Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm của người dân tại dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và dịch vụ từ sơn, phường đồng kỵ thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN
ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN TẠI DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
VÀ DỊCH VỤ TỪ SƠN, PHƯỜNG ĐỒNG KỴTHỊ XÃ TỪ SƠN - TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60 85 0103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Nguyễn Thanh Trà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Dương Văn Dũng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thanh Trà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa
Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học
tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơng chức phịng Tài ngun và
Mơi trường Thị xã Từ Sơn, phòng Thống kê, phòng Kinh tế và Ủy ban nhân dân phường
Đồng Kỵ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin trân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Dương Văn Dũng

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ........................................................................................... ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2

1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 4
2.1.


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT................................................................ 4

2.1.1.

Khái niệm thu h`ồi đất .......................................................................................... 4

2.1.2.

Các yếu tố tác động đến thu hồi đất ...................................................................... 4

2.1.3.

Các trường hợp thu hồi đất ................................................................................... 6

2.2.

KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM ............ 9

2.2.1.

Khái niệm việc làm ............................................................................................... 9

2.2.2.

Khái niệm lao động, người lao động và đảm bảo đời sống ................................ 10

2.2.3.

Tác động của thu hồi đất đến đời sống, lao động và việc làm của người dân
bị thu hồi đất ....................................................................................................... 10


2.3.

THU HỒI ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI
BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ............................ 12

2.3.1.

Trung Quốc ......................................................................................................... 12

2.3.2.

Hàn Quốc ............................................................................................................ 13

2.3.3.

Thái Lan .............................................................................................................. 15

2.4.

THU HỒI ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CÓ ĐẤT
BỊ THU HỒI TẠI VIỆT NAM ........................................................................... 16

iii


2.4.1.

Vấn đề thu hồi đất ở Việt Nam trong những năm qua ........................................ 16


2.4.2.

Một số quy định về chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho
người có đất nơng nghiệp bị thu hồi ................................................................... 17

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 21
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................ 21

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 21

3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 21

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 21

3.4.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh ............................................................................................................. 21

3.4.2.

Tình hình quản lý và sử dụng đất ........................................................................ 21


3.4.3.

Khái quát công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tại dự án nghiên cứu............. 21

3.4.4.

Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống và việc làm của
người dân trên địa bàn thực hiện dự án ............................................................... 22

3.4.5.

Đề xuất một số giải pháp cần thực hiện tại địa bàn nghiên cứu nhằm ổn
định và nâng cao đời sống cho người dân bị thu hồi đất .................................... 22

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 22

3.5.1.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 22

3.5.2.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp .................................................... 22

3.5.3.

Phương pháp so sánh .......................................................................................... 23


3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 23

3.5.5.

Phương pháp chuyên khảo .................................................................................. 23

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................... 24
4.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ TỪ
SƠN, TỈNH BẮC NINH ..................................................................................... 24

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 24

4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 28

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...................................... 35

4.2.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT .................................................. 38


4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai .................................................................................... 38

4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất ........................................................................................ 43

iv


4.2.3.

Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã
Từ Sơn. ................................................................................................................ 46

4.3.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG VÀ HỖ
TRỢ TẠI DỰ ÁN NGHIÊN CỨU ..................................................................... 47

4.3.1.

Các căn cứ pháp lý liên quan đến chủ trương đầu tư dự án nghiên cứu ............. 47

4.3.2.

Tình hình thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tại dự án .............................................. 48


4.3.3.

Đánh giá chung ................................................................................................... 50

4.4.

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THU HỒI ĐẤT ĐẾN ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC
LÀM CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN........................ 51

4.4.1.

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân ................................... 51

4.4.2.

Tình hình thu nhập của các hộ dân ..................................................................... 62

4.4.3.

Sự thay đổi về lao động, việc làm của người dân ............................................... 64

4.5.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN TRONG THỜI
GIAN TỚI NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG CHO
NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT ...................................................................... 68

4.5.1.

Về chính sách Nhà nước ..................................................................................... 68


4.5.2.

Đối với cộng đồng và chính quyền địa phương Cần rà sốt, gắn quy hoạch
sử dụng đất nơng nghiệp với phát triển các ngành nghề. .................................... 69

4.5.3.

Với các hộ bị thu hồi đất ..................................................................................... 70

4.5.4.

Giải pháp riêng đối với vấn đề bảo vệ môi trường ............................................. 70

4.5.5.

Đối với doanh nghiệp .......................................................................................... 70

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 71
5.1.

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 71

5.2

KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 73

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTC

Bộ Tài chính

BTNMT

Bộ Tài ngun và Mơi trường

CN

Cơng nghiệp

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CP

Chính phủ

CSHT


Cơ sở hạ tầng

ĐTH

Đơ thị hóa

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GQVL

Giải quyết việc làm

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

KHKT

Khoa học kỹ thuật




Nghị định



Quyết định

TP

Thành phố

TT

Thông tư

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UB

Ủy ban

UBND

Ủy ban nhân dân

vii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình biến động dân số thị xã Từ Sơn giai đoạn 2011–2015 ..................... 34
Bảng 4.2.

Hiện trạng phân bố dân cư thị xã Từ Sơn năm 2015 ....................................... 34

Bảng 4.3.

Các dự án thu hồi đất tại thị xã Từ Sơn, giai đoạn 2011-2015 ........................ 41

Bảng 4.4.

Hiện trạng sử dụng đất thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ..................................... 44

Bảng 4.5.

Cơ cấu nhóm hộ có đất bị thu hồi tại Dự án nghiên cứu ................................. 48

Bảng 4.6. Cơ cấu diện tích đất thu hồi .............................................................................. 49
Bảng 4.7.

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ tại dự án .............................................................. 50

Bảng 4.8. Kết quả điều tra về các hộ có đất bị thu hồi thuộc dự án .................................. 52
Bảng 4.9. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân điều tra tại
Dự án nghiên cứu .............................................................................................. 53
Bảng 4.10. Tài sản sở hữu của các hộ trước và sau khi thu hồi đất của các hộ điều
tra tại Dự án nghiên cứu ................................................................................... 56
Bảng 4.11. Đánh giá về điều kiện cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng sau khi thu hồi

đất của các hộ dân ............................................................................................. 58
Bảng 4.12. Đánh giá về an ninh, trật tự xã hội của các hộ điều tra tại Dự án
nghiên cứu ........................................................................................................ 59
Bảng 4.13. Đánh giá chất lượng môi trường của các hộ điều tra ....................................... 60
Bảng 4.14. Thu nhập bình quân của người dân thuộc khu vực nghiên cứu ........................ 62
Bảng 4.15. Thu nhập của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất ................................ 63
Bảng 4.16. Sự thay đổi về thu nhập của các hộ sau điều tra khi bị thu hồi đất tại Dự
án nghiên cứu .................................................................................................... 64
Bảng 4.17. Sự thay đổi về lao động và việc làm của các hộ dân điều tra trước và sau
khi bị thu hồi đất tại Dự án nghiên cứu ............................................................ 65
Bảng 4.18. Đánh giá về tình hình việc làm của các hộ điều tra tại Dự án nghiên cứu ........ 68

viii


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh .................................................. 25
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh năm 2015 .................... 31
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2015 ............ 45
Hình 4.4. Ảnh Hạ tầng kỹ thuật khu Đô thị và Dịch vụ Từ Sơn phường Đồng Kỵ ............ 60
Hình 4.5. Ảnh rác thải không được tập kết đúng nơi quy định ........................................... 61

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Dương Văn Dũng
Tên Luận văn: “Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm của
người dân tại Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và dịch vụ Từ Sơn,
phường Đồng Kỵ - thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh”.

Mã số: 60.85.01.03

Ngành: Quản lý đất đai

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống và việc làm của người dân bị
thu hồi đất tại Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và dịch vụ Từ Sơn, phường
Đồng Kỵ - thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh.
Đề xuất giải pháp cho việc bồi thường, hỗ trợ đối với người dân chịu ảnh hưởng của
việc thu hồi đất.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau nghiên
cứu sau: hương pháp điều tra thứ cấp; phương pháp điều tra sơ cấp; phương pháp so sánh;
phương pháp xử lý số liệu; phương pháp chuyên khảo.
Kết quả nghiên cứu chính và Kết luận
Luận văn đã khái quát được tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu với các nội
dung gồm: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất; hiện trạng
sử dụng đất.
Luận văn đã đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống và việc làm của
người dân trên địa bàn nghiên cứu.
Luận văn đã đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của
người dân sau khi bị thu hồi đất.
Thị xã Từ Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 6.108,87 ha, trong đó diện tích đất
nơng nghiệp là 2.999,15 ha ha chiếm 49,1 % tổng diện tích đất tự nhiên. Thị xã Từ Sơn có
điều kiện khí hậu, đất đai, hệ thống thủy lợi và mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đa
dạng hóa cây trồng và lưu thơng hàng hóa.
Kết quả nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sống và việc làm của
người dân như sau:


x


Ảnh hưởng đến đời sống người dân bị thu hồi đất: Tổng diện tích đất đã thu hồi của
150 hộ là 31.198,5 m2 với tổng tiền bồi thường, hỗ trợ là 18.881 triệu đồng. Số tiền bồi
thường, hỗ trợ trên được các hộ sử dụng nhiều vào mục đích: Đầu tư sản xuất kinh
doanh(5.573 triệu đồng); xây dựng nhà cửa (3.938 triệu đồng); mua sắm đồ dùng (3.006
triệu đồng); đầu tư việc học của con (2.011 triệu đồng); gửi tiết kiệm (2.568 triệu đồng) và
chi tiêu khác (1.658 triệu đồng).
Có 80,7% số hộ điều tra đánh giá về điều kiện cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng là
tốt hơn so với trước khi thu hồi đất.
Ảnh hưởng đến thu nhập: Thu nhập bình quân của mỗi hộ điều tra trước khi thu hồi
đất là 48,7 triệu đồng/người/năm; sau thu hồi đất là 81,9 triệu đồng/người/năm tăng hơn
nhiều so với trước khi thu hồi đất.
Ảnh hưởng đến việc làm: Trong tổng số 150 hộ điều tra, trước thu hồi đất: số người
trong độ tuổi lao động là 560 người, trong đó có 530 người có việc làm (chiếm 94,64% số
người trong độ tuổi lao động) và 30 người chưa có việc làm (chiếm 5,36% số người trong
độ tuổi lao động). Sau thu hồi đất: số người trong độ tuổi lao động là 641 người, trong đó
có 583 người có việc làm (chiếm 90,95% số người trong độ tuổi lao động) và 58 người
chưa có việc làm (chiếm 9,05% số người trong độ tuổi lao động).
Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân sau khi
bị thu hồi đất:
Có chính sách thu hút đầu tư, đào tạo nghề cho các hộ dân bị thu hồi đất;
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp và giải quyết việc làm cho người bị
thu hồi đất phải được tiến hành trước khi thu hồi;
Đề nghị chính quyền địa phương hướng dẫn cũng như tư vấn người dân sử dụng tiền
bồi thường sao cho hiệu quả sau khi nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ.

xi



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Duong Van Dung
Thesis title: To assess the impact of land acquisition on people's livelihoods and
employment at the Tu Son Urban and Technical Infrastructure Construction and Services
Project, Dong Ky Ward, Tu Son Town, Bac Ninh Province.
Major: Land Managerment

Code: 60.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The purposes of research
Assess the impact of land acquisition on people's livelihoods and employment at the
Tu Son Urban and Technical Infrastructure Construction and Services Project, Dong Ky
Ward, Tu Son Town, Bac Ninh Province
Propose solutions for compensation, support for people affected by land acquisition.
The methods of research
Study methodologies carried out include: Method of Secondary investigation;
Method of primary investigation; Comparison methods; Data processing methods;
Monographic method.
Main results and Conclusions
Thesis outlined the basic situation of the study area with the content included: natural
conditions , economic – social conditions; fine management and land use; current use of land.
Thesis was to evaluate the effect of land acquisition on the lives and work of people
in the study area.
Thesis has launched the solution proposed to stabilize and improve the lives of
people after land acquisition.
Tu Son town has a total area of 6,108.87 hectares of natural land, of which
agricultural land is 2,999.15 hectares, accounting for 49,1% of total area of natural land.
Tu Son town has good conditions of weather, soil, water system and traffic net, which

promotes the diversification of crops and circulation of commodisties.
Findings assess the impact of land acquisition on the lives and work of people
as follows:
Affecting the lives of people with land recovered: The total area of land recovered by
150 households is 31198 m2 with the total compensation and support is 18,881 million
VND. The amount of compensation and support is used by households for the purpose of:

xii


production and business investment (5,573 million VND); Housing construction (3,938
million VND); Procurement of furniture (3,006 million VND); Investing in children's
education (2,011 million VND); Savings (2,568 million VND) and other expenses (1,658
million VND).
80.7% of households surveyed about infrastructure conditions, public welfare is
better than before land acquisition.
Impact on income: The average income of each household surveyed before land
acquisition was 48.7 million VND/person/year; After land acquisition is 81.9 million
VND/person/year, much higher than before land acquisition.
Impact on employment: Of the 150 surveyed households, before land acquisition: the
number of people in working age is 560 people, of which 530 people have jobs (accounting
for 94.64% of people in working age) And 30 unemployed (5.36% of working age).
After the land acquisition: the number of people in working age is 641 people, of
which 583 people have jobs (accounting for 90.95% of people in working age) and 58
people have no job (accounting for 9.05 % of people in working age).
Proposed some solutions in order to stabilize and improve the life of people after
land acquisition:
There are policies to attract investment, vocational training for farmers whose land is
recovered ;
Develop plans to support direct training and employment for people with land

acquisition must be conducted prior to acquisition;
Recommend local government guidance and advice people to use the compensation
so effective after receiving the compensation, support.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng. Đất đai là
nguồn tài nguyên giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong khơng gian, khơng thể
di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính đặc điểm này là
nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt về giá trị giữa các mảnh đất nằm ở các vị
trí khác nhau.
Trong những năm qua, Nhà nước đã thực hiện mạnh mẽ chủ trương CNHHĐH và thực tế đã cho thấy nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời
sống nhân dân đã và đang từng bước được cải thiện, hạ tầng xã hội cũng như hạ
tầng kỹ thuật được thay đổi tạo ra bộ mặt mới cho đất nước và thu hẹp dần khoảng
cách đối với các nước phát triển.
Trên con đường CNH-HĐH để đưa đất đai thực sự trở thành nguồn vốn,
nguồn thu hút cho các nhà đầu tư phát triển thì việc thu hồi đất chuyển mục đích sử
dụng đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị tập trung nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng cơ cấu đất đai hợp lý thực sự cần thiết. Tuy
nhiên, qua thực tế việc thu hồi đất để thực hiện các dự án cho thấy công tác bồi
thường đất đai, hỗ trợ đang là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp, ảnh hưởng đến
mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Thực hiện quy trình khi thu hồi đất, bồi thường một cách khoa học, giải
quyết chính sách bồi thường, hỗ trợ đảm bảo lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và quyền
lợi của người bị thu hồi đất nhằm ổn định an ninh, chính trị, xã hội và phát triển

kinh tế là nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tồn xã hội. Để làm được
điều đó cần có một hệ thống chính sách đồng bộ để vừa thúc đẩy nhanh sự phát
triển KT-XH của đất nước, vừa bảo đảm được lợi ích của người bị thu hồi đất.
Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 13 km về
phía Tây Nam, cách thủ đơ Hà Nội 18 km về phía Đơng Bắc, nằm trong vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng, mảnh đất trù phú với vị trí địa lý tương đối thuận lợi
trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những thị xã trọng tâm để
thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong những năm gần đây tại

1


thị xã Từ Sơn q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa diễn ra rất nhanh, rất nhiều dự
án đã và đang triển khai, đồng nghĩa với việc áp dụng những chính sách trong việc
bồi thường, hỗ trợ và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, việc làm của người dân có
đất bị thu hồi.
Để làm rõ những tác động của việc thu hồi đất xây dựng các khu, cụm công
nghiệp, khu đô thị đối với đời sống, việc làm của người dân trong chính sách đất đai
hiện hành, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của việc thu
hồi đất đến đời sống, việc làm của người dân tại Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật khu đô thị và dịch vụ Từ Sơn, phường Đồng Kỵ - thị xã Từ Sơn - tỉnh
Bắc Ninh”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống và việc làm của người
dân tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và dịch vụ Từ Sơn, phường
Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm ổn định đời sống, tạo việc làm mới cho người dân
sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp
- Đề xuất giải pháp cho đơn giá bồi thường, hỗ trợ đối với người dân bị thu hồi
đất nông nghiệp tại dự án nghiên cứu.

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án xây dựng hạ
tầng kỹ thuật khu đô thị và dịch vụ Từ Sơn, phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh;
- Không gian nghiên cứu trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, tập trung
ở phường Đồng Kỵ;
- Thời gian nghiên cứu: được thực hiện từ tháng 02 năm 2016 đến tháng 5 năm
2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Những đóng góp mới: Góp phần bổ sung những vấn đề tác động đến đời
sống và việc làm của người dân ở dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và
dịch vụ Từ Sơn, phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ý nghĩa khoa học: Đóng góp những hiểu biết về mặt khoa học về những tác

2


động, ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống và việc làm của người dân trong
những vùng bị thu hồi đất đai phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó
xác định các giải pháp nhằm giúp đỡ người dân bình ổn và cải thiện đời sống trong
khu vực nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho đời
sống và việc làm của người dân trong dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và
dịch vụ Từ Sơn, phường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT
2.1.1. Khái niệm thu hồi đất
Thu hồi là việc lấy lại cái đã đưa ra, đã cấp phát ra hoặc cái bị người khác lấy
(Từ điển tiếng việt, 2005).
Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử
dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Từ khái niệm trên có thể hiểu thu hồi đất thực chất là một trong những biện
pháp nhằm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai giữa một bên là các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất hoặc được Nhà nước công nhận
quyền sử dụng đất và một bên là Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai. Việc
thu hồi đất xảy ra do hai nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ
quan là do người sử dụng đất hoặc người của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực
hiện trái pháp luật gây ra; nguyên nhân khách quan là thu hồi đất để phục vụ cho lợi
ích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế…
Ở nước ta, thu hồi đất là một vấn đề nổi cộm và nhức nhối hiện nay. Thực tiễn
thực hiện q trình này cịn gặp phải rất nhiều khó khăn. Ở hầu hết các địa phương,
hàng loạt các đơn thư khiếu nại của người dân liên quan đến bồi thường giải phóng
mặt bằng, tái định cư, ổn định đời sống, giải quyết việc làm khi thu hồi đất diễn ra
rất căng thẳng. Nhiều dự án treo, nhiều cơng trình xây dựng dang dở, ngổn ngang
vẫn còn đang tiếp tục chờ đợi được tháo gỡ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đang
mỏi mịn mong đợi có một cơ chế đầu tư thơng thống, một hành lang pháp lý an
tồn dễ chịu để nhanh chóng có “đất sạch” đầu tư .
2.1.2. Các yếu tố tác động đến thu hồi đất
2.1.2.1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó
Việc ban hành Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến các quy định của Nhà nước khi thu hồi đất.
Trên cơ sở đó, các văn bản quy định khi Nhà nước thu hồi đất cũng ln được
Chính phủ khơng ngừng hồn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong

công tác thu hồi đất, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Thực tiễn triển

4


khai cho thấy công tác thu hồi đất đã cơ bản đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho sự
phát triển các dự án đầu tư. Song vẫn bộc lộ một số hạn chế về mức độ phức tạp, số
lượng văn bản nhiều, chưa đồng bộ, không thuận lợi trong sử dụng, gây lúng túng
trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật, dẫn tới tình trạng khiếu kiện, thu
hồi đất tràn lan, gây lãng phí và tổn thất lớn.
2.1.2.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng nhất
để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, mà theo quy
định của Luật Đất đai, việc giao đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết
định thu hồi đất đó của người đang sử dụng. Thông qua việc lập, xét duyệt và điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất Nhà nước đóng vai trị là người tổ chức, thực hiện việc
thu hồi đất.
2.1.2.3. Yếu tố giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Trong những năm qua, ở nhiều địa phương tình trạng đất được giao cho th
sử dụng khơng đúng mục đích, vi phạm pháp luật, găm giữ đất, chậm đưa vào sử
dụng hoặc chuyển nhượng dự án còn xảy ra dẫn đến lãng phí đất đai và gây bất bình
trong dư luận. Nhiều nơi còn thiếu cân nhắc trong việc chuyển mục đích sử dụng
đất chuyên trồng lúa nước, đất lâm nghiệp có rừng, giao đất, cho thuê đất tại các
khu vực nhạy cảm, vùng biên giới. Cịn tình trạng nhiều tổ chức được Nhà nước
giao đất không thu tiền nhưng sử dụng lãng phí và thiếu trách nhiệm trong quản lý
để xảy ra nhiều sai phạm (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012a).
Những bất cập đó, dẫn tới việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
trong thời gian qua, đồng thời đã ảnh hưởng đến việc thực hiện thu hồi đất nhằm
mục tiêu tạo quỹ “đất sạch”, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và phát huy
nguồn lực của đất đai trong sự nghiệp phát triển đất nước.

2.1.2.4. Yếu tố lập và quản lý hồ sơ địa chính
Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống hồ sơ địa chính có vai trị quan trọng hàng
đầu để “quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản”, là cơ sở xác định
tính pháp lý của đất đai. Từ năm 2004 đến nay, việc lập hồ sơ địa chính chưa được
thực hiện đầy đủ, đồng bộ ở 3 cấp, việc đo đạc lập bản đồ địa chính đến nay chưa
hồn thành, ở một số địa phương, chưa có bản đồ địa chính nên phải cấp theo tự
khai báo của người dân hoặc cấp theo các loại bản đồ cũ có độ chính xác thấp (Bộ
Tài ngun và mơi trường, 2012a). Vì thế, gây khó khăn trong việc xác định ranh

5


giới, diện tích thửa đất, loại đất... của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Từ đó, làm
chậm q trình thu hồi đất.
2.1.2.5. Công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ
Đăng ký đất đai là một thành phần cơ bản quan trọng nhất của hệ thống quản
lý đất đai, đó là q trình xác lập hồ sơ về quyền sở hữu đất đai, bất động sản, sự
đảm bảo và những thông tin về quyền sở hữu đất.
Tuy nhiên, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận lần đầu đến nay chưa hoàn
thành, nhu cầu cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động còn rất lớn (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2012a). Công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ có ảnh
hưởng đến việc thực hiện thu hồi đất. GCNQSDĐ là căn cứ để xác định đối tượng,
loại đất, diện tích khi thực hiện thu hồi đất.
2.1.2.6. Yếu tố giá đất và định giá đất
Những vấn đề liên quan đến xác định giá đất đã được quy định cụ thể tại Luật
Đất đai 2003. Đặc biệt, việc xác định giá đất được thực hiện theo quy định tại
Khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2003: “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất
trên thị trường trong điều kiện bình thường”. Tuy nhiên, các địa phương vẫn chưa
thực hiện tốt quy định này, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về xác định giá đất bồi
thường khi thu hồi đất.

Hiện nay, khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời, đã có những quy định rõ nguyên
tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá,
theo thời hạn sử dụng đất; bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm
định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất
và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể. Luật quy định khung giá đất do
Chính phủ ban hành, định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng;
bỏ quy định việc công bố bảng giá đất vào ngày 01/01 hàng năm, thay vào đó, bảng
giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01
của năm đầu kỳ.
2.1.3. Các trường hợp thu hồi đất
Hiến pháp quy định rõ Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết vì
mục đích an ninh, quốc phịng, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi
ích cơng cộng. Đây là sự thay đổi quan trọng làm rõ được phạm vi thu hồi đất cho
phát triển kinh tế - xã hội phải vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Việc thu hồi đất phải
công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật (Quốc Hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013).

6


Luật Đất đai năm 2013 đã quy định cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất theo 4
nhóm sau: (1) Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; (2) Thu
hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng; (3) Thu hồi đất
do vi phạm pháp luật về đất đai; (4) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo
pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2.1.3.1. Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh
Điều 61 Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước thu hồi đất vì mục đích
quốc phịng, an ninh trong các trường hợp sau đây: (1) Làm nơi đóng quân, trụ sở
làm việc; (2) Xây dựng căn cứ quân sự; Xây dựng cơng trình phịng thủ quốc gia,
trận địa và cơng trình đặc biệt về quốc phịng, an ninh; Xây dựng ga, cảng qn sự;

(3) Xây dựng cơng trình cơng nghiệp, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, thể thao
phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; (4) Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ
trang nhân dân; (5) Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; (6)
Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực
lượng vũ trang nhân dân; (7) Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân
dân; (8) Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
quản lý.
2.1.3.2 Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng bao gồm 3 trường hợp sau: (1) Thực
hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà
phải thu hồi đất; (2) Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận,
quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất; (3) Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất.
2.1.3.3. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Theo Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 bao gồm 9 trường hợp sau: (1) Sử dụng
đất khơng đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử
dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất khơng đúng
mục đích mà tiếp tục vi phạm; (2) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; (3) Đất
được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; (4) Đất
không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai hiện hành mà
nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho; (5) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để
bị lấn, chiếm; (6) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật

7


này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm; (7) Người sử dụng
đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính
mà khơng chấp hành; (8) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời

hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18
tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
(9) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử
dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với
tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất
vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử
dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời
gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì
Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ
trường hợp do bất khả kháng.
2.1.3.4. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả
lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Tại Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013, cụ thể: (1) Tổ chức được Nhà nước
giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản,
chuyển đi nơi khác, giảm hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất
thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi
khác, giảm hoặc khơng cịn nhu cầu sử dụng đất; (2) Cá nhân sử dụng đất chết mà
không có người thừa kế; (3) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; (4) Đất được
Nhà nước giao, cho th có thời hạn nhưng khơng được gia hạn; (5) Đất ở trong khu
vực bị ơ nhiễm mơi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; (6) Đất ở có
nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng
con người.
Như vậy, so với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định
theo hướng thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng. Ngồi các dự án đã được Quốc hội quyết định
chủ trương đầu tư, được thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư, các
trường hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét về sự cần thiết phải thu hồi
với các dự án đầu tư sử dụng đất không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì nhà đầu tư trong nước được nhận chuyển

nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư.

8


2.2. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
2.2.1. Khái niệm việc làm
Điều 13, chương II Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam (2012) có ghi
rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm”.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những hoạt
động lao động được trả cơng bằng tiền và bằng hiện vật”.
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về việc làm, song đa số các tác giả đều
thống nhất quan điểm mà Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 18 tháng 6 năm 2012: Luật số 10/2012/QH13 ở
Khoản 1, Điều 9, Chương II, Bộ luật Lao động (sửa đổi): “Việc làm là hoạt động
lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm".
Việc làm là khái niệm mang tính chất động. Vì vậy, người ta chia việc làm
thành những phạm trù xã hội - nghề nghiệp khác nhau như:
- Việc làm chính thức: Là cơng việc chính mang lại thu nhập chính (đối với
những việc làm được trả cơng) và những thu nhập về của cải vật chất cho bản thân
và gia đình (đối với những việc làm khơng được trả cơng).
- Việc làm khơng chính thức: Là những cơng việc làm thêm ngồi cơng việc
chính. Chẳng hạn, đối với người nơng dân, việc làm chính của họ là sản xuất nơng
nghiệp trong mùa vụ, cịn việc làm khơng chính thức là những việc làm thêm trong
lúc nơng nhàn.
- Việc làm bền vững: Là việc làm mà nó tạo ra các cơ hội cho người lao động
được làm việc một cách có hiệu quả, có thu nhập cơng bằng, bảo đảm an toàn tại
nơi làm việc, tạo điều kiện để cá nhân phát triển và khuyến khích hịa nhập xã hội,
cho phép mọi người được tự do bày tỏ những mối quan tâm của mình, được tự do tổ

chức và tham gia vào các quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và bảo đảm
cho tất cả mọi người đều có cơ hội bình đẳng và được đối xử bình đẳng.
Vì vậy, theo khái niệm này một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn
hai điều kiện:
+ Hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động. Điều này
chỉ rõ tính hữu ích của việc làm.
+ Hoạt động đó khơng bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của

9


việc làm. Khác với những hoạt động mà không được coi là việc làm như: mại dâm,
ma túy… Tuy những hoạt động này cũng tốn sức lực tạo ra lợi nhuận, thu nhập
nhưng bị pháp luật cấm nên không được coi là việc làm.
2.2.2. Khái niệm lao động, người lao động và đảm bảo đời sống
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thơng qua hoạt
động đó con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những
vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.
Theo Bộ Luật Lao động: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có
khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”, “Người lao động được
hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian
đóng bảo biểm xã hội như sau: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi…”.
Bảo đảm đời sống là một khái niệm phức tạp, nó địi hỏi sự thỏa mãn cộng
đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của
chính bản thân xã hội. Bảo đảm đời sống là cảm giác được hài lòng (hạnh phúc)
hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là
quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, bảo đảm là cảm giác
được hài lịng với những gì mà con người có được.
Như vậy, có thể hiểu bảo đảm đời sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu
cầu xã hội, trước hết là những nhu cầu vật chất cơ bản tối thiểu của con người. Sau

đó, là điều kiện nảy sinh các nhu cầu tinh thần. Mức đáp ứng đó càng cao thì bảo
đảm đời sống càng cao.
2.2.3. Tác động của thu hồi đất đến đời sống, lao động và việc làm của người
dân bị thu hồi đất
2.2.3.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, tạo cơ hội để tăng thêm việc làm cho người lao động, việc thu hồi
đất hình thành các khu cơng nghiệp, khu đô thị sẽ tạo ra nhu cầu về việc làm tăng,
nhiều ngành nghề mới ra đời tạo khả năng giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động sau khi bị thu hồi đất nói riêng và cho lao động xã hội nói chung.
Thứ hai, thúc đẩy nâng cao trình độ chun mơn cho người lao động. Ngồi
ra, nó cịn là động lực kích thích sự thay đổi tác phong làm việc của họ. lĩnh vực
kinh tế khác. Cũng là vấn đề có tính quy luật nó sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng tiến bộ.

10


Thứ ba, việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các khu đô thị, khu
công nghiệp được hình thành từ đó cơ sở hạ tầng sẽ được hồn thiện hơn, góp phần
thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cho địa phương, làm cải thiện điều kiện sống của
người dân. Đồng thời, việc thu hồi đất sẽ làm cho cơ cấu ngành cũng thay đổi theo
hướng tích cực (tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần) phù hợp với định hướng
phát triển của đất nước trong công cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ tư, việc thu hồi đất tuy làm cho người dân mất đất, nhưng bù lại người
dân được một số tiền đên bù khá lớn để xây dựng nhà cửa, mua sắm, chi tiêu….
Đồng thời có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và ổn định
cuộc sống.
2.2.3.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, đất đai canh tác nông nghiệp bị thu hẹp tạo ra sức ép việc làm đối
với người lao động. Thu hồi đất nông nghiệp làm nguy cơ thất nghiệp lớn, ảnh

hưởng đến đời sống của người nông dân. Do khơng có việc làm ở nơng thơn sau khi
bị thu hồi đất, dòng người đi vào thành phố kiếm việc làm ngày một tăng gây ra
nhiều hiện tượng tiêu cực tiềm ẩn sự bất ổn trong xã hội.
Thứ hai, đối với người dân sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, khi bị thu
hồi đất họ phải chuyển sang nghề khác, nguồn thu nhập của họ cũng bị thay đổi
hồn tồn. Nhưng do trình độ học vấn của những hộ này khơng cao nên chưa có kế
hoạch sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách hợp lý; cũng vì trình độ dân trí thấp
và quen với tập qn sinh hoạt từ ngành nông nghiệp nên khi bị thu hồi đất thì
người dân khó tìm được việc làm thích hợp hơn so với khi cịn làm nơng nghiệp. Từ
đó vấn đề việc làm, thu nhập của những hộ dân có đất bị thu hồi trở thành bài tốn
khó của xã hội. Khơng ít hộ khi có tiền đền bù thì sử dụng lãng phí, khơng đúng
mục đích và khi tiền khơng cịn thì sinh ra thêm nhiều tệ nạn cho xã hội.
Thứ ba, những dự án triển khai chậm để đất thu hồi bị bỏ hoang không những
không tạo điều kiện cho nông dân chuyển sang các ngành nghề phi nơng nghiệp, mà
cịn biến họ thành những người thất nghiệp và thu nhập bất ổn định.
Thứ tư, việc xây dựng ồ ạt các khu đô thị mới, khu công nghiệp mà thiếu các
giải pháp về bảo vệ môi trường một cách thích đáng, đã gây ơ nhiễm mơi trường,
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, giảm chất lượng cuộc sống, tổn hại sức
khỏe, lây lan bệnh tật.

11


2.3. THU HỒI ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI BỊ
THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.3.1. Trung Quốc
Ở Trung Quốc đất đai thuộc chế độ cơng hữu nên lợi ích cơng là điều kiện
tiền đề để áp dụng quyền thu hồi đất một cách hợp pháp (Phương Thảo, 2013). Việc
thu hồi đất sử dụng vào các mục đích đều phải tuân thủ theo các quy hoạch sử dụng
đất đã được Quốc vụ viện (Chính phủ) phê duyệt; khi thu hồi đất từ 35 ha trở lên

đối với đất nông nghiệp hoặc từ 70 ha trở lên đối với các loại đất khác thì UBND
cấp tỉnh phải báo cáo lên Quốc vụ viện để xem xét phê chuẩn rồi mới được ra quyết
định thu hồi đất; mức diện tích này thì chính quyền cấp tỉnh được tự phê chuẩn và
sau đó báo cáo lên Quốc vụ viện (Đào Trung Chính, 2014). Như vậy theo quy định
của pháp luật Trung Quốc, chỉ có chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương mới có thẩm quyền thu hồi đất (Phương Thảo, 2013). Khi thu hồi
đất, các cơ quan có thẩm quyền cần phải tuân thủ quy trình thu hồi đất bao gồm 4
bước: (1) Khảo sát về các điều kiện thu hồi đất (dân số nông nghiệp, đất canh tác
trên thu nhập đầu người, tổng sản lượng hàng năm, diện tích đất các loại và vấn đề
sở hữu của khu vực bị ảnh hưởng); (2) Xây dựng dự thảo kế hoạch thu hồi đất; (3)
Cơ quan quản lý đất đai báo cáo với chính quyền địa phương, trình kế hoạch thu hồi
đất và các tài liệu khác lên cấp cao hơn để kiểm tra, phê duyệt; (4) Thông báo, công
bố dự án sau khi dự án được phê duyệt. Việc công bố cũng phải được thực hiện kịp
thời, cụ thể về kế hoạch thu hồi và bồi thường. Chính quyền địa phương có trách
nhiệm thơng báo và giải thích các vấn đề có liên quan. Sau ngày thơng báo, các tài
sản trong khu vực dự án sẽ không được cải tạo, mở rộng (Phương Thảo, 2013).
Bên cạnh đó Trung Quốc rất quan tâm đến vấn đề đời sống của người dân sau
thu hồi đất, thể hiện trong các lỗ lực nhằm khôi phục cuộc sống và nguồn thu nhập
cho các hộ bị ảnh hưởng (Thiều Chung Nghĩa, 2010). Trung Quốc khơng có quy định
rõ ràng trong luật việc phục hồi thu nhập (Bộ Tài Ngun và Mơi trường, 2012b). Tuy
nhiên, các chính quyền địa phương đã chủ động đưa ra một số giải pháp:
- Tái định cư bằng tiền: theo đó các khoản hỗ trợ sẽ được cung cấp tới các cá
nhân cộng thêm khoản bồi thường cho chi phí về đất đai trong một số trường hợp,
và sau đó, cá nhân sẽ tự chịu trách nhiệm. Khoảng 90% số hộ nông dân bị ảnh
hưởng đã chọn cách này (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2012b).
- Tái định cư thông qua thỏa thuận chia sẻ cổ phần: Người được bồi thường

12



×