Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.86 KB, 38 trang )

3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC
TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Ở DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
3. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ
THỊ TRƯỜNG
4. Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường
thì yếu tố lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, do đó việc tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn. Khi thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng, có
cạnh tranh để tiêu thụ được sản phẩm, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để nâng
cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
đồng thời phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành. Việc hạ giá thành sẽ
tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, doanh nghiệp có thể hạ giá bán để
tiêu thụ nhanh sản phẩm, thu hồi vốn nhanh và thu được lợi nhuận lớn. Bởi vì, giá
thành bên cạnh chức năng là thước đo bù đắp chi phí còn là chức năng lập giá, có
nghĩa là căn cứ vào giá thành để xác định giá bán và thông qua giá bán sẽ đánh giá
được mức độ bù đắp chi phí và hiệu quả của chi phí. Mà việc hạ thấp giá thành
đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí, trong điều kiện đó doanh nghiệp có thể rút
bớt lượng vốn lưu động dùng trong sản xuất hoặc có thể mở rộng sản xuất tăng
thêm lượng sản phẩm tiêu thụ.
5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chủ yếu cung
cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý nên nó đóng vai trò quan trọng trong
công tác quản trị doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp là chủ thể độc lập,
tự hạch toán kinh doanh, được quyền chủ động lựa chọn phương án sản xuất
phù hợp, chịu trách nhiệm bồi hoàn chi phí, bảo toàn vốn kinh doanh và có lãi.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất
đầy đủ, hợp lý, tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm có


ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí. Thường xuyên kiểm tra tính hợp
pháp, hợp lệ của từng loại chi phí phát sinh sẽ góp phần quản lý tài sản, vật tư,
8. 1
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 17.
10. 1
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
tiền vốn, loa động có hiệu quả và có biện pháp phấn đấu hạ giá thành, nâng cao
chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và
phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời còn là tiền đề để xác định
chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
II. BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Khái niệm chi phí sản xuất
6. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động
sản xuất trong một thời kỳ.
7. Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố cơ bản:
 Tư liệu lao động: Như nhà xưởng, máy móc thiết bị và những TSCĐ khác.
 Đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu…
 Lao động cuả con người.
8. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình
mà doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng. Tương ứng với
việc sử dụng TSCĐ là chi phí về khấu hao TSCĐ. Tương ứng với việc sử dụng
nguyên vật liệu, nhiên liệu… là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên
liệu; tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí về tiền công, tiền trích bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
9. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi
chi phí nói trên đều được biểu hiện bằng tiền. Trong trong, đó chi phí về tiền

công là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống, còn hao phí về khấu
hao TSCĐ, chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu…là biểu hiện bằng tiền
của hao phí về lao động vật hoá.
10. Một doanh nghiệp sản xuất, ngoài những hoạt động có liên quan đến sản xuất
ra sản phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ, còn có những hoạt động kinh doanh và hoạt
động khác không có tính chất sản xuất, như: hoạt động bán hàng, hoạt động
quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp… song chỉ những chi phí để
tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
11. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá
trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý và
8. 2
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 27.
10. 2
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán, tập hợp theo từng
thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những
chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí
sản xuất trong kỳ.
12. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác
nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng khác nhau.
Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản
xuất, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức thích
hợp.
13. 2.1 Theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
14. Theo cách phân loại này, chi phí chia thành các yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố
chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân

biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và mục đích, tác dụng của chi phí như thế nào.
Toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ được chia làm các yếu tố như sau:
 Chi phí nguyên vật liệu.
15. Bao gồm toàn bộ các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…mà doanh nghiệp đã sử dụng cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ
 Chi phí nhân công.
16. Bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của
công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
 Chi phí khấu hao TSCĐ
17. Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của
doanh nghiệp trong kỳ
 Chi phí dịch vụ mua ngoài.
18. Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả cho các loại dịch vụ mua
mgoài như tiền điện, nước, tiền bưu phí… phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
 Chi phí bằng tiền khác.
8. 3
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 37.
10. 3
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
19. Bao gồm toàn bộ các chi phí khác dùng cho sản xuất, kinh doanh ngoài 4
yếu tố chi phí trên .
20. 2.2 Theo mục đích và công dụng của chi phí.
21. Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công
dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất. Theo cách phân loại này, căn cứ vào
mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia các khoản mục chi phí

khác nhau, mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích
và công dụng, không phân biệt chi phí đó có nội dung kinh tế như thế nào.Vì
vậy, cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí theo khoản mục. Toàn bộ
chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
22. Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử
dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này
những chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những
hoạt động ngoài sản xuất.
 Chi phí nhân công trực tiếp:
23. Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYTvà KPCĐ của công
nhân thực tiếp sản xuất, kkhông tính vào khoản mục này số tiền công và trích
BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên sản xuất chung, nhân viên quản lý và nhân
viên bán hàng.
 Chi phí sản xuất chung:
24. Chi phí sản xuất chung là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung
ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất. Ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp đã nêu ở
trên. Bao gồm 6 khoản mục:
 Chi phí nhân công phân xưởng: Phản ánh các chi phí liên quan và phải trả cho
nhân viên phân xưởng, như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo
hiểm…cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên kế toán, thống kê, thủ kho,
tiếp liệu, công nhân vận chuyển, sửa chữa ở phân xưởng.
 Chi phí vật liệu:Phản ánh chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật
liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ của phân xưởng, vật liệu văn phòng và
những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất.
8. 4
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 47.
10. 4
3. Chuyên đề thực tập

4.
5.
 Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ dùng cho nhu cầu
sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất, như: khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp,
dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, ván khuôn, giàn giáo trong XDCB…
 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở các phân xưởng,
tổ đội sản xuất, như: khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải
truyền dẫn, nhà xưởng, vườn cây lâu năm, súc vật sinh sản, súc vật làm việc.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên
ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất,
như: chi phí về điện, nước, khí nén, hơi, chi phí điện thoại, fax, chi phí sửa chữa
TSCĐ thuê ngoài…
Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên
phục vụ cho yêu cầu sản xuất chung của phân xưởng, tổ đội sản xuất.
25. 2.3 Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong
kỳ.
26. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm,
công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ, chi phí sản xuất được chia làm hai loại:
 Chi phí khả biến( biến phí )
 Chi phí cố định( định phí )
27. Phân loại chi phi sản xuất thành chi phí khả biến và chi phí cố định có tác dụng
lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra
những quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả
kinh doanh.
28. 2.4 Theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng
chịu chi phí :
29. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân ra làm hai loại:
 Chi phí trực tiếp
 Chi phí gián tiếp

30. Cách phân loại chi phí sản xuất này có ý nghĩa đối với việc xác định phương
pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng một cách đúng
đắn, hợp lý
8. 5
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 57.
10. 5
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
31. 2.5 Theo nội dung cấu thành chi phí:
32. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân ra làm hai loại:
 Chi phí đơn nhất
 Chi phí tổng hợp
33. Cách phân loại chi phí sản xuất theo nội dung cấu thành của chi phí giúp cho
việc nhận thứcvị trí của từng loại chi phí trong việc hình thành sản phẩm để tổ
chứckế toán tập hợp chi phí sản xuất thích hợp với từng loại.
34. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
35. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí
sản xuất cần phải tập hợp theo đó, nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí
và yêu cầu tính giá thành sản phẩm.
36. Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều địa điểm, nhiều
phân xưởng, tổ đội sản xuất khác nhau. ở từng địa điểm lại có thể sản xuất chế
biến nhiều sản phẩm, nhiều công việc, lao vụ khác nhau theo các quy trình công
nghệ sản xuất khác nhau. Do đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng phát
sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận, liên quan tới nhiều sản phẩm, công việc.
37. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần
thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối
tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt
động sản xuất, đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩmvà đáp ứng được yêu cầu

quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp, mới giúp cho tổ chức tốt nhất công
việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số
liệu, tổ chức tài khoản và sổ chi tiết đều phải theo đúng đối tượng kế toán tập
hợp chi phí sản xuất đã định.
38. Để xác định đúng đắn đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cần phải căn
cứ vào
39. _ Đặc điểm và công dụng của chi phí trong sản xuất.
40. _ Cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, yêu
cầu hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp
41. _ Quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm của sản phẩm.
8. 6
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 67.
10. 6
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
42. Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong
doanh nghiệp có thể là: Bộ phận, phân xưởng sản xuất, đội sản xuất hoặc từng
giai đoạn công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ hay từng sản phẩm, từng
loại sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình…
43. Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý, có tác
dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho
công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời và đúng đắn.
44. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hay hệ
thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản
xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương
pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí
theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng,
theo nhóm sản phẩm…Nội dung chủ yếu của các chi phí sản xuất có liên quan

đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi phương
pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên
gọi của các phương pháp nàylà biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân
loại chi phí.
III. GIÁ THÀNH VÀ CÁC LOẠI GIÁ THÀNH.
1. Khái niệm giá thành
45. Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản
phẩm(công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành.
2. Phân loại giá thành
2.1 Theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành.
46. Theo phương pháp phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại:
 Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất
kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch
của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất,
chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấucủa
doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
8. 7
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 77.
10. 7
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
 Giá thành định mức: Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính toán trên
cơ sở xác định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
47. Việc tính giá thành định mức được tính trước khi chế tạo sản phẩm. Giá thành
định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo để xác
định chính xác kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho
doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật đã thực hiện

nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh.
 Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số
liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản
phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được
sau khi kết thúc quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm.
48. Giá thành sản phẩm thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn
đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế – tổ
chức – kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định
kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2 Theo phạm vi phát sinh chi phí
49. Trên góc độ này, giá thành sản phẩm được chia làm 2 loại là giá thành sản xuất
và giá thành toàn bộ.
Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc
sản xuất, chế tạo sản phẩm, gắn với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm(bao
gồm 3 khoản mục:chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung).
Giá thành toàn bộ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
50.
51.
3. Đối tượng tính giá thành
52. Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do
doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trong
toàn bộ công việc tính giá thành của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải
8. 8
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất
6. 87.
10. 8

3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ,
tính chất sản xuất và cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá
thành thích hợp.
53. Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cần phải căn cứ vào:
 Đặc điểm tổ chức sản xuất.
 Đặc điểm quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm
 Đặc điểm tính chất của sản phẩm
 Yêu cầu, trình độ quản lý và hạch toán của doanh nghiệp
54. Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng tính giá thành có thể là: thành phẩm, nửa
thành phẩm, chi tiết, bộ phận sản xuất hoặc đơn đặt hàng hay hạng mục công
trình.
55. Kỳ tính giá thành
56. Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành .
57. Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hớp sẽ giúp
cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo
cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời,
trung thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá
thành sản phẩm của kế toán.
58. Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản
phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp. Trường hợp tổ
chức sản xuất nhiều(khối lượng lớn), chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì
kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng. Ngày
cuối tháng sau khi đã hoàn thành công việc ghi sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu
chính xác, bộ phận kế toán giá thành căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp
được trong tháng cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, vận dụng phương
pháp tính giá thành thích hợp để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị

thực tế cho từng đối tượng tính giá thành (từng loại sản phẩm, công việc, lao vụ
đã hoàn thành trong tháng). Như vậy, trong trường hợp này, kỳ tính giá thành
phù hợp kỳ báo cáo, có tác dụng cung cấp kịp thời giá thành sản xuất thực tế
8. 9
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 97.
10. 9
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
làm căn cứ tính toán ghi chép sổ thành phẩm nhập kho hoặc giao trực tiếp cho
khách hàng.
59. Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo từng đơn đặt hàng
của khách hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc loạt sản phẩm chỉ hoàn
thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất của sản phẩm, loạt sản phẩm đó thì kỳ tính
giá thành thích hợp là thời điểm kết thúc chu kỳ sản xuât sản phẩm hoặc loạt
sản phẩm đã hoàn thành. Hàng tháng vẫn tiến hành tập hợp chi phí sản xuất
theo từng đối tượng có liên quan, khi nhận được chứng từ xác minh sản phẩm
hoặc loạt sản phẩm đã hoàn thành(Phiếu nhập kho thành phẩm, biên bản bàn
giao công trình…), kế toán giá thành sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp
theo đối tượng có liên quan trong suốt các tháng từ khi bắt đầu sản xuất đến khi
kết thúc chu kỳ sản xuất để vận dụng phương pháp tính giá thích hợp, tính toán
tổng giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm hoặc loại sản phẩm, đơn đặt
hàng.
60. Một số sản phẩm nông nghiệp do tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất dài, kỳ
tính giá thành là hàng năm( hoặc hết chu kỳ thu hoạch sản phẩm). Trong trường
hợp này, khi có sản phẩm nhập kho(hoặc giao thẳng cho khách hàng) có thể tạm
tính theo giá kế hoạch, khi tính được giá thành thực tế sẽ điều chỉnh.
61. Các phương pháp tính giá thành
62. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi

phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị
theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đôí tượng tính giá thành
63. Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ
sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan
hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà
lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp với từng đối tượng tính giá thành.
64. Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất phải được tính theo
các khoản mục quy định, như sau:
65. _ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
66. _ Chi phí nhân công trực tiếp.
67. _ Chi phí sản xuất chung.
8. 10
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 107.
10. 10
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
68. Nhà nước quy định thống nhất cho các doanh nghiệp 3 khoản mục tính giá
thành, nhưng tuỳ theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp mà các khoản mục quy
định trên có thể được chi tiết hơn để phục vụ thiết thực cho các doanh nghiệp
trong việc phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, các khoản chi
phí chi tiết hơn tới giá thành sản phẩm.
69. Hiện nay, ở các doanh nghiệp sản xuất, một số phương pháp tính giá thành
thường được sử dụng, bao gồm:
5.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn( phương pháp trực tiếp).
70. Phương pháp này áp dụng thích hợp ở những doanh nghiệp mà đối tượng tính
giá thành tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí. Chẳng hạn, như: doanh
nghiệp có quy trình công nghệ khép kín, chỉ sản xuất một loại sản phẩm như
doanh nghiệp điện, nước…hoặc sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng đối tượng

tập hợp chi phí lại được xác định theo từng loại sản phẩm như các doanh nghiệp
in, may mặc…Chi phí sản xuất được tập hợp cho từng đối tượng tập hợp chi phí
sản xuất(cũng là đối tượng tính giá thành) theo một trong hai phương pháp trực
tiếp hoặc gián tiếp. Đối với loại chi phí chỉ liên quan đến 1 đối tượng thì tập
hợp trực tiếp vào sổ chi tiết của đối tượng đó, còn loại chi phí có phát sinh liên
quan đến nhiều đối tượng thì kế toán dựa vào một số tiêu thức phân bổ thích
hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đối tượng và ghi vào sổ chi tiết chi phí
tương ứng. Đến kỳ tính giá thành, kế toán dựa vào sổ tập hợp chi phí sản xuất
và kết quả kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn
thành theo công thức:
71.
72.

Z sp hoàn thành
73. Giá trị spdd đk
74. Cpsx thực tế PS trongkỳ
75. Các ps giảm cpsx
76. Giá trị spdd ck
77. =
8. 11
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 117.
10. 11
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
78. +
79. _
80.
81. _

82.
83.
84.
85.
86. Z đv sản phẩm
87.

Zsp hoàn thành
88. SLSP hoàn thành
89. =
90. Trên cơ sở tổng giá thành sản phẩm hoàn thành và sản lượng thực tế do bộ
phận thống kê trong doanh nghiệp cung cấp, kế toán xác định giá thành một đơn
vị sản phẩm
91.
92.
5.2 Phương pháp tổng cộng chi phí.
93. Phương pháp này được sử dụng khi một đối tượng tính giá thành tương ứng
với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, một loại sản phẩm trải qua nhiều giai
đoạn chế biến, mỗi giai đoạn là một phân xưởng hoặc tổ, đội như các doanh nghiệp
ngành dệt, giầy da, giấy…
94. Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở phân
bổ chi phí của từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất(phân xưởng) cho sản phẩm
hoàn thành.
95.
96.
5.3 Phương pháp loại trừ.
8. 12
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
2.


Zsp = CPPX1phân bổ cho spht + CPPX2phân bổ cho spht + …+ CPPXn phân bổ cho spht
6. 127.
10. 12
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
97.
98.

Z sp chính
99.

cpsx thực tế trong kỳ
100. Giá trị spdd đk
101. Giá trị spdd ck
102. Giá trị sp phụ
103. =
104. +
105. _
106. _
107. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công
nghệ sản xuất mà đặc điểm là đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chính còn
thu thêm được các sản phẩm phụ, như: các doanh nghiệp sản xuất đường, xay
xát gạo…Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình
công nghệ, còn đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm chính. Muốn tính được
giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
108.
109.
110.
111. Giá trị sản phẩm phụ có thể tính theo giá bán thực tế của nó trên thị trường

hoặc theo giá kế hoạch của doanh nghiệp
5.4 Phương pháp liên hợp.
112. Áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất mà tính chất quy
trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải
kết hợp nhiều cách khác nhau: có thể kết hợp tổng cộng chi phí với phương
pháp tỉ lệ, hệ số với loại trừ giá trị sản phẩm phụ…
5.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
8. 13
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 137.
10. 13
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
113. Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp có một
đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tương ứng với nhiều đối tượng tính giá
thành, như cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại
nguyên vật liệu mà kết quả thu được nhiều loại sản phẩm chính khác
nhau(doanh nghiệp ngành hoá chất, hoá dầu…). Trong các trường hợp này, đối
tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối
tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Cuối kỳ, từ sổ tập hợp chi phí sản
xuất và kết quả kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang, kế toán xác định được tổng
giá thành các loại sản phẩm.
114.
115.

Zsp hoàn thành
116. Giá trị spdd đk
117. Cpsx thực tế PS trong kỳ
118. Các ps giảm cpsx

119.Giá trị spdd ck
120. =
121. _
122. _
123. _
124.
125.
126.
127. Việc tính giá thực tế của từng đối tượng phải căn cứ vào hệ số chi phí của
từng loại sản phẩm. Hệ số chi phí phải có căn cứ khoa học mới đảm bảo tính
chính xác của giá thành từng loại sản phẩm. Căn cứ vào hệ số chi phí, kế toán
quy đổi tất cả các loại sản phẩm
128.
129. Sản lương quy đổi của từng sản phẩm
130. =
8. 14
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 147.
10. 14
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
131. Sản lượng thực tế từng loại sản phẩm
132. Hệ số chi phí của từng loại sản phẩm
133. x
134. ∑(
135. )
136. khác nhau về một loại sản phẩm chuẩn, sau đó tính giá thành đơn vị của sản
phẩm chuẩn và xác định giá thành thực tế của loại sản phẩm chính.
137.

138.
139. Giá thành đơn vị sp tiêu chuẩn
140. =
141. Tổng giá thành các loại sản phẩm
142. Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn
143.
144.
145.
146.
147.
148.
149.
150.
151.
152.
153.
154. Giá thành đơn vị thực tế của từng loại sp
155. Giá thành đơn vị sp tiêu chuẩn
156. Hệ số chi phí của từng loại sp
157. =
158. x
159.
8. 15
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 157.
10. 15
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
160.

161.
162.
5.6 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
163. Điều kiện vận dụng phương pháp này cũng tương tự như phương pháp hệ
số, chỉ khác là doanh nghiệp đã xây dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạch cho
từng đối tượng
164.
165. Tỉ lệ điều chỉnh Zsp(%)
166. Tổng giá thành thực tế
167. Tổng giá thành kế hoạch
168. =
169. Theo phương pháp này, căn cứ vào tổng giá thành thực tế của các loại
sản phẩm và tổng giá thành kế hoạch tính theo sản lượng thực tế để tính tỷ lệ
điều chỉnh giá thành.
170.
171.
172.
173. Giá thành sản xuất thực tế của loại sp i
174. Giá thành kế hoạch của loại sp i
175. Tỷ lệ điều chỉnh Zsp
176. =
177. x
178.
179.
180.
5.7 Phương pháp tính giá thành theo định mức
8. 16
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 167.
10. 16

3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
181. Phương pháp tính này áp dụng thích hợp với các đơn vị sản xuất có đầy đủ
các điều kiện sau:
 Quy trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn
định
 Các loại định mức kinh tế, kỹ thuật đã tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức
đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên.
182. Chênh lệch do thay đổi định mức
183. Giá thành thực tế của sản phẩm
184. Giá thành định mức của sản phẩm
185. Chênh lệch thoát ly định mức
186. =
187. ±
188. ±
 Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đã
tương đối vững vàng, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có nề nếp
chặt chẽ
189.
190.
191.
IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM
192. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí, còn
giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất
của một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về chất. Cả chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm đều bao gồm những hao phí về lao động sống(v) và hao phí về lao
động vật hoá (c) mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm.

8. 17
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 177.
10. 17
3. Chuyên đề thực tập
4.
5.
193. Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá
thành và chi phí sản xuất lại khác nhau về lượng. Được tính vào chỉ tiêu giá thành
chỉ có những chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc đã hoàn
thành không kể chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ kinh doanh nào. Do lượng chi
phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này thường không nhất trí với lượng chi phí
sản xuất kỳ này chuyển sang kỳ sau nên tổng giá thành kỳ này không bằng tổng chi
phí đã chi ra trong kỳ đó.
194. Trên góc độ biểu hiện bằng tiền, chi phí sản xuất cũng khác với giá thành
sản phẩm. Đặc biệt trong các ngành công nghiệp, giá thành sản phẩm không bao
gồm các chi phí đã chi ra trong kỳ còn chờ phân bổ dần cho kỳ sau, nhưng phải
công thêm các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh trong kỳ được tính trước vào
giá thành và chi phí đã chi ra kỳ trước chưa phân bổ, kết chuyển sang.
195. Như vậy việc, phân biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cần
thiết vì nó giúp cho việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành được thuận
lợi, chính xác
V. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KKTXVÀ
KKĐK
1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
.1 Khái niệm và cách thức tập hợp phân bổ
196. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối
với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập
hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản

phẩm, lao vụ…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp xuất dùng
có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể hạch toán riêng
được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho
các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ
theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm…
công thức phân bổ như sau:
197. Chi phí vật liệu phân bổ cho từng đối tượng
8. 18
9. Trần Thị Khánh Linh - Kế toán 39C
6. 187.
10. 18

×