Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 136 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI QUANG LÂM

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học.

PGS.TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính bản thân tơi. Tồn bộ
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được sử dụng trong bất kể một luận văn, một khóa luận được sử dụng để bảo vệ bất kỳ
một học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Quang Lâm

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước nhất, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám
đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo
trong Khoa Kinh tế & PTNT, Bộ môn Phát triển nông thôn, những người đã trang bị
cho tôi kiến thức và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo
tiền đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS Quyền Đình Hà – Giảng
viên khoa Kinh tế và PTNT – Người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình
hướng dẫn chỉ bảo cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Tơi
xin chân thành cảm ơn UBND huyện Thường Tín, phịng Tài ngun và mơi trường
huyện Thường Tín, lãnh đạo các phịng, ban, các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, hợp tác
xã, đơn vị hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh tế đóng trên địa bàn huyện Thường Tín
và những người dân địa phương đã cung cấp những thông tin cần thiết và giúp đỡ tơi
trong q trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Quang Lâm

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANG MỤC BẢNG .................................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................................viii
DANH MỤC HỘP ....................................................................................................... ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xi
THESIS ABSTRACT .................................................................................................xiii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung.............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2

1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2

3.1.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3

1.5.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ............................................. 4
2.1.


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ................ 4

2.1.1.

Các khái niệm................................................................................................ 4

2.1.2.

Sự cần thiết quản lý môi trường làng nghề ..................................................... 7

2.1.3.

Đặc điểm quản lý môi trường làng nghề ........................................................ 7

2.1.4.

Nội dung quản lý môi trường làng nghề ....................................................... 16

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề ............................. 26

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 30

iii


2.2.1.


Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về quản lý môi trường
làng nghề ..................................................................................................... 30

2.2.2.

Kinh nghiệm ở Việt Nam về quản lý môi trường làng nghề ......................... 34

2.2.3.

Bài học vận dụng ......................................................................................... 38

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 39
3.1.

ĐẶC ĐIỂM HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI .......................................... 39

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 39

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 43

3.1.3.

Những thuận lợi và khó khăn ....................................................................... 55

3.2.


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 57

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 57

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 58

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 59

3.2.4.

Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin .................................................... 59

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 60

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 61
4.1.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN .................................................................... 61

4.1.1.


Tình hình phát triển và đóng góp của làng nghề trên địa bàn huyện
Thường Tín ................................................................................................. 61

4.1.2.

Tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín ...... 65

4.1.3.

Thực trạng quản lý mơi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín ..... 73

4.2.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN .......................... 99

4.2.1.

Trình độ của cán bộ quản lý trên địa bàn huyện Thường Tín ........................ 99

4.2.2.

Máy móc, cơng nghệ sản xuất tại huyện Thường tín .................................. 101

4.2.3.

Nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường làng nghề .................... 103

4.3.


GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG LÀNG
NGHỀ Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN ............................................................ 105

4.3.1.

Bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách ...................................................... 105

4.3.2.

Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý môi trường làng nghề từ
cấp huyện đến xã ....................................................................................... 106

iv


4.3.3.

Hỗ trợ, áp dụng công nghệ và quy hoạch làng nghề gắn với bảo vệ
môi trường................................................................................................. 107

4.3.4.

Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư tại làng nghề trên địa bàn huyện
Thường Tín ............................................................................................... 109

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 111
5.1.

KẾT LUẬN ............................................................................................... 111


5.2.

KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 113
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 115

v


DANG MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay .............................................11

Bảng 3.1.

Giá trị sản xuất của huyện Thường Tín giai đoạn 2013 – 2015 ................ 44

Bảng 3.2 .

Dân số và lao động của huyện Thường Tín giai đoạn 2013 – 2015 ..........46

Bảng 3.3.

Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn huyện ...................................... 51

Bảng 4.1.


Số lao động làng nghề trong làng nghề của huyện Thường Tín 2016 ......61

Bảng 4.2.

Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp của huyện
Thường Tín giai đoạn 2014 – 2016 ......................................................... 62

Bảng 4.3.

Giá trị sản xuất của huyện Thường Tín giai đoạn 2014 – 2016 ................ 63

Bảng 4.4.

Tình hình giảm nghèo của huyện Thường Tín giai đoạn 2014 – 2016 .....65

Bảng 4.5.

Mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tại huyện Thường Tín ....... 67

Bảng 4.6.

Phân loại ô nhiễm môi trường tại làng nghề của huyện Thường Tín ....... 68

Bảng 4.7.

Khối lượng chất thải phát sinh từ làng nghề sơn mài, Duyên Thái ...........69

Bảng 4.8.

Khối lượng chất thải phát sinh từ làng nghề Tiền Phong.......................... 70


Bảng 4.9.

Các dạng chất thải phát sinh tại các làng nghề được nghiên cứu ..............72

Bảng 4.10. Một số văn bản của Huyện ủy về quản lý môi trường trên địa bàn
huyện Thường Tín ..................................................................................75
Bảng 4.11. Một số văn bản của UBND huyện về quản lý môi trường trên địa bàn
huyện Thường Tín ..................................................................................76
Bảng 4.12. Danh mục quy hoạch đất khu cơng nghiệp đến năm 2020 trên địa
bàn huyện Thường Tín ............................................................................79
Bảng 4.13. Danh mục quy hoạch làng nghề đến năm 2020 trên địa bàn huyện
Thường Tín .............................................................................................80
Bảng 4.14. Quy hoạch đất xử lý, chôn lấp rác thải trên địa bàn huyện Thường
Tín giai đoạn 2014 - 2016 ....................................................................... 81
Bảng 4.15. Chi ngân sách thường xuyên cho sự nghiệp môi trường huyện
Thường Tín giai đoạn 2014 – 2016 ......................................................... 86
Bảng 4.16. Mức phí thu gom rác thải/vệ sinh của huyện Thường Tín ........................ 87
Bảng 4.17. Nhân lực, phương tiện vận chuyển và thu gom rác huyện Thường
Tín .......................................................................................................... 90

vi


Bảng 4.18. Đánh giá mức độ hợp lý thời gian thu gom chất tại các làng nghề của
huyện Thường Tín ..................................................................................91
Bảng 4.19. Xử lý các hành vi vi phạm về mơi trường trên địa bàn huyện Thường
Tín giai đoạn 2014 – 2016.......................................................................94
Bảng 4.20. Mức độ nhận biết của người dân về các quy định xử phạt đối với các
hành vi vi phạm liên quan đến môi trường .............................................. 95

Bảng 4.21. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý về mơi trường trên địa bàn
huyện Thường Tín tính đến năm 2016................................................... 100
Bảng 4.22. Lợi ích của trang thiết bị, máy móc tại các làng nghề trên địa bàn
huyện Thường Tín ................................................................................ 102
Bảng 4.23. Mức độ tự động hóa máy móc ở các làng nghề huyện Thường Tín ........ 102
Bảng 4.24. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và lập báo cáo, đề án bảo vệ
môi trường của các cơ sở làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín ..... 103
Bảng 4.25. Nguồn thơng tin về các chương trình bảo vệ mơi trường của cộng
đồng huyện Thường Tín ........................................................................ 104

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện Thường Tín giai đoạn 2013 –
2015 ..................................................................................................... 45

Biểu đồ 4.1.

Chuyển dịch cơ cấu ngành tại huyện Thường Tín 2014 – 2016 .............64

Biểu đồ 4.2.

Ý kiến của cán bộ quản lý môi trường về thực trạng văn bản quản lý Nhà
nước trong quản lý môi trường làng nghề huyện Thường Tín ............... 78

Biểu đồ 4.3.


Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện
Thường Tín ........................................................................................ 101

Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ hệ thống tổ chức QLMT làng nghề huyện Thường Tín ...............83

Sơ đồ 4.2.

Mơ hình tổ chức thu gom rác thải ở các làng nghề trên địa bàn huyện
Thường Tín .......................................................................................... 89

Sơ đồ 4.3.

Hệ thống tái chế chất thải tại huyện Thường Tín...................................92

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1.

Tình hình xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn môi
trường ..................................................................................................... 18

Hộp 4.1.

Ý kiến người dân về tình hình rác thải tại làng nghề Tiền Phong ............. 71

ix



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCSX

Cơ sở sản xuất

CC

Cơ cấu

CTR

Chất thải rắn

CCN

Cụm công nghiệp

CN - TTCN

Cơng nghiệp – tiểu thủ

cơng nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

LVS

Lưu vực sông

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

TNMT

Tài nguyên môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân


XDCB

Xây dựng cơ bản

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Quản lý mơi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội”.
Học viên: Bùi Quang Lâm
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Quyền Đình Hà.
Làng nghề trên cả nước đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển
chung của cả nước, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập lúc
nông nhàn cho người nông dân. Tuy nhiên, mặt trái của các làng nghề nông thôn hiện
nay cũng cịn nhiều, nhất là tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường.
Bên cạnh những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương thì vấn đề môi trường tại các làng nghề lại đang là thực trạng đáng báo động.
Điều này đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan chức năng, các tổ chức và cộng đồng
dân cư.
Hiện nay công tác quản lý môi trường trên địa bàn làng nghề huyện Thường Tín
vẫn cịn nhiều bất cập chưa được giải quyết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý
môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng QLMT ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý mơi trường làng nghề, từ đó đưa ra các giải

pháp để hoạt động quản lý môi trường làng nghề đạt hiệu quả hơn.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội tơi đưa ra các phương
pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp
xử lý số liệu và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
Về kết quả nghiên cứu và thảo luận: Qua phân tích tình hình thực trạng mơi
trường và quản lý mơi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín ta thấy cơng tác
quản lý mơi trường làng nghề có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế xã
hội của huyện Thường Tín nói chung. Cụ thể, nội dung của quản lý mơi trường làng
nghề gồm: Chủ trương, chính sách về quản lý môi trường làng nghề; công tác kế hoạch
của quản lý môi trường làng nghề; công tác tổ chức triển khai quản lý môi trường làng
nghề; công tác giám sát kiểm tra. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi

xi


trường làng nghề cũng được phân tích để làm rõ như: yếu tố thể chế, chính sách; yếu tố
vốn và cơng nghệ sản xuất; năng lực trình độ cán bộ quản lý và cuối cùng là yếu tố nhận
thức của người dân về vấn đề môi trường.
Công tác quản lý mơi trường làng nghề của huyện Thường Tín nhìn chung đã
khá hoàn thiện và hoạt động theo đúng chức năng, chun mơn. Tuy nhiên bên cạnh đó,
cịn nhiều khó khăn tồn tại như: năng lực cán bộ quản lý về mơi trường ở cấp xã, cịn
yếu; hệ thống văn bản pháp luật về môi trường và môi trường làng nghề vẫn còn chồng
chéo, chưa đầy đủ; cộng đồng dân cư và các cơ sở sản xuất vẫn chưa ý thức được vấn đề
bảo vệ mơi trường; nguồn kinh phí dành cho bảo vệ mơi trường cịn hạn chế.
Đề tài khuyến nghị một số giải pháp giải quyết một số vấn đề tồn tại của q
trình quản lý mơi trường làng nghề nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý mơi
trường làng nghề của huyện Thường Tín ở thời gian tới.
Kết luận

Huyện Thường Tín trong những năm qua, đã tập trung triển khai nhiều dự án, đề
án, chương trình cho quản lý môi trường làng nghề và đã đạt được kết quả đáng kể. Tuy
nhiên, đối chiếu so với hiện tại vẫn cịn tồn tại một số khó khăn cần giải quyết như năng
lực quản lý, nhận thức người dân, nguồn kinh phí,...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư cơng trong nơng nghiệp gồm có: Cơ
chế, chính sách trong quản lý mơi trường làng nghề; Trình độ của cán bộ quản lý; máy
móc, cơng nghệ sản xuất; nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường làng nghề.
Để khắc phục những tồn tại trên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường
làng nghề, các giải pháp cho huyện Thường Tín theo các ý bao gồm: Bổ sung, hồn
thiện cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực quản lý của cán bộ; hỗ trợ, áp dụng công
nghệ và quy hoạch làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức cộng đồng
dân cư tại địa bàn huyện Thường Tín.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Quang Lam
Major: Business management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Craft villages have contributed a considerable part to the development of the
whole country. However, at present, there are many negative aspects of rural craft
villages, especially environmental pollution.
Currently, craft villages of Thuong Tin district is developing. In addition to
important contributions to local socio-economic development, environmental issues in
craft villages are alarming.
There are still many unsolved problems in the environmental management in

craft villages in Thuong Tin district. Therefore, I chose the subject: "Environmental
management in craft villages in Thuong Tin district, Hanoi" as the topic my
graduation thesis.
1. Objectives of the study
To assess the current status of environmental management in craft villages in
Thuong Tin district. To analyze the factors that affect the environment management of the
craft villages, thereby provide solutions to better manage the environment in craft villages.
2. Research Methodology
Based on the survey of Thuong Tin district, Hanoi, I present research methods:
data collection method, sampling method, data processing method and system of
research indicators.
3. Results of the study
Regarding the results of research and discussion: By analyzing the situation of
the environment and environmental management in craft villages in Thuong Tin district,
we can see that the environmental management in craft villages has direct impacts on
the socio-economic development of Thuong Tin district in general. Specifically, the
content of environmental management in craft villages include: guidelines, policies on
environmental management in craft villages; the organization and implementation of
environmental management in craft villages; Inspection and monitoring. In addition, the
factors affecting the environmental management in craft villages are also analyzed to
clarify such as: institutional factors, policies; capital factor and production technology;

xiii


capacity and qualification of managers and finally the perception of people about
environmental issues.
The environmental management in craft villages of Thuong Tin district has been
generally completed and operated according to the proper function and expertise.
However, there are still many difficulties such as the weak capacity of environmental

managers at the commune level; The system of legal documents on the environment and
environment in craft villages is still overlapped; The communities and production
facilities are still unaware of environmental issues; The budget for environmental
protection is limited.
The project recommends some solutions to solve some outstanding problems in
environmental management in craft villages in order to enhance and improve the
efficiency of environmental management in craft villages in Thuong Tin district in the
coming time.
4. Conclusion
For recent years, Thuong Tin district has been focusing on implementing
many projects and programs for environmental management in craft villages and
achieved remarkable results. However, compared with the current situation, there are
still some difficulties to be solved such as management capacity, people awareness,
funding sources...
Factors affecting the management of public investment in agriculture include:
Mechanisms and policies in environmental management in craft villages; Qualification
of managers; Machinery, production technology; People's awareness in protecting the
villages' environment.
In order to overcome the above-mentioned issues in order to improve the
efficiency of the environmental management in the craft villages, the solutions for
Thuong Tin district include: to supplement and improve mechanisms and policies; to
improve management capacity of managers; to support, apply technologies in craft
villages and planning in association with environmental protection; to raise the
community's awareness in Thuong Tin district.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự ra đời của các cụm công nghiệp, nhiều làng nghề được khôi
phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc
làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động. Theo số liệu thống kê của Báo cáo môi
trường quốc gia năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến hết năm 2014,
số làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096, trong đó số làng nghề truyền
thống được cơng nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748.
Các làng nghề thu hút khoảng 10 triệu lao động.
Các làng nghề trên cả nước đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào sự phát
triển chung của cả nước, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng
thu nhập lúc nông nhàn cho người nông dân. Tuy nhiên, mặt trái của các làng
nghề nơng thơn hiện nay cũng cịn nhiều, nhất là tình trạng gây ơ nhiễm mơi
trường: nước thải, chất thải do các làng nghề tại các vùng q gây ơ nhiễm nguồn
nước, khơng khí, đất đai ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe người
dân cịn rất phổ biến. Theo báo cáo mơi trường quốc gia năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, tỷ lệ làng nghề sử dụng thiết bị xử lý nước thải, chất thải
độc hại chỉ đạt 4,1% và thực trạng này đang cho thấy rõ nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường từ các làng nghề ở nông thôn nước ta.
Hiện nay, huyện Thường Tín có 46/126 làng nghề, trong đó có tới 6 xã có
làng nghề phát triển mạnh. Trong những năm qua, các làng nghề đã dần thích
nghi với điều kiện kinh tế thị trường, các chính sách của nhà nước, của thành phố
và của huyện nhằm khuyến khích, hỗ trợ đối với làng nghề truyền thống. Việc
sản xuất kinh doanh sản phẩm làng nghề đã góp phần làm tăng thu nhập cho
người dân, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của huyện Thường Tín đồng
thời là động lực cho một số ngành kinh doanh dịch vụ khác phát triển. Bên cạnh
những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương thì
vấn đề môi trường lại đang là thực trạng đáng báo động, tổng khối lượng chất
thải rắn của làng nghề huyện Thường Tín khoảng 40 tấn/ngày, nước thải
600m3/ngày (UBND huyện Thường Tín). Điều này địi hỏi sự quan tâm của các
cơ quan chức năng, các tổ chức và cộng đồng dân cư.


1


Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý môi trường trên địa bàn làng nghề
huyện Thường Tín vẫn cịn nhiều bất cập chưa được giải quyết. Nhằm hướng tới
sự phát triển bền vững của làng nghề cần có những hướng đi đúng đắn, trong đó
phải kể đến trước tiên là nâng cao hiệu quả quản lý môi trường làng nghề. Chính
vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Quản lý mơi trường làng nghề trên địa bàn huyện
Thường Tín, Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng QLMT ở các làng nghề trên địa bàn huyện Thường
Tín. Từ đó đề xuất các giải pháp để hoạt động quản lý môi trường làng nghề đạt
hiệu quả hơn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường làng nghề;
+ Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường
làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín;
+ Đề xuất định hướng và các giải pháp để tăng cường quản lý môi trường
làng nghề ở huyện Thường Tín trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý môi trường làng nghề:
- Các chủ trương, chính sách liên quan đến quản lý môi trường làng nghề.
- Các tác nhân liên quan đến quản lý môi trường làng nghề.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các vấn đề liên quan đến
công tác quản lý môi trường tại một số làng nghề chứ không phải tất cả các cơ sở
sản xuất.

1.3.2.2. Phạm vi thời gian
+ Thời gian làm luận văn: Tháng 05 năm 2016 đến tháng 05 năm 2017.
+ Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: Trong 3 năm (2014 - 2016).
+ Phạm vi không gian: Huyện Thường Tín – Hà Nội.

2


1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1) Thực trạng quản lý môi trường làng nghề diễn ra như thế nào?
2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề?
3) Những định hướng, giải pháp nào nhằm tăng cường quản lý mơi trường
làng nghề?
1.5. ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
+ Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường
làng nghề;
+ Đề tài đã đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi
trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín;
+ Luận văn đã đề xuất định hướng và các giải pháp để tăng cường quản lý
môi trường làng nghề ở huyện Thường Tín.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
2.1.1. Các khái niệm
Môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức kinh tế văn hóa xã hội Liên Hợp Quốc

(UNESCO) năm 1981 thì “Mơi trường của con người bao gồm tồn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập
quán, niềm tin...), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các tài
nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình”.
Đối với con người thì mơi trường sống của con người là tổng hợp các điều
kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh và có những tới sự sống và phát
triển của các cá nhân và cộng đồng con người.
Nguyễn Ngọc Sinh (1984) đã đưa ra định nghĩa: "Môi trường là một nơi
chốn trong số các nơi chốn, nhưng có thể là một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện
các màu sắc xã hội của một thời kì hay một xã hội".
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong Luật
bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2014) định nghĩa khái niệm môi trường như sau:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
Khái niệm chung về mơi trường trên đây được cụ thể hố đối với từng đối
tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau.
Quản lý môi trường
Theo Lưu Đức Hải (2001), hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về
quản lý mơi trường. Theo một số tác giả, quản lý môi trường bao gồm hai nội
dung chính là quản lý nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp,
các khu dân cư về mơi trường. Trong đó, nội dung thứ có mục tiêu chủ yếu là
tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo
ISO 14000) và bảo vệ sức khỏe của người lao động, dân cư sống trong khu vực
chịu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất. Ngồi ra, quản lý mơi trường cịn được
hiểu gồm ba khía cạnh: tổng hợp các biện pháp tiếp cận hệ thống tích hợp, tác

4


động và điều chỉnh các hoạt động của con người, với mục đích chính là giữ cân

bằng quan hệ giữa môi trường và phát triển, giữa nhu cầu của con người và chất
lượng môi trường, giữa hiện tại và khả năng chịu đựng của trái đất – “phát triển
bền vững”. Từ đó, có thể tạm thời nêu ra một định nghĩa tóm tắt sau: Quản lý
mơi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lỹ xã hội; có tác động điều
chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ
năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử
dụng hợp lý tài nguyên. Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các
biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ, văn hóa, giáo dục...
Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện
cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mơ:
tồn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình.
Dẫn theo Nguyễn Thế Chinh (2003), Quản lý môi trường là tổng hợp các
biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ
chất lượng mơi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Có
thể nêu tóm tắt, quản lý mơi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã
hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có
hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề mơi trường có
liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm sử dụng hợp lý tài nguyên và
hướng tới phát triển bền vững. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà
nước về môi trường bao gồm: Thứ nhất, khắc phục và phòng chống suy thối, ơ
nhiễm mơi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. Thứ hai, phát
triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền
vững do hội nghị Rio-92 đề xuất và tuyên bố Johannesburg, Nam Phi về phát
triển bền vững 26/8 – 4/9/2002 tái khẳng định. Trong đó với nội dung cơ bản cần
phải đạt được là phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện mơi
trường, bảo đảm sự hài hịa giữa mơi trường nhân tạo với mơi trường thiên nhiên,
giữ gìn đa dạng sinh học. Thứ ba, xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý mơi
trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các cơng cụ trên phải thích hợp cho từng
ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.

Làng nghề và tiêu chí làng nghề
Theo Lê Thị Minh Lý (2003), với đặc trưng của nền sản xuất nông
nghiệp mùa vụ và chế độ làng xã, nghề thủ công xuất hiện khá sớm và gắn liền

5


với lịch sử thăng trầm của dân tộc. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát
triển cùng với sự phát triển của xã hội, của đời sống cộng đồng và dần dần được
qui về các khái niệm như nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề gia truyền,
nghề phụ, nghề thủ cơng,... Những khái niệm này tuy có khác nhau ở khía cạnh
này, góc độ khác song vẫn có những đặc điểm giống nhau về cơ bản, đặc biệt là
xét từ góc độ văn hố, chúng ta có thể sử dụng chung khái niệm "làng nghề". Cụ
thể: “làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt
địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết
với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền
trong dân gian”. Khái niệm về làng nghề theo cách nhìn văn hố bao gồm các
nội dung cụ thể, như: Là một địa danh gắn với một cộng đồng dân cư có một
nghề truyền thống lâu đời được lưu truyền và có sức lan toả mạnh mẽ; Ổn định
về một nghề hay một số nghề có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản
xuất ra một loại sản phẩm; Có một đội ngũ nghệ nhân và thợ có tay nghề cao, có
bí quyết nghề nghiệp được lưu truyền lại cho con cháu hoặc các thế hệ sau; Sản
phẩm vừa có ý nghĩa kinh tế để ni sống một bộ phận dân cư và quan trọng hơn
là nó mang những giá trị vật thể và phi vật thể phản ánh được lịch sử, văn hoá và
xã hội liên quan tới chính họ.
Dẫn theo Vũ Minh Huệ (2014), làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công,
làng nghề truyền thống hoặc làng nghề cổ truyền thường được gọi ngắn gọn là
làng nghề, là những làng mà tại đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề
duy nhất nào đó, nghề của họ làm thường có tính chun sâu cao và mang lại
nguồn thu nhập cho dân làng. Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông

thôn, được tạo bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý
nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ
nghề thủ cơng, giữa họ có mối lên kết về kinh tế , xã hội và văn hóa. Khái niệm
làng nghề được hiểu là làng tuy vẫn diễn ra hoạt động trồng trọt theo lối tiểu
nông và chăn ni nhỏ, cũng đã có một số nghề phụ khác (Đan lát, làm tương
làm đậu phụ) đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ
cơng chun nghiệp, có phường hội, (có cơ cấu tổ chức nhất định), có ơng trùm
có phó cả…. cùng một số thợ phụ và phó nhỏ, đã chuyên tâm có quy trình cơng
nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó, sản xuất ra những mặt hàng thủ
cơng, những mặt hàng có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng hóa có quan
hệ thơng thương với thị trường trong nước và tiến tới mở rộng xuất khẩu ra thị
trường nước ngồi. Những làng nghề này ít nhiều đã nổi danh từ lâu, có quá khứ

6


từ trăm ngàn năm, tên làng đã đi vào lịch sử, ca dao, tục ngữ … trở thành di sản
văn hóa dân gian.
Theo thời gian và sự biến đổi về kinh tế văn hóa… ta lại có khái niệm về
làng nghề như sau: Những làng ở nơng thơn có các ngành nghề phi nông nghiệp
chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông.
Môi trường làng nghề
Nhắc tới môi trường làng nghề thì thường đề cập đến vấn đề ơ nhiễm mơi
trường làng nghề. Theo Luật bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2014), ơ nhiễm mơi
trường làng nghề là hình thái ơ nhiễm mang tính tập trung trong một thơn, làng
hay xã. Tại những khu vực này tập hợp nhiều hình thái ô nhiễm dạng điểm,
thường là cơ sở sản xuất nhỏ ảnh hưởng trực tiếp tới không gian liền kề và lẫn
trong khu sinh hoạt dân cư nên những ô nhiễm đó tác động trực tiếp tới sức khoẻ
cộng đồng, trước hết là hộ sản xuất trực tiếp tạo ra ô nhiễm, nguồn lao động trực
tiếp trong môi trường lao động bị ô nhiễm thường xuyên.

Quản lý môi trường làng nghề
Từ khái niệm quản lý môi trường và làng nghề đã phân tích, tổng hợp ở
trên. Ta có thể rút ra rằng: “Quản lý môi trường làng nghề là tổng hợp các biện
pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất
lượng mơi trường sống và phát triển bền vững làng nghề”.
2.1.2. Sự cần thiết quản lý môi trường làng nghề
Quản lý môi trường nói chung và quản lý mơi trường làng nghề nói riêng,
suy cho cùng chính là để hướng tới sự phát triển bền vững, giữ cho được sự cân
bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, phát
triển kinh tế xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm
năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương
lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu
phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý mơi trường có thể thay đổi
theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia.
2.1.3. Đặc điểm quản lý môi trường làng nghề
Làng nghề là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của người
dân nơng thôn Việt Nam. Hiện nay quản lý môi trường làng nghề có một số đặc
điểm sau:

7


Theo Phan Như Thúc (2009), khái niệm “làng nghề” còn chưa được thống
nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước; chưa phân định rõ ràng giữa làng nghề
thủ công truyền thống và làng có nghề, thậm chí là làng sản xuất quy mô nhỏ. Về
phân bố, làng nghề chủ yếu tập trung tại nông thôn, một số làng nghề nằm ở khu
đơ thị do q trình đơ thị hóa nhưng tập trung không đồng đều giữa các vùng,
miền (tập trung ở ĐB Bắc Bộ – 60%). Nhìn nhận mặt tích cực khơng thể phủ
nhận làng nghề đã góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết nhu cầu
việc làm, giảm tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, tính chất của các làng nghề khơng giống

nhau và có xu thế ngày càng tăng về số lượng các làng nghề tái chế phế liệu/chất
thải, sản xuất sản phẩm nông nghiệp; các làng nghề thủ cơng truyền thống có
nguy cơ giảm về quy mô sản xuất và số lượng. Tác động của kinh tế thị trường
nên sản xuất tại các làng nghề liên tục có biến động về sản phẩm dẫn đến biến
động về công nghệ, nguyên liệu, chất thải; quy mô sản xuất tại các làng nghề mở
rộng dẫn đến phát triển sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn.
Quản lý môi trường làng nghề là một cơ cấu quản lý về khía cạnh mơi trường của
cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (doanh nghiệp, cơng ty, xí nghiệp, cơ
quan, đơn vị sản xuất,…), bao gồm các phương pháp tổ chức, các thủ tục, nguồn
nhân lực, vật lực và những trách nhiệm,… đủ khả năng thực thi mơi trường trong
suốt q trình hoạt động của tổ chức, đánh giá tác động môi trường ngắn hạn và
dài hạn của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của tổ chức mình.
Theo Phan Như Thúc (2009), quản lý môi trường làng nghề là thiết yếu,
không thể thiếu được để tổ chức có khả năng nhìn thấy trước sự tiến triển thực thi
môi trường sẽ diễn ra và bảo đảm sự tuân thủ các yêu cầu quốc gia và quốc tế về
bảo vệ môi trường. Quản lý môi trường làng nghề thu được kết quả tốt khi mà
công việc quản lý môi trường được tiến hành cùng với các ưu tiên hàng đầu khác
của tổ chức. Quản lý môi trường làng nghề bao gồm các thành phần chủ chốt sau đây:
(1). Xác định chính sách:
Xác định một chính sách quản lý mơi trường làng nghề. Chính sách này
bao gồm các mục tiêu tổ chức liên quan tới hoạt động mơi trường làng nghề. Nó
phải được tư liệu hố, truyền đạt cho mọi cán bộ và cho quảng đại quần chúng.
(2). Giai đoạn quy hoạch:
- Xác định các lĩnh vực môi trường làng nghề và các yêu cầu pháp lý liên
quan tới các hoạt động, các sản phẩm và các dịch vụ của công ty.

8


- Xây dựng và tư liệu hoá các mục tiêu và các đối tượng môi trường tại mỗi

cấp tổ chức thích hợp. Các giải pháp kỹ thuật và các quan điểm của các bên quan
tâm phải được lưu ý tới.
- Xây dựng một chương trình quản lý mơi trường nhằm đạt được các mục
tiêu đề ra. Định rõ trách nhiệm ở từng cấp tổ chức: tư liệu hố và thơng tin về
những trách nhiệm này.
- Cụ thể hoá các biện pháp và thời hạn đạt được các mục tiêu nêu ra.
(3). Giai đoạn thực hiện:
- Cung ứng công nghệ, tài chính và nhân lực cần thiết cho các hệ thống
quản lý môi trường làng nghề; chỉ định đại diện quản lý cụ thể.
- Đào tạo và các phương pháp nâng cao nhận thức cho nhân viên
- Các quy trình truyền thơng nội bộ và ra bên ngồi;
- Tư liệu hố và kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát việc vận hành hệ thống.
(4.) Giai đoạn kiểm tra:
- Giám sát và đánh giá tiến trình vận hành cũng như việc thiết lập một
chương trình quản lý mơi trường làng nghề nhằm xác định sự tuân thủ theo các
mục tiêu và các yêu cầu tiêu chuẩn và cung cấp thông tin cho việc thẩm định
quản lý;
- Hoạt động phòng ngừa và sửa chữa trong trường hợp khơng tn thủ và tư
liệu hố các hoạt động đó;
- Duy trì các hồ sơ mơi trường, bao gồm cả các hồ sơ đào tạo, kiểm toán và
các kết quả thẩm định.
(5). Thẩm định của cấp quản lý:
Cấp quản lý phải thẩm định quản lý môi trường làng nghề.
Theo Phan Như Thúc (2009), tổ chức thực hiện công tác quản lý môi
trường làng nghề là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành môi trường ở mỗi quốc
gia. Các bộ phận chức năng của ngành môi trường bao gồm: bộ phận nghiên cứu
đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định pháp luật dùng trong công tác BVMT;
bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá thường kỳ chất lượng môi trường; bộ phận
thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ môi trường; bộ phận nghiên cứu,


9


giám sát việc thực hiện công tác môi trường ở các địa phương, các cấp, các
ngành. Mỗi một quốc gia có một cách riêng trong việc tổ chức thực hiện công tác
BVMT… Ở Việt Nam công tác môi trường làng nghề hiện nay được thực hiện ở
nhiều cấp. Quốc hội có “Ủy ban khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường” tư vấn về
các vấn đề mơi trường. Thủ tướng Chính phủ, Văn phịng Chính phủ và Vụ Khoa
học Giáo dục Văn hóa xã hội có một cố vấn cao cấp về các vấn đề môi trường.
Bên cạnh các cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường, có nhiều cơ quan
khác như các cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhà nước, các tổ chức phi Chính
phủ tham gia thực hiện công tác đào tạo, giám sát và nghiên cứu mơi trường.
* Tình hình sản xuất của các làng nghề
- Nguyên liệu cho sản xuất:
Dẫn theo Đặng Kim Chi (2005), nguyên vật liệu cho các làng nghề chủ
yếu được khai thác ở các địa phương trong nước. Nước ta có khí hậu nhiệt đới
ẩm gió mùa, phong phú nơng sản và thực vật, đồng thời có nguồn khống sản
phong phú, đa dạng trong đó có các loại vật liệu xây dựng. Do đó, hầu hết các
nguồn nguyên liệu vẫn lấy từ trực tiếp từ tự nhiên.
Do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khai thác và cung ứng các
nguyên liệu tại chỗ hay các vùng khác trong nước đang dần bị hạn chế. Ví dụ,
theo thống kê, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) mỗi năm tiêu thụ khoảng
70.000 tấn than, gần 100.000 tấn đất nguyên liệu; Các làng nghề chế biến gỗ,
mây tre đan trong những năm qua đòi hỏi cung cấp một khối lượng nguyên liệu
rất lớn, đặc biệt là các loại gỗ quý dùng cho sản xuất đồ gỗ ga dụng và gỗ mỹ
nghệ. Nhiều nguyên liệu chúng ta đã phải nhập từ một số nước khác.
Sự khai thác bừa bãi, khơng có kế hoạch đã làm cạn kiệt tài nguyên và gây
ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Việc sơ chế các nguyên liệu chủ yếu do các
hộ, các cơ sở sản xuất tự làm với kỹ thuật thủ cơng hoặc các máy móc thiết bị tự

chế lạc hậu. Do đó, chưa khai thác hết hiệu quả của các nguyên liệu, gây lãng phí
tài nguyên.
- Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất
Theo Đặng Kim Chi (2005), hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông thôn,
nhất là ở khu vực các hộ tư nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền
thống hoặc cải tiến một phần. Trình độ cơng nghệ cịn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các
thiết bị phần lớn đã cũ, sử dụng lại của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn

10


×