PHẦN III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỐNG GÓP NHẰM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
KHÁCH SẠNTẠI KHÁCH SẠN TÂY HỒ.
3.1. Nhận xét, đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn tại khách sạn Tây Hồ.
Trong công tác kế toán doanh nghiệp thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành là khâu vô cùng quan trọng. Thông qua số liệu bộ phận kế toán tập
hợp và tính giá thành sản phảm cung cấp, các nhà quản lý có thể biết được chi phí
và giá thành thực tế của từng hoạt động, từng dịch vụ cũng như toàn bộ kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó phân tích được chính xác tình
hình sử dụng vốn, vật tư, lao động,..là có hiệu quả cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng
phí, phân tích tình hình thực hiện hạ giá thành nhằm đề ra những biện pháp hữu
hiệu, kịp thời khắc phục những tồn tại.
Như vậy, việc tập hợp đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà quản lý đưa ra quyết định kinh doanh và điều hành sản xuất kinh doanh
có hiệu quả cao nhất, tạo chỗ đứng cho doanh nghiệp trong một môi trường cạnh
tranh gay gắt như hiện nay, đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
khách sạn như khách sạn Tây Hồ khi du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn và
không ngừng phát triển.
Có thể nói, mục đích quan trọng nhất trong kinh doanh dịch vụ khách sạn là
tạo hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Muốn thu được lợi nhuận cao thì doanh
nghiệp không còn cách nào khác là quản lý tốt việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm và tăng doanh thu.
3.1.2. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn tại khách sạn Tây Hồ.
Khách sạn Tây Hồ kể từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhiều thăng trầm
cũng như thử thách, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì thử thách đặt ra đối với
khách sạn càng nhiều và càng khó khăn. Nhưng cùng với thời gian, khách sạn đã
và đang khẳng định mình, cố gắng vượt qua mọi thách thức, ngày càng phát triển
lớn mạnh cả về qui mô kinh doanh và trình độ quản lý, tạo cho mình một chỗ đứng
vững chắc trên thị trường du lịch Việt Nam.
Để đạt được những thành tích đó là nhờ vào nỗ lực của lãnh đạo và cán bộ
toàn khách sạn. Khách sạn đã tổ chức tốt từ khâu kinh doanh đến khâu quản lý tài
chính, đặc biệt là công tác kế toán. Nhận thức đúng đắn vai trò của công tác kế
toán, khách sạn đã có những biện pháp phát huy triệt để vai trò, tác dụng của công
tác kế toán, đồng thời bản thân phòng tài chính kế toán cũng có những biện pháp
hoàn thiện và đóng góp tích cực cho sự phát triển của khách sạn.Cùng với việc
tăng cường công tác quản lý nói chung, khách sạn luôn chú ý hoàn thành công tác
kế toán để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, coi đó là con
đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Qua quá trình thực tập, nghiên cứu thực tế về kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn tại khách sạn Tây Hồ, cùng
với các kiến thức đã được tiếp thu tại nhà trường, em nhận thấy công tác hạch toán
kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí , tính giá thành của hoạt động kinh
doanh dịch vụ khách sạn đã có những ưu điểm sau:
- Thứ nhất : Do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn có đặc điểm của hoạt
động kinh doanh là quy trình công nghệ khép kín, liên tục nên đối tượng kế toán
tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là một. Đó chính là toàn bộ quy trình
công nghệ của HĐKD dịch vụ khách sạn. Điều này cho biết chi phí bỏ ra được tiết
kiệm hay lãng phí ở khâu nào trong quá trình kinh doanh, từ đó có biện pháp
khuyến khích hay xử lý kịp thời. Nó rất phù hợp với đặc điểm cũng như yêu cầu
quản lý của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn. Bên cạnh đó, đối tượng kế
toán giá thành là toàn bộ quá trình kinh doanh dịch vụ khách sạn trong quý cũng
làm cho công tác tính giá thành giản đơn và tiết kiệm thời gian.
- Thứ hai : Việc tập hợp chi phí được kế toán chi tiết theo từng loại hoạt động sản
xuất kinh doanh theo đúng chế độ và các khoản mục chi phí. Hệ thống sổ sách kế
toán được mở tương đối đầy đủ và phù hợp với việc ghi chép thường xuyên, đúng
quy trình hạch toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối chiếu.
- Thứ ba : Trong khi tập hợp chi phí, kế toán trưởng thường xuyên theo dõi và
xem xét các khoản chi phí phát sinh để đảm bảo tính chính xác trong giá thành.
- Thứ tư : khách sạn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với
tình hình thực tế của khách sạn, đảm bảo hạch toán chi phí được chính xác, đáp
ứng yêu cầu theo dõi thường xuyên tình hình biến động vật tư, tiền vốn.
- Thứ năm : Với cách mở tài khoản chi tiết khách sạn có thể tính riêng giá thành
cho từng hoạt động kinh doanh cũng như giá thành của toàn bộ khách sạn.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng xác định được
tổng giá thành thực tế của hoạt động kinh doanh khách sạn. Đặc biệt, việc áp dụng
phương pháp tính giá thành giản đơn còn rất phù hợp với hoạt động kinh doanh
dịch vụ khách sạn do hoạt động này không có sản phẩm làm dở.
- Thứ sáu : Về hình thức kế toán mà khách sạn áp dụng: Khách sạn Tây Hồ có rất
nhiều hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ từ đó trong một ngày có rất nhiều nghiệp vụ
kinh tế phát sinh với nhiều hoá đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan. Việc khách
sạn áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ đã giúp khách sạn giảm nhẹ công tác kế
toán rất nhiều: các chứng từ phát sinh trong ngày chỉ cần vào các bảng kê chứng
từ, đến cuối quý mới phải tiến hành lập chứng từ ghi sổ và vào các sổ sách kế toán
nên giảm số lượng sổ và giảm cả số lượng nghiệp vụ phải ghi trong sổ.
- Thứ bảy: Khách sạn thực hiện việc kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên đã tạo điều kiện nắm bắt được các biến động của vật tư và tiền
vốn trong hoạt động kinh doanh của khách sạn.
- Thứ tám: Về tổ chức bộ máy kế toán: Khách sạn Tây Hồ có mô hình kinh doanh
vừa, có khá nhiều bộ phận tham gia vào hoạt động kinh doanh cả trực tiếp và gián
tiếp nhưng tất cả đều được tập trung vào duy nhất một địa điểm nên việc khách sạn
áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là rất hợp lý. Bộ máy kế toán
của khách sạn có sự bố trí sắp xếp công việc phù hợp với yêu cầu và trình độ
chuyên môn của từng người nên về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu hạch
toán, xử lý cung cấp thông tin kế toán tương đối đầy đủ và chính xác.
Giữa bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành với các bộ phận khác có
sự phối hợp chặt chẽ với nhau một cách đồng bộ giúp cho công tác kế toán tập hợp
chi phí , tính giá thành được thuận tiện hơn và việc lập báo cáo tài chính cuối quý
được tiến hành đều đặn và đúng kỳ.
- Thứ chín: Hệ thống sổ sách được mở tương đối đầy đủ, bảng biểu hết sức liên
hoàn, mẫu mã đơn giản nhưng vẫn phản ánh được đầy đủ và phù hợp với việc ghi
chép thường xuyên, đúng qui trình hạch toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc
đối chiếu nhanh, gọn và chính xác.Và đặc biệt phù hợp với đặc điểm riêng có của
nghành kinh doanh du lịch.
3.1.3. Một số tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn tại khách sạn Tây Hồ.
- Về việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp: Nhìn chung việc phân loại các
khoản mục chi phí tại khách sạn là khá đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, chi phí NVL
trực tiếp của hoạt động kinh doanh lưu trú không tập hợp vào TK 621 “ Chi phí
NVL trực tiếp” mà toàn bộ chi phí này được tập hợp vào khoản mục : Chi phí sản
xuất chung”. Điều này làm cho việc tập hợp chi phí theo khoản mục thiếu chính
xác, gây khó khăn cho việc quản lý chi phí và tính giá thành thực tế của hoạt động
kinh doanh lưu trú tại khách sạn.
- Về công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí
nhân công trực tiếp là khoản tiền phải trả cho công nhân viên trực tiếp sản xuất hay
thực hiện các lao vụ dịch vụ bao gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ
cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương của công nhân sản xuất.
Như vậy, chi phí nhân công trực tiếp theo quy định chỉ bao gồm các khoản phải trả
cho công nhân viên trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ. Nhưng tại khách sạn
Tây Hồ thì chi phí nhân công trực tiếp lại bao gồm cả bộ phận phục vụ như tổ bảo
vệ, tor bàn, tổ sảnh,…Việc hạch toán như vậy sẽ làm cho việc phân tích các khoản
mục chi phí không được chính xác.
- Về công tác hạch toán chi phí sản xuất chung: Các chi phí SXC có liên quan
đến nhiều hoạt động kinh doanh, khách sạn tập hợp chi phí cho từng bộ phận kinh
doanh theo phương pháp phân bổ, tiêu thức phân bổ không nhất quán giữa các kỳ
nên việc giá thành của từng bộ phận kinh doanh chưa chính xác.
Khách sạn chưa đưa ra một hệ thống các tiêu chuẩn phân bổ chi phí , gây khó
khăn cho công tác kế toán quản trỉtong việc xem xét hiệu quả từng hoạt động kinh
doanh trong khách sạn.
- Đối với công tác tính giá thành: Hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn thì
đối tượng tính giá thành là toàn bộ quy trình công nghệ hoạt động đó là phương
pháp tính giá thành giản đơn và hợp lý.
Tuy nhiên, khách sạn mới chỉ dừng lại ở việc tính tổng giá thành của từng hoạt
động kinh doanh. Việc tính giá thành đơn vị của từng loại phòng trong hoạt động
kinh doanh lưu trú là chưa được thực hiện trong khi mỗi loại phòng lại có phát sinh
các chi phí khác nhau. Cũng như giá thành đơn vị của mỗi mõn ăn. Điều này gây
khó khăn cho công tác quản lý chi phí và việc nghiên cứu hạ giá thành đơn vị từng