Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THANH TRÀ

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ MIẾN DONG TẠI
HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Trà

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Phạm Bảo Dương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cám ơn tới các cán bộ Phịng Nơng nghiệp, các phịng Thống
kê, Tài ngun Mơi trường, Trạm Khuyến nông, các cán bộ địa phương cấp huyện, cấp
xã, cấp thơn và những hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Trà

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình .......................................................................................................... viii
Danh mục biểu đồ ....................................................................................................... ix
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................x
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi
Thesis abstract ........................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.5.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................4

1.6.

Đóng góp mới của luận văn .............................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị miến dong ...................................5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.


Những lý luận cơ bản về chuỗi giá trị...............................................................5

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong ...................................................9

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị miến dong ......................................... 11

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 14

2.2.1.

Vài nét về lịch sử nguồn gốc, phân bố cây dong riềng và sản phẩm chế biến
từ củ dong riềng .............................................................................................14

2.2.2.

Tình hình sản xuất miến dong trong nước ...................................................... 16

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................19
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 19

iii



3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 19

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 21

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ...................................................................................21

3.2.2.

Phương pháp tiếp cận..................................................................................... 23

3.2.3.

Phương pháp thu thập các thông tin ............................................................... 23

3.2.4.

Phương pháp tổng hợp và xử lý thơng tin ....................................................... 25

3.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 25


3.2.6.

Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu........................................................ 26

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................28
4.1.

Tổng quan sản xuất và tiêu thụ miến dong tại huyện Yên Sơn ........................ 28

4.1.1.

Tình hình sản xuất miến dong ........................................................................ 28

4.1.2.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm miến dong huyện Yên Sơn ............................... 33

4.1.3.

Sự thay đổi giá bán miến dong trong những năm gần đây ..............................33

4.2.

Chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn ........................................................34

4.2.1.

Sơ đồ chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn ............................................... 34

4.2.2.


Các tác nhân tham gia và đặc điểm cụ thể trong chuỗi giá trị miến dong
huyện Yên Sơn .............................................................................................. 37

4.2.3.

Chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn ........................................................70

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn ................ 78

4.3.1.

Khâu sản xuất, chế biến ................................................................................. 79

4.3.2.

Kênh phân phối, kết nối với thị trường ...........................................................80

4.3.3.

Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại ................................................ 81

4.3.4.

Chính sách của tỉnh, huyện, dự án có liên quan đến hỗ trợ phát triển chuỗi
giá trị miến dong huyện Yên Sơn. .................................................................. 81

4.4.


Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi giá trị
miến dong huyện Yên Sơn ............................................................................. 82

4.4.1.

Những định hướng ......................................................................................... 82

4.4.2.

Một số giải pháp ............................................................................................ 83

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 88
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 88

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 89

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 91
Phụ lục ...................................................................................................................... 94

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

ANTP

An toàn thực phẩm

BBHN

Bán buôn Hà Nội

BBTQ

Bán buôn Tuyên Quang

BBYS

Bán buôn Yên Sơn

BLHN

Bán lẻ Hà Nội

BLTQ

Bán lẻ Tuyên Quang

BLYS

Bán lẻ Yên Sơn


BVTV

Bảo vệ thực vật

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND


Uỷ ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hệ thống hóa thơng tin sơ cấp cần thu thập..............................................24

Bảng 4.1.

Diện tích, sản lượng dong riềng tại một số huyện miền Bắc năm 2014 .... 31

Bảng 4.2.

Giá bán miến dong huyện Yên Sơn qua các năm .....................................34

Bảng 4.3.

Đặc điểm cơ bản các hộ sản xuất huyện Yên Sơn ....................................37

Bảng 4.4.

Tình hình sản xuất dong riềng huyện Yên Sơn ........................................ 38

Bảng 4.5.

Tình hình sử dụng giống dong của các hộ điều tra ...................................40


Bảng 4.6.

Chi phí sản xuất bình quân một sào dong riềng năm 2016 .......................42

Bảng 4.7.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm ....................................................................44

Bảng 4.8.

Kết quả và hiệu quả sản xuất dong riềng của các hộ năm 2016 ................45

Bảng 4.9.

Ý kiến của người sản xuất dong riềng về những khó khăn ....................... 46

Bảng 4.10. Một số thơng tin cơ bản của tác nhân thu gom ......................................... 47
Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của tác nhân thu gom .............................49
Bảng 4.12. Đặc điểm cơ bản các hộ sản xuất tinh bột dong huyện Yên Sơn...............50
Bảng 4.13. Phân loại các cơ sở chế biến tinh bột theo công suất của 20 mẫu
điều tra ....................................................................................................52
Bảng 4.14. Hiện trạng và yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng đối với tinh bột dong ..........52
Bảng 4.15. Chi phí và lợi nhuận trung bình chế biến 1 tấn tinh bột dong riềng ..........53
Bảng 4.16. So sánh giá thành sản xuất tinh bột dong tại Tuyên Quang và
Quảng Ninh .............................................................................................54
Bảng 4.17. Đặc điểm cơ bản tác nhân chế biến miến dong huyện Yên Sơn................ 55
Bảng 4.18. Chi phí sản xuất bình qn một kg miến dong năm 2016 .........................57
Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của tác nhân sản xuất miến dong ...........58
Bảng 4.20. Đặc điểm chung của tác nhân bán buôn miến dong.................................. 60

Bảng 4.21. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của tác nhân bán buôn miến dong ..........62
Bảng 4.22. Đặc điểm chung của tác nhân bán lẻ miến dong....................................... 63
Bảng 4.23. Nhận biết và đánh giá về sản phẩm miến dong Yên Sơn ..........................64
Bảng 4.24. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của tác nhân bán lẻ miến dong ............... 66
Bảng 4.25. Đặc điểm chung của nhóm người tiêu dùng điều tra ................................ 67
Bảng 4.26. Thu nhập của các nhóm tiêu dùng điều tra ............................................... 68

vi


Bảng 4.27. Tần suất sử dụng miến dong của người tiêu dùng ....................................69
Bảng 4.28. Địa điểm mua miến dong của người tiêu dùng .........................................69
Bảng 4.29. Khối lượng miến dong mua/lần ............................................................... 70
Bảng 4.30. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị
miến dong huyện Yên Sơn ...................................................................... 71
Bảng 4.31. Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong các kênh hàng ............. 75
Bảng 4.32. Mối quan hệ hỗ trợ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị miến dong ........ 77
Bảng 4.33. Kinh nghiệm trồng dong riềng của các hộ điều tra ................................... 79
Bảng 4.34. Hoạt động Thành lập Hội Sản xuất và chế biến dong - miến dong
Yên Sơn .................................................................................................. 85
Bảng 4.35. Hoạt động Thử nghiệm các kênh phân phối mới để phát triển thị trường . 86
Bảng 4.36. Hoạt động Phát triển các kênh phân phối tại các thị trường mới............... 87

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích Porter ..................................................................................6
Hình 4.1. Bao bì miến dong Hợp Thành ...................................................................... 81
Hình 4.2. Bao bì miến dong Bình Liêu ........................................................................ 81


viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Diện tích dong riềng huyện Yên Sơn qua các năm ................................... 28
Biểu đồ 4.2. Diện tích dong riềng tại hai xã Lực Hành và Nhữ Hán ............................. 29
Biểu đồ 4.3. Năng suất dong riềng huyện Yên Sơn qua các năm .................................. 30
Biểu đồ 4.4. Tổng sản lượng dong riềng huyện Yên Sơn qua các năm ......................... 30
Biểu đồ 4.5. Giá trị sản xuất các sản phẩm ...................................................................32
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ giá trị các sản phẩm trong chuỗi giá trị miến dong ..........................33

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Chuỗi giá trị mến dong Yên Sơn ...............................................................35
Sơ đồ 4.2. Các kênh tiêu thụ chính của sản phẩm .......................................................36
Sơ đồ 4.3. Chuỗi sản phẩm miến dong tại Yên Sơn ....................................................36
Sơ đồ 4.4. Sự hình thành giá, giá trị gia tăng và lãi ròng của các tác nhân
theo các kênh hàng .................................................................................... 73

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thanh Trà
Tên luận văn: “Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang.”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 60 62 01 15
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị miến dong;
Phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị miến dong
tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;
Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang trong các năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp;
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp;
Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) ;
Phương pháp chuyên khảo;
Phương pháp thống kê mơ tả, so sánh,…
Kết quả chính và kết luận
Huyện Yên Sơn có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của
cây dong riềng có năng suất cao và chất lượng tốt. Đây là cơ sở quan trọng cho việc
phát triển ổn định và bền vững cho ngành chế biến miến dong.
Chuỗi giá trị miến dong huyện Yên Sơn có 5 kênh phân phối và tiêu thụ sản
phẩm, trong đó 3 kênh có ý nghĩa quyết định chuỗi giá trị miến dong tại Yên Sơn. Giá
trị gia tăng trung bình chung của cả chuỗi đạt 11.538 nghìn đồng/đơn vị sản phẩm, trong
đó kênh hàng (Sản xuất dong - thu gom dong - chế biến miến - bán buôn Hà Nội - bán
lẻ Hà Nội - người tiêu dùng) đạt trung bình chung về giá trị gia tăng lớn nhất, 12.531
nghìn đồng/ đơn vị sản phẩm.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả chuỗi giá trị miến dong huyện n Sơn đã đạt
được thì cịn tồn tại một số hạn chế cần sớm có biện pháp khắc phục như: Các cơ sở sản
xuất kinh doanh miến dong chỉ đủ nguyên liệu để sản xuất trong vòng 4 - 5 tháng, các
tháng cịn lại có thể phải ngừng sản xuất. Trong khi đó hơn 1 nửa nguyên liệu tinh bột
của huyện được bán ra ngoài thị trường ngoài huyện; Sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ
xi



thương mại giữa các tác nhân trong chuỗi, các hoạt động mua bán khơng có ký kết hợp
đồng nên đầu ra và đầu vào các tác nhân không ổn định. Công nghệ chế biến chưa cao,
năng lực chế biến chưa được phát huy tối đa; Chưa triển khai các chương trình quảng
bá, xúc tiến thương mại mang tính chiến lược cho sản phẩm miến dong Yên Sơn tại các
thị trường mới. Ngồi ra, phần lớn các chính sách tác động lên người sản xuất, chế biến
nhưng chưa kịp thời và đồng bộ, sự tác động lên các tác nhân khác như người thu gom,
người bán bn, người bán lẻ cịn mờ nhạt.
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của
chuỗi giá trị miến dong, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu
cho các lĩnh vực: (1) Giải pháp về sản xuất; (2) Giải pháp đối với các cơ sở sản xuất
miến dong; (3) Giải pháp về thị trường.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thanh Tra
Thesis title: “Research the casava vermicelli value chain in Yen Son district,
Tuyen Quang province”.
Major: Agricultural economy

Code: 60 62 01 15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Contribute to the systematization of theoretical and practical basis about the
casava vermicelli value chain;
Analyze the situation, determine the factors that affecting in Yen Son district,

Tuyen Quang province;
Propose solutions to promote the casava vermicelli value chain in Yen Son
district, Tuyen Quang province in the coming years.
Materials and Methods
Method of secondary data collection;
Method of primary data collection;
Method of rural assessment with the joining (PRA);
Monographic method;
Method of statistical description, comparison, ...
Main findings and conclusions
Yen Son district has natural conditions suitable for growth and development of
Cannaceae, give high yield and good quality. This is an important basis for stable and
sustainable development of the processing casava vermicelli industry.
The casava vermicelli value chain in Yen Son district has 5 channels of
distribution and consumption of products. Of which 3 channels have meaningful
decision to the casava vermicelli value chain in Yen Son.
The average value added of the whole chain reachs 11,538 thousand VND per
product unit. In which sale channel (Produce dong - collect dong - processing casava
vermicelli - wholesale Hanoi - retail Hanoi - consumers) reachs the average of the
largest added value, 12,531 thousand VND per product unit.
However, besides the results of the casava vermicelli value chain in Yen Son
district, there are some consists that need to be overcome soon such as: The production
xiii


and business casava vermicelli units have only raw materials for production in 4 to 5
months, the remaining months maybe have to stop production. While more than half of
the district's starch raw materials are sold outside of the district; the loose link in the
commercial relationship between actors in the chain; Trading activities without signing
contracts, so the outputs and inputs of the agents are not stable. Processing technology

is not high, processing capacity has not been maximized; has not deployed strategic
promotion, trade promotion programs for casava vermicelli products of Yen Son district
in new markets. Besides, most of the policies affect to producers, processers is not
timely and synchronous, impact on other actors such as collectors, wholesalers and
retailers is still unclear.
The topic has proposed some measures to promote and enhance the effectiveness
of the casava vermicelli value chain. In the coming time, need to deploy solutions
synchronously mainly for the fields: (1) Solution about production; (2) The solution for
the unitswhich product casava vermicelli; (3) Solution on the market.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xu hướng trồng cây lương thực ngồi cây lúa, ngơ và mì nhằm mục đích
đảm bảo an ninh lương thực đang được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà rất
nhiều nước trên thế giới. Trong hàng loạt cây lương thực, những cây có tiềm
năng phát triển như cây lương thực dạng củ chứa nhiều bột cịn rất lớn. Cây có củ
thích hợp trồng trên đất tốt, xấu; đất; khí hậu nóng, lạnh; ở vùng sườn núi, đồi;
vùng trung du, đồng bằng; nơi hạn, úng; ở vùng chuyên canh, ở những mảnh đất
“đầu thừa đuôi thẹo”; ở ven bờ rào, dưới bóng râm…
Việc phát triển cây ăn củ đạt được năng suất cao và chất lượng tốt sẽ làm
giảm lượng gạo tiêu dùng trong nước để dành cho xuất khẩu. Trong tập đồn cây
có củ, dong riềng là cây cho năng suất cao và phù hợp tại nhiều vùng sinh thái,
cây dễ trồng có hàm lượng tinh bột cao, có thể chế biến được nhiều mặt hàng
lương thực và thực phẩm có giá trị kinh tế được người tiêu dùng ưu thích.
Dong riềng có tên khoa học là Canna edulis, cây thân thảo, thuộc họ
Chuối hoa - Cannaceae.... Cây cao 1,2 - 1,5 m, có thể tới 2 m. Thân rễ phình to
thành củ, chứa nhiều tinh bột. Lá có phiến thn dài, thường có màu tía, bẹ tía,

gân giữa to, gân phụ song song. Hoa xếp thành cụm ở ngọn thân, đài 3, cánh hoa
3, nhị lép màu đỏ son, rộng 1 cm; nhị vàng, môi vàng. Quả nang, ra hoa quả
quanh năm. Củ dong riềng chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, nhạt, tím mát; có tác
dụng thanh nhiệt, lợi thấp, an thần, giáng áp. Củ luộc ăn ngon và chế bột làm miến
tại nhiều vùng ở nước ta. Cây dong riềng cũng có khả năng chống chịu tốt với giá
rét, có thể trồng ở những nơi mà khoai lang, sắn khơng trồng được. Hơn nữa,
dong riềng cịn là cây trồng dễ tính, u cầu đất khơng nghiêm khắc nên có thể
trồng trên nhiều loại đất khác nhau vẫn cho năng suất cao, năng suất đạt tới 5070 tấn củ/ha nếu thâm canh. Với những đặc điểm ưu thế này, dong riềng đã và
đang trở thành một loại nông sản có nhiều triển vọng phát triển ở nhiều vùng
nước ta. Đặc biệt có thể phát triển cây dong riềng trên một phạm vi rộng lớn
thành vùng nguyên liệu cho ngành hàng miến dong (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và
Đinh Thế Lộc, 2005).
Những năm gần đây đề tài, đề án về miến dong đã và đang được tiến hành
nghiên cứu, có thể kể tới như:
1


Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng (2015), “Phát triển sản xuất miến dong
tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015- 2017”. Nội dung đề án đề cập đến định hướng phát
triển, quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các chính
sách hỗ trợ và quản lý, mở rộng quy mô và tăng cường năng lực sản xuất; tăng
cường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường; xác định nguồn nhân lực, tài
chính và mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể.
Theo Lô Thị Mai (2015), “Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong
Bình Liêu tại xã Đồng Tâm huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh”, Khoá luận tốt
nghiệp Đại học, Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun. Mục tiêu nghiên cứu
là phân tích thực trạng, hoạt động của các tác nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới
ngành hàng miến dong, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển ngành hàng miến dong Bình Liêu góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời
sống cho các hộ nông dân.

Theo Lê Thị Mai (2014), “Nghiên cứu chuỗi cung ứng miến dong tại xã
Giao Tiến huyện Giao Thuỷ- tỉnh Nam Định”, Khoá luận tốt nghiệp Đại học,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nội dung là phân tích đặc điểm của các bên
liên quan trong chuỗi cung ứng, phân tích cơ hội thách thức của chuỗi cung ứng
miến dong trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải tiến hế thống chuỗi cung ứng.
Thực tế trên cho thấy, các đề tài, đề án về miến dong chưa hoàn thiện, chỉ
tập trung nghiên cứu ở một mảng, một khía cạnh về sản xuất, chuỗi giá trị ngành
hàng, chuỗi cung ứng mà thiếu phương pháp tổng hợp. Hồn tồn chưa có sự quản
lý và định hướng cho sản phẩm, người tiêu dùng thì thiếu thơng tin về sản phẩm,
cịn người sản xuất cũng khơng biết chính xác thị trường tiêu thụ sản phẩm của
mình đang nằm ở đâu. Nên vẫn chưa thể thực hiện tốt được mối liên kết và trao đổi
thông tin giữa các tác nhân tham gia thị trường. Khi những tồn tại này vẫn còn
chưa được giải quyết một cách triệt để, thì việc phát triển chuỗi giá trị miến dong
sẽ vẫn gặp rất nhiều khó khăn và cịn thiếu tính bền vững.
Để có thể đưa ra những nhìn nhận về tổng quan chung, cũng như xây
dựng các đề xuất và giải pháp để giải quyết những khó khăn từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm miến dong hiện nay đang gặp phải. Nên nghiên cứu cụ thể về chuỗi
giá trị này hiện nay là rất cần thiết.
Nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
Quang sẽ giúp cho nhà quản lý và các tác nhân liên quan có thể trả lời được các

2


câu hỏi: có những tác nhân nào tham gia trong chuỗi? cơ chế giao dịch, phân chia
giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi như thế nào?
yếu tố dẫn đến ảnh hưởng trong quá trình phát triển chuỗi giá trị miến dong là gì?
Và cả những hạn chế, khó khăn đang gặp phải... Tìm ra đáp án cho các câu hỏi
này, sẽ góp phần đưa ra các giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động
của chuỗi giá trị miến dong trong thời gian sắp tới.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, những yếu tố ảnh hưởng nhằm đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị miến dong tại huyện
Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị miến dong.
- Phân tích thực trạng, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị
miến dong tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên
Sơn, tỉnh Tuyên Quang cho các năm tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sẽ giúp trả lời các câu hỏi sau:
1. Có những tác nhân nào tham gia chuỗi giá trị này?
2. Cơ chế giao dịch, cơ cấu giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận giữa các
tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào?
3. Mối liên kết và trao đổi thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi diễn ra
như thế nào?
4. Những hạn chế, khó khăn và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình phát
triển chuỗi giá trị miến dong huyện n Sơn là gì?
5. Cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về chuỗi giá trị, cơ sở thực tiễn các
nghiên cứu đã thực hiện về chuỗi giá trị và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động chuỗi giá trị miến dong.
3


- Các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên Sơn,
tỉnh Tuyên Quang.

- Các cơ quan, tổ chức có liên quan: Cơ quan chuyên trách, chính sách,
dự án.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về thời gian: Thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài từ
các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, khảo sát chuyên sâu một số nội
dung được tiến hành năm 2013- 2016. Các giải pháp đề xuất sẽ áp dụng cho các
năm 2017 đến 2025.
- Về không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên
Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, chúng
tôi có tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về
thực trạng chuỗi giá trị, thuận lợi, khó khăn và các giải pháp liên quan đến sản
xuất tiêu thụ sản phẩm miến dong huyện Yên Sơn của các tác nhân tham gia.
1.6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị miến dong.
Luận văn đã đánh giá thực trạng chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên
Sơn, tỉnh Tuyên Quang, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu cũng
như hạn chế của chuỗi giá trị.
Luận văn đã phân tích một cách cụ thể tác động của những yếu tố ảnh
hưởng (khâu sản xuất, chế biến; kênh phân phối, kết nối với thị trường; các hoạt
động quảng bá, xúc tiến thương mại; chính sách của tỉnh, huyện, dự án có liên
quan đến hỗ trợ phát triển) đến chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên Sơn.
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả của chuỗi giá trị miến dong tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Những kết quả nghiên cứu trên của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các cơng trình nghiên cứu cùng lĩnh vực sau này và làm căn cứ để
UBND huyện Yên Sơn có thể tham khảo nhằm đưa ra những hướng đi đúng đắn
cho chuỗi giá trị miến dong ở địa phương mình, hướng tới mục tiêu cuối cùng
nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và nâng cao thu nhập cho người
nông dân.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
CHUỖI GIÁ TRỊ MIẾN DONG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Những lý luận cơ bản về chuỗi giá trị
2.1.1.1. Định nghĩa về chuỗi giá trị
Ý tưởng về chuỗi giá trị hoàn toàn mang tính trực giác. Chuỗi giá trị nói
đến tất cả những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ
lúc còn là sơ khai, được thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi
phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng và được loại bỏ đi sau khi sử dụng.
(Kaplinsky, R. and. M. Morris, 2001).
2.1.1.2. Các khái niệm chính về chuỗi giá trị
Theo sự phân loại về khái niệm, có ba luồng nghiên cứu chính trong các
tài liệu về chuỗi giá trị: phương pháp filière; khung phân tích do Porter lập ra;
phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003),
và Korzeniewicz (1994).
- Phương pháp Filières (chuỗi): Phương pháp Filières gồm có nhiều
trường phái tư duy và truyền thống nghiên cứu khác nhau. Khởi đầu, phương
pháp này được dùng để phân tích hệ thống nơng nghiệp của các nước đang phát
triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Trong bối cảnh này, khung Filières chú
trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công
nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng. Do đó, khái
niệm chuỗi (Filières) được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tế và được
sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hoá và xác định những người
tham gia vào các hoạt động. Khái niệm chuỗi chủ yếu tập trung vào các vấn đề
của các mỗi quan hệ:
+ Là tính liên tục của các hoạt động tác động đến việc chuyển giao một
mặt hàng (hoặc một loạt các mặt hàng) đến tay người tiêu dùng, tại giai đoạn

cuối cùng của tiến trình (Morvan, 1999).
+ Là tập hợp những tác nhân kinh tế trực tiếp đóng góp vào sản xuất, chế
biến và giao chuyển thị trường (Durufle, Fabre and Yung, 1988).

5


- Khung phân tích của Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh.
Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty
nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà
cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh khác. Trong bối cảnh này, khái niệm
chuỗi giá trị được sử dụng như một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể
dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm tang) của mình.

Hình 2.1. Khung phân tích Porter
Nguồn: Michael Porter (1985)

Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp
dụng trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ
các quyết định quản lý và chiến lược điều hành.
Một cách khác để tìm ra lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm “hệ thống
giá trị”: Thay vì chỉ phân tích lợi thế cạnh tranh của một cơng ty duy nhất, có thể
xem các hoạt động của cơng ty như một phần của một chuỗi các hoạt động rộng
hơn. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt động do tất cả các công ty tham gia
trong việc sản xuất một hàng hoá hoặc dịch vụ thực hiện, bắt đầu từ nguyên liệu
thô đến phân phối người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị
rộng hơn so với khái niệm “chuỗi giá trị của doanh nghiệp”.
- Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích tồn
cầu hố. Chuỗi hàng hố tồn cầu bao gồm “tập hợp các hệ thống liên tổ chức thế

6


giới hoạt động xung quanh một hàng hoá hay sản phẩm, kết nối hộ, doanh
nghiệp, quốc gia này với hộ, doanh nghiệp, quốc gia khác trong nền kinh tế thế
giới” (Gereffi and Korzeniewicz, 1994).
Theo Kaplinsky (1999): “Chuỗi giá trị mô tả tổng thể các hoạt động
caanfthieets để đưa sản phẩm hay dịch vụ từ ý tưởng, thông qua trung gian sản
xuất, đưa tới người tiêu dùng cuối cùng và loại bỏ sau khi sử dụng”. Một khái
niệm cụ thể hơn trong nghiên cứu nông sản, khái niệm này hiểu theo hai cách
khác nhau:
+ Theo nghĩa hẹp: chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động thực hiện trong
một đơn vị sản xuất (công ty, doanh nghiệp…) để sản xuất ra một sản phẩm nhất
định. Tất cả những hoạt động này tạo thành một chuỗi kết nối giữa người sản
xuất và người tiêu dùng.
+ Theo nghĩa rộng: chuỗi giá trị là tập hợp của những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện như: người sản xuất, chế biến, thu gom, chủ
buôn, người cung cấp dịch vụ, người bán lẻ,…để biến một nguyên liệu thô thành
thành phẩm được người tiêu dùng sử dụng.
Khái niệm này bao gồm các vấn để về tổ chức, điều phối, các chiến
lược và quan hệ của những người tham gia vào chuỗi, ngoài ra đó cịn cả các
vấn đề liên quan đến các khía cạnh xã hội (quan hệ cộng đồng, thói quen và
quan điểm sản xuất, tiêu dùng của người dan,…) và môi trường (thối hố đất,
ơ nhiễm nước, đa dạng sinh học,…). Hạn chế của phương pháp tiếp cận này là
các yếu tố thể chế, xã hội, lãnh thổ, chính sách ít được quan tâm so với
phương pháp Filière.
Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong q trình tồn cầu
hố, có nhận thức rằng khoảng cách trong thu nhập trong và giữa các nước tăng
lên. Các tác giả này lập luận rằng phân tích chuỗi giá trị có thể giúp giải thích
q trình này, nhất là trong một khía cạnh năng động.

+ Thứ nhất, bằng cách lập sơ đồ một loạt những hoạt động trong chuỗi,
một phân tích chuỗi giá trị nhất trí phân tích tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành
những khoản mà các bên khác nhau trong chuỗi giá trị nhận được.
+ Thứ hai, một phân tích chuỗi giá trị có thể làm sáng tỏ việc các cơng ty,
vùng và quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào.
7


2.1.1.3. Phân tích chuỗi giá trị
Giúp xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó có các
giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát
triển bền vững.
Xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị sản phẩm có hai nội dung.
Thứ nhất, liên quan tới những gì mà các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phải làm
để trở nên cạnh tranh hơn và để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong tương lai.
Cơng cụ phân tích chuỗi giá trị giúp thay đổi cách nhìn và cách làm khi
sản xuất và/ hoặc kinh doanh. Chuỗi giá trị giúp nhắm đến thị trường tiêu thụ sản
phẩm trước khi sản xuất. Đồng thời giúp xác định nhu cầu và yêu cầu của thị
trường. Qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗ trợ
để nâng cấp chuỗi (Viện đào tạo Doanh nhân Việt, 2010).
+ Vẽ bản đồ chuỗi giá trị: Thể hiện các hoạt động sản xuất/ kinh doanh
(khâu), các tác nhân chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Việc lập sơ
đồ này sẽ:
 Giúp cho các tác nhân trong chuỗi hình dung được mạng lưới và mối
liên kết ngang, dọc trong chuỗi.
 Thể hiện được sự tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân
trong chuỗi.
 Giúp cho các tác nhân trong và ngồi chuỗi giá trị có thể hinhfdung
được tồn bộ hoạt động, quy trình của chuỗi.
+ Quản trị chuỗi: là các mối quan hệ giữa các bên tham gia và các cơ chế

thể chế thông qua đó các hoạt động điều phối phi thị trường cũng được thực hiện.
Việc phân tích quản trị chuỗi giúp đánh giá sự phân phối quyền lực giữa những
người tham gia khác nhau (Humphrey and Schmitz, 2002).
+ Các vấn đề về phân phối thu nhập gồm: chi phí và lợi nhuận
Chi phí gồm: chi phí cố định (FC) là những chi phí khơng thay đổi khi
khối lượng sản phẩm sản xuất rat hay đổi; chi phí biến đổi (VC) là những chi phí
thay đổi khi khối lượng sản phẩm sản xuất thay đổi, là những chi phí hình thành
trong sản xuất kinh doanh như nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm như phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật…; tổng chi phí (TC) là tổng cộng hai khoản phí trên ở
một mức sản xuất cụ thể. Ngồi ra cịn có một số dạng chi phí khác như chi phí
8


cận biên, chi phí trung bình, chi phí cơ hội (Lương Xuân Chính và Trần Văn
Đức, 2010).
Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận được nhờ đầu tư sau khi trừ
đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu
(TR) và tổng chi phí (TC) (Lương Xuân Chính và Trần Văn Đức, 2010).
Ý nghĩa của phân tích chi phí và lợi nhuận: Xác định các chi phí hoạt
động và đầu tư đang được phân chia giữa những người tham gia vào chuỗi giá trị.
Biết được chi phí lợi nhuận trong một chuỗi theo thời gian để dự đoán sự tăng
trưởng hay suy giảm của chuỗi giá trị.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị miến dong
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, các sản phẩm nông sản trở nên đa dạng
hơn, nhưng lại chịu sự cạnh tranh gay gắt. Người nơng dân muốn tăng thu nhập
thì cần sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường có nhu cầu và dựa trên khả
năng những gì mà mình có.
Ở Việt Nam, nghiên cứu chuỗi giá trị được tiến hành từ cuối những năm
1990, sau khi đã giải quyết được các vấn đề về lương thực, thực phẩm trong
nước, nhưng lúng túng về thị trường tiêu thụ.

Trong nghiên cứu chuỗi giá trị, người ta phải phân tích được: i) Tất cả các hệ
thống liên quan đến 1 loại sản phẩm (sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ và tiêu
dùng); ii) Các tác nhân và hoạt động của họ tác động đến 1 loại sản phẩm (người sản
xuất, người bảo quản/chế biến, người bn bán, người tiêu dùng), họ làm gì và có
những hành vi gì với 1 loại sản phẩm; iii) Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của
từng khâu và của cả hệ thống; iv) Đề xuất được các chính sách và các hành động
nhằm tăng cường điểm mạnh và làm mất đi các điểm yếu của chuỗi…
Để phân tích những nội dung trên của chuỗi giá trị địi hỏi phải có phương
pháp tổng hợp. Trong đề tài này tơi sử dụng những nội dung sau để phân tích:
Lập sơ đồ chuỗi giá trị; Phân tích các mối liên kết; Phân tích chi phí, giá trị gia
tăng và lợi nhuận; Phân tích phân phối lợi nhuận.
2.1.2.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, chúng ta có thể sử
dụng các mơ hình, bảng, số liệu, biểu đồ và các hình thức tương tự để nắm được
và hình dung được bản chất. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có tác dụng: (i) Giúp hình
dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các tác nhân và các quy
9


trình trong một chuỗi giá trị; (ii) Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác
nhân và quy trình trong chuỗi giá trị; và (iii) Cung cấp cho các bên có liên quan
hiểu biết ngồi phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị.
2.1.2.2. Phân tích mối liên kết
Trong nghiên cứu chuỗi giá trị cần thiết miêu tả mối liên kết giữa các tác
nhân. Liên kết trong chuỗi giá trị có thể thể hiện dưới 4 hình thức:
Liên kết ngang
Liên kết giữa các thành viên ở cùng 1 cấp trong chuỗi sản xuất. Chẳng
hạn nông dân liên kết trong những câu lạc bộ tổ hợp tác, hợp tác xã... Qui mơ
sản xuất lớn hơn, chi phí đầu vào thấp hơn do được hợp đồng trực tiếp với cơng
ty … đó là những lợi ích mà hình thức liên kết ngang mang lại.

Liên kết ngang ở quy mô lớn hơn là hình thức hiệp hội nơng dân tỉnh, liên
minh hợp tác xã…. Mục đích của hình thức liên kết này chủ yếu nhằm hỗ trợ về
chính sách, tài chính, nghiên cứu thị trường, thống kê, dự báo, hướng dẫn, đào
tạo và huấn luyện nâng cao năng lực cho các tổ chức thành viên.
Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa hai hay nhiều thành viên tham gia chuỗi sản
xuất ở các cấp khác nhau (giữa các khâu trong chuỗi giá trị) thông qua các hợp
đồng được đảm bảo bởi pháp luật, như liên kết giữa nhà cung cấp đầu vào với
người sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất nguyên liệu với công ty chế biến,...
Liên kết “nhiều nhà”
Theo cách tiếp cận chuỗi giá trị, để phát triển bền vững chuỗi sản phẩm thì
ngồi liên kết ngang và liên kết dọc được đề cập ở trên còn có sự hỗ trợ riêng lẻ
cho từng tác nhân trong chuỗi như về kỹ thuật từ các Viện, cán bộ khuyến nông,
công ty cung ứng vật tư đầu vào hoặc ngân hàng hỗ trợ về vỗn cho toàn chuỗi…
Đây là mối liên kết “nhiều nhà”, đảm bảocho sự phát triển bền vững chuỗi giá trị.
Liên kết khu vực
Liên kết vùng giữa các nhà sản xuất cùng ngành hàng trong cùng khu vực
địa lý được hình thành nhằm cân bằng cung - cầu sản phẩm trên thị trường, tránh
khủng hoảng “thừa – thiếu” sản phẩm, dự báo thị trường tốt hơn thông qua qui
hoạch sản xuất bảo đảm cân đối cung-cầu, ổn định chi phí và giá, tạo dựng
thương hiệu, đặc biệt là sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn
nhân lực…
10


×