Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÀNH TRUNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60.62.03.02

Người hướng dẫn khoa học:

GVC.TS. Kim Văn Vạn

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến
thấy hướng dẫn GVC. TS. Kim Văn Vạn, Phó trưởng khoa Thuỷ sản - Học Viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài,
đồng thời tơi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô hiện công tác tại Thuỷ sản - Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm qua.
Tôi xin cảm ơn đến các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh, Phịng Nơng nghiệp các
huyện Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Yên Phong, Gia Bình, Lương Tài, Lãnh đạo Chi
cục Thủy sản tỉnh Bắc Ninh, cùng toàn thể các đồng nghiệp trong cơ quan đã động viên,
tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn bố, mẹ, vợ, anh, em, bạn bè đã giúp đỡ và
động viên tơi trong q trình học tập cũng như thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng, song luận văn tốt nghiệp khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo của Hội đồng khoa học, thầy, cô và các bạn.

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................................ vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Extract the doctrine .......................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 3


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 3

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Nuôi cá nước ngọt trên thế giới .......................................................................... 5

2.2.

Tình hình nghiên cứu, phát triển ni cá lồng tại việt nam ................................ 6

2.2.1.

Đối tượng nuôi .................................................................................................... 7

2.2.2.

Công nghệ thức ăn. ............................................................................................. 8


2.2.3.

Công nghệ sản xuất giống cá nước ngọt ............................................................. 9

2.3.

Thực trạng phát triển thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................. 9

2.3.1.

Về kết quả nuôi cá trong ao đất và nuôi cá lồng................................................. 9

2.3.2.

Thuận lợi- khó khăn: ........................................................................................ 10

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 14
3.1.

Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 14

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 14

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 14

3.4.


Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 14

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 14

iii


3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 14

3.5.2.

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .................................................................. 16

3.5.3.

Phương pháp tích và xử lý số liệu..................................................................... 16

3.5.4.

Phương pháp phân tích tài chính mơ hình ni ................................................ 17

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 18
4.1.

Hiện trạng nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 18


4.1.1.

Số hộ ni và lao động ..................................................................................... 18

4.1.2.

Kinh nghiệm và trình độ nuôi. .......................................................................... 19

4.1.3.

Đối tượng nuôi. ................................................................................................. 20

4.1.4.

Đào tạo tập huấn khuyến nông, khuyến ngư .................................................... 22

4.1.5.

Hiện trạng hệ thống lồng nuôi .......................................................................... 23

4.1.6.

Hiện trạng về kỹ thuật thả giống, thức ăn, vốn đầu tư và quản lý .................... 24

4.1.7.

Tình hình dịch bệnh .......................................................................................... 28

4.1.8.


Thị trường tiêu thụ sản phẩm ............................................................................ 31

4.1.9.

Thu hoạch ......................................................................................................... 33

4.1.10. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ phát triển nuôi cá lồng. .................................. 33
4.2.

Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng trên sơng ............................................ 34

4.2.1.

Phân tích hiệu quả kinh tế mơ hình ni cá trắm cỏ......................................... 34

4.2.2.

Phân tích hiệu quả kinh tế mơ hình ni cá Nheo mỹ: ..................................... 37

4.2.3.

Phân tích hiệu quả kinh tế mơ hình ni cá Điêu lồng ..................................... 38

4.3.

So sánh hiệu quả các mơ hình ni cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh ......................... 40

4.4.


Đánh giá tổ chức quản lý và thể chế chính sách phát triển nghề ni cá
lồng tại Bắc Ninh .............................................................................................. 41

4.4.1.

Hiện trạng về tổ chức quản lý ........................................................................... 41

4.4.2.

Chính sách phát triển ni cá lồng trên sông .................................................... 41

4.4.3.

Đánh giá những tác động của nghề nuôi cá lồng trên sông .............................. 42

4.4.4.

Đánh giá những mặt thuận lợi và kho khăn đối với việc phát triển nuôi cá
lồng tại tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................... 43

4.5.

Các giải pháp phát triển nghề nuôi cá lồng tại Bắc Ninh ................................. 44

4.5.1.

Giải pháp cơ chế chính sách ............................................................................. 44

4.5.2.


Giải pháp về cơ sở hạ tầng dịch vụ hỗ trợ phát triển nghề nuôi cá lồng bè ............. 45

4.5.3.

Giải pháp kỹ thuật trong nuôi cá lồng theo hướng bền vững. ........................... 47

iv


4.5.4.

Giải phát triển nguồn nhân lực phục vụ nuôi cá lồng trên sông ....................... 48

4.5.5.

Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi cá lồng ......................... 49

4.5.6.

Giải pháp tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường
liên kết trong sản xuất, tiệu thụ sản phẩm cho các hộ nuôi cá lồng.................. 49

Phần 5. Kết luận và đề xuất ......................................................................................... 51
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 51

5.2.

Đề xuất .............................................................................................................. 52


Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 54
Phụ lục .......................................................................................................................... 56

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
CĐ-ĐH

Cao đẳng - Đại học

CN-XDCB

Công nghiệp- Xây dựng cơ bản

DBSH

Đồng bằng Sông hồng

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc

FCR

Hệ số hoán chuyển thức ăn


GDP

Tổng sản phẩm nội địa

HH

Hàng hoá

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ Thuật

LSTĐ

Lãi xuất đầu tư

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

NBNPTNT


Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

NCNTTS

Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

PTCS

Cấp phổ thông cơ sở

PTNT

Phát triển nông thôn

PTTH

Cấp phổ thông trung học

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam




Quyết định

SD

Độ lệch chuẩn

SX

Sản xuất

SXCĐ

Sản xuất cố định

TSCĐ

Tài sản cố định

TT

Thông tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1.

Số hộ và lao động nuôi cá lồng trên sơng .................................................. 18

Bảng 4.2.

Kinh nghiệm và trình độ ni cá ............................................................... 19

Bảng 4.3.

Nhóm hộ phân theo từng đối tượng cá nuôi thương phẩm ........................ 20

Bảng 4.4.

Số lồng nuôi cá theo các đơn vị hành chính .............................................. 21

Bảng 4.5.

Đánh giá mức độ tiếp cận KHKT của hộ nuôi cá lồng.............................. 22

Bảng 4.6.

Tình hình sử dụng con giống của các hộ điều tra ...................................... 24

Bảng 4.7.

Mật độ và kích cỡ cá giống thả.................................................................. 25


Bảng 4.8.

Thời gian và lượng thức ăn cho cá ............................................................ 26

Bảng 4.9.

Thực trạng vay vốn của các hộ nuôi cá lồng ............................................. 27

Bảng 4.10. Tỷ lệ cá bị bệnh chết tại các lồng nuôi ...................................................... 29
Bảng 4.11. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của hộ nuôi cá lồng .................................... 32
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ nuôi cá lồng về tiêu thụ sản phẩm .................................. 32
Bảng 4.13. Một số thơng số kỹ thuật mơ hình ni cá trắm cỏ (n = 60) ..................... 34
Bảng 4.14. Chi phí đầu tư ban đầu làm lồng nuôi cá (n=60) ....................................... 35
Bảng 4.15. Chi phí cho hoạt động sản xuất mơ hình ni cá Trắm cỏ (n=60) ............ 35
Bảng 4.16. Phân tích hiệu quả mơ hình ni cá Trắm cỏ ............................................ 36
Bảng 4.17. Một số thơng số kỹ thuật chính mơ hình ni cá Nheo mỹ (n=38) ........... 37
Bảng 4.18. Phân tích hiệu quả mơ hình ni nheo mỹ trong lồng (n=38) ................... 38
Bảng 4.19. Một số thông số kỹ thuật mô hình ni cá Điêu hồng (n= 26) .................. 38
Bảng 4.20. Chi phí hoạt động sản xuất mơ hình ni cá Điêu hồng (n=26)................ 39
Bảng 4.21. Kết quả phân tích so sánh các mơ hình ni cá lồng................................. 40

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Tỉ lệ và cơ cấu cá ni thương phẩm ........................................................... 20
Hình 4.2. Tỉ lệ cá thả ni theo số lồng ....................................................................... 21
Hình 4.3. Tỉ lệ sử dụng thức ăn ni cá ...................................................................... 26

Hình 4.4. Thời điểm xuất hiện bệnh ............................................................................ 30

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Luận văn này cung cấp thơng tin khoa học về hiện trạng và đề xuất giải pháp
phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu có thể giúp
người ni, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành xây dựng và triển khai các giải
pháp quản lý, định hướng quy hoạch, hỗ trợ chính sách nhằm phát triển bền vững hơn.
Kết quả nghiên cứu từ 7/2016 - 01/2017 đối với 60 hộ, thuộc 25 thôn, 15 xã, 6
huyện đang nuôi cá lồng trên sơng Cầu, sơng Đuống, Sơng Thái Bình. Cho thấy trong
60 hộ ni có 973 ơ lồng, số hộ ni tập trung ở huyện Lương Tài 23 hộ chiếm 38,33%;
bình quân có 3,58±0,34 lao động/hộ, độ tuổi lao động là 46,72±2,80 tuổi, tỷ lệ lao động
nam chiếm 93,75%; số hộ có kinh nghiệm ni từ 2-3 năm chiếm 70,82%, số hộ được
tập huấn kỹ thuật chiếm 82,55%; lao động có trình độ PTTH chiếm 60%. Đối tượng cá
Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella được nuôi nhiều nhất chiếm 37,72%. Vật liệu làm
lồng được làm từ kẽm, sắt, phao nổi, lưới và có 2 loại lồng ni được sử dụng phổ biến
có kích cỡ 6m x 6m x 3m chiếm 51,67% và kích cỡ 9m x 6m x 3m chiếm 71,12%.
Nhu cầu cá giống cho nuôi cá lồng khoảng 3-3,5 triệu con, tuy nhiên cá giống
cung cấp từ ngoài tỉnh chiếm 68,4%, đặc biệt có 100% cá Điêu hồng, cá Nheo đang
ni được nhập về từ Trung Quốc, Đài Loan và có 75% cá giống thả nuôi không kiểm
tra, kiểm dịch chất lượng trước khi thả. Kích cỡ cá giống thả cá Trắm cỏ
Ctenopharyngodon idella lớn nhất TB= 365,4±195gram/con, nhỏ nhất là cá Nheo mỹ
Ictalurus punctatus
TB=22±3,58gram/con. Thời gian thả giống cá Trắm cỏ
Ctenopharyngodon idella từ tháng 3-5; cá Rô phi Oreochromis (cá Điêu hồng, cá Rô
phi vằn) và cá Nheo mỹ Ictalurus punctatus từ tháng 3-6. Thức ăn công nghiệp chiếm
95%, số lần cho cá ăn lúc còn nhỏ là 2-3 lần/ngày và lượng thức ăn/ngày căn cứ theo

khố lượng cá có trong lồng.
Về vốn sản xuất, có 100% hộ ni có sử dụng nguồn vốn vay, trong đó hộ vay
vốn của Ngân hàng Nơng nghiệp và PTNT huyện, Ngân hàng chính sách xã hội chiếm
19,05%, vay từ người quen hoặc người thân chiếm 80,95 %. Mức lãi xuất của các ngân
hàng từ 6,6 - 7,8%/năm. Từ năm 2015, chính sách hỗ trợ vật tư làm lồng cho các hộ
nuôi theo Quyết định số 318/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh đã phần nào giúp các hộ ni cá
lồng có điều kiện phát triển sản xuất.
Về tình hình dịch bệnh: thiệt hại trung bình của các hộ là 12,69%, bệnh nhiều
nhất trên cá Điêu hồng chiếm 15,29%. Một số bệnh thường gặp do vi khuẩn
Edwardsiella sp ở đối tượng cá Nheo Mỹ; bệnh do liên cầu khuẩn Streptococcus sp gây
bệnh lồi mắt cá Điêu hồng, ngoài 2 bệnh trên cịn có bệnh Trùng quả dưa, nấm, xuất

ix


huyết trên cá Trắm cỏ. Thời gian cá bị bệnh từ tháng 2- 4 và từ tháng 5-9 (dương lịch),
nhưng tập trung vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Số hộ sử dụng vơi và hố chất phịng
bệnh chiếm 53,33%; một số loại thuốc trị bệnh được sử dụng như: Tỏi xay, Doxycilin,
Oxytetraxylin, Steptomyxine, Amoxiline…
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cá lồng khá tốt, 100% sản phẩm được bán qua
thương lái để tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải
Phòng, Hải Dương và đi các tỉnh miền trung. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được của các hộ
ni cá cịn thấp do phải bán qua thương lái trong khi địa phương chưa có hoạt động hỗ
trợ tiêu thụ sản phẩm hiệu quả giúp người sản xuất.
Cá thu hoạch tồn bộ khi đạt kích thước thương phẩm, tập trung vào các tháng
3-4 và tháng 10-12. kích cỡ cá Điêu hồng, Rơ phi sẽ thu hoạch khi đạt trọng lượng 0,81,5kg/con; cá Nheo mỹ, cá Trắm cỏ 3,2-7,2kg/con.
Về hiệu quả kinh tế trong 3 đối tượng nuôi (cá Trắm cỏ, cá Nheo mỹ, cá Điêu
hồng) được điều tra cho thấy:
- Chi phí đầu tư ban đầu xây dựng lồng trung bình là 18.640.000±4.795.000
đồng/lồng.

- Chi phí đầu tư sản xuất cao nhất khi nuôi cá nheo mỹ trung bình là
262.494.000 ± 23.999.000 đồng/vụ,
- Tổng thu khi ni cá trắm cỏ đạt cao nhất trung bình 319.484.000
±26.401.000đồng/vụ/lồng và đạt tỷ suất lợi nhuận khi nuôi cá trắm cỏ đạt nhất so với
nuôi cá Nheo mỹ, cá Điêu hồng (P < 0.05).
Tóm lại: nghề ni cá lồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới được phát triển trong
3 năm trở lại đây, có nhiều tiềm năng để phát triển do có điều kiện tự nhiên thuận lợi,
UBND tỉnh có sự quan tâm hỗ trợ về chính sách. Phát triển nuôi cá lồng trên sông đã
mở ra hướng đi mới góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập, mức sống của dân cư
vùng ven sông Đuống, sông Thái Bình, góp vào phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản…ngoài ra, thúc đẩy phát triển ngành sản xuất thức ăn, sản xuất kinh doanh
giống thủy sản, thuốc, hố chất phịng trị bệnh. Tuy nhiên, do phát triển nhanh, không
theo quy hoạch, thiếu kỹ thuật; cơ sở hạ tầng, dịch vụ cịn hạn chế (đường giao thơng,
đường điện) vì vậy đã ảnh hưởng và khó khăn cho công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất,
hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại vẫn còn thấp và chưa ổn định, thiếu bền vững... vì
vậy, trong những năm tới cần rà sốt lại việc phát triển ni cá lồng, có định hướng quy
hoạch, đề xuất giải pháp quản lý, tổ chức sản xuất giống, tiêu thụ sản phẩm, giám sát
môi trường, quản lý dịch bệnh… được tốt hơn nhằm phát triển nghề nuôi cá lồng trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững.

x


EXTRACT THE DOCTRINE

This thesis provides scientific information on current status and proposed
solutions for developing cage culture in Bac Ninh province. Research results can help
farmers, specialized state management agencies develop and implement management
solutions, planning orientation, policy support for sustainable development.
Research results from 7/2016 - 01/2017 for 60 households in 25 villages, 15

communes and 6 districts raising cage fishes on Cau River, Duong River and Thai Binh
River. It was found that there were 973 cages in the 60 households, 23 households in the
Luong Tai district, accounting for 38.33%; On average 3.58 ± 0.34 laborers / household,
working age is 46.72 ± 2.80 years old, the male labor rate is 93.75%; Number of
households with 2-3 years experience in aquaculture accounts for 70.82%; technically
trained households account for 82.55%; 60% of high school graduates.
Ctenopharyngodon idella grass carp is the most common species, accounting for
37.72%. Cage materials are made from zinc, iron, float and net and there are 2
commonly used cages of size 6m x 6m x 3m, accounting for 51.67% and 9m x 6m x
3m, accounting for 71, twelfth%.
The demand for fingerlings for cage fish farming is about 3-3.5 million, but the
seed supply from outside the province accounts for 68.4%, especially 100% of red
snapper and catfish are imported from China, Taiwan and 75% of breeding stock does
not check, quarantine quality before stocking. Larva size of Ctenopharyngodon idella
was highest at TB = 365.4 ± 195gram / head, smallest was Ictalurus punctatus TB = 22
± 3.58gram / head. Time of stocking Ctenopharyngodon idella grass carp from May 3-5;
Tilapia Oreochromis (pink tilapia, tilapia) and Ictalurus punctatus from March to June.
Industrial feed accounted for 95%, the number of feeds for young fish was 2-3 times a
day and the amount of feeds per day was based on the amount of fish contained in the
cage.
In terms of production capital, 100% of the households use loans, of which the
households borrowed capital from the Bank for Agriculture and Rural Development
(MARD), the Social Policy Bank (19.05%), loans from acquaintances or relatives
Accounting for 80.95%. Interest rates of banks from 6.6 to 7.8% per year. From 2015,
the policy of supporting materials for cages for farming households in accordance with
Decision No. 318 / QĐ-UBND of Bac Ninh province has partly helped cage fish
farmers to develop production.
About disease situation: the average loss of the household is 12.69%, the most
disease on the pink fish accounted for 15.29%. Some common diseases caused by


xi


Edwardsiella sp. Streptococcus spongiform disease causes pink-cheeked anthracnose, in
addition to the above two diseases, there is melon, fungus and hemorrhage in grass carp.
Fish disease occurs from February to April and from May to August (calendar year), but
concentrated in late March and early April. Number of households using lime and
preventive chemicals accounted for 53.33%; Some medicines used are: Garlic,
Doxycilin, Oxytetraxiline, Steptomyxine, Amoxiline ...
The market for cage fish products is quite good, 100% of products are sold
through traders for consumption in the provinces and neighboring provinces such as
Hanoi, Thai Nguyen, Hai Phong, Hai Duong and to the central provinces. However, the
profitability of fish farming households is low due to the fact that they have to sell
through traders while localities do not have effective product support to help producers.
Fish harvested at full size, focusing on 3-4 months and 10-12 months. Size of
red snapper, tilapia will harvest when the weight of 0.8-1.5kg / child; Fine fish, grass
carp 3.2-7.2kg / fish.
Regarding the economic efficiency of 3 species (grass carp, amoeba, red
snapper), it was found that:
- The initial investment for construction of an average cage was 18,640,000 ±
4,795,000 VND / cage.
- The highest production investment cost for raising catfish in America was
262,494,000 VND 23,999,000 / crop,
- Total income of grass carp was highest at 319,484,000 ± 26,401,000 VND /
crop / cage and the highest rate of profit was obtained when using grass carp, 0.05).
In short, the fish cage culture in Bac Ninh province has been developed in the
last 3 years, with great potential for development thanks to the favorable natural
conditions. The development of cage fish culture on the river has opened up a new way
to contribute to job creation and income generation, the living standards of people living
along Duong River and Thai Binh River, contributing to socio-economic development,

Fishery ... in addition, promoting the development of food production, production and
trading of aquatic breeds, drugs, chemicals for disease prevention. However, due to
rapid development, not under planning, lack of technology; Infrastructure and services
are limited (roads, electricity lines), so it is difficult to manage and direct the production
and the socio-economic efficiency is still low. Therefore, in the coming years, it is
necessary to review the development of cage fish culture, orienting the planning,
proposing solutions to management, organization of seed production and consumption.
Products, environmental monitoring, disease management ... are better to develop fish
farming cage in Bac Ninh province towards sustainable.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước cho ni trồng thuỷ sản.
Cả nước có 2.900 con sơng, rạch lớn nhỏ, các sông rạch này tập trung nước vào
112 cửa sơng lớn đổ ra biển. Nước ta có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông
Hồng và hệ thống sông MêKông, kết hợp với các hệ thống sơng vừa và nhỏ tạo
lên mạng lưới sơng ngịi dày đặc, cung cấp nước mặt và nguồn nước cho phát
triển ni trồng thuỷ sản. Ngồi ra, Việt Nam cịn có hệ thống hồ thuỷ lợi, hồ
chứa thuỷ điện có tiềm năng lớn về mặt nước với 120.000ha ao hồ nhỏ;
340.000ha hồ chứa nước đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi cá lồng
bè trên sông và hồ chứa mang lại hiệu quả kinh tế (Bộ Nông nghiệp và PTNT,
tháng 9/2015).
Tỉnh Bắc Ninh có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, mật độ khá cao từ
1,0-1,2km/km2 với 3 hệ thống sông lớn chảy qua sông Đuống, sông Cầu, sơng
Thái Bình.
- Sơng Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh
Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3. Tại Bến Hồ, mực nước

cao nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng
chảy vào mùa mưa là 3053,7m3/s và mùa khô là 728m3/s.
- Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc
Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc
Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Tại Đáp Cầu, mực
nước cao nhất ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng
dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 1288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s.
- Sơng Thái Bình: Thuộc hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình, sơng có
chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng
lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3. Do phần lớn lưu vực sông bắt
nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đơng Bắc, đất đai bị xói mịn nhiều nên hàm
lượng phù sa lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy
nông nên sông Thái Bình là một trong những sơng có lượng phù sa bồi đắp nhiều
nhất. Tại trạm thủy văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng
2224,71m3/s và vào mùa khô là 336,45m3/s.

1


Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn có sơng Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh,
một phần của sơng có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với
thành phố Hà Nội. Với hệ thống sông ngịi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt
dồi dào, thủy văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng
tác tưới và tiêu thốt nước trên địa bàn tồn tỉnh (Sở Nơng nghiệp và PTNT Bắc
Ninh, 2015).
Chất lượng nguồn nước tại các sông Đuống, sơng Cầu, sơng Thái Bình
qua kết quả khảo, theo dõi môi trường nước từ năm 2012 đến nay nguồn nước tại
các khu vực đặt lồng ni có nguồn nước ln đảm bảo một số yếu tố như:
COD= 5-6,2mg/lít, BOD= 3,5-4,15mg/lít, NH3=0,014-0,02mg/lít, H2S=0,020,04mg/lit, Ơxy=4,46-5,9mg/lit, Độ pH=6-8, nhiệt độ và các yếu tố môi trường
khác phù hợp với điều kiện sống của cá (Trung tâm quan trắc môi trường, năm

2012-2015).
Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, diện tích 822,7
km2; Dân số năm 2009 là 1.035,9 nghìn người (dân nông thôn chiếm 82%), dự
báo năm 2020 đạt 1.124 nghìn người. Tồn tỉnh có 6 huyện, 1 thị xã và 1 thành
phố; 103 xã, 17 phường và 6 thị trấn.
Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang. Phía Nam giáp với tỉnh Hưng Yên và
một phần của thủ đô Hà Nội. Phía đơng giáp với tỉnh Hải Dương và phía tây giáp
với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, tam
giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Có nhiều tuyến
đường giao thơng quan trọng chạy qua như Quốc lộ 1, Quốc lộ 18, đường sắt Hà
Nội-Lạng Sơn; các tuyến đường thuỷ như: Sông Đuống, Sông Cầu, Sơng Thái
Bình rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hố và giao lưu với các tỉnh lân cận
cũng như trong cả nước (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, 2015).
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc thực hiện các chủ trương, chính
sách phát triển sản xuất thuỷ sản của Đảng và Nhà nước, UBND tỉnh Bắc Ninh
còn ban hành một số chính sách hỗ trợ nghề ni cá lồng và chỉ đạo các đơn vị,
các huyện có điều kiện về phát triển ni cá lồng rà sốt, nắm bắt tình hình để
phát triển mạnh nghề ni thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đến nay, sau 5 năm
(2011-2015) thực hiện, phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông tại tỉnh Bắc Ninh
đã mang lại kết quả đáng kể như: đã tạo ra nguồn thực phẩm ổn định từ 2.8003.000 tấn cá thương phẩm/năm, giải quyết việc làm, góp phần giảm áp lực khai
thác thuỷ sản ngoài tự nhiên làm cho nền kinh tế - xã hội của các hộ nuôi cá lồng
ven sông ngày càng phát triển (Chi cục Thuỷ sản Bắc Ninh, 2015).

2


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà nghề nuôi cá lồng đã mang lại,
nghề nuôi cá lồng hiện nay cũng cịn có những tồn tại và khó khăn như: việc phát
triển nuôi cá lồng phát triển quá nhanh và mang tính tự phát, người ni thiếu
hiểu biết về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và dịch vụ cho nghề ni cá lồng cịn nhiều

hạn chế, vì vậy đã gây tác động làm bệnh dịch phát sinh, hiệu quả kinh tế - xã hội
mang lại không ổn định, phát triển thiếu bền vững… Để quản lý, phát triển nghề nuôi
cá lồng bền vững ngày 10/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông
tư số 16/2015/TT-BNNPTNT, quy định Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về điều kiện nuôi thuỷ sản số QCVN 02 - 22: 2015/BNNPTNT đối với cơ sở
ni cá lồng/bè nước ngọt. Trong đó, quy định các điều kiện đối với tổ chức, cá
nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực nuôi cá lồng/bè nước ngọt trên phạm vi
cả nước phải đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật, quản lý nhằm phát triển an toàn,
bền vững.
Đối với tỉnh Bắc Ninh để phát huy được tiềm năng và lợi thế phát triển
nuôi cá lồng tỉnh Bắc Ninh, giải quyết những tồn tại, khó khăn trên và đảm bảo
việc phát triển nghề nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định, bền
vững, thì việc đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh để xác định những thuận lợi khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp phát
triển nuôi cá lồng theo hướng hiệu quả, bền vững trong tương lai là rất cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên nên tôi chọn đề tài:“Đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, đây là
đề tài có ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc định
hướng, xây dựng quy hoạch và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển bền vững nghề nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm tiếp theo.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Sử dụng hiệu quả tiềm năng và lợi thế nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh theo
hướng hiệu quả và bền vững. Tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho
người lao động, góp phần tích cực vào đảm bảo an ninh thực phẩm, đẩy mạnh
phát triển kinh tế của địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng nghề nuôi cá lồng tại sơng Cầu, Sơng Đuống,
Sơng Thái Bình chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh.


3


- Xác định được những thuận lợi và khó khăn; cơ hội và thách thức đối
với việc phát triển nuôi cá lồng bè tại tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi cá lồng theo hướng hiệu quả,
phù hợp với sản xuất thực tiễn ở Bắc Ninh.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Tất cả các hộ nuôi cá lồng trên sơng Cầu, sơng Đuống; Sơng Thái Bình
thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của nghề ni cá lồng trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay, từ đó bổ sung thơng tin cần thiết phục vụ cho công
tác định hướng quy hoạch phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững.
(1) Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường vùng nuôi và
tiềm năng phát triển nuôi cá lồng tại tỉnh Bắc Ninh.
(2) Đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá lồng tại sơng Cầu, sơng Đuống và
sơng Thái Bình giai đoạn 2010-2015.
(3) Đánh giá tổ chức quản lý và thể chế chính sách phát triển nghề ni cá
lồng tại tỉnh Bắc Ninh.
- So sánh hiệu quả kinh tế của một số mơ hình ni cá lồng hiện nay nhằm
rút ra đặc điểm kỹ thuật, cách thức tổ chức quản lý tác động đến hiệu quả kinh tế
của nuôi cá lồng trên sông.
- Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước; hỗ trợ về mặt cơ chế
chính sách; cơ sở hạ tầng dịch vụ hỗ trợ nghề nuôi cá lồng (con giống, vốn, thức
ăn); kỹ thuật; nhân lực; tiêu thụ sản phẩm cho phát triển nuôi cá lồng trên sông.

4



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT TRÊN THẾ GIỚI
Theo thống kê của FAO, sản lượng cá nuôi nước ngọt năm 2012 trên thế
giới đạt 41.946 triệu tấn, chiếm 57,9% sản lượng ni trồng thuỷ sản tồn cầu.
Sản lượng thuỷ sản nước ngọt tăng chủ yếu do sự đóng góp của cá có vẩy, chiếm
92%, tương đương 38.599 triệu tấn. Động vật giáp xác chiếm 6% và các lồi
khác chỉ đóng góp 2%. Ni trồng thủy sản nước ngọt đóng góp to lớn trong việc
cung cấp nguồn protein cho con người, đặc biệt là người dân ở các nước đang
phát triển như châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Qua các hoạt động thúc đẩy
sự phát triển bền vững, nuôi trồng thủy sản nước ngọt được trơng đợi sẽ đóng
góp vai trị hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo đáp ứng
nhu cầu thủy sản ngày càng tăng do dân số tăng nhanh tại các nước đang phát
triển trong thời gian tới (fistenet.gov.vn).
Nghề ni cá lồng có nguồn gốc từ những nước Nam Á, theo các tài liệu
ghi chép, nghề nuôi cá lồng được phát triển độc lập ở ít nhất 2 nước khác nhau.
Pantule (1979) đã ghi được những phương pháp cổ điển nhất ở Campuchia, mà ở
đó những người dân ở vùng biển hồ Tollesap đã nhốt giữ các loài cá Trê, cá
Nheo và các loài cá khác trong lồng hay rổ bằng tre cho đến khi chúng được
mang ra chợ bán. Trong lúc nhốt, chúng vẫn được cho ăn bằng các loại thực
phẩm thừa của nhà bếp hoặc các loại phụ phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến
và người ta thấy cá vẫn sinh trưởng tốt.
Hơn 70 năm trước đây biện pháp nuôi này lần đầu tiên được xuất hiện trên
các tạp chí chuyên ngành và cũng kể từ đó nó đã được tiếp nhận và phát triển
nhanh chóng thành hình thức ni lồng hiện nay. Đến nay kỹ thuật ni cá lồng
đã phát triển lên một trình độ mới kể cả về lượng và chất; phát triển trên quy mơ
tồn thế giới. Hiện nay theo thống kê đã có trên 40 nước đã áp dụng biện pháp
này (Chiu Lao and Kwei Lin, 2000). Cocle (1978) đã liệt kê được hơn 70 lồi cá
khác nhau đã được ni thương phẩm hoặc thực nghiệm trong lồng. Năng suất
nuôi cá lồng ban đầu rất thấp (4-10kg/m3) nay đã được nâng lên mức 70150kg/m3 ở một số nước.
Theo (Tuấn, L.A., NT. Nho và J.Hambrey, 2000) công nghệ lồng bè nuôi

cá biển trên thế giới trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhanh, công

5


nghệ nuôi cá lồng từ kiểu lồng gỗ nuôi đơn giản, đến kiểu lồng nổi được trang bị
hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại dượng chịu sóng. Một số kiểu lồng nuôi
vùng biển hở trên thế giới như: kiểu lồng chịu sóng của Nhật Bản, kiểu lồng đại
dương của Thụy Điển, kiểu lồng đại dương của Nga, kiểu lồng đại dương của úc,
kiểu lồng đại dương của Tây Ban Nha, kiểu lồng đại dương của Nauy, kiểu lồng
đại dương của Mỹ, kiểu lồng đại dương của Trung Quốc.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN NI CÁ LỒNG TẠI
VIỆT NAM
Nghề ni cá lồng ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 40 năm, xuất hiện đầu
tiên ở Châu Đốc An Giang. Về sau nhờ có các cải tiến bổ sung nay nghề nuôi cá
lồng, bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và trở thành một trong những trung
tâm phát triển nuôi cá lồng bè trong khu vực. Đến nay, đã có hàng ngàn lồng trên
các sơng, hồ, suối; nghề ni cá lồng phát triển đã góp phần bổ sung nguồn dinh
dưỡng cho các vùng nước, giảm phần nào việc khai thác quá mức nguồn lợi cá tự
nhiên. Hiện nay, tại Việt Nam, nghề nuôi cá lồng, bè trên hồ chứa và sông đã
phát triển rộng rãi từ miền Bắc tới miền Nam (Trần Văn Vỹ và cs., 2003).
Những năm 1990 nuôi cá lồng trong nước ngọt phát triển rất nhanh tại các
điểm như: sông Hồng, sông Đáy (khu vực huyện Đan Phượng - Hà Nội), sông
Mã (khu vực huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa), sơng Lơ (khu vực Thị xã Tuyên
Quang), suối Nậm Na thuộc Thị xã Sơn La (nay là Thành phố sơn La), lịng hồ
sơng Đà (tỉnh Hịa Bình), đầm Hạ Hịa – Phú Thọ và ngay trên sông Nhuệ (nơi
chảy qua khu vực Hà Đông và Thanh Oai). Các lồng cá nuôi trước đây chủ yếu
được làm bằng tre có hình hộp chữ nhật với thể tích khoảng trên dưới 10 m3
(kích thước 2,5 m x 4 m x 1,5 m), đặt ở khu vực nước chảy (sơng, suối) và thể
tích khoảng 20-30 m3 đặt nơi nước đứng (đoạn chết của sông đáy khu vực đập

tràn, các lồng ni cá ở đầm Hạ Hịa - Phú Thọ) (Kim Văn Vạn và cs., 2013).
Trong những năm gần đây tại các tỉnh phía Bắc nghề ni cá lồng trên
sông bắt đầu phát triển. Vật liệu làm lồng là các ống kẽm được thiết kế hàn cố
định, lắp ráp thành khung lồng hình vng gồm khung chịu lực) Ф = 4,8 cm,
thanh liên kết) Ф= 3,4 cm, xung quanh đáy lồng được căng bằng lưới nilon.
Khoảng cách lồng cách lồng 0,5-1m, tuỳ thuộc khoảng cách lồng dùng ván gỗ
ghép làm đường đi. Phao nổi bằng thùng phi nhựa hoặc thùng sắt được cố định
xung quanh lồng nuôi, số lượng phao/lồng thường từ 6 – 10. Lưới bao quanh lồng:
Gồm có 3 lớp lưới. Lớp lưới trong cùng dùng lưới Nilon có kích thước mắt lưới A5

6


(5mm). Lớp lưới ở giữa dùng lưới Nilon, kích thước mắt lới A10 (10 mm). Lớp lưới
ngoài cùng dùng lưới Nilon Kích thước mắt lưới a15 (15mm). Thể tích lồng nuôi:
Chiều dài 6m x chiều rộng 6m x chiều cao 3m = 108 m3, thể tích ngập nước
90m3. Mỗi cụm lồng được neo giữ bằng 8 trụ cột bê tông cố định, đặt 4 trụ neo
giữ ở đầu dòng nước chảy, 2 trụ ở giữa cụm lồng, 2 trụ ở cuối cụm lồng. Mỗi trụ
cột bê tơng có trọng lượng từ 500 – 700 kg. Cố định cụm lồng với trụ neo giữ
bằng cáp Nilon đường kính Ф= 27 – 34 mm; Mặt trên của lồng có thể đậy kín
bằng lưới để tránh cá nhảy ra ngoài. Đáy lồng đặt cách đáy sông 0,5m.
2.2.1. Đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi trong lồng nước ngọt khu vực phía Bắc trước đây chủ yếu
là cá Trắm cỏ, chỉ có rất ít hộ ni cá Bỗng, cá Lăng do thức ăn và con giống,
dịch bệnh. Từ đầu năm 2009, nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đoạn chảy qua
huyện Nam Sách – Hải Dương bắt đầu phát triển nuôi cá lồng trên sông theo
hướng công nghệ cao, nơi đây nuôi cá lồng sôi động và phát triển từng ngày. Ban
đầu chỉ là một vài lồng nuôi cá Điêu hồng, một vài lồng nuôi cá Chép giịn, Trắm
giịn đến nay số lồng ni và phát triển lên tới con số hàng nghìn lồng ni với
kích cỡ thông thường (6m x 6m x 3m) hoặc (6m x 9m x 3m) với nhiều đối tượng

nuôi như cá Điêu hồng, cá Lăng đen (Nheo Mỹ), cá Trắm, Chép giòn với sự đầu
tư hàng tỷ đồng trên mỗi hộ nuôi (Kim Văn Vạn và cs., 2013).
Bên cạnh các đối tượng cá nuôi truyền thống đã và đang mang lại hiệu
quả như cá Tra Pangasius hypophathalmus, cá Basa Pangasius bocouti, cá quả
Ophiocephalus, cá Điêu hồng, cá Chép Cyprinus carpio, cá Trắm cỏ
Ctenopharyngodon idellus… thì một số lồi cá bản địa và cá nhập nội cũng được
quan tâm nghiên cứu trở thành đối tượng ni lồng có hiệu quả kinh tế như cá
Chiên Bagarius rutilus (Ng and Kottelat, 2000), cá lăng chấm Hemibagrus
guttatus, cá Bỗng Spinbarbichthys denticulatus, cá Lăng nha Hemibagrus
wyckioides, cá Lăng vàng Mystus nemurus, cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus và
một số loài cá Tầm (cá Tầm Xi bê ri, cá Tầm Nga, cá Tầm lai). Trong số các đối
tượng ni mới thì hiện nay cá Nheo Mỹ đang được ni tại Hải Dương, Bắc
Ninh và một số lồi cá Tầm được nuôi lồng tại Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hồ
Bình, Lạng Sơn và Tây Ngun đã phát triển quy mô khá lớn và chứng tỏ được
hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, quy mơ ni các đối tượng nuôi mới khác như cá
Bỗng Spinibarbus denticulatus, cá Chiên Bagarius rutilus (Ng and Kottelat,
2000), cá Chình, cá Lăng vàng Mystus nemurus, cá Lăng nha Hemibagrus

7


wyckioides hiện còn ở mức nhỏ lẻ do vẫn tồn tại một số khó khăn như về con
giống, kỹ thuật ni cịn chưa hồn thiện, dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm.
2.2.2. Cơng nghệ thức ăn.
Hiện nước ta có khoảng 130 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với sản
lượng 3,77 triệu tấn, đáp ứng 85,6% nhu cầu trong nước. Trong đó, có 96 cơ sở
sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân
trắng. Tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta ngày càng giảm dần,
nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô dầu đậu nành, đậu
tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc lớn vào nhập

khẩu với hơn 50%. Thị phần thức ăn thủy sản gần như nằm trong tay các doanh
nghiệp nước ngồi. Đặc biệt, thị trường thức ăn cho tơm gần như là “độc bá”
100% của các doanh nghiệp Uni-President (Đài Loan, 30% - 35% thị phần), CP
(Thái Lan), Tomboy (Pháp)…( />Theo các nuôi trước kia, thức ăn cho cá Trắm cỏ chủ yếu là cỏ được trồng
tại các bãi đất gần khu ni (Van Van Kim, 1999). Ngồi ra, các loại thức ăn
được sử dụng để nuôi cá gồm: rau, cỏ, ngô, cám gạo… các loại thức ăn trên được
phối trộn theo tỷ lệ nhất định, nấu lên và ép viên cho cá ăn trực tiếp (Đỗ Đoàn
Hiệp, 2008) . Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế như: chất lượng
nguồn nguyên liệu không ổn định, không đồng đều để sản xuất ra thức ăn có chất
lượng ổn định và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên tốc độ tăng trưởng của
cá không cao; phương pháp chế biến thủ cơng nên độ kết dính kém, thành phần
dinh dưỡng không đảm bảo nên khi cho cá ăn sẽ lãng phí thức ăn và gây ơ nhiễm
mơi trường; khó đáp ứng khi sản xuất quy mô lớn và đặc biệt là vấn đề đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm tiêu thụ sản phẩm.
Một số loài cá dữ như cá Chiên, Lăng nha, Lăng vàng, cá Lóc, cá Quả...
vẫn chủ yếu nuôi cá theo phương thức truyền thống là dùng cá mồi, cho ăn cá tạp.
Việc sử dụng nguồn thức ăn tươi sống rất dễ ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh cho
cá nuôi, người nuôi không chủ động được thời điểm lúc nào cần đầu tư để đưa sản
phẩm ra thị trường vì phải phụ thuộc vào nguồn cá mồi đánh bắt trong tự nhiên.
Hiện nay, có rất nhiều nhà máy sản xuất thức ăn trong nước có thể sản
xuất các loại thức ăn cho cá nuôi ao và nuôi lồng từ cỡ cá giống đến khi thu
hoạch của hầu hết các lồi cá. Có thể kể đến các công ty như: Cargill, CP, Minh
Hiếu, Greenfeed, Việt Pháp, Vĩnh Hồn.... Ưu điểm của thức ăn cơng nghiệp là

8


ln chủ động, người ni có thể ni được cá với số lượng lớn, chi phí cho 1kg
sản phẩm cũng thấp, người ni có thể chủ động tính tốn được thời điểm xuất
cá, tạo điều kiện rất thuận lợi cho người nuôi. Trên thực tế, người nuôi cá theo

phương thức dùng thức ăn cơng nghiệp có nhiều ưu điểm và đạt hiệu quả kinh tế
cao hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp thu mua xuất
khẩu sản phẩm thuỷ sản rất quan tâm đến nguồn gốc hàng hố có đạt tiêu chuẩn
an tồn vệ sinh thực phẩm hay không để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng ngày
càng cao của những đối tác nhập khẩu.
2.2.3. Công nghệ sản xuất giống cá nước ngọt
Hiện nay phần lớn cá giống cung cấp cho nghề ni cá lồng có nguồn gốc
từ sản xuất giống nhân tạo. Từ những loài cá truyền thống như cá Tra, Ba sa,
Trắm cỏ, Trắm đen, Chép, Rơ phi, Lóc bơng... (Bộ Thuỷ sản, 2005). Một số đối
tượng cá kinh tế mới được gia hoá thành công trong thời gian gần đây như cá
Chiên, cá Bỗng, cá Lăng nha, Lăng vàng, Lăng chấm cũng đã được nghiên cứu
sản xuất giống thành công ở mức độ khác nhau. Con giống có nguồn gốc từ sản
xuất giống nhân tạo có nhiều ưu điểm như kích cỡ đồng đều, có thể đáp ứng
được số lượng lớn. Việc sản xuất được con giống nhân tạo sẽ giúp người nuôi
chủ động được thời vụ và quy mô sản xuất (Phan Thị Vân, 2013).
Đối tượng cá nhập nội thích hợp cho ni lồng như: cá Nheo Mỹ cũng đã
được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I nghiên cứu sản xuất giống thành
công. Nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo cá Tầm Xi bê ri, cá Tầm Nga và
con lai của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I và III cũng đã có kết quả ban
đầu khả quan, tiến tới chủ động con giống cá trong nước. Qua đó, mở ra triển
vọng phát triển nuôi đối tượng cá kinh tế này trong bể, lồng ở vùng nước với giá
thành hạ đủ sức cạnh tranh với cá nhập ngoại.
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC NINH
2.3.1. Về kết quả nuôi cá trong ao đất và nuôi cá lồng
Tỉnh Bắc Ninh năm 2015 diện tích thủy sản 5.372 ha. Tổng sản lượng thủy
sản đạt 36.967 tấn, trong đó: Sản lượng nuôi trồng trồng thủy sản đạt 32.789 tấn,
sản lượng khai thác đạt 1.480 tấn. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá cố định năm
2010 đạt 1.160 tỷ đồng (Chi cục Thủy sản, 2015).
Nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được bắt đầu từ năm 2011, có 2 hộ

thuộc xã Trung Kênh huyện Lương Tài ni 12 lồng nuôi và phát triển sau năm

9


2012, khi Chi cục Thủy sản cùng lãnh đạo Sở NN & PTNT và Sở Khoa học
Công nghệ tỉnh đi khảo sát học tập kỹ thuật nuôi cá lồng trên sông từ tỉnh Hải
Dương. Năm 2013 Chi cục Thuỷ sản đề xuất triển khai thực hiện thành công đề
tài khoa học “Thử nghiệm mơ hình ni thương phẩm một số lồi cá có giá trị
kinh tế cao bằng lồng trên sông Đuống” với quy mô 06 lồng từ nguồn Ngân sách
sự nghiệp khoa học của tỉnh. Khi đề tài kết thúc, đánh giá thành cơng và có triển
vọng rất lớn phát triển, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh
Ban hành chính sách hỗ trợ vật tư làm lồng cho các hộ nuôi cá trên sông.
Đến năm 2015 số lượng lồng nuôi đã tăng lên 739 lồng, sản lượng đạt
1.650 tấn (tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2011-2015 về lồng nuôi
127,98%/năm, sản lượng đạt 114%/năm). Các đối tượng nuôi trong lồng trên sông
bên cạnh các đối tượng cá nuôi truyền thống đã và đang mang lại hiệu quả như:
cá Điêu hồng, cá Chép Cyprinus carpio, cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon
idellus… một số loài cá bản địa mới được thuần hố và cá nhập nội cũng được
ni lồng có hiệu quả kinh tế như cá Chiên Bagarius rutilus (Ng & Kottelat,
2000), cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus, cá Nheo Mỹ Ictalurus punctatus.
Trong số các đối tượng nuôi mới thì hiện nay cá Nheo Mỹ đang được ni phổ
biến nhất.
Nghề ni cá lồng đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch sản
xuất trong lĩnh vực sản xuất thuỷ sản, mở ra nghề ni mới góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đảm bảo nhu cầu thực phẩm của nhân dân; đồng
thời làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất, giải quyết việc làm cho người dân
đặc biệt là các xã ven sông Đuống, sông Thái Bình.
2.3.2. Thuận lợi- khó khăn
2.3.2.1. Thuận lợi

* Về cơng tác quy hoạch
Tồn tỉnh Bắc Ninh hiện có 167 vùng ni trồng thủy sản tập trung trong
ao đất có diện tích từ 10ha trở lên với tổng diện tích 3.288ha tập trung ở các
huyện Lương Tài, Gia Bình, Quế Võ. Ni cá lồng trên sơng có 22 điểm thuộc
15 xã của 6 huyện đang có nghề ni cá lồng phát triển.
Trong giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có 02 đề án liên
quan đến lĩnh vực thuỷ sản được triển khai thực hiện gồm: Đề án nuôi cá thâm
canh có năng suất giá trị kinh tế cao giai đoạn 2011-2015; đề án phát triển sản

10


xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, trong đó
đã được duyệt quy hoạch nuôi cá lồng tại 16 xã, thuộc 5 huyện, 380 lồng ni.
* Về chính sách
Ngồi chính sách quy định của Trung ương, UBND tỉnh Bắc Ninh ln có
chính sách quan tâm đầu tư hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Đối với các đề án
ban hành hành được UBND tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ người sản xuất về chính sách
như: cá giống, vật tư, thiết bị nhằm phục vụ cho sản xuất về con giống, KHKT,
thuốc, hoá chất…. Cụ thể:
Theo đề án ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đang được thực hiện
UBND tỉnh có chính sách:
- Hỗ trợ lần đầu 15.000.000đồng/ha để mua máy quạt nước, máy bơm,
hóa chất, chế phẩm sinh học để xử lý môi trường cho các hộ, các cơ sở nuôi cá
thâm canh nằm trong vùng tập trung có quy mơ từ 10 ha trở lên, theo đề án được
UBND tỉnh phê duyệt.
- Hỗ trợ 2.000.000đồng/ha/năm trong 2 năm đầu để mua cá giống cho
các tổ chức cá nhân tiếp nhận kỹ thuật nuôi cá thâm canh được UBND tỉnh phê
duyệt (đối tượng cá giống do Sở NN & PTNT xác định hàng năm).
- Hỗ trợ 15.000.000đồng/lồng kinh phí mua vật tư để lắp đặt lồng ni cá

trên sơng kích thước tối thiểu là 6m x 6m x 3m = 108m3.
Ngoài ra, hỗ trợ 100% kinh phí cho cơng tác tập huấn; 100% lãi xuất vốn
vay ngân hàng, kinh phí chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có
hợp đồng...
* Về thời tiết, khí hậu
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ
rệt, có mùa đơng lạnh, mùa hè nóng nực. Nhiệt độ trung bình năm là 24,00C,
nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,40C (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp
nhất là 17,40C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng
thấp nhất là 12,00C.
Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về
độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72%
đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
- Lượng mưa:Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng

11


1.500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến
tháng 10, chiếm 80%. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20%.
Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên
Phong, huyện Tiên Du, cịn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc
huyện Quế Võ.
- Số giờ nắng- gió: Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung
bình là 1.417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với
168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có
hai mùa gió chính: gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam. Gió mùa Đơng
Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình
tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9
mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s

(Nguồn:).
2.3.2.2. Khó khăn
- Hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ thống cấp, thốt nước, giao thơng) tại các
vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung chưa đảm bảo. Đặc biệt là việc triển khai thực
hiện nội dung quy hoạch ni cá lồng trên sơng chưa có cấo huyện, xã phải xây
dựng do vậy các điểm nuôi cá lồng trên sông gặp phải vướng mắc do đang nằm
trong vị trí ảnh hướng đến giao thơng đường thuỷ, hành lang đê điều hoặc thuộc
bến, bãi...
- Việc tổ chức thu gom, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản
trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện được do vậy vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng, sản lượng và giá cả của sản phẩm khi thu hoạch đặc biệt là vào cuối vụ nuôi
các sản phẩm thuỷ sản luôn bị các tư thương ép gia, việc tiêu thụ gặp khó khăn.
- Cơng tác tổ chức sản xuất, liên kết giữa các hộ nuôi cá lồng vẫn manh
mún tự phát, chưa hỗ trợ nhau về giống, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Các con giống thuỷ sản chất lượng cao như: cá Điêu hồng, Rô phi đơn
tính, cá Nheo mỹ, cá Lăng chấm, cá Chép... hiện nay chưa được sản xuất hoăc
sản xuất chưa đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng để cung cấp cho người
nuôi cá.
- Việc phát triển lồng nuôi cá quá nhanh, bản thân các hộ chưa trang bị
đầy đủ kiến thức về kỹ thuật nuôi, thấy lãi là làm dẫn đến tiềm ẩn rủi ro thiên tai,
dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sinh thái.

12


×