Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.32 KB, 3 trang )
Bốn sai lầm lớn nhất trong tiếp thị trực tiếp
Theo Lee Marc Stein - một chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực tiếp thị trực tiếp và
viết quảng cáo nổi tiếng trên thế giới với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giúp
các công ty xây dựng các chiến lược và chiến thuật tiếp thị - khi xây dựng các
chương trình tiếp thị trực tiếp, các doanh nghiệp thường mắc phải bốn sai lầm
lớn sau đây
1. Không vượt qua được sự hoài nghi và sức ì của người tiêu dùng
Chúng ta đang sống trong thời đại mà người tiêu dùng luôn tỏ ra hoài nghi. Thống kê
cho thấy chỉ có 10% người tiêu dùng tin vào các chương trình quảng cáo. Hơn một nửa
sinh viên đại học hiện nay đều tham gia vào các khóa học tiếp thị nên họ biết khá rõ các
thủ thuật của các công ty quảng cáo. Nhiều doanh nghiệp làm tiếp thị đều nhận thức
rằng dối trá là điều cấm kỵ, nhưng họ đã không nhận ra rằng cần phải chủ động và tích
cực vượt qua sự hoài nghi của công chúng.
Các công ty thường nghĩ rằng hai từ “miễn phí” và “mới” là những từ đắt trong quảng
cáo. Nhưng các chuyên gia tiếp thị cho rằng, điều quan trọng là doanh nghiệp phải giải
thích được lý do tại sao lại có những lời quảng cáo đó. Đừng nên nghĩ rằng thông điệp
quảng cáo của doanh nghiệp có thể dễ dàng tác động đến khách hàng mà không cần
đến những nỗ lực để vượt qua sức ì và sự hoài nghi của khách hàng mà nguyên nhân
là họ phải tiếp nhận hàng ngàn thông điệp tiếp thị và quảng cáo mỗi ngày.
2. Không tạo ra được sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ hay lời chào hàng
Đây là hệ quả tất yếu của sai lầm nói trên. Doanh nghiệp không thể tháo bỏ được sức ì
trong suy nghĩ của khách hàng nếu không tạo ra được sự khác biệt cho sản phẩm hay
dịch vụ của mình. Doanh nghiệp còn phải sáng tạo ra lời mời chào thu hút và khác biệt
khiến khách hàng phải dùng thử dịch vụ hay sản phẩm để hiểu được sự khác biệt của
chúng. Nhưng nên nhớ rằng, dù có khác biệt thế nào thì lời mời chào cũng phải đơn
giản, thể hiện được cái mà khách hàng thực sự mong muốn và không giống với cách
làm của các đối thủ cạnh tranh.
3. Không thử nghiệm đầy đủ
Một công ty không thể thu được thành công một sớm một