Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 129 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và PTTN - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Huyện ủy, UBND huyện,
Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Chi cục Thống kê, Phịng Nơng nghiệp, phịng
Tài ngun & Mơi trường huyện Đoan Hùng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hương

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các bảng ...................................................................................................... vi
Danh mục các hộp ......................................................................................................viii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abtract ..............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của nghiên cứu .......................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3


1.4.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.5.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.1.

Phạm vi về nội dung ........................................................................................ 3

1.5.2.

Phạm vi không gian ......................................................................................... 3

1.5.3.

Phạm vi về thời gian ........................................................................................ 3

1.6.

Những đóng góp mới của luận văn................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn .............................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5


2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản về nghèo, giảm nghèo ............................................... 5

2.1.2.

Nội dung của giảm nghèo bền vững ............................................................... 10

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ........................................... 13

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 16

2.2.1.

Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của một số nước trên thế giới.................. 16

2.2.2.

Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững của các tỉnh, thành trong nước ................ 19

2.2.3.

Bài học cho kinh nghiệm cho huyện Đoan Hùng ............................................ 22

2.2.4.


Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan ..................................................... 24

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 25

3.1.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện......................................................... 28

3.1.3.

Văn hóa xã hội............................................................................................... 30

3.1.4.

Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của huyện ............................................................ 31

3.1.5.

Đánh giá những thuận lợi khó khăn................................................................ 34


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 36

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích thơng tin .......................................... 38

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 41
4.1.

Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ............ 41

4.1.1.

Thực trạng kết quả thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo
trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2016 ................ 41


4.1.3.

Tài sản sinh kế của người dân trong giảm nghèo bền vững............................. 52

4.1.4.

Năng lực của chính quyền và cộng đồng ........................................................ 59

4.1.5.

Tính an tồn và phịng ngừa rủi ro ................................................................. 68

4.1.6.

Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản ................................................... 69

4.1.7.

Khả năng tiếp cận thị trường của người nghèo ............................................... 70

4.2.

CÁc yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững của huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ .................................................................................................. 74

4.2.1.

Yếu tố về chính sách giảm nghèo bền vững ................................................... 74

4.2.2.


Yếu tố về ý chí thốt nghèo............................................................................ 76

4.2.3.

Yếu tố về quy mơ, đặc điểm của hộ............................................................... 77

4.2.4.

Yếu tố về môi trường tự nhiên ....................................................................... 79

4.2.5.

Phân tích ma trận SWOT ............................................................................... 80

4.3.

Một số giải pháp hồn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ ............................................................. 85

4.3.1.

Định hướng công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 của huyện Đoan
Hùng.............................................................................................................. 85

iv


4.3.2.


Mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng ..................................... 86

4.3.3.

Các nhóm giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ ......................................................................................................... 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 99
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 99

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 100

5.2.1.

Đối với Bộ Lao động Thương binh và xã hội ............................................... 100

5.2.2.

Đối với tỉnh, huyện ...................................................................................... 100

5.2.3.

Đối với hộ nghèo ......................................................................................... 101

Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 102
Phụ lục .................................................................................................................... 105


v


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đoan Hùng giai đoạn 2014 - 2016 .......... 27

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Đoan Hùng giai đoạn 2014 2016 ........................................................................................................ 29

Bảng 3.3.

Tổng giá trị tăng thêm và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Đoan
Hùng giai đoạn 2014 - 2016 ....................................................................32

Bảng 3.4.

Thông tin thứ cấp đã thu thập ..................................................................36

Bảng 3.5.

Số lượng và cỡ mẫu nhóm hộ điều tra .....................................................37

Bảng 4.1.

Thực trạng hộ nghèo huyện Đoan Hùng giai đoạn 2014 - 2016................42


Bảng 4.2.

Thực trạng hộ cận nghèo huyện Đoan Hùng giai đoạn 2014 - 2016 .........44

Bảng 4.3.

Tình hình diễn biến hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014 - 2016................. 45

Bảng 4.4.

Thực trạng hộ nghèo giảm theo kết quả rà soát năm 2016........................46

Bảng 4.5.

Thực trạng hộ cận nghèo giảm theo kết quả rà soát năm 2016 ................. 47

Bảng 4.6.

Tổng hợp nguyên nhân nghèo của hộ dân trên địa bàn huyện Đoan Hùng........48

Bảng 4.7.

Đánh giá của người nghèo về mức độ tiếp cận một số chính sách và
dịch vụ giảm nghèo .................................................................................52

Bảng 4.8.

Lao động của hộ gia đình ........................................................................ 52


Bảng 4.9.

Trình độ học vấn của chủ hộ.................................................................... 53

Bảng 4.10. Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình ..............................................................54
Bảng 4.11. Tình hình sử dụng và nhu cầu vay vốn ....................................................55
Bảng 4.12. Tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt ................................................ 56
Bảng 4.13. Diện tích đất bình quân của nhóm hộ điều tra .......................................... 57
Bảng 4.14. Sự tham gia của hộ vào các tổ chức xã hội .............................................. 58
Bảng 4.15. Nhận thức về nhiệm vụ giảm nghèo ........................................................ 59
Bảng 4.16. Những rủi ro biến cố người nghèo gặp phải ............................................. 68
Bảng 4.17. Tỷ lệ độ bao phủ của các hình thức bảo hiểm ..........................................69
Bảng 4.18. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2016............................. 70
Bảng 4.19. Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ lao động làm thuê.................................. 71
Bảng 4.20. Sự tham gia của người nghèo vào thị trường đất đai và nhu cầu mở
rộng diện tích đất nơng nghiệp 2016 ........................................................72
Bảng 4.21. Tỷ lệ hộ có bán sản phẩm và mua vật tư nông nghiệp ..............................73

vi


Bảng 4.22. Thái độ vươn lên thoát nghèo ..................................................................76
Bảng 4.23. Tỷ lệ người phụ thuộc ............................................................................. 77
Bảng 4.24. Giới tính của chủ hộ ................................................................................78
Bảng 4.25. Tổng hợp hộ nghèo, cận nghèo phân loại theo hộ năm 2016 ................... 79
Bảng 4.26. Phân tích SWOT .....................................................................................83

vii



DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1. Công tác tập huấn và tài liệu truyền thông về giảm nghèo............................ 60
Hộp 4.2 Phát huy tính chủ động của người dân và cộng đồng....................................67
Hộp 4.3 Người nghèo ngại vay vốn ưu đãi ................................................................ 81
Hộp 4.4. Sản phẩm phụ thuộc vào giá cả thị trường ...................................................74
Hộp 4.5. Thiết kế hệ thống chính sách ....................................................................... 75
Hộp 4.6. Người nghèo là chủ thể trong giảm nghèo....................................................76
Hộp 4.7. Đất đai ảnh hưởng đến sản xuất ...................................................................80
Hộp 4.8. Thời tiết, giá cả ảnh hưởng đến thu nhập ..................................................... 80

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội


BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BTXH

:

Bảo trợ xã hội

CCB

:

Cựu chiến binh

CS NCC

:

Chính sách người có cơng

CSXH

:

Chính sách xã hội


DTTS

:

Dân tộc thiểu số

LHPN

:

Liên hiệp Phụ nữ

LHQ

:

Liên hiệp quốc

MTTQ

:

Mặt trận tổ quốc

PTLM

:

Phong trào làng mới


UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNDP

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Tên luận văn: Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về giảm nghèo bền vững và lý
luận thực tiễn về giảm nghèo ở một số nước và tỉnh thành trong nước.
Đánh giá thực trạng giảm nghèo, tình hình thực hiện một số chính sách giảm
nghèo bền vững và một số nội dung cơ bản của giảm nghèo bền vững trên địa bàn
huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn

huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất một số giải pháp góp phần giảm nghèo theo hướng bền vững trên địa
bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp chọn điểm
nghiên cứu, chọn mẫu điều tra, thu thập các thông tin thứ cấp, thông tin sơ cấp sau đó
tổng hợp, xử lý thơng tin và phân tích thơng tin để thấy được tồn cảnh thực trạng về
giảm nghèo, tình hình thực hiện một số chính sách giảm nghèo bền vững và một số nội
dung cơ bản của giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng.
Kết quả chính và kết luận
Giảm nghèo bền vững là sự nỗ lực của Nhà nước, cộng đồng và người dân làm
cho người dân đạt được mức sống cao hơn mức sống tối thiểu và duy trì được mức sống
đó ngay cả khi gặp những cú sốc hay rủi ro. Nội dung giảm nghèo bền vững bao gồm:
chủ trương, chính sách giảm nghèo bền vững của Đảng, nhà nước; tài sản sinh kế của
người nghèo, năng lực của chính quyền và cộng đồng; tính an tồn và phịng ngừa rủi
ro, mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực tiễn giảm nghèo, giảm nghèo ở
nước Hàn Quốc, Brazil, tỉnh Bình Định, Hải Dương cho thấy những bài học kinh
nghiệm để huyện Đoan Hùng thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cho thấy:

x


Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng chưa ổn định, tỷ lệ hộ cận nghèo vẫn còn cao
trong khi số hộ cận nghèo thoát ra khỏi ngưỡng nghèo thấp hơn số hộ cận nghèo mới.
Nhóm hộ cận nghèo này rất dễ tái nghèo khi gặp các biến cố rủi ro; vẫn cịn tình trạng
tái nghèo, tái cận nghèo, nghèo cận nghèo phát sinh. Tỷ lệ hộ nghèo mới phát sinh/hộ
nghèo vẫn còn trên 10%; tỷ lệ hộ cận nghèo mới phát sinh/hộ cận nghèo trên 29%. Tỷ lệ
hộ nghèo mới phát sinh/hộ nghèo thoát lên trên chuẩn cận nghèo >1. Điều này chứng tỏ
kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Tài sản sinh kế của người nghèo chưa đảm

bảo để có thể vươn lên thốt nghèo bền vững: thu nhập, trình độ dân trí thấp, khả năng
đa dạng hóa nghề nghiệp thấp, khó khăn về vốn, khơng biết cách sử dụng có hiệu quả
đồng vốn vay, tài sản và phương tiện sinh hoạt, phương tiện sản xuất còn thiếu thốn, đất
đai manh mún, nhỏ hẹp, hơn nữa người nghèo là nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn
thương, họ ít tham gia vào các tổ chức đồn thể ở địa phương để thể hiện tiếng nói của
mình. Năng lực của chính quyền và cộng đồng trong giảm nghèo vẫn cịn nhiều hạn chế.
Người nghèo thường khơng có khả năng phịng ngừa rủi ro, chống chọi với những biến
cố xảy ra trong cuộc sống, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản còn thấp đặc biệt
là chỉ số hố xí và nhà tiêu hợp vệ sinh, người nghèo vẫn còn nhiều hạn chế trong việc
tiếp cận các thị trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo trên địa bàn Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
bao gồm: (i) yếu tố về chính sách giảm nghèo bền vững, (ii) yếu tố về ý chí thốt nghèo,
(iii) yếu tố về quy mô, đặc điểm của hộ, (iv) yếu tố về mơi trường tự nhiên.
Nhóm giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng,
tỉnh Phú Thọ gồm có: (i) nâng cao nhận thức, thái độ và năng lực của người nghèo; (ii)
thúc đẩy việc thực thi cơ chế, chính sách phù hợp; (iii) tăng cường sự tham gia của cộng
đồng; (iv) thu hút nguồn lực cho giảm nghèo.

xi


THESIS ABTRACT
Author's name: Nguyen Thi Thu Huong
Name of Thesis: Solutions for Sustainable Poverty Reduction in Doan Hung district,
Phu Tho province.
Training Major: Economic Management

Code: 60.34.04.10

Name of training institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research purposes
The purpose of the research is to:


Contribute to the systematization of some theoretical issues on sustainable
poverty reduction and practical theories of poverty reduction in some countries
and provinces in the country.



Assess the situation of poverty reduction, the implementation of some
sustainable poverty reduction policies and some key contents of sustainable
poverty reduction in Doan Hung district, Phu Tho province.



Analyze the factors affecting sustainable poverty reduction in Doan Hung
district, Phu Tho province.



Propose solutions contribute to sustainable poverty reduction in Doan Hung
district, Phu Tho province in the coming time.

Research Methods
When researching the topic, we were used to methods include selecting the sample and
the study site, sampling procedure, methods for synthesizing and processing data to
identify the sustainable poverty reduction policies, and some key components of
sustainable poverty reduction in Doan Hung district.
Main results and conclusions

Sustainable poverty reduction is the effort of the state, the community and the people to
achieve a living standard that is higher than their minimum standard of living and to
maintain that standard of living even in the face of shocks or risks. The content of
sustainable poverty reduction includes guidelines, policies for sustainable poverty
reduction of the party and the state. These include livelihood assets of the poor, the
capacity of government and community, safety and risk prevention, the level of basic
social services. Poverty reduction in South Korea, Brazil, Binh Dinh and Hai Duong
provinces shows lessons learned for Doan Hung district to achieve sustainable poverty
reduction.

xii


The situation of poverty reduction in Doan Hung district, Phu Tho province shows that:
The number and percentage of poor households have decreased but not stable, the
percentage of near-poor households remains high while the number of near-poor
households has fallen out of the poverty line less than new near-poor households. This
near-poor household is very vulnerable to falling back on risk events. There is still a
situation of falling back into poverty, getting closer to the poor and near poor. The rate
of poor new households/poor households is still over 10%; The percentage of new
nearly poor pro/poor households over 29%. The rate of poor new households/poor
households escaping above the poverty line > 1. It remains to be seen that poverty
reduction results are not really sustainable. The livelihoods of the poor are not sufficient
to sustainably eradicate poverty: income, low educational level, low proficiency of the
profession, capital constraints, unknown effective use, the lack of funds, assets and
means of living, means of production are scarce, the land is fragmented and narrow, and
the poor are vulnerable and vulnerable, local organizations to express their voice.
Government and community capacity to reduce poverty is still limited. Poor people are
often incapable of hedging against the events of their lives, with low levels of access to
basic social services, especially latrines and sanitary latrines, the poor still have limited

access to markets.
Factors affecting poverty reduction in Doan Hung, Phu Tho province include (i)
sustainable poverty reduction policy, (ii) deceleration of poverty, (iii) The size and
characteristics of the household, (iv) the natural environment.
The solutions contribute to sustainable poverty reduction in Doan Hung district, Phu
Tho province consists of (i) improving awareness, attitudes and capacity of the poor;
(ii) promoting the implementation of appropriate mechanisms and policies; (iii)
increase community participation; (iv) Collecting resources for poverty reduction
activities

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất tồn cầu. Nó
vẫn đang tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của
Ngân hàng thế giới, trong năm 2015 có khoảng 702 triệu người, tương đương
9,6% dân số trên thế giới sống dưới chuẩn nghèo, chủ yếu là khu vực Châu Á và
khu vực Nam Sahara của Châu Phi. Số liệu này giảm mạnh so với 902 triệu
người nghèo, chiếm 13% dân số toàn cầu trong năm 2012; năm 1999, số người
nghèo cùng cực trên thế giới chiếm tới 29% (Trâm Anh, 2015).
Đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về kinh tế, xã hội,
chính trị và văn hóa: suy thối kinh tế, bất ổn chính trị, tội phạm xã hội gia tăng,
dịch bệnh, phân biệt đối xử, bất bình đẳng xã hội, giảm tuổi thọ…
Do vậy giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của bất kỳ quốc gia nào nhằm
hướng tới sự phát triển bền vững; hướng tới một xã hội công bằng, văn minh.
Giảm nghèo ở Việt Nam khơng chỉ là vấn đề chính sách mà còn là một
vấn đề xã hội. Giảm nghèo đã được đưa vào thành chương trình mục tiêu quốc
gia. Mục tiêu đó thể hiện rất rõ trong Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011

của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020:
“Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta
nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng,
các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực
hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết”.
Nhờ làm tốt công tác giảm nghèo mà nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam
đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân được cải thiện, khoảng
cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng được thu hẹp. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê (2015) thì tỷ lệ số hộ nghèo trong cả nước đã giảm từ 12,6%
năm 2011 xuống còn 8,4 năm 2014. Hộ nghèo tập trung chủ yếu ở nông thôn và
vùng trung du miền núi phía Bắc.
Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, tổng
diện tích tự nhiên khoảng 302 km2, huyện có 27 xã, 01 thị trấn. Trong đó có 5 xã
đặc biệt khó khăn và 34 thơn đặc biệt khó khăn, dân số toàn huyện khoảng 109

1


nghìn người với 14 dân tộc anh em sinh sống (UBND huyện Đoan Hùng, 2015).
Các chính sách giảm nghèo bền vững thực sự đã đi vào cuộc sống, đồng thời phát
huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức
đoàn thể, các doanh nghiệp, sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và
của chính những người dân thuộc hộ nghèo; do đó Chương trình giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo
giảm qua các năm: tổng số hộ nghèo theo chuẩn đa chiều trên toàn huyện là
2.799 hộ chiếm tỷ lệ 9% giảm 0,69% so với năm 2014 (UBND huyện Đoan
Hùng, 2015); năm 2016 tỷ hộ nghèo giảm xuống còn 7,61%, đời sống nhân dân
ngày càng được nâng cao, bộ mặt nơng thơn có nhiều khởi sắc, góp phần thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.

Tuy nhiên vẫn cịn một bộ phận khơng ít người dân cịn tư tưởng ỷ nại
khơng muốn thốt nghèo, trơng chờ vào các chế độ hỗ trợ, thiếu ý thức vươn lên
thoát nghèo. Nhiều cán bộ cơ sở còn tư tưởng vẫn muốn người dân của địa
phương mình được hưởng lợi từ các chính sách của Nhà nước nên kết quả bình
xét hộ nghèo khơng chính xác.
Theo Báo cáo Tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững của UBND huyện Đoan Hùng (2015): trong giai đoạn 20112015 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm 13,04% nhưng hộ cận nghèo lại
tăng. Năm 2011 hộ cận nghèo là 2.265 hộ, tỷ lệ 8,14%; năm 2015 còn 3.312 hộ,
tỷ lệ 9,55% (tăng 1,41%), nguy cơ tái nghèo là rất cao.
Xuất phát từ những vẫn đề lý luận và thực tiễn như trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” nhằm góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng; từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần
giảm nghèo giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ cở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và
giảm nghèo bền vững;

2


(2) Đánh giá thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh
Phú Thọ;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo trên địa bàn Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ;
(4) Đề xuất một số giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Giảm nghèo là gì? Giảm nghèo bền vững là gì? Nội dung giảm nghèo
bền vững gồm có những nội dung nào? Kinh nghiệm giảm nghèo nào giúp cho
hoạt động giảm nghèo bền vững cho địa bàn nghiên cứu?
(2) Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Đoan Hùng hiện nay như
thế nào? Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững
trên địa huyện Đoan Hùng diễn ra như thế nào? Những chính sách nào đang được
thực hiện? Người nghèo tiếp cận với các chính sách đó ra sao?
(3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc triển khai, thực thi các chương
trình, chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Đoan Hùng là gì?
(4) Những giải pháp nào cần có để đảm bảo giảm nghèo bền vững trên địa
bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ?
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp giảm
nghèo bền vững
Đối tượng khảo sát: nhà lãnh đạo, quản lý, hoạch định, thực hiện chính
sách ở địa phương, các hộ nghèo và các hộ thoát nghèo
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung phân tích thực trạng giảm nghèo, tình hình thực hiện các
chính sách giảm nghèo bền vững, các nội dung giảm nghèo bền vững, đề xuất
giải pháp góp phần hồn thiện các chính sách đồng thời giảm nghèo bền vững.
1.5.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ.
1.5.3. Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài:

3



+ Số liệu thông tin thứ cấp được thu thập qua 3 năm 2014 – 2016
+ Thông tin sơ cấp được điều tra từ tháng 6/2016 đến tháng 4 năm 2017
- Thời gian thực hiện đề tài: Tháng 5/2016 đến tháng 5/2017
1.6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
(1) Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nghèo, giảm
nghèo, giảm nghèo bền vững và lý luận thực tiễn về giảm nghèo ở một số
nước và tỉnh thành trong nước.
(2) Đánh giá thực trạng giảm nghèo, tình hình thực hiện một số chính
sách giảm nghèo bền vững và một số nội dung cơ bản của giảm nghèo bền
vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
(3) Luận văn đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
(4) Đề xuất một số giải pháp cần có để góp phần giảm nghèo theo hướng
bền vững trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về nghèo, giảm nghèo
2.1.1.1. Khái niệm nghèo
Sự nghèo đói có thể được hiểu là sự thiếu thốn các nguồn lực vật chất như
thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, và các điều kiện sống nói chung, nhưng đồng
thời cũng là sự thiếu thốn các nguồn lực hữu hình như việc tiếp cận giáo dục,
việc làm có giá trị, sự tơn trọng của người khác. Vấn đề nghèo đói nói chung
được xem là rất đa dạng, tuy nhiên, thường được xem xét ở phương diện nghèo
đói về tiền.
Báo cáo “Phát triển con người” năm 1997, UNDP đã đề cập đến khái niệm
nghèo đói về năng lực khi đề cập đến các yếu tố nguồn lực của cá nhân hoặc của

hộ gia đình (bao gồm cả nguồn lực vật chất: tài chính, các công cụ phục vụ sản
xuất và phi vật chất: các quan hệ xã hội/vốn xã hội, vốn con người,…). Theo
quan niệm này, một cá nhân hay một hộ gia đình được xác định là nghèo khi họ
thiếu các cơ hội tiếp cận các nguồn lực đảm bảo cho cá nhân hoặc hộ gia đình có
được một cuộc sống cơ bản nhất “có thể chấp nhận được”.
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với
các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên
nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức
Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi
thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng
năm của quốc gia.
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993,
các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: “Nghèo khổ là tình trạng một
bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội,
phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”
(Dẫn theo Hồ Xuân Khanh, 2014).
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để
tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là khơng có đủ ăn,

5


đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, khơng có đất đai để
trồng trọt hoặc khơng có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp
cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là khơng an tồn, khơng có quyền, và bị loại
trừ của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành,
phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được
nước sạch và cơng trình vệ sinh an tồn”.

Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí phi
thu nhập. Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất học,
bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong khái
niệm nghèo đa chiều. Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội hay
chính trị sẽ đẩy các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, khơng được thụ hưởng các
lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền con người cơ
bản (Dẫn theo Đặng Nguyên Anh, 2015).
Theo Ngân hàng thế giới, vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí
thu nhập và các tiêu chí phi thu nhập. Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là
một chỉ số khơng liên quan đến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác
liên quan đến sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ số nghèo đa chiều của
quốc tế, với ba chiều cạnh chính là: y-tế, giáo dục và điều kiện sống, hiện là một
thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền
thống dựa trên thu nhập
Như vậy từ các khái niệm trên có thể hiểu nghèo là một hiện tượng đa
chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người
khơng được đáp ứng ở mức tối thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Quan niệm về ngưỡng nghèo (chuẩn nghèo): Ngưỡng nghèo là ranh giới
để phân biệt giữa người nghèo và người khơng nghèo. Đây là cách chính phủ
các nước xác định đối tượng cho các chính sách hỗ trợ giảm nghèo. Ngưỡng
nghèo có thể là một ngưỡng tính bằng tiền, hay phi tiền tệ. Ngưỡng nghèo phản
ánh mức sống được coi là tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể
tồn tại khỏe mạnh. Phương pháp chung để xác định ngưỡng nghèo này là sử
dụng một rổ các loại lương thực được coi là cần thiết để đảm bảo mức độ dinh
dưỡng tốt cho con người. Rổ lương thực đó sẽ tính đến cơ cấu tiêu dùng lương
thực của các hộ gia đình đặc thù trong một nước (Thanh HVBC, 2016).

6



Chuẩn nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015 là chuẩn nghèo tuyệt đối.
Giai đoạn 2001-2005 (theo Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH):
Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng; vùng nông thôn
đồng bằng: 100.000đồng/người/tháng; vùng thành thị: 150.000đồng/người/tháng.
Giai đoạn 2006-2010 (Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8
tháng 7 năm 2005) quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào
nhóm hộ nghèo: Thu nhập bình qn đầu người đối với khu vực nông thôn là
dưới 200.000 đồng/người/tháng; thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực
thành thị là dưới 260.000đồng/người/tháng.
Giai đoạn 2011-2015: (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011)
có quy định như sau :
Vùng nơng thơn: có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.
Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống.
Tuy nhiên để xác định và đo lường người nghèo phải đo lường được tất cả
các khía cạnh thiếu hụt hay sự khơng thỏa mãn tất cả các nhu cầu cơ bản: y tế,
giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, tiếp cận thông tin…Ngưỡng thiếu hụt đa
chiều là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ gia đình thiếu nhiều hơn mức độ này thì bị
coi là thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Giai đoạn 2016-2020: (Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015)
có quy định như sau :
Các tiêu chí về thu nhập
Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch
và vệ sinh; thông tin;
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ

số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn;
tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu
người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn
thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

7


Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình:
Hộ nghèo:
Khu vực nơng thơn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập
bình qn đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân
đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số
đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập
bình qn đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân
đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số
đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo:
Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình:
Khu vực nơng thơn: là hộ có thu nhập bình qn đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.

2.1.1.2. Khái niệm giảm nghèo
Khơng có một khái niệm chính xác nào về giảm nghèo vì có thể nói mục
tiêu của giảm nghèo là rõ ràng. Giảm nghèo có thể hiểu là giảm tỷ lệ hộ nghèo,
giảm số hộ nghèo, làm tăng thu nhập, giảm khoảng cách nghèo. Trên cơ sở khái
niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo là giảm tình trạng dân cư chỉ có thể thỏa mãn
một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống (Thái Phúc Thành, 2014).
Giảm nghèo là một trong những vấn đề xã hội được các quốc gia ưu tiên
giải quyết hàng đầu trong phát triển xã hội và là một trong những chính sách an
sinh xã hội ở các quốc gia trên thế giới. Giảm nghèo theo bản chất đa chiều đó là
tổng thể các biện pháp của Nhà nước và xã hội, của chính những đối tượng thuộc
diện nghèo nhằm tạo ra các điều kiện làm tăng thu nhập cho người nghèo, tăng
khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội, giảm thiểu rủi ro và nguy cơ dễ bị tổn

8


thương, tăng cường tiếng nói cho người nghèo. Hay nói cách khác giảm nghèo
chính là sự nỗ lực của Nhà nước, cộng đồng và người dân làm cho người dân đạt
được mức sống vượt trên mức sống tối thiểu.
Mục tiêu của giảm nghèo là phải thốt nghèo ở các góc độ vật chất, con
người và xã hội. Giảm nghèo, một mặt là sự can thiệp của Nhà nước và xã hơi,
mặt khác là sự tự vận động của chính các đối tượng thuộc diện nghèo. Trong đó
sự can thiệp của Nhà nước và xã hội là sự quan trọng nhưng chỉ mang tính tạo
lập mơi trường và hỗ trợ, sự tự vươn lên của các đối tượng thuộc diện nghèo mới
mang tính quyết định. Giảm nghèo cần được xem xét trong biến động của hộ
nghèo như: thoát nghèo, tái nghèo, nghèo mới, nghèo kinh niên. Theo Thông tư
số 24/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2014 của Bộ Lao động Thương
binh xã hội có nêu rõ:
Hộ mới thốt nghèo là hộ nghèo, qua điều tra, rà sốt hàng năm có thu
nhập cao hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật, bao gồm: Hộ mới thốt

nghèo nhưng có mức thu nhập thuộc đối tượng hộ cận nghèo; hộ mới thốt nghèo
có thu nhập cao hơn chuẩn hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật.
Hộ tái nghèo là những hộ trước đây thuộc hộ nghèo, đã thoát nghèo,
nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng
tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của
pháp luật.
Hộ nghèo mới phát sinh là những hộ trước đây không thuộc hộ nghèo,
nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng
tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của
pháp luật.
Hộ nghèo kinh niên là tình trạng hộ nghèo liên tục trong nhiều năm.
2.1.1.3. Khái niệm giảm nghèo bền vững
Mở đầu cho các ý tưởng giảm nghèo bền vững, PGS-TS Trần Đình Thiên,
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để giảm nghèo trước hết cần nhận
diện chính xác đối tượng nghèo. Đó là nghèo tĩnh hay nghèo động? Nghèo so với
Việt Nam hay so với thế giới? Những người được đánh giá là nghèo hiện nay họ
thiếu năng lực, thiếu điều kiện để thoát nghèo hay khơng muốn thốt nghèo do
quan niệm sống, do mục tiêu giàu nghèo khác nhau. Đề xuất ý tưởng giảm nghèo
ở cách tiếp cận chung nhất, PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng, không thể giúp

9


người nghèo thoát nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống... Đây là
cách xóa nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, khơng bền vững. Muốn xóa nghèo bền
vững, Nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp cho người nghèo một phương
thức phát triển mới mà tự họ không thể tiếp cận và duy trì. Bên cạnh đó là sự hỗ
trợ, ngăn ngừa, loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không chỉ là sự nỗ lực khắc
phục hậu quả sau rủi ro. Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo này phải được xác lập
trên nguyên tắc ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thốt nghèo nhanh

và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận.
Giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân cư đạt được các mức độ
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo và duy
trì được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên mức
chuẩn đó ngay cả khi gặp phải các cú sốc hay rủi ro; giảm nghèo bền vững có thể
được hiểu với nghĩa đơn giản là thốt nghèo bền vững hay khơng tái nghèo. Các
yếu tố phản ánh giảm nghèo bền vững là: thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, thu nhập
tăng và duy trì ở mức cao, thốt nghèo và khơng tái nghèo. (Thái Phúc Thành,
2014). Như vậy, giảm nghèo bền vững là là sự nỗ lực của Nhà nước, cộng đồng
và người dân làm cho người dân đạt được mức sống cao hơn mức sống tối thiểu
và duy trì được mức sống đó ngay cả khi gặp những cú sốc hay rủi ro.
Giảm nghèo bền vững là mục tiêu cần hướng tới của các quốc gia trên thế
giới nhằm chống lại tái nghèo hoặc giảm nghèo không ổn định. Ở Việt Nam,
giảm nghèo bền vững là hướng tới việc cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện
sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người
nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thơn, bản đặc biệt
khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tồn
diện về cơng tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách
chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc
và các nhóm dân cư. Giảm nghèo bền vững chính là hoạt động làm cho người
nghèo thốt khỏi nghèo khổ cả về vật chất, về văn hóa, tinh thần; bảo đảm không
bị tái nghèo và vươn lên mức sống trung bình, khá giả.
2.1.2. Nội dung của giảm nghèo bền vững
Giảm nghèo bền vững là kết quả từ những nỗ lực của nhà nước, cộng
đồng và người dân về giảm nghèo có khả năng chịu được những cú sốc hay rủi
ro thông thường.

10



Năng lực
Khả năng

Cơ hội phát
triển

Giảm
nghèo
bền vững

Dịch vụ cơng
cộng

An tồn

Hình 2.1 Bốn trụ cột đảm bảo giảm nghèo bền vững
Nguồn: Bùi Xuân Dự (2009)

2.1.2.1. Năng lực của người dân (Tài sản sinh kế)
Tài sản sinh kế hay vốn sinh kế bao gồm những thứ thuộc quyền sở hữu
hay sử dụng của con người, có thể sử dụng, khai thác trong quá trình sinh sống
và sản xuất (Thái Phúc Thành, 2014) và được biểu hiện qua các nguồn vốn sau:
Vốn nhân lực (vốn con người): bao gồm các yếu tố liên quan đến đặc
điểm cá nhân của con người với tư cách là nguồn lao động xã hội như trình độ
giáo dục, trình độ chun mơn kỹ thuật, kỹ năng, tình trạng sức khỏe và khả năng
tham gia lao động để nâng cao mức sống.
Vốn tài chính: là nguồn lực tài chính mà hộ gia đình hoặc cá nhân con
người có được liên quan đến các dạng thu nhập, phương thức tiết kiệm, phương
tiện và dịch vụ tài chính hiện có và khả năng tiếp cận, vốn vay (nợ).Vốn tự nhiên:
là toàn bộ những yếu tố liên quan hay thuộc về tự nhiên mà cá nhân được hưởng

và phải chịu trách nhiệm như khí hậu, đất đai, sơng ngịi, rừng, biển, mùa
màng…
Vốn vật chất là những yếu tố có tính hiện vật mà cá nhân được sử dụng,
sở hữu như cơ sở hạ tầng giao thơng, nhà ở, phương tiện, cơng trình thủy lợi,
nước sạch… và các tài sản trong gia đình trang thiết bị máy móc, dụng cụ sinh
hoạt, đồ dùng nội thất…
Vốn xã hội là toàn bộ các quan hệ, mạng lưới xã hội mà các cá nhân tham
gia từ đó có được những cơ hội và lợi ích.

11


×