Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957): Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [Mã số: 60 22 56]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.38 MB, 123 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---


<b>NGUYỄN THỊ THU HẰNG </b>



<b>CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT </b>


<b>TẠI KIẾN AN (1955-1957) </b>



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



<b>TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN </b>



---



NGUYỄN THỊ THU HẰNG



<b>CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT </b>


<b>TẠI KIẾN AN (1955-1957) </b>



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


Mã số: 60 22 56



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. Lê Mậu Hãn



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

1


<b>MỤC LỤC </b>




<b>MỞ ĐẦU </b> 3


<b>Chƣơng 1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG </b>


<b>ĐẤT Ở KIẾN AN (1955-1956) </b> 8


<b>1.1. Một số nét về địa lý, lịch sử, con ngƣời Kiến An </b> 8


<b>1.2. Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất ở Kiến An </b>


<b>trƣớc cải cách ruộng đất </b> 12


<b>1.3. Chủ trƣơng cải cách ruộng đất của Đảng, Chính phủ </b> 26


<b>1.4. Q trình thực hiện cải cách ruộng đất </b> 34


<b>Chƣơng 2. THỰC HIỆN CƠNG TÁC SỬA SAI, HỒN </b>


<b>THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1956-1957) </b> 38


<b> 2.1. Những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Kiến An </b> 38


<b>2.2. Chủ trƣơng và biện pháp sửa sai </b> 45


<b>2.3. Quá trình thực hiện và kết quả cơng tác sửa sai </b> 51


<b>2.4. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử </b> 64


<b>KẾT LUẬN </b> 74



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b> 77


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

2


<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>



-

UBCCRĐ: Ủy ban Cải cách ruộng đất



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

3


<b>MỞ ĐẦU </b>



<b>1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI </b>


Nông dân là một động lực to lớn của cách mạng. Trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, nếu khơng có sự tham gia của nơng dân thì cách mạng sẽ
khơng thể thành công. Việc đem lại quyền lợi cho nông dân, trong đó quyền sở
hữu ruộng đất – cái lợi ích thiết thực nhất của ngƣời nông dân vừa là một nhiệm
vụ của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, vừa là một nhân tố thúc đẩy
thắng lợi của cách mạng. Nhận thức đƣợc điều này, Đảng ta đã chủ trƣơng thực
hiện một cuộc cải cách ruộng đất trên phạm vi cả nƣớc từ 1953 – 1957, đánh đổ
địa chủ và phong kiến, mang lại ruộng đất cho nơng dân.


Thực hiện chủ trƣơng đó của Trung ƣơng Đảng, đầu năm 1955, Đảng bộ
Kiến An đã lãnh đạo quần chúng nhân dân, phát động cuộc cải cách ruộng ở địa
phƣơng, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, đem lại
ruộng đất cho nơng dân. Trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ đã
nghiên cứu, thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng vào hồn cảnh cụ thể của
địa phƣơng, từng bƣớc tổ chức vận động và lãnh đạo quần chúng thực hiện


nhiệm vụ cải cách ruộng đất. Công cuộc cải cách ruộng đất ở Kiến An đã đƣợc
đƣợc một số kết quả, song trong quá trình thực hiện cũng đã phạm phải những
hạn chế, sai lầm nghiêm trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

4


<b>2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU </b>


Giải quyết vấn đề ruộng đất và nông dân vừa là nhiệm vụ, vừa là động lực
của cách mạng. Sự thành công của cách mạng tuỳ thuộc một phần lớn vào sự
giải quyết đúng đắn nhiệm vụ trên. Vì vậy đây là một vấn đề không chỉ Đảng và
Nhà nƣớc ta mà các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu hết sức chú ý, quan
tâm.


Những tác phẩm đầu tiên có tính chất lý luận phản ánh về vấn đề này là
củamột số nhà lãnh đạo cách mạng nhƣ: Trƣờng Chinh và Võ Nguyên Giáp với


<i>Vấn đề dân cày</i> – Nxb Sự thật. Hà Nội. 1959. Lê Duẩn – <i>Giai cấp công nhân với </i>


<i>vấn đề nông dân trong cuộc vận động cách mạng Việt Nam</i> – Nxb Sự thật. Hà
Nội. 1965. Trƣờng Chinh <i>– Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam</i>.
Nxb Sự thật. Hà Nội. 1976.


Một số công trình nghiên cứu có tính chất tổng kết đề cập đến vấn đề
ruộng đất và nông dân nhƣ: Viện Kinh tế thuộc UBKHXH – <i>Cách mạng ruộng </i>
<i>đất ở Việt Nam</i> – Nxb KHXH, 1968. Viện Kinh tế thuộc UBKHXH – <i>Kinh tế </i>
<i>Việt Nam 1945-1960 </i>– Nxb Sự thật, 1960. Văn Phong – <i>Đánh giá cho đúng </i>
<i>những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và những sai lầm trong cải cách </i>
<i>ruộng đất</i> – Nxb Sự thật, 1957. Văn Tạo - <i>Cải cách ruộng đất thành quả và sai </i>



<i>lầm</i>, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2 năm 1993. Tuy nhiên những tác phẩm trên
đây chƣa nghiên cứu một cách cụ thể xung quanh vấn đề: Đảng lãnh đạo thực
hiện chính sách ruộng đất những năm 1955 – 1957 ở Kiến An.


Trong những năm gần đây, một số giáo trình lịch sử nhƣ <i>Đại cương lịch </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

5


Ngoài ra cần phải đề cập đến tình hình nghiên cứu của sinh viên, học viên
cao học, nghiên cứu sinh. Trong đó phải kể đến Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hải
- <i>Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất trong những năm 1945 – 1953</i>;
Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Duy Tiến - <i>Vấn đề ruộng đất ở Thái Nguyên từ sau </i>
<i>cách mạng tháng Tám 1945 đến hết cải cách ruộng đất</i>, Lƣu trữ tại thƣ viện
khoa Lịch sử, trƣờng ĐH KHXH&NV.


Về địa phƣơng cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu ít nhiều đề cập
đến vấn đề ruộng đất ở Kiến An nhƣ: Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng - <i>Lịch </i>
<i>sử Đảng bộ Hải Phòng, tập II (1955-1975), </i>Nxb Hải Phòng, 1996; Thành uỷ
Hải Phịng - <i>72 năm cơng tác tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ Hải Phòng, </i>


Nxb Hải Phòng, 2002; Ban Chấp hành Đảng bộ quận Kiến An - <i>Lịch sử Đảng </i>
<i>bộ quận Kiến An, </i>Nxb Hải Phòng, 2000; Nguyễn Văn Khoan – <i>Nhìn lại cuộc cải </i>
<i>cách ruộng đất ở Hải Phịng - Kiến An, </i>Tạp chí nghiên cứu lịch sử. Mặc dù vậy,
những cơng trình này mới chỉ đề cập mang tính khái quát chung chứ chƣa đi sâu
nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về cuộc cải cách ruộng đất ở Kiến An.


Những cơng trình nghiên cứu trên đây đã có những tìm tịi, tiếp cận vấn
đề ở những góc độ khác nhau, gợi mở cho chúng tơi nhiều vấn đề trong q trình
nghiên cứu một cách tồn diện và sâu sắc về quá trình “<i>cải cách ruộng đất tại </i>



<i>Kiến An (1955 – 1957)</i>”


<b>3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU </b>


- Nêu lên một cái nhìn khách quan và lịch sử về quá trình thực hiện cải
cách ruộng đất ở Kiến An.


- Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo trong cải cách
ruộng đất ở Kiến An, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

6


Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là nội dung các chủ trƣơng, chính sách
của Đảng; quá trình chỉ đạo thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An .


Trên cơ sở thu thập, tổng hợp những kết quả đạt đƣợc và những đánh giá
của Đảng, của các cơ quan hữu quan trong việc chỉ đạo thực hiện; những cơng
trình nghiên cứu liên quan nhằm làm rõ thêm một số bài học kinh nghiệm về
việc thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An.


<i><b>4.2. </b></i><b>Phạm vi nghiên cứu </b>


Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An
trong thời gian từ 1955 đến 1957.


<b>5. NGUỒN TÀI LIỆU CHÍNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN </b>
<b>CỨU </b>


<b>5.1. Tài liệu nghiên cứu </b>



<b>- </b>Các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, Sắc lệnh, Thông tƣ của Đảng và Nhà


nƣớc, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh Kiến An về
ruộng đất và việc thực thi chính sách ruộng đất.


- Các Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ƣơng, Bộ Canh nơng, Văn phịng
Chính phủ, Ban ruộng đất Trung ƣơng và UBKCHC các Liên khu, Tỉnh uỷ và
Uỷ ban hành chính kháng chiến Kiến An về việc thực thi chính sách ruộng đất
trong những năm 1955-1957.


- Các cơng trình nghiên cứu khoa học về cách mạng ruộng đất, về kinh tế
nhà nƣớc nói chung đã đƣợc viết thành sách hoặc đăng trên các tạp chí khoa học.


- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê.
- Các luận văn cao học, luận án tiến sĩ.


<b>5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

7


phân tích, tổng hợp cũng đƣợc vận dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu
của luận văn.


<b>6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN </b>


- Tái hiện một cách hệ thống quá trình thực thi cuộc cải cách ruộng đất ở
Kiến An những năm 1955 -1957.


- Rút ra nhận xét, đánh giá và nêu một số bài học kinh nghiệm về việc giải
quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.



<b>7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2
chƣơng:


<i>Chương 1. </i>Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An (1955-1956).


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

8


<b>Chƣơng 1</b>

<b>. </b>

<b>QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG </b>



<b>ĐẤT Ở KIẾN AN (1955-1956) </b>



<b>1.1. Một số nét về địa lý, lịch sử và con ngƣời Kiến An </b>


Địa danh Kiến An bắt đầu có từ năm 1906. Trƣớc đây, năm Minh
Mạng thứ 12 (1832), địa bàn Kiến An thuộc phủ Kiến Thuỵ, xứ Hải Dƣơng.


Ngày 11.9.1887, Pháp cho lập nha Hải Phòng trên cơ sở tách ra từ tỉnh
Hải Dƣơng, bao gồm các huyện: Nghi Dƣơng, An Lão, An Dƣơng (Phủ Kiến
Thụy), 2 tổng của huyện Kim Thành cùng 4 xã của huyện Thủy Nguyên.
Ngày 1.11.1887, phủ thống sứ Bắc kỳ đặt tỉnh Hải Phòng. Năm 1888, lập
thành phố Hải Phòng, tỉnh lỵ Hải Phòng. Ngày 19.1.1898, thành phố Hải
Phòng tách ra khỏi tỉnh Hải Phòng, chuyển tỉnh lỵ Hải Phòng sang làng Phù
Liễn, và đổi tên thành tỉnh Phù Liễn (5.8.1902), sau đó đến 17.2.1906 chuyển
thành tỉnh Kiến An. Từ đó, Hải Phịng là thành phố thuộc địa do ngƣời Pháp
trực tiếp cai trị (Tòa Đốc lý), Kiến An là tỉnh bảo hộ vẫn duy trì bộ máy vua
quan phong kiến cai trị bên cạnh Tịa Cơng sứ do ngƣời Pháp nắm quyền.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

9


Trong đó chỉ cịn vùng Tiên Lãng là địch không lấn chiếm đƣợc trọn vẹn, các
làng xã khác hầu nhƣ thuộc vùng tề, chịu nhiều càn quét. Tháng 5.1952,
huyện Vĩnh Bảo đƣợc tách ra từ tỉnh Hải Dƣơng và nhập vào Kiến An. Sau
hồ bình, ngày 26.9.1955, huyện Hải An của Kiến An sáp nhập vào thành phố
Hải Phòng. Nhƣ vậy cho đến năm 1955, địa bàn của Kiến An bao gồm 5
huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, An Dƣơng, Kiến Thụy (gồm 84 xã).


Từ 1.1.1963, thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An đƣợc sáp nhập lấy
tên gọi là “Thành phố Hải Phòng”, thị xã Kiến An đƣợc giữ nguyên tên và
hiện nay là quận Kiến An.


Kiến An là một tỉnh nhỏ miền duyên hải với diện tích 900 km2; phía
Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp Hải Dƣơng,
phía Nam giáp Thái Bình, phía Đơng giáp biển. Tỉnh lỵ Kiến An cách Thành
phố Hà Nội 92 km2 về phía Đơng.


Kiến An là vùng đồng bằng ven biển, ruộng đất tốt, diện tích ruộng đất
tồn tỉnh khoảng 124.791 mẫu [3, 4]. Dân số Kiến An vào thời điểm cải cách
ruộng đất là 86.295 hộ với khoảng 368.000 nhân khẩu [3, 4]. Phần lớn dân số
Kiến An là nơng dân, nguồn sống chính là dựa vào ruộng đất, một số nơi có
nghề khác nhƣ đánh cá ở Đồ Sơn, nghề làm muối ở Tiêu Ban (Kiến Thụy), lẻ
tẻ có những nơi nơng dân làm thêm nghề phụ nhƣ dệt vải, làm đồ gốm…


Kiến An là nơi gần thành phố Hải Phòng, địa bàn quan trọng nên trƣớc
cách mạng và trong thời kỳ kháng chiến đế quốc tập trung lực lƣợng ở đây.
Cơ sở Việt Nam quốc dân Đảng cũng có ở một số nơi nhƣ Vĩnh Bảo, Kiến
Thụy. Các huyện lẻ tẻ đều có giáo dân, nhiều nhất là ở hai huyện Tiên Lãng,
Vĩnh Bảo.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

10


đấu tranh chống đế quốc nhƣ phong trào đánh Nhật ở Tân Trào (Kiến Thụy),
phong trào chống thuế, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo...


Sau Cách mạng, Kiến An là một trong những nơi đầu tiên tiến hành
cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lƣợc ở Bắc bộ. Ba huyện An Lão,
An Dƣơng, Kiến Thụy bị địch chiếm sâu. Các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo
đến năm 1950 cũng bị chiếm, sau trở thành khu du kích của ta.


Trong thời gian kháng chiến, nhân dân Kiến An đã chiến đấu rất kiên
cƣờng, đánh bại các trận càn quét lớn nhỏ của địch nhƣ: trận tiêu diệt địch ở
Hòn Dáu - Đồ Sơn, trận phá 5 máy bay ở Đồ Sơn, trận đột kích đánh vào thị
xã Kiến An, trận chống càn Claudese ở Tiên Lãng… Đặc biệt trong phối hợp
với chiến trƣờng Điện Biên Phủ, quân dân Kiến An đã đột nhập phi trƣờng
Cát Bi - Hải Phịng, phá hủy hồn toàn 62 máy bay, tiêu diệt sinh lực địch,
góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.


Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, theo quy định của
hiệp định Giơ-ne-vơ, khu tập kết 300 ngày của thực dân Pháp bao gồm:
Thành phố Hải Phòng và 4 tỉnh Kiến An, Hải Dƣơng, Quảng Yên, Hòn Gai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

11


Tình hình trên đặt ra cho Đảng bộ Kiến An nhiệm vụ cấp thiết
trƣớc mắt là hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định
đời sống nhân dân, trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ còn lại của cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân – mang lại quyền sở hữu ruộng đất
cho nông dân lao động.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

12


<b>1.2. Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất ở Kiến An trƣớc cải cách </b>
<b>ruộng đất </b>


Từ sau cách mạng Tháng Tám đến trƣớc cải cách ruộng đất, tình hình
chiếm hữu và sử dụng ruộng đất của các giai cấp ở Kiến An có nhiều biến
chuyển.


<i><b>1.2.1. Giai cấp địa chủ </b></i>


Theo số liệu 12 xã điều tra, tình hình địa chủ Kiến An có sự chuyển
biến nhƣ sau:


<i>Bảng 1.1. Biến chuyển thành phần địa chủ ở 12 xã Kiến An qua các thời kỳ </i>
<i>[3, 7] </i>


<b>Năm </b>


<b>Hộ </b> <b>Nhân khẩu </b>


<b>Số hộ </b> <b>Tỷ lệ </b> <b>Số NK </b> <b>Tỷ lệ </b>


1945 316 3% 1.776 4%


Trƣớc CCRĐ 237 2% 977 2.2%


<i>Về thành phần, </i>địa chủ Kiến An có xu hƣớng giảm mạnh từ sau cách



mạng tháng Tám đến trƣớc cải cách ruộng đất. Năm 1945, số hộ địa chủ là
316 hộ, chiếm tỷ lệ 3% hộ, và 1.776 nhân khẩu, chiếm 4.1% nhân khẩu. Đến
trƣớc cải cách ruộng đất, số hộ địa chủ giảm 79 hộ, còn 237 hộ, chiếm 2%
tổng số hộ, gồm 1.172 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2.2% dân số toàn tỉnh.


Mức độ giảm không giống nhau giữa các vùng. Vùng du kích giảm
mạnh hơn vùng tạm chiếm (xã Quang Phục – Tiên Lãng giảm 13 hộ, tỷ lệ
giảm 48%), vùng tạm chiếm giảm ít hơn (tính riêng 8 xã vùng tạm chiếm ở ba
huyện giảm 15 hộ, tỷ lệ giảm 21%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

13


Dƣơng); trong khi đó, có xã chỉ chiếm dƣới 1% (xã Tân Trào - huyện Kiến
Thuỵ). Ngồi 12 xã trên, trong tỉnh cịn có 1 xã của huyện Tiên Lãng và 2 xã
miền biển Đồ Sơn khơng cịn địa chủ nào.


<i>Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất</i> của địa chủ cũng có nhiều
biến chuyển kể từ sau cách mạng Tháng Tám đến trƣớc cải cách ruộng đất.
Năm 1945, tính trong tồn tỉnh, địa chủ chiếm khoảng 31.049 mẫu, chiếm tỷ
lệ 24.8% tổng diện tích ruộng đất của địa phƣơng [3,18].


Đi sâu 12 xã điều tra, năm 1945, địa chủ chiếm 6.094 mẫu 9 sào, chiếm
tỷ lệ 34% ruộng đất của các xã. Bình quân mỗi nhân khẩu là 3 mẫu 4 sào. Nơi
cao nhất là xã Hoà Nghĩa (Kiến Thuỵ), địa chủ chiếm 65% ruộng đất, bình
quân mỗi nhân khẩu là 8 mẫu; xã thấp nhất là Đông Phƣơng (Kiến Thuỵ),
bình quân mỗi địa chủ chiếm hữu 1 mẫu 1 sào [3,18].


Từ năm 1945 đến trƣớc cải cách ruộng đất, chiếm hữu ruộng đất của
địa chủ có nhiều biến chuyển, đƣợc thể hiện qua bảng dƣới đây:



<i>Bảng 1.2. Tình hình ruộng đất chuyển đi của địa chủ Kiến An qua các </i>
<i>thời kỳ [3, 18] </i>


<b>Thời </b>
<b>kỳ </b>


<b>Số ruộng đất mà địa chủ đã chuyển đi </b>
<b>Phân tán </b> <b>Hiến <sub>điền </sub></b> <b>Bỏ </b>


<b>hoang </b>


<b>Tịch </b>


<b>thu </b> <b>Tổng </b>




1945-1949 2.634m7s 76 m 444m1s


3.154m8
s


1949-1953 5.947m1s 892m1s 834m 1.408m


9.081m2
s


1953-1955 2.567m 120m 759m 3.446m



<b></b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

14


Dựa vào bảng trên có thể thấy, tình hình chiếm hữu ruộng đất của địa
chủ ở Kiến An có xu hƣớng giảm mạnh. Nếu nhƣ năm 1945, địa chủ toàn tỉnh
chiếm hữu 31.049 mẫu, chiếm tỷ lệ 34% ruộng đất địa phƣơng, thì đến trƣớc
cải cách ruộng đất, đã giảm 15.682 mẫu (bao gồm ruộng phân tán, hiến điền,
bỏ hoang, bị tịch thu), tỷ lệ giảm 50.5%, địa chủ chỉ còn chiếm hữu chƣa đầy
một nửa so với trƣớc đó, với diện tích chiếm hữu là 15.367 mẫu, chiếm 12.2%
ruộng đất toàn tỉnh.


Trong số ruộng đất chuyển đi của địa chủ, tỷ lệ ruộng đất phân tán
nhiều hơn cả. Địa chủ thƣờng phần phán dƣới các hình thức nhƣ: chia gia tài
cho con cái, bán, cho chuộc, cho hẳn, hoặc giao canh. Ở vùng du kích, địa chủ
giao canh và cho là chính, cịn vùng tạm chiếm chủ yếu là bán và cho thuê.


Tỷ lệ giảm ruộng đất của địa chủ cũng khác nhau tùy thuộc vào từng
thời kỳ và từng vùng. Từ năm 1945 đến 1949, ruộng đất của địa chủ chỉ giảm
3.154 mẫu 8 sào do đây là thời kỳ đầu sau cách mạng thành cơng, chính sách
của ta lúc đó cũng chƣa động chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp địa chủ.
Nhƣng từ năm 1949 đến năm 1953, Đảng và Chính phủ đẩy mạnh chính sách
ruộng đất lên một bƣớc, thực hiện giảm tô, giảm tức và thuế nông nghiệp thì
địa chủ phân tán ruộng đất nhiều hơn nhằm chống lại chính sách của ta. Cũng
trong thời gian này, ở vùng du kích, ta cịn có điều kiện thi hành chính sách
tịch thu ruộng đất của địa chủ Việt gian phản động. Vì vậy ruộng đất của địa
chủ giảm gấp 3 lần so với thời kỳ trƣớc (9.081 mẫu 2 sào). Từ năm 1953 trở
đi, do ảnh hƣởng về thắng lợi quân sự của ta cùng với chủ trƣơng phát động
quần chúng triệt để giảm tơ, giảm tức và thí điểm thực hiện cải cách ruộng đất


ở Thái Nguyên, địa chủ ở những vùng tạm chiếm cũng bắt đầu phân tán ruộng
đất mạnh hơn. Thời kỳ 1953-1955, ruộng đất của địa chủ giảm 3.446 mẫu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

15


còn ở vùng tạm chiếm vừa có phân tán vừa có tập trung, do trong kháng chiến
một số địa chủ ra làm tay sai cho Pháp, một số thuộc thành phần khác lên địa
chủ hay địa chủ ở nơi khác đến.


<i>Phương thức bóc lột của địa chủ: </i>là phát canh thu tô và thuê mƣớn
nhân công.


Trƣớc cách mạng Tháng Tám, giai cấp địa chủ bóc lột địa tô rất nặng từ
50 – 70% hoa lợi thu hoạch; thậm chí có nơi 100% về lúa, cịn nơng dân chỉ
đƣợc hƣởng một vụ màu phụ. Dã man hơn, có địa chủ cịn sử dụng hình thức
thu tô đồng loạt và hằng năm nông dân phải biếu lễ tết khoảng 80 kg thóc thì
mới tiếp tục đƣợc lĩnh canh ruộng đất vụ mùa sau.


Địa chủ bóc lột nhân cơng dƣới hình thức th ngƣời ở năm, ở tháng, ở
mùa và làm ngày. Bọn địa chủ cƣờng hào gian ác thƣờng sử dụng thủ đoạn
bạc đãi nông dân, cho ăn uống khổ sở, có khi khơng trả cơng hoặc trả khơng
đầy đủ. Ngồi hình thức th mƣớn nhƣ trên, địa chủ cịn dùng thủ đoạn nuôi
con nuôi hay cƣới vợ lẽ để bóc lột sức lao động của họ (địa chủ Tâm xã Tồn
Nghĩa có 5 con ni).


Từ sau cách mạng Tháng Tám, hình thức và thủ đoạn bóc lột của địa
chủ có giảm bớt, một số nơi nơng dân đã đấu tranh địi giảm tơ từ 18 – 20%.
Tuy nhiên bóc lột phong kiến vẫn chƣa bị xố bỏ hồn tồn. Địa chủ chuyển
sang hình thức bóc lột tinh vi hơn nhƣ thu tơ rẽ, tô ngầm, tô nhân công. Việc
quỵt tiền công, bạc đãi ngƣời làm khơng cịn nữa. Tuy nhiên, một số địa chủ


cƣờng hào gian ác ở vùng tạm chiếm vẫn dựa vào uy thế của đế quốc để bóc
lột nhƣ cũ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

16


- Ảnh hƣởng của một số chính sách dân chủ của ta từ sau cách mạng
Tháng Tám thành công nhƣ chia lại công điền, vận động giảm tô, thủ tiêu chế
độ quá điền… Trong kháng chiến ta đã tịch thu ruộng đất của một số địa chủ
việt gian phản động chia cho dân cày nghèo, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho
nơng dân cày cấy, do đó đã hạn chế phần lớn sự bóc lột của giai cấp địa chủ.


- Do hồn cảnh chiến tranh, một số ít địa chủ bỏ ruộng đi nơi khác làm
ăn, buôn bán… Một số hộ có thu tơ nhƣng nhẹ hơn trƣớc. Có nơi ruộng đất bị
chiếm làm vành đai trắng nên bỏ hoang và việc thuê mƣớn nhân công cũng
gặp nhiều khó khăn.


<i><b>1.2.1. Giai cấp nơng dân </b></i>


<i>* Phú nông </i>


<i>Thành phần phú nông </i>cũng có nhiều biến chuyển từ sau cách mạng


Tháng Tám đến trƣớc cải cách ruộng đất, đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây.


<i>Bảng 1.3. Biến chuyển thành phần phú nông ở 12 xã – Kiến An qua các </i>
<i>thời kỳ [3,10] </i>


<b>Thời kỳ </b>


<b>Hộ </b> <b>Nhân khẩu </b>



<b>Số hộ </b> <b>Tỷ lệ (%) </b> <b>Số NK </b> <b>Tỷ lệ (%) </b>


Năm 1945 158 1.5 938 2.3


Trƣớc CCRĐ 91 0.77 412 0.8


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

17


giảm mạnh trên một nửa, từ 938 nhân khẩu xuống còn 412 nhân khẩu, từ
2.3% dân số còn lại chỉ chiếm 0.8% dân số trong các xã.


Tỷ lệ phú nông trong các xã khơng giống nhau: Năm 1945, xã có tỷ lệ
cao là Hoà Nghĩa (Kiến Thuỵ) phú nông chiếm 5.6%, xã có tỷ lệ thấp nhƣ
Tân Trào (Kiến Thuỵ), tỷ lệ phú nông là 0.7%. Đến trƣớc cải cách ruộng đất,
tỷ lệ cao nhƣ xã An Tiên (An lão) mới có 1.2%, thấp nhƣ xã Đơng Phƣơng
(Kiến Thuỵ) chỉ còn 0.2% [3, 11].


<i>Về chiếm hữu ruộng đất </i>của phú nông tƣơng đối nhỏ bé, và có xu
hƣớng giảm đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:


<i>Bảng 1.4. Tình hình chiếm hữu ruộng đất của phú nông ở 12 xã, qua </i>
<i>các thời kì [3, 21] </i>


<b>Thời kỳ </b> <b>Diện tích </b> <b>Tỷ lệ % </b> <b>Bình quân NK </b>


Năm 1945 1.149m6s 6.5 1m2s4t


Trƣớc CCRĐ 487m9s 2.8 1m1s



Căn cứ vào bảng trên có thể thấy sự chiếm hữu ruộng đất của phú nông
cũng không phải là lớn. Theo số liệu 12 xã điều tra năm 1945, chiếm hữu
ruộng đất của phú nông là 1.149 mẫu 6 sào, tƣơng đƣơng với 6.5% ruộng đất
tồn tỉnh. Bình quân mỗi nhân khẩu là 1 mẫu 2 sào 4 thƣớc. Hộ nào có nhiều
ruộng đất mới đƣợc trên 10 mẫu, trung bình từ 5 đến 7 mẫu, cịn lại rất ít; có
một số hộ cịn lĩnh canh thêm ruộng đất của địa chủ. Đến trƣớc cải cách ruộng
đất, phú nơng chỉ cịn chiếm 487 mẫu 9 sào, tƣơng đƣơng với 2.8% ruộng đất
toàn tỉnh. Trung bình mỗi nhân khẩu là 1 mẫu 1 sào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

18


do ở vùng tạm chiếm việc thuê nhân cơng gặp nhiều khó khăn hơn, bên cạnh
đó một số ít phú nơng đã chuyển lên thành phần địa chủ.


Sau cách mạng Tháng Tám, chính sách của ta bảo tồn kinh tế phú nông,
nhƣng thành phần cũng nhƣ chiếm hữu ruộng đất của phú nông vẫn giảm
mạnh là do hoàn cảnh thực tế trong kháng chiến: địch tàn phá, trâu bò bị bắn
giết, công cụ sản xuất bị phá huỷ… Bên cạnh đó, cũng do ảnh hƣởng của một
số chính sách ruộng đất của ta, đời sống nông dân lao động đƣợc cải thiện
đáng kể, một số nông dân không phải đi làm thuê nhƣ trƣớc nữa, vì vậy việc
thuê mƣớn nhân cơng gặp nhiều khó khăn. Nhiều phú nơng đã chuyển dịch
một phần ruộng đất bằng cách bán hoặc cho chuộc. Năm 1951, ta lại lấy mốc
quy định thành phần phú nơng và ban hành chính sách thuế nơng nghiệp, vì
vậy phú nơng càng trốn tránh nên đã phân tán một số ruộng đất vào tay nông
dân. Tính riêng trong 12 xã điều tra, từ năm 1945 đến năm 1953, phú nông đã
phân tán 183 mẫu 6 sào 14 thƣớc ruộng đất [3, 21].


<i>Phương thức bóc lột của phú nông: </i>chủ yếu sử dụng hình thức th
nhân cơng, một số ít cho phát canh thu tô và cho vay nợ lãi. Thủ đoạn bóc lột
nhân cơng của phú nơng cũng khéo léo hơn, họ không bạc đãi nhân công nhƣ


địa chủ, thƣờng tranh thủ họ hàng thân thích đến làm cơng. Phú nơng cũng
bóc lột tơ phụ nhƣng rất ít.


Sau cách mạng, do việc thuê mƣớn nhân cơng gặp khó khăn nên phú
nơng chuyển sang phổ biến dùng hình thức phát canh thu tô, đặc biệt là ở
vùng tạm chiếm (xã Đặng Cƣơng, tỷ lệ phát canh ruộng đất của phú nông
1945-1949: 5%, đến năm 1953 là 35% [3, 12]). Ở vùng du kích phú nơng
thƣờng cho họ hàng cấy khơng bằng hình thức giao canh, có phú nơng cũng
nhƣợng phần ruộng đất công cho nông dân cày cấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

19


Nông dân lao động là thành phần đông đảo nhất ở nông thôn với hơn
90% dân số. Đi sâu vào 4 xã trọng điểm, thành phần nông dân lao động có
chuyển biến nhƣ sau:


<i>Bảng 1.5. Biến chuyển thành phần nông dân lao động ở 4 xã trọng </i>
<i>điểm qua các năm [3, 12] </i>


<b>Năm </b>


<b>Trung nông </b> <b>Bần nông </b> <b>Cố nông </b>


<b>Hộ </b> <b>Tỷ lệ </b>


<b>% </b> <b>Hộ </b>


<b>Tỷ lệ </b>


<b>% </b> <b>Hộ </b>



<b>Tỷ lệ </b>
<b>%</b>


1945 933 30 1.236 38 708 22


1949 1.181 35 1.351 40 585 17


1953 1.953 37 1.581 45 526 14


Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy tầng lớp bần cố nông chiếm đại đa số
trong nông dân lao động, khoảng 60%. Theo thời gian, thành phần trung, bần,
cố nơng có sự chuyển biến khác nhau. Số hộ trung nông tăng mạnh từ 933 hộ
chiếm 30% dân số (1945) lên 1.953 hộ chiếm 37% dân số (1953). Số hộ bần
nông cũng tăng nhƣng mức độ không bằng trung nông: năm 1945 là 1.236 hộ
chiếm 38% tổng số hộ, đến 1953 là 1.581 hộ chiếm tỷ lệ 45%. Số hộ cố nông
giảm đáng kể từ 708 hộ với tỷ lệ 22% (1945) xuống còn 526 hộ, chiếm 14%
(1953).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

20


<i>Về sở hữu ruộng đất, </i>trƣớc năm 1945 nông dân không có ruộng hoặc thiếu
ruộng nghiêm trọng, bị địa chủ bóc lột tơ tức, chiếm đoạt ruộng đất nên đời sống
khổ cực, phải đi làm thuê làm mƣớn kiếm ăn, nhất là năm 1945, bần cố nơng chết
đói nhiều.


Sau cách mạng, nông dân lao động hƣởng ứng chính sách dân chủ của
Đảng và Chính phủ đã đấu tranh địi giảm tơ, giảm tức… Ta lại chia ruộng đất
công điền, tạm giao, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, một phần đồn điền thực dân
Pháp, ruộng hiến điền…cho nông dân cày cấy. Mặt khác, giai cấp địa chủ chống


phá chính sách của ta đã phân tán một phần ruộng đất vào tay nông dân. Theo số
liệu 12 xã điều tra, từ năm 1945 đến trƣớc cải cách ruộng đất, địa chủ đã phân tán
1.403 mẫu ruộng đất vào tay nơng dân (trong đó, vào trung nơng 687 mẫu (48%),
bần nông 381 mẫu (41%), cố nông 135 mẫu (9%) [3, 19]. Sở dĩ trung nông và bần
nông nhận đƣợc nhiều ruộng đất phân tán từ địa chủ hơn so với cố nơng vì họ có
khả năng mua hoặc chuộc lại. Chỉ những vùng du kích, địa chủ mới phân tán bằng
cách cho hoặc giao canh thì bần cố nông đƣợc nhiều ruộng đất hơn trung nông (xã
Quang Phục, huyện Tiên Lãng, địa chủ phân tán ruộng đất vào trung nông 30
mẫu, vào bần cố nông 110 mẫu [3, 20]).


Tính đến năm 1953, sở hữu và sử dụng ruộng đất của nông dân lao động
tăng lên, đời sống của họ đƣợc cải thiện đáng kể.


<i>Bảng 1.6. Tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất của nơng dân lao động ở </i>
<i>12 xã qua các thời kỳ [3, 22] </i>


<b>Năm </b>


<b>Trung nông </b> <b>Bần nông </b> <b>Cố nông </b>


<b>S </b> <b>Tỷ lệ </b>


<b>% </b> <b>S </b>


<b>Tỷ lệ </b>


<b>% </b> <b>S </b>


<b>Tỷ </b>
<b>lệ % </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

21


Số liệu trên đây cho thấy, tính chung cả ruộng đất sở hữu và sử dụng
của nông dân lao động mới có 37.3% (1945), đến năm 1949 đã tăng lên
44.9%, và năm 1953 là 61.4%. Có thể thấy, tình hình biến chuyển ruộng đất
của nông dân lao động khá rõ rệt, tuy nhiên ruộng đất vẫn chƣa căn bản về tay
nông dân. Phần ruộng đất nông dân đang cày cấy chƣa thực sự thuộc quyền sở
hữu của họ mà vẫn còn phổ biến nhận ruộng giao canh. Theo số liệu 12 xã
điều tra, tính đến trƣớc cải cách ruộng đất, nông dân lao động mới sở hữu
27% tổng số ruộng đất ở địa phƣơng, tính cả ruộng đất sử dụng là 70%. Vì
vậy vấn đề triệt để thực hiện “ngƣời cày có ruộng” là rất cần thiết.


<i><b>1.2.3. Đồn điền của thực dân </b></i>


Tổng số ruộng đất đồn điền của thực dân Pháp trong tồn tỉnh có 854
mẫu, chiếm 0.67% [3, 16]. Số ruộng này một phần do thực dân Pháp khai
khẩn, phần khác do bỏ tiền ra mua.


Ở nơi nhiều ruộng đất, phần lớn là vùng ven biển, địa chủ thực dân cho
nông dân vỡ hoang cấy 1 – 2 vụ, sau phát canh thu tô nhƣ địa chủ, và giao cho
ngƣời quản lý trông nom. Nói chung mức độ bóc lột của địa chủ thực dân
cũng nặng nhƣ địa chủ bản xứ.


Sau cách mạng Tháng Tám, diện tích đồn điền của thực dân Pháp giảm
nhẹ do ta tịch thu một ít ở những vùng căn cứ du kích. Ở vùng tạm chiếm,
nông dân mới chỉ đấu tranh địi giảm tơ. Đến năm 1954, đồn điền của thực
dân bị tịch thu hết và đem chia cho nông dân (trừ 500 mẫu đồn điền ở Ninh
Hải giữ lại để xây dựng nông trƣờng quốc doanh).



<i><b>1.2.4. Ruộng đất của nhà chung </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

22


ra một số ruộng thuộc loại tốt cho nhà chung. Có nơi địa chủ bên lƣơng bán
lại ruộng đất cho nhà chung.


Tổng số ruộng đất của nhà chung kể cả của hộ lẻ, vào năm 1945, có
718 mẫu 5 sào, chiếm 0.57% [3, 17]. Nơi tập trung nông dân công giáo thì
nhà chung ở đó có khá nhiều ruộng đất nhƣ: nhà xứ Liêu Dinh (An Lão) có
107 mẫu, chiếm 0.66% ruộng đất của địa phƣơng; ruộng nhà chung của 2 xã
Tam Cƣờng và Cao Minh (Vĩnh Bảo) 98 mẫu 1 sào, chiếm 3.4% [3, 17].


Nói chung, ruộng đất của nhà chung chuyển biến rất ít. Đến năm 1953,
ở vùng du kích Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, ta mới chủ trƣơng rút ruộng một số nhà
chung, khoảng 200 mẫu để chia cho nông dân khơng có hoặc thiếu ruộng.
Trƣớc cải cách ruộng đất, ta còn trƣng thu, trƣng mua thêm 400 mẫu nữa để
chia cho nông dân.


Vùng tạm chiếm, ruộng đất của nhà chung hầu nhƣ vẫn còn nguyên
vẹn. Đến trƣớc cải cách ruộng đất, tồn tỉnh ruộng nhà chung chỉ cịn khoảng
trên 100 mẫu.


Về hình thức bóc lột của địa chủ nhà chung cũng giống nhƣ địa chủ bên
lƣơng, thậm chí mức độ cịn nặng nề hơn nhƣ bóc lột theo lối cống sƣu.
Thƣờng nhà chung chỉ phát canh một phần nhỏ ruộng đất, cịn lại huy động
nơng dân cơng giáo làm không công gọi là “ngày công đức” (nhà xứ Liêu
Dinh – An Lão có 107 mẫu, chỉ phát canh khoảng 30 – 40 mẫu, nhà xứ Nam
Am - Vĩnh Bảo có 51 mẫu nhƣng khơng phát canh mà huy động giáo dân làm
hết [3, 17]).



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

23


Ngồi ra, hằng năm, nơng dân cơng giáo phải đóng góp tiền dầu đèn, lễ
tết cha, lễ cƣới… trung bình mỗi gia đình nơng dân công giáo tốn khoảng 200
đồng tiền một năm.


<i><b>1.2.5. Vấn đề ruộng đất công và bán công </b></i>


Ruộng đất cơng và bán cơng tồn tỉnh chiếm tỷ lệ 24%. Tính riêng số
liệu 12 xã điều tra, có 4.303 mẫu ruộng công và bán công trên tổng số 17.667
mẫu ruộng đất của địa phƣơng, chiếm 24.4% [3,15].


Tỷ lệ ruộng đất công và bán công ở từng vùng khác nhau. Vùng gần
biển, có nhiều ruộng sa bồi thì ruộng đất cơng nhiều hơn nhƣ xã Cao Minh
(Vĩnh Bảo), ruộng công chiếm 52.8% ruộng đất của xã. Vùng khơng có bãi,
hoặc ruộng cơng đã biến thành ruộng tƣ từ lâu thì có ít nhƣ xã An Tiên (An
Lão) ruộng công chỉ chiếm 3.8%. Có những nơi khơng có ruộng cơng nhƣ
Vĩnh Long (Vĩnh Bảo).


Trƣớc cách mạng Tháng Tám, ruộng công thƣờng đƣợc sử dụng bằng
cách quân cấp theo nhân đinh từ 18 đến 60 tuổi, thời gian trung bình quân cấp
3 năm 1 lần. Nơi nào cũng để lại một số ruộng công để đấu cố, nhƣng thƣờng
chỉ có địa chủ, phú nơng mới có khả năng mua đƣợc, và đều là những ruộng
gần, ruộng tốt (xã Tam Cƣờng, huyện Vĩnh Bảo có 581 mẫu ruộng cơng thì
38 hộ địa chủ đã sử dụng 65 mẫu 8 sào, chiếm 11%; xã Hoà Nghĩa, huyện
Kiến Thuỵ, một mình địa chủ Tâm chiếm đoạt tới 40 mẫu [3, 15]).


Bần cố nông dù đƣợc chia ruộng nhƣng vì quá túng thiếu, khơng có
dụng cụ sản xuất nên cuối cùng lại cầm bán vào tay địa chủ, phú nơng.



Ruộng phe giáp, ruộng đình cũng đƣợc đem ra bán đấu cố hoặc đem
phát canh lấy tiền thóc để cúng lễ, chè chén. Riêng ruộng chùa thì nhiều nơi
tự canh hoặc thuê ngƣời làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

24


sách dân chủ của ta, và việc th mƣớn nhân cơng cũng gặp nhiều khó khăn
nên địa chủ đã trả lại những ruộng công và bán công, nhất là từ năm 1949 trở
đi. Ở Vùng du kích (Tiên Lãng, Vĩnh Bảo), năm 1953, ta đã chủ trƣơng rút
ruộng công và bán công trong tay địa chủ, đem chia cho nơng dân khơng có
hoặc thiếu ruộng. Nơi khơng có ruộng cơng nhƣ Vĩnh Long (Vĩnh Bảo), ta đã
tập trung ruộng đất bán cơng lại và chia cho nơng dân. Cịn vùng tạm chiếm,
ruộng đất công và bán công hầu nhƣ không biến chuyển.


Nhìn chung, ruộng đất cơng và bán cơng có chiều hƣớng giảm mạnh, từ
sau cách mạng đến trƣớc cải cách ruộng đất. Phần lớn số ruộng này đã chuyển
vào tay nông dân. Theo số liệu 12 xã điều tra, cho đến trƣớc cải cách ruộng
đất, trung nông đã sử dụng 1.081 mẫu 7 sào ruộng công, bần nông sử dụng
2.215 mẫu 9 sào, cố nông sử dụng 613 mẫu 8 sào. Tổng cộng, ruộng đất công
do nông dân lao động sử dụng là 3.910 mẫu 4 sào trên tổng số 4.303 mẫu 5
sào ruộng đất công và bán công của 12 xã, chiếm tỷ lệ 99% [3,16].


Nhƣ vậy, đến thời điểm năm 1955, ruộng đất công và bán công đã căn
bản vào tay nông dân, chỉ riêng vùng tạm chiếm mới giải phóng, địa chủ cịn
sử dụng một ít (xã Đơng Phƣơng, huyện Kiến Thuỵ, địa chủ cịn sử dụng 24
mẫu).


<i><b>1.2.6. Nhận xét chung về tình hình giai cấp và ruộng đất ở nơng thơn </b></i>
<i><b>Kiến An trước 1955 </b></i>



Từ sau cách mạng Tám đến trƣớc cải cách ruộng đất, tình hình giai cấp
và ruộng đất ở nơng thơn Kiến An có nhiều biến chuyển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

25


Trong kháng chiến, ta đã trừ khử một số tên địa chủ Việt gian phản
động, tịch thu ruộng đất của chúng và một phần ruộng đất đồn điền thực dân.
Mặt khác, ta đã tiến hành một số chính sách hạn chế đƣợc sự bóc lột của địa
chủ, làm yếu cơ sở kinh tế của giai cấp này.


Về thành phần, cả địa chủ và phú nơng đều có xu hƣớng giảm mạnh, và
có sự phân hóa ở các vùng. Vùng du kích giảm mạnh hơn vùng tạm chiếm.
Riêng miền biển, địa chủ cƣờng hào gian ác cịn rất ít hoặc khơng cịn địa chủ
nào.


Sở hữu ruộng đất của địa chủ cũng giảm mạnh. Cho đến trƣớc cải cách
ruộng đất, giai cấp địa chủ toàn tỉnh chiếm chƣa đầy 2% dân số và chỉ cịn
12.2% ruộng đất.


Mức độ bóc lột của địa chủ không còn nặng nề nhƣ trƣớc. Đến năm
1955, nhiều nơi địa chủ hầu nhƣ khơng cịn bóc lột đƣợc nữa.


Về nơng dân lao động, trong thời gian kháng chiến đƣợc tạm chia, tạm
cấp ruộng đất hay nhận ruộng phân tán từ địa chủ, phú nông nên cũng có
chuyển biến về thành phần. Số lƣợng bần, trung nơng ngày một tăng, cố nơng
giảm xuống cịn rất ít. Đời sống của nông dân lao động cũng đƣợc cải thiện
đáng kể. Cho đến trƣớc cải cách ruộng đất, nếu tính cả ruộng đất chiếm hữu
và sử dụng, nơng dân lao động đã có 70%.



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

26


hạn chế nhƣng chƣa bị xóa bỏ hồn tồn. Vì vậy, u cầu về ruộng đất của
nơng dân cần phải đƣợc giải quyết căn bản.


<b>1.3. Chủ trƣơng cải cách ruộng đất của Đảng và Chính phủ </b>


Ngay trong thời kì vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã nhận
thức rõ tầm quan trọng của giai cấp nông dân trong cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam. Đến Hội nghị thành lập Đảng,
trong Chánh cƣơng vắn tắt, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đƣờng cách
mạng Việt Nam “làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng, để
đi tới xã hội cộng sản”[17, 2]. Về nhiệm vụ cách mạng ruộng đất, Cƣơng lĩnh
nêu rõ: “Đảng phải thu phục cho đƣợc đại đa số nông dân, phải dựa vững vào
hạng dân cày nghèo, phải hết sức lãnh đạo dân cày nghèo làm cách mạng thổ
địa, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”, "Thâu hết ruộng đất của đế
quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, bỏ sƣu thuế cho dân
cày nghèo" [17, 3].


Luận cƣơng chính trị tháng 10.1930 của Đảng tiếp tục khẳng định
nhiệm vụ mang lại ruộng đất cho nông dân: “thực hành cách mạng thổ địa cho
triệt để… Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và
các giáo hội; giao ruộng đất ấy cho trung và bần nông, quyền sở hữu ruộng
đất về chánh phủ công nông”[17, 95].


Chủ trƣơng của Đảng trong thời kì này đã thể hiện nhận thức đúng đắn
về vị trí của nơng dân cũng nhƣ vấn đề ruộng đất ở một nƣớc thuộc địa, đặt
nó thành một nhiệm vụ chiến lƣợc gắn liền với nhiệm vụ giải phóng dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

27



Đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 8 (5.1941), Đảng ta xác
định “Cuộc cách mạng Đông Dƣơng hiện tại không phải là cuộc cách mạng tƣ
sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền
địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp “dân
tộc giải phóng [19, 119] Vì vậy, vấn đề ruộng đất, ta chủ trƣơng chỉ tịch thu
ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo, chủ trƣơng chia
lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức…


Trong thời kì cao trào kháng Nhật cứu nƣớc, khu giải phóng Việt Bắc
đƣợc thành lập (6.1945). Chính quyền cách mạng ở khu giải phóng đã tiên
phong thực hiện những chính sách của mặt trận Việt Minh, tịch thu ruộng đất
của đế quốc, tay sai đem chia cho nơng dân khơng có hoặc thiếu ruộng. Thực
tế đó, cho phép ngƣời nông dân trong cả nƣớc hy vọng vào một tƣơng lai
khơng xa: khẩu hiệu “ngƣời cày có ruộng” sẽ trở thành hiện thực.


Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã ban
hành nhiều chủ trƣơng, chính sách để xây dựng kinh tế kháng chiến, đặc biệt
là việc thực hiện chính sách ruộng đất nhằm đem lại quyền lợi kinh tế cho
nông dân. Về vấn đề này, Hội nghị cán bộ lần thứ V (8.1945) khẳng định:
Muốn xố bỏ những tàn tích phong kiến, phát triển nơng nghiệp, phải cải cách
ruộng đất. Song xuất phát từ đặc điểm của cách mạng nƣớc ta, phƣơng thức
tiến hành cách mạng ruộng đất là: “Dùng phƣơng pháp cải cách mà dần thu
hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ lại (ví dụ giảm tô) đồng
thời sửa đổi chế độ ruộng đất (trong phạm vi khơng có hại cho Mặt trận dân
tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lƣợc)…đó cũng là một cách ta thực
hiện cách mạng thổ địa bằng một đƣờng lối riêng biệt”[20, 199].


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

28



tƣ về chính sách ruộng đất, về giảm tơ, giảm tức, nhƣ: Sắc lệnh 78/SL ngày
14.7.1949 ấn định mức địa tô và thành lập ở mỗi tỉnh một Hội đồng giạm tô;
Sắc lệnh 75/SL ngày 1.7.1949 về tịch thu ruộng đất của những phạm nhân bị
kết án làm phƣơng hại đến nền độc lập quốc gia; Thông tƣ số 35/NV ngày
11.6.1949 quy định thể thức chia ruộng đất của Pháp kiều cho dân nghèo; Sắc
lệnh 25/SL ngày 13.5.1950 quy định sử dụng ruộng đất vắng chủ; Sắc lệnh
88/SL ngày 22.5.1950 quy định thể lệ lĩnh canh ruộng đất; Sắc lệnh 89/SL
ngày 22.5.1950 quy định việc giảm lãi, xố nợ, hỗn nợ…


Việc thực hiện chính sách ruộng đất trong thời kỳ này đã từng bƣớc
giải quyết một phần nhu cầu về ruộng đất cho nơng dân. Tính chung lại từ
cách mạng tháng Tám đến đầu năm 1953, ở miền Bắc, qua những cuộc cải
cách từng phần, đã có tới 58,35% tổng số ruộng đất của thực dân và địa chủ
cùng ruộng đất công đã đƣợc chuyển về tay nơng dân [49, 72]. Điều đó có ý
nghĩa hết sức to lớn đối với việc cải thiện đời sống nông dân, bồi dƣỡng lực
lƣợng kháng chiến và thu hẹp thế lực của giai cấp địa chủ.


Riêng ở Kiến An, việc thực hiện chính sách ruộng đất gặp nhiều khó
khăn do đặc điểm của Kiến An là vùng địch chiếm đóng. Chủ yếu mới thực
hiện ở những vùng du kích dƣới hình thức vận động hiến điền, trƣng vay cứu
đói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

29


Trong bối cảnh đó, Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ IV họp từ ngày
25 đến 30.1.1953, đã kiểm điểm chính sách ruộng đất của Đảng trong những
năm kháng chiến. Hội nghị quyết định “Tiêu diệt chế độ sở hữu ruộng đất của
thực dân Pháp và của bọn đế quốc xâm lƣợc khác ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ
phong kiến sở hữu ruộng đất của địa chủ Việt Nam và ngoại kiều, thực hiện
chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân” [21, 153]. Để thực hiện cải cách ruộng


đất trong năm 1953 “cần phóng tay phát động quần chúng nông dân thực hiện
triệt để giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, chia hẳn ruộng đất của thực
dân Pháp và Việt gian cho nông dân, chủ yếu là triệt để giảm tô, nhằm thoả
mãn bƣớc đầu yêu cầu chính đáng về kinh tế của nơng dân… đập tan uy thế
chính trị của địa chủ phong kiến, giành ƣu thế chính trị cho nông dân lao động
ở nông thôn” [21, 154].


Ngày 12.4.1953, Chính phủ ban hành sắc lệnh 149 – SL/TƢ quy định
chính sách ruộng đất của Đảng. Tiếp đó, tháng 11.1953, Hội nghị Trung ƣơng
lần thứ 5 họp và thông qua Cƣơng lĩnh ruộng đất của Đảng, nói rõ mục đích
của cải cách ruộng đất: “Để cải thiện đời sống của nông dân, để đẩy mạnh
kháng chiến, đánh đuổi đế quốc Pháp, can thiệp Mỹ, đánh đổ ngụy quyền,
hoàn toàn giải phóng dân tộc. Để giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy
mạnh sản xuất nông nghiệp, mở đƣờng cho công thƣơng nghiệp phát triển, lợi
cho kháng chiến và kiến quốc…Nông dân yêu cầu đƣợc ruộng đất là một điều
rất chính đáng, rất hợp với lợi ích giải phóng dân tộc. Chỉ có thực hiện khẩu
hiệu ngƣời cày có ruộng, làm cho hàng chục triệu nơng dân hǎng hái tham gia
kháng chiến, thì kháng chiến mới hoàn toàn thắng lợi, cách mạng chắc chắn
thành công” [21, 574 - 575].


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

30


từng bƣớc và có phân biệt, để phát triển sản xuất, đẩy mạnh kháng chiến” [21,
431].


Đƣờng lối trên thể hiện rõ quan điểm, thái độ của Đảng ta đối với
từng giai cấp, tầng lớp ở nông thôn. Mục tiêu trực tiếp của cải cách ruộng
đất là đánh đổ giai cấp địa chủ, xoá bỏ chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất
cho nơng dân. Điều đó khơng có nghĩa rằng đối tƣợng đấu tranh của cải
cách ruộng đất là toàn bộ giai cấp địa chủ với mức độ nhƣ nhau, mà chỉ chủ


yếu tập trung mũi nhọn vào hàng ngũ địa chủ đầu sỏ, phản động, gian ác
trong giai cấp địa chủ, chiếu cố thích đáng những địa chủ tham gia và ủng
hộ kháng chiến. Do đó, phƣơng châm của Đảng là “thoả mãn yêu cầu nông
dân, lại củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, lợi cho kháng
chiến và lợi cho sản xuất. Vì vậy trong khi thực hiện cải cách ruộng đất đối
với giai cấp địa chủ có phân biệt” [21, 431].


Về phƣơng châm và phƣơng pháp đấu tranh là “Làm cho quần chúng
tự giác, tự nguyện đấu tranh giành lại quyền lợi của mình, dùng lực lƣợng
nơng dân để giải phóng nơng dân…Phóng tay phát động quần chúng nơng
dân; tổ chức giáo dục và lãnh đạo quần chúng nông dân đấu tranh, thực hiện
cải cách ruộng đất có kế hoạch, làm từng bƣớc, đi đúng đƣờng lối quần
chúng. Tuyệt đối không dùng cách ép buộc mệnh lệnh” [21, 431].


Trên đây là đƣờng lối chung, cơ bản của Đảng ta về thực hiện cải cách
ruộng đất. Cụ thể, Cƣơng lĩnh ruộng đất quy định đối với việc xử lý ruộng đất
nhƣ sau :


“1. Tịch thu ruộng đất, trâu bị, nơng cụ, nhà cửa và tài sản của thực
dân Pháp và của đế quốc xâm lƣợc khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

31


3. Tịch thu hoặc trƣng thu (tuỳ tội nặng nhẹ) ruộng đất, trâu bị, nơng
cụ, nhà cửa và tài sản của địa chủ phản động và cƣờng hào gian ác.
4. Trƣng thu ruộng đất công và ruộng đất nửa công nửa tƣ, bao gồm
ruộng phe, ruộng giáp, ruộng tƣ văn, tƣ võ, ruộng các đoàn thể…
5. Trƣng thu hoặc trƣng mua (tuỳ trƣờng hợp) ruộng đất của tôn giáo.


6. Tịch thu ruộng đất, trâu bị, nơng cụ, nhà cửa và tài sản của ngoại


kiều hợp tác với đế quốc xâm lƣợc. Trƣng thu ruộng đất trâu bị, nơng
cụ của những địa chủ ngoại kiều khác.


7. Trƣng mua ruộng đất, trâu bị, nơng cụ của địa chủ kháng chiến và
địa chủ thƣờng, song địa chủ kháng chiến đƣợc chiếu cố một cách
thích đáng” [21, 575].


Đối với những ruộng đất vắng chủ hoặc ruộng đất bỏ hoang thì xử lý
theo hình thức trƣng thu hoặc trƣng mua.


Về đối tƣợng đƣợc chia ruộng đất bao gồm: bần, cố, trung nông, kể cả
phú nông thiếu ruộng; các thành phần liệt sĩ, thƣơng binh, bệnh binh, quân
nhân cách mạng; các tầng lớp nghèo khổ khác ở nông thôn; trong những
trƣờng hợp cụ thể vẫn sẽ chia cho gia đình ngƣời thân của địa chủ, nguỵ binh,
ngoại kiều, nhà chùa, nhà thờ, ruộng họ…


Nguyên tắc chia nhƣ sau [21, 485 - 488]:


1. Không chia bình quân, thiếu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít,
khơng thiếu khơng chia.


2. Chia trên cơ sở nguyên canh, rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu, rút gần
bù xa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

32


4. Lấy số diện tích bình qn và số sản lƣợng bình quân ở địa phƣơng
làm tiêu chuẩn để chia.


5. Chia theo đơn vị xã, ruộng nơi nào chia cho nơi ấy. Tuy nhiên nếu


trong 1 xã ruộng nhiều ngƣời ít thì có thể san sẻ một phần cho xã kế
bên ít ruộng nguời đơng, sau khi đã chia hết cho nông dân trong xã và
đƣợc nông dân xã đồng ý.


Trên cơ sở đƣờng lối chung của Đảng, ngày 4.12.1953, Quốc hội khóa
III đã thông qua Luật cải cách ruộng đất, gồm 5 chƣơng, 38 điều, nhằm cụ thể
hóa nội dung cơng tác cải cách ruộng đất. Ngay sau đó, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã kí sắc lệnh 197 – SL về Luật cải cách ruộng đất. Thời điểm này, Kiến An
đang bị tạm chiếm nên chƣa có điều kiện thực hiện cải cách ruộng đất, tuy
vậy, Đảng bộ Kiến An cũng đã phát động phong trào đấu tranh giảm tô, giảm
tức, rút ruộng công, ruộng đồn điền trong tay địa chủ chia cho nơng dân thiếu
ruộng, vì vậy đời sống của nông dân Kiến An trong kháng chiến cũng đƣợc
cải thiện một phần.


Hịa bình lập lại, miền Bắc đƣợc hồn tồn giải phóng, nhiệm vụ khôi
phục kinh tế, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất
đƣợc đặt ra. Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9.1954 một lần nữa khẳng định:
“Chia ruộng cho nơng dân, xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ phải
là chính sách bất di bất dịch của ta… Nếu khơng thực hiện việc tiêu diệt chế
độ ruộng đất của địa chủ thì cũng khơng thể tạo ra điều kiện căn bản để phục
hồi và phát triển kinh tế. Bởi vậy phải tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh cải cách
ruộng đất” [22, 297].


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

33


chủ. Về kinh tế, cải cách ruộng đất tạo điều kiện căn bản để khôi phục và phát
triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng công nghiệp, đẩy mạnh thƣơng nghiệp.
Cải cách ruộng đất là cải thiện dân sinh trƣớc tiên cho nông dân.


Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những sai lầm, hạn chế của các đợt giảm


tơ và thí điểm cải cách ruộng đất trƣớc đó, đồng thời căn cứ vào tình hình
thực tiễn, chính sách cải cách ruộng đất của Đảng sau hịa bình lập lại đã có
sự điều chỉnh: rút khẩu hiệu “đánh đổ Việt gian phản động” đề ra trong kháng
chiến, thu hẹp diện đấu tranh, sửa đổi phƣơng pháp đấu tranh, đối với địa chủ
cần “tăng cƣờng tác dụng của chính quyền và pháp luật, dùng phƣơng pháp
tòa án” [22, 298] để đấu tranh; không vạch linh mục là địa chủ dù họ quản lý
ruộng đất phát canh của nhà chung, mở rộng diện trƣng mua, quy định việc
hiến ruộng với những điều kiện rộng rãi hơn, chiếu cố những nhà công
thƣơng nghiệp kiêm địa chủ; kết hợp cải cách ruộng đất với trấn áp bọn phản
cách mạng phá hoại hiện hành và chỉnh đốn chi bộ nơng thơn vùng mới giải
phóng.


Trên tinh thần đó, một loạt các văn kiện đã ra đời nhằm cụ thể hóa
chính sách cải cách ruộng đất trong thời kỳ này: Mấy vấn đề bổ sung vào
chính sách cải cách ruộng đất đối với vùng mới giải phóng (đƣợc Hội đồng
Chính phủ thơng qua trong phiên họp trung tuần tháng 5.1955), Điều lệ phân
định thành phần giai cấp ở nông thôn (số 472 TTg ngày 1.3.1955 của Thủ
tƣớng phủ)…


Cải cách ruộng đất ở Kiến An đƣợc tiến hành vào đợt 5 - đợt cuối cùng
(từ 25.12.1955 đến 30.7.1956). Nghị quyết cuộc họp thƣờng trực của
UBCCRĐ Khu Tả Ngạn và Bí thƣ các Đồn ủy (12.1955) cũng đã đề ra mục
đích và yêu cầu của cải cách ruộng đất đợt 5 nhƣ sau [12, 4]:


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

34


hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nơng dân, thực hiện ngƣời cày có ruộng,
giải phóng sức sản xuất ở nông thôn khỏi ách phong kiến.


- Phát động tƣ tƣởng quần chúng, triệt để đánh đổ uy thế chính trị của


giai cấp địa chủ, trƣớc hết đánh đổ địa chủ cƣờng hào gian ác đầu sỏ, tổ chức
phản động, trấn áp những hoạt động hiện hành của bọn phản cách mạng và
làm tan rã về căn bản cơ sở tổ chức phản động, thu vũ khí của địch cịn lại và
vũ khí cịn rải rác trong thời kỳ kháng chiến, xây dựng ƣu thế chính trị của
nơng dân lao động, thực hiện nông dân lao động thực sự vĩnh viễn làm chủ
nơng thơn, xây dựng đồn kết nhân dân, đoàn kết lƣơng giáo.


- Xây dựng và chỉnh đốn các tổ chức, chủ yếu là xây dựng chi bộ, làm
cho chi bộ trong sạch, vững mạnh.


- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp để đảm bảo kế hoạch phục hồi và
phát triển kinh tế 2 năm mở đƣờng cho công - thƣơng - nghiệp phát triển để
xây dựng cơ sở cho nền kinh tế dân chủ mới, do đó nâng cao mức sống cho
nhân dân và nông dân lao động, đẩy mạnh cuộc đấu tranh, củng cố hịa bình,
thực hiện thống nhất nƣớc nhà, hoàn thành độc lập, dân chủ trong cả nƣớc.


Đối với chỉnh đốn chi bộ nông thôn trong cải cách ruộng đất, nghị
quyết cũng nhấn mạnh thêm: "về tƣ tƣởng cũng nhƣ tổ chức, vạch rõ ranh
giới giữa Đảng và giai cấp bóc lột, giữa Đảng ta và tổ chức chính trị phản
động, triệt để phá tan tổ chức phản động ở trong Đảng, làm cho chi bộ trong
sạch, vững mạnh" [12, 4].


<b>1.4. Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

35


Việc tiến hành cải cách ruộng đất do các đoàn trực tiếp chỉ đạo, Tỉnh uỷ
Kiến An đƣợc xác định là phải phối hợp với các đoàn uỷ cải cách ruộng đất để
cải cách ruộng đất đợt 5 hoàn thành thắng lợi.



Hai đoàn song song tiến hành trong thời gian 5 tháng từ 1.1956 đến
5.1956, theo các bƣớc: bắt rễ, xâu chuỗi, phát động quần chúng, vạch thành
phần, truy thu thuế, thối tơ, chia ruộng đất, xác định diện tích, sản lƣợng để lập
sổ bộ thuế nông nghiệp, chỉnh đốn tổ chức, bồi dƣỡng cán bộ, phát huy thắng lợi
của cải cách ruộng đất.


Cụ thể, Kiến An đã đạt đƣợc những kết quả chính sau:


<i>Về chính trị: </i>


Ta đã quy vạch đúng 1.769 địa chủ, đánh mạnh vào 190 địa chủ cƣờng
hào gian ác [3, 63], bộ phận phản động nhất của giai cấp địa chủ. Ta cũng đã
thanh thải đƣợc những phần tử xấu chui vào cơ quan lãnh đạo ở nông thôn.


Kết hợp với cải cách ruộng đất, ta đã trấn áp bọn phản cách mạng, bọn
phá hoại, khám phá ra một số vụ phá hoại và trừng trị thích đáng những tên cầm
đầu, giải quyết một phần lớn tình hình hỗn tạp: nguỵ qn, nguỵ quyền, gián
điệp, góp phần ổn định nơng thơn. Bên cạnh đó, ta cũng đã thu hồi một số vũ khí
rải rác trong nơng thơn, nhất là vũ khí của địch để lại trong tay các thế lực phản
động, ngăn chặn đƣợc những tác hại có thể xảy ra.


<i>Về kinh tế: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

36


Trong đó ta đã lấy 14.501 mẫu 8 sào ruộng đất của địa chủ để chia cho
nông dân. Đồng thời tuyên bố công nhận quyền sở hữu thực sự cho nông dân đối
với 12.148 mẫu trƣớc đây địa chủ đã phân tán và nông dân sử dụng [3, 63]. Mức
bình quân chiếm hữu ruộng đất ở Kiến An đã thay đổi.



<i>Bảng 1.7. Bình quân nhân khẩu ruộng đất ở Kiến An trước và sau CCRĐ </i>
<i>[1, 32-33] </i>


<b>Thành phần </b> <b>Trƣớc CCRĐ </b> <b>Sau CCRĐ </b>


Cố nông 2 thƣớc 2 sào 6 thƣớc


Bần nông 14 thƣớc 2 sào 12 thƣớc


Trung nông 2 sào 7 thƣớc 4 sào 2 thƣớc


Phú nông 6 sào 7 thƣớc 5 sào


Địa chủ 1 mẫu 7 sào 2 sào 5 thƣớc


Ngoài ra ta cũng đã lấy trong tay địa chủ 1.609 con trâu bò, 2.266 chiếc
cày bừa, 2.550 nhà cửa chia cho bần cố nông [3, 63].


<i>Về chỉnh đốn tổ chức: </i>


Cơng tác Đảng: Trƣớc cải cách ruộng đất chỉ có 64 chi bộ Đảng ở nông
thôn, nay đã có 107 chi bộ; nhiều nơi trƣớc khơng có nay cũng đã xây dựng
đƣợc nhƣ Kiến Thuỵ, ven đƣờng 5 An Dƣơng, ven thị xã và khu 1 An Lão.


Toàn tỉnh đã kết nạp thêm 917 đảng viên cùng với số đảng viên cũ còn
đƣợc ở lại Đảng là 1.299, tổng cộng là 2.216 đồng chí, trong đó có 586 đồng chí
nữ, 12 đảng viên cơng giáo. Về thành phần có 764 cố nông, 1.028 bần nông, 397
trung nông, 27 ngƣ dân [11, 11-12].


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

37



Công tác nông hội: toàn tỉnh đã kết nạp đƣợc 133.352 hội viên, trong đó
có 77.428 là nữ, 3.580 thuộc thành phần công giáo, 3.966 trƣớc là nguỵ binh và
2.305 tề trƣớc [11, 12].


Công tác thanh niên: Tỉnh đã xây dựng đƣợc Đoàn Thanh niên Lao động,
kết nạp thêm 5.023 đoàn viên [11, 12].


*
* *


Thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng và đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp
của Khu Ủy và UBCCRĐ khu Tả Ngạn, cải cách ruộng đất ở Kiến An đƣợc tiến
hành từ tháng 1.1956 đến tháng 6.1956. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc về
kinh tế, cải cách ruộng đất ở Kiến An cũng đạt đƣợc những kết quả nhất định về
chính trị và chỉnh đốn tổ chức.


Cải cách ruộng đất ở Kiến An đã đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ, xố bỏ
quan hệ bóc lột phong kiến ở nơng thơn, đem lại ruộng đất, uy thế chính trị và
quyền làm chủ cho nhân dân, tạo tiền đề đƣa nông thôn tiến vào con đƣờng hợp
tác hố nơng nghiệp.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, cải cách ruộng đất đã mắc
phải những sai lầm nghiêm trọng: sai lầm về quy vạch thành phần, quy kết phản
động, nghiêm trọng hơn cả là đánh cả vào nội bộ đảng, làm tê liệt các tổ chức cơ
sở đảng, biến đó thành một cuộc thanh đảng quy mô lớn. Hậu quả của những sai
lầm phổ biến, nghiêm trọng, kéo dài đã gây nên tình trạng chia rẽ, mất đồn kết
trong nơng thơn, trong nội bộ Đảng, làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân
dân vào Đảng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

38


<b>Chƣơng 2. THỰC HIỆN CÔNG TÁC SỬA SAI, HOÀN </b>


<b>THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1956-1957</b>

)



<b>2.1. Những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Kiến An </b>


<i>Sai lầm về vạch thành phần: </i>


Do không nghiên cứu kỹ, khơng thấy hết tình hình đặc điểm ở nơng
thơn, sự chuyển biến về thành phần giai cấp từ sau Cách mạng Tháng Tám,
nên Khu đã chỉ đạo tỷ lệ khơng chính xác: 5% địa chủ, 25% địa chủ cƣờng
hào gian ác [12, 79], dẫn đến hậu quả quy vạch địa chủ bừa bãi.


Cụ thể đoàn 3 đã vạch 2.820 địa chủ (tỷ lệ 4.4%), trong đó quy 721 địa
chủ cƣờng hào gian ác (tỷ lệ 25.5%). Đoàn 4 (bao gồm cả Hải An - Hải
Phòng) đã vạch 2.192 địa chủ (tỷ lệ 4.4%), trong đó quy 624 địa chủ cƣờng
hào gian ác (tỷ lệ 28.4%) [40, 1].


Toàn tỉnh đã quy sai 4.300 hộ, trong đó, số bị quy sai lên phú nông là
2.072 hộ (tỷ lệ sai 85.5%); số bị quy sai lên địa chủ là 2.228 hộ (tỷ lệ sai
55.7%). Trong số 4.300 hộ bị quy sai, nhiều nhất là trung nông với 3.475 hộ
trung nông bị quy sai thành phần (trong đó, 1.469 hộ bị quy nhầm thành địa
chủ). Số bị kích sai lên địa chủ cƣờng hào gian ác là 882 hộ (tỷ lệ sai 82.9%)
[3, 45].


<i>Sai lầm về quy kết phản động: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

39



oan, tù oan, tử hình oan đa số là cán bộ đảng viên và nông dân lao động. [3,
60].


<i>Sai lầm trong chính sách tịch thu, trưng thu, trưng mua: </i>


Cƣơng lĩnh của Đảng và Luật Cải cách ruộng đất đã nêu lên tinh thần
chung của chính sách là triệt để xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng
đất, nhƣng có phân biệt, cụ thể quy định:


Tịch thu toàn bộ ruộng đất của đế quốc thực dân; tịch thu, trƣng thu
ruộng đất trâu bò, nông cụ, lƣơng thực thừa và các tài sản khác của địa chủ
việt gian phản động và cƣờng hào gian ác, tịch thu toàn bộ hoặc một phần tùy
tội nặng nhẹ, cịn lại thì trƣng thu; trƣng mua ruộng đất, trâu bò của nhân sỹ
dân chủ, địa chủ kháng chiến, địa chủ thƣờng, còn nhà cửa và lƣơng thực thừa
thì khơng động chạm đến.


Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do quy sai nhiều thành phần
không phải là địa chủ thành địa chủ, hoặc thành địa chủ cƣờng hào gian ác,
việt gian phản động nên đã đụng chạm đến ruộng đất, tài sản của những ngƣời
mà lẽ ra chúng ta phải bảo hộ. Ngoài ra văn bản quy định tạm thời để thực
hiện luật cải cách ruộng đất có đôi chỗ chỉ đạo không rõ ràng, nhƣ: đối với
nhà cửa, lƣơng thực thừa và các tài sản khác của địa chủ kháng chiến và địa
chủ thƣờng trong trƣờng hợp nhân dân quá thiếu lƣơng thực, vốn sản xuất,
khơng có nhà ở, đƣợc Ủy ban Cải cách ruộng đất đồng ý thì có thể trƣng mua
một phần để chia cho nông dân. Vì vậy dẫn đến việc trƣng mua tràn lan đối
với những tài sản không phải ruộng đất của địa chủ kháng chiến và địa chủ
thƣờng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

40



Ngoài ra đối với ruộng đất địa chủ đã phân tán vào tay nơng dân, có nơi
trƣng mua q rộng, có nơi chia xong ruộng cịn thừa cũng đem ra trƣng mua,
có nơi cịn trƣng mua cả vào ruộng tƣ của trung nông.


Đối với những ngƣời có ít ruộng đất phát canh hoặc th ngƣời làm,
ruộng đất của phú nông đem phát canh cũng chỉ nên trƣng mua ở những nơi
thật cần thiết nhƣ đã quy định, thì ta cũng trƣng mua tràn lan.


Ta lại đã trƣng thu, trƣng mua quá mức ruộng đất của các tơn giáo, trái
với chính sách tự do tín ngƣỡng của Đảng, làm cho quần chúng nhất là quần
chúng giáo dân hoang mang, nghi ngờ chính sách của Đảng.


Tổng cộng trong đợt cải cách ruộng đất ở Kiến An, ta đã tịch thu, trƣng
thu, trƣng mua 104.274 mẫu ruộng, trong đó: tịch thu, trƣng thu, trƣng mua
của địa chủ là 15.250 mẫu 8 sào; trƣng mua của các thành phần khác, trƣng
thu của nhà chung và ruộng đất công và bán cơng là 13.584 mẫu; cịn lại là
ruộng đất của gia đình nơng dân và các thành phần khác bị quy sai.


<i>Sai lầm về chỉnh đốn tổ chức: </i>


Các đoàn cải cách ruộng đất đã nhận định không đúng và thiếu cơ sở
thực tiễn về các tổ chức cũ, cho rằng: “tổ chức phần lớn là do địch lập lên, chi
bộ quốc dân Đảng lồng vào chi bộ ta” [11, 12]. Sở dĩ có nhận định sai lầm
nhƣ vậy là do, từ phía Khu có chủ trƣơng xuống: "Cuộc đấu tranh giai cấp
gay go quyết liệt, địch sẽ phá hoại có kế hoạch, có chuẩn bị, có lãnh đạo
thống nhất của bọn đế quốc phản động, gián điệp. Mọi cán bộ phải đề cao
cảnh giác, chống mù quáng dựa vào tổ chức cũ" [12, 4].


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

41



Thiết, Cấp Tiến, Quyết Tiến, Minh Đức (Tiên Lãng), Hùng Tiến (Vĩnh Bảo),
Đồ Sơn, Tân Trào (Kiến Thuỵ), Tân Việt (An Lão) [11, 12].


Cũng trong chỉnh đốn tổ chức, ta đã gạt 2.126 đảng viên ra khỏi Đảng,
trong đó có 270 chánh phó bí thƣ và chi uỷ viên. Nhiều đảng viên bị đả kích
thành “đầu sỏ Quốc dân Đảng” hay địa chủ cƣờng hào gian ác. Ta đã kết án
oan 72 đồng chí trong đó 67 đồng chí bị kết án đi tù, 14 đồng chí bị oan quá
đã tự sát, 1 số đồng chí phải mang thƣơng tật; xử bắn 5 đồng chí trong đó có 3
bí thƣ chi bộ [3, 61].


Ngồi ra, các cơ quan lãnh đạo chính quyền, đồn thể cũng do xử trí ẩu
đi đến xáo trộn hoặc tan vỡ. Nhiều chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ khơng
cịn hoạt động. Vai trị chính quyền bị lu mờ hoặc mất tác dụng, những đội
dân qn du kích, cơng an xã đã từng lăn lộn hy sinh giết giặc, bảo vệ Đảng,
bảo vệ cách mạng, bảo vệ nhân dân cũng bị xử trí, bị giải tán, bị quy kết phản
động. Ty công an Kiến An sau bƣớc 1 cải cách ruộng đất hầu nhƣ bị vơ hiệu
hố do đó nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt, bị xử trí oan, thậm chí có nơi tồn
bộ Ban Công an xã bị quy là Việt Nam Quốc dân đảng có liên quan với địch
[1, 35].


Cụ thể, trƣớc cải cách ruộng đất đồn 3 có 6.073 dân quân du kích,
trong cải cách đã xử trí 3.915 (chiếm 64.4%); số ngƣời trong UBHC trƣớc có
363, đã xử trí 284 (tỷ lệ 78.2%). Đồn 4 có 2.469 dân qn du kích, đã xử trí
1.818 (chiếm 73.6%); số ngƣời trong UBHC có 214, đã xử trí 188 (tỷ lệ
87.8%) [40, 3]. Hầu hết những trƣờng hợp xử trí trên đây đều là sai.


<i>Sai lầm trong chính sách đối với tôn giáo, chủ yếu là thiên chúa giáo </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

42



giảm tô và cải cách ruộng đất, thực hiện những yêu cầu về kinh tế và chính trị
thì đồng thời phải tơn trọng tự do tín ngƣỡng của quần chúng và chiếu cố
trình độ của quần chúng giáo dân [3, 48]. Đối với vấn đề ruộng đất, Luật Cải
cách ruộng đất đã quy định: "Nhà chung, nhà chùa, từ đƣờng họ và các cơ
quan tôn giáo khác đƣợc để lại một phần ruộng đất dùng vào việc thờ cúng”.


Song trong chỉ đạo thực hiện, Khu đã nhận định và chủ trƣơng sai lệch:
bọn phản động đội lốt tôn giáo ngấm ngầm phá hoại, có nhiều thủ đoạn tinh
vi, thƣờng thơng qua bọn chánh trƣởng, tu sĩ để công khai phá ta. Chúng bao
vây cán bộ, bố trí ngƣời để ta bắt rễ…Phải chủ trƣơng tấn công ngay từ đầu,
khi mới về chƣa phát động quần chúng ngay, phải kết hợp với biện pháp
chính quyền kịp thời trấn áp bọn phản động đội lốt thầy tu, có thế mới tranh
thủ đƣợc quần chúng.


Do xuất phát từ nhận định tình hình địch quá cao đã dẫn tới đấu lung
tung, khơng căn cứ vào tình hình thực tiễn là linh mục đã đi Nam khá nhiều,
lại không thấy yêu cầu của giáo dân cần có linh mục làm lễ, nên ít chú ý đến
tranh thủ linh mục, chỉ tích cực đem ra đấu và kiểm thảo. Bọn phản động đã
lợi dụng sai lầm đó của ta để tuyên truyền, lôi kéo quần chúng, kích động
quần chúng, khiến cho quần chúng giáo dân hoang mang, nghi ngờ, thậm chí
chống lại chính sách của Đảng và Chính phủ.


Không những đối với linh mục mà cả sƣ sãi cũng bị kiểm thảo nhất
loạt. Do truy tố sai đã làm cho 2 nhà sƣ tự sát. Có nơi còn bắt sƣ truy là tổ
chức phản động, có sƣ bị quy địa chủ cƣờng hào gian ác, tịch thu toàn bộ tài
sản của nhà chùa đem chia cho nông dân (Chùa Tây Ngƣ, xã Vĩnh Tiến,
huyện Vĩnh Bảo) [3, 49].


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

43



nơi lấy cả nhà chung làm chỗ giam địa chủ, có nơi lấy nhà chùa cho địa chủ ở
sau khi tịch thu nhà cửa của họ nhƣ ở thôn Kim Châm, xã Mỹ Đức, huyện An
Lão [3, 50]. Đối với thủ tục tôn giáo của quần chúng cũng không đƣợc coi
trọng khiến cho nhiều quần chúng tỏ ra bất bình.


Đối với vấn đề tổ chức trong vùng thiên chúa giáo, ta lại nặng tƣ tƣởng
thành kiến nên đã chủ trƣơng không cho ngƣời công giáo làm ăn xa. Những
cán bộ, đảng viên ngƣời công giáo hầu hết bị quy kết phản động, đƣa ra đấu
và xử trí oan, một số bị cầm tù (100 cán bộ kể cả đảng viên [3, 50]). Do đó,
cơ sở của ta ở vùng này tan rã nghiêm trọng.


Những sai lầm trên đã động chạm đến quyền tự do tín ngƣỡng của quần
chúng, phạm và chính sách tơn giáo của Đảng, gây ảnh hƣởng xấu trong quần
chúng và cũng đã hạn chế một phần không nhỏ đối với thắng lợi của cải cách
ruộng đất.


Ngoài những sai lầm nghiêm trọng trên đây, chúng ta còn mắc nhiều
sai lầm khác nhƣ: sai lầm trong việc thực hiện đƣờng lối giai cấp ở nông thôn,
sai lầm trong thực hiện một số chính sách giảm tơ, thối tơ, thanh tốn tiền
cơng quỵt; chính sách chia ruộng đất, trâu bị, nơng cụ và các tài sản khác; sai
lầm trong điều chỉnh diện tích, sản lƣợng; việc chấp hành chính sách đối với
thƣơng binh, tử sĩ, phục viên; chính sách đối với miền biển…


Những nguyên nhân chính dẫn đến khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng
về nhiều mặt nhất là chỉnh đốn tổ chức và trấn áp phản cách mạng ở Kiến An
là do:


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

44


- Tƣ tƣởng chỉ đạo thiếu kiên định đã dẫn đến bị uốn theo khuynh


hƣớng tả khuynh, sợ tả hơn sợ hữu. Tƣ tƣởng đó đã chi phối mọi mặt: từ nhận
định tình hình, nắm tinh thần chính sách, chỉ đạo chấp hành chính sách, đến
chỉ đạo cơng tác tƣ tƣởng đều có lệch lạc.


- Không đứng vững trên lập trƣờng cách mạng đúng đắn, trong lúc chỉ
đạo thực hiện và thực hiện, để tƣ tƣởng tự phát của nông dân chi phối, đi đến
bần cố nông chủ nghĩa: tạo cho đảng viên bần cố nơng vai trị cốt cán trong
lãnh đạo đảng, có nơi chi ủy yếu mở rộng cho Ban Chấp hành nơng hội cùng
học, thực hiện chính sách ruộng đất thì chỉ đặt quyền lợi của bần cố nơng trên
hết, rất ít chú ý đến quyền lợi của trung nông và các tầng lớp nông dân lao
động khác.


- Chuyên quyền, độc đoán, làm việc thiếu dân chủ, tập thể thành một hệ
thống từ trên xuống dƣới, đã khống chế cao độ tƣ tƣởng cán bộ và quần
chúng. Những sai lầm phát hiện ra thƣờng khơng đƣợc chấp nhận mà cịn bị
ngăn chặn bằng lối phê bình quy lập trƣờng chụp mũ, đe dọa kỷ luật, khiến
cho nhiều cán bộ quần chúng trở nên kém tích cực, khơng dám đấu tranh, hệ
quả là sai lầm càng nghiêm trọng hơn.


- Tổ chức thực hiện chƣa đúng, chƣa sát. Việc bố trí cán bộ thì q đề
cao cốt cán và cán bộ mới bồi dƣỡng trong cải cách ruộng đất. Nhiều cán bộ
có năng lực lãnh đạo khơng đƣợc sử dụng đúng chỗ, trong khi đó lại đề bạt
một số cán bộ còn non kém giữ vai trị lãnh đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

45


Kiểm tra đơn đốc thì thì thiếu thƣờng xuyên, lại thiên về thúc giục đánh
địch, xử trí đảng viên. Báo cáo thiếu khách quan, đơi khi khơng trung thực
thậm chí cịn sáng tạo ra những sai lầm.



Những sai lầm trên đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng: khơng
những mất mát về ngƣời và của, mà cịn dẫn đến tình trạng chia rẽ, mất đồn
kết trong nông thôn, trong nội bộ Đảng, niềm tin của quần chúng nhân dân
vào Đảng bị suy giảm.


Phải hơn 30 năm sau, chúng ta mới dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, rằng: nguyên nhân của những sai lầm nghiêm trọng trong cải
cách ruộng đất là do bệnh giáo điều, tả khuynh, và lẽ ra có thể giải quyết vấn
đề ruộng đất và quyền lợi của nông dân bằng những cách khác, không nhất
thiết phải tiến hành bằng cách nhƣ ta đã làm trong cải cách ruộng đất. Nhƣng
quan trọng hơn cả là Đảng ta cũng đã nhận ra sai lầm, dũng cảm thừa nhận sai
lầm và sẵn sàng, quyết tâm để sửa chữa những sai lầm đó.


<b>2.2. Chủ trƣơng và biện pháp sửa sai </b>


<i><b>2.2.1. Chủ trương và biện pháp sửa sai của Trung ương Đảng và </b></i>
<i><b>Chính phủ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

46


Trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, ta cũng phạm phải những
sai lầm nghiêm trọng và kéo dài. Tháng 4.1956, Đảng đã phát hiện ra sai lầm
và có chỉ thị sửa chữa những sai lầm ấy. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng lần
thứ 10 (9.1956) đã chỉ ra những sai lầm và kết luận: <i>Đó là những sai lầm </i>


<i>nghiêm trọng, phổ biến, kéo dài về nhiều mặt, những sai lầm về những vấn đề </i>
<i>nguyên tắc, trái với chính sách của Đảng, trái với nguyên tắc và điều lệ của </i>
<i>một Đảng theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, trái với chế độ pháp luật của nhà nước </i>
<i>dân chủ nhân dân. Những sai lầm đó khơng những đã hạn chế những thắng </i>
<i>lợi đã thu được mà lại gây ra những tổn thất rất lớn cho cơ sở của Đảng, của </i>


<i>chính quyền, của các tổ chức quần chúng, ảnh hưởng tai hại đến chính sách </i>
<i>mặt trận của Đảng ở nông thôn cũng như ở thành thị, ảnh hưởng nhiều đến </i>
<i>tình cảm và đời sống bình thường của nhân dân ta, làm cho tình hình nơng </i>
<i>thơn căng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần đồn kết và phấn khởi trong Đảng </i>
<i>và trong nhân dân, đến công cuộc củng cố miền Bắc, đến sự nghiệp đấu tranh </i>
<i>để thực hiện thống nhất nước nhà</i> [24, 539-540].


Hội nghị lần thứ 10 chủ trƣơng kiên quyết sửa chữa sai lầm trong cải
cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, phát huy những thắng lợi và thành quả
đã đạt đƣợc, đoàn kết nội bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, gây tinh
thần phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, hồn thành tố cơng tác cải cách ruộng đất.
Hội nghị khẳng định: “Chúng ta không sợ vạch rõ sai lầm, khi đã thấy sai lầm
thì chúng ta kiên quyết sửa chữa đƣợc”. Trên tinh thần đó, Hội nghị đã đề ra
một loạt chủ trƣơng, biện pháp để sửa chữa sai lầm.


<i>Phương châm của việc sửa sai là</i>: [24, 559-561]


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

47


Sửa chữa sai lầm phải tiến hành trên cơ sở đảm bảo lợi ích của nơng
dân lao động, đồng thời chiếu cố thích đáng đến lợi ích của các tầng lớp khác.
Phải nắm vững đƣờng lối nơng thơn của Đảng, nắm vững những chính
sách cụ thể của Đảng và Chính phủ về sửa chữa sai lầm.


Phải đi theo đƣờng lối quần chúng, chống quan liêu, mệnh lệnh.


Phải gắn liền với việc thực hiện tốt các công tác trƣớc mắt ở địa
phƣơng, chủ yếu là đẩy mạnh sản xuất.


Phải gấp rút sửa chữa những sai lầm về chỉnh đốn tổ chức, củng cố lực


lƣợng của Đảng, coi đó là cơ sở để thực hiện sửa chữa những sai lầm khác.


Việc sửa chữa sai lầm phải do các cấp ủy của Đảng và chính quyền địa
phƣơng trực tiếp chỉ đạo và phụ trách<i>. </i>


<i>Nội dung chính sách sửa sai gồm 12 điểm sau</i>: [24, 561-564]


1. Đối với những chi bộ giải tán hoặc bị đăng ký sai, nay đều phải
tuyên bố xóa bỏ các quyết định ấy. Tất cả các đảng viên bị xử trí sai đều đƣợc
trả lại đảng tịch.


2. Cán bộ và những ngƣời dân bị xử trí sai đều đƣợc sửa lại: về chính
trị, đƣợc khơi phục cơng quyền, danh dự, công tác. Những ngƣời bị bắt oan
đều phải đƣợc trả lại tự do. Về kinh tế, họ sẽ đƣợc đền bù thích đáng, giúp đỡ
sinh sống. Tất cả những huân chƣơng, bằng khen, huy hiệu đã bị tƣớc hoặc bị
mất, đều phải đƣợc trả lại.


3. Phải chấp hành đúng chính sách ƣu đãi đối với quân nhân cách
mạng, quân nhân phục viên, thƣơng binh, gia đình liệt sĩ, gia đình của những
ngƣời có cơng với cách mạng, gia đình cán bộ, gia đình bộ đội và gia đình
nhân sĩ dân chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

48


tài sản đƣợc giải quyết trên tinh thần đoàn kết, thƣơng lƣợng, giúp đỡ lẫn
nhau.


5. Đối với phú nông, không đƣợc coi nhƣ địa chủ. Phải thực hiện đúng
chính sách liên hiệp phú nơng. Đối với địa chủ thì thi hành đúng những điều
đã quy định đối với địa chủ sau cải cách ruộng đất.



6. Phải chấp hành đúng chính sách tơn giáo…
7. Phải chấp hành đúng chính sách dân tộc…


8. Phải điều chỉnh lại diện tích và sản lƣợng cho đúng để nhân dân yên
tâm sản xuất và đóng góp đƣợc cơng bằng. Chỗ nào sai thì sửa, khơng sửa lại
tràn lan.


9. Phải gấp rút cứu giúp những ngƣời vì sai lầm trong cải cách ruộng
đất mà hiện bị đau ốm nặng hoặc khơng có cách gì sinh sống, chú trọng cứu
giúp ngƣời già, trẻ con, bất cứ họ thuộc thành phần nào.


10. Bỏ tất cả những lệnh quản chế đối với những ngƣời bị quy oan là
phản động, hoặc cƣờng hào gian ác, bất cứ thuộc thành phần nào…Cấm bắt
bớ lung tung…


11. Đối với cán bộ cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức phạm sai
lầm thì cần phải kiểm thảo, lấy giáo dục làm chính để giúp đỡ sửa chữa. Sửa
lại những trƣờng hợp thi hành kỷ luật và khen thƣởng sai.


12. Cần tiến hành ngay việc sửa chữa những sai lầm trong phát động
quần chúng chỉnh đốn tổ chức ở các xí nghiệp, cơng trƣờng, cơ quan.


<i>Kế hoạch sửa sai được tiến hành theo ba bước</i>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

49


<i>Bước 2: </i>Nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành sửa sai về thành phần và đền bù
tài sản cho những ngƣời bị quy sai, đồng thời sửa chữa những sai lầm về các
chính sách khác mà trong cải cách ruộng đất đã làm sai.



<i>Bước 3: </i>Tiến hành kiểm điểm công tác sửa sai và tiếp tục giải quyết
những vấn đề cịn tồn tại; nơi nào cần thiết thì bầu lại Chi ủy, bầu lại các cơ
quan lãnh đạo, nhƣ Ủy ban hành chính và Ban chấp hành nơng hội…


<i>Phương pháp sửa chữa </i>[24, 564]:


Phải dựa vào quần chúng, không tổ chức thành đoàn, đội và không
dùng cách đấu, tố nhƣ trong giảm tô và cải cách ruộng đất. Việc sửa chữa do
các cấp ủy cùng các cấp chính quyền trực tiếp phụ trách với sự tham gia tích
cực của các đồn thể quần chúng, của tổ chức mặt trận các cấp. Việc sửa chữa
phải tiến hành từ trong Đảng mà ra, trên cơ sở củng cố cơ quan lãnh đạo của
Đảng ở các cấp, củng cố chi bộ mà tiến hành việc giáo dục chính sách cho
nhân dân, phát huy dân chủ, kiểm thảo sai lầm, đề ra biện pháp sửa chữa cho
đúng.


Trên tinh thần đó, một loạt các văn kiện đã đƣợc ban hành nhằm cụ thể
hóa chính sách sửa sai trong cải cách ruộng đất: Nghị quyết của Hội đồng
Chính phủ về chính sách đối với địa chủ sau cải cách ruộng đất (10.1956),
Thông tƣ 1196-TTg (28.12.1956) giải thích và bổ sung một số điểm về chính
sách phân định thành phần giai cấp ở nông thôn, Thông tƣ số 01-LD/TT
(3.1.1957) về việc đền bồi quyền lợi vật chất cho những ngƣời bị xử trí sai,
Thơng tƣ 86-TTg (13.3.1957) về việc sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng
đất và chỉnh đốn tổ chức, về việc chấp hành chính sách ƣu đãi gia đình liệt sĩ
và các quân nhân cách mạng, Thông tƣ 417-TTg (11.9. 1957) bổ sung về việc
đền bù tài sản…


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

50


Thực hiện nghị quyết 10 của Trung ƣơng Đảng, căn cứ vào yêu cầu,


phƣơng châm và chính sách sửa sai, Tỉnh uỷ Kiến An đã ban hành các nghị
quyết, thông tri, chỉ thị về kế hoạch và biện pháp sửa sai trên địa bàn tỉnh
Thực hiện thông tƣ số 1162-TTg của Thủ tƣớng phủ, Ủy ban hành chính Tỉnh
Kiến An đã họp và ra nghị quyết 314-NQ/KA (8.2.1957) thành lập UBCCRĐ
Tỉnh để giúp đỡ UBHC Tỉnh trong việc theo dõi tình hình về sửa chữa sai lầm
trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.


Tồn bộ cơng tác sửa sai đều dựa trên kế hoạch toàn diện của Trung
ƣơng, nhƣng cũng phải căn cứ vào tình hình địa phƣơng để thực hiện cho phù
hợp.


Trên cơ sở đó, công tác sửa sai đƣợc tiến hành theo ba bƣớc:
Bƣớc 1: gồm 6 việc:


+ Giáo dục chính sách cho cán bộ và nhân dân.


+ Trả tự do cho những ngƣời bị bắt, bị xử trí sai và giải quản cho những
ngƣời bị quản chế không đúng.


+ Trả lại thành phần cho những ngƣời bị quy sai.
+ Sơ bộ chấn chỉnh tổ chức.


+ Giải quyết những vấn đề trƣớc mắt.


+ Kết hợp với những công tác trên giúp dân sản xuất.
Bƣớc 2: gồm 2 việc:


+ Bồi hoàn lại ruộng đất, tài sản cho những ngƣời trƣớc đây bị quy sai
lên địa chủ.



+ Chữa lại diện tích, sản lƣợng ở những nơi chƣa làm đúng.
Bƣớc 3: gồm 3 việc:


+ Chấn chỉnh lại các tổ chức


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

51


<b>2.3. Quá trình thực hiện và kết quả công tác sửa sai </b>
<i><b>2.3.1. Tuyên truyền giáo dục học tập nghị quyết </b></i>


Sau khi nhận đƣợc chỉ thị sửa sai, từ cuối tháng 8 đến tháng 10, Tỉnh
uỷ Kiến An đã mở nhiều hội nghị với Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính
trị, gia đình cách mạng, tôn giáo, quân nhân phục viên...học tập thƣ của Hồ
chủ tịch, Nghị quyết 10 Ban Chấp hành trung ƣơng mở rộng.


Một số đảng viên sau khi đƣợc trả lại tự do, tham gia học tập đã nhận
thức rõ thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất, trƣớc tình trạng uy tín của
Đảng và Chính phủ bị tổn thƣơng đã thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc
sửa chữa sai lầm khuyết điểm. Một số đồng chí đã trở về địa phƣơng làm
công tác tƣ tƣởng cho những cán bộ, đảng viên khác.


Việc học tập Nghị quyết 10 của Trung ƣơng Đảng đã làm cho tƣ tƣởng
của cán bộ, đảng viên có sự chuyển biến tốt và tác động tích cực đến quần
chúng nhân dân. Mọi ngƣời đã động viên nhau "thông cảm với cán bộ",
"không thể ngồi mà nghĩ về cái đã qua", quan trọng là chung tay xây dựng cái
mới, đoàn kết ổn định nhƣ lời chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi.


Ngồi ra Tỉnh uỷ còn triển khai học tập các chính sách của Đảng ở
nông thôn, đặc biệt là chính sách sửa thành phần và đền bù tài sản, chính sách
đối với thƣơng binh, tử sĩ, gia đình có cơng với cách mạng; chính sách tự do


tơn giáo, tín ngƣỡng; chính sách đối với nguỵ quân, nguỵ quyền,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

52


mích, gây rối ở nơng thơn cũng đã giảm nhiều. Đây chính là điều kiện thuận
lợi để chúng ta có thể thực hiện sửa sai nhanh chóng và triệt để, sớm đƣa
nông thôn trở lại hoạt động bình thƣờng.


<i><b>2.3.2. Cơng tác trả lại tự do cho những người bị quy kết sai </b></i>


Tỉnh uỷ Kiến An đã chỉ đạo thực hiện công tác trả tự do khẩn
trƣơng.


Về tổ chức: Ban lãnh đạo chung gồm 5 ngƣời do chủ tịch UBHC
tỉnh làm trƣởng ban. Ngồi ra cịn có 5 bộ phận giúp việc: Bộ phận tổ
chức, bộ phận giáo dục, bộ phận quản trị, bộ phận y tế, bộ phận phân loại
hồ sơ.


Công tác trả tự do đƣợc chia thành 3 bƣớc với những đối tƣợng
khác nhau.


Bƣớc 1: Xét trả tự do cho những cán bộ, đảng viên và gia đình cán
bộ, bộ đội bị truy bức và bị truy chụp phản động hay phá hoại hiện hành;
khôi phục công quyền và danh dự cho họ. Đồng thời tạm tha đối với địa
chủ già yếu hoặc có con mọn mà xét tha về khơng cịn khả năng chống
phá.


Bƣớc 2: Trả tự do cho những nông dân lao động hoặc thành phần
khác trong cải cách ruộng đất bị quy oan là phản động hoặc phá hoại hiện
hành. Khôi phục công quyền và danh dự cho họ.



Bƣớc 3: Xét trả tự do cho những nông dân lao động hoặc địa chủ
thƣờng, địa chủ kháng chiến bị quy oan là phản động hoặc phá hoại hiện
hành và bị kích lên thành địa chủ cƣờng hào gian ác. Ở bƣớc này, tuỳ theo
tội nặng nhẹ hoặc trả tự do, khoan hồng, hoặc cải án phóng thích, ân xá,
ân giảm, hay ngun án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

53


trả tự do. 2) Tổ chức tiếp đón phạm nhân đƣợc trả tự do và chuẩn bị mở
lớp học tập. Đồng thời ban tổ chức sơ bộ phân loại để bố trí học tập cho
hợp lý, đối chiếu phân loại. 3) Tiến hành mít tinh, cơng bố trả tự do cho
những ngƣời bị xử trí oan.


1. Phổ biến chính sách và chuẩn bị tƣ tƣởng cho cán bộ, đảng viên,
gia đình ngƣời sẽ đƣợc trả tự do.


Thực hiện thơng tƣ số 3983 PI (9.9.1956) của TTP, Tỉnh đã mở Hội
nghị cán bộ Tỉnh để học tập chủ trƣơng chính sách trả tự do cho những
ngƣời bị xử trí oan. Hội nghị kết thúc, Tỉnh phân công cán bộ về tổ chức
học tập cho cán bộ công nhân viên của tỉnh, huyện, đồng thời tập trung
cán bộ phân công về các huyện tham gia chỉ đạo. Sau khi học tập xong ở
tỉnh, huyện, các cán bộ đƣợc cử về tổ chức học tập ở các tiểu khu (liên
xã), hƣớng dẫn cán bộ xã học tập. Cán bộ xã lại về tổ chức cho cán bộ
quân dân chính xã học tập. Học xong, xã bố trí cán bộ xuống hƣớng dẫn
nhân dân xóm.


2. Tổ chức tiếp đón phạm nhân đƣợc trả tự do và chuẩn bị mở lớp
học tập.



Nội dung học tập chính là học thƣ Hồ Chủ tịch, chủ trƣơng của
Đảng và Chính phủ về việc trả lại tự do. Ở bƣớc 2, do đối tƣợng đa phần
là nguỵ quân, nguỵ quyền trƣớc đây nên các lớp đƣợc học thêm về chính
sách tự do tín ngƣỡng, chính sách đối với nguỵ quân, nguỵ quyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

54


luật, khun ngăn đƣợc những đồng chí có thái độ quá khích, hiềm thù cá
nhân.


Bên cạnh đó, qua học tập, nhất là ở xã, xóm đã liên hệ phát giác
đƣợc những ngƣời nào là oan, ngƣời nào có tội, lập danh sách giúp đỡ
Tỉnh trong việc xét duyệt để báo cáo lên Khu.


Song song với việc mở lớp học tập, tiểu ban xét trả tự do Tỉnh cũng
tiến hành xác minh, phân loại, lập danh sách.


Tiểu ban phân loại gồm 4 cán bộ toà án, 4 cán bộ công an, mỗi
huyện lại cử lên 1 cán bộ cùng nhà trƣờng tham gia việc xác minh, phân
loại, lập danh sách.


Cán bộ huyện cùng cán bộ nhà trƣờng nắm tình hình bộc lộ liên hệ
của học viên để đối chiếu với hồ sơ mà đoàn cải cách ruộng đất đã bàn
giao lại, đồng thời đối chiếu với đơn khiếu nại của gia đình, đối chiếu với
sự phát hiện của xã, huyện cung cấp lên để kịp thời uốn nắn.


Đặc biệt, đối với bƣớc 3 là một bƣớc khó khăn, phức tạp, chủ
trƣơng của Bộ và Khu là “không giữ một ngƣời bị xử trí oan ở trại giam,
khơng tha nhầm một ngƣời có tội về địa phƣơng”. Tỉnh cũng đã lấy một
xã Bắc Hà (An Lão) để thí điểm rút kinh nghiệm, phổ biến cho các huyện


và xã.


3. Tổ chức mít tinh, cơng bố trả tự do


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

55


hành nhƣ bƣớc 1, nhƣng có phân biệt đối xử. Đối với những gia đình có
con là cán bộ đảng viên thì mít tinh cơng bố ở xã, nếu là nơng dân lao
động thì chỉ triệu tập họp cán bộ qn dân chính mở rộng để cơng bố. Tuy
nhiên, sau đó UBHC Khu đã chỉ thị cho Tỉnh: trƣớc đây đem ngƣời ra đấu
tố trƣớc nhân dân thì nay cũng cần cơng bố trả tự do trƣớc nhân dân. Thực
hiện chỉ thị đó, việc mít tinh cơng bố trả tự do cho nông dân lao động
đƣợc tiến hành tại các thôn.


Nhận thức rõ công tác trả tự do là một công tác quan trọng đột xuất,
Tỉnh đã huy động một số lƣợng lớn cán bộ, tiến hành nhiệm vụ khẩn
trƣơng. Kết quả, qua ba bƣớc, ta đã trả tự do cho những ngƣời bị xử trí
oan là 790 ngƣời; có ít tội khoan hồng, cải án phóng thích cho 228 ngƣời;
tạm tha 224 ngƣời. Tổng cộng đã cho về địa phƣơng 1.242 ngƣời. Số
ngƣời quản chế đã đƣợc giải quản là 306 ngƣời. Số tử hình đã minh oan
trong bƣớc 1 là 6 ngƣời. Số cán bộ đã tha về địa phƣơng là 908 ngƣời, số
tu sỹ đƣợc tha về là 1 ngƣời. Còn lại 213 ngƣời vẫn tiếp tục ở tù, và 69
ngƣời vẫn chịu án quản chế [8, 166-167] Trong số đó, Huyện, Tỉnh đã đề
nghị tạm giữ lại một số, chờ xét duyệt sẽ giải quyết sau.


Công tác trả tự do đƣợc tiến hành khẩn trƣơng thể hiện sự kiên
quyết sửa sai của Đảng và Chính phủ, góp phần củng cố lòng tin của quần
chúng nhân dân, đa số cán bộ đảng viên về tham gia công tác trở lại,
những mâu thuẫn do hậu của của cải cách ruộng đất gây nên đã đƣợc giải
quyết một phần, tình hình nơng thơn cũng dần đi vào ổn định.



Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác trả tự do cũng
còn những tồn tại sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

56


rời rạc, chỉ có một cán bộ tuyên huấn, và hầu nhƣ khốn trắng cho tồ án
và cơng an. Việc tuyên truyền ở xã yếu đi, nên quần chúng khinh miệt,
thành kiến đối với ngƣời đƣợc tha kể cả nông dân, khiến họ thiếu phấn
khởi.


Việc xác minh, xét duyệt chƣa đƣợc khẩn trƣơng. Nhất là ở bƣớc 3,
UBHC và Huyện uỷ lúc đầu xem nhẹ, chƣa chú ý đến cơng tác xét trả tự
do nên khốn trắng cho cơng an, tồ án huyện làm. Sau đó Tỉnh đã họp bổ
khuyết kịp thời nên sự lãnh đạo có phần chặt chẽ hơn. Tuy nhiên về phía
Khu, việc xét duyệt án cũng tiến hành tƣơng đối chậm, gần 3 tháng mà
Khu chƣa duyệt đƣợc 20 hồ sơ do Tỉnh gửi lên. Tính đến tháng 7 năm
1957, vẫn cịn một số án tử hình chƣa xác minh và minh oan đƣợc.


Trong bƣớc 1, ta thả nhầm một số cƣờng hào gian ác có con là cán
bộ, bộ đội, một số tên khi về vẫn khinh rẻ nông dân, tranh chấp tài sản với
nông dân, tìm cách gây dựng lại uy thế của họ. Bƣớc 2 tha nhầm một số
tên có nhiều tội ác, nên quần chúng khơng đồng tình. Hơn thế nữa, xét
tiêu chuẩn của Trung ƣơng về việc trả tự do qua 3 bƣớc: những trƣờng
hợp đúng là địa chủ nhƣng vì có con em là cán bộ, bộ đội nên đƣợc tha về
ở bƣớc 1, trong khi đó nơng dân lao động bị kích lên địa chủ thì phải đến
bƣớc 3 mới đƣợc tha về; hoặc ở bƣớc 1, địa chủ đƣợc tha về cũng đƣợc
đối xử và hƣởng tiêu chuẩn nhƣ cán bộ, đảng viên. Điều này gây thắc mắc
trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên.



<i><b>2.3.3. Công tác sửa thành phần và đền bù tài sản </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

57


Yêu cầu của việc sửa sai thành phần là phải làm đúng chính sách,
đảm bảo khơng quy sai và hạ sai thành phần, vận dụng đúng đƣờng lối
nông thôn của Đảng. Trên tinh thần đó, Tỉnh ủy và các cấp ủy đã hƣớng
dẫn cho đảng viên, quần chúng học tập kỹ lƣỡng mục đích, ý nghĩa của
công tác sửa thành phần, tiêu chuẩn thành phần, đồng thời cử ngƣời về
nói chuyện nhằm đả thông tƣ tƣởng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng.


Trong q trình thực hiện cơng tác sửa sai thành phần, chúng ta gặp
phải một số khó khăn. Đó là số ngƣời bị quy sai lên địa chủ, phú nông
nhiều, nên việc xét sử lại phải hết sức thận trọng và mất nhiều thời gian.
Hơn nữa, khi đặt vấn đề sửa thành phần, diễn biến tƣ tƣởng của một số
cán bộ, đảng viên và quần chúng có biểu hiện phức tạp: ngƣời muốn hạ,
ngƣời khơng muốn hạ, một số đơng khơng có ý kiến gì, dè dặt, hay bàng
quan vì sợ thù oán, sợ lại làm sai, hay không muốn trả lại tài sản đƣợc
chia trong cải cách. Thậm chí, trong các cuộc họp của nhân dân, một số
ngƣời lên giọng trấn áp thân nhân, họ hàng của những ngƣời bị quy sai; số
khác im lặng, không dám phát biểu. Trong tình hình đó, ta đã phải tăng
cƣờng học tập lại và giáo dục thêm ý thức trách nhiệm cho nhân dân về
quy định thành phần.


Với tinh thần kiên quyết, và triệt để, công tác sửa thành phần đã đạt
đƣợc những kết quả nhất định: Trong cải cách ruộng đất, ta đã quy 3.796
hộ địa chủ, đến sửa sai đã xét duyệt và hạ thành phần cho 2.228 hộ (trong
đó có 1.483 hộ xuống trung nông, 745 hộ xuống các thành phần khác).
Ngoài ra ta cũng đã hạ thành phần cho 2.072 gia đình trung nơng khác bị
kích lên phú nơng và các thành phần bóc lột khác.



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

58


Tổng cộng ta đã sửa sai và hạ thành phần cho 4.300 hộ bị quy sai
trong cải cách ruộng đất.


Song song với công tác hạ thành phần, ta cũng đã tiến hành đền bù
tài sản cho những ngƣời bị tịch thu, trƣng thu, trƣng mua sai; những diện
đƣợc chia chƣa hợp lý trong cải cách ruộng đất.


Thực hiện chủ trƣơng đền bù tài sản, các xã đã tổ chức học tập phổ
biến chính sách trong chi bộ Đảng, trong cán bộ qn, dân, chính, tổ nơng
hội và các gia đình thuộc diện đƣợc giúp đỡ đền bù tài sản. Phƣơng châm
của việc đền bù tài sản là tận dụng tối đa khả năng của địa phƣơng, dựa
vào sự thƣơng lƣợng, bàn bạc trên tinh thần nhân nhƣợng lẫn nhau giữa
những ngƣời đƣợc chia và ngƣời bị quy sai, để cho những ngƣời đƣợc
chia vui lòng bỏ ra một phần, và ngƣời bị quy sai vui lòng chịu thiệt thòi
một phần. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẵn sàng đứng ra bù thêm cho
những phần tài sản còn thiếu của những ngƣời bị quy sai bằng cách mua
lại những phần ruộng đất, trâu bò, nhà cửa… và trả dần bằng tiền hoặc
hiện vật trong 5 năm. Tuy nhiên, tinh thần chính vẫn là dựa vào khả năng
của địa phƣơng, dựa vào sự tự nguyện của quần chúng nhân dân, khắc
phục tƣ tƣởng ỷ lại, trơng chờ vào sự giúp đỡ đền bù của Chính phủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

59


đƣợc tha về, nhƣng cũng có hiện tƣợng tìm cách phân tán tài sản đƣợc
chia. Vì vậy, tuy có cố gắng giải quyết song việc đền bù tài sản cũng chỉ
đạt đƣợc ở mức độ tƣơng đối.



Bên cạnh việc vận động quần chúng nhân dân tự nguyện là chính,
địa phƣơng cũng đã rút bớt một phần ruộng đất, trâu bò, nhà cửa của
những hộ đã đƣợc chia trong cải cách ruộng đất nhƣ: rút 118 mẫu 1 sào 2
thƣớc của 106 hộ; rút trâu bò của 615 hộ, rút nhà cửa của 464 hộ để đền
bù phần nào cho những hộ bị quy sai nay đƣợc hạ thành phần và những
diện khác.


<i>Bảng 2.1. Thống kê tổng hợp điều chỉnh ruộng đất cho các hộ và các diện </i>
<i>được đền bù</i> <i>(14.9.1957) </i>[42, 16]


<b>Diện đƣợc đền bù </b> <b>Số hộ </b> <b>Nhân </b>
<b>khẩu </b>


<b>Ruộng đất cần bù </b>
<b>(m.s.t) </b>


<i><b>1. Những hộ bị quy sai nay được </b></i>
<i><b>hạ thành phần </b></i>


- Trung nông
- Phú nông
- Lao động khác


- Ít ruộng đất phát canh


182
55
6
12
932


295
29
76
144.7.9
59.6.6
0.3.0
4.1.5


<i><b>Tổng cộng </b></i> <i><b>255 </b></i> <i><b>1.332 </b></i> <i><b>208.8.2 </b></i>


<i><b>2. Những hộ bị rút ruộng sai </b></i>
<i><b>chính sách trong CCRĐ </b></i>


- Bần cố nông
- Trung nông
- Phú nông


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

60


- Lao động khác 4


<i><b>Tổng cộng </b></i> <i><b>27 </b></i> <i><b>148 </b></i> <i><b>11.1.1 </b></i>


<i><b>3. Những hộ có nhân khẩu chưa </b></i>


<i><b>được chia trong CCRĐ </b></i> 21 198 39.9.4


<i><b>4. Những nhân khẩu chưa được </b></i>


<i><b>ưu tiên, ưu đãi </b></i> 102



<i><b>5. Những hộ địa chủ trong </b></i>


<i><b>CCRĐ được chia quá ít </b></i> 70 325 24.9.0


<i><b>6. Tơn giáo, tín ngưỡng </b></i> 50.7.4


<b>Tổng cộng </b> <b>373 </b> <b>2.105 </b> <b>355.3.2 </b>


Ngoài ruộng đất, địa phƣơng cũng đã đền bù cho những hộ bị quy sai
nay đƣợc hạ thành phần những tài sản khác nhƣ: đền bù 81 con trâu, bò; 95
cái cày bừa; trả lại nhà hay đền bù nhà khác cho 190 hộ dân…


Ngoài những phần tài sản đƣợc chuyển giữa những ngƣời đƣợc chia và
ngƣời bị quy sai nay đƣợc hạ thành phần, Chính phủ cũng đã đứng ra giúp đỡ
đền bù những phần tài sản còn thiếu cho các tầng lớp nhân dân.


<i><b>2.3.4. Công tác chấn chỉnh tổ chức </b></i>


Trong cải cách ruộng đất, các tổ chức cũ bị giải tán. Tồn tỉnh có 64 chi
bộ đã giải tán 50 và không công nhận 14 chi bộ, gạt 2.126 đảng viên ra khỏi
đảng.


Các tổ chức mới xây dựng trong cải cách ruộng đất cũng hầu nhƣ tê
liệt, đảng viên mới là những ngƣời bị đả kích mạnh nhất, mất niềm tin với
nhân dân. Các ngành chính quyền và các giới xã, cán bộ dao động, nằm im,
sợ xin nghỉ công tác ngày một nhiều, quần chúng không sinh hoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

61



đồng chí. Tồn tỉnh đã phục hồi trên 1.000 đảng viên. Cụ thể, đoàn 3 đã phục
hồi 1.050 đảng viên, đoàn 4 phục hồi 121 đảng viên. Tính chung số đảng viên
cũ cịn lại trong cải cách ruộng đất cộng với số đảng viên mới kết nạp, và
những đảng viên đƣợc phục hồi sau sửa sai, toàn tỉnh có khoảng trên 3.000
đảng viên. 64 chi bộ đảng trƣớc đây bị giải tán và không công nhận thì nay đã
đƣợc phục hồi. Bên cạnh đó, ta đã lập thêm 43 chi bộ mới, tổng cộng toàn
tỉnh có 107 chi bộ.


<i>Kiện tồn bộ máy chính quyền xã </i>


Thực hiện thông tƣ số 1169-TTg của Thủ tƣớng phủ về việc kiện tồn
bộ máy chính quyền cấp xã, Tỉnh đã họp các huyện phổ biến kế hoạch và biện
pháp thực hiện.


Sau cải cách ruộng đất, Tỉnh đã tuyên bố trả tự do cho 908 cán bộ bị xử
trí oan, số cịn lại đang tiếp tục điều tra xét duyệt. Các xã cũng đã làm công
tác vận động tƣ tƣởng để các đồng chí này tiếp tục về tham gia cơng tác.


Huyện kiểm điểm và xét những xã nào cần điều chuyển và có điều kiện
làm trƣớc để phục vụ cho cơng tác sửa sai hiện tại. Sau đó, huyện phân công
uỷ viên trực tiếp xuống từng xã, kết hợp với cán bộ sửa sai, thẩm tra, nắm tình
hình, nhận xét ai cần chuyển sang ngành khác, ai giữ lại, ai cần đƣa vào Uỷ
ban, rồi phát động từng ngƣời, làm cho họ nhận thức đúng, tự nguyện, tự giác,
tham gia bàn bạc để xây dựng, kiện tồn chính quyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

62


(trong đó 16 cố nông, 28 trung nông, 31 bần nông, 1 lao động khác, 32 đảng
viên).



Về mặt bồi dƣỡng cán bộ xã, nói chung các huyện từ sau bƣớc 1 đã đặt
vấn đề bồi dƣỡng cho cán bộ xã về lề lối làm việc và phân công phân nhiệm
cho từng ngƣời trong uỷ ban. Riêng huyện Kiến Thuỵ đã triệu tập chủ tịch và
phó chủ tịch các xã họp hội nghị 4 ngày, kiểm điểm tình hình cơng tác bƣớc
1, rút ra những ƣu khuyết điểm phục vụ cho công tác bƣớc 2, đồng thời bồi
dƣỡng cách làm việc cho từng uỷ viên, sao cho mỗi ngƣời đi sâu vào từng
khối lƣợng cơng tác của mình, làm việc phải sát thực tế, sát nhân dân.


<i>Kiện toàn các ban ngành giúp việc xã </i>


Đi đơi với chấn chỉnh bộ máy chính quyền, các xã đồng thời tiến hành
kiện toàn các ban ngành giúp việc xã để đảm nhiệm công tác chuyên môn.


Ban công an: qua bƣớc 1 về cơ bản đã đƣợc phục hồi, chấn chỉnh, bổ
sung cán bộ. Tính đến tháng 3 năm 1957, tồn tỉnh có 228 cán bộ cơng an xã,
trong đó 92 xã đã có uỷ viên trong uỷ ban phụ trách cơng an, 15 xã cịn lại
mới chỉ có đồng chí phó chủ tịch phụ trách chung. Tóm lại, mỗi xã đã kiện
tồn có từ 2 đến 3 ngƣời, trừ một số xã nhƣ Lê Lợi (An Dƣơng) mỗi xóm có
từ 1 đến 2 cơng an xã.


Ban xã đội: trong toàn tỉnh, 104 ban chỉ huy xã đội đƣợc phục hồi, bổ
sung. Còn lại 3 xã Đại Hợp, Minh Tân (Kiến Thuỵ), Đại Thắng (Tiên Lãng)
đến hết bƣớc 2 mới kiện toàn xong. Tổng số cán bộ xã đội là 438 ngƣời, mỗi
xã có từ 3 đến 5 cán bộ. Xã nào cũng có uỷ viên trong uỷ ban làm xã đội
trƣởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

63


các xã Tân Trào, Tân Phong (Kiến Thuỵ), mỗi xóm trong xã đã xây dựng một
nhà trƣờng để nhân dân tiện lợi đi lại học tập. Về văn hóa, mỗi xã đã có 1 nhà


văn hố để nhân dân trong xóm đọc sách báo.


<i>Tư tưởng cán bộ cũ mới </i>


Trong khi học tập đƣờng lối sách lƣợc nông thôn, đa phần cán bộ mới
tỏ ra hào hứng, phấn khởi công tác, nhƣng ngƣợc lại còn một số nghi ngờ
không an tâm công tác, cho rằng trƣớc sau uỷ ban cũng bầu lại, còn một số
muốn an phận về nhà nhà giúp đỡ gia đình sản xuất, một số thì nằm im, chây
lƣời bỏ nhiệm vụ khơng làm.


Tƣ tƣởng cán bộ cũ đƣợc phục hồi sau cải cách ruộng đất, đa phần
muốn gạt cán bộ mới ra ngoài bộ máy. Một số đồng chí tỏ ra hồi nghi chính
sách của Đảng, Chính phủ; một số cán bộ xin nghỉ (Hợp Đức – Kiến Thuỵ,
Uỷ ban có 9 ngƣời thì 6 ngƣời đề nghị xin nghỉ cơng tác), một số cán bộ trung
nông tỏ ra không hào hứng cơng tác, cho rằng Đảng và Chính phủ tin ở bần
cố nơng hơn họ, cũng có những cán bộ xin nghỉ để về giúp đỡ gia đình sản
xuất. Trung bình, mỗi xã có từ 2 đến 3 ngƣời xin nghỉ cơng tác.


Trƣớc tình hình đó, cán bộ sửa sai đã hƣớng dẫn các xã, nhiều lần tổ
chức họp cán bộ cũ mới để giải thích, ổn định tƣ tƣởng, nói rõ trách nhiệm
của mỗi đồng chí là đồn kết để sửa sai đƣợc tốt. Qua bồi dƣỡng giáo dục, cán
bộ cũ mới đã dần dần thông cảm, vui vẻ công tác với nhau mặc dù số lƣợng
cán bộ cũ tham gia cịn ít; việc sinh hoạt bƣớc đầu đƣợc phục hồi, dần đi vào
nền nếp.


Nhƣ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, với tinh thần quyết tâm cao độ,
Đảng bộ và quần chúng nhân dân Kiến An đã từng bƣớc khắc phục những
hậu quả do sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất gây ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

64



chính sách và vận dụng đúng phƣơng châm mà Trung ƣơng đề ra; đồng thời
tập trung lực lƣợng từ tỉnh đến huyện, xã, thực hiện cơng tác sửa sai, do đó đã
đạt đƣợc những kết quả căn bản. Các vụ tranh cãi, xích mích, gây rối ở vùng
nơng thơn giảm, các chi bộ đƣợc phục hồi, trên 90% đảng viên bị xử trí sai
đƣợc trả lại đảng tịch, chi bộ cơ sở xã đƣợc chấn chỉnh, bổ sung. Việc sửa lại
thành phần, đền bù tài sản đƣợc tiến hành khẩn trƣơng trong tinh thần hiểu
biết lẫn nhau, thơng cảm, đồn kết. Mặc dù công tác sửa sai còn gặp phải
những hạn chế, tồn tại nhất định, song về căn bản, những kết quả chính đã đạt
đƣợc, quyền lợi của mỗi ngƣời dân đều đƣợc đảm bảo. Những mất mát và
thiệt hại về con ngƣời cũng dần nguôi ngoai vì đồng bào ta vốn có truyền
thống "đánh kẻ chạy đi chứ khơng ai đánh kẻ chạy lại", hơn thế nữa "cùng với
công việc phải tập trung chiến đấu chống kẻ thù, nên lâu dần đồng bào cũng
cho qua" [46, 29].


<b>2.4. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử </b>
<i><b>2.4.1. Một số nhận xét </b></i>


<i>1. Sai lầm ở Kiến An không tách rời khỏi sai lầm chung của công cuộc </i>
<i>cải cách ruộng đất, thậm chí cịn nghiêm trọng hơn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

65


mới. Trong vùng du kích, căn cứ du kích, thế lực của bọn cƣờng hào gian ác
cũng sứt mẻ một phần. Về kinh tế, qua q trình thực hiện chính sách ruộng
đất kết hợp với thuế nông nghiệp đã làm cho kinh tế của địa chủ bị sa sút. Vì
vậy, chủ trƣơng đấu tranh quyết liệt với địa chủ, thực hiện cải cách ruộng đất
đã là không cần thiết.


Sau hồ bình lập lại, Đảng tiếp tục chủ trƣơng hoàn thành cải cách


ruộng đất trên toàn miền Bắc, nhƣng sai lầm lại nối tiếp sai lầm, Đảng ta đã
khơng căn cứ vào đặc điểm, tình hình miền Bắc sau ngày giải phóng; khơng
đánh giá đúng tình hình chiếm hữu ruộng đất của các thành phần giai cấp ở
nông thôn; nhận định sai về tình hình địch ta, cho rằng ở vùng mới giải
phóng, địch hoạt động mạnh, nên đã đề ra những chủ trƣơng, biện pháp không
phù hợp, gây hậu quả nghiêm trọng.


Sai lầm của cải cách ruộng đất ở Kiến An cũng nằm trong sai lầm của
phong trào chung, đặt dƣới sự chỉ đạo của Khu uỷ Tả ngạn. Mặt khác, các
đoàn đã tích cực phụ hóa thậm chí phát triển thêm nên khơng những khơng
hạn chế đƣợc sai lầm mà cịn làm cho sai lầm càng trở nên nghiêm trọng hơn.


Kiến An nằm trong đợt phát động cải cách ruộng đất sau cùng, mặc dù
vậy, những kinh nghiệm đƣợc áp dụng ở Kiến An phần lớn là những kinh
nghiệm sai lầm phổ biến trong Khu. Uỷ ban cải cách ruộng đất đã áp đặt
những kinh nghiệm đó trong cải cách ruộng đất đợt 5, nên có thể xem nhƣ sai
lầm của đợt này là nghiêm trọng hơn cả.


<i>2. Tả khuynh là tư tưởng bao trùm, dẫn đến những sai lầm nghiêm </i>
<i>trọng của cải cách ruộng đất </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

66


từ nhận định tình hình, nắm tinh thần chính sách, chỉ đạo chấp hành chính
sách đến chỉ đạo cơng tác tƣ tƣởng đều có lệch lạc.


Do nghiên cứu đặc điểm tình hình khơng kỹ nên các đồn đã có những
nhận định khơng đúng, lặp lại những nhận định của trên, và ngày càng rơi vào
đánh giá phiến diện, mù quáng xa rời thực tế. Các đồn đã đánh giá tình hình
nơng thơn q nghiêm trọng, cho rằng nơi nào cũng có địch, đội xuống xã là


bƣớc vào trận địa địch đã bố trí sẵn, nơi phá hoại, nơi khơng phá hoại cũng là
có địch, nơi xẩy ra chết ngƣời hay chƣa xảy ra cũng có địch, cơ sở du kích
đƣờng 5 là địch, cơ sở của ta vùng 300 ngày 89% là địch, thậm chí nhận định
100% là địch, xã nào cũng có nhiều bá.


Cũng do tƣ tƣởng tả khuynh, sợ hữu chi phối dẫn đến phủ nhận những
thành quả đạt đƣợc, cho rằng thành tích kháng chiến là của nhân dân, của
quân đội, của Đảng lãnh đạo chứ không phải của chi bộ; coi những thành tích
đấu tranh cải cách dân chủ nhƣ là khơng có gì hoặc sai cả. Coi những sai lầm
của đợt 8 giảm tô ở nơi khác là thành tích, lấy đó cổ vũ khuyến khích thúc
đẩy đợt 5 cải cách ruộng đất làm theo. Những kinh nghiệm sai lệch của các
nơi cũng đƣợc coi là đúng, là hay và đƣợc đem phổ biến, áp dụng thi hành
một cách tích cực. Khi dƣới báo cáo lên, điểm nào phù hợp với tƣ tƣởng chủ
quan, tả khuynh của mình thì cho là đƣợc, điểm nào khác thì vội cho là không
đúng, là hữu khuynh. Việc báo cáo lên trên cũng diễn ra theo khuynh hƣớng
một chiều nhƣ vậy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

67


mới cho chuyển bƣớc. Nơi nào truy địch không ra, quy cƣờng hào ác bá
không đạt tỷ lệ, lại vội chụp mũ hữu khuynh, phái đội kiểm tra xuống tận nơi
truy địch, truy ác bá, bắt kiểm tra lại chỗ dựa, thay đổi chỗ dựa.


Cũng do tƣ tƣởng tả khuynh chi phối nên công tác chỉ đạo tƣ tƣởng
theo lối đả thông một chiều chống hữu. Nhiều sai lầm tả khuynh vẫn đƣợc coi
là đúng, rồi lấy đó giáo dục, động viên cán bộ làm. Những ý kiến đúng của
cán bộ và quần chúng không đƣợc chấp nhận, nhiều khi còn chụp mũ cho là
hữu khuynh mất lập trƣờng. Trong các hội nghị tổng kết, các cuộc chỉnh
huấn, chủ yếu nhằm giải quyết tƣ tƣởng hữu khuynh, đem những điển hình sai
lệch để chinh phục tƣ tƣởng cán bộ. Cán bộ nào đánh địch khơng mạnh, xử trí


đảng viên khơng mạnh, kiểm thảo khơng thơng, thì đình chỉ cơng tác, hoặc
giao công tác khác không quan trọng để đối phó. Do đó đã gây cho cán bộ tƣ
tƣởng “thà tả còn hơn hữu”, “thà sai còn hơn mất lập trƣờng”, dẫn tới nhận
thức mù quáng, nhìn sai ra đúng, nhìn đúng thành sai, đi sâu vào sai lầm tả
khuynh ngày càng nghiêm trọng, gây nên những tổn thất nặng nề.


<i>3. Trách nhiệm của các cấp đảng bộ và chính quyền trong tổ chức thực </i>
<i>hiện cải cách ruộng đất </i>


Trung ƣơng chủ trƣơng không sử dụng các tổ chức sẵn có của ta, khơng
dựa vào cấp uỷ địa phƣơng để chỉ đạo cải cách ruộng đất, đi đến thành lập
đoàn đội, tƣớc quyền các cấp uỷ và cán bộ là một sai lầm thuộc về nguyên
tắc, trái với điều lệ Đảng, làm cho cải cách ruộng đất thêm phức tạp, khó
khăn, gây thêm nhiều sai lầm, hạn chế thắng lợi của cải cách ruộng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

68


Về quan hệ lãnh đạo với Khu uỷ Tả ngạn, Tỉnh uỷ chỉ kết hợp huy
động ngƣời đi tham quan, làm công tác xây dựng tổ chức, đánh địch và tiến
hành một số công việc khác (sản xuất, đắp đê…). Việc cử cán bộ xuống địa
phƣơng cũng gặp nhiều khó khăn vì phải qua Ban tổ chức Khu uỷ Tả ngạn xét
lý lịch, xuống địa phƣơng thì phạm vi công tác và quyền hạn cũng rất hạn
chế. Trên thực tế, Tỉnh uỷ và Huyện uỷ lúc đó đã bị tƣớc quyền lãnh đạo,
UBCCRĐ các tỉnh không đƣợc thành lập theo sắc luật cải cách ruộng đất nhƣ
đã quy định. Uỷ ban cải các ruộng đất Khu lấn át cả cấp uỷ và chính quyền
địa phƣơng, trao quyền chỉ đạo thực hiện cho các đoàn, đội cải cách ruộng
đất. Các đoàn dần tách khỏi quan hệ với Tỉnh và còn lấn át quyền hạn của
Tỉnh. Những công việc địa phƣơng ngoài phạm vi cải cách ruộng đất cũng
phải khó khăn, chật vật đấu tranh mới đƣợc thi hành. Khi thi hành thì bị kiểm
sốt gắt gao, trái ý kiến của đồn, đội lập tức bị đình chỉ, thậm chí cịn bị nghi


ngờ là chống phá cải cách ruộng đất.


Từ đầu bƣớc 4, Trung ƣơng quyết định giao nhiệm vụ sửa chữa cho
Tỉnh uỷ chỉ đạo, đồng thời ban hành thông tƣ số 1162-TTg về việc ấn định
nhiệm vụ, quyền hạn của UBCCRĐ các cấp về công tác sửa chữa sai lầm
trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Theo đó, UBCCRĐ tỉnh Kiến
An đƣợc thành lập, có nhiệm vụ giúp UBHC Tỉnh theo dõi tình hình sửa chữa
sai lầm ở địa phƣơng, đề nghị với UBHC Tỉnh đóng góp ý kiến vào chính
sách của Chính phủ, và giúp UBHC Tỉnh chuẩn bị tổng kết cải cách ruộng đất
ở địa phƣơng. Thực hiện sửa sai, Tỉnh uỷ đã tiến hành xét lại thành phần, trả
lại tài sản tịch thu, trƣng thu, trƣng mua không đúng chính sách, sửa sại
những điểm sai lệch trong chính sách đối với nhà chùa, nhà chung v.v…


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

69


ảnh hƣởng của cả một luồng tƣ tƣởng tả khuynh từ trên xuống dƣới và từ bên
ngoài tác động vào Việt Nam.


<i><b>2.4.2. Một số kinh nghiệm lịch sử </b></i>


<i>1. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo luôn nắm vững phương châm, </i>
<i>chính sách, đường lối của Đảng; vận dụng linh hoạt vào thực tiễn, đồng thời </i>
<i>phải kiểm tra đôn đốc để rút ra kinh nghiệm, bổ khuyết kịp thời. </i>


Phát động quần chúng cải cách ruộng đất là một công tác cách mạng to
lớn, một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, phải huy động hàng triệu
nông dân, hàng vạn cán bộ, làm rung chuyển sâu sắc đến các tầng lớp, quyết
định sinh mạng cả một giai cấp, đòi hỏi phải chấp hành đúng phƣơng châm,
chính sách, phƣơng pháp và kế hoạch đề ra. Vì vậy việc kiểm tra, đơn đốc là
cần thiết.



</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

70


trƣơng đúng, nhất là đối với tình hình thực tế tỉnh đã qua phong trào đấu tranh
chống đế quốc và phong kiến từ sau cách mạng tháng Tám. Nhƣng vì khơng
qn triệt đƣờng lối đó, khơng thấy hết sự phân hố trong giai cấp địa chủ nên
trong cải cách ruộng đất, ta đã không phân biệt đối xử đối với từng loại địa
chủ. Trong quy vạch địa chủ đã hẹp hòi với địa chủ có tinh thần dân tộc,
không chiếu cố gia đình địa chủ có ngƣời tham gia kháng chiến, hơn thế nữa
còn quy nhầm 163 địa chủ thƣờng và 39 địa chủ kháng chiến lên địa chủ
cƣờng hào gian ác, đem ra đấu tố và tịch thu tồn bộ tài sản.


Tóm lại đƣờng lối giai cấp ở nông thôn và sách lƣợc đấu tranh của
Đảng là hoàn toàn đúng, nhƣng trong khi chỉ đạo thực hiện và thực hiện có
nhiều sai lệch, làm tổn thƣơng đến chỗ dựa của Đảng, đến khối đồn kết nơng
dân lao động, thu hẹp mặt trận chống phong kiến ở nông thôn trong lúc cần
phải mở rộng để cô lập kẻ thù, đánh trúng và đánh mạnh vào bọn đầu sỏ gian
ác.


Các chính sách cụ thể nhƣ: chính sách quy vạch thành phần; chính sách
giảm tơ, thối tơ và thanh tốn tiền cơng quỵt; chính sách tịch thu, trƣng thu,
trƣng mua; chính sách chia; chính sách đối với tơn giáo… cũng khơng đƣợc
thực hiện nghiêm chỉnh, có nhiều sai lệch, đã hạn chế thắng lợi của cải cách
ruộng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

71


thúc ép tìm ra địch, chƣa ra bá thì cố tìm ra bá, nơi xử trí đảng viên ít thì cố
tìm cách xử trí cho mạnh. Khi báo cáo tình hình thì khơng trung thực, hay mù
qng hoặc sáng tạo ra những sai lầm, ngƣời nghe cũng thiếu khách quan đi


sâu phân tích.


<i>2. Dựa vào quần chúng, nhưng không theo đuôi quần chúng </i>


Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Thực tiễn lịch sử
cũng đã chứng minh: mọi phong trào của cách mạng phải gắn với việc tổ
chức, tập hợp, giáo dục, giác ngộ quần chúng nhân dân, có nhƣ vậy phong
trào mới thực sự trở thành phong trào của quần chúng, cách mạng mới thành
công.


Phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất là một cuộc cách
mạng lớn lao của quần chúng nông dân, do Đảng lãnh đạo. Sự nghiệp cách
mạng ấy nhằm mang lại quyền lợi cho nông dân, và phải do nông dân tự
nguyện, tự giác vùng dậy đấu tranh.


Thực tế trong cải cách ruộng đất, hiện tƣợng cán bộ đảng viên bao biện,
làm thay, hay gị ép quần chúng, khơng chú ý giáo dục chính sách cho quần
chúng diễn ra khá phổ biến, gây tác hại nghiêm trọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

72


Công tác tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng chƣa đƣợc chú
trọng đúng mức. Cán bộ cải cách ruộng đất thực hiện “ba cùng”, chủ yếu
thiên về mục đích trƣớc mắt là vận động nơng dân tìm ra địa chủ, đƣa địa chủ
ra đấu tố, ít chú ý đến công tác tuyên truyền để giáo dục quần chúng hiểu
đƣợc đƣờng lối, chính sách của Đảng. Do quá nhấn mạnh đánh địch nên khi
phong trào quần chúng lên cao thì nhiều cán bộ không theo kịp, dẫn đến
những hành động quá tả của quần chúng. Hiện tƣợng tố sai, tố điêu, không
đúng sự thật diễn ra phổ biến, dẫn đến trấn áp bừa bãi, gây hoảng loạn trong
nông thôn. Phong trào đi theo hƣớng tự phát của quần chúng, vi phạm nghiêm


trọng đến chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng.


<i>3. Chú trọng cơng tác bồi dưỡng và quản lý cán bộ </i>


Gánh vác một nhiệm vụ phức tạp và nặng nề, cán bộ cải cách ruộng đất
phải là những ngƣời có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, lập
trƣờng giai cấp vững vàng, am hiểu tình hình địa phƣơng. Cán bộ phải đi sâu
nghiên cứu, nắm vững chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, đi đôi với
việc áp dụng chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách đó vào thực tiễn địa phƣơng
mình; phải có tác phong và phƣơng pháp làm việc thật dân chủ, nghe ngóng
và tranh thủ ý kiến của quần chúng nhân dân. Để làm đƣợc điều đó, địi hỏi
địi hỏi cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý cán bộ phải thật sự nghiêm túc,
sát sao.


Thực tế trong cải cách ruộng đất, ta phạm phải nhiều sai lầm là do công
tác đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý cán bộ chƣa đƣợc chú ý và có nhiều lệch lạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

73


ln nhắc nhở cấm truy bức nhục hình, nhƣng cán bộ vẫn làm sai và rất phổ
biến. Cán bộ biết sai mà vẫn làm sai, có khi cịn sáng tác ra những cái sai.


Đối với cán bộ thƣờng thiếu dân chủ, quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán,
chuyên quyền. Có cán bộ phát hiện sai, đƣa ra phát biểu thì khơng chịu lắng
nghe, ngƣợc lại có những cán bộ không dám phát biểu.


Về khen thƣởng nhiều khi khơng chính xác, thƣờng lệch về thành tích
đánh địch, có khi biến những sai lầm thành thành tích để khen thƣởng, nên
càng đẩy cán bộ đi đến chỗ sai lầm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

74


<b>KẾT LUẬN </b>



Trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam,
nhiệm vụ phản đế, giành độc lập dân tộc, và nhiệm vụ phản phong, mang lại
quyền tự do cho nhân dân có quan hệ mật thiết với nhau. Lực lƣợng to lớn
nhất, hùng hậu nhất của cách mạng khơng ai khác chính là giai cấp nơng dân.
Muốn huy động đƣợc nông dân tham gia cách mạng phải nhằm vào giải quyết
những lợi ích thiết thân cho nông dân, phải làm cho nông dân đƣợc tự do và
từng bƣớc đem lại ruộng đất để cày cấy. Nhận thức đƣợc điều này, Đảng ta
ngay từ khi mới ra đời đã đề cập đến nhiệm vụ “ngƣời cày có ruộng”, và đã
thực hiện bằng những biện pháp đấu tranh thích hợp với yêu cầu đấu tranh
giành độc lập tự do.


Sau cách mạng tháng Tám, dƣới chế độ dân chủ cộng hoà, Đảng và
Nhà nƣớc ta đã ban hành những chủ trƣơng chính sách cụ thể về vấn đề ruộng
đất và nông dân, đƣợc thực thi từng bƣớc, tiến tới triệt để thực hiện ngƣời cày
có ruộng. Từ năm 1953, Đảng chủ trƣơng phát động quần chúng triệt để giảm
tô, giảm tức và thực hiện cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ, mang
lại ruộng đất cho nông dân.


Thực hiện chủ trƣơng đó, từ cuối 1955, sang đầu 1956, cải cách ruộng
đất đã đƣợc tiến hành tại Kiến An. Kết quả, ta đã xóa bỏ quyền chiếm hữu
ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông
dân lao động, và vị thế của ngƣời làm chủ ở nơng thơn, góp phần hồn thành
cơng cuộc cải cách ruộng đất trên quy mơ tồn miền Bắc.


Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An đã
lặp lại những sai lầm của phong trào chung, thậm chí có phần nghiêm trọng


hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

75


lầm đó xuất phát từ nhận thức, đánh giá nông thôn miền Bắc một cách phiến
diện, nhất là đã đánh giá địch quá cao. Sai lầm nối tiếp sai lầm, vì vậy đợt
cuối cùng - đợt 5 cải cách ruộng đất đƣợc xem là nghiêm trọng hơn cả, trong
đó có Kiến An.


Hậu quả nghiêm trọng của cải cách ruộng đất rút ra cho Đảng ta một
kinh nghiệm xƣơng máu rằng "mặc dầu ruộng đất có những phức tạp, nhƣng
có thể thực hiện mục tiêu ngƣời cày có ruộng bằng con đƣờng thích hợp nhất"
[50, 71].


Bên cạnh chủ trƣơng thực hiện cải cách ruộng đất nhƣ đã làm trong
những năm 1953 - 1956 là khơng cần thiết, q trình chỉ đạo thực hiện lại
càng mắc phải nhiều sai lầm mà nguyên nhân của nó là do: không đứng vững
trên lập trƣờng cách mạng đúng đắn, để tƣ tƣởng tự phát của nông dân chi
phối, đi đến bần cố nông chủ nghĩa; chuyên quyền độc đoán, làm việc thiếu
dân chủ tập thể thành một hệ thống từ trên xuống dƣới; tổ chức thực hiện
chƣa đúng, chƣa sát, thiếu kiểm tra, đôn đốc thƣờng xuyên… Sâu xa của
những sai lầm nghiêm trọng đó là do sự chi phối của luồng tƣ tƣởng tả
khuynh từ trên xuống dƣới khiến cho việc nhận định, đánh giá tình hình, nắm
tinh thần chính sách, chỉ đạo chấp hành chính sách đến chỉ đạo cơng tác tƣ
tƣởng đều có lệch lạc.


Q trình thực hiện cơng tác sửa sai, Đảng bộ Kiến An đã nêu cao tinh
thần quyết tâm và triệt để, bù đắp phần nào những thiệt hại về ngƣời và của
do sai lầm của cải cách ruộng đất gây ra, góp phần ổn định tình hình nơng
thơn, đồn kết nội bộ Đảng, Chính quyền, đồn thể quần chúng và trong nhân


dân, củng cố niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

76


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

77


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



1. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1996), <i>Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng</i>


<i>tập II (1955-1975)</i>, Nxb Hải Phòng. Hải Phòng.


2. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Kiến An (2000), <i>Lịch sử Đảng bộ quận </i>
<i>Kiến An (1930-1999), </i>Nxb Hải Phòng. Hải Phòng.


<i>3.</i> <i>Báo cáo thực hiện cải cách ruộng đất. </i>Phòng lƣu trữ, Văn phòng Thành
uỷ Hải Phòng.


4. <i>Báo cáo về việc sửa chữa sai lầm sau cải cách ruộng đất của hai đoàn </i>


<i>III, IV và tỉnh uỷ Kiến An</i>. Phòng lƣu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải
Phòng.


5. <i>Báo cáo số 56-BC kết quả về hội nghị trù bị tổng kết cải cách ruộng đất </i>
<i>tỉnh từ 20-27/3/1958. </i>Phòng lƣu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng.
6. <i>Báo cáo tiếp nhận phong trào về mặt tổ chức sau cải cách ruộng đất ở </i>


<i>Kiến An (3.1.1956). </i>Phòng lƣu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng.
7. <i>Báo cáo một số vấn đề tình hình phổ biến nghị quyết hội nghị Trung </i>



<i>ương lần thứ 10 mở rộng và tình hình sửa chữa sai lầm trong cải cách </i>
<i>ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức (22.11.1956). Phòng lưu trữ, Văn </i>
<i>phòng Thành uỷ Hải Phịng.</i>


8. <i>Báo cáo số 185-BC/TTD Tổng kết cơng tác trả tự do (10.7.1957). </i>Kho
lƣu trữ UBND Thành phố Hải Phòng.


9. <i>Báo cáo số 146-NC Thực hiện việc trả lại tự do (25.9.1956). </i>Kho lƣu
trữ UBND Thành phố Hải Phòng.


10.<i>Báo cáo số 500-NC sơ kết đợt V (5.11.1956). Kho lưu trữ UBND Thành </i>
<i>phố Hải Phòng.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

78


12.<i>Báo cáo của UBCCRĐ khu Tả ngạn, Sở Bưu điện khu Tả ngạn về tình </i>


<i>hình thực hiện kế hoạch đợt 5 cải cách ruộng đất trong khu 1956</i>. Hồ
sơ số 379. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lƣu trữ quốc gia III.
13.<i>Báo cáo của UBHC cải cách ruộng đất khu Tả ngạn về tổng kết đợt 5 </i>


<i>và đợt 8 cải cách ruộng đất và giảm tô 1957. </i>Hồ sơ 356. Phông UBHC
khu Tả ngạn. Trung tâm lƣu trữ quốc gia III.


14.<i>Báo cáo về việc xét và xoá án quản chế. </i>Hồ sơ số 373. Phông UBHC
khu Tả ngạn. Trung tâm lƣu trữ quốc gia III.


15.Trần Thị Chinh (2006), <i>Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo cải cách ruộng </i>


<i>đất ở địa phương (1955-1957)</i>, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Lƣu


trữ tại thƣ viện khoa Lịch sử, trƣờng ĐH KHXH&NV.


16.Cao Văn Đan (2006), <i>Đảng bộ Nam Định lãnh đạo cải cách ruộng đất </i>


<i>1955-1957</i>, Luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, Lƣu trữ tại thƣ viện
khoa Lịch sử, trƣờng ĐH KHXH&NV.


17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, 1930, </i>


NXB CTQG, H.


18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, </i>
<i>1936-1939, </i>NXB CTQG, H.


19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, </i>
<i>1940-1945, </i>NXB CTQG, H.


20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, 1948, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

79


21.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, </i>
<i>1953, </i>NXB CTQG, H.


22.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, </i>
<i>1954, </i>NXB CTQG, H.


23.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, </i>
<i>1955, </i>NXB CTQG, H.



24.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, </i>
<i>1956, </i>NXB CTQG, H.


25.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18, </i>
<i>1957, </i>NXB CTQG, H.


26.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), <i>Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19, </i>
<i>1958, </i>NXB CTQG, H.


27.Vũ Thị Hải (1998), <i>Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất </i>


<i>trong những năm 1945-1953, </i>Luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, Lƣu
trữ tại thƣ viện khoa Lịch sử, trƣờng Đại học KHXH&NV.


28.Lê Mậu Hãn (2002), <i>Đảng Cộng sản Việt Nam các Đại hội và Hội nghị </i>


<i>Trung ương</i>, Nxb CTQG. H.


29.Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thƣ (1998), <i>Đại cương lịch sử </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

80


30.Nguyễn Văn Khoan (2007), "Nhìn lại cuộc cải cách ruộng đất ở Hải
Phòng - Kiến An", <i>Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (số 6),23-30.</i>


31.Lê Quỳnh Nga (2008), "Quan điểm tiến hành cải cách ruộng đất ở vn
trong những năm 1945-1956 qua các nghị quyết trung ƣơng đảng",

32.<i>Những nhận thức và chủ trương của cấp trên trong công tác giảm tô và </i>



<i>cải cách ruộng đất 1956. </i>Hồ sơ 378 Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung
tâm lƣu trữ quốc gia III.


33.Văn Phong (1956), <i>Đánh giá cho đúng những thắng lợi của nhiệm vụ </i>


<i>phản phong và những sai lầm trong cải cách ruộng đấ</i>t, Nxb Sự thật, H.
34.Vũ Huy Phúc, “Sự biến chuyển của chế độ sở hữu ruộng đất miền Bắc


Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, <i>50 năm viện Sử học những bài viết chọn </i>
<i>lọc.</i>


35.<i>Thông tư, báo cáo của UBHC khu Tả ngạn về việc thi hành chính sách </i>
<i>cải cách ruộng đất (18/9/1953-31/5/1954). </i>Hồ sơ số 331. Phông UBHC
khu Tả ngạn. Trung tâm lƣu trữ quốc gia III.


36.<i>Thông tư số 3-NC/KA về việc đền bù tài sản (3.3.1958). </i>Kho lƣu trữ
UBND Thành phố Hải Phịng.


37.<i>Thơng tư số 4-NC/KA Kế hoạch thi hành thông tư số 3-NC/KA </i>
<i>(3.3.1958). </i>Kho lƣu trữ UBND Thành phố Hải Phòng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

81


39.<i>Thông tri số 135-TT/TU v/v giải quyết thái độ cho cán bộ xuất thân ở </i>
<i>giai cấp bóc lột đối với nhiệm vụ cải cách ruộng đất. </i>Phòng lƣu trữ,
Văn phịng Thành uỷ Hải Phịng.


40.<i>Thống kê tình hình và mức độ cơng tác của 12 đồn cải cách ruộng đất </i>
<i>đợt 5 khu Tả ngạn 1957. </i>Hồ sơ 447. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung
tâm lƣu trữ quốc gia III.



41.<i>Thống kê tình hình chiếm hữu sử dụng ruộng đất và các hình thức bóc </i>
<i>lột của giai cấp khu Tả ngạn. </i>Hồ sơ số 448. Phông UBHC khu Tả ngạn.
Trung tâm lƣu trữ quốc gia III.


42.<i>Thống kê điều chỉnh ruộng đất, trâu bò, tài sản trong sửa sai các tỉnh </i>
<i>khu Tả ngạn 1957. </i>Hồ sơ số 449. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung
tâm lƣu trữ quốc gia III.


43.<i>Thống kê về thành phần giai cấp sau cải cách ruộng đất tại các tỉnh </i>
<i>của khu Tả ngạn 1957. </i>Hồ sơ số 450. Phông UBHC khu Tả ngạn.
Trung tâm lƣu trữ quốc gia III.


44.<i>Thống kê sửa sai về thành phần giai cấp cải cách ruộng đất của các </i>
<i>tỉnh khu Tả ngạn 1957. </i>Hồ sơ số 451. Phông UBHC khu Tả ngạn.
Trung tâm lƣu trữ quốc gia III.


45.Tổng cục thống kê (2003), <i>Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX</i>, Nxb
Thống kê, H.


46.Nguyễn Duy Trinh (1957), <i>Báo cáo bổ sung về cải cách ruộng đất và </i>
<i>chỉnh đốn tổ chức (đọc trước kỳ họp Quốc hội lần thứ IV ngày </i>


<i>4.1.1959), </i>NXB Sự Thật, H.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

82


48.Uỷ ban cải cách ruộng đất Trung ƣơng (1956), <i>Những chính sách trong </i>
<i>giảm tơ và cải cách ruộng đất (sắc lệnh, nghị định, thơng tư, điều lệ do </i>



<i>Chính phủ ban hành) tập I, </i>H.


49.Viện Kinh tế thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội (1968), <i>Cách mạng ruộng </i>


<i>đất ở Việt Nam</i>, Nxb KHXH, H.


50.Viện Kinh tế thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội (1985), <i>Mấy vấn đề lý luận </i>


<i>và thực tiễn của cách mạng quan hệ sản xuất trong Nông nghiệp nước </i>
<i>ta</i>, Nxb KHXH, H.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

83


<b>PHỤ LỤC </b>



<b> 1. Phụ lục 1: Một số văn bản về thực hiện cải cách ruộng đất sau </b>
<b>miền Bắc giải phóng. </b>


<i><b>1/ </b></i><b>BẢN QUY ĐỊNH BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH </b>
<b>PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG GIẢM TƠ VÀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT</b>


<i>(Số 473-TTg ngày 1.3.1955 của Thủ tướng Phủ) </i>


Căn cứ vào những đặc điểm của tình hình mới hiện nay, sau khi hiệp
định đình chiến ở Đơng Dƣơng đã đƣợc thực hiện;


Xét tình hình thực tế trong vùng nơng thơn mới giải phóng trƣớc và sau
khi kí hiệp định đình chiến;


Xét cần phải đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng


đất để mau chóng cải thiện đời sống nơng dân, phục hồi sản xuất và đẩy mạnh
đấu tranh chính trị củng cố hịa bình, thực hiện thống nhất, hồn thành độc
lập, dân chủ trong toàn quốc;


Căn cứ vào đề nghị của Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ƣơng;


Sau khi đã đƣợc Hội đồng Chính phủ thơng qua và Ban thƣờng trực
Quốc hội thỏa thuận;


Thủ tƣớng nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa


Ra những điều <i>quy định bổ sung và sửa đổi </i>sau đây về chính sách phát


động quần chúng giảm tơ và cải cách ruộng đất:


<b>I- Thối tơ ở vùng mới giải phóng </b>


1. Trong khi phát động quần chúng giảm tơ, địa chủ nào có ruộng đất
phát canh trong vùng mới giải phóng mà chƣa giảm tô oặc chƣa giảm đúng
mức, hoặc đã tăng tơ, đều phải thối tơ cho nơng dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

84


a. Ở những nơi nào là vùng căn cứ du kích từ năm 1949 cho đến khi
đƣợc giải phóng (hoặc năm 1949 sau khi có Sắc lệnh giảm tơ vẫn cịn là vùng
tự do sau biến thành vùng căn cứ du kích) thì thối tơ tính từ ngày có Sắc lệnh
giảm tô số 78-SL ngày 14.7.1949.


Ở những nơi nào đã là vùng căn cứ du kích, địa chủ đã giảm tô, nhƣng
khi Pháp đến lại tăng tô thì nay phải thối tơ.



b. Ở những vùng du kích và vùng bị tạm chiếm mới giải phóng từ 1950
đến nay, thì thối tơ từ ngày đƣợc giải phóng.


c. Ở vùng bị tạm chiếm mới đƣợc giải phóng khi thi hành hiệp định
đình chiến, thì chỉ thối tơ từ năm 1953, sau khi có Sắc lệnh về chính sách
ruộng đất số 149-SL ngày 12.4.1953


3. Trong phát động quần chúng giảm tơ, việc thối tiền cơng quỵt chỉ
đặt ra với những địa chủ cƣờng hào gian ác đầu sỏ.


Thời gian phải thối tiền cơng quỵt cũng theo nhƣ thời gian phải thối
tơ ở điều 2.


<b>II. Xử lý những địa chủ có tội ác đối với nơng dân và địa chủ không </b>
<b>theo pháp luật </b>


1. Từ nay, trong phát động quần chúng thực hiện giảm tô và cải cách
ruộng đất, đối với giai cấp địa chủ sẽ chia làm 4 loại sau đây mà có phân biệt
đối xử:


1 – Nhân sĩ dân chủ và thân sĩ yêu nƣớc,
2 – Địa chủ kháng chiến,


3 – Địa chủ thƣờng,


4 – Địa chủ cƣờng hào gian ác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

85



hạơc sau khi đình chiến vẫn tiếp tục chống lại Chính phủ, phá hoại đồn kết,
phá hoại cơng việc quốc phịng thì đều bị đƣa ra truy tố trƣớc Toà án nhân
dân đặc biệt theo Sắc lệnh số 15-SL ngày 12.4.1953 quy định về việc trừng trị
những địa chủ chống lại pháp luật trong khi phát động quần chúng.


3. Trong phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất của
Chính phủ, để xử lý những địa chủ có tội ác, không tổ chức các cuộc “đấu”
mà chỉ lập những phiên toà án nhân dân đặc biệt xét xử.


Trong những phiên tịa đó, nhân dân có quyền tố khổ và vạch tội ác của
địa chủ. Ngoài chánh án và thẩm phán chun mơn của tồ án, trong mỗi
phiên tòa cần có từ 3 đến 5 đại biểu nông dân lao động ở địa phƣơng làm
thẩm phán nhân dân để tham gia việc xét xử.


<b>III. Việc vạch thành phần giai cấp những ngƣời công thƣơng </b>
<b>nghiệp kiêm địa chủ và những ngƣời làm nghề tôn giáo </b>


1. Đối với những ngƣời công thƣơng nghiệp kiêm địa chủ trƣớc đây có
ruộng đất phát canh thu tơ trong vùng qn Pháp tạm chiếm đóng hoặc vùng
du kích, nhƣng trong thời gian kháng chiến đã tản cƣ ra vùng tự do, từ năm
1949 đến nay khơng bóc lột nhƣ địa chủ nữa thì khơng gọi là địa chủ, nhƣng
ruộng đất của họ ở nông thôn cũng cần trƣng mua nhƣ ruộng đất của địa chủ.


2. Trong phát động quần chúng giảm tô những ngƣời công thƣơng
nghiệp kiêm địa chủ phải giảm tơ và thối tơ. Trong cải cách ruộng đất, nói
chung họ khơng bị gọi về nơng thơn để quần chúng nông dân vạch thành phần
giai cấp và ruộng đất của họ sẽ đƣợc trƣng mua. Song họ phải viết thƣ về cho
nông hội nơi họ có ruộng đất đó tự nhận thành phần là nhà công thƣơng
nghiệp kiêm địa chủ và kê khai ruộng đất, trâu bị, nơng cụ của họ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

86


hành đúng chính sách ruộng đất của Chính phủ. Trong lúc cải cách ruộng đất,
ngồi việc trƣng mua phần ruộng đất của tơn giáo, sẽ trƣng mua phần ruộng
đất tƣ của họ theo nhƣ cách trƣng mua ruộng đất của địa chủ thƣờng.


<b>IV. Việc thi hành tịch thu, trƣng thu, trƣng mua trong khi cải cách </b>
<b>ruộng đất </b>


1. Đối với địa chủ đã hợp tác với Pháp trong thời kỳ chiến tranh mà
không bị kết án hoặc không bị coi là cƣờng hào gian ác thì ruộng đất của họ
sẽ đƣợc trƣng mua.


Điều khoản này không áp dụng với địa chủ nào trong thời gian kháng
chiến đã bị kết án về tội việt gian phản động, và bị tịch thu hoặc trƣng thu
ruộng đất, và tài sản khác.


2. Từ nay chỉ thi hành tịch thu, trƣng thu ruộng đất và tài sản khác đối
với những địa chủ sau đây:


a. Địa chủ cƣờng hào gian ác,


b. Địa chủ can tội chống pháp luật trong giảm tô và cải cách ruộng đất
đã bị đƣa ra toàn án xét xử.


<b>V. Quy định về việc hiến ruộng </b>


1. Đối với địa chủ là:


- Nhân sĩ dân chủ, thân sĩ yêu nƣớc,


- Địa chủ kháng chiến,


- Địa chủ thƣờng, bản thân hoặc có con tham gia quân đội nhân dân,
làm cán bộ hoặc viên chức của chính quyền nhân dân,


Nếu muốn hiến ruộng đất trâu bị, nơng cụ, lƣơng thực và nhà cửa ở
nông thôn thì cho phép đƣợc hiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

87


thị lớn, nếu họ là địa chủ nhƣng không phải là cƣờng hào gian ác và muốn
hiến ruộng đất thì cũng có thể đƣợc hiến (1).


2. Bất cứ trƣờng hợp nào địa chủ muốn hiến ruộng đất phải đƣợc nông
dân địa phƣơng đồng ý và Ủy ban cải cách ruộng đất tỉnh chuẩn y.


3. Khi hiến ruộng đất, nếu chủ ruộng muốn giữ lại một số ruộng đất để
tự lao động mà sống thì có thể xin giữ lại một số xấp xỉ với mức bình quân
chiến hữu của nơng dân ở địa phƣơng.


Ngồi những điểm đã bổ sung và sửa đổi trong bản quy định này, tất cả
những điều khoản khác ghi trong các Sắc lệnh, nghị định và Chỉ thị do Chính
phủ hoặc Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ƣơng ban hành trƣớc đây <i>đều </i>
<i>không thay đổi. </i>


<i><b>2/ </b></i><b>MẤY VẤN ĐỀ BỔ SUNG VÀO CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH </b>
<b>RUỘNG ĐẤT ĐỐI VỚI VÙNG MỚI GIẢI PHÓNG</b> (<i>Đã được Hội đồng </i>


<i>Chính phủ thơng qua trong phiên họp trung tuần tháng 5.1955</i>)



<b>I. Mấy vấn đề chính sách cần bổ sung đối với vùng mới giải phóng </b>


<i>Vạch giai cấp: </i>


Trong kháng chiến, địa chủ cũng nhƣ nơng dân, có một số rời quê
hƣơng tản cƣ đi nơi khác (vùng tự do hoặc vùng sau lƣng địch). Nay hịa bình
đƣợc lập lại, họ lại trở về quê hƣơng của họ. Vạch giai cấp của những ngƣời
này rất phức tạp. Dƣới đây quy định một số trƣờng hợp cụ thể:


1. Trƣớc năm 1949 vốn là địa chủ, nhƣng đã 5 năm liền tản cƣ nơi
khác, thì nên căn cứ vào chỗ có bóc lột tơ hay khơng, có lao động hoặc làm
một nghề khác hay không mà quy định thành phần từng gia đình hay từng
ngƣời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

88


- Tuy có tản cƣ đi nơi khác, nhƣng vẫn tiếp tục bóc lột tơ nhƣ cũ.


- Từ 1949 đến nay, có một thời kỳ độ 1, 2 năm khơng bóc lột, cịn thì
vẫn bóc lột nhƣ trƣớc.


b. Trƣớc năm 1949 vốn là địa chủ, nhƣng nay nếu thuộc những trƣờng
hợp dƣới đây thì khơng vạch là địa chủ:


- Từ tháng 7.1949 đến ngày hịa bình lập lại (7.1954) nếu tham gia lao
động nông nghiệp hoặc làm một nghề khác nhƣ làm thợ, làm củi, làm gỗ, mở
quán, buôn bán, mở xƣởng tiểu công nghệ, v.v…để sinh sống trong thời gian
5 năm liền, khơng bóc địa tơ thì khơng vạch là địa chủ, mà căn cứ vào nghề
nghiệp mới để vạch thành phần của họ.



- Trƣờng hợp cá biệt, có ngƣời trƣớc đây có nhiều tội ác đối với nơng
dân, nơng dân u cầu đấu tranh thì cá nhân ngƣời đó sẽ bị vạch là địa chủ
cƣờng hào gian ác và đƣa ra xét xử, ruộng đất, tài sản sẽ bị tịch thu tồn bộ
hoặc một phần. Nhƣng gia đình họ vẫn không vạch là thành phần địa chủ.


- Trong 5 năm liền khơng bóc lột; nhƣng có sức lao động mà khơng lao
động, khơng làm nghề gì khác, chuyên sống vào củ bóc lột; hoặc tuy đã một
thời gian 5 năm khơng bóc lột tơ, nhƣng sau khi hịa bình lập lại vẫn tiếp tục
bóc lột tơ thì vẫn vạch là địa chủ. Nhƣng đối với những ngƣời địa chủ già cả,
thiếu sức lao động, tản cƣ ra vùng tự do sống nhờ vào con cái, đã 5 năm liền
khơng bóc lột tơ nữa, tuy khơng làm nghề gì cũng khơng vạch là địa chủ.


2. Đối với những ngƣời năm 1949 là địa chủ, nay tuy không vạch thành
phần là địa chủ nữa nhƣng ruộng đất, tài sản của họ vẫn phải xử lý nhƣ ruộng
đất của địa chủ. Đối với ruộng hoang của những ngƣời này thì xử lý nhƣ sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

89


c. Nếu chủ ruộng trƣớc năm 1949 thuộc loại nhân sĩ dân chủ, địa chủ
kháng chiến thì trƣng mua.


Giá mua ruộng hoang này chỉ bằng 1/3 sản lƣợng thƣờng niên.


3. Những gia đình từ tháng 7.1949 trở về trƣớc là trung nông nay là phú
nông, nhƣng sau đó vì tham gia cơng tác kháng chiến hoặc bị tai nạn chiến
tranh mất sức lao động, nếu nguồn sống chính dựa vào bóc lột nhƣ địa chủ,
cũng không vạch là địa chủ mà vạch theo thành phần cũ của họ.


<i>Giải quyết vấn đề tranh chấp ruộng đất, tài sản: </i>



Nguyên tắc giải quyết là “đảm bảo đoàn kết ở nơng thơn, có lợi cho
phục hồi và phát triển sản xuất”.


- Trung nơng đã có ruộng tƣ, nhƣng lại để hoang mà đi vỡ hoang của
địa chủ tốt hơn và gần hơn thì khi chia ruộng đất, trên cơ sở sở hữu của họ,
chiếu cố thêm một phần ruộng họ đã khai hoang. Khi phải rút một phần ruộng
đất họ đã khai hoang thì sẽ bù công khai phá bằng cách chia thêm quả thực
cho họ. Nơi nào có nhiều ruộng đất để chia thì vấn đề rút ruộng vỡ hoang của
những ngƣời này không đặt ra.


- Nông dân vỡ hoang ruộng của phú nông. Nếu là phần ruộng trƣớc đây
phú nông vẫn phát canh thì trƣng mua số ruộng đó chia cho nông dân. Nếu là
ruộng trƣớc đây phú nông vẫn tự canh, nay ngƣời vỡ hoang muốn làm, nhƣng
phú nơng muốn địi lại, thì phải để cho nơng dân đƣợc cày 3 năm tính từ ngày
vỡ hoang.


- Nơng dân vỡ hoang lẫn ruộng của nhau thì theo nguyên tắc trƣớc đây
đất thuộc quyền sở hữu của ai thì nay trả về ngƣời đó; nhƣng nếu nơng dân
đồng ý đổi cho nhau thì cũng đƣợc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

90


trƣờng hợp của hãy cịn đó, ngƣời mất của và ngƣời giữ của cũng còn, ở cùng
xã với nhau, hoặc tuy ở khác xã nhƣng thơn giáp nhau.


<b>II. Đối với những xã có nhiều ngƣời làm nghề thủ công và làm nghề </b>
<b>buôn bán </b>


Cuộc phát động quần chúng mở rộng xuống đồng bằng thì có nhiều
thơn ruộng ít, và có nhiều ngƣời làm nghề thủ cơng, bn bán. Tình hình ở


đây có những đặc điểm đặc biệt khác, cho nên cần chú ý trong mấy điểm nhƣ
sau:


<i>1. Vạch giai cấp </i>


Gia đình vừa làm nghề thủ cơng, vừa cày ruộng, khơng phân biệt nghề
nào chính, nghề nào phụ, nếu họ yêu cầu và nông dân đồng ý thì vẫn vạch là
nơng dân.


- Thợ thủ công đã chuyển sang cày ruộng làm nguồn sống chính đƣợc
trên một năm thì vạch là nơng dân.


Vạch giai cấp ở những nơi này ngoài việc căn cứ vào số ruộng đất của
họ, còn phải chú ý nghề nghiệp khác của họ nữa. Ở những nơi mức ruộng đất
bình qn nhân khẩu q ít thì phải xét điều kiện cụ thể xin chỉ thị của cấp,
không nên chỉ căn cứ vào mức bình quân ruộng đất gấp 3 nhƣ đã ghi trong
bản “Điều lệ tạm thời phân định thành phần giai cấp ở nông thôn” mà vạch
thành phần họ là địa chủ.


<i>2. Đối với ruộng đất của những người có ít ruộng đất cho phát canh: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

91


- Ruộng đất của địa chủ phân tán vào ngƣời làm nghề thủ công, ngƣời
buôn bán, nếu nhiều thì rút ra một phần, phần để lại bằng mức chia cho bần
cố nông. Khi rút ruộng của họ thì cách trả tiền cho họ nhƣ trả cho trung nông.


<i>3. Chia ruộng đất cho người làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ: </i>


- Những gia đình làm nghề thủ cơng khơng có tiền để phát triển đời


sống thiếu thốn, có sức lao động nếu họ yêu cầu chia ruộng, thì chia cho họ
một phần ruộng bằng phần chia cho bần cố nơng.


- Những ngƣời bn bán nhỏ có sức lao động và yêu cầu chia ruộng, thì
cũng chia cho họ một phần ruộng; chia bao nhiêu, do nông dân định.


<i>4. Những người thủ công hoặc làm nghề lao động khác tham gia tổ </i>
<i>chức nông hội: </i>


Những ngƣời làm nghề thủ công và lao động khác ở nông thôn đƣợc
tham gia nơng hội.


Trong những xã có nhiều ngƣời làm nghề thủ cơng và lao động khác thì
trong Ủy ban hành chính và chấp hành nơng hội của xã đều cần có đại biểu
thuộc thành phần của họ. Số đại biểu ấy là bao nhiêu thì nên căn cứ vào số
ngƣời làm nghề thủ công và lao động khác trong xã đó nhiều hay ít mà định.


<b>III. Đối với những xã có nghề làm muối </b>


1. Những gia đình khơng có lao động chính mà nguồn sống chính chỉ
nhờ vào phát canh ruộng lúa, hoặc chỉ phát canh ruộng muối, thì đều vạch
thành phần là địa chủ. Đối với ruộng muối, dụng cụ, trâu bị của họ dùng làm
muối thì tùy theo họ là địa chủ cƣờng hào gian ác hoặc địa chủ thƣờng mà
tịch thu, trƣng thu, trƣng mua và đem chia hẳn cho nông dân biết làm muối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

92


chia nhiều, thiếu ít chia ít, khơng thiếu khơng chia” nhƣ đối với nông dân. Khi
chia quả thực cũng chia cho họ nhƣ chia cho nơng dân.



<b>IV. Nói rõ thêm về vấn đề để lại ruộng đất cho nhà thờ, nhà chùa </b>
<b>trong cải cách ruộng đất </b>


Để thỏa mãn yêu cầu ruộng đất của bần cố nông, vừa để phù hợp với
chính sách của Chính phủ tơn trọng và bảo đảm tự do tín ngƣỡng, cần để lại
cho nhà thờ, nhà chùa một số ruộng đất vừa phải đủ cho việc thờ cúng và đủ
cho cha cố, sƣ sãi sinh sống.


Căn cứ trên nguyên tắc ấy, khi chia ruộng đất cần đƣa vấn đề để ruộng
đất cho nhà chùa, nhà thờ cho nông dân bàn. Ủy ban cải cách ruộng đất tỉnh
căn cứ vào ý kiến của nơng dân và tình hình cụ thể mà quyết định. Nếu là nhà
thờ địa phận, ruộng đất có quan hệ đến nhiều nơi thì Ủy ban cải cách ruộng
đất tỉnh hoặc Đoàn ủy cải cách ruộng đất triệu tập đại biểu nông dân những xã
có liên quan đến bàn bạc, rồi báo cáo và xin chỉ thị Ủy ban cải cách ruộng đất
khu hoặc Ủy ban cải cách ruộng đất trung ƣơng trƣớc khi Ủy ban cải cách
ruộng đất tỉnh quyết định.


Những nhà tu, nhà mụ, tiểu vãi, nếu xƣa nay họ vẫn sống về ruộng đất
có lao động thì chia cho họ một phần ruộng đất nhƣ chia cho nông dân.


Việc để lại ruộng đất cho nhà chung, nhà chùa phải do ý kiến của số
đông nông dân bàn bạc và đề nghị. Cán bộ tuyệt đối không đƣợc mệnh lệnh.


<b>2. Phụ lục 2: Một số văn bản về sửa chữa sai lầm trong cải cách </b>
<b>ruộng đất. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

93
THỦ TƢỚNG PHỦ


---


Số: 012/TTg


VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---


Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1957


<b>THÔNG TƢ </b>


<b>Về một số điểm trong chính sách cụ thể, </b>


<b>cần nắm vững khi tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất </b>
<b>__________ </b>


Kính gửi UBHC các Khu, Thành phố và Tỉnh.


Thủ tƣớng Phủ đã có thơng tƣ số 1196-TTg ngày 28.12.1956 giải thích
và bổ sung chính sách phân định thành phần giai cấp ở nông thôn, và thông tƣ
số 1197-TTg ngày 29.12.1956 về việc đền bù tài sản, nay nói rõ thêm mấy
điểm để các cấp chính quyền và cán bộ nắm vững trong khi tiến hành sửa
chữa sai lầm về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.


I - VỀ VIỆC PHÂN ĐỊNH THÀNH PHẦN GIAI CẤP:


1. Đối với những ngƣời làm nghề khác, trong thông tƣ số 1196-TTg
nói: “Những ngƣời làm nghề khác có ruộng đất phát canh tùy bình qn
chiếm hữu một nhân khẩu trong gia đình có quá gấp 3, 4 lần bình quân chiếm
hƣu một nhân khẩu ở địa phƣơng nhƣng tổng số ruộng đất khơng nhiều, xét
khơng cần thiết thì khơng vạch là địa chủ”. Nhƣ vậy là trƣờng hợp ruộng đất


của gia đình đó có ít, tùy mức bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa
phƣơng, nhƣng mức bóc lột khơng q mức bóc lột của phú nơng thì cũng
không quy là địa chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

94


năm gân đây đã trả lại ruộng công và đã tham gia lao động, xét khơng cần
thiết thì khơng vạch là địa chủ”.


Cần hiểu xét không cần thiết ở đây có nghĩa là những ngƣơi đó theo
tiêu chuẩn nói trên đáng lẽ vạch là địa chủ nhƣng vì họ có ít ruộng đất và ít tội
ác với quần chúng thì không vạch là địa chủ. Trong trƣờng hợp ngƣời có
nhiều tội ác, quần chúng oán ghét, trong cải cách ruộng đất đã vạch là địa chủ
thì nay khơng hạ thành phần nữa.


Đối với những ngƣời có nghề khác và ở vùng hiều ruộng công, việc sửa
thành phần phải do Ủy ban hành chính tỉnh xét duyệt.


2. Những ngƣời đủ tiêu chuẩn là địa chủ, đáng lẽ có thể chiếu cố khơng
vạch là địa chủ, nhƣng trong cải cách ruộng đất đã vạch gia đình đó là địa chủ
thì nay cho họ thay đổi thành phần theo nghề nghiệp của họ.


Ví dụ: một ngƣời làm nghề khác có ruộng đất phát canh, bình quân
chiếm hữu một nhân khẩu trong gia đình đó q gấp 3 lần bình qn chiếm
hữu của một nhân khẩu địa phƣơng; đáng lẽ chiếu cố nghề nghiệp khác của
họ thì khơng vạch gia đình này là địa chủ, nhƣng trong cải cách ruộng đất đã
quy họ là địa chủ, thì nay khơng nên là cải cách ruộng đất làm sai, phải sửa lại
thành phần, mà nên đặt vấn đề cho họ đƣợc thay đổi thành phần theo nghề
nghiệp của họ. Ruộng đất, tài sản của họ đã trƣng mua, nay không phải đền
bù lại, trừ trƣờng hợp đã trƣng mua quá đáng làm cho họ gặp khó khăn về


sinh sống thì cần điều chỉnh lại một phần nào.


Nếu rõ ràng họ không đủ tiêu chuẩn là địa chủ, nhƣ có nghề khác mà
ruộng đất của một nhân khẩu trong gia đình đó khơng q gấp 3 lần bình quân
chiếm hữu của một nhân khẩu địa phƣơng thì phải sửa thành phần cho họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

95


ruộng đất đó phát canh hoặc thuê ngƣời làm thì vẫn phải vạch là địa chủ, chứ
không vạch là quá điền hay phú nông.


4. Trƣớc đây, trong cải cách ruộng đất có quy định: tùy gia đình có lao
động chính, nhƣng chiếm hữu ruộng đất, số bóc lột về ruộng đất nhiều, trên
40 tạ và gấp 3 lần số tự làm ra thì vẫn vạch là địa chủ. Điều quy định này là
đúng và cần thiết. Trong cải cách ruộng đất, một số xã đã vạch một số địa chủ
theo tiêu chuẩn này. Nay các cấp và cán bộ cần chú ý nắm vững những quy
định đó để tránh hạ lầm địa chủ xuống phú nông.


5. Trong vùng mới giải phóng, có một số ngƣời trƣớc vốn là nơng dân
hoặc thành phần khác, đi ngụy quân hoặc làm ngụy quyền bản thân và cả gia
đình khơng tham gia lao động nữa, ruộng đất chỉ có ít, nguồn sống chính dựa
vào càn qt, cƣớp bóc của nhân dân, trong cải cách ruộng đất vạch họ là địa
chủ cƣờng hào gian ác và đã trừng trị về tội hình, nay xét tội của học vẫn
đúng thì bản thân họ vẫn bị giam giữ, nhƣng tuyên bố cho gia đình họ đƣợc
thay đổi thành phần.


Nếu ngƣời có ít tội ác khơng đáng trừng trị, thì khi tha về cần tun bố
là họ có tội nhƣng Chính phủ khoan hồng. Đồng thời khi về xã cũng tuyên bố
cho họ đƣợc thay đổi thành phần.



6. Những tên địa chủ cƣờng hào gian ác có tội nhƣng bị xử án q nặng
(khơng phải oan) thì sau này có dịp sẽ ân xá hoặc ân giảm.


7. Địa chủ hết thời hạn đƣợc thay đổi thành phần thì chỉ đổi xuống
trung nơng mà không hạ xuống bần cố nông, và không cho họ vào nông hội
hoặc tổ đổi công. Nếu họ chuyển sang làm nghề khác, thì quy thành phần theo
nghề nghiệp của họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

96


Trong khi sửa sai, nếu có địa chủ cƣờng hào gian ác lọt lƣới rõ ràng, tội
ác lớn, quần chúng ốn ghét thì vẫn phải vạch thành phần những tên đó.
Những địa chủ thƣờng lọt lƣới rõ ràng, ruộng đất hiện nay còn nhiều, quần
chúng yêu cầu, thì cũng phải vạch thành phần.


II - VỀ VIỆC ĐỀN BÙ TÀI SẢN


1. Nơi nào có phú nơng có nhiều ruộng đất mà ít sức lao động, thật thà
tự nguyện xin hiến một phần ruộng, thì Ủy ban hành chính Tỉnh nghiên cứu
và có thể chuẩn y cho phú nơng đó hiến ruộng, nhƣng không nên tuyên truyền
việc cho phú nông hiến ruộng.


2. Trong khi điều chỉnh ruộng đất để đền bù cho ngƣời bị quy sai,
không đƣợc rút ruộng củ những ngƣời làm nghề khác ở nông thôn.


3. Đối với những nông dân lao động trong cải cách ruộng đất bị rút một
phần ruộng tƣ thì nay phải trả lại phần ruộng tƣ đó hoặc phải đền bù cho họ.
Trong cải cách ruộng đất có trung nơng bị rút ruộng phân tán nhƣng đã giữ
phần ruộng phân tán lại, đƣa ruộng tƣ ra thì nay khơng phải trả hoặc đền bù
lại phần ruộng đất đã rút.



Cần chú ý là trong cải cách ruộng đất nơi nào đã rút một phần ruộng
trung nông vỡ hoang của địa chủ, hoặc vỡ hoang ruộng cơng thì đó khơng
phải là sai chính sách, nay không phải đền bù lại (xem nghị quyết của Hội
đồng chính phủ tháng 5.1955 về “mấy vấn đề cần bổ sung vào chính sách cải
cách ruộng đất đối với vùng mới giải phóng”).


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

97


trâu đƣợc mƣợn trâu bò để cày, hoặc vận động nông dân giúp đỡ lẫn nhau,
hay là chia ghép thêm vào những con trâu mới chia cho 2, 3 gia đình…


5. Đối với nhà chung, đền chùa, sau khi trƣng thu, trƣng mua nếu ta đã
để lại ruộng đất quá ít, hay đã trƣng thu lầm cả đồ lễ… thì nay phải sửa lại
theo chỉ thị về việc sửa chữa sai lầm đối với tơn giáo. Cịn việc trả lại số tơ
thối q mức thì khơng đặt ra.


6. Nơi nhà Nhà Chung lấy lại ruộng đất đã chia cho nông dân thì phải
giái dục vận động quần chúng đấu tranh kết hợp với biện pháp chính quyền
buộc nhà chung phải trả lại những ruộng đất đó cho nơng dân.


Nơi nào giáo dân gặt tranh lúa của nông dân bên lƣơng mới đƣợc chia
ruộng nhà chung, hoặc đem của đấu tranh trả lại nhà chung, thì cần giải thích
cho giáo dân nhận rõ làm nhƣ vậy là sai. Đồng thời cũng giải thích cho nhà
Chung nhận rõ việc lấy lại hoa lợi mà nông dân vừa đƣợc chia là trái với
chính sách của Chính phủ. Nơi nào quần chúng giác ngộ, tự giác đấu tranh địi
lại thì phải hết sức nâng đỡ, giải quyết nguyện vọng quả quần chúng, song
cũng không nên đặt ra yêu cầu quá cao, thoát ly quần chúng, nhất là phải
tránh gây ra xung đột giữa giáo và lƣơng.



III - ĐỐI VỚI NHỮNG NGƢỜI BỊ HY SINH, NGƢỜI TỐ SAI VÀ
CÁN BỘ PHẠM SAI LÀM TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT


1. Những ngƣời bị hy sinh là những ngƣời bị xử tử hình oan, bị tra tấn
chết, hay chết trong trại giam, hoặc bị truy bức đã tự sát. Những ngƣời này
không gọi là liệt sĩ. Ngƣời nào có thành tích đặc biệt thì phải báo cáo lên Ủy
ban hành chính Khu xét và quyết định đề nghị truy thƣởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

98


3. Đối với con cái những ngƣời bị hi sinh, nhân dân và chính quyền địa
phƣơng cần cố gắng giúp đỡ về sinh sống, còn việc học hành thì giúp đỡ
trong điêu kiện có thể, khơng nên đặt thành ngun tắc nhƣ có nơi đề nghị “bé
đƣợc phụ cấp, lớn đƣợc đi học và có học bổng”, vì hiện nay ta cịn gặp khó
khăn, nhiều con em cán bộ và liệt sĩ cũng chƣa giải quyết đƣợc nhƣ thế.


Những ngƣời bị hi sinh sẽ đƣợc tính vào nhân khẩu thuế nơng nghiệp
của gia đình trong thời hạn 5 năm.


4. Đối với cán bộ thoát ly bị xử trí đuổi về xã và cán bộ xử trí sai
(khơng phải đi tù), không đặt vấn đề truy lĩnh sinh hoạt phí và tiền phụ cấp,
mà cần giải thích cho anh em nhận rõ khó khăn về tài chính hiện nay của Nhà
nƣớc. Nếu gia đình họ quá túng thiếu thì giúp đỡ, tùy theo hồn cảnh từng gia
đình mà định mức giúp đỡ một tạ, một tạ rƣỡi hoặc nhiều nhất là hai tạ.


<i><b>2/ Thông tư số 03-NC/KA của Ủy ban Hành chính Tỉnh Kiến An về </b></i>
<i><b>việc đền bù tài sản (3.3.1958) </b></i>


ỦY BAN HÀNH CHÍNH
TỈNH KIẾN AN



---
Số 03-NC/KA


VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---


Kiến an, ngày 3 tháng 3 năm 1958


<b>THÔNG TƢ </b>
<b>Về việc đền bù tài sản </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

99


Quân, Dân, Chính Đảng xã đã đƣợc học tập thông tƣ số 417-TTg của Thủ
tƣớng Phủ bổ sung về việc đền bù tài sản.


Để đảm bảo việc đền bù tài sản đƣợc tốt, Thủ Tƣớng Phủ đã có thơng
tƣ số 417-TTg và ngày 10.2.1958 có thơng tƣ số 105-TTg giải thích và bổ
sung thêm một số điểm trong việc thi hành thông tƣ số 417-TTg. Để thống
nhát tài liệu cho cán bộ nhân dân học tập, nắm vững chủ trƣơng chính sách
của Chính phủ trong việc đền bù tài sản mà thực hiện, Ủy ban hành chính
Tỉnh căn cứ vào tinh thần của 2 văn bản trên của Thủ tƣớng Phủ biên soạn
thành thông tƣ này.


I. PHƢƠNG CHÂM CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ TÀI SẢN


Trƣớc hết các cấp và các cán bộ cần nắm vững phƣơng châm chính
sách đền bù tài sản là: “đảm bảo lợi ích của nông dân lao động, kể cả nông


dân lao động đƣợc chia và nơng dân lao động bị quy sai, chiếu cố thích đáng
đến lợi ích của các tầng lớp khác”.


II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐỀN BÙ TÀI SẢN LÀ NHẰM:


- Tăng cƣờng đoàn kết nông thôn, chủ yếu là đàn kết giữa bần, cố,
trung nông.


- Đảm bảo cho ngƣời bị quy sai đủ điểu kiện làm ăn sinh sống;


- Làm cho nông dân lao động (kể cả ngƣời đƣợc chia và những ngƣời
bị quy sai) nhận rõ Đảng và Chính phủ quan tâm đến đời sống của họ, do đó
mà củng cố lòng tin tƣởng của họ đối với Đảng và Chính phủ, củng cố cơng
nơng liên minh;


- Ổn định quyền sở hữu ruộng đất của nông dân lao động, tạo điều kiện
phát triển sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

100


những ngƣời đƣợc chia và ngƣời bị quy sai thấy rõ khó khăn của Nhà nƣớc
mà ngƣời bị quy sai vui lòng chịu thiệt thòi một phần và ngƣời đƣợc chi vui
lòng bỏ ra một phần, khơng nên ỷ lại trơng chờ Chính phủ đền bù.


III. NHỮNG CHỦ TRƢƠNG CỤ THỂ


1. Đối với những ngƣời là nông dân lao động hoặc phú nông bị quy sai
lên địa chủ, cần cố gắng vận động nông dân đền bù cho họ 4 thứ tài sản chính:
ruộng đất, nhà cửa, trâu bị, nơng cụ tƣơng đối đảm bảo điều kiện sinh sống
và sản xuất của họ.



Ngoài ra đối với những đồ dùng cần thiết trong nhà nhƣ giƣờng, phản,
nồi niêu, chum vại, nếu ngƣời bị quy sai quá thiếu mà ngƣời đƣợc chia cịn
giữ và cũng khơng cần lắm thì vận động những ngƣời đƣợc chia thƣơng lƣợng
điều chnhr để đền bù cho họ một phần.


Hiện nay qua việc đền bù tài sản, cần giải quyết tốt một số vấn đề còn
lại sau:


a. Đối với những ngƣời là nông dân lao động hoặc phú nông bị quy sai
là địa chủ mà việc đền bù tài sản chính vẫn chƣa đảm bảo đủ mức tối thiểu
cho họ tƣơng đối đủ điều kiện làm ăn sinh sống, thì cần tiếp tục vận động
những ngƣời đƣợc chia đền bù cho họ có tƣơng đối đủ điều kiện làm ăn sinh
sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

101


Về phía lãnh đạo cũgn nhƣ cán bộ chấp hành tuyệt đối không đƣợc ỷ lại
trơng chờ Chính phủ giúp đỡ hoặc ngại khó khăn mà coi nhẹ, hoặc bỏ qua
không tiếp tục vận động tận dụng khả năng của địa phƣơng.


Đối với ngƣời đƣợc chia, cần phải làm cho họ thấy hết khó khăn của
Chính phủ, khắc phục tƣ tƣởng ỷ lại trơng chờ vào Chính phủ giúp đỡ đền bù,
nhận rõ trách nhiệm của mình là phải góp phần đền bù cho ngƣời bị quy sai
có tƣơng đối đủ điều kiện làm ăn sinh sống, trên tinh thần bàn bạc, thƣơng
lƣợng, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu có trƣờng hợp vì định mức ruộng hoặc tiền trâu
không hợp lý, ngƣời đã nhận nhiều của đƣợc chia mà bỏ ra quá ít để ngƣời
nhận đƣợc ít của suy tị, chƣa chịu bỏ tiền ra đền bù, thì cần điều chỉnh lại cho
hợp lý.



b. Ở những nơi có nhiều khả năng, xét ra vẫn cịn có thể đền bù thêm
ruộng và trâu bò cho những ngƣời bị quy sai mà vẫn đảm bảo đủ điều kiện
làm ăn sinh sống cho những ngƣời đƣợc chia, thì nên thƣơng lƣợng, bàn bạc
đền bù thêm cho ngƣời bị quy sai để giảm bớt chi tiêu cho Nhà nƣớc.


Ở những nơi sau khi đền bù còn thừa lại một số tài sản nhƣ ruộng, tiền
xét ra không phải là đã rút của ngƣời đƣợc chia q đáng, thì nay khơng nên
trả lại những tài sản ấy cho ngƣời đƣợc chia hoặc mang dùng vào việc khác,
mà nên đƣa ra chi bộ và nông hội bàn bạc để dùng vào việc đền bù thêm cho
những ngƣời bị quy sai thành phần mà trƣớc đây xét ra việc đền bù cho họ
cịn q ít.


Tóm lại trong tác vận động đền bù tài sản, phải thấu suốt phƣơng châm
tận dụng khả năng của địa phƣơng, khắc phục tƣ tƣởng ỷ lại, trơng chờ vào
Chính phủ giúp đỡ đền bù, bảo đảm thực hiện đúng chính sách đèn bù tài sản
do Đảng và Chính phủ đã quy định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

102


của nông dân lao động bị quy sai, Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù bằng cách
mua lại những ruộng đất, trâu bị đó và sẽ trả dần bằng tiền hoặc hiện vật
trong thời gian 5 năm. Song để giảm bớt chi tiêu cho Nhà nƣớc, đối với
những trung nông chiếm hữu ruộng đất q nhiều hoặc có q nhiều trâu bị
bị quy sai lên địa chủ và đã bị trƣng mua, trƣng thu tài sản, nay sƣủa sai ta đã
vận động nông dân đền bù một phần ruộng đất, trâu bò đủ làm ăn sinh sống,
phần ruộng đất, trâu bị cịn thiếu thì vận động họ chỉ lấy của Chính phủ đền
bù tới một phần nhất định.


3. Việc giúp đỡ đền bù về ruộng đất và giá ruộng đất (kể cả những
ruộng đất cịn thiếu của nơng dân lao động bị quy sai thành phần đƣợc kê vào


loại ruộng đất mà Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù).


- Những ruộng đất cịn thiếu mà Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù là đinh
những ruộng đất trồng lúa, trồng mầu thuộc quyền sở hữu của ngƣời bị quy
sai và đã có sản lƣợng chịu thuế, nhƣ ruộng lúa, đất trồng màu, vƣờng ao có
sản lƣợng chịu thuế hoặc ruộng và đất màu nhƣng dùng để trồng những sản
vật đặc biệt nhƣ trồng cam, trồng mía, trồng dâu, v.v… (trừ thổ cƣ và vƣờn
kèm theo thổ cƣ khơng có sản lƣợng chịu thuế).


Ngƣời bị quy sai mà mức chiếm hữu ruộng đất quá nhiều là những
ngƣời có đủ 3 điều quy định dƣới đây:


- Mức bình quân chiếm hữu ruộng đất của mỗi nhân khẩu trong gia
đình họ gấp đơi mức bình qn chiếm hữu td của trung nông trong xã trở lên.


- Tổng số ruộng đất chiếm hữu của gia đình đó từ 4 mẫu trở lên (ruộng
đất chiếm hữu là ruộng đất tƣ của họ lúc cải cách ruộng đất).


- Sau khi nhân dân đã cố gắng đền bù phần ruộng đất để làm ăn sinh
sống rồi, phần còn thiếu của họ từ 2 mẫu 5 sào trở lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

103


Đối với một số ngƣời chiếm hữu ruộng đất quá nhiều nhƣ đã quy định
ở trên, thì sau khi địa phƣơng đã cố gắng đền bù cho họ tƣơng đối có đủ
ruộng đất để làm ăn sinh sống theo nhƣ chính sách đã quy định rồi, đối với
phần ruộng đất cịn thiếu của họ Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù nhƣ sau:


- Nếu phần còn thiếu từ 2 mẫu 5 sào trở xuống thì Chính phủ sẽ giúp đỡ
đền bù đủ.



- Nếu phần còn thiếu từ 2 mẫu 5 sào đến 5 mẫu thì Chính phủ sẽ giúp
đỡ đền 2 mẫu 5 sào.


- Nếu phần còn thiếu từ 5 mẫu trở lên thì Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù
bằng một nửa số ruộng đất còn thiếu.


- Về giá ruộng đất, qua tình hình một số nơi làm thí điểm, ta nhận thấy
cách tính giá ruộng đất bằng một năm sản lƣợng thƣờng niên của từng thửa
gặp nhiều khó khăn, phức tạp, vì ruộng đất rút bù đảo lộn lung tung. Do vậy
nay áp dụng cách tính thống nhất nhƣ sau: giá một mẫu ruộng bằng sản lƣợng
bình quân một năm của một mẫu ruộng ở trong thôn (gồm tất cả các hạgn
ruộng trong thôn cộng lại); giá một mẫu đất trồng màu bằng sản lƣợng bình
quân một năm của một mẫu đất ở trong thôn (gồm các loại đât trồng màu
cộng lại).


Cách tính này đơn giản, tránh đƣợc nhiều khó khăn phức tạp. Do đó,
cần giải thích cho quần chúng thơng cảm và đồng tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

104


trƣng mua của họ trong cải cách ruộng đất còn thiếu bao nhiêu sẽ tính vào
khoản mà Chính phủ phải giúp đỡ đền bù. Đồng thời phải đề phòng, ngăn
ngừa những trƣịng hợp khác nhƣ mất ít khai nhiều, khai cả ruộng công đƣợc
sử dụng, ruộng mới khai hoang, ruộng nhận giao canh.


4. Việc đền bù trâu bò cho những nông dân lao động bị quy sai và giá
trâu bò:


- Nếu bị thiệt từ 2 con trâu hoặc từ 4 con bị trở xuống thì sau khi nhan


dân đã đền bù đƣợc một phần rồi. Phần trâu bị cịn thiếu, Chính phủ sẽ giúp
đỡ đền bù tất cả phần cịn thiếu đó.


- Nếu bị thiệt từ 3 con trâu đến 5 con trâu, hoặc từ 5 con bò đến 10 con
bò thì sau ki nhân dân đã đền bù đƣợc một phần rồi, phần còn thiếu Chính
phủ sẽ giúp đỡ đền bù thêm cho họ có đủ 2 con trâu hoặc 4 con bị (nhƣ thế
nghĩa là cộng cả nhân dân đền bù với phần Chính phủ giúp đỡ thêm, ngƣời bị
quy sai có 2 trâu hoặc 4 bị).


- Nếu bị thiệt hại từ 6 con trâu trở lên hoặc từ 11 con bị trở lên thì sau
ki nhân dân đã đền bù đƣợc một phần rồi, phần cịn thiếu Chính phủ sẽ giúp
đỡ đền bù thêm cho họ có đủ 3 con trâu hoặc 6 con bò (nhƣ thế nghĩa là cộng
cả phần nhân dân đã đền bù với Chính phủ giúp đỡ bù thêm, ngƣời bị quy sai
sẽ có 3 con trâu hoặc 6 con bị).


Theo tinh thần điều quy định trên, thì giá 2 con bò bằng 1 con trâu. Các
địa phƣơng căn cứ vào tinh thần trên đây mà tính đền bù cho những ngƣời bị
thiệt hại cả hai thứ trâu, bị. Ví dụ: một ngƣời bị thiệt hai 3 con trâu, 2 con bị
thì coi nhƣ 4 con trâu hoặc 8 con bị, Chính phủ sẽ giúp đơ đền bù cho họ
bằng 2 con trâu hoặc 4 con bò.


Về giá cả, nên phân làm 3 loại:
1 – Trâu đã già yếu,


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

105


3 – Trâu nghé đã xâu sẹo hoặc đến tuổi xâu sẹo (con trâu bé thì tính
kèm với mẹ nó, khơng tính riêng thành một con).


Căn cứ vào sự phân loại trên mà trị giá mỗi con trong mỗi loại trung


bình đáng bao nhiêu, khơng nên phân thành nhiều loại quá và nhất loạt tính
theo giá thị trƣờng hồi cải cách ruộng đất, cũng không nên quy theo giá hiện
nay.


5. Đối với những gia đình nơng dân lao động bị quy sai lên địa chủ hay
bị quy oan là phản động mà có ngƣời bị chết oan trong giảm tô hay trong cải
cách ruộng đất (bị xử bắn oan, bị chết trong trại cải tạo, hoặc trong khi bị
giam giữ) và đối với những gia đình liệt sĩ thì dù thuộc loại chiếm hữu quá
nhiều ruộng đất, trâu bò nhƣ đã quy định ở điểm 3 và 4 cũng khơng vận động
những gia đình đó chỉ nhận đền bù một phần ruộng đất, trâu bò. Ngồi ra đối
với những gia đình có cơng với cm và kháng chiến bị quy sai thuộc loại chiếm
hữu quá nhiều, nếu hiện nay sinh hoạt khá thì có thể vận động chỉ nhận đền
bù một phần ruộng đất, trâu bò.


6. Giải quyết một số trƣờng hợp rút ruộng của trung nông:


Trong luật cải cách ruộng đất đã quy định những trung nông nào nhận
ruộng phân tán của địa chủ mà trong cải cách ruộng đất bị rút ra để chia cho
những nông dân thiếu ruộng hoặc khơng có ruộng thì đƣợc Chính phủ đền bù
bằng tiền hay hiện vật theo nguyên giá lúc mua.


Căn cứ vào tinh thần điều quy định trên, nay giải quyết một số trƣờng
hợp rút ruộng của trung nông nhƣ sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

106


Song có trƣờng hợp trung nông bị rút ruộng phân tán nhƣng đã giữ phần
ruộng phân tán lại và đƣa ruộng tƣ của họ ra thì nay khơng phải trả hoặc đền
bù lại phần ruộng đã rút trong cải cách ruộng đất.



- Đối với một số trung nơng vì lẽ này hay lẽ khác đã giao canh một số
ruộng cho ngƣời khác, trong cải cách ruộng đất ngƣời trung nông có ruộng
giao canh bị quy sai thành phần là địa chủ, cho nên phần ruộng giao canh đó
đã bị rút để chia cho nơng dân, thì nay sẽ tính số ruộng đó vào số ruộng của
ngƣời bị quy sai thành phần có ruộng giao canh để đền bù chứ không phải đền
bù cho ngƣời nhận ruộng giao canh. Song cũng cần chú ý: trong thực tế có
một số trung nông chiếm hữu nhiều ruộng, trong một thời gian nào đó đã cho
ngƣời khác, trong cải cách ruộng đất ngƣời trung nơng đó bị quy sai là địa
chủ, nên phần ruộng đất trên ta cho là ruộng đất của địa chủ giao canh, đã rút
đem chia thì khơng tính vào loại ruộng Chính phủ giúp đỡ đền bù.


- Đối vứi một số trung nông trong cải cách ruộng đất bị quy sai lên phú
nông, đã trƣng mua phần ruộng phát canh của họ, nay sửa sai khơng có ruộng
đền bù lại cho họ, thì Chính phủ vẫn mua số ruộng đó, giá cả và thời hạn trả
cũng nhƣ đối với trung nông bị quy sai thành phần.


- Đối với những nơng dân lao động và ngƣời có nghề khác vì hồn cảnh
kháng chiến, hoặc vì lẽ này hay lẽ khác mà có một thời gian bỏ địa phƣơng đi
làm ăn nơi khác, số ruộng ở nhà gửi lại bà con, anh em hoặc gửi lại nông hội,
trong cải cách ruộng đất vẫn không trở về địa phƣơng, những ngƣời hiến canh
đã tự báo hoặc đƣợc chia nguyên canh, nay ngƣời có ruộng trở về đã đền bù
số ruộng này, thì cần nghiên cứu kỹ và phân biệt giải quyết nhƣ sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

107


ngƣời đƣợc chia ruộng ở nơi cƣ trú mà nay sửa sai lại trở về quê mình địi đền
bù thì khơng giải quyết nhƣng giải thích cho họ.


- Nếu trƣờng hợp khơng có ý kiến ngƣời chủ ruộng, mà ngƣời nhận
giao canh cứ tự báo làm của tƣ của mình, thì đó là ngƣời tự báo làm sai. Song


nếu ngƣời chủ ruộng đó hiện nay đã có ruộng đất làm ăn ở nơi cƣ trú hoặc đã
có nghề nghiệp khác bảo đảm điều kiện làm ăn sinh sống thì nay giải thích
cho họ vui lịng nhƣờng số ruộng đó cho những ngƣời đã tự báo, khơng địi lại
số ruộng đó hoặc địi đền bù những ruộng đất đó nữa.


- Nếu nghề nghiệp và cơ sở làm ăn nơi cƣ trú của ngƣời chủ ruộng
không đủ đảm bảo đời sống mà thực tế họ đã trở về địa phƣơng và đòi lại số
ruộng cũ để làm ăn sinh sống thì Chính quyền và nơng hội sẽ căn cứ vào tình
hình ruộng đất thực tế của địa phƣơng và thƣơng lƣợng, thu xếp giữa những
ngƣời nhận ruộng giao canh của họ và giữa những ngƣời đƣợc chia, làm sao
giải quyết đƣợc một phần ruộng cho họ làm ăn sinh sống, Chính phủ khơng
đặt vấn đề giúp đỡ đền bù trong trƣờng hợp này.


7. Đối với những ngƣời là nông dân lao động, là thợ thủ công hoặc
nông dân lao động khác, trong giảm tô hay cải cách ruộng đất rõ ràng bị uy
sai là phản động hoặc bị nghi oan là giƣ quy phản động, do đó đã bị tịch thu,
trƣng thu ruộng đất, trâu bị, hoặc tuy khơng bị tịch thu, trƣng thu nhƣng tài
sản đó nhƣng vì bị truy quy phản động mà đã phải bán ruộng đất, trâu bò đề
nộp quỹ đó cho nơng dân nay cần vận động nông dân đền bù cho họ về ruộng
đất, trâu bò nhƣ những ngƣời bị quy sai thành phần. Phần ruộng đất, trâu bị
cịn thiếu, nơng dân khơng thể đền bù đƣợc thì Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù
nhƣ những ngƣời nông dân lao động bị quy sai thành phần.


8. Việc Chính phủ giúp đỡ đền bù phần ruộng đất, trâu bò còn thiếu của
những ngƣời là nhân dân lao động khác bị quy sai thành phần:


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

108


Trƣớc hết cần nhận rõ những ngƣời thuộc thành phần nhân dân lao
động khác hoặc có nhiều loại khác nhau, cơ sở nghề nghiệp và đời sống của


họ cũgn có nhiều điểm khác nhau, có ngƣời bị quy sai thành phần nhƣng vẫn
tiếp tục làm nghề cũ, có ngƣời đã trở về làm ruộng. Do đó cần phân biệt giải
quyết nhƣ sau:


a. Nếu những tài sản bị tịch thu, trƣng thu, trƣng mua của họ là công cụ
sản xuất thuộc về phần công thƣơng nghiệp, nhƣ khung cửi, máy khâu, máy
ép mía… mà nay họ vẫn tiếp tục nghề cũ thì thi hành theo tinh thần thông tƣ
số 1197-TTg, nghĩa là: cố gắng vận động đền bù cho họ một phần công cụ sản
xuất (khung cửi, máy khâu, máy ép mía…) ví dụ: 2 khung cửi thì trả 1 về
phần cịn thiếu nơng dân không thể đền bù đƣợc thì giải thích cho họ bằng
lòng chịu thiệt một phàn. Ngƣời nào q túng thiếu, thật cần thiết thì Chính
phủ sẽ giúp đỡ đền bù một phần.


b. Nếu những tài sản bị tịch thu, trƣng thu, trƣng mua của họ là ruộng
đất, trâu bò mà hiện hay họ đã bỏ nghề cũ quay về làm ruộng thì cần vận động
đền bù ruộng đất, trâu bò cũng nhƣ đền bù cho nông dân lao động. Phần
ruộng đất, trâu bị cịn thiếu thì nếu thành phần của họ là công nhân, thợ thủ
công, hoặc dân nghèo (kể cả những ngƣời đã về làm ruộng và ngƣời đang tiếp
tục nghề cũ) Chính phủ cũng giúp đỡ đền bù nhƣn những ngƣời nông dân lao
động bị quy sai thành phần; song nếu thành phần của họ là tiểu thƣơng, tiểu
chủ… trƣớc đây cũng nhƣ hiện nay nguồn sống chính vẫn dựa vào nghề
nghiệp khác, cơ sở làm ăn sinh sống vẫn bảo đảm đƣợc mức độ bình thƣờng,
hoặc tƣơng đối khá giả, thì vận động họ thơng cảm khó khăn của nơng dân,
của Nhà nƣớc mà bằng lịng chịu thiệt, khơng nhận đền bù nữa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

109


- Đối với phú nông bị quy sai lên địa chủ, sau khi đã vận động nông
dân thƣơng lƣợng đền bù cho họ một phần thuộc 4 thứ tài sản chính để làm ăn
sinh sống, phần ruộng đất, trâu bị cịn thiếu thì vận động họ hiến.



- Trong cải cách ruộng đất, ta trƣng mua phần ruộng đất phát canh của
họ, hoặc đã rút phần ruộng của địa chủ phân tán (bán) vào tay phú nông, nay
sửa sai, phú nơng đó vẫn đúng là phú nơng, cịn ngƣời địa chủ phân tán nay
vẫn đúng là địa chủ hoặc khơng đúng là địa chủ thì đối với phần ruộng phân
tán trong cải cách ruộng đất ta đã rút của họ, nay vẫn thi hành theo đúng luật
cải cách ruộng đất đã quy định, nghĩa là đối với phần ruộng phân tán, Chính
phủ trƣng mua theo nguyên giá lúc mua và trả bằng tiền hay là hiện vật trong
thời hạn không quá 5 năm; đối với phần ruộng đất phát canh, Chính phủ cũng
trƣng mua, giá trƣng mua bằng một năm giá sản lƣợng thƣờng niên của ruộng
đất (tính theo lúc trƣng mua) và sẽ trả trong thời hạn 5 năm./.


Nơi nhận


- UBHC các huyện,
- Ban cán sự HC Đồ Sơn
- Ty Tài chính Kiến An,
- Lƣu (NC)


ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH KIẾN AN
K/T CHỦ TỊCH U.B.H.C TỈNH KIẾN AN


<i>PHÓ CHỦ TỊCH </i>


<b>PHẠM VĂN VIỄN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

110


<b>3. Phụ lục 3: Thống kê tình hình mức độ cơng tác của đoàn 3 và đoàn 4 </b>
<b>trong cải cách ruộng đất đợt 5 </b>[38].



Số


xã Nhân khẩu Hộ S ruộng đất


S ruộng đất
TT,TT,TM của


địa chủ , công
điền, nhà chung,


nhà chùa


S ruộng đất
TT,TT,TM
nhà chung,
nhà chùa


Tỷ lệ so
với r.đ


nhà
chung,


chùa


Đoàn 3 <b>75 </b> 258.311 63.411 104.775m 64.999m 362m9s 70%
Đoàn 4 59 213.570 49.613 81.757m 32.299m 155m3s 62%


Số hộ


địa
chủ
Tỷ lệ
vạch
địa
chủ


Số hộ có
ít ruộng
đất phát
canh
Tỷ lệ
vạch ít
ruộng đất
phát canh
Tỷ lệ
thu

Số
ngƣời
bắt
Tỷ lệ
so với
dân số
Số
ngƣời
quản
huấn
Tỷ lệ
so với


dân số
Đoàn 3 2.820 4.4% 320 5.0% 75% 1.760 6.8% 1.136 7.8%
Đoàn 4 2.192 4.4% 153 3.9% 41% 3.033 14.2% 1.672 4.4%


Số bá quy
trong
CCRĐ


Tỷ lệ
quy bá


Số bá xử
trong
CCRĐ
Tỷ lệ
xử bá
Số ngƣời
xử trong
CCRĐ
Tỷ lệ
so với
dân số
Số
ngƣời
tử
hình


Tỷ lệ so
với dân



</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

111
Số chi
bộ
trƣớc
CCRĐ
Số chi
bộ giải
tán
trong
CCRĐ
Tỷ lệ
Số đảng
viên
trƣớc
CCRĐ
Số đảng
viên bị
xử trí
trong
CCRĐ
Tỷ lệ
Số dân
quân
du kích
trƣớc
CCRĐ
Số dân
quân du
kích xử
trí trong


CCRĐ
Tỷ lệ


Đồn 3 75 16 21.3% 3.150 1.136 36% 6.073 3.915 64.4%
Đoàn 4 46 5 6.5% 329 214 65% 2.469 1.818 73.6%


Số ngƣời
trong
UBHC
trƣớc CCRĐ
Số ngƣời
trong UBHC


xử trí trong
CCRĐ
Tỷ lệ
Số dân
qn du
kích
hiện có
Số ngƣời
trong
nơng hội
hiện có
Số cốt
cán
hiện có
Số cán
bộ bị
kỷ luật


Đồn 3 363 284 78.2% 7.617 87.931 1.191 35
Đoàn 4 214 188 87.8% 6.227 63.268 1.043 65


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114></div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115></div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116></div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117></div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118></div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119></div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120></div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121></div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122></div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123></div>

<!--links-->

×