Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải của một số trang trại chăn nuôi lợn tại xã đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.31 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THU HƯỜNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI
CỦA MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TẠI
XÃ ĐÔNG THỌ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS.Trần Hiệp
TS. Phan Trung Quý

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tơi thực hiện. Các kết quả nghiên
cứutrình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Các đoạn
trích dẫn và số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính
xác so với ngun bản.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Thu Hường

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên
hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện, tơi đã có một quá trình nghiên cứu,
tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết quả thu được khơng chỉ có sự
nỗ lực của cá nhân tơi mà cịn có sự giúp đỡ của q thầy cơ và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Các thầy cô Khoa Chăn nuôi, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp VN đã
quan tâm, tạo điều kiện giúp tơi hồn thành nghiên cứu.
Thầy giáo TS. Trần Hiệp - giảng viên Khoa Chăn nuôi và thầy giáo TS. Phan
Trung Quý - giảng viên Khoa Môi Trường, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong nghiên cứu.
Chính quyền địa phương và các chủ trang trại chăn nuôi lợn tại xã Đông Thọ Huyện Yên Phong – Bắc Ninh đã nhiệt tình cộng tác và cung cấp số liệu, tạo điều kiện
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn vè đã ln sát
cánh, đồng hành, giúp đỡ, chia sẻ, động viên và khích lệ tơi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Do thời gian và kiến thức có hạn, đề tài của tơi khơng tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ giáo và tồn thể

bạn đọc.
Tơi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Vũ Thu Hường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ............................................................................................................. ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.


Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

1.3.

Yêu cầu của đề tài ............................................................................................2

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................3
2.1.

Tổng quan chung về chất thải chăn nuôi ..........................................................3

2.1.1.

Nguồn gốc phát sinh chất thải chăn nuôi ..........................................................3

2.1.2.

Đặc điểm, thành phần chất thải chăn ni ........................................................3

2.2.

Tổng quan tình hình phát triển chăn ni ở việt nam và tỉnh bắc ninh ..............8

2.2.2.

Tình hình phát triển chăn ni ở Việt Nam ......................................................8

2.2.3.


Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................9

2.3.

Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam ......................................11

2.3.1.

Các hình thức và các biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi ........................... 11

2.3.2.

Các văn bản pháp lý quản lý chất thải chăn nuôi ............................................ 14

2.4.

Những ảnh hưởng do chất thải chăn nuôi tới môi trường ................................ 16

2.4.1.

Ảnh hưởng do chất thải chăn nuôi tới môi trường không khí ..........................17

2.4.2.

Ảnh hưởng do chất thải chăn ni tới mơi trường nước .................................. 19

2.4.3.

Ảnh hưởng do chất thải chăn nuôi tới môi trường đất ..................................... 21


2.4.4.

Ảnh hưởng do chất thải chăn nuôi tới đời sống và sức khỏe con người...........22

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 23
3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................23

3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................23

iii


3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 23

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 23

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.............................................................23

3.4.2.


Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..............................................................24

3.4.3.

Phương pháp ước tính nguồn thải................................................................... 24

3.4.4.

Phương pháp lấy mẫu nước ............................................................................ 24

3.4.5.

Phương pháp phân tích chất lượng nước ........................................................ 25

3.4.6.

Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường nước ....................................... 26

3.4.7.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................26

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 27
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh .......27

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 27


4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Đông Thọ và huyện Yên Phong .................. 30

4.2.

Tình hình phát triển và đặc điểm các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ...................................................................39

4.2.1.

Tình hình phát triển .......................................................................................39

4.2.2.

Đặc điểm chuồng trại chăn nuôi của các trạng nghiên cứu .............................41

4.2.3.

Quy trình chăn ni của các trang trại tại xã Đơng Thọ .................................. 41

4.3.

Đánh giá mức độ nhiễm khu vực nghiên cứu ................................................ 44

4.4.

Hệ thống quản lý chất thải chăn nuôi tại các trang trại chăn nuôi trên địa
bàn xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ...................................... 47


4.4.1.

Tình hình thu gom tại các trang trại chăn nuôi ............................................... 47

4.4.2.

Lượng chất thải chăn nuôi phát sinh tại các trang trại nghiên cứu ................... 47

4.4.3.

Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại nghiên cứu...................49

4.5.

Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi bảo vệ môi trường cho
các trang trại chăn nuôi xã Đông Thọ............................................................. 54

4.5.1.

Các giải pháp đối với các cơ quan Nhà nước ..................................................54

4.5.2.

Các giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả xử lý chất thải................................ 55

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 57
Kết luận ......................................................................................................................57
Kiến nghị ....................................................................................................................58
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 59

Phụ lục ...................................................................................................................... 62

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AC

Hệ thống trang trại Ao – Chuồng

BOD5

Nhu cầu ơxy sinh hóa

BVMT

Bảo vệ mơi trường

COD

Nhu cầu ơxy hóa học

Ctv

Cộng tác viên


DO

Ơxy hồ tan trong nước

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

GS, GC

Gia súc, gia cẩm

HTX

Hợp tác xã

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

SEM

Standard error of the mean - Sai số chuẩn



Thức ăn

TCVN


Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

VAC

Hệ thống trang trại Vườn – Ao – Chuồng

VC

Hệ thống trang trại Vườn – Chuồng

VSATTP

Vệ sinh an tồn thực phẩm

VSMT

Vệ sinh mơi trường

VSV

Vi sinh vật

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Thành phần hóa học của phân lợn có khối lượng 70 - 100kg .....................4

Bảng 2.2.

Thành phần hóa học nước tiếu của lợn có khối lượng 70 – 100kg .............5

Bảng 2.3.

Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi ....................................................6

Bảng 2.4.

Số lượng gia súc, gia cầm của Việt Nam qua những năm gần đây ............8

Bảng 2.5.

Phân bố trang trại chăn nuôi phân theo vùng miền năm 2016 ....................9

Bảng 2.6.

Tổng hợp các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi của các trang trại
được điều tra theo vùng miền.................................................................. 11

Bảng 2.7.

Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn ni ...................................... 14

Bảng 2.8 .


Các sản phẩm khí gây mùi được tạo ra do quá trình phân giải phân
và nước tiểu ............................................................................................18

Bảng 2.9 .

Nước thải trước và sau biogas .................................................................21

Bảng 4.1.

Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm ...............................................31

Bảng 4.2.

Số lượng gia súc gia cầm qua các năm tại huyện Yên Phong ..................39

Bảng 4.3.

Quy mô chăn nuôi của các trang trại ....................................................... 41

Bảng 4.4.

Kết quả phân tích chất lượng nước mặt của các trang trại tại xã
Đông Thọ ...............................................................................................44

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng nước mặt ................................... 45

Bảng 4.6.


Chất lượng nước thải trước xử lý ............................................................45

Bảng 4.7.

Chất lượng nước thải sau xử lý ...............................................................46

Bảng 4.8.

Lượng chất thải rắn của các trang trại nghiên cứu trong một năm ...........48

Bảng 4.9.

Lượng nước tiểu phát sinh một năm của đàn lợn các trang trại ................49

Bảng 4.10.

Tỷ lệ các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi ....................................50

Bảng 4.11.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải của các trang trại nghiên
cứu (sau xử lý biogas)............................................................................. 51

Bảng 4.12.

Ảnh hưởng của xử lý biogas đến chất lượng nước thải của mô hình VAC ...... 52

Bảng 4.13.


Ảnh hưởng của xử lý biogas đến chất lượng nước thải của mơ hình AC ......... 52

Bảng 4.14.

Ảnh hưởng của xử lý biogas đến chất lượng nước thải của mơ hình VC .......... 52

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Sơ đồ thể hiện hiện trạng quản lý và xử lý chất thải lỏng từ chăn nuôi ............ 20

Hình 4.1.

Vị trí địa lý xã Đơng Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ................... 27

Hình 4.2.

Sơ đồ quy trình sản xuất chăn ni lợn tại các trạng trại nghiên cứu .......42

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vũ Thu Hường
Tên Luận văn: “Đánh giá quản lý chất thải của một số trang trại chăn nuôi lợn tại xã
Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”
Ngành:


Khoa học Môi trường

Mã số: 60 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Khảo sát đánh giá hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi của một số trang chăn
ni lợn gây ra. Qua đó xây dựng các giải pháp quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các trang trại chăn nuôi.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng 3 phương pháp chính là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để
tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại Huyện Yên Phong, nắm rõ tình hình
phát triển của các trang trại chăn ni lợn trên địa bàn huyện. Phương pháp thu thập
số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn điều tra với chủ các trang trại chăn nuôi lợn
bằng bảng hỏi, khảo sát thực địa tại các trang trại nhằm hiểu rõ được quy trình chăn
ni, sản xuất, đầu ra, đầu vào tại các trang trại để đưa ra các giải pháp quản lý chất
thải chăn nuôi một cách hiệu quả. Phương pháp lấy mẫu nước mặt và nước thải để
thấy được các phương pháp quản lý, xử lý chất thải tại các trang trại đang sử dụng có
hiệu quả hay khơng.
Kết quả chính và kết luận
Với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thuận lợi, các hệ thống trang trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm ngày càng phát triển. Cùng với sự phát triển đó là sự đe dọa với mơi
trường. Các trang trại chăn nuôi lợn đã sử dụng các phương pháp xử lý chất thải chủ
yếu như biogas, ủ phân, thu gom đem bán... tuy nhiên các hình thức này vẫn chưa triệt
để, cịn một số hộ chăn ni nhỏ lẻ vẫn trực tiếp thải bỏ ra ngồi mơi trường làm cho hệ
thống nước mặt tại huyện Yên Phong nói chung và xã Đơng Thọ nói riêng đang ở mức
ơ nhiễm đáng báo động.
Qua đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững các
trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Phong. Giải pháp chủ yếu là nâng cao

nhận thức của người dân, sự quản lý môi trường của Cơ quan Nhà nước, các giải pháp
khắc phục chất lượng môi trường nước và kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi.

viii


THESIS ABSTRACT
Author Name: Vu Thu Huong
Thesis title: "Assessment of waste management of some pig farms in Dong Tho
Commune, Yen Phong District, Bac Ninh Province"
Major:

Environmental Science

Code: 60 44 03 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Survey on the status of livestock waste management in some pig production sites.
Thereby, the development of solutions to manage and treat animal waste in order to
reduce environmental pollution in livestock farms.
Content and research methods
The main method used is the method of collecting secondary data to find out the
natural, economic and social conditions in Yen Phong District, understand the development
of pig farms on District. The method of collecting primary data through interviews with the
owners of pig farms by questionnaires, field surveys at farms to understand the production
process, production, Input on the farm to provide effective waste management solutions.
Surface water and wastewater sampling methods are used to find out whether effective
methods of managing and disposing of wastes on farms are being used.
Main results and conclusions

With favorable natural, economic and social conditions, the system of cattle and
poultry farms is growing. Along with that development is the threat to the environment.
Pig farms have used the main methods of treating waste such as biogas, composting,
collecting and selling ... However, these methods are not yet complete, while some
small scale producers It is still directly discharged into the environment causing the
surface water system in Yen Phong district in general and Dong Tho commune in
particular are in alarming level.
Thereby, we propose some measures to protect the environment and sustainable
development of pig farms in Yen Phong district. The main solution is to raise public
awareness, environmental management of state agencies, solutions to water quality and
waste management techniques.

ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm trở lại đây, ngành chăn nuôi nước ta phát triển một
bước nhảy vọt cả về số lượng các trang trại cũng như vật nuôi. Đặc điểm nổi bật
nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi nước ta là chuyển từ hình thức chăn
ni nhỏ lẻ tại hộ gia đình sang chăn ni tập trung theo quy mơ trang trại. Cả
nước hiện có 29.389 trang trại chăn ni (Tổng cục thống kê, 2016). Đây là xu
hướng phổ biến trên thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp của nước ta nhằm cung cấp một lượng lớn thực phẩm
động vật cho nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người, góp phần cải thiện
đời sống kinh tế cho lao động nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vấn đề ơ nhiễm mơi
trường do ngành chăn nuôi gây ra cũng rất nghiêm trọng và đáng nói như: làm
suy giảm chất lượng mơi trường đất, gây ô nhiễm nguồn nước và bầu không
khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Ở nước ta chất thải chăn

nuôi cũng trở thành một vấn nạn. Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm
đàn vật nuôi đã thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải
lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Vấn đề mơi trường đã và đang được
quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Ở nước ta các trang trại chăn nuôi đang phát triển phần nhiều mang tính tự
phát, chưa theo quy hoạch, chủ yếu trên đất vườn nhà, đất mua hoặc thuê tại
các địa phương.
Bắc Ninh hiện có khoảng 167 trang trại chăn ni, nhưng chỉ khoảng 108
trang trại về cơ bản đủ tiêu chuẩn và số lượng này còn gia tăng trong thời gian
tới. Đa phần các trang trại đã có biện pháp xử lý chất thải nhưng tốn khá nhiều
công sức, chưa đáp ứng địi hỏi về vệ sinh mơi trường. Bên cạnh những tác động
tích cực về mặt kinh tế - xã hội thì việc phát triển chăn ni theo quy mơ trang
trại còn tồn tại một số mặt hạn chế như: việc tăng quy mô đầu gia súc mà chưa đi
cùng các giải pháp kỹ thuật thích hợp gây ơ nhiễm mơi trường, làm giảm năng
suất chăn ni. Mặt khác nó cịn ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường sống của
vật nuôi cũng như của con người. Do vậy, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý
chất thải chăn nuôi và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là hết sức cần thiết.

1


Từ những vấn đề đó, tơi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý
chất thải của một số trang trại chăn nuôi lợn tại xã Đông Thọ, huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Khảo sát đánh giá hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi của trang trại
chăn nuôi lợn gây ra.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường tại các trang trại chăn nuôi.

1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Chỉ rõ đặc điểm, hiện trạng phát triển và công tác quản lý chất thải của các
trang trại chăn nuôi lợn tại xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường phù hợp cho các trang
trại chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi phát sinh chủ yếu từ:
- Chất thải của bản thân gia súc, gia cầm: phân, nước tiểu, lông, vảy, da các
phủ tạng loại thải của gia súc, gia cầm.....
- Nước thải từ quá trình tắm gia súc, rửa chuồng hay rửa dụng cụ hay thiết
bị chăn nuôi, nước làm mát hay từ hệ thống dịch vụ chăn nuôi....
- Thức ăn thừa, các vật dụng chăn nuôi, thú y bị loại ra trong q trình
chăn ni.
- Bệnh phẩm thú y, xác gia xúc, gia cầm chết.
- Bùn lắng từ các mương dẫn, hồ chứa hay lưu trữ và chế biến hay xử lý
chất thải.
Chất thải chăn ni chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm
môi trường làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển gia súc và sức khỏe
con người.
2.1.2. Đặc điểm, thành phần chất thải chăn nuôi
Chất thải trong chăn nuôi được chia làm ba loại: chất thải rắn, chất
thải lỏng và chất thải khí. Trong chất thải chăn ni có nhiều hỗn hợp hữu
cơ, vơ cơ, vi sinh vật và trứng kí sinh trùng có thể gây bệnh cho động vật
và con người.

2.1.2.1. Phân
Phân là sản phẩm loại thải của q trình tiêu hóa của gia súc, gia cầm bị
bài tiết ra ngồi đường tiêu hóa. Nó cũng là sản phẩm tốt cho cây trồng hay các
loại sinh vật khác như cá, giun.....Do thành phần giàu chất hữu cơ của phân nên
rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm độc, khi phát tán vào mơi trường có thể
gây ô nhiễm cho vật nuôi, cho con người và các sinh vật khác.
Thành phần của phân bao gồm:
- Các chất hữu cơ gồm các chất protein, carbohydrate, chất béo và các sản
phẩm trao đổi của chúng.
- Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng (đa lượng, vi lượng).

3


- Nước: là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất, chiếm 65 - 80% khối lượng của
phân. Do hàm lượng nước cao, giàu chất hữu cơ cho nên phân là môi trường tốt
cho các vi sinh vật phát triển nhanh chóng và phân hủy các chất hữu cơ tạo nên
các sản phẩm có thể gây độc cho mơi trường.
- Dư lượng thức ăn bổ sung cho gia súc, gồm các thuốc kích thích tăng
trưởng, các hormone hay dư lượng kháng sinh ...
- Các men tiêu hóa của bản thân gia súc, chủ yếu các men tiêu hóa sau khi
sử dụng bị mất hoạt tính và được thải ra ngồi....
- Các mơ và chất nhờn tróc ra từ niêm mạc đường tiêu hóa.
- Các thành phần tạp từ mơi trường thâm nhập vào thức ăn theo trong quá
trình chế biến thức ăn hay q trình ni dưỡng gia súc.
- Các yếu tố gây bệnh như các vi khuẩn hay kí sinh trùng bị nhiễm trong
đường tiêu hóa gia súc hay trong thức ăn.
Thành phần của phân có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dưỡng của gia súc.
- Loài và giai đoạn phát triển của gia súc.

Bảng 2.1. Thành phần hóa học của phân lợn có khối lượng 70 - 100kg
Đặc tính

Đơn vị

Giá trị

Vật chất khô
NH4 - N

g/kg phân
g/kg phân

213 - 342
0,66 - 0,76

N tổng
Tro

g/kg phân
g/kg phân

7,99 - 9,32
32,5 - 93,3

Chất xơ
Carbonat

g/kg phân
g/kg phân


151 - 261
0,23 - 0,41

Các axit mạch ngắn
pH

g/kg phân
g/kg phân

3,83 - 4,47
6,47 - 6,95
Nguồn: Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011)

2.1.2.2. Nước tiểu
Nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, chứa đựng nhiều độc
tố, là sản phẩm căn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phát tán vào mơi
trường có thể chuyển hóa thành các chất ơ nhiễm gây tác hại cho con người và
môi trường.

4


Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm 99% khối lượng. Ngoài ra
một lượng lớn nitơ (chủ yếu là dạng urê) và một số chất khoáng, các hormone,
creatin, sắc tố, axit mật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của
con vật...
Trong tất cả các chất có trong nước tiểu, urê là chất chiếm tỷ lệ cao và dễ
dàng bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxi tạo thành khí amoniac gây
mùi khó chịu. Amoniac là một khí rất độc và thường được tạo ra rất nhiều từ

ngay trong các hệ thống chuồng trại, nơi lưu trữ, chế biến và trong giai đoạn sử
dụng chất thải. Tuy nhiên nếu nước tiểu gia súc được sử dụng hợp lý hay bón cho
cây trồng thì chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng giàu nitơ, photpho và các yếu
tố khác dễ hấp thu cho cây trồng. Thành phần nước tiểu thay đổi tùy thuộc vào
loại gia súc, tuổi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu.
Bảng 2.2. Thành phần hóa học nước tiếu của lợn có khối lượng 70 – 100kg
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Vật chất khô
NH4

g/kg
g/kg

30,9 - 35,5
0,13 - 0,4

N tổng
Tro

g/kg
g/kg

4,90 - 6,63
8,5 - 16,3


Carbonat
Ure
pH

g/kg
g/kg

0,11 - 0,19
123 - 196
6,77 - 8,19
Nguồn: Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011)

2.1.2.3. Nước thải
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa
chồng. Nước thải chăn ni cịn có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng phân
gia súc, gia cầm thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất
trong chăn nuôi. Theo Trương Thanh Cảnh và cộng tác viên (2010), trên gần
1000 trại chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam cho thấy
hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia súc.
Cứ 1kg chất thải chăn nuôi do gia súc, gia cầm thải ra đc pha thêm với từ 20
đến 49kg nước. Lượng nước lớn này có nguồn gốc từ các hoạt động tắm cho
gia súc hay rửa chuồng nuôi hàng ngày… Việc sử dụng nước tắm cho gia súc
hay rửa chuồng làm tăng lượng nước thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu
gom và xử lý nước thải sau này.

5


Thành phần nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng lơ
lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vơ cơ, trong đó có nhiều nhất là các hợp chất

chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn ni cịn chứa rất nhiều vi sinh vật và kí
sinh trùng, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và
chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng có thể tạo ra các
sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước và khơng khí.
Nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành phần của
phân, nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và phương thức thu gom
(số lần thu gom, vệ sinh chuồng trại và có hót phân hay khơng hót phân trước khi
rửa chuồng), lượng nước dùng tắm gia súc và vệ sinh chuồng trại…
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi
Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

Độ màu

Pt - Co

350 - 870

Độ đục

mg/l

420 - 550

BOD5

mg/l


3500 - 9800

COD

mg/l

5000 - 12000

SS

mg/l

680 - 1200

Ptổng

mg/l

36 - 72

Ntổng

mg/l

220 - 460

Dầu mỡ

mg/l


5 - 58
Nguồn: Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011)

2.1.2.4. Xác gia súc, gia cầm chết
Xác gia súc, gia cầm chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi.
Thường các gia súc, gia cầm chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng là
một nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác gia súc,
gia cầm chết có thể bị phân hủy tạo nên các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và
độc tố có thể được lưu giữ trong thời gian dài hay lan truyền trong mơi trường
nước và khơng khí, gây nguy hiểm cho người, vật nuôi và khu vệ sinh trên cạn
hay dưới nước. Gia súc, gia cầm bị bệnh hay chết do bị bệnh phải được thiêu
hủy hay chôn lấp theo các quy định về thú y. Chuồng nuôi gia súc bị bệnh,
chết phải được khử trùng bằng vơi hay hóa chất chun dùng trước khi dùng
để ni tiếp gia súc, gia cầm. Trong điều kiện chăn nuôi phân tán, nhiều hộ
gia đình vứt xác chết vật ni bị dịch ra hồ ao, cống rãnh, kênh mương… đây
là nguồn phát tán dịch bệnh rất nguy hiểm.

6


2.1.2.5. Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Trong các chuồng trại chăn nuôi, người chăn nuôi thường dùng rơm rạ hay
các chất độn khác… để lót chuồng. Sau một thời gian dài sử dụng, những vật liệu
này sẽ được thải bỏ đi. Loại thải này tuy chiếm khối lượng không lớn nhưng
chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng, do phân, nước tiểu, các mầm
bệnh có thể bám theo chúng. Vì vậy, chúng cũng phải được thu gom và xử lý hợp
vệ sinh, không được vứt bỏ ngồi mơi trường tạo điều kiện cho chất thải và mầm
bệnh phát tán ngồi mơi trường,
Ngồi thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ơ nhiễm, vì thức

ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Khi
chúng bị phân hủy trong môi trường tự nhiên sẽ tạo ra các chất gây mùi hôi, gây
ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của
gia súc và sức khỏe của con người.
2.1.2.6. Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y
Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, chai lọ
đựng thức ăn, thuốc thú y,… cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt các bệnh phẩm thú y, thuốc thú y, thuốc khử trùng, bao bì
đựng thuốc có thể xếp vào các chất thải nguy hại cần phải có biện pháp xử lý
chất thải nguy hại.
2.1.2.7. Khí thải
Chăn ni là một ngành sản xuất tạo ra nhiều khí thải nhất. Theo tác giả
Trương Thanh Cảnh và ctv (2010) có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn
ni, điển hình là các khí CO2, CH4, NH3, N2O, NO, H2S, indol,… và hàng loạt
các chất khí gây mùi khác. Hầu hết các chất khí thải chăn ni có thể gây độc
cho gia súc, gia cầm, cho con người và môi trường.
2.1.2.8. Tiếng ồn
Tiếng ồn trong chăn nuôi thường gây nên bởi hoạt động của gia súc, gia
cầm hay tiếng ồn sinh ra từ hoạt động của các máy công cụ sử dụng trong chăn
nuôi. Trong chăn nuôi, tiếng ồn chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định (thường
là thời gian cho gia súc, gia cầm ăn). Tuy nhiên tiếng ồn từ gia súc, gia cầm là
những âm thanh rất chói tai, khó chịu, đặc biệt là trong những khu chuồng kín.
Người tiếp xúc với dạng tiếng ồn này kết hợp với bụi và các khí độc ở nồng độ
cao trong chuồng nuôi hay khu vực xung quanh rất dễ rơi vào trạng thái tâm lý,
sức khỏe và sức đề kháng với bệnh tật. Ngoài ra, tiếng ồn quá lớn có thể gây lên

7


hiện tượng điếc tạm thời hay mất hẳn thích giác sau một thời gian dài tiếp xúc

với tiếng ồn có cường độ vượt quá 85dB.
2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NI Ở VIỆT NAM
VÀ TỈNH BẮC NINH
2.2.2. Tình hình phát triển chăn ni ở Việt Nam
Ngành chăn ni ở nước ta có nguồn gốc lâu đời và góp phần quan trọng
cho sự phát triển nền kinh tế trong việc áp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm
của cả nước. Trong sự phát triển như thế, để đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp
cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của người dân, ngành chăn nuôi đã không
ngừng phát triển qua các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, chúng ta đã
chuyển từ một ngành chăn nuôi lạc hậu, thô sơ, phát triển theo lối quy mơ nhỏ lẻ
hộ gia đình thành nền chăn ni cơng nghiệp có quy mơ lớn, kỹ thuật chăn ni
tiến bộ mang tính chất sản xuất hàng hóa cao.
Ngành chăn ni ngày càng có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt khi vấn đề lương thực đã được giải quyết cơ bản, là một trong những mũi
nhọn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất Nông Nghiệp theo hướng hàng hóa đa
dạng vật ni. Trong 10 năm gần đây ngành chăn nuôi ở Việt Nam đã phát triển có
định hướng, coi trọng phát triển và sản xuất sản phẩm gia súc theo nhu cầu tiêu thụ
lớn, đáp ứng tiêu dung trong nước và xuất khẩu. Giá trị sản xuất của ngành chăn
nuôi đạt mức tăng trưởng khá cao vào khoảng 5,4% bình qn hàng năm, trong khi
đó tổng sản xuất nơng nghiệp chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,5% hàng năm.
Kể từ năm 2000, đàn gia súc, gia cầm của nước ta không ngừng tăng lên.
Bảng 2.4. Số lượng gia súc, gia cầm của Việt Nam
qua những năm gần đây
Năm

Trâu

Bị

Lợn


Ngựa

Dê, Cừu

Gia cầm
(nghìn con)

Con

2013

2,559,539

5,156,727

26,264,408

79,016 1,466,251

317,696.1

2014

2,521,609

5,234,298

26,761,576


66,923 1,602,601

327,696.5

2015

2,523,660

5,367,078

27,751,010

62,559 1,885,247

341,906

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)

Những năm gần đây, trang trại chăn nuôi phát triển nhanh về số lượng,
chủng loại và quy mơ. Ta có thể thấy rằng các trang trại tập trung không đồng
đều giữa các vùng với nhau.

8


Bảng 2.5. Phân bố trang trại chăn nuôi phân theo vùng miền năm 2016
Vùng miền

Trang trại chăn nuôi


CẢ NƯỚC

29.389

Đồng bằng sơng Hồng
Đơng Nam Bộ

7.258
6.727

Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

1.637
3.145

Tây Nguyên
Đồng bằng sông Cửu Long

3.275
7.347
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)

Tính đến hết năm 2016 cả nước có trên 4,9 triệu hộ có chăn nuôi lợn, tổng
đàn lợn của nước ta khoảng hơn 26 triệu con. Tính chung 3 vùng ở miền Bắc và
miền Trung chiếm hơn 80% tổng số hộ có ni lợn.
2.2.3. Tình hình phát triển chăn ni trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Theo báo cáo của các địa phương, toàn tỉnh có 455 trang trại và gia trại
chăn ni lợn với số lượng nuôi 68,3 ngàn con/năm. Chăn nuôi gia cầm có 473
trang trại, gia trại với số lượng vật ni hơn 1,23 triệu con/năm; chăn ni trâu

bị có 62 trang trại, gia trại...Tuy nhiên chăn nuôi nhỏ theo phương thức tận dụng
trong nơng hộ cịn chiếm tỷ trọng lớn (có 97,4% số trâu bò, 83,1% đàn lợn và
72,4% tổng đàn gia cầm được chăn nuôi theo quy mô hộ).
Thực trạng trên cho thấy, ngành chăn nuôi Bắc Ninh đa phần là hình thức
chăn ni sản xuất nhỏ lẻ, phụ thuộc phần lớn và việc nhập khẩu giống và thức ăn
từ nước ngồi. Tình trạng bệnh tật cịn phổ biến trong các hộ chăn nuôi, khả năng
và ý thức bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm, bảo vệ mơi trường cịn chưa cao.
Cũng do hình thức chăn ni quy mơ nhỏ, phân tán, gây khó khăn cho các cơ quan
chức năng trong việc quản lý dịch bệnh và vệ sinh an tồn thực phẩm trong quản lý
giết mổ, mơi trường bị ô nhiễm… vẫn là hiện tượng khá phổ biến trong chăn ni
lợn, gà, trâu, bị tại các địa phương hiện nay. Những đặc điểm này không những
khiến cho năng suất và sản lượng của ngành chăn nuôi đều thấp, mà ngay cả vấn
đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khá nan giải, đây là yếu điểm khi hội nhập.
Hiện nay chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đã không cịn phù hợp với tình hình khi
nhu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm, cũng như điều kiện môi trường trong
chăn ni ngày càng địi hỏi cao. Nhằm tạo “địn bẩy” để phát huy tiềm năng lợi
thế, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, tỉnh Bắc Ninh đang có
nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bảo

9


vệ môi trường. Để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh cũng
như góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chiều sâu, hiệu quả, những năm
qua, các cấp, ngành của tỉnh có sự quan tâm, đầu tư đúng mức vào phát triển
chăn nuôi. Từ khi Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính
phủ ban hành, tỉnh đã tích cực triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến
khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Hiện nay, các doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được
miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của nhà

nước; hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân; miễn, giảm tiền sử
dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực,
phát triển thị trường và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến,
bảo quản nông sản thực phẩm...
Theo Quyết định số 318 /2014/QĐ-UBND của tỉnh, các doanh nghiệp, cá
nhân đầu tư vào chăn ni cịn được hưởng chính sách đặc thù về cơ sở hạ tầng,
giống, trang thiết bị; hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, vật tư, cơng tiêm
phịng 2 đợt chính/năm các bệnh: lở mồm long móng (cho lợn nái, lợn đực
giống, trâu, bị), bệnh tai xanh, bệnh dịch tả (cho lợn nái, lợn đực giống), bệnh
dại (cho đàn chó, mèo), bệnh cúm gia cầm (cho đàn gà, vịt, ngan). Đối với các
cơ sở giết mổ tập trung xây dựng điểm được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí
đền bù giải phóng mặt bằng theo đơn giá do nhà nước quy định. Các tổ chức,
cá nhân hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm trong các cơ sở giết mổ tập trung,
được hỗ trợ 100% kinh phí thuê mặt bằng và lệ phí kiểm dịch trong năm đầu
tiên và 50% cho năm tiếp theo...
Nhờ những chính sách hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp, cá nhân vững tin, quyết
định đầu tư, mở rộng chăn nuôi tại nơng thơn. Trong đó, nổi bật là Cơng ty Cổ
phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (xã Lạc Vệ, Tiên Du) đầu tư dây chuyền sản
xuất con giống, trứng, thịt gia súc, gia cầm cơng nghệ cao, góp phần giải phóng
sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Với dây chuyền sản xuất, chế
biến có cơng suất thiết kế lớn nên đòi hỏi nguồn cung nguyên liệu dồi dào, Cơng
ty đang tích cực ký hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các trang
trại, các hộ chăn nuôi trong tỉnh để chủ động nguồn nguyên liệu...
Trang trại chăn ni lợn tập trung theo hướng hàng hóa của anh Nguyễn
Văn Đẩu (phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn) với hệ thống trang thiết bị hiện
đại, 2 khu trang trại trên diện tích 6ha của gia đình anh đang có quy mơ ni 900

10



lợn nái ngoại, 30 lợn đực và hơn 4.000 lợn thịt thương phẩm; xung quanh chuồng
trại là các bể Biogas liên thông xử lý nước thải và ao cá điều hịa khơng khí,
trung bình mỗi năm, gia đình anh xuất bán từ 1.200-1.400 tấn lợn hơi thương
phẩm, doanh thu đạt 70-80 tỷ đồng/năm...
Mặt khác cịn một số trang trại trình độ sản xuất cịn lạc hậu, ngồi số ít
trang trại đầu tư khá bài bản còn lại hầu hết các hộ chăn nuôi tận dụng và bán
công nghiệp, năng suất lao động thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa
đồng bộ; mặt bằng phục chăn nuôi hạn hẹp vì đất nơng nghiệp ngày càng giảm
do u cầu của cơng nghiệp, đơ thị hóa… gây khó khăn trong việc ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, nên sức cạnh tranh trong ngành chăn
ni thấp, khó cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
2.3. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NI TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Các hình thức và các biện pháp quản lý chất thải chăn ni
Ở Việt Nam, các hình thức xử lý chất thải chăn ni có tính đặc trưng cho
các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên theo số liệu điều tra của Đào Tiến Khuynh
(2010) thì có 6 kiểu hình và mức độ xử lý cơ bản như sau:
Bảng 2.6. Tổng hợp các giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi của các trang
trại được điều tra theo vùng miền
Vùng, miền
TT

Tiêu chí phân loại

Đồng bằng
Số
T.trại

Tỉ lệ
(%)


Số
T.trại

Tỉ lệ
(%)

162

Ven biển
Số
T.trại

Tỉ lệ
(%)

Tổng số
Hầm biogas
Số lượng hầm biogas
Hầm biogas đạt thể tích

147
66

15,9
44,9

21
12

13,0

57,1

89
41

13,0
46,0

2

Sử dụng men vi sinh

254

27,5

26

16,0

211

30,7

3

Ao sinh học (kết hợp nuôi cá)

375


40,6

37

22,8

220

32,0

4

Hầm biogas kết hợp ao sinh học
(ni cá)

187

20,2

24

14,8

142

20,7

5

Hầm biogas đạt thể tích

Làm phân bón

84
147

44,9
15,9

17
41

70,8
25,3

60
146

42,3
21,3

6

Thải trực tiếp ra môi trường

68

7,4

39


24,1

90

13,0

1

924

Trung du và
miền núi

687

Nguồn: Đào Tiến Khuynh (2010)

11


Sử dụng hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi:
Qua thực tế điều tra từ 1.733 trang trại trên địa bàn tồn tỉnh có
610/1.733 trang trại (chiếm 34,4%) áp dụng cơng nghệ khí sinh học biogas để
xử lý chất thải chăn ni. Ở thời điểm điều tra đó, hầu hết các hầm biogas đều
hoạt động (có 01 hầm bị hỏng). Theo tính tốn của chi cục Bảo vệ Mơi trường
về dung tích hầm biogas đủ để xử lý chất thải chăn nuôi, số lượng hầm biogas
đạt yêu cầu về thể tích để xử lý chất thải là 268/610 hầm (chiếm 45,9%), hơn
một nửa lượng hầm biogas cịn lại khơng đạt u cầu, khơng có chức năng để
xử lý chất thải chăn ni mà chỉ để chứa phân. Đồng bằng có số hộ xây dựng
hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi là 147 chiếm tỉ lệ 15,9% tổng số trang

trại được điều tra, số hầm đạt thể tích chỉ chiếm 44,9% số hộ có hầm biogas.
Miền núi và trung du có hộ xây dựng hầm biogas là 21 chiếm tỉ lệ 13% tổng
số trang trại đc điều tra, số hầm đạt thể tích chỉ chiếm 57,1% số hộ có hầm
biogas. Vùng ven biển có số hộ xây dựng hầm biogas là 89 chiếm tỉ lệ 13%
tổng số trang trại được điều tra, số hầm đạt thể tích chỉ chiếm 46,0% số hộ có
hầm biogas.
Sử dụng men vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi:
Cũng theo số liệu điều tra từ 1.733 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên
tồn địa bàn tỉnh thì số lượng các trang trại sử dụng men vi sinh và thuốc sát khuẩn,
khử trùng là 491 (chiếm 27,69%). Trong đó, đồng bằng chiếm tỉ lệ 27,5%; miền núi
và trung du chiếm 16%; ven biển chiếm 30,7%.
Chất thải chăn nuôi được sử lý bằng ao sinh học (kết hợp nuôi cá):
Qua thực tế điều tra từ 1.733 trang trại có 632 trang trại xử lý chất thải chăn
ni bằng ao sinh học có kết hợp ni cá. Đồng bằng có số hộ xử lý chất thải chăn
nuôi bằng ao sinh học (kết hợp nuôi cá) là 375 (chiếm 40,6%). Miền núi và trung su
có số hộ xử lý chất thải chăn nuôi bằng ao sinh học (kết hợp nuôi cá) là 37 (chiếm
22,8%). Vùng ven biển có số hộ xử lý chất thải chăn ni bằng ao sinh học (kết hợp
nuôi cá) là 220 chiếm tỉ lệ 32%.
Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng hầm biogas kết hợp với ao sinh học
(ni cá):
Có 353/1.733 trang trại được điều tra xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm
biogas, nước sau hầm biogas được xử lý bằng ao sinh học kết hợp nuôi cá.

12


Đồng bằng có số hộ xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas kết hợp với ao
nuôi cá là 187 chiếm 20,2%, tỉ lệ hầm đạt thể tích chiếm 14,9%; miền núi và
trung du có 24 hộ chiếm 14,8%, tỉ lệ hầm đạt thể tích chiếm 70,8%; vùng ven
biển có 142 hộ chiếm 20,7%, tỉ lệ hầm đạt thể tích chiếm 42,3%.

Sử dụng chất thải chăn ni làm phân bón:
Có 353/1.733 trang trại được điều tra sử sụng chất thải chăn ni làm phân
bón. Trong đó: đồng bằng có số trang trại sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân
bón là 147 chiềm 15,9%; miền núi và trung du có 41 hộ chiếm 25,3%; vùng ven
biển có 146 hộ chiếm 21,3%.
Chất thải chăn nuôi không qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường:
Trong 1.733 trang trại được điều tr có 197 trang trại khơng sử dụng giải
pháp xử lý chất thải chăn nuôi, thải trực tiếp ra môi trường. Đồng bằng có 68
trang trại, miền núi và trung du có 39 trang trại và ven biển có 90 trang trại.
Theo đánh giá bằng cảm quan từ số liệu về quy mơ đàn, diện tích ao sinh học
và hầm biogas,…cho thấy số lượng hầm biogas đạt hiệu quả rất thấp, nước tại
một số ao sinh học có màu đen, bốc mùi hôi thối. Chất thải chăn nuôi được
thải trực tiếp ra cống rãnh, mương tiêu thốt nước, làm ơ nhiễm môi trường
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh. Từ thực tế về
công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên
địa bàn tồn tỉnh, vấn đề ơ nhiễm môi trường do các trang trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm gây ra là không thể tránh khỏi.
Hiện nay ở nước ta, phần lớn chất thải chăn nuôi được sử dụng làm phân
bón, việc xử lý chất thải chăn ni có sự khác nhau theo quy mơ chăn ni. Với
quy mơ chăn ni trang trại thì việc xử lý chất thải chăn ni được coi trọng
hơn, cịn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gắn liền với sản xuất nông nghiệp, chất
thải chăn ni chủ yếu được trực tiếp bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá...
Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn.
Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng các biện
pháp chủ yếu: trực tiếp xả ra kênh mương và ao, hồ; ủ làm phân bón; xử lý
bằng cơng nghệ khí sinh học (biogas). Bên cạnh đó, cịn có một số phương pháp
khác như xử lý bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗng nước, bèo lục bình…), hồ
sinh học, ủ phân truyền.

13



Bảng 2.7. Thực trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Quản lý và xử lý chất thải vật
nuôi

Chăn nuôi trang trại

Chăn nuôi nông hộ

SL mẫu

SL mẫu

điều tra

Tỷ lệ %

điều tra

Tỷ lệ %

Có đánh giá tác động mơi trường

1.047

2,8

Có cam kết BVMT
Có xử lý chất thải bằng Biogas


5.098
24.729

13,8
66,9

36.599
506.988

0,6
8,7

Có xử lý chất thải truyền thống
(ủ, bán, nuôi cá, tưới cây)

11.626

31,5

4.009.883

68,3

Chất thải vật nuôi không xử lý

602

1,6


1.357.292

23,1

Nguồn: Đào Tiến Khuynh (2010)

Do nhiều nguyên nhân khiến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn ni vẫn cịn nhiều mặt tiêu cực, tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường của một
số cơ sở chăn nuôi lớn và chăn nuôi trong khu dân cư vẫn chưa được khắc phục
triệt để và có chiều hướng gia tăng.
2.3.2. Các văn bản pháp lý quản lý chất thải chăn nuôi
Từ những bức xúc về hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi đang
ngày càng có xu hướng gia tăng như hiện nay, Quốc Hội, Chính Phủ, Bộ Nông
nghiệp và PTNT và nhiều Bộ, ngành liên quan đã cùng quyết tâm chỉ đạo,
phối hợp quản lý tốt mơi trường trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản
xuất chăn ni nói riêng.
Thực ra, cơng tác bảo vệ môi trường chăn nuôi được lồng ghép chỉ đạo từ
nhiều văn bản như các Thông tư hướng dẫn quản lý trâu, bị, heo, dê đực giống,
các Thơng tư hướng dẫn kiểm soát giết mổ, chế biến vệ sinh gia súc, gia cầm,
Thông tư quy định các điều kiện vệ sinh thú y trong ấp, nở gia cầm, … các văn
bản chỉ đạo kỹ thuật như văn bản chỉ đạo phòng chống rét, chống nóng cho gia
súc, gia cầm, văn bản hướng dẫn xây dựng các hố chôn tiêu hủy gia súc, gia cầm
bị bệnh, … nhưng khái quát và quy định chặt chẽ mang tính chế tài cao thì có thể
coi sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và hàng loạt các văn bản quy
phạm pháp luật sau đó là mốc đánh dấu quan trọng cho cơng tác xây dựng thể
chế, chính sách về lĩnh vực bảo vệ mơi trường trong chăn ni.
Để có thể hình dung hệ thống thể chế, chính sách đã được xây dựng trong
thời gian gần đây nhất về công tác quản lý bảo vệ mơi trường trong chăn ni, có
thể phân theo nhóm các văn bản như sau:


14


- Nhóm các văn bản Luật do Quốc Hội ban hành;
- Nhóm các văn bản dưới luật;
- Nhóm văn bản các quy chuẩn kỹ thuật
a. Nhóm các văn bản Luật do Quốc Hội ban hành
Luật Bảo vệ môi trường 2014: Được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7
thơng qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2015. Luật này bao
gồm 170 điều được chia làm 12 chương. Trong đó có các quy định về bảo vệ mơi
trường cho các khu chăn nuôi tập trung được quy định tại các điểm a, b, c, d
khoản 3 điều 69, chương VII của Luật.
Luật hình sự (có hiệu lực 01/07/2000): Quy định các điều khoản liên quan
đến các tội phạm về môi trường và các mức phạt: Điều 182: Tội gây ô nhiễm
không khí; Điều 183: Tội gây ô nhiễm nước; Điều 184: Tội gây ô nhiễm đất;
Điều 186: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; Điều 187: Tội làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.
Luật Dân sự ( Luật số 33/2005/QH11, ngày 14/06/2005): Quy định về
trách nhiệm bảo vệ môi trường và đền bù thiệt hại đối với các chủ sở hữu tư
nhân và chủ thể gây ô nhiễm môi trường, cụ thể: Điều 263 – Nghĩa vụ của chủ
sở hữu trong việc BVMT; Điều 624 – Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm
môi trường.
Luật Tài nguyên nước (ban hàng ngày 01/06/1998): Trong Luật này có
các điều khoản quy định về bảo vệ nguồn nước có liên quan tới hoạt động chăn
ni tại các trang trại như: Điều 9 – Các hành vi bị nghiêm cấm: làm suy thoái,
cạn kiệt, ngăn cản trái phép sự lưu thông nguồn nước,...; Điều 12 – Bảo vệ nước
dưới đất (nước ngầm); Điều 13 – Bảo vệ chất lượng nước.
b. Nhóm các văn bản dưới Luật
- Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về Phát triển
kinh tế trang trại.

-Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về Quản lý
thức ăn chăn ni.
- Thơng tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 về việc Ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn ni gia
cầm an tồn sinh học.

15


×