Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 164 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---------------------------------------. TRẦN THỊ THANH TUYỀN. THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020. LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. Hà Nội – Năm 2020.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG. TRẦN THỊ THANH TUYỀN – C01411. THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020. Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN HẬU Hà Nội – Năm 2020. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Thầy Cô, bạn bè, Ban giám hiệu, lãnh đạo khoa và sinh viên tại trường nghiên cứu. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, Bộ môn Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long và quý thầy cô cũng như đồng nghiệp tại Bệnh viện Nam Anh đã truyền đạt, hỗ trợ cho tôi những kiến thức bổ ích, cơ sở vật chất trong suốt hai năm học vừa qua. Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Y Dược, Phòng công tác chính trị học sinh – sinh viên và sinh viên Khoa Y Dược, Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới: Tiến sĩ Phạm Văn Hậu - người thầy đã dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng khoa học thông qua đề cương và bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và sinh viên của tôi đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2020.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.. Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2020 Người viết cam đoan. Trần Thị Thanh Tuyền. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> MỤC LỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................. 3 1.1 THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC………………………………………………3 1.1.1 Một số khái niệm…………………………………………………..3 1.1.1.1 Khái niệm sức khỏe sinh sản ..................................................... 3 1.1.1.2 Khái niệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục ................... 3 1.1.1.3 Khái niệm về quan hệ tình dục an toàn..................................... 5 1.1.2 Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trên thế giới………...6 1.1.3 Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở Việt Nam…………8 1.2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN. NHÂN. TRÊN. THẾ. GIỚI. VÀ. TRONG. NƯỚC…………….………………………………………………..…………8 1.2.1 Một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân trên thế giới…………………………………………………………………………….8 1.2.2 Một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân tại Việt Nam………………………………………………………………………….13 1.3 GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU………………………………18 1.4 KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU………………………………...20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………...21 2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU…………..21 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………….21 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu……………………………………………..21.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2.1.3 Thời gian nghiên cứu…………………………………………….22 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………….22 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu………………………………………………22 2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu………………………………………..22 2.3 CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU……………………………23 2.3.1 Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu……………………………….23 2.3.2 Tiêu chí đánh giá…………………………………………………30 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN……………………………31 + Công cụ thu thập thông tin……………………………………….….31 + Các kỹ thuật thu thập thông tin……………………………………...31 + Quy trình thu thập thông tin và Sơ đồ nghiên cứu…………………..32 2.5 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU…………………………………….33 2.6 SAI SỐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ………………...34 2.6.1 Sai số………………………………………….………………….34 2.6.2 Biện pháp khắc phục………………….………………………….34 2.7 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU…………………………………..35 2.8 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI………………………………………………..35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 36 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………………………..36 3.2 THỰC TRẠNG TỶ LỆ VỀ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, NĂM 2020………………………………………………………………………….39 3.2.1. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân…………………………..39 3.2.2 Thực trạng tỷ lệ sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân theo năm học, hệ đào tạo và tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình……...40. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3.2.3 Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình………………41 3.2.4. Một số đặc điểm của nhóm quan hệ tình dục trước hôn nhân…...43 3.2.5 Một số đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản……………….43 3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN...44 3.3.1. Một số yếu tố nhân khẩu học liên quan đến QHTD trước hôn nhân…………………………………………………………………….44 3.3.2 Một số yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD trước hôn nhân…..48 3.3.3 Một số yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD trước hôn nhân……………………………………………………………………50 3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến………………………………………………..54 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 58 4.1 THỰC TRẠNG TỶ LỆ VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, NĂM 2020…………………………………………………………………..58 4.1.1 Thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020………………...58 4.1.2 Đặc điểm quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020………………………..63 4.1.3 Đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản của quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020…………………………………………………………….…64 4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………….………66 4.2.1 Một số yếu tố nhân khẩu học liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân………………………………………………………………..66.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 4.2.2 Một số yếu tố kiến thức liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân…………………………………………………………………….67 4.2.3 Một số yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân………………………………………………………….68 4.2.4 Một số yếu tố chung liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân…………………………………………………………………….69 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU……………...73 2.THỰC TRẠNG TỶ LỆ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020………………………………………….…73 3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH……………………………………73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... PHỤ LỤC 1. Phiếu khảo sát tình hình sức khỏe sinh sản................................... PHỤ LỤC 2. Tóm tắt thông tin đối tượng nghiên cứu ....................................... PHỤ LỤC 3. Lệnh R và kết quả phân tích số liệu luận văn tốt nghiệp……….... Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt. Tiếng Anh. Tiếng Việt. BCS. Bao cao su. CQ. Chính quy. ĐD. Điều dưỡng. GV. Giáo viên. HIV/AIDS. Human immunodeficiency virus/ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc Acquired Immuno Deficiency. phải. Syndrome HPV. Human Papilloma Virus. Tác nhân phổ biến của bệnh lây truyền qua đường tình dục. KAP. Knowledge – Attitude – Practice Kiến thức, thái độ và thực hành. LT. Liên thông. QHTD. Quan hệ tình dục. QHTD THN. Quan hệ tình dục trước hôn nhân. STDs. Sexually Transmitted Diseases. Bệnh lây truyền qua đường tình dục. STI. Sexually Transmissible. Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua. Infections. đường tình dục. SKSS. Sức khỏe sinh sản. SV. Sinh viên. TN. Thanh niên. TP HCM. Thành phố Hồ Chí Minh. THPT. Trung học phổ thông. VTN. Vị thành niên. WHO. World Health Organization. Tổ chức Y tế Thế giới.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Số lượng sinh viên khoa Y Dược năm 2020 (Tính đến 01.01.2020) ……………………………………………………………………………….23 Bảng 2.2 Các biến số và chỉ số nghiên cứu .................................................... 23 Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về giới (n= 388).................... 36 Bảng 3.2 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về tuổi (n= 388) ..................... 36 Bảng 3.3 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về năm học (n= 388) ............. 37 Bảng 3.4 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về nơi cư trú (n= 388) ........... 37 Bảng 3.5 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về hệ đào tạo (n = 388)……..37 Bảng 3.6 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về kết quả học tập (n= 388)... 38 Bảng 3.7 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về tôn giáo (n= 388) .............. 38 Bảng 3.8 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về tôn giáo (n= 388) .............. 39 Bảng 3.9 Phân bố QHTD trước hôn nhân theo năm học và hệ đào tạo ở sinh viên .................................................................................................................. 40 Bảng 3.10 Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình (n= 155) ……41 Bảng 3.11 Đặc điểm của nhóm có quan hệ tình dục trước hôn nhân (n= 155) ......................................................................................................................... 43 Bảng 3.12 Đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản (n= 155) .................... 43 Bảng 3.13 Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến ........................................................................................... 44 Bảng 3.14 Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến ............................................................................................. 46 Bảng 3.15 Các yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến ........................................................................................... 48 Bảng 3.16 Các yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến ............................................................................................. 49. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bảng 3.17 Các yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến.................................................................................. 51 Bảng 3.18 Các yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến .................................................................................... 52 Bảng 3.19 Các yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đơn biến……………………………………………………54 Bảng 3.20 Các yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến……………………………………………………..56.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 3.1. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân (n=388) ............................. 39 Hình 3.2. Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình ........................ 41 Hình 3.3 Tỷ số chênh và KTC 95% của các yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD THN..................................................................................................... 50 Hình 3.4 Tỷ số chênh và KTC 95% của các yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD trước hôn nhân.............................................................................. 52. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ tình dục trước hôn nhân là hoạt động tình dục được thực hiện bởi những người trước khi họ kết hôn [27]. Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân đang là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm do hành vi này thường không an toàn. Theo WHO thì đây là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ hai ở các nước nghèo dẫn đến HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), mang thai ngoài ý muốn [8]. Khảo sát năm 2001 của UNICEF tại 10 trong số 12 quốc gia phát triển có sẵn dữ liệu, hơn hai phần ba thanh niên đã có quan hệ tình dục khi còn ở tuổi thiếu niên. Tại Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Iceland, Na Uy, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, tỷ lệ này là hơn 80%. Ở Úc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, khoảng 25% thanh niên 15 tuổi và 50% thanh niên 17 tuổi có quan hệ tình dục [46]. Năm 2016 một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 trên 604 sinh viên của Trường Đại học Debre Berhan, Ethiopia bằng kỹ thuật lấy mẫu nhiều giai đoạn với phương pháp định lượng và định lượng hỗn hợp. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố liên quan đến thực hành tình dục trước hôn nhân. Kết quả ghi nhận tỷ lệ có quan hệ tình dục trước hôn nhân là 54,3% [20]. Tại Việt Nam, khảo sát về quan hệ tình dục trước hôn nhân vào năm 2015 trên 405 sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội ghi nhận là 23,7%, ở nam là 35%, nữ là 20,9% [12]. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung khoảng 96 trường đại học, cao đẳng, vì vậy, số lượng sinh viên sống và học tập tại thành phố là rất lớn. Đây cũng là nơi có sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và xã hội. Giới trẻ ngày nay gồm thanh niên có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng gia tăng bao gồm sinh viên và được xem là hiện tượng mới do thay đổi trong quan niệm và hành vi về tình yêu, tình dục trong xã hội hiện đại [5]..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2. Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, là Trường công lập trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, là một trong những cơ sở nghề nghiệp đào tạo uy tín và chất lượng với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất mới đầy đủ, phòng học khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố và cả nước [15]. Sinh viên của Trường tương lai sẽ là những cán bộ y tế, giáo viên mầm non, kế toán,… những viên chức, công chức có trình độ trong xã hội. Chính vì thế, sức khỏe của sinh viên là một điều rất quan trọng và rất cần được quan tâm. Nếu sinh viên không được giáo dục đầy đủ về giới tính, an toàn tình dục và sức khỏe sinh sản thì các nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn dẫn đến tình trạng nạo, phá thai sẽ tăng cao. Hậu quả là sinh viên không chỉ bị ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe mà còn mất đi cơ hội học hành khiến con đường phát triển tương lai bị hạn hẹp. Tuy nhiên chưa thấy một nghiên cứu nào liên quan đến kiến thức, thực hành về quan hệ tình dục trước hôn nhân ở những sinh viên tại Trường này. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: ‘Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020”, được triển khai nhằm mô tả được thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn năm 2020 như thế nào? Cũng như tìm hiểu và phân tích một số yếu tố nào liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trong nhà Trường? Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên khoa Y Dược trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khái niệm sức khỏe sinh sản Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sức khỏe sinh sản (SKSS) là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Tài liệu tổng quan chăm sóc SKSS là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến SKSS. Điều này cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con người mà không chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản và những nhiễm trùng qua đường tình dục. Sức khỏe sinh sản không chỉ nói đến các vấn đề về giới tính, sức khỏe, văn hóa tính dục, tình dục mà thực chất nó chỉ là “một bộ phận của sức khỏe con người nói chung” [49]. 1.1.1.2 Khái niệm về bệnh lây truyền qua đường tình dục Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) còn gọi là bệnh hoa liễu, hay nhiễm trùng lây qua đường tình dục là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục (QHTD) bằng miệng hay hậu môn [26]. Nguyên nhân [28] + Bệnh do vi khuẩn •. Hạ cam mềm (Haemophilus ducreyi).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 4. •. Chlamydia (Chlamydia trachomatis). •. U hạt bẹn (Klebsiella granulomatis). •. Bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae). •. Giang mai (Treponema pallidum). + Bệnh do nấm Nấm da đùi Bệnh nấm Candida: còn gọi là nhiễm trùng men hay nhiễm nấm men. + Bệnh do virus •. Herpes sinh dục. •. Viêm gan siêu vi B. •. HIV / AIDS. •. Bệnh sùi mào gà, bệnh mồng gà hay HPV (Human Papilloma Virus): các. loại HPV gây ra hầu hết các loại ung thư cổ tử cung, cũng như ung thư hậu môn, ung thư dương vật, ung thư âm hộ hoặc gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục. •. U mềm lây (Molluscum contagiosum). + Bệnh do ký sinh trùng •. Bệnh rận mu do Rận mu hay còn gọi là chấy cua gây ra. •. Bệnh ghẻ. Theo thống kê của WHO, hơn 1 triệu bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) mắc phải mỗi ngày trên toàn thế giới. Mỗi năm, ước tính có khoảng 376 triệu ca nhiễm mới với 1 trong 4 STI: chlamydia, lậu, giang mai và trichomonas và ước tính có hơn 500 triệu người bị nhiễm virus herpes. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 5. simplex ở bộ phận sinh dục và hơn 290 triệu phụ nữ bị nhiễm vi rút u nhú ở người (HPV). Phần lớn các STI không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ có thể không được công nhận là STI. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HSV loại 2 và giang mai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Khoảng 988 000 phụ nữ mang thai bị nhiễm giang mai trong năm 2016, dẫn đến hơn 350 000 kết quả sinh nở bất lợi, bao gồm 200 000 thai chết lưu và tử vong ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, STI có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản ngoài tác động tức thời của bản thân bệnh nhiễm trùng như vô sinh hoặc lây truyền từ mẹ sang con [48]. 1.1.1.3 Khái niệm về quan hệ tình dục an toàn Quan hệ tình dục an toàn là hình thức quan hệ tình dục bảo vệ bản thân và bạn tình khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn do không có sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết âm đạo và tinh dịch. Quan hệ tình dục an toàn là biết sử dụng bao cao su đúng cách và điều này chỉ thật sự hiệu quả khi cả 2 người đều đồng ý và cùng thực hiện. QHTD an toàn giúp khỏe mạnh và thậm chí có thể làm cho tình dục tốt hơn [30]. QHTD an toàn được hiểu ở nhiều góc độ như STD / STI có thể lây truyền từ người này sang người khác qua giao hợp qua đường âm đạo, giao hợp hậu môn và giao hợp bằng miệng và để giảm nguy cơ / ngăn cản khỏi bị lây nhiễm cần phải sử dụng biện pháp tự bảo vệ mình như có thể sử dụng bao cao su, bao cao su cho phụ nữ hoặc màng chắn bảo vệ miệng trong khi tham gia hoạt động tình dục. Một cách khác để quan hệ tình dục an toàn là phải được xét nghiệm và nhận thức về sức khỏe tình dục của bạn và hành động để tự điều trị chính mình như yêu cầu bạn tình của bạn được xét nghiệm trước khi tham gia vào hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 6. tình dục. Hãy nhớ rằng ngay cả một cuộc quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng đủ để lây nhiễm hoặc mang thai. Thực hiện tình dục an toàn trở nên phổ biến vào cuối thập niên 1980 trong bối cảnh của đại dịch HIV/AIDS và thúc đẩy tình dục an toàn là một trong những mục tiêu của giáo dục giới tính. Tình dục an toàn được coi là một chiếc lược nhằm giảm nguy cơ và giảm nguy cơ gây hậu quả xấu mà không phải đồng nghĩa với tuyệt đối như một người nhiễm HIV quan hệ tình dục với người không nhiễm HIV khi mang bao cao su so với khi không mang bao cao su, nguy cơ lây nhiễm giảm còn 1/4 hay 1/5, nhưng vẫn không thể triệt tiêu hết rủi ro. 1.1.2 Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trên thế giới Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng 1/5 dân số thuộc lứa tuổi vị thành niên (VTN), như vậy hiện đang có khoảng hơn 1 tỷ người đang ở tuổi VTN, 80% hiện đang sống tại các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh. Những nước có nền kinh tế kém phát triển thì dân số càng trẻ, tỷ lệ tuổi VTN càng cao, chiếm tới trên 40% dân số [16]. Vị thành niên/thanh niên (VTN&TN) hiện nay có xu hướng QHTD sớm hơn trước đây. Cụ thể trong một cuộc khảo sát hợp tác được thực hiện vào năm 2006 - 2007 ở khu vực thành thị và nông thôn Hà Nội, Thượng Hải và Đài Bắc, 16.554 người tham gia chưa kết hôn ở độ tuổi 15-24 đã được tuyển chọn trong nghiên cứu vị thành niên và thanh thiếu niên châu Á ba thành phố, với 6.204, 6.023 và 4.327 người trả lời từ mỗi thành phố, tương ứng. Tất cả thanh thiếu niên được thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp, kết hợp với tự phỏng vấn với sự trợ giúp của máy tính cho các câu hỏi nhạy cảm. Thang điểm về thái độ vai trò giới cho cả người trả lời nam và nữ đã được phát triển và áp dụng để phân tích dữ liệu của chúng tôi. Hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích mối. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 7. quan hệ giữa thái độ vai trò giới tính và quan hệ tình dục. Những người được hỏi ở mỗi thành phố có thái độ đồng ý quan hệ tình dục trước hôn nhân nhiều hơn so với nữ giới, với cả nam và nữ thể hiện sự đồng tình nhiều hơn đối với các hành vi tình dục trước hôn nhân của nam giới. Các chàng trai cũng thể hiện thái độ truyền thống hơn đối với vai trò giới (bỏ qua sự bất bình đẳng lớn hơn) so với các cô gái ở mỗi thành phố. Thái độ và vai trò giới của thanh thiếu niên đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân thay đổi đáng kể ở ba thành phố, trong đó người Việt Nam truyền thống nhất, người Đài Bắc ít truyền thống nhất và thanh thiếu niên ở Thượng Hải ở giữa. Một mối liên hệ tiêu cực giữa vai trò giới truyền thống chỉ được tìm thấy giữa các cô gái ở Thượng Hải và Đài Bắc. Ở Thượng Hải, phụ nữ trả lời có thái độ về giới tính truyền thống có nhiều khả năng thực hiện tiêu chuẩn kép so với nam so với quan hệ tình dục trước hôn nhân nữ (tỷ số chênh [OR] = 1,18). Mối quan hệ này cũng được áp dụng cho thái độ của cả nữ và nam ở Đài Bắc (OR = 1,20 và OR = 1,22) [51]. Tại Nepal, năm 2013 theo nghiên cứu về tình dục và SKSS của VTN&TN: có 51% thanh niên nữ và 40,1% thanh niên nam từ 15 đến 24 tuổi đã QHTD [36]; đến năm 2018 một nghiên cứu cắt ngang mô tả dựa trên tổ chức. Một câu hỏi có cấu trúc trong một phong bì còn niêm phong đã được phân phối trong số tất cả đối tượng nghiên cứu đồng ý của 522 vị thành niên trung học cơ sở cao hơn sinh viên. Kết quả ghi nhận 24,6% số người được hỏi đã QHTD THN [18]. Còn đối với học sinh vị thành niên ở các trường trung học và dự bị thị trấn Debre-Markos, tây bắc Ethiopia, năm 2017: một kết quả khác nghiên cứu về QHTD trước hôn nhân từ 624 thanh thiếu niên được chọn, tổng cộng 600, thanh thiếu niên từ 10 đến 19 tuổi đã hoàn thành bảng câu hỏi trong khi 24 thanh niên từ chối tham gia nghiên cứu, cho tỷ lệ trả lời là 96,15%. Ba trăm tư (50,7%) số người được hỏi là nữ. Tuổi trung bình là 17,31 tuổi. Độ tuổi tối thiểu và tối đa lần lượt là 15 và 18 tuổi [23]..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 8. 1.1.3 Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở Việt Nam Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Luân và Trương Phi Hùng (2010) trên số liệu thu thập từ 184 nam và 214 nữ Trường Đại Học Mở cho thấy số sinh viên đã QHTD lần lượt ở nam là 39,67% và ở nữ là 19,62%. Trong đó QHTD trước 18 tuổi là 14,29% ở nữ và 23,29% ở nam [9]. Nghiên cứu trên 402 học sinh được chọn ngẫu nhiên phân tầng tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hiền - Quận 11 - Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2012 thì tỉ lệ học sinh tham gia nghiên cứu đã từng QHTD chiếm 12% [4]. Đến năm 2015, một nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân và các yếu tố liên quan tiếp theo đã được thực hiện trên 405 sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, với thiết kế cắt ngang có phân tích, sử dụng bộ câu hỏi tự điền khuyết danh. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ QHTD trước hôn nhân là 23,7%, ở nam là 35%, nữ là 20,9% [12]. Như vậy, các dữ liệu nghiên cứu cho thấy được thực trạng QHTD trước hôn nhân trên thế giới và trong nước ngày càng gia tăng liên quan về giới, nhóm tuổi và cư trú [9], [12],[18],[23], [36], [51]. 1.2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.2.1 Một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân trên thế giới Trong năm 2008, ước tính có khoảng 110 triệu STI phổ biến ở phụ nữ và nam giới ở Hoa Kỳ. Trong số này, hơn 20% các ca nhiễm trùng (22,1 triệu) là ở phụ nữ và nam giới từ 15 đến 24 tuổi. Khoảng 19,7 triệu ca nhiễm trùng qua đường tình dục xảy ra ở Hoa Kỳ trong năm 2008; gần 50% (9,8 triệu) là bởi phụ nữ trẻ và nam giới từ 15 đến 24 tuổi. Nhiễm trùng papillomavirus ở người,. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 9. nhiều trong số đó không có triệu chứng và không gây bệnh, chiếm phần lớn cả nhiễm trùng phổ biến [43]. Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trong số 826 học sinh ở trường từ tháng 12 - 2011 đến tháng 1 - 2012 tại thị trấn Shendi với kỹ thuật lấy mẫu nhiều tầng đã được sử dụng để chọn đối tượng tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy 19% trong số những đối tượng tham gia báo cáo đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân, trong đó 91 (22,7%) là nam và 66 (15,5%) là nữ. Tuổi trung bình (SD) ở lần quan hệ tình dục đầu tiên là 16,48 (1,59) đối với nam và 15,89 (1,68) đối với nữ. Hơn ba phần tư thanh niên trong trường hoạt động tình dục có quan hệ tình dục trước hôn nhân trước khi kỷ niệm sinh nhật lần thứ 18 của họ. Lớn hơn 20 tuổi (AOR = 3,67; 95% CI = 1,98 - 6,82), sống với bạn bè hoặc người thân (AOR = 2,47; 95% CI = 1,46 - 4,16), sống một mình (không có sự kiểm soát của cha mẹ (AOR = 2,51; 95 % CI = 1,38 - 4,55) và xem phim khiêu dâm (AOR = 1,73; 95% CI = 1,18 – 2,53) được tìm thấy có liên quan đáng kể đến thực hành tình dục trước hôn nhân [25]. Các yếu tố liên quan đến tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, một cuộc khảo sát cắt ngang năm 2014 đã được thực hiện trong số 500 sinh viên của Trường Cao đẳng Thương mại KPB Hinduja từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013 theo Nghiên cứu Báo cáo Quan sát về Dịch tễ học (STROBE). Kết quả tuổi trung bình là 18,6 ± 1,6 tuổi, 46% người tham gia là nữ. Tổng điểm kiến thức liên quan đến giới tính của nam và nữ lần lượt là 8,2 ± 1,2 và 6,2 ± 2,4 (p <0,0001). 84% nam và 72% nữ không đồng ý rằng nên giữ gìn trinh tiết cho đến khi kết hôn. Quan hệ tình dục trước hôn nhân được báo cáo là có 48% nam và 18% nữ. Trong số những người có quan hệ tình dục trước hôn nhân, 68% nam và tất cả nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân với một bạn tình và 21% nam giới và 12% nữ giới đã sử dụng một biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục. 87% nam và 82% nữ không đồng ý rằng giáo.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 10. dục giới tính ở trường trung học sẽ gây ra sự gia tăng quan hệ trước hôn nhân. 40% nam giới và 13% nữ giới cho rằng kiểm soát mức sinh chủ yếu là trách nhiệm của phụ nữ. 14% nam và 21% nữ (p = 0,2) báo cáo bị ép QHTD [38]. Tại Jamnagar trong số các sinh viên đại học nam (18-24 tuổi). Tổng cộng có 450 sinh viên được chọn ngẫu nhiên từ ba trường đại học Jamnagar. Kết quả: trong số 450 người tham gia có 49,11% ở độ tuổi từ 18-20. Trong số các đối tượng nghiên cứu có 13,78% đã quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ở những sinh viên có tiền sử quan hệ tình dục trước hôn nhân, các bạn tình khác nhau là bạn gái (95,16%), gái mại dâm (14,5%), đồng tính luyến ái (6,45%) và nhiều bạn tình (33,88%). Trong số các sinh viên, 62,9% đã sử dụng bao cao su khi QHTD. Ba phần năm trong số những người đã quan hệ tình dục trước hôn nhân và tuổi QHTD lần đầu là ở độ tuổi 16-20 [31]. Còn tại Trung Quốc, một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện đối với sinh viên đại học ở 49 trường đại học trên 7 thành phố ở Trung Quốc từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008. Chúng tôi đã phân phát 74.800 bảng câu hỏi, trong đó 69.842 được trả lại. Trong bài báo này, dữ liệu từ 35.383 nữ sinh viên đại học chưa lập gia đình đã được phân tích. Tỷ lệ quan hệ tình dục ở nữ sinh viên đại học chưa lập gia đình là 10,2%. Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn ở những sinh viên đại học nữ đã quan hệ tình dục THN là 31,8%. Trong số các sinh viên có tiền sử mang thai có 53,5% trải qua hai hay nhiều lần mang thai. 28,3% sinh viên có quan hệ tình dục báo cáo rằng họ luôn áp dụng các biện pháp tránh thai và trong số 82,9% chọn sử dụng bao cao su. Phần lớn (83,9%) sinh viên có tiền sử mang thai ngoài ý muốn đã chọn để chấm dứt mang thai bằng phẫu thuật phá thai hoặc uống thuốc chấm dứt thai kỳ. Trình độ kiến thức tránh thai của những sinh viên trải qua mang thai ngoài ý muốn thấp hơn những người không có tiền sử mang thai ngoài ý muốn. Tại đây, khoảng một phần ba sinh viên nữ chưa kết hôn đã quan. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 11. hệ tình dục THN đều có thai ngoài ý muốn . Một loạt các phương pháp tránh thai được áp dụng, nhưng tần suất sử dụng biện pháp tránh thai thấp. Hầu hết các sinh viên nữ chưa lập gia đình có tiền sử mang thai ngoài ý muốn sẽ chọn chấm dứt thai kỳ bằng phá thai bằng phẫu thuật. Sinh viên đại học, đặc biệt là những người có tiền sử mang thai ngoài ý muốn, họ đều thiếu kiến thức về tránh thai và kiến thức về sức khỏe sinh sản [47]. Ở Ethiopia, đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ lưu hành HIV theo khu vực và một loạt các yếu tố rủi ro trong các khảo sát Sức khỏe Nhân khẩu học năm 2005 và 2011. Mối tương quan của Pearson đã được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa tỷ lệ lưu hành HIV và từng biến số. Kết quả có mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ lưu hành HIV và ba dấu hiệu rủi ro tình dục: số người bạn đời trung bình (nam: r = 0,87; p <0,001; nữ: r = 0,60; p = 0,05); báo cáo quan hệ tình dục với người chưa kết hôn (nam: r = 0,92; p < 0,001, nữ r = 0,93; p < 0,001); và quan hệ tình dục trước hôn nhân [35], một cuộc khảo sát cắt ngang khác năm 2016 sử dụng bảng câu hỏi giả định, có cấu trúc đã được thực hiện trên tổng số 704 sinh viên đại học chính quy của Đại học Wollega từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2014. Kết quả sinh viên Đại học Wollega có QHTD trước hôn nhân trong 12 tháng qua là 28,4%; 55,5% trong số họ không sử dụng bao cao su thường xuyên [41] Năm 2018, tại Nepal, kết quả những người được hỏi đã thảo luận về vấn đề tình dục với bạn bè có nguy cơ quan hệ tình dục trước hôn nhân cao gấp 2,62 lần so với những người không có. Những người được hỏi có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao gấp 8 lần so với nữ giới. Những người được hỏi tiếp xúc với nội dung khiêu dâm cho biết khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao gấp 9 lần [18]; Ở Jakarta, nghiên cứu định lượng với thiết kế cắt ngang. Dân số của nghiên cứu này bao gồm các học sinh từ một trường trung học. Một kỹ thuật lấy mẫu có chủ đích đã được sử dụng, dẫn đến.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 12. việc lựa chọn 253 sinh viên làm mẫu. Một thang đo giao tiếp giữa phụ huynh và vị thành niên đã được áp dụng. Kết quả cho thấy 59,3% thanh thiếu niên được nghiên cứu có nguy cơ quan hệ tình dục trước hôn nhân [50]. Năm 2019 nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng được thực hiện giữa 500 cô gái vị thành niên đang đi học trong khu vực thực hành tại Trung tâm đào tạo y tế đô thị, Tripuri, thuộc Đại học Y chính phủ, Patiala (Punjab). Một cuộc khảo sát với bảng câu hỏi bán cấu trúc đã được thực hiện để thu thập thông tin về đặc điểm nhân khẩu học, kiến thức và nhận thức về tình dục an toàn. Kết quả chỉ có 39,71% nữ nhận thức được rằng tuổi kết hôn hợp pháp của nữ ở Ấn Độ là 18 tuổi. Khoảng 22% nữ giới nói rằng họ thích quan hệ tình dục trước hôn nhân và phần lớn trong số họ, thuộc về các gia đình hạt nhân. Khoảng 38,4% nữ biết rằng bao cao su là phương pháp tránh thai an toàn nhất nhưng là lựa chọn ưu tiên của phương pháp tránh thai trong số nữ dùng bao cao su (24,40%), thuốc uống thai hàng tháng (20,20%) và thuốc ngừa thai khẩn cấp (19,60%) [20]. Cũng vào năm 2019, để đánh giá mức độ phổ biến và nguyên nhân của quan hệ tình dục trước hôn nhân và sử dụng bao cao su giữa các nhân viên chăm sóc sức khỏe thực tập sinh tại các tổ chức chăm sóc sức khỏe được lựa chọn tại bang Enugu, Nigeria và để giải quyết vấn đề cho những thách thức được xác định. Tổng cộng có 362 người được hỏi (309 người chưa lập gia đình) từ bốn cơ sở đào tạo chăm sóc sức khỏe đã tham gia nghiên cứu. Trong số những người được hỏi chưa kết hôn có 141 (45,8%) đã quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục trước hôn nhân phổ biến hơn theo nhóm tuổi (r = 0,78; p < 0,05). Quan hệ tình dục trước hôn nhân phổ biến hơn ở nam giới và thực tập sinh điều dưỡng (p < 0,005). Mặc dù kiến thức về sử dụng bao cao su còn cao, nhưng sử dụng thực tế còn kém (20,1%), với tỷ lệ thấp nhất ở phụ nữ, Công giáo và nhóm tuổi 30 - 35 tuổi. Tỷ lệ tránh thai thấp và giảm sự hài lòng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 13. khi quan hệ tình dục được trích dẫn là yếu tố chính chịu trách nhiệm cho việc sử dụng phương pháp tránh thai kém. Sử dụng các thuật ngữ không cụ thể như " quan hệ tình dục thông thường " và "quan hệ tình dục thường xuyên" cản trở nhất quán, sử dụng bao cao su đúng cách [40]. Quan hệ tình dục sớm khi thiếu các kiến thức về SKSS làm cho các VTN&TN gặp nhiều các nguy cơ như: có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và mắc STDs.... Nghiên cứu cho thấy có trên 20% VTN từ 15- 19 tuổi tại vùng Sahara châu Phi và Đông Nam Á có tiền sử mang thai, hơn 10% vị thành niên đang mang thai ngoài ý muốn tại Congo, Madagascar, Mozambique và Zambia là QHTD trước hôn nhân [33]. 1.2.2 Một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân tại Việt Nam Nghiên cứu của tác giả Hồ Ngọc Điệp vào năm 2001 cho thấy nữ vị thành niên trẻ tuổi, độc thân, có chí hướng học tập, có nghề nghiệp, có cơ hội thăng tiến mà có thai ngoài ý muốn sẽ chọn biện pháp phá thai. Một nghiên cứu có kết quả tương tự tại Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát học sinh cấp 3 cho thấy 48,3% học sinh đồng ý với quan điểm nếu lỡ có thai ngoài ý muốn thì sẽ phá thai, các vị thành niên dường như xem phá thai là một biện pháp tránh thai ở lứa tuổi mình [2]; Cùng quan điểm đó, năm 2004 nghiên cứu của Huỳnh Nguyễn Khánh Trang chỉ ra rằng giải pháp mà chính bản thân các em học sinh và gia đình chọn lựa khi biết có thai là phá thai. Các lý do đưa ra là: thứ nhất các em còn quá trẻ, còn lệ thuộc kinh tế gia đình chưa có khả năng nuôi con; thứ hai thường sau khi biết các em có thai bạn tình của các em thường không có ý định tiến đến hôn nhân và yếu tố pháp luật cũng không tán thành những cuộc hôn nhân ở tuổi vị thành niên [14]..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 14. Còn theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Luân và Trương Phi Hùng năm 2010 cho thấy nam, nữ đã có QHTD thì kiến thức đúng về STDs là 8,22%, 21,43%. Trường hợp của nữ và của nam có thai ngoài ý muốn là 26,19%, 28,77%. 11,90% nữ và 24,66% nam mắc STDs. Có sự liên quan giữa hoàn cảnh sống và kiến thức đúng về STDs với nhóm đối tượng đã QHTD [9]. Kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu “Kiến thức về sức khỏe sinh sản của phụ nữ 15 - 24 tuổi tại Thành Phố Hồ Chí Minh” năm 2010 cho thấy có 93,2% phụ nữ 15 – 24 tuổi có kiến thức đúng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Kiến thức đúng về thai sản có sự khác biệt rõ giữa các nội dung (chiếm tỉ lệ từ 14,3% đến 82,1%). Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy có 88,6% đối tượng có nhu cầu tiếp nhận thêm thông tin về sức khỏe sinh sản [6]. Nghiên cứu năm 2012 trên 402 học sinh được chọn ngẫu nhiên phân tầng tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Hiền - Quận 11 – Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ học sinh có kiến thức đúng là 51%. Đa số học sinh có thái độ phù hợp, thái độ chung về STIs phù hợp (94%), thái độ chung về biện pháp tránh thai phù hợp (71%), tuy nhiên tỉ lệ học sinh đồng tình với quan hệ tình dục trước hôn nhân chiếm tỉ lệ cao (47%). Trong số học sinh có thực hành quan hệ tình dục thì tỉ lệ học sinh có thực hành đúng về sử dụng biện pháp phòng ngừa STIs và biện pháp tránh thai không cao, tỉ lệ tương ứng là 35% và 43%. Đa số học sinh mong muốn tiếp nhận thông tin về STIs và biện pháp tránh thai (82%) [4]. Ngoài ra còn có các yếu tố liên quan khác như: nghiên cứu của Nguyễn Thị Lê Thảo và cs năm 2008 cho thấy một số yếu tố dẫn đến hành vi QHTD trước hôn nhân ở nữ công nhân quận Bình Tân, Hồ Chí Minh như: có kiến thức thấp về SKSS, chưa tiếp cận được các dịch vụ SKSS, đặc biệt là thái độ xem chuyện QHTD trước hôn nhân là bình thường; yếu tố khách quan như sống. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 15. chung trước hôn nhân, chỉ có hai người nơi vắng vẻ, hoàn cảnh xa gia đình nên ít được sự quan tâm và chia sẻ từ người thân, thái độ phản đối gay gắt của người xung quanh dẫn đến việc che dấu hành vi tình dục, tự đưa ra quyết định thiếu chín chắn...[10]. Nghiên cứu ở một trường Đại học của tỉnh Hải Dương bằng thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính, phỏng vấn tự điền 471 sinh viên, phỏng vấn sâu 12 sinh viên và cán bộ nhà trường. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh viên ủng hộ việc bạn gái và bạn trai không nên QHTD trước hôn nhân khá cao với tỷ lệ lần lượt là 63,3% và 55,4%. Tuy nhiên, vẫn có đến 65,1% sinh viên chấp nhận QHTD trước hôn nhân nếu hai người đã ăn hỏi hoặc đính hôn; 58,6% sinh viên chấp nhận QHTD trước hôn nhân nếu cả hai đều muốn. Có hai quan điểm khác nhau của sinh viên về vấn đề QHTD là quan điểm truyền thống, coi trọng giá trị trinh tiết, không ủng hộ QHTD trước hôn nhân và quan điểm hiện đại, không quá coi trọng giá trị trinh tiết. Nhiều sinh viên cho rằng việc QHTD trước hôn nhân là vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân và việc quyết định có QHTD hay không là tùy quan điểm của mỗi người. Đáng lưu ý là còn nhiều sinh viên chưa có quan điểm tích cực về tình dục an toàn [11]; Liên quan đến nhận thức của sinh viên về thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân năm 2011 Địa điểm sinh viên quan hệ tình dục trước hôn nhân chiếm tỉ lệ cao nhất là nhà nghỉ, khách sạn (82,1%). Ngoài ra, còn có những địa điểm khác như: nơi ở của bạn bè, nơi ở của người bạn trai, bạn gái, quán cà phê, vũ trường mà nhất là đối với SV ở trọ được xem là dễ xảy ra vấn đề QHTD mà nhất là QHTD không an toàn. Biểu hiện nhu cầu của quan hệ tình dục trước hôn nhân thì 65,2% sinh viên cho rằng để thoả mãn như cầu giới tính của con người. Như vậy, sinh viên cho rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân do nhu cầu sinh lí. Hoàn cảnh dẫn.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 16. đến việc sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân chủ yếu do người yếu đòi hỏi (71,5%) [3]; Một nghiên cứu năm 2015 nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân và các yếu tố liên quan đã được thực hiện trên 405 sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, sinh viên có quan điểm cởi mở về QHTD trước hôn nhân, đã từng xem phim khiêu dâm, có sử dụng rượu bia hoặc chất gây nghiện, từng vui chơi tại các quán bar hoặc hộp đêm, có bạn bè có QHTD trước hôn nhân có khả năng QHTD THN cao hơn. Những sinh viên có bố mẹ sống cùng nhau, có bố mẹ thường xuyên chia sẻ với con cái về vấn đề tình yêu, giới tính, sức khỏe sinh sản có khả năng QHTD THN thấp hơn [12]; Một kết quả từ nghiên cứu khác năm 2010 có 39,4% thanh thiếu niên chưa từng nghe qua thuật ngữ "sức khỏe sinh sản", 65,8% thanh thiếu niên có nhu cầu được tư vấn về Giới tính và sức khỏe sinh sản. Hơn 1/2 thanh thiếu niên mong muốn được giáo dục giới tính trong nhà trường (56,2%) [7]. Năm 2019, bối cảnh với xu hướng gia tăng tình dục ở thanh niên Việt Nam trong những năm gần đây, những lo ngại đã được đặt ra về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân và hậu quả sức khỏe tiềm ẩn của nó. Để ngăn ngừa hậu quả như vậy và tăng cường sức khỏe hơn nữa, sự hiểu biết sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ có giá trị. Mục tiêu tạo ra một lý thuyết có căn cứ giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục trước hôn nhân ở thanh niên Việt Nam. Đối tượng người Việt Nam từ 18 - 24 tuổi đã tự nguyện quan hệ tình dục trước hôn nhân (n = 18). Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp lý thuyết có căn cứ của Glaser. Lấy mẫu có chủ đích và lý thuyết đã được sử dụng. Mười cuộc phỏng vấn sâu và ba cuộc thảo luận nhóm tập trung bổ sung đã được thực hiện. Các cuộc phỏng vấn được ghi âm và ghi lại nguyên văn. Phân tích dữ liệu liên quan bằng cách sử dụng phương pháp so sánh không đổi và mã hóa mở và lý thuyết. Lấy mẫu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 17. xảy ra đồng thời cho đến khi đạt được độ bão hòa lý thuyết. Kết quả lý thuyết có căn cứ được xây dựng xoay quanh sáu chủ đề mới nổi: (a) mong muốn là "nguyên nhân trực tiếp"; (b) người hướng dẫn; (c) thay đổi xã hội; (d) phương tiện truyền thông; (e) ngang hàng và (f) vắng mặt gia đình. Bốn chủ đề sau là "nguyên nhân gián tiếp" ảnh hưởng thông qua mong muốn và người hướng dẫn. Kết luận Nghiên cứu đã đóng góp một lý thuyết có căn cứ xác định các yếu tố và mô tả các mối quan hệ của chúng một cách toàn diện. Nó gợi ý cần một nguồn thông tin đáng tin cậy để được thiết kế phù hợp với giới trẻ. Ngoài ra, sự kỳ thị khi nói về tình dục cần phải được giảm bớt để cho phép các cuộc thảo luận cởi mở hơn về tình dục và sức khỏe tình dục [32]. * Như vậy, qua việc tổng kết các nghiên cứu đã cho thấy: Sinh viên hiện nay có xu hướng QHTD trước hôn nhân sớm hơn trước đây trong khi kiến thức của học sinh – sinh viên về QHTD nói riêng cũng như SKSS nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Sinh viên có thái độ tích cực hơn trong việc QHTD trước hôn nhân an toàn. Tuy nhiên, kiến thức của SV thường tốt hơn thực hành của họ. Tỷ lệ sinh viên sử dụng các biện pháp tránh thai khi QHTD chưa cao, vẫn còn nhiều em sinh viên không sử dụng bao cao su khi QHTD [4], [7], [20]. Việt Nam thực hiện chương trình “đổi mới” và thành tựu khi nền kinh tế phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa ảnh hưởng đến nhiều góc độ khác nhau của cuộc sống trong đó quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đây là một vấn đề mà các bạn trẻ ngày nay để ý đến và thấy hầu hết các bạn cùng trang lứa với mình đều có bạn gái, bạn trai và họ đều có quan hệ trước hôn nhân hay là sống thử. Qua các nghiên cứu ta thấy được QHTD trước hôn nhân dựa trên các yếu tố liên quan là có kiến thức thấp về SKSS, thông tin về tình dục vị thành niên và thanh niên hầu như không có và việc thảo luận về tình dục thường bị cấm kỵ. Nhiều người lớn còn nghĩ việc đưa giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 18. niên vào chương trình học sẽ khiến lớp trẻ có quan hệ tình dục sớm hơn và nhiều hơn. Tuy nhiên, hàng loạt nghiên cứu cho thấy “thanh thiếu niên đã có quan hệ tình dục chấp nhận thực hiện những hành vi tình dục an toàn hơn, cũng như lớp trẻ đã bắt đầu quan hệ tình dục muộn hơn hoặc giảm bớt hoạt động tình dục nói chung” [1]; xem chuyện QHTD trước hôn nhân là bình thường, còn nhiều sinh viên chưa có quan điểm tích cực về tình dục an toàn, xem phim khiêu dâm và uống rượu bia. Do đó, cần chấp nhận các quan điểm khác nhau của sinh viên về QHTD trước hôn nhân và tăng cường hiểu biết cho sinh viên, trang bị kiến thức về quan hệ tình dục nói riêng cũng như sức khỏe sinh sản nói chung, điều chỉnh hành vi để SV có kiến thức và thực hành đúng về QHTD an toàn hỗ trợ cho sinh viên khi họ quyết định có QHTD trước hôn nhân [8], [10], [12]. 1.3 GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn là một trường công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân TP HCM, trụ sở chính tại 47 Cao Lỗ, phường 4, Quận 8, đào tạo hơn 20 ngành nghề từ trung cấp đến cao đẳng.. Hình Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn Nguồn: Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 19. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong và ngoài nước. Với cán bộ - giảng viên - nhân viên: Năng động – Sáng tạo – Gắn kết. Với người học: Nhạy bén – Sẵn sàng – Gắng sức. Khoa Y Dược của Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn được thành lập từ ngày 14 tháng 8 năm 2009 tuyển sinh đào tạo xét tuyển học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông – Tú tài: Đào tạo hệ Trung cấp: Ngành Điều Dưỡng, Dược Sỹ Trung Cấp, Y Sỹ. Đào tạo hệ Cao đẳng: Ngành Điều Dưỡng, Dược Sỹ. Đào tạo hệ Cao đẳng liên thông: Ngành Điều Dưỡng, Dược Sỹ. Đào tạo hệ Sơ cấp: Sơ cấp cứu Đào tạo hệ ngắn hạn: Chăm sóc người cao tuổi theo kỹ thuật Kaigo Nhật Bản, Kỹ thuật chăm sóc mẹ và bé sau sinh, Kỹ năng bán hàng nhà thuốc. Về giáo viên (GV), từ 5 GV năm 2009, đến nay 2019 có 25 GV (tăng gấp 5 lần), hầu hết đều có nghiệp vụ sư phạm giảng dạy Cao đẳng – Đại học, trong đó có 20% GV có trình độ thạc sỹ, CKI, 68% GV có trình độ Đại học Y Khoa, 12% đang học nâng cao. Về cơ sở vật chất, phòng học khang trang, hiện đại. Hàng năm đều được đầu tư trang thiết bị mới, mô hình đồ dùng dạy và học, chưa tính thư viện điện tử và các phòng học ngoại ngữ và tin học. Đặc biệt do trường công lập, nên Khoa Y Dược đã được hỗ trợ tích cực của hầu hết các bệnh viện Thành phố và Quận huyện tại TP. HCM, cụ thể đã liên kết đào tạo đến 30 bệnh viện và 1 Công ty Dược làm cơ sở thực tập cho học sinh - sinh viên cả 3 ngành học ĐD, Y Sĩ và Dược sĩ. Nhằm đáp ứng kịp thời xu thế phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu việc làm của học sinh - sinh viên. Khoa Y Dược không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, đi đầu trong việc tổ chức hội thảo kiến thức chuyên môn, giúp.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 20. học sinh cập nhật kiến thức mới, thức vững vàng sau tốt nghiệp. Bên cạnh mặt chuyên môn, Khoa Y Dược Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn đã và đang xúc tiến cùng với nhà trường nâng cấp trường lên Trường Đại Học, nâng tầm chuyên môn nền tảng kiến thức giúp học sinh - sinh viên tiến xa hơn trong học tập, đáp ứng xu thế phát triển của xã hội trong thời kì hội nhập [15].. 1.4 KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU. - Thực trạng tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở SV. Quan hệ tình dục trước hôn nhân. + Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân. + Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân theo giới, theo năm học, theo hệ đào tạo và tuổi QHTD lần đầu trung bình. + Đặc điểm của nhóm có QHTD trước hôn nhân. + Đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản.. - Một số yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân ở SV + Một số yếu tố nhân khẩu học của SV.. + Một số yếu tố kiến thức về sức khỏe sinh sản của SV. + Một số yếu tố hành vi cuộc sống về quan hệ tình dục của SV. + Một số yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 21. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Sinh viên chưa lập gia đình không phân biệt nam, nữ đang theo học (niên khóa 2018 – 2019 và 2019 – 2020) tại Khoa Y Dược của Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020. Tiêu chí lựa chọn Sinh viên chưa lập gia đình không phân biệt nam, nữ đang theo học tại Khoa Y Dược, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Sinh viên đã lập gia đình đang theo học tại Khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020. Sinh viên chưa lập gia đình nhưng không đồng ý tham gia nghiên cứu và vắng mặt tại thời điểm điều tra nghiên cứu. 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn. Địa chỉ: 47 Cao Lỗ, phường 4, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.. (Vị trí Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn trên google map).

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 22. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp cắt ngang mô tả. Phương pháp hồi quy logistic đa biến. 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Dịch tễ học cắt ngang mô tả có phân tích. Sử dụng phiếu điều tra cá nhân online. 2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Cỡ mẫu Chọn toàn bộ sinh viên Khoa Y Dược của Trường, tính đến ngày 01.01.2020 là 615 sinh viên, bao gồm cả hai giới. Cách chọn mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn sau: 𝑛= Trong đó:. 2 𝑧1−∝/2 × 𝑃(1 − 𝑃). 𝑑2. -. n : cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu. -. P : Tỷ lệ ước đoán biến số nghiên cứu. Để đạt cỡ mẫu lớn nhất.. Nghiên cứu chọn p = 0,5. - Z1 – α/2: Hệ số giới hạn tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α = 0,05) → Z 1- α/2 = 1,96 - d : Độ chính xác tuyệt đối mong muốn, nghiên cứu chọn: 0,05 𝑛=. 2 𝑧1−∝/2 × 𝑃(1 − 𝑃). 𝑑2. =. 1.96 × 0,5(1 − 0,5) = 385 0,052. Cỡ mẫu toàn bộ và áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện của phương pháp chọn mẫu không xác suất.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 23. Lấy danh sách sinh viên chưa lập gia đình, thỏa mãn các tiêu chí tuyển chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu của Khoa Y Dược, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn đang học ở học kỳ 2, năm 2019 - 2020 để điều tra, khảo sát thu thập số liệu. Tổng số có 388 SV chính thức được đưa vào danh sách nghiên cứu và phân tích kết quả. Bảng 2.1 Số lượng sinh viên khoa Y Dược năm 2020 (Tính đến 01.01.2020). STT. Tên lớp. 1. Điều dưỡng năm 1. 61. 150. 2. Điều dưỡng năm 2. 69. 177. 3. Dược năm 1. 41. 0. 4. Dược năm 2. 117. 0. 288. 327. Tổng. Chính quy. 615. Liên thông. 2.3 CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 2.3.1 Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu Bảng 2.2 Các biến số và chỉ số nghiên cứu. Biến số. - Giới tính Thông tin. Phân loại biến số. nghiên cứu. Chỉ số của biến - Tỷ lệ %. phân. nam/nữ - Tỷ lệ % các. - Nhóm Tuổi. - Biến định lượng. pháp thu thập. - Biến nhị. chung của đối tượng. Phương. nhóm tuổi (nhóm tuổi > 20, nhóm tuổi < 20). Bộ câu hỏi online.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 24. - Cư trú - Năm học. - Hệ đào tạo. - Thành tích. - Tôn giáo. - Sống cùng ai lúc đi học. - Biến định. - Tỷ lệ % thành. danh. thị/ nông thôn. - Biến định. - Tỷ lệ % SV. danh. năm 1/ năm 2. - Biến định danh - Biến nhị phân - Biến định danh - Biến định danh. - Tỷ lệ % SV liên thông/ chính quy - Tỷ lệ % SV > Trung bình/ ≤ Trung bình - Tỷ lệ % SV có tôn giáo/ không tôn giáo - Tỷ lệ % SV ở trọ/ nhà gia đình, nhà người thân.. Mô tả thực trạng. về - QHTD. quan hệ tình dục. trước. hôn. nhân. của. sinh. - Biến nhị phân. đẳng. Bách. khoa. Nam. Sài. QHTD / Không QHTD - Tỷ lệ % nam. - Giới tính. - Biến nhị. có QHTD THN/. phân. nữ có QHTD. viên trường Cao. - Tỷ lệ % SV có. THN Tuổi. Nhóm. - Biến định lượng. - Tỷ lệ % có QHTD THN. Bộ câu hỏi online. theo nhóm tuổi. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 25. Gòn 2020.. năm. - Tỷ lệ % % có - Cư trú. - Biến định. QHTD THN ở. danh. thành thị/ ở nông thôn - Tỷ. - Năm học. lệ % % có. - Biến thứ. QHTD THN ở. tự. SV năm 2/ SV năm 1 - Tỷ. - Hệ đào tạo. - Biến định danh. lệ % % có. QHTD THN ở SV hệ liên thông/ SV chính quy - Tỷ. lệ % % có. QHTD THN ở - Thành tích. - Biến nhị. SV có thành. phân. tích > TB/ SV có thành tích ≤ TB - Tỷ lệ %. - Tôn giáo. - Biến định. QHTD THN ở. danh. SV có tôn giáo/ không tôn giáo. - Sống cùng ai lúc đi học. - Biến định danh. - Tỷ lệ % QHTD THN ở SV ở trọ/ nhà gia đình, nhà.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 26. người thân. -Tuổi quan hệ. - Biến định. lần đầu. lượng. - Có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai. - Biến định lượng - Biến. - Nạo phá thai. định lượng. - Tuổi SV - Tỷ lệ % SV có thai ngoài ý muốn - Tỷ lệ % SV nạo phá thai - Tỷ lệ % SV. - Số đối tác. - Biến định. QHTD. lượng. QHTD với 1 người/ > 1 người. - Mắc STDs (Lậu; Giang. - Biến định. - Tỷ lệ % SV. mai; HIV; Sùi. lượng. mắc STDs. mào gà) - Yếu tố giới. Phân tích một số yếu tố liên quan - Giới tính đến kiến. - Biến nhị phân. tính có hay không liên quan đến QHTD. thức, thực. THN. hành về. - Yếu tố nhóm. quan hệ tình dục an toàn trước hôn. - Nhóm Tuổi. - Biến định. tuổi có hay. lượng. không liên quan đến QHTD. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 27. nhân của. THN. đối tượng. - Yếu tố cư trú. nghiên cứu.. ở thành thị hay - Cư trú. - Biến định. nông thôn có. danh. hay không liên quan đến QHTD THN - Yếu tố năm học là năm 1. - Năm học. - Biến thứ. hay năm 2 có. tự. hay không liên quan đến QHTD THN - Yếu tố hệ đào tạo là liên thông. - Hệ đào tạo. - Biến định. hay chính quy. danh. có hay không liên quan đến QHTD THN - Yếu tố thành tích là có kết. - Thành tích. - Biến nhị phân. quả học tập > TB hay ≤ TB có hay không liên quan đến QHTD THN. - Bộ câu hỏi online - Tính OR (KTC 95%).

<span class='text_page_counter'>(40)</span> 28. - Yếu tố tôn. - Tôn giáo. - Biến định danh. giáo có hay không liên quan đến QHTD THN - Yếu tố nơi ở hiện tại là sống. - Sống cùng ai lúc đi học. - Biến định danh. ở trọ/ hay nhà gia đình/nhà người thân có hay không liên quan đến QHTD THN. -Áp lực cuộc sống (QH xã hội, QH gia đình, học tập,. - Yếu tố áp lực -Biến nhị phân. QH tình yêu). cuộc sống có hay không liên quan đến QHTD THN - Yếu tố có hay không liên đến. - Số nguồn thông tin tìm hiểu SKSS/ SKTD. QHTD THN - Biến thứ. đối với SV tìm. tự. hiểu về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin/ tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 29. thông tin - Tập huấn Kiến thức SKSS/SKTD. Yếu tố tập. huấn kiến thức - Biến nhị. SKSS/SKTD. phân. có hay không liên quan đến QHTD THN -. Yếu tố. thảo luận. - Thảo luận chuyện tình. Biến nhị. dục với cha. phân. mẹ. chuyện tình dục với cha mẹ có hay không liên quan đến QHTD THN - Yếu tố hút. - Hút thuốc lá. - Biến nhị phân. thuốc lá có hay không liên quan đến QHTD THN - Yếu tố uống. - Uống rượu,. - Biến nhị. bia. phân. rượu bia có hay không liên quan đến QHTD THN. - Xem phim. - Biến nhị. khiêu dâm. phân. - Yếu tố xem phim khiêu dâm có hay không.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 30. liên quan đến QHTD THN - Tỷ lệ % SV có - Có sử dụng. - Biến định. bao cao su. danh. sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD THN - Tỷ lệ % SV có. - Có sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp. - Biến nhị phân. sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp khi QHTD THN - Tỷ lệ % SV có. - Có sử dụng phương pháp tránh thai. - Biến nhị phân. sử dụng phương pháp tránh thai khi QHTD THN. 2.3.2 Tiêu chí đánh giá Thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên - Tỷ lệ % có QHTD trước hôn nhân . - Tỷ lệ % QHTD trước hôn nhân theo giới, theo năm học, theo hệ đào tạo, theo tuổi QHTD lần đầu trung bình và của nhóm có QHTD trước hôn nhân. - Tỷ lệ % QHTD trước hôn nhân của sinh viên có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn. Một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên - Một số yếu tố nhân khẩu học.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 31. - Một số yếu tố kiến thức về sức khỏe sinh sản. - Một số yếu tố hành vi cuộc sống về quan hệ tình dục. - Một số yếu tố liên quan chung đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến. 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN + Công cụ thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra cá nhân (thu thập thông tin) dựa vào bộ câu hỏi khảo sát điều tra đã soạn sẵn được hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu (PHỤ LỤC 1). + Các kỹ thuật thu thập thông tin Thu thập thông tin cá nhân qua phỏng vấn online dựa vào bộ câu hỏi điều tra bán cấu trúc đã soạn sẵn được hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Nội dung bảng câu hỏi dễ hiểu và từ ngữ phù hợp với đối tượng. Thực hành điều tra theo các bước: - Soạn bộ câu hỏi KAP (Knowledge – Attitude – Practice). - Xin ý kiến góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và điều chỉnh lại bộ câu hỏi. - Điều tra thử (pilot) trên 20 SV để đánh giá tính dễ hiểu và phù hợp của bảng câu hỏi, sau đó tiến hành việc điều tra ở diện rộng, nhanh gọn, bảo đảm bí mật cá nhân. - Điều tra viên có kỹ năng chuyên môn và được tập huấn chu đáo thực hiện. - Kiểm tra lại bộ câu hỏi được trả lời của các sinh viên tại lớp để nhắc các em làm theo hướng dẫn..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 32. + Quy trình thu thập thông tin và Sơ đồ nghiên cứu Quy trình thu thập thông tin Bước 1: Nghiên cứu viên liên hệ với Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Nghiên cứu viên phối hợp với Phòng Công tác Chính trị - Học sinh, Sinh viên để đến từng lớp học. Bước 3: Nghiên cứu viên đến các lớp thu thập số liệu. Giới thiệu bản thân. Giới thiệu về việc thực hiện nghiên cứu. Gửi phiếu khảo sát và cả mời sinh viên trả lời bộ câu hỏi khảo sát online thông qua điện thoại smartphone. Trả lời những thắc mắc của sinh viên tham gia nghiên cứu trong quá trình sinh viên hoàn thành phiếu khảo sát. Bước 4: Nghiên cứu viên kiểm tra các bộ câu hỏi đã được điền đầy đủ chưa để bổ sung kịp thời. Bước 5: Gửi lời cám ơn đến sinh viên tham gia nghiên cứu.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 33. Sơ đồ nghiên cứu. Lựa chọn đơn vị nghiên cứu. Chuẩn bị bộ công cụ nghiên cứu 3 tháng Thu thập số liệu. Làm sạch và xử lý số liệu. Viết báo cáo 3 tháng Sửa chữa và nghiệm thu 2.5 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được nhập liệu trên Microsoft Excel, sau đó được xử lý, phân tích bằng phần mềm R Ver 4.0.1 (06/06/2020). Thống kê mô tả tùy theo giá trị của biến số: Số trung bình và độ lệch chuẩn (SD) đối với biến số liên tục và tính tần số, tỷ lệ % đối với biến định danh, biến đếm. Phân tích sự liên quan của các yếu tố đến QHTD THN bằng mô hình hồi quy logistics và tính OR với 95% CI..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 34. Mô hình đơn biến thể hiện mối liên hệ giữa 2 biến x (biến độc lập) và y (biến phụ thuộc) là: yi =  +  xi +  i hoặc log( yi ) =  + xi +  i. hoặc Trong đó:. α : là giá trị chặn (intercept), tức giá trị xi = 0. β : là độ dốc. εi : biến số tuân theo luật phân phối chuẩn với trung bình bằng 0. và phương sai σ2. Trong trường hợp biến phụ thuộc liên hệ với 2 hoặc nhiều biến độc lập thì mô hình hồi quy Logistics đa biến là: yi =  + 1 x1i +  2 x2i + ... +  k xki +  i hoặc log( yi ) =  + 1 x1i +  2 x2i + ... +  k xki +  i. Khi phân tích hồi quy với 2 hoặc nhiều biến độc lập có nhiều mô hình thì mô hình “tối ưu” dựa vào tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Information Criterion: AIC). Mô hình nào có giá trị AIC thấp nhất được xem là mô hình tối ưu. Kết quả được trình bày dưới dạng bảng số liệu và biểu đồ. 2.6 SAI SỐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 2.6.1 Sai số Do chủ đề nhạy cảm nên sinh viên còn ngại trong đánh giá đúng thực tế khi phỏng vấn trên bộ câu hỏi. 2.6.2 Biện pháp khắc phục Không có thông tin cá nhân. Kiểm tra lại bộ câu hỏi được trả lời của các sinh viên tại lớp để nhắc các em làm theo hướng dẫn.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 35. 2.7 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Đối tượng tham gia nghiên cứu được điều tra viên giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia. Các nguyên tắc cơ bản về đạo đức của cuộc điều tra này bao gồm: - Tôn trọng quyền của những người tham gia nghiên cứu - Cung cấp thông tin cần thiết về điều tra nghiên cứu cho người tham gia - Đưa ra những khuyến khích thích hợp cho người tham gia. - Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu. - Thông tin của đối tượng nghiên cứu được mã hóa và chỉ dùng trong nghiên cứu này. - Kết quả được công bố dưới dạng tập hợp số và chỉ sử dụng cho mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Luận văn được hội đồng đạo đức của Trường Đại Học Thăng Long xét duyệt thông qua. 2.8 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích không xác định được mối quan hệ nhân – quả. Phạm vi nghiên cứu chỉ là SV của Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn nên không đại diện được cho SV toàn quốc. Do chủ đề nhạy cảm nên SV còn ngại nên khai báo ít hơn so với thực tế mà tính chân thực ở câu trả lời của đối tượng NC là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 36. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về giới (n= 388). Giới tính Nữ. Nam Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. 100. 25,8. 288. 74,2. Tổng 388 (100 %). Nhận xét: Nghiên cứu đã tiến hành điều tra được 388 SV đáp ứng tiêu chí nghiên cứu. Trong đó, nữ giới chiếm 74,2% và nam giới chiếm 25,8 %. Bảng 3.2 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về tuổi (n= 388). Tuổi ≤ 20. > 20. Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. 108. 27,8. 280. 72,2. Tổng 388 (100 %). Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, tuổi của đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi > 20 chiếm 72,2 %.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> 37. Bảng 3.3 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về năm học (n= 388). Năm học Thứ 1. Thứ 2. Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. 166. 42,8. 222. 57,2. Tổng 388 (100 %). Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy, sinh viên năm 2 nhiều hơn sinh viên năm 1 chiếm 57,2 %. Bảng 3.4 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về nơi cư trú (n= 388). Cư trú Thành thị. Nông thôn. Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. 184. 47,4. 204. 52,6. Tổng 388 (100 %) Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, sinh viên xuất thân ở nông thôn nhiều hơn sinh viên ở thành thị chiếm 52,6 %. Bảng 3.5 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về hệ đào tạo (n= 388). Hệ đào tạo Chính quy. Liên thông. Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. 198. 51. 190. 49. Tổng 388 (100 %).

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 38. Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, sinh viên hệ đào tạo liên thông tương đương với sinh viên chính quy chiếm 49 %. Bảng 3.6 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về kết quả học tập (n= 388). Thành tích ≤ Trung bình. > Trung bình Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. 295. 76. 93. 24. Tổng 388 (100 %). Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, sinh viên có thành tích học tập > trung bình cao hơn sinh viên có thành tích học tập ≤ trung bình với tỷ lệ 76 %. Bảng 3.7 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về tôn giáo (n= 388). Tôn giáo Có. Không. Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. 134. 34,5. 254. 65,5. Tổng 388 (100 %). Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, sinh viên không tôn giáo nhiều hơn sinh viên có tôn giáo với tỷ lệ 65,5 %.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 39. Bảng 3.8 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu về tôn giáo (n= 388). Nơi ở hiện tại lúc đi học Trọ. Nhà hay nhà người thân. Số lượng. Tỷ lệ %. Số lượng. Tỷ lệ %. 211. 54,4. 177. 45,6. Tổng 388 (100 %) Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy, sinh viên có nơi ở hiện tại là ở trọ lúc đi học cao hơn sinh viên ở nhà gia đình hay nhà người thân với tỷ lệ 54,4 %. 3.2 THỰC TRẠNG TỶ LỆ VỀ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, NĂM 2020 3.2.1. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân. Có: 39,9% Không: 60,1%. Hình 3.1. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân (n=388).

<span class='text_page_counter'>(52)</span> 40. *Nhận xét: Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là 39,9% (155 người). Theo giới tính thì tỷ lệ QHTD THN ở nam là 65% và nữ ghi nhận là 31,2%. 3.2.2 Thực trạng tỷ lệ sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân theo năm học, hệ đào tạo và tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình Bảng 3.9 Phân bố QHTD trước hôn nhân theo năm học và hệ đào tạo ở sinh viên. QHTD (n = 155) Biến số. Không Có (n= 155) (n= 233). Năm 1 (n = 166). 66/39,8%. 100/60,2%. Năm 2 (n = 222). 89/40,1%. 133/59,9%. Chính quy (n = 198 ). 63/31,8 %. 135/68,2%. Liên thông (n = 190). 92/48,4 %. 98/51,6%. Năm học. Hệ đào tạo. *Nhận xét: Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở sinh viên năm 2 là 40,1 % tương đương với SV năm 1 là 39,8 %. Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở sinh viên liên thông là 48,4 % cao hơn ở sinh viên chính quy là 31,8 %.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 41. 3.2.3 Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình Bảng 3.10 Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình (n= 155). Giá trị. Trung bình. ± Độ lệch chuẩn. Nam. 20,2. ± 3,0. Nữ. 21,5. ± 2,5. > Trung bình. 20,9. ± 2,8. ≤ Trung bình. 21,2. ± 3,0. Có. 20,8. ± 2,8. Không. 22,2. ± 3,3. Xem phim. Có. 20,5. ± 2,8. khiêu dâm. Không. 21,9. ± 2,9. Biến Giới. Kết quả học tập. Uống rượu, bia. Hình 3.2. Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình. *Nhận xét: Tuổi QHTD lần đầu dao động từ 15 đến 32 tuổi và trung bình QHTD là 20,9 tuổi  2,9 tuổi..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 42. Tuổi QHTD lần đầu ở nam thấp nhất là 16 tuổi, cao nhất là 27 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,2  3,0; ở nữ thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,5  2,5. Điều này cho thấy sinh viên nam có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,9  2,8; ở sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,2  3,0. Kết quả này cho ta thấy sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thì tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở nhóm sinh viên có uống rượu bia thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,8  2,8; ở nhóm sinh viên không uống rượu bia thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 22,2  3,3. Điều này cho thấy sinh viên có uống rượu bia có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn nhóm sinh viên không uống rượu bia. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có xem phim khiêu dâm thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,5  2,8; ở sinh viên không xem phim khiêu dâm thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,9  2,9. Điều này cho thấy sinh viên có xem phim khiêu dâm có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên không xem phim khiêu dâm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 43. 3.2.4. Một số đặc điểm của nhóm quan hệ tình dục trước hôn nhân Bảng 3.11 Đặc điểm của nhóm có quan hệ tình dục trước hôn nhân (n= 155). Đặc điểm Tỷ lệ đã có Quan hệ tình dục với Phương pháp tránh thai Bao cao su thường xuyên Thuốc ngừa thai khẩn cấp. Số lượng. Tỷ lệ. 1 người. 87. 56,1. > 1 người. 68. 43,9. Có. 139. 89,7. Không. 16. 10,3. Có. 77. 49,7. Không. 78. 50,3. Có. 78. 50,3. Không. 77. 49,7. 155. 100. Tổng số. *Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy số sinh viên có QHTD > 1 người đến thời điểm điều tra là 43,9%. Có 50,3% SV QHTD mà không sử dụng bao cao su thường xuyên và uống thuốc ngừa thai khẩn cấp và chỉ có 10,3% sinh viên không sử dụng phương pháp tránh thai. 3.2.5 Một số đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản Bảng 3.12 Đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản (n= 155). Yếu tố liên quan. Số lượng. Tỷ lệ %. Có. 33. 21,3. Không. 122. 78,7. Mang thai. Có. 22. 14,2. ngoài ý muốn. Không. 133. 85,8. 155. 100. STDs. Tổng số.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 44. *Nhận xét: Hậu quả của QHTD trước hôn nhân không an toàn nên có 21,3 % sinh viên có bệnh STDs; 14,2 % mang thai ngoài ý muốn. 3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN 3.3.1. Một số yếu tố nhân khẩu học liên quan đến QHTD trước hôn nhân Bảng 3.13 Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến. Phân tích đơn biến. Đặc điểm. Tham chiếu. Giới. Nữ. 4,08 (2,53 – 6,60). Nhóm tuổi. Học đúng tuổi. 2,53 (1,54 - 4,15). Cư trú. Nông thôn. 0,90 (0,60 -1,35). Năm học. Năm 2. 1,01 (0,67 – 1,53). Hệ đào tạo. Liên thông. 2,01 (1,33 – 3,04). Thành tích. > Trung bình. 1,47 (1,0 – 2,17). Nhóm Tôn giáo. Không tôn giáo. 0,70 (0,45 – 1,07). Nơi sống. Nhà hay nhà người thân. 1,46 (0,97 – 2,21). Áp lực. Có áp lực. 1,84 (1,05 - 3,24). OR (KTC 95%). *Nhận xét:. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 45. Kết quả nghiên cứu ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến theo giới thì nam có khả năng cao hơn nữ với OR: 4,08; KTC 95%: 2,53 – 6,6 (p < 0,001). Kết quả cũng cho thấy sinh viên đi học đúng tuổi có khả năng QHTD THN thấp hơn so với sinh viên học không học đúng tuổi trong phân tích đơn biến với OR: 2,53; KTC 95%: 1,54 – 4,15 (p < 0,01). Kết quả cũng cho thấy sinh viên xuất thân nông thôn có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên học xuất thân thành thị trong phân tích đơn biến với OR: 0,90; KTC 95%: 0,60 -1,35. Kết quả cũng cho thấy sinh viên năm 2 có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên học năm 1 trong phân tích đơn biến với OR: 1,01; KTC 95%: 0,67 – 1,53. Tỷ lệ có QHTD THN ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có điều kiện cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy với OR: 2,01; KTC 95%: 1,33 – 3,04 (p < 0,05). Kết quả cũng cho thấy sinh viên có kết quả học tập > trung bình có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên có kết quả học tập ≤ trung bình trong phân tích đơn biến với OR: 1,47; KTC 95%: 1,0 – 2,17. Kết quả cũng cho thấy sinh viên không có tôn giáo có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên có tôn giáo trong phân tích đơn biến với OR: 0,70; KTC 95%: 0,45 – 1,07. Kết quả cũng cho thấy sinh viên có nơi ở hiện tại là ở trọ có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên ở nhà hay nhà người thân trong phân tích đơn biến với OR: 1,46; KTC 95%: 0,97 – 2,21..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> 46. Số lượng sinh viên cảm thấy có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, học tập, quan hệ công việc thì có khả năng QHTD THN cao hơn số SV không cảm thấy áp lực với OR: 1,84; KTC 95%: 1,05 – 3,24 (p < 0,05). Bảng 3.14 Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến. Phân tích đa biến. Đặc điểm. Tham chiếu. Giới. Nữ. 4,04 (2,43 – 6,74) ***. Nhóm tuổi. Học đúng tuổi. 1,99 (1,01 – 3,94) *. Cư trú. Nông thôn. 0,68 (0,41 – 1,13). Năm học. Năm 2. 0,51 (0,30 – 0,87). Hệ đào tạo. Liên thông. 1,86 (1,06 – 3,27) *. Thành tích. > Trung bình. 1,33 (0,87 – 2,05). Nhóm Tôn giáo. Không tôn giáo. 0,76 (0,47 – 1,24). Nơi sống. Nhà hay nhà người thân. 1,60 (0,95 – 2,67). Áp lực. Có áp lực. 1,78 (0,96 – 3,28) *. Chú thích: *: p < 0,05. **: p < 0,01. OR (KTC 95%). ***: p < 0,005. *Nhận xét:. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 47. Kết quả nghiên cứu ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến theo giới thì nam có khả năng cao hơn nữ với OR: 4,04; KTC 95%: 2,43 – 6,74 (p < 0,001). Kết quả cũng cho thấy sinh viên đi học đúng tuổi có khả năng QHTD THN thấp hơn so với sinh viên học không học đúng tuổi trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 1,99; KTC 95%: 1,01 – 3,94 (p < 0,01). Tỷ lệ có QHTD THN ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 1,86; KTC 95%: 1,06 – 3,27 (p < 0,05). Số lượng sinh viên cảm thấy có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, học tập, quan hệ công việc thì khả năng QHTD THN cao hơn số SV không cảm thấy áp lực trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 1,78; KTC 95%: 0,96 – 3,28 (p < 0,05). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình hồi quy logistics đa biến, nghiên cứu cũng tìm hiểu QHTD THN với một số yếu tố khác như xuất thân ở thành thị có điều kiện QHTD THN thấp hơn sinh viên xuất thân nông thôn. Sinh viên mới học năm 1 có khả năng QHTD THN thấp hơn sinh viên năm 2. Số SV có thành tích học tập trên trung bình có khả năng QHTD THN cao hơn sinh viên có thành tích trung bình hay dưới trung bình. Sinh viên ở trọ lúc đi học có khả năng QHTD THN cao hơn số sinh viên ở nhà hay ở nhà người thân cũng như theo nhóm tôn giáo. Tuy nhiên những sự khác biệt này với QHTD THN đều không có ý nghĩa thống kê..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 48. 3.3.2 Một số yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD trước hôn nhân Bảng 3.15 Các yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến. Yếu tố Phân tích Đặc điểm. Giá trị. đơn biến OR (KTC 95%). Số nguồn thông tin mà SV tìm hiểu. ≥ 3 nguồn thông tin. 1,20 (1,06 – 1,37). về QHTD Tập huấn SKSS. Có tập huấn. 1,07 (0,71 – 1,6). Thảo luận. Không thảo luận với. 1,12. với cha mẹ. cha mẹ về tình dục. (0,68 – 1,82). Chú thích: ***: p<0,005 *Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến theo số nguồn thông tin mà SV tìm hiểu về QHTD thì nhóm SV có tìm hiểu thông tin về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin thì khả năng QHTD THN cao hơn so với SV tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,20; KTC 95%: 1,06 – 1,37.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 49. Kết quả cũng cho thấy sinh viên có tập huấn SKSS thì có khả năng QHTD THN thấp hơn so với sinh viên không tập huấn SKSS trong phân tích đơn biến với OR: 1,07; KTC 95%: 0,71 – 1,6. Kết quả cũng cho thấy sinh viên có thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ có khả năng QHTD THN thấp hơn so với sinh viên không thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ trong phân tích đơn biến với OR: 1,12; KTC 95%: 0,68 – 1,82. Bảng 3.16 Các yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến. Đặc điểm. Giá trị. Phân tích đa biến OR (KTC 95%). Số nguồn thông tin mà SV tìm hiểu. ≥ 3 nguồn thông tin. 1,21 (1,06 – 1,38) ***. về QHTD 1,03. Tập huấn. Có tập huấn. Thảo luận. Không thảo luận với cha. 1,25. với cha mẹ. mẹ về tình dục. (0,74 – 2,11). Chú thích: ***: p<0,005. (0,67 – 1,59).

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 50. Số nguồn thông tin. Tập huấn. Thảo luận với cha mẹ. Hình 3.3 Tỷ số chênh và KTC 95% của các yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD THN. *Nhận xét: Số lượng nguồn thông tin như truyền hình, internet, sách báo, gia đình, bạn bè, nhà trường … mà SV tìm hiểu là 1 yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân. Kết quả cho thấy nhóm SV có tìm hiểu thông tin về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin thì khả năng QHTD THN cao hơn có ý nghĩa thống kê so với SV tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,21; KTC 95%: 1,06 – 1,38) (p < 0,005). Trong mô hình hồi quy logistics đa biến, nghiên cứu cũng tìm hiểu thêm một số yếu tố khác như số SV có hoặc tập huấn kiến thức về sức khỏe sinh sản, hay sinh viên có hoặc không thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ nhưng sự khác biệt này với QHTD trước hôn nhân đều không có ý nghĩa thống kê. 3.3.3 Một số yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD trước hôn nhân. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> 51. Bảng 3.17 Các yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến. Đặc điểm Thuốc lá. Phân tích đơn biến. Giá trị. OR (KTC 95%). Không hút. 9,05 (4,51 – 18,2). Rượu bia. Không uống. 6,01 (3,55 – 10,20). Xem Phim. Không xem. 8,75 (5,47 – 14,00). Chú thích: **: p < 0,01. ****: p < 0,00001. Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.17 ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến ở sinh viên có hút thuốc lá thì có khả năng và điều kiện QHTD THN cao hơn sinh viên không hút thuốc lá với OR: 9,05; KTC 95%: 4,51 – 18,2. Kết quả cũng ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến ở sinh viên có uống rượu bia thì có khả năng và điều kiện QHTD THN cao hơn sinh viên không uống rượu bia với OR: 6,01; KTC 95%: 3,55 – 10,20. Kết quả ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đơn biến ở sinh viên có xem phim khiêu dâm thì có khả năng và điều kiện QHTD THN cao hơn sinh viên không xem phim khiêu dâm với OR: 8,75; KTC 95%: 5,47 – 14,0..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 52. Bảng 3.18 Các yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến. Đặc điểm Thuốc lá. Phân tích đa biến. Giá trị. OR (KTC 95%). Không hút. 3,03 (1,41 – 6,52) **. Rượu bia. Không uống. 2,67 (1,49 – 4,79) **. Xem Phim. Không xem. 4,91 (2,92 – 8,28) ****. Chú thích: **: p < 0,01. ****: p < 0,00001. Thuốc lá. Rượu bia. Xem phim. Hình 3.4 Tỷ số chênh và KTC 95% của các yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD trước hôn nhân. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> 53. *Nhận xét: Nhóm sinh viên hút thuốc lá có khả năng QHTD THN cao hơn nhóm sinh viên không hút thuốc lá với OR: 3,03, KTC 95%: 1,41 – 6,52 (p < 0,01). Nhóm SV có uống rượu bia có khả năng QHTD trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống rượu bia với OR: 2,67; KTC 95%: 1,49 – 4,79 (p < 0,01). Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân theo nhóm SV có xem phim khiêu dâm trong phân tích đa biến thì tỷ lệ QHTD THN của nhóm có xem phim khiêu dâm cao hơn nhóm không xem khiêu dâm với OR: 4,91; KTC 95%: 2,92 – 8,28 (p < 0,00001). Sự khác nhau giữa QHTD THN với 3 yếu tố hành vi là hút thuốc lá, uống rượu bia gần như hàng tuần và hàng tháng với có xem phim khiêu dâm có ý nghĩa thống kê..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> 54. 3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến Bảng 3.19 Các yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đơn biến. Đặc điểm. Tham chiếu. Phân tích đơn biến OR (KTC 95%). Giới **. Nữ. 4,08 (2,53 - 6,60). Cư trú. Thành thị. 0,90 (0,60 -1,35). Hệ đào tạo ***. Chính quy. 2,01 (1,33 - 3,04). ≤ Trung bình. 0,47 (1,0 – 2,17). Không tôn giáo. 0,70 (0,45 - 1,07). Ở trọ. 1,46 (0,97 - 2,21). < 3 nguồn thông tin. 1,2 (1,06 – 1,37). Không áp lực. 1,84 (1,05 - 3,24). Không thảo luận. 1,12 (0,68 - 1,82). Không uống. 3,0 (2,19 – 4,10). Thành tích Tôn giáo Nơi ở hiện tại * Số nguồn thông tin * Áp lực Thảo luận cha mẹ Rượu bia *** Chú thích: *: p < 0,05. **: p < 0,01. ***: p < 0,005. Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.19 ghi nhận QHTD THN trong phân tích đơn biến theo giới thì nam có khả năng và điều kiện QHTD THN cao hơn nữ với OR: 4,08; KTC 95%: 2,53 – 6,6. Kết quả cho thấy SV xuất thân ở nông thôn có điều kiện QHTD THN cao hơn sinh viên sống ở thành thị với OR: 0,90; KTC 95 %: 0,60 -1,35 .. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 55. Kết quả cũng cho thấy QHTD THN ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng QHTD THN cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy với OR: 2,01; KTC 95%: 1,33 – 3,04. Kết quả cũng cho thấy sinh viên có kết quả học tập > trung bình có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên có kết quả học tập ≤ trung bình trong phân tích đơn biến với OR: 0,47; KTC 95%: 1,0 – 2,17. Kết quả cũng cho thấy sinh viên không có tôn giáo có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên có tôn giáo trong phân tích đơn biến với OR: 0,70; KTC 95%: 0,45 - 1,07. Kết quả cũng cho thấy sinh viên có nơi ở hiện tại là ở trọ có khả năng QHTD THN cao hơn so với sinh viên ở nhà hay nhà người thân trong phân tích đơn biến với OR: 1,46; KTC 95%: 0,97 - 2,21. Số lượng nguồn thông tin như truyền hình, internet, sách báo, gia đình, bạn bè, nhà trường … mà SV tìm hiểu cũng là 1 yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân. Kết quả cho thấy nhóm SV có tìm hiểu thông tin về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin thì khả năng QHTD THN cao hơn có ý nghĩa thống kê so với SV tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,2; KTC 95%: 1,06 – 1,37 (p < 0,05). Số lượng sinh viên cảm thấy có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, học tập, quan hệ công việc thì có khả năng QHTD THN cao hơn số SV không cảm thấy áp lực với OR: 1,84; KTC 95%: 1,05 - 3,24. Kết quả cũng cho thấy sinh viên có thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ có khả năng QHTD THN thấp hơn so với sinh viên không thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ trong phân tích đơn biến với OR: 1,12; KTC 95%: 0,68 1,82..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> 56. Nhóm SV có uống rượu bia gần như hàng tuần có khả năng QHTD trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống rượu bia với OR: 3,0; KTC 95%: 2,19 – 4,10 (p < 0,005). Bảng 3.20 Các yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến. Đặc điểm. Tham chiếu. Phân tích đa biến OR (KTC 95%). Giới **. Nữ. 2,3 (1,29 – 4,08) **. Cư trú. Thành thị. 0,71 (0,42 - 1,2). Hệ đào tạo ***. Chính quy. 2,31 (1,43 - 3,73) ***. ≤ Trung bình. 0,67 (0,39 - 1,14). Không tôn giáo. 0,62 (0,37 - 1,04). Ở trọ. 1,76 (1,03 - 3,0) *. < 3 nguồn thông tin. 1,27 (1,09 – 1,49) *. Không áp lực. 1,34 (0,7 - 2,57). Không thảo luận. 1,12 (0,63 - 1,99). Không uống. 2,50 (1,77 - 3,56) ***. Thành tích Tôn giáo Nơi ở hiện tại * Số nguồn thông tin * Áp lực Thảo luận cha mẹ Rượu bia *** Chú thích: *: p < 0,05. **: p < 0,01. ***: p < 0,005. Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến theo giới thì nam có khả năng QHTD THN cao hơn nữ với OR: 2,3; KTC 95%: 1,29 – 4,08 (p < 0,01).. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 57. Kết quả cho thấy SV xuất thân ở nông thôn có khả năng QHTD trước hôn nhân cao hơn sinh viên xuất thân thành thị. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng cho thấy QHTD THN ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng QHTD THN cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 2,31; KTC 95%: 1,43 - 3,73 (p < 0,005). Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân theo nơi ở hiện tại trong phân tích đa biến thì điều kiện QHTD THN của nhóm ở nhà trọ cao hơn nhóm ở nhà hay nhà người thân với OR: 1,76; KTC 95%: 1,03 - 3,0 (p < 0,05). Số lượng nguồn thông tin như truyền hình, internet, sách báo, gia đình, bạn bè, nhà trường … mà SV tìm hiểu cũng là 1 yếu tố liên quan đến QHTD THN. Kết quả cho thấy nhóm SV có tìm hiểu thông tin về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin thì khả năng QHTD THN cao hơn có ý nghĩa thống kê so với SV tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,27; KTC 95%: 1,09 – 1,49 (p < 0,05). Nhóm SV có uống rượu bia gần như hàng tuần có điều kiện QHTD trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống rượu bia với OR: 2,50; KTC 95%: 1,77 - 3,56 (p < 0,005). Trong mô hình hồi quy logistics đa biến, nghiên cứu cũng tìm hiểu thêm một số yếu tố khác như số SV cảm thấy có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, quan hệ công việc … hay sinh viên có hoặc không thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ, cũng như theo nhóm tôn giáo nhưng sự khác biệt này với QHTD trước hôn nhân đều không có ý nghĩa thống kê..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> 58. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 THỰC TRẠNG TỶ LỆ VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, NĂM 2020 4.1.1 Thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020 Kết quả điều tra ở 388 SV của Khoa Y – Dược, Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn năm 2020 bằng phiếu điều tra tự điền để tìm hiểu thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ghi nhận được là 39,9 % (155 sinh viên) đã quan hệ tình dục. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân thay đổi khá lớn giữa các nghiên cứu tùy vào thời gian điều tra và nhất là nhiều yếu tố văn hóa – xã hội của các địa phương khác nhau. Tỷ lệ trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Luân và Trương Phi Hùng khảo sát hành vi tình dục từ 184 sinh viên nam và 214 sinh viên nữ năm 2009 ở Trường Đại học Mở thì tỷ lệ sinh viên đã có quan hệ tình dục lần lượt ở nam và nữ là 39,67% và 19,62% [9]. Cuộc khảo sát ở 3 thành phố là Hà Nội, Thượng Hải và Đài Bắc năm 2004 của các nhà nghiên cứu xã hội học Thượng Hải và Đài Bắc và các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam so sánh về hành vi tình dục trước hôn nhân của thanh viên ở 3 thành phố Thượng Hải, Hà Nội và Đài Bắc. Kết quả tỉ lệ QHTD trước hôn nhân ghi nhận có 8% thanh niên trong mẫu nghiên cứu ở Hà Nội đã từng có hành vi tình dục trong khi tỷ lệ này ở Thượng. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 59. Hải là 16% và ở Đài Bắc tỷ lệ này lên đến 34% [5]. Tỷ lệ trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả của nghiên cứu được thực hiện để xác định tỷ lệ thực hành tình dục trước hôn nhân và các yếu tố liên quan trên sinh viên khoa học sức khỏe bậc đại học của Đại học Madawalabu, Bale Goba, Đông Nam Ethiopia. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi tự quản lý và phân tích bằng SPSS Phiên bản 16. Hồi quy logistic từng bước với phương pháp chuyển tiếp được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan độc lập về quan hệ tình dục trước hôn nhân ở mức KTC 95% và giá trị P nhỏ hơn 0,05. Kết quả ghi nhận có 181 sinh viên (59,9%) đã có bạn trai hoặc bạn gái; khoảng 129 sinh viên (42,7%) đã từng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong số những người được hỏi có quan hệ tình dục, 85 người (66,4%) có một bạn tình, 44 người (33,6%) có hai hoặc nhiều bạn tình. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình là 18,4 ± 2,14 tuổi. Sáu mươi ba (20,9%) người được hỏi cho biết hút thuốc lá và 117 người (38,7%) cho biết có uống rượu. Sử dụng rượu, nội trú, tình dục, trình độ học vấn và thảo luận về tình dục là các yếu tố có liên quan đáng kể đến quan hệ tình dục trước hôn nhân [45]. Tỷ lệ quan hệ tình dục này cũng tương đương với một nghiên cứu ở thị trấn bahir Dar của Ethiopia vào năm 2014 ghi nhận tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là 30,8% ở nữ sinh trung học chưa lập gia đình [37]. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân theo giới ghi nhận có sự khác nhau khá rõ. Ở nam giới là 65%, cao hơn nữ giới là 31,2%. Tương tự một nghiên cứu cắt ngang phân tầng theo địa phương, trường và sinh viên được thực hiện tại 35 trường công lập của vùng Đông Bắc, Ibadan cho thấy 32,9% từng quan hệ tình dục và xu hướng hoạt động tình dục tương tự ở nam giới là 39%, cao hơn ở nữ giới là 13% [34]..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 60. Tại Malaysia, một chương trình khám sức khỏe thanh thiếu niên được thực hiện vào năm 2010 đã được phân tích. Tổng cộng có 21.438 thanh thiếu niên chưa lập gia đình đã trả lời chủ đề này bằng cách sử dụng bảng câu hỏi xác thực không ẩn danh tự quản lý có kết quả: Trong số những người tham gia, 54,5% là nam và 45,5% là nữ. Các sắc tộc bao gồm 66,2% người Mã Lai, 20,7% người Trung Quốc, 7,2% người Ấn Độ và 5,9% các sắc tộc khác. Hầu hết những người được hỏi (97,1%) cho biết có trình độ học vấn trung học cơ sở. Tỷ lệ chung của quan hệ tình dục ở thanh thiếu niên lớn tuổi là 6,4% (8,9% ở nam và 3,6% ở nữ). Trong một mô hình hồi quy logistic đa biến, hoạt động tình dục có liên quan tích cực với việc xem phim khiêu dâm [22]. Các kết quả này chứng minh rằng nam giới có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn đáng kể so với nữ giới. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên năm 2 là 40,1 % tương đương với sinh viên năm 1 là 39,8 %. Tỷ lệ này phù hợp với kết quả điều tra về nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân tại hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên của tác giả Tạ Thị Hằng năm 2011, tỉ lệ sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân ở năm thứ hai là cao nhất. Năm thứ ba và thứ tư có tỉ lệ bằng nhau, thấp nhất là năm thứ nhất [3]. Phân bố theo hệ đào tạo thì tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên học liên thông là 48,4 % cao hơn nhiều so với các sinh viên chính quy là 31,8 %. Điều này có thể được giải thích là theo độ tuổi thì những sinh viên hệ liên thông cao hơn các sinh viên hệ chính quy.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 61. Tuổi QHTD lần đầu dao động từ 15 đến 32 tuổi và trung bình QHTD là 20,9 tuổi  2,9 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu ở nam thấp nhất là 16 tuổi, cao nhất là 27 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,2  3,0; ở nữ thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,5  2,5. Điều này cho thấy sinh viên nam có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,9  2,8; ở sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,2  3,0. Kết quả này cho ta thấy sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thì tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở nhóm sinh viên có uống rượu bia thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,8  2,8; ở nhóm sinh viên không uống rượu bia thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 22,2  3,3. Điều này cho thấy sinh viên có uống rượu bia có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn nhóm sinh viên không uống rượu bia. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có xem phim khiêu dâm thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,5  2,8; ở sinh viên không xem phim khiêu dâm thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,9  2,9. Điều này cho thấy sinh viên có xem phim khiêu dâm có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên không xem phim khiêu dâm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> 62. Kết quả này tương tự như nghiên cứu năm 2004 của Vũ Mạnh Lợi khi so sánh tuổi băt đầu quan hệ tình dục của thanh niên Hà Nội, Thượng Hải, và Đài Loan thì tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nam là 20,15 và nữ là 20,34 tuổi [5]. Còn trong nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng nhằm tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi của quan hệ tình dục trước hôn nhân với nhóm sinh viên ở trọ được thực hiện tại Thành phố Huế vào năm 2015. Chọn mẫu theo cụm nhiều giai đoạn được sử dụng để tuyển sinh. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn của đối tượng nghiên cứu. Tổng số 730 sinh viên (nam/nữ: 44,2% / 55,8%; tuổi trung bình là 20,9 tuổi). Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là 11,9% với tuổi quan hệ tình dục lần đầu là 19,8  2,2 tuổi [39]. Nghiên cứu được thực hiện trên 240 học sinh ở các trường trung học phổ thông ở Ibadan, Nigeria. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi tự quản lý, bán cấu trúc, đã được kiểm tra trước. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng thống kê mô tả và kiểm định Chi-bình phương ở mức ý nghĩa 5%. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 16,3 ± 1,4 tuổi và 126 (52,5%) là nữ. Kết quả còn cho thấy 32,9% từng quan hệ tình dục và trong số này có đến 86,1% quan hệ tình dục lần đầu trước 15 tuổi [34]. Tỷ lệ tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình với quan hệ tình dục trước hôn nhân theo các yếu tố liên quan như: theo giới, theo nhóm rượu bia và theo xem phim có nội dung khiêu dâm đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhìn chung cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình của thanh niên có xu hướng giảm xuống [45], [20] những kiến thức. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> 63. và hành vi tạo điều kiện cho quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên [21], [37], [41]. 4.1.2 Đặc điểm quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020 Liên quan đến quan hệ tình dục không an toàn, nghiên cứu ghi nhận có 43,9 % SV đã từng quan hệ tình dục với nhiều người và 50,3% sinh viên quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su thường xuyên và uống thuốc ngừa thai khẩn cấp và chỉ có 10,3% sinh viên không sử dụng phương pháp tránh thai. Kết quả này cao hơn nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng được thực hiện trên 500 trẻ em gái vị thành niên đang đi học tại khu vực thực hành tại Trung tâm Đào tạo Y tế Đô thị, Tripuri, thuộc Trường Cao đẳng Y tế Chính phủ, Patiala (Punjab) có khoảng 38,4% trẻ em gái biết rằng bao cao su là biện pháp tránh thai an toàn nhất nhưng được các bạn gái ưu tiên lựa chọn là bao cao su (24,40%), thuốc uống hàng tháng (20,20%) và thuốc ngừa thai khẩn cấp (19,60%) [19]. Tương tự kết quả này thấp hơn nghiên cứu được thực hiện ở Jamnagar đối với 450 sinh viên nam sinh viên đại học (18-24 tuổi) được chọn ngẫu nhiên từ ba trường cao đẳng của Jamnagar có 62,9% sử dụng bao cao su thường xuyên, ba phần năm trong số những người đồng ý nên quan hệ tình dục trước hôn nhân, tuổi quan hệ tình dục lần đầu từ 16-20 [31]. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu về thanh niên Ấn Độ thực hiện năm 2006 – 2008 được sử dụng để đánh giá việc sử dụng bao cao su trong các mối quan hệ trước hôn nhân. Các phân tích đã sử dụng dữ liệu khảo sát từ 2.408 thanh niên 15 – 24 tuổi đã kết hôn hoặc chưa kết hôn đã quan hệ tình dục trước hôn nhân và dữ liệu định tính từ 271 thanh niên đã hoàn thành phỏng vấn sâu:.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> 64. chỉ có 7% phụ nữ trẻ và 27% nam thanh niên từng quan hệ tình dục trước hôn nhân đã từng sử dụng bao cao su. Hồi quy logistic được sử dụng để xác định các đặc điểm liên quan đến bốn biện pháp sử dụng bao cao su (đã từng sử dụng, sử dụng đều đặn, sử dụng ở lần quan hệ đầu tiên và sử dụng ở lần quan hệ cuối cùng) [42]. Từ các bằng chứng thông qua kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy sinh viên đã thực hiện quan hệ tình dục trước hôn nhân với tỷ lệ khá cao nhưng rất ít trong số sinh viên này biết và thực hành tình dục an toàn. Việc sử dụng bao cao su chủ yếu với mục đích ngừa thai hơn là không nghĩ đến tác dụng của bao cao su trong lây truyền qua đường tình dục. 4.1.3 Đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản của quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020 Hậu quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân không an toàn gây ra 21,3 % sinh viên mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và 14,2 % mang thai ngoài ý muốn. Nguy hiểm hơn là đa số chọn nơi điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nạo phá thai tư nhân hay tự mua thuốc về uống. Đây là những hành vi tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Các nghiên cứu khác được khảo sát cắt ngang tại trường được thực hiện từ ngày 10-13 / 5/2012 ở Ethiopia năm 2014. Tổng số 1123 nữ sinh trung học chưa lập gia đình đã được chọn bằng kỹ thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi có cấu trúc. Thống kê mô tả, phân tích hồi quy logistic nhị phân và đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến việc quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nghiên cứu ghi nhận kết quả. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> 65. tương tự là 10,6% nam và 11,6% sinh viên nữ báo cáo bạn tình của họ hoặc họ có tiền sử mang thai. Trong đó có 10,0% nam và 11,3% sinh viên nữ báo cáo bạn tình của họ hoặc họ có tiền sử phá thai. Từ đây cho thấy tỷ lệ sinh viên có bệnh lây truyền qua đường tình dục phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục có bảo vệ bằng bao cao su và số người quan hệ tình dục càng nhiều thì tỷ lệ mắc càng gia tăng [37]. Trường hợp tự mua thuốc về uống là những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích, thu thập dữ liệu bằng bộ câu hỏi tự điền ở Trường Đại Học Mở năm 2010 cho thấy trường hợp của nữ và bạn tình của nam có thai ngoài ý muốn là 26,19% và 28,77% cũng như 11,90% nữ và 24,66% nam mắc STDs [9]. Kết quả cho thấy việc sử dụng các biện pháp tránh thai trong quan hệ tình dục trước hôn nhân như dùng bao cao su khi quan hệ tình dục hay sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp để phòng ngừa việc có thai ngoài ý muốn và phải nạo phá thai mà việc lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa được quan tâm nhiều [37]. Giáo dục sức khỏe cho sinh viên hướng đến thay đổi hành vi tình dục để thúc đẩy sử dụng bao cao su cần nâng cao nhận thức về hiệu quả của bao cao su đối với không chỉ mang thai ngoài ý muốn mà còn cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục..

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 66. 4.2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4.2.1 Một số yếu tố nhân khẩu học liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân Kết quả hồi quy logictis đa biến các yếu tố nhân khẩu học của nghiên cứu ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến theo giới thì nam có khả năng cao hơn nữ với OR: 4,04; KTC 95%: 2,43 – 6,74 (p < 0,001). Kết quả cũng cho thấy sinh viên đi học đúng tuổi có khả năng QHTD THN thấp hơn so với sinh viên học không học đúng tuổi trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 1,99; KTC 95%: 1,01 – 3,94 (p < 0,01). Tỷ lệ có QHTD THN ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 1,86; KTC 95%: 1,06 – 3,27 (p < 0,05). Số lượng sinh viên cảm thấy có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, học tập, quan hệ công việc thì khả năng QHTD THN cao hơn số SV không cảm thấy áp lực trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 1,78; KTC 95%: 0,96 – 3,28 (p < 0,05). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt về giới trong quan hệ tình dục trước hôn nhân là do sinh viên nam có nhiều khả năng bị ảnh hưởng trong các cuộc vui giải trí và cả sự bốc đồng của cùng bạn bè trong khi nữ giới bị chi phối bởi cảm xúc. Trong khi sinh viên nữ có xu hướng chấp nhận quan hệ tình dục của họ với một mối quan hệ đã cam kết hoặc với người yêu mà họ dự định kết hôn, thì nam giới trẻ có. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 67. nhiều khả năng quan hệ tình dục với bạn tình hoặc thậm chí cả gái mại dâm hơn. Tuy nhiên, mô hình chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân dường như đang thay đổi ở một số cơ sở khi thái độ cởi mở đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nữ giới, có nghĩa là nhiều phụ nữ chấp nhận quan hệ tình dục trong bối cảnh của các mối quan hệ lãng mạn. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu khác đã ghi nhận như nghiên cứu tại trường Đại Học Nội Vụ năm 2015 hay nghiên cứu về quan hệ tình dục và các yếu tố liên quan của SV các trường cao đẳng ở Thành phố Mumbai, Ấn Độ năm 1997 ghi nhận tỷ lệ có quan hệ tình dục khác nhau theo tuổi. Tỷ lệ đã quan hệ tình dục tăng dần theo tuổi, Ở sinh viên tuổi <=15 tuổi thì tỷ lệ có quan hệ tình dục là 21% và tăng dần lên 68% ở nhóm sinh viên có tuổi từ 21 trở lên [13], [17]. 4.2.2 Một số yếu tố kiến thức liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân Kết quả cho thấy số lượng nguồn thông tin như truyền hình, internet, sách báo, gia đình, bạn bè, nhà trường … mà SV tìm hiểu cũng là 1 yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân: nhóm SV có tìm hiểu thông tin về quan hệ tình dục ≥ 3 nguồn thông tin tỷ lệ quan hệ tình dục cao hơn so với SV tìm hiểu về quan hệ tình dục ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,21; KTC 95%: 1,06 – 1,38 (p < 0,005). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Anna C.Bocar và Noeme C. Perez năm 2013 về nhận thức của sinh viên về tình dục trước tuổi [24]. Các chuẩn mực truyền thống cũng như vai trò của gia đình (trao đổi/thảo luận ý kiến của cha mẹ) đang giảm dần tầm quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi tình dục của giới trẻ hiện nay. Cho nên cần có các chương trình toàn.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 68. diện giáo dục sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục trong nhà trường cũng như gia đình và xã hội để cung cấp cho học sinh – sinh viên thông tin chính xác về việc quan hệ tình dục an toàn, mang thai, nạo phá thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 4.2.3 Một số yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng một tỷ lệ đáng kể những sinh viên có hành vi cuộc sống về hoạt động tình dục liên quan đến các yếu tố rất có ý nghĩa thống kê với quan hệ tình dục trước hôn nhân: Nhóm sinh viên hút thuốc lá có tỷ lệ quan hệ tình dục cao hơn nhóm sinh viên không hút thuốc lá với OR: 3,03, KTC 95%: 1,41 – 6,52 (p < 0,01); nhóm sinh viên có uống rượu bia có tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống với OR: 2,67; KTC 95%: 1,49 – 4,79 (p < 0,01). Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân theo nhóm SV có xem phim khiêu dâm trong phân tích đa biến thì tỷ lệ quan hệ tình dục của nhóm có xem phim cao hơn nhóm không xem với OR: 4,91; KTC 95%: 2,92 – 8,28 (p < 0,001). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu ở học sinh Trung Học Phổ Thông Ở Khu Vực Chính Quyền Địa Phương Ebonyi Thuộc Bang Ebonyi Nigeria, trong số 392 người trả lời đã quan hệ tình dục có 127 (32,4%) là tiếp xúc với nội dung khiêu dâm [29]. Tương tự cũng phù hợp với kết quả một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trong số 826 thanh niên đi học từ tháng 12; 2011 đến tháng 1; 2012 tại thị trấn Shendi gần 1/5 157 (19%) người tham gia cho biết đã từng quan hệ tình dục trước hôn nhân liên quan đến xem phim khiêu dâm (AOR = 1,73; 95% CI. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 69. = 1,18, 2,53) được phát hiện có liên quan đáng kể đến các hành vi tình dục trước hôn nhân [25]. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu khác đã ghi nhận như nghiên cứu xác định mức độ của thực hành tình dục trước hôn nhân và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học ở thành phố Hawassa, Ethiopia 2018 có uống rượu có AOR: l8,43; KTC 95% (5,12 - 13,94) liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân [44]. Theo truyền thống của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, thì việc quan hệ tình dục thường đi kèm kết hôn và việc quan hệ tình dục trước hôn nhân được nhiều nghiên cứu hay ý kiến chuyên gia lý giải là do hiện đại hóa làm giảm mức độ kiểm soát xã hội đối với hành vi riêng tư của cá nhân và dẫn đến sự gia tăng tình dục trước hôn nhân và kèm theo sự thay đổi quan niệm trong bối cảnh kinh tế - xã hội nên thái độ giảm thành kiến với việc này đưa đến tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân [5, 17]. Công việc của các nhà xã hội học là cần nghiên cứu tiếp để tìm ra các nguyên nhân cụ thể cũng như sâu xa, sự chấp nhận hay không chấp nhận của xã hội và các giải pháp tích cực kèm theo. 4.2.4 Một số yếu tố chung liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân Kết quả nghiên cứu ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến theo giới thì nam có khả năng cao hơn nữ với OR: 2,3; KTC 95%: 1,29 – 4,08 (p < 0,01). Kết quả cũng cho thấy QHTD trước hôn nhân ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng QHTD THN cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 2,31; KTC 95%: 1,43 - 3,73 (p < 0,005)..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> 70. Số lượng nguồn thông tin như truyền hình, internet, sách báo, gia đình, bạn bè, nhà trường … mà SV tìm hiểu cũng là 1 yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân. Kết quả cho thấy nhóm SV có tìm hiểu thông tin về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin thì khả năng QHTD THN cao hơn có ý nghĩa thống kê so với SV tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,27; KTC 95%: 1,09 – 1,49 (p < 0,05). Nhóm SV có uống rượu bia gần như hàng tuần có điều kiện QHTD trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống rượu bia với OR: 2,50; KTC 95%: 1,77 - 3,56 (p < 0,005). Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân theo nơi ở hiện tại trong phân tích đa biến thì điều kiện QHTD THN của nhóm ở nhà trọ cao hơn nhóm ở nhà hay nhà người thân với OR: 1,76; KTC 95%: 1,03 - 3,0 (p < 0,05). Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi về quan hệ tình dục trước hôn nhân của 730 sinh viên ở trọ tại Huế năm 2015 ghi nhận tuổi quan hệ tình dục là 11,9% và tuổi QHTD lần đầu là 19,8  2,2 tuổi và các yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân là giới tính. Tỷ lệ quan hệ tình dục ở nam là 18,6% trong khi sinh viên nữ là 6,6%. Nhóm tuổi 21-30 tỷ lệ quan hệ tình dục là 16,4% cao hơn nhóm tuổi 18-20 chỉ có 6,9% [39]. Sự khác biệt về giới trong quan hệ tình dục trước hôn nhân là do sinh viên nam có nhiều khả năng bị ảnh hưởng trong các cuộc vui giải trí và cả sự bốc đồng của cùng bạn bè trong khi nữ giới bị chi phối bởi cảm xúc. Trong khi sinh viên nữ có xu hướng chấp nhận quan hệ tình dục của họ với một mối quan hệ đã cam kết hoặc với người yêu mà họ tin tưởng với dự định kết hôn, thì nam giới trẻ có nhiều khả năng quan hệ tình dục với bạn tình hoặc thậm chí cả gái. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 71. mại dâm hơn. Tuy nhiên, mô hình này dường như đang thay đổi ở một số địa phương hay quốc qua khi thái độ cởi mở đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nữ giới, có nghĩa là nhiều phụ nữ có thể chấp nhận quan hệ tình dục trong bối cảnh của các mối quan hệ lãng mạn trong sinh hoạt xã hội. Kết quả này tương tự như các nghiên cứu khác đã ghi nhận như nghiên cứu tại trường Đại Học Nội Vụ năm 2015 hay trong nghiên trên sinh viên ở Mumbai, Ấn Độ ghi nhận những sinh viên có sử dụng rượu bia có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn không sử dụng [13], [17]. Bản thân quan hệ tình dục trước hôn nhân không phải là một yếu tố nguy cơ xấu cho sức khỏe sinh sản và tình dục. Tuy nhiên, điều kiện sống nhà trọ so với sống cùng gia đình và người thân thì được xem điều kiện để dễ thực hiện quan hệ tình dục trước hôn nhân và đặt biệt là nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn. Theo quy luật, khi thanh thiếu niên lớn lên và trưởng thành thì ngày càng quan tâm đến tình dục và thử nghiệm tình dục. Điều này là một phần bình thường của sự phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy, trang bị kiến thức về tình dục an toàn và tiếp cận các dịch vụ là điều cần thiết. Hạn chế của nghiên cứu này dựa trên điều tra cắt ngang nên quan hệ nhân quả không thể được suy ra từ những kết quả này. Hơn nữa trả lời của sinh viên đối với các vấn đề nhạy cảm mà quan niệm xã hội chưa đồng nhất là chấp thuận hay phản đối có thể dẫn đến sự sai lệch về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nghiên cứu dựa trên 1 trường cao đẳng nên hạn chế sự suy luận cho tất cả thanh niên ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Việt Nam và cần có những nghiên cứu từ một mẫu nghiên cứu đại diện hơn trong nước..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> 72. Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm một bằng chứng khoa học về tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân cùng với những yếu tố liên quan để những nhà quản lý y tế và quản lý nhà nước tham khảo trong việc lập kế hoạch để nâng cao sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên Việt Nam.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> 73. KẾT LUẬN Qua điều tra 388 sinh viên đáp ứng tiêu chí nghiên cứu, nghiên cứu này rút ra được một số kết luận sau: 1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Tỷ lệ nữ giới là 74,2 %, độ tuổi > 20 chiếm 72,2 %, hệ đào tạo chính quy 51 % và sống ở nhà trọ 54,4 %. 2. THỰC TRẠNG TỶ LỆ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 Về thực trạng tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân: - Có 39,9 % sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Theo giới tính nam/nữ ghi nhận là 65%/ 31,2%. - Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên liên thông là 48,4 % cao hơn ở sinh viên chính quy là 31,8 %. - Tuổi quan hệ tình dục lần đầu dao động từ 15 đến 32 tuổi và trung bình quan hệ tình dục là 20,9 tuổi  2,9 tuổi Một số đặc điểm của nhóm quan hệ tình dục trước hôn nhân: - Số sinh viên có quan hệ tình dục > 1 người đến thời điểm điều tra là 43,9%. Có 50,3% sinh viên quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su thường xuyên và uống thuốc ngừa thai khẩn cấp và chỉ có 10,3% sinh viên không sử dụng phương pháp tránh thai. Một số đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản: Hậu quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân không an toàn nên có 21,3 % sinh viên có bệnh lây truyền qua đường tình dục; 14,2 % mang thai ngoài ý muốn. 3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 74. Các yếu tố nhân khẩu học có liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân là: giới nam, độ tuổi > 20 tuổi, hệ đào tạo liên thông, cảm thấy áp lực trong cuộc sống thì có khả năng cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với quan hệ tình dục trước hôn nhân. Các yếu tố nguồn thông tin kiến thức liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân là sinh viên có tìm hiểu thông tin về quan hệ tình dục ≥ 3 nguồn thông tin thì có điều kiện cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với sinh viên tìm hiểu về quan hệ tình dục ≤ 3 nguồn thông tin. Các yếu tố hành vi cuộc sống về quan hệ tình dục liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân là: - Nhóm sinh viên có hút thuốc lá; uống rượu bia gần như hàng tuần và xem pim khiêu dâm có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với các sinh viên không thực hiện những hành vi này. Kết quả hồi quy đa biến ghi nhận các yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân là: - Giới nam có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn so với nữ. - Sinh viên học hệ liên thông có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn so với sinh viên học hệ chính quy. - Sinh viên sống ở nhà trọ có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn so với sinh viên sống ở nhà gia đình hay nhà người thân. - Sinh viên có tìm hiểu thông tin về quan hệ tình dục ≥ 3 nguồn thông tin có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn so với sinh viên tìm hiểu về quan hệ tình dục ≤ 3 nguồn thông tin. - Nhóm sinh viên có uống rượu bia có khả năng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn so với nhóm không uống rượu bia.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> 75. KHUYẾN NGHỊ Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu về thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2020, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị như sau: 1. Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông qua các buổi học ngoại. khóa cho sinh viên về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục ưu tiên và quan tâm nhiều hơn đến giới nam, sinh viên hệ đào tạo liên thông và các sinh viên ở trọ xa gia đình, nhóm sinh viên có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, học tập, quan hệ công việc. 2. Giáo dục về quan hệ tình dục an toàn để tránh hậu quả nghiêm trọng về bệnh lây truyền qua đường tình dục hay việc nạo phá thai ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 3. Tiếp tục nghiên cứu những đề tài sức khỏe tình dục cấp quốc gia ở đối tượng học sinh, sinh viên để có một bức tranh toàn diện, sâu rộng về thực trạng sức khỏe tình dục của học sinh, sinh viên từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp về quan hệ tình dục trước hôn nhân cho học sinh và sinh viên có hiệu quả..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1.. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án VIE/01/P11 và Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc(UNFPA) (2003), "Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (Tài liệu tự học dành cho giáo viên)", Hà Nội.. 2.. Hồ Ngọc Điệp (2001), "Nghiên cứu dịch tễ học về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giữ thai của phụ nữ vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1998", Đại học Y Dược - TP Hồ Chí Minh.. 3.. Tạ Thị Hằng (2011), Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lí học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn.. 4.. Lê Đức Hạnh, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh và Trần Nhật Quang (2012), "Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lây truyền qua đường tình dục và các biện pháp tránh thai của học sinh trường PTTH Nguyễn Hiền Quận 11 Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2011", Y học - TP Hồ Chí Minh. 16(3).. 5.. Vũ Mạnh Lợi (2004), "Tình dục trước hôn nhân: nghiên cứu so sánh thanh niên Hà Nội, Thượng Hải, và Đài Loan ", Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.. 6.. Diệp Từ Mỹ (2010), "Kiến thức về sức khỏe sinh sản của phụ nữ 15 24 tuổi tại Thành Phố Hồ Chí Minh", Y học - TP Hồ Chí Minh. 14(1), tr. 139-144.. 7.. Diệp Từ Mỹ (2010), "Nhu cầu truyền thông giáo dục về sức khỏe sinh sản của thanh thiếu niên 15 -24 tuổi tại quận Tân Phú, TP.HCM", Y học - TP Hồ Chí Minh. 14(1), tr. 145-150.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> 8.. Hồ Phạm Phương Ngân và Đinh Thị Hải Yến (2007), "Phân tích tiền đề - hành vi - kết quả hành vi tình dục trước hôn nhân không an toàn liên quan đến phòng tránh thai ở nữ ", CN. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa.. 9.. Nguyễn Thành Luân và Trương Phi Hùng (2010), "Khảo sát hành vi tình dục, kiến thức thai sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục của sinh viên Trường Đại Học Mở, năm 2009", 2010. 14 (Phụ bản số 2), tr. 32-37.. 10.. Nguyễn Thị Lê Thảo và các cộng sự. (2008), "Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nữ công nhân Quận Bình Tân TP HCM năm 2008 ", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 12, tr. 221-228.. 11.. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trần Văn Hường và Hồ Thị Hiền (2012), "Quan điểm về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên một trường đại học", Tạp chí y học dự phòng. XXII(135), tr. 68.. 12.. Đỗ Thị Hạnh Trang và các cộng sự. (2015), "Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Nội vụ năm 2015", Phần mềm tạp chí mở(1), tr. 40.. 13.. Đỗ Thị Hạnh Trang và các cộng sự. (2016), "Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Nội vụ năm 2015", Tạp chí Y tế Công cộng. 40(3), tr. 117-123.. 14.. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2004), "Một số yếu tố liên quan đến nạo phá thai ở phụ nữ có thai lần đầu tại Tp HCM", Y học - TP Hồ Chí Minh.. 15.. Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2018), Giới thiệu về Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, truy cập ngày 02.01.2020, tại trang web namsaigon.edu.vn..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 16.. Bộ Nội vụ và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (2012), Luật Thanh niên và chiến lược phát triển Thanh niên Việt Nam 2011- 2020, Công ty cổ phần in La Bàn, Hà Nội.. Tiếng Anh. 17.. Leena Abraham và K. Anil Kumar (September 1999), "Sexual Experiences and Their Correlates Among College Students in Mumbai City, India", International Family Planning Perspectives(25(3)), tr. 139146.. 18.. N. Adhikari, S. Adhikari và N. I. Sulemane (2018), "Premarital sexual behaviour among higher secondary students in Pokhara SubMetropolitan City Nepal", Sex Health. 15(5), tr. 403-407.. 19.. V. K. Ahuja và các cộng sự. (2019), "Perceptions and preferences regarding sex and contraception, amongst adolescents", J Family Med Prim Care. 8(10), tr. 3350-3355.. 20.. M. Akibu và các cộng sự. (2017), "Premarital sexual practice and its predictors among university students: institution based cross sectional study", Pan Afr Med J. 28, tr. 234.. 21.. W. L. Arega, T. A. Zewale và K. A. Bogale (2019), "Premarital sexual practice and associated factors among high school youths in Debretabor town, South Gondar zone, North West Ethiopia, 2017", BMC Res Notes. 12(1), tr. 314.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 22.. S. Maria Awaluddin và các cộng sự. (2015), "Prevalence of sexual activity in older Malaysian adolescents and associated factors", Journal of Public Health Aspects. 2(1).. 23.. G. K. Behulu, K. T. Anteneh và G. L. Aynalem (2019), "Premarital sexual intercourse and associated factors among adolescent students in Debre-Markos town secondary and preparatory schools, north west Ethiopia, 2017", BMC Res Notes. 12(1), tr. 95.. 24.. Anna C. Bocar và Noeme C. Perez (2013), "Studentss Perception Towards Premarital Sex", SSRN Electronic Journal.. 25.. A. Bogale và A. Seme (2014), "Premarital sexual practices and its predictors among in-school youths of Shendi town, west Gojjam zone, North Western Ethiopia", Reprod Health. 11, tr. 49.. 26.. A. N. Burchell và các cộng sự. (2006), "Modeling the sexual transmissibility of human papillomavirus infection using stochastic computer simulation and empirical data from a cohort study of young women in Montreal, Canada", Am J Epidemiol. 163(6), tr. 534-43.. 27.. Pew Research Center (2014), Global Views on Morality - Premarital sex. 28.. PLWHA/National AIDS Resource Center Sexually transmitted diseases. (STDs),. truy. cập. ngày. 25/3/2013,. tại. trang. web. PLWHA/National AIDS Resource Center. 29.. Alo Chihurumnanya (2016), "Premarital Sex, Safer Sex and Factors Influencing Premarital Sex Practices Among Senior Secondary School Students in Ebonyi Local Government Area of Ebonyi State Nigeria", Community Medicine & Public Health Care. 3(1), tr. 1-5..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> 30.. Compact Oxford English Dictionary (2009), Oxford University Press, truy cập ngày 23/9/2009-2009, tại trang web 31.. V. R. Dave và các cộng sự. (2013), "A Study on High-risk Premarital Sexual Behavior of College Going Male Students in Jamnagar City of Gujarat, India". 2(3), tr. 112-116.. 32.. T. H. Dinh và E. R. van Teijlingen (2019), "Factors influencing engagement in premarital sex among Vietnamese young adults: a qualitative study", Int J Adolesc Med Health.. 33.. Hindin J.M và Fatusi O.A. (2009), "Adolescent Sexual and Reproductive Health in Developing Countries: An Overview of Trends and Interventions", International Perspectives on Sexual and Reproductive Health. 35 (2), tr. 58-62.. 34.. K B Ajide và F M Balogun (2018 Feb), "Knowledge of HIV and Intention to Engage in Risky Sexual Behaviour and Practices among Senior School Adolescents in Ibadan, Nigeria", Arch Basic Appl Med. 6(1), tr. 3-8.. 35.. C. R. Kenyon, A. Tsoumanis và I. S. Schwartz (2015), "HIV Prevalence Correlates with High-Risk Sexual Behavior in Ethiopia's Regions", PLoS One. 10(10), tr. e0140835.. 36.. Khatiwada N và Bhadra R. et al Silwal P.R. (2013), "Sexual and Reproductive Health of Adolescents and Youth In Nepal: Trends and Determinants: Further analysis of the 2011 Nepal Demographic and Health Survey. ", Calverton, Maryland, USA: Nepal Ministry of Health and Population, New ERA, and ICF International, tr. 1-59.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> 37.. Y. Mulugeta và Y. Berhane (2014), "Factors associated with premarital sexual debut among unmarried high school female students in bahir Dar town, Ethiopia: cross- sectional study", Reprod Health. 11, tr. 40.. 38.. A. S. Mutha và các cộng sự. (2014), "A Knowledge, Attitudes and Practices Survey regarding Sex, Contraception and Sexually Transmitted Diseases among Commerce College Students in Mumbai", J Clin Diagn Res. 8(8), tr. Hc14-8.. 39.. Nguyen Thi Thanh Nhan và các cộng sự. (April 2019), "Knowledge, attitudes and behaviors of premarital sex among bedsit-living students in Hue City, Vietnam", J. Public Health Epidemiol. 11(4), tr. 84-89.. 40.. O. O. Oleribe và các cộng sự. (2019), "Premarital sex and condom use among trainee healthcare workers: an exploratory study of selected healthcare training institutions in Enugu State, Nigeria", Pan Afr Med J. 32, tr. 7.. 41.. T. Regassa, D. Chala và E. Adeba (2016), "Premarital Sex in the Last Twelve Months and Its Predictors among Students of Wollega University, Ethiopia", Ethiop J Health Sci. 26(4), tr. 351-8.. 42.. K.G. Santhya, Population Council Rajib Acharya và Shireen J. Jejeebhoy (2011), "Condom Use Before Marriage and Its Correlates: Evidence from India", International Perspectives on Sexual and Reproductive Health, tr. 170 - 180.. 43.. C. L. Satterwhite và các cộng sự. (2013), "Sexually transmitted infections among US women and men: prevalence and incidence estimates, 2008", Sex Transm Dis. 40(3), tr. 187-93..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 44.. Melkamu B. Selgado (2019), "Premarital sexual practices and associated factors among high school students in Hawassa city in Ethiopia, 2018: institutional-based cross sectional study design", International Journal of Scientific Reports. 5(8).. 45.. Tomas Benti Teferra, Asfew Negaro Erena và Anteneh Kebede (2015), "Prevalence of premarital sexual practice and associated factors among undergraduate health science students of Madawalabu University, Bale Goba, South East Ethiopia: institution based cross sectional study", The Pan African medical journal. 20, tr. 209-209.. 46.. UNICEF (2001,), "A League Table of Teenage Births in Rich Nation", a,b,c,.. 47.. H. Wang và các cộng sự. (2015), "Contraception and Unintended Pregnancy among Unmarried Female University Students: A Crosssectional Study from China", PLoS One. 10(6), tr. e0130212.. 48.. WHO (14 June 2019), Sexually transmitted infections (STIs), truy cập ngày 19/08-2020, tại trang web 49.. WHO (2007), "Global Strategy for Prevention and Control of Sexually Transmitted Infections 2006–2015", World Health Organization. Geneva.. 50.. Widyatuti, C. Hafilah Shabrina và A. Yuni Nursasi (2018), "Correlation between parent-adolescent communication and adolescents' premarital sex risk", Enferm Clin. 28 Suppl 1, tr. 51-54.. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> 51.. X. Zuo và các cộng sự. (2012), "Gender differences in adolescent premarital sexual permissiveness in three Asian cities: effects of genderrole attitudes", J Adolesc Health. 50(3 Suppl), tr. S18-25..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> PHỤ LỤC 1. Phiếu khảo sát tình hình sức khỏe sinh sản Ngày điều tra: …../……./…. Điều tra viên: Trần Thị Thanh Tuyền. PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỨC KHỎE SINH SẢN Nhằm tìm hiểu được thực trạng kiến thức, thực hành về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn năm 2020 như thế nào? Cũng như một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục an toàn trước hôn nhân của sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn năm 2020, xin bạn vui lòng cho biết ý kiến cá nhân về các vấn đề nêu trong phiếu này. Phiếu khảo sát không có thông tin cá nhân. Tất cả thông tin được bảo mật theo quy định và chỉ dùng trong nghiên cứu này. Xin cảm ơn bạn! Hướng dẫn trả lời: -. Khoanh tròn vào con số tương ứng với đáp án bạn chọn.. -. Điền vào khoảng trống (..................) (nếu có). Nội dung câu hỏi. Câu. Trả lời. Ghi chú. A. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU HỌC A1. A2. Giới tính. Nam. 1. Nữ. 2 Tự điền (ghi rõ. Tuổi. số tuổi:19,20). ………………………. A3. A4. Anh/chị đã kết hôn chưa? Nơi cư trú của gia đình bạn. Đã kết hôn. 1. Chưa kết hôn. 2. Thành thị. 1 Phường/Thị. Nông thôn. 2 trấn được xem là Thành thị Xã: Nông thôn. A5. A6. A7. Bạn đang học năm thứ mấy? Hệ đào tạo. Năm 1. 1. Năm 2. 2. Chính quy. 1. Liên thông. 2. Thành tích học trong học kỳ gần > Trung bình. 1. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> nhất của bạn là gì?. A8. A9. A10. Trung bình. 2. < Trung bình. 3. Trong học kỳ này, bạn có thi lại Có. 1. hay học lại môn nào không?. Không. 2. Tôn giáo. Phật giáo. 1. Công giáo. 2. Tôn giáo khác. 3. Không tôn giáo. 4. Trong thời gian đi học, bạn sống Phòng trọ một mình. 1. với ai?. 2. Phòng trọ với bạn bè/người thân Nhà với cha mẹ. 3. Nhà của người thân. 4. B. KIẾN THỨC SỨC KHỎE SINH SẢN B1. B2. Nguồn thông tin sức khỏe sinh. Internet. 1. sản mà bạn tìm hiểu?. Sách báo. 2. Gia đình. 3. Nhà Trường. 4. Bạn bè. 5. Khác. 6. Có. 1. Bạn đã tham gia tập huấn kiến. thức về quan hệ tình dục an toàn? Không. B3. 2. Theo bạn tuổi có thể kết hôn. Tuổi SV giới nam.................. thích hợp theo giới tính là bao. Tuổi SV giới nữ................... Tự điền (ghi số, vd: 20,22). nhiêu? B4. Theo bạn tuổi có thể quan hệ. Tuổi SV giới nam................. tình dục theo giới tính là bao. Tuổi SV giới nữ................... Tự điền(ghi số, vd: 20,22). nhiêu? B5. B6. Theo bạn có nên quan hệ tình. Có. 1. dục trước hôn nhân không?. Không. 2. Theo bạn quan hệ tình dục an. QH với người yêu. 1. toàn là gì?. QH có dùng BCS. 2. QH có dùng thuốc. 3.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> tránh thai. B7. Theo bạn quan hệ tình dục là. Đúng. yếu tố biểu hiện cụ thể và mãnh Sai. 1 2. liệt của tình yêu là đúng hay sai? B8. B9. B10. Bạn có biết bệnh lây truyền quan Có. 1. hệ tình dục là gì không ?. Không. 2. Bạn có bao giờ thảo luận. Có. 1. tình dục với cha mẹ?. Không. 2. Theo bạn, việc nạo phá thai có. Có. 1. ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản Không. 2. sau này hay không? B11. Theo bạn, việc nhiễm bệnh qua Sinh hoạt tình dục. 1. đường tình dục có thể lây truyền Hôn. 2. theo các con đường nào?. 3. Khác. C. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI C1. C2. C3. C4. Bạn có hay gặp áp lực trong. Có. 1 Nếu chọn 1. cuộc sống không?. Không. 2 → C2; C3. Bạn thường gặp áp lực trong. Quan hệ gia đình. 1. tình huống nào?. Quan hệ xã hội. 2. Quan hệ tình yêu. 3. Học tập. 4. Quan hệ công việc. 5. Mối quan hệ khác. 6. Áp lực của bạn hiện tại được. Rất căng thẳng. 1. xếp theo mức độ nào?. Căng thẳng rõ nét. 2. Tương đối căng thẳng. 3. Căng thẳng một chút ít. 4. Không căng thẳng. 5. Hút thường xuyên. 1. Thỉnh thoảng hút. 2. Bạn có bao giờ hút thuốc lá?. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> C5. C6. C7. C8. C9. C10. C11. C12. Từng hút và bỏ. 3. Không hút thuốc. 4. Bạn có bao giờ uống rượu, bia? Hàng tuần có uống. 1. Hàng tháng có uống. 2. 1 vài lần trong năm. 3. Không uống. 4. Đã từng trải qua những điều. Bị nôn do uống nhiều. 1. sau?. Say không biết gì. 2. Chưa bị khi nào. 3. Trong vòng 1 tuần. 1. Trong vòng 1 tháng. 2. Trên 1 tháng. 3. Bạn có bao giờ xem phim sex. Có. 1. chưa?. Không. 2. Bạn từng xem phim sex với ai?. Một mình. 1. Với nhóm bạn bè. 2. Với người yêu. 3. Với đối tượng khác. 4. Trong vòng 1 tuần. 1. Trong vòng 1 tháng. 2. Trên 1 tháng. 3. Có. 1. Không. 2. Bạn đã từng quan hệ tình dục. Có. 1 Nếu chọn 1 →. chưa?. Không. 2 C13, C14, C15,. Lần bị gần đây nhất?. Lần xem gần đây nhất?. Bạn có bạn trai/bạn gái chưa?. C16, C17, C18, C19, C20. C13. C14. Lần quan hệ gần đây nhất?. Trong vòng 1 tuần. 1. Trong vòng 1 tháng. 2. Trên 1 tháng. 3 Tự điền(ghi rõ. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu?. tuổi vd:18,19). ........................................ C15. Có sử dụng bao cao su khi quan Luôn luôn. 1. hệ tình dục không?. Thỉnh thoảng. 2. Không. 3.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> C16. Bạn (nữ) hay bạn tình (Nam) có Có. 1. sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp Không. 2. sau khi QHTD không? C17. C18. C19. C20. C21. Bạn đã sử dụng bất kỳ phương. Có. 1. pháp tránh thai nào khi QHTD?. Không. 2. Bạn / (bạn tình đối với nam) đã Có. 1. bao giờ mang thai?. 2. Không. Bạn / (bạn tình đối với nam) đã Có. 1. bao giờ nạo phá thai?. Không. 2. Số người mà Bạn đã từng quan. Một. 1. hệ tình dục cho đến nay?. Vài người. 2. Không. 3. Bạn đã mắc các bệnh lây truyền Có. 1. Nếu chọn 1 →. qua đường tình dục chưa?. Không. 2. C22. Cơ sở y tế nhà nước. 1. lây truyền qua đường tình dục. Cơ sở y tế tư nhân. 2. của bạn?. Tự mua thuốc điều trị. 3. C22 Nơi điều trị khi mắc các bệnh. Cảm ơn sự tham gia của anh/ chị!. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(101)</span>

<span class='text_page_counter'>(102)</span> PHỤ LỤC 2. Tóm tắt thông tin đối tượng nghiên cứu Nơi cư trú của. Mã hóa (ĐTNC). Giới tính. Tuổi. Năm thứ mấy?. Hệ đào tạo. 01. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 02. Nữ. 32. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 03. Nam. 40. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 04. Nữ. 34. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 05. Nam. 29. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 06. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 07. Nữ. 30. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 08. Nam. 27. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 09. Nữ. 24. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 10. Nữ. 23. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 11. Nam. 24. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 12. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 13. Nữ. 31. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 14. Nam. 27. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 15. Nữ. 27. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 16. Nam. 35. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 17. Nữ. 30. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 18. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 19. Nữ. 33. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 20. Nữ. 28. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 21. Nam. 42. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 22. Nữ. 27. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 23. Nam. 33. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 24. Nữ. 27. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 25. Nữ. 21. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 26. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 27. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 28. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 29. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 30. Nam. 20. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 31. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 32. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 33. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 34. Nữ. 22. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 35. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 36. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 37. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 38. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 39. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 40. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 41. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. gia đình bạn?. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> 42. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 43. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 44. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 45. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 46. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 47. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 48. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 49. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 50. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 51. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 52. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 53. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 54. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 55. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 56. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 57. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 58. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 59. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 60. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 61. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 62. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 63. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 64. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 65. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 66. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 67. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 68. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 69. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 70. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 71. Nữ. 23. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 72. Nữ. 22. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 73. Nam. 22. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 74. Nam. 22. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 75. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 76. Nữ. 21. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 77. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 78. Nữ. 21. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 79. Nam. 21. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 80. Nữ. 21. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 81. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 82. Nữ. 19. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 83. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 84. Nữ. 19. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 85. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> 86. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 87. Nữ. 27. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 88. Nữ. 26. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 89. Nữ. 23. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 90. Nữ. 30. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 91. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 92. Nam. 30. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 93. Nam. 27. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 94. Nam. 22. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 95. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 96. Nam. 23. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 97. Nữ. 27. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 98. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 99. Nam. 23. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 100. Nữ. 30. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 101. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 102. Nữ. 28. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 103. Nữ. 23. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 104. Nam. 27. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 105. Nữ. 32. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 106. Nữ. 24. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 107. Nữ. 22. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 108. Nữ. 24. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 109. Nữ. 22. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 110. Nữ. 23. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 111. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 112. Nữ. 22. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 113. Nữ. 23. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 114. Nữ. 29. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 115. Nữ. 24. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 116. Nữ. 29. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 117. Nữ. 27. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 118. Nữ. 28. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 119. Nữ. 23. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 120. Nữ. 32. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 121. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 122. Nữ. 21. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 123. Nữ. 24. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 124. Nam. 35. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 125. Nữ. 34. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 126. Nữ. 21. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 127. Nữ. 23. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 128. Nữ. 21. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 129. Nữ. 27. Năm 1. Chính quy. Thành thị. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 130. Nữ. 27. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 131. Nữ. 23. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 132. Nữ. 35. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 133. Nữ. 21. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 134. Nữ. 23. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 135. Nữ. 22. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 136. Nữ. 24. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 137. Nữ. 26. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 138. Nữ. 50. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 139. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 140. Nữ. 30. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 141. Nam. 31. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 142. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 143. Nam. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 144. Nữ. 24. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 145. Nữ. 27. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 146. Nữ. 28. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 147. Nam. 34. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 148. Nữ. 24. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 149. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 150. Nam. 31. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 151. Nam. 27. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 152. Nam. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 153. Nam. 32. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 154. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 155. Nữ. 27. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 156. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 157. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 158. Nam. 21. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 159. Nam. 26. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 160. Nam. 21. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 161. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 162. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 163. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 164. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 165. Nữ. 29. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 166. Nam. 22. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 167. Nữ. 25. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 168. Nam. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 169. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 170. Nam. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 171. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 172. Nam. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 173. Nữ. 21. Năm 1. Chính quy. Nông thôn.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> 174. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 175. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 176. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 177. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 178. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 179. Nữ. 22. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 180. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 181. Nữ. 30. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 182. Nữ. 22. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 183. Nữ. 22. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 184. Nữ. 25. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 185. Nữ. 21. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 186. Nữ. 21. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 187. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 188. Nữ. 26. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 189. Nam. 20. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 190. Nam. 39. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 191. Nữ. 22. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 192. Nam. 23. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 193. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 194. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 195. Nam. 22. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 196. Nữ. 24. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 197. Nữ. 26. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 198. Nữ. 31. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 199. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 200. Nam. 24. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 201. Nữ. 34. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 202. Nam. 25. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 203. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 204. Nữ. 21. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 205. Nữ. 31. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 206. Nữ. 24. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 207. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 208. Nữ. 23. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 209. Nam. 23. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 210. Nữ. 25. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 211. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 212. Nam. 23. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 213. Nữ. 21. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 214. Nam. 22. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 215. Nam. 38. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 216. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 217. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> 218. Nữ. 21. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 219. Nam. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 220. Nam. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 221. Nữ. 21. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 222. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 223. Nam. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 224. Nam. 23. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 225. Nam. 25. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 226. Nam. 39. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 227. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 228. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 229. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 230. Nữ. 24. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 231. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 232. Nữ. 21. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 233. Nữ. 27. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 234. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 235. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 236. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 237. Nữ. 21. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 238. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 239. Nữ. 24. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 240. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 241. Nữ. 23. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 242. Nữ. 28. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 243. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 244. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 245. Nữ. 21. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 246. Nữ. 21. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 247. Nữ. 23. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 248. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 249. Nam. 23. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 250. Nữ. 24. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 251. Nữ. 30. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 252. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 253. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 254. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 255. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 256. Nam. 27. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 257. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 258. Nữ. 28. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 259. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 260. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 261. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Thành thị.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> 262. Nữ. 21. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 263. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 264. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 265. Nam. 21. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 266. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 267. Nữ. 32. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 268. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 269. Nam. 22. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 270. Nam. 21. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 271. Nữ. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 272. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 273. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 274. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 275. Nam. 30. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 276. Nam. 29. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 277. Nữ. 28. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 278. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 279. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 280. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 281. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 282. Nữ. 26. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 283. Nữ. 22. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 284. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 285. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 286. Nam. 20. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 287. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 288. Nam. 22. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 289. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 290. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 291. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 292. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 293. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 294. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 295. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 296. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 297. Nữ. 20. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 298. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 299. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 300. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 301. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 302. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 303. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 304. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 305. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> 306. Nam. 24. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 307. Nữ. 25. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 308. Nam. 28. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 309. Nữ. 23. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 310. Nam. 30. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 311. Nữ. 21. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 312. Nữ. 22. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 313. Nữ. 28. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 314. Nam. 24. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 315. Nữ. 26. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 316. Nữ. 28. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 317. Nữ. 27. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 318. Nam. 32. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 319. Nữ. 27. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 320. Nữ. 30. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 321. Nữ. 23. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 322. Nữ. 28. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 323. Nam. 27. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 324. Nữ. 25. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 325. Nữ. 22. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 326. Nữ. 23. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 327. Nam. 32. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 328. Nam. 26. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 329. Nữ. 22. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 330. Nữ. 29. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 331. Nam. 23. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 332. Nữ. 25. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 333. Nữ. 28. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 334. Nam. 28. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 335. Nữ. 24. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 336. Nam. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 337. Nam. 21. Năm 1. Chính quy. Nông thôn. 338. Nữ. 22. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 339. Nữ. 21. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 340. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 341. Nữ. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 342. Nữ. 21. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 343. Nam. 23. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 344. Nam. 29. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 345. Nữ. 21. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 346. Nữ. 24. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 347. Nam. 19. Năm 1. Chính quy. Thành thị. 348. Nữ. 20. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 349. Nam. 22. Năm 1. Liên thông. Nông thôn.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> 350. Nam. 27. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 351. Nữ. 24. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 352. Nữ. 21. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 353. Nữ. 22. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 354. Nữ. 21. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 355. Nam. 21. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 356. Nữ. 20. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 357. Nữ. 21. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 358. Nữ. 22. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 359. Nữ. 22. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 360. Nam. 21. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 361. Nam. 27. Năm 1. Liên thông. Nông thôn. 362. Nữ. 25. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 363. Nữ. 23. Năm 1. Liên thông. Thành thị. 364. Nam. 29. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 365. Nữ. 22. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 366. Nữ. 21. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 367. Nữ. 20. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 368. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 369. Nam. 23. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 370. Nữ. 24. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 371. Nam. 25. Năm 2. Chính quy. Thành thị. 372. Nam. 28. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 373. Nam. 25. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 374. Nam. 23. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 375. Nam. 22. Năm 2. Chính quy. Nông thôn. 376. Nữ. 27. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 377. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 378. Nữ. 23. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 379. Nam. 24. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 380. Nam. 29. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 381. Nữ. 25. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 382. Nữ. 28. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 383. Nam. 26. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 384. Nam. 27. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 385. Nữ. 24. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 386. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Thành thị. 387. Nữ. 29. Năm 2. Liên thông. Nông thôn. 388. Nam. 24. Năm 2. Liên thông. Thành thị. Xác nhận của Trường nơi nghiên cứu. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> PHỤ LỤC 3. LỆNH R VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP. 1. Lệnh R trong tính cỡ mẫu điều tra cộng đồng Nghiên cứu sử dụng cỡ mẫu dùng cho ước tính một tỷ lệ trong cộng đồng zstar = qnorm(.975) p = 0.5 E = 0.05 (zstar^2*p*(1-p))/E^2 [1] 384.1459. 1.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> 2. Lệnh R và kết quả trong thống kê mô tả Nghiên cứu sử dụng các lệnh như tapply, mean, max, min, range, table và thêm packet summarytools trong thống kê mô tả các biến số. Kết quả về giới library(summarytools) summarytools::freq(tuyen$Gioi, order = "freq") Frequencies tuyen$Gioi Type: Numeric Freq % Valid % Valid Cum. % Total % Total Cum. ----------- ------ --------- -------------- --------- -------------0 288 74.23 74.23 74.23 74.23 1 100 25.77 100.00 25.77 100.00 Total 388 100.00 100.00 100.00 100.00. Kết quả về tuổi ✓ mean(Tuoi) [1] 23.80412 ✓ sd(Tuoi) [1] 4.498956 ✓ summary(Tuoi) Min. 1st Qu. Median 19.0 20.0. Mean 3rd Qu. 23.0 23.8. Max. 26.0. Kết quả về nhóm tuổi ✓ table(NhomTuoi) NhomTuoi 1. 2. 108 280. Kết quả về năm học của sinh viên ✓ table(NamHoc) NamHoc 0. 1. 166 222. 2. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Kết quả về nơi cư trú ✓ table(CuTru) CuTru 0. 1. 184 204. Kết quả về hệ đào tạo ✓ table(HeDaoTao) HeDaoTao 0. 1. 198 190. Kết quả về kết quả học tập ✓ table(ThanhTich) ThanhTich 0. 1. 295. 93. Kết quả về tôn giáo ✓ table(TonGiao) TonGiao 0. 1. 2. 3. 254. 87. 28. 19. Chú thích: 0 là số sinh viên không có tôn giáo; “1, 2, 3” là số sinh viên có tôn giáo.. Kết quả về nơi ở hiện tại ✓ table(SongCungAi) SongCungAi 0 138. 1. 2. 3. 39 180. 31. Chú thích: “0, 1” là sinh viên ở nhà hay nhà người thân, “2, 3” là sinh viên ở trọ một mình hay với bạn bè.. 3.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> Kết quả về QHTD theo giới ✓ table(QHTD, Gioi) Gioi QHTD. 0. 1. 0 198. 35. 1. 65. 90. Chú thích: “0” là giới nữ, “1” là giới nam.. Kết quả về QHTD theo nơi cư trú ✓ table(QHTD, CuTru) CuTru QHTD. 0. 1. 0 108 125 1. 76. 79. Kết quả về QHTD theo năm học ✓ table(QHTD,NamHoc) NamHoc QHTD. 0. 1. 0 100 133 1. 66. 89. Kết quả về QHTD theo hệ đào tạo ✓ table(QHTD,HeDaoTao) HeDaoTao QHTD. 0. 1. 0 135. 98. 1. 92. 63. 4. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Kết quả về QHTD theo số nguồn thông tin ✓ table(QHTD,SoNguonThongTin) SoNguonThongTin QHTD. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 0 103. 40. 30. 20. 35. 5. 1. 37. 31. 18. 19. 12. 38. Kết quả về QHTD theo có hay không tập huấn SKSS ✓ table(QHTD,TapHuan) TapHuan QHTD. 0. 1. 0 115 118 1. 74. 81. Kết quả về QHTD theo có hay không thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ ✓ table(QHTD,ThaoLuan.ChaMe) ThaoLuan.ChaMe QHTD. 0. 1. 0. 54 179. 1. 33 122. Kết quả về QHTD theo biến áp lực ✓ table(QHTD,ApLuc) ApLuc QHTD. 0. 1. 0. 50 183. 1. 20 135. Kết quả về QHTD theo hành vi hút thuốc lá ✓ table(QHTD,ThuocLa) ThuocLa QHTD. 0. 1. 2. 3. 0 220. 7. 4. 0. 1 106. 13. 30. 5. 5.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Kết quả về QHTD theo hành vi uống rượu bia ✓ table(QHTD,RuouBia) RuouBia QHTD. 0. 1. 2. 3. 0 113 100. 14. 6. 1. 40. 8. 21. 86. Kết quả về QHTD theo hành vi xem phim khiêu dâm ✓ table(QHTD,XemPhim) XemPhim QHTD. 0. 1. 0 190. 43. 1. 52 103. Kết quả về QHTD theo hậu quả QHTD không an toàn ✓ table(QHTD,BCS) BCS QHTD. 0. 1. 0. 0. 0. 1 78 77. ✓ table(QHTD,Thuoc.NguaThai.KhanCap) Thuoc.NguaThai.KhanCap QHTD. 0. 1. 0. 0. 0. 1 77 78. ✓ table(QHTD,PhuongPhap.TranhThai) PhuongPhap.TranhThai QHTD. 0. 1. 0. 0. 0. 1. 16 139. 6. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> ✓ table(QHTD,Mangthai) Mangthai QHTD. 0. 1. 0. 0. 0. 1 133. 22. ✓ table(QHTD,SoNguoi.QHTD) SoNguoi.QHTD QHTD. 1. 2. 0. 0. 0. 1 87 68. ✓ table(QHTD,Benh.STDs) Benh.STDs QHTD. 0. 1. 0 211. 22. 1 122. 33. Kết quả phân tích số liệu của tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình ✓ mean(Tuoi.QHTD.LanDau, na.rm=TRUE) [1] 20.9. ✓ sd(Tuoi.QHTD.LanDau, na.rm=TRUE) [1] 2.9. ✓ tapply(Tuoi.QHTD.LanDau, list(Gioi), na.rm=TRUE, mean) 0. 1. 21.5 20.2. ✓ tapply(Tuoi.QHTD.LanDau, list(Gioi), na.rm=TRUE, sd) 0. 1. 3.0 2.5. 7.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> ✓ by(Tuoi.QHTD.LanDau, Gioi, summary) Gioi: 0 Min. 1st Qu. 15.0. 19.0. Median 21.5. Mean 3rd Qu.. Max.. NA's. 21.5. 32.0. 198. 23.0. -----------------------------------------------------------Gioi: 1 Min. 1st Qu. 16.0. 18.0. Median 20.0. Mean 3rd Qu.. Max.. NA's. 20.2. 27.0. 35. 21.0. ✓ tapply(Tuoi.QHTD.LanDau, list(NhomRuouBia), na.rm=TRUE, mean) 1. 2. 22.2 20.8. ✓ tapply(Tuoi.QHTD.LanDau, list(NhomRuouBia), na.rm=TRUE, sd) 1. 2. 3.3 2.8. ✓ by(Tuoi.QHTD.LanDau, NhomRuouBia, summary) NhomRuouBia: 1 Min. 1st Qu. 18.0. 20.0. Median 21.0. Mean 3rd Qu.. Max.. NA's. 22.2. 32.0. 113. 24.0. -----------------------------------------------------------NhomRuouBia: 2 Min. 1st Qu. 15.0. 1.. 19.0. Median 20.0. Mean 3rd Qu.. Max.. NA's. 20.8. 28.0. 120. 23.0. tapply(Tuoi.QHTD.LanDau, list(XemPhim), na.rm=TRUE, mean). 0. 1. 21.9 20.5. ✓ tapply(Tuoi.QHTD.LanDau, list(XemPhim), na.rm=TRUE, sd) 0. 1. 2.9 2.8. 8. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> ✓ by(Tuoi.QHTD.LanDau, XemPhim, summary) XemPhim: 0 Min. 1st Qu. 18.0. 19.0. Median 22.0. Mean 3rd Qu.. Max.. NA's. 21.9. 28.0. 190. 24.0. -----------------------------------------------------------XemPhim: 1 Min. 1st Qu. 15.0. 18.0. Median 20.0. Mean 3rd Qu.. Max.. NA's. 20.5. 32.0. 43. 22.0. ✓ tapply(Tuoi.QHTD.LanDau, list(NhomThanhTich), na.rm=TRUE, mean) 0. 1. 21.2 20.9. ✓ tapply(Tuoi.QHTD.LanDau, list(NhomThanhTich), na.rm=TRUE, sd) 0. 1. 3.0 2.8. ✓ by(Tuoi.QHTD.LanDau, NhomThanhTich, summary) NhomThanhTich: 0 Min. 1st Qu. 17.0. 19.0. Median 20.0. Mean 3rd Qu.. Max.. NA's. 21.2. 32.0. 46. 22.5. -----------------------------------------------------------NhomThanhTich: 1 Min. 1st Qu. 15.0. 19.0. Median 20.0. Mean 3rd Qu.. Max.. NA's. 20.9. 28.0. 187. 23.0. 9.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> 3. Lệnh R và kết quả Mô hình hồi quy logistics 3.1. Mô hình hồi quy logistics về QHTD THN với các yếu tố nhân khẩu học Phân chia tuổi theo nhóm NhomTuoi = Tuoi NhomTuoi[Tuoi <= 20] <- 0 NhomTuoi[Tuoi > 20] <- 1 table (NhomTuoi) NhomTuoi 0 1 108 280. Phân chia tôn giáo theo nhóm > NhomTonGiao = TonGiao > NhomTonGiao [TonGiao < 1] <- 1# không tôn giao > NhomTonGiao [TonGiao >= 1] <- 2 > table (NhomTonGiao) NhomTonGiao 1. 2. 254 134. Phân chia nơi ở hiện tại theo nhóm SongCung = SongCungAi SongCung[SongCungAi <= 1] <- 0 # nha hay nha ba con SongCung[SongCungAi > 1] <- 1. # Trọ. table (SongCung) SongCung 0. 1. 177 211. 10. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> ✓ Phân tích đơn biến > Mohinh.Gioi = glm(QHTD ~ Gioi, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.Gioi). Call: glm(formula = QHTD ~ Gioi, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.4490. -0.8657. -0.8657. 0.9282. 1.5252. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.7885. 0.1271. -6.202 5.57e-10 ***. 1.4075. 0.2452. 5.740 9.44e-09 ***. Gioi ---. Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 487.24. on 386. degrees of freedom. AIC: 491.2 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=1.4075 > SE=0.2452 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 4.08 > L95 [1] 2.53 > U95 [1] 6.60. 11.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> > Mohinh.NhomTuoi = glm(QHTD ~ NhomTuoi, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.NhomTuoi). Call: glm(formula = QHTD ~ NhomTuoi, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.1054. -1.1054. -0.7585. 1.2512. 1.6651. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -1.0986. 0.2222. -4.944 7.66e-07 ***. 0.9268. 0.2525. 3.670 0.000243 ***. NhomTuoi ---. Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 507.57. on 386. degrees of freedom. AIC: 511.57 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.9268 > SE=0.2525 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 2.53 > L95 [1] 1.54 > U95 [1] 4.15. 12. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> > Mohinh.CuTru = glm(QHTD ~ CuTru, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.CuTru). Call: glm(formula = QHTD ~ CuTru, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0323. -1.0323. -0.9898. 1.3298. 1.3774. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.3514. 0.1497. -2.347. 0.0189 *. CuTru. -0.1075. 0.2075. -0.518. 0.6046. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 521.83. on 386. degrees of freedom. AIC: 525.83 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=-0.1075 > SE=0.2075 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 0.90 > L95 [1] 0.6 > U95 [1] 1.35. 13.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> > Mohinh.NamHoc = glm(QHTD ~ NamHoc, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.NamHoc). Call: glm(formula = QHTD ~ NamHoc, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.012. -1.012. -1.007. 1.352. 1.358. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.4155. 0.1586. -2.620. 0.0138. 0.2095. 0.066. NamHoc. 0.00879 ** 0.94748. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 522.09. on 386. degrees of freedom. AIC: 526.09 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.0138 > SE=0.2095 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.01 > L95 [1] 0.67 > U95 [1] 1.53. 14. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> > Mohinh.HeDaoTao = glm(QHTD ~ HeDaoTao, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.HeDaoTao) Call: glm(formula = QHTD ~ HeDaoTao, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.1507. -1.1507. -0.8752. 1.2044. 1.5134. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.7621. 0.1526. -4.995 5.88e-07 ***. 0.6990. 0.2106. 3.319 0.000904 ***. HeDaoTao ---. Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 510.90. on 386. degrees of freedom. AIC: 514.9 Number of Fisher Scoring iterations: KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.6990 > SE=0.2106 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 2.01 > L95 [1] 1.33 > U95 [1] 3.04. 15.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> > Mohinh.ThanhTich = glm(QHTD ~ ThanhTich, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.ThanhTich). Call: glm(formula = QHTD ~ ThanhTich, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.2861. -0.9678. -0.9678. 1.4026. 1.4026. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.5153. 0.1187. 0.3837. 0.1992. ThanhTich. -4.342 1.41e-05 *** 1.926. 0.0541 .. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 518.38. on 386. degrees of freedom. AIC: 522.38 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% >. donvi= 1. > beta=0.3837 > SE=0.1992 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.47 > L95 [1] 1.0 > U95 [1] 2.17. 16. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> > Mohinh.NhomTonGiao = glm(QHTD ~ NhomTonGiao, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.NhomTonGiao). Call: glm(formula = QHTD ~ NhomTonGiao, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0589. -1.0589. -0.9171. 1.3008. 1.4623. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). 0.07792. 0.31207. 0.250. 0.803. NhomTonGiao -0.36331. 0.22175. -1.638. 0.101. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 519.37. on 386. degrees of freedom. AIC: 523.37 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=-0.36331 > SE=0.22175 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 0.70 > L95 [1] 0.45 > U95 [1] 1.07. 17.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> > Mohinh.SongCung = glm(QHTD ~ SongCung, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.SongCung). Call: glm(formula = QHTD ~ SongCung, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0781. -1.0781. -0.9287. 1.2800. 1.4485. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.6178. 0.1576. 0.3797. 0.2099. SongCung. -3.921 8.82e-05 *** 1.809. 0.0704 .. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 518.80. on 386. degrees of freedom. AIC: 522.8 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.3797 > SE=0.2099 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.46 > L95 [1] 0.97 > U95 [1] 2.21. 18. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> > Mohinh.ApLuc = glm(QHTD ~ ApLuc, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.ApLuc). Call: glm(formula = QHTD ~ ApLuc, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0513. -1.0513. -0.8203. 1.3090. 1.5829. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.9163. 0.2646. 0.6121. 0.2879. ApLuc. -3.463 0.000534 *** 2.126 0.033487 *. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1 Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 517.33. on 386. degrees of freedom. AIC: 521.33 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.6121 > SE=0.2879 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.84 > L95 [1] 1.05 > U95 [1] 3.24. 19.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> ✓ Phân tích đa biến mohinhCANHAN = glm (QHTD ~ Gioi + NhomTuoi + CuTru + NamHoc + HeDaoTao + ThanhTich + NhomTonGiao+ SongCung + ApLuc, family = "binomial",data=tuyen) summary(mohinhCANHAN) Call: glm(formula = QHTD ~ Gioi + NhomTuoi + CuTru + NamHoc + HeDaoTao + ThanhTich + NhomTonGiao + SongCung + ApLuc, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min 1Q Median -1.6392 -0.9088 -0.6468. 3Q 1.0495. Max 2.3561. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) -1.4890 0.5250 -2.836 0.00456 ** Gioi 1.3974 0.2607 5.360 8.3e-08 *** NhomTuoi 0.6900 0.3485 1.980 0.04772 * CuTru -0.3795 0.2580 -1.471 0.14130 NamHoc -0.6778 0.2678 -2.530 0.01139 * HeDaoTao 0.6222 0.2868 2.170 0.03003 * ThanhTich 0.2887 0.2184 1.322 0.18614 NhomTonGiao -0.2722 0.2475 -1.100 0.27134 SongCung 0.4675 0.2630 1.777 0.07551 . ApLuc 0.5752 0.3130 1.838 0.06609 . --Signif. codes: 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1 (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09 on 387 degrees of freedom Residual deviance: 456.85 on 378 degrees of freedom AIC: 476.85 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% “Gioi” > donvi= 1 > beta=1.3974 > SE=0.2607 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi). 20. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> > RR [1] 4.04 > L95 [1] 2.43 > U95 [1] 6.74 KTC 95% “NhomTuoi” > donvi= 1 > beta=0.6900 > SE=0.3485 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.99 > L95 [1] 1.01 > U95 [1] 3.94 KTC 95% “CuTru” > donvi= 1 > beta=-0.3795 > SE=0.2580 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 0.68 > L95 [1] 0.41 > U95 [1] 1.13 KTC 95% “NamHoc” > donvi= 1 > beta=-0.6778 > SE=0.2678 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi). 21.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> > RR [1] 0.51 > L95 [1] 0.30 > U95 [1] 0.87. KTC 95% “HeDaoTao” > donvi= 1 > beta=0.6222 > SE=0.2868 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.86 > L95 [1] 1.06 > U95 [1] 3.27. KTC 95% “ThanhTich” > donvi= 1 > beta=0.2887 > SE=0.2184 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.33 > L95 [1] 0.87 > U95. 22. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> [1] 2.05 KTC 95% “NhomTonGiao” > donvi= 1 > beta=-0.2722 > SE=0.2475 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 0.76 > L95 [1] 0.47 > U95 [1] 1.24. KTC 95% “Noiohientai” > donvi= 1 > beta=0.4675 > SE=0.2630 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.6 > L95 [1] 0.95 > U95 [1] 2.67. KTC 95% “ApLuc” > donvi= 1 > beta= 0.5752 > SE=0.3130. 23.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.78 > L95 [1] 0.96 > U95 [1] 3.28. 3.2. Mô hình hồi quy logistics về QHTD THN với một số yếu tố kiến thức SKSS, yếu tố hành vi cuộc sống và yếu tố liên quan đa biến 3.2.1 Mô hình hồi quy logistics về QHTD THN với một số yếu tố hành vi cuộc sống Phân chia hành vi hút thuốc theo nhóm NhomThuocLa = ThuocLa NhomThuocLa[ThuocLa <1] <-1 # không hút NhomThuocLa[ThuocLa >=1] <- 2 # table (NhomThuocLa) NhomThuocLa 1. 2. 326. 59. Phân chia hành vi uống rượu bia theo nhóm NhomRuouBia = RuouBia NhomRuouBia[RuouBia <1] <- 1 # kể như không uống NhomRuouBia[RuouBia >=1] <- 2 table (NhomRuouBia) NhomRuouBia 1. 2. 134 254. 24. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> ✓ Phân tích đơn biến > Mohinh.NhomThuocLa = glm(QHTD ~ NhomThuocLa, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.NhomThuocLa). Call: glm(formula = QHTD ~ NhomThuocLa, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.8328. -0.8869. -0.8869. 1.4990. 1.4990. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -2.9337. 0.4095. -7.165 7.80e-13 ***. NhomThuocLa. 2.2035. 0.3546. 6.215 5.15e-10 ***. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 518.22. on 384. degrees of freedom. Residual deviance: 467.97. on 383. degrees of freedom. (3 observations deleted due to missingness) AIC: 471.97 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta= 2.2035 > SE=0.3546 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR. 25.

<span class='text_page_counter'>(136)</span> [1] 9.05 > L95 [1] 4.51 > U95 [1] 18.2 > Mohinh.NhomRuouBia = glm(QHTD ~ NhomRuouBia, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.NhomRuouBia). Call: glm(formula = QHTD ~ NhomRuouBia, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.2246. -1.2246. -0.5839. 1.1309. 1.9253. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -3.4761. 0.4916. -7.071 1.54e-12 ***. NhomRuouBia. 1.7932. 0.2688. 6.671 2.54e-11 ***. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 467.71. on 386. degrees of freedom. AIC: 471.71 Number of Fisher Scoring iterations: 3 KTC 95% > donvi= 1 > beta=1.7932 > SE=0.2688 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi). 26. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(137)</span> > RR [1] 6.01 > L95 [1] 3.55 > U95 [1] 10.2 > Mohinh.XemPhim = glm(QHTD ~ XemPhim, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.XemPhim). Call: glm(formula = QHTD ~ XemPhim, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.5636. -0.6956. -0.6956. 0.8353. 1.7537. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -1.2958. 0.1565. -8.279. <2e-16 ***. 2.1693. 0.2397. 9.050. <2e-16 ***. XemPhim ---. Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 428.84. on 386. degrees of freedom. AIC: 432.84 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=2.1693 > SE=0.2397 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi). 27.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 8.75 > L95 [1] 5.47 > U95 [1] 14.0. ✓ Phân tích đa biến mohinhHANHVI = glm (QHTD ~ NhomThuocLa + NhomRuouBia + XemPhim, family = "binomial",data=tuyen) summary(mohinhHANHVI) Call: glm(formula = QHTD ~ NhomThuocLa + NhomRuouBia + XemPhim, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.9668. -0.8177. -0.5262. 0.9098. 2.0227. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -4.0005. 0.6088. -6.571 5.01e-11 ***. NhomThuocLa. 1.1100. 0.3904. 2.843 0.004472 **. NhomRuouBia. 0.9834. 0.2979. 3.301 0.000963 ***. XemPhim. 1.5920. 0.2659. 5.988 2.13e-09 ***. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 518.22. on 384. degrees of freedom. Residual deviance: 400.61. on 381. degrees of freedom. (3 observations deleted due to missingness) AIC: 408.61. Number of Fisher Scoring iterations: 4. 28. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(139)</span> KTC 95% “NhomThuocLa” > donvi= 1 > beta=1.1100 > SE=0.3904 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 3.03 > L95 [1] 1.41 > U95 [1] 6.52. KTC 95% “NhomRuouBia” > donvi= 1 > beta=0.9834 > SE=0.2979 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 2.67 > L95 [1] 1.49 > U95 [1] 4.79. KTC 95% “XemPhim” > donvi= 1 > beta=1.5920 > SE=0.2659 > RR= exp(beta*donvi). 29.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 4.91 > L95 [1] 2.92 > U95 [1] 8.28. 3.2.2 Mô hình hồi quy logistics về QHTD THN với một số yếu tố kiến thức SKSS Phân chia số nguồn thông tin theo nhóm SoNguon= SoNguonThongTin SoNguon[SoNguonThongTin <= 3] <- 1 SoNguon[SoNguonThongTin > 3] <- 2. # <=. nguồn thông tin. # >3 nguồn thông tin. ✓ Phân tích đơn biến > Mohinh.SoNguonThongTin = glm(QHTD ~ SoNguonThongTin, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.SoNguonThongTin) Call: glm(formula = QHTD ~ SoNguonThongTin, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.2713. -0.9648. -0.8949. 1.3238. 1.4891. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) SoNguonThongTin. -0.89356. 0.20308. 0.18527. 0.06549. -4.400 1.08e-05 *** 2.829. 0.00467 **. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). 30. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(141)</span> Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 514.01. on 386. degrees of freedom. AIC: 518.01. Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.18527 > SE=0.06549 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.20 > L95 [1] 1.06 > U95 [1] 1.37. > Mohinh.TapHuan = glm(QHTD ~ TapHuan, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.TapHuan) Call: glm(formula = QHTD ~ TapHuan, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0224. -1.0224. -0.9968. 1.3408. 1.3694. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) -0.44087. 0.14903. -2.958. TapHuan. 0.20744. 0.312. 0.06463. ---. 31. 0.00309 ** 0.75536.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 522.00. on 386. degrees of freedom. AIC: 526. Number of Fisher Scoring iterations: 4. KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.06463 > SE=0.20744 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.07 > L95 [1] 0.71 > U95 [1] 1.60. > Mohinh.ThaoLuan.ChaMe = glm(QHTD ~ ThaoLuan.ChaMe, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.ThaoLuan.ChaMe). Call: glm(formula = QHTD ~ ThaoLuan.ChaMe, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0195. -1.0195. -0.9767. 1.3439. 1.3924. 32. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(143)</span> Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) ThaoLuan.ChaMe. -0.4925. 0.2210. -2.229. 0.1091. 0.2502. 0.436. 0.0258 * 0.6628. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 521.90. on 386. degrees of freedom. AIC: 525.9. Number of Fisher Scoring iterations: 4. KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.1091 > SE=0.2502 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.12 > L95 [1] 0.68 > U95 [1] 1.82. 33.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> ✓ Phân tích đa biến > MohinhKIENTHUC = glm (QHTD ~ + SoNguonThongTin +TapHuan + ThaoLuan.ChaMe, family = "binomial",data=tuyen) > summary(mohinhKIENTHUC) Call: glm(formula = QHTD ~ +SoNguonThongTin + TapHuan + ThaoLuan.ChaMe, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.3085. -0.9764. -0.9036. 1.3076. 1.5778. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -1.09677. 0.34097. -3.217. 0.00130 **. SoNguonThongTin. 0.19177. 0.06673. 2.874. 0.00406 **. TapHuan. 0.02895. 0.22244. 0.130. 0.89644. ThaoLuan.ChaMe. 0.22018. 0.26808. 0.821. 0.41145. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 513.31. on 384. degrees of freedom. AIC: 521.31 Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% “SoNguonThongTin” > donvi= 1 > beta=0.19177 > SE=0.06673 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR. 34. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(145)</span> [1] 1.21 > L95 [1] 1.06 > U95 [1] 1.38. KTC 95% “TapHuan.SKSS” > donvi= 1 > beta=0.02895 > SE=0.22244 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.03 > L95 [1] 0.67 > U95 [1] 1.59. KTC 95% “ThaoLuan.ChaMe” donvi= 1 > beta=0.22018 > SE=0.26808 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.25 > L95 [1] 0.74 > U95 [1] 2.11. 35.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> 3.2.3 Mô hình hồi quy logistics về QHTD THN với một số yếu tố liên quan đa biến. Phân chia thành tích theo nhóm NhomThanhTich= ThanhTich NhomThanhTich[ThanhTich >= 1] <- 0 NhomThanhTich[ThanhTich < 1] <- 1. # TB va Dưới TB # Tren TB. table (QHTD, NhomThanhTich). NhomThanhTich QHTD. 0. 1. 0. 46 187. 1. 47 108. ✓ Phân tích đơn biến > Mohinh.Gioi = glm(QHTD ~ Gioi, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.Gioi). Call: glm(formula = QHTD ~ Gioi, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.4490. -0.8657. -0.8657. 0.9282. 1.5252. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) Gioi. -0.7885. 0.1271. -6.202 5.57e-10 ***. 1.4075. 0.2452. 5.740 9.44e-09 ***. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). 36. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 487.24. on 386. degrees of freedom. AIC: 491.2 Number of Fisher Scoring iterations: 4. KTC 95% > donvi= 1 > beta=1.4075 > SE=0.2452 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 4.08 > L95 [1] 2.53 > U95 [1] 6.60. > Mohinh.CuTru = glm(QHTD ~ CuTru, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.CuTru). Call: glm(formula = QHTD ~ CuTru, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0323. -1.0323. -0.9898. 1.3298. 1.3774. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.3514. 0.1497. -2.347. 0.0189 *. CuTru. -0.1075. 0.2075. -0.518. 0.6046. ---. 37.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 521.83. on 386. degrees of freedom. AIC: 525.83. Number of Fisher Scoring iterations: 4. KTC 95% > donvi= 1 > beta=-0.1075 > SE=0.2075 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 0.90 > L95 [1] 0.6 > U95 [1] 1.35. > Mohinh.NamHoc = glm(QHTD ~ NamHoc, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.NamHoc). Call: glm(formula = QHTD ~ NamHoc, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.012. -1.012. -1.007. 1.352. 1.358. 38. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(149)</span> Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.4155. 0.1586. -2.620. 0.0138. 0.2095. 0.066. NamHoc. 0.00879 ** 0.94748. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 522.09. on 386. degrees of freedom. AIC: 526.09 Number of Fisher Scoring iterations: 4. KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.0138 > SE=0.2095 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.01 > L95 [1] 0.67 > U95 [1] 1.53. 39.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> > Mohinh.HeDaoTao = glm(QHTD ~ HeDaoTao, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.HeDaoTao) Call: glm(formula = QHTD ~ HeDaoTao, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.1507. -1.1507. -0.8752. 1.2044. 1.5134. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -0.7621. 0.1526. -4.995 5.88e-07 ***. 0.6990. 0.2106. 3.319 0.000904 ***. HeDaoTao ---. Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 510.90. on 386. degrees of freedom. AIC: 514.9 Number of Fisher Scoring iterations:. KTC 95%. > donvi= 1 > beta=0.6990 > SE=0.2106 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR. 40. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> [1] 2.01 > L95 [1] 1.33 > U95 [1] 3.04. > Mohinh.ThanhTich = glm(QHTD ~ ThanhTich, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.ThanhTich). Call: glm(formula = QHTD ~ ThanhTich, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.2861. -0.9678. -0.9678. 1.4026. 1.4026. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) ThanhTich. -0.5153. 0.1187. 0.3837. 0.1992. -4.342 1.41e-05 *** 1.926. 0.0541 .. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 518.38. on 386. degrees of freedom. AIC: 522.38 Number of Fisher Scoring iterations: 4. 41.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> KTC 95%. >. donvi= 1. > beta=0.3837 > SE=0.1992 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.47 > L95 [1] 1.0 > U95 [1] 2.17 > Mohinh.NhomTonGiao = glm(QHTD ~ NhomTonGiao, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.NhomTonGiao). Call: glm(formula = QHTD ~ NhomTonGiao, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0589. -1.0589. -0.9171. 1.3008. 1.4623. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). 0.07792. 0.31207. 0.250. 0.803. NhomTonGiao -0.36331. 0.22175. -1.638. 0.101. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. 42. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> Residual deviance: 519.37. on 386. degrees of freedom. AIC: 523.37 Number of Fisher Scoring iterations: 4. KTC 95% > donvi= 1 > beta=-0.36331 > SE=0.22175 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 0.70 > L95 [1] 0.45 > U95 [1] 1.07. > Mohinh.SongCung = glm(QHTD ~ SongCung, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.SongCung). Call: glm(formula = QHTD ~ SongCung, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0781. -1.0781. -0.9287. 1.2800. 1.4485. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) SongCung. -0.6178. 0.1576. 0.3797. 0.2099. -3.921 8.82e-05 *** 1.809. 0.0704 .. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. 43.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 518.80. on 386. degrees of freedom. AIC: 522.8 Number of Fisher Scoring iterations: 4. KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.3797 > SE=0.2099 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.46 > L95 [1] 0.97 > U95 [1] 2.21. > Mohinh.SoNguonThongTin = glm(QHTD ~ SoNguonThongTin, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.SoNguonThongTin) Call: glm(formula = QHTD ~ SoNguonThongTin, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.2713. -0.9648. -0.8949. 1.3238. 1.4891. 44. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(155)</span> Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) SoNguonThongTin. -0.89356. 0.20308. 0.18527. 0.06549. -4.400 1.08e-05 *** 2.829. 0.00467 **. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 514.01. on 386. degrees of freedom. AIC: 518.01. Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.18527 > SE=0.06549 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.20 > L95 [1] 1.06 > U95 [1] 1.37. 45.

<span class='text_page_counter'>(156)</span> > Mohinh.ThaoLuan.ChaMe = glm(QHTD ~ ThaoLuan.ChaMe, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.ThaoLuan.ChaMe). Call: glm(formula = QHTD ~ ThaoLuan.ChaMe, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0195. -1.0195. -0.9767. 1.3439. 1.3924. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) ThaoLuan.ChaMe. -0.4925. 0.2210. -2.229. 0.1091. 0.2502. 0.436. 0.0258 * 0.6628. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 521.90. on 386. degrees of freedom. AIC: 525.9. Number of Fisher Scoring iterations: 4. KTC 95% > donvi= 1 > beta=0.1091 > SE=0.2502 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.12. 46. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> > L95 [1] 0.68 > U95 [1] 1.82. > Mohinh.ApLuc = glm(QHTD ~ ApLuc, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.ApLuc). Call: glm(formula = QHTD ~ ApLuc, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -1.0513. -1.0513. -0.8203. 1.3090. 1.5829. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) ApLuc. -0.9163. 0.2646. 0.6121. 0.2879. -3.463 0.000534 *** 2.126 0.033487 *. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 517.33. on 386. degrees of freedom. AIC: 521.33. Number of Fisher Scoring iterations: 4. 47.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> KTC 95%. > donvi= 1 > beta=0.6121 > SE=0.2879 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.84 > L95 [1] 1.05 > U95 [1] 3.24. > Mohinh.RuouBia = glm(QHTD ~ RuouBia, family = "binomial",data=tuyen) > summary(Mohinh.RuouBia). Call: glm(formula = QHTD ~ RuouBia, family = "binomial", data = tuyen). Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -2.0164. -1.0524. -0.6644. 1.3078. 1.7995. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept) RuouBia. -1.3985. 0.1852. -7.550 4.35e-14 ***. 1.0970. 0.1608. 6.824 8.86e-12 ***. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. 48. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(159)</span> (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1) Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 464.87. on 386. degrees of freedom. AIC: 468.87. Number of Fisher Scoring iterations: 4 KTC 95% > donvi= 1 > beta=1.0970 > SE=0.1608 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 3.0 > L95 [1] 2.19 > U95 [1] 4.10. ✓ Phân tích đa biến setwd("D:/De cuong luan van") options(digits=3). # 2 số lẻ. library("readxl"). install.packages. tuyen <- read_excel("0907.QHTD.xlsx") dim (tuyen) is.data.frame(tuyen) attach (tuyen) names(tuyen). 49.

<span class='text_page_counter'>(160)</span> Mô hình logictis > mohinhlogictis = glm (QHTD ~ Gioi + CuTru + NamHoc + HeDaoTao + NhomThanhTich + NhomTonGiao + SongCung + SoNguonThongTin + ApLuc + RuouBia, family = "binomial",data=tuyen) > summary(mohinhlogictis) Call: glm(formula = QHTD ~ Gioi + CuTru + NamHoc + HeDaoTao + NhomThanhTich + NhomTonGiao + SongCung + SoNguonThongTin + ApLuc + RuouBia, family = "binomial", data = tuyen) Deviance Residuals: Min. 1Q. Median. 3Q. Max. -2.1119. -0.8047. -0.5121. 0.9566. 2.4204. Coefficients: Estimate Std. Error z value Pr(>|z|) (Intercept). -1.82423. 0.63912. -2.854 0.004313 **. Gioi. 0.83161. 0.29365. 2.832 0.004626 **. CuTru. -0.34710. 0.27160. -1.278 0.201257. NamHoc. -0.40052. 0.27114. -1.477 0.139632. 1.04757. 0.26996. NhomThanhTich. -0.40880. 0.28721. -1.423 0.154638. NhomTonGiao. -0.48348. 0.26611. -1.817 0.069238 .. SongCung. 0.56290. 0.27283. 2.063 0.039097 *. SoNguonThongTin. 0.24283. 0.07821. 3.105 0.001903 **. ApLuc. 0.29254. 0.33302. 0.878 0.379694. RuouBia. 0.91866. 0.17845. 5.148 2.63e-07 ***. HeDaoTao. 3.880 0.000104 ***. --Signif. codes:. 0 ‘***’ 0.001 ‘**’ 0.01 ‘*’ 0.05 ‘.’ 0.1 ‘ ’ 1. (Dispersion parameter for binomial family taken to be 1). Null deviance: 522.09. on 387. degrees of freedom. Residual deviance: 420.97. on 377. degrees of freedom. 50. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(161)</span> AIC: 442.97 Number of Fisher Scoring iterations: 4. KTC 95% “Gioi” > donvi= 1 > beta=0.83161 > SE=0.29365 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 2.30 > L95 [1] 1.29 > U95 [1] 4.08. KTC 95% “CuTru” > donvi= 1 > beta=-0.34710 > SE=0.27160 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 0.71 > L95 [1] 0.42 > U95 [1] 1.20 KTC 95% “NamHoc” > donvi= 1 > beta=-0.40052. 51.

<span class='text_page_counter'>(162)</span> > SE=0.27114 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 0.67 > L95 [1] 0.39 > U95 [1] 1.14. KTC 95% “NhomTonGiao” > donvi= 1 > beta=-0.48348 > SE=0.26611 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 0.62 > L95 [1] 0.37 > U95 [1] 1.04. KTC 95% “SongCung” > donvi= 1 > beta=0.56290 > SE=0.27283 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR. 52. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(163)</span> [1] 1.76 > L95 [1] 1.03 > U95 [1] 3,0. KTC 95% “SoNguonThongTin” > donvi= 1 > beta=0.24283 > SE=0.07821 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.27 > L95 [1] 1.09 > U95 [1] 1.49. KTC 95% “ApLuc” > donvi= 1 >. beta=0.29254. > SE=0.33302 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 1.34 > L95 [1] 0.70 > U95 [1] 2.57. 53.

<span class='text_page_counter'>(164)</span> KTC 95% “RuouBia” > donvi= 1 > beta=0.91866 > SE=0.17845 > RR= exp(beta*donvi) > L95= exp((beta-1.96*SE)*donvi) > U95=exp((beta+1.96*SE)*donvi) > RR [1] 2.50 > L95 [1] 1.77 > U95 [1] 3.56. 54. Thang Long University Library.

<span class='text_page_counter'>(165)</span>

×