Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN CAM LÂM TỈNH KHÁNH HÒA. LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.27 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN QUỐC HƯNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM
TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CHO LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI HUYỆN CAM LÂM TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN QUỐC HƯNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM
TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CHO LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI HUYỆN CAM LÂM TỈNH KHÁNH HÒA

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60 52 02 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ ĐÌNH DƯƠNG

Đà Nẵng - Năm 2017




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN QUÓC HƯNG


TRANG TÓM TẮT LUẬN VAN
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN CAM LÂM TỈNH KHÁNH HÒA
Học viên: Nguyễn Quốc Hưng Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 60520202 Khóa: K33.KTĐ.KH Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Giảm tổn thất điện năng là một trong những mục tiêu quan trọng trong sản xuất
và kinh doanh điện. Ở nước ta, trong những năm gần đây nhu cầu về điện ngày càng gia
tăng, trong khi đó hệ thống lưới điện đã vận hành lâu năm với việc xây dựng không đồng
nhất và chưa tính tốn cập nhật thường xun dẫn đến tổn thất điện năng đáng kể ở nhiều
khu vực trong hệ thống điện. Do vậy, việc tính tốn đưa ra các giải pháp giảm tổn thất
điện năng để nâng cao hiệu quả vận hành các lưới điện hiện hữu là rất cần thiết. Trong đề
tài này, dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về các giải pháp giảm tổn thất điện năng kết
hợp với sử dụng các phần mềm ứng dụng để phân tích tổn thất điện năng hiện tại trên lưới
điện phân phối của Điện lực huyện Cam Lâm, và dựa trên đánh giá những ưu, khuyết
điểm về các giải pháp giảm tổn thất điện năng mà Điện lực Cam Lâm đang áp dụng, một
số giải pháp giảm tổn thất điện năng được lựa chọn. Kết quả tính tốn đạt được thể hiện
được tính hiệu quả của giải pháp được đề xuất.
Từ khóa - tổn thất điện năng; lưới điện phân phối; bù công suất phản kháng; tụ bù; Điện

lực Cam Lâm.

RESEARCH ON SOLUTION TO REDUCE POWER LOSS FOR
DISTRIBUTION SYSTEM OF CAM LAM DISTRICT, KHANH HOA
PROVINCE
Abstract - Reducing power loss is one of the important goals in the production and sale of
electricity. In our country, in recent years, the electricity demand has been increasing, while
the power grid has been running for a long time with inconsistent construction and irregular
update and calculation, resulting in significant loss of power in several areas in the system.
Therefore, calculating to propose solutions for reducing power losses and improving the
efficiency of operation of existing grids is very necessary. In this thesis, based on theoretical
research on solutions for reducing power losses combined with the use of application
software to analyze the current power losses on the power grid of Cam Lam Power
Company, and based on the assessment of the advantages and disadvantages of solutions to
reduce power losses that Cam Lam Power Company is applying, some solutions to reduce
power loss are chosen. Obtained results indicate the effectiveness of the proposed solutions.
Key words - power loss; distribution system; reactive power compensation; capacitor;
Cam Lam Power Company.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
TOM TẮT LUẬN VĂN
MỤC LỤC
DANH MỤC CAC KÝ HIỆU, CAC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CAC BẢNG
DANH MỤC CAC HINH
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2
5. Bố cục của luận văn ............................................................................................2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ HIỆN TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỰC CAM LÂM ...........................................3
1.1. Tổng quan về tổn thất điện năng trong ngành điện ..................................................3
1.1.1. Đặc điểm chung của ngành điện ....................................................................3
1.1.2. Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện năng ..5
1.2. Tổng quan về tổn thất điện năng trong ngành điện ..................................................5
1.2.1. Khái niệm về tổn thất điện năng ....................................................................5
1.2.2. Đặc điểm chung của lưới điện điện phân phối ...............................................6
1.3. Một số vấn đề về tổn thất điện năng trong lưới phân phối điện của Điện lực Huyện
Cam Lâm .........................................................................................................................7
1.3.1. Hiệu quả sử dụng điện..................................................................................12
1.3.2. Tổn thất kỹ thuật ..........................................................................................13
1.3.3. Tổn thất phi kỹ thuật ....................................................................................15
1.4. Các giải pháp giảm tổn thất và nâng cao chất lượng điện năng ...............................17
1.5. Kết luận...................................................................................................................17
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ĐỂ GIẢM TỔN
THẤT ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI .........................................................18
2.1. Bù công suất phản kháng ........................................................................................18
2.1.1. Phương pháp bù công suất phản kháng ............................................................. 18
2.1.1.1. Các vấn đề chung trong việc bù công suất phản kháng .................... 18
2.1.1.2. Lý thuyết cơ bản về bù trừ công suất phản kháng ..........................19
2.1.2. Một số phương pháp tính bù trên lưới phân phối vận hành hở ...................... 25
2.1.2.1. Giảm tổn thất điện năng nhờ lắp đặt 01 bộ tụ điện .........................27
2.1.2.2. Giảm tổn thất điện năng nhờ lắp đặt n bộ tụ điện ...........................32
2.1.3. Phân tích kinh tế bài tốn bù cơng suất phản kháng ........................................ 32
2.1.3.1. Tiền lãi NPV và thời gian thu hồi vốn đầu tư (Thv) .......................32



2.1.3.2. Phương pháp tính độ giảm TTĐN (DA) .........................................33
2.1.4. Mơ hình bài tốn bù ............................................................................................. 33
2.1.4.1.Hàm mục tiêu ...................................................................................33
2.1.4.2.Các hạn chế ......................................................................................35
2.2. Kết luận...................................................................................................................35
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH PSS/ADEPT TÍNH TỐN BÙ CƠNG
SUẤT PHẢN KHÁNG ĐƯỜNG DÂY 22 kV CAM LÂM ........................................37
3.1. Giới thiệu chung về phần mềm PSS/ADEPT .........................................................37
3.2. Các bước thực hiện trong phần mềm PSS/ADEPT ................................................37
3.2.1. Bước 1 - Thiết lập thông số của mạng điện ...................................................... 38
3.2.1.1. Xác định thư viện dây dẫn ................................................................... 38
3.2.1.2. Xác định thơng số thuộc tính của lưới điện ....................................... 39
3.2.1.3. Xác định hằng số kinh tế của lưới điện .............................................. 39
3.2.2. Bước 2 - Tạo sơ đồ cho lưới điện ....................................................................... 40
3.2.3. Bước 3 - Chạy các chức năng tính tốn............................................................. 40
3.2.4. Bước 4 - Lập báo cáo ........................................................................................... 41
3.2.4.1. Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ ................................ 41
3.2.4.2. Xem hiển thị kết quả tính toán trên cửa sổ Progress View .............. 42
3.2.4.3. Xem hiển thị kết quả tính tốn chi tiết từ phần report của phần mềm
PSS/ADEPT .................................................................................................42
3.3. Ứng dụng chương trình PSS/ADEPT tính tốn bài tốn chọn vị trí bù cơng suất
phản kháng tối ưu cho các xuất tuyến 22kV Huyện Cam Lâm .....................................43
3.3.1. Giới thiệu về lưới điện phân phối Huyện Cam Lâm.....................................43
3.3.1.1. Các thông số của đường dây ...........................................................43
3.3.2. Thiết lập thông số của đường dây và máy biến áp .......................................47
3.3.3. Xác định dung lượng, vị trí bù tối ưu kinh tế trên các xuất tuyến 22kV
Huyện Cam Lâm .................................................................................................53
3.4. Kết luận: .................................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN (BẢN SAO).


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
-

MBA: Máy biến áp.

-

XT: Xuất tuyến.

-

LĐPP: Lưới điện phân phối.

-

CSPK: Công suất phản kháng.

-

CSTD: Công suất tác dụng.

-


PSS/ADEPT: Power System Simulator/Advanced Distribution Engineering
Productivity Tool: Phần mềm tính tốn và phân tích lưới điện phân phối

-

CAPO _ Capacitor Placement Optimization: Tìm vị trí bù tối ưu

-

E28: Trạm biến áp 110kV Cam Ranh 110/22kV - 2x25MVA.

-

E30: Trạm biến áp 110kV Cam Lâm 110/22kV – 25MVA.

-

EBĐ: Trạm biến áp 110kV Bán Đảo 110/22kV – 2x25MVA.

-

LBS _ Load Break Switch: Dao cắt có tải.

-

MC: Máy cắt.

-

DCL: dao cách ly.


-

PA: Phương án

-

TTCS: tổn thất công suất.

-

TTĐN: tổn thất điện năng.

-

ΔA: Tổn thất điện năng.

-

ΔP: Tổn thất công suất tác dụng.

-

ΔQ: Tổn thất công suất phản kháng.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệ
u

1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

Tên bảng

Kế hoạch thực hiện công tác SXKD điện của Điện lực Cam Lâm
Báo cáo thực hiện công tác SXKD điện của Điện lực Cam Lâm
Báo cáo tổn thất trung áp của Điện lực Cam Lâm
Báo cáo tổn thất hạ áp của Điện lực Cam Lâm
Tình hình tổn thất điện năng của Điện lực Cam Lâm từ năm 2012 đến
1.5.
q 1/2017.
1.6. Tình hình thực hiện tổn thất điện năng từ 2013 đến quý 1/17
1.7. Tổn thất điện năng theo cấp điện áp năm 2016 ở Điện lực Cam Lâm.
1.8. Tác động của tổn thất điện năng đến môi trường
3.1. Thông số các xuất tuyến đường dây
3.2. Phụ tải đường dây xuất tuyến 477-E28
3.3. Load snapshots của phụ tải A
3.4. Vị trí và dung lượng bù cố định ở lưới trung áp
3.5. Tổn thất công suất trước và sau khi bù
3.6. Vị trí và dung lượng bù cố định ở lưới hạ áp
3.7. Tổn thất công suất trước và sau khi bù
Bảng tổng hợp kết quả sau khi bù tối ưu công suất phản kháng lưới
3.8.
điện trung- hạ áp

Trang
9

9
9
10
10
11
12
12
43
44
50
56
56
57
58
59


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số
Tên hình
Trang
hiệu
1.1. Các nhánh lưới trong một lưới điện áp thấp
14
Minh hoạ ảnh hưởng của thiết bị bù đối với sựđiều chỉnh hệ số
2.1.
21
công suất
2.2. Mạch tương đương và đồ thị vectơ điều chỉnh điện áp

22
Đặc tính gần đúng quan hệ điện áp/ công suất phản kháng do
2.3.
25
hệ thống cung cấp
Xuất tuyến với phụ tải gộp lại hay tập trung và các phân bổ tải
2.4.
26
đều và dạng phân bố dòng điện trước khi lắp đặt tụ
Xuất tuyến với phụ tải gộp lại hay tập trung và các phân bố tải
2.5.
27
đều và dạng phân bố dòng điện sau khi lắp đặt tụ
Độ giảm tổn thất khi lắp đặt bộ tụ có dung lượng tối ưu với các
2.6.
28
tổ hợp các loại tải.
Độ giảm tổn thất khi lắp đặt bộ tụ có dung lượng tối ưu với các
2.7.
29
tổ hợp các loại tải.
Độ giảm tổn thất là một hàm của vị trí lắp đặt tụ bù và tỷ số bù
2.8. tụ bù cho 1 phân đoạn đường dây có các phụ tải tập trung và
29
phân bố đều
Độ giảm tổn thất là một hàm của vị trí lắp đặt tụ bù và tỷ số bù
2.9. tụ bù cho 1 phân đoạn đường dây với một tổ hợp phụ tải tập
30
trung và phân bố đều
Độ giảm tổn thất là một hàm của vị trí lắp đặt tụ bù và tỷ số bù

2.10.
30
tụ bù cho 1 phân đoạn đường dây có các phụ tải tập trung
Độ giảm tổn thất do lắp đặt tụ bù tại vị trí tối ưu cho 1 phân
2.11.
31
đoạn đường dây có nhiều tổ hợp tải tập trung và phân bố đều
Độ giảm tổn thất do lắp đặt tụ bù tại vị trí tối ưu cho 1 phân
2.12.
31
đoạn đường dây với các tổ hợp tải tập trung và phân bố đều
3.1. Chu trình triển khai của phần mềm PSS/ADEPT
38
3.2. Thiết lập thông số mạng lưới điện
38
3.3. Hộp thoại Network properties
39
3.4. Hộp thoại network Economics
40
Hộp thoại option – thẻ CAPO: Các lựa chọn cho bài tốn xác
3.5.
41
định vị trí bù tối ưu


Số
hiệu
3.6.
3.7.
3.8.

3.9.
3.10.
3.11.
3.12.
3.13.
3.14.
3.15.
3.16.
3.17.
3.18.
3.19.
3.20.
3.21.

Tên hình
Hộp thoại hiển thị kết quả tính tốn
Hộp thoại xuất kết quả tính tốn
Thiết lập sơ đồ lộ 477-E28 trên phần mềm PSS/ADEPT
Thẻ thiết lập thông số đường dây
Thẻ thiết lập thông số Máy biến áp
Thẻ thiết lập thông số phụ tải
Biểu đồ phụ tải điển hình một ngày của khách hàng A.
Thẻ thiết lập thông số nguồn
Thẻ thiết lập thơng số Swith
Thơng số kinh tế cho bài tốn CAPO
Phân loại phụ tải
Xây dựng đồ thị phụ tải
Thẻ tính tốn CAPO
Tính tốn kinh tế sau khi bù điện áp thanh cái 22 kV.
Tính tốn bù trung áp trên PSS/ADEPT

Thẻ tính tốn dung lượng bù hạ áp

Trang
42
42
46
47
48
49
50
51
51
53
54
54
55
55
56
56


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giảm tổn thất là một trong những mục tiêu quan trọng trong sản xuất kinh
doanh điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đặt mục tiêu phải giảm tỷ lệ tổn thất
điện năng đến mức thấp nhất có thể. Cụ thể trong năm 2017 toàn hệ thống điện Việt
Nam tỷ lệ tổn thất điện năng phải ở mức 7,6%.
Thực hiện mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các đơn vị thành viên

trực thuộc Tập đồn đều phải có trách nhiệm giảm tổn thất điện năng trên phần lưới
điện thuộc đơn vị quản lý. Đây cũng là một trong những biện pháp tối ưu hóa chi phí
mà EVN đặt ra hiện nay và những năm tiếp theo. Do đó cần phải nghiên cứu, đưa ra
các giải pháp giảm tổn thất điện năng phù hợp với từng khu vực của đơn vị.
Trong những năm gần đây nhu cầu về điện tăng cao, trong khi đó hệ thống lưới
điện đã vận hành lâu năm, xây dựng chắp vá chưa theo kịp quy hoạch, chưa đáp ứng
được yêu cầu về chất lượng cung cấp điện dẫn đến tổn thất điện năng cao. Do vậy, cần
thiết phải tính tốn đưa ra các giải pháp giảm tổn thất tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu
cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và chất lượng tốt để phục vụ chính trị, an ninh
quốc phịng, phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân cả nước nói
chung và trên địa bàn huyện Cam Lâm nói riêng.
Trên đây là lý do học viên chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm tổn
thất điện năng cho lưới điện phân phối huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hịa” cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý thuyết, sử dụng một số phần mềm
ứng dụng để phân tích tổn thất hiện tại trên lưới điện phân phối của Điện lực huyện
Cam Lâm. Đánh giá những ưu, khuyết điểm về các giải pháp giảm tổn thất điện năng
mà Điện lực Cam Lâm đang áp dụng, từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất
điện năng một cách hữu hiệu nhằm giúp Điện lực Cam Lâm triển khai thực hiện hiệu
quả hơn trong công tác giảm tổn thất điện năng trong những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ lưới điện phân phối của Điện lực
huyện Cam Lâm.
 Đối tượng nghiên cứu là tổn thất điện năng trên lưới điện trung, hạ áp và
trạm biến áp phân phối.


2


4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài là: Khảo sát, sử dụng các phần
mềm CMIS và PSS/ADEPT để phân tích tổn thất, đánh giá thực trạng lưới điện, hiện
trạng tổn thất tại lưới điện của Điện lực huyện Cam Lâm, từ đó phân tích đưa ra giải
pháp giải quyết những vấn đề tồn tại.
5. Bố cục của luận văn
Bố cục luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận chung, nội dung của luận văn
được biên chế thành 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về lưới điện và hiện trạng tổn thất điện năng trên lưới
điện của Điện lực Cam Lâm.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng Điện lực Cam Lâm.
Chương 3: Ứng dụng chương trình PSS/ADEPT tính tốn bù cơng suất phản
kháng cho lưới điện 22kV Huyện Cam Lâm.


3

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ LƯỚI ĐIỆN VÀ HIỆN TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN CỦA ĐIỆN LỰC CAM LÂM
1.1. Tổng quan về tổn thất điện năng trong ngành điện
1.1.1. Đặc điểm chung của ngành điện
Ngành điện là một ngành cơ sở hạ tầng, tạo nên động lực của toàn bộ nền kinh
tế xã hội. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: phát huy sức mạnh toàn dân
tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng hướng hiện đại. Để thực hiện mục tiêu trọng đại này, ngành điện phải đi trước
một bước. Trong bất cứ tình huống nào điện cũng phải bảo đảm cho u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tất cả các nước
phát triển đều dựa trên cơ sở điện khí hóa. Khi khoa học càng phát triển thì vai trị của

điện khí hóa càng rõ nét.
Hệ thống điện (HTĐ) bao gồm các nhà máy điện, trạm biến áp, các đường dây
truyền tải và phân phối điện được nối với nhau thành hệ thống làm nhiệm vụ sản xuất,
truyền tải và phân phối điện năng.
HTĐ phát triển không ngừng trong không gian và thời gian để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của phụ tải. Tùy theo mục đích nghiên cứu, HTĐ được phân chia thành
các phần hệ thống tương đối độc lập nhau về quản lý kỹ thuật- vận hành và quản lý
kinh doanh [12].
Về mặt quản lý, vận hành HTĐ được phân thành:
- Nhà máy điện do các nhà máy phát điện quản lý.
- Lưới điện siêu cao áp và cao áp (≥ 220kV) và trạm khu vực do các Công ty
Truyền tải điện quản lý.
- Lưới điện truyền tải 110kV và phân phối do các Công ty Điện lực quản lý,
dưới là các Điện lực.
Về mặt quy hoạch, lưới điện được phân thành 2 cấp:
- Lưới hệ thống bao gồm:
- Các nguồn điện và lưới hệ thống (500, 220, 110kV).
- Các trạm khu vực (500, 220, 110kV) được quy hoạch trong tổng sơ đồ.
Lưới phân phối (U ≤ 35kV) được quy hoạch riêng. Về mặt điều độ chia thành
2 cấp:


4

Điều độ trung ương.
Điều độ địa phương. Công tác điều độ bao gồm:
- Điều độ các nhà máy thủy điện.
- Điều độ các miền.
- Điều độ các Điện lực.
Về mặt nghiên cứu, tính tốn, HTĐ được phân chia ra thành:

- Lưới hệ thống 500kV.
- Lưới truyền tải (35, 110, 220kV).
- Lưới phân phối trung áp (22, 35kV).
- Lưới phân phối hạ áp (0.23, 0.4kV).
Trong đó lưới điện 35kV có thể dùng cho cả lưới phân phối và lưới truyền tải.
Do phụ tải ngày càng phát triển về không gian và thời gian với tốc độ ngày càng cao,
vì vậy cần phải xây dựng các nhà máy có cơng suất lớn. Vì lý do kinh tế và mơi
trường, các nhà máy điện thường được xây dựng ở những nơi gần nguồn nhiên liệu,
hoặc việc chuyên chở nhiên liệu thuận lợi, ít tốn kém, trong khi đó các trung tâm phụ
tải lại ở xa do vậy phải dùng lưới truyền tải để truyền tải điện năng đến các phụ tải. Vì
lý do kinh tế cũng như an tồn, người ta khơng thể cung cấp trực tiếp cho các phụ tải
bằng lưới truyền tải, do vậy phải dùng lưới điện phân phối. Lưới điện phân phối thực
hiện nhiệm vụ phân phối điện cho 1 địa phương (một thành phố, quận, huyện) có bán
kính cung cấp điện nhỏ, dưới 50km).
Lưới điện phân phối nhận điện từ các trạm phân phối khu vực gồm:
- Lưới điện có các cấp điện áp 110/35kV, 110/22kV.
- Lưới điện có các cấp điện áp 35/22kV.
Mạng phân phối có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu kỹ thuật của toàn hệ
thống. Cụ thể là:
- Chất lượng cung cấp điện: Ở đây là độ tin cậy cung cấp điện và độ dao động
của điện áp tại hộ phụ tải.
- Tổn thất điện năng: Thường tổn thất điện năng ở lưới phân phối lớn gấp 3
đến 4 lần so với tổn thất điện năng ở lưới truyền tải.
- Giá đầu tư xây dựng: Nếu chia theo tỷ lệ cao áp, phân phối trung áp, phân
phối hạ áp thì vốn đầu tư mạng cao áp là 1, mạng phân phối trung áp thường từ 1,5 đến
2,5 và mạng phân phối hạ áp thường từ 2 đến 2,5 lần.


5


- Xác xuất sự cố: Sự cố gây ngừng cung cấp điện sửa chữa bảo dưỡng theo kế
hoạch, cải tạo, đóng điện trạm mới trên lưới phân phối cũng nhiều hơn lưới truyền tải.
- Với các đặc điểm trên, việc nghiên cứu lưới phân phối rất phức tạp và đòi hỏi
nhiều thông tin.
1.1.2. Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện
năng
Việc quản lý quá trình truyền tải và phân phối điện năng phải đạt được một số
yêu cầu cơ bản:
Điện năng phải cung cấp liên tục: Mất điện sản xuất sẽ bị đình trệ. Mất điện
đột ngột, thiết bị và sản phẩm có thể bị hư hỏng. Điện cung cấp cho các hộ tiêu dùng
với yêu cầu đủ số lượng, chất lượng và thời gian.
Bảo đảm tính an tồn cho sản xuất và tiêu thụ đối với thiết bị tiêu thụ điện:
Điện áp cung cấp phải ổn định, tần số dòng điện phải ổn định. Vì hệ thống điện là hệ
thống khép kín và thống nhất, có tính đồng bộ cao từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ,
nếu chỉ cần một khâu nào đó trong dây thuyền sản xuất bị sự cố thì nó sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến tồn bộ hệ thống.
Bảo đảm cơng tác quản lý trong q trình truyền tải và phân phối điện năng:
Giảm lượng tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối kinh doanh điện
năng.
Nếu khâu quản lý tốt sẽ giảm được chi phí đầu vào của q trình sản xuất kinh
doanh, góp phần hạ giá thành của 1kWh điện, dẫn đến giảm giá bán điện, tạo điều kiện
cho việc hạ chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất và giảm chi phí cho các hộ tiêu
dùng điện sinh hoạt, góp phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển và nâng cao đời sống
của nhân dân [12].
1.2. Tổng quan về tổn thất điện năng trong ngành điện
1.2.1. Khái niệm về tổn thất điện năng
Hiệu số giữa tổng lượng điện năng do các nhà máy điện phát ra với tổng lượng
điện năng các hộ tiêu thụ nhận được trong cùng một khoảng thời gian được xem là mất
mát (tổn thất) điện năng trong hệ thống truyền tải [1, 3].
Lượng tổn thất được tính bằng cơng thức:

∆Q= ∆QSL - QHTĐ
Trong đó:
∆Q: Lượng điện bị tổn thất trong q trình truyền tải, tính từ
nguồn phát đến các hộ tiêu thụ (đơn vị: kWh).


6

∆QSL: Sản lượng điện đầu nguồn (đơn vị: kWh).
QHTĐ: Sản lượng điện thương phẩm thực hiện bán cho các hộ tiêu
dùng (đơn vị: kWh).
Mức tổn thất điện năng về mặt giá trị được tính bằng lượng điện bị tổn thất về
mặt hiện vật nhân với giá điện bình quân của một kWh điện trong khoảng thời gian đó:
GH = Ptb* ∆Q.
Trong đó:
GH: Giá trị điện năng bị tổn thất (đơn vị: đồng, nghìn, triệu,…).
∆Q: Lượng điện năng bị tổn thất (đơn vị: kWh).
Ptb: Giá điện bình quân 1kWh (đơn vị: đồng, nghìn, triệu,…).
Tổn thất điện năng như đã trình bày, là lượng tổn thất trong tất cả các khâu từ
khâu sản xuất (phát điện) truyền tải phân phối điện (quá trình lưu thơng) đến khâu tiêu
thụ.
1.2.2. Đặc điểm chung của lưới điện phân phối
Chế độ vận hành bình thường của lưới phân phối là vận hành hở, hình tia
hoặc dạng xương cá. Để tăng cường độ tin cậy cung cấp điện thỉnh thoảng cũng có
cấu trúc mạch vịng nhưng vận hành hở.
Trong mạch vòng các xuất tuyến được liên kết với nhau bằng dao cách ly,
hoặc thiết bị nối mạch vòng (Ring Main Unit) các thiết bị này vận hành ở vị trí mở,
trong trường hợp cần sửa chữa hoặc sự cố đường dây điện thì việc cung cấp điện
khơng bị gián đoạn lâu dài nhờ việc chuyển đổi nguồn cung cấp bằng thao tác đóng
cắt dao cách ly phân đoạn hay tự động chuyển đổi nhờ các thiết bị nối mạch vòng.

Phụ tải của lưới phân phối đa dạng và phức tạp, nhất là ở Việt Nam các phụ
tải sinh hoạt và dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp đa phần cùng trong một hộ phụ tải.
So với mạng hình tia, mạng mạch vịng có chất lượng điện hơn, đó chính là
lý do tồn tại của mạch vịng, song lại gây phức tạp về vấn đề rơle bảo vệ. Cấu trúc
mạch vịng chỉ thích hợp cho những mạng TA/HA có cơng suất lớn và số lượng trạm
trên mạch vịng ít. Mặt khác cùng với một giá trị đầu tư thì hiệu quả khai thác mạch
vịng kín so với mạch hình tia thấp hơn. Ngoài ra, chất lượng phục vụ của mạng hình
tia đã liên tục được cải thiện, đặc biệt trong những thập niên gần đây với sự xuất hiện
các thiết bị có cơng nghệ mới và các thiết bị tự động, việc giảm bán kính cung cấp
điện- tăng tiết diện dẫn và bù công suất phản kháng do vậy chất lượng điện mạng
hình tia đã được cải thiện nhiều.


7

Kết quả tính tốn và phân tích các chế độ vận hành [10] đã đưa đến kết luận
nên vận hành lưới phân phối theo dạng hình tia bởi các lý do:
- Vận hành đơn giản hơn.
- Trình tự phục hồi lại kết cấu luới sau sự cố dễ dàng hơn.
- Ít gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch cắt điện cục bộ.
1.3. Một số vấn đề về tổn thất điện năng trong lưới phân phối điện của Điện lực
Huyện Cam Lâm
Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa
cũng như của Tỉnh Khánh Hòa, Điện lực Cam Lâm đã được thành lập và chính thức
hoạt động từ tháng 07/2007.
Số lượng CBNV tồn Điện lực có 57 người với nhiệm vụ chính là quản lý vận
hành và sửa chữa điện. Dưạ vào những thuận lợi là Huyện mới được tách ra từ Thành
phố Cam Ranh, Điện lực Cam Lâm đã biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện hồn cảnh
cón nhiều khó khăn của mình. Đến nay tuy thời gian đi vào hoạt động sản xuất kinh
doanh mới được ít năm nhưng Điện lực Cam Lâm đã có những thành tích đáng kể.

Đứng trước sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường, Điện lực Cam Lâm đã chủ
động xin cấp vốn của Công ty để đầu tư có trọng điểm vào những khu vực có tỷ lệ tổn
thất cao, cải tạo lưới điện để vận hành tốt, phục vụ cho công tác kinh doanh bán điện.
Theo báo cáo quản lý kỹ thuật [13], tính đến ngày 31/01/2017, Điện lực Cam
Lâm quản lý nguồn lưới điện gồm 10 xuất tuyến 22kV, 01 xuất tuyến 35kV [13].
 Xuất tuyến 22kV (471, 473, 474, 475, 476, 477- E30 trạm 110kV Suối Dầu;
471, 477- E28 trạm 110kV Cam Ranh; 471, 473- EBD trạm 110kV Bãi Dài):
-

Đường dây trên không mạch đơn: 234.757 km (khách hàng: 42.515km).

-

Đường dây trên không mạch kép: 4.106 km (khách hàng: 0 km).

-

Cáp ngầm: 2,521 km (khách hàng: 7.550km)

-

Trạm biến áp: 441trạm; Công suất đặt: 129,315 kVA.
TBA công cộng: 206 trạm – 26,448 kVA.
TBA khách hàng: 235 trạm – 102,867 kVA.

 Xuất tuyến 35kV (374- E28 trạm 110kV Cam Ranh):
-

Đường dây trên không mạch đơn: 3.104 km.


-

Cáp ngầm: 0.470 km (do khách hàng quản lý: 0,470km)

-

Trạm biến áp: 01 trạm; Công suất đặt: 25,600 kVA (khách hàng)


8

 Đường dây hạ áp 0.23/0.4 kV:
-

Đường dây trên không: 311,968 km (khách hàng: 0.886km)

-

Cáp ngầm: 0.0 km.

 Tụ bù trung hạ thế:
-

Trung thế: 15 cụm, tổng dung lượng 4500 kVAr;

-

Hạ thế: Ngành điện có 112 cụm, tổng dung lượng là 2,675 kVAr; khách
hàng có 168 cụm với tổng dung lượng 38,720 kVAr.


 Thiết bị đóng cắt trên lưới điện:
-

REC: 8 vị trí; LBS: 12 vị trí; DCL: 30 vị trí.

 Khách hàng sử dụng điện (tính đến 31/01/2017): 32,219 khách hàng
Trong đó:
Khách hàng sử dụng cơng tơ 1 pha: 31.195 khách hàng.
-

Khách hàng sử dụng công tơ 3 pha: 820 khách hàng.

-

Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện lực Cam Lâm trong giai đoạn
2012-2016.

Tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện là một trong những chỉ
tiêu Kinh tế- Kỹ thuật quan trọng trong sản xuất kinh doanh của ngành điện.
Huyện Cam Lâm là một huyện có diện tích tương đối lớn, địa hình phức tạp,
dân cư đông, lưới điện trải rộng khắp nơi, từ khu đô thị, ven biển và đến tận miền rừng
núi.
Kết quả TTĐN 6 tháng đầu năm 2016 theo báo cáo [13]:
a. Tổn thất lưới điện phân phối:


9

Bảng 1.1. Kế hoạch thực hiện công tác SXKD điện của Điện lực Cam Lâm
Kế hoạch

6T

Thực hiện
6T

Thành phần chỉ tiêu

Năm
2017

Năm 2016

Điện
thực
(kWh)

nhận

Thực hiện
6T Năm
2017

91.947

Tăng/giảm

Tăng/giảm

So KH


Cùng kỳ

102.714

107.927

+ 5,07%

+ 17,38%

Điện thương phẩm
87.125
(kWh)

99.078

102.240

+ 3,19%

+ 17,35%

Điện tổn thất (kWh)

4.822

3.636

5.687


Tỷ lệ tổn thất (%)

4,62%

3,67

4,55

+ 0,88

- 0,07%

b. Tổn thất theo cấp điện áp:
Bảng 1.2 .Báo cáo thực hiện công tác SXKD điện của Điện lực Cam Lâm
Lũy kế đến tháng báo cáo 6/2017
S
T
T

Cấp
điện áp

Điện
nhận

Điện nhận
2017

2016


Thương
phẩm 2016

Thương
phẩm
2017

TTĐN
2017

Tỷ lệ
2016

Tỷ lệ
2017

1

Trung áp

104,080,36

117,090,08

102,757,47

115,785,41

1,304,67


1,27

1,11

2

Hạ áp

34,115,9

35,035,63

32,501,68

33,564,664

1,470,96

4,73

4,20

c. Tổn thất lưới điện trung áp
Bảng 1.3. Báo cáo tổn thất trung áp của Điện lực Cam Lâm
Tổn thất điện năng trung áp năm 2016

Tổn thất điện năng trung áp năm 2017

Tháng
Điện nhận


Điện TP

Điện TT % TT

Điện nhận

Điện TP

Điện TT

% TT

01

15,603,98

15,444,95

159,024

1.02

15,064,29

14,883,54

180,75

1.11


02

15,007,17

14,822,960

184,21

1.23

13,005,12

12,862,51

142,60

1.10

03

14,821,20

14,601,285

219,91

1.48

15,572,88


15,382,98

189,89

1.22

04

18,025,93

17,819,920

206,01

1.14

23,216,57

22,972,43

244,14

1.05

05

18,458,61

18,230,75


227,85

1.23

24,909,73

24,618,29

291,44

1.17


10

06

22,163,470

21,837,596

325,874

1.47

25,873,312

25,594,87


278,442

1.08

LK

104,341,60

103,014,79

1,326,80

1.27

117,090,08

115,785,4

1,304,676

1.11

d. Trạm biến áp có tổn thất cao > 4,5% thuộc nhóm 1
Bảng 1.4. Báo cáo tổn thất hạ áp của Điện lực Cam Lâm
Lũy kế tổn thất điện năng 12 tháng 2016 Lũy kế tổn thất điện năng 6 tháng 2017
TT

TBA
Điện nhận Điện TP Điện TT


%

Điện nhận Điện TP Điện TT

TT

%
TT

1

G063

2,399,000

2,264,5

134,493

5.61

1,112,02

850,002

46,432

4.18

2


G065

1,081,120

1,024,6

56,430

5.22

520,458

399,798

25,060

4.81

3

G066

514,920

490,354

24,566

4.77


226,369

174,280

8,495

3.75

4

G067

1,207,560

1,127,9

79,656

6.60

557,760

423,093

26,331

4.72

5


G068

1,076,880

1,023,2

53,669

4.98

479,520

365,176

24,069

5.02

6

G071

462,430

437,008

25,422

5.50


244,339

179,652

10,208

4.18

7

G072

471,060

444,668

26,392

5.60

202,465

193,208

9,257

4.57

8


G139B

786,861

736,140

50,721

6.45

278,915

198,862

13,015

4.67

9

G158

488,560

462,251

26,309

5.39


204,800

144,559

10,251

5.01

10

G582

272,400

259,511

12,889

4.73

128,700

106,641

4,677

3.63

Bảng 1.5. Tình hình tổn thất điện năng của Điện lực Cam Lâm từ năm 2012 đến quí

1/2017.
Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Q1/17

Tỷ lệ TT(%)

4.79

4.71

4.18

4.33

3.31

3.31

Năm 2012, tỉ lệ tổn thất là 4.79%. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tổn thất điện

năng ở Điện lực Cam Lâm đã giảm rất nhiều do áp dụng các biện pháp giảm tổn thất
điện năng có hiệu quả hơn. Đây là sự cố gắng và là thành tích đáng ghi nhận của Điện
lực Cam Lâm.
Bảng 1.6 Tình hình thực hiện tổn thất điện năng từ 2013 đến quý 1/17
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

Quý 1/17


11
Điện nhận
(kWh)

131,278,289 148,278,749 170,383,266 192,919,375

45,325,812

Điện thương
phẩm (kWh)

125,100,716 142,084,918 163,002,925 185,732,301


42,106,787

Điện tổn thất
(kWh)

6,177,573

6,193,831

7,380,341

7,187,074

3,219,025

Tổn thất điện năng trong mạng điện gồm hai thành phần là tổn thất kỹ thuật và
tổn thất thương mại. Tổn thất kỹ thuật là thành phần tổn thất gây ra bởi hiệu ứng jun
khi có dịng điện chạy trên các phần tử dẫn điện, còn tổn thất thương mại là thành phần
tổn thất phi kỹ thuật, hoặc chỉ liên quan gián tiếp đến các yếu tố kỹ thuật. Theo số liệu
thống kê và tính tốn, tỉ lệ tổn thất kỹ thuật điện năng biến động trong phạm vi khá
rộng, thậm chí có thể gấp 2 đến 3 lần tổn thất thương mại. Tuy nhiên, nếu như thành
phần tổn thất kỹ thuật là “bất khả kháng” tức chỉ khắc phục được đến mức nhất định
chứ không thể loại trừ hồn tồn được, thì thành phần tổn thất thương mại lại có thể
gần như hồn tồn. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu tổn thất thương mại, tìm ra các
giải pháp thích hợp sẽ đem lại hiệu quả hết sức to lớn.
Qua số liệu thống kê ta thấy, công tác thực hiện các biện pháp giảm tổn thất
điện năng ở Điện lực Cam Lâm đã mang lại kết quả hữu hiệu. Tỷ lệ tổn thất đã giảm
đáng kể, ln hồn thành vượt mức kế hoạch tổn thất Công ty giao, tiết kiệm cho
ngành một khoản tiền rất lớn.

Tại Điện lực Cam Lâm, điện năng tổn thất chủ yếu vẫn là tổn thất kỹ thuật.
Trong những năm gàn đây, hệ thống điện từng bước được nâng cấp, cải tạo nên tổn
thất kỹ thuật đã giảm đáng kể từ 4.71% (năm 2013) xuống còn 3.31% (quý I năm
2017). Tuy nhiên, đây chưa phải là con số thấp nhất. Do đó, Điện lực Cam Lâm đang
cố gắng tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống mức
thấp nhất có thể và đặc biệt phấn đấu giảm tổn thất thương mại tới 0. Nếu so với tỉ lệ
tổn thất điện năng trên lưới của toàn ngành năm 2016 của EVN thực hiện là 7.57%,
trong đó tổn thất Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC) là 5,73%. Vậy tổn
thất kỹ thuật của Điện lực Cam Lâm đã đạt được thành tích rất cao trong cơng tác giảm
tổn thất kỹ thuật. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho ngành Điện còn hạn
hẹp nên Điện lực Cam Lâm thông qua biện pháp sắp xếp và quản lý tốt khách hàng để
phấn đấu giảm tổn thất thương mại tới mức thấp nhất (tới 0): Đây chính là mục tiêu
hàng đầu. Nếu điều kiện vốn và kỹ thuật cho phép thì có thể kết hợp giảm tổn thất kỹ
thuật.


12

Để giảm được tỷ lệ tổn thất, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân của tổn
thất điện năng, xác định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiều nhất, từ đó
có biện pháp giải quyết phù hợp.
Bảng 1.7. Tổn thất điện năng theo cấp điện áp năm 2016 ở Điện lực Cam Lâm.
Cấp lưới điện

Điện thương phẩm

Tỷ lệ tổn thất (%)

TH


TH

Đơn vị

Cấp điện áp 35kV

106kWh

3,762,390

0.84

Cấp điện áp 22 kV

106kWh

189,789,181

1.21

Cấp điện áp 0,4 kV

106kWh

68,249,280

4.7

+ bản lẻ


106kWh

68,249,280

0.84

Như vậy, ở Điện lực Cam Lâm điện năng bị tổn thất chủ yếu ở lưới hạ thế, tỷ lệ
tổn thất ở lưới 22-35 kV so với ở lưới hạ áp có thấp hơn nhưng nhìn chung vẫn tương
đối cao.
1.3.1. Hiệu quả sử dụng điện
+ Hộ gia đình khu vực sử dụng điện
+ Tác động của việc sử dụng điện với môi trường
Bảng 1.8. Tác động của tổn thất điện năng đến môi trường
Thông số môi trường

Tác động đặc trưng

Tác động do tổn thất

Sử dụng nước

1.25 kL/MWh

13500 ML

Phát thải tro

0.37 kg/MWh

4 ktonne


Sử dụng than

480 kg/MWh

5.18Mtonne

Khí CO2 phát sinh

900 kg/MWh

9.72 Mtonne

Khí SOX phát sinh

7.4 kg/MWh

80 ktonne

Khí NOX phát sinh

3.7 kg/MWh

40 ktonne


13

Để giảm tác động của các máy phát điện trong môi trường, năng lượng phải
được quản lý hiệu quả. Hai yếu tố chính góp phần vào sự tổn thất điện năng là tổn thất

phi kỹ thuật và tổn thất kỹ thuật [10].
1.3.2. Tổn thất kỹ thuật
Là tổn thất mà nguyên nhân thuộc về các yếu tố chủ quan của người quản lý,
như tình trạng chất lượng lắp đặt hệ thống lưới điện hạ áp, chất lượng công tơ điện,
những sai sót trong nghiệp vụ kinh doanh như: ghi chỉ số, làm hóa đơn, cập nhật
chứng từ, việc lấy cắp điện của các hộ tiêu dùng, nếu áp đặt giá sai cũng sẽ dẫn đến
những tổn thất thương mại [5, 6].
Tổn thất kỹ thuật do dòng điện chạy trong một dây dẫn tạo ra nhiệt và tác động
đến điện trở, gây tổn thất điện năng:
- Tổn thất đồng.
- Tổn thất điện môi.
- Tổn thất do cảm ứng hay bức xạ
Những tổn thất này gọi là tổn thất kỹ thuật, do đó nó bao gồm tổn thất trên
đường dây trong lưới phân phối và tổn thất trong máy biến áp.
Các loại tổn thất kỹ thuật (dây dẫn)
- Tổn thất đồng.
- Hệ số cơng suất.
Các phương pháp tiếp cận để tính tổn thất
- Phương pháp đánh giá đầy đủ.
- Phương pháp sử dụng đồ thị phụ tải điển hình.
- Tính tốn tổn thất kỹ thuật ở các phân đoạn.
- Tổn thất trong công tơ đo đếm điện năng [5, 6]: Tổn thất kỹ thuật trong công
tơ đo đếm điện năng là do sắt trong các cuộn dây điện áp của công tơ đo đếm và được
giả định là không đổi trong lưới điện phân phối, vì cơng tơ đo đếm điện năng khơng
phụ thuộc vào dòng điện trong lưới điện phân phối. Tổn thất trong cơng tơ (em) tính
bằng kW/h và có thể đo được bằng cách [3]:
𝑒𝑚 =

𝑃𝑚 . 𝑁𝑚 (𝑖1 + 2𝑖2 + 3𝑖3 ) 𝑘𝑊ℎ
(

⁄ngày)
1000

(1.1)

Trong đó pm là là tổn thất trung bình của mỗi cuộn dây điện áp của đồng hồ
(W), Nm là tổng số mét năng lượng, i1 là tỷ lệ phần trăm 1 pha, i2 là tỉ lệ phần trăm 2
pha, i3 là tỉ lệ phần tăm 3 pha và T là khoảng thời gian xem xét (giờ).


14

-

Các tổn thất liên quan đến khách hàng.

-

Tổn thất trong lưới điện áp thấp.

IA1 + IA2
IB1 + IB2
IC1 + IC2
IN1 + IN2

IA1
IB1
IC1
IN1


Load 1

IA2
IB2
IC2
IN2

Load 2

Hình 1.1. Các nhánh lưới trong một lưới điện áp thấp
Tổng các dịng nhánh được tính từ Kirhoff áp dụng cho mỗi nút mạng bằng 0,
những tổn thất điện năng hàng ngày cho một nhánh (es) có thể được đánh giá bởi [3]:
es =

1
1000

Nconđ
t= ∑m
Rt I2t ) Δt ( kW⁄ngày )
t=1 ( ∑t=1

(1.2)

Trong đó Ri là điện trở dây, It là dòng điện dây dẫn trong khoảng thời gian t, Δt
là khoảng thời gian và Ncond là số lượng dây dẫn (pha và đất) cho mỗi nhánh. Phương
trình trên thể hiện giá trị kilowatt.
Địa hình huyện Cam Lâm rất phức tạp, đường dây rất khó quản lý, kiểm tra và
sửa chữa. Nhiều nơi, đường dây ở xa khu dân cư các đường dây điện ở gần biển, do
ảnh hưởng của nước mặn nên rất nhanh chóng bị ô xi hoá.

Phần lớn mạng lưới điện trên địa bàn huyện đã xây dựng vận hành với thời gian
lâu dài (tiếp nhận từ lưới điện nông thôn), chất lượng kém, máy biến áp vận hành quá
lâu, hệ thống đường dây nhỏ, quá dài và cáp không đủ tiêu chuẩn đã không đáp ứng
với nhu cầu phát triển phụ tải nhanh và đã gây nên hiện tượng quá tải trong quá trình
truyền tải điện năng.
Khâu thiết kế chưa điều tra kỹ thị trường, chưa tính hết, tính đủ nhu cầu phát
triển của phụ tải và khả năng cung cấp của thiết bị, do đó đã xảy ra hiện tượng:
- Bố trí các trạm biến áp phân phối chưa hợp lý, nên việc cấp điện phải đi vòng
nhiều.
- Dự kiến phụ tải khơng sát thực tế, nên có khu vực phụ tải không phát triển
làm cho đồ thị phụ tải của hệ thống điện khơng bằng phẳng, có máy biến áp bị quá tải,
có máy vận hành non tải, gây sự cố, mất điện.


15

- Những tồn tại trên đây của Điện lực Cam Lâm dẫn đến việc tổn thất điện
năng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất của Điện lực Cam Lâm có giảm
ở mức có thể chấp nhận được nhưng chưa phải tối ưu.
Tổn thất trong máy biến áp phân phối
Để khắc phục những tồn tại trên nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra là giảm tổn
thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể. Trong những năm qua, Điện lực Cam Lâm
đã xây dựng một chương trình hành động, giải quyết từng bước một những tồn tại nêu
trên với các giải pháp như sau:
Toàn bộ hệ thống sứ cách điện của mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh dàn được
thay thế bằng loại sứ chống muối biển; thay thanh cái; cáp trần bằng cáp bọc trong
ống; cấy thêm trạm biến áp, lắp tụ bù, tăng tiết diện dây dẫn; thay kẹp nối 3 bulong
bằng ống nối. Các giải pháp này góp phần giảm đáng kể tỷ lệ tổn thất điện năng, vừa
nâng cao độ an toàn sử dụng điện và giảm chi phí bảo trì. Nâng cao hệ số công suất
phản khánh, tiến hành đại tu lưới điện. Một phương thức vận hành kinh tế mới đang

được áp dụng bước đầu: hòa song song các máy biến áp trong giờ cao điểm, giờ thấp
điểm; cắt bớt một số máy không cần thiết. Nâng cao điện áp vận hành tại các điểm nút
tới giá trị tối ưu trong điều kiện hiện thực của lưới điện, lựa chọn hợp lý các đầu phân
áp (cả trạm biến áp trung gian, biến áp phân phối, cả trạm của khách hàng và trạm của
ngành điện).
1.3.3. Tổn thất phi kỹ thuật
Những tổn thất phi kỹ thuật và kỹ thuật của lưới điện phân phối được kết nối và
tính tốn như tổn thất của lưới điện phân phối. Vì vậy thật cần thiết để lấy lại giá trị
ước tính của tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật trong lưới. Những tổn thất phi kỹ
thuật là khơng thể tính tốn, do đó tổn thất kỹ thuật phải được bắt nguồn và định lượng
cho lưới điện phân phối.
Hiện nay, tổn thất thương mại của Huyện Cam Lâm vẫn còn lớn. Nguyên nhân
dẫn tới tình trạng đó là :
 Việc sử dụng điện của một số khách hàng và của nhân dân còn tùy tiện. Hiện
tượng mất cắp điện trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng do tệ câu, móc
điện còn xảy ra với nhiều thủ đoạn khác nhau: quay ngược công tơ, làm công tơ chạy
chậm lại, đấu phụ tải trước cơng tơ. Có nhiều trường hợp, khách hàng tiêu thụ câu móc
điện trực tiếp từ đường dây hoặc đập vỡ công tơ dùng điện tự do hoặc tinh vi làm kẹt
công tơ hoặc quay chậm công tơ.
 Số lượng cơng tơ chất lượng kém được sử dụng cịn tương đối nhiều, nên
lượng điện năng tiêu thụ thực tế nhiều khi không đúng với chỉ số công tơ.


×