HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THÀNH PHẨM TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG
NGHIỆP HÀ NỘI
I. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm:
Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là một doanh nghiệp có bề dày truyền
thống hơn 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành dệt may Việt Nam.
Qua chặng đường dài vừa xây dựng, vừa phát triển , Công ty Dệt vải Công nghiệp
Hà Nội đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng cả về cơ sở vật chất kỹ thuật,
quy mô năng lực cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để có được thành quả
như hôm nay Công ty đã trải qua một thời kỳ dài đánh dấu chặng đường đầy khó
khăn gian khổ trong quá trình xây dựng, trưởng thành, phát triển và tự khẳng định
mình trong ngày dệt may Việt Nam và trong nền kinh tế Quốc Dân.
Cùng với sự lớn mạnh của Công ty công tác quản lý nói chung cũng như công
tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện đáp ứng kịp thời
các yêu cầu về quản lý và hạch toán. Công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý rất
gọn nhẹ với những cán bộ có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách
nhiệm cao. Bên cạnh đó bộ máy kế toán khoa học hợp lý với những nhân viên có
trình độ đại học, nhiệt tình, trung thực, sáng tạo trong nghề, lại được phân công,
phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với năng lực và kinh
nghiệm làm việc góp phần đắc lực vào công tác kế toán và quản lý kinh tế của
Công ty. Do có sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong công tác kế toán nên đã tạo
ra sự chuyên môn hoá, vì vậy các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đơn giản như phản
ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày đến việc lập báo cáo quyết toán
đều được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng tài chính kế
toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công ty, ở các Xí nghiệp thành viên
chỉ bố trí các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thu thập số liệu
gửi về phòng kế toán tài chính. Do đó công tác tài chính kế toán của Công ty đã
phản ánh và cung cấp thông tin chính xác kịp thời về tình hình biến động doanh
thu, chi phí của từng hoạt động kinh doanh, của từng Xí nghiệp thành viên, giúp
cho lãnh đạo Công ty có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong lĩnh vực hoạt
động kinh doanh.
Là doanh nghiệp có quy mô vừa, chủng loại sản phẩm đa dạng, các nghiệp vụ
phát sinh nhiều đòi hỏi yêu cầu và trình độ quản lý của nhân viên kế toán cao nên
Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ. Hình thức này phù hợp
với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, nó kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp
vụ theo nội dung kinh tế, hơn nữa nó kết hợp chặt chẽ giữa việc hạch toán tổng hợp
và hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và cùng một quá trình ghi chép. Bên
cạnh đó, Công ty sử dụng hệ thống TK theo quyết định 1141 ngày 1/11/1995, phân
chia các TK cấp 2,3 để quản lý và theo dõi chi tiết, tổng hợp từng hoạt động kinh
doanh cho từng Xí nghiệp nói riêng và Công ty nói chung. Hệ thống chứng từ của
Công ty được lập rất đầy đủ, thông tin phù hợp với chế độ kế toán đã ban hành và
các thông tin này phục vụ thiết thực cho công tác kiểm tra và ghi số kế toán.
Trong một chừng mực nhất định, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
là công cụ sắc bén để đánh giá thực trạng tài chính, tình hình hoạt động sản xuất và
kết quả kinh doanh của Công ty. Việc tổ chức hạch toán thành phẩm và tiêu thụ
thành phẩm đã đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, nhiệm vụ và phương pháp tính
toán các chỉ tiêu kinh tế liên quan. Kế toán đã phản ánh trung thực số liệu, ghi
chép sổ rõ ràng các nghiệp vụ có liên quan đến thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và
xác định kết quả tiêu thụ, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Công ty đặt ra.
Để hạch toán trung thực tình hình nhập, xuất, tình hình tiêu thụ thành phẩm
kế toán đã sử dụng đầy đủ các chứng từ liên quan đến nhập, xuất thành phẩm , bán
hàng, thanh toán với khách hàng. Những hoá đơn chứng từ này đều phù hợp với
biểu mẫu do bộ tài chính quy định. Đồng thời để phản ánh quá trình tiêu thụ thành
phẩm kế toán đã mở sổ và ghi chép trên các sổ phù hợp và phản ánh đầy đủ các
nghiệp vụ phát sinh. Công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm đã góp
phần bảo đảm, quản lý chặt chẽ tài sản của Công ty trong lĩnh vực lưu thông và
đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
2. Những tồn tại.
* Về cách tính giá thành phẩm:
Về nguyên tắc, thành phẩm phải được theo dõi phản ánh một cách thường
xuyên sự biến động cả về số lượng và giá trị. Tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà
Nội, thành phẩm nhập kho được tính theo giá thành công xưởng thực tế, thành
phẩm xuất kho được đánh giá theo giá đơn vị bình quân gia quyền. Song giá thành
công xưởng thực tế và giá đơn vị bình quân chỉ được xác định vào cuối tháng trong
khi đó các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn diễn ra hằng ngày đòi hỏi kế toán phải ghi
chép theo dõi thường xuyên. Vì vậy sau mỗi nghiệp vụ nhập, xuất thành phẩm chỉ
theo dõi được về mặt lượng còn không phản ánh được trị giá thành phẩm nhập kho,
xuất kho và tồn kho.
* Về hạch toán chi tiết thành phẩm:
Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội sử dụng phương pháp ghi thẻ song song
để hạch toán chi tiết thành phẩm. Vì vậy nó có sự trùng lặp giữa kho và phòng kế
toán theo chỉ tiêu số lượng làm tăng khối lượng ghi chép của kế toán.
* Về việc xác định doanh thu bán hàng:
Do đơn vị sử dụng giá bán động nên trong thực tế có những trường hợp Công
ty thay đổi giá bán vào thời điểm cuối tháng, ghi theo giá tạm tính nhưng khách
hàng chưa chấp nhận và không phản hồi ngay trong tháng nên Công ty đã hạch
toán vào doanh thu và kê khai thuế GTGT đầu ra trong tháng. Việc giải quyết phần
chênh lệch giá là rất khó khăn không thể huỷ hoá đơn bán hàng vì đã kê khai thuế,
đồng thời cũng không hạch toán vào khoản giảm giá được vì không phải do chất
lượng. Thường Công ty hạch toán vào hàng bán bị trả lại. Do vậy TK 531- hàng
bán bị trả lại sử dụng ở Công ty không phản ánh đúng thực chất nội dung của nó.
* Về việc hạch toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm:
Để hạch toán tổng hợp thành phẩm cuối tháng kế toán lập bảng tổng hợp nhập
- xuất - tồn kho thành phẩm (bảng kê số 8). Phần xuất thành phẩm, ngoài việc xuất
để bán, kế toán hạch toán một số trường hợp xuất khác (xuất giới thiệu sản phẩm,
xuất phục vụ cho hội nghị tiếp khách).
-Khi xuất kho thành phẩm đi giới thiệu sản phẩm kế toán ghi
Nợ TK 641
Có TK 155
-Và khi xuất thành phẩm trực tiếp từ phân xưởng phục vụ hội nghị tiếp khách kế
toán ghi:
Nợ TK 6428
Có TK 154
Theo cách hạch toán này chứng tỏ công ty không xác định đây là trường hợp
xuất có doanh thu và không tính thuế GTGT. Việc hạch toán như vậy là không
chính xác.
* Về việc sử dụng tài khoản kế toán:
Do ở Công ty không sử dụng TK 157 nên trong thực tế khi Công ty xuất hàng
vận chuyển đến địa điểm yêu cầu của khách hàng thì Công ty đã xác định ngay là
tiêu thụ và ghi nhận giá vốn theo định khoản:
Nợ TK 632
Có TK 155
Theo em hạch toán như vậy là không thoả đáng vì trong những trường hợp
giao hàng tại địa điểm rất xa hàng không thể giao được ngay cho khách hàng trong
những trường hợp như vậy Công ty nên hạch toán vào TK 157. Hơn nữa Công ty
chỉ mở chi tiết TK 5112 cho từng loại thành phẩm và TK131 cho từng loại khách
hàng còn TK 155 và TK 632 không được chi tiết cho từng loại thành phẩm vải
mành, vải bạt, sản phẩm may. Vì vậy rất khó cho việc đối chiếu chi tiết và tổng
hợp.
* Về việc trích lập dự phòng:
Tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội có một khoản "Phải thu khách hàng"
rất lớn. Trong tháng 11 số nợ phải thu khách hàng của Công ty là 23.353.089.257
đồng trong đó có đến 4.759.903.297 đồng khách hàng nợ quá hạn. Theo chế độ quy
định, để dự báo những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra trong tương lai các doanh
nghiệp được phép lập dự phòng. Trong thực tế Công ty không trích lập dự phòng,
do vậy khi xảy ra trường hợp khách hàng bị phá sản không có khả năng thanh toán
thì Công ty không có khoản dự phòng để bù đắp những rủi ro.
* Về phương pháp hạch toán .
Công ty Dệt vải Công nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để
hạch toán hàng tồn kho nhưng khi áp dụng Công ty vẫn chưa cập nhật được số liệu
trong ngày. Một số TK chỉ được ghi vào cuối kỳ như TK 155, TK 632...sau khi đã
tính ra được đơn giá bình quân gia quyền.
∗ Về việc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp :
Chi phí quản lý của doanh nghiệp thường phát sinh nhiều do đó trong kỳ hạch
toán, kế toán kết chuyển một phần chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 1422- chi
phí chờ kết chuyển, phần còn lại được phân bổ cho lượng hàng tiêu thụ trong kỳ.
Việc phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 1422 tuỳ thuộc vào kinh
nghiệm của kế toán, còn việc phân bổ chi phí cho hàng tiêu thụ trong kỳ không
theo một tiêu thức đồng nhất. Vì vậy nó sẽ không phản ánh đúng kết quả kinh
doanh trong kỳ.
* Về công tác tăng cường tiêu thụ sản phẩm
Mặc dù Công ty có sử dụng TK 811, 532 nhưng thực tế Công ty ít có biện
pháp khuyến khích việc mua hàng với số lượng lớn và mua hàng thanh toán tiền
hàng trước thời hạn quy định. Vì vậy không tạo nên động cơ khuyến khích khách
hàng, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN.
Những năm qua cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế
chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để tồn tại và đi lên bằng
chính thực lực của mình. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng
động, sản xuất kinh doanh phải có lãi, tự mình tìm các nguồn vốn để sản xuất đồng
thời phải tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh ngay cả khi hoạt động thuận lợi,
phát đạt cũng như khi có nguy cơ thua lỗ, phá sản. Muốn đạt được điều đó thì đỏi
hỏi công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và công tác kế toán thành
phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ phải ngày được củng cố,
hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế tài chính, góp phần vào
công việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, ở Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà
Nội tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán bên cạnh những ưu điểm
còn có những hạn chế nhất định. Yêu cầu của công tác kế toán nói chung và kế
toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng phải
phản ánh chính xác, phù hợp các thông tin kinh tế tài chính, cung cấp số liệu cho
lãnh đạo Công ty, Nhà nước và các bên liên quan những thông tin hữu ích. Trước
kia trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung công ty được Nhà nước giao chỉ tiêu kế
hoạch, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra đều được
Nhà nước đảm nhận, Công ty chỉ lo tổ chức sản xuất để hoàn thành tốt nhất các chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường, Công ty
có quyền chủ động trong kinh doanh theo phương thức thanh toán độc lập, lấy thu
bù chi, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về mọi mặt hoạt động của mình.
Công ty phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt, nhà quản lý sẽ không có được
thông tin chính xác để giúp họ ra quyết định đúng đắn, Nhà nước sẽ không nắm bắt
được tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, các doanh
nghiệp khác có mối quan hệ với Công ty sẽ không biết được khả năng sản xuất và
tiêu thụ các mặt hàng để đưa ra quyết định cho vay, đầu tư... nếu như không có một
hệ thống kế toán hoàn thiện phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin kinh
tế của doanh nghiệp. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ
thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những yêu cầu cần thiết, nhất
là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY DỆT VẢI CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.
Có thể nói, công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết
quả tiêu thụ tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội đã đạt được những kết quả
tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác kế toán vẫn còn một số điểm
hạn chế. Công ty cần có biện pháp hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán
nói chung, kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả nói riêng.
Trên cơ sở thực trạng của công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định
kết quả và trước yêu cầu của việc hoàn thiện công tác này ở Công ty Dệt vải Công
nghiệp Hà Nội em mạnh dạn xin đề xuất một số biện pháp nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng công tác kế toán tại Công ty.
1. Về cách tính giá thành phẩm.
Tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, thành phẩm nhập kho được đánh
giá theo giá thành công xưởng thực tế, thành phẩm xuất kho được đánh giá theo giá
đơn vị bình quân song giá thành công xưởng thực tế và giá đơn vị bình quân chỉ
được xác định vào cuối tháng. Để đáp ứng được yêu cầu theo dõi sự biến động một
cách thường xuyên của nghiệp vụ nhập - xuất - tồn thành phẩm kế toán có thể sử
dụng một loại giá thống nhất ổn định để ghi chép - đó là giá hạch toán.
Công ty nên tổ chức đánh giá thành phẩm theo hai loại giá là giá hạch toán và
giá thực tế trong đó chọn giá đầu kỳ làm giá hạch toán. Cuối tháng căn cứ vào
bảng tính giá thực tế do bộ phận giá thành chuyển sang kế toán tính ra hệ số giá.
Hệ số giá =
Trị giá thực tế TP tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế TP nhập trong kỳ
Trị giá hạch toán TP tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán Tp nhập trong kỳ
Từ đó tính ra:
Trị giá thực tế thành phẩm hệ số
Trị giá hạch toán TP
xuất trong kỳ giá xuất trong kỳ
Như vậy trong hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ áp dụng tại Công ty, việc
ghi chép nhập - xuất thành phẩm được thực hiện trên bảng kê số 8 theo số lượng,
giá hạch toán và giá thực tế(biểu số 24)
Biểu số 24: BẢNG KÊ SỐ 8
x
=