Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 92 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG. ĐINH THỊ PHƯƠNG. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ CỦA CHA MẸ CÓ CON HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU THÀNH PHỐ HÒA BÌNH NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN. LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG. HÀ NỘI 12/2019.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG. ĐINH THỊ PHƯƠNGTHANH TÂM. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ CỦA CHA MẸ CÓ CON HỌC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ THỊ SÁU THÀNH PHỐ HÒA BÌNH NĂM 2019 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số : 8.72.07.01. LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ MINH LÝ. HÀ NỘI 12/2019. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> i. LỜI CẢM ƠN. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học cùng toàn thể các Thầy, Cô trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Bộ môn Y tế Công cộng, trường Đại học Thăng Long đã trang bị cho tôi kiến thức, đạo đức nghề nghiệp, phương pháp nghiên cứu và tư duy khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hồ Thị Minh Lý, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình đã tạo điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Xin cảm ơn các anh, chị và các bạn học viên sau đại học chuyên ngành Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, từ tận đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan đã chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn và giành cho tôi những tình cảm chăm sóc quý báu để tôi hoàn tất luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên. Đinh Thị Phương.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ii. LỜI CAM ĐOAN. Kính gửi:. Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại Học Thăng Long, Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long, Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Tên tôi là: Đinh Thị Phương - học viên lớp cao học YTCC6.2, chuyên ngành Y tế công cộng, Trường Đại học Thăng Long. Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn này là có thật và kết quả hoàn toàn trung thực, chính xác, chưa có ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, tháng 12 năm 2019 Học viên. Đinh Thị Phương. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> iii. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. CBCNV. : Cán bộ công nhân viên. ĐTNC. : Đối tượng nghiên cứu. KCB. : Khám chữa bệnh. NC. : Nghiên cứu. NHTNC. : Nhóm hỗ trợ nghiên cứu. NTGNC. : Người trợ giúp nghiên cứu. PCSR. : Phòng chống sâu răng. RHM. : Răng hàm mặt. RM. : Răng miệng. RSMT. : Chỉ số răng sâu, mất, trám. S-ECC. : Bệnh sâu răng nghiêm trọng. TH. : Tiểu học.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> iv. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3 1.1. Các bệnh về răng miệng ................................................................................. 3 1.1.1. Bệnh sâu răng .............................................................................................. 3 1.1.2. Bệnh quanh răng: Chủ yếu các bệnh về lợi................................................. 4 1.1.3 Chỉ số sâu, mất, trám (SMT) ........................................................................ 5 1.2. Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới và ở Việt Nam ............................. 5 1.2.1. Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới ................................................... 5 1.2.2 Thực trạng bệnh răng miệng ở Việt Nam và một số yếu tố liên quan ......... 7 1.3. Các yếu tố nguy cơ của sâu răng .................................................................... 8 1.3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành .................................................................. 8 1.3.2 Kinh tế, xã hội .............................................................................................. 9 1.3.3 Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt và hay ăn vặt .......................................... 9 1.3.4 Các yếu tố khác ............................................................................................ 9 1.4 Tác hại của bệnh răng miệng ........................................................................ 10 1.4.1 Tác hại của bệnh sâu răng .......................................................................... 10 1.4.2 Tác hại của viêm lợi ................................................................................... 11 1.5 Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh sâu răng cho trẻ và các yếu tố liên quan ................................................................................... 11 1.5.1 Nghiên cứu trong nước............................................................................... 11 1.5.2 Nghiên cứu trên thế giới............................................................................. 12 1.6 Giới thiệu về Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình................ 15 Khám răng định kỳ 6-12 tháng 1 lần/năm........................................................... 15 1.7. Khung lý thuyết ............................................................................................ 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 16 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................ 17 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 17 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu................................................................................... 17 2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................. 17. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> v. 2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 17 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 17 2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ......................................................................... 17 2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá ..................................... 19 2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu...................................................................... 19 2.3.2 Khái niệm, thước đo, tiêu chí đánh giá ...................................................... 20 2.4 Phương pháp thu thập thông tin .................................................................... 21 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin ......................................................................... 21 2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin: ....................................................................... 21 2.4.3 Quy trình thu thập thông tin ....................................................................... 21 2.5 Phân tích và xử lý số liệu .............................................................................. 22 2.6 Sai số và biện pháp khắc phục sai số ............................................................ 22 2.6.1 Sai số có thể gặp ......................................................................................... 22 2.6.2 Biện pháp khắc phục .................................................................................. 23 2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu ........................................................................... 23 2.8 Hạn chế của đề tài ......................................................................................... 24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 25 3.1 Thông tin chung về các phụ huynh học sinh tham gia nghiên cứu ............... 25 3.2 Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................... 29 3.2.1 Kiến thức phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ ...................................... 29 3.2.2. Thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ .................................... 37 3.2.3 Nguồn thông tin về phòng chống bệnh răng miệng ................................... 42 3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................ 43 3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh.................................................................................. 43 3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ ......................................................................................................................... 47 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 51.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> vi. 4.1 Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh................................................................................................................ 51 4.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................ 58 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 64 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> vii DANH MỤC BẢNG. Bảng 1.1 Bảng chỉ số RSMT tuổi 12 ở các nước công nghiệp hóa cao .............. 6 Bảng 1.2 Bảng chỉ số RSMT tuổi 12 ở các nước đang phát triển ........................ 7 Bảng 1.3 Bảng chỉ số RSMT tuổi 12 ở các nước trong khu vực ......................... 7 Bảng 1.4. Tình trạng sâu răng ở trẻ em 6-11 tuổi theo điều tra toàn quốc năm 2001 ............................................................................................................................... 8 Bảng 3.1 Phân bố phụ huynh học sinh theo tuổi ................................................ 25 Bảng 3.2 Phân bố phụ huynh học sinh theo trình độ học vấn ............................ 26 Bảng 3.3 Phân bố phụ huynh học sinh theo nghề nghiệp .................................. 27 Bảng 3.4 Thu nhập bình quân của đối tượng nghiên cứu theo tuổi ................... 27 Bảng 3.5 Kiến thức của phụ huynh học sinh về thời gian .................................. 29 thay răng sữa của trẻ ........................................................................................... 29 Bảng 3.6 Thời điểm chăm sóc tốt để trẻ có bộ răng chắc khỏe ......................... 29 Bảng 3.7 Kiến thức của phụ huynh học sinh về bệnh răng miệng ...................... 30 hay mắc ở trẻ ...................................................................................................... 30 Bảng 3.8 Kiến thức của phụ huynh học sinh về nguyên nhân gây sâu răng ...... 30 Bảng 3.9 Kiến thức của phụ huynh học sinh về phòng bệnh sâu răng .............. 31 Bảng 3.10 Kiến thức của phụ huynh học sinh về nguyên nhân gây viêm lợi .... 32 Bảng 3.11 Kiến thức của phụ huynh học sinh về các triệu chứng của viêm lợi ở trẻ ........................................................................................................................ 32 Bảng 3.12 Kiến thức của phụ huynh học sinh về cách phòng viêm lợi cho trẻ . 33 Bảng 3.13 Kiến thức của phụ huynh học sinh về số lần chải răng hàng ngày ... 34 Bảng 3.14 Kiến thức của phụ huynh học sinh về số mặt răng cần chải ............ 34 Bảng 3.15 Kiến thức của phụ huynh học sinh về thời gian chải răng của trẻ .... 34 Bảng 3.16 Kiến thức của phụ huynh học sinh về thời điểm chải răng của trẻ .. 35 Bảng 3.17 Kiến thức của phụ huynh học sinh về loại bàn chải đánh răng thích hợp cho trẻ ................................................................................................................. 35 Bảng 3.18 Kiến thức của phụ huynh học sinh về khoảng thời gian thay bàn chải định kỳ cho trẻ .................................................................................................... 36.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> viii. Bảng 3.19 Kiến thức của phụ huynh học sinh về tác dụng của khám răng định kỳ cho trẻ ................................................................................................................. 36 Bảng 3.20 Đánh giá kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................................... 37 Bảng 3.21. Số lần cho trẻ đi khám răng trong 6 tháng qua ................................ 37 Bảng 3.22. Nguyên nhân đưa trẻ đi khám răng trong 6 tháng qua .................... 37 Bảng 3.23. Thời điểm phụ huynh học sinh nhắc trẻ đánh răng ......................... 38 Bảng 3.24. Nội dung phụ huynh quan sát trẻ khi đánh răng .............................. 39 Bảng 3.25. Phụ huynh học sinh hướng dẫn trẻ cách chải răng .......................... 40 Bảng 3.26. Cách phụ huynh học sinh tạo thói quen đánh răng cho trẻ .............. 40 Bảng 3.27. Thời gian phụ huynh học sinh thay bàn chải cho trẻ ....................... 40 Bảng 3.28. Loại bàn chải phụ huynh học sinh thường mua cho trẻ .................. 41 Bảng 3.29. Đánh giá thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................................... 41 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ...................................................................................... 43 Bảng 3.31. Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của ĐTNC ..................................................................................................... 43 Bảng 3.32. Mối liên quan giữa dân tộc và kiến thức về phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh .......................................................................... 44 Bảng 3.33. Mối liên quan giữa học vấn và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................. 44 Bảng 3.34. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh .......................................................................... 44 Bảng 3.35. Mối liên quan giữa thu nhập và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................. 45 Bảng 3.36. Mối liên quan giữa số con và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................. 45 Bảng 3.37. Mô hình phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu ........................................... 46. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> ix. Bảng 3.38. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh .......................................................................... 47 Bảng 3.39. Mối liên quan giữa giới tính và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................. 47 Bảng 3.40. Mối liên quan giữa dân tộc và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................. 48 Bảng 3.41. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh .......................................................................... 48 Bảng 3.42. Mối liên quan giữa học vấn và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................. 49 Bảng 3.43. Mối liên quan giữa thu nhập và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................. 49 Bảng 3.44. Mối liên quan giữa số con và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh ................................................................................. 49 Bảng 3.45. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh .......................................................................... 50 Bảng 3.46. Mô hình phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu ................................ 50.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> x. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ phụ huynh học sinh theo giới tính ......................................... 25 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo dân tộc ....................................... 26 Biểu đồ 3.3 Số con đã sinh của các đối tượng nghiên cứu ................................ 28 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ phụ huynh học sinh có con gặp vấn đề răng miệng .............. 28 Biều đồ 3.5 Kiến thức của phụ huynh học sinh về khả năng phòng ngừa bệnh sâu răng ..................................................................................................................... 31 Biều đồ 3.6 Kiến thức của phụ huynh học sinh về khả năng phòng ngừa viêm lợi cho trẻ ................................................................................................................ 33 Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ phụ huynh học sinh thường xuyên nhắc trẻ đánh răng ......... 38 Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ phụ huynh học sinh quan sát trẻ khi trẻ đánh răng ............... 39 Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ phụ huynh học sinh từng tham gia các buổi truyền thông về phòng chống bệnh răng miệng ........................................................................... 42 Biểu đồ 3.10 Những nguồn cung cấp thông tin về phòng chống bệnh răng miệng của ĐTNC ........................................................................................................... 42. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng xảy ra phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2010, tỷ lệ mắc bệnh răng miệng trên cộng đồng là 90%, tỷ lệ mắc bệnh răng miệng ở học sinh cao, đặc biệt trong các lứa tuổi then chốt, cụ thể ở nhóm 6 tuổi tỷ lệ này là 83,7%, ở nhóm 12 tuổi là 56,6% và ở nhóm 15 tuổi là 67,6%, trong đó phổ biến là các bệnh sâu răng và viêm quanh răng [2]. Đây là những nguyên nhân gây rụng răng, hạn chế khả năng nói và nhai của con người. Bệnh sâu răng, viêm lợi là hai bệnh phổ biến nhất trong các bệnh răng miệng và số người mắc bệnh này chiếm tỷ lệ rất cao. Sâu răng tăng mạnh ở thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia, các dân tộc đều bị sâu răng, có nước 100% bị sâu răng khiến không thể đáp ứng được nhu cầu về tài chính, nhân lực và thời gian. Trong 20 năm gần đây, mặc dù có sự giảm tỷ lệ sâu răng một cách đáng kể ở những nước phát triển nhờ những tiến bộ về phòng bệnh nhưng không thấy giảm nhiều ở những nước đang phát triển; một số nước còn thấy sự tiến triển của sâu răng mạnh hơn [2]. Ở Việt Nam, tình trạng sâu răng và bệnh quanh răng ở mức cao, chiếm trên 90% dân số và có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây, đặc biệt ở nơi chưa có chương trình nha học đường [3],[5],[7]. Trẻ em lứa tuổi đang đi học (615 tuổi) có tỷ lệ mắc các bệnh răng miệng cao và được ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Năm 2009, Viện Răng Hàm Mặt (RHM) Hà Nội tổ chức điều tra sức khoẻ răng miệng quy mô toàn quốc và kết quả cho thấy 84,9% trẻ em 6-8 tuổi sâu răng sữa, 64,1% trẻ em 12-14 tuổi sâu răng vĩnh viễn và 78,55% trẻ em lớp 2 có cao răng [16]. Điều đó cho thấy bệnh răng miệng ở trẻ em đang ở mức báo động đòi hỏi có những giải pháp phòng bệnh và điều trị hữu hiệu. Để góp phần giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về răng miệng, không có biện pháp nào khác phải đẩy mạnh việc phòng bệnh răng miệng trong cộng đồng, đặc biệt là đối với trẻ em và thực sự phải quan tâm chăm sóc bộ răng cho các em ngay từ thời.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2. kỳ bắt đầu mọc răng. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học chưa có ý thức chăm sóc và bảo vệ răng miệng cho mình. Giai đoạn này là thời kỳ thay răng vĩnh viễn và cũng là thời kỳ dễ bị các bệnh về răng miệng, do cấu tạo răng và men răng chưa hoàn chỉnh. Chính vì vậy mà sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho các em trong giai đoạn này là rất cần thiết, nhất là vai trò quan trọng của các bà mẹ. Thành phố Hòa Bình là một huyện miền núi, điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Dân số là 35.191 người, có 18 trường tiểu học. Chương trình nha học đường đã triển khai được hơn 10 năm, bao phủ khắp toàn thành phố nhưng tỷ lệ mắc bệnh răng miệng trong khối tiểu học không giảm mà vẫn tăng, năm 2010 là 32%, năm 2011 là 34%. Theo kết quả khám sức khỏe định kỳ năm 2012-2013, tỷ lệ mắc bệnh răng miệng của học sinh trường Tiểu học Võ thị Sáu là 48%, cao nhất trong các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố. Vậy câu hỏi đặt ra là thực trạng kiến thức, thực hành phòng bệnh răng miệng của phụ huynh học sinh tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình hiện nay như thế nào? Những yếu tố nào là yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của đối tượng tượng nghiên cứu? Để làm rõ câu trả lời, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của cha mẹ có con học tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình năm 2019 và một số yếu tố liên quan”, với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của cha mẹ học sinh có con học tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của các đối tượng nghiên cứu.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các bệnh về răng miệng Bệnh răng miệng xuất hiện từ khi có loài người, trong đó bệnh mắc chủ yếu là sâu răng và viêm quanh răng. 1.1.1. Bệnh sâu răng Định nghĩa Bệnh sâu răng là bệnh đặc thù tại chỗ có liên quan đến sự phá hủy của mô răng do các sản phẩm chuyển hóa từ vi khuẩn [13]. Bệnh sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính trên mặt răng, làm mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch xung quanh và theo thời gian, hậu quả là sự mất khoáng của mô răng. Phân loại sâu răng: Sâu răng được chia làm 3 loại: Sâu men, sâu ngà và sâu tủy. - Sâu men: Thấy có điểm đen ở răng, không đau, tiến triển chậm. - Sâu ngà: + Sâu ngà nông: Không đau mặc dù ăn uống chua, nóng, lạnh, bệnh tiến triển nhanh. + Sâu ngà sâu: Đau, buốt khi ăn, uống chua, nóng, lạnh. Khi ngừng ăn, uống hết đau ngay. - Sâu tủy: + Tiền tủy viêm: Đau buốt khi ăn, uống chua, nóng, lạnh, đau buốt kéo dài khi đã ngừng ăn. + Tủy viêm cấp: Đau buốt tự nhiên mặc dù không ăn uống gì, đau dữ dội, đau liên tục, đau lan một nửa mặt, đau nửa đầu, đau đứng ngồi không yên. + Tủy viêm mãn tính: Cơn đau không rõ, liên tục, kéo dài. + Tủy viêm hoại thư: Tủy đã chết, không đau, màu răng xám, mùi hôi thối, nếu không được điều trị tích cực và đúng phương pháp sẽ dẫn đến viêm cuống răng, viêm khớp răng và phải nhổ răng. Nguyên nhân gây sâu răng: Có ba nguyên nhân gây sâu răng.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 4. - Vi khuẩn: Vi khuẩn trong khoang miệng vô cùng nhiều, nhưng vi khuẩn gây sâu răng chủ yếu là các loại vi khuẩn có thể gây chua: Streptococcus mutans. - Thực phẩm: Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không gây sâu răng được cần phải có sẵn nguồn thực phẩm cho sự chuyển hóa của vi khuẩn. Những thực phẩm có đường, đặc biệt là mía có tác dụng gây sâu răng rõ rệt nhất. Người ăn nhiều thức ăn có đường dễ bi sâu răng hơn người ăn ít thức ăn có đường, đặc biệt là các loại thực phẩm ngọt đựợc tinh chế có độ dính như bánh ngọt, bánh quy, sữa, đường... càng dễ bám đọng lại trên các bề mặt răng, lên men và gây chua thúc đẩy quá trình sâu răng. - Nhân tố ký chủ: Răng: Hình thái, vị trí và kết cấu của răng có quan hệ rất nhiều đến sự phát sinh của bệnh sâu răng. Sâu răng dễ phát sinh ở các khu vực dễ đóng mảnh vụn nhỏ của thức ăn, như các chỗ lõm của mặt trên của răng, phần cổ răng và kẽ răng. Ngoài ra các răng mọc chen chúc nhau, viền bao quanh các răng thưa cũng là vị trí tốt cho sâu răng phát triển. Nước bọt: Nước bọt có tác dụng tự làm sạch răng, khi luợng bài tiết của nước bọt ít, số lượng răng sâu tăng lên rõ rệt [10]. 1.1.2. Bệnh quanh răng: Chủ yếu các bệnh về lợi. Định nghĩa: Bệnh lợi là bệnh viêm mạn tính tổ chức lợi [10]. Phân loại: Bệnh quanh răng được phân làm các loại sau: - Viêm lợi mạn tính: Lợi đỏ tươi hoặc đỏ đậm, đầu lợi chảy máu, phù, tổ chức lợi mềm yếu, khám thấy chảy máu, có thể chảy máu tự phát. - Viêm lợi cấp tính: Viêm lợi hoại tử cấp, viêm lợi đa phát cấp tính. - Viêm lợi hoại tử cấp tính: Phát bệnh nhanh, trong một hai ngày lợi bị hoại tử rộng, lợi đau, chảy máu, miệng hôi, có thể có triệu chứng toàn thân như hạch bạch huyết sưng to, sốt cơ thể mệt mỏi. - Sưng lợi đa phát cấp tính: Phát bệnh nhanh, lợi sưng đỏ, hình thành mủ, đau, có thể có các triệu chứng toàn thân như sốt, bạch cầu tăng cao, hạch bạch huyết sưng to.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> 5. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân đưa đến viêm lợi như: Bệnh về máu, bệnh đường tiêu hóa, bệnh nhiễm độc, bệnh thiếu vitamin... Nhưng nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi là cao răng. Cao răng đầu tiên là cặn lắng của nước bọt bám vào cổ răng dần dần tách lợi ra khỏi cổ răng gây viêm lợi thể nhẹ, nhìn thấy lợi cổ răng có màu đỏ sẫm, chạm vào dễ chảy máu, máu chảy ra đọng lại ở cổ răng để lại xác hồng cầu có chất sắt tạo thành cao răng có màu xám bám rất chắc vào cổ răng, tách lợi ra càng nhanh, cắt đứt các dây chằng quanh chân răng, tạo thành túi mủ, khi túi mủ nông, mủ có thể thoát ra qua cổ răng, khi cao răng đã bám xuống sâu quanh chân răng, tạo thành túi mủ sâu, mủ không thể thoát qua cổ răng được nữa nên đã tạo thành ổ mủ cạnh chân răng hoặc cuống răng làm cho bệnh nhân đau nhức, răng lung lay, đôi khi có cảm giác chồi lên nếu không được điều trị tích cực và kịp thời, răng sẽ phải nhổ dần [3],[9]. 1.1.3 Chỉ số sâu, mất, trám (SMT) Chỉ số SMT dùng để đo lường mức độ bệnh sâu răng trong quá khứ và hiện tại, nói lên số răng sâu của mỗi cá thể, trong đó S là răng sâu, M là răng mất do sâu và T là răng trám. Chỉ số SMT là chỉ số chỉ áp dụng cho răng vĩnh viễn và không hoàn nguyên nghĩa là chỉ số này ở một người chỉ tăng chứ không giảm. Đối với răng sữa, khi áp dụng chỉ số này sẽ được ký hiệu bằng chữ thường smt. Chỉ số sâu mất trám ở răng sữa có ý nghĩa như chỉ số SMT ở răng vĩnh viễn nhưng dùng cho răng sữa [4]. 1.2. Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới Ở các nước công nghiệp hóa cao: từ năm 1940 đến năm 1960 tình hình sâu răng ở trẻ em các nước này rất nghiêm trọng. Ở hầu hết các nước, chỉ số răng sâu, mất, trám (chỉ số RSMT) ở mức rất cao và trong khoảng từ 7,4-12; có nghĩa là trung bình mỗi trẻ em có từ 7,4-12 chiếc răng sâu. Đến những năm 1979 đến 1982, chỉ số này đã giảm xuống [9]..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> 6. Từ năm 1997-2005, có nhiều tác giả thông báo về tình hình sâu răng ở các nước công nghiệp hóa cao và nhiều nước khác ở châu Âu, đều cho thấy chỉ số RSMT tuổi 12 và tỷ lệ sâu răng ở trẻ em có biến động nhưng nhìn chung đều tiếp tục giảm xuống. Bảng 1.1 Bảng chỉ số RSMT tuổi 12 ở các nước công nghiệp hóa cao [16] Năm điều tra Tên nước RSMT. Năm. RSMT. Năm. RSMT. Năm. Australia. 9,3. 1956. 2,1. 1982. 0,8. 2000. Canada. 7,4. 1958. 2,9. 1979. 2,1. 1997. Nhật Bản. 5,9. 1975. 2,4. 1979. 2,0. 1999. Thủy Điển. 7,8. 1937. 3,4. 1979. 1,0. 2005. Thụy Sĩ. 9,6. 1961. 1,7. 1980. 0,86. 2004. Mỹ. 7,6. 1946. 2,0. 1980. 1,75. 2002. Na Uy. 12,0. 1940. 4,5. 1979. 1,7. 2004. Phần Lan. 7,5. 1975. 4,0. 1981. 1,2. 2000. New Zealand. 10,7. 1973. 3,0. 1982. 1,7. 2005. Ở các nước đang phát triển: Trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến năm 2004, sâu răng ở các nước đang phát triển cũng có khuynh hướng giảm [16].. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> 7. Bảng 1.2 Bảng chỉ số RSMT tuổi 12 ở các nước đang phát triển [16] Năm điều tra Tên nước RSMT. Năm. RSMT. Năm. Chi Lê. 6,3. 1978. 3,4. 1999. Iran. 4,9. 1976. 1,8. 2001. Mêhico. 5,3. 1976. 2,0. 2001. Thái Lan. 2,7. 1977. 1,6. 2004. Ở một số nước khu vực Đông Nam Á: Theo thông báo của TCSKTG năm 1994 và năm 1997, hầu hết các nước trong khu vực có trên 90% dân số bị sâu răng và chỉ số RSMT tuổi 12 ở nhiều nuớc còn ở mức cao [16]. Bảng 1.3 Bảng chỉ số RSMT tuổi 12 ở các nước trong khu vực [16] Tên nước. Lào. Brunei. RSMT. 2,4. 4,9. Campuchia Philippines 4,9. 5,5. Việt Nam 1,8. Bệnh quanh răng: - Năm 1989 Songpaisan đã công bố kết quả điều tra về bệnh quanh răng của học sinh tuổi 12 ở Thái Lan, có 95,7% em bị bệnh quanh răng [16]. - Năm 1992 Jacoby công bố kết quả điều tra về bệnh quanh răng của học sinh tuổi 12 ở Đức, có 43,70% viêm độ1,2 và 44,6 viêm ở độ 3,4 [16]. 1.2.2 Thực trạng bệnh răng miệng ở Việt Nam và một số yếu tố liên quan So với kết quả điều tra cơ bản về bệnh răng miệng toàn quốc năm 1991, kết quả điều tra răng miệng toàn quốc năm 2001 cho thấy tình hình sâu răng ở Việt Nam có xu hướng tăng lên và không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng lần thứ 2 năm 2001 cho thấy ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ từ 6-8 tuổi là 72,3%, chỉ số SMT ở răng sữa là 3,45, răng vĩnh viễn là 0,15. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long,.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> 8. tỷ lệ sâu răng ở trẻ là 93,7%, chỉ số SMT răng sữa là 6,34, răng vĩnh viễn là 0,44, ở trẻ 9-11 tuổi là 51,1%, chỉ số SMT răng sữa là 1,85%, răng vĩnh viễn là 1,42 [1]. Bảng 1.4. Tình trạng sâu răng ở trẻ em 6-11 tuổi theo điều tra toàn quốc năm 2001 [16] Răng sữa Tuổi. Sâu răng (%). Răng vĩnh viễn. Chỉ số SMT. Sâu răng (%). Chỉ số SMT. 6-8. 84,9. 5,40. 25,4. 0,48. 9-11. 56,3. 1,96. 54,6. 1,19. 12-14. -. -. 64,1. 2,05. 15-17. -. -. 68,6. 2,40. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn và chỉ số SMT tăng dần theo tuổi vì tuổi càng lớn thì mức độ phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh càng nhiều. Năm 2007, Nguyễn Thị Thu Hằng công bố kết quả khảo sát bệnh sâu răng ở học sinh từ 7-11 tuổi tại trường tiểu học Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho thấy tỷ lệ sâu răng là 56,44% [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy năm 2009 tại trường TH Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội cho thấy cho thấy tỷ lệ sâu răng học sinh ở mức cao (67%), chỉ số SMT của răng sữa là 2,77, chỉ số SMT của răng vĩnh viễn là 0,43 [14]. 1.3. Các yếu tố nguy cơ của sâu răng 1.3.1. Kiến thức, thái độ và thực hành Kiến thức, thái độ và thực hành chưa đúng của trẻ và cha/mẹ là một trong những yếu tố nguy cơ cao của sâu răng. Ở trẻ nhỏ, những cha/mẹ có kiến thức và thái độ tốt đồng thời thực hành đúng về phòng chống sâu răng cho trẻ sẽ giúp trẻ. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> 9. phòng ngừa được sâu răng và ngược lại. Ở trẻ lớn hơn nếu được giáo dục bằng các chương trình nha học đường hay từ cha/mẹ, sự nhận thức cũng như thực hành về chăm sóc răng miệng và phòng ngừa sâu răng cũng tăng lên và tốt hơn. Do đó vai trò của cha/mẹ và chương trình nha học đường trong trường học là một trong những khía cạnh được quan tâm để cải thiện thực hành đúng của học sinh [6], [13]. Trong các đối tượng trên, vai trò của cha mẹ vô cùng quan trọng. Sự thúc đẩy từ các nhân tố bên ngoài (như nha sỹ, cán bộ y tế học đường, cha/mẹ học sinh, nhà trường…) là phương pháp được quan tâm để cải thiện thực hành chải răng đúng. Tuy nhiên để có hiệu quả, cha/mẹ cần được cung cấp thêm các kiến thức về phòng chống sâu răng, có thể qua nhiều nguồn khác nhau. 1.3.2 Kinh tế, xã hội Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng ở trẻ em. Ở các nước phát triển, tình trạng sâu răng có sự giảm đi rõ rệt, còn ở các nước đang phát triển, tỷ lệ sâu răng vẫn còn cao. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 đã chỉ ra rằng trẻ em sống ở thành thị có tỷ lệ sâu răng thấp hơn trẻ em sống ở nông thôn [1]. Hầu hết các mẫu nước ở Việt Nam đều có nồng độ flour thấp dưới 0,40ppm, trong khi nồng độ lý tưởng của Flour trong nước sinh hoạt là 0,7-0,85ppm. Như vậy hầu hết các nguồn nước sinh hoạt trong cộng đồng đều chưa đảm bảo việc dự phòng sâu răng. 1.3.3 Thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt và hay ăn vặt Thói quen ăn nhiều thức ăn và đồ uống có nhiều đường và thường xuyên ăn vặt làm nguy cơ gây sâu răng. Mức độ tiêu thụ đường trung bình trên đầu người ở nước ta tăng nhanh và có ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng của cộng đồng. 1.3.4 Các yếu tố khác Theo kết quả điều tra toàn quốc năm 2001 cho thấy tỷ lệ trẻ em 6-8 tuổi chưa bao giờ được cha mẹ đưa đi khám răng là 48,9%, trẻ 9-11 tuổi là 65,9%, trẻ 12-.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> 10. 15 tuổi là 84,7% [15]. Như vậy có một tỷ lệ cao trẻ em không được đi khám răng miệng hoặc không có điều kiện được khám răng miệng. Việc sử dụng kem đánh răng không có flour, không súc miệng dung dịch flour và sự hiện diện của mảng bám răng cũng là yếu tố nguy cơ gây sâu răng. 1.4 Tác hại của bệnh răng miệng 1.4.1 Tác hại của bệnh sâu răng Sâu răng gây tác hại nhiều mặt đến sức khỏe của con người, bao gồm tác hại chủ yếu sau: - Viêm tủy cấp, mạn tính: Sâu răng nếu không được chữa trị kịp thời dễ phát sinh viêm tủy răng cấp tính, những cơn đau dữ dội làm con người không thể chịu được, nếu thường xuyên sẽ gây ra viêm tủy răng mạn tính, sẽ ảnh huởng đến công việc và cuộc sống bình thuờng của con người. - Viêm đầu răng, chân răng và lợi: Sự phát triển của sâu răng gây ra viêm tủy răng, lây nhiễm dẫn đến hoại tử, vi khuẩn và độc tố của nó có thể thông qua lỗ đầu răng làm viêm các mô chân răng, đầu răng và lợi. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, nghiến răng không khít, không cắn được cũng không nhai được, thậm chí suất hiện triệu chứng toàn thân như sưng má, sốt. Thường xuyên viêm như vậy có thể hình thành mủ chảy nước chân răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhai. - Viêm xương hàm: Sâu răng dẫn đến viêm mô chân răng, đầu răng và lợi, nếu không chữa trị kịp thời, viêm có thể lan rộng đến xương hàm, gây viêm tủy xương xương hàm, nặng có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. - Gãy răng gây tổn hại bộ phận nhai: Sự phát triển của sâu răng làm cho răng bị khuyết tổn, nếu không được chữa trị kịp thời thì cùng với sự tổn hại không ngừng của các tổ chức cứng của răng sẽ dần dần gây khuyết tật thân răng làm thân răng chân răng hỏng, cuối cùng làm cho răng bị gãy, bộ phận nhai không còn hoàn chỉnh, không những ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của khuôn mặt.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> 11. - Tạo thành ổ bệnh ảnh hưởng sức khỏe của cơ thể: Con người là một chỉnh thể, các bệnh phát sinh có thể trở thành ổ bệnh, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến các tổ chức hoặc cơ quan khác trên cơ thể làm cho chúng cũng phát bệnh: viêm khớp, viêm thận [10]. 1.4.2 Tác hại của viêm lợi Viêm lợi nếu không được điều trị sẽ gây ra viêm tổ chức lợi dẫn đến gãy răng, ảnh hưởng chức năng nhai và nói. Khi chức năng nhai bị ảnh hưởng có thể dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa và chức năng của dạ dày. 1.5 Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh sâu răng cho trẻ và các yếu tố liên quan 1.5.1 Nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy năm 2009 tại trường Trung học Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội cho thấy có tới 30,7% cha/mẹ chưa có kiến thức đúng về phòng chống sâu răng cho con, có tới 40,9% cha/mẹ có thực hành về phòng chống sâu răng cho con không đạt [14]. Năm 2015, tác giả Vũ Thị Sao Chi thực hiện một nghiên cứu mô tả cắt ngang để thu thập thông tin từ 390 học sinh nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng miệng và các yếu tố liên quan ở học sinh Trường Trung học cơ sở Tân Bình, thành phố Hải Dương trong 9 tháng (từ tháng 9/2014-6/2015). Sử dụng thang điểm tại điểm cắt 50% để xác định tỷ lệ có kiến thức, thái độ và thực hành đạt. Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh đạt về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sâu răng (SR), viêm lợi (VL) tương ứng là 61,5%, 61,0% và 56,7%. Tỷ lệ phụ huynh thực hành đạt là 62,2% [2]. Nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vương thực hiện tại Thanh Hóa năm 2018 với mục đích mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sâu răng của các bà mẹ học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa và phân tích một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ đến thực trạng sâu răng của học sinh. Kết quả nghiên cứu của tác giả này đã cho biết tỷ lệ sâu răng.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 12. của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa là khá cao 62,7%, trong đó sâu răng sữa 68,5%, sâu răng vĩnh viễn là 31,5%. Chỉ số sâu răng mất trám của răng sữa là 1,96, chỉ số sâu mất trám của răng vĩnh viễn là 0,4. Kiến thức của bà mẹ về phòng chống sâu răng cho trẻ đạt chiếm tỷ lệ 56,2%; 62,7% bà mẹ có thái độ đúng trong phòng chống sâu răng cho trẻ; Thực hành của bà mẹ về phòng chống sâu răng cho trẻ đạt chiếm tỷ lệ chưa cao 45,9%. Con của các bà mẹ có trình độ dưới trung học phổ thông có khả năng sâu răng cao gấp 24,8 lần so với con của các bà mẹ có trình độ trên trung học phổ thông. Con của các bà mẹ có kiến thức phòng chống sâu răng đạt con của họ có khả năng sâu răng chỉ bằng 0,13 lần con của bà mẹ có kiến thức không đạt. Con của các bà mẹ đạt thực hành về phòng chống sâu răng có khả năng sâu răng chỉ bằng 0,15 lần con của bà mẹ không đạt thực hành [18]. 1.5.2 Nghiên cứu trên thế giới Kiến thức nha khoa của cha mẹ ảnh hưởng nhiều đến hành vi chăm sóc SKRM của con. Rong WS. và cs (2008) nghiên cứu tác dụng chải răng trong 2 năm ở 771 trẻ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, với hai nhóm chia ngẫu nhiên, nhóm chải răng 2 lần/ngày với kem có fluor và nhóm chứng. Kết quả theo dõi sau hai năm cho thấy trung bình SMT răng ở nhóm can thiệp (n = 258) và nhóm chứng (n=256) là 2,47 và 3,56. Giảm SMT mặt răng ở nhóm can thiệp đến 30,6% (p=0,009). Phụ huynh của các trẻ em trong nhóm can thiệp đã có kiến thức về sức khỏe răng miệng (SKRM) tốt hơn so với cha mẹ của trẻ em trong nhóm chứng [31]. Như vậy, để thực hiện tốt chải răng trong ngày cho trẻ cần thay đổi phương pháp và thái độ về giáo dục SKRM của cha mẹ trẻ, từ đó góp phần hạ thấp tỷ lệ bệnh sâu răng [19]. Saldūnaitė K. và cộng sự (2014) đã kết luận: vai trò hỗ trợ của các bà mẹ có tác động tích cực đối với việc chải răng hai lần mỗi ngày của trẻ và giữ gìn tốt cho bộ răng sữa của trẻ [32]. Nardi GM (2012) đã thực hiện nghiên cứu phân tích kiến thức, thái độ và hành vi của bà mẹ ở Ý liên quan đến SKRM của con họ và. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> 13. cho kết luận rằng SKRM của trẻ chịu ảnh hưởng của mẹ ngay từ khi trẻ còn nhỏ cho đến khi lớn [28]. Tác giả Castilho và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tổng hợp vào năm 2013, nghiên cứu này đã tổng kết quả từ 218 trích dẫn và 13 bài báo để đánh giá mô hình hiện tại và bằng chứng khoa học về ảnh hưởng của hành vi SKRM của cha mẹ đối với bệnh sâu răng của con em họ. Các tác giả kết luận: Thói quen chăm sóc SKRM của cha mẹ ảnh hưởng đến SKRM của con em họ. Chương trình giáo dục SKRM không chỉ phòng ngừa bệnh RM mà còn làm tăng chất lượng cuộc sống cho trẻ. Đặc biệt chú ý giáo dục SKRM cho toàn thể gia đình về lối sống và thói quen VSRM [23]. Như vậy, kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ đối với SKRM là yếu tố quan trọng nhất để tạo cho trẻ có thói quen VSRM tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc giúp con cái của họ phát triển thói quen vệ sinh răng miệng (VSRM) thích hợp trong những năm đầu tiên của cuộc sống. Cha mẹ nhắc nhở và giám sát việc đánh răng của trẻ trong khoảng 12 năm đầu tiên, cho đến khi trẻ có động cơ và có ý thức để có thể tự thực hiện kỹ thuật đánh răng đúng [19],[32]. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Paula JS và CS (2013) cũng cho thấy ý thức của trẻ liên quan đến mức độ giáo dục của phụ huynh, thu nhập gia đình. Các yếu tố kinh tế xã hội và môi trường sống trong gia đình tác động đến chất lượng cuộc sống liên quan SKRM của trẻ, do đó, vai trò của của các nhà quản lý y tế là lưu ý đến tất cả những yếu tố này khi lập kế hoạch can thiệp nhằm nâng cao SKRM cho trẻ em [29]. Vào năm 2014 tác giả Alshehri và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Phòng khám Chẩn đoán Nha khoa - Đại học King Khalid Abha. Nghiên cứu thực hiện trên tổng số 323 đối tượng đồng ý tham gia khảo sát. Thông tin được thu thập dựa vào một bộ câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế sẵn và chuẩn hóa để phục vụ cho việc khảo sát. Bảng câu hỏi thu thập các thông tin bao gồm các chiến lược phòng ngừa khác nhau về sức khỏe răng miệng phòng ngừa và hành vi và kiến thức của cha mẹ đối với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 14. cho con của họ. Nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả chính sau: Sâu răng vẫn là một vấn đề đáng được quan tâm ở trẻ nhỏ và vấn đề này có thể ngày càng trầm trọng hơn nếu việc chăm sóc răng miệng của trẻ gặp phải các rào cản hiện có, khiến trẻ không được chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách đầy đủ. Hầu hết con của các đối tượng nghiên cứu tuy được tiếp xúc với chăm sóc y tế một cách đầy đủ nhưng trẻ ít được quan tâm, được chăm sóc nha khoa từ khi còn nhỏ, Phần lớn những người tham gia có thói quen, hành vi sai lầm trong việc chăm sốc sức khỏe răng miệng cho con của họ; nghiên cứu cũng chỉ ra kiến thức của cha mẹ về sức khỏe răng miệng của con cái họ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe răng miệng của trẻ [21]. Nghiên cứu của tác giả Rushing Tang và cộng sự thực hiện năm 2014 tại Khoa Nha khoa Trẻ em và Người khuyết tật của Bệnh viện Đại học Y Cao Hùng, Đài Loan. Với cỡ mẫu nhiên cứu là 101 trẻ em từ 2 - 5 tuổi gặp phải tình trạng sâu răng nghiêm trọng (S-ECC). Nghiên cứu thu thập các thông tin liên quan như thói quen và kiến thức liên quan đến vệ sinh răng miệng bằng một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Các thông tin này sẽ được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp những người chăm sóc chính cho trẻ [33]. Nghiên cứu của tác giả này đã đưa ra được một số kết quả nổi bật sau: có mối liên quan giữa kiến thức phòng chống và chăm sóc răng miệng cho trẻ với các yếu tố như tuổi của các bà mẹ từ 30 tuổi trở xuống có điểm trung bình kiến thức thấp hơn so với các bà mẹ từ 31 tuổi trở lên (p=0,03). Yếu tố liên quan thứ 2 là trình độ học vấn của cha mẹ của trẻ, trung bình điểm kiến thức của những cha, mẹ có trình độ học vấn ở cấp tiểu học thấp hơn điểm trung bình của các đối tượng ở các cấp học khác. Yếu tố liên quan thứ 3 là yếu tố thu nhập bình quân hàng năm của gia đình, những gia đình có thu nhập bình quân dưới 250.000 đô la Đài Loan/năm có điểm trung bình kiến thức thâp hơn so với 2 nhóm có thu nhập từ 251.000-499.000 và nhóm từ 500.000/năm trở lên [33]. Kết quả đáng chú ý thứ 2 trong nghiên cứu của tác giả Rushing Tang chỉ ra đó là những yếu tố cá nhân, cộng đồng, văn hóa và kinh tế của cha mẹ đóng vai trò là yếu tố quyết định mạnh mẽ ảnh hưởng đến khả năng. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> 15. tìm kiếm chăm sóc răng miệng, thói quen chăm sóc răng miệng và thói quen dinh dưỡng. Theo tác giả này, trẻ em bị S-ECC thực hành vệ sinh răng miệng rất kém, chỉ có khoảng 4,17% trẻ bị S-ECC đánh răng sau bữa ăn, và 95,83% trẻ bị S-ECC không đánh răng hoặc súc miệng sau khi ăn. Việc trẻ đánh răng hay không ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tỷ lệ mắc S-ECC. Nghiên cứu cũng chỉ ra hành vi vệ sinh răng miệng (sử dụng fluoride và làm sạch miệng sau bữa ăn) của những người chăm sóc có liên quan đến hành vi vệ sinh răng miệng của trẻ em [33]. Và cuối cùng, nghiên cứu của tác giả Rushing Tang ghi nhận những trẻ em bị S-ECC đã không đi khám răng thường xuyên và chỉ đến nha sĩ để điều trị triệu chứng để giảm đau răng hoặc nhiễm trùng răng chiếm một tỷ lệ rất cao (69,41%). Những đối tượng cha mẹ trong nghiên cứu này đã có thể bỏ qua tầm quan trọng của răng sữa và chỉ coi răng sữa như là một loạt răng chuyển tiếp, việc sâu, hỏng răng sữa sẽ không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn và răng sữa không quá quan trọng và cần thiết để thực hiện điều trị. Sai lầm này gặp chủ yếu ở những đối tượng nghiên cứu có điểm trung bình kiến thức thấp [33]. 1.6 Giới thiệu về Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình. Thành phố Hòa Bình có 18 Trường tiểu học. Trường Tiểu học Võ Thị Sáu là ngôi trường được thành lập ngày 27/7/1996, trường nằm ở vị trí ven trung tâm thành phố, thuộc phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Số học sinh hàng năm là 600 học sinh học ở 16 lớp của 5 khối, cụ thể khối 1 gồm 3 lớp, khối 2 gồm 3 lớp, khối 3 gồm 4 lớp, khối 4 gồm 3 lớp và khối 5 gồm 3 lớp. Một số hoạt động nha học đường tại trường được thực hiện hàng năm: - Hướng dẫn học sinh tác dụng của việc chải răng. - Chải răng vào lúc nào. - Chải răng như thế nào là đúng. - Cách dùng chỉ nha khoa. - Ăn uống như thế nào để có hàm răng khỏe đẹp. Khám răng định kỳ 6-12 tháng 1 lần/năm..
<span class='text_page_counter'>(28)</span> 16. 1.7. Khung lý thuyết. Yếu tố cá nhân Tuổi Nơi sống Nghề nghiệp Trình độ học vấn Số con Điều kiện kinh tế. Kiến thức của bà mẹ về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ. Thực hành của bà mẹ về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ Yếu tố môi trường, xã hội - Thông tin - Truyền thông. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> 17. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Cha mẹ học sinh có con học tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: - Các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu. - Không phân biệt tuổi, dân tộc, trình độ học vấn… - Hiện đang có ít nhất 1 con học tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Các đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu, các đối tượng không có khả năng diễn đạt bằng lời nói, chữ viết. 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. 2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Tháng 07/2019 đến tháng 10/2019 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu * Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: n = z2(1- /2). p (1 p ) d2. Trong đó: - n: cỡ mẫu tối thiểu..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> 18. - z: hệ số tin cậy, với = 0,05 (độ tin cậy là 95%) z(1- /2) =1,96. - Ước tính tỷ lệ cha mẹ học sinh có kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ tại trường tiểu học Võ Thị Sáu là 60%, dựa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Sao Chi năm 2015 và cộng sự với tỷ lệ bà mẹ có thực hành phòng bệnh răng miệng cho con đạt 60% (p=0,6) [2]. - d: Sai số cho phép, chọn d = 0,06. Sau khi tính theo công thức, cơ mẫu tối thiểu cần đưa vào nghiên cứu là 256, lấy tròn 260 đối tượng nghiên cứu. *Phương pháp chọn mẫu Số mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 260 cha mẹ học sinh có con học tại địa điểm nghiên cứu. Số mẫu được chọn: 260 cha/mẹ của 260 em học sinh học tại trường tiểu học Võ Thị Sáu. Cụ thể: - Lập khung mẫu theo danh sách từ khối lớp 1 cho tới khối lớp 5. Tổng số học sinh hiện đang học tại trường là 600 học sinh. - Sau đó tính khoảng cách mẫu k dựa vào tổng số học sinh toàn trường: khoảng cách k = tổng số học sinh của trường học/số mẫu được chọn. k=600/260=2,3; chọn k=2. - Sau đó tiến hành chọn ngẫu nhiên số ngẫu nhiên n1 từ danh sách mẫu với điều kiện 0 <n1< k, hay cụ thể hơn là chọn đối tượng n1 là 1 trẻ trong 2 trẻ đứng đầu danh sách bằng hình thức rút thăm. Chọn các đối tượng tiếp theo trên trên danh sách mẫu bằng cách cộng thêm k vào đối tượng n1 cho đến khi lấy đủ 260 đối tượng nghiên cứu thì dừng lại.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(31)</span> 19. 2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá 2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu Định nghĩa biến số. Biến số. Chỉ số. Công cụ thu thập. Thông tin chung Tính theo năm sinh dương lịch: Lấy năm tại thời điểm nghiên cứu. 1. Tuổi của cha/mẹ. Liên tục Bộ câu hỏi. trừ đi năm sinh Cấp cao nhất mà đối tượng đạt. 2. Trình độ học vấn. được. 3. Nghề nghiệp. Tạo ra thu nhập chính Số trẻ mà bà mẹ sinh ra còn sống. 4. Số con hiện có. cho đến thời điểm phỏng vấn. 5. Kinh tế. Thứ hạng Bộ câu hỏi Danh mục Bộ câu hỏi Thứ hạng Bộ câu hỏi Bộ câu hỏi. Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của các bà mẹ 6. Kiến thức về độ tuổi Khoảng thời gian mọc răng vĩnh thay răng của trẻ.. viễn đầu tiên. Thứ hạng Bộ câu hỏi. 7. Kiến thức về thời gian cần phải chăm sóc Khoảng thời gian mọc răng vĩnh răng miệng tốt nhất viễn. Thứ hạng Bộ câu hỏi. cho trẻ. 8. Kiến thức về các bệnh răng miệng hay Bao gồm: sâu răng, viêm lợi. Danh mục Bộ câu hỏi. mắc 9. Kiến thức về nguyên Bao gồm nguyên nhân: Vi khuẩn, nhân gây sâu răng 10.. Kiến. thức. đường, vệ sinh răng miệng. về. phòng bệnh sâu răng. Danh mục Bộ câu hỏi. Bao gồm: Chải răng với kem flour, chải ngày 3 lần, thay bàn chải sau Danh mục Bộ câu hỏi 3 tháng, hạn chế ăn đồ ngọt.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> 20. 11.. Kiến. thức. về. nguyên nhân gây viêm lợi. Tác nhân gây viêm lợi: Cao răng, đường, vi khuẩn. 12. Kiến thức về triệu Bao gồm: Lợi đỏ, sưng, đánh răng chứng của viêm lợi 13.. Kiến. thức. lợi chảy máu về. Phòng bệnh viêm lợi. Danh mục Bộ câu hỏi. Bao gồm: Khám răng định kỳ, chải răng đúng phương pháp, uống Danh mục Bộ câu hỏi thuốc. 14. Phương pháp chải Bao gồm: Thời gian chải, Số lần răng. Danh mục Bộ câu hỏi. chải, cách chải. Danh mục Bộ câu hỏi. Thực hành về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của các bà mẹ 15. Mua kem đánh Mua kem đánh răng trong sáu răng cho con. tháng gần đây. 16. Mua bàn chải đánh Mua bàn chải đánh răng phù hợp răng cho con. với lứa tuổi. 16. Thời gian thay bàn Thời gian cần phải thay mới bàn chải đánh răng. chải đánh răng. Danh mục Bộ câu hỏi Danh mục Bộ câu hỏi Danh mục Bộ câu hỏi. 17. Cho trẻ khám răng Số lần khám răng trong năm. Danh mục Bộ câu hỏi. 18. Cho trẻ dùng thuốc Theo chỉ dẫn của bác sĩ. Danh mục Bộ câu hỏi. Nguồn thông tin Nguồn cung cấp thông tin về 19. Nguồn cung cấp phòng chống răng miệng: Tivi, đài thông tin. loa, sách báo, cán bộ y tế, gia đình. Danh mục Bộ câu hỏi. bạn bè 2.3.2 Khái niệm, thước đo, tiêu chí đánh giá Phân loại kiến thức Mô tả kiến thức, thực hành của các đối tượng về phòng chống răng miệng chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu này theo các tiêu chuẩn sau: - Nghiên cứu đo lường kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ học sinh về. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> 21. việc phòng chống sâu răng cho con qua bảng hỏi phần. Điểm được tính theo từng câu trong phần kiến thức, mỗi câu đúng sẽ được 1 điểm, sai sẽ được 0 điểm. Mỗi câu trả lời được gọi là đúng và được 1 điểm khi trả lời đủ các ý đúng trong câu hỏi. Tổng điểm kiến thức tối đa của sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việc phòng chống sâu răng cho con là 18 điểm. Điểm càng cao thì kiến thức về bệnh sâu răng càng tốt. Mô tả kiến thức của cha mẹ về cách phòng chống răng miệng gồm 18 câu hỏi, đối tượng trả lời ≥ 9 câu được coi là có kiến thức đạt. Phân loại thực hành Tương tự phần nội dung kiến thức, nội dung thực hành của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống răng miệng gồm 10 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng tương ứng 1 điểm. Đối tượng trả lời ≥ 5 câu được coi là đạt. 2.4 Phương pháp thu thập thông tin 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin Bộ câu hỏi tự thiết kế qua tham khảo các tài liệu. 2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin: Tổ chức thu thập thông tin: Trung tâm Kiểm Soát Bệnh Tật tỉnh Hòa Bình gửi công văn xin phép thực hiện nghiên cứu tại trường tiểu học Võ Thị Sáu đồng thời gặp gỡ trao đổi mục đích, cách thức tiến hành nghiên cứu với nhà trường để lên kế hoạch điều tra sát với thực tế. 2.4.3 Quy trình thu thập thông tin Số liệu được thu thập bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Người trợ giúp nghiên cứu (NTGNC) là 3 người và một nhân viên y tế trường. Giám sát thu thập số liệu: Học viên. Việc phỏng vấn thu thập thông tin sẽ được kết hợp với các buổi họp phụ huynh. Đối tượng nghiên cứu sẽ được phát giấy mời thông qua các em học sinh,.
<span class='text_page_counter'>(34)</span> 22. sau đó nhóm nghiên cứu bố trí lịch và địa điểm phỏng vấn với sự hỗ trợ của nhà trường. 2.5 Phân tích và xử lý số liệu Số liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập, xử lý và phân tích bằng phân mềm Epidata 3.1. Sau đó xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. - Số liệu mô tả: Tính toàn giá trị số lượng, tỷ lệ %, trung bình, độ lệch chuẩn theo các biến số nghiên cứu. Kết quả được mô tả dưới dạng bảng số liệu hoặc biểu đồ. - Số liệu phân tích mối liên quan: Tính toán các giá trị p, OR, 95% CI dựa trên các biên số nghiên cứu và mô tả dưới dạng bảng số liệu. 2.6 Sai số và biện pháp khắc phục sai số 2.6.1 Sai số có thể gặp - Thông qua bộ câu hỏi tự điền khó tránh khỏi sai số thông tin (Đối tượng nghiên cứu có thể hiểu lầm về câu hỏi). Chúng tôi sẽ cố gắng tạo bộ câu hỏi đơn giản nhằm khắc phục sai số. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ điều tra thử để chỉnh sửa cho phù hợp. - Có thể có nhiều người từ chối trả lời do ngại nói về hiểu biết bản thân, sinh hoạt trong gia đình. Chúng tôi không yêu cầu phụ huynh học sinh điền tên vào bộ câu hỏi. - Số liệu có thể nhiễu, nhập số liệu có thể sai hoặc sót. Số liệu sẽ được nghiên cứu viên chính rà soát, làm sạch và nhập cẩn thận, có kiểm tra ngẫu nhiên từng nhóm để phát hiện sai sót.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(35)</span> 23. 2.6.2 Biện pháp khắc phục STT. Sai số. 1. Sai số nhớ lại. 2. Sai số trong sử dụng công cụ nghiên cứu. 3. Đối tượng được phỏng vấn không hiểu đúng câu hỏi. 4. Điều tra viên ghi chép không chính xác. 5. Sai số trong khâu nhập liệu. Biện pháp khống chế sai số. Hạn chế các câu hỏi nhớ lại, thông tin cần hỏi không quá xa với hiện tại. - Lựa chọn Điều tra viên theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra. - Tập huấn kỹ càng cho Điều tra viên tham gia nghiên cứu - Thử nghiệm và hoàn chỉnh bộ câu hỏi nghiên cứu trước khi áp dụng vào thực địa - Giám sát chặt chẽ việc thu thập số liệu. - Làm tốt công tác tập huấn kĩ năng phỏng vấn, cho điều tra viên - Tiến hành phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi và chất lượng thông tin. Làm tốt công tác tập huấn kĩ năng phỏng vấn, cho điều tra viên Áp dụng các kĩ thuật khống chế sai số trong khâu tạo file nhập liệu Kiểm tra việc mã hóa thông tin trên phiếu điều tra so với file nhập liệu. 2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu - Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ sử dụng công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi tự điền, không xâm phạm đến thân thể. Thông tin chỉ tìm hiểu về kiến thức của các bà mẹ trong phòng chống bệnh răng miệng, không đề cập đến vấn đề nhạy cảm do vậy không ảnh hưởng đến các yếu tố văn hoá, giới và không gây đau đớn hoặc căng thẳng tâm lý cho đối tượng phỏng vấn..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> 24. - Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu để tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu. - Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận. - Nghiên cứu được sự chấp thuận của lãnh đạo địa phương, Trạm Y tế xã và Ban giám hiệu Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Kết thúc nghiên cứu sẽ có báo cáo phản hồi kết quả cho địa phương. 2.8 Hạn chế của đề tài - Do thời gian, kinh phí và nguồn lực nên nghiên cứu chỉ tiến hành ở học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu, không thể bao phủ toàn bộ các trường trong toàn thành phố. - Nghiên cứu chưa đề cập một số yếu tố ảnh hưởng khác như: chất lượng nước. - Thông tin thực hành trong nghiên cứu chỉ được thu thập thông qua hình thức phỏng vấn, chưa trực tiếp quan sát được việc thực hành của đối tượng nghiên cứu. - Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của cha mẹ có con tại trường tiểu học Võ Thị Sáu: 2 vấn đề chính là sâu răng và viêm lợi.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(37)</span> 25. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung về các phụ huynh học sinh tham gia nghiên cứu Bảng 3.1 Phân bố phụ huynh học sinh theo tuổi (n=260) Nhóm tuổi. Số lượng. Tỷ lệ (%). Dưới 30 tuổi. 48. 18,5. 30 – 35 tuổi. 150. 57,7. Trên 35 tuổi. 62. 23,8. 260. 100. Tổng. Đối tượng nghiên cứu nằm trong nhóm tuổi từ 30 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (57,7%). Nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm có độ tuổi dưới 30 tuổi (18,5%).. 30,8. 69,2. Nam. Nữ. Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ phụ huynh học sinh theo giới tính (n=260) Phần lớn đối tượng nghiên cứu là nữ chiếm tỷ lệ 69,2%, đối tượng nam giới chỉ chiếm khoảng 30,8% đối tượng tham gia nghiên cứu..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> 26. 37,7. 62,3. Kinh. Dân tộc khác. Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo dân tộc (n=260) Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng là người dân tộc tham gia nghiên cứu khá cao (37,7%), số còn lại là các đối tượng dân tộc kinh (62,3%). Bảng 3.2 Phân bố phụ huynh học sinh theo trình độ học vấn (n=260) Trình độ học vấn. Số lượng. Tỷ lệ (%). ≤ Trung học phổ thông. 34. 13,1. Trung học phổ thông. 140. 53,8. Trung cấp/Cao đẳng/Đại. 86. 33,1. 260. 100. học Tổng. Trình độ học vấn của nhóm đối tượng nghiên cứu khá tốt, chỉ có khoảng 13,1% đối tượng có trình độ học vấn từ bậc THCS trở xuống. Nhóm đối tượng có trình độ THPT chiếm tỷ lệ cao nhất (53,8%) và có tới 33,1% đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> 27. Bảng 3.3 Phân bố phụ huynh học sinh theo nghề nghiệp (n=260) Nghề nghiệp. Số lượng. Tỷ lệ (%). Cán bộ viên chức. 74. 28,5. Kinh doanh buôn bán. 55. 21,2. Công nhân. 68. 26,1. Khác. 63. 24,2. 260. 100. Tổng. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu khá đa dạng và phân bố khá đồng đều, trong đó nhóm đối tượng công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất (28,5%). Nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm đối tượng kinh doanh, buôn bán (21,2%). Bảng 3.4 Thu nhập bình quân của đối tượng nghiên cứu theo tuổi (n=260) Thu nhập bình quân. Số lượng. Tỷ lệ (%). Dưới 3 triệu. 72. 27,7. Từ 3 – 5 triệu. 161. 61,9. Trên 5 triệu. 27. 10,4. 260. 100. Tổng. Thu nhập trung bình của đối tượng nghiên cứu phần lớn nằm ở mức từ 3-5 triệu/tháng (61,9%). Tỷ lệ đối tượng có thu nhập trung bình trên 5 triệu/tháng chỉ chiếm khoảng 10,4%..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> 28. 29,2. 70,8. 1 con. ≥ 2 con. Biểu đồ 3.3 Số con đã sinh của các đối tượng nghiên cứu (n=260) Đa số đối tượng nghiên cứu đã sinh từ 2 con trở lên chiếm tỷ lệ 70,8%, chỉ có khoảng 29,2% đối tượng nghiên cứu có 1 con.. 30,4. 69,6. Có vấn đề. Không có vấn đề. Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ phụ huynh học sinh có con gặp vấn đề răng miệng (n=260) Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có con gặp phải các vấn đề về răng miệng khá cao, chiếm đến 69,6%. Chỉ có khoảng 30,4% đối tượng có con không gặp phải các vấn đề về răng miệng.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(41)</span> 29. 3.2 Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu 3.2.1 Kiến thức phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ Bảng 3.5 Kiến thức của phụ huynh học sinh về thời gian thay răng sữa của trẻ (n=260) Thời gian thay răng sữa. Số lượng. Tỷ lệ (%). 5 – 6 tuổi. 165. 63,4. 7 – 8 tuổi. 74. 28,5. Không biết. 21. 8,1. 260. 100. Tổng. Phần lớn đối tượng nghiên cứu cho rằng độ tuổi thay răng sữa của trẻ nằm trong giai đoạn từ 5-6 tuổi (63,4%). Vẫn còn khoảng 8,1% đối tượng nghiên cứu chưa biết được thời điểm thay răng sữa của trẻ. Bảng 3.6 Thời điểm chăm sóc tốt để trẻ có bộ răng chắc khỏe (n=260) Thời gian chăm sóc tốt. Số lượng. Tỷ lệ (%). 6 – 14 tuổi. 121. 46,5. 7 – 15 tuổi. 70. 26,9. 8 – 16 tuổi. 46. 17,8. Không biết. 23. 8,8. 260. 100. Tổng. Có khoảng 46,5% số phụ huynh cho rằng thời điểm tốt nhất để chăm sóc cho trẻ có hàm răng chắc khỏe nằm trong độ tuổi từ 6 - 14 tuổi, 26,9% đối tượng cho răng khoảng thời gian chăm sóc hợp lý là giai đoạn 7 – 15 tuổi. Bên cạnh đó vẫn còn khoảng 8,8% đối tượng chưa biết thời điểm thích hợp để chăm sóc răng cho trẻ..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> 30. Bảng 3.7 Kiến thức của phụ huynh học sinh về bệnh răng miệng hay mắc ở trẻ (n=260) Bệnh răng miệng hay mắc. Số lượng. Tỷ lệ (%). Sâu răng. 239. 91,9. Viêm lợi. 92. 35,4. Viêm tủy. 41. 15,8. Viêm quanh răng. 57. 21,9. Không biết. 0. 0. Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều kể được ít nhất 1 bệnh răng miệng mà trẻ hay mắc phải, trong đó 91,9% đối tượng kể đến bệnh sâu răng; 35,4% đối tượng đến bệnh viêm lợi, các bệnh viêm tủy hoặc viêm quanh răng ít được các đối tượng nghiên cứu nhắc tới. Bảng 3.8 Kiến thức của phụ huynh học sinh về nguyên nhân gây sâu răng (n=260) Nguyên nhân gây sâu răng. Số lượng. Tỷ lệ (%). Con sâu răng. 15. 5,8. Vi khuẩn. 124. 47,7. Hay ăn đồ ngọt. 161. 61,9. Vệ sinh răng miệng kém. 226. 86,9. 0. 0. Không biết. Phần lớn phụ huynh học sinh đã có kiến thức về nguyên nhân gây sâu răng, 86,9% đối tượng cho rằng nguyên nhân gây sâu răng là do vệ sinh răng miệng kém và 61,9% đối tượng cho rằng nguyên nhân là do hay ăn đồ ngọt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1 tỷ lệ nhỏ khoảng 5,8% cho rằng nguyên nhân gây sâu răng là do con sâu răng gây nên.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(43)</span> 31. 3,1. 96,9 Phòng ngừa được. Không biết. Biều đồ 3.5 Kiến thức của phụ huynh học sinh về khả năng phòng ngừa bệnh sâu răng (n=260) Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều cho rằng bệnh răng miệng hoàn toàn có thể phòng ngừa được (96,9%), tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 3,1% phân vân không biết có thể phòng ngừa được hay không. Bảng 3.9 Kiến thức của phụ huynh học sinh về phòng bệnh sâu răng (n=260) Cách phòng chống sâu răng. Số lượng. Tỷ lệ (%). Chải răng đúng cách. 207. 79,6. Chải răng ngày 3 lần. 223. 85,8. Thay bàn chải 3 tháng/lần. 97. 37,3. Hạn chế ăn đồ ngọt. 160. 61,5. Hai cách phòng ngừa được nhiều đối tượng kể đến là thực hiện chải răng đúng cách (79,6%) và chải răng 3 lần/ngày (85,5%). Tuy nhiên vẫn còn khá ít đối tượng quan tâm đến việc cần phải thay bàn chải thường xuyên (37,3%)..
<span class='text_page_counter'>(44)</span> 32. Bảng 3.10 Kiến thức của phụ huynh học sinh về nguyên nhân gây viêm lợi (n=260) Số lượng. Tỷ lệ (%). Cao răng. 68. 26,2. Vi khuẩn. 226. 86,9. Hay ăn đồ ngọt. 86. 33,1. Không biết. 17. 6,5. Nguyên nhân gây viêm lợi. Trong các nguyên nhân gây viêm lợi được đưa ra, nguyên nhân viêm lợi do vi khuẩn được nhiều đối tượng kể đến nhất chiếm tỷ lệ 86,9%. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu vẫn còn 6,5% Bảng 3.11 Kiến thức của phụ huynh học sinh về các triệu chứng của viêm lợi ở trẻ (n=260) Số lượng. Tỷ lệ (%). Lợi đỏ. 202. 77,7. Sưng. 212. 81,5. Đánh răng hay chảy máu. 46. 17,7. Không biết. 6. 2,3. Triệu chứng viêm lợi. Đối tượng nghiên cứu đã đưa ra hai triệu chứng chính của viêm lợi là lợi đỏ (77,7%) và lợi bị sưng (81,5%). Ngoài ra có khoảng 17,7% đối tượng cho rằng khi viêm lợi đánh răng thường hay chảy máu. Có 2,3% đối tượng nghiên cứu chưa kể ra được các triệu chứng của viêm lợi.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> 33. 2,3. 97,7. Có thể phòng được. Không biết. Biều đồ 3.6 Kiến thức của phụ huynh học sinh về khả năng phòng ngừa viêm lợi cho trẻ (n=260) Cũng giống như việc phòng chống sau răng, có khoảng 2,3% đối tượng không biết viêm lợi có thể phòng được hay không và có tới 97,7% đối tượng nghiên cứu cho rằng viêm lợi có thể phòng chống được. Bảng 3.12 Kiến thức của phụ huynh học sinh về cách phòng viêm lợi cho trẻ (n=260) Số lượng. Tỷ lệ (%). Uống thuốc. 44. 16,9. Khám răng định kỳ. 62. 23,8. Đánh răng đúng cách. 241. 92,7. Cách phòng chống viêm lợi. Trong các biện pháp phòng chống viêm lợi được đưa ra, có đến 92,7% đối tượng nghiên cứu cho rằng viêm lợi có thể phòng được bằng cách đánh răng đúng cách. Chỉ có khoảng 23,8% đối tượng nghiên cứu chú ý đến việc cần đi khám răng định kỳ để phòng ngừa viêm lợi..
<span class='text_page_counter'>(46)</span> 34. Bảng 3.13 Kiến thức của phụ huynh học sinh về số lần chải răng hàng ngày (n=260) Số lần chải răng hàng ngày. Số lượng. Tỷ lệ (%). 1 lần. 3. 1,2. 2 lần. 199. 76,5. 3 lần. 58. 22,3. Hầu hết đối tượng nghiên cứu đề cho răng cần chải răng đúng cách từ 2 lần (76,5%) đến 3 lần (22,3%) một ngày. Tuy nhiên vẫn còn 1,2% đối tượng nghiên cứu cho rằng hàng ngày chỉ cần chải răng 1 lần vào buổi sáng là đủ. Bảng 3.14 Kiến thức của phụ huynh học sinh về số mặt răng cần chải (n=260) Số bề mặt răng cần chải. Số lượng. Tỷ lệ (%). Chải 1 mặt. 0. 0. Chải 2 mặt. 67. 25,8. Chải 3 mặt. 193. 74,2. Có 74,2% đối tượng nghiên cứu cho biết cần chải đầy đủ cả 3 mặt răng, bên cạnh đó có khoảng 25,8% đối tượng cho rằng chỉ cần chải 2 mặt răng trong ngoài là đầy đủ. Bảng 3.15 Kiến thức của phụ huynh học sinh về thời gian chải răng của trẻ (n=260) Thời gian chải răng cho trẻ. Số lượng. Tỷ lệ (%). 1 phút. 0. 0. 2 phút. 55. 21,2. 3 phút. 201. 77,3. 4. 1,5. Không biết. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(47)</span> 35. Hầu hết các phụ huynh học sinh đều cho biết thời gian chải răng phù hợp của trẻ là từ 2 phút (21,2%) đến 3 phút (77,3%). Ngoài ra còn khoảng 1,5% đối tượng nghiên cứu không biết thời gian chải răng bao lâu là phù hợp. Bảng 3.16 Kiến thức của phụ huynh học sinh về thời điểm chải răng của trẻ (n=260) Thời gian chải răng cho trẻ. Số lượng. Tỷ lệ (%). Sau khi ăn xong. 132. 50,8. Trước khi đi ngủ. 243. 93,5. Sau khi ngủ dậy buổi sáng. 243. 93,5. 0. 0. Không biết. Hai thời điểm chải răng cho trẻ mà hầu hết đối tượng nghiên cứu đều nhắc đến đó là trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy (93,5%). Có khoảng 50,8% đối tượng nghiên cứu cho rằng thời điểm sau mỗi bữa ăn cũng là thời gian thích hợp cho trẻ trải răng. Bảng 3.17 Kiến thức của phụ huynh học sinh về loại bàn chải đánh răng thích hợp cho trẻ (n=260) Số lượng. Tỷ lệ (%). Bàn chải đầu dài, lông mềm. 36. 13,8. Bàn chải đầu ngắn, lông cứng. 0. 0. Bàn chải đầu ngắn, lông mềm. 196. 75,4. Không biết. 28. 10,8. Loại bàn trải thích hợp. Phần lớn đối tượng cho rằng loại bàn chải phù hợp cho trẻ là bàn chải có đầu bàn chải ngắn và có lông mềm (75,4%), bên cạnh đó cũng có một số đối tượng cho rằng cần lựa chọn bàn chải có đầu bàn chải dài và lông mềm (13,8%). Có khoảng 10,8% đối tượng chưa biết hoặc không quan tâm đến việc lựa chọn bài.
<span class='text_page_counter'>(48)</span> 36. chải cho trẻ. Bảng 3.18 Kiến thức của phụ huynh học sinh về khoảng thời gian thay bàn chải định kỳ cho trẻ (n=260) Thời gian thay bàn chải định kỳ. Số lượng. Tỷ lệ (%). 3 tháng/lần. 134. 51,5. 6 tháng/lần. 88. 33,8. 12 tháng/lần. 23. 8,8. Không biết. 15. 5,8. Đối tượng nghiên cứu đã có kiến thức về thời gian thay bàn chải định kỳ, hầu hết đối tượng đều cho rằng cần thay bàn chải thường xuyên trong thời gian 3 tháng/lần (51,5%) hoặc 6 tháng/lần (33,8%). Có khoảng 5,8% đối tượng không quan tâm và không biết thời gian thay bàn chải bao lâu thì phù hợp. Bảng 3.19 Kiến thức của phụ huynh học sinh về tác dụng của khám răng định kỳ cho trẻ (n=260) Tác dụng của khám răng định kỳ. Số lượng. Tỷ lệ (%). Kiểm tra men răng. 28. 10,8. Phát hiện, điều trị sớm các vấn đề răng miệng. 226. 86,9. 6. 2,3. Không biết. Có đến 86,9% đối tượng cho rằng tác dụng của việc khám răng định kỳ là để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng. Số đối tượng chưa biết hoặc không quan tâm đến tác dụng của khám răng định kỳ chiếm tỷ lệ nhỏ (2,3%). Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(49)</span> 37. Bảng 3.20 Đánh giá kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) Đánh giá kiến thức. Số lượng. Tỷ lệ (%). Kiến thức chưa đạt. 109. 41,9. Kiến thức đạt. 151. 58,1. 260. 100. Tổng. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đạt kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng còn chưa cao, chỉ chiếm khoảng 58,1%, số còn lại là các đối tượng có kiến thức chưa đạt (41,9%). 3.2.2. Thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ Bảng 3.21. Số lần cho trẻ đi khám răng trong 6 tháng qua (n=260) Số lần cho trẻ khám răng. Số lượng. Tỷ lệ (%). Chưa cho đi khám. 185. 71,2. 1 lần. 75. 28,8. 2 lần trở lên. 0. 0. 260. 100. Tổng. Phần lớn đối tượng nghiên cứu trong 6 tháng qua chưa đưa trẻ đi khám răng lần nào chiếm tỷ lệ 71,2%. Chỉ có khoảng 28,8% đối tượng nghiên cứu đưa trẻ đi khám răng 1 lần. Bảng 3.22. Nguyên nhân đưa trẻ đi khám răng trong 6 tháng qua (n=75) Nguyên nhân đưa trẻ khám răng. Số lượng. Tỷ lệ (%). Do trẻ gặp vấn đề về răng miệng. 53. 70,7. Đưa trẻ đi khám định kỳ. 4. 5,3. Tiện nên cho trẻ khám. 18. 24,0. 75. 100. Tổng.
<span class='text_page_counter'>(50)</span> 38. Trong các nguyên nhân đưa trẻ đi khám trong 6 tháng qua, hầu hết là do trẻ gặp phải các vấn đề về răng miệng (70,7%). Chỉ có khoảng 5,3% đối tượng cho con đi khám răng định kỳ và 24% đối tượng cho trẻ đi khám răng do tiện đường, tiện thực công việc.. 39,6. 60,4. Thường xuyên nhắc nhở. Ít nhắc nhở. Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ phụ huynh học sinh thường xuyên nhắc trẻ đánh răng (n=260) Có khoảng 60,4% đối tượng nghiên cứu thường xuyên nhắc nhở trẻ đánh răng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 39,6% đối tượng ít khi nhắc nhở trẻ. Bảng 3.23. Thời điểm phụ huynh học sinh nhắc trẻ đánh răng (n=157) Thời điểm nhắc trẻ đánh răng. Số lượng. Tỷ lệ (%). Sau các bữa ăn. 26. 16,6. Trước khi đi ngủ. 148. 94,3. Sau khi thức dậy. 123. 78,3. Thời điểm đối tượng nhắc nhở trẻ đánh răng hầu hết là vào 2 thời điểm. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> 39. trước khi đi ngủ (94,3%) và sau khi thức dậy (78,3%). Tỷ lệ trẻ được nhắc sau các bữa ăn chỉ chiếm khoảng 16,6%.. 31,9. 68,1. Có quan sát. Không quan sát. Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ phụ huynh học sinh quan sát trẻ khi trẻ đánh răng (n=260) Có khoảng 68,1% đối tượng nghiên cứu có thực hiện việc quan sát trẻ đánh răng, bên cạnh đó vẫn còn khoảng 31,9% đối tượng chưa quan tâm quan sát việc đánh răng của trẻ. Bảng 3.24. Nội dung phụ huynh quan sát trẻ khi đánh răng (n=177) Hoạt động được ĐTNC quan sát. Số lượng. Tỷ lệ (%). Lấy kem đánh răng. 18. 10,2. Cách chải răng. 102. 57,6. Toàn bộ quá trình. 57. 32,2. 177. 100. Tổng.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> 40. Phần lớn các đối tượng quan sát cách chải răng của trẻ (57,6%), đối tượng thực hiện việc quan sát toàn bộ quá trình đánh răng của trẻ chiếm khoảng 32,2%. Bảng 3.25. Phụ huynh học sinh hướng dẫn trẻ cách chải răng (n=260) Hướng dẫn khi trẻ chải răng chưa đúng Hướng dẫn trẻ cách chải Không làm gì Tổng. Số lượng. Tỷ lệ (%). 260. 100. 0. 0. 260. 100. Toàn bộ các phụ huynh học sinh đều cho biết nếu phát hiện trẻ thực hiện việc chải răng chưa đúng thì các đối tượng sẽ hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách. Bảng 3.26. Cách phụ huynh học sinh tạo thói quen đánh răng cho trẻ (n=260) Cách tạo thói quen đánh răng cho trẻ. Số lượng. Tỷ lệ (%). Nhắc nhở trẻ đánh răng. 177. 68,1. Đánh răng cùng trẻ. 83. 31,9. Không làm gì. 0. 0. 260. 100. Tổng. Để tạo thói quen đánh răng cho trẻ, 68,1% đối tượng nghiên cứu thường xuyên nhắc nhở trẻ đánh răng, bên cạnh đó 31,9% đối tượng tạo thói quen cho trẻ bằng cách đánh răng cùng trẻ. Bảng 3.27. Thời gian phụ huynh học sinh thay bàn chải cho trẻ (n=260) Số lượng. Tỷ lệ (%). 3 tháng. 27. 10,4. 6 tháng. 151. 58,1. Tiện thì thay. 82. 31,5. 260. 100. Thời gian thay bàn chải cho trẻ. Tổng. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> 41. Phần lớn đối tượng nghiên cứu thực hiện việc thay bàn chải cho trẻ khoảng 6 tháng/lần (58,1%). Có khoảng 31,5% đối tượng khi nào có dịp tiện thì thay cho trẻ và chỉ có khoảng 10,4% thực hiện việc thay bàn chải cho trẻ 3 tháng/lần. Bảng 3.28. Loại bàn chải phụ huynh học sinh thường mua cho trẻ (n=260) Số lượng. Tỷ lệ (%). Bàn chải đầu dài, lông mềm. 59. 22,7. Bàn chải đầu ngắn, lông cứng. 0. 0. Bàn chải đầu ngắn, lông mềm. 201. 77,3. 260. 100. Loại bàn chải mua cho trẻ. Tổng. Toàn bộ đối tượng nghiên cứu đều lựa chọn bàn chải lông mềm cho trẻ, nhưng trong đó có khoảng 77,3% đối tượng lựa chọn bàn chải đầu ngắn, lông mềm. Bảng 3.29. Đánh giá thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) Đánh giá thực hành. Số lượng. Tỷ lệ (%). Thực hành chưa đạt. 90. 34,6. Thực hành đạt. 170. 65,4. 260. 100. Tổng. Tỷ lệ thực hành đạt của nhóm đối tượng nghiên cứu chưa cao, chỉ có 65,4% đối tượng thực hành đạt phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ. Tỷ lệ đối tượng chưa đạt thực hành chiếm 34,6%..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> 42. 3.2.3 Nguồn thông tin về phòng chống bệnh răng miệng. 28,1. 71,9 Có tham gia. Chưa tham gia. Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ phụ huynh học sinh từng tham gia các buổi truyền thông về phòng chống bệnh răng miệng (n=260) Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu từng tham gia các buổi truyền thông về phòng chống bệnh răng miệng khá thấp, chỉ có khoảng 28,1% đối tượng nghiên cứu từng tham gia. Có tới 71,9% đối tượng nghiên cứu chưa từng tham gia các buổi truyền thông về chủ đề này.. 250. 197. 200. 167. 156. 150. 100. 75. 65. 56 50. 0 Tivi. Đài, loa phát thanh. Tờ rơi. Sách, báo. Cán bộ y tế. Gia đình, ban bè. Biểu đồ 3.10 Những nguồn cung cấp thông tin về phòng chống bệnh răng miệng của ĐTNC (n=260) Có 3 nguồn thông tin chính mà đối tượng nghiên cứu tiếp cận với thông tin. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> 43. về phòng chống các bệnh răng miệng đó là nguồn từ tivi, sách báo, gia đình và bạn bè. 3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh 3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh Bảng 3.30. Mối liên quan giữa tuổi và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) KT chưa đạt. KT đạt. SL (%). SL (%). Trên 35 tuổi. 33 (53,2). Dưới 30 tuổi 30 – 35 tuổi. Nhóm tuổi. OR (CI95%). p. 29 (46,8). 1. 1. 15 (31,3). 33 (68,8). 2,5 (1,14 – 5,4). 0,02. 61 (40,7). 89 (59,3). 1,6 (0,9 – 3,0). 0,09. Kết quả chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi và kiến thức phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p=0,02). Theo đó, nhóm đối tượng trên 35 tuổi có khả năng có kiến thức chưa đạt cao gấp 2,5 lần nhóm đối tượng dưới 30 tuổi. Bảng 3.31. Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của ĐTNC (n=260) KT chưa đạt. KT đạt. SL (%). SL (%). Nam. 42 (52,2). 38 (47,5). Nữ. 67 (37,2). 113 (62,8). Giới tính. OR (CI95%). p. 1,8 (1,1 – 3,1). 0,02. Kết quả chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và kiến thức phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p=0,02). Theo đó, nhóm đối tượng nam giới có khả năng có kiến thức chưa đạt cao gấp 1,8 lần nhóm đối tượng nữ..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> 44. Bảng 3.32. Mối liên quan giữa dân tộc và kiến thức về phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) KT chưa đạt. KT đạt. SL (%). SL (%). Khác. 44 (44,9). 54 (55,1). Kinh. 65 (40,1). 97 (59,9). Dân tộc. OR (CI95%). p. 1,2 (0,7 – 2,0). 0,4. Nghiên cứu chưa chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố dân tộc và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Bảng 3.33. Mối liên quan giữa học vấn và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) KT chưa đạt. KT đạt. SL (%). SL (%). ≤ THPT. 18 (52,9). THPT TC/CĐ/ĐH. Trình độ học vấn. OR (CI95%). p. 16 (47,1). 1. 1. 62 (44,3). 78 (55,7). 1,4 (0,6 – 2,9). 0,3. 29 (33,7). 57 (66,3). 2,2 (0,9 – 4,9). 0,05. Nghiên cứu chưa chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố trình độ học vấn và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Bảng 3.34. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) KT chưa đạt. KT đạt. SL (%). SL (%). Công nhân. 36 (52,9). Cán bộ viên chức. Nghề nghiệp. OR (CI95%). p. 32 (47,1). 1. 1. 24 (32,4). 50 (67,6). 2,3 (1,2 – 4,6). 0,01. Kinh doanh. 24 (43,6). 31 (56,4). 1,4 (0,7 – 2,9). 0,3. Khác. 25 (39,7). 38 (60,3). 1,7 (0,8 – 3,4). 0,12. Kết quả chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố nghề nghiệp và kiến thức phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> 45. (p=0,01). Theo đó, nhóm đối tượng công nhân có khả năng có kiến thức chưa đạt cao gấp 2,3 lần nhóm đối tượng cán bộ viên chức. Bảng 3.35. Mối liên quan giữa thu nhập và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) Thu nhập Dưới 3 triệu Từ 3 – 5 triệu Trên 5 triệu. KT chưa đạt. KT đạt. SL (%). SL (%). 33 (45,8). OR (CI95%). p. 39 (54,2). 1. 1. 65 (40,4). 96 (59,6). 1,2 (0,7 – 2,1). 0,4. 11 (40,7). 16 (59,3). 1,2 (0,5 – 2,9). 0,6. Nghiên cứu chưa chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố thu nhập bình quân và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Bảng 3.36. Mối liên quan giữa số con và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) Số con 1 con 2 con trở lên. KT chưa đạt. KT đạt. SL (%). SL (%). 32 (42,1). 44 (57,9). 77 (41,8). OR (CI95%). p. 1,01 (0,5 – 1,7). 0,9. 107 (58,2). Nghiên cứu chưa chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố số con đã sinh và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p>0,05)..
<span class='text_page_counter'>(58)</span> 46. Bảng 3.37. Mô hình phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (n=260) Kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ. Biến độc lập. OR. 95% CI. Nam Nữ. 1 1,68*. 1 (1,2 – 3,6). Trên 35 tuổi Dưới 30 tuổi 30 – 35 tuổi. 1 1,36 1,2. 1 (0,68 – 3,3) (0,8 – 2,7). Công nhân Cán bộ viên chức Kinh doanh Khác. 1 3,2** 1,5 1,6. 1 (1,32 – 6,1) (0,6 – 3,1) (0,7 – 4,2). Giới tính. Tuổi. Nghề nghiệp. *p <0,05; **p <0,01 Trong phân tích mô hình đa biến, yếu tố tuổi đã không còn là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức phòng bệnh răng miệng của đối tượng nghiên cứu. Hai yếu tố giới tính và nghề nghiệp vẫn cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p<0,05).. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(59)</span> 47. 3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ Bảng 3.38. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) TH chưa đạt. TH đạt. SL (%). SL (%). Trên 35 tuổi. 26 (41,9). Dưới 30 tuổi 30 – 35 tuổi. Nhóm tuổi. OR (CI95%). p. 36 (58,1). 1. 1. 14 (29,2). 34 (70,8). 1,7 (0,7 – 3,8). 0,1. 50 (33,3). 100 (66,7). 1,4 (0,7 – 2,6). 0,2. Nghiên cứu không xác định được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tuổi với việc thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Bảng 3.39. Mối liên quan giữa giới tính và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) Giới tính Nam Nữ. TH chưa đạt. TH đạt. SL (%). SL (%). 37 (46,3). 43 (53,7). 53 (29,4). OR (CI95%). p. 2,0 (1,2 – 3,5). <0,001. 127 (70,6). Kết quả chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính với việc thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p<0,001). Theo đó, phụ huynh là nam giới có khả năng có thực hành chưa đạt cao gấp 2 lần nhóm phụ huynh là nữ giới..
<span class='text_page_counter'>(60)</span> 48. Bảng 3.40. Mối liên quan giữa dân tộc và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) Dân tộc. TH chưa đạt. TH đạt. SL (%). SL (%). 39 (39,8). 59 (60,2). Khác Kinh. 51 (31,5). OR (CI95%). p. 1,4 (0,8 – 2,4). 0,1. 111 (68,5). Nghiên cứu không chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố dân tộc với việc thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Bảng 3.41. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) Nghề nghiệp Công nhân Cán bộ viên chức Kinh doanh Khác. TH chưa đạt. TH đạt. SL (%). SL (%). 29 (42,6). OR (CI95%). p. 39 (57,4). 1. 1. 24 (32,4). 50 (67,6). 1,5 (0,7 – 3,0). 0,2. 21 (38,2). 34 (61,8). 1,2 (0,5 – 2,4). 0,6. 16 (25,4). 47 (74,6). 2,1 (1,1 – 4,5). 0,03. Kết quả phân tích nêu tại bảng trên cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp với việc thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p=0,03). Theo đó, nhóm phụ huynh có nghề nghiệp là công nhân có khả năng có thực hành chưa đạt cao gấp 2,1 lần nhóm đối tượng làm một số nghề khác.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(61)</span> 49. Bảng 3.42. Mối liên quan giữa học vấn và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) TH chưa đạt. TH đạt. SL (%). SL (%). ≤ THPT. 16 (47,1). THPT TC/CĐ/ĐH. Trình độ học vấn. OR (CI95%). p. 18 (52,9). 1. 1. 48 (34,3). 92 (65,7). 1,7 (0,8 – 3,6). 0,16. 26 (30,2). 60 (69,8). 2,0 (0,9 – 4,6). 0,08. Nghiên cứu không xác định được mối liên quan giữa yếu tố trình độ học vấn và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Bảng 3.43. Mối liên quan giữa thu nhập và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) TH chưa đạt. TH đạt. SL (%). SL (%). Dưới 3 triệu. 29 (40,3). Từ 3 – 5 triệu Trên 5 triệu. Thu nhập. OR (CI95%). p. 43 (59,7). 1. 1. 53 (32,9). 108 (67,1). 1,37 (0,7 – 2,4). 0,2. 8 (29,6). 19 (70,4). 1,6 (0,6 – 4,0). 0,3. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố thu nhập bình quân với việc thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p>0,05). Bảng 3.44. Mối liên quan giữa số con và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) TH chưa đạt. TH đạt. SL (%). SL (%). 1 con. 25 (32,9). 51 (67,1). 0,89. 2 con trở lên. 65 (35,3). 119 (64,7). (0,5 - 1,5). Số con. OR (CI95%). p 0,7. Nghiên cứu không xác định được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố số con đã sinh với việc thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p>0,05)..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> 50. Bảng 3.45. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh (n=260) Kiến thức. TH chưa đạt. TH đạt. OR (CI95%). Chưa đạt. 47 (43,1). 62 (56,9). 1,7. Đạt. 43 (40,9). 102 (59,1). (1,1 - 3,0). p 0,02. Bảng 3.55 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p =0,02). Theo đó, nhóm đối tượng chưa đạt kiến thức có khả năng thực hành chưa đạt cao gấp 1,7 lần nhóm đối tượng có kiến thức đạt. Bảng 3.46. Mô hình phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (n=260) Thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ. Biến độc lập. OR. 95% CI. 2,4***. (1,3 – 3,5). Công nhân Cán bộ viên chức Kinh doanh Khác. 1,4 1,1 1,89. (0,7 – 3,2) (0,5 – 2,9) (0,9 – 6,4). Kiến thức phòng bệnh Kiến thức chưa đạt Kiến thức đạt. 2,1*. (1,2 – 4,1). Giới tính Nam Nữ Nghề nghiệp. *p <0,05; ***p <0,001 Trong phân tích mô hình đa biến, yếu tố nghề nghiệp đã không còn xuất hiện mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành phòng bệnh răng miệng của đối tượng nghiên cứu. Hai yếu tố giới tính và kiến thức phòng bệnh răng miệng cho trẻ vẫn cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của đối tượng nghiên cứu (p<0,05).. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(63)</span> 51. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1 Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh Giáo dục chăm sóc răng miệng cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Phụ huynh học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ cũng như thúc đẩy, giúp đỡ trẻ thay đổi những thói quen xấu, những nhận thức sai lầm thành những thói quen sinh hoạt có ích, bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ như chải răng đúng cách, ngay sau ăn, buổi tối trước khi đi ngủ... Các bậc phụ huynh là người gần gũi trẻ nhất nên phải là người có kiến thức, thực hành đúng về chăm sóc răng miệng mới có thể giúp trẻ thực hiện tốt việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra kiến thức phòng bệnh răng miệng của đối tượng con thấp, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu đạt kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng chỉ chiếm khoảng 58,1% đối tượng. Bên cạnh đó tỷ lệ đối tượng chưa đạt kiến thức chiếm tỷ lệ khá cao (41,9%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn khá nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đăng Nhỡn thực hiện tại Tuyên Quang năm 2004 với tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt là 70% [11]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp so với kết quả nghiên cứu của các tác giả Lê Quang Vương thực hiện tại Thanh Hóa năm 2018 với tỷ lệ người mẹ có kiến thức về phòng chống sâu răng trẻ đạt 56,2% [18]. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng năm 2007 với tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt chỉ chiếm 43,86% [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, phần lớn đối tượng nghiên cứu đã có kiến thức về nguyên nhân gây sâu răng, 86,9% đối tượng cho rằng nguyên nhân gây sâu răng là do vệ sinh răng miệng kém và 61,9% đối tượng cho rằng nguyên.
<span class='text_page_counter'>(64)</span> 52. nhân là do hay ăn đồ ngọt. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1 tỷ lệ nhỏ khoảng 5,8% cho rằng nguyên nhân gây sâu răng là do con sâu răng gây nên. Nguyên nhân sâu răng do vi khuẩn chỉ được 47,7% đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi nhắc đến. Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vương, trong nghiên cứu của tác giả này tỷ lệ bà mẹ hiểu biết đúng về nguyên nhân gây sâu răng do vi khuẩn là 54,5% [18]. Điều này chứng tỏ trong nghiên cứu của chúng tôi, số đối tượng biết đến nguyên nhân chính gây ra sâu răng chưa cao chính do vậy nên khả năng hướng dẫn thực hành cho trẻ sẽ chưa được tốt. Nghiên cứu của tác giả Almoudi cho thấy các bà mẹ tương lai ở Libya dường như thiếu kiến thức đầy đủ về chăm sóc vệ sinh răng miệng. Điều này được phản ánh bởi thực tế là ít bà mẹ hiểu rằng làm sạch răng của con mình trước khi đi ngủ, đánh răng hai lần một ngày và sử dụng kem đánh răng bằng fluor sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng (tỷ lệ lần lượt là 38%, 57,3% và 63%) [20]. Những thông tin này thường được coi là kiến thức nha khoa phổ biến/cơ bản do thường xuyên được các quảng cáo truyền thông nhắc đến và là các khuyến nghị của nhiều tổ chức đề cập đến [24],[25]. Thật không may, có vẻ như những khuyến nghị sức khỏe răng miệng cơ bản này không có nhiều tác động đáng kể của các bậc cha mẹ ở Libya [20]. Mặc dù vẫn còn một số kiến thức chưa đúng nhưng hầu hết các đối tượng nghiên cứu đề biết rằng sâu răng có thể phòng tránh được (96,9%) (Biểu đồ 3.5). Hai cách phòng ngừa được nhiều đối tượng kể đến là thực hiện chải răng đúng cách (79,6%) và chải răng 3 lần/ngày (85,5%). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vương, trong nghiên cứu của tác giả này, hai biện pháp quan trọng trong phòng bệnh sâu răng mà các bà mẹ kể đến là không ăn nhiều đồ ngọt nhiều lần trong ngày 81,5%, chải răng hàng ngày đúng cách 74,7% [18]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Kenali năm 2019 tại Kuantan chỉ ra, giáo dục sức khỏe răng miệng và thực hiện chương trình sức khỏe răng miệng rất. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(65)</span> 53. được khuyến khích để trao cho trẻ em trước tuổi đến trường và người chăm sóc trẻ để cung cấp nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe răng miệng và ảnh hưởng của tổn thương nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của trẻ [27]. Một điểm khác biệt so với nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vương đã khai thác thêm cả các thông tin liên quan đến thái độ phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của các bà mẹ tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của tác giả này đã cho thấy bà mẹ có thái độ đúng về phòng chống sâu răng là 62,7% cao hơn bà mẹ có thái độ chưa đúng trong phòng chống bệnh sâu răng cho trẻ 37,3%. Đa phần bà mẹ có thái độ tốt đối với việc phòng chống sâu răng như quan điểm đúng về tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh răng miệng trong phòng bệnh sâu răng cho trẻ đồng ý chiếm tỷ lệ 70% và rất đồng ý chiếm tỷ lệ 30%. Quan điểm bà mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh sâu răng cho trẻ: có 63,9% bà mẹ đồng ý, 31,8% bà mẹ rất đồng ý [18]. Điều này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của Vallejos – Sanchez và cộng sự đã tìm thấy mối liên quan giữa thái độ của bà mẹ học sinh với tần suất chải răng của con, bà mẹ có thái độ tiêu cực có khả năng có con chả răng với tần suất thấp hơn 2,43 lần so với bà mẹ có thái độ tích cực [34]. Bà mẹ có thái độ tốt để phát hiện và điều trị bệnh sâu răng bà mẹ nên đưa con đi khám răng định kỳ: có 57,9% bà mẹ rất đồng ý với quan điểm này, 39,9% bà mẹ đồng ý. Có 54,1% và 21,9% bà mẹ có thái độ đúng khi rất không đồng ý và không đồng ý với quan điểm việc chăm sóc giữ gìn VSRM chỉ là trách nhiệm của trẻ. Tuy nhiên vẫn còn 12,9% bà mẹ đồng ý và 3% bà mẹ rất đồng ý với quan điểm này [36]. Điều này trái ngược với nghiên cứu của Rayner, những trẻ mà cha mẹ có thái độ tích cực với sức khỏe răng miệng của con họ thì con họ ít bị sâu răng hơn những trẻ mà cha mẹ có thái độ tiêu cực [30]. Phải chăng những bà mẹ có thái độ chưa tốt bởi vì họ chưa biết hết tác hại của bệnh sâu răng điều này cũng phù hợp với câu trả lời của họ trong phần kiến thức. Điều này rất nguy hiểm vì trẻ nhỏ chưa ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng, nếu không được mẹ quan tâm nhắc nhở chắc các em cũng không chải răng, như vậy đây cũng.
<span class='text_page_counter'>(66)</span> 54. là một yếu tố làm cho tỷ lệ sâu răng không giảm, đồng thời do suy nghĩ của bà mẹ chưa đúng nên việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc phòng chống sâu răng cho trẻ chưa tốt. Có thể nói việc chưa khai thác những thông tin liên quan đến thái độ chính là một điểm thiếu sót và hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi, bởi thông qua kết quả ghi nhận được của một số tác giả khác đã thực hiện, thái độ có thể coi là một trong những yếu tố rất quan trọng để thay đổi kiến thức hoặc hành vi của nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra tỷ lệ thực hành đạt của nhóm đối tượng nghiên cứu chưa cao, chỉ có 65,4% đối tượng thực hành đạt phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ. Tỷ lệ đối tượng chưa đạt thực hành chiếm 34,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Sao Chi, tác gải này đã thực hiện một nghiên cứu mô tả cắt ngang để thu thập thông tin từ 390 học sinh tại Hải Dương, nghiên cứu đồng thời phỏng vấn và khai thác thông tin về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng của phụ huynh học sinh, kết quả của tác giả này chỉ ra tỷ lệ phụ huynh thực hành đạt là 62,2% [2]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho biết phần lớn đối tượng nghiên cứu trong 6 tháng qua chưa đưa trẻ đi khám răng lần nào chiếm tỷ lệ 71,2%. Chỉ có khoảng 28,8% đối tượng nghiên cứu đưa trẻ đi khám răng 1 lần. Tỷ lệ này khác biệt khá nhiều so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vương với tỷ lệ bà mẹ biết phòng bệnh sâu răng bằng cách khám răng định kỳ là 48,5% và 34,8% bà mẹ phòng bệnh sâu răng bằng cho trẻ bằng cách súc miệng bằng nước Flour [18]. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Bích Hoàng tại trường tiểu học Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2016 [8]. Nghiên cứu của tán giả Rushing Tang ghi nhận những trẻ em bị S-ECC đã không đi khám răng thường xuyên và chỉ đến nha sĩ để điều trị triệu chứng để giảm đau răng hoặc nhiễm trùng răng chiếm một tỷ lệ rất cao (69,41%). Những. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> 55. đối tượng cha mẹ trong nghiên cứu này đã có thể bỏ qua tầm quan trọng của răng sữa và chỉ coi răng sữa như là một loạt răng chuyển tiếp, việc sâu, hỏng răng sữa sẽ không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn và răng sữa không quá quan trọng và cần thiết để thực hiện điều trị. Sai lầm này gặp chủ yếu ở những đối tượng nghiên cứu có điểm trung bình kiến thức thấp [33]. Trong nghiên cứu của tác giả Almoudi phần lớn các bà mẹ biết rằng việc đi khám nha khoa định kỳ và thường xuyên sẽ có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ. Tuy nhiên, chỉ có một vài bà mẹ thực hiện được điều này và đa số các bà mẹ chỉ đưa con đi khám khi con của họ gặp phải các vấn đền nha khoa khẩn cấp để giải quyết. Đáng ngạc nhiên, chỉ có 14,6% biết rằng lần khám răng đầu tiên nên diễn ra vao khoảng 12 tháng tuổi [20]. Điều này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Hussein và cộng sự báo cáo về cha mẹ Malaysia có nhận thức thấp (12,5%) về thời gian được đề nghị cho lần khám răng đầu tiên của con họ [26]. Những phát hiện tương tự chỉ ra rằng chỉ có (24,6%) người chăm sóc trẻ tại Kuwaiti nhận thức được thời gian lý tưởng cho lần khám răng đầu tiên [22]. Niềm tin văn hóa và sự thiếu nhận thức về tầm quan trọng của việc khám răng định kỳ nhằm phòng ngừa sớm bệnh răng miệng chính là những nguyên nhân gây ra thực trạng này. Phát hiện này rất quan trọng vì nhận thức của các bà mẹ Libya và thực hành của họ có thể có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng của trẻ em tại đây. Do đó, điều cần thiết là làm cho các bà mẹ nhận thức được vai trò quan trọng của họ trong phòng ngừa sâu răng cho trẻ [20]. Cũng có kết quả tương tự như những nghiên cứu kể trên, nghiên cứu của tác giả Alshehri và một số cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Phòng khám Chẩn đoán Nha khoa - Đại học King Khalid Abha năm 2014. Nghiên cứu tiên hành trên tổng số 323 đối tượng đồng ý tham gia khảo sát. Thông tin được thu thập dựa cao một bộ câu hỏi trắc nghiệm được thiết kê sẵn và chuẩn hóa để phục vụ cho việc khảo sát. Bảng câu hỏi thu thập các thông tin bao gồm các chiến lược phòng ngừa khác nhau về sức khỏe răng miệng phòng ngừa.
<span class='text_page_counter'>(68)</span> 56. và hành vi và kiến thức của cha mẹ đối với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con của họ. Nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả chính sau: Sâu răng vẫn là một vấn đề đáng được quan tâm ở trẻ nhỏ và vấn đề này có thể ngày càng trầm trọng hơn nếu việc chăm sóc răng miệng của trẻ gặp phải các rào cản hiện có, khiến trẻ không được chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách đầy đủ. Hầu hết con của các đối tượng nghiên cứu tuy được tiếp xúc với chăm sóc y tế một cách đầy đủ nhưng trẻ ít được quan tâm, được chăm sóc nha khoa từ khi còn nhỏ, Phần lớn những người tham gia có thói quen, hành vi sai lầm trong việc chăm sốc sức khỏe răng miệng cho con của họ; Nghiên cứu cũng chỉ ra kiến thức của cha mẹ về sức khỏe răng miệng của con cái họ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe răng miệng của trẻ. Tác giả này cũng chỉ ra có 195/323 người tham gia đồng ý với việc đi khám răng định kỳ là một việc làm cần thiết bất kể sức khỏe răng miệng của trẻ đang ở trong tình trạng nào. Có 143 đối tượng thậm chí cho răng rất quan tâm đến việc chọn những nha sĩ đủ điều kiện để khám và điều trị cho con của họ [21]. Vai trò phòng chống sâu răng cho con của phụ huynh là rất quan trọng đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi tiểu học. Việc bà mẹ có mua kem, bàn chải chải răng cũng như hướng dẫn kỹ năng, nhắc nhở con chải răng và đưa con đi khám răng hay không ảnh hưởng rất nhiều đến thực hành phòng chống sâu răng của con mình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối tượng nghiên cứu thực hiện việc thay bàn chải cho trẻ khoảng 6 tháng/lần chiếm khoảng 58,1%. Có khoảng 31,5% đối tượng khi nào có dịp tiện thì thay cho trẻ và chỉ có khoảng 10,4% thực hiện việc thay bàn chải cho trẻ 3 tháng/lần. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Lê Quang Vương với tỷ lệ thay bàn chải định kỳ đúng ở mức 3 tháng là 18% bà mẹ thực hiện, Nguyễn Thanh Thủy (51,6%) và Nguyễn Hữu Tước (36,4%) [14],[17],[18]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của tác giả Võ Thị Bích Hoàng (13,8%) [8]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra có khoảng 68,1% đối tượng nghiên. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> 57. cứu có thực hiện việc quan sát trẻ đánh răng, bên cạnh đó vẫn còn khoảng 31,9% đối tượng chưa quan tâm quan sát việc đánh răng của trẻ. Phần lớn các đối tượng quan sát cách chải răng của trẻ (57,6%), đối tượng thực hiện việc quan sát toàn bộ quá trình đánh răng của trẻ chiếm khoảng 32,2%. Tuy nhiên một số nghiên cứu trên thế giới cũng đề cập đến việc giám sát trẻ đánh răng và tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng của trẻ [34],[35]. Một nghiên cứu của tác giả Kenali vào năm 2019 tại Kuantan, tiến hành nghiên cứu ở nhưng trẻ em từ 6 tuổi trở xuống cần có sự giám sát của cha mẹ trong quá trình đánh răng. 40 trẻ em 4 và 5 tuổi cùng với cha mẹ của chúng đã được chọn vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu ghi nhận có khoảng 57,5% bà mẹ giám sát con trong quá trình đánh răng. Phương pháp giám sát bao gồm; Hỗ trợ trẻ trong quá trình đánh răng (22,5%), các bà mẹ đánh răng cho trẻ một lần mỗi ngày (22,5%) và các bà mẹ đánh răng cho trẻ hai lần mỗi ngày (12,5%). Điều thú vị nhất là, phần lớn trẻ em không bị sâu răng và có tỷ lệ sâu răng không cao đều không nhận được bất kỳ sự giám sát nào. Kết quả ghi nhận không có mối liên quan co ý nghĩa thống kê giữa các phương pháp giám sát và tình trạng sâu răng của trẻ em (p =0,9) và không có mối tương quan giữa tình trạng sâu răng của phụ huynh và con cái của họ (r = 0,267, p = 0,09). Nghiên cứu này kết luận rằng giám sát trong khi đánh răng không ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng của trẻ [27]. Tuy trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu giám sát việc đánh răng của trẻ chưa được cao, nhưng để tạo thói quen đánh răng cho trẻ, 68,1% đối tượng nghiên cứu thường xuyên nhắc nhở trẻ đánh răng, bên cạnh đó 31,9% đối tượng tạo thói quen cho trẻ bằng cách đánh răng cùng trẻ. Nếu không thường xuyên thực hiện những hoạt động này cùng với việc không thường xuyên giám sát rất có thể các bậc phụ huynh sẽ góp phần tạo nên những thói quen xấu cho trẻ. Minh chứng cho điều này là kết quả nghiên cứu của tác giả Rushing Tang, tác giả này đã chỉ ra trẻ em bị S-ECC thực hành vệ sinh răng miệng rất kém, chỉ có khoảng 4,17% trẻ bị S-ECC đánh răng sau bữa ăn, và 95,83% trẻ bị S-ECC.
<span class='text_page_counter'>(70)</span> 58. không đánh răng hoặc súc miệng sau khi ăn. Việc trẻ đánh răng hay không ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tỷ lệ mắc S-ECC. Nghiên cứu cũng chỉ ra hành vi vệ sinh răng miệng (sử dụng fluoridevà làm sạch miệng sau bữa ăn) của những người chăm sóc có liên quan đến hành vi vệ sinh răng miệng của trẻ em [33]. Trong nghiên cứu của chúng tôi toàn bộ đối tượng nghiên cứu đều lựa chọn bàn chải lông mềm cho trẻ, nhưng trong đó có khoảng 77,3% đối tượng lựa chọn bàn chải đầu ngắn, lông mềm. Tỷ lệ đối tượng lựa chọn bàn chải đầu dài lông mềm chỉ chiếm 22,7%. Kết quả này khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Quang Vương với tỷ lệ 32,2% bà mẹ chọn mua đúng loại bàn chải cho trẻ là loại bàn chải đầu dài, lông mềm, có tới 63,9% các bà mẹ mua loại bàn chải đầu ngắn, lông mềm [18]. Điều này có thể giải thích do các bà mẹ chưa biết loại bàn chải nào phù hợp với trẻ và chưa hiểu vai trò của từng loại bàn chải trong việc vệ sinh răng miệng. Đa số các bà mẹ đều dạy con cách chải răng, tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ khá cao bà mẹ hướng dẫn con chải răng chưa đúng. Cụ thể, khi phỏng vấn về việc hướng dẫn con cách chải răng cho thấy trên 50% bà mẹ hướng dẫn con đúng cách chải dọc thân răng và chải 3 mặt răng, 27,9% bà mẹ hướng dẫn con chải xoay tròn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy và Nguyễn Hữu Tước [14],[17]. Điều này chứng tỏ kỹ năng thực hành chải răng của bà mẹ còn nhiều hạn chế. Việc hướng dẫn trẻ phương pháp chải răng không đúng cách dẫn đến trẻ chải răng không đúng, đây là điều kiện thuận lợi để hình thành mảng bám vi khuẩn gây sâu răng. 4.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh Có rất nhiều yếu tố tác động đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ em của các bậc phụ huynh, gồm nhóm yếu tố chủ quan, nhóm yếu tố khách quan. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các yếu tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp của phụ huynh đều liên quan đến kiến thức về phòng chống. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> 59. bệnh răng miệng cho trẻ theo kết quả phân tích đơn biến. Cụ thể các phụ huynh có độ tuổi dưới 30 tuổi có khả năng có kiến thức đạt cao gấp 2,5 lần so với nhóm phụ huynh trên 35 tuổi (CI95%=1,14-5,4; p=0,02); các bà mẹ có khả năng có kiến thức đạt cao gấp 1,8 lần so với các ông bố (CI95%=1,1-3,1; p=0,02). Phụ huynh là cán bộ viên chức có khả năng có kiến thức đạt với tỷ lệ cao gấp 2,3 lần so với các phụ huynh có nghề nghiệp là công nhân (CI95%=1,2 – 4,6; p=0,01). Điều này tương tự như kết quả nghiên cứu của Rushing Tang và cộng sự thực hiện năm 2014 tại Khoa Nha khoa Trẻ em và Người khuyết tật của Bệnh viện Đại học Y Cao Hùng, Đài Loan trên 101 trẻ em từ 2 - 5 tuổi có tình trạng sâu răng nghiêm trọng (S-ECC) khi cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức về phòng chống và chăm sóc răng miệng cho trẻ với các yếu tố như tuổi của các bà mẹ, trình độ học vấn [33]. Tuy nhiên theo nghiên cứu của tác giả này, nhóm bà mẹ từ 30 tuổi trở xuống lại có điểm trung bình kiến thức thấp hơn so với các bà mẹ từ 31 tuổi trở lên (p=0,03), khác với kết quả phân tích của chúng tôi, điều này có thể liên quan đến môi trường đào tạo, truyền thông, cũng như nghề nghiệp của 2 nhóm đối tượng khác nhau, do vậy kiến thức của người mẹ thuộc các nhóm tuổi cũng khác nhau, mặt khác, số đối tượng nghiên cứu của Rushing Tang và cộng sự khá ít (101 người), nên kết quả có thể chưa có tính đại diện cho quần thể lớn, nếu gia tăng được số đối tượng nghiên cứu, có thể kết quả sẽ khác. Nghiên cứu của chúng tôi không xác định được mối liên quan giữa yếu tố thu nhập và kiến thức, thực hành của phụ huynh về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ, nhưng nghiên cứu của Rushing Tang và cộng sự lại cho thấy yếu tố thu nhập bình quân hàng năm của gia đình, cụ thể những gia đình có thu nhập bình quân dưới 250.000 đô la Đài Loan/năm có điểm kiến thức trung bình thấp hơn so với các nhóm có thu nhập từ 251.000 - 499.000 và nhóm từ 500.000 đô la/năm trở lên [33]. Như vậy điều kiện kinh tế có khả năng tạo môi trường và điều kiện gia tăng kiến thức của các phụ huynh trong chăm sóc răng miệng cho trẻ ở Đài Loan, còn tại Việt Nam, ý thức về bệnh răng miệng nói riêng và chăm sóc sức khỏe cho tre nói chung của các phụ huynh luôn được chú ý cho dù hoàn cảnh kinh.
<span class='text_page_counter'>(72)</span> 60. tế thấp hoặc cao, mặt khác công tác truyền thông về sức khỏe luôn được quan tâm và thực hiện, do vậy phụ huynh có khả năng tiếp cận với thông tin đồng đều như nhau bất kể mức độ thu nhập cao hoặc thấp. Tuy nhiên các phụ huynh ở độ tuổi trên 35 sẽ có kinh nghiệm, hiểu biết được tích lũy, và những phụ huynh là cán bộ viên chức cũng có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin nhiều hơn so với các phụ huynh có nhóm nghề khác như công nhân, do vậy kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh các nhóm nghề nghiệp khác nhau có thể sẽ khác nhau như kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã nêu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính và kiến thức phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của các phụ huynh tham gia nghiên cứu (p=0,02). Theo đó, nhóm phụ huynh là nam giới có khả năng có kiến thức chưa đạt với tỷ lệ cao gấp 1,8 lần so với nhóm phụ huynh là nữ giới. Số liệu này không được đề cập trong kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả vì đa số nghiên cứu của họ này chỉ được thực hiện trên các bà mẹ. Nghiên cứu của nhóm Rushing Tang và cộng sự cũng chỉ ra những yếu tố cá nhân, cộng đồng, văn hóa và kinh tế của cha mẹ đóng vai trò là yếu tố quyết định mạnh mẽ ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm chăm sóc răng miệng, thói quen chăm sóc răng miệng và thói quen dinh dưỡng [33]. Nhận xét của tác giả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Wigen nghiên cứu tại Norwegian vào năm 2010 [37]. Đáng tiếc là trong nghiên cứu của chúng tôi tuy cũng cho thấy một số sự khác biệt về tỷ lệ ở các nhóm yếu tố vừa kể trên, nhưng trong phạm vi nghiên cứu này chưa thể hiện được tính liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức và thực hành phòng chống bệnh răng miệng của trẻ ở các phụ huynh. Nghiên cứu của Lê Quang Vương thực hiện tại Thanh Hóa năm 2018 cho thấy con của các bà mẹ có trình độ dưới trung học phổ thông có khả năng sâu răng cao gấp 24,8 lần so với con của các bà mẹ có trình độ trên trung học phổ thông. Con của các bà mẹ có kiến thức phòng chống sâu răng đạt có khả năng bị sâu răng chỉ bằng 0,13 lần con của bà mẹ có kiến thức không đạt [18]. Kết quả này gián tiếp cho thấy trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến kiến thức, và kiến thức. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> 61. tác động trực tiếp lên thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của các phụ huynh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, các phụ huynh có trình độ văn hóa từ phổ thông trung học trở lên có khả năng có kiến thức đạt về phòng chống bệnh rang miệng cho trẻ với tỷ lệ cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p=0,05). Sau khi phân tích đa biến số liệu thu được trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cho thấy chỉ có yếu tố giới tính và nghề nghiệp của phụ huynh liên quan trực tiếp đến kiến thức của họ về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ. Yếu tố tuổi đã thể hiện mối liên quan yếu trong phân tích đơn biến và yếu tố này không còn liên quan đến kiến thức trong phép phân tích đa biến. Điều này đã được phân tích ở phần trên, một lần nữa cho thấy ưu thế của truyền thông và các hoạt động xã hội trong việc nâng cao kiến thức của cộng đồng, đặc biệt của các phụ huynh đối với chăm sóc sức khỏe răng miệng và sức khỏe chung của trẻ ở Việt Nam. Mối liên quan giữa yếu tố giới của phụ huynh và kiến thức của họ về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ không được nêu nhiều trong các y văn, có thể do phần lớn nghiên cứu đều thực hiện trên người mẹ, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ, là người gần sát bên con từ lúc mới sinh đến khi trưởng thành. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khoảng 30% số đối tượng nghiên cứu là các ông bố, do vậy chúng tôi đã xác định được mối liên quan giữa giới tính của phụ huynh và kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của họ. Theo đó, phụ huynh là người mẹ có kiến thức đạt với tỷ lệ cao gấp 1,8 lần so với nhưng phụ huynh là nam giới (p=0,02). Điều này cho thấy người mẹ luôn có ý thức quan tâm, tìm hiểu thông tin để chăm sóc sức khỏe cho trẻ, và kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của người mẹ trong phòng chống bệnh răng miệng nói riêng và chăm sóc sức khỏe nói chung cho trẻ. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nghĩa tại Thái Nguyên năm 2009 cũng cho thấy một trong những yếu tố tác động trực tiếp lên tỷ lệ mắc bệnh sâu răng của trẻ là việc chăm sóc sức khỏe răng miệng được thực hiện bởi phụ huynh và gia đình, những học sinh được chăm sóc.
<span class='text_page_counter'>(74)</span> 62. sức khỏe răng miệng tốt có khả năng có nguy cơ bị mắc bệnh răng miệng thấp 3 lần so với những học sinh không được chăm sóc răng miệng tốt (p<0,05) [12]. Những ảnh hưởng tích cực từ kiến thức của phụ huynh tác động trực tiếp đến thực hành của họ, qua đó trẻ được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con trẻ tự chăm sóc răng miệng cho mình. Nhận xét này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nardi GM (2012) khi họ kết luận rằng SKRM của trẻ chịu ảnh hưởng của mẹ ngay từ khi trẻ còn nhỏ cho đến khi lớn [28]. Vallejos-Sanchez A.A và cộng sự (2008) cũng đã kết luận vai trò hỗ trợ của các bà mẹ có tác động tích cực đối với việc chải răng hai lần mỗi ngày của trẻ và giữ gìn tốt cho bộ răng sữa của trẻ [34]. Các yếu tố khác như dân tộc, trình độ học vấn, thu nhập, số con trong gia đình được xác định không liên quan đến kiến thức của phụ huynh về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ trong nghiên cứu này. Đối với thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của các phụ huynh trong nghiên cứu, kết quả phân tích cho thấy các yếu tố như giới tính, nghề nghiệp, kiến thức đều được xác định có liên quan. Cụ thể các phụ huynh là nam giới có khả năng có thực hành phòng chống bệnh răng miệng với tỷ lệ chưa đạt cao gấp 2 lần so với nhóm phụ huynh là nữ giới (CI95%=1,2 – 3,5; p<0,01); các phụ huynh có nghề nghiệp là công nhân có khả năng có thực hành phòng chống bệnh răng miệng với tỷ lệ chưa đạt cao gấp 2,1 lần so với những phụ huynh làm nghề khác (CI95%=1,1-4,5; p=0,03) và những phụ huynh có kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng với tỷ lệ đạt cao gấp 1,7 lần so với nhóm phụ huynh có kiến thức chưa đạt (CI95%=1,1-3,0; p=0,02). Những con số này nói lên vai trò ảnh hưởng của hiểu biết, của nghề nghiệp lên thực hành phòng chống bệnh răng miệng ở phụ huynh nói riêng và ở cộng đồng nói chung. Có hiểu biết, có điều kiện để nắm bắt nhiều thông tin liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng thì khả năng có thực hành tốt càng gia tăng. Bố mẹ và người lớn trong gia đình có thực hành chăm sóc răng miệng tốt thì sẽ có những ảnh hưởng, những tác động trực tiếp đến trẻ em, tạo cho trẻ có thói quen gìn giữ răng miệng, biết cách chải răng đúng, tuân thủ qui trình tốt và như vậy sẽ phòng chống được bệnh răng miệng. Castilho và cộng sự. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(75)</span> 63. cũng đã có nhận xét tương tự khi tổng kết 218 tài liệu trích dẫn và 13 bài báo để đánh giá ảnh hưởng của hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng của cha mẹ đối với bệnh sâu răng của con em họ với kết luận thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng của cha mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con em họ [23]. Nghiên cứu của Alshehri và cộng sự thực hiện tại Phòng khám Chẩn đoán Nha khoa Đại học King Khalid Abha cũng cho thấy kiến thức và thực hành của cha mẹ về sức khỏe răng miệng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe răng miệng của trẻ [21]. Nghiên cứu của Lê Quang Vương năm 2018 cũng cho thấy con của các bà mẹ có thực hành đạt về phòng chống sâu răng có khả năng sâu răng chỉ bằng 0,15 lần so với con của bà mẹ không đạt thực hành [18]. Nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa khẳng định vai trò của người mẹ trong phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ. Người mẹ có thực hành tốt chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều trong chăm sóc sức khỏe răng miệng so với tỷ lệ này ở những người bố, và như vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành thói quen tốt, hình thành sự hiểu biết và nhận thức tôt cho con trẻ, giúp con tự bảo vệ được răng miệng của mình và qua đó, giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Người bố có thể do nghề nghiệp, do thói quen, nên không có thực hành phòng chống bệnh răng miệng tốt như người mẹ, bên cạnh đó, không có điều kiện gần gũi với trẻ nhiều như người mẹ nên không có ảnh hưởng nhiều và trực tiếp như ảnh hưởng của người mẹ lên sức khỏe răng miệng của trẻ. Kết quả phân tích đa biến đã loại trừ yếu tố nghề nghiệp, chỉ còn lại yếu tố giới tính và yếu tố kiến thức có liên quan trực tiếp đến thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ ở phụ huynh. Như vậy, kiến thức, thái độ và thực hành của cha mẹ đối với sức khỏe răng miệng là yếu tố quan trọng nhất để tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đặc biệt là người mẹ..
<span class='text_page_counter'>(76)</span> 64. KẾT LUẬN 1. Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của các phụ huynh có con học tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình năm 2019 Phụ huynh có con học tại trường tiểu học Võ Thị Sáu, thành phố Hòa Bình có kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ với tỷ lệ đạt chưa cao (58,1%), trong đó nhóm các phụ huynh có độ tuổi dưới 30 có tỷ lệ đạt về kiến thức cao nhất (68,8%), tiếp đó là nhóm từ 30-35 tuổi (59,3%); nhóm đối tượng trên 35 tuổi có kiến thức đạt với tỷ lệ thấp nhất (46,8%). Các phụ huynh là nữ giới có kiến thức đạt với tỷ lệ cao hơn phụ huynh là nam giới (62,8% so với 47,5%). Phụ huynh có học vấn từ trung cấp trở lên có kiến thức đạt (63,3%) cao hơn đối tượng trung học phổ thông (55,7%) và trung học cơ sở trở xuống (47,1%). Phụ huynh là cán bộ viên chức có kiến thức đạt với tỷ lệ cao nhất (67,6%) so với các nghề nghiệp khác. Phụ huynh có thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ ở mức đạt chiếm tỷ lệ 65,4%, cụ thể nhóm phụ huynh dưới 30 tuổi có tỷ lệ thực hành đạt (70,8%) cao hơn nhóm từ 30-35 tuổi (66,7%) và nhóm trên 35 tuổi (58,1%). Nhóm phụ huynh là nữ có thực hành đạt (70,6%) cao hơn các phụ huynh nam (53,7%). Phụ huynh có học vấn từ trung cấp trở lên có thực hành đạt (69,8%) cao hơn nhóm có trình độ trung học phổ thông (65,7%) và trung học cơ sở trở xuống (52,9%). Các phụ huynh là cán bộ viên chức (67,6%) và kinh doanh (61,8%) có thực hành đạt với tỷ lệ cao hơn so với các nghề khác. 2. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của các đối tượng nghiên cứu. Kết quả phân tích đa biến cho thấy các yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh gồm giới tính [OR=1,68 (1,2-3,6); p<0,05], nghề nghiệp [OR=3,2 (1,32-6,1); p<0,01].. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> 65. Các yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh gồm giới tính [OR=2,4 (1,3-3,5); p<0,05] và kiến thức [OR=2,1 (1,2-4,1); p<0,01]. Các yếu tố khác như độ tuổi, trình độ văn hóa, dân tộc, số con trong gia đình và thu nhập không liên quan đến kiến thức và thực hành phòng bệnh răng miệng cho trẻ của phụ huynh học sinh trong nghiên cứu này..
<span class='text_page_counter'>(78)</span> 66. KHUYẾN NGHỊ. Đối với cơ quan y tế tại địa phương Cần tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe có liên quan đến việc phòng bệnh răng miệng cho trẻ. Đặc biệt tập trung truyền thông cho các ông bố, các đối tượng có trình độ học vấn từ THCS trở xuống và những đối tượng có nghề nghiệp là công nhân. Đối với phía nhà trường Cần kết hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế tại địa phương, tổ chức các hoạt động truyền thông phù hợp với sự tham gia của các bậc phụ huynh vừa nhằm tăng tính kết hợp trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ giữa gia đình và nhà trường, vừa nâng cao được kiến thức, thực hành cần thiết cho các bậc phụ huynh. Đối với các bậc phụ huynh Giai đoạn tiểu học là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành và phát triển bộ răng chắc khỏe cho trẻ, do vậy trong giai đoạn này các bậc phụ huynh cần tăng cường tìm hiểu thông tin về cách phòng bệnh răng miệng cho trẻ và thường xuyên quan tâm, hỗ trợ các cháu hình thành các thói quen tốt tốt trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(79)</span> 67. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Bộ Y tế (2002). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001, NXB Y học, Hà Nội. 2. Vũ Thị Sao Chi, Nguyễn Thị Trang Nhung, Thẩm Chí Dũng (2016). Kiến thức, thái độ và thực hành vệ sinh răng miệng và các yếu tố liên quan ở học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Hải Dương, 2015. Tạp chí Y học dự phòng. Tập 26, số 6 (179), trang 9-16. 3. Khoa nha bệnh viện Phủ Doãn (1960). Nhận định đầu tiên về các bệnh răng miệng và hàm mặt của Việt Nam, Nội san Răng Hàm Mặt, tr.2-8. 4. Trịnh Đình Hải. Chuyên đề sử dụng fluor trong chăm sóc răng miệng. 5. Trịnh Đình Hải (2000). Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong sâu răng và bệnh quanh răng tại Hải Dương năm 2000. 6. Trịnh Đình Hải, Trần Văn Trường (1999). Sự phát triển của Chương trình Nha học đường ở Việt Nam, Tạp chí Y học số 10, 11, tr.1-6. 7. Nguyễn Thị Thu Hằng (2007). Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh 7-11 tuổi trường tiểu học xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội, Luận Văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 8. Võ Thị Bích Hoàng (2016), Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng của bà mẹ học sinh trường tiểu học Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội 9. Nguyễn Dương Hồng (1997). Sâu răng, Răng Hàm Mặt, NXB Y học, Hà Nội. 10. Trần Thúy Nga (2010). Nha khoa trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Bộ Y tế. 11. Nguyễn Đăng Nhỡn (2004), Điều tra bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh 612 tuổi ở xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2004, Tạp chí y học thực hành, 5, tr. 8-9..
<span class='text_page_counter'>(80)</span> 68. 12. Nguyễn Ngọc Nghĩa (2009). Nghiên cứu thực trạng và kiến thức-Thái độ thực hành về bệnh răng miệng của học sinh tiểu học tại huyện Văn Chấn -tỉnh Yên Bái năm 2009. Luận văn thạc sỹ Y học, Thái nguyên 13. Sổ tay thầy thuốc thực hành. Tập 2, NXB Y học 2000. 14. Nguyễn Thanh Thủy (2009). Thực trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường tiểu học Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 15. Nguyễn Quốc Trung (2011). Phát hiện và phòng bệnh sâu răng trong cộng đồng, Nhà xuất bản thời đại. 16. Trần Văn Trường (2000). Phòng bệnh răng miệng và vấn đề Nha học đường, Nha cộng đồng, Tạp chí Y học Việt Nam số 8,9/2000, tr.11-22. 17. Nguyễn Hữu Tước (2008), Thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh khối lớp 6 trường THCS xã Hoàn Sơn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh năm 2008, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường đại học Thăng Long, Hà Nội. 18. Lê Quang Vương (2018). Thực trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan từ phía bà mẹ của học sinh trường tiểu học thị trấn Nông Cống tỉnh Thanh Hóa năm 2018. Luận văn thạc sỹ y tế cộng cộng, Đại học Thăng Long.. TIẾNG ANH 19. Aljafari A.K., Scambler, Gallagher J.E., Hosey M.T. (2014). Parental views on delivering preventive advice to children referred for treatment of dental caries under general anaesthesia: a qualitative investigation, Community Dent Health., 31(2), pp.75-9. 20. Almoudi, M. M., Hussein, A. S., Doss, J. G., & Schroth, R. J. (2016). Expectant mothers’ readiness to initiate preventive oral health care for their children. The Saudi Journal for Dental Research, 7(2), pp. 118–126. 21. Alshehri, A., & Nasim, V. S. (2015). Infant oral health care knowledge and. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(81)</span> 69. awareness among parents in Abha city of Aseer Region, Saudi Arabia. The Saudi Journal for Dental Research, 6(2), pp. 98–101. 22. Ashkanani, F., M. Al-Sane (2013). Knowledge, attitudes and practices of caregivers in relation to oral health of preschool children. Med Princ Pract, 22 (2) (2013), pp. 167-172. 23. Castilho A.R., Mialhe F.L., Barbosa Tde S., Puppin-Rontani R.M. (2013), Influence of family environment on children's oral health: a systematic review, Jornal de Pediatria, 89(2), pp.116-123 24. Friel, S., A. Hope, C. Kelleher, S. Comer, D. Sadlier (2002). Impact evaluation of an oral health intervention amongst primary school children in Ireland. Health Promot Int, 17 (2) (2002), pp. 119-126. 25. Freimuth, V., G. Cole, S.D. Kirby (2001). Issues in evaluating mass-media health communication campaigns. WHO Reg Publ Eur Ser, 92 (2001), pp. 475-792. 26. Hussein, A.S., M.I. Abu-Hassan, R.J. Schroth, A.M. Ghanim (2013). Parent’s perception on the importance of their children’s first dental visit (A cross-sectional pilot study in Malaysia). J Oral Res, 1 (1) (2013), pp. 17-25. 27. Kenali.N, M., Maw, T., Yusof N.A, M., & Shakiman N.B, N. (2019). Supervision methods in tooth brushing by mothers on their children in relation to the caries rate among the mothers and their children. Materials Today: Proceedings, 16, pp. 2374–2379. 28. Nardi G.M., Guglielmo Giraldi, Paola Lastella, Giuseppe La Torre, Emilia Saugo, Francesca Ferri, Luciano Pacifici, Livia Ottolenghi, Fabrizio Guerra, and Antonella Polimeni (2012), Knowledge, attitudes and behavior of Italian mothers towards oral health: questionnaire validation and results of a pilot study, Ann Stomatol (Roma), 3(2), pp. 69-74..
<span class='text_page_counter'>(82)</span> 70. 29. Paula J.S., Marcelo C Meneghim, Antônio C Pereira, and Fábio L Mialhe (2015), Oral health, socio-economic and home environmental factors associated with general and oral-health related quality of life and convergent validity of two instruments, BMC Oral Health, 15(26), pp.1-9. 30. Rayner J.F (1970), "Socioeconomic status and factors influencing the dental health practice of mothers", Dental health practices of mothers, 60(7), pg. 1250-1258. 31. Rong WS, Bian JY, Wang WJ, Wang JD. (2003), Effectiveness of an oral health education and caries prevention program in kindergartens in China. Community Dent Oral Epidemiol., 31(6), pp.412-6. 32. Saldūnaitė K., Eglė Aida Bendoraitienė, Eglė Slabšinskienė, Ingrida Vasiliauskienė, Vilija Andruškevičienė, Jūratė Zūbienė (2014). The role of parental education and socioeconomic status in dental caries prevention among Lithuanian children, Medicina, 50(3), pp.156-161. 33. Tang, R.-S., Huang, S.-T., Chen, H.-S., Hsiao, S.-Y., Hu, H.-Y., & Chuang, F.-H. (2014). The association between oral hygiene behavior and knowledge of caregivers of children with severe early childhood caries. Journal of Dental Sciences, 9(3), pp. 277–282. 34. Vallejos-Sanchez A.A, Medina-Rolis C.E &Casanova-Rosado J.F (2008), "Sociobehavioral factors influencing toothbrushing frequency among schoochildren", The journal of the Americal dental association, 139, pg. 734749. 35. WHO (1994), How to take care of your child teeth, Manila. 36. WHO (2017), Sugars and dental caries 37. Wigen, T.I., Wang, N.J. (2010). Caries and background factors in Norwegian and immigrant 5-year old children. Community Dent Oral Epidemiol, 38 (2010), pp. 19-28.. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(83)</span> 71. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giấy đồng ý tham gia trả lời nghiên cứu về phòng chống bệnh răng miệng tại trường tiểu học Võ thị Sáu, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, năm 2019 Bệnh răng miệng xảy ra phổ biến ở Việt Nam, tỷ lệ mắc cao ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em 6 tuổi, tỷ lệ sâu răng sữa là 84,9%. Bệnh răng miệng nếu không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng như mất răng sớm khiến răng mọc lệch lạc, mất sức nhai, ảnh hưởng thẩm mỹ, có thể biến chứng toàn thân gây viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận. Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự thay đổi về thói quen ăn uống càng làm gia tăng bệnh răng miệng. Để giảm bớt tỷ lệ mắc bệnh răng miệng phải đẩy mạnh việc phòng bệnh răng miệng trong cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em. Với các em nhỏ tuổi thì sự hỗ trợ của gia đình trong chăm sóc sức khoẻ răng miệng là rất cần thiết. Để hỗ trợ được cho các em thì gia đình phải có một kiến thức nhất định về phòng chống răng miệng. Với những lý do này, Trung tâm Y tế thành phố tiến hành nghiên cứu mô tả kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng của các bà mẹ cho con, đồng thời tìm ra những yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành này. Sự tham gia của cô/chị vào nghiên cứu góp phần quan trọng vào việc xây dựng các chương trình truyền thông, giáo dục phòng chống bệnh răng miệng trong cộng đồng, giúp cải thiện sức khoẻ răng miệng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài chị ra còn có 190 cô/chị khác tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cũng tham gia vào nghiên cứu này. Việc tham gia vào nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện. Trong khi điền vào bộ câu hỏi, nếu thấy có những câu khó trả lời hoặc không muốn trả lời thì đề nghị cô/chị không nên điền vào chứ không nên điền một cách thiếu chính xác. Việc cô/chị trả lời đúng là vô cùng quan trọng đối với nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi mong rằng bạn sẽ hợp tác và giúp chúng tôi có thông tin chính xác nhất..
<span class='text_page_counter'>(84)</span> 72. Đễ đảm bảo tính riêng tư, toàn bộ thông tin cô/chị cung cấp sẽ được chúng tôi tổng hợp với thông tin thu được từ các cô/chị khác và không gắn với tên người trả lời, nên không ai khác biết cô/chị trả lời cụ thể những gì. Nếu cô/chị muốn biết thêm thông tin hoặc có câu hỏi liên quan đến nghiên cứu, cô/chị có thể hỏi nhân viên y tế của trường học hoặc liên hệ với cử nhân Đinh Thị Phương- số điện thoại: 0911.898.778 Cô/Chị có sẵn sàng đồng ý tham gia trả lời cho nghiên cứu của chúng tôi chứ? Xin bạn đánh (X) vào ô tương ứng dưói đây. Đồng ý. Trân thành cảm ơn!. Từ chối. Hòa Bình, ngày......tháng ......2019. Chữ ký của người được phỏng vấn. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(85)</span> 73. PHỎNG VẤN THÔNG TIN VỀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ HỌC SINH TIỂU HỌC Chào anh/chị hiện tại chúng tôi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng chống bệnh răng miệng cho trẻ nhằm góp phần cùng gia đình và nhà trường nâng cao sức khỏe nha học đường của trẻ. Chúng tôi rất mong anh/chị dành chút thời gian để chia sẻ cùng chúng tôi một số thông tin về vấn đề này. Các câu trả lời của anh/chị sẽ hoàn toàn được giữ kín và chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Chúng ta chỉ bắt đầu khi có sự đồng ý của anh/chị, rất mong anh/chị đồng ý tham gia: Đồng ý tham gia Ngày phỏng vấn: ……/….. / 2019. TT. Không đồng ý tham gia. Câu hỏi. Câu trả lời. THÔNG TIN CHUNG C1. Tuổi (Tính theo dương lịch). C2. Giới tính. ................................(điền năm sinh) 1. Nam 2. Nữ 1. Kinh. C3. Dân tộc. 2. Thái 3. Khác:.......................... 1. Cấp 1. C4. Trình độ học vấn cao nhất của anh/chị. 2. Cấp 2 3. Cấp 3 4. Trung học, cao đẳng 5. Đại học, sau đại học. Chuyển.
<span class='text_page_counter'>(86)</span> 74. 1. Cán bộ y tế 2. Cán bộ công chức C5. Nghề nghiệp hiện nay của. 3. Công nhân. anh/chị. 4. Buôn bán 5. Nội trợ 6. Khác:……………………. 1. Có điều kiện. C6. Tình trạng kinh tế hiện tại. 2. Trung bình 3. Khó khăn. C7. C8. C9. C10. Số con hiện có Cháu hiện tại đang học khối lớp mấy tại trường?. 1. 1 con 2. 2 con trở lên Lớp:.................... Hiện cháu có bị gặp phải các. 1. Có. vấn đề về răng miệng không. 2. Không. Những vấn đề răng miệng cháu đang gặp phải là gì?. ........................................................ KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH RĂNG MIỆNG Anh/chị đã bao giờ nghe, hoặc C11. đọc các thông tin về bệnh sâu răng chưa?. 1. Có 2. Chưa 1. 5-6 tuổi. C12. Theo anh/chị thời gian nào thì trẻ bắt đầu thay răng sữa?. 2. 7-8 tuổi 3. 9-10 tuổi 4. Khác:………………… 5. Không biết. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(87)</span> 75. Theo anh/chị thời gian nào cần C13. chăm sóc răng miệng tốt, để trẻ có bộ răng vĩnh viễn chắc, khoẻ trong tương lai. 1. 6-14 tuổi 2. 7-15 tuổi 3. 8-16 tuổi 4. Khác:……………………. 5. Không biết 1. Bệnh sâu răng. Theo anh/chị những bệnh răng C14. miệng nào hay mắc ở trẻ em? (Nhiều lựa chọn). 2. Bệnh viêm lợi 3. Bệnh viêm tủy 4. Bệnh viêm quanh răng 5. Khác:.............................. 6. Không biết 1. Con sâu. C15. Theo anh/chị nguyên nhân gây. 2. Vi khuẩn. sâu răng là những nguyên nhân. 3. Đường. nào. 4. Vệ sinh răng miệng kém (Nhiều lựa chọn). 5. Khác:.................................. 6. Không biết. C16. Theo anh/chị có thể phòng. 1. Có. được bệnh sâu răng không?. 2. Không. (Chuyển sang C18). 1. Chải răng đúng cách. C17. Nếu có, theo anh/chị phòng. 2. Chải răng ngày 3 lần. bằng cách nào?. 3. Thay bàn chải 3 tháng/1 lần. (Nhiều lựa chọn). 4. Hạn chế ăn đồ ngọt 5. Khác:............................... → C18.
<span class='text_page_counter'>(88)</span> 76. 1. Cao răng. C18. Theo anh/chị nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi là do. 2. Vi khuẩn 3. Đường 4. Khác:.............................. 5. Không biết 1. Lợi đỏ. C19. Theo anh/chị viêm lợi biểu hiện. 2. Sưng. như thế nào?. 3. Đánh răng lợi chảy máu. (Nhiều lựa chọn). 4. Khác:............................. 5. Không biết. C20. Theo anh/chị có thể phòng. 1. Có. được viêm lợi không?. 2. Không (Chuyển sang C22). Nếu có, theo anh/chị phòng C21. bằng cách nào? (Nhiều lựa chọn). 1. Uống thuốc 2. Khám răng 6 tháng/1 lần 3. Chải răng đúng phương pháp 4. Khác:............................... 1. 1 lần. C22. Theo anh/chị một ngày nên chải răng mấy lần?. 2. 2 lần 3. 3 lần 4. Khác:.................................. 5. Không biết 1. 1 mặt. C23. Theo anh/chị phải chải mấy mặt của răng?. 2. 2 mặt 3. 3 mặt 4. Khác:.................................. 5. Không biết. Thang Long University Library. → C22.
<span class='text_page_counter'>(89)</span> 77. 1. 1 phút. C24. Theo anh/chị thời gian cho mỗi lần chải răng của trẻ là bao lâu?. 2. 2 phút 3. 3 phút 4. Khác:.................................. 5. Không biết 1. Sau khi ăn xong. C25. Theo anh/chị cho trẻ trải răng. 2. Trước khi đi ngủ. vào thời điểm nào là tốt nhất?. 3. Lúc ngủ dậy. (Nhiều lựa chọn). 4. Khác:.................................. 5. Không biết 1. Bàn chải đầu dài, lông mềm. C26. Theo anh/chị, trẻ em nên dùng loại bàn chải đánh răng nào?. 2. Bàn chải đầu ngắn, lông cứng 3. Bàn chải đầu ngắn, lông mềm 4. Khác:.................................. 5. Không biết 1. 3 tháng 2. 6 tháng. C27. Theo anh/chị bao nhiêu lâu nên. 3. 9 tháng. đi khám răng một lần. 4. >=12 tháng 5. Khác:.................................. 6. Không biết 1. Kiểm tra men răng. C28. Theo anh/chị khám răng định. 2. Khám và điều trị sớm. kỳ có tác dụng hoặc lợi ích gì?. 3. Khác:................................ 4. Không biết. THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH RĂNG MIỆNG.
<span class='text_page_counter'>(90)</span> 78. C29. Trong 6 tháng vừa qua anh/chị. 1. Chưa cho con đi khám. đã cho con đi khám răng mấy. 2. 1 lần. lần?. 3. 2 lần trở lên. → C31. 1. Do trẻ gặp vấn đề răng miệng C30. Nguyên nhân anh/chị cho cháu. 2. Khám theo định kỳ. đi khám là gì?. 3. Tiện nên cho trẻ khám 4. Không nhớ. C31. Anh/chị có thường xuyên nhắc. 1. Có. cháu đánh răng không?. 2. Không (Chuyển sang C33). Nếu có, anh/chị nhắc cháu đánh C32. răng khi nào? (Nhiều lựa chọn). C33. 1. Sau các bữa ăn 2. Trước khi đi ngủ 3. Sau khi ngủ dậy 4. Khác:................................ Khi cháu đánh răng anh/chị có. 1. Có. quan sát không?. 2. Không (Chuyển sang C35) 1. Lấy kem đánh răng. C34. Nếu có anh/chị quan sát hoạt. 2. Cách chải răng. động gì của cháu?. 3. Toàn bộ quá trình 4. Khác:................................ C35. Khi cháu chải răng không đúng cách anh/chị đã làm gì? Để tạo thói quen cho cháu đánh. C36. răng hằng ngày anh/chị đã làm gì?. → C33. 1. Hướng dẫn cháu cách chải 2. Không làm gì 3. Khác:............................... 1. Không làm gì cả 2. Nhắc nhở cháu 3. Đánh răng cùng cháu 4. Khác:................................ Thang Long University Library. → C35.
<span class='text_page_counter'>(91)</span> 79. C37. C38. Bao lâu anh/chị thay bàn chải đánh răng cho cháu 1 lần?. Anh/chị chọn loại bàn chải nào để thay cho cháu?. 1. 3 tháng. 1. 2. 6 tháng. 2. 3. Tiện thì thay. 3. 4. Khác:................................ 4. 5. Không nhớ. 5. 1. Bàn chải đầu dài, lông mềm. 1. 2. Bàn chải đầu ngắn, lông cứng. 2. 3. Bàn chải đầu ngắn, lông mềm. 3. 4. Khác:................................ 4. 5. Không chú ý. 5. NGUỒN THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG RĂNG MIỆNG Anh/chị đã từng tham gia các C39. buổi truyền thông về phòng. 1. Có. chống bệnh răng miệng cho trẻ. 2. Không. chưa?. C40. Anh/chị có nhận được/tiếp cận. 1. Có. các thông về phòng chống bệnh. 2. Không. (Kết thúc). răng miệng cho trẻ? 1. Ti vi. C41. Anh/chị nhận được những. 2. Đài, loa phát thanh. thông tin về phòng chống bệnh. 3. Tranh ảnh, tờ rơi. răng miệng chủ yếu từ nguồn. 4. Tạp chí, sách báo. nào?. 5. Cán bộ y tế (Nhiều lựa chọn). 6. Gia đình, bạn bè 7. Khác:..............................
<span class='text_page_counter'>(92)</span> 80. 1. Ti vi Theo anh/chị thông tin về C42. phòng chống bệnh răng miệng anh/chị nhận được từ nguồn nào có giá trị nhất?. 2. Đài, loa phát thanh 3. Tranh ảnh, tờ rơi 4. Tạp chí, sách báo 5. Cán bộ y tế 6. Gia đình, bạn bè 7. Khác:............................. Xin cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!. Thang Long University Library.
<span class='text_page_counter'>(93)</span>