Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Các dạng thiên lệch hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 126 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

ĐÀO QUÝ PHÚC

CÁC DẠNG THIÊN LỆCH HÀNH VI
CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2009


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. NGUYỄN THU HIỀN

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. DƯƠNG NHƯ HÙNG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 9 tháng 9 năm 2009



iii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------oOo--Tp. HCM, ngày 12 tháng 07 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: ĐÀO QUÝ PHÚC

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 21/07/1981

Nơi sinh : Bạc Liêu

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

MSHV : 01707050

Khoá (Năm trúng tuyển) : 2007
1- TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC DẠNG THIÊN LỆCH HÀNH VI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Xác định các dạng thiên lệch hành vi của nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán
Việt Nam.
- Xác định các mối liên hệ giữa các Thiên lệch hành vi với nhau, cũng như giữa các
biến nhân khẩu, các biến liên quan đến đầu tư chứng khoán với các Thiên lệch hành

vi.
- Ứng dụng các thiên lệch hành vi để giải thích một số hiện tượng, hành vi của nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 02/02/2009
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 12/07/2009
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS . VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS . VƯƠNG ĐỨC HỒNG QN

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN
QUẢN LÝ CHUN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iv

LỜI CẢM ƠN

Cuối cùng thì tơi đã hồn thành luận văn tốt nghiệp cao học của mình. Một cơng
trình vận dụng tổng hợp các kiến thức mà tơi đã tích luỹ trong thời gian qua. Tôi đã
cố gắng thực hiện một cách trung thực, khách quan, chính xác nhất với hy vọng có
thể đóng góp một điều gì đó cho thực tiễn, cũng như cho nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu thuộc lĩnh vực Tài chính hành vi, một lĩnh vực cịn mới mẻ ở Việt Nam
nên trong q trình nghiên cứu tơi đã gặp rất nhiều khó khăn. Sự thành công của
nghiên cứu phải kể đến nỗ lực của bản thân, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình của TS. Vương Đức Hoàng Quân, người đã đồng hành cùng tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận văn này. Bên cạnh đó, xin cám ơn anh Phạm Minh

Phương – Cơng ty chứng khoán HSC, Cộng đồng Vietstock đã hỗ trợ tơi trong q
trình thu thập số liệu.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, thầy cơ, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tơi hồn
thành tốt luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009
Người thực hiện luận văn

ĐÀO QUÝ PHÚC


v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Đào Quý Phúc, tác giả của luận văn thạc sỹ ngành Quản Trị Kinh Doanh
với đề tài “CÁC DẠNG THIÊN LỆCH HÀNH VI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM”.
Tơi xin cam đoan: Nội dung của đề tài hoàn toàn là kết quả của quá trình nghiên
cứu nghiêm túc, trung thực của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến
sĩ Vương Đức Hồng Qn. Nếu có điều gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.


vi

TĨM TẮT

Các nhà đầu tư khơng phải lúc nào cũng đưa ra các quyết định dựa vào lý trí, mà họ
còn bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý (cảm xúc cũng như nhận thức…) trong quá

trình ra quyết định của mình.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định các dạng thiên lệch hành vi của nhà đầu tư
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xác định mối liên hệ giữa các thiên lệch
hành vi với nhau, cũng như giữa các biến nhân khẩu, biến liên quan đến đầu tư
chứng khoán với các thiên lệch hành vi. Sau đó, ứng dụng các thiên lệch hành vi để
giải thích một số hiện tượng, hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 20 thiên lệch hành vi trong bản thân mỗi cá nhân nhà
đầu tư. Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết về Tài chính hành vi, một mơ hình
mới của tài chính tìm kiếm bổ sung cho lý thuyết Tài chính truyền thống thơng qua
việc giới thiệu khía cạnh hành vi của quá trình ra quyết định.
Đây là một nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát.
Đối tượng nghiên cứu là các nhà đầu tư cá nhân có sự am hiểu về kiến thức tài
chính và đầu tư chứng khốn. Họ tự ra quyết định đầu tư sau khi nghiên cứu kỹ
lưỡng.
Kết quả nghiên cứu giúp các nhà đầu tư nhận thức được rằng trong q trình ra
quyết định đầu tư có thể họ bị chi phối bởi các Thiên lệch hành vi. Giúp họ lưu ý
đến các yếu tố này nhằm tránh được việc ra các quyết định đầu tư khơng chính xác.


vii

ABSTRACT

Investors are not always to make decision rationnally. They can be affected by
psychological factors (emotional and cognitive factors) as so called behavioral
biases in their decision making process.
The purpose of this research is to determine investor’s behavioral biases in
Vietnamese stock market, to test the relationship between behavioral biases,
between demographic factors, stock invesment factors and behavioral biases. Then,

I apply behavioral biases to explain some phenomenons, investor’s behaviors in
Vietnamese stock market.
The research is conducted to survey 20 individual behavioral biases of investors.
Behavioral Finance, provides the fundamental theoretical framework for this
research, which is a new paradigm of finance seeking to supplement the standard
financial theories by introducing behavioral aspects to decision making process.
I have chosen to apply the quantitative method for this research. It refers to the
survey I carried out in the form of a questionnaire. Object of this research are
private investors who have knowledge in finance and make decisions by themselves
after studying carefully.
This research’s results give investors knowledge about behavioral biases which can
affect them in decision making process. The more understanding of behavioral
biases they get, the less investment mistakes they make.


viii

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU....................................................................................1
1.1. Cở sở hình thành đề tài.................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài..............................................................................................3
1.3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu................................................................3
1.4. Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................4
1.5. Bố cục luận văn ............................................................................................5
CHƯƠNG 2. CỞ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................6
2.1. Tài chính truyền thống (Standard Finance)..................................................6
2.2. Tài chính hành vi (Behavioral Finance).......................................................7
2.2.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory)................................................8
2.2.2. Lý thuyết ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics) 10
2.3. Các dạng thiên lệch hành vi (Behavioral Bias) ..........................................11

2.3.1. Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ (Loss Aversion Bias) ......11
2.3.2. Thiên lệch do tính tốn bất hợp lý (Mental Accounting Bias) và Thiên
lệch do khung nhìn (Framing Bias)...................................................................12
2.3.3. Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (Regret Aversion Bias) .................13
2.3.4. Thiên lệch do quá tự tin (Overconfidence Bias).................................14
2.3.5. Thiên lệch do tình huống điển hình (Representative Bias) và Thiên
lệch do tình huống sẵn có (Availability Bias)...................................................15
2.3.6. Thiên lệch do điểm tựa (Anchoring Bias) và Thiên lệch do bảo thủ
(Conservatism Bias) ..........................................................................................16
2.3.7. Thiên lệch do kiểm soát bản thân (Self – Control Bias).....................18
2.3.8. Thiên lệch do ác cảm với mơ hồ (Ambiguity Aversion Bias) ............18
2.3.9. Thiên lệch do ảo tường về sự kiểm soát (Illusion of control Bias).....18
2.3.10.
Thiên lệch do củng cố thêm (Confirmation Bias)...........................18
2.3.11.
Thiên lệch do sự kiện gần đây (Recency Bias) ...............................18
2.4. Các nghiên cứu trước đây...........................................................................19
2.5. Tóm tắt .......................................................................................................21
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................22
3.1. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................22
3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................23
3.3. Thu thập dữ liệu .........................................................................................24
3.3.1. Nhu cầu thông tin................................................................................24
3.3.2. Thu thập thông tin...............................................................................24
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu .........................................................................25
3.3.4. Quy trình nghiên cứu ..........................................................................26
3.3.5. Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................27
3.3.6. Bảng câu hỏi chính thức .....................................................................28



ix
3.3.7. Nghiên cứu chính thức........................................................................30
3.3.8. Độ giá trị nội dung và Độ tin cậy........................................................31
3.4. Phân tích dữ liệu.........................................................................................32
3.5. Tóm tắt .......................................................................................................33
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...........................34
4.1. Đặc trưng mẫu nghiên cứu .........................................................................34
4.2. Các dạng thiên lệch hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn
Việt Nam. ..............................................................................................................39
4.2.1. Tóm lược kết quả thống kê mơ tả .......................................................66
4.3. Các mối liên hệ liên quan đến các thiên lệch hành vi ................................68
4.3.1. Ý nghĩa về mặt thống kê .....................................................................68
4.3.2. Kiểm định mối liên hệ liên quan đến các thiên lệch hành vi ..............68
4.3.3. Tóm lược kết quả kiểm định mối liên hệ ............................................69
4.4. Ứng dụng các thiên lệch hành vi để giải thích một số hiện tượng, hành vi
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ..............................................73
4.4.1. Đầu tư theo nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tổ chức. ....................73
4.4.2. Hành vi bầy đàn hay tâm lý đám đông ...............................................73
4.4.3. Giữ cổ phiếu thua lỗ quá lâu ...............................................................74
4.4.4. Dự đoán VN-Index dựa theo thị trường thế giới ................................75
4.4.5. Mua bán dựa trên thông tin rỉ tai ........................................................76
4.4.6. Không phân biệt cổ phiếu tốt, xấu ......................................................76
4.5. Các sai lầm có thể gây ra bởi các thiên lệch hành vi .................................77
4.6. Tóm tắt .......................................................................................................84
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ....................................................................................85
5.1. Kết luận ......................................................................................................85
5.1.1. Các dạng thiên lệch hành vi chính trên thị trường chứng khốn Việt
Nam
.............................................................................................................86
5.1.2. Các mối liên hệ liên quan đến các thiên lệch hành vi.........................86

5.1.3. Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................87
5.1.4. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư..........................................................88
5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................88
5.2.1. Hạn chế của đề tài ...............................................................................88
5.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH........................................................................91
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn khi Pilot Test...................................................94
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát .............................................................................95
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia và đại diện đối tượng khảo sát......99
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định mối liên hệ..............................................................100
Lý lịch trích ngang ................................................................................................116


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Hàm giá trị ..................................................................................................9
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................26
Hình 4.1: Giới tính ....................................................................................................35
Hình 4.2: Độ tuổi.......................................................................................................36
Hình 4.3: Trình độ học vấn .......................................................................................36
Hình 4.4: Thu nhập hàng tháng.................................................................................37
Hình 4.5: Giá trị bình quân một lần giao dịch ..........................................................37
Hình 4.6: Kinh nghiệm đầu tư...................................................................................38
Hình 4.7: Tần suất giao dịch .....................................................................................38
Hình 4.8: Thiên lệch do tình huống điển hình ..........................................................39
Hình 4.9: Thiên lệch do ác cảm với mơ hồ...............................................................41
Hình 4.10: Thiên lệch do điểm tựa............................................................................43
Hình 4.10: Thiên lệch do tình huống sẵn có .............................................................44

Hình 4.11: Thiên lệch do tính tốn bất hợp lý ..........................................................45
Hình 4.12: Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức ...................................................47
Hình 4.13: Thiên lệch do ảo tưởng về sự kiểm sốt .................................................48
Hình 4.14: Thiên lệch do khung nhìn .......................................................................49
Hình 4.15: Thiên lệch do quá tự tin ..........................................................................50
Hình 4.16: Thiên lệch do bảo thủ..............................................................................52
Hình 4.17: Thiên lệch do lạc quan ............................................................................53
Hình 4.18: Thiên lệch do củng cố thêm ....................................................................55
Hình 4.19: Thiên lệch do ác cảm với thua lỗ ............................................................56
Hình 4.20: Thiên lệch do quy kết cho bản thân ........................................................58
Hình 4.21: Thiên lệch do kiểm sốt bản thân ...........................................................59
Hình 4.22: Thiên lệch trong nhận thức về quá khứ...................................................61
Hình 4.23: Thiên lệch do sự kiện gần đây ................................................................62
Hình 4.24: Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc ...........................................................63
Hình 4.25: Hiệu ứng Endowment .............................................................................65
Hình 4.26: Thiên lệch nguyên trạng..........................................................................66


1

CHƯƠNG 1.
1.1.

GIỚI THIỆU

Cở sở hình thành đề tài

Chúng ta vẫn thường tin rằng tài chính là lĩnh vực của sự suy tính khoa học, chính
xác, hợp lý. Tuy nhiên khơng phải lúc nào cũng như vậy, các bằng chứng về bong
bóng đầu cơ như cơn sốt hoa tulip – Hà Lan (1634-1637), bong bóng South Sea Anh ( 1711-1720), đại suy thoái thế giới 1929, khủng hoảng 1987, khủng hoảng

dotcom trong cuối những năm 1990 và cả bong bóng chứng khoán tại Việt Nam
2006-2007 đã chứng minh điều này rất rõ ràng.
Các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng đưa ra các quyết định và hành động dựa
vào lý trí, mà họ cịn bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý (cảm xúc cũng như nhận
thức…) trong quá trình ra quyết định của mình. Ví dụ như, khi trong trạng thái tâm
lý tốt họ trở nên lạc quan hơn trong cách nhìn nhận đánh giá, nhưng trong trạng thái
tâm lý khơng tốt họ hay phê bình, chỉ trích, đi vào chi tiết của vấn đề hơn và trở nên
bi quan hơn.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý 2 – 2009 đang có sự tăng trưởng trở
lại sau một thời gian dài sụt giảm sâu kể từ cuối năm 2007 (trước đó thị trường
chứng khốn có sự tăng trưởng nóng mà người ta thường gọi là bong bóng chứng
khoán). Tuy nhiên, thời gian gần đây các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các chuyên
gia tài chính lại một lần nữa cảnh báo về việc cần cẩn trọng đối với bong bóng
chứng khốn.
Người ta đã ghi nhận được có những phiên thị trường tăng điểm đột biến cho dù
không nhận được bất kỳ yếu tố hỗ trợ nội tại nào từ thơng tin thị trường cho đến
tình hình kinh tế vĩ mô (theo DĐDN). Chỉ số VN-Index cao nhất trong thời gian
qua là 512,4 ở phiên đóng cửa ngày 09/06/2009. Nếu so với mức đáy 235,5 ngày
24/02/2009 thì VN-Index đã tăng 117,5%. Còn khi so với điểm xuất phát của sự
tăng liên tục chỉ số VN-Index, mức 260,16 ngày 23/03/2009 thì VN-Index đã tăng
97%. Sau đó thị trường có sự điều chỉnh và chỉ số VN-Index vào ngày 10/7/2009 là

Chương 1

Giới Thiệu


2
438,83. Nếu so với mức đáy 235,5 thì VN-Index vẫn còn tăng 86,3% (Số liệu VNIndex tham khảo từ www.fpts.com.vn).
Mặc dù các chuyên gia có những quan điểm khác nhau về tầm quan trọng và thứ tự

ảnh hưởng của các nhân tố khách quan tới VN-Index, nhưng tất cả đều thống nhất
rằng yếu tố tâm lý đang chi phối mạnh đến tình hình giao dịch của thị trường, dù
nhà đầu tư hiện đã có nhiều kinh nghiệm hơn, biết kết hợp các phương pháp phân
tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đầu tư (theo Thanhnien online).
Chính yếu tố sợ phải cảm thấy hối tiếc, khi những người chơi chứng khoán xung
quanh họ kiếm tiền một cách dễ dàng, nhanh chóng là một trong những lý do đã tạo
nên một thị hiếu nhất thời (fads), một làn sóng đổ xơ vào đầu tư chứng khốn, một
lượng tiền lớn đã chảy vào thị trường chứng khốn góp phần làm chỉ số VN-index
tăng đột biến trong thời gian qua.
Chứng khoán vượt quá giá trị thật, họ biết nhưng họ vẫn mua. Họ cho rằng thị
trường điên cuồng thì họ cũng phải điên cuồng theo, có như vậy họ mới kiếm được
nhiều lợi nhuận hơn. Họ chấp nhận mua với giá cao vì tin chắc rằng trên thị trường
sẽ cịn có người chấp nhận mua lại nó với giá cao hơn nữa.
Khi chứng khoán tăng, lượng mua tăng một cách đột biến, mà lượng bán ra rất ít
thậm chí có những mã cổ phiếu khơng có lệnh bán nào được đặt. Bên cạnh đó, sự
tăng giảm giá cổ phiếu của các cơng ty và thị trường giống nhau một cách bất
thường, không có sự khác biệt giữa các cơng ty có kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh khác nhau.
Trong quá trình tìm lời giải cho những hành vi thị trường của Thị trường chứng
khốn Việt Nam. Khi tìm hiểu lịch sử chứng khoán thế giới, tác giả nhận thấy rằng
các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều lý giải cho các hành vi thị trường tương tự,
trong đó có các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Tài chính hành vi.

Chương 1

Giới Thiệu


3
Tài chính hành vi (Behavioral Finance) là một nhánh mới của tài chính, ứng dụng

những qui luật tâm lý học, xã hội học, và nhân loại học vào tài chính, góp phần giải
thích những bất thường trên thị trường chứng khốn.
Khi mà các lý thuyết, mơ hình của thị trường hiệu quả dường như còn hạn chế ở thị
trường chứng khốn Việt Nam, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật chưa thể hiện
được vai trị thì việc tìm hiểu Tài chính hành vi, hy vọng có thể là lời giải cho các
hành vi thị trường của Thị trường chứng khốn Việt Nam. Những hành vi vơ lý một
cách hệ thống sẽ trở nên hợp lý, dễ chấp nhận hơn.

1.2.

Mục tiêu đề tài

Xác định các dạng thiên lệch hành vi của nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Xác định các mối liên hệ giữa các Thiên lệch hành vi với nhau, giữa các biến nhân
khẩu, các biến liên quan đến đầu tư chứng khoán với các Thiên lệch hành vi.
Ứng dụng các thiên lệch hành vi để giải thích một số hiện tượng, hành vi của nhà
đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.3.

Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Tiến hành khảo sát đối với các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt
Nam tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Có sự am hiểu nhất định về đầu tư chứng
khoán, do tự học hoặc đã trải qua các khoá học về đầu tư chứng khốn, tài chính.
Các nhà đầu tư này tự ra quyết định đầu tư sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng. Các nhà
đầu tư hoàn toàn nghe theo lời khuyên từ bên ngồi khơng phải là đối tượng khảo
sát của nghiên cứu này.
Tài chính hành vi được chia làm 2 mảng

1. Tài chính hành vi vi mơ (BFMI): nghiên cứu các thiên lệch hành vi của nhà
đầu tư.

Chương 1

Giới Thiệu


4
2. Tài chính hành vi vĩ mơ (BFMA): phát hiện và mô tả các bất thường trong
giả thuyết thị trường hiệu quả mà mơ hình hành vi có thể giải thích được.
(Pompian, 2006)
Trong Tài chính hành vi vi mơ lại chia làm 2 nhóm nhỏ:
a. Nghiên cứu sự thiên lệch hành vi trong bản thân mỗi cá nhân (Individual
Bias)
b. Nghiên cứu sự thiên lệch hành vi do sự tương tác giữa các cá nhân với nhau
(Collective Bias). Nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi người khác và bắt đầu hành
xử như một đám đông xúc cảm (emotional crowd).
Trong đề tài luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về sự thiên lệch hành vi
trong bản thân mỗi cá nhân nhà đầu tư.

1.4.

Ý nghĩa thực tiễn

Xác định các dạng thiên lệch hành vi của nhà đầu tư, đặc biệt là các thiên lệch hành
vi có tần suất xuất hiện lớn và xác định mối liên hệ giữa các thiên lệch hành vi như
là cơ sở thực nghiệm cho các nghiên cứu sau này trong lĩnh vực Tài chính hành vi
tại Việt Nam.
Giúp các nhà đầu tư nhận thức được rằng trong q trình ra quyết định đầu tư có thể

họ bị chi phối bởi các Thiên lệch hành vi. Giúp họ lưu ý đến các yếu tố này nhằm
tránh được việc ra các quyết định đầu tư khơng chính xác. Nhắc nhở các nhà đầu tư
rằng bên cạnh kiến thức về phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, thu thập thông
tin thị trường, các nhà đầu tư cần tìm hiểu thêm kiến thức về Tài chính hành vi.
Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thơng tin hữu ích cho các nhân viên tư vấn
chứng khốn. Họ có thể sử dụng các câu hỏi nghiên cứu để chẩn đốn xem liệu
khác hàng của họ có thể bị ảnh hưởng bởi các Thiên lệch nào để từ đó đưa ra các lời
khuyên, lời tư vấn hữu ích.

Chương 1

Giới Thiệu


5

1.5.

Bố cục luận văn

Chương 1: Giới thiệu đề tài: Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu đề tài, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Tài chính hành vi.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Mô tả, phân tích dữ liệu và thảo luận về kết
quả nhận được.
Chương 5: Kết luận, hạn chế của đề tài, hướng nghiên cứu mới.

Chương 1


Giới Thiệu


6

CHƯƠNG 2.

CỞ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 này sẽ giới thiệu về
cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu này. Chương này gồm bốn phần chính:
(1) Tài chính truyền thống, (2) Tài chính hành vi, (3) Các dạng Thiên lệch hành vi,
(4) Các nghiên cứu trước đây.

2.1.

Tài chính truyền thống (Standard Finance)

Tài chính truyền thống được xây dựng dựa trên Nguyên lý chênh lệch (Arbitrage
Principle) của Miller và Modigliani, Nguyên lý danh mục của Markowitz, Lý thuyết
về định giá tài sản vốn của Sharpe, Lintner, Black và Lý thuyết định giá hợp đồng
chọn (Option) của Black, Scholes, Merton (Statman, 1999 - trích Johnsson,
Lindblom và Platan, 2002). Các lý thuyết này xem thị trường là hiệu quả có tính
quy chuẩn cao.
Lý thuyết kinh tế tài chính hiện đại dựa trên giả định rằng các nhà đầu tư là lý trí.
Nhà đầu tư ra quyết định theo phương châm của lý thuyết lợi ích kỳ vọng: nhà đầu
tư thường ngại rủi ro và hàm lợi ích là hàm lõm (lợi ích biên của tài sản giảm dần).
Đồng thời nhà đầu tư có khả năng xử lý mọi thơng tin có sẵn.
Giá tài sản được xác lập bởi các nhà đầu tư lý trí, họ ln hành xử một cách hợp lý,
kết quả là sự cân bằng thị trường dựa trên các hành xử hợp lý được thực hiện. Trong

sự cân bằng này, chứng khoán được định giá theo lý thuyết thị trường hiệu quả.
Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, giá kết hợp chặt chẽ với tất cả các thông tin sẵn
có và giá được xem như là sự đánh giá tối ưu về giá trị đầu tư thực sự tại mọi thời
điểm.
Do bởi thực tế rằng tất cả thông tin được chứa trong giá cổ phiếu, vì vậy khơng thể
tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình và đánh bại được thị trường mà không chấp
nhận rủi ro nhiều hơn.

Chương 2

Cơ sở lý thuyết


7

2.2.

Tài chính hành vi (Behavioral Finance)

Là mơ hình mới của tài chính, tìm kiếm để bổ sung cho lý thuyết tài chính truyền
thống, bằng cách giới thiệu khía cạnh hành vi đối với q trình ra quyết định. Tài
chính hành vi ứng dụng các lý thuyết về hành vi con người xuất phát từ tâm lý học,
xã hội học và nhân loại học để hiểu hành vi của thị trường tài chính.
Các nhà tâm lý học như Ward Edwards, Daniel Kahneman, Amos Tversky bắt đầu
sử dụng các mơ hình kinh tế như là chuẩn đối sánh tương phản với các mơ hình tâm
lý học của họ. Có lẽ đóng góp chủ yếu đối với sự phát triển của tài chính hành vi
hiện đại là các bài báo của Tversky và Kahneman (1974) về Ra quyết định dựa trên
kinh nghiệm chủ quan (Heuristics) và Lý thuyết triển vọng (Prospect Thoery).
Từ những năm 80 - thế kỷ 20, sự quan tâm đến tài chính hành vi bắt đầu phát triển
nhờ vào nhiều nghiên cứu khác nhau, chứng minh sự bất thường của thị trường tài

chính khi so sánh với giả thuyết thị trường hiệu quả, mà những hiện tượng bất
thường này không thể giải thích bởi lý thuyết Tài chính truyền thống. Sự quan tâm
tiếp tục gia tăng những năm sau đó và cho đến ngày nay tài chính hành vi trở thành
một ngành khoa học đang phát triển.
Tài chính hành vi nhằm mục đích hiểu và dự đốn thị trường tài chính một cách hệ
thống, liên quan đến q trình ra quyết định có ảnh hưởng bởi tâm lý. Nó tập trung
vào việc ứng dụng các quy luật tâm lý và kinh tế để cải thiện việc ra quyết đinh tài
chính (Olsen, 1998 - trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002).
Những bất thường này ám chỉ rằng những nguyên lý cơ bản của hành vi lý trí, các
giả thuyết cơ bản về thị trường hiệu quả khơng hồn tồn chính xác và cần phải
nghiên cứu mơ hình khác là mơ hình phản ánh hành vi con người được nghiên cứu
trong các khoa học xã hội khác (Shiller, 1998 - trích Johnsson, Lindblom và Platan,
2002).

Chương 2

Cơ sở lý thuyết


8

2.2.1. Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory)
Lý thuyết lợi ích kỳ vọng (Expect Utility Theory) trình bày hành vi lý trí trong điều
kiện khơng chắc chắn và nó được xem là cơ sở cho các lý thuyết kinh tế dựa trên
hành vi lý trí hồn tồn. Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhà đầu tư thường ngại rủi
ro (risk averse), tương ứng với tính lõm của hàm lợi ích ( lợi ích biên giảm dần),
mỗi đơn vị tăng thêm của sự giàu có ít giá trị hơn so với đơn vị tăng thêm trước đó.
Mặc dù có sự hấp dẫn rõ ràng đối với lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhưng trong vài
trường hợp nó dự đốn sai một cách hệ thống hành vi con người.
Kahneman và Tversky tiến hành thí nghiệm sau để minh họa cách nhà đầu tư đã vi

phạm lý thuyết lợi ích kỳ vọng:
Tình huống 1: khi đối tượng khảo sát của họ được yêu cầu chọn lựa giữa
A - có 25% cơ hội thắng 3000
B - có 20% cơ hội thắng 4000.
Kết quả có 65% đối tượng khảo sát chọn B.
Tình huống 2: khi đối tượng khảo sát của họ được yêu cầu chọn lựa giữa
A - có 100% cơ hội thắng 3000
B - có 80% cơ hội thắng 4000.
Kết quả có 80% đối tượng khảo sát chọn A.
Lý thuyết lợi ích kỳ vọng dự đốn rằng khơng có sự lựa chọn khác nhau trong hai
tình huống trên, mọi người đều chọn B.
Để phù hợp với các chứng cứ này nhiều lý thuyết đã được đưa ra trong đó chủ yếu
là Lý thuyết triển vọng. Lý thuyết triển vọng đề cập đến hàm giá trị (value
function). Hàm giá trị của Kahneman và Tversky khác với Hàm lợi ích ở chỗ hàm
giá trị có điểm thắt nút được gọi là điểm tham khảo (referent point) là điểm so sánh
của cá nhân (một cách đo mức độ giàu có mục tiêu) được xác định bởi ấn tượng chủ
quan.
Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng thì hàm lợi ích là lõm đi xuống đối mọi mức độ giàu
có. Trái lại, hàm giá trị là hàm lõm đối vời lời (tăng sự giàu có) và là hàm lồi đối
Chương 2

Cơ sở lý thuyết


9
với lỗ (giảm sự giàu có). Độ dốc của hàm giá trị là dốc lên đối với mọi mức độ giàu
có bên dưới điểm tham khảo và dốc xuống đối với mọi mức giàu có bên trên điểm
tham khảo.
Giá trị
Điểm tham khảo


Lỗ

Lời

Hình 2.1: Hàm giá trị
Kahneman và Tversky (1979) tiến hành thí nghiệm sau để minh họa cho lý thuyết
triển vọng:
Tình huống 1: Bạn được cho trước 1000$. Bạn được yêu cầu chọn lựa giữa:
A - chắc chắn kiếm lợi được 500$
B - 50% cơ hội kiếm lợi 1000$, 50% khơng có thêm gì.
Kết quả có 84% đối tượng khảo sát chọn A.
Tình huống 2: Bạn được cho trước 2000$. Bạn được yêu cầu chọn lựa giữa:
C - chắc chắn mất 500$
D - 50% khả năng mất 1000$, 50% không mất gì.
Kết quả có 69% đối tượng khảo sát chọn D.
Kết quả trên cho thấy rằng người ta thường ngại rủi ro khi đứng trước lợi ích nhận
được và thích rủi ro khi đối diện với mất mát, thua lỗ.
Với mức giàu có bên dưới điểm tham khảo thì nhà đầu tư là người thích rủi ro (risk
seeker), họ chấp nhận mức độ rủi ro hơn để có thể đạt được mức giàu có bên trên
mức giàu có mục tiêu của họ. Đối với mức giàu có bên trên điểm tham khảo, hàm
giá trị dốc xuống giống với hàm lợi ích, khi đó nhà đầu tư ngại rủi ro.
Chương 2

Cơ sở lý thuyết


10

2.2.2. Lý thuyết ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan

(Heuristics)
Heuristics được định nghĩa là bất kỳ kỹ thuật giải quyết vấn đề và ra quyết định nào
liên quan đến việc sử dụng kiến thức chủ quan, linh cảm, thử và sai, dựa theo kinh
nghiệm chủ quan.
Do bởi thực tế rằng thông tin ngày càng nhiều, lan truyền ngày càng nhanh hơn,
cuộc sống đối với người ra quyết định trong thị trường tài chính trở nên phức tạp
hơn. Điều này dẫn đến sự gia tăng việc sử dụng kinh nghiệm như là cách tiếp cận
quen thuộc, nhưng không luôn ln mang lại lợi ích. (Fromlet, 2001 - trích
Johnsson, Lindblom và Platan, 2002).
Để ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn hầu hết mọi người sử dụng kinh
nghiệm. Nhìn chung, chúng hữu ích đối với chúng ta khi phải ra quyết định nhưng
thỉnh thoảng nó dẫn đến sai lầm mang tính hệ thống.
Lý thuyết ra quyết định dựa trên kinh nghiệm chủ quan có thể giúp giải thích tại sao
thị trường thỉnh thoảng hành xử một cách phi lý, trái ngược với mơ hình thị trường
thơng tin hiệu quả. Hành vi bầy đàn là môt dạng ra quyết định dựa trên kinh nghiệm
trong đó các cá nhân tuân theo đa số, thể hiện bằng việc đi theo các quyết định của
số đơng.
Con người có khuynh hướng thể hiện sự tin tưởng thái quá về đánh giá của họ. Sự
tin tưởng thái quá cũng có thể được chỉ ra với việc ra quyết định dựa trên Thiên lệch
do tình huống điển hình (Representative Bias). Người ta thường có khuynh hướng
phân loại sự kiện như điển hình hoặc đại diện cho một nhóm nào đó. Trong thị
trường chứng khốn, nhà đầu tư thường phân loại cổ phiếu, ví dụ như loại cổ phiếu
tăng trưởng, dựa trên lịch sử tăng trưởng lợi nhuận ổn định, mà bỏ qua khả năng có
rất ít cơng ty vẫn giữ được đà tăng trưởng của nó.

Chương 2

Cơ sở lý thuyết



11

2.3.

Các dạng thiên lệch hành vi (Behavioral Bias)

Thiên lệch hành vi được định nghĩa như là cách nhìn nhận, phán xét, đánh giá
khơng đúng (error of judgement) mang tính hệ thống (Pompian, 2006). Sự không
đúng ở đây hàm ý là khi so sánh với lý thuyết tài chính truyền thống, xây dựng dựa
trên giả thuyết thị trường hiệu quả.
Có rất nhiều dạng thiên lệch hành vi được đề cập bởi Tài chính hành vi. Sau đây
giới thiệu một số dạng thiên lệch hành vi thường gặp trong bản thân mỗi cá nhân
(individual bias), thường thì mâu thuẫn với giả định cơ bản của lý thuyết tài chính
truyền thống.

2.3.1. Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ (Loss Aversion Bias)
Kahneman và Tversky đã đưa ra lý thuyết mô tả cách mà người ta hành xử khi đối
mặt với sự lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn. Hàm giá trị cho thấy có sự
khơng cân xứng giữa giá trị mà người ta thu được và mất đi.
Sự không hài lòng mà người ta cảm nhận từ việc thua lỗ là lớn hơn sự hài lòng khi
kiếm được lợi nhuận. Sự bất cân xứng trong đánh giá này được gọi là Thiên lệch do
ác cảm với mất mát, thua lỗ.
Một cuộc kiểm tra thực nghiệm chỉ ra rằng sự thua lỗ mất mát có trọng số gấp 2 lần
lợi ích tăng thêm, mất 1 đồng buồn phiền gấp 2 lần niềm vui khi nhận được 1 đồng
(Kahneman và Tversky, 1991 - trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002)
Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ nói đến thực tế rằng con người có
khuynh hướng nhạy cảm đối với việc giảm sự giàu có hơn là gia tăng sự giàu có.
Điều này có thể diễn tả hiện tượng, người ta có xu hướng mạo hiểm đầu tư vào sự
thua lỗ. Ví dụ như, nhà đầu tư có xu hướng giữ nguyên vị thế thua lỗ trong sự hy
vọng rằng giá cổ phiếu sẽ hồi phục dần.

Thiên lệch do ác cảm với thua lỗ liên quan đến các yếu tố khác. Một trong số chúng
được gọi là hiệu ứng Endowment. Nó hàm ý rằng khi người ta sở hữu một thứ gì
Chương 2

Cơ sở lý thuyết


12
đó, họ sẽ gán cho nó một giá trị cao hơn trước khi sở hữu. Hiệu ứng Endowment
khiến người ta gán nhiều trọng số cho việc lỗ hơn là lời.
Sự tồn tại của Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ khiến cho người ta chịu tác
động bởi sự thiên lệch nguyên trạng (Status quo Bias). Thiên lệch nguyên trạng
(Status quo Bias) là sự thiên lệch về nhận thức đối với việc giữ nguyên hiện trạng.
Nói cách khác, con người có xu hướng khơng thay đổi hành vi đã thiết lập trừ phi
có động cơ thay đổi thúc ép. Sự thiên lệch nguyên trạng có thể tồn tại mà không do
ác cảm với mất mát, thua lỗ; trong trường hợp này là do bởi chi phí để suy nghĩ, chi
phí giao dịch.

2.3.2. Thiên lệch do tính tốn bất hợp lý (Mental Accounting Bias) và
Thiên lệch do khung nhìn (Framing Bias)
Chúng ta có khuynh hướng tách riêng các quyết định, mà đáng lẽ phải kết hợp lại
với nhau, vào các tài khoản ảo do chúng ta tưởng tượng ra (metal account) và tối đa
hố lợi ích từng tài khoản. Thoạt đầu chúng ta nghĩ đó là quyết định hợp lý, thật ra
đó có thể là quyết định sai lầm.
Thiên lệch do tính tốn bất hợp lý khiến người ra quyết định có khuynh hướng phân
biệt các loại khác nhau của các vụ đầu tư có tính mạo hiểm mà họ gặp phải vào các
tài khoản riêng biệt, sau đó ứng dụng các quy luật ra quyết định của lý thuyết lợi ích
kỳ vọng đối với mỗi tài khoản mà bỏ qua sự ảnh hưởng lẫn nhau có thể có giữa các
tài khoản. Nó có thể tác động đến nhà đầu tư khiến họ chia khoản đầu tư vào các tài
khoản riêng biệt được xác định một cách tuỳ tiện.

Thiên lệch do tính tốn bất hợp lý liên quan đến Thiên lệch do khung nhìn. Khung
nhìn được hiểu như là hình thức dùng để mơ tả vấn đề cần ra quyết định. Tài chính
truyền thống giả định rằng khung nhìn khơng liên quan gì đến hành vi, bởi vì nó
được giả định là rõ ràng nhưng sự thực thì khơng phải ln như vậy. Khi một người
gặp khó khăn khi khung nhìn của anh ta khơng rõ ràng, quyết định của anh ta phụ
thuộc vào khung nhìn cụ thể mà anh ta sử dụng. Ví dụ như, tiền kiếm được từ làm
việc chăm chỉ thì giá trị hơn nhiều tiền trúng xổ số.
Chương 2

Cơ sở lý thuyết


13

2.3.3. Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (Regret Aversion Bias)
Con người có khuynh hướng cảm nhận nỗi đau của sự hối tiếc khi phạm phải sai
lầm, dù là sai lầm nhỏ. Đó là cảm giác hối hận về quyết định dẫn đến kết quả tồi tệ.
Nó ảnh hướng đến việc ra quyết định của con người bởi vì để tránh nỗi đau về sự
hối tiếc, người ta có thể thay đổi hành vi của họ theo những cách thức mà trong vài
trường hợp được xem như là phi lý.
Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc giúp giải thích một thực tế rằng nhà đầu tư trì
hỗn bán cổ phiếu khi giá giảm và nhanh chóng bán cổ phiếu khi giá tăng (Shefrin
và Statman, 1985 - trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002). Có thể hiểu một cách
đơn giản rằng nhà đầu tư tránh việc bán cổ phiếu khi giá giảm nhằm không phạm
phải sai lầm để sau này hối tiếc trong trường hợp giá cổ phiếu tăng trở lại. Họ bán
cổ phiếu khi giá tăng để không cảm thấy hối tiếc nếu cổ phiếu giảm giá ngay sau đó.
Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức (Cognitive Dissonance Bias) là sự xung
đột về nhận thức mà con người trải qua khi họ đưa ra bằng chứng để công nhận rằng
niềm tin hoặc giả định của họ trước đây là sai. Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận
thức có thể được phân loại như một dạng của nỗi đau về sự hối tiếc, sự hối tiếc về

những gì mình đã từng tin tưởng lại là không đúng.
Lý thuyết Festinger (1957 - trích Johnsson, Lindblom và Platan, 2002) đánh giá
rằng con người có khuynh hướng hành động để giảm sự mâu thuẫn về nhận thức
một cách khơng lý trí như tránh các thông tin mới hoặc khuyếch trương các lý lẽ sai
nhằm duy trì niềm tin của họ. Kết quả là họ hành xử theo cách thức được xem là phi
lý.
Để tránh thông tin mới, trái với niềm tin của cá nhân và khuyếch trương các lý lẽ sai
nhằm củng cố niềm tin cũng có thể giải thích hành vi bầy đàn và hiện tượng thông
tin phản hồi (Feedback Phenomenon) có liên hệ với sự kiện bong bóng chứng
khốn.

Chương 2

Cơ sở lý thuyết


14

2.3.4. Thiên lệch do quá tự tin (Overconfidence Bias)
Người ta có khuynh hướng quá tự tin vào niềm tin và sự dự đốn của họ. Họ nghĩ là
họ thơng minh hơn, có thơng tin tốt hơn, tuy nhiên đó là những gì họ nghĩ chứ
khơng phải là những gì họ thật sự có.
Người ta có xu hướng phóng đại tài năng và đánh giá thấp khả năng xảy ra kết quả
tồi tệ trong trường hợp họ khơng kiểm sốt được tình hình. Người ta càng tin tưởng
vào bản thân, càng có nhiều rủi ro do sự quá tự tin gây ra.
Thiên lệch do quá tự tin liên quan đến vài sự thiên lệch khác. Đầu tiên là Thiên lệch
trong nhận thức về quá khứ (Hindsight Bias). Con người hiếm khi diễn tả lại
những gì họ đã nghĩ trước đó ở một thời điểm trong quá khứ khi sự kiện xảy ra. Sau
khi sự kiện đã xảy ra người ta cho rằng họ đã nghĩ nó sẽ như thế. Thiên lệch trong
nhận thức về quá khứ có xu hướng làm tăng sự tin tưởng thái q trong mỗi người,

bởi vì nó cho họ ảo tưởng rằng thế giới thật dễ dàng để hiểu hơn là những gì thực sự
là chính nó.
Một yếu tố khác liên quan đến Thiên lệch do quá tự tin là Thiên lệch do quy kết
cho bản thân (Self-attribution Bias). Nó khiến người ta quy kết cho sự thành cơng
là do khả năng của chính họ và thất bại là do yếu tố bên ngoài. Cuối cùng, là sự tin
vào điều kỳ diệu (magical thinking). Nó phụ thuộc vào ý tưởng một người nào đó
hoặc một sự kiện nào đó có thể ảnh hưởng đến thị trường. Loại niềm tin này có thể
làm gia tăng sự tin tưởng thái quá; sau khi đạt được vài kết quả tốt, chẳng hạn như
việc kiếm lợi trong thị trường chứng khoán, chúng làm tăng niềm tin vào điều kỳ
diệu.
Thiên lệch do lạc quan (Optimism Bias) là một thiên lệch trong đánh giá thường đi
cùng với sự quá tự tin. Nó khiến người ta có cái nhìn tích cực thái q về khả năng
và viễn cảnh của họ. Đa số người ta có xu hướng xếp hạng chính họ vượt trội hơn
mức trung bình của số đơng.

Chương 2

Cơ sở lý thuyết


15
Nhà đầu tư thường lạc quan quá mức về thị trường, nền kinh tế, tiềm năng đạt được
kết quả tốt cho các khoản đầu tư họ thực hiện. Nhiều nhà đầu tư quá lạc quan tin
rằng các khoản đầu tư thất bại sẽ không xảy đến với họ, chúng chỉ làm khổ sở
những người mà khác thôi.
Sự kết hợp giữa Thiên lệch do lạc quan và Thiên lệch do quá tự tin khiến người ta
đánh giá quá cao kiến thức của họ, phóng đại các kỹ năng của họ và đánh giá thấp
rủi ro.
Nhiều nhà đầu tư cảm thấy rằng họ có lý do để giao dịch thường xuyên và họ có
niềm tin rằng họ nhận thức tốt hơn những người khác. Điều đó như thể hầu hết mọi

người nghĩ rằng khả năng của họ ở trên mức trung bình. Shiller (1987) đã quan sát
thấy hiện tượng này trong cuộc khảo sát về sự đổ vỡ của thị trường chứng khốn
Mỹ năm 1987. Vì vậy, sự lạc quan thái q có thể sẽ giúp giải thích sự phản ứng
q mức của tồn bộ thị trường.

2.3.5. Thiên lệch do tình huống điển hình (Representative Bias) và Thiên
lệch do tình huống sẵn có (Availability Bias)
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về Thiên lệch do tình huống điển hình được
thực hiện bởi Kahneman và Tversky (1974). Họ cho rằng con người trong sự hình
thành phán xét chủ quan có khuynh hướng phân loại các sự kiện như là điển hình
hoặc tiêu biểu. Nó được xác định như là khn mẫu đáng tin cậy.
Người ta đánh giá xác suất của những sự kiện trong tương lai dựa trên mức độ
tương tự với một tình huống điển hình nào đó. Kinh nghiệm này có thể đưa người ta
đến việc xét đoán sự thay đổi của thị trường chứng khoán như thị trường lên hoặc
xuống mà không đánh giá khả năng để chuỗi các thay đổi giá có tính hiệu giống
nhau xảy ra là rất hiếm. Theo cách này, nó có thể khiến người ta trở nên lạc quan
hơn đối với những người thành công trong quá khứ hoặc bi quan hơn đối với những
người thất bại trong quá khứ.

Chương 2

Cơ sở lý thuyết


×