Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo biểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội huyện tân sơn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 133 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN MINH LUÂN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN TÂN SƠN
TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Luân

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý
đào tạo, Bộ mơn Marketing, Khoa Kế tốn & Quản trị Kinh doanh - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Trần Hữu Cường người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian chỉ bảo
và hết lịng tận tụy, dìu dắt tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn Tập thể lãnh đạo, anh chị em trong cơ quan Bảo
hiểm xã hội huyện Tân Sơn, các Cơ quan đơn vị, Doanh nghiệp trên địa bàn đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Nguyễn Minh Luân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................... III
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... V
Danh mục các bảng .........................................................................................................VI
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................ VII
Trích yếu luận văn........................................................................................................ VIII
Thesis abstract .................................................................................................................. X
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.2.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Những đóng góp của luận văn ............................................................................ 4

1.5.

Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............ 5
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 5


2.1.1.

Khái niệm và vai trò quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc............................... 5

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................ 12

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng ....................................................................................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của một số nước
trên thế giới ....................................................................................................... 25

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam ..................... 28

2.3.

Bài học rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu bảo hiểm xã
hội ..................................................................................................................... 30


iii


Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên huyện Tân Sơn ................................................................... 32

3.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn ........................................................ 34

3.1.3.

Khái quát chung về cơ quan BHXH huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................. 37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41

3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................... 41

3.2.2.


Phương pháp xử lý, phân tích thông tin ............................................................ 43

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 44

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 46
4.1.

Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã
hội huyện Tân Sơn ............................................................................................ 46

4.1.1.

Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn........................ 46

4.1.2.

Tổ chức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn.................. 48

4.1.3.

Giám sát, kiểm tra và đánh giá tổ chức thực hiện thu BHXH bắt buộc của
BHXH huyện Tân Sơn ...................................................................................... 70

4.1.4.

Đánh giá chung về quản lý thu BHXH giai đoạn vừa qua................................ 75


4.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa
bàn huyện Tân Sơn ........................................................................................... 78

4.2.

Một số giải pháp tăng cường quản lý thu bhxh bắt buộc của BHXH
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ ............................................................................ 88

4.2.1.

Quan điểm và định hướng................................................................................. 88

4.2.2.

Giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc của Bảo hiểm xã hội
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ ............................................................................ 91

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 100
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 100

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................... 104

5.2.1.


Đối với Nhà nước ........................................................................................... 104

5.1.2.

Đối với cơ quan BHXH tỉnh Phú thọ.............................................................. 104

Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 107

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BQ


Bình quân

CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức

CC

Cơ cấu

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

HCSN

Hành chính, sự nghiệp


HĐLĐ

Hợp đồng lao động

HTX

Hợp tác xã

KCB

Khám chữa bệnh

KH

Kế hoạch

KHTC

Kế hoạch tài chính

NLĐ

Người lao động

PL

Pháp luật

SDLĐ


Sử dụng lao động

SL

Số lượng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

YK

Ý kiến

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mức đóng góp bhxh của thái lan .................................................................. 26
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế-xa hôi huyện tân sơn - tỉnh phú thọ ........................ 34
Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 43
Bảng 4.1. Tình hình lập kế hoạch thu bhxh băt bc của bhxh huyện tân sơn ......... 47

Bảng 4.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ bhxh huyện tân sơn và các đơn vị tham gia
đóng bhxh bắt buộc về lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc .................. 48
Bảng 4.3. Số lao động tham gia theo khối loại hình năm 2016 ................................... 49
Bảng 4.4. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia bhxh trên doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh ............................................................................................................ 51
Bảng 4.5. Tình hình thực hiện chính sách bhxh của doanh nghiệp .............................. 53
Bảng 4.6. Tổng hợp mức tiền lương đóng bhxh bắt buộc từ năm 2014 -2016............ 54
Bảng 4.7. Những khó khăn chủ yếu khi tham gia bhxh của doanh nghiệp .................. 57
Bảng 4.8. Kết quả thu bhxh so với kế hoạch, từ năm 2014-2016 ................................ 61
Bảng 4.9. Kết quả thu bhxh bắt buộc tư cac doanh nghiêp ngoai quôc doanh
huyện tân sơn năm 2014 – 2016................................................................... 62
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ bhxh về công tác quan ly thu bhxh bắt buộc ............... 66
Bảng 4.11. Mức độ hài lịng của người lao động đối với cơng tác quản lý thu bhxh .... 68
Bảng 4.12. Tình hình nợ đọng bhxh huyên tân sơn năm 2014 – 2016 ........................... 69
Bảng 4.13. So sánh doanh nghiệp trên địa bàn huyên tân sơn với doanh nghiệp
của toàn tỉnh ................................................................................................. 72
Bảng 4.14. Số lượng cbccvc làm công tác bhxh huyện tân sơn từ năm 2014 – 2016
phân theo giới tính và độ tuổi....................................................................... 79
Bảng 4.15. Số lượng cbccvc công tác tại bhxh huyện tân sơn từ năm 2014-2016
phân theo phòng ban, bộ phận...................................................................... 81
Bảng 4.16. Trình độ cbccvc của bhxh huyện tân sơn từ năm 2014-2016 ....................... 83

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ chế hoạt động của BHXH ......................................................................... 7
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mơ hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH .......................... 12
Sơ đồ 2.3. Quy trình quản lý thu BHXH ....................................................................... 13
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Tân Sơn ................................................. 46

Sơ đồ 4.1. Quy trình thực hiện các hoạt động thu BHXH của cơ quan BHXH
huyện Tân Sơn ............................................................................................. 59

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Minh Luân
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc của
Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ”.
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Trần Hữu Cường
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Cơng tác quản lý thu BHXH có thể coi là một khâu trọng yếu trong việc thực hiện
các chế độ, chính sách BHXH. Qua các năm thực hiện, đã hình thành quỹ BHXH độc
lập với ngân sách nhà nước. Đây là bước chuyển đổi căn bản về sự nghiệp BHXH từ cơ
chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, sang cơ chế quỹ BHXH chủ yếu dựa
trên nguồn thu do người lao động, người sử dụng lao động đóng góp … để chi trả các
chế độ BHXH.
Quản lý thu BHXH là một hoạt động do nhà nước tổ chức thực hiện và quản lý,
khơng vì mục đích sinh lợi. Vì vậy, yếu tố quản lý luôn được xem là vấn đề quan trọng
khi thực hiện thu bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, đến nay số lao động tham gia BHXH mới chiếm một tỷ lệ nhỏ so với
lực lượng lao động trong xã hội, số lao động chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở
khu vực ngoài quốc doanh, chủ yếu là do đơn vị sử dụng lao động, người lao động
không thực hiện theo đúng pháp luật về thu BHXH, còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng,

đóng khơng đủ số lao động thực tế, tiền công, tiền lương tham gia BHXH thấp hơn
nhiều so với tiền lương thực tế để thu lợi nhuận nhiều hơn hoặc nợ đọng BHXH thời
gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng
tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh …
Do vậy để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được
những yêu cầu trong công tác quản lý thu BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý thu BHXH. Đây là vấn đề rất bức thiết, cần được quan tâm giải quyết đối với
huyện Tân Sơn. Xuất phát từ những lý do đó, tơi lựa chọn đề tài “Giải pháp tăng cường
quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội huyện Tân Sơn tỉnh
Phú Thọ” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn phân tích Giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc của

viii


BHXH huyện Tân Sơn tỉnh Phú thọ. Việc phân tích dựa trên số liệu thu thập được từ
tình hình thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn từ năm 2014 đến năm 2016;
các số liệu thu thập được từ 110 cá nhân là Cán bộ làm công tác BHXH, là chủ doanh
nghiệp và người lao động trên địa bàn huyện Tân Sơn.
Nội dung của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác
thu BHXH bắt buộc, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu và quản lý thu BHXH bắt
buộc, Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thu
BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn; Với các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng trọng luận văn gồm: Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp
xử lý, phân tích số liệu.
Kết quả chính và kết luận:
Nghiên cứu đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản trong quản lý thu
BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn tỉnh Phú thọ. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng quản lý thu BHXH bắt buộc tại Đơn vị qua 3 năm gần đây, luận văn đã phân tích

và làm rõ những kết quả đạt được, một số tồn tại cũng như những nguyên nhân của tồn
tại cũng đã được chỉ ra. Đây là cơ sở rất quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp và
kiến nghị phù hợp, khả thi.
Với những định hướng hoạt động của BHXH huyện Tân Sơn trong những năm
tới, luận văn đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý thu
BHXH bắt buộc như sau: Thường xuyên bám sát cơ sở và tăng cường phối hợp với các
cơ quan chức năng để hướng dẫn, vận động, đôn đốc, kiểm tra tình hình tham gia và
thực hiện thu BHXH của các đơn vị trên địa bàn. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền các
chế độ chính sách pháp luật về BHXH và vận động để đơn vị và người lao động tham
gia BHXH đầy đủ, kịp thời. Tích cực trong công tác giải quyết các chế độ cho người lao
động, quản lý chặt chẽ và giải quyết ngay khi có phát sinh. Ứng dụng cơng nghệ thơng
tin trong trong công tác quản lý thu nhằm đơn giản thủ tục hành chính, giảm thiểu số
giờ giải quyết cơng việc, quản lý người tham gia BHXH thông qua thẻ BHXH để nhanh
chóng giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Minh Luan
Name of thesis: “Solutions to strengthen the management of collecting compulsory
social insurance under Tan Son District Social Insurance, Phu Tho Province”.
Maijor: Business Administration

Code: 60 34 01 02

Advisor: Assoc. Prof., Dr. Tran Huu Cuong
Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes
The management collecting social insurance can be considered as a key step in the

implementation of social insurance mechanisms and policies. Over the years of
implementation, social insurance funds have been set up independently out of the state
budget. This is a radical transformation of the social insurance sector from the subsidy
mechanism, mainly based on the state budget, to the social insurance fund, mainly based
on revenues contributed by employees and employers...to pay for social insurance.
Management of social insurance collection is an activity organized and managed
by the state, not for profit purpose. Therefore, the management factor is always
considered as an important issue when implementing the collection of social insurance.
However, up to now, the number of employees participating in social insurance
accounts for a small proportion compared to the labor force in society, the number of
employees not participating in social insurance is mainly the non-state sector, mainly
due to the fact that the employers and employees do not comply with the law on social
insurance, and try to find ways to evade or participate with the insufficient number of
employees; in addition, wages and salaries to participate in social insurance is much
lower than the real wages to get more profit or bear long social insurance debt, even
some employers take advantage of social insurance fund, abuse social insurance
contributions of employees to make capital for production and business.
Therefore, it is necessary to ensure the principle of proper collection, full
collection and timely collection, to meet the requirements in the management of social
insurance collection to improve the efficiency of management of social insurance
collection. This is a very urgent issue, need to be solved for Tan Son district. Starting
from these reasons, I chose the topic of "Solutions to strengthen the management of
collecting compulsory social insurance under Tan Son District Social Insurance in
Phu Tho Province" as a thesis topic for research.

x


Research Methodology
My thesis analyzes the Solutions to strengthen the management of collecting

compulsory social insurance under Tan Son District Social Insurance in Phu Tho
Province. The analysis is based on data collected from the collection of compulsory
social insurance of Tan Son District Social Insurance from the year 2014 to 2016. The
data were collected from 110 individuals working as officials in social insurance,
business owners and laborers in Tan Son district.
The topic content majorly focuses on studying and evaluating the actual situation
of collecting compulsory social insurance, factors affecting the collection and
management of compulsory social insurance, from which draw some measures to
strengthen the management of collecting compulsory social insurance under Tan Son
District Social Insurance. With research methods used in the thesis include: method of
primary and secondary data collection, method of data processing and analysis.
Main result and conclusion:
The research has analyzed and clarified the basic contents in the management of
collecting compulsory social insurance under Tan Son district social insurance, Phu
Tho province. On the basis of assessing the actual management of compulsory social
insurance collection at the District over the past 3 years, the thesis has analyzed and
clarified the achievements, some shortcomings as well as causes of existence which are
also indicated. This is a very important basis for the thesis to propose appropriate and
feasible Solutionss and recommendations.
With the orientation of activities of Tan Son District Social Insurance in the
coming years, the thesis has proposed some main Solutionss to strengthen the
management of compulsory social insurance are as follows: Regularly follow the basis
and strengthen coordinate with functional agencies to guide, mobilize, speed up and
inspect the situation of participation and collection of social insurance of the district.
Promote the dissemination of policies and laws on social insurance and mobilize
for units and workers to participate in social insurance fully and timely. Actively work
in resolving regimes for employees, manage them closely and settle them as soon as
urgencies arise. Application of information technology in the management of collection
to simplify administrative procedures, reduce the number of hours of work settlement,
management of participants through social insurance cards to quickly solve the regime,

the policies for employees.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta
đối với người lao động. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập nước, chế độ
chính sách Bảo hiểm xã hội đã được ban hành, từng bước được thực hiện đối với
công nhân viên chức khu vực Nhà nước và dần mở rộng ra khu vực ngồi quốc
doanh. Trong q trình thực hiện, chế độ chính sách về BHXH khơng ngừng
được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm, có thể
nói các chính sách BHXH ln mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội.
Công tác quản lý thu BHXH có thể coi là một khâu trọng yếu trong việc
thực hiện các chế độ, chính sách BHXH. Qua các năm thực hiện, số lao động
tham gia, số thu BHXH tăng hằng năm và hình thành quỹ BHXH độc lập với
ngân sách nhà nước. Đây là bước chuyển đổi căn bản về sự nghiệp BHXH từ cơ
chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, sang cơ chế quỹ BHXH chủ
yếu dựa trên nguồn thu do người lao động, người sử dụng lao động đóng góp…
để chi trả các chế độ BHXH.
Quản lý thu BHXH là một hoạt động do nhà nước tổ chức thực hiện và
quản lý, khơng vì mục đích sinh lợi. Vì vậy, yếu tố quản lý luôn được xem là vấn
đề quan trọng khi thực hiện thu bảo hiểm xã hội. Nó khơng chỉ quy định tới sự
hình thành, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội như thế nào mà còn đảm bảo quyền lợi
thụ hưởng cho người lao động khi tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội.
Thực tế cho thấy, quản lý thu bảo hiểm xã hội của bảo hiểm xã hội Việt
Nam nói chung và bảo hiểm xã hội các tỉnh, địa phương nói riêng, mặc dù chính
sách bảo hiểm xã hội đã được nhiều sửa đổi, bổ sung, hoạt động quản lý thu bảo

hiểm xã hội đã có nhiều cải cách, cải tiến rõ rệt, song hiệu quả của hệ thống quản
lý thu chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của BHXH huyện
Tân Sơn. Với vai trò là một bộ phận của BHXH Việt Nam, BHXH huyện Tân
Sơn đang từng bước cố gắng làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình để góp phần
vào sự nghiệp chung của ngành BHXH Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề tồn tại hiện nay là vẫn còn nhiều tổ chức, các doanh

1


nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về BHXH. Tình trạng vi phạm
xảy ra như trốn đóng, chiếm dụng tiền BHXH kéo dài; đóng khơng đủ số lao
động thực tế làm việc tại doanh nghiệp, không đúng đối tượng, chia nhỏ mức
lương NLĐ để tiền lương giảm xuống thấp hơn nhiều so với lương thực tế làm
căn cứ đóng BHXH. Trong khi đó việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan có
chức năng quản lý nhà nước về BHXH, áp dụng pháp luật về BHXH ở một số
ngành, các cấp có nơi chưa thực sự được chú trọng. Việc xử lý những sai phạm
trong lĩnh vực BHXH cịn nhiều bất cập như mức xử phạt hành chính cịn nhẹ,
khơng đủ sức răn đe. Cơng tác thanh, kiểm tra của các ngành chức năng chưa kịp
thời và thiếu đồng bộ. Việc truy cứu trách nhiệm đối với NSDLĐ vi phạm pháp
luật BHXH còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình
trạng vi phạm thường xuyên và chậm khắc phục hậu quả, tính nghiêm minh của
pháp luật BHXH không được đảm bảo và quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng.
Đến nay số lao động tham gia BHXH mới chiếm một tỷ lệ nhỏ so với lực
lượng lao động trong xã hội, số lao động chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu
ở khu vực ngoài nhà nước, chủ yếu là do đơn vị sử dụng lao động, người lao
động không thực hiện theo đúng pháp luật về thu BHXH, cịn cố tình tìm mọi
cách trốn đóng, đóng khơng đủ số lao động thực tế, tiền công, tiền lương tham
gia BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế để thu lợi nhuận nhiều hơn
hoặc nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động

lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn
sản xuất kinh doanh … Do đó, đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thực hiện chế
độ, chính sách BHXH cho người lao động nói chung và việc thực hiện cơng tác
quản lý thu BHXH nói riêng.
Huyện Tân Sơn là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, tiềm năng và điều
kiện chưa thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống giao thông
không thuận tiện cả đường bộ và đường sông . Do vậy việc phát triển kinh tế của
huyện chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của nhân dân. Hiện nay trên địa
bàn huyện Tân Sơn việc thực hiện các quy định pháp luật BHXH như thế nào?
tình trạng khơng đăng ký tham gia, khơng thực hiện đóng BHXH đầy đủ cho
NLĐ, trốn đóng, trốn nộp BHXH, nợ đọng BHXH trong các doanh nghiệp diễn
ra như thế nào? Những điều này đã ảnh hưởng đến việc tham gia và thụ hưởng
BHXH của người lao động, họ phải đối mặt với những rủi ro về kinh tế, và

2


những bức xúc về các vấn đề chính trị xã hội. Vẫn cịn nhiều đơn vị tìm cách né
tránh, chưa thực hiện tốt chế độ tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao
động, làm thất thu quỹ BHXH, ảnh hưởng không tốt đến công tác an sinh xã hội
trên địa bàn. Làm thế nào để giải quyết triệt để vấn đề này, đem lại quyền lợi hợp
pháp chính đáng cho người lao động, tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh
giữa các doanh nghiệp.
Do vậy để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được
những yêu cầu trong công tác quản lý thu BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý thu BHXH. Đây là vấn đề rất bức thiết, cần được quan tâm giải quyết
đối với huyện Tân Sơn. Xuất phát từ những lý do đó, tơi lựa chọn đề tài “Giải
pháp tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội
huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn để nghiên cứu.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động
thu bảo hiểm xã hội bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn, đưa ra giải pháp tăng
cường quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về giải pháp tăng
cường quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH cấp huyện;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH
huyện Tân Sơn;
- Đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc của
BHXH huyện Tân Sơn.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn
huyện Tân Sơn như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc trên địa bàn huyện Tân Sơn?
- Những giải pháp nào tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
trên địa bàn huyện Tân Sơn đến năm 2020 và chiến lược đến năm 2025?

3


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập chung chủ yếu vào các nội dung về
Giải pháp tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội
huyện Tân Sơn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác thu BHXH bắt

buộc, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu và quản lý thu BHXH bắt buộc của
BHXH huyện Tân Sơn. Từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn.
1.3.2.2. Về không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Tân Sơn.
1.3.2.3. Về thời gian
Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập trong 3 năm, từ 2014-2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu khá tồn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cường quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện Tân Sơn, có
ý nghĩa thiết thực cho công tác thu BHXH trên địa bàn huyện Tân Sơn và đối với
các địa phương có điều kiện tương tự.
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Nội dung Luận văn bao gồm 5 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Phần 3: Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và vai trò quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.1.1. Khái niệm
a. Bảo hiểm xã hội
Trên thế giới hiện nay hầu hết các quốc gia đều coi Bảo hiểm xã hội

(BHXH) là bộ phận chính cấu thành hệ thống an sinh xã hội (ASXH), là chính
sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên rất khó có một khái niệm
chung về BHXH được các quốc gia thống nhất sử dụng bởi quan niệm về vấn đề
này phụ thuộc vào nhận thức của người dân, của Nhà nước, của tập quán và khả
năng quản lý của mỗi loại rủi ro…ở từng nước.
Theo cách tiếp cận từ thu nhập thì BHXH là sự đảm bảo cho người lao
động khi họ gặp khó khăn, bị giảm hoặc mất thu nhập, khi bị giảm hoặc mất khả
năng lao động thơng qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự
đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “Bảo hiểm là một chế độ pháp định
bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, của
người sử dụng lao động và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ giúp
vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất
thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản,
thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc chết” (Từ điển
Bách khoa, trang 18).
Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11
năm 2014:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập
của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Luật số: 58/2014/QH13).
Trên phương diện quốc tế, khái niệm chung của ILO về ASXH cũng được
sử dụng trong lĩnh vực BHXH. Theo đó BHXH có thể được hiểu khái quát là "Sự

5


bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng qua các biện pháp cộng
đồng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu

nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi
già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình
đơng con" (Công ước 102, 1952).
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động
và người sử dụng lao động phải tham gia.
Mặc dù cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung cả hai khái niệm trên
đều thể hiện rõ bản chất và đặc trưng cần có của BHXH. Cụ thể đã nêu rõ được:
- Bảo hiểm xã hội là những quy định của Nhà nước nhằm đảm bảo quyền
lợi cho người lao động.
- Người lao động được trợ giúp vật chất trong trường hợp ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hết tuổi lao động, chết.
- Người lao động phải có trách nhiệm đóng góp để bảo đảm quyền lợi cho
chính họ.
Như vậy, có thể hiểu rằng bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù
đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH do Nhà nước đứng ra tổ chức
thực hiện, thơng qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự đóng góp
của các bên tham gia và có sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước; nhằm góp phần bảo
đảm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ; qua đó góp phần thực
hiện tốt công tác an sinh xã hội, phát triển đất nước...
Từ khái niệm trên ta có thể thấy đối tượng của BHXH chính là người lao
động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng nước khác nhau mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ
phận những người lao động nào đó.
Cũng từ khái niệm trên ta thấy quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập,
tập trung, hạch toán độc lập với ngân sách nhà nước, được nhà nước hỗ trợ và bù
thiếu. Quỹ này được dùng để chi trả các trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH.
* Bản chất và phân loại BHXH:
Bản chất của BHXH được thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau:


6


Một là, cơ chế hoạt động của BHXH theo cơ chế ba bên: Cơ quan Bảo
hiểm Xã hội - Người sử dụng lao động - Người lao động, cộng thêm cơ chế quản
lý của Nhà nước. BHXH bắt buộc do Nhà nước đứng ra thực hiện do vậy thực sự
chưa có thị trường BHXH ở Việt Nam. Xét thực chất thị trường BHXH ở Việt
Nam thể hiện độc quyền, đó là: Cung BHXH do Nhà nước độc quyền cung, cầu
thì bắt buộc cầu và mức hưởng BHXH còn thấp nên dẫn đến chất lượng dịch vụ
còn kém.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội

Chủ sử dụng lao động

Người lao động

Sơ đồ 2.1. Cơ chế hoạt động của BHXH
Nguồn: BHXH Việt Nam

Hai là, BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội,
nhất là trong xã hội mà các hoạt động sản xuất hàng hóa diễn ra theo cơ chế thị
trường, các mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nhất
định nào đó. Kinh tế ngày càng phát triển thì BHXH ngày càng đa dạng và hồn
thiện. Vì thế, có thể nói rằng kinh tế chính là nền tảng của BHXH hay BHXH
khơng vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.
Ba là, phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải
các biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập
trung được tích tụ lại. Nguồn quỹ này do các bên tham gia BHXH đóng là chủ
yếu, ngồi ra còn nhận được sự hỗ trợ một phần từ Nhà nước.

Bốn là, những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
trong BHXH có thể là các rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con
người như: Ốm đau, tai nạn lao động… hoặc cũng có thể là những trường hợp
xảy ra khơng hoàn toàn ngẫu nhiên như: Tuổi già, thai sản… Đồng thời những
biến cố đó có thể xảy ra cả trong q trình và ngồi q trình lao động.

7


Năm là, mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu
của người lao động trong trường hợp họ bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc
làm. Những mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế cụ thể hóa như sau:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để họ đảm
bảo các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
+ Chăm sóc sức khỏe và chống lại các loại bệnh tật.
+ Xây dựng điều kiện sống để đáp ứng các nhu cầu của dân cư, các nhu
cầu đặc biệt của người già, của người tàn tật và trẻ em.
Với những mục tiêu trên, BHXH đã trở thành một trong những quyền con
người và được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thừa nhận và ghi vảo tuyên ngôn
nhân quyền ngày 10/12/1948: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã
hội đều có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các
quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển
của con người”.
Tại nước ta, BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm an
sinh xã hội.
- Phân loại BHXH: Căn cứ vào Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện
hành, có thể phân bảo hiểm xã hội thành hai loại:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ
chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ

chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp
với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã
hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
b. Khái niệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định của Pháp luật về BHXH, khi tham gia BHXH bắt buộc, các
bên tham gia đều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHXH bắt buộc. Đây là điều
kiện đầu tiên để các đối tượng được hưởng chế độ BHXH bắt buộc, đảm bảo
nguyên tắc “Có đóng, có hưởng”. Tổ chức BHXH có trách nhiệm tổ chức thu và
quản lý tiền đóng BHXH bắt buộc của người tham gia theo quy định của pháp
luật (quản lý thu BHXH bắt buộc). Nhà nước sử dụng quyền lực của mình thơng
qua các thể chế chính trị bao gồm hệ thống pháp luật và các cơ quan quyền lực

8


Nhà nước để tổ chức thực hiện công tác Quản lý thu BHXH bắt buộc.
Cũng như các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội khác, tổ chức BHXH
muốn tồn tại và phát triển phải có một tài chính riêng để chi dùng cho cơng tác
thực hiện chính sách, chế độ. Do đó, quản lý thu BHXH là nhân tố có tính chất
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của BHXH ở bất kỳ một quốc gia nào trên
thế giới.
Quản lý thu BHXH bắt buộc luôn gắn với quyền lực của Nhà nước bằng
hệ thống pháp luật. Do vậy, có thể hiểu khái niệm thu BHXH bắt buộc như sau:
“Thu BHXH bắt buộc là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt
buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định. Trên cơ
sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho việc chi
trả các chế độ BHXH và hoạt động của tổ chức sự nghiệp BHXH ” (Giáo trình
Quản trị Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động - Xã hội, 2008).
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hiệu quả thu BHXH nói chung và
thu BHXH đối với hình thức bắt buộc nói riêng thường đạt được kết quả không

cao. Trong nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay, lợi ích của các bên
tham gia BHXH là khác nhau. Đơn vị sử dụng lao động thì ln muốn tối đa
hố lợi nhuận, tối thiểu hố chi phí. Trong khi đó, người lao động thì lại muốn
đóng góp ít nhất mà lại được hưởng nhiều nhất. Quỹ BHXH là có hạn, để đảm
bảo cho mọi hoạt động được bền vững, cơ quan BHXH phải luôn tiến hành cân
đối quỹ sao cho hợp lý nhất. Chính những mâu thuẫn về lợi ích trên và có thể
đảm bảo lợi ích hợp pháp cũng như trách nhiệm của các bên tham gia cần phải
có người trọng tài là Nhà nước. Với chức năng cai trị, Nhà nước sẽ sử dụng
quyền lực của mình xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
cơng tác thu và quản lý thu BHXH.
* Trước khi đi đến khái niệm quản lý thu BHXH cần phải hiểu thế nào là
quản lý? Có nhiều cách hiểu về quản lý. Nhưng xét về mặt bản chất, quản lý
chính là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, kiểm tra các chủ thể
quản lý, các quá trình xã hội và hoạt động của con người để chúng phát triển phù
hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý chí của nhà
nước quản lý với chi phí thấp nhất.
Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều
chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thể hiện bằng hệ thống các biện

9


pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối
tượng, thu đủ số lượng và khơng để thất thu tiền đóng BHXH, đảm bảo thời gian
theo quy định.
2.1.1.2. Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
a. Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thứ nhất, thực hiện chính sách BHXH nhằm ổn định cuộc sống người lao
động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động - bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp... sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm

có việc làm...
Thứ hai, thực hiện tốt chính sách BHXH, nhất là chế độ hưu trí, góp phần
ổn định cuộc sống của người lao động khi hết tuổi lao động hoặc khơng cịn khả
năng lao động.
Thứ ba, thực hiện chính sách BHXH góp phần ổn định và nâng cao chất
lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong
các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ tư, BHXH là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc
phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân
cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.
Quỹ BHXH bắt buộc hiện nay được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một
công quỹ độc lập với Ngân sách nhà nước (NSNN), nhằm đảm bảo về tài chính
để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động (NLĐ). Vì thế cơng tác Quản lý
thu BHXH bắt buộc ngày càng trở thành một khâu quan trọng và quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện các chính sách BHXH.
- Vai trị của cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc trong việc tạo lập quỹ:
Để các chính sách BHXH được diễn ra một cách thuận lợi thì cơng tác
quản lý thu BHXH bắt buộc có vai trò như là một điều kiện cần và đủ trong q
trình tạo lập cũng như thực hiện chính sách BHXH: Bởi đây chính là đầu vào, là
nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập nên quỹ BHXH bắt buộc.
Đồng thời đây cũng là một khâu bắt buộc đối với đối tượng tham gia BHXH thực
hiện nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy, cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc là
một trong những cơng việc địi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên,
liên tục và kéo dài trong nhiều năm đồng thời có sự biến động về mức đóng và số
lượng người tham gia BHXH bắt buộc.

10


- Công tác quản lý thu trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các bên

trong BHXH
Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được
tập trung về một mối, vừa đóng vai trị như một công cụ thanh, kiểm tra số lượng
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc biến động ở từng khối lao động, cơ quan,
đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm vi quốc gia. Bởi vì cơng tác quản lý thu
BHXH bắt buộc cũng đòi hỏi phải được tổ chức một cách tập trung, thống nhất
và có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài
chính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả thực hiện đóng BHXH bắt
buộc của từng đơn vị cũng như của mỗi NLĐ.
- Công tác quản lý thu trong việc đảm bảo công bằng trong BHXH
Hoạt động của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở thời điểm hiện tại
ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác chi và q trình thực hiện các chính sách về
BHXH. Do BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ sở
nguyên tắc có đóng - có hưởng, BHXH đã đặt ra yêu cầu quy định cụ thể đối với
công tác thu nộp BHXH bắt buộc. Nếu khơng thu được BHXH bắt buộc thì quỹ
BHXH bắt buộc khơng thể có nguồn để chi trả cho các chế độ BHXH cho người
lao động. Do đó, hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến
cơng tác chi và q trình thực hiện chính sách BHXH.
b. Tính tất yếu khách quan của Bảo hiểm xã hội
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi nền kinh tế hàng hoá phát triển,
việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến. Ban đầu, người sử dụng lao động chỉ
cam kết trả công lao động, về sau đã phải cam kết cả về trách nhiệm tham gia
BHXH cho người lao động, nhằm đảm bảo thu nhập nhất định, nhu cầu cần thiết
khi không may gặp phải rủi ro, mất khả năng lao động. Sự xuất hiện của các loại
hình quỹ tương hỗ, đặc biệt là sự ra đời của các loại hình BHXH đã tạo niềm tin
cho người tham gia BHXH. Cùng với sự phát triển của đất nước hướng tới mục
tiêu "Vì dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh" thì chính
sách BHXH được củng cố hoàn thiện, phát triển theo định hướng XHCN. Quỹ
BHXH được bảo tồn tăng trưởng và sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho
người lao động tham gia BHXH ở các thành phần kinh tế một cách ổn định, có

hiệu quả. Tham gia BHXH tức là trong quá trình lao động cả người lao động và
người sử dụng lao động trích ra một phần thu nhập của mình để cùng Nhà nước
thành lập nên một quỹ tài chính BHXH. Cùng với sự tiến bộ của xã hội và tiến

11


bộ của loài người, BHXH đã được coi như là nhu cầu khách quan của con người
và được xem như là một trong những quyền cơ bản của con người.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.1.2.1. Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
a. Phân cấp quản lý thu
Công tác quản lý thu BHXH là cách thức tổ chức công tác thu BHXH do cơ
quan quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH quy định, nhằm hướng dẫn điều chỉnh
các bộ phận trong hệ thống BHXH hoạt động theo một phương thức thống nhất.
Trong công tác quản lý thu BHXH, phân cấp quản lý thu BHXH sẽ đảm bảo
cho công tác thu được đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về thông tin chỉ đạo, xử lý
kịp thời các vướng mắc và chun mơn hố từng khâu. Đối với việc phân cấp của
ngành BHXH hiện hay, công tác thu BHXH được phân thành các cấp quản lý
theo mơ hình sau:
BHXH Việt Nam

BHXH

BHXH

BHXH

BHXH


tỉnh 1

tỉnh 2

tỉnh n

tỉnh 64

BHXH

BHXH

BHXH

BHXH

huyện

huyện

huyện

huyện

1.1

1.n

64.1


64.n

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ mô hình tổng quan về phân cấp quản lý thu BHXH
Nguồn: BHXH Việt Nam

Theo mơ hình trên thì việc phân cấp thu BHXH được chia làm ba cấp: Cấp
trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Trong 3 cấp quản lý thu thì chỉ có cấp tỉnh và
cấp huyện trực tiếp thu BHXH của các đối tượng, cấp Trung ương có nhiệm vụ

12


lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ, tổng hợp số liệu thu toàn quốc và nghiên cứu, xây
dựng tham mưu giúp Chính phủ đưa ra các văn bản chỉ đạo, xử lý những vướng
mắc trong công tác thu và trực tiếp chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm
vụ thu BHXH.
BHXH cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (BHXH tỉnh) có nhiệm
vụ trực tiếp chỉ đạo cơng tác thu BHXH trong địa bàn toàn tỉnh gồm các huyện,
thành phố trực thuộc tỉnh, và còn trực tiếp thu BHXH của các đơn vị có yếu tố
nước ngồi, đơn vị có số lượng lao động lớn, các đơn vị hành chính sự nghiệp
cấp tỉnh đóng trên địa bàn, đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo số liệu thu
của toàn tỉnh gửi lên BHXH trung ương.
BHXH cấp thành phố, thị xã, huyện (BHXH huyện) trực tiếp thu BHXH của
các đơn vị trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
Các chu trình thu được thực hiện theo một nguyên tắc khép kín từ Trung
ương đến cơ sở.
b. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm
+ Quy trình quản lý thu BHXH:

Quy trình quản lý thu

BHXH

Lập,
xét
duyệt
kế
hoạch
thu
BHXH hàng
năm

Tổ chức thực

Chuyển

Lập và báo

hiện

tiền

cáo

thu

thu

BHXH

BHXH


thu

BHXH

Sơ đồ 2.3. Quy trình quản lý thu BHXH
Nguồn: BHXH Việt Nam

13


×