Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B trên phụ nữ mang thai có HBV tại Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 109 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. PHẠM QUỐC HUY. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG PHÒNG, CHỐNG LÂY TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI CÓ HBV TẠI ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. Hà Nội - 2020.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG. PHẠM QUỐC HUY – C01459. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG PHÒNG, CHỐNG LÂY TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI CÓ HBV TẠI ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020. CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8720710. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BS. HOÀNG QUỐC CƯỜNG. Hà Nội - 2020. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên tôi muốn gửi lời cám ơn tới Ban Giám hiệu và Quý Thầy cô trường Đại học Thăng Long đã dùng tri thức cùng với tâm huyết và thời gian quý báu của mình để trang bị kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. BS. Hoàng Quốc Cường, người đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cùng với sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, tập thể lãnh đạo của Viện Pasteur TP. HCM, Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viên đa khoa Đồng Tháp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và cung cấp các tài liệu liên quan đến luận văn. Sau cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! HỌC VIÊN. Phạm Quốc Huy.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là một phần số liệu trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ có tên “Nghiên cứu tình trạng nhiễm HBV ở trẻ em sinh ra từ mẹ có HBV và các yếu tố liên quan đến khoảng trống miễn dịch ở các đối tượng này” với cơ quan chủ trì đề tài là Viện Pasteur TP. HCM. Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể mà tôi là một thành viên chính. Tôi đã được Chủ nhiệm đề tài và toàn bộ các thành viên trong nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng số liệu, kết quả của đề tài này vào luận văn để bảo vệ lấy bằng Thạc sĩ. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ đề tài nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ LUẬN VĂN. PHẠM QUỐC HUY. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN B ............................................. 3 1.1.1. Tình hình phân bố viêm gan B theo địa lý ......................................... 3 1.1.2. Đặc điểm của Vi rút viêm gan B ....................................................... 8 1.1.3. Khả năng gây bệnh của vi rút viêm gan B ....................................... 10 1.1.4. Lây truyền Vi rút viêm gan B .......................................................... 12 1.1.5. Các biện pháp phòng, chống ........................................................... 13 1.1.6. Tiêm vắc xin viêm gan B trên trẻ được sinh ra từ mẹ có HBV ........ 16 1.1.7. Hiệu quả của tiêm chủng vắc xin VGB trong chương trình TCMR . 23 1.2. TÌNH HÌNH VÀ LUẬN GIẢI MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............. 25 1.2.1. Đánh giá tổng quan ......................................................................... 25 1.2.2. Luận giải ......................................................................................... 28 1.3. KHUNG LÝ THUYẾT ....................................................................... 30 1.4. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................... 30 1.4.1. Bệnh viện Từ Dũ............................................................................. 30 1.4.2. Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp ....................................................... 30 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 32 2.1. ĐỐI TƯỢNG. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ........... 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 32 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 32 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 32 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 32 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu .............................................................. 33.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá ........................... 34 2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu ........................................................... 34 2.3.2. Tiêu chí đánh giá ............................................................................ 37 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN .................................... 38 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin .............................................................. 38 2.4.2. Các kỹ thuật thu thập thông tin ....................................................... 38 2.4.3. Quy trình thu tuyển ......................................................................... 38 2.5. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................... 40 2.6. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ.............................. 40 2.6.1. Sai số .............................................................................................. 40 2.6.2. Biện pháp khắc phục ....................................................................... 41 2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ................................................. 41 2.8. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 42 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 43 3.1. THỜI GIAN THU TUYỂN ................................................................ 43 3.2. THÔNG TIN CHUNG ........................................................................ 43 3.3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG LÂY TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................... 49 3.3.1. Kiến thức về phòng, chống lây truyền vi rút VGB .......................... 49 3.3.2. Thực hành phòng, chống lây truyền VGB của thai phụ ................... 57 3.4. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH ........ 57 3.4.1. Yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng, chống lây truyền vi rút VGB của thai phụ có HBV ................................................................................... 57 3.4.2. Yếu tố liên quan đến thực hành của thai phụ có HBV ..................... 66 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 70 4.1. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG LÂY TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B CỦA THAI PHỤ CÓ HBV.................. 70 4.1.1. Kiến thức của thai phụ có HBV về đường lây truyền vi rút VGB .... 70. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4.1.2. Thực hành của thai phụ có HBV ..................................................... 75 4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG LÂY TUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 77 KẾT LUẬN. .................................................................................................. 86. KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 89.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADN. : Acid Desoxyribonucleic. ARN. : Acid Ribonucleic. ALT. : Aspartate aminotransferase enzyme. AST. : Alanine aminotransferase enzyme. Anti-HBs. : Antibody against Hepatitis B surface antigen (Kháng thể chống lại kháng nguyên bề mặt của vi rút VGB). Anti-HBe. : Antibody against Hepatitis B envelop antigen (Kháng thể chống lại kháng nguyên vỏ của vi rút VGB). Anti-HBc. : Antibody against Hepatitis B core antigen (Kháng thể chống lại kháng nguyên lõi của vi rút VGB). BCG. : Bacillus Calmette Guérin (Vắcxin BCG phòng bệnh lao). BVĐK. : Bệnh viện Đa khoa. CDC. : The Centers for Disease Control Prevention (Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ). cccADN. : Convalently closed circular DNA (ADN vòng đóng tương đương). CI. : Confidence Interval (Khoảng tin cậy). DPT. HBeAg. : Diphtheria- Tetanus-Pertussis Vaccine (Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván) : Global Alliance for Vaccine and Immunization (Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng) : Hepatitis B immunoglobulin (Kháng thể kháng VGB) : Hepatitis B surface Antigen (Kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B) : Hepatitis B e Antigen (Kháng nguyên vỏ của vi rút VGB). HBV. : Hepatitis B virus (Vi rút VGB). HCC. : Hepatocellular carcinoma (Ung thư gan nguyên phát). GAVI HBIg HBsAg. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> HIV. : Human immunodeficiency virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người). HCV. : Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C). IU. : International Unit (Đơn vị quốc tế). OPV. : Oral Poliomyelitis Vaccine (Vắcxin bại liệt uống). Odds. : Tỷ số của hai xác suất. OR. : Odds Ratio (Tỷ suất chênh). PARA. : Prity (tiền sử thai của sản phụ). SHBs. : Small Hepatitis B surface Protein (Protein bề mặt loại nhỏ của vi rút VGB). TCMR. : Tiêm chủng mở rộng. PTCS. : Phổ thông cơ sở (cấp 2). PTTH. : Phổ thông trung học (cấp 3). VGB0. : Mũi vắc xin VGB trong thời kỳ sơ sinh. VGB1. : Mũi vắc xin VGB thứ nhất. VGB2. : Mũi vắc xin VGB thứ hai. VGB3. : Mũi vắc xin VGB thứ ba. VGB. : Viêm gan B. WHO. : World Health Organization ( Tổ chức Y tế thế giới).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Một số nghiên cứu nhiễm HBsAg(+) .......................................... 5 Bảng 1. 2: Một số nghiên cứu nhiễm HBsAg(+) trên phụ nữ có thai ........... 6 Bảng 1. 3: Lịch tiêm vắc xin VGB: chương trình TCMR .......................... 18 Bảng 2. 1: Biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................... 34 Bảng 2. 2: Tính điểm kiến thức của thai phụ có HBV ................................ 37 Bảng 2. 3: Thực hành đối với thai phụ có HBV ......................................... 38 Bảng 3. 1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu .. 44 Bảng 3. 2: Kiến thức của thai phụ có HBV về đường lây truyền................ 50 Bảng 3. 3: Kiến thức của thai phụ có HBV về cách phòng, chống lây truyền vi rút VGB tốt nhất cho trẻ ................................................................................ 51 Bảng 3. 4: Kiến thức của thai phụ có HBV về tiêm phòng vắc xin VGB cho trẻ ...................................................................................................................... 52 Bảng 3. 5: Nguồn tìm hiểu kiến thức VGB của thai phụ có HBV .............. 54 Bảng 3. 6: Kiến thức đúng về phòng, chống lây truyền vi rút viên van B của thai phụ có HBV ............................................................................................... 55 Bảng 3. 7: Thực hành của thai phụ có HBV............................................... 57 Bảng 3. 8: Yếu tố liên quan đến kiến thức đường lây truyền qua đường tình dục .................................................................................................................... 58 Bảng 3. 9: Yếu tố liên quan đến kiến thức về đường lây truyền từ mẹ sang con .................................................................................................................... 59 Bảng 3. 10: Yếu tố liên quan đến kiến thức về cách phòng, chống lây truyền vi rút VGB của thai phụ có HBV ....................................................................... 60 Bảng 3. 11: Các yếu tố liên quan đến kiến thức về đối tượng tiêm phòng vắc xin của thai phụ có HBV ................................................................................... 61. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bảng 3. 12: Yếu tố liên quan đến kiến thức về số mũi tiêm đủ liều đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi ............................................................................................. 62 Bảng 3. 13: Yếu tố liên quan đến kiến thức về thời điểm tiêm tốt nhất cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ............................................................................................. 63 Bảng 3. 14: Yếu tố liên quan đến kiến thức về thời gian bảo vệ của vắc xin .......................................................................................................................... 64 Bảng 3. 15: Yếu tố liên quan đến điểm kiến thức chung ............................ 65 Bảng 3. 16: Yếu tố liên quan đến thực hành của thai phụ .......................... 66 Bảng 3. 17: Mối liên quan giữa kiến thức và nguồn tìm hiểu kiến thức của thai phụ có HBV ............................................................................................... 68 Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa điểm kiến thức và thực hành của thai phụ có HBV .................................................................................................................. 68 Bảng 3. 19: Mối liên quan giữa thực hành của thai phụ và thực hành của người chồng ...................................................................................................... 68.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Bản đồ phân bố nhiễm viêm gan B trên thế giới. ........................ 5 Hình 1. 2: Cấu trúc của Vi rút viêm gan B ................................................. 10. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ thu tuyển đối tượng nghiên cứu theo tháng .................. 43 Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ thu tuyển đối tượng nghiên cứu tại hai Bệnh viện........ 45 Biểu đồ 3.3: Phân bố về tuổi của thai phụ có HBV .................................... 46 Biểu đồ 3. 4: Học vấn của thai phụ có HBV .............................................. 47 Biểu đồ 3. 5: Phân bố nghề nghiệp của thai phụ có HBV .......................... 48 Biểu đồ 3. 6: Kiến thức chung của đối tương nghiên cứu .......................... 49 Biểu đồ 3. 7: Phân bổ về điểm kiến thức của thai phụ có HBV .................. 56.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Khung lý thuyết của nghiên cứu .............................................. 30 Sơ đồ 2. 1: Quy trình thu tuyển .................................................................. 39. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gan B (VGB) là bệnh nhiễm trùng gan có khả năng đe dọa đến tính mạng. Nhiễm vi rút viêm gan B là một vấn đề có tính chất toàn cầu. Theo báo cáo của WHO năm 2002, thì có hơn 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm vi rút viêm gan B, trong đó có 350 triệu người mang vi rút viêm gan B mạn tính. Hàng năm, hơn 4 triệu ca lâm sàng liên quan đến vi rút viêm gan B và 25% trong số đó mang bệnh, ước tính trên thế giới có tới một triệu người mang vi rút viêm gan B mạn tính chết vì ung thư gan nguyên phát và xơ gan [73]. Bệnh viêm gan B có thể phòng, chống được nếu sử dụng vắc xin sớm và tuân thủ điều trị. WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin viêm gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm chủng cho trẻ ở tất cả các quốc gia [71]. Vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây truyền theo 3 đường: Từ mẹ sang con, qua đường máu và quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Ở Việt Nam, đường phổ biến nhất là lây truyền từ mẹ sang con và cũng là nguyên nhân thường gặp nhất. Nhiều thai phụ không biết mình bị nhiễm vi rút viêm gan B do không có triệu chứng và không được xét nghiệm [26]. Mặc dù bệnh VGB có thể dự phòng được, tỷ lệ bao phủ vắc xin VGB trên toàn cầu mới đạt 75% thấp hơn nhiều so với mục tiêu cần đạt là 90%. Trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh (trong vòng 24 giờ đầu) mới đạt 27% [28]. Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ kết hợp với tiêm đủ 3 liều vắc xin, thì khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con [28]. Trên thực tế, nhiều trẻ sinh ra từ mẹ có vi rút viêm gan B dương tính vẫn bị nhiễm bệnh viêm gan B sau khi sinh, mặc dù đã được tiêm vắc xin viêm gan B..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 2. Lây truyền viêm gan B trong quá trình chuyển dạ và khi đẻ là nguyên nhân phổ biến trong cơ chế lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con[28]. Trung tâm gan Á Châu – Trường đại học Stanford cho rằng viêm gan B là “kẻ giết người thầm lặng”. Khi có các biểu hiện lâm sàng thì thường bệnh đã ở giai đoạn muộn. Và VGB là nguyên nhân chính gây ung thư gan, là nguyên nhân của 37% các trường hợp tử vong do ung thư gan trên thế giới. Người mắc viêm gan B mạn có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc[26]. Trẻ sơ sinh có nguy cơ tiến triển thành viên gan B mạn cao nhất. Trên 90% trẻ sinh từ mẹ nhiễm viêm gan B sẽ mắc viêm gan B mạn nếu không được tiêm vắc xin và điều trị dự phòng [26]. Mặc dù Bộ Y tế Việt Nam đã rất quan tâm đến việc kiểm soát bệnh. Nhưng không có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B tại Việt Nam, đặc biệt là trên đối tượng thai phụ có vi rút viêm gan B. Vì vậy nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu với mục đích chính là khảo sát nhận thức việc phòng, chống lây truyền vi rút VGB của các bà mẹ mang thai có HBV tại 2 địa điểm: Bệnh viện Từ Dũ – TP. HCM và bệnh viện đa khoa Đồng Tháp từ đề tài cấp Bộ mà cơ quan chủ trì nghiên cứu là Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Đánh giá kiến thức và thực hành phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B của thai phụ có HBV tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp và Bệnh viện Từ Dũ – TP. HCM năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3. CHƯƠNG 1.. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN B 1.1.1. Tình hình phân bố viêm gan B theo địa lý 1.1.1.1.Trên thế giới Theo báo cáo của WHO năm 2002, thì có hơn 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm HBV, trong đó có 350 triệu người mang vi rút VGB mạn tính. Hàng năm, hơn 4 triệu ca lâm sàng liên quan đến HBV và 25% trong số đó mang bệnh, ước tính trên thế giới có tới một triệu người mang vi rút VGB mạn tính chết vì ung thư gan nguyên phát và xơ gan [73]. Phân bổ VGB trên toàn cầu được xem xét tốt nhất theo 6 khu vực được quản lý của WHO, bao gồm: Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương. Theo một nghiên cứu của Cheung R Hwang EW (2011) [48], mỗi khu vực địa lý như vậy có tỷ lệ nhiễm và cách thức lây truyền có sự khác biệt rõ rệt, quan sát được xác định bởi sự phổ biến của kháng nguyên bề mặt vi rút VGB (HbsAg) trên quần thể nói chung. Tùy theo tỷ lệ người có HBV, có 3 khu vực chính: Vùng lưu hành bệnh cao: có tỷ lệ HBsAg(+) > 8%. Chiếm khoảng 45% dân số của thế giới, bao gồm khu vực Châu Phi, các quốc gia Châu Á, lưu vực sông Amazon và các khu vực miền Trung Đông, được cho là sống trong các khu vực độ đặc hiệu cao với người đã từng phơi nhiễm vi rút VGB trên 60%. Phương thức lây truyền thông thường là dọc tại thời điểm sinh ra từ một người mẹ bị nhiễm bệnh mạn tính hoặc ngay trong thời thơ ấu do bị cắn, tổn thương da hoặc thói quen vệ sinh, chính vì vậy tuổi bị nhiễm rất sớm như ở trẻ sơ sinh [48]. Vùng lưu hành bệnh trung bình: có tỷ lệ HBsAg (+) từ 2-7%, ở các quốc gia ở miền Nam châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp) và Đông Âu,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 4. Nga, Nam Mỹ. Ở khu vực này kiểu lây truyền chủ yếu là qua đường quan hệ tình dục [48]. Vùng lưu hành bệnh thấp: Chỉ khoảng 12% dân số thế giới, có tỷ lệ HBsAg(+) < 2% như ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc. Đường lây truyền chủ yếu ở khu vực này là lây truyền hàng ngang ở các đối tượng nguy cơ cao: nghiện ma túy, gái mại dâm, nhân viên y tế, bệnh nhân bị bệnh huyết hữu (bệnh ưa chảy máu), bệnh nhân ghép tạng [48]. Đặc biệt khu vực Châu Á Thái Bình Dương đại diện cho 3/4 bệnh nhân HBV mạn tính trên toàn thế giới. Cụ thể, khu vực Tây Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam chiếm 50% số người có HBV mạn tính trên thế giới. Một phần ba các trường hợp xơ gan và hơn một nửa số trường hợp ung thư gan nguyên phát ở khu vực châu Á là do HBV. Trước khi thực hiện chương trình tiêm chủng HBV, khu vực Châu Á Thái Bình Dương được chia thành ba loại về tỷ lệ lưu hành. Các khu vực có tỷ lệ mắc cao (> 8%) bao gồm Trung Quốc đại lục, Hồng Kông. Đài Loan, Hàn Quốc. Mông Cổ, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và các đảo phía nam Thái Bình Dương. Tỷ lệ lưu hành trung bình (2-8%) bao gồm Trung Á, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Singapore. Tỷ lệ lưu hành thấp (<2%) bao gồm Úc và New Zealand, mặc dù điều này đã tăng lên trong những năm gần đây do di cư từ các quốc gia có tỷ lệ nhiễm cao [64].. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 5. Hình 1. 1: Bản đồ phân bố nhiễm viêm gan B trên thế giới. Nguồn: CDC [33]. 1.1.1.2.Ở Việt Nam Theo thống kê của WHO, Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành bệnh cao, qua nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước chúng ta biết rằng tỷ lệ nhiễm HBV ở Việt Nam trung bình vào khoảng 15%, như vậy tính ra có khoảng 10-12 triệu người đang mang mầm bệnh. Trong khu vực lây truyền cao như nước ta thì lây truyền chủ yếu là lây truyền dọc, từ mẹ truyền sang con [64]. Bảng 1. 1: Một số nghiên cứu nhiễm HBsAg(+). Địa phương. Tác giả - Thời điểm nghiên cứu. Số mắc/. Tỷ lệ. Tổng số. %. Hà Nội. Trần Thị Chính-1996 [1]. 257/1780. Thái Nguyên. Duong TH. Nguyen Ph -2009 [43]. 34/383. 14,4 8,8.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 6. Địa phương Thái Bình. Tác giả - Thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ. Tổng số. %. 159/837. 19,0. Bát Xát – Lào Bùi Xuân Trường. Nguyễn Văn Bàng 107/683. 15,7. Cai. Nguyen VT. McLaws ML-2007 [57]. Số mắc/. -2009 [34]. Tỉnh Quảng Bình Nguyễn Đức Cường – 2017 [2]. 240/2019. Xã Phú cường – Ngô Thị Quỳnh Trang – 2011 [32]. 66/375. 11,89 17,6. Hưng Yên Thừa Thiên Huế. Ngô Viết Lộc – 2012 [15]. 413/2525. 16,36. Huyện Tân Châu Châu Hữu Hầu-1995 [10]. 199/1801. 11,0. 62/548. 11,3. (An Giang) Thành phố Hồ Trương Thị Xuân Liên-1994 [14] Chí Minh Từ 1996 – 2017, tìm hiểu một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm vi rút VGB (HbsAg(+)) ở cộng đồng dân cư ở các tỉnh thành trên cả nước dao động từ 8,8%19%. Bảng 1. 2: Một số nghiên cứu nhiễm HBsAg(+) trên phụ nữ có thai. Địa phương Hà Nội Hải Phòng. Thái Bình Bình Dương. Số mắc/ Tổng số Vũ Thi Tường Vân - 1996 [35] 412/3185 Chu Thị Thu Hà- 2006 [6] 163/1300 Nguyễn Tuyết Nga – 1996 [18] 204/1651 Nguyen CH, Azumi Ishizaki, et al- 36/200 2011[56] Phí Đức Long – 2009 [16] 60/476 Đào Thị Mỹ Phượng. Võ Minh Tuấn – 106/1010 2014 Tác giả - Thời điểm nghiên cứu. Thang Long University Library. Tỷ lệ % 12,9 12,5 12,36 18,0 12,6 10,5.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 7. Số mắc/ Tỷ lệ Tổng số % TP.HCM Trương Thị Xuân Liên-1994 [14] 12/100 12,0 Lê Đình Vĩnh Phúc - 2015[22] 76/601 12,6 Từ 1994-2015, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thai phụ có HBV được cho là Địa phương. Tác giả - Thời điểm nghiên cứu. cao trong khu vực dao động từ 10,5%- 18%. Do vậy lây truyền dọc từ mẹ sang con được cho là một trong những đường lây truyền rất phổ biến và quan trọng ở Việt Nam [7, 18, 35, 56]. Tình hình nhiễm HBV cao ở các thể bệnh của gan như:  Trong viêm gan siêu vi B cấp là 40-50% (tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới)  Trong bệnh xơ gan là 37,8% (tại Bệnh viện Truyền máu Huyết Học TP. HCM)  Trong bệnh ung thư gan nguyên phát là 70,7% so với nhóm ung thư và bướu lành khác là 13,2% với p< 0,001 (tại trung tâm ung bướu TP. HCM). Theo báo cáo của tác giả Đinh Văn Phương và cộng sự năm 2008-2009 tại Bệnh viện Long Thành – Đồng Nai, tỷ lệ HBV-DNA (+) của thai phụ có HBV là 62%, 74% tại báo cáo của nhóm tác giả Bùi Hữu Hoàng khảo sát tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2013, tuy nhiên một nghiên cứu khác tại Bình Dương của nhóm tác giả Đào Thị Mỹ Phượng và Võ Minh Tuấn thì tỷ lệ này là 44,6% [24] [19, 23]. Các nghiên cứu đã công bố ở trong và ngoài nước cho thấy: Tỷ lệ người có HBV từ 10-25% tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh nghiên cứu. Với dân số hơn 84 triệu dân (ước tính năm 2006) và tỷ lệ người có HBV cao, các bệnh lý về gan do HBV vẫn sẽ là một gánh nặng cho ngành y tế [6, 10, 14, 34, 35]..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 8. Tỷ lệ thai phụ có HBV là 12- 18%, trong số đó có khoảng 30-40% mang đồng thời cả HBsAg và HBeAg do vậy lây truyền dọc từ mẹ sang con là một con đường lây truyền rất quan trọng ở Việt Nam [6, 18, 35, 56]. Khoảng 50% các trường hợp viêm gan có HBsAg(+), tỷ lệ có HBV ở các bệnh nhân HCC hoặc xơ gan là 50- 85% [4, 20, 30, 57]. Tỷ lệ có HBV ở người có kháng nguyên bề mặt HBsAg(-) (nhiễm HBV ẩn: occult HBV) theo một nghiên cứu ban đầu là rất cao 91,3% (73/80) do vậy trong tương lai cần phải có những nghiên cứu có quy mô lớn hơn để đánh giá về tỷ lệ cũng như tác động của có HBV ẩn đối với người Việt Nam [33]. 1.1.2. Đặc điểm của Vi rút viêm gan B Vi rút viêm gan B (tiếng Anh: Hepatitis B virus, viết tắt: HBV) là một vi rút có vỏ, bao bọc lỏi AND sợi kép, thuộc họ Hepadnaviridae. Trong huyết thanh của bệnh nhân ở giai đoạn hoạt động nhân lên của siêu vi người ta tìm thấy ba kiểu cấu trúc [12]:  Hạt tử Dane hay virion hoàn chỉnh, có đường kính 42nm, gồm lớp vỏ bọc bên ngoài là kháng nguyên bề mặt (HBsAg) và phần lõi bên trong là một nucleocapside được cấu tạo từ kháng nguyên lõi (HbcAg). Bên trong lõi có chứa cấu trúc ADN chuỗi đôi và các men như ADN polymeraza, protein kinaza.  Các cấu trúc hình cầu đường kính 22nm.  Các cấu trúc hình ống cũng có đường kính 22nm nhưng chiều dài thay đổi. Các cấu trúc này có thể do các cấu trúc hình cầu chồng chất lên nhau mà tạo thành.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 9. Hai cấu trúc hình cầu và hình ống chính là phần kháng nguyên bề mặt của vi rút được sản xuất dư thừa tại bào tương của tế bào gan, cho nên cũng mang các đặc tính như HBsAg. HBV là vi rút có lõi ADN nhỏ nhất được biết đến bao gồm 3200 cặp gen, hai sợi ADN của vi rút không giống hệt nhau. Chuỗi dài nằm ngoài có cực tính âm tạo nên một vòng tròn liên tục có chiều dài 3,2kb và mã hóa cho các thông tin di truyền của siêu vi. Chuỗi ngắn nằm trong có cực tính dương chiều dài thay đổi từ 50100% chiều dài bộ gen. Vỏ bao ngoài có chứa kháng nguyên bề mặt vi rút VGB (HBsAg) lưu hành trong máu và là các hạt hình ống hoặc hình cầu có đường kính 22nm. Lõi bên trong của vi rút có chứa kháng nguyên lõi của vi rút VGB (HBcAg), kháng nguyên e của vi rút (HBeAg), một phân tử ADN có một phần sợi kép và ADN polymeraze phụ thuộc ADN [11]. Sau khi xâm nhập vào trong tế bào gan nhờ cơ chế nhập bào, vi rút phóng thích phần vỏ bọc, chỉ còn phần lõi có chứa phân tử ADN để đi vào trong nhân tế bào. Lúc đầu, cấu trúc ADN có chuỗi trong ngắn hơn chuỗi ngoài. Nhờ men ADN polymeraze sẽ bổ sung cho chiều dài của chuỗi để tạo nên một ADN vòng khép kín với hai chuỗi dài bằng nhau và bị xoắn cuộn lại nhờ các liên kết đồng hóa trị. ADN này viết tắt là ccc-DNA. Sự hiện diện của dạng ccc-DNA trong tế bào gan bị nhiễm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì tình trạng mạn tính của nhiễm HBV..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 10. Hình 1. 2: Cấu trúc của Vi rút viêm gan B [4]. 1.1.3. Khả năng gây bệnh của vi rút viêm gan B 1.1.3.1.Nhiễm vi rút VGB cấp tính. Thời gian ủ bệnh từ 6 tuần đến 6 tháng và các biểu hiện khi phát bệnh tùy thuộc rất nhiều vào tuổi của người bị nhiễm vi rút. Ở trẻ sơ sinh nói chung không hề thấy các biểu hiện lâm sàng, các biểu hiện điển hình của bệnh thấy ở 5-15% trẻ từ 1 đến 5 tuổi. Chỉ 33-50% các trường hợp có HBV ở người lớn và trẻ lớn có biểu hiện lâm sàng. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, đau bụng. Đôi khi có các biểu hiện ngoài gan như phát ban trên da, đau khớp và viêm khớp. Viêm gan tối cấp khoảng 1-2% số bệnh nhân viêm gan cấp và tỷ lệ tử vong do hôn mê gan là 63-93%[45]. 1.1.3.2.Nhiễm vi rút VGB mạn tính. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 11. Nhiễm vi rút VGB mạn tính được xác định khi tồn tại HBsAg ít nhất 6 tháng hoặc khi có HBsAg (+) và IgM anti-HBc (-) trong huyết thanh. Nguy cơ trở thành người mang vi rút mạn tính phụ thuộc nhiều vào tuổi của người nhiễm vi rút. Nguy cơ cao nhất khi lây truyền trong thời kỳ chu sinh, lên đến 90%, 25-50% ở giai đoạn 1-5 tuổi, 6-10% ở trẻ lớn và người trưởng thành. Hậu quả của tình trạng mang vi rút VGB mạn tính là các bệnh gan mạn tính như xơ gan hay ưng thư gan nguyên phát. Thời gian mang vi rút VGB kéo dài là yếu tố chính gây nên các bệnh lý gan nguy hiểm. Khoảng 25% những người có HBV ở tuổi nhỏ và sơ sinh sẽ phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan so với 15% ở nhóm có HBV ở độ tuổi vị thành niên và trưởng thành. Một số yếu tố kèm theo ở bệnh nhân là mắc các bệnh mạn tính như suy thận, nhiễm HIV, đái tháo đường sẽ làm tăng thêm nguy cơ có HBV mạn tính[45]. Nhiễm vi rút VGB mạn sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:  Giai đoạn dung nạp miễn dịch (immune tolerance)  Giai đoạn hoạt tính miễn dịch (immune active) hay còn được gọi là giai đoạn thanh thải miễn dịch (immune clearance)  Giai đoạn không hoạt động (inactive HBsAg carrier) hay giai đoạn vi rút không nhân lên hoặc nhân lên chậm (low replication)  Giai đoạn tái hoạt động (HBV reactivation) hay giai đoạn hoạt động miễn dịch HBeAg(-) Nhiễm vi rút VGB mạn tính ở người châu Á khác với người phương Tây. Phần đông người mang vi rút VGB ở châu Á (40-50%) có HBV qua lây truyền dọc theo đường mẹ truyền sang con hoặc nhiễm ngang ngay thời kỳ thơ ấu. Trong khi đó, người mang vi rút VGB mạn tính tại các nước phát triển phương Tây thường nhiễm vi rút trong giai đoạn trưởng thành qua con đường lây truyền ngang, do vậy không có giai đoạn dung nạp miễn dịch kéo dài như người châu Á mà.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 12. chuyển ngay sang giai đoạn hoạt động. Sự khác biệt về lứa tuổi có HBV và phương thức lây truyền giải thích một phần sự khác biệt về biểu hiện lâm sàng và đáp ứng với điều trị bằng các thuốc điều hoà miễn dịch giữa người mang vi rút VGB mạn tính châu Á và phương Tây [50]. 1.1.4. Lây truyền Vi rút viêm gan B Người có HBV là nguồn dự trữ siêu vi chủ yếu. HBV lây truyền khi phơi nhiễm qua da bị tổn thương và dịch tiết. Mặc dù HBsAg phát hiện trong máu, nước bọt, tinh dịch, dịch âm đạo và hầu hết các dịch cơ thể nhưng chỉ khi phơi nhiễm với máu, tinh dịch, nước bọt mới bị nhiễm bệnh. Nồng độ HBV cao trong máu, thấp trong tinh dịch và nước bọt. Tất cả những người có HBsAg (+) đều có thể lây. HBV có thể tồn tại trên các bề mặt trong môi trường ở nhiệt độ phòng hơn 7 ngày. Khi nồng độ HBV-ADN từ 102-103 IU/mL hiện diện trên các bề mặt, mặc dù vết máu không nhìn thấy vẫn có thể lây truyền [44]. Ở người trưởng thành, hai nguồn lây HBV chính là tiếp xúc tình dục và phơi nhiễm qua da vào máu. Lây truyền từ người sang người không qua tiếp xúc tình dục như những người sống chung nhà với người nhiễm mạn tính. Lây truyền HBV qua đường tình dục rất cao đặc biệt ở những người đồng tính do không sử dụng các biện pháp bảo vệ, quan hệ với nhiều người, quan hệ qua đường hậu môn. Đây là cách thức lây bệnh thường gặp và quan trọng nhất tại Hoa Kỳ, nhất là ở lứa tuổi dậy thì. Vì nhiễm HBV thường không có triệu chứng, nên những người có HBV vô tình truyền bệnh của mình cho người khác một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tỷ lệ nhiễm HBV khá cao ở phụ nữ mại dâm, nhóm đồng tính luyến ái, những người có nhiều bạn tình. Lây truyền qua da: qua truyền máu, ghép cơ quan, ghép mô do người cho bị nhiễm HBV, sử dụng chung bơm kim tiêm; nhân viên y tế thường xuyên phơi. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 13. nhiễm với máu, kim tiêm. Trước đây, truyền máu được xem là nguyên nhân chính gây nhiễm HBV, đặc biệt là những năm 1960 do hiến máu được trả tiền thù lao, nhiều người nghiện đổi máu lấy tiền mua thuốc, cần sa. Người sống cùng với người nhiễm HBV mạn có nguy cơ cao bị lây truyền do sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, tiếp xúc với chất tiết do thương tổn da, tiếp xúc với các bề mặt có HBsAg [44]. Mẹ truyền sang con: đây là nguyên nhân chính gây có HBV tại các nước Châu Á, có ít nhất 90% người Việt Nam bị nhiễm qua đường này [28]. Lây có HBV qua đường chu sinh rất quan trọng. Theo nghiên cứu của Chu Thị Thu Hà, tỷ lệ nhiễm HBsAg ở phụ nữ có thai tại Hà Nội là 12,5% [6], tỷ lệ lây truyền HBsAg từ mẹ sang con được xét nghiệm trong máu cuống rốn là 35,6% hay ở nghiên cứu của Phí Đức Long thì tỷ lệ lây truyền vi rút VGB từ các bà mẹ có HBsAg(+) khi sinh sang con qua xét nghiệm dấu ấn nhiễm vi rút này trong máu cuống rốn của con là: HBsAg: 61,5%[16]. Trẻ có HBV ở giai đoạn chu sinh qua theo dõi cho thấy 100% các trẻ này sẽ trở thành có HBV mạn tính [11]. Trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg(+), một số ít có Anti-HBs(+) sau một thời gian mang HBsAg thoáng qua, một số ít trẻ có Anti-HBs(-) nhưng không phát hiện được kháng nguyên [58]. 1.1.5. Các biện pháp phòng, chống Hiện nay trên thế giới chưa có phương pháp nào điều trị đặc hiệu nào cho vi rút viêm gan B. Do vậy vấn đề quan trọng nhất cho vi rút viêm gan B là phòng lây truyền. Để dự phòng kiểm soát tốt lây truyền vi rút VGB cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh VGB cần phải phối hợp các biện pháp phòng bệnh chung và các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như tiêm phòng vắc xin VGB và globulin miễn dịch VGB..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 14. 1.1.5.1.Các biện pháp phòng, chống chung Thực hiện tốt an toàn truyền máu và các sản phẩm của máu để giảm nguy cơ hệ thống cung cấp máu có chứa các mầm bệnh như HBV. Người cho máu phải được khám sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm huyết thanh học sàng lọc vi rút VGB. Những người có tiền sử vàng da hoặc xét nghiệm HBsAg dương tính không được cho máu. Hạn chế sự lây truyền HBV trong Bệnh viện bằng cách sử dụng bơm kim tiêm một lần, tiệt trùng dụng cụ y tế, thực hành mũi tiêm an toàn. Khi đeo khuyên tai, xăm mình, châm cứu phải sử dụng kim tiêm mới đã được khử trùng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể. Xử lý tốt chất thải Bệnh viện để hạn chế nguồn lây truyền cho cộng đồng. Thầy thuốc phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi khám chữa bệnh. Tuyên truyền cho thanh thiếu niên thực hiện hành vi tình dục an toàn[45, 72, 73]. 1.1.5.2.Các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu Các biện pháp dự phòng chung chủ yếu phòng lây truyền vi rút VGB cho các đối tượng có nguy cơ cao. Tuy nhiên, để có thể dự phòng rộng rãi và lâu dài cho cả cộng đồng thì các biện pháp phòng bệnh đặc hiệu như tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng VGB là hết sức cần thiết. Miễn dịch thụ động Việc phát hiện kháng thể anti-HBs có thể bảo vệ các cá thể có HBV cấp hoặc mạn nếu kháng thể được sử dụng sớm ngay sau khi phơi nhiễm dẫn đến việc phát triển các globulin miễn dịch (Ig) đặc hiệu chứa anti-HBs nồng độ cao (HBIg). HBIg được sản xuất từ huyết thanh chứa anti-HBs nồng độ cao. Đó là huyết thanh của những người có HBV tự nhiên trong quá khứ nhưng đã qua khỏi, không trở thành người mang HBsAg [45, 80]. Hiệu quả bảo vệ của HBIg có ngay sau khi tiêm nhưng chỉ kéo dài 3-6 tháng. HBIg được sử dụng qua đường tiêm bắp, vị trí. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 15. tiêm cơ Delta ở người lớn và mặt trước bên đùi cho trẻ sơ sinh. Nếu lượng thuốc tiêm trên 2 ml với trẻ em, trên 5 ml đối với người lớn có thể chia nhỏ để tiêm ở những vị trí khác nhau. HBIg được chỉ định trong những trường hợp sau [80]:  Tạo miễn dịch thụ động với VGB trên đối tượng chưa tiêm phòng, hoặc mới tiêm phòng 1 mũi vắc xin nhưng bị phơi nhiễm VGB do xước da, kim đâm, cắn,… Trẻ em tiêm 200 UI cho trẻ 0-4 tuổi, 300 UI cho trẻ 5-9 tuổi, người lớn tối thiểu 500 UI, phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm. Tốt nhất trong vòng 24-72 giờ nhưng có thể tới 1 tuần sau phơi nhiễm. Liều thứ hai tiêm sau 1 tháng. Việc sử dụng đồng thời HBIg và vắc xin VGB làm tăng hiệu quả bảo vệ sau phơi nhiễm.  Trên bệnh nhân lọc máu, liều dùng 8-12UI/kg tối đa 500 UI. Dùng 2 tháng/ lần cho tới khi có đáp ứng miễn dịch bảo vệ sau tiêm phòng.  Ở trẻ sinh ra từ mẹ mang HBsAg, đặc biệt trẻ sinh ra từ các bà mẹ HBeAg/HBsAg(+). Tiêm sau đẻ càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Liều lượng 30-100 UI/kg. Mũi vắc xin VGB đầu tiên có thể tiêm cùng ngày với HBIg nhưng ở vị trí khác. Việc tiêm HBIg lúc sinh cung cấp kháng thể đủ mạnh cho đến lúc đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin xảy ra.  Không đáp ứng với vắc xin sau tiêm phòng (anti-HBs <10UI/ml), có nguy cơ bị nhiễm VGB. Liều lượng 500 UI đối với người lớn và 8UI/kg đối với trẻ em. Cứ hai tháng tiêm một lần tới khi có đáp ứng miễn dịch bảo vệ sau tiêm phòng.  Quan hệ tình dục với người VGB cấp trong vòng 1 tuần  Quan hệ tình dục không an toàn với người VGB mạn mới được chẩn đoán trong vòng 1 tuần.  Trên những bệnh nhân sau ghép gan để chống tái có HBV.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 16. Miễn dịch chủ động Vắc xin VGB chính là kháng nguyên bề mặt của vi rút VGB (HBsAg) có độ tinh khiết cao. Hiện nay có tất cả 3 thế hệ vắc xin VGB. Trong đó 2 loại vắc xin VGB được sử dụng phổ biến là vắc xin điều chế từ huyết tương người và vắc xin tái tổ hợp. Quá trình sản xuất vắc xin được tiến hành qua một loạt các bước như tinh khiết, bất hoạt sau đó hấp thụ với nhôm hydroxid và thêm thimerosal với vai trò là chất bảo quản. Hiện nay một số loại vắc xin sử dụng chất hấp phụ mới như MPL (3-deacylated monophosphoryl lipid A). MF-59 có thể tăng đáp ứng miễn dịch với những đối tượng đáp ứng miễn dịch kém hoặc không có đáp ứng miễn dịch với các loại vắc xin truyền thống [45, 72, 73]. 1.1.6. Tiêm vắc xin viêm gan B trên trẻ được sinh ra từ mẹ có HBV Nhiều nghiên cứu trên trẻ em đặc biệt trẻ sơ sinh, con của các bà mẹ mang vi rút VGB mạn tính cho thấy có sự dao động rất lớn về đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin phòng bệnh. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch sau tiêm phòng bao gồm đối tượng tiêm, lịch tiêm, liều lượng vắc xin, đường tiêm, nhiệt độ bảo quản vắc xin, tiêm đồng thời hoặc phối hợp với các vắc xin khác, phối hợp hay không phối hợp với HBIg, tình trạng có HBV ở mẹ, tỷ lệ lây truyền vi rút VGB trong tử cung và ngay sau sinh, điều trị bằng các thuốc kháng vi rút trong quá trình mang thai, tình trạng đột biến trốn thoát vắc xin. 1.1.6.1.Đối tượng tiêm vắc xin Trẻ sơ sinh non tháng và cân nặng thấp <2000gam có mức độ đáp ứng miễn dịch thấp với liều vắc xin VGB sơ sinh. Tuy nhiên, ngay ở thời điểm 1 tháng tuổi, không phụ thuộc vào cân nặng sơ sinh và tuổi thai, đáp ứng miễn dịch có được ở những trẻ này tương đương với trẻ có cân nặng bình thường và đẻ đủ tháng. Như vậy đối với những trẻ đẻ non và có cân nặng thấp, liều sơ sinh thường không được. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 17. tính trong 3 liều tiêm đầy đủ của vắc xin VGB và lịch tiêm 4 mũi với mũi tiêm sơ sinh được xem là tối ưu và cho hiệu quả phòng bệnh tốt nhất[60, 66]. 1.1.6.2.Tiêm đồng thời và phối hợp các vắc xin khác Trẻ mới sinh khi tiêm phòng phải sử dụng loại vắc xin VGB đơn. Trong vắc xin VGB phối hợp chứa vắc xin DPT và Hib không được sử dụng cho trẻ sơ sinh. Các mũi tiêm sau có thể sử dụng vắc xin VGB phối hợp [72, 73]. Vắc xin VGB có thể được sản xuất dưới dạng phối hợp với những loại vắc xin khác như lao, sởi, quai bị, Rubella, Hib, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan A. Vắc xin VGB an toàn và có hiệu quả miễn dịch cao khi được tiêm cùng với các loại vắc xin khác trong cùng thời điểm. Có thể tiêm vắc xin VGB vào bất kỳ thời điểm nào trước hoặc sau các mũi tiêm vắc xin bất hoạt và vắc xin sống khác mà không ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch của những loại vắc xin này. Nếu vắc xin VGB được tiêm cùng ngày với một loại vắc xin khác thì tiêm mỗi loại ở một chi khác nhau. Nếu tiêm cùng một chi thì nên tiêm ở mặt trước bên đùi cách nhau 2,5-5 cm để tránh phản ứng tại chỗ. Không được lấy vắc xin VGB và một loại vắc xin khác vào cùng một bơm tiêm trừ khi có hướng dẫn của nhà sản xuất ở những loại vắc xin phối hợp [72, 73]. 1.1.6.3.Lịch tiêm vắc xin WHO đã đưa ra một số lịch tiêm vắc xin VGB để mỗi quốc gia lựa chọn triển khai tiêm phòng vắc xin VGB như một phần trong chương trình TCMR. Lịch tiêm thứ nhất dễ dàng triển khai trong chương trình TCMR vì 3 mũi vắc xin VGB được tiêm đồng thời với ba mũi vắc xin DPT, tuy nhiên không phòng được lây truyền vi rút VGB từ mẹ sang con trong giai đoạn chu sinh. Hai lịch tiêm thứ hai và thứ ba có thể phòng tránh được lây truyền vi rút VGB mẹ con trong thời kỳ chu sinh vì có mũi tiêm vắc xin VGB sơ sinh. Lịch tiêm thứ hai kinh tế vì chỉ tiêm phòng.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 18. 3 mũi, nhưng khó áp dụng vì tiêm không đồng thời với các mũi DPT. Lịch tiêm thứ ba dễ áp dụng do ba mũi sau được tiêm đồng thời với DPT nhưng giá thành cao khó áp dụng ở các nước đang phát triển[72]. Bảng 1. 3: Lịch tiêm vắc xin VGB: chương trình TCMR[72] Tuổi Sơ sinh. Lần tiêm 0. Các vắc xin khác BCG (OPV0)1. I 0. II VGB02. 1 (OPV1) (DTP1) VGB13 VGB22 6 tuần 2 (OPV1 (DTP2) VGB23 10 tuần 3 (OPV1 (DTP3) VGB33 VGB32 14 tuần 4 Sởi 9-12 tháng 1 Chỉ áp dụng cho những vùng lưu hành dịch bại liệt cao 2. III VGB02 DTP-VGB14 DTP-VGB24 DTP-VGB34. Tiêm loại vắc xin chỉ có VGB. Tiêm loại vắc xin chỉ có VGB hoặc loại vắc xin VGB kết hợp với các loại vắc xin khác. 3 4. Tiêm loại vắc xin VGB kết hợp với các vắc xin khác. Tất cả mọi nghiên cứu với vắc xin VGB trên động vật và người đã chỉ ra sự cần thiết ít nhất 3 lần tiêm để tạo kháng thể ở mức độ phù hợp và có độ dài cần thiết. Một hoặc hai lần tiêm có thể bảo vệ chống lây truyền dọc như ba lần tiêm nhưng sẽ không tạo ra kháng thể bảo vệ bền vững theo thời gian. Những đứa trẻ chỉ nhận được hai lần tiêm sẽ có sự bảo vệ nhưng có thể bị nhiễm ở các giai đoạn sau do các nguồn lây khác nhau. Hai mũi tiêm đầu tiên thường khởi đầu cho quá trình sản sinh anti-HBs và tạo tiền đề đáp ứng thứ phát cho hệ miễn dịch. Mũi tiêm thứ ba kích thích đáp ứng miễn dịch thứ phát, hiệu giá kháng thể sẽ tăng nhanh và đạt mức cao, duy trì được lượng kháng thể trên ngưỡng bảo vệ lâu dài[38, 49]. Mặc dù có rất nhiều lịch tiêm khác nhau đã được thực hiện nhưng vẫn không có xác nhận lịch tiêm nào là tốt nhất. Nghiên cứu phân tích hệ thống của Gong Y Lee cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ có vi rút VGB sau tiêm phòng với lịch tiêm khác nhau ở trẻ có mẹ mang HBsAg. Tỷ lệ có đáp ứng miễn dịch bảo vệ sau. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 19. khi kết thúc tiêm phòng không có sự khác biệt với các lịch tiêm phòng khác nhau[51]. Nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Nga đánh giá đáp ứng miễn dịch với vắc xin VGB ở trẻ có mẹ HBsAg(+) với hai lịch tiêm 0-1-6 và 0-1-3-12 tháng thấy hiệu quả bảo vệ là tương đương, tuy nhiên lịch tiêm 4 mũi 0-1-3-12 tháng tạo lượng kháng thể bảo vệ với nồng độ cao hơn so với lịch tiêm ba mũi 0-1-6 tháng[18]. 1.1.6.4.Thời điểm tiêm mũi vắc xin VGB sơ sinh Tiêm phòng ở trẻ có mẹ mang HBsAg là tiêm phòng khi trẻ đã có phơi nhiễm với vi rút VGB do vậy việc sử dụng vắc xin và HBIg phải tiến hành càng sớm càng tốt để cơ thể nhanh chóng có kháng thể anti-HBs trung hòa vi rút. Theo khuyến cáo của CDC thì những trẻ sinh ra từ các bà mẹ mang HBsAg phải được tiêm phòng mũi vắc xin VGB sơ sinh cùng với HBIg càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 12 giờ đầu sau sinh. Yếu tố quyết định hiệu quả bảo vệ là việc sử dụng mũi vắc xin VGB sơ sinh sớm[61]. Theo khuyến cáo của WHO thì trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg phải được tiêm phòng vắc xin VGB càng sớm càng tốt, tốt nhất là 24 giờ đầu. Tiêm phòng vắc xin VGB đơn thuần hoặc vắc xin VGB phối hợp với HBIg có khả năng phòng tránh 90% khả năng lây truyền từ mẹ sang con[37, 72]. Sử dụng vắc xin VGB đơn thuần cũng có hiệu quả tương đương như phối hợp vắc xin VGB và HBIg. Hiệu quả bảo vệ tối đa trong việc phòng tránh lây truyền vi rút VGB từ mẹ sang con khi vắc xin VGB được tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Không có bằng chứng có hiệu quả bảo vệ nếu mũi vắc xin VGB sơ sinh được sử dụng sau 7 ngày [72]. Tuy nhiên, các bằng chứng nghiên cứu CDC viện dẫn cũng chỉ chứng minh được hiệu quả bảo vệ sau phơi nhiễm giảm nếu sử dụng vắc xin sau mốc thời điểm 7 ngày đối với lây truyền mẹ con, kim đâm, sau 14 ngày đối với quan hệ tình.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 20. dục[54, 61]. Nghiên cứu của Li L Cui cũng cho thấy hiệu quả bảo vệ ở nhóm tiêm phòng vắc xin VGB sớm trong vào 24 giờ đầu cao hơn nhóm tiêm muộn sau 7 ngày, nhưng không có sự khác biệt về hiệu quả bảo vệ giữa nhóm vắc xin VGB được tiêm trong vòng 24 giờ và nhóm tiêm sau 24 giờ nhưng trước 7 ngày[40]. Nghiên cứu của Đỗ Tuấn Đạt cho thấy tỷ lệ có HBV ở trẻ được tiêm phòng sớm trước 24 giờ hoặc 3 ngày thấp hơn so với tiêm muộn sau mốc thời điểm, tuy vậy sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê[5]. 1.1.6.5.Tình trạng có HBV ở mẹ Tình trạng có HBV ở mẹ biểu hiện bằng sự có mặt của HBeAg, anti-HBe, anti-HBc, HBV-DNA, tải lượng vi rút trong máu mẹ. Tải lượng cao của vi rút VGB, HBV-DNA(+), HBeAg(+) trong máu mẹ là những yếu tố nguy cơ có HBV dù được tiêm phòng HBIg và vắc xin VGB của trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg[67, 68, 83]. Tuy nhiên, ở những trẻ có đáp ứng miễn dịch, nồng độ kháng thể sau tiêm phòng lại không phụ thuộc vào sự có mặt hay không của HBeAg, anti-HBe trong máu mẹ[83]. Kháng thể anti-HBs ở mẹ với nồng độ cao cũng không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm phòng. Do vậy, trong tương lai tiêm phòng vắc xin VGB cho trẻ em vẫn phát huy giá trị cho dù hầu hết trẻ ngay sau sinh có kháng thể anti-HBs của mẹ đã được tiêm vắc xin VGB truyền sang [67, 68]. Kháng thể anti-HBc làm giảm lây truyền vi rút VGB từ mẹ sang con ở trẻ có mẹ HBeAg(+)/ HBsAg(+). Những bà mẹ có định lượng anti-HBc cao là yếu tố hạn chế lây truyền vi rút VGB mẹ sang con sau tiêm phòng [39]. 1.1.6.6.Các biện pháp điều trị khi mang thai Điều trị bằng HBIg Nghiên cứu của Xu Q sử dụng HBIg liều 200UI cho thai phụ mang HBsAg từ tuần thứ 28, tiêm 3 mũi cách nhau 4 tuần làm giảm tỷ lệ HBeAg(+), HBV-. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 21. DNA(+) ở máu cuống rốn ngay sau khi sinh ở nhóm điều trị so với nhóm đối chứng. Tải lượng vi rút mẹ trước sinh ở nhóm điều trị giảm đi rõ rệt trong khi nhóm chứng không thay đổi [77]. Trong nghiên cứu của Xiao XM trên 469 phụ nữ có thai HBsAg(+), trong số đó có 126 mẹ có HBeAg(+) và 343 mẹ HBeAg(). Ở mỗi nhóm bà mẹ có HBeAg(+) và HBeAg(-) chia ngẫu nhiên 2 nhóm: điều trị và không điều trị với HBIg ở 3 tháng cuối của thời kỳ có thai. Tất cả trẻ sinh ra được tiêm phòng HBIg và vắc xin VGB trong vòng 12 giờ đầu. Điều trị HBIg làm giảm tỷ lệ HBsAg(+) lúc mới sinh và khi 6 tháng tuổi trên nhóm mẹ có HBeAg(+) nhưng không có sự khác biệt ở nhóm mẹ HBeAg(-). Điều trị HBIg làm tăng tỷ lệ trẻ có kháng thể bảo vệ ở cả hai nhóm trẻ có mẹ HBeAg(+) và HBeAg(-). Như vậy trong nghiên cứu này HBIg làm giảm tỷ lệ lây truyền vi rút VGB từ mẹ sang con trên trẻ có mẹ HBeAg(+) nhưng không có tác dụng rõ rệt trên trẻ có mẹ HBeAg(-) [76]. Tuy nhiên, trên nghiên cứu của Yuan J thấy HBIg không có hiệu quả trên các bà mẹ HBsAg(+)/HBeAg(+). Trong nghiên cứu này, 250 mẹ có thai HBeAg(+)/ HBsAg(+) được chia ngẫu nhiên làm hai nhóm. Nhóm điều trị 117 bà mẹ được tiêm 3 mũi HBIg 400UI vào 3 tháng cuối thời kỳ có thai. Nhóm đối chứng 113 bà mẹ không tiêm HBIg. Tất cả trẻ sinh ra được tiêm HBIg và vắc xin ngay sau khi sinh. Không có sự khác biệt về tỷ lệ HBsAg(+) tải lượng vi rút ở bà mẹ ngay trước khi sinh giữa hai nhóm can thiệp và đối chứng. Không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ có kháng thể bảo vệ sau tiêm phòng lúc 12 tháng giữa hai nhóm bà mẹ tiêm và không tiêm HBIg, không có tác dụng phụ của HBIg trên bà mẹ và trẻ sơ sinh [81]. Điều trị bằng các thuốc kháng vi rút Việc sử dụng HBIg và vắc xin VGB an toàn và hiệu quả trong việc phòng tránh lây truyền vi rút VGB từ mẹ sang con. Tuy nhiên, có khoảng 5-10% trẻ sinh ra từ các.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 22. bà mẹ mang HBsAg vẫn có HBV dù được tiêm phòng đầy đủ [51]. Tải lượng cao của vi rút, lây truyền mẹ con xảy ra ngay trong tử cung, đột biến của vi rút cùng với tình trạng miễn dịch yếu của đứa trẻ là những nguy cơ thất bại của tiêm phòng. Trong các yếu tố đó, tải lượng cao của vi rút và tình trạng HBeAg(+) ở mẹ là những yếu tố quan trọng dẫn đến lây truyền vi rút VGB mẹ con dù được tiêm phòng vắc xin VGB và HBIg [67, 68, 83]. Trong một nghiên cứu phân tích hệ thống của Del Caho R dựa trên 3 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy nếu ở mẹ HBV-DNA < 150pg/ml (≈ 3,16,107 copies) thì hiệu quả bảo vệ lên đến 100% sau khi dùng HBIg và 3 mũi vắc xin VGB so với chỉ 68% nếu HBV-DNA > 150pg/ml[41]. Điều trị cho những phụ nữ có thai có tải lượng HBV-DNA cao bằng các thuốc kháng vi rút có thể cải thiện hiệu quả sau tiêm phòng vắc xin VGB và HBIg. Lamivudine, một thuốc ức chế sao chép ngược dạng nucleoside rất hiệu quả trong việc ức chế việc sao chép của vi rút VGB. Trong nghiên cứu của Li XM, tỷ lệ lây truyền vi rút VGB giữa hai nhóm điều trị bằng HBIg và lamivudine tương đương nhau [52]. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng mù kép của Xu WM cho thấy lamivudine giảm tỷ lệ lây truyền vi rút VGB từ những phụ nữ có tải lượng vi rút cao sang con khi tất cả trẻ đó đều được tiêm phòng vắc xin và HBIg sau sinh. Không có tác dụng phụ của lamivudine [78]. Trong nghiên cứu phân tích hệ thống của Han L dựa trên 15 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy điều trị lamivudine từ tuần 28 có hiệu quả an toàn hơn HBIg trong việc hạn chế lây truyền vi rút VGB mẹ con. Lây truyền mẹ con được ngăn chặn hiệu quả khi tải lượng vi rút được điều trị dưới ngưỡng 106 copies/ml [46]. Telbivudine, một loại thuốc kháng vi rút dạng nucleoside (nhóm B theo phân loại FDA nguy cơ đối với phụ nữ có thai) rất hiệu quả trong điều trị vi rút VGB. Trên bệnh nhân có HBV mạn tính có HBeAg(+) hoặc HBeAg(-), telbividine hiệu. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 23. quả hơn lamivudine trong việc làm giảm các triệu chứng lâm sàng và tải lượng vi rút. Trong nghiên cứu phân tích hệ thống của Deng M dựa trên 6 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng với telbividine ở phụ nữ có thai có HBV. Nhóm điều trị gồm 306 bà mẹ điều trị telbividine liều 600mg/ngày từ quí thứ 2 hoặc thứ 3 của thời kỳ mang thai cho tới khi sinh hoặc 1 tháng sau khi sinh. Nhóm đối chứng gồm 270 bà mẹ không nhận được bất kỳ thuốc kháng vi rút nào. Tất cả trẻ sinh ra đều được tiêm phòng HBIg và vắc xin VGB. Kết quả cho thấy telbividine hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ dương tính với HBsg và HBV-DNA ở các thời điểm lúc mới sinh, 6 tháng, 12 tháng [42]. Một số tác giả đưa ra phác đồ gợi ý cho việc dùng thuốc kháng vi rút ở tuần thứ 28 -32. Ngưỡng điều trị khi người mẹ có HBV - DNA > 106 copies/ml có thể giảm xuống nếu đứa trẻ trước có HBV [55, 70]. Tuy nhiên, hiện nay không có khuyến cáo chính thức nào trong việc sử dụng HBIg hoặc các thuốc kháng vi rút trong giai đoạn có thai. 1.1.7. Hiệu quả của tiêm chủng vắc xin VGB trong chương trình TCMR Năm 1992, nhóm tư vấn toàn cầu về TCMR đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới đưa vắc xin VGB vào Chương trình TCMR [71]. Khi khuyến cáo này được đưa ra chỉ có khoảng 20 quốc gia có chương trình tiêm phòng vắc xin VGB thường xuyên, nhưng cho đến năm 2006, trong số 193 quốc gia báo cáo tình hình TCMR cho WHO có khoảng 162 quốc gia triển khai tiêm phòng rộng rãi vắc xin VGB cho trẻ em. Kể từ 2008, 177 quốc gia đã đưa vắc xin VGB vào trong chương trình TCMR, ước tính tỷ lệ trẻ được tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắc xin VGB là 69%. Tới năm 2006, 81 trong số 193 quốc gia báo cáo đã sử dụng lịch tiêm phòng với mũi VGB sơ sinh. Tuy nhiên, chỉ có 36% trẻ sơ sinh ở các quốc gia có tỷ lệ lưu hành vi rút VGB cao và 27% trẻ em trên thế giới nhận được mũi vắc xin sơ sinh [62]..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 24. Trước khi vắc xin VGB được đưa vào sử dụng năm 1982, tại Mỹ có khoảng 200,000-300,000 người có HBV mỗi năm và tỷ lệ có HBV lên cao nhất giữa những năm 1980. Tuy nhiên, do tiêm phòng vắc xin VGB tỷ lệ này đã giảm xuống nhanh chóng. CDC Hoa Kỳ ước tính chỉ có khoảng 13,000 bệnh nhân VGB cấp và 43,000 trường hợp có HBV mới năm 2007, giảm đáng kể so với các cuộc điều tra trước đó [48]. Ở Ý, tiêm phòng rộng rãi VGB từ năm 1991 đã làm giảm tỷ lệ bệnh từ 5,1 trường hợp /100,000 dân xuống 0,9 trường hợp/ 100,000 dân năm 2010. Trong cùng thời gian, tỷ lệ bệnh ở nhóm tuổi 15-24 giảm đáng kể hơn từ 17 trường hợp/ 100,000 người xuống 0,5 trường hợp [63]. Hơn nữa tỷ lệ các dấu ấn của vi rút VGB giảm mạnh sau khi đưa vắc xin VGB vào chương trình TCMR. Tỷ lệ người người mang HBsAg giảm từ 3,5% những năm 1970-1980 xuống dưới 2% hiện nay[65]. Các bằng chứng tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm chủng rộng rãi. Tỷ lệ người mang HBsAg tại Trung Quốc khi bắt đầu chương trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh năm 1992 là 9,8%. Năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 7,2%, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi chỉ còn 1% [53]. Chương trình tiêm chủng VGB quốc gia được thực hiện ở Đài Loan năm 1984 đã giảm tỷ lệ mang vi rút ở trẻ 6 tuổi từ 10,5% năm 1989 xuống 1,7% năm 1999 [47]. Tại Hàn Quốc, tỷ lệ người mang HBsAg giảm từ 10% năm 1980 xuống 3,8% năm 2007. Tỷ lệ đó thậm chí còn thấp hơn 0,4% ở trẻ vị thành niên và 0,2% ở trẻ nhỏ hơn 10 tuổi [59]. Ở Việt Nam, tiêm phòng vắc xin VGB được đưa vào chương trình TCMR từ năm 1997. Tiêm chủng VGB rộng rãi cho trẻ sơ sinh được đưa vào chương trình TCMR với sự giúp đỡ của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) từ 2003 đã làm tăng diện bao phủ của tiêm chủng từ dưới 20,0% năm 2000 lên. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 25. hơn 90,0% vào năm 2005. Mũi vắc xin VGB sơ sinh được hướng dẫn tiêm phòng trong vòng 24 giờ đầu thay cho trong 3 ngày đầu sau sinh vào năm 2006. Tiêm chủng VGB trong vòng 24 giờ đầu sau sinh đã đạt hơn 62,2% vào năm 2005. Năm 2006, thông tin về các tai biến sau tiêm phòng vắc xin VGB ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Tĩnh làm tỷ lệ trẻ được tiêm phòng mũi vắc xin VGB trong vòng 24 giờ đầu giảm xuống từ 67,0% năm 2006 xuống 24% năm 2007 và 22,0% năm 2008. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ được tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắc xin vẫn đạt 89%, chứng tỏ trẻ vẫn được tiêm phòng mũi VGB sơ sinh nhưng trì hoãn sau 24 giờ [74]. Việc trì hoãn mũi tiêm vắc xin VGB sơ sinh có thể là nguyên nhân của các trường hợp thất bại sau tiêm phòng. Các nghiên cứu được tiến hành gần đây sau 15 năm đưa vắc xin VGB vào chương trình TCMR ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mang vi rút VGB chưa giảm trên các đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ người mang HBsAg dao động từ 10-25% [34, 43, 56, 57]. 1.2. TÌNH HÌNH VÀ LUẬN GIẢI MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Đánh giá tổng quan 1.2.1.1.Ở nước ngoài Có rất nhiều nghiên cứu khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành trong phòng, chống lây truyền vi rút VGB trên thế giới. Theo WHO cho rằng trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HBV không được điều trị có khả năng bị lây truyền từ mẹ, chủ yếu là trong lúc sinh. Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ dương tính với cả HBsAg và HBeAg có nguy cơ bị nhiễm HBV cao hơn (70-100% ở châu Á và 40% ở châu Phi) so với những trẻ sinh ra ở các bà mẹ HBsAg dương tính nhưng HBeAg âm tính (5–30% ở châu Á và 5% ở châu Phi). Tiêm chủng sớm cho trẻ với liều VGB sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu góp phần ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con [75]..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 26. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu trên thế giới thì tỉ lệ hiểu biết về lây truyền vi rút VGB còn thấp. Như một nghiên cứu tại tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc, chỉ có 46,7% [82] biết rằng vi rút VGB có thể lây qua đường quan hệ tình dục, có số này đối với nghiên cứu tại một số vùng có nguy cơ cao tại Trung Quốc là 52,9% [79]. 46,7% - 75,5% [79, 82] ở Trung Quốc và 10,3% [36] ở Nigeria nhận ra rằng HBV có thể lây truyền qua đường máu. Đáng chú ý, các thông tin liên quan đến vắc-xin HBV và VGB tương đối dễ tiếp cận đối với thai phụ tại các địa điểm nghiên cứu. Trong khi đó nhận thức được việc lây truyền vi rút VGB từ mẹ sang con dẫn đến cuối cùng có thể dẫn đến các biến chứng gan nghiêm trọng ở cả thời thơ ấu và khi trưởng thành trong nghiên cứu tại tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc chỉ có 58,8%[82], cũng trong nghiên cứu này người ta cũng thấy tỷ lệ sẵn sàng sàng lọc trước sinh và tỷ lệ sẵn sàng cho bé tiêm vắc xin lần lượt là 83,3% và 89,9% [82]. Sự lo ngại thể hiện rõ trong nghiên cứu này khi chỉ có 49% thai phụ cho phép lấy máu từ con mình để xét nghiệm. Một nghiên cứu khác tại Ethiopia [69], trong số 354 người tham gia, 73,4% nằm trong nhóm kiến thức kém. Chỉ 18,9% số người được hỏi biết HBV có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai. Chưa đến một nửa (43,8%) người tham gia nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ bị nhiễm HBV và 47,7% trong số họ tìm đến những người chữa bệnh truyền thống khi họ có triệu chứng của HBV. Đa số những người được hỏi (85,87%) chưa bao giờ sàng lọc HBV và chỉ có 28,5% số người tham gia tin rằng VGB có thể gây ung thư gan Tóm lại: Các nghiên cứu trước đây đều cho chúng ta thấy kiến thức, thái độ và thực hành về lây truyền HBV ở thai phụ còn kém và cần phải cải thiện để ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con của vi rút VGB. Giáo dục sức khỏe cần phải được. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 27. hướng tới các bà mẹ mang thai, đặc biệt là những bà mẹ có trình độ học vấn thấp, trong môi trường lưu hành bệnh cao. 1.2.1.2.Ở trong nước Tỷ lệ thai phụ có HBsAg là 12- 18%, do vậy lây truyền dọc từ mẹ sang con là một con đường lây truyền rất cần được quan tâm ở Việt Nam [6, 18, 35, 56]. Có ít nghiên cứu tại Việt Nam khảo sát kiến thức thái độ thực hành phòng, chống lây truyền vi rút VGB ở thai phụ có HBV, chủ yếu là các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao như là nhân viên y tế, sinh viên điều dưỡng. Khảo sát sơ qua một số nghiên cứu thì chính những nhân viên y tế làm việc trực tiếp với bệnh nhân cũng đang rất hạn chế về nhận thức lây truyền vi rút VGB. Cụ thể là trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Cường [3], kết quả cho thấy 81,5% nhân viên y tế biết ≥ 2 loại vi rút viêm gan; 80,1% đến 98% hiểu đúng về đường lây truyền HBV; 60% đến 79,6% biết các biến chứng của VGB. Về các xét nghiệm xác định nhiễm HBV: tỷ lệ nhân viên y tế biết về HBsAg là 86,7%; về anti - HBs là 66,0%; về HBcAg là 25,6%; về HBeAg là 6,8% và còn 14,2% nhân viên y tế chưa biết về các test chẩn đoán nhiễm HBV. Có 54,5% nhân viên y tế biết bản chất của HBsAg và 86,4% nhân viên y tế biết ý nghĩa của HBsAg (+). Đối với nghiên cứu của Nguyễn Quang Tập [27] trên 206 đối tượng là nhân viên y tế tại một số Bệnh viện ở Hải Phòng thì cho kết quả rằng: 81% hiểu biết về số loại virut viêm gan, các đường lây truyền vi rút VGB (trên 78%), các biến chứng nguy hiểm của vi rút VGB (trên 74%). Nhận thức và thái độ thực hành về các biện pháp chuyên môn phòng tránh nhiễm virut VGB đúng quy định chiếm tỷ lệ trên 60%. Đối với nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên [21] trên đối tượng là sinh viên điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Phú Yên thì tỷ lệ học sinh đạt về kiến thức 82,7%, thái độ 70%, thực hành 77,3%..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 28. Một nghiên cứu hiếm hoi gần đây của Phạm Thị Thúy Hằng [8] trên 380 đối tượng là phụ nữ, trong đó 50,3% đã mang thai và 49,7% sau sinh. Mặc dù 70,3% người tham gia báo cáo đã nhận được thông tin về HBV trong khi mang thai, nhưng chỉ có 10,8% cung cấp câu trả lời chính xác cho tất cả các câu hỏi liên quan đến đường lây truyền HBV và các biện pháp phòng, chống. Khoảng một nửa số người tham gia tin rằng HBV lây truyền qua hắt hơi, nước bị ô nhiễm hoặc chia sẻ thực phẩm với bệnh nhân HBV mạn tính. Mặc dù 86,1% người tham gia tin rằng tiêm vắc xin HBV là cần thiết cho trẻ sơ sinh, nhưng chỉ có 66,1% trả lời rằng họ chắc chắn sẵn sàng tiêm vắc-xin cho con mình trong vòng 24 giờ. Hơn một phần ba số người tham gia bày tỏ lo ngại về việc tiếp xúc thông thường hoặc chia sẻ thực phẩm với bệnh nhân HBV mạn tính. Tóm lại: Các nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ nhiễm HBV ở thai phụ cao dao động từ 12% - 18% [6, 18, 35, 56]. Các nghiên cứu cũng thể hiện rõ nhận thức về phòng, chống lây truyền vi rút VGB còn hạn chế cần phải ưu tiên về truyền thông giáo dục sức khỏe nhất là đối với thai phụ và tất nhiên phải xem xét cải thiện liều vắc xin VGB ở Việt Nam. 1.2.2. Luận giải Từ những nghiên cứu trên cho thấy nhận thức về phòng, chống lây truyền vi rút VGB chưa cao, đặc biệt là thai phụ nhiễm HBV càng nên được quan tâm vì ở Việt Nam nói riêng hay môt số nước Châu Á nói chung mẹ truyền sang con là đường dọc lây truyền chủ yếu, có ít nhất 90,0% người Việt Nam có HBV qua đường này [4, 28]. Trên thực tế, tỉ lệ mẹ lây truyền vi rút VGB cho con là từ 5%-10%, trong đó có tới 90% trẻ chuyển sang VGB mạn tính nếu không được tiêm vắc xin HBV cho trẻ trong vòng 24 tiếng sau sinh.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 29. Ngoài các quy định, khuyến cáo của chính phủ và các cơ quan y tế đã được công bố thì yếu tố quan trọng nhất, tác động trực tiếp đến mọi người vẫn là nhận thức trong việc phòng, chống lây truyền vi rút VGB, đặc biệt với đối tượng là các bà mẹ mang thai vì ảnh hưởng trực tiếp đến lây truyền thế hệ sau trong tương lai, sự quan tâm của chính phủ đã chứng minh rằng tác hại mà vi rút VGB mang lại là vô cùng lớn, không những là gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế mà còn là mối nguy hai cho thế hệ tương lai sau này, để đánh giá một cộng đồng có khỏe chúng ta buộc phải đánh giá sự nhận thức về bệnh tật của cộng đồng đó. Tuy nhiên, số liệu về nhận thức lây truyền vi rút VGB, đặc biệt là thai phụ có HBV còn hạn chế. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này một phần sẽ củng cố số liệu nghiên cứu về phòng, chống lây truyền HBV có thể xem xét một số yếu tố liên quan đến nhận thức lây truyền vi rút VGB của thai phụ có HBV trong thời đại ngày nay..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 30. 1.3. KHUNG LÝ THUYẾT. Sơ đồ 1. 1: Khung lý thuyết của nghiên cứu. 1.4. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 1.4.1. Bệnh viện Từ Dũ Là Bệnh viện chuyên khoa phụ sản hạng 1, có nhiệm vụ khám chữa bệnh, chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh/thành khu vực phía Nam. Kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu khoa học: từ 2011-2016 Bệnh viện hoàn thành 7-10 đề tài cấp cơ sở/năm trong đó có lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh, xét nghiệm. Cơ sở vật chất và nhân lực: Bệnh viện Từ Dũ có 1200 giường bệnh, 60,000 ca sinh/năm, khoảng 3000 lượt khám ngoại trú/ngày bao gồm lĩnh vực sản phụ khoa, trẻ em. Khoảng 60-70% thai phụ đến khám và có ý định sinh tại Bệnh viện. Bệnh viện Từ Dũ có một khu khám trẻ ngoại trú, tiếp nhận 200- 300 lượt/ngày cho đối tượng từ 1 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi. 1.4.2. Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 31. Là Bệnh viện hạng 1 của Tỉnh Đồng Tháp với quy mô 700 giường bệnh. Năm 2017, tổng số lượt khám chữa bệnh ngoại trú khoảng 700,000, 66,000 bệnh nhân điều trị nội trú, 1000 sản phụ đến khám và sinh tại Bệnh viện. Nghiên cứu khoa học và hợp tác: Liên tục hàng năm Bệnh viện luôn có từ 25-30 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Trong năm 2016, có 1 đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải thưởng cấp Tỉnh. Phối hợp nghiên cứu khoa học cùng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Bệnh viện còn hợp tác NCKH với các tổ chức quốc tế khác như: WHO (Giám sát viêm đường hô hấp cấp, SARI). Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (Các tác nhân gây bệnh lý tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp, vàng da, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương ở các tỉnh của Việt Nam. Tay chân miệng, Sốt xuất huyết, viêm gan B…).

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 32. CHƯƠNG 2.. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. ĐỐI TƯỢNG. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu  Tiêu chuẩn lựa chọn  Thai phụ đã chuyển dạ, có dấu sanh hoặc có tuổi thai >34 tuần;  Có nhiễm HBV (có kết quả xét nghiệm dương tính với HBsAg);  Khám thai và sanh tại Bệnh viện Từ Dũ và BVĐK Đồng Tháp;  Không tham gia các nghiên cứu tương tự trong thời gian thực hiện;  Đồng ý tham gia nghiên cứu  Tiêu chuẩn loại trừ  Bất kỳ sản phụ nào từ chối tham gia nghiên cứu;  Sản phụ có dị tật bẩm sinh, có tiền sử bệnh tâm thần;  Sản phụ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, HIV;  Sản phụ có con dị tật bẩm sinh;  Sản phụ có bất thường về thai kỳ nặng như: tiền sản giật, nhau tiền đạo; 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu  Bệnh Viện Từ Dũ - Thành phố Hồ Chí Minh  Bệnh Viện Đa Khoa Đồng Tháp 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Tháng 11 năm 2019 đến cuối tháng 5 năm 2020. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 33. Nghiên cứu thiết kế theo phương pháp dịch tễ học, mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 2.2.2.1.Cỡ mẫu Do mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát kiến thức, thực hành của thai phụ có HBV, vì vậy cách thức xác định cỡ mẫu nhóm nghiên cứu lựa chọn công thức ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả:. Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu. p: Tỷ lệ ước đoán biến số trong nghiên cứu. Vì trước đây chưa có nghiên cứu nào đề cập đến kiến thức, thực hành của thai phụ có HBV tại 2 địa điểm là BVĐK Đồng Tháp và Bệnh viện Từ Dũ – TP. HCM nên trong nghiên cứu này lấy tỷ lệ ước đoán là 50%, p = 0.5. d: Sai số tuyệt đối, có thể ước tính sai số tỷ lệ lưu hành hiện nay của vi rút viêm gan B trên phụ nữ mang thai là 6,5% so với dân số cả nước, cho phép d = 0,065. : Hệ số giới hạn tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% → nên ta có cỡ mẫu nhau sau: 1,962 × 0,5(1 − 0,5) 𝑛= = 227,3 0,0652 Cho rằng tỷ lệ sai sót và thất lạc bộ câu hỏi là 5% = 11,4 Cỡ mẫu nghiên cứu: 227+11=238 Vậy cỡ mẫu nghiên cứu: 238.. =1,96..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 34. Nghiên cứu được khảo sát tại BVĐK Đồng Tháp, và Bệnh viện Từ Dũ nên thực tế nhóm nghiên cứu đã chọn đủ 238 cỡ mẫu cho nghiên cứu. 2.2.2.2.Cách chọn mẫu Vì kết cục của nghiên cứu liên quan đến nhận thức của đối tượng nghiên cứu là thai phụ có HBV, nên nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện là thai phụ có HBV tại 2 địa điểm trên. 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá 2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu Bảng 2. 1: Biến số và chỉ số nghiên cứu. Phân Chỉ số/ định nghĩa loại Thông tin chung của thai phụ có HBV Địa điểm thu Nhị phân Thu thập tại địa điểm tuyển thu tuyển Tuổi Thứ tự Ngày tháng năm sinh Học vấn Thứ tự Theo cấp học của mẹ Nghề nghiệp Phân Theo nghề nghiệp của nhóm mẹ Số con Thứ tự Theo chỉ số PARA, lấy số con hiện tại (trước lúc sinh) Biến số. PP thu thập. Công cụ. Thu tuyển Hỏi Hỏi Hỏi. Địa điểm thu tuyển Phiếu hỏi Phiếu hỏi Phiếu hỏi. Hỏi. Phiếu hỏi. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 35. Mục tiêu 1: Kiến thức, thực hành về phòng, chống lây truyền vi rút VGB ở thai phụ có HBV Biết về bệnh Nhị Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi phân có, không Qua đường ăn uống Nhị Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi phân đúng sai Qua đường hô hấp Nhị Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi phân đúng sai Qua đường máu và Nhị Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi các dịch tiết liên phân đúng sai quan đến máu Qua quan hệ tình Nhị Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi dục phân đúng sai Mẹ truyền sang con Nhị Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi lúc mang thai và lúc phân đúng sai sinh. Qua da: ôm ấp, bắt Nhị Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi tay phân đúng sai Cách phòng, chống Thứ Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi hạng đúng nhất Đối tượng tiêm vắc Thứ Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi xin hạng đúng nhất Số lượng mũi tiêm Thứ Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi hạng đúng nhất Số lượng mũi tiêm Thứ Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi cho trẻ dưới 12 hạng đúng nhất tháng tuổi Thời điểm tiêm Thứ Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi hạng đúng nhất Thời gian bảo vệ của Thứ Phân loại theo câu trả lời Hỏi Phiếu hỏi vắc xin hạng đúng nhất Nguồn kiến thức Thứ Lựa chọn nguồn kiến thức Hỏi Phiếu hỏi hạng theo cảm tính của thai phụ Điều trị trước đó Thứ Lựa chọn nguồn kiến thức Hỏi Phiếu hỏi hạng theo cảm tính của thai phụ.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 36. Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến phòng, chống lây truyền vi rút VGB của thai phụ có HBV:  Biến độc lập: Yếu tố nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu  Biến phụ thuộc: Kiến thức, thực hành đạt hay không đạt  Phương pháp thu thập: OR (CI95%), p Phương phấp thu thập Biến phụ thuộc Biến độc lập ORđơn ORhiệu CI 95% p Có Không biến chỉnh Địa điểm thu tuyển Bệnh viện Từ Dũ BVĐK Đồng Tháp Nhóm tuổi ≤ 25 tuổi 26-34 tuổi ≥ 35 tuổi Trình độ học vấn từ PTCS trở xuống PTTH Trên PTTH Nghề nghiệp Nội trợ Làm nông - Công nhân Văn Phòng Kinh doanh Số con Con so Con rạ -. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 37. 2.3.2. Tiêu chí đánh giá 2.3.2.1.Nhóm câu hỏi về kiến thức Bảng 2. 2: Tính điểm kiến thức của thai phụ có HBV. Câu hỏi Điểm / Đúng 1. Qua đường ăn uống 1 2. Qua đường hô hấp 1 3. Qua đường máu và các dịch tiết liên quan đến máu 1 4. Qua quan hệ tình dục 1 5. Mẹ truyền sang con lúc mang thai và lúc sinh 1 6. Qua da: ôm ấp, bắt tay 1 7. Cách phòng, chống 1 8. Đối tượng tiêm vắc xin 1 9. Số lượng mũi tiêm, để phòng, chống bệnh viêm gan siêu vi 1 B 10. Số lượng mũi tiêm đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi để phòng, 1 chống bệnh viêm gan siêu vi B 11. Thời điểm nào tốt nhất cho trẻ dưới 12 tháng tuổi tiêm vắc 1 xin phòng, chống bệnh viêm gan siêu vi B 12. Nếu tiêm vắc xin đúng và đủ liều thì thời gian bảo vệ của 1 vắc xin là bao lâu 12 TỔNG Cách cho điểm số là cách đánh giá khách quan từng kiến thức rời rạc của bộ câu hỏi bằng cách cho 1 điểm đối với câu trả lời đúng và 0 điểm đối với câu trả lời sai. Thang điểm do lường kiến thức từ tối thiểu là 0 đến tối đa là 12. Và để thống nhất tính toàn diện nhóm nghiên cứu đưa ra cách xác định về kiến thức chung của thai phụ có HBV theo tiêu chí: điểm chung < 6 xem như là KHÔNG ĐẠT, điểm chung ≥ 6 được xem như là ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 38. 2.3.2.2.Nhóm câu hỏi về thực hành được đánh giá dựa trên các nhóm tiêu chí sau: Bảng 2. 3: Thực hành đối với thai phụ có HBV (n=238) Nhóm câu hỏi. Số lượng. %. Điều trị cho bản thân 1. Có 2. Không 3. Không biết Khoản thời gian điều trị trước đó Chồng đã từng xét nghiệm HBV 1. Có 2. Không 3. Không biết Kết quả xét nghiệm HBV (nếu có) 1. Nhiễm viêm gan siêu vi B 2. Không nhiễm viêm gan siêu vi B 3. Không biết 2.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin  Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu (ICF)  Phiếu khám sàng lọc trước khi thu tuyển  Bộ cậu hỏi soạn sẵn là công cụ để phỏng vấn thai phụ có HBV. 2.4.2. Các kỹ thuật thu thập thông tin  Đối tượng nghiên cứu tự điền vào phần thông tin chung.  Đối với các thông tin về kiến thức và thực hành thì nghiên cứu viên sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu đối với thai phụ có HBV. 2.4.3. Quy trình thu tuyển. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 39. Sơ đồ 2. 1: Quy trình thu tuyển. Bước 1: Sàng lọc đối tượng nghiên cứu (theo tiêu chí tại mục 2,1,1) Bước 2: Giới thiệu chung về nghiên cứu, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia nghiên cứu và yêu cầu đối tượng nghiên cứu ký vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu. Các trường hợp không đồng ý được loại, ngược lại sẽ chuyển sang bước 3..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 40. Bước 3: Gửi phiếu thông tin chung, để đối tượng nghiên cứu điền và ký nhận. Tiến hành phỏng vấn các thông tin về kiến thức, thực hành trong bộ câu hỏi, nghiên cứu viên đã phô tô lại kết quả HBsAg(+) của đối tượng nghiên cứu. Bước 4: Nghiên cứu viên bổ sung ngày chấp nhận tham gia nghiên cứu, ngày phòng vấn và ký nhận hồ sơ. Bước 5: Tất cả hồ sơ của đối tượng tham gia nghiên cứu được kiểm tra lại kỹ một lần trước khi lưu tại 1 bìa hồ sơ và đánh mã số theo quy định như sau:  Mã tại BVĐK Đồng Tháp: VGB_ĐT_[ ][ ][ ] (trong đó [ ][ ][ ] là số thứ tự tăng dần)  Mã tại Bệnh viện Từ Dũ: VGB_TD_[ ][ ][ ] ( trong đó [ ][ ][ ] là số thứ tự tăng dần) Bước 6: Cám ơn vì sự tham gia tự nghiên của đối tượng nghiên cứu và kết thúc quy trình thu thập số liệu. 2.5. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU  Số liệu nghiên cứu sẽ thu thập và được nhập bằng phần mềm Epidata 3,1.  Làm sách và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.  Các phương pháp thống kê được sử dụng: χ2, OR đơn biến, OR hiệu chỉnh theo hồi quy đa biến.. 2.6. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 2.6.1. Sai số  Sai số có thể xảy ra khi không thể kiểm soát hết các tiêu chí loại trừ khi lựa chọn thai phụ có HBV.  Sai số có thể xảy ra khi thời điểm chấp nhận tham gia nghiên cứu và thời điểm phỏng vấn là khác nhau dẫn đến đối tượng đã đồng ý tham gia nghiên cứu nhưng không thể hoàn tất bộ cậu hỏi nghiên cứu.  Sai số có thể xảy ra do người phỏng vấn không hiểu hết các ý hỏi.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 41.  Sai số có thể xảy ra do đối tượng được phỏng vấn hiểu sai ý hỏi hoặc thiếu trung thực khi trả lời các câu hỏi. 2.6.2. Biện pháp khắc phục  Nghiên cứu đã chọn mẫu đủ lớn để có thể hạn chế các sai số ngẫu nhiên  Chặt chẽ trong khâu sàng lọc khi lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu, hạn chế các sai số hệ thống.  Hạn chế việc xác nhận tham gia nghiên cứu và trả lời bộ câu hỏi vào hai thời điểm khác nhau. Phần lớn chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn cùng một thời điểm.  Thiết kế bộ câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu để người phỏng vấn và đối tượng được phỏng vấn không hiểu sai ý hỏi, sự rõ ràng dễ hiểu đã hạn chế sự không thoải mái khi phỏng vấn.  Sử dụng dạng câu hỏi định tính đối với nhóm câu hỏi về kiến thức thái độ thực hành nhằm hạn chế các câu trả lời cho chủ đích hoặc thiếu trung thực. 2.7. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Đề cương yêu cầu được Hội đồng xét duyệt đề cương Trường Đại học – Thăng Long thông qua. Nghiên cứu tuân thủ các khía cạnh đạo đức theo quy định của Hội đồng xét duyệt đề cương trường Đại học – Thăng Long.  Các đối tượng tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và được thông tin đầy đủ về mục đích, ý nghĩa nghiên cứu, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia nghiên cứu. Đối tượng được quyền rút lui tại bất cứ thời điểm nào trong thời gian tham gia nghiên cứu.  Mỗi thai phụ có HBV có một mã số riêng. Mã số này được sử dụng cho tất cả các thông tin liên quan về đối tượng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 42.  Hồ sơ và các thông tin về đối tượng trong nghiên cứu chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, đảm bảo tính riêng tư.  Quá trình triển khai nghiên cứu tuân thủ đúng các bước đã được phê duyệt trong đề cương từ việc tư vấn, cung cấp thông tin cho đối tượng, sàng lọc, xử trí các sự cố bất lợi, thu thập, báo cáo số liệu. 2.8. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI  Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích không thể xác định được mối quan hệ nhân quả của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hổi đối với nhận thức về phòng chống viêm gan vi rút B của đối tượng nghiên cứu.  Thu thập số liệu qua bộ câu hỏi có thể sẽ dễ bỏ sót thông tin của đối tượng nghiên cứu.  Vì nghiên cứu thực hiên tại BVĐK Đồng Tháp và bệnh viên Từ Dũ chỉ có thể đại diện cho Đồng Tháp và Tp.HCM mà không thể đại diện cho một khu vực lớn hơn. Nên vì thế kết quả nghiên cứu không thể ngoại suy rộng hơn.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 43. CHƯƠNG 3.. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 3.1. THỜI GIAN THU TUYỂN Trên thực tế thì thời gian thu tuyển tại 2 Bệnh viện lớn của TP. HCM và Đồng Tháp chậm hơn so với dự kiến. Với tổng thời gian là 9 tháng từ ngày 28/10 /2019 đến ngày 03/07/2020.. Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ thu tuyển đối tượng nghiên cứu theo tháng (n=238). 238 bà mẹ mang thai có HBV đồng ý tham gia nghiên cứu được thu tuyển trong 9 tháng từ tháng 10/2019 đến tháng 7/2020. Trừ 2 tháng đầu và cuối thì tháng 6/2020 có tỉ lệ thu tuyển cao nhất đạt 21,01%, trong khi tháng 4/2020 có tỉ lệ thu tuyển thấp nhất à 5,9% 3.2. THÔNG TIN CHUNG Tổng số thai phụ có HBV là 238 bà mẹ mang thai có HBV đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. 100% số đối tượng đáp ứng đủ yêu cầu của đề tài để đưa vào phân tích..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 44. Bảng 3. 1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu (n=238). THÔNG TIN CHUNG Địa điểm thu tuyển Bệnh viện Từ Dũ BVĐK Đồng Tháp Tuổi ≤ 25 tuổi Từ 26 đến 34 tuổi ≥ 35 tuổi Học vấn Mù chữ Tiểu học PTCS PTTH Trên PTTH Nghề nghiệp Nội trợ Làm nông Công nhân Văn Phòng Kinh doanh Số con Con so Con rạ. Số lượng 238 153 85 238 43 159 36 238 1 13 51 71 102 238 88 7 39 79 25 238 63 175. Tỷ lệ (%) 100,0 64,3 35,7 100,0 18,1 66,8 15,1 100,0 ,4 5,5 21,4 29,8 42,9 100,0 37,0 2,9 16,4 33,2 10,5 100,0 26,47 73,53. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 45. Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ thu tuyển đối tượng nghiên cứu tại hai Bệnh viện (n=238). Tỷ lệ thu tuyển tại Bệnh viện Từ Dũ chiếm đa số với 64,29% trong khi BVĐK Đồng Tháp là 35,71%. BVĐK Đồng Tháp đã thu tuyển sớm hơn 2 tháng so với Bệnh Viện Từ Dũ..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 46. Biểu đồ 3.3: Phân bố về tuổi của thai phụ có HBV (n=238). Kết quả nghiên cứu cho thấy phân bổ về tuổi là một phân bố chuẩn với tuổi trung bình của thai phụ có HBV là 29,43 tuổi và độ lệ chuẩn là ±5,038. Tuổi của thai phụ có HBV tập trung nhiều nhất vào nhóm tuổi 26-34 tuổi (66,81%), nhóm tuổi ≤ 25 tuổi và nhóm ≥35 tuổi có tỷ lệ gần bằng nhau lần lượt chiếm 28,07% và 15,13%.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 47. Biểu đồ 3. 4: Học vấn của thai phụ có HBV (n=238). Trình độ học vấn theo như quan sát thì tỷ lệ tăng dần theo từ cấp độ học vấn, trong đó nhóm có tỷ lệ cao nhất (42,86%) là trên PTTH. Vẫn còn 1 trường hợp (0,42%) không biết chữ. Phần lớn thai phụ có HBV rơi vào 2 nhóm ngành chính lần lượt là nội trợ (36,97%) và nhóm văn phòng (33,19%), nhóm nghề nghiệp là công nhân thì ít hơn một nửa có tỷ lệ 16,39%, tiếp theo là nhóm nghề nghiệp kinh doanh (nghề tự do) là 10,5%. Nhóm nghề nghiệp của thai phụ có HBV chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,94%) là nghề nông..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 48. Biểu đồ 3. 5: Phân bố nghề nghiệp của thai phụ có HBV (n=238). Ở chỉ số PARA, xác định được nhiều chỉ số khác nhau bao gồm: số lần sinh con đủ tháng, số lần sinh con thiếu tháng, số lần sảy thai tự nhiên hoặc hút thai và số con hiện còn sống. Nghiên cứu này quan tâm đến thống tin số con hiện còn sống. Nghiên cứu phân thành 2 nhóm. Nhóm 1 là nhóm thai phụ có HBV chuẩn bị sinh con lần đầu (con so), nhóm 2 là là nhóm thai phụ có HBV đã có từ 1 con trở lên (con rạ). Nhóm 1 đại diện cho nhóm phụ nữ chưa có kinh nghiệm về sinh con và chăm sóc con, nhóm 2 thì ngược lại. Kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ thai phụ có HBV có con rạ là chủ yếu, chiếu tới 73,53%. Con số này là 26,47% đối với thai phụ có HBV chuẩn bị có con đầu lòng.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 49. Trong quá trình khám sàng lọc tại hai địa điểm nghiên cứu, hầu như trình trạng sức khỏe của các sản phụ đều bình thường, chỉ có 1 số rất ít không đáng kể bao gồm có 2 trường hợp có bệnh liên quan đến tim chiếm tỷ lệ 0,8% trên tổng số 238 trường hợp, 3 trường hợp có trình trạng sức khỏe không bình thường ở nhóm bệnh khác chiếm tỷ lệ là 1,3%. Nghiên cứu phân nhóm theo tình trạng sức khỏe được thể hiện, nhóm không có bệnh sẽ được xếp vào nhóm có sức khỏe bình thường, nhóm còn lại là nhóm có vấn đề về sức khỏe (bất thường). 3.3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG LÂY TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.3.1. Kiến thức về phòng, chống lây truyền vi rút VGB. Biểu đồ 3. 6: Kiến thức chung của đối tương nghiên cứu. Có 205/238 thai phụ có HBV cho là biết và đã nghe qua Bệnh viện gan B chiếm 86,1% trên tổng số thai phụ có HBV, 13,9% tương ứng với 33/238 thai phụ có HBV không biết về bệnh viêm gan siêu vi B..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 50. Bảng 3. 2: Kiến thức của thai phụ có HBV về đường lây truyền (n=238). KIẾN THỨC Số lượng Tỷ lệ (%) Sản phụ lựa chọn đường lầy truyền bệnh viêm ban B Qua đường ăn uống Có 59 24,8 Không 179 75,2 Qua đường hô hấp Có 51 21,4 Không 187 78,6 Qua đường máu và các dịch tiết liên quan đến máu Có 192 80,7 Không 46 19,3 Qua quan hệ tình dục Có 185 77,7 Không 53 22,3 Mẹ truyền sang con lúc mang thai và lúc sinh Có 204 85,7 Không 34 14,3 Qua da Có 11 4,6 Không 203 85,3 Nghiên cứu cho thấy có 59 (24,8%) thai phụ có HBV cho rằng VGB có thể lây qua đường ăn uống 21,4% số thai phụ có HBV cho rằng VGB có thể lây qua đường hô hấp. Đối với đường máu và các dịch tiết liên quan đến máu thì có 19,3%(n=46) số thai phụ có HBV cho rằng VGB không lây qua con đường này. Đa số thai phụ có HBV (85,7%) cho rằng VGB có thể lây qua đường quan hệ tình dục, trong đó 14,3% thì cho là không.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 51. Phần lớn số sản phụ cho rằng VGB có thể lây từ đường mẹ truyền sang con lúc mang thai và trong lúc sinh với tỷ lệ chiếm 85,7% (n=204), và chỉ có 34 sản phụ là không đồng ý với điều này chiếm 14,3%. 10,1% không có câu trả lời cho đường lây này, số còn lại cho rằng không thể lây qua da. Bảng 3. 3: Kiến thức của thai phụ có HBV về cách phòng, chống lây truyền vi rút VGB tốt nhất cho trẻ (n=238). KIẾN THỨC Số lượng Tỷ lệ (%) Sản phụ lựa chọn phòng, chống lây truyền vi rút VGB tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi. Truyền máu an toàn cho con 2 0,8 Tiêm ngừa vắc xin VGB 207 87 Khám sức khỏe để tầm soát bệnh 3 1,3 Ăn chín uống sôi 1 0,4 Không giao tiếp thông thường với người 1 0,4 bệnh Không biết 14 5,9 Đa số sản phụ với 87% cho rằng cách phòng, chống tốt nhất là tiêm ngừa bằng vắc xin, 5,9% và 4,2% số sản phụ không biết và không trả lời câu hỏi này, các lựa chọn còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể với các chỉ số tương ứng là 0,8%, 1,3%, 0,4% và 0,4% với các lựa chọn truyền máu an toàn cho con, khám sức khỏe để tầm soát bệnh VGB, ăn chín uống sôi và không giao tiếp thông thường với người bệnh..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 52. Bảng 3. 4: Kiến thức của thai phụ có HBV về tiêm phòng vắc xin VGB cho trẻ (n=238). KIẾN THỨC Số lượng Tỷ lệ (%) Sản phụ lựa chọn ai nên tiêm vắc xin phòng, chống bệnh VGB Mọi người 206 86,6 Chỉ trẻ em 11 4,6 Chỉ người lớn 0 0 Không biết 10 4,2 Có bao nhiêu mũi vắc xin cần tiêm để phòng bệnh viêm gan siêu vi B 1 mũi 14 5,9 2 mũi 51 21,4 .≥3 mũi 79 33,2 Không biết 82 34,5 Số lượng mũi tiêm đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi để phòng, chống bệnh viêm gan siêu vi B 1 mũi 18 7,6 2 mũi 50 21 .≥3 mũi 88 37 Không biết 70 29,4 Sản phụ lựa chọn thời điểm tiêm phòng vắc xin tốt nhất cho trẻ dưới 12 tháng Ngay sau sinh trong vong 24 giờ 221 92,9 Trong vòng 1 tháng tuổi 3 1,3 Trong vòng 2 tháng tuổi 1 0,4 ≥3 tháng tuổi 1 0,4 Không biết 0 0 Nếu tiêm vắc xin đúng và đủ liều thì thời gian bảo vệ của vắc xin là bao lâu Dưới 1 năm 6 2,5 1-10 năm 48 20,2 10-20 năm 23 9,7 20 năm trở lên 20 8,4 Không biết 129 54,2. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 53. Đa số sản phụ cho rằng đối tượng cần tiêm vắc xin là tất cả mọi người (86,6%), các lựa chọn còn lại chiếm tỷ lệ thấp cụ thể là 4,6% với lựa chọn đối tượng cần tiêm vắc xin là trẻ em và 4,2% với lựa chọn đối tượng cần tiêm vắc xin là người lớn. Trong nghiên cứu cũng ghi nhận có 4,6% (n=11) là không trả lời câu hỏi này. Đa số thai phụ có HBV không biết về số mũi tiêm để phòng, chống bệnh VGB, tỷ lệ thai phụ trả lời đúng ở câu hỏi này chỉ có 33,2% (n=79). Các lựa chọn khác 1 mũi tiêm, 2 mũi tiêm và không trả lời tương ứng 5,9% (n=14), 21,4% (n=51) và 5% (n=12). Đối với số mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 12 tuổi thì nghiên cứu cho thấy, với lựa chọn ≥ 3 mũi chiếm tỷ lệ 37% (n=88), không biết là lựa chọn chiếm tỷ lệ thấp hơn tiếp theo với 29,4% (n=70), tiếp theo lần lượt với 2 mũi và 1 mũi có các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 21% (n=50) và 7,6% (n=18). Trong nghiên cứu cũng ghi nhận 12 sản phụ không trả lời câu hỏi trên chiếm tỷ lệ 5%. Hầu hết các thai phụ có HBV cho rằng thời điểm để tiêm mũi đầu tiên cho trẻ dưới 12 tháng tuôi là trong vòng 24 giờ sau sinh chiếm tỷ lệ 92,9%. Các lựa chọn còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể tương ứng với các lựa chọn trong vòng 1 tháng tuổi, trong vòng 2 tháng tuổi và lớn hơn hoặc bằng 3 tháng tuổi là 1,3% (n=3), 0,4% (n=1), 0,4% (n=1), trong đó nghiên cứu ghi nhận 12 trường hợp không trả lời câu hỏi này chiếm 5%. Hơn phân nửa số sản phụ lựa chọn không biết về thời gian bảo vệ khi đã tiêm đủ các liều vắc xin chiếm với 54,2% (n=129), tỷ lệ cao thứ 2 là lựa chọn từ 1-10 năm chiếm 20,2% (n=48), trong khi chỉ có 8,4% (n=20) số sản phụ lựa chọn từ 20 năm trở lên. Các lựa chọn khác, dưới 1 năm và từ 10-20 năm có tỷ lệ lựa chọn.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 54. tương ứng là 2,5% (n=6) và 9,7% (n=23). Có 5% số sản phụ không có câu trả lời trong câu hỏi này. Bảng 3. 5: Nguồn tìm hiểu kiến thức VGB của thai phụ có HBV (n=238). Nguồn tìm hiểu kiến thức Bạn bè, người thân, hàng xóm. Số lượng. Tỷ lệ(%). 29. 12,2. Sách báo, tờ rơi, poster, internet. 124. 52,1. Đài phát thanh, đài truyền hình. 66. 27,7. Nhân viên y tế 153 64,3 Phần đông số sản phụ (64,3%) cho rằng nhân viên y tế đã tác động đến kiến thức của họ. Tiếp đến là sách báo, tờ rơi và Internet (52,1%) sản phụ cho rằng kiến thức về phòng lây truyền vi rút VGB là từ sách báo, tờ rơi và từ Internet. Đài phát thanh và truyền hình được tiếp cận với tỷ lệ 27,7% và 12,2% số sản phụ nhắc đến nguồn thông tin từ bạn bè và người thân.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 55. Bảng 3. 6: Kiến thức đúng về phòng, chống lây truyền vi rút viên van B của thai phụ có HBV (n=238). Kiến thức đúng về phòng, chống lây truyền vi rút VGB Câu hỏi về đường lây truyền Qua đường ăn uống Qua đường hô hấp Qua đường máu và các dịch tiết liên quan đến máu Qua quan hệ tình dục Mẹ truyền sang con lúc mang thai và lúc sinh Qua da: ôm ấp, bắt tay Câu hỏi về cách phòng, chống Câu hỏi về tiêm vắc xin Ai nên tiêm vắc xin phòng, chống bệnh viêm gan siêu vi B Tiêm vắc xin phòng, chống bệnh viêm gan siêu vi B bao nhiêu mũi là đủ liều Trẻ em dưới 12 tháng tuổi nên tiêm vắc xin phòng, chống bệnh viêm gan siêu vi B bao nhiêu mũi là đủ liều. Số lượng. Tỷ lệ (%). 179 187 192 185 204 203 207. 75,2% 78,6% 80,7% 77,7% 85,7% 85,3% 87,0%. 206. 86,6%. 79. 33,2%. 88. 37,0%. Thời điểm tiêm vắc xin phòng, chống bệnh viêm gan 221 92,9% siêu vi B lần đầu tốt nhất cho trẻ em dưới 12 tháng Nếu tiêm vắc xin phòng, chống bệnh viêm gan siêu vi B đúng và đủ liều thì thời gian có thể bảo vệ cơ thể 20 8,4% bao lâu Tổng quan về kiến thức 210 82,2% Mặc dù không có sản phụ nào đạt được điểm tối đa, nhưng nghiên cứu ghi nhận phần đông đều được điểm kiến thức cao với điểm trung bình là 8,25/12 điểm và độ lệch chuẩn ±2,095 và cũng không có sản phụ nào không hiểu hoàn toàn về bệnh VGB..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 56. Biểu đồ 3. 7: Phân bổ về điểm kiến thức của thai phụ có HBV (n=238). Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 57. 3.3.2. Thực hành phòng, chống lây truyền VGB của thai phụ Bảng 3. 7: Thực hành của thai phụ có HBV (n=238). Thực hành của thai phụ có HBV Số lượng Tỷ lệ (%) Sản phụ đã từng điều trị VGB Có 20 8,4 Không 215 90,3 Không biết 3 1,3 Chồng đã từng xét nghiệm HBV Có 77 32,4 Không 153 153 Không biết 8 3,4 Kết quả xét nghiệm của chồng Nhiễm viêm gan siêu vi B 19 8,0 Không nhiễm viêm gan siêu vi B 95 39,9 Không biết 124 52,1 Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 8,4% số sản phụ cho rằng là đã từng điều trị VGB trong quá khứ, tuy nhiên chỉ có 11 sản phụ nhớ khoảng thời gian điều trị trước đó từ 1-12 năm. Khoảng 1/3 số người chồng của các thai phụ (32,4%) đã từng xét nghiệm HBV, số còn lại là chưa từng điều trị hoặc không biết. Trong 77 người chồng đã từng xét nghiệm chỉ có 19 trường hợp là có kết quả nhiễm HBV, chiếm tỷ lệ 24,6% trong số 77 người chồng đa từng xét nghiệm HBV và chiếm 8,0% trên tổng số câu trả lời của sản phụ. 3.4. YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH 3.4.1. Yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng, chống lây truyền vi rút VGB của thai phụ có HBV.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 58. Bảng 3. 8: Yếu tố liên quan đến kiến thức đường lây truyền qua đường tình dục Yếu tố nguy cơ. Kiến thức đạt Có Không. Địa điểm thu tuyển Bệnh viện Từ Dũ 123 80,4% BVĐK Đồng Tháp 62 72,9% Nhóm tuổi ≤ 25 tuổi 29 67,4% 26-34 tuổi 128 80,5% ≥ 35 tuổi 28 77,8% Trình độ học vấn (χ2= 13,4, p=0,001) từ PTCS trở xuống 41 63,1% PTTH 55 77,5% Trên PTTH 89 87,3% Nghề nghiệp (χ2= 14,7, p=0,002) Nội trợ 63 71,6% Làm nông - Công nhân 35 76,1% Văn Phòng 72 91,1% Kinh doanh 15 60,0% Số con Con so 50 79,4% Con rạ 135 77,1%. ORđơn ORhiệu biến. chỉnh. CI 95%. p. 30 19,6% 23 27,1%. 1,52. 0,84 0,34 - 2,03 0,836. 14 32,6% 31 19,5% 8 22,2%. 0,50 0,59. 0,82 0,36 - 1,89 0,824 0,73 0,25 - 2,17 0,735. 24 36,9% 16 22,5% 13 12,7%. 0,50 0,25. 0,42 0,18 - 1,01 0,424 0,38 0,12 - 1,23 0,385. 25 28,4% 11 23,9% 7 8,9% 10 40,0%. 0,79 0,25 1,68. 0,77 0,33 - 1,79 0,773 0,35 0,11 - 1,17 0,352 1,85 0,69 - 4,94 1,848. 13 20,6% 40 22,9%. 1,14. 0,75 0,31 - 1,81 0,753. Trình độ học vấn trên PTTH có tỷ lệ trả lời đạt cao nhất với 87,3%, 77,5% là tỷ lệ trả lời đạt của nhóm PTTH, nhóm còn lại có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất với 63,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 13,4, p=0,001). Thai phụ làm việc văn phòng có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn cả với 91,1%, 60% là tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất của nhóm nghề Kinh doanh, hai nhóm Làm Nông – Công nhân và nhóm nội trợ có tỷ lệ trả lời đúng tương ứng là 76,1% và 71,6%. Sự khác này này có ý nghĩa thống kê (χ2= 14,7, p=0,002). Nhóm con so có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn nhóm con rạ với các tỷ lệ tương đương là 79,4% và 77,1% (p>0,05).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 59. Bảng 3. 9: Yếu tố liên quan đến kiến thức về đường lây truyền từ mẹ sang con (n=238) Yếu tố nguy cơ. Kiến thức đạt Có Không. Địa điểm thu tuyển Bệnh viện Từ Dũ 135 88,2% BVĐK Đồng Tháp 69 81,2% Nhóm tuổi ≤ 25 tuổi 34 79,1% 26-34 tuổi 139 87,4% ≥ 35 tuổi 31 86,1% Trình độ học vấn (χ2= 12,07, p=0,002) từ PTCS trở xuống 48 73,8% PTTH 61 85,9% Trên PTTH 95 93,1% Nghề nghiệp Nội trợ 72 81,8% Làm nông - Công nhân 39 84,8% Văn Phòng 74 93,7% Kinh doanh 19 76,0% Số con Con so 56 88,9% Con rạ 148 84,6%. 18 11,8% 16 18,8%. ORđơn ORhiệu biến. chỉnh. CI 95%. p. 1,74. 0,87 0,32 - 2,42 0,796. 0,54 0,61. 0,870 0,91 0,35 - 2,35 0,845 0,72 0,20 - 2,53 0,603. 0,46 0,21. 0,088 0,42 0,15 - 1,12 0,082 0,22 0,05 - 0,98 0,046. 16 18,2% 7 15,2% 5 6,3% 6 24,0%. 0,81 0,30 1,42. 0,593 0,79 0,29 - 2,14 0,645 0,74 0,16 - 3,34 0,692 1,76 0,56 - 5,55 0,332. 7 11,1% 27 15,4%. 1,46. 0,96 0,33 - 2,82 0,945. 9 20,9% 20 12,6% 5 13,9% 17 26,2% 10 14,1% 7 6,9%. Trình độ Trên PTTH có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất với 93,1%, các nhóm còn lại có tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn, cụ thể: PTTH với 85,9% và từ PTCS trở xuống với 73,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 16,641, p=0,002). Nhóm Văn phòng có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất với 93,7%, thấp nhất là nhóm Kinh doanh với 76,0%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Nhóm con so có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn nhóm con rạ (88,9% và 84,6%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Khi thực hiện hồi quy đa biến, nghiên cứu ghi nhận yếu tố trên PTTH là yếu tố độc lập duy nhất có tương quan đến hiểu biết về đường lây truyền từ mẹ sang con có ý nghĩa thống kê khi p=0,046..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 60. Bảng 3. 10: Yếu tố liên quan đến kiến thức về cách phòng, chống lây truyền vi rút VGB của thai phụ có HBV (n=238) Yếu tố nguy cơ. Kiến thức đạt Có Không. Địa điểm thu tuyển (p=0,000) 142 92,8% Bệnh viện Từ Dũ 65 76,5% BVĐK Đồng Tháp Nhóm tuổi 34 79,1% ≤ 25 tuổi 141 88,7% 26-34 tuổi 32 88,9% ≥ 35 tuổi Trình độ học vấn (χ2= 12,12, p=0,002) 50 76,9% từ PTCS trở xuống 60 84,5% PTTH 97 95,1% Trên PTTH Nghề nghiệp (χ2= 8,17, p=0,043) 74 84,1% Nội trợ Làm nông - Công nhân 36 78,3% 75 94,9% Văn Phòng 22 88,0% Kinh doanh Số con 59 93,7% Con so 148 84,6% Con rạ. 11 7,2% 20 23,5%. ORđơn ORhiệu biến. chỉnh. CI 95%. p. 3,97. 2,32 0,80 - 6,76 0,123. 0,48 0,47. 0,792 0,81 0,31 - 2,13 0,672 0,63 0,17 - 2,40 0,500. 0,61 0,17. 0,416 0,97 0,36 - 2,58 0,953 0,35 0,07 - 1,86 0,217. 14 15,9% 10 21,7% 4 5,1% 3 12,0%. 1,47 0,28 0,72. 0,924 1,39 0,55 - 3,52 0,493 1,07 0,19 - 5,96 0,940 1,12 0,28 - 4,57 0,871. 4 6,3% 27 15,4%. 2,69. 1,30 0,35 - 4,83 0,699. 9 20,9% 18 11,3% 4 11,1% 15 23,1% 11 15,5% 5 4,9%. Tại Bệnh viện Từ Dũ (92,8%) là trả lời đúng cao hơn tỷ lệ này tại BVĐK Đồng Tháp (76,5%). sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,000, OR = 3,97, 95% CI 1,799 – 8,77). Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là nhóm có trình độ trên PTTH với 95,1%, tỷ lệ này giảm dần ở các trình độ thấp hơn như PTTH, trên PTTH lần lượt là 84,5%, 76,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 12,12, p=0,002). Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất vẫn là nhóm Văn phòng với 94,9%, nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm Làm nông – Công nhân với 78,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 8,17, p=0,043).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 61. Bảng 3. 11: Các yếu tố liên quan đến kiến thức về đối tượng tiêm phòng vắc xin của thai phụ có HBV (n=238) Kiến thức đạt ORđơn ORhiệu Không Có biến chỉnh Địa điểm thu tuyển (p=0,009) 139 90,8% 14 9,2% Bệnh viện Từ Dũ 67 78,8% 18 21,2% 1,59 BVĐK Đồng Tháp 2,67 Nhóm tuổi 35 81,4% 8 18,6% ≤ 25 tuổi 143 89,9% 16 10,1% 0,59 26-34 tuổi 0,49 28 77,8% 8 22,2% 1,21 ≥ 35 tuổi 1,25 Trình độ học vấn (χ2= 7,343, p=0,025) 50 76,9% 15 23,1% từ PTCS trở xuống 63 88,7% 8 11,3% 0,67 PTTH 0,42 93 91,2% 9 8,8% 1,05 Trên PTTH 0,32 Nghề nghiệp (χ2= 8,17, p=0,043) 75 85,2% 13 14,8% Nội trợ 1,12 Làm nông - Công nhân 38 82,6% 8 17,4% 1,21 74 93,7% 5 6,3% 0,57 Văn Phòng 0,39 19 76,0% 6 24,0% 2,47 Kinh doanh 1,82 Số con (p=0,005) 61 96,8% 2 3,2% Con so 145 82,9% 30 17,1% 4,04 Con rạ 6,31 Yếu tố nguy cơ. CI 95%. p. 0,58 -. 4,36 0,364. 0,22 0,37 -. 0,310 1,64 0,315 3,95 0,747. 0,24 0,27 -. 0,692 1,89 0,454 4,05 0,945. 0,41 0,13 0,75 -. 0,275 3,04 0,822 2,50 0,458 8,11 0,137. 0,84 - 19,39 0,081. Tỷ lệ thai phụ trả lời đúng ở Bệnh viện Từ Dũ (90,8%) cao hơn tại BVĐK Đồng Tháp (78,8%). Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,009, OR = 2,67, 95% CI 1,25 – 5,69). Tỷ lệ trả lời đạt cao nhất (89,9%) vẫn là ở nhóm tuổi từ 26-34 tuổi. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ trả lời đúng theo từng cấp trình độ, cụ thể: từ PTCS trở xuống (76,9%). PTTH (88,7%) và cao nhất là trình độ trên PTTH với 91,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 7,343, p=0,025)..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 62. Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất vẫn là nhóm Văn phòng với 93,7% và thấp nhất (76,0%) ở nhóm Kinh doanh. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (χ2= 8,17, p=0,043). Tỷ lệ trả lời đúng của thai phụ con so (96,8%) cao hơn nhóm con rạ (85,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,005, OR = 6,31, 95% CI 1,46 – 27,23). Tuy nhiên, khi chạy hồi quy đa biến với các nhóm, nghiên cứu không nhận thấy sự tương quan nào có ý nghĩa thống kê. Bảng 3. 12: Yếu tố liên quan đến kiến thức về số mũi tiêm đủ liều đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi (n=238) Yếu tố nguy cơ Địa điểm thu tuyển (p=0,000) 34 Bệnh viện Từ Dũ 54 BVĐK Đồng Tháp Nhóm tuổi 12 ≤ 25 tuổi 64 26-34 tuổi 12 ≥ 35 tuổi Trình độ học vấn 31 từ PTCS trở xuống 21 PTTH 36 Trên PTTH Nghề nghiệp 39 Nội trợ Làm nông - Công nhân 18 24 Văn Phòng 7 Kinh doanh Số con (p=0,000) 3 Con so 85 Con rạ. Kiến thức đạt Có Không 22,2% 119 77,8% 63,5% 31 36,5%. ORđơn ORhiệu biến. chỉnh. CI 95%. p. 0,16. 0,15 0,06 - 0,36 0,000. 0,57 0,77. 0,122 0,43 0,17 - 1,08 0,072 0,78 0,26 - 2,37 0,661. 2,17 1,67. 0,053 0,75 0,31 - 1,85 0,537 0,23 0,07 - 0,79 0,019. 27,9% 40,3% 33,3%. 31 72,1% 95 59,7% 24 66,7%. 47,7% 29,6% 35,3%. 34 52,3% 50 70,4% 66 64,7%. 44,3% 39,1% 30,4% 28,0%. 49 28 55 18. 55,7% 60,9% 69,6% 72,0%. 1,24 1,82 2,05. 0,633 1,54 0,66 - 3,58 0,317 1,86 0,61 - 5,70 0,275 1,29 0,41 - 4,10 0,666. 4,8% 48,6%. 60 95,2% 90 51,4%. 0,05. 0,08 0,02 - 0,29 0,000. Tại BVĐK Đồng Tháp có tỷ lệ chọn đúng (63,5%) cao hơn Bệnh viện Từ Dũ (22,2%), sự chênh lệch đáng kể này có ý nghĩa thống kê (p=0,000, OR = 0,16, 95% CI 0,092 – 0,294).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 63. Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất (47,7%) thuộc nhóm trình độ từ PTCS trở xuống. Nhóm Nội trợ trả lời đúng có tỷ lệ cao nhất (44,3%). Cả trình độ học vấn và nghề nghiệp đều cho mối tương quan không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu ghi nhận nhóm thai phụ con so trước đó trả lời đúng có tỷ lệ 4,8% thấp hơn rất nhiều so với nhóm đã từng có con (48,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,000, OR = 0,05, 95% CI 0,16 – 0,175)). Ghi nhận trong hồi quy đa biến, có mối tương quan của hiểu biết về số mũi tiêm đủ liều cho trẻ dưới 12 tháng tuổi của thai phụ có HBV với các yếu tổ độc lập có ý nghĩa thống kê bao gồm: địa điểm thu tuyển (p=0,000), trình độ học vấn trên PTTH (p=0,02) và con rạ (p=0,000). Bảng 3. 13: Yếu tố liên quan đến kiến thức về thời điểm tiêm tốt nhất cho trẻ dưới 12 tháng tuổi (n=238) Yếu tố nguy cơ. Kiến thức đạt Có Không. Địa điểm thu tuyển (p=0,010) 147 Bệnh viện Từ Dũ 74 BVĐK Đồng Tháp Nhóm tuổi (χ2= 11,76, p=0,003) 37 ≤ 25 tuổi 154 26-34 tuổi 30 ≥ 35 tuổi Trình độ học vấn 57 từ PTCS trở xuống 65 PTTH 99 Trên PTTH Nghề nghiệp 81 Nội trợ Làm nông - Công nhân 41 77 Văn Phòng 22 Kinh doanh Số con (p=0,046) 62 Con so 159 Con rạ. 96,1% 6 3,9% 87,1% 11 12,9% 86,0% 96,9% 83,3%. 6 14,0% 5 3,1% 6 16,7%. 87,7% 91,5% 97,1%. 8 12,3% 6 8,5% 3 2,9%. 92,0% 89,1% 97,5% 88,0%. 7 8,0% 5 10,9% 2 2,5% 3 12,0%. 98,4% 1 90,9% 16. 1,6% 9,1%. ORđơn ORhiệu. CI 95%. p. biến. chỉnh. 3,64. 2,734 0,67 - 11,15 0,161. 0,20 1,23. 0,258 0,07 1,441 0,38 -. 0,028 0,98 0,046 5,45 0,590. 0,66 0,22. 1,406 0,39 0,923 0,11 -. 0,839 5,12 0,605 7,77 0,941. 1,41 0,30 1,58. 0,739 1,320 0,37 - 4,69 0,668 0,979 0,09 - 10,34 0,986 2,363 0,48 - 11,52 0,287. 6,24. 3,069 0,32 - 29,11 0,329.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 64. Tại Bệnh viện Từ Dũ có tỷ lệ trả lời đúng (96,1%) cao hơn nhóm còn lại (87,1%). Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (p=0,010) Nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm tuổi từ 26-34 là cao nhất 96,9%, tỷ lệ thấp nhất thuộc nhóm tuổi trên 35 tuổi là 83,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 11,762, p=0,003). Trên PTTH có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất (97,1%). Nhóm văn phòng trả lời đúng cao nhất với tỷ lệ 97,5%. Cả trình độ học vấn và nghệ nghiệp đều có các mối tương quan không có ý nghĩa thống kê. Nhóm con so (98,4%) có tỷ lệ trả lời đúng nhiều hơn là nhóm có con (90,9%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,046, OR = 160, 95% CI (0,021 1,235)). Hồi quy đa biến ghi nhận có sự tương gian giưa nhóm tuối ≤ 25 và từ 26-34 tuổi, sự tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,028 và p=0,046). Bảng 3. 14: Yếu tố liên quan đến kiến thức về thời gian bảo vệ của vắc xin (n=238) Yếu tố nguy cơ. Kiến thức đạt Có Không. Địa điểm thu tuyển (p=0,043) 17 11,1% 136 88,9% Bệnh viện Từ Dũ 3 3,5% 82 96,5% BVĐK Đồng Tháp Trình độ học vấn (χ2= 9,27, p=0,010) 2 3,1% 63 96,9% từ PTCS trở xuống 3 4,2% 68 95,8% PTTH 15 14,7% 87 85,3% Trên PTTH Nghề nghiệp (χ2= 10,68, p=0,010) 4 4,5% 84 95,5% Nội trợ Làm nông - Công nhân 1 2,2% 45 97,8% 13 16,5% 66 83,5% Văn Phòng 2 8,0% 23 92,0% Kinh doanh Số con (p=0,000) 12 19,0% 51 81,0% Con so 8 4,6% 167 95,4% Con rạ. ORđơn ORhiệu biến. chỉnh. CI 95%. p. 0,93 0,18 -. 4,94 0,934. 0,72 0,18. 1,29 0,17 0,63 0,07 -. 0,713 9,48 0,805 5,66 0,678. 2,14 0,24 0,55. 0,651 2,41 0,25 - 22,92 0,445 0,55 0,10 - 2,90 0,481 0,76 0,11 - 5,13 0,775. 4,91. 3,59 1,13 - 11,38 0,030. 3,42. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 65. Số thai phụ được thu tuyển ở Bệnh viện Từ Dũ có tỷ lệ trả lời đúng (11,1%) cao hơn nhóm còn lại (3,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,043). Tỷ lệ trả lời đúng cũng tăng dần theo trình độ học vấn, nhóm trình độ Cao đẳng trở lên chiếm 14,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,01). Nghiên cứu ghi nhận nhóm Văn phòng có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất với 16,5%, nhóm kinh doanh (8%), nhóm nội trợ (4,5%), nhóm Làm nông - Công nhân (2,2%)Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,01). Nghiên cứu cho thấy nhóm con so có tỷ lệ trả lời đúng (19,0%) cao hơn nhóm con rạ (4,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Con rạ là yếu tố độc lập tượng quan có ý nghĩa thống kê (p=0,03). Bảng 3. 15: Yếu tố liên quan đến điểm kiến thức chung (n=238) Yếu tố nguy cơ. Kiến thức đạt Có Không. Địa điểm thu tuyển 136 88,9% Bệnh viện Từ Dũ 74 87,1% BVĐK Đồng Tháp Nhóm tuổi 34 79,1% ≤ 25 tuổi 144 90,6% 26-34 tuổi 32 88,9% ≥ 35 tuổi Trình độ học vấn (χ2= 10,666, p=0,005) 51 78,5% từ PTCS trở xuống 62 87,3% PTTH 97 95,1% Trên PTTH Nghề nghiệp (χ2= 9,26, p=0,026) 76 86,4% Nội trợ 39 84,8% Làm nông - Công nhân 76 96,2% Văn Phòng 19 76,0% Kinh doanh Số con 56 88,9% Con so 154 88,0% Con rạ. 17 11,1% 11 12,9%. ORđơn ORhiệu biến. 1,19. chỉnh. CI 95%. 0,50 0,2 - 1,5. 9 20,9% 15 9,4% 4 11,1% 14 21,5% 9 12,7% 5 4,9%. p. 0,227 0,662. 0,39 0,47. 0,53 0,19. 0,69 0,3 - 1,9 0,56 0,1 - 2,2. 0,466 0,409. 0,36 0,1 - 1,1 0,19 0,0 - 0,9. 0,077 0,068 0,042. 12 13,6% 7 15,2% 3 3,8% 6 24,0%. 1,14 0,25 2,00. 1,20 0,4 - 3,4 0,54 0,1 - 3,1 2,19 0,7 - 7,3. 0,378 0,730 0,488 0,199. 7 11,1% 21 12,0%. 1,09. 0,84 0,3 - 2,6. 0,757.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 66. Tỷ lệ điểm kiến thức chung giữa các nhóm trịnh độ học vấn là tăng dần theo các cấp trình độ từ 78,5% của nhóm từ PTCS trở xuống đến 95,1% của nhóm trình độ trên PTTH. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (χ2= 10,666, p=0,005), Hồi quy đa biến ở các nhóm trình độ ghi nhân mối tương quan giữa nhóm từ PTCS trở xuống và trên PTTH, sự tương quan có ý nghĩa thống kê (p=0,042), Nghiên cứu ghi nhận, tỷ lệ trả lời đạt của điểm kiến thức chung với nhóm Văn phòng là cao nhất với 96,2% và thấp nhất với nhóm Kinh doanh là 76,0%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 9,26, p=0,026). 3.4.2. Yếu tố liên quan đến thực hành của thai phụ có HBV Bảng 3. 16: Yếu tố liên quan đến thực hành của thai phụ (n=238) Kiến thức đạt Có Không. Yếu tố nguy cơ Địa điểm thu tuyển Bệnh viện Từ Dũ BVĐK Đồng Tháp Nhóm tuổi ≤ 25 tuổi 26-34 tuổi ≥ 35 tuổi Trình độ học vấn từ PTCS trở xuống PTTH Trên PTTH Nghề nghiệp Nội trợ Làm nông - Công nhân Văn Phòng Kinh doanh Số con Con so Con rạ. 13 7. 8,5% 140 91,5% 8,2% 78 91,8%. 2 15 3. 4,7% 41 95,3% 9,4% 144 90,6% 8,3% 33 91,7%. ORđơn ORhiệu biến. 1,0. 0,5 0,5. chỉnh. CI 95%. 0,57 0,2 -. p. 2,0. 0,380. 3,0 3,7. 0,793 0,528 0,530. 2,0 1,3. 0,241 0,291 0,092. 2,62 0,5 - 12,9. 0,503 0,237. 0,59 0,1 0,54 0,1 -. 3 4,6% 6 8,5% 11 10,8%. 62 95,4% 65 91,5% 91 89,2%. 9 10,2% 2 4,3%. 79 89,8% 44 95,7%. 7 2. 72 91,1% 23 92,0%. 1,2 1,3. 2,43 0,6 1,54 0,3 -. 9,7 8,2. 0,211 0,616. 9,5% 57 90,5% 8,0% 161 92,0%. 1,2. 1,35 0,4 -. 4,4. 0,625. 6 14. 8,9% 8,0%. 0,5 0,4. 2,5. 0,44 0,1 0,22 0,0 -. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 67. Thai phụ được thu tuyển tại Bệnh viện Từ Dũ có tỷ lệ điều trị trước đó (8,5%) cao hơn số thai phụ thu tuyển tại bệnh viên đa khoa Đồng Tháp (8,2%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Nhóm tuổi điều trị trước đó nhiều nhất là từ 26-34 tuổi (9,4%), tiếp sau đó là nhóm tuổi trên 35 tuổi với 8,3% và thấp nhất là nhóm tuổi dưới 25 tuổi với 4,7%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ thai phụ điều trị VGB cao nhất ở nhóm trên PTTH với 10,8%, hai nhóm còn lại là PTTH và từ PTCS trở xuống có tỷ lệ nhỏ dần tương ứng là 8,5% và 4,6%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thông kê. Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ điều trị trước đó ở yếu tố nghề nghiệp như sau: Nội chợ (10,2%). Văn Phòng (8,9%). Kinh doanh (8,0%), Làm Nông - Công nhân (4,3%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Yếu tố số con trong nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt không đáng kể, khi tỷ lệ đã điều trị trước đó của nhóm con so là 9,5% và nhóm con rạ là 8,0%. Sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê (p=0,709, OR= 1,211, 95% CI(0,4443,300)). Hồi quy đa biến cũng không ghi nhân sự tương quan có ý nghĩa thống kê đối với việc điều trị của thai phụ có HBV..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 68. Bảng 3. 17: Liên quan giữa kiến thức và nguồn tìm hiểu kiến thức của thai phụ có HBV (n=238) Kiến thức đạt ORđơn ORhiệu Có Không biến chỉnh Kiến thức từ bạn bè, người thân Có 29 100,0% 0 0,0% 0,0 Không 156 90,2% 17 9,8% 0 Kiến thức từ sách báo, tờ rơi, internet Có 118 95,2% 6 4,8% 12,0 Không 83 88,3% 11 11,7% 2,61 Kiến thức từ đài phát thanh và truyền hình Có 61 92,4% 5 7,6% 1,0 Không 127 91,4% 12 8,6% 1,15 Kiến thức từ nhân viên y tế (p=0.011) Có 145 94,8% 8 5,2% 17,2 Không 54 84,4% 10 15,6% 3,36 Nguồn kiến thức. CI 95%. 0,00 -. p. 0,998. 2,07 - 70,04 0,006. 0,21 -. 4,82 0,985. 3,01 - 97,82 0,001. Có liên quan giữa điểm kiến thức của thai phụ đến từ nguồn kiến thức là từ sách báo, tờ rơi và internet, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,006). Có liên quan giữa điểm kiến thức đến từ nguồn kiến thức là nhân viên y tế, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,001). Bảng 3. 18: Liên quan giữa điểm kiến thức và thực hành của thai phụ có HBV Thực hành Có Không. Kiến thức đạt Có Không 19 95,0% 1 5,0% 191 87,6% 27 12,4%. ORđơn. ORhiệu. biến. chỉnh. 2,68. CI 95%. p. 2,686 0,345 - 20,881 0,345. Mối tương quan này không có ý nghĩa thống kê (p=0,335). Bảng 3. 19: Liên quan giữa thực hành của thai phụ và thực hành của người chồng Thực hành chồng Có Không. Thực hành thai phụ ORđơn ORhiệu CI 95% p biến chỉnh Có Không 14 70,0% 6 30,0% 63 28,9% 155 71,1% 5,74 2,11 - 15,61 0,001 5,74. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 69. Nghiên cứu ghi nhận, thực hành của các thai phụ liên quan thuận, yếu đến thực hành của người chồng. Sự tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,000, r=0,244, OR=5,741, 95%CI (2,111-15,608))..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 70. CHƯƠNG 4.. BÀN LUẬN. 4.1. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG LÂY TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B CỦA THAI PHỤ CÓ HBV 4.1.1. Kiến thức của thai phụ có HBV về đường lây truyền vi rút VGB VGB là một bệnh nhiễm trùng gan do vi rút VGB gây ra. Tùy theo mức độ, bệnh có thể chỉ kéo dài nhẹ vài tuần cho đến trở thành một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng suốt đời của người bệnh. Vì vậy việc đánh giá kiến thức về phòng lây truyền vi rút VGB là rất cần thiết, không chỉ đối với cộng đồng nói chung mà cũng đặc biệt quan trọng đối với thai phụ, vì kiến thức tốt sẽ giúp các thai phụ có tâm lý vững vàng trong lúc mang thai, hiểu và phòng, chống lây truyền vi rút VGB cho người thân, nhất là lây truyền dọc qua chính con của họ. Phụ nữ cũng là nguồn chia sẻ kiến thức trong gia đình và ngoài cộng đồng được cho là phổ biến và hiệu quả nhất. Trong nghiên cứu này, đối tượng thu tuyển lại là thai phụ có HBV. Kết quả trong nghiên cứu sẽ phản ánh một phần thực trạng kiến thức cũng như thực hành của đối tượng này. Kiến thức về đường lây truyền của vi rút VGB Nghiên cứu ghi nhận, có 72,5% số thai phụ cho rằng VGB không thể lây qua bằng đường ăn uống thông thường, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu Phạm Thị Thúy Hằng [8] với 47,6% trên tổng số 380 thai phụ và sau sinh, tỷ lệ này trong nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng [9] trên đối tượng là phụ nữ có con dưới 1 tuổi chỉ có 20,6%. VGB không thể lây truyền qua đường hô hấp, như hắt hơi và nói chuyện thông thường thì nghiên cứu đã ghi nhận có 75,2% số thai phụ có HBV tham gia nghiên cứu là trả lời đúng, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ trong nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hằng [8] là 58,2%,. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 71. Tuy nhiên, VGB có thể lây qua đường máu trong nghiên cứu này là 80,7% số thai phụ trả lời đúng, thấp hơn trong nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hằng là 85,8% nhưng cao hơn nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng [9] chỉ có 69,1%, với đối tượng là nhân viên điều dưỡng của Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Khánh thì tỷ lệ này là 93,3%[13]. Điều này thể hiện đúng với thực tế, khi tỷ lệ trả lời đúng của nhóm nhân viên điều dưỡng cao hơn nhóm các bà mẹ mang thai. Khi cho là nhóm nhân viên điều dưỡng luôn được trang bị kiến thức tốt hơn, là nhóm có nguy cơ cao vì thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, bơm kim tiêm, dịch tiết của người bệnh và môi trường nhiễm bệnh tại Bệnh viện. Theo kết quả nghiên cứu thì có tới 77,7% số thai phụ có HBV cho là VGB có thể lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị thúy Hằng (75,3%) và Trịnh Thúy Hằng (66,9%) nhưng lại cao hơn gấp 2 lần so với nghiên cứu của Vũ Đức Lương chỉ với 35,7% trên đối tượng là người đi hiến máu trại khu vực Hà Nội năm 2014 [17]. Đối tượng trong nghiên cứu của Vũ Đức Lương là đối tượng cộng đồng dân cư, không mang tính đặc thù như các nghiên cứu trên nên về tỷ lệ chênh lệch cũng có thể gần với thật tế. Khi các đối tượng là mẹ mang thai sẽ hiểu biết nhiều hơn hoặc quan tâm hơn về các bệnh lây qua đường tình dục trong đó có bệnh VGB, còn các đối tượng là cộng đồng nói chung sẽ dễ hiểu khi tỷ lệ trả lời thấp hơn, Hiểu biết về đường lây truyền từ mẹ sang con, tỷ lệ trả lời đúng trong nghiên cứu này và nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hằng thì gần tương đồng nhau, tương ứng là 85,7% và 85,8%, cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng là 61,7% và của Vũ Đức Lương là 53,3%. Với các tỷ lệ thấy được, với đối tượng trên cộng đồng chúng ta cũng dễ hiểu vì sao tỷ lệ trả lời đúng chỉ có 53,3%, nhưng cũng là.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 72. phụ nữ có con dưới 6 tháng trong nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng lại chỉ có 61,7%, tỷ lệ này là thấp so với nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hằng và trong nghiên cứu này mà đối tượng khảo sát gần giống nhau. Vì hiểu biết về đường lây truyền dọc từ mẹ sang con là rất quan trọng, đây là đường lây truyền chủ yếu tại Việt Nam thuộc nhóm khu vực có tỷ lệ có HBV cao trên thế giới, Hiểu biết về đường lây truyền của vi rút VGB là rất quan trọng, nhất là đối với thai phụ, đánh giá mức độ quan tâm cũng như kiến thức chuẩn bị trước khi mang thai của phụ nữ, ảnh hưởng trực tiếp đến chính con của họ. Tỷ lệ một số nghiên cứu cho thấy phần đa số các phụ nữ đều biết rằng VGB có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và trong lúc sinh, vì là đối tượng vừa là thai phụ vừa có HBV nên kiến thức về đường lây truyền có phần cao hơn so với các đối tượng khác, phải có gần một nửa số thai phụ (45,4%) trả lời đúng hết tất cả các câu hỏi, Kiến thức về cách phòng, chống Cách phòng lây truyền vi rút viên gan B, cũng như phòng bệnh do vi rút VGB gây nên được WHO cũng như Bộ Y tế khuyến váo là tiêm phòng vắc xin VGB, không chỉ dành cho trẻ em mà cả dành cho người lớn. Trong nghiên cứu này ghi nhận việc hiểu biết về việc tiêm vắn xin phòng, chống lây truyền vi rút VGB đạt 87,0%, tuy nhiên tỷ lệ này lại thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hằng (92,6%) và nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng (91,4%). Tuy nhiên, cao hơn khi so sánh đối tượng hiến máu nhân đạo trong nghiên cứu của Vũ Đức Lương là 79,1%. Cũng tỷ lệ này trên đối tượng nghiên cứu là người dân xã Trung Nguyên tỉnh Vĩnh Phúc của nhóm nghiên cứu Vũ Đình Sơn và Lê Thanh Tùng cũng không quá chênh lệch cho rằng tiêm vắc xin đạt hiệu quả cao chiếm tỷ lệ 87,9% [25]. Tỷ lệ này ở các bà mẹ thì khá tương đồng nhau, cũng giải thích một phần là các bà mẹ có mối. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 73. quan tâm nhiều hơn về tiêm phòng vắc xin VGB so với các đối tượng khác. Còn về đối tượng là các bà mẹ mang thai, nghiên cứu mong chờ tỷ lệ cao nhất phải thuộc về đối tượng thai phụ có HBV và mang tính cấp thiết hơn so với các đối tượng bà mẹ khác. Tuy nhiên, kiến thức này đánh giá phần nào sự bao phủ về việc tiêm vắc xin cho trẻ, để đạt được theo mong đợi của Bộ Y tế, độ bao phủ vắc xin ít nhất là 95% vì vậy nghiên cứu ghi nhật sự hiểu biết về tầm quan trọng của vắc xin vẫn còn thấp hơn giá trị mong đợi, Hiểu biết về tiêm phòng vắc xin VGB, Hiểu biết về tiêm vắc xin, cũng như tác dụng của việc tiêm vắc xin đủ liều cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý lựa chọn cách phòng, chống VGB của người mẹ cho bản thân, cho gia đình và cho chính con cái của họ. Có 86,6% các thai phụ có HBV trong nghiên cứu trả lời đúng và cho rằng việc tiêm phòng vắc xin VGB phù hợp với tất cả mọi đối tượng, không chỉ là trẻ nhỏ mà còn dành cho cả người lớn. Có thể nói đây là tỷ lệ ngoài mong đợi vì thường khi nói đến tiêm vắc xin, đa số mọi người sẽ nghĩ tiêm phòng vắc xin chỉ dành cho đối tượng là trẻ nhỏ, nhưng trên thực tế thì vắc xin VGB được khuyến cáo là dành cho tất cả mọi người như là trẻ nhỏ chưa được tiêm vắc xin, cán bộ y tế, thành viên trong gia đình có người mắc VGB và các đối tượng người lớn mắc các bệnh xã hội khác. Trẻ lớn và người trưởng thành đều nên tiêm vắc xin với liều tiêm 3 mũi ở tháng 0,1 và 6. Có 37,0% số thai phụ trả lời đúng về số mũi vắc xin đủ liều cho trẻ dưới 12 tháng tuổi là lớn hơn hoặc bằng 3 liều, tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng [9] là 17,7% với đối tượng là các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi. Số lượng mũi tiêm lớn hơn hoặc bằng 3 liều cho mọi người, tỷ lệ trả lời đúng này trong nghiên cứu chiếm 33,2% và tỷ lệ này thấp hơn khi so sánh đối tượng là.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 74. sinh viên điều dưỡng khi tham khảo thực hành của họ trong nghiên cứu của Trần Thị Tây Nguyên [21] là 54,2%. Kiến thức về tiêm đủ liều rất quan trong, vì việc không tiêm đủ liều có thể ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin, có khi sẽ mất tác dụng đối với một số trường hợp. Tỷ lệ hiểu biết về số mũi tiêm đủ liều là quá thấp so với kỳ vọng và ảnh hưởng nhiều đến khả năng phòng bệnh sau này. Vì trên thực tế đối với các liều sau, việc đi tiêm phòng hay không thuộc quyết định của gia đình và bà mẹ nói cách khác các bà mẹ có thể không đưa con của mình đến tiêm các liều sau là vì lý do không biết hoặc là cho rằng đã tiêm đủ liều cho trẻ. Với số liệu ghi nhân này có thể nói, nếu không có những tác động khách quan khác thì tỷ lệ tiêm đủ liều của trẻ dưới 12 tháng tuổi và mọi người chỉ đạt 37,0%. Tuy nhiên, 92,9% thai phụ trong nghiên cứu đã trả lời thời điểm tiêm vắc xin mũi đầu tiên tốt nhất cho trẻ dưới 12 tháng tuổi là trong vòng 24 tiếng sau sinh, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với yếu tố thực hành trong nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hằng [8] chỉ có 65,6% và 71,0% đối với phụ nữ có con dưới 6 tháng trong nghiên cứu của Hồ Thị Thình [31]. Kết quả này cho thấy, đối tượng là thai phụ có HBV có mối quan tâm nhiều hơn về mũi vắc xin đầu tiên dành cho trẻ hơn hẳn đối tượng của các nghiên cứu khác. Thời gian bảo vệ của vắc xin đối với người đã tiêm đủ liều là trên 20 năm, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy rất ít thai phụ (8,4%) biết điều này và phần lớn nằm ở nhóm thu tuyển tại Bệnh viện Từ Dũ (84,0%). Tỷ lệ biết về điều này là quá thấp so với mong đợi, mặc dù Bộ Y tế đã nhiều biện pháp tuyên truyền về khả năng bảo vệ suốt đời của vắc xin. Có thể giải thích rằng mức độ tin cậy vào việc tiêm vắc xin đủ liều là thấp ở các thai phụ có HBV tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu ghi nhận, kiến thức về VGB mà thai phụ nhận được từ sách báo, tờ rơi, poster và internet như một cách tự tìm hiểu đạt 52,1%, theo cách thụ động. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 75. hơn là nguồn kiến thức biết từ Bạn bè người thân thì thấp chỉ chiếm 12,2%, từ truyền hình, đài phát thanh là 27,7%. Tuy nhiên, các thông tin này là thông tin một chiều, với thời đại số hóa ngày nay thì phần lớn là được tìm hiểu từ mạng Internet cũng là một điều dễ hiểu, tuy nhiên lượng lớn kiến thức mà thai phụ có HBV cho là từ nhân viên Y tế chiếm 64,3%. Sự vượt trội này có hai mặt, mặt tốt chính là các nguồn thông tin chính thống, cũng như có sự tư vấn hai chiều dẫn đến kiến thức của thai phụ tham gia nghiên cứu là khá cao, nhưng xét tổng quan thì vẫn chưa đầy đủ. Vì nhiều lý do khách quan, tuy nhiên nhân viên y tế cũng không thể có quá nhiều thời gian để có thể bổ sung kiến thức cho các thai phụ một cách đầy đủ nhất. Còn về mặt ngược lại, có thể nói nhân viên Y tế là nguồn kiến thức cuối cùng mà thai phụ có thể nhận được, tức là phải có vấn đề về sức khỏe thì mới tìm đến nhân viên y tế để tư vấn, điều này chứng tỏ vị trí của các kênh truyền thông khác chưa được đánh giá cao và có phần coi nhẹ, chính vì vậy vô tình đã tạo gánh nặng lên đội ngũ y tế. Vì vốn dĩ, các kiến thức về phòng, chống bệnh tật nói chung và VGB nói riêng là lượng kiến thức nền cần mỗi người dân đều phải biết. Chỉ có 12,2% là sự chia sẻ kiến thức từ bạn bè và người thân, hay là chỉ có 27,7% là nghe từ đài phát thanh và truyền hình. Đặc biệt đối với thai phụ, đối tượng rất cần được bổ sung kiến thức trước khi mang thai, để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và trẻ nhỏ. 4.1.2. Thực hành của thai phụ có HBV Nghiên cứu cho rằng, vì là đối tượng nghiên cứu là thai phụ có HBV nên thực hành được cho là của thai phụ có HBV là việc điều trị trước đó của họ, theo như quyết định mới nhất của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh VGB [29], thì có 95% người lớn bị VGB cấp sẽ hồi phụ một cách tự nhiên mà không cần điều trị thuốc kháng vi rút, điều trị VGB chủ yếu là điều trị hỗ trợ..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 76. Xét với thai phụ có HBV là thai phụ có HBV thì điều trị trước đó là điều trị hỗ trợ hay là điều trị điều trị kháng vi rút để làm giảm nguy cơ lây truyền cho con của mình trong thời gian mang thai và trong lúc sinh. Việc điều trị này có ý nghĩa khi thai phụ có điều trị VGB liên tục trước khi mang thai và đến khi dừng điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Nghiên cứu khảo sát có rất ít, chỉ 8,4% thai phụ là có điều trị VGB trước đó và cũng cách lúc sinh khá lâu, có 4 trường hợp thai phụ có HBV chiếm 1,7% điều trị trước đó là 1 năm và cũng có 1 trường hợp biết mình có HBV và đã điều trị trước đó là 12 năm. Kết quả này cho thấy, hầu như đối tượng tham gia trong nghiên cứu này không cho rằng điều trị VGB là cần thiết hoặc không biết là mình có có HBV để điều trị. Điều này đánh giá một phần cho việc có cần thiết hay không cần thiết điều trị VGB trước đó cho việc giảm tỷ lệ lây truyền vi rút VGB từ mẹ sang con. Qua phỏng vấn các đối tượng thai phụ, nghiên cứu ghi nhận có 77 (32,4%) người chồng của thai phụ có đi xét nghiệm VGB trước đó và có tới 8,0% là có HbsAg (+). Thật ra tỷ lệ thấp hơn so với mong đợi, việc xét nghiệm VGB trước khi hôn nhân là khuyến cáo cần thiết của Bộ Y tế, không chỉ phòng, chống bệnh VGB mà còn phòng, chống được các bệnh khác lây qua đường tình dục, có thể nói việc quan tâm của các cặp vợ chồng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục là chưa cao. Tuy nhiên, cũng phải đề cập các vấn đề xã hội khác ảnh hưởng đến sự quan tâm này như là kinh tế, sự tin tưởng lẫn nhau và khả năng che giấu của đối tượng. Chính vì các rào cản xã hội như vậy thì tỷ lệ này cũng phản ánh gần đúng với thực tế hiện nay mặc dù Bộ Y tế cũng như chính quyền luôn khuyến khích khám và xét nghiệm tổng quát trước hôn nhân để giúp thúc đẩy một thế hệ tương lai khỏe mạnh hơn.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 77. 4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG, CHỐNG LÂY TUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Việt Nam là một trong những nước ở khu vực có tỷ lệ mắc cao trên thế giới thì đường lây truyền vi rút VGB qua đường tình dục không không phổ biến bằng đường lây truyền từ mẹ sang con nhưng nó cũng rất là quan trong và là con đường chủ yếu ở các nước phát triển và tất nhiên nước đang phát triển như Việt Nam có tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các nước đã phát triển. Vì vậy hiểu biết về đường lây truyền qua đường tình dục đối với các thai phụ có HBV là rất quan trọng, phản ánh thực tế cuộc sống hôn nhân cũng như ý định mang thai trước đây. Các đối tượng này nếu không có những biện pháp phòng, chống như quan hệ tình dục an toàn hay xét nghiệm định kỳ thì rất dễ lây truyền cho bạn đời của họ. Mặc dù khi chạy hồi quy đa biến không cho thấy được các nhóm yếu tố tương quan có ý nghĩa thống kê, nhưng khi so sách chéo với kiểm định Chi-Square thì nghiên cứu ghi nhận sự khác biệt của yếu tố nhóm trình độ học vấn có ý nghĩa thống kê (χ2= 13,4, p=0,001) cụ thể: tỷ lệ odds hiểu biết về đường lây truyền qua đường máu của nhóm học vấn PTTH cao hơn 2 lần nhóm có trình độ từ PTCS trở xuống (OR = 0,50), tỷ lệ này khi so sánh nhóm từ PTCS trở xuống và nhóm trên PTTH là gấp hơn 4 lần (OR=0,25). Kết quả này cũng phản ánh đúng thực tế khi người có trình độ cao hơn sẽ có khả năng hiểu biết tốt hơn về lây truyền vi rút VGB qua đường tình dục. Nghiên cứu cũng ghi nhận, yếu tố nghề nghiệp cũng liên quan đến hiểu biết về đường lây truyền qua đường tình dục (χ2= 14,7, p=0,002), cụ thể đối với nhóm yếu tố nghề nghiệp tham chiếu là nhóm Nội trợ, thì nhóm Làm Nông – Công nhân, nhóm Văn phòng có tỷ lệ odd hiểu biết cao hơn nhóm Nội trợ tương ứng với các giá trị OR là 0,79 và 0,25, điều này chứng tỏ đối với nhóm Làm nông – Công.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 78. nhân và nhóm Văn phòng có mức hiểu biết cao hơn nhóm Nội trợ và mức hiểu biết của nhóm Văn phòng chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, nhóm Kinh doanh so với nhóm nội trợ lại có OR=1,68>1 nên có thể nói nhóm Kinh doanh có hiểu biết về đường lây truyền qua đường tình dục kém hơn nhóm Nội chợ. Tuy đây là so sánh đơn biến nhưng cũng phản ánh phần nào đúng với thực tế khi nhóm kinh doanh được cho là có nhiều mối quan tâm khác hơn như tiền, các mối quan hệ thay vì quan tâm đến sức khỏe trong khi đó nhóm Văn phòng sẽ có mức hiểu biết tốt hơn khi có ít mối quan tâm về xã hội hơn, họ có nguồn thu nhập ổn định, vừa đủ để có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, bản thân và quan tâm hơn đến tình dục an toàn, các nhóm này được cho là vẫn chủ động về tài chính và các mối quan hệ xã hội bên ngoài, khi so sánh điều này với nhóm Nội trợ thì ngược lại. Nhóm nội trợ có thể nói là bị động về tài chính cũng như xung quanh cũng rất ít sự giao tiếp xã hội so với các nhóm khác, chính lẽ vậy mà gánh nặng cơm áo gạo tiền lại dồn lên chính người chồng, có thể xem xét việc có HBV của đối tượng này là do chính người chồng lây truyền qua do sự phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng. Lây truyền từ mẹ sang con như đã biết là đường lây truyền dọc chủ yếu ở các nước đang phát triển và Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước này. Vì vậy đường lây truyền này rất được Nhà nước và Bộ Y tế quan tâm, cũng như đã có rất nhiều phác đồ điều trị như đã giới thiệu ở phần tổng quan. Trong nghiên cứu này, chỉ có trình độ học vấn là có mối tương quan đến hiểu biết về đường lây truyền từ mẹ sang con ở thai phụ có HBV và mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (χ2= 12,07, p=0,002), cụ thể khi so sánh đơn biến giữa nhóm PTTH và nhóm từ PTCS trở xuống có OR=0,46, nghĩa là odds của thai phụ có HBV ở nhóm đối tượng trình độ PTTH thì có tỷ lệ hiểu biết cao hơn thai phụ có HBV ở nhóm đối tượng trình độ từ PTCS trở xuống là hơn 2 lần, odds này tương tự với nhóm thai phụ có HBV. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 79. ở nhóm đối tượng trên PTTH cao hơn nhóm đối tượng từ PTCS trở xuống là 4,81 lần (OR=0,21). Điều này có nghĩa là ở trình độ cao hơn sẽ có khả năng hiểu biết tốt hơn về đường lây truyền từ mẹ sang con. Điều này cũng phản ánh đúng với thực tế về hiểu biết tốt hơn ở những người có trình độ học vấn tốt hơn. Khi phân tích đơn biến Trong hồi quy nhị phân đa biến, nghiên cứu cũng ghi nhận chỉ có trình độ học vấn trên PTTH là yếu tố độc lập duy nhất có liên quan đến hiểu biết của thai phụ có HBV về đường lây truyền từ mẹ sang con (B= -1,5, p=0,046. CI 95% 1-19,6, OR=4,81), biện giải ý nghĩa hồi quy đa biến ta thấy B= -1,5 nghĩa là biến độc lập trên PTTH có tác dụng nghịch từ hiểu biết kiến thức đến không hiểu biết kiến thức, tức là yếu tố trên PTTH sẽ giúp cho việc thai phụ có HBV có kiến thức về đường lây truyền từ mẹ sang con tốt hơn, cụ thể là tốt hơn gần 5 lần. Hiểu biết về cách phòng lây truyền vi rút VGB ở thai phụ có HBV được ghi nhận trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng bao gồm địa điểm thu tuyển, trình độ học vấn và nghề nghiệp, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê khi phân tích tương quan đơn biến. Đối với thai phụ có HBV được thu tuyển tại Bệnh viện Từ Dũ có hiểu biết hơn về kiến thức này đối với thai phụ có HBV được thu tuyển tại BVĐK Đồng Tháp (p=0,000, OR=3,97>1) cụ thể, odds của thai phụ được thu tuyển tại BVĐK Đồng Tháp có hiểu biết kém hơn khoảng 4 lần so với thai phụ được thu tuyển tại Bệnh viện Từ Dũ. Điều này cũng gần đúng với thực tế khi người dân sống tại thành phố lớn như TP. HCM thì có mức độ hiểu biết cao hơn người dân sống ở Đồng Tháp, trong nghiên cứu cũng ghi nhân số thai phụ tham gia nghiên cứu có mức trình độ học vấn cao chủ yếu là ở TP. HCM cụ thể nhóm trình độ trên PTTH thu tuyển tại TP. HCM chiếm tới 87,3% trong khi nhóm trình độ từ PTCS trở xuống thu tuyển tại Đồng Tháp tới 78,5%. Chính vì vậy mà trình độ học vấn của thai phụ có HBV cũng ảnh hưởng đến hiểu biết này (χ2= 12,12, p=0,002),.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 80. khi odds trình độ học vấn trên PTTH của các bà mẹ mang thai có HBV hiểu biết về cách phòng lây truyền vi rút VGB tốt nhất cao hơn gần 6 lần so với nhóm thai phụ có trình độ từ PTCS trở xuống. Nghiên cứu cũng ghi nhận yếu tố nghề nghiệp cũng tác động đến hiểu biết của thai phụ có HBV (χ2= 8,17, p=0,043), so với nhóm thai phụ Nội trợ thì odds hiểu biết của thai phụ nhóm văn phòng cao hơn gấp 3,55 lần, con số này là 1,39 đối với thai phụ có HBV làm Kinh doanh. Điều này có nghĩa là nhóm văn phòng có hiểu biết cao hơn so với nhóm kinh doanh và nội trợ, đồng thời nhóm Làm Nông – Công nhân kém hiểu biết hơn các nhóm còn lại (ORLàm Nông- Công nhân/Nội trợ=1,47). Tuy nhiên, khi phân tích hồi quy đa biến thì không có nhóm độc lập nào làm ảnh hưởng đến hiểu biết về cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút VGB ở thai phụ có HBV. Tiêm phòng ở trẻ có mẹ mang HBsAg là tiêm phòng khi trẻ đã có phơi nhiễm với vi rút VGB do vậy việc sử dụng vắc xin và HBIg phải tiến hành càng sớm càng tốt để cơ thể nhanh chóng có kháng thể anti-HBs trung hòa vi rút. Theo khuyến cáo của WHO thì trẻ sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg phải được tiêm phòng vắc xin VGB càng sớm càng tốt, tốt nhất là 24 giờ đầu. Tiêm phòng vắc xin VGB đơn thuần hoặc vắc xin VGB phối hợp với HBIg có khả năng phòng tránh 90% khả năng lây truyền từ mẹ sang con[37, 72]. Chính những dẫn chứng này lại là cơ sở quan trong để đánh giá hiểu biết này đối với thai phụ có HBV tham gia nghiên cứu trong nghiên cứu, nhóm nghiên cứu kỳ vọng hầu hết thai phụ có HBV đều phải biết vì kiến thức này ảnh hưởng trực tiếp đến con cái của họ, mặc dù như đã biết tại hai địa điểm thu tuyển là hai Bệnh viện lớn ở khu vực phía Nam nên mũi tiêm sơ sinh là mũi tiêm bắt buộc. Nhưng nếu xét ở một điều kiện khác, không có được sự hỗ trợ của Bệnh viện thì kỳ vọng mà nghiên cứu thu được là còn thấp (92,9%). Tất nhiên odds hiểu biết về kiến thức mũi tiêm vắc xin VGB đầu tiên của thai phụ. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 81. có HBV thu tuyển tại bệnh viên Từ Dũ cao hơn gấp 3,64 lần so với odds hiểu biết của thai phụ này khi thu tuyển tại BVĐK Đồng Tháp. Điều này phản ánh đúng với thực tế khi so sánh giữa 2 thành phố lớn này. Nghiên cứu cũng ghi nhận sự hiểu biết khác nhau giữa các nhóm tuổi cũng có ý nghĩa thống kê (χ2= 11,762, p=0,003) cụ thể là odds hiểu biết của thai phụ có HBV ở lứa tuổi từ 26-34 tuổi cao gần 5 lần so với thai phụ có HBV ở lứa tuổi ≤ 25 tuổi (OR= 0,2), tuy nhiên khi so sánh với lứa tuổi ≥ 35 tuổi odds hiểu biết thấp hơn 31% so với nhóm tuổi ≤ 25 tuổi, chứng tỏ thai phụ ≥ 35 tuổi có hiểu biết kém hơn và kém nhất trong các nhóm. Chính vì vậy không thể nói người càng lớn tuổi thì có hiểu biết về thời điểm tiêm vắc xin tốt nhất cho trẻ dưới 12 tháng tuổi là càng tốt. Điều này nằm ngoài mong đợi của nhóm nghiên cứu, cần phải có những nghiên cứu khác, hoặc cỡ mẫu lớn hơn để có thể có cái nhìn tổng quan hơn. Khi phân tích hồi quy đa biến thì nghiên cứu ghi nhận chỉ có lứa tuổi ≤ 25 (p=0,028) và lứa tuổi từ 26-34 tuổi (p=0,046) là 2 biến độc lập ảnh hưởng đến hiểu biết về kiến thức của thai phụ có HBV, nhận thấy từ OR hiệu chỉnh (0,258) và khoảng tin cậy 95% CI (0,07-0,98) có ý nghĩa thống kê, nghĩa là nếu có 100 nghiên cứu tương tự thì 95% các nghiên cứu sẽ nói rằng lứa tuổi từ 26-34 có hiểu biết này hơn lứa tuổi ≤ 25 tuổi, tuy nhiên khoảng tin cậy này là quá rộng và có cơ sở khi nói lứa tuổi ≤ 25 tuổi sẽ có hiểu biết gần bằng với nhóm từ 26-34 tuổi. Trên đây là các phần biện giải về các kiến thức cụ thể. Theo như tiêu chí đánh giá điểm kiến thức đạt hay không đạt, qua kết quả của nghiên cứu ghi nhận được hiểu biết chung có liên quan đến hai yếu tố là trình độ học vấn và nghề nghiệp của thai phụ có HBV. Tìm hiểu mối tương quan của trình độ học vấn với hiểu biết chung về phòng lây truyền vi rút VGB như sau, khi kiểm tra OR đơn biến, nghiên cứu cho thấy thai phụ có trình độ học vấn cao hơn sẽ có khả năng hiểu biết cao.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 82. hơn so với thai phụ có trình độ thấp hơn, cụ thể odds hiểu biết về kiến thức chung của phụ nữ cố HBV ở nhóm trình độ học vấn từ PTCS trở xuống sẽ kém hơn một nửa so với nhóm thai phụ có HBV có trình độ học vấn là PTTH, tỷ lệ này khi so sánh với nhóm thai phụ có HBV có trình độ trên PTTH thì có odds hiểu biết kém hơn đến 81%. Nghĩa là cứ 100 thai phụ có HBV có trình độ trên PTTH hiểu biết đạt về kiến thức thì có 19 thai phụ có HBV có trình độ từ PTCS trở xuống hiểu biết đạt về kiến thức, tỷ lệ này ghi nhận tương đồng khi phân tích hồi quy đa biến, nghiên cứu ghi nhận chỉ có trình độ học vấn trên PTTH mới ảnh hưởng đến hiểu biết của thai phụ có HBV (p=0,042, ORhiệu chỉnh = 0,19, 95% CI 0,03-0,94), điều này hoàn toàn phản ánh đúng thực tế khi trình độ học vấn cao sẽ có kiến thức tốt. Nghiên cứu cũng ghi nhận mối tương quan giữa các nhóm nghề nghiệp của thai phụ có HBV có ý nghĩa thống kê (χ2= 9,26, p=0,026) cụ thể, odds hiểu biết về kiến thức chung của thai phụ có HBV trên nhóm Nội trợ gấp 2 lần so với nhóm Kinh doanh, và gấp 1,14 lần so với nhóm Làm Nông – Công nhân. Tuy nhiên, odds hiểu biết này khi so sánh với nhóm Văn phòng thì lại kém 4 lần (OR Nội trợ/Văn phòng =. 0,25). Kết quả này chứng tỏ hiểu biết chung về phòng, chống lây truyền vi. rút VGB ở thai phụ có HBV đạt giảm dần theo các nhóm nghề nghiệp lần lượt là Văn phòng. Nội trợ, Làm nông – Công nhân cuối cùng là Kinh doanh, Qua hồi quy đa biến, odds hiểu biết đạt của thai phụ có HBV từ nguồn kiến thức là sách báo, tờ rơi và internet cao gấp 12 lần so với thai phụ có HBV không được tiếp xúc đến sách báo tờ rơi và internet và odds hiểu biết đạt của thai phụ có HBV từ nguồn kiến thức là nhân viên y tế cao gấp 17,2 lần so với odds hiểu biết đạt của thai phụ có HBV không được tiếp xúc với nguồn này. Điều này đánh giá đúng thực tế khi công nghệ thông tin ngày nay càng ngày càng phát triển, hầu như tất cả các thông tin về y tế không chỉ có bệnh VGB đều được đăng tải trên Internet. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> 83. và người dân rất dễ tiếp cận với như thao tác đơn gian như tìm kiếm bằng từ khóa, tuy nhiên nguồn thông tin một chiều như vậy cần phải chọn lọc kỹ càng trước khi áp dụng nhất là các vấn đề y tế, một so sánh khác thấy được trong nghiên cứu là kiến thức đạt có phần nhỉnh hơn là từ nguồn nhân viên y tế, đánh giá mức độ tiếp cận nguồn thông tin thì nhân viên y tế được cho là có nguồn kiến thức tốt vì vậy một phần có thể giải thích được tỷ lệ kiến thức đạt cao, tuy nhiên nhân viên y tế là nguồn kiến thức cuối cùng đáng tin cậy, để tiếp cận được nguồn thông tin này thì người dân phải có vấn đề về sức khỏe thì mới tiếp cận được nếu bỏ qua các mối quan hệ xã hội, cũng chính vì vậy đã tạo một gánh nặng to lớn lên đội ngũ này. Trên thực tế, thai phụ có HBV đạt điểm kiến thức tốt nhưng chưa chắc là đã đạt điểm thực hành tốt. Cũng một phần giải thích thai phụ có HBV không liên quan đến việc điều trị trước đó của họ. Có thể trên thực tế việc điều trị sẽ không phổ biến với cộng đồng dân cư có HBV và cụ thể trong nghiên cứu này là thai phụ có HBV. Nghiên cứu kỵ vọng các phác đồ điều trị liên quan đến điều trị cho các thai phụ có HBV để phòng giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con, nhưng kết quả cho thấy có quá ít thai phụ lựa chọn điều này. Chính vì vậy dẫn đến các kết quả kiểm định không đáng tin cậy hoặc không có ý nghĩa thống kê, cần có nhiều nghiên cứu cụ thể hơn như là việc lựa chọn hình thức phòng, chống lây truyền vi rút VGB từ mẹ sang con bằng phương pháp nào ở đối tượng là thai phụ có HBV hay là có cỡ mẫu đủ lớn để có thể so sánh rõ hơn sự khác biệt trong việc thực hành của thai phụ. Tuy nhiên, thú vị là việc điều trị VGB trước đó của thai phụ có HBV lại liên quan đến việc chồng của thai phụ có HBV. Tuy là tỷ lệ có thấp nhưng nghiên cứu cũng ghi nhận mối tương quan luận yếu (r=0,244). Cụ thể, odds thực hành đi xét nghiệm trước đó của người chồng có vợ là thai phụ có HBV đã điều trị trước đó.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> 84. cao hơn gần 6 lần so với odds thực hành đi xét nghiệm của người chồng có vợ là thai phụ có HBV đã không điều trị trước đó. Điều này chứng tỏ các gia đình có vợ đã điều trị trước đó thì có ý thức phòng, chống lây truyền vi rút VGB tốt hơn nhóm còn lại, tỷ lệ này cần được phổ biến và nhân rộng hơn trong cộng đồng nhằm phòng, chống VGB hiệu quả ở cộng đồng. Vì với chương trình TCMR, có thể kiểm soát lây truyền dọc từ mẹ sang con, nhưng lại không có biện pháp cụ thể khác đối với đường lây truyền ngang như lây qua đường máu hay lây qua đường tình dục, một trong những con đường vẫn tồn tại ở các nước có tỷ lệ HBV thấp như Mỹ hay Châu Âu. Viêm gan B là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe công cộng toàn cầu. Việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng lây truyền vi rút VGB ở thai phụ có HBV sẽ góp phần vào thúc đẩy công tác phát hiện và tầm soát nhiễm HBV ở cộng đồng. Thêm vào đó, đánh giá được kiến thức và thực hành của các thai phụ có HBV góp phần cho công tác tuyên truyền phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và nhất là tuyên truyền về tính hiệu quả của vắc xin VGB lên chính cá nhân và thế hệ con cái sau này. Nghiên cứu hy vọng từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp xác thực hơn nhằm cải thiện sức khỏe cho các thai phụ có HBV nói riêng và cho cả cộng đồng nói chung. Nghiên cứu cũng ghi nhận tính trung thực khi tham gia hỏi bộ câu hỏi, thực hiện phép thử phương trình hồi quy tuyến tính giữa biến “Biết về bệnh” của thai phụ có HBV và biến hiểu biết đạt chung của thai phụ có HBV. Nghiên cứu ghi nhận mối tương quan thuận tuyệt đối (r = 0,752 >75%) giữa biết về bệnh và hiểu biết đạt của thai phụ có HBV, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,000), nghĩa là tỷ lệ thai phụ có HBV biết về bệnh thì hiểu biết đạt cao gấp gần 3 lần so với nhóm không biết về bệnh.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> 85. Phạm vi của nghiên cứu là chỉ tiến hành thu tuyển thai phụ đến sanh tại Bệnh viện Từ Dũ và BVĐK Đồng Tháp nên chưa thể khái quát và đại diện một cách chính xác cho các cộng đồng khác. Nghiên cứu cắt ngang vào một thời điểm với bộ công cụ là bộ câu hỏi nên rất dễ mắc các sai lầm chủ quan từ thai phụ có HBV. Do nghiên cứu thực hiện trên đối tượng là thai phụ có HBV, không tìm được nhiều tài liệu liên quan đến đối tượng này nên gặp nhiều khó khăn trong so sánh số liệu và phân tích bàn luận..

<span class='text_page_counter'>(100)</span> 86. KẾT LUẬN 1. Kiến thức, thực hành về phòng, chống lây truyền vi rut viêm gan B của thai phụ có HBV tại bệnh viên Từ Dũ TP.HCM và BVĐK Đồng Tháp.  Tỷ lệ thai phụ có HBV đạt về kiến thức phòng, chống lây truyền vi rút VGB là 88,2%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được VGB có thể lây qua đường máu và các dịch tiết liên quan đến máu là 80,7%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được VGB có thể lây qua quan hệ tình dục là 77,7%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được VGB có thể lây qua đường từ mẹ sang con lúc mang thai và trong lúc sinh là 85,7%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được VGB không thể lây qua đường ăn uống là 75,2%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được VGB không thể lây qua đường hô hấp là 78,6%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được viêm gan B không thể lây qua đường ôm ấp, bắt tay thường là 85,3%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được cách phòng, chống bệnh VGB tốt nhất là tiêm vắc xin VGB là 87,0%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được tiêm vắc xin VGB dành cho mọi đối tượng là 86,6%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được số mũi tiêm đủ liều ≥3 cho đối tượng nói chung là 33,2% ,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được số mũi tiêm đủ liều ≥3 đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi là 37,0%,. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> 87.  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được thời điểm tiêm vắc xin VGB trong vòng 24 giờ đầu sau sinh đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi là 92,9%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV biết được thời gian bảo vệ của vắc xin VGB là trên 20 năm chiếm 8,4%,  Tỷ lệ thai phụ có HBV đã điều trị trước đó là 8,4%. Tỷ lệ người chồng của thai phụ có HBV đã xét nghiệm VGB trong quá khứ là 32,4%, 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống lây truyền vi rút viêm gan B của thai phụ có HBV tại Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và BVĐK Đồng Tháp.  Trình độ học vấn là yếu tố liên quan đến điểm kiến thức của thai phụ có HBV (p=0,002<0,05),  Nghề nghiệp là yếu tố liên quan đến điểm kiến thức của thai phụ có HBV (p=0,026<0,05),  Kiến thức được truyền tải từ nhân viên y tế, sách báo tờ rơi và internet có mối tương quan thuận và yếu đến hiểu biết của thai phụ có HBV, sự tương quan này có ý nghĩa thống kê.  Không có yếu tố liên quan đến điểm thực hành của thai phụ có HBV.  Không có mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của thai phụ có HBV.  Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa thực hành của thai phụ có HBV và thực hành xét nghiệm của người chồng..

<span class='text_page_counter'>(102)</span> 88. KHUYẾN NGHỊ Căn cứ kết quả nghiên cứu nhằm khuyến nghị các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể và nhân dân quan tâm về công tác phòng, chống lây truyền vi rút VGB ở từ hộ gia đình, cộng đồng nhất là đối với thế hệ trẻ em trong tương lai. 1. Thực hiện nhiều chương trình giáo dục cơ bản, thông điệp truyền thông bằng phương tiện đại chúng và Internet, giảm gánh nặng cho đội ngũ nhân viên y tế trong việc nhận thức về tác dụng của việc tiêm phòng vắc xin VGB trong cộng đồng nhất là với đối tượng mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. 2. Tăng cường các chương trình xét nghiệm sàng lọc tiền thai sản đối với phụ nữ trong độ tuổi mang thai để có hướng can thiệp kịp thời. 3. Bảo đảm độ bao phủ vắc xin cho cả người lớn và trẻ em, nhất là đối với trẻ mới sinh được tiêm vắc xin trong vòng 24 tiếng sau sinh.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. 2.. 3.. 4.. 5.. 6.. 7.. 8.. 9.. 10.. 11.. Trần Thị Chính và Phan Thị Phi Phi (1993), "Một số nghiên cứu về người lành mang HBsAg", Tạp chí nội khoa, tr. 37-40. Nguyễn Đức Cường và Đỗ Quốc Tiệp (2017), "Thực trạng nhiễm vi rút Viêm gan B trong cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Bình năm 2017", Tạp chí thông tin khoa học & công nghệ Quảng Bình. 4/2017, tr. 76-82. Nguyễn Đức Cường và các cộng sự. (2016), "Kiến thức và thái độ về phòng chống bệnh viêm gan vi rút B của nhân viên y tế tại một số bệnh viện ở tỉnh Quảng Bình năm 2012", Tạp chí y học dự phòng. XXVI(7), tr. 47. Vũ Hồng Cường (1998), "Điều tra tại thành phố Thanh Hóa về tỷ lệ HBsAg, tỷ lệ anti-HBs và hiệu lực đáp ứng miễn dịch của vắcxin viêm gan B do Việt Nam sản xuất", Luận án Tiến sỹ Y học - Hà Nội. Đỗ Tuấn Đạt (2004), "Đánh giá hiệu quả triển khai tiêm phòng vắcxin viêm gan B do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương sản xuất dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng", Luận án Tiến sỹ Y học, Viện Vệ Sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội. Chu Thị Thu Hà (2006), "Nghiên cứu tỷ lệ mang các dấu ấn virus viêm gan B, khả năng lây truyền cho con ở phụ nữ có thai tại Hà Nội năm 20052006 và đề xuất giải pháp can thiệp", Thông tin Y dược, tr. 12, 29-32. Chu Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Vân và Lê Anh Tuấn (2006), "Nghiên cứu tỷ lệ mang các dấu ấn virus viêm gan B, khả năng lây truyền cho con ở phụ nữ có thai tại Hà Nội năm 2005-2006 và đề xuất giải pháp can thiệp", Thông tin Y dược, tr. 12, 29-32. Phạm Thị Thúy Hằng và cộng sự (2019), "Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống viêm gan B và tiêm chủng cho phụ nữ mang thai và bà mẹ ở miền bắc Việt Nam", journal.pone. Trịnh Thúy Hằng (2015), "Kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến phòng nhiễm vi rút viêm gan B ở bà mẹ có con dưới 1 tuổi tại thị trấn Mỹ Tho, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp năm 2015", Luận văn Thạc sỹ Y Tế Công cộng. Châu Hữu Hầu (1995), "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm virus viêm gan trong cộng đồng dân cư huyện Tân Châu, tỉnh An Giang", Luận án Phó Tiến Sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội. Bùi Hữu Hoàng (2000), Viêm gan siêu vi B từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, Nhà xuất bản Đà Nẵng, ed..

<span class='text_page_counter'>(104)</span> 12. 13.. 14. 15. 16.. 17.. 18.. 19.. 20.. 21.. 22.. 23.. 24.. Bùi Hữu Hoàng và Định Dạ Lý Hương (2000), Viêm gan siêu vi B từ cấu trúc siêu vi đến điều trị, Nhà xuất bản Đà Nẵng, ed. Nguyễn Thị Mỹ Khánh (2018), "Kiến thức, Thực hành phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng bệnh viên Nguyễn Đình Chiểu, Bến Tre năm 2018", Y học thực hành. 3, tr. 1091. Trương Thị Xuân Liên (1994), "Tình hình nhiễm virus viêm gan C tại thành phố Hồ Chí Minh", Luận án Phó Tiến Sỹ Y học, Hà Nội, tr. 54-87. Ngô Viết Lộc (2012), "Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B tại tỉnh Thừa Thiên- Huế", Luận án tiến sĩ Y học, tr. 8. Phí Đức Long, Nguyễn Thị Vinh, Hà Nguyễn Văn Bàng (2009), "Nghiên cứu tình trạng nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ có thai tại thành phố Thái Bình và khả năng lây truyền từ mẹ sang con", Luận án tiến sĩ, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Hà Nội. Vũ Đức Lương (2014), "Kiến thức, Thái độ và Thực hành phòng viêm gan B ở người hiến máu khu vực Hà Nội của Viện Huyết học truyền máu Trung ương năm 2014", Luận văn Thạc sỹ Y Tế Công cộng. Nguyễn Tuyết Nga (1996), "Đánh giá đáp ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắcxin viêm gan B theo lịch tiêm khác nhau", Luận án Phó tiến sỹ khoa học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội. Lê Thanh Quỳnh Ngân và Bùi Hữu Hoàng (2013), "Khảo sát đặc điểm nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ mang thai tại Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 17(6), tr. 25-30. Trịnh Thị Ngọc (2001), "Tình trạng nhiễm các virus viêm gan A, B, C, D,E ở các bệnh nhân viêm gan virus tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam", Luận án Tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Hà Nội. Trần Thị Tây Nguyên và Phan Văn Tường (2016), "Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Trong Phòng Lây Nhiễm Viêm Gan B Của Học Sinh Điều Dưỡng Trường Cao Đẳng Y Tế Phú Yên Năm 2015", Tạp chí Y tế Công cộng. 40, tr. 26. Lê Đình Vĩnh Phúc (2015), "Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm của nhiểm vi rút viêm gan B ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ từ 10 đến 35 tuổi tại trung tâm y khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh năm 2015", Luận văn Thạc sỹ. Đào Thị Mỹ Phượng và Võ Minh Tuấn (2016), "Tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở thai phụ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bình Dương năm 2014", Tạp chí phụ sản. 13(4), tr. 20-23. Đinh Văn Phương và Ngô Thị Kim Phụng (2010), "Tỷ lệ lây truyền HBV từ mẹ sang con tại bệnh viện Long Thành Đồng Nai từ tháng 06/2008 đến. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 25.. 26. 27.. 28. 29.. 30. 31.. 32.. 33.. 34.. 35.. 4/2009", Tạp chí y học TP HCM, Đại học Y Dược TP HCM. 14(2), tr. 2935. Vũ Đình Sơn (2018), "Thực trạng kiến thức và thái độ phòng bệnh viêm gan vi rút B của người dân xã Trung Nguyên, Huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018", Nghiên cứu khoa học. 02(01). Đại học Stanford và Asian Liver Center (2016), Cẩm nang cho cán bộ Y tế về Việm gan B, Asian Liver Center, chủ biên, tr. 4-7. Nguyễn Quang Tập và Nguyễn Văn Quân (2007), "Đánh giá hiểu biết, thái độ thực hành phòng lây nhiễm virut viêm gan B của cán bộ y tế thành phố Hải Phòng", Y học thực hành. 12, tr. 26. Bộ Y Tế (2015), Quyết định số 739/QĐ-BYT về việc ban hành "kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút giai đoạn 2015-2019, chủ biên. Bộ Y Tế (2019), Quyết định số 3310/QĐ-BYT ngày 29/07/2019 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B, Văn bản chính phủ, chủ biên, tr. 10. Hoàng Trọng Thảng (2003), "Tần suất HBsAg và anti-HCV ỏ bệnh nhân ung thư gan nguyên phát", Y học thực hành, 1(439), tr. 90-91. Hồ Thị Thình (2015), "Kiến thức, thái độ và thực hành phòng bệnh viêm gan B cho con và một số yếu tố liên quan đến thực hành của phụ nữ có con dưới 6 tháng tuổi tại huyện Khoái Chân, Hưng Yên năm 2015", Luận văn Thạc sỹ Y Tế Công cộng. Ngô Thị Quỳnh Trang (2011), "Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (HBsAg) và vi rút viêm gan C (Anti HCV) trong huyết thanh học tại một xã vùng đồng bằng Bắt bộ Việt Nam năm 2011", Luận văn Thạc sỹ. Bùi Xuân Trường và Nguyễn Văn Bàng (2007), "Thông báo ban đầu về tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B trên ngƣời Việt Nam có kháng nguyên bề mặt HBsAg âm tính", Tạp chí nghiên cứu Y học, 47(1), tr. 28-32. Bùi Xuân Trường, Nguyễn Văn Bàng (2009), "Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B/C và kiểu gen của virus viêm gan B thuộc khu vực biên giới ViệtTrung huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai", Tạp chí nghiên cứu Y học 64(5), tr. 5259. Vũ Thị Tường Vân (1996), "Nghiên cứu tình trạng nhiễm virus viêm gan B(HBV) ở phụ nữ có thai tại Hà Nội và khả năng lây truyền của HBV từ mẹ sang con", Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y dược, Học viện Quân Y, Hà Nội..

<span class='text_page_counter'>(106)</span> TIẾNG ANH 36.. 37. 38.. 39.. 40.. 41.. 42.. 43.. 44.. 45.. 46.. Enabor O. O. Adeyemi A. B., Ugwu I. A., Bello F. A., and Olayemi O. O (2013), "Knowledge of hepatitis B virus infection, access to screening and vaccination among pregnant women in Ibadan, Nigeria", Journal of Obstetrics and Gynaecology. 33(2), tr. 55–159. Zuckerman AJ Andre FE (1994), "Review: Protective efficacy of hepatitis B vaccine in neonates", J.Med.Virol. 44, tr. 144-151. Lai CL But DY, Lim WL et al (2008), "Twenty-two years follow-up of a prospective randomized trial of hepatitis B vaccines without booster dose in children", Final report, Vaccine. 26(51), tr. 6587-6591. Hsu HY Chang MH, Huang LM et al (1996), "The role of transplacental hepatitis B core antibody in the mother to infant transmission of hepatitis B virus", Journal of Hepatology. 24(6), tr. 674-79. Li L Cui F, Hadler SC et al (2010), "Factors associated with effectiveness of the first dose of hepatitis B vaccine in China: 1992-2005", Vaccine. 26, tr. 2753-2761. Grosheide PM Del Canho R, Mazel JA et al (1997), "Ten-year neonatal hepatitis B vaccination program, The Netherlands, 1982-1992: protective efficacy and long-term immunogenicity", Vaccine. 15, tr. 1624-1630. Zhou X Deng M, Gao S et al (2012), "The effects of telbividine in late pregnacy intrauterine transmission of the hepatitis B virus: a systematic review and meta-analysis", Virology Journal. 9, tr. 185. Nguyen PH Duong TH, Henley K, Peters M (2009), "Risk factors for hepatitis B infection in rural Vietnam", Asian Pac J Cancer Prev. 10(1), tr. 97-102. Cindy M. Weinbaum Eric E. Mast, Anthony E. Fiore, Miriam J. Alter, Beth P. Bell, Lyn Finelli, et al (2006), "A Comprehensive Immunization Strategy to Eliminate Transmission of Hepatitis B Virus Infection in the United States", CDC preview. Mahoney FJ (1999), "Update on diagnosis, management, and prevention of hepatitis B virus infection", Clinical Microbiology Reviews. 12(2), tr. 351-366. Zhang HW Han L, Xie JX et al (2011), "A meta-analysis of lamivudine for interruption of mother-to-child transmission of hepatitis B virus", World J Gastroenterol. 14(38), tr. 4321-4333.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> 47.. 48.. 49.. 50.. 51.. 52. 53.. 54.. 55. 56.. 57.. 58.. Lu CF Hsu HM, Lee SC et al (1999), "Seroepidemiological serosurvey for hepatitis B virus infection in Taiwan: the effect of hepatitis B mass immunization", J. Infect. Dis. 179(2), tr. 369-370. Cheung R Hwang EW (2011), "Global Epidemiology of Hepatitis B virus (HBV) Infection", North American Journal of Medicine of Science. 4(1), tr. 7-13. European consensus group on hepatitis B immunity (2000), "Are booster immunizations needed for lifelong hepatitis B immunity?", Lancet. 355, tr. 561-565. Chen DS Kao HJ (2008), "Critical analysis of the immune tolerance phase of chronic HBV infection: natural history and diagnosis", Current hepatitis reports. 1, tr. 5-11. Gong Y Lee C, Brok J, Boxall EH, Gludd C (2006), "Effect of heapatitis B immunisation in newborn infants of mothers positive for hepatitis B surface antigen: systematic review and meta-analysis", BMJ. 332(7537), tr. 328-336. Yang YB Li XM, Hou HY et al (2003), "Interruption of HBV intrauterine transmission: A clinical study", World J Gastroenterol. 9, tr. 1501-1503. Bi S Liang X, Yang W (2009), "Epidemiological serosurvey of hepatitis B in China - declining HBV prevalence due to hepatitis B vaccination", Vaccine. 27(47), tr. 6550-6557. Tomm PM Marion SA, Pi DW et al (1994), "Long term follow-up of hepatitis B vaccine in infans of carrier mothers", Am J Epidemiol. 140, tr. 746-746. Browej N.H (2010), "Hepatitis B therapy in pregnancy", Curr Hepatitis Re. 9, tr. 197-204. Azumi Ishizaki Nguyen CH (2011), "Prevalence of HBV infection among different HIV-risk groups in Hai Phong, Viet Nam", Journal of Medical Virology 83(3), tr. 399-404. McLaws M. L. Nguyen V. T., Dore G. J. (2007), "Highly endemic hepatitis B infection in rural Vietnam", Journal of gastroenterology and hepatology. Yen-Hsuan Ni (2011), "Natural history of hepatitis B virus infection: pediatric perspective", Journal of gastroenterology and hepatology. 46, tr. 1-8..

<span class='text_page_counter'>(108)</span> 59.. 60. 61.. 62.. 63.. 64. 65.. 66.. 67.. 68.. 69.. 70.. Chung YH Park NH, Lee HS (2010), "Impacts of vaccination on hepatitis B viral infection in Korea over a 25- year period", Intervirology. 53(1), tr. 20-28. Centers for Diseases Control and Prevention (2002), "General recommendation on immunization", MMWR. 51, tr. 1-36. Centers for Diseases Control and Prevention (2005), "A comprehensive immunization strategy to eliminate transmission of hepatitis B virus infection in the United States", MMWR. 54, tr. 13. Centers for Diseases Control and Prevention (2006), "Implementation of newborn hepatitis B vaccination- Worldwide", MMWR, Morb Mortal Weekly Rep. 57(46), tr. 1249-1252. Paladini S Romanò L, Zanetti AR (2012), "Twenty years of universal vaccination against hepatitis B in Italy: achievements and chellenges", Journal of Public Health Research. 3, tr. 18. M. Kumar S. K. Sarin, G. K. Lau (2016), "Asian-Pacific clinical practice guidelines on the management of hepatitis B: a 2015", Hepatol Int, tr. 1-19. Stroffolini T Sagnelli E, Mele A et al (2008), "Italian hospitals’ Collaborating Group. Chronic hepatitis B in Italy: new features of an old disease- approaching the universal prevalence of hepatitis B and antigennegative cases and eradication of hepatitis D infection", Clin. Infect. Dis. 46, tr. 111-113. Murphy TV Schillie SF (2013), "Seroprotection after recombinant hepatitis B vaccination among newborn infants", A review, Vaccine. 31(21), tr. 2506-2016. Plitt SS Singh AE, Osiowy C et al (2011), "Factos associated with vaccine failure and vertical transmission of hepatitis B among a cohort of Canadian mothers and infants", Journal of Viral hepatitis. 18(7), tr. 468-473. Sung J Song YM, Yang S et al (2007), "Factors associated with immunoprophylaxis failure against vertical transmission of hepatitis B virus", Eur. J. Pediatr. 166, tr. 813-818. Getu Girmay Teklay Gebrecherkos, Mulualem Lemma and Markos Negash (2020), "Knowledge, Attitude, and Practice towards Hepatitis B Virus among Pregnant Women Attending Antenatal Care at the University of Gondar Comprehensive Specialized Hospital, Northwest Ethiopia", International Journal of Hepatology. Tran TT (2009), "Management of hepatitis B in pregnancy: Weighing the options", Cleveland clinic journal of medicine. 7(3), tr. 25-29.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> 71. 72. 73. 74. 75. 76.. 77.. 78.. 79.. 80.. 81.. 82.. 83.. WHO (1992), "Expanded Programme on Immunization," Global Advisory Group- Part I", Weekly Epidemiological Record. 67, tr. 11-15. WHO (2001), "Introduction of hepatitis B vaccine into childhood immunization services", WHO/V&B/01, tr. 31. WHO (2002), WHO/CDS/CSRL/LYO/2002:Hepatitis B, chủ biên, tr. 6. WHO (2009), "Review of Expanded Program of Immunization Vietnam 2009". WHO (2017), Hepatitis B vaccines, WHO, chủ biên. Li AZ Xiao XM, Chen X et al (2007), "Prevention of vertical hepatitis B transmission by hepatitis B immunoglobulin in the third trimester of pregnancy", Int. J. Gynaecol. Obstet. 96(3), tr. 167-170. Xiao L Xu Q, Lu XB et al (2006), "A randomized controlled clinical trial: interruption of intrauterine transmission of hepatitis B virus infection with HBIg", World. J. Gastroenterol. 12(21), tr. 3434-3437. Cui YT Xu WM, Wang L et al (2009), "Lamivudine in late pregnancy to prevent perinatal transmission of hepatits B virus infection: A multicentre, randomized double-blind, placebo-controlled study", J. Viral. Hepat. 16, tr. 94-103. Oi KaChanTerence T.LaoStephen S.H.SuenTze KinLauTak YeungLeung (2011), "Knowledge on hepatitis B infection among pregnant women in a high endemicity area", Patient Education and Counseling. 85(3), tr. 516-520. Gooch W.M Young M.D, Zuckerman A.J et al (2001), "Comparison of a triple antigen and single antigen recombinant vaccine for adult hepatitis B vaccination", J.Med.Virol. 64, tr. 290-298. Lin J Yuan J, Xu A et al (2006), "Antepartum immunoprophylaxis of three doses of hepatitis B immunoglobulin is not effective: a single-centre randomized study", J.Viral. Hepatol. 13(9), tr. 597-604. Yuzhu Yin Zhenyan Han, Yuan Zhang, Stephan Ehrhardt, Chloe L. Thio, Kenrad E. Nelson, Xiaoyi Bai, Hongying Hou (2017), "Knowledge of and attitudes towards hepatitis B and its transmission from mother to child among pregnant women in Guangdong Province, China", PloS one. Chen Y Zou H, Duan Z, Zhang H (2011), "Protective effective of hepatitis B vaccine combined with two-dose hepatitis B immunoglobuline on infants born to HBsAg-positive mothers", PloS One. 6(10), tr. 26748..

<span class='text_page_counter'>(110)</span>

×