Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 91 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

V Ũ TH Ị H Ò NG NH UNG

THƯC
CHẤT LƯƠNG
c u ơ• c SỐNG VÀ MƠT
• TRANG


• SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
ĐIỀU TRI• NGOAI
VIÊN
• TRÚ TAI
• BÊNH

• ĐA KHOA TỈNH
NAM ĐỊNH NĂM 2018

LUÂN VĂN THAC s ĩ ĐIÊU DƯỠNG




B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


B ộ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH


v ũ THỊ HỒNG NHUNG
TH ựC TRẠNG CHẤT LƯỢNG c u ộ c SỐNG VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
ĐIÈU TRI• NGOAI
VIÊN
• TRÚ TAI
• BÊNH

• ĐA KHOA TỈNH
NAM ĐINH NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC s ĩ ĐIÈU DƯỠNG
Mã số: 87.20.301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS.VŨ VĂN THÀNH

NAM ĐINH - 2018


3

TĨM TẮT NGHIÊN cứ u

Mục tiêu: Mơ tả thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên
quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại

trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018.
Đối tượng và phương pháp:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mơ tả cắt ngang ừên một nhóm đối
tượng với bộ công cụ chuẩn bị trước là ba thang đo: thang đo sức khỏe SF 36
(thang điểm 100), thang đo trầm cảm Beck II (thang điểm 63) và thang đo
mức độ hỗ trợ xã hội MSPSS (thang điểm 84) để đánh giá chất lượng cuộc
sống của 125 người bệnh tăng huyết áp.
Kết quả: Tuổi trung bình của nghiên cứu là 71,43 tuổi. Tám lĩnh vực
chất lượng cuộc sống phần lớn có điểm số thấp, có 5/8 lĩnh vực có điểm số
trung bình thấp dưới 50 điểm, chỉ có 3 lĩnh vực có điểm số trung bình trên 50
điểm gồm cảm nhận đau (57 ± 17,78 điểm), trạng thái tâm lý (51,49 ±10,1
điểm) và chức năng xã hội (55,92 ± 14,65 điểm). Chất lượng cuộc sống chung
có điểm số trung bình thấp: 47,65 ± 13,95 điểm. Chất lượng cuộc sống của
người bệnh tăng huyết áp có mối liên quan với tuổi, trình độ học vấn, thời
gian mắc bệnh, yếu tố trầm cảm và yếu tố hỗ trợ xã hội.
Kết luận: Điểm số chất lượng cuộc sống chung của người bệnh tăng
huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Nam Định là tương đối thấp;
trong đó, điểm số của nhóm sức khỏe tinh thần cao hơn nhóm sức khỏe thể
chất. Chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp có liên quan đến
tuổi, trinh độ học vấn, thời gian mắc bệnh, yếu tố trầm cảm và yếu tố hỗ trợ
xã hội.
LỜI CẢM ƠN

Trong st q trình học tập và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận


4

được sự hướng dẫn giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, các anh
chị em, bạn bè và gia đình. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin

được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được đi học suốt 2 năm qua,
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn những người thầy, người cơ kính mến đã
nhiệt tình giảng dạy, động viên hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân cơ hội này tơi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến
thầy hướng dẫn của tôi TS.VŨ Văn Thành, người đã luôn tận tâm hướng dẫn,
cho tôi những ý kiến quý báu, khuyến khích, động viên tơi trong suốt q
trình nghiên cứu để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin cảm ơn toàn thể bác sỹ, điều dưỡng tại khoa Khám nội bệnh
viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thu thập số liệu tại khoa. Cám ơn những người bệnh đã cho
tôi những thông tin quý giá để nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã
cho tôi những đóng góp q báu để hồn thiện luận văn này.
Cuối cùng, có được thành quả như ngày hơm nay tơi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, chồng con đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi rất nhiều cả
về vật chất lẫn tinh thần trong suốt 2 năm tham gia học tập và nghiên cứu
hoàn thành luận văn này
Vũ Thị Hồng Nhung
LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Vũ Thị Hồng Nhung, học viên lớp cao học Điều dưỡng khóa
3 tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tơi xin cam đoan luận văn thạc
sỹ “Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người
bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định



5

năm 2018” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các thơng tin, tài liệu trích
dẫn trong luận văn đã đuợc ghi rõ ràng nguồn gốc, số liệu nghiên cứu thu
đuợc từ thực nghiệm và không sao chép, kết quả trung thục và chua từng
đuợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào truớc đây.
Vũ Thi Hồng Nhung


6

MUC
• LUC

TĨM TẮT NGHIÊN cứ u

i

LỜI CẢM ƠN

ii

LỜI CAM ĐOAN

iii

MỤC LỤC

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

vii

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐỒ, HÌNH VẼ

viii

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU

3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Tổng quan về tăng huyết áp

4

1.2. Tổng quan về chất lượng cuộc sống


9

1.3. Tình hình nghiên cứu CLCS của người bệnh THA trên thế giới và ở
Việt Nam

14

1.4. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống

16

1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu

18

1.6. Địa bàn nghiên cứu

22

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ

23

2.1. Đối tượng nghiên cứu

23

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

23


2.3. Thiết kế nghiên cứu

23

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

23

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

24

2.6. Các biến số nghiên cứu

26

2.7. Thang đo, tiêu chuẩn đánh giá

27

2.8. Phương pháp phân tích số liệu

30

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

31



7

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục

31

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u

32

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

32

3.2. Điểm chất lượng cuộc sống

36

3.3. Điểm mức độ trầm cảm

38

3.4. Điểm mức độ hỗ trợ xã hội

38

3.5. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng
huyết áp

39


3.6. Mối liên quan giữa trầm cảm với chất lượng cuộc sống

44

3.7. Liên quan giữa hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống

45

Chương 4: BÀN LUẬN

46

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

46

4.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

49

4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng
huyết áp

52

4.4. Ưu điểm và tồn tại của nghiên cứu

59


KẾT LUẬN

60

KHUYẾN NGHỊ

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp
Phụ lục 2: Biến số nghiên cứu
DANH MỤC CHỮ YIẾT TẮT

1
2
3
4

BDI (Beck Depression Inventory)
CLCS
CLCS-SK
EQ-5D
(EuroQol-5D

Thang đo trầm cảm Beck
Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống - sức khỏe
Bộ câu hỏi 5 khía cạnh về hệ số



8

5
6
7
8
9
10
11
12
13

questionnaire)
HATT
HATTr
JNC VII (United States Joint
National Committee VII)
MSPSS (Multidimensional Scale
of Perceived Social Support)
NHP (Nottingham Health Profile)
QWB (The Quality of Well-Being
Scale)
THA
SF-36 (Short-form health survey 36 questions)
SIP (Sickness Impact Profile)

chất lượng cuộc sống
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm trương

ủ y ban liên quốc gia về tăng huyết
áp
Thang đo quy mô đa chiều về nhận
thức xã hội
Thang đo sức khỏe Nottingham
Thang đo chất lượng của cuộc sống
tốt
Tăng huyết áp
Thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi
ngắn
Thang đo đánh giá tác động của
bệnh tật
Health Tổ chức Y tế thế giới

14 WHO
(World
Organization)
15 WHO ICE (World Health Phân loại quốc tế của tổ chức Y tế
Organization
International thế giới về chức năng người khuyết
Classification of Functioning tật và sức khỏe
disability and health)
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại huyết áp ở người lớn theo WHO 2003 .
Bảng 1.2. Phân loại huyết áp ở người lớn >=18 tuổi (JNC VII2004).
Bảng 2.1. Các vấn đề đánh giá trong bộ câu hỏi SF 36
Bảng 2.2. Cách tính điểm chất lượng cuộc sống
Bảng 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3: Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4: Phân bố bệnh kèm theo
Bảng 3.5: Điểm sức khỏe thể chất của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.6 : Điểm sức khỏe tinh thần của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.7: Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

5
5
27
28
32
33
34
35
36
37
37


9

Bảng 3.8: Phân lọai mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
38
Bảng 3.9: Điểm trung bình trầm cảm của đối tượng nghiên cứu
38
Bảng 3.10 :Phân loại mức độ hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu
38
Bảng 3.11: Điểm trung bình hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu
39
Bảng 3.12: Liên quan giữa tuổi và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. 39
Bảng 3.13: Liên quan giữa giới tính và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên

cứu
40
Bảng 3.14: Liên quan giữa nghề nghiệp và chất lượng cuộc sống của đối tượng
nghiên cứu.
40
Bảng 3.15: Liên quan giữa trình độ học vấn và chất lượng cuộc sống của đối tượng
nghiên cứu.
41
Bảng 3.16: Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và chất lượng cuộc sống của đối
tượng nghiên cứu.
42
Bảng 3.17: Liên quan giữa hoàn cảnh sống với chất lượng cuộc sống của đối tượng
nghiên cứu.
43
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa trầm cảm với sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và
chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu.
44
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh
thần, chất lượng cuộc sốngcủa đối tượng nghiên cứu
45
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu

33

Biểu đồ 3.2: Phân bố theo hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu

34


Biểu đồ 3.3: Phân bố theo thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu

35

Hình 1.1. Mơ hình chất lượng cuộc sống của Ferrans (2005)

19

Hĩnh 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu

21


10

ĐẶT VẤN ĐÈ

Trong bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp. Tăng
huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ [15]. Tỷ
lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một
trẻ hóa. Vào năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, tồn thế giới
có tới 972 ừiệu người bị tăng huyết áp và con số này được ước tính là vào
khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025 [19]. Một thống kê tại Mỹ cho thấy có
khoảng 72 triệu người bị tăng huyết áp [56], Tại các nước khu vực Châu Âu
con số này cũng không phải con số nhỏ, lên tới 40,8% ở người trưởng thành.
Trong khi đó khu vực Đông Nam Á cũng khoảng 36% người trưởng thành bị
tăng huyết

áp [61].


Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam trên 5.454
người trưởng thành (> 25 tuổi) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành
trên tồn quốc, kết quả cho thấy, có 52,8% người có huyết áp bình thường
(23,2 triệu người), có 47,3% người (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp. Đặc
biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) khơng
được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp
khơng được điều trị; có 69% (8,1 triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát
được [19].
Tăng huyết áp là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng cần
được quan tâm, khơng những vì tần suất mắc bệnh cao mà còn do những ảnh
hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị
không đơn thuần là hạ trị số huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu, làm giảm các
yếu tố nguy cơ tim mạch, phòng ngừa và điều trị các tổn thương cơ quan
đích mà cịn là cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp.
Tuy mới xuất hiện vài thập kỷ gần đây nhưng vấn đề chất lượng cuộc


11

sống đã và đang thu hút nhiều chú ý của y học [4]. Trong bối cảnh đó, các
nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống được tiến hành để đo lường tác
động của bệnh, biến chứng tới người bệnh; đồng thời, là một công cụ lượng
giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp y tế lên đời sống sức khỏe. Vì vậy,
các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống được tiến hành rất phổ biến trên thế
giới với đối tượng, phương pháp và công cụ phong phú, đa dạng. Tuy nhiên,
vấn đề này vẫn cịn ít được nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
Với mong muốn có được cái nhìn tổng qt về chất lượng cuộc sống của
người bệnh tăng huyết áp, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Thực trạng chất
lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp
điều tri ngoai trú tai Bênh viên Đa khoa tỉnh Nam Đinh năm 2018”


MUC TIÊU

1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người
bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam


12

Định.

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về tăng huyết áp
1.1.1. Khái niêm
Định nghĩa: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một người trưởng
thành (>18 tuổi) được gọi là tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu
(HATT) >140 ĩĩimHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) > 90 miĩiHg [61].


13

Chẩn đoán xác định tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp đo được sau
khi đo huyết áp đứng quy trinh. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi tùy theo
từng cách đo. Cán bộ y tế đo đứng quy trình: huyết áp tâm thu (HATT)
>140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATT) > 90mmHg; đo bằng máy
đo huyết áp tự động 24 giờ: HATT >130 mmHg và/hoặc HATTr > 80mmHg;

tự đo tại nhà (đo nhiều lần) HATT > 135mmHg và/hoặc HATTr > 85mmHg
được gọi là tăng huyết áp [1], [54].
1.1.2. Phân loại tăng huyết áp
Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp.
Phân loại theo nguyên nhân gồm có tăng huyết áp vô căn hay nguyên
phát (chiếm khoảng 95%) và THA thứ phát hay cịn gọi là tăng huyết áp có
ngun nhân (chiếm 5%).
Phân loại theo mức độ THA: theo WHO 2003 hoặc JNC VII 2003
(Bảng 1.1; 1.2).
Phân loại theo mức độ tổn thương cơ quan đích.

Bảng 1.1. Phân loại huyết áp ở người lớn theo WHO 2003 [61].
Phân độ

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

Huyết áp tối ưu

<120

<80

Huyết áp bình thường

<130

<85


130-139

8 5 -8 9

Độ 1: THA nhẹ

140-159

9 0 -9 9

Độ 2: THA vừa

160-179

100

Độ 3: THA nặng

> 180

> 110

THA tâm thu đơn độc

> 140

90

Huyết áp bình thường
cao



14

Bảng 1.2. Phân loại huyết áp ở người lớn >= 18 tuổi (JNC VII2004) [53].
Phân độ

HATT (mmHg)

HATTr (mmHg)

<130

<85

Tiền THA

130-139

8 5 -8 9

THA độ 1

140-159

9 0 -9 9

THA độ 2

> 160


>100

Huyết áp bình thường

1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của THA

Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng nhiều, do thành động mạch bị lão
hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn, vì thế làm cho
huyết áp tâm thu tăng cao hơn gọi là THA tâm thu đơn thuần [13].
- Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình:
Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh THA có yếu tố di
truyền. Trong gia đình nếu ơng, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy
cơ mắc bệnh này nhiều hơn [13].
Nguyên nhân di truyền của THA [22]:
Sự hiểu biết về các hê thống cơ thể có liên quan đến THA được kết
luận từ các yéu tố di truyền. THA thường có tính gia đình. Các nghiên cứu đã
xác định được nhiều gen và đột biến khác liên quan đến THA như quy định
và renin-angiotensin-aldosterone thận. Các yếu tố di truyền được biết đến
chiếm 2-3% của tất cả các trường họp. Hiện nay đang có rất nhiều các nghiên
cứu cho thấy rằng những thay đổi ADN nhất định trong quá trình phát hiển
của thai nhi cũng có thể gây ra sự phát triển của bệnh THA sau này trong
cuộc sống
- Hút thuốc lá:


15

Nicotin trong khói thuốc lá gây co mạch ngoại biên, tăng nồng độ
serotonin cathecholamin ở não tuyến thượng thận. Hút thuốc lá là một yếu tố

nguy cơ quan trọng của bệnh [13].
- Uống nhiều rượu/bia:
Rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA [13].
- Ăn mặn: lượng muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây
ra THA. Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những
biện pháp phòng ngừa THA và là cách điều trị khơng dùng thuốc tốt nhất
[13].
- ít vận động, sang chấn tâm lý, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid
máu là những yếu tố nguy cơ thói quen lối sống gây ảnh hưởng đến huyết áp
và bệnh lý tim mạch [13].
- Hội chứng chuyển hóa: THA là một trong những biểu hiện của hội
chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì, rối loạn chuyển
hóa glucose, rối loạn chuyển hóa lipid và THA [13].
- Nguyên nhân khác của THA: bao gồm các điều kiện khác như các
bệnh lý mạn tính ở thận, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về tuyến giáp, hoặc
khối u nhất định. Điều này xảy ra vì các nguyên nhân này làm thay đổi sự cân
bằng dịch, natri và hormone trong máu, dẫn đến THA thứ phát [22].
1.1.4. Triệu chứng của tăng huyết áp.
Phần lớn người bệnh THA khơng có triệu chứng cơ năng, phát sinh
bệnh có thể do đo huyết áp thường quy hoặc khi đã có biến chứng. Tuy nhiên
có một số biểu hiện do chính mức huyết áp gây ra như: đau đầu xây xẩm hồi
hộp, dễ mệt và bất lực (ở nam giới). Đau đầu thường chỉ xảy ra khi có THA
nặng thơng thường ở vùng chẩm sau gáy và thường vào buổi sáng
- Chảy máu mũi, tiểu ra máu, mờ mắt cơn yếu hay chóng mặt do thiếu
máu não thống qua, cơn đau thắt ngực, khó thở do suy tim [10].


16

- Có thể có các biểu hiện do bệnh căn gây ra gồm: uống nhiều tiểu

nhiều, yếu cơ do hạ kali máu ở người bệnh cường aldosteron tiên phát, hoặc
tăng cân dễ xúc động ở người bị hội chứng Cushing. Ở người bệnh u tủy
thượng thận thường bị nhức đầu hồi hộp tốt mồ hơi xây xẩm tư thế,... [10]
Những biểu hiện trên không phải đặc hiệu cuả THA và không phải lúc
nào cũng thường xuyên xảy ra cho đến khi huyết áp có thể đạt đến một giai
đoạn nghiêm trọng hoặc khi xuất hiện các biến chứng đe dọa tính mạng. Như
yậy THA chỉ có thể khẳng định được bằng đo huyết áp. Đa số các trường họp
THA được phát hiện qua đo huyết áp thường quy, tuy nhiên với một số
trường họp cần đo huyết áp liên tục trong 24 giờ [10].
1.1.5. Hậu quả của tăng huyết áp
Tăng huyết áp thường khơng có triệu chứng, khơng gây khó chịu cho
người bệnh nên ít người biết để đề phịng hoặc biết mà vẫn chủ quan. Khi có
triệu chứng thì cũng là lúc có biến chứng rồi và THA đã ở giai đoạn muộn.
Một số biến chứng xảy ra thì những cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
THA là:
- Não: THA có thể gây tai biến mạch máu não như xuất huyết não,
nhồi máu não,...[1].
- Biến chứng tim:
Dày cơ tâm thất trái, thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, loạn
nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim liên quan đến tình trạng THA [1].
- Biến chứng mắt:
THA có ảnh hưởng sâu rộng trên các bộ phận của mắt như là tổn
thương võng mạc, điển hình là bệnh lý xuất huyết võng mạc, nặng có thể gây
mù. Kiểm soát huyết áp là một biện pháp ngăn ngừa bệnh lý võng mạc [21].
- Biến chứng thận:


17

Thận là cơ quan bị ảnh hưởng muộn nhất. THA có thể dẫn đến tổn

thương thận và là nguyên nhân của bệnh thận mạn tính. Tuy nhiên rất khó
phân biệt suy thận do THA hay THA do bệnh thận mạn tính gây nên.
- Phình tách động mạch chủ, xơ vữa động mạch
THA là thủ phạm gây ra 67% nhồi máu cơ tim, 77% đột quỵ, 74% suy
tim và 26% suy thận mạn tính. Nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch ở
người bệnh THA [18]. THA làm thay đổi cấu trúc mạch xơ hóa và xơ vữa hẹp
lịng mạch rồi dẫn tới phình tách mạch [37].
1.2. Tổng quan về chất lượng cuộc sống
1.2.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm đa chiều, chất lượng
cuộc sống đã đạt được tầm quan trọng đáng kể như là một vấn đề nghiên cứu
trong y tế và quản lý cũng như trong một số lĩnh vực khác. Nó là một khái
niệm rộng được nghiên cứu bỏi nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau bao gồm
cả kinh tế, chính trị, tâm lý học, xã hội học, khoa học giáo dục, quản lý, khoa
học môi trường và khoa học sức khỏe liên quan. Mỗi lĩnh vực có định nghĩa
khác nhau đối với các lĩnh vực nghiên cứu của mình [32],
Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi văn hóa, giá trị, mục đích,
niềm tin, kinh nghiệm, mong đợi và nhận thức. Nhận thức CLCS có thể thay
đổi theo thời gian. Nó liên quan đến các mối quan hệ về thể chất, tinh thần và
xã hội với người trong gia đình và ngồi xã hội, hoạt động mơi trường là tốt.
Ngày nay y học phát triển ngày càng nhiều, khơng chỉ chữa bệnh mà cịn có
mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh [61].
Tổ chức Y tế thế giới đã mô tả chất lượng cuộc sống từ năm 1970.
Khái niệm về chất lượng cuộc sống có ba đặc điểm chính: thứ nhất, nó phản
ánh tình huống cuộc sống cá nhân và nhận thức của họ hơn là chất lượng cuộc
sống của một quốc gia; thứ hai, đó là một khái niệm đa chiều, bao gồm nhiều


18


lĩnh vực đời sống như điều kiện nhà ở, giáo dục, việc làm, cân bằng công
việc, tham gia cho các tổ chức và các dịch vụ công cộng và các tương tác của
họ; cuối cùng, nó tập họp thơng tin khách quan về điều kiện sống với quan
điểm và thái độ chủ quan để cung cấp một hình ảnh tốt đẹp trong xã hội [42].
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Chất lượng cuộc
sống là sự nhận thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của cá nhân đó
theo những chuẩn mực về văn hóa và sự thẩm định về giá trị của xã hội mà cá
nhân đó đang sống. Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và
những mối quan tâm của cá nhân đó” [61].
1.2.2. Chất lượng cuộc sổng liên quan đến sức khỏe
WHO (1948) đã định nghĩa về sức khỏe là: “Sức khỏe là một trạng
thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ khơng phải
chỉ là khơng có bệnh tật hay tàn phế” [53].
Ngoài ra, khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
(CLCS-SK) được định nghĩa rằng: CLCS-SK là một cấu trúc đa chiều bao
gồm ít nhất ba lĩnh vực rộng lớn - về thể chất, tâm lý và hoạt động xã hội - bị
ảnh hưởng bởi bệnh tật và/hoặc điều trị của một người. Hoạt động thể chất
thường được định nghĩa là khả năng thực hiện một loạt các hoạt động của
cuộc sống hàng ngày, cũng như triệu chứng thực thể do bản thân bệnh hoặc
do điều trị. Chức năng tâm lý dao động từ căng thẳng tâm lý nghiêm trọng
đến một ý nghĩa tích cực, hạnh phúc và cũng có thể bao gồm chức năng nhận
thức. Chức năng xã hội đề cập đến khía cạnh số lượng và chất lượng của các
mối quan hệ xã hội và hội nhập [30].
Có thể thấy rằng chất lượng cuộc sống được dùng để phản ánh các
khái niệm hạnh phúc, sự hài lòng về cuộc sống, sự thỏa mãn, tự hiện thực
hóa, mong muốn tự do, sự hồn thiện về thể chất, tinh thần và xã hội. Đánh
giá chi tiết về chất lượng cuộc sống có thể cung cấp một mơ tả tồn diện hơn


19


các vấn đề tiềm tàng đang và có thể xảy ra có ảnh hưởng đến người bệnh và
có thể có ích trong việc cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc lựa chọn
điều trị [6].
1.2.3. Các thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống đang được sử dụng
Đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sưc khỏe là việc thiết
yếu của cơng tác chăm sóc y tế. Có nhiều cơng cụ đánh giá CLCS tổng qt
và chun biệt cho từng loại bệnh. Thang đo CLCS tổng quát được thiết kế để
phù hợp với biện pháp can thiệp cụ thể hoặc trong nhóm quần thể nhất định.
Các bộ công cụ đánh giá CLCS tổng quát liên quan đến sức khỏe phổ biến là:
SF 36 (Short-form health survey - 36 questions); NHP (Nottingham Health
Profile); SIP (Sickness Impact Profile); QWB (The Quality of Well-Being
Scale) và EQ-5D (EuroQol-5D questionnaire). Các công cụ này được chọn vì
chúng được sử dụng phổ biến và được trích dẫn trong các tài liệu tiếng Anh.
+ SF 36 (Short-form health survey-36 questions): có từ năm 1980, dựa
trên bộ câu hỏi có 36 mục, khảo sát các tiêu chí trong vịng 4 tuần qua [20].
+ QWB (The Quality of Well-Being Scale): đánh giá những thay đổi
lâm sàng sau điều trị nội ngoại khoa như COPD, ADIS, đái tháo đường, bệnh
thận giai đoạn cuối, ung thư, trầm cảm,....ghi nhận những giới hạn chức năng
qua 3 ngày trước khi khảo sát [20].
+ SIP (Sickness Impact Profile) Do Bergner đề xuất năm 1976, phát
triển ở Mỹ, gồm 136 mục trả lời có/khơng, về thể chất (đi đứng, chuyển động,
chăm sóc cơ thể và cử động), tâm lý xã hội (ngủ nghỉ, xúc cảm, việc nhà,
tương tác xã hội, hoạt bát, giao tiếp, việc làm, giải trí, ăn uống). Sử dụng cho
các bệnh lý cấp hay mạn [20].
+ EQ-5D (EuroQol-5D questionnaire): ra đời từ năm 1987, chủ yếu sử
dụng ở các nước Châu Âu, gồm 5 mục đánh giá trong chính ngày phỏng vấn
với thang điểm từ 0-100 [20].



20

+ NHP (Nottingham Health Profile): Loại thang tự điền, được xây
dựng bởi Hunt năm 1981, phát triển ở Anh, khởi thủy là cho các nghiên cứu
cộng đồng để tìm những yếu tố tiên báo sự cần thiết chăm sóc sức khoẻ, đo
những cảm nhận liên quan bệnh lý nặng. Thang ngắn, đơn giản, chính vì vậy
mà khơng đánh giá tồn diện [20].
Trong số các công cụ được xem xét, bộ cơng cụ SF 36 thường được sử
dụng nhất. Nó được phát ừiển như là một công cụ đo lường chức năng và
mức độ hạnh phúc trong nghiên cứu y tế [27].
Thang đo SF 36 có ưu điểm là khái quát được nhiều lĩnh vực chất
lượng cuộc sống, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng người bệnh khác nhau
hoặc đối tượng có can thiệp thủ thuật phẫu thuật; do đó, có thể so sánh kết
quả chất lượng cuộc sống giữa những người bệnh tăng huyết áp với các nhóm
người bệnh khác hoặc so sánh trước và sau can thiệp.
Thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn là thang đo phổ biến dùng để
đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim vì thang đo có độ tin
cậy cao. Brazier và cộng sự (1992) [24] đã sử dụng thang đo SF 36 để thử
nghiệm trên 1890 người bệnh tuổi từ 16-74, kết quả cũng cho thấy thang đo
này có độ tin cậy cao với Cronback a > 0,75 trừ lĩnh vực xã hội Cronback a =
0,73. Theo tổ chức RAND các lĩnh vực trong thang đo sức khỏe với 36 câu
hỏi ngắn đã được các nghiên cứu y khoa kiểm tra, thẩm định và đã chứng
minh đạt độ tin cậy cao với Cronback a dao động từ 0,78-0,93.
Do vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng thang đo SF 36 để
tiến hành nghiên cứu.
Thang đo trầm cảmĩ
Vấn đề trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp được đo lường thông qua thang
đo trầm cảm Beck II (Beck Depression Inventory II: BDI-II) được phát triển
và sửa đổi bởi Beck và cộng sự (1996).



21

Theo Wang và Gorenstein (2013) đây là thang đo được sử dụng rộng
rãi nhất để kiểm tra tâm lý đo lường mức độ trầm cảm. Ngoài ra, LahlouLaforeta (2015) nhận xét rằng thang đo trầm cảm Beck là công cụ đáng tin
cậy để đánh giá trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp.
Thang đo trầm cảm Beck II đã được Wang và Gorenstein (2013) đánh
giá về sự thống nhất nội bộ, độ tin cậy cao với Cronback a là 0,9 dao động
trong khoảng từ 0,84 - 0,94. Thang đo này đã được dịch sang tiếng Việt và
đang được sử dụng thường quy tại Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia.
Thang đo hễ trợ xã hội:
Vấn đề hỗ trợ xã hội của người bệnh THA được đo lường thông qua
thang đo Quy mô đa chiều nhận thức các hỗ ừợ xã hội (Multidimensional
Scale of Perceived Social Support: MSPSS) được phát ừiển bởi Zimet (1988)
[63].
Thang đo đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng trong một số nghiên
cứu như nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2013), của Dương T.o (2014) .
Thang đo này đã chứng minh là đạt độ tin cậy cao và thường được
dùng trong các nghiên cứu trên người bệnh tăng huyết áp. Năm 1988 Zimet
và cộng sự đã kiểm tra độ tin cậy của thang đo Quy mô đa chiều về nhận thức
các hỗ trợ xã hội (MSPSS) với 275 đối tượng lần đầu hệ số Cronback a dao
động từ 0,85 - 0,91, lần 2 được tiến hành sau 2 -3 tháng trên 69 đối tượng
trong số 275 đối tượng ban đầu giá trị Cronback a dao động từ 0,72 - 0,85 cho
thấy sự ổn định độ tin cậy của thang đo quy mô đa chiều về nhận thức các hỗ
trợ xã hội (MSPSS) khá tốt. Năm 1990 Zimet và cộng sự đánh giá sự thống
nhất nội bộ và độ tin cây của thang đo quy mô đa chiều về nhận thức các hỗ
trợ xã hội (MSPSS) trên mẫu 265 phụ nữ mang thai với Cronback a dao động
0,84 - 0,92 [63]. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Dương T.o (2014) thang đo
này đã được kiểm tra có độ tin cậy cao với hệ số Cronback a là 0,84.



22

1.3. Tình hình nghiên cứu CLCS của người bệnh THA trên thế giới và ở
Viêt Nam
1.3.1. Tinh hình nghiên cứu CLCS của người bệnh THA trên thế giới
Một nghiên cứu F. J. Cuevas Fermandez nghiên cứu trên 361 người
bệnh tăng huyết áp đăng ký tại trung tâm chăm sóc chính ở Tenerife, Tây Ban
Nha với độ tin cậy tổng thế của Cronbach thống kê 0,88, kết quả cho thấy
58% người bệnh tập thể dục, 75% duy trì chế độ ăn uống và 89% dùng thuốc
huyết áp. Từ tất cả các phương pháp điều trị được đánh giá, chỉ có tập thể dục
là có liên quan trực tiếp với tất cả các thang PECVEC, đặc biệt đối với phụ nữ
và người bệnh trên 65 tuổi [29].
Nghiên cứu của s R Erickson [32], B c Williams and L D Gruppen
trên tổng số 222 người bệnh kết luận rằng người bệnh tăng huyết áp có nhiều
triệu chứng về tâm thần so với người bệnh có kiểm sốt. Nghiên cứu khác ở
Trung Quốc của R.Wang nghiên cứu trên 1034 đối tượng tham gia cũng kết
luận tăng huyết áp làm suy giảm chất lượng cuộc sống cả về thể chất lẫn tinh
thần [60]. Nghiên cứu của Maryam Tajvar năm 2014 cũng chỉ ra rằng điểm
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và điểm trung bình chất lượng cuộc
sống nói chung của người bệnh tăng huyết áp là tương đối cao (55,01 ± 25,66
điểm, 63,86 ± 23,86 điểm và 59,44 ± 24,76 điểm), trong đó điểm của tất cả
các lĩnh vực đều đạt mức khác, lĩnh vực chức năng xã hội là có điểm trung
bình cao nhất 70,93 ± 25,93 điểm, lĩnh vực hoạt động thể chất thấp nhất tuy
nhiên vẫn đạt 54,94 ± 30,65 điểm [46]
Người bệnh đã kết hôn và sống cùng với gia đình thường sẽ có chất
lượng cuộc sống tốt hơn nhờ có sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các
thành viên trong gia đình khơng chỉ về mặt thể chất mà còn về cả mặt tâm
thần, kết quả này được thể hiện rõ trong nghiên cứu của Iqbal (2010) [42]
1.3.2. Tình hình nghiên cứu CLCS của người bệnh THA ở Việt Nam



23

Tại Việt Nam cũng đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về CLCS của
người bệnh THA. Điển hình như nghiên cứu của Trần Kim Trang - Trường Y
dược TP.HCM, trong tổng số 260 người tham gia nghiên cứu thì có tới 16,2%
là trên 76 tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam chiếm 63,1%, tỷ lệ ở thành thị cao hơn
nông thơn, chiếm 63,1%; tuy nhiên chỉ có 1,5% là khơng biết chắc về tinh
hình sức khỏe của mình [21].
Một nghiên cứu khác của Trần Công Duy (2014) cũng thống kê cho
thấy các người bệnh THA có tuổi càng cao thi điểm CLCS càng giảm. Phân
tích đa biến cho thấy trình độ học vấn cao là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến
CLCS của người bệnh THA ở lĩnh vực GHTL [4]. Ngun nhân có thể được
giải thích là những người THA có trình độ học vấn cao sẽ có sự nhận thức và
hiểu biết về bệnh tật tốt hơn nên họ có tâm lý dễ thích nghi với bệnh hơn so
với những người có trình độ học vấn thấp.
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 275 người bệnh THA của Duy
Thị Hoa được chọn ngẫu nhiên đã đưa ra kết luận CLCS người bệnh THA thấp ở
lĩnh vực SKTT với điểm trung bĩnh CLCS về quan hệ xã hội, môi trường
sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người bệnh THA lần lượt
là: (64,12 ± 14,06), (59,52 ± 10,39), (54,73 ± 14,94) và (49,42 ± 12,73) [5].
Nghiên cứu của Duy Thị Hoa năm 2013 cũng chỉ ra rằng điểm trung
bình chất lượng cuộc sống là 52,07 ± 13,83 điểm, trong đó điểm trung bình
sức khỏe tinh thần lại thấp hơn điểm trung bình sức khỏe thể chất (49,42 ±
12,73 điểm so với 54,73 ± 14,94 điểm) [5]. Nghiên cứu của Lê Thị Hoàn năm
2014 điểm chất lượng cuộc sống chung là 55,55 ± 11,26 điểm , trong đó
nhóm sức khỏe thể chất là có điểm trung bình thấp nhất 50,1 ± 10,1 điểm[9]
Nghiên cứu của Dương Huy Lương trên 870 người cao tuổi cho thấy chất
lượng cuộc sống của người cao tuổi ở Hải Dương khá cao 62,5 ± 10,3 điểm, đa

số người cao tuổi có chất lượng cuộc sống mức trung bình, chiếm 68,1%, tỷ lệ có


24

chất lượng cuộc sống xếp loại tốt chiếm 24.8%. Các khía cạnh chất lượng cuộc
sống đều đạt mức trung bình, chỉ có chất lượng xã hội đạt mức tốt, và chất lượng
cuộc sống có xu hướng giảm dần theo tuổi [12].
1.4. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống
Nghiên cứu của Duy Thị Hoa (2013) chỉ ra điểm TB CLCS về quan hệ
xã hội, môi trường sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người
bệnh THA lần lượt là: (64,12 ± 14,06), (59,52 ± 10,39), (54,73 ± 14,94) và
(49,42 ± 12,73). Các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh THA gồm
tuổi, giới tính, hôn nhân, học vấn, nơi cư trú, hoạt động thể lực, tuân thủ điều
trị, tình trạng dinh dưỡng [5].
Yếu tố tuổi đã được các nhà nghiên cứu xác định là có liên quan
đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh tăng huyết áp. Năm 2011,
nghiên cứu của Demir và Unsar [29] đã chỉ ra rằng tuổi tác càng tăng
thì chất lượng cuộc sống càng giảm với (r = 0,305; p < 0,05). Ngược lại
với các nghiên cứu trên, một số nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố tuổi có mối
liên quan rất yếu với chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Nhung (2017) cũng chỉ ra điểm số
chất lượng cuộc sống của nam giới cao hơn so với nữ giói cả về thể chất lẫn tinh
thần [15]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Minh (2013) đưa ra kết luận
tương tự người bệnh có trình độ học vấn cao, người bệnh vẫn đang làm việc
có điểm số chất lượng cuộc sống cao hơn người bệnh có trình độ thấp và đang
không làm việc ở cả lĩnh vực sức khỏe thể chất và tinh thần [14].
- Yếu tố trầm cảm và chất lượng cuộc sống
Trầm cảm là một vấn đề khá phổ biến ở người bệnh suy tim mạn và nó
cũng gây ra những ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Các

nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm làm tăng mức độ suy giảm chất lượng
cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp.


25

Một nghiên cứu của Lý Thị Phương Hoa (2010) tiến hành trên 151
người bệnh tăng huyết áp đã chỉ ra rằng có 26,5% người bệnh THA có biểu
hiện trầm cảm, nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam (p = 0,002), nữ: 39,4% và nam:
15%. Trĩnh độ học vấn cao ít bị trầm cảm hơn (p = 0,005), 43,1% người bệnh
có trình độ tiểu học bị trầm cảm, trong khi người bệnh có trình độ trung cấp
và đại học chỉ có 10% [8]
Cũng trong nghiên cứu của Lý Thị Phương Hoa, tỷ lệ trầm cảm ở người
bệnh tăng huyết áp đã được điều trị trên 1 năm là 23,7% thấp hơn nhiều so
với 58,3% người bệnh điều trị dưới 1 năm [8].
Theo Rabins và cộng sự, sự hỗ trợ của nhân viên y tế trong chăm sóc
sức khỏe ban đầu giữ một vị trí chiến lược trong việc đánh giá và điều trị trầm
cảm ở người cao tuổi [54]. Trong nghiên cứu của Hillary và Heather , về sự
kết họp giữa điều trị trầm cảm và điều trị tăng huyết áp đã giúp thành công
trong việc cải thiện kết quả điều trị của người bệnh [40].
- Yếu tố hỗ trợ xã hội và chất lượng cuộc sống: Trong nghiên cứu của
chúng tôi, hỗ trợ xã hội đề cập đến nhận thức của người bệnh THA về sự hỗ
trợ của gia đình, bạn bè, của những người quan trọng khác (như các chuyên
gia chăm sóc sức khỏe). Những ảnh hưởng của các mối quan hệ này đã được
chỉ ra là có tác động đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây cũng
chính là kết luận trong nghiên cứu của Netuveli G năm 2006 [52].
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu
Hiện nay, có nhiều mô hĩnh chất lượng cuộc sống liên quan đến sức
khỏe được áp dụng dựa trên các tình trạng sức khỏe và bệnh tật khác nhau,
tuổi tác, giữa các cá nhân trong gia đình và cộng đồng. Theo Bakas và cộng

sự (2012) [24] trong 10 năm qua có 3 mơ hình chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe, được sử dụng nhiều nhất đó là mơ hình của Wilson và Cleary,


×