Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.69 KB, 49 trang )

THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ
2.1. Các hình thức trả lương và tài khoản sử dụng:
Hiện nay tại Công ty cổ phần Hàng hải Đông Đô áp dụng hình thức trả lương theo
thời gian và theo sản phẩm cho 02 (hai) khối lao động là lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp. Đối với HĐQT, Ban kiểm soát được xây dựng thang bảng lương riêng biệt.
* Đối với khối lao động gián tiếp và phục vụ;
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và xây dựng một quy chế trả
lương cho nhóm cán bộ nhân viên khối gián tiếp và phục vụ. Trong quy chế cũng quy định
rõ đối tượng và cách trả lương hàng tháng cho cán bộ nhân viên rất cụ thể.
Thu nhập cá nhân hàng tháng của mỗi cán bộ công nhân viên (CBCNV) được trả
theo lương chức danh (LCD) mà CBCNV đảm nhiệm (do Công ty quy định cụ thể chức
trách, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức danh thông qua Hệ thống Bảng
lương chức danh). Trong đó có tính đến mức độ phức tạp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
kinh nghiệm, tính chất công việc và hiệu suất công tác của từng người, từng bộ phận trong
phòng/ban/đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Tổng giám đốc quyết định mức chi trả thu nhập hàng tháng cho các cán bộ lãnh đạo
chủ chốt và phê duyệt mức chi trả cá nhân cho số CBCNV còn lại trên cơ sở đề xuất của
Hội đồng Lương – Thi đua – Khen thưởng - Kỷ luật và Trưởng các phòng/ban đơn vị trực
thuộc.
Thu nhập cá nhân hàng tháng của CBCNV được thanh toán làm 02 kỳ và được trả
bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản bằng đồng Việt Nam qua thẻ ATM. Kỳ 1 (tạm ứng
lương) được trả vào ngày 15 đến ngày 18 hàng tháng. Kỳ 2 (thanh toán lương) được trả
vào ngày 05 đến 08 hàng tháng.
Kết cấu thu nhập cá nhân hàng tháng bao gồm:
- Lương chức danh (Theo hệ thống thang/bảng lương)
- Hệ số mức độ hoàn thành công việc (hệ số trượt). Hệ thống này được xác
định trong khoảng từ 0,7 – 1,5.
- Hệ số điều chỉnh Quỹ tiền lương tháng
- Thưởng đột xuất qua lương (nếu có).
Công thức tính tiền lương tháng của CBCNV tại Công ty Cổ phần Hàng hải Đông


Đô như sau:
L
i
=
L
cdi
x H
Hti
x n
i
x K
n
Trong đó:
- L
i
: Thu nhập cá nhân hàng tháng củ người thứ i (đồng)
- L
cdi
: Lương chức danh của người thứ i (đồng)
- H
Hti
: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người thứ i (hệ số trượt)
- n : Số ngày công chế độ trong tháng (ngày)
- n
i
: Số ngày công làm việc thực tế trong tháng (ngày)
- K : Hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương tháng (theo kết quả kinh doanh…)
Căn cứ vào công thức tính trên kết hợp với bảng lương các chức danh, nhân viên lao
động – tiền lương thuộc Phòng Tổng hợp hàng tháng thanh toán lương cho cán bộ công
nhân viên. Bảng lương, thang lương các chức danh, nghiệp vụ do Phòng Tổng hợp xây

dựng, tiêu biểu như bảng lương sau:
Bảng 4: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ:
T
T
Chức danh
Bậc, mức lương (đồng/tháng)
1 2 3 4 5 6
1 Chuyên viên
Nhóm 1 2.100.000 2.400.000 2.800.000 3.200.000 3.600.000 4.200.000
Nhóm 2 1.700.000 1.900.000 2.200.000 2.500.000 2.900.000 3.400.000
2 Cán sự
Nhóm 1 1.700.000 2.000000 2.300.000 2.600.000 3.000.000 3.400.000
Nhóm 2 1.500.000 1.700.000 2.000.000 2.300.000 2.700.000 3.200.000
Tương tự như bảng lương trên, các bảng lương, thang lương xây dựng cho các chức
danh khác như nhân viên, phục vụ, lễ tân... cũng có kết cấu tương tự như vậy.
Ví dụ: Lương của bà Trương Thuý Hương được tính như sau:
- Lương chức danh bà Hương được trả theo mức là 2.100.000đ/tháng (Theo hệ
thống thang bảng lương: Chuyên viên nhóm 1, bậc 1)
- Mức độ hoàn thành công việc được Tổng giám đốc đánh giá: 1,0
- Số ngày công chế độ trong tháng: 23 ngày
- Số ngày công làm việc thực tế trong tháng: 23 ngày
Lương bà Hương được tính như sau:
2.100.000đ x 1,0 x 23 ngày/ 23 ngày = 2.100.000đ
BHXH: 05%/tháng : 2.100.000đ x 05% = 105.000đ/tháng
BHYT:01%/tháng : 2.100.000đ x 01% = 21.000đ/tháng
Kinh phí công đoàn: 01%/tháng : 2.100.000đ x 01% = 21.000đ/tháng
Tiền lương thực tế hàng tháng bà Hương được nhận sau khi trừ BHXH, BHYT, kinh phí
công đoàn là: 2.100.000đ – 105.000đ – 21.000đ – 21.000đ = 1.953.000đ/tháng.
Riêng đối với lao động hợp đồng mới phải qua thời gian tập sự (thử việc và học
việc), tiền lương thời gian này được xác định cụ thể như sau:

* Đối với lao động thử việc:
Thời gian thử việc là 02 tháng tính từ ngày được tiếp nhận về công tác tại Công ty.
Tổng giám đốc Công ty có thể quyết định thời gian thử việc ngắn hơn đối với các trường
hợp đặc biệt.
Mức lương áp dụng trong thời gian thử việc bằng 70% mức lương chức danh công
việc đảm nhận.
Trong thời gian thử việc người lao động không được xét thưởng từ quỹ lương theo
hệ số trượt mức độ hoàn thành công việc (H
HT
).
Ví dụ: Ông Nguyễn Đức Nam mới được tuyển dụng vào Công ty với chức danh lái xe,
với mức lương chức danh ký hợp đồng là 2.150.000đ/tháng.
Tiền lương ông Nam được nhận trong thời gian thử việc là :
2.150.000đ x 70% = 1.505.000đ/tháng
Trong thời gian ông Nam được hưởng lương thử việc, các khoản BHXH, BHYT,
KPCĐ không phải nộp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước.
* Đối với lao động học việc:
Sau thời gian thử việc 02 tháng, người lao động phải trải qua thời gian học việc là
06 tháng và hưởng mức lương bằng 85% mức lương chức danh của công việc đảm nhận.
Tổng giám đốc có thể quyết định thời gian học việc ngắn hơn đối với các trường hợp đặc
biệt theo đề xuất của Trưởng phòng/ban Công ty.
Trong thời gian học việc người lao động được xét thưởng từ quỹ lương theo hệ số
trượt mức độ hoàn thành công việc (H
HT
).
Ví dụ: Vẫn trường hợp ông Nam như trên sau khi hết thời gian thử việc 02 tháng, ông
Nam còn phải học việc thêm 06 tháng. Tiền lương của ông Nam trong thời gian học việc
được tính như sau:
2.150.000đ x 85% = 1.827.500đ/tháng.
BHXH: 05%/tháng: 2.150.000đ x 05% = 107.500đ/tháng

BHYT: 01%/tháng: 2.150.000đ x 01% = 21.500đ/tháng
Kinh phí Công đoàn: 01%/tháng: 2.150.000đ x 01% = 21.500đ/tháng
Tiền lương thực tế hàng tháng ông Nam được lĩnh sau khi trừ đi BHXH, BHYT, Kinh phí
công đoàn:
2.150.000đ – 107.500đ – 21.500đ – 21.500đ = 1.999.500đ/tháng.
Trong thời gian ông Nam hưởng lương học việc các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ ông
Nam phải đóng theo tỷ lệ quy định của Nhà nước.
* Đối với khối lao động trực tiếp:
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho khối công nhân lao động
trực tiếp là những thuyền viên hoạt động trên tàu bào gồm: Thuyển trưởng, máy trưởng,
đại phó, máy 2, sỹ quan boong, sỹ quan máy, sỹ quan điện hoặc thợ điện lạnh, thuỷ thủ
trưởng, thợ máy chính, thuỷ thủ phó, cấp dưỡng, thợ máy, thuỷ thủ, phục vụ viên, thuyền
viên kiêm sỹ quan boong, thuyền viên kiêm sỹ quan máy, thuyền viên kiêm sỹ quan điện,
thuyền viên kiêm vô tuyến điện, thuyền viên kiêm quản trị, phục vụ viên, thuyền viên kiêm
sỹ quan an ninh, an toàn viên.
Cũng tương tự như khối lao động gián tiếp, Công ty cũng xây dựng 1 quy chế trả
lương cho khối lao động trực tiếp. Trong quy chế quy định rõ hinh thức trả lương và các hệ
số thưởng, hệ số lương…
Thuyền viên đảm nhận chức danh nào thì hưởng lương theo hệ số lương, hệ số
khuyến khích sản phẩm và phụ cấp (nếu có) của chức danh đó.
Do yêu cầu của công việc, thuyền viên được yêu cầu làm việc ngoài chức trách thì
Công ty thanh toán theo Quy chế thanh toán ngoài giờ của Công ty; Trường hợp thuyền
viên kiêm nhiệm thêm việc thì được hưởng thêm hệ số kiêm nhiệm.
Thuyền viên khi được yêu cầu làm các công việc khác như: Đóng, mở nắp hầm
hàng, quét dọn hầm hàng… ngoài chức năng nhệm vụ của mình nhằm giải phóng tàu và
quay vòng tàu nhanh thì được thanh toán thêm tiền làm các công việc đó.
Hàng tháng, thuyền viên được trả lương theo bảng thanh toán lương đã được Tổng
giám đốc phê duyệt. Lương của thuyền viên được trả vào tài khoản thẻ ATM của ngân
hàng Công thương Việt Nam.
Đơn giá tiền lương được xác định theo doanh thu và loại tàu, cụ thể như sau:

Bảng 5: Đơn giá tiền lương tàu cho thuê định hạn
Doanh thu
USD/ngày
Đơn giá
USD/1.000 USD Doanh thu
Hệ số điều chỉnh lương
USD/1.000 USD DT
Tàu hàng khô Tàu Container
3.800 113 120 10
Doanh thu tăng/hoặc giảm 01 USD thì lương sản phẩm tăng hoặc giảm tỷ lệ thuận
với k = 10/1.000 USD doanh thu tăng đó và được tính theo công thức:
Lương sản phẩm = {(T x P/1.000 + (T

– T) x K/1.000)} x n
kt
Trong đó:
n
kt
: Số ngày tàu khai thác thực tế trong tháng (ngày)
T : Doanh thu tính đơn giá (USD/ngày)
T

: Doanh thu thực tế trong tháng (USD/ngày)
K : Hệ số (tăng/giảm) điều chỉnh tiền lương
Bảng 6: Đơn giá tiền lương tàu không thuê dịnh hạn:
Doanh thu (VND/tháng) Đơn giá (đ/1.000đ DT) K (đ/1.000đ DT)
2.400.000.000 115 9,10

Khi doanh thu tăng hoặc giảm 01 đồng thì lương sản phẩm tăng hoặc giảm tỷ lệ
thuận theo tỷ lệ k = 9,10đ/1.000đ doanh thu tăng hoặc giảm đó và được tính theo công

thức:
Lương sản phẩm = {(T x P/1.000 + (T

– T) x K/1.000)} x n
kt
/n
Trong đó:
n
kt
: Số ngày tàu khai thác thực tế trong tháng (ngày, n
kt
<= 31))
n : Số ngày trong tháng (ngày)
T : Doanh thu tính đơn giá (USD/ngày)
T

: Doanh thu thực tế trong tháng (USD/ngày)
K : Hệ số tăng/giảm
Dựa vào doanh thu tàu được tính dựa vào công thức trên thì tiền lương thuyền viên
được tính dựa vào công thức:
TL
i
= LCB + LSP + K
Trong đó:
TL
i
: Tiền lương thực nhận của thuyền viên i
LCB: Tiền lương cơ bản của thuyền viên được xây dựng trong hệ thống
thang bảng lương.
LSP: Tiền lương hoàn thành công việc của thuyền viên. Tiền lương sản phẩm

được tính theo công thức sau: K chuẩn x LCB (K chuẩn được xây dựng trong quy chế đãi
ngộ thuyền viên).
K: hệ số thưởng.
Kết hợp với thang bảng lương, chế độ khen thưởng, hệ số phân phối... để tính lương
cho thuyền viên.
Bảng 7: Lương Thuyền viên tàu vận tải biển
Chức danh
Bậc, mức lương (đồng/tháng)
1 2 3 4
1. Thuyền trưởng
Hạng 1 3.200.000 3.500.000 3.900.000 4.400.000
Hạng 2 3.100.000 3.300.000 3.600.000 4.000.000
2. Máy trưởng
Hạng 1 3.100.000 3.400.000 3.700.000 4.100.000
Hạng 2 2.800.000 3.100.000 3.500.000 3.900.000
3. Đại phó, Máy 2
Hạng 1 2.800.000 3.100.000 3.500.000 3.900.000
Hạng 2 2.700.000 2.900.000 3.200.000 3.500.000
4. Thuyền phó 2, Máy 3
Hạng 1 2.700.000 2.900.000 3.200.000 3.500.000
Hạng 2 2.500.000 2.700.000 3.000.000 3.400.000
5. Thuyền phó 3, Máy 4 2.300.000 2.600.000 2.900.000 3.200.000
6. Sỹ quan điện 2.300.000 2.600.000 2.900.000 3.100.000
7. Thủy thủ trưởng 2.200.000 2.400.000 2.700.000 3.000.000
8. Thợ cả, Thợ máy, Điện 1.900.000 2.200.000 2.500.000 2.900.000
9. Thủy thủ 1.400.000 1.500.000 1.800.000 2.200.000
10. Phục vụ viên 1.300.000 1.400.000 1.600.000 1.900.000

Đối với các chức danh khác như thuyền viên tàu kéo, công nhân, công nhân làm
việc trên Dock... cũng được xây dựng tương tự như vậy.

Bảng 8: Hệ số phân phối tiền lương – định biên trên các tàu chở hàng thô
Các chức danh Hệ số
Thuyền trưởng 5,6
Máy trưởng 5,3
Đại phó 5,0
Máy 2 (Máy 1 cũ) 5,0
Sỹ quan boong, sỹ quan máy (Phó 2, máy 2 cũ) 3,1
Sỹ quan boong, sỹ quan máy (Phó 3, máy 3 cũ) 2,8
Sỹ quan điện hoặc Thợ điện 2,9
Thuỷ thủ trưởng, Thợ máy chính 1,7
Thuỷ thủ phó 1,4
Cấp dưỡng 1,2
Bảng hệ số phân phối tiền lương – định biên trên tàu được xây dựng chung cho các
tàu chở hàng thô. Còn đối với loại tàu Container, Công ty xây dựng bảng Hệ số phân phối
tiền lương – định biên tàu tương tự như loại tàu chở hàng khô nhưng có nhiều chức danh
và hệ số hơn. Cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 9: Hệ số phân phối tiền lương – định biên trên các tàu Container
Các chức danh Hệ số
Thuyền trưởng 5,6
Máy trưởng 5,3
Đại phó 5,0
Máy 2 (Máy 1 cũ) 5,0
Sỹ quan boong, sỹ quan máy (Phó 2, máy 2 cũ) 3,1
Sỹ quan boong, sỹ quan máy (Phó 3, máy 3 cũ) 2,8
Sỹ quan điện hoặc Thợ điện 2,9
Thuỷ thủ trưởng, Thợ máy chính 1,7
Thuỷ thủ phó 1,4
Cấp dưỡng 1,2
Thợ máy 1,1
Thủy thủ, phục vụ viên 1,0

Kết hợp với Chế độ khen thưởng áp dụng cho đội tàu hàng tháng tính tiền thưởng
cụ thể cho từng thuyền viên trên các tàu. Cụ thể như bảng dưới :
Bảng 10: Chế độ khen thưởng áp dụng cho đội tàu của Công ty
Chỉ tiêu
Mức
thưởng
(USD)
Ghi chú
1. Tàu Hàng rời (Hoạt động trêntuyeens quốc tế, kể
cả tuyến nội địa, do Công ty khai
thác)
- Căn cứ vào kế hoạch đã giao cho
các tàu từ đầu năm, cuối mỗi quý, 6
tháng, cả năm kinh doanh, Hội
đồng thi đua khen thưởng Công ty
xem xét để khen thưởng cụ thể từng
tàu, từng cá nhân xuất sắc theo các
chỉ tiêu: Doanh thu, ngày vận
doanh, tiết kiệm, giữ gìn phương
tiện an toàn, đoàn kết nội bộ
- Tàu tốt, đảm bảo có ngày tàu vận đoanh cao nhất/tháng (không hoặc có dưới
1/2 ngày tàu off-hire)
1.150
- Tàu tốt, nhưng có 1/2 ngày đến dưới 01 ngày off-hire 1.000
- Tàu tốt, nhưng có 01 ngày đến dưới 1,5 ngày off-hire 850
- Tàu tốt, nhưng có 1,5 ngày đến dưới 02 ngày off-hire 700
- Tàu tốt, nhưng có 02 ngày đến dưới 2,5 ngày off-hire 550
- Tàu tốt, nhưng có 2,5 ngày đến dưới 3,5 ngày off-hire 400
- Tàu tốt, nhưng có 3,5 ngày đến dưới 04 ngày off-hire 250
- Những tháng có 04 ngày off-hire trở lên 0

2. Tàu Container
- Tàu tốt, đảm bảo có ngày tàu vận đoanh cao nhất/tháng (không có thời gian
tàu off-hire)
1.150 - Mức thưởng này được áp dụng
cho cả tàu hoạt động chuyên tuyền
quốc tế và nội địa.
- Tàu off-hire trong các trường hợp
nêu tại đây là do lỗi của thuyền
viên gây ra.
- Tàu tốt, nhưng trong tháng có ít hơn 06 giờ tàu bịoff-hire 1.000
- Tàu tốt, nhưng có từ 06 đến dưới 12 giờ tàu bị off-hire 850
- Tàu tốt, nhưng có từ 12 đến dưới 18 giờ tàu bị off-hire 700
- Tàu tốt, nhưng có từ 18 đến dưới 36 giờ tàu bị off-hire 550
- Tàu tốt, nhưng có từ 36 đến dưới 48 giờ tàu bị off-hire 400
- Những tháng có từ 48 giờ tàu bị off-hire trở lên 0
Ví dụ: Tàu Đông An (tàu chở hàng khô) cho thuê định hạn 5.700 USD/ngày, phí hoa
hồng là 2,5%, tàu chạy đủ 31 ngày, tỷ giá 16.494VND/USD. Phương pháp tính doanh thu
và tiền lương thuyền viên của tàu Đông An được tính như sau:
Doanh thu: 5.700USD x 31 ngày x 16.494 = 2.914.489.800VND
Hoa hồng phí: 2,5%: 2.914.489.800 VND x 2.5% = 72.862.245VND
Doanh thu còn lại của đội tàu: 2.914.489.800VND – 72.862.245VND
= 2.841.627.555 VND
Lương sản phẩm = [ 3.800USD x 113/1.000 + {(5.700USD–3.800USD)
x (100% - 2,5%/100%)} ] x 31 ngày
= 3.800 USD x 0,113 + (1.900 USD x 0.0975) x 31 ngày
= 429,4 USD + 185,25 USD x 31 ngày = 19.054,15 USD
Quy đổi ra tiền Việt = 19.054,15 USD x 16.494 VND = 314.279.150VND
Như vậy với doanh thu của tàu là 2.841.627.555VND thì tiền lương được tính cho
toàn bộ thuyền viên tàu Đông An tháng đó là 314.279.150VND.
Dựa vào doanh thu tính được như trên, nhân viên tiền lương của Trung tâm thuyền

viên tính lương cho thuyền viên từng tàu một.
Ví dụ: Thuyền trưởng tàu Đông An, tiền lương trong tháng được tính như sau:
Lương cơ bản (LCB): 3.900.000 VND (Theo hệ thống thang bảng lương được xếp ở
mức thuyền trưởng hạng 1, bậc 3). Tuy được xếp lương theo tiền Việt Nam đồng nhưng
khi tính lương thì phải quy đổi ra ngoại tệ do đặc tính công việc của khối thuyền viên là
làm việc ở nước ngoài.
Quy đổi ra ngoại tệ là: 3.900.000VND/ 16.494 VND = 236,45 USD
Lương sản phẩm (LSP) của Thuyền trưởng là : 236,45 USD x 5,6
= 1.324,12 USD
Thưỏng năng suất lao động (K) : 1.150 USD/50,80 USD x 5,6 = 126,77 USD
Trong đó: 1.150 USD : tiền thưởng năng suất lao động theo quy chế
50,80 USD: Tổng hệ số K chuẩn của toàn bộ thuyền viên.
BHXH: 05%: 3.900.000 VND x 05% = 195.000 VND.
Quy đổi ra ngoại tệ : 195.000 VND/ 16.494 VND = 11,82 USD
BHYT: 01%: 3.900.000VND x 01% = 39.000 VND
Quy đổi ra ngoại tệ : 39.000 VND/16.494 VND = 2,36 USD
Bảo hiểm tai nạn thuyền viên: đóng theo mức phí 49,12 USD/tháng/người, trong đó
Công ty đóng phí 45 USD cho thuyền viên. thuyền viên tự đóng 4.12 USD/tháng/người.
Với mức trách nhiệm bảo hiểm là 55.000USD/người.
Kinh phí công đoàn: 01%: 3.900.000 VND x 01% = 39.000 VND
Quy đổi ra ngoại tệ : 39.000 VND/16.494 VND = 2,36 USD
Tổng thu nhập của Thuyền trưởng tàu Đông An được lĩnh hàng tháng như sau:
= 236,45 USD + 1.324,12 USD + 126,77 USD = 1.687,34 USD.
Trừ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BH tai nạn. Tiền lương còn lại Thuyền
trưởng được lĩnh như sau: 1.687,34USD –11,82USD –2,36USD–4,12USD – 2,36USD
= 1.666,68 USD.
Theo nguyện vọng của ông Thuyền trưởng, ông chuyển tiền lương về gia đình 1.500
USD, phần còn lại lĩnh tại tàu.
* Đối tượng hưởng lương dự trữ (trợ cấp chờ việc) gồm :
- Thuyền viên rời tàu về nghỉ dự trữ luân phiên

- Thuyền viên trở về Trung tâm sau khi hết hạn hợp đồng cho thuê thuyền viên
- Thuyền viên sau khi hết thời gian đi biệt phái, nghỉ tự túc về Trung tâm chờ bố trí
việc làm.
* Chế độ trả lương dự trữ:
- Trong 02 tháng đầu nghỉ dự trữ luân phiên, Thuyền viên được hưởng 100% lương
ký HĐLĐ.
- Sau 60 ngày nghỉ dự trữ, Thuyền viên phải đến Trung tâm đăng ký sẵn sàng công
tác, để Trung tâm có kế hoạch bố trí. Nếu thuyền viên không đăng ký sẵn sàng công tác
vào thời gian trên, sẽ không được tiếp tục hưởng lương dự trữ và các chế độ ưu đãi khác
của Công ty (như thưởng 06 tháng, thưởng 09 tháng...)
- Trong thời gian nghỉ dự trữ luân phiên từ tháng thứ 03 đến hết tháng thứ 09,
Thuyền viên sẽ được hưởng lương bằng mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của
Nhà nước.
- Từ tháng thứ 10 kể từ ngày rời tàu Thuyền viên sẽ không được trả lương dự trữ.
- Thuyền viên được hưởng trợ cấp tìm việc bằng 06 tháng lương ký HĐLĐ và 1/2
tháng lương cho mỗi năm công tác tại Công ty khi chấm dưt HĐLĐ đối với các trường
hợp:
+ Thuyền viên sau 12 tháng Công ty không bố trí được công việc thì thuyền viên đó
có quyền chấm dứt HĐLĐ.
+ Thuyền viên không đủ sức khỏe đi biển hoặc có trình độ chuyên môn kém theo
bản nhận xét của Thuyền trưởng gửi về.

* Quỹ tiền lương:
Nguồn tiền để thanh toán lương trong Công ty bao gồm:
- Quỹ tiền lương do HĐQT Công ty phê duyệt hàng năm – Vl
Tuy nhiên, Quỹ tiền lương này có thể được điều chỉnh bởi HĐQT. Mọi sự điều
chỉnh liên quan đến Quỹ tiền lương này phải được thông báo cho Tổng giám đốc điều hành
trước ít nhất 03 tháng của năm kế hoạch.
- Quỹ tiền lương bổ sung (nếu có) trích từ các hoạt động đầu tư mới, sản xuất kinh
doanh, dịch vụ khác ngoài quỹ tiền lương được giao trong năm hoặc bổ sung từ lợi nhuận

tăng thêm so với kế hoạch – Vdv
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước, tháng trước chuyển sang (nếu có) – Vdp.
Tổng các quỹ lương nêu trên:
TQL = Vl + Vdv + Vdp
Trong đó:
TQL: Tổng các quỹ tiền lương
Vl : Quỹ tiền lương
Vdv: Quỹ tiền lương bổ sung
Vdp: Quỹ tiền lương dự phòng
- Để đảm bảo sử dụng Tổng quỹ lương đúng mục đích, không bội chi, chi vượt quỹ
tiền lương được hưởng và tránh dự trữ quá mức cần thiết, Tổng quỹ lương được phân chia
như sau:
+ Quỹ tiền lương hàng tháng trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên bằng 100%
quỹ tiền lương chức danh (LCD) của cán bộ công nhân viên;
+ Quỹ khen thưởng từ quỹ lương để thưởng trực tiếp (thông qua cùng kỳ thanh toán
lương hàng tháng – nếu có) cho cán bộ công nhân viên làm việc có năng suất, chất lượng
cao, có thành tích và ý thức tinh thần trách nhiệm trong công tác, và lấy từ quỹ dự phòng
5% quỹ tiền lương được duyệt;
+ Quỹ dự phòng sau 06 tháng hoặc cuối mỗi năm sẽ được xem xét trên cơ sở hiệu
quả SXKD, hiệu quả sử dụng lao động và được cân đối, phân phối lại cho cán bộ công
nhân viên theo số ngày công thực tế làm việc trong quý/năm, ý thức, tinh thần trách nhiệm,
hiệu quả công tác...
* Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình kế toán tiền lương sử dụng tài khoản : 334.
Tài khoản 334 : Phải trả cho người lao động. Tài khoản này dùng để phản ánh các
khaonr phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng,
bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên và lao
động thuê ngoài. Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ:
- Các khoản tiền lương (tạm ứng lương, thanh toán lương...), tiền công, tiền thưởng,

bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
Bên có:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho
công nhân viên và lao động thuê ngoài.
Số dư bên có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho
công nhân viên và lao động thuê ngoài.
TK 334 có thể có số dư bên Nợ trong trường hợp rất cá biệt. Số dư nợ TK 334 (nếu
có) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các
khoản khác cho công nhân viên..
TK 334 hạch toán chi tiết theo 02 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các
khoản khác, bao gồm tiền ăn ca, định lượng thuyền viên, độc hại và các khoản khác.
Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:
3341: Tiền lương văn phòng
3342: Các khoản có tính chất lương
3343: Tiền lương các tàu
334301: Tiền lương tàu Đông Sơn
334302: Tiền lương tàu Đông Hồ
334304: Tiền lương tàu Đông Ba
334305: Tiền lương tàu Đông Phong
334306: Tiền lương tàu Đông An
334307: Tiền lương tàu Đông Thọ
334308: Tiền lương tàu Đông Mai
334309: Tiền lương tàu Đông Du
334310: Tiền lương tàu Đông Phú
3344: Tiền lương thu hộ thuyền viên Công ty cho thuê
3345: Tiền lương dự trữ, nghỉ phép.
* Phương pháp hạch toán như sau:
- Tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công

nhân viên ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên ghi:
Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Tính tiền Bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn...) phải trả cho công nhân viên
ghi:
Nợ TK 338 – phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên ghi:
Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642...
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Các khoản khấu trừ vào lương vào thu nhập cuả công nhân viên như tiền tạm ứng,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi dưỡng theo quyết định xử lý... ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 – Phải thu khác
- Tính tiền thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp Nhà nước
ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

- Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho lao động thuê ngoài ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có Tk 111,112
- Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
- Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa, có 02 trường
hợp như sau:
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế
toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT)
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không chịu thuế GTGT ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
- Chi phí tiền ăn ca phải chi cho công nhân viên ghi:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641,642
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111,112
- Đối với thuyền viên và lao động khác cho thuê :
+ Trường hợp người thuê lao động trả lương cho thuyền viên và lao động khác qua
doanh ngiệp (trừ số chi trả lương trực tiếp cho thuyền viên và lao động khác), khi chủ tàu
ứng trước hoặc thanh toán với doanh nghiệp về phí đại lý, các khoản chi hộ ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
+ Khi tính tiền lương và những khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho thuyền

viên ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (đối với thuyền viên và lao
động khác là cán bộ công nhân viên của đơn vị)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (đối với thuyền viên và lao động
khác là các đối tượng đơn vị đi thuê để cho thuê)
- Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp nhận được tiền bồi thường của chủ tàu ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
- Khi tính số tiền bồi thường phải trả cho thuyền viên ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Số chênh lệch giữa số nhận tiền bồi thường của chủ tàu với số phải trả thuyền viên
ghi vào các tài khoản liên quan theo chế độ tài chính quy định hiện hành
- Tiền ăn phải trả thuyền viên ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388 – Chi tiết tiền ăn cho
thuyền viên)
- Khi ứng trước hoặc khi thanh toán tiền ăn cho thuyền viên ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phỉa nộp khác (3388)
Có TK 111 – Tiền mặt
- Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên ghi :
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111, 112
Ngoài ra, kế toán tiền lương còn sử dụng một số tài khoản liên khác như :
- Tài khoản 431: Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Tài khoản này dùng để phản ánh số
hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của Công ty. Quỹ khen
thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty để dùng
cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công
cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Tài khoản 431

có kết cấu như sau:
Bên nợ:
- Tình hình chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do nhượng
bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ.
- Đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phú lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu văn hóa,
phúc lợi.
- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cấp dưới
Bên có:
- Tình hình trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ lợi nhuận hoạt động kinh
doanh
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi được cấp trên cấp
- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tư mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc
lợi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động phúc lợi
Số dư bên có:
Số quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hiện còn của doanh nghiệp
Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 như sau:
4311: Quỹ khen thưởng
4312: Quỹ phúc lợi
4313: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
4314: Quỹ thưởng ban điều hành
- Tài khoản 641: Chi phí bán hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực
tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí
chào hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoa hồng bán hàng, chi phí
bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, phí đại lý,
phí dịch vụ, chi phí tiếp thị... Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ:
Tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ
Bên có:

- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để
tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 như sau:
6411: Chi phí hoa hồng
6412: Chi phí vật liệu, bao bì
6413: Chi phí dụng cụ đồ dùng
6414: Chi phí khấu hao TSCĐ
6415: Chi phí bảo hành
6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài
6418: Chi phí bằng tiền khác
- Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để phản ánh các
chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản
lý doanh nghiệp (Lương chính, lương phụ, phụ cấp lương...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng,
công cụ lao động, khấu hao TSCDD dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế
môn bài, khoản lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dịch
vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax...), chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị
khách hàng...). Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ:
Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
Bên có:
Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và số chi phí quản lý doanh
nghiệp được kết chuyển vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” hoặc Tài khoản
142 “Chi phí trả trước”
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:
6421: Chi phí nhân viên quản lý
64211: Tiền lương, tiền công

×