Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm pháp lí đối với công ty kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.43 KB, 5 trang )

Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm pháp lí đối với công ty kiểm toán.
1.1. Các khái niệm cơ bản.
* Công ty kiểm toán.
Công ty kiểm toán là một xí nghiệp cá thể, hợp danh hoặc cổ phần chuyên
nghiệp hoặc hiệp hội hành nghề kiểm toán độc lập, kể cả cá nhân những người
chung vốn và các cổ đông của tổ chức đó.
* Kiểm toán viên.
Kiểm toán viên là người phải đủ khả năng để hiểu các chuẩn mực sử dụng, và
phải đủ thẩm quyền để biết được các loại và số lượng bằng chứng cần thu thập
nhằm đạt được kết luận hợp lý sau khi đã xem xét chúng. Kiểm toán viên cũng phải
có một quan điểm tư tưởng độc lập.
Thật là không hay nếu một cá nhân có thẩm quyền mà lại không vô tư thu
thập chứng cứ, vì thông tin vô tư và quan điểm khách quan là rất cần thiết đối với
việc phán xét và quyết định. Những điều kiện bắt buộc đối với kiểm toán viên:
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Phải có chứng chỉ kế toán viên công
chứng( CPA – Certificate public accountant).
- Về pháp lý: phải đăng ký hành nghề tại Bộ Tư pháp. Riêng ở Việt Nam, phải
đăng ký hành nghề tại Bộ Tài chính.
- Về phẩm chất đạo đức: Trung thực, liêm khiết, tuyệt đối giữ bí mật thông tin
về khách hàng, đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp thích đáng.
- Về tính độc lập:
+ Độc lập về quan hệ xã hội.
+ Độc lập về quan hệ kinh tế.
+ Độc lập trong việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán.
* Cổ đông.
Cổ đông (tiếng Anh: Shareholder) là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở
hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp (cổ phần) của một công ty cổ
phần. Chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu này gọi là cổ phiếu. Về bản chất, cổ đông
là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó
do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động của doanh
nghiệp.


- Các loại cổ đông
Các loại cổ đông thường được phân biệt bằng quyền cũng như nghĩa vụ gắn
liền với loại cổ phiếu mà họ sở hữu.
• Cổ đông sáng lập: là những cổ đông đầu tiên góp vốn để hình thành nên
công ty cổ phần.
• Cổ đông đặc biệt: là cổ đông (thường là Nhà nước) mặc dù chỉ nắm một số
lượng cổ phần rất ít ỏi chỉ mang tính chất tượng trưng nhưng có quyền phủ quyết
trong một số quyết sách quan trọng (được quy định trong điều lệ công ty) của công
ty cổ phần. Loại cổ đông này còn gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết và loại cổ phần
mà cổ đông đặc biệt nắm giữ gọi là cổ phần vàng
• Cổ đông ưu đãi: là những cổ đông được ưu tiên một quyền nào đó (thường
là quyền hưởng một tỷ lệ cổ tức cố định trước khi lợi nhuận được phân phối cho
các cổ đông khác, quyền nhận lại giá trị của cổ phần khi có yêu cầu). Đi kèm với
quyền ưu tiên, cổ đông ưu đãi thường bị hạn chế các quyền khác (ví dụ quyền
ứng cử vào bộ máy quản trị của công ty, quyền biểu quyết...).
• Cổ đông thường: là các cổ đông còn lại.
Một cách phân loại khác là căn cứ tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ, theo
cách này cổ đông được phân loại thành cổ đông lớn và cổ đông thiểu số. Tỷ lệ để
có thể coi là cổ đông lớn thường do điều lệ công ty cổ phần quy định trên cơ sở
tuân thủ luật pháp.
- Quyền cơ bản của cổ đông
• Quyền bỏ phiếu: Với số cổ phiếu tương ứng, cổ đông có thể bỏ phiếu hay
thông qua đại diện do cổ đông uỷ quyền một cách hợp pháp để bỏ phiếu quyết định
những vấn đề quan trọng trong hoạt động của công ty cổ phần như đường lối, chiến
lược kinh doanh, phân phối lợi nhuận, tăng hoặc giảm vốn điều lệ....trong kỳ họp
(hoặc lấy ý kiến bằng văn bản) đại hội đồng cổ đông. Những vấn đề phải do đại hội
đồng cổ đông quyết định được quy định trong bản điều lệ của công ty.
• Quyền nhận cổ tức từ lợi nhuận của công ty; nhận phần giá trị tài sản còn lại
của công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản. Tỷ lệ nhận tương ứng với tỷ lệ cổ
phần của cổ đông. Khi công ty phá sản, giải thể, cổ đông chỉ có thể được nhận giá

trị tài sản còn lại của công ty sau khi công ty đã thực hiện thanh toán các khoản nợ:
nộp thuế, trả lương cho người lao động, trả nợ vay, trả nợ cho đối tác cung ứng
hàng hóa, dịch vụ..... Nói một cách khác, quyền của cổ đông đối với tài sản của
công ty cổ phần có thứ tự ưu tiên xếp sau các chủ nợ của công ty đó.
• Quyền lựa chọn: lựa chọn mua thêm cổ phần của công ty khi công ty tăng
vốn điều lệ, chuyển đổi cổ phần ưu đãi thành cổ phần thường...
• Quyền chuyển nhượng cổ phần mình đang nắm giữ, một số cổ đông như cổ
đông sáng lập... có thể bị hạn chế thực hiện quyền này bởi một số điều kiện.
1.2. Báo cáo kiểm toán, vai trò của báo cáo kiểm toán.
* Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.
Khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán là báo cáo kiểm toán – bản thông báo
về các phát hiện cho người đọc báo cáo. Các báo cáo khác nhau về bản chất,
nhưng trong mọi trường hợp chúng đều phải thông tin cho người đọc về mức độ
phù hợp giữa các thông tin số lượng và chuẩn mực đã xây dựng. Báo cáo cũng
khác nhau về hình thức và có thể thay đổi từ loại phức tạp mà thường gắn với các
báo cáo tài chính đến các báo cáo đơn giản bằng miệng trong trường hợp cuộc
kiểm toán tiến hành cho một người nào đó. Như vậy:
Chuẩn bị kiểm toán
Thực hiện cuộc kiểm toánKết thúc cuộc kiểm toán
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính di doanh nghiệp lập
Ra các quyết định kinh tế
Doanh nghiệp
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính do KTV lập
Người sử dụng báo cáo tài chính
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là loại báo cáo bằng văn bản do
kiểm toán viên lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo
tài chính của một đơn vị (tổ chức hoặc doanh nghiệp) đã được kiểm toán.
* Vai trò, ý nghĩa của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong

hoạt động kiểm toán và với người sử dụng báo cáo tài chính.
Đối với hoạt động kiểm toán, báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính là khau
cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính để trình bày
kết quả của cuộc kiểm toán bằng những ý kiến đánh giá của kiểm toán viên về
thông tin định lượng và trình bày báo cáo tài chính theo quy định của chuẩn mực
hoặc chế độ kiểm toán hiện hành.
Sơ đồ 1: Trình tự thực hiện cuộc kiểm toán báo cáo tài chính
Đối với người sử dụng báo cáo tài chính, khi sử dụng báo cáo tài chính có báo
cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đính kèm giúp cho người sử dụng báo cáo tài
chính đánh giá được độ tin cậy của các thông tin định lượng trên báo cáo tài chính
trên cơ sở đó mà họ có các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu qủa trong mối quan
hệ kinh tế đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp có báo cáo tài chính này.
Sơ đồ.2: Mối quan hệ giữa báo cáo tài chính, báo cáo kiểm
toán về báo cáo tài chính và người sử dụng báo cáo tài chính
Luật pháp nhiều nước khẳng định rằng, chỉ những báo cáo đã được xem xét
và có chữ ký của kiểm toán viên độc lập mới được coi là hợp pháp, làm cơ sở cho
nhà nước tính thuế cũng như các bên quan tâm khác đưa ra các quyết định kinh tế
trong mối quan hệ với doanh nghiệp.
Như vậy giá trị của kết quả kiểm toán( báo cáo kiểm toán ): Các tài liệu, số
liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán sau khi được kiểm
toán viên và doanh nghiệp kiểm toán kiểm tra, xác nhận là căn cứ tin cậy để:
1. Cơ quan nhà nước và đơn vị cấp trên sử dụng cho quản lý, điều hành theo
chức năng, nhiệm vụ được giao;
2. Các cổ đông, các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh, liên kết, các
khách hàng và tổ chức, cá nhân khác xử lý các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị;
3. Giúp cho đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp
thời các sai sót có thể xảy ra trong hoạt động của đơn vị, góp phần thực hiện công
khai báo cáo tài chính, phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị, làm lành mạnh
môi trường đầu tư.

×