
năm trình lên cấp trên duyệt. Sau đó, căn cứ vào tổng số khấu hao được duyệt
và kế hoạch tăng giảm tài sản cố định của năm đó để tính số khấu hao cần trích
cho cả năm và cho từng tháng. Cuối năm, căn cứ vào số tài sản thực tế tăng
giảm để điều chỉnh. Việc tính khấu hao như vậy không phản ánh kịp thời tình

hình tăng giảm khấu hao trong từng tháng và làm chi phí khấu hao ở tháng 12
không ổn định (Có thể rất cao hoặc rất thấp), kết quả là sẽ làm giảm giá thành
sản phẩm ở tháng 12 cũng không chính xác. Ngoài ra, việc tính khấu hao như
vậy làm cản trở việc theo dõi chi tiết tình hình quản lý sử dụng tài sản ở các Xí
nghiệp, không phản ánh được nhân tố năng suất lao động, công suất ảnh hưởng
đến giá thành sản phẩm.
Thứ ba, về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Mặc dù chi phí nguyên vật liệu chính của Công ty 20 chiếm tỷ trọng lớn
và số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ tương đối đồng đều với số lượng sản
phẩm dở dang cuối kỳ, nhưng nếu xét với số lượng sản phẩm dở dang lớn thì
việc công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực
tiếp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính ổn định của giá thành sản phẩm. Vì đối
với những bán thành phẩm, chi phí bỏ ra không chỉ là chi phí vật liệu chính mà
còn bao gồm cả chi phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung, do đó nếu chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính vào giá trị sản
phẩm dở dang , còn các chi phí khác tính hết vào giá thành sản phẩm trong kỳ
thì sẽ làm giá thành các sản phẩm giữa các kỳ được xác định không đúng với
chi phí thực tế phát sinh để sản xuất các sản phẩm đó, từ đó sẽ làm kết quả kinh
doanh giữa các kỳ cũng không ổn định.
Trên đây là một số mặt hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 mà theo em Công ty cần quan tâm
khắc phục để đảm bảo sự chính xác, hợp lý trong việc xác định chi phí phát sinh
và các chi phí kết tinh trong giá thành sản phẩm.
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 20
Với nhận thức về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty 20, kết hợp với những lý luận kế toán đã được học, em xin
đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm ở Công ty 20 như sau:
* Về việc xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Như đã trình bày ở phần trên, việc Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo
từng nhóm sản phẩm: sản phẩm quốc phòng (Gồm: sản phẩm quốc phòng hàng
loạt, sản phẩm quốc phòng đo may...) sản phẩm kinh tế (Gồm: sản phẩm kinh tế
- dệt kim, sản phẩm kinh tế - may), sản phẩm gia công xuất khẩu (Gồm: sản
phẩm xuất khẩu – Capital, sản phẩm xuất khẩu – Enter...), về cơ bản chỉ đáp
ứng được yêu cầu quản lý, theo dõi và hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh
theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, mà chưa đảm bảo được yêu cầu
quản lý và sử dụng chi phí ở các xí nghiệp, không thể có căn cứ để so sánh năng
lực sản xuất giữa các xí nghiệp, không thể xác định đựoc nhân tố tích cực, tiêu
cực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để khắc phục hạn chế này, theo em
Công ty nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm
ở từng xí nghiệp. Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sẽ được chia thành
các nhóm sau: nhóm sản xuất ở xí nghiệp 1 (trong đó chia thành: nhóm sản
phẩm quốc phòng – đo may, nhóm sản phẩm quốc phòng – hàng loạt....), nhóm
sản phẩm ở xí nghiệp 3 (trong đó chia thành: nhóm sản phẩm quốc phòng -
hàng loạt, nhóm sản phẩm xuất khẩu – capital...), nhóm sản phẩm sản xuất ở xí
nghiệp 5....
Việc xác định đối tượng chi phí như nêu trên vừa đảm bảo yêu cầu theo dõi
và hạch toán kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động, vừa đảm bảo yêu cầu
theo dõi chi phí ở từng xí nghiệp, từ đó xác định được những mặt tích cực cũng
như hạn chế của từng xí nghiệp trong quá trình quản lý sử dụng chi phí ở từng
xí nghiệp, từ đó xác định được những mặt tích cực cũng như hạn chế của từng
xí nghiệp trong quá trình quản lý sử dụng chi phí cho quá trình quản lý sản xuất
kinh doanh. Với việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như vậy thì để

×