Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sử dụng bán cầu não phải - xu hướng quản trị mới?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.98 KB, 6 trang )

Sử dụng bán cầu não phải - xu hướng quản trị mới?
Não phải hay não trái đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mọi vấn đề hay
cần sự phối hợp nhịp nhàng của hai phần? Hãy cùng Tom Davenport lý giải vấn đề
lý thú này qua bài viết sau.

Câu trả lời của tôi là “không”, và tôi tin điều đó là đúng. Kể từ năm 2005, khi đọc cuốn A
Whole New Mind (TD: Một tư tưởng hoàn toàn mới) của Daniel Pink[1], tôi đã có câu trả
lời như vậy.
Pink đưa ra ý tưởng chúng ta là những cư dân của vùng
đất tự do, là thành viên của ngôi nhà dũng cảm. Chúng ta
cần phải từ bỏ những hoạt động của bán cầu não trái (một
phần bởi vì chúng ta không thể cạnh tranh với người Ấn
Độ và người Trung Quốc) và chú tâm vào sử dụng bán cầu
não phải - nơi nảy sinh ra những ý tưởng sáng tạo hay
không.

Tôi tưởng rằng ý tưởng này đã bị người ta lãng quên,
nhưng giờ đây một lần nữa Janet Rae-Dupree[2] lại nhắc
lại nó.
Theo các kết quả nghiên cứu, bán
cầu não trái điều khiển nửa thân
người bên phải, bán cầu não phải thì
ngược lại. Bán cầu não trái có vai trò
chính chỉ huy các mặt nói, viết, tính
toán, tư duy và phán đoán. Bán cầu
não phải chủ đạo về các mặt như kỹ
năng khéo léo, mỹ thuật, âm nhạc,
tình cảm, lòng say mê và óc thẩm
mỹ...

Bán cầu não trái thường phát triển


tốt hơn bán cầu não phải. Điều này
giải thích lý do đa số nhân loại thuận
tay phải. Theo một nghiên cứu khác
của Đại học Khoa học và Kỹ thuật
Trung Quốc, người dân Trung Quốc
sử dụng bán cầu não phải nhiều hơn
người phương Tây, do đặc điểm ngôn
ngữ phức tạp.

Bài báo của Rae-Dupree đăng trên tờ New York Times mang một cái tựa có vẻ rất ngớ
ngẩn: Let Computers Compute: It’s the Age of the Right Brain (TD: Hãy để cho máy tính
suy nghĩ: Đây chính là thời đại của bán cầu não phải). Bài báo khẳng định:
“Tại sao lại phải tốn công tốn sức phát triển phần não bên phải của chúng ta? Đó là bởi vì
phần lớn các công việc mà phần não bên trái xử lý như lập trình, kế toán tài chính và thực
hiện các cuộc gọi định tuyến (những công việc đã từng được các công nhân Mỹ thực
hiện), thì giờ đây chúng có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn và có chi phí thấp
hơn ở châu Á (với sự trợ giúp của máy tính).

Nếu những công việc này có thể thuê ngoài (outsourced) hoặc sử dụng công nghệ tự động
thì chúng đều đã được thực hiện. Giờ đây, những tấm bằng Thạc sỹ Nghệ thuật (MFA:
master of fine arts), theo như Pink nói: “là một tấm bằng quản trị kinh doanh mới”.

Một bán cầu não sẽ đảm trách các kỹ năng cụ thể
và khi được phát triển, nó sẽ đem lại những
bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
Nguồn: ruf.rice.edu


Bài báo của Rae-Dupree có một điểm tích cực, nó đã đưa ý tưởng về “mối liên kết recht
uber” quay trở lại với nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, quan điểm của bài báo về vấn đề này

vừa sai lầm lại vừa giả dối.
Ví dụ: Trên thực tế, rõ ràng máy tính không thể tính toán được nếu như không có con
người lập trình hoạt động cho chúng, còn các cuộc gọi định tuyến thì đã được máy móc
thực hiện cách đây vài thập kỷ. Tôi nghi ngờ việc tuyển dụng những người có bằng Thạc
sỹ Nghệ thuật và mức lương khởi điểm của họ được so sánh với những người có bằng
Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA - Master of Business Administration) là một sự thật
hoàn toàn khác mà Pink không để ý đến.
Bài viết này và cuốn sách của Pink không có ích cho người đọc, ngay cả khi chúng chính
xác và xuất phát từ thực tế. Đầu tiên, chúng giả định rằng người châu Á chỉ làm tốt những
công việc do bán cầu não trái xử lý, điều này rõ ràng là không chính xác.
Ví dụ như ở Ấn Độ, tự hào vì có một truyền
thống về toán học, cũng như sự giàu có về
những giá trị văn hóa, nghệ thuật. Hiện nay,
cũng có những nhà quản lý nổi tiếng thế giới
người Ấn Độ (như Mira Nair[3]) và Trung
Quốc (như Wong Kar-Wai[4]).
Điểm thứ hai quan trọng hơn, bài báo và cuốn
sách này đã giả định sai lầm rằng những công
việc được thực hiện tốt phụ thuộc bởi một
nửa não bộ.

Thực tế thì những công việc đưa tập thể hoặc
cá nhân người Mỹ (cả người Ấn Độ và Trung
Quốc) đến thành công là những công việc đòi
hỏi quá trình xử lý của cả hai phần não bộ.

Ngày càng có nhiều công việc ở Mỹ hoặc các
nền kinh tế phát triển khác cần đến sự hiểu
biết về toán học và những khái niệm về tính toán.
Sự sáng tạo và trực giác do

phần não bộ bên trái xử lý?
Nguồn: lazaris.com

Thậm chí vai trò của bán cầu não phải sẽ được phát huy bởi các phép tính phức tạp về
toán học và logic. Ví dụ: Diễn viên Will Smith[5] tự gọi mình là “người quan tâm tới
những khuôn mẫu phổ biến”, và nghiên cứu những kết quả tại quầy bán vé sau mỗi tuần
cho đến khi đạt được khuôn mẫu của sự thành công.
Lần đầu tiên khi đến Hollywood, anh và người phụ tá của mình đã phân loại những bộ
phim thành công, và đi đến kết luận rằng những bộ phim có những “hiệu ứng đặc biệt” sẽ
thành công rực rỡ.

Rõ ràng không chỉ có bán cầu não phải của Smith suy nghĩ khi anh quyết định tham gia
bộ phim Men in Black (TD: Người đàn ông trong bộ đồ đen).
Nhìn lại những bộ phim mà Smith đã đóng - những bộ phim đã đem lại mức doanh thu
120 triệu USD hoặc hơn, chúng ta có thể thấy rằng bên cạnh việc để ý đến cốt truyện và
cách diễn xuất, anh cũng rất quan tâm
đến xu thế phát triển của ngành điện ảnh.
Tương tự, theo truyền thống những công
việc cần sự sáng tạo và trực giác do phần
não bộ bên trái xử lý. Những nhân viên
thống kê và những nhà phân tích định
lượng xuất sắc nhất đều là người có trực
giác và sự sáng tạo. Những gì được coi là
giả thiết của trực giác chẳng phải đều bắt
nguồn từ số liệu hay sao?

Và nếu như họ (những nhân viên thống
kê và những nhà phân tích định lượng)
không thể giải thích những kết quả của
họ một cách dễ hiểu cho những người có

trách nhiệm ra quyết định thì ý kiến của
họ sẽ không có nhiều sức thuyết phục.
Các học viên chuyên ngành tiếng Anh và
phim ảnh không nên lảng tránh những khóa học về toán học, còn những người đam mê
toán học thì nên học cách sử dụng trực giác và dùng từ ngữ thích hợp để thể hiện bản
thân mình.

Chỉ đề cao một phần của não bộ vừa giết chết sự nghiệp của một cá nhân, vừa dẫn đến
khả năng suy thoái kinh tế của toàn xã hội. Chúng ta có một cụm từ rất hay để mô tả
những người chỉ biết sử dụng một phần của não bộ, đó là: Những kẻ ngu ngốc.
Bạn sử dụng phần nào của não bộ?
Nguồn: bp2.blogger.com

Còn bạn, bạn sử dụng phần nào của não bộ?
Một số ý kiến bình luận của độc giả Harvard Business Online

Ý kiến bình luận của Lib Hollut:
Tôi cho rằng bạn đã bỏ qua tầm quan trọng của “tổng thể” trong tựa đề của bài báo.
Quan điểm của Dan cũng giống như của bạn. Chúng ta cần phải phát triển những
thuộc tính của cả phần não bộ trái và phải.
Ý kiến bình luận của Rob Shapiro:
Tôi nghĩ rằng bạn có thể muốn tìm và đọc lại cuốn sách của Pink. Ông ta không hề
nói rằng chúng ta - những người Mỹ nên “từ bỏ” những công việc thuộc về não bộ
trái. Trên thực tế, ông ta nói rằng những đặc tính của não bộ trái là cực kỳ quan
trọng.
Quan điểm của ông ta là nếu chỉ những đặc tính của phần não bộ trái được sử dụng
thì chưa đủ - đó cũng là lý do tại sao chúng ta cần phải làm những công việc như
thiết kế, tạo ra các hệ thống có thể suy nghĩ, đồng cảm với con người…, nếu như
chúng ta muốn cạnh tranh với các đối thủ khác. Đó là điều mà tôi vẫn đang nỗ lực để
thực hiện trong công ty mình, một phần nhờ vào những cuốn sách như The world is

flat (TD: Thế giới phẳng) của Friedman hay những cuốn sách của Pink.
Ý kiến bình luận của Prabakaran:
Không có công việc nào trên Trái Đất này chỉ dùng đến tư duy của một nửa bộ não.
Cũng như vai trò của chân trái và chân phải khi người ta đi bộ, cả hai phần của não
bộ con người đều rất cần thiết để có một cuộc sống lành mạnh.

- Bài viết của Tom Davenport trong chuyên mục Lãnh đạo bàn luận trên trang Harvard
Business Online -

HBV-TVN
Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền
tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này
trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi
xuất bản trực tuyến.


[1] Daniel H. Pink là một cây bút chuyên viết về những điểm nhấn trên các tạp chí và là
tác giả của các cuốn sách Free Agent Nation (TD: Người đại diện quốc gia tự do) và A
Whole New Mind (Một trí tuệ hoàn toàn mới). Ông đã từng làm việc với tư cách là người
chắp bút cho các bài diễn văn của Phó Tổng thống Al Gore từ năm 1995 đến 1997 và là
người phụ tá cho cựu Bộ trưởng Bộ Lao động Robert Reich.
[2] Janet Rae Dupree là Biên tập viên khoa học công nghệ tại Thung lũng Silicon (Silicon
Valley/ Tạp chí Kinh doanh San Jose (San Jose Business Journal). Bà phụ trách khá

×