Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Một số nhận xét đánh giá và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị vật tư thông tin Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.82 KB, 10 trang )

Một số nhận xét đánh giá và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Xuất nhập khẩu thiết bị
vật tư thông tin Hà Nội.
3.1. Ưu điểm.
Qua việc xem xét tình hình thực tế về công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng ở Công ty có thể rút ra một số nhận xét sau:
Là một doanh nghiệp có quy mô khá lớn, có bề dầy hoạt động, với bộ máy
kế toán của Công ty là những cán bộ có trình độ và kinh nghiệm nên nhìn chung
công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng cũng như các
phần hành kế toán khác được tổ chức thực hiện một cách khoa học và tương đối
hoàn thiện. Trong đó nổi bật lên những ưu điểm sau:
- Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công ty đã cung cấp
được các thông tin cần thiết một cách chính xác, kịp thời, rõ ràng, phục vụ cho yêu
cầu quản lý của Công ty. Kế toán Công ty cũng phản ánh, quản lý sát sao tình hình
tiêu thụ hàng hoá và thanh toán với khách hàng bằng việc mở sổ theo dõi công nợ
cho từng đơn vị khách hàng. Do đó đã đảm bảo theo dõi được tình hình bán hàng
và thanh toán tiền hàng giữa khách hàng và Công ty được đầy đủ rõ ràng.
- Quá trình hạch toán ban đầu của nghiệp vụ bán hàng ở Công ty được tổ
chức tốt, sổ sách rõ ràng, phản ánh kịp thời những nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Việc luân chuyển chứng từ qua các bộ phận kế toán có liên quan để ghi sổ diễn ra
nhịp nhàng, đúng thời hạn kể cả việc lập báo cáo tài chính. Việc bố trí phân công
mỗi người phụ trách một mảng kế toán tạo điều kiện cho mỗi người có khả năng đi
sâu và nâng cao nghiệp vụ của mình. Mặt khác tạo ra bộ máy kế toán gọn nhẹ, có
thể đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế một cách nhanh chóng.
- Việc ghi nhận doanh thu bán hàng ở Công ty được kế toán thực hiện theo
đúng nguyên tắc và phản ánh đầy đủ doanh thu, chi phí, xác định và nộp đủ thuế...
tạo điều kiện tính toán chính xác kết quả bán hàng.
Nói một cách tổng quát, công việc hạch toán kế toán của Công ty cũng như
công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng được thực hiện một cách
đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo quá trình hạch toán kế toán của Công ty.
3.2.Nhược điểm.


Bên cạnh những ưu điểm trên công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
bán hàng của Công ty còn một số tồn tại cần xem xét đó là:
- Về quá trình hạch toán giá vốn hàng bán.
Công ty tập hợp chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ vào tài khoản 1562
“Chi phí mua hàng” là đúng nhưng để đến cuối kỳ mới kết chuyển hết vào tài
khoản 632 “Giá vốn hàng bán” cho hàng bán ra trong kỳ mà không phân bổ cho
từng mặt hàng là không hợp lý vì như vậy sẽ làm cho chỉ tiêu lãi gộp của tất cả các
mặt hàng cũng như của từng loại hàng hoá trên bảng phân tích lãi lỗ phản ánh
không đúng nội dung. Cụ thể vẫn chưa bao gồm chi phí mua hàng.
- Về việc không sử dụng tài khoản 157 “Hàng gửi bán” cho trường hợp chuyển
hàng đi bán không qua kho.
Khi hàng về sân bay, bến cảng Công ty chuyển hàng đi bán ngay cho khách
hàng kế toán không ghi định khoản theo dõi ngay là chưa phù hợp bởi số hàng đó
vẫn thuộc sở hữu của Công ty, Công ty vẫn phải chịu trách nhiệm quản lý số hàng
đó và tài khoản phản ánh chúng phải là tài khoản 157 “Hàng gửi bán”.
- Về sổ chi tiết vật tư hàng hoá và sổ chi tiết bán hàng theo dõi và phản ánh luôn
doanh thu của lượng hàng xuất bán. Làm như vậy không sai nhưng việc ghi sổ kế
toán lại có sự trùng lắp không cần thiết, cùng một nghiệp vụ bán hàng thu tiền mà
kế toán phải ghi vào 2 sổ chi tiết là sổ chi tiết bán hàng và sổ chi tiết vật tư hàng
hoá.
- Về nội dung chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hiện nay Công ty mới chỉ xác
định chung cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty chứ chưa được phân bổ
cho từng hoạt động, do đó chưa tạo điều kiện để xác định kết quả của từng hoạt
động cũng như chưa thể xác định thực lãi thực lỗ của từng mặt hàng. Để đưa ra
biện pháp đúng đắn, kịp thời nhằm làm cho kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao
nhất, Công ty nên phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng
hoạt động kinh doanh của Công ty.
3.3.Giải pháp hoàn thiện.
3.3.1. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện.

* Yêu cầu thống nhất.
Yêu cầu thống nhất ở đây đòi hỏi trong công tác kế toán phải thống nhất trên
nhiều mặt như: Thống nhất về phương pháp đánh giá vật tư, hàng hoá, thống nhất
về việc sử dụng tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2; thống nhất về nội dung, tên gọi
các chỉ tiêu kinh tế.
Bản thân doanh nghiệp khi sử dụng chứng từ kế toán, tài khoản cấp 1, cấp 2,
các sổ chi tiết, các chỉ tiêu báo cáo cũng phải có sự thống nhất.
*Yêu cầu phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng
chế độ kế toán tài chính hiện hành.
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau, do
đó yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại
hiệu quả, các doanh nghiệp phải biết vận dụng chế độ kế toán một cách sáng tạo,
linh hoạt, phù hợp với đặc điểm riêng của mình. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tôn
trọng chế độ kế toán tài chính.
*Yêu cầu chính xác kịp thời.
Yêu cầu này đòi hỏi công tác kế toán của doanh nghiệp phải đảm bảo đáp
ứng được thông tin cho mọi đối tượng một cách chính xác, kịp thời, giúp các đối
tượng có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, lựa chọn được các phương án tối ưu.
*Yêu cầu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả.
Mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá
chi phí, cho nên người ta không thể thực hiện một phương án nào mà không tính
đến tính khả thi và hiệu quả do nó mang lại. Việc hoàn thiện công tác kế toán bán
hàng và xác định kết quả bán hàng cũng cần phải quán triệt nguyên tắc này.
3.3.2.Nội dung cơ bản của việc hoàn thiện.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và công
tác bán hàng nói riêng, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
*Về ghi sổ kế toán bán hàng.
Việc ghi sổ kế toán bán hàng ở Công ty có sự trùng lắp giữa Sổ chi tiết vật
tư hàng hoá và Sổ chi tiết bán hàng. Cụ thể cả hai sổ đều theo dõi doanh thu của
nghiệp vụ bán hàng.

Ngoài ra, sổ chi tiết bán hàng của Công ty lại không ghi riêng cho từng loại
hàng hoá mà ghi chung cho tất cả các mặt hàng, do đó khi nhìn vào sổ chi tiết bán
hàng ta không xác định được ngay doanh thu của từng mặt hàng.
Ở đây, Công ty nên dùng Sổ chi tiết vật tư hàng hoá và Báo cáo tồn kho
hàng hoá để theo dõi và phản ánh từng loại hàng hoá nhập xuất tồn theo giá vốn
trong kỳ. Còn Sổ chi tiết bán hàng nên ghi và theo dõi riêng cho từng mặt hàng.
Cuối kỳ tổng hợp vào Sổ tổng hợp doanh thu ta sẽ được doanh thu của tất cả các
loại hàng hoá.
Mẫu sổ chi tiết doanh thu như sau:

SỔ CHI TIẾT DOANH THU
Tên sản phẩm,hàng hoá:
Quý:
Ngà
y ghi
sổ
Chứng từ
Diễn
giải
TK
ĐƯ
Doanh thu Các khoản giảm trừ
S N S
L
Đ
G
T
T
Thuế 531,532
*Về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

- Về tài khoản sử dụng:
Đối với nghiệp vụ bán hàng vận chuyển thẳng, ngoài việc sử dụng các tài
khoản như TK 156, TK632 và các tài khoản liên quan khác Công ty nên sử dụng
tài khoản 157 “Hàng gửi bán” cụ thể:
Khi hàng về sân bay, bến cảng, được gửi đi cho khách hàng, trên cơ sở phiếu
báo nhận hàng, Hoá đơn mua hàng kế toán ghi
Nợ TK 157
Có TK 331
Có TK 111,112
Đến khi khách hàng nhận được hàng, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán,
căn cứ vào Hoá đơn bán hàng kế toán ghi định khoản
Nợ TK 131 Căn cứ vào tổng số tiền thanh toán
Có TK 511 Căn cứ vào giá bán ở cột thành tiền

×