Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty TNHH MTV ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (tecapro)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------------

PHAN QUỐC ANH

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÔNG TY TNHH MTV ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VÀ
SẢN XUẤT (TECAPRO)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------------

PHAN QUỐC ANH

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÔNG TY TNHH MTV ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VÀ
SẢN XUẤT (TECAPRO)

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số đề tài: 2016AQTKD1-BK04
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN DIỆU HƯƠNG


Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu được nêu
trong luận văn là trung thực và có trích nguồn.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
HỌC VIÊN

PHAN QUỐC ANH


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến thầy cô Viện đào tạo sau đại hoc
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho
chúng em trong suốt các năm học qua. Dưới sự chỉ bảo tận tình của q thầy cơ đã
giúp chúng em có được một nền tảng kiến thức và có được hành trang để vững bước
trên con đường tương lai. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS: Phan Diệu
Hương người đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm và dạy dỗ, truyền đạt nhiều kinh
nghiệm cũng như cho em nhiều ý kiến, kiến thức quý báu trong suốt quá trình chuẩn
bị, thực hiện , hoàn thành nghiên cứu này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc Công ty TNHH
MTV Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (Tecapro) cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên
các phòng ban, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có cơ hội nghiên cứu, tiếp xúc với
thực tế và cung cấp các số liệu cần thiết cho khóa luận.
Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của em chắc chắn cịn nhiều thiếu sót
và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cơ để em
hồn thiện đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng em xin chúc q thầy cơ, Ban Giám Đốc và tồn thể các anh chị tại

các phịng ban, trong công ty Tecapro dồi dào sức khỏe và thành công trong công
việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ................................................. 6
1.1

Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ................................................. 6

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh ............................................................................... 6
1.1.1.1 Phân loại cạnh tranh ................................................................................ 7
1.1.2 Năng lực cạnh tranh ................................................................................. 8
1.1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh ................................................................ 8
1.1.2.2 Các cấp độ năng lực cạnh tranh ............................................................ 10
1.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................. 12
1.2

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................... 14

1.2.1 Các tiêu chí định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
14

1.2.1.1 Doanh thu ............................................................................................... 14
1.2.1.2 Thị phần .................................................................................................. 15
1.2.1.3 Tỷ suất lợi nhuận .................................................................................... 16
1.2.1.4 Năng suất lao động ................................................................................. 16
1.2.2 Các tiêu chí định tính đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
17
1.2.2.1 Chất lượng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
17
1.2.2.2 Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh
18
1.2.2.3 Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp ................................... 18
1.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........... 19

1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ..................................................... 19
1.3.1.1 Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp ............................. 20


1.3.1.2 Trình độ của đội ngũ lao động trong doanh nghiệp ............................... 20
1.3.1.3 Trang thiết bị và công nghệ sản xuất sản phẩm ..................................... 21
1.3.1.4 Năng lực tài chính của doanh nghiệp ..................................................... 21
1.3.1.5 Năng lực marketing của doanh nghiệp................................................... 22
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ..................................................... 23
1.3.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ...................................................... 24
1.3.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô ...................................................... 25
1.4

Sự cần thiết cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................... 27


TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TNHH MTV ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT ................................... 30
2.1

Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất
30

2.1.1 Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính và nhiệm vụ của Cơng ty ................ 32
Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, chỉ đạo, giám sát hoạt động, phối hợp và cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các đơn vị thành viên, công ty con, công ty liên kết.
34
2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành ............................................................ 34
2.2

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Ứng dụng

Kỹ thuật và Sản xuất...................................................................................................... 35

2.2.1

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH

MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất................................................................... 36
2.2.2 Kết quả kinh doanh và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công
ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất.................................................... 37
2.3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH


MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất. .......................................................................... 47

2.3.1 Phân tích yếu tố ảnh hưởng bên trong của Công ty TNHH MTV Ứng dụng
Kỹ thuật và Sản xuất ........................................................................................... 47
2.3.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng bên ngồi của Cơng ty TNHH MTV Ứng dụng
Kỹ thuật và Sản xuất ........................................................................................... 54
2.4

Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Ứng dụng

Kỹ thuật và Sản xuất...................................................................................................... 61


2.4.1 Kết quả đạt được..................................................................................... 61
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 62
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY TNHH MTV ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT
(TECAPRO)............................................................................................................. 65
3.1 Bối cảnh mới tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Ứng
dụng Kỹ thuật và Sản xuất ............................................................................................ 65

3.1.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế ................................................................ 65
3.1.2 Chủ trương của Nhà nước đối với các doanh nghiệp quân đội ................ 66
3.2 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TECAPRO ............ 68

3.2.1 Phương hướng tổng quát ........................................................................... 68
3.2.2. Phương hướng và mục tiêu cụ thể ............................................................ 70
3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhắm cải thiện năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất. ........................................................................ 72


3.3.1 Thường xuyên đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
Công ty................................................................................................................ 72
3.3.2 Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc
phòng 72
3.3.3 Củng cố, mở rộng thị trường hiện tại và tìm kiếm phát triển thị trường mới
74
3.3.4 Tăng cường đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực ....................... 76
3.3.5 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn để đảm bảo nguồn lực tài chính cho
hoạt động. ........................................................................................................... 78
3.3.6 Nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ ........... 79
3.3.7 Giải quyết tốt vấn đề nguồn hàng hóa cung cấp đầu vào phục vụ sản xuất
kinh doanh .......................................................................................................... 80
3.3.8 Tích cực xây dựng văn hóa doanh nghiệp................................................. 81
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 84
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 86



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Doanh thu của công ty TECAPRO ...........................................................38
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu của Công ty TECAPRO ..............................................39
Bảng 2.3: Thị phần của Công ty trong thị trường quân đội ......................................41
Bảng 2.4: Năng suất lao động của Công ty TECAPRO............................................41
Bảng 2.5 Tỷ suất lợi nhuận của Công ty TECAPRO ................................................43
Bảng 2.6. Bảng tổng hợp số liệu tài chính công ty TECAPRO ................................47


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ


Hình 1.1: Sơ đồ mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter ...............................26
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Cơng ty TECAPRO .....................................................34
Hình 2.2: Cơ cấu nhân sự của Công ty TECAPRO ..................................................49


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trưởng mở cửa và hội nhập ở Việt Nam hiện nay,
các biện pháp can thiệp truyền thống của Nhà nước nhằm ưu tiên một số ngành, doanh
nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước) hoặc tạo lợi thế cho doanh nghiệp
trong nước so với các cơng ty nước ngồi đã bị hạn chế đáng kể. Các doanh nghiệp
cần phải tự thân vận động để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh, đây là
vấn đề có tính sống cịn của doanh nghiệp.
Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất (TECAPRO) được thành
lập từ năm 1988, là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của Bộ Quốc phòng Việt
Nam trong lĩnh vực ứng dụng những thành tựu khoa học và cơng nghệ vào sản xuất
phục vụ quốc phịng, kinh tế, trong hơn 25 năm hoạt động và phát triển, Công ty đã
đạt được một số thành công nhất định, tuy nhiên, cũng giống như các doanh nghiệp
Nhà nước khác, hiện nay Cơng ty vẫn cịn tồn tại khơng ít hạn chế. Biểu hiện tập
trung nhất của những hạn chế của Công ty TECAPRO là ở năng lực cạnh tranh của
Cơng ty cịn thấp.
Là một người làm việc trực tiếp tại Công ty TECAPRO, tác giả đã lựa chọn
đề tài: “Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty TNHH Một
thành viên Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất” để thực hiện luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
-

Các cơng trình nghiên cứu của nước ngồi:


- Porter, M.E. (1979) “How competitive forces shape strategy”, Harvard
business Review, Mach/April 1979 [25]. Theo Porter, sự cạnh tranh trong ngành phụ
thuộc vào năm lực lượng cơ bản (mơ hình viên kim cương 5 góc của Porter), đó là:
Quyền lực mặc cả của nhà cung cấp; Quyền lực mặc cả từ khách hàng; Đối thủ cạnh
tranh trong ngành; Mối đe dọa từ đối thủ nhập ngành cạnh tranh và Mối đe dọa từ sản
phẩm thay thế. Sức mạnh tổng hợp của năm lực lượng này quyết định tiềm năng lợi
nhuận của ngành. Sự nhận thức rõ ràng về năm lực lượng này sẽ giúp doanh nghiệp

1


xác định rõ vị trí của mình trong ngành, xây dựng thành công chiến lược kinh doanh
và tránh được những ảnh hưởng từ sức mạnh tổng hợp của năm lực lượng cạnh tranh.
- Porter, M.E. (1985), “Competitive Advantage” [27]. Công trình đưa ra một
khung khổ giúp hiểu được các nguồn tạo nên lợi thế so sánh của các công ty và cách
thức giúp nâng cao lợi thế so sánh của các công ty.
- Porter, M.E. (1998), “The Competitive Advantage of Nations” [28]. Được
đánh giá là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng mạnh nhất trong mọi thời đại
về kinh doanh và quản trị, Porter đã nhận dạng những yếu tố căn bản tạo nên lợi thế
cạnh tranh của quốc gia trong một ngành công nghiệp và chỉ rõ các yếu tố này đã kết
hợp với nhau tạo nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia như thế nào. Các phát hiện của
ơng có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động quản trị của các công ty, tới các nhà hoạch
định chính sách và giới học giả trên tồn thế giới.
Porter đã xây dựng lên các mơ hình có tính khn mẫu và khá hữu ích có thể
ứng dụng trong phân tích cạnh tranh nói chung và đặc biệt là năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nói riêng.
-

Ajitabh Ambastha, K. Momaya (2004), “Competitivenes of firms: review


of theory, frameworks, and models”, Singapore Management Review, January 1 [19].
Bài viết khẳng định, thế kỷ XXI mang đến những thách thức mới cho các doanh
nghiệp, các ngành cũng như các quốc gia. Qua khảo sát các vấn đề liên quan tới cạnh
tranh, tác giả đi đến kết luận rằng trong ba cấp độ cạnh tranh (doanh nghiệp, ngành,
quốc gia), cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp có cấp độ đặc biệt. Tác giả cũng nhấn
mạnh đến sự cần thiết phải có những mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp phù hợp.
Ngồi ra, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu của nước ngoài
về năng lực cạnh tranh như sau: Bambarger B (1989) “Developing
Competitive Advantage in Small and Medium-size Firms”, Long Range
Planning, 22 (5) [20]; Barney J, (1991) “Firm Resources and Sustained
Competitive Advantage” N 17(1) [21]; Buckley PJ, (1998) “Measures of
International Competitiveness: A Critical Survey ”, Journal of Marketing

2


Management N 4(2) [22]; các báo cáo về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn
Kinh tế thế giới - World Economic Forum [31; 32; 33].
-

Các cơng trình nghiên cứu của Việt Nam:

-

Bài viết của PGS.TS Vũ Văn Phúc trên tạp chí Cộng sản điện tử ngày

11/12/2007 “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” [17]. Tác giả bài viết
cho rằng, phân tích sức manh cạnh tranh là một cơng việc phức tạp, mỗi góc độ xem
xét cạnh tranh khác nhau địi hỏi các phương pháp luận phân tích các yếu tố cấu thành

sức cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh khác nhau. Các chủ thể đan
xen nhau, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh bao gồm: người lao động với ý nghĩa
khởi nguồn của sức sáng tạo làm nên năng lực cạnh tranh; cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp kết dính các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp; hệ thống
luật pháp, bộ máy quản lý nhà nước và các giá trị xã hội làm nên sức mạnh của một
quốc gia.
-

Bài viết của Nguyễn Vĩnh Thanh trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 8

năm 2005 “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay” [11]. Tác giả của bài viết đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đó và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tương lai như: Tăng cường hoạt động maketing hỗn hợp; giảm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm; xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp; đổi mới cơ
cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện đại của đội ngũ lãnh đạo, quản
trị trong các doanh nghiệp; hồn thiện hệ thống thơng tin, chủ động áp dụng thương
mại điện tử trong điều hành kinh doanh; xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.
-

Bài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (2008) “Nâng

cao năng lực cạnh tranh của những sản phẩm chủ lực của nền kinh tế Việt Nam” [3].
Sau khi phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, bài viết
đề xuất bảy giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực
của Việt Nam.
Nhìn chung, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp, tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu
3



cụ thể về năng lực cạnh tranh cũng như giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trong qn đội nói chung và với Cơng ty TECAPRO nói
riêng
3. Mục tiêu nghiên cứu
• Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất.
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp.
-

Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH

MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như
thách thức về năng lực cạnh tranh của Công ty.
-

Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ

thuật và Sản xuất – TECAPRO.
-

Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Cơng ty TNHH

MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất trên thị trường trong nước.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất từ năm 2013 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu sử dụng trong luận văn là các số liệu
thứ cấp. Các số liệu này được thu thập từ các báo cáo hoạt động thường niên của
Công ty TECAPRO từ năm 2013 đến năm 2017.

4


- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của Cơng ty TECAPRO, phân tích các tiêu chí đánh giá năng
lực cạnh tranh, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá năng lực cạnh
tranh của Cơng ty TECAPRO.
- Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh
theo phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Ứng

dụng Kỹ thuật và Sản xuất.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh
tế, xã hội, quân sự… Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, thuật ngữ cạnh
tranh được tiếp cận dưới góc độ kinh tế. Có khá nhiều quan niệm khác nhau về cạnh
tranh kinh tế, dưới đây là một số quan niệm tiêu biểu:
Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin (2002): “Cạnh tranh là sự ganh
đua, sự đầu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau
nhằm dành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa
và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là dành
lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh
tranh” [4, 20].
Theo P. Samuelson “cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp cạnh tranh
với nhau để dành khách hàng hoặc thị phần” [33, 35].
Theo Porter M.E (1980), “cạnh tranh hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu
tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của doanh
nghiệp”. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh trong khái niệm này khơng phải tiêu diệt
đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị
gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với
đối thủ cạnh tranh [30, 28].
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động

ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi các quan hệ cung – cầu, nhằm
giành các điều kiện sản xuật, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”.
Theo từ điển Kinh tế kinh doanh Anh Việt: “Cạnh tranh là sự đối địch giữa
các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để dành được nhiều khách hàng, do đó

6


nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay
cung cấp một chất lượng hàng hóa tốt nhất” [10, 217].
Cạnh tranh được sản sinh từ nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận, thỏa mãn lợi ích
kinh tế của con người, cạnh tranh sẽ không xuất hiện khi lợi nhuận không phải là mục
đích cuối cùng. Tuy nhiên, cạnh tranh chỉ vận hành khi có mơi trường cạnh tranh và
mội trường cạnh tranh đó được hình thành trong nền kinh tế thị trường. Trong nền
kinh tế thị trường, luật pháp cho phép tốn tại nhiều dạng sở hữu, thành phần kinh tế
khác nhau cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các chủ thể kinh tế khách nhau có
khả năng về tổ chức sản xuất, quản lý, các yếu tố đầu vào sản xuất khác nhau và trong
điều kiện nguồn lực khan hiếm, mọi chủ thể kinh tế đều tiến tới tới đa hóa lợi ích và
lợi nhuận thì cạnh tranh là điều tất yếu nếu doanh nghiệp không muốn bị đào thải
khỏi thị trường.
Các quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường như quy luật cạnh tranh, quy
luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật giá cả tạo môi trường tốt cho cạnh tranh xuất
hiện, tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cơ chế cạnh tranh trong
những điều kiện của kinh tế thị trường chưa thực sự được vận hành hiệu quả, thậm
chí có thể bị tắc nghẽn do những thất bại của chính thị trường, đòi hỏi sự can thiệp
của Nhà nước. Điều tiết của Nhà nước nhằm khắc phục những thất bại của thị trường,
tạo điều kiện cho cơ chế cạnh tranh vận hành hiệu quả là cần thiết. Các chính sách
điều tiết của Nhà nước phải được, xây dựng trên nguyên tắc tạo mơi trường cạnh
tranh thơng thống, bình đẳng, lành mạnh nhằm tránh thất bại của thị trường gây tổn

hại đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
1.1.1.1

Phân loại cạnh tranh
Căn cứ theo hình thái cạnh tranh, có cạnh tranh hồn hảo và cạnh tranh khơng

hồn hảo.
- Cạnh tranh hồn hảo là cạnh tranh trong đó giá cả của một hàng hóa của doanh
nghiệp khơng có khả năng chi phối, làm thay đổi giá cả của hàng hóa đó trên thị
trướng.
- Cạnh tranh khơng hồn hảo là cạnh tranh trong đó một số nhà sản xuất có đủ
sức mạnh chi phối giá cả sản phẩm trên thị trường.
7


Căn cứ theo loại thị trường nơi hoạt động cạnh trạnh diễn ra, có cạnh tranh
trên các thị trường đầu vào nhằm giành được các nguồn lực sản xuất có chất lượng
tốt và chi phí thấp nhất; cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị
trưởng, tăng thị phần, giành khách hàng.
Căn cứ theo phương thức cạnh tranh, có cạnh tranh bằng giá và cạnh tranh phi
giá (cạnh tranh bằng chất lượng hàng hóa, thời gian giao hàng, dịch vụ khách hàng…).
Căn cứ theo loại chủ thể tham gia cạnh tranh, có cạnh tranh giữa người mua
và người bán, cạnh tranh giữa những người bán với nhau và cạnh tranh giữa những
người mua với nhau.
Căn cứ theo phạm vi cạnh tranh, có cạnh tranh nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các
ngành, cạnh tranh trong phạm vi quốc gia và cạnh tranh quốc tế.
Căn cứ theo cấp độ cạnh tranh, có cạnh tranh giữa các quốc gia, cạnh tranh
giữa các ngành, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh sản phẩm.
Giữa các cấp độ cạnh tranh đó có mối quan hệ tương hỗ, và suy cho cùng vẫn là
cạnh tranh sản phẩm. Thông qua cung cấp sản phẩm mà chủ thể là doanh nghiệp, ngành,

Nhà nước mong giành thắng lợi trong cạnh tranh để đạt mục tiêu của mình.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh
1.1.2.1

Khái niệm năng lực cạnh tranh
Hiện nay, bên cạnh khái niệm năng lực cạnh tranh, người ta cịn sử dụng các

khái niệm sức cạnh tranh, tính cạnh tranh và khả năng cạnh tranh. Mặc dù thuật ngữ
này có thể mang sắc thái khác nhau và khơng đồng nhất trong những trường hợp cụ
thể nào đó, những cả bốn thuật ngữ đó đều được dịch từ một thuật ngữ tiếng Anh là
“competitiveness”. Do vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn này, tác giả
tiếp cận khái niệm năng lực cạnh tranh dưới góc độ đồng nhất các khái niệm sức cạnh
tranh, năng lực cạnh tranh, tính cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.
Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại “Năng lực cạnh tranh là năng
lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh
nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại” [23, 112].

8


Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới - World Economic Forum trong Báo cáo năng
lực cạnh tranh năm 1991: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng thiết
kế, sản xuất và bán sản phẩm tốt hơn sản phẩm của đối thủ xét về mặt giá cả cũng
như các chất lượng phi giá cả khác” [31, 8].
Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là năng lực của doanh nghiệp
trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắc, hoặc cũng có
thể định nghĩa là năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của
doanh nghiệp; hoặc nó cịn được định nghĩa như định nghĩa thơng thường là năng lực
cạnh tranh bắt nguồn từ tỷ suất lợi nhuận.

Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD) đã đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh kết hợp cả doanh nghiệp,
ngành và quốc gia: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành,
quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế”.
Theo từ điển Đại từ điển tiếng Việt “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành
thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại, trên cùng một thị
trường tiêu thụ”, một ngành có năng lực cạnh tranh khi ngành đó có năng lực duy trì
được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước [12, 132].
Theo từ điển Bách khóa Việt Nam tập 3 “Năng lực cạnh tranh là khả năng của
một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả dành lại
một phần hay toàn bộ thị phẩn) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Một
mặt hàng có năng lực cạnh tranh là mặt hàng có thể thu hút được nhiều người mua
hơn những hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường. Năng lực cạnh tranh dựa
trên nhiều yếu tố: giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cao, điều kiện sản xuất ổn
định do sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở kỹ thuật hiện đại, tiên tiến, quy mô sản xuất
lớn và nhờ đó giá thành sản phẩm hạ. Các yếu tố xã hội như giữ được tín nhiệm (chữ
tín) trên thị trường, việc tuyên truyền, hướng dẫn tiêu dùng quảng cáo cũng có ảnh
hưởng quan trọng” [6, 35].

9


Để hiểu rõ hơn khái niệm năng lực cạnh tranh, cần phân biệt sự khác nhau
trong khái niệm giữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện một hay nhiều lợi thế
của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh nhằm đạt được thắng lợi trong cạnh
tranh, ưu thế này dẫn đến chi phí thấp hơn hoặc sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ
của doanh nghiệp so với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và được thể hiện
thành tỷ suất lợi nhuận cao hơn trung bình. Tuy nhiên, để doanh nghiệp có thể vượt

trội so với đối thủ cạnh tranh và duy trì vị thế đó chính là dựa vào năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh có thể
hình tượng như sau: Lợi thế cạnh tranh là xuất phát điểm, là điều kiện cần, năng lực
cạnh tranh là điều kiện đủ để doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh mạnh trên thị trường.
Để xây dựng được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì nhất thiết phải có cơ sở
từ các lợi thế cạnh tranh nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng. Bởi lẽ, nếu doanh
nghiệp không biết phát huy những lợi thế vốn có của mình, duy trì và xây dựng lợi
thế đó trở thành năng lực cạnh tranh vượt trội của mình so với đối thủ thì chính bản
thân doanh nghiệp đã làm mất đi lợi thế cạnh tranh của mình và khơng xây dựng được
năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.1.2.2

Các cấp độ năng lực cạnh tranh

Cho đến nay, khó có thể đưa ra được một định nghĩa chuẩn về năng lực cạnh tranh
phù hợp cho mọi trường hợp, mọi cấp độ năng lực cạnh tranh thường được xem xét
ở các cấp độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia; năng lực cạnh tranh ngành/Doanh nghiệp;
năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa
nhất khi phấn tích ở cấp độ cạnh tranh doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh quốc gia:
Theo Báo cáo 2010-2011 về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế
thế giới (WEF) “Năng lực cạnh tranh quốc gia là tập hợp các thể chế, các chính sách
và các nhân tố quyết định mức năng suất của quốc gia. Trình độ, năng suất của quốc
gia quyết định mức độ thành công (thịnh vượng) bền vững của nền kinh tế. Nói cách
khác, một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao hơn có khả năng mang lại mức thu
nhập cao hơn cho công dân của mình. Trình độ, năng suất cịn quyết định tỷ lệ sinh
10


lời của đầu tư (vật chất, con người, công nghệ) trong nền kinh tế. Do tỷ lệ sinh lời là

động lực cơ bản của tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nên nền kinh tế có năng lực
cạnh tranh cao hơn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong trung và dài hạn” [33,
4]. Cấu thành nên năng lực cạnh tranh quốc gia bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng
thời cũng bao gồm năng lực cạnh tranh của các ngành, doanh nghiệp trong cả nước.
Các tổ chức quốc tế tiến hành điều tra, so sánh theo cùng một hệ thống tiêu chí
đối với các nền kinh tế trên thế giới để từ đó xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia
của các nước. WEF thực hiện báo cáo về năng lực cạnh tranh từ năm 1979 và tiến
hành xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
(GCI), một chỉ số toàn diện bao gồm các chỉ số vĩ mô và vi mô để đo lường năng lực
cạnh tranh của các quốc gia từ năm 2005. Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn
cấu 2010 - 2011, năng lực cạnh tranh kinh tế của quốc gia được xác định bởi 12 trụ
cột (12 yếu tố cấu thành - với hơn 100 chỉ số) cơ bản sau: Các thể chế; kết cấu hạ
tầng; môi trường kinh tế vĩ mô; y tế và giáo dục tiểu học; đào tạo đại học và dạy nghề;
tính hiệu quả của thị trường hàng hóa; tính hiệu quả của thị trường lao động; sự phát
triển của thị trường tài chính; sự sẵn sàng về công nghệ; quy mô thị trường; sự phức
tạp trong kinh doanh và năng lực đổi mới. Báo cáo cho thấy bức tranh tổng quan và
toàn diện về điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế các nước và cung cấp cơ sở cho
việc so sánh năng lực cạnh tranh quốc tế giữa các nền kinh tế.
Năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp:
Năng lực cạnh tranh ngành đã được đề cập trong nhiều cơng trình nghiên cứu của
Porter M, đặc biệt, ông đã nghiên cứu sâu và làm rõ các nhân tố hình thành năng lực
cạnh tranh của ngành (mơ hình 5 lực lượng và mơ hình kim cương của Porter). Theo
báo cáo về năng lực cạnh tranh thế giới năm 1991, năng lực cạnh tranh của ngành thể
hiện ở mức độ tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng và mức hấp dẫn của tỷ lệ sinh lời trên
vốn đầu tư của ngành đó [31, 8]. Theo M. Momaya, GS Viện Công nghệ Ấn Độ, năng
lực cạnh tranh ngành thể hiện ở “mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về
giá cả, chất lượng, sự đổi mới sản phẩm/dịch vụ; mức độ thỏa mãn nhu cầu của những
bộ phận hợp thành ngành, chẳng hạn như nhu cầu của công nhân về các chương trình
phúc lợi, về đào tạo, về an ninh làm việc; tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tư hấp dẫn; tiềm
11



năng tăng trưởng lợi nhuận” [24, 40]. Ông nhấn mạnh, năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp là thành tố quan trọng của năng lực cạnh tranh ngành.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở
rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong mơi trường cạnh tranh trong
nước và ngồi nước. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi
thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoản mãn tốt nhất đòi hỏi
của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp trên các tiêu chí về cơng nghệ,
tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…, song cần đánh giá, so sánh với
các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên
cơ sở so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo
lập được lợi thế so sánh với đối thủ của mình, nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể
thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách
hàng của đối thủ cạnh tranh.
Như vậy, có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động,
được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mơ và vĩ
mơ. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng
năm sau, hoặc năm sau nữa lại khơng cịn có khả năng cạnh tranh nếu không giữ được
các yếu tố lợi thế.
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ:
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ là cơ sở tạo nên sức mạnh cạnh
tranh của doanh nghiệp/ngành và tổng thể của nó tạo nên sức cạnh tranh của một quốc
gia và thể hiện tập trung ở bốn yếu tố là giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ và uy tín
của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần
của sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường. Phân tích cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ
thường được lồng ghép với phân tích năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp.
1.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đề cập đầu tiên ở Mỹ

vào đầu những năm 1980, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự nhất trí về khái niệm
12


đó, có nhiều cách hiểu về năng lực cạnh tranh từ đó dẫn tới cách tiếp cận vấn đề năng
lực cạnh tranh tương đối đa dạng.
- Tiếp cận theo cách thông thường: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng doanh nghiệp đó tạo ra năng suất và chất lượng hàng hóa, dịch vụ cao hơn
đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá thơng qua những tiêu chí sau:
Sản lượng; Doanh thu; Thị phần; Tỷ suất lợi nhuận; Chất lượng hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh; Khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng so
với đối thủ cạnh tranh; Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh.
- Theo Porter, M.E. (1980): “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai
thác, sử dụng thực lực, các lợi thế bên trong và bên ngoài nhằm tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại, phát triển, thu được lợi nhuận ngày
càng cao, và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường” [26, 35].
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo M. Porter bao gồm 4 yếu tố:
+ Các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp: Được chia làm 2 loại, loại 1 là các
yếu tố cơ bản (môi trường tự nhiên, lao động), loại 2 (thông tin, trình độ lao động).
Trong các yếu tố này thì yếu tố 2 có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Chúng quyết định lợi thế cạnh tranh ở những ngành cơng nghệ cao và
những ngành có tính độc quyền. Trong dài hạn, doanh nghiệp cần đầu tư đầy đủ và
đúng mức.
+ Nhu cầu của khách hàng: Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển
của doanh nghiệp, thực tế cho thấy không có doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn
đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng, thường thì doanh nghiệp có lợi thế về
mặt này thì lại hạn chế về mặt khác. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp
có thể tận dụng được lợi thế theo quy mơ, từ đó nâng cao được các hoạt động kinh

doanh và dịch vụ của mình, nó cũng gợi mở cho doanh nghiệp phát triển các loại hình
dịch vụ và sản phẩm mới. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị
trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên được hưởng lợi thế cạnh
tranh.
13


+ Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: Sự phát triển của doanh nghiệp không thể
tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như tài chính, cơng nghệ,
giao thơng… các yếu tố này hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành đối và đối thủ cạnh tranh: Sự phát
triển hoạt động của doanh nghiệp sẽ thành công nếu được tổ chức và quản lý trong
một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó. Sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định thúc đẩy sự cải tiến nhằm giảm
chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Dù hiểu và tiếp cận vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo góc độ nào
cũng nhận thấy có những điểm chung trong các quan niệm trên về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp đó là thước đo cho sức mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ, là
nhứng lợi thế bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp nhằm tạo được những sản
phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng, giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại, phát
triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt và người tiêu dùng ngày càng có
nhiều quyền lực hơn.
1.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1 Các tiêu chí định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1.1

Doanh thu
Doanh thu bán hàng là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hóa

hoặc dịch vụ. Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô quá trình sản xuất, phản ánh trình

độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ vào chỉ tiêu doanh
thu có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu
là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi lẽ, các
nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bao gồm:
-

Khôi lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng.

- Kết cấu mặt hàng, mẫu mã càng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì
doanh thu càng cao.
- Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm có chất lượng cao giá bán sẽ cao, nâng cao
chất lượng sản phẩm và chất lượng cung cấp dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm

14


và giá trị dịch vụ tạo điều kiện tiêu thụ được dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán
hàng và doanh thu bán hàng.
- Giá bán sản phẩm: Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung
ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu
hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư.
1.2.1.2

Thị phần
Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng

dung lượng thị trường. Do đó thị phần của doanh nghiệp được xác định thông qua giá
trị hoặc hiện vật.
Đối với đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thị phần là một tiêu
chí đo lường khá cụ thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi lẽ nó thể hiện khả

năng giành được thị trường, mức độ chấp nhận của khách hàng đối với các sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Thị phần của doanh nghiệp được xác định:
-

Thị phần = Doanh số bán hàng của DN/Tổng doanh số của thị trường.

-

Thị phần = Số sản phẩm bán ra của DN/Tổng số sản phẩm tiêu thụ của thị
trường.

Thông qua biến động của chỉ tiêu này có thể đánh giá mức độ hoạt động của
doanh nghiệp có hiệu quả hay khơng, bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị phần
lớn thì chỉ số trên đạt mức cao và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu thế trên thị
trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức
thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bới các đối thủ cạnh tranh.
Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị
trường so với toàn ngành.
Bên cạnh đó, người ta cịn xem xét tới thị phần tương đối, tức là so sánh doanh
số của doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được
những điểm mạnh hay điểm yếu so với đối thủ. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản,
dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát
thực của đối thủ.
15


×