Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHIPHÍ SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.82 KB, 13 trang )

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN
CHIPHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG
TY 49- BTL CÔNG BINH
I. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 49- BTL CÔNG
BINH
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu công tác quản lý và kế toán cũng như
công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở
công ty 49 - BTL công binh, tôi nhận thấy:
Công ty 49 là một doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ quốc phòng, hạch
toán độc lập với cơ quan chủ quản và mang đầy đủ đặc tính của một doanh
nghiệp quốc phòng. Việc sản xuất chủ yếu là do kế hoạch trên giao chỉ lệnh
xuống.
Với bề dày kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, công ty đã ngày càng
phát triển. Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý và hạch toán gọn nhẹ
khoa học, hiệu quả. Các bộ phận chức năng được tổ chức và hoạt động chặt
chẽ, phân công phân nhiệm rõ ràng đã phát huy hiệu quả tích cực cho lãnh
đạo công ty trong tổ chưc lao động, cung ứng vật tư, điều động xe máy, giám
sát sản xuất thi công, quản lý kinh tế.
Công ty đã áp dụng hình thức giao khoán quỹ lương và khoán sản
phẩm (dưới sự kiểm tra giám sát cuả các bộ phận có liên quan) xuống các
phân xưởng. Đây là một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với đặc điểm và
tình hình sản xuất của công ty.
Hình thức sản phẩm này đã gắn liền trách nhiệm vật chất của các phân
xưởng với tiến độ, chất lượng sản xuất thi công tạo điều kiện tiết kiệm chi
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Về bộ máy kế toán, được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa
học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ và khả năng của
mỗi người, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao. Chính
vì thế mà việc hạch toán nội bộ có hiệu quả, góp phần đắc lực vào công tác
quản lý của công ty.


+ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
được xác định phù hợp với đặc tính sản xuất của công ty.
+ Công ty đã áp dụng thành công một số phần hạch toán trên máy tính
với hệ thống sổ sách phù hợp đúng mẫu quy định của bộ tài chính quân đội,
đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty.
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN HOÀN THIỆN CỦA KẾ TOÁN:
Bước đầu áp dụng chế độ kế toán cải cách, nên xuất hiện sự sai sót,
nhầm lẫn trong các công ty đều không thể tránh khỏi. Công ty 49 song song
với những ưu điểm trên còn những tồn tại nhất định.
Thứ nhất: do đặc điểm phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm của chế độ kế toán cải cách được xây dựng trên cơ sở
mô hình công nghiệp chịu sự chi phối của đặc điểm sản xuất công nghiệp,
nên việc vận dụng vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây lắp vốn có đặc
thù riêng là khó khăn. Tuy nhiên, để phản ánh đúng bản chất của chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm xây lắp thì công ty 49 phải hạch toán theo xây
dựng cơ bản mà không được hạch toán giống phương thức sản xuất công
nghiệp như hiện nay. Đồng thời các tài khoản sử dụng phải được thay đổi lại
để phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
đưa vào TK 621, chi phí nhân công trực tiếp đưa vào TK 622, chi phí sử
dụng máy thi công đưa vào TK
Thứ hai: Về tổ chức quản lý chi phí còn chưa được chặt chẽ toàn diện
nên vì thế mà giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó.
Trong sản phẩm của công ty nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên việc tiết
kiệm nguyên vật liệu là một trong những phương hướng chính để hạ giá
thành sản phẩm. Việc khoán sản phẩm đi đối với việc khoán nguyên vật liệu,
giờ công và các chi phí phân bổ khác xuống phân xưởng, bên cạnh việc gắn
liền trách nhiệm vật chất của công nhân sản xuất là kẽ hở về chi phí nguyên
vật liệu do phân xưởng tự đảm nhiệm theo nhu cầu sản xuất. Phần nguyên
vật liệu do phân xưởng tự đảm nhiệm theo nhu cầu sản xuất. Phần nguyên
vật liệu nàylàm cho giá thành sản phẩm hoặc có phần cao hơn sơ với việc

lĩnh tại kho công ty (hay do công ty xuất thẳng) hoặc chất lượng sản phẩm
chưa đảm bảo.
Đối với những vật tư cần thay thê hoặc lắp đặt, công ty có thể tận
dụng những phụ tùng đã sử dụng nhưng chất lượng vẫn còn đảm bảo. Nhưng
trên thực tế trong các văn bản khoán cho các phân xưởng sản xuất phục vụ
các công trình DK đã mua mới toàn bộ, chính vì thế mà giá thành sản phẩm
tăng lên, làm giảm lãi của doanh nghiệp. Còn về quản lý chi phí sản xuất
chung, việc phân chia các mục chi phí như vậy là chưa hợp lý. Giá thành xây
lắp bao gồm khoản mục. Việc bọc tách di chuyển số liệu từ sổ chi tiết chi phí
sản xuất sang báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vào cuối
kỳ gặp nhiều khó khăn. Trong TK 6274 của công ty bao gồm: chi phí máy
thi công, khấu hao TSCĐ, khấu hao nhà làm việc, khấu hao nhà xưởng. Như
vậy, việc theo dõi chi phí máy trên thẻ tính giá thành sản phẩm không phân
việc được đâu là chi phí máy thi công, từ đó hạn chế việc tìm các giải pháp
tăng công suất sử dụng máy.
Do đặc điểm sản xuất của công ty mà chi phí sản xuất chung liên quan
đến nhiều đối tượng tập hợp trực tiếp cho sản phẩm nào thì kế toán thông
thường phân bổ theo một tiêu thức nhất định, cụ thể. Vì có sản phẩm mang
tính gia công thì cần nhiều giờ công sản xuất, có sản phẩm như xây lắp thì
nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn. Nên việc phân bổ theo một tiêu thức
nhất định gây ra sự chênh lệch lớn về chi phí này. Tuy nhiên việc phân bổ
không theo một tiêu thức nhất định nào cả cũng gây rất nhiều khó khăn cho
công ty.
phương hướng chung để hoàn thành công tác quản lý chung cũng như
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là tiếp tục
những ưu điểm hiện có, tìm những biện pháp khắc phục những tồn tại đảm
bảo hạch toán đúng chế độ kế toán nhà nước quy định và đáp ứng nhu cầu
quản trị trong doanh nghiệp.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ
TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY

LẮP TẠI CÔNG TY 49 - BTL CÔNG BINH:
1. Về phương pháp hạch toán chi phí:
* Hạch toán chi phí NVL trực tiếp, nhân công trực tiếp
Theo chế độ kế toán hiện hành, chi phí NVL trực tiếp hạch toán vào
TK 621, chi phí nhân công hạch toán TK 622.
Ví dụ: Khi xuất NVL trực tiếp phụ vụ công trình DKI - M kế toán ghi:
Nợ TK 621: 21.168.200
Có TK 152: 21.168.200
Hoặc:
Nợ TK 621:
Có TK 141: (theo định mức dự toán)
Hạch toán nhân công tương tự. Trong chi phí nhân công trực tiếp
không bao gồm các khoản trích như BHXH, BHYT, KPCĐ. Việc hạch toán
chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Nợ TK 622: 93. 651. 845
Có TK 334: 93.651.845
Khi trích bảo hiểm đưa vào TK 627
Nợ TK 627: 15.986.070
Có TK 338: 15.986.070
Kết chuyển theo định mức khoán:
Nợ TK 141: 109.637.915
Có TK 622: 93.651.845
Có TK 627: 15.986.070
Khi phân xưởng cơ khí nhận NVL của công ty để sản xuất sản phẩm
phục vụ cho việc xây lắp các công trình DK. Trong sản phẩm hoàn thành
bao gồm chi phí NVL và chi phí nhân công của phân xưởng cơ khí. Sản
phẩm hoàn thành này chuyển qua phân xưởng xây lắp không bao gồm chi
phí vận chuyển. Phân xưởng xây lắp và phân xưởng cơ khí cách xa nhau nên
chi phí vận chuyển không thể bỏ qua được mà công ty nên hạch toán theo sơ
đồ 3.1. như sau:

Hạch toán theo kiến nghị
Chi phí vận chuyển sản phẩm cơ khí
sang cho PX X. lắp
Giá trịu sản phẩm PX cơ khí chuyển
sang chi phí trực tiếp
TK 621
XL
TK 1541
CK
TK 152, 331, 111, 112

×