Tải bản đầy đủ (.docx) (183 trang)

Nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản ruộng bậc thang huyện hoàng su phì, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.18 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

--------------

LỘC TRẦN VƯỢNG

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG VÀ
GIẢI PHÁP BẢO VỆ DI SẢN RUỘNG BẬC THANG
HUYỆN HỒNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

--------------

LỘC TRẦN VƯỢNG

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG VÀ
GIẢI PHÁP BẢO VỆ DI SẢN RUỘNG BẬC THANG
HUYỆN HỒNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 9.44.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Đỗ Thị Lan

THÁI NGUYÊN - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được ai công bố trên bất kỳ một tạp chí khoa học nào ở trong và ngồi nước hoặc đã
sử dụng trong các luận văn, luận án để bảo vệ và nhận học vị.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 3 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Lộc Trần Vượng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành cơng trình này, ngồi sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của nhiều tập thể, các nhà khoa học, đồng
nghiệp và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến tập thể các thầy, cô
giáo của Khoa Môi trường, Khoa Quản lý Tài nguyên, Phòng Đào tạo - Đạo tạo Sau
đại học, Ban giám hiệu, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã tạo
mọi thuận lợi và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận án này.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến PGS. TS. Đỗ Thị Lan
- Trưởng khoa Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên là
người hướng dẫn khoa học cho luận án, đã có định hướng về nội dung, phương pháp giải

quyết vấn đề trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận án này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Huyện ủy Hồng Su
Phì, UBND huyện Hồng Su Phì, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các xã Bản Luốc, Thông Nguyên, Bản
Nhùng, Bản Phùng, Thàng Tín, Sán Sả Hồ huyện Hồng Su Phì, đã tạo thuận lợi
cho tơi trong suốt quá trình điều tra, thu thập số liệu, tài liệu và thực hiện các nghiên
cứu của đề tài luận án.
Cuối cùng xin được đặc biệt cảm ơn bạn bè và những người thân đã ln
động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong cuộc sống để hoàn
thành kết quả nghiên cứu của luận án.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 3 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Lộc Trần Vượng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................x
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................2
4. Đóng góp mới của luận án.....................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học về ruộng bậc thang....................................................................4

1.1.1. Một số khái niệm có liên quan.........................................................................4
1.1.2. Mơi trường đất và ô nhiễm môi trường đất......................................................8
1.2. Thực trạng ruộng bậc thang trên Thế giới và ở Việt Nam.................................12
1.2.1. Thực trạng ruộng bậc thang trên Thế giới......................................................12
1.2.2. Thực trạng ruộng bậc thang ở Việt Nam........................................................15
1.3. Tổng quan một số kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài trên Thế giới
và ở Việt Nam...............................................................................................20
1.3.1. Một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài trên Thế giới...................................20
1.3.2. Một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở Việt Nam.....................................30
1.4. Nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan và hướng nghiên cứu của đề tài........41
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................43
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................43
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................43
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................43
2.2. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................43
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tác động đến
di sản Ruộng bậc thang huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang.......................43


2.2.2. Đánh giá thực trạng giá trị môi trường di sản Ruộng bậc thang huyện
Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang........................................................................43
2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng di sản Ruộng bậc thang huyện
Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang........................................................................43
2.2.4. Yếu tố ảnh hưởng đến môi trường di sản Ruộng bậc thang huyện Hồng
Su Phì, tỉnh Hà Giang...................................................................................44
2.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trường bền vững cho di sản Ruộng bậc thang huyện
Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang.........................................................................44
2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................44
2.3.1. Khung nghiên cứu..........................................................................................44
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................45

2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..............................................................45
2.3.4. Phương pháp xác định tính chất đất của ruộng bậc thang: đào phẫu diện
đất, mơ tả đất; phân tích một số tính chất lý hóa học đất ruộng bậc
thang (phục vụ đánh giá môi trường tài nguyên đất).....................................47
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu...........................48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................53
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tác động đến di
sản Ruộng bậc thang huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang.............................53
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................53
3.1.2. Thực trạng kinh tế, xã hội..............................................................................58
3.1.3. Thực trạng sử dụng đất..................................................................................64
3.1.4. Tiềm năng và trở ngại từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng
đất tác động đến di sản Ruộng bậc thang........................................................66
3.2. Đánh giá thực trạng giá trị môi trường di sản Ruộng bậc thang huyện
Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang..........................................................................67
3.2.1. Hình thành và hình thái di sản Ruộng bậc thang............................................67
3.2.2. Giá trị tài nguyên đất của di sản Ruộng bậc thang.........................................74
3.2.3. Giá trị vật chất của di sản Ruộng bậc thang...................................................95
3.2.4. Giá trị môi trường của di sản Ruộng bậc thang............................................100


3.3. Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng di sản Ruộng bậc thang huyện Hồng
Su Phì, tỉnh Hà Giang...................................................................................109
3.3.1. Thực trạng sử dụng di sản RBT...................................................................109
3.3.2. Thực trạng quản lý di sản RBT....................................................................114
3.3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý sử dụng di sản RBT..............................120
3.4. Yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường di sản Ruộng bậc thang huyện Hồng
Su Phì, tỉnh Hà Giang...................................................................................120
3.4.1. Nhóm yếu tố tự nhiên..................................................................................120
3.4.2. Nhóm yếu tố nhân tạo..................................................................................125

3.4.3. Đánh giá chung các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường di sản Ruộng bậc thang
............................................................................................................................... 135
3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường bền vững cho di sản Ruộng bậc thang huyện
Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang..........................................................................136
3.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp..............................................................................136
3.5.2. Giải pháp cụ thể...........................................................................................136
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................139
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......................................................................................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................144
PHỤ LỤC.............................................................................................................152


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CEC
DT
EFA
FAO
HĐND
HSP
RBT
SALT
SXNN
UBND

Cation Exchange Capacity - Dung tích hấp thu của đất
Diện tích
Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc
Hội đồng nhân dân

Hồng Su Phì
Ruộng bậc thang
Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc
Sản xuất nông nghiệp
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Các chỉ tiêu đánh giá nông nghiệp bền vững......................................22

Bảng 2.1.

Các tiêu chí đánh giá Giá trị mơi trường của Ruộng bậc thang..........50

Bảng 2.2.

Ma trận thành phần tiêu chí đánh giá 6 nhóm....................................51

Bảng 3.1.

Nhiệt độ, ẩm độ khơng khí và lượng mưa bình qn theo tháng
của Hồng Su Phì...............................................................................56

Bảng 3.2.

Cơ cấu kinh tế huyện Hồng Su Phì qua các năm..............................59

Bảng 3.3.


Diện tích, dân số huyện Hồng Su Phì tính đến 31/12/2019..............63

Bảng 3.4.

Dân số và lao động của huyện Hồng Su Phì qua một số năm...........64

Bảng 3.5.

Thực trạng sử dụng đất huyện Hồng Su Phì giai đoạn 2015 - 2019
...........................................................................................................65

Bảng 3.6.

Bình qn một số thơng số kích thước của di sản Ruộng bậc
thang Hồng Su Phì............................................................................70

Bảng 3.7.

Thời gian từ khi hình thành ruộng đến nay của di sản Ruộng bậc
thang Hồng Su Phì............................................................................71

Bảng 3.8.

Chiều ngang mặt ruộng bậc thang của di sản Ruộng bậc thang
Hồng Su Phì.....................................................................................72

Bảng 3.9.

Chiều dài ruộng bậc thang của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

...........................................................................................................72

Bảng 3.10.

Độ cao giữa các mảnh ruộng bậc thang của di sản Ruộng bậc
thang Hồng Su Phì............................................................................73

Bảng 3.11.

Diện tích đất ruộng bậc thang chia theo xã, thị trấn của Hồng Su
Phì qua các năm 2010 - 2019.............................................................74

Bảng 3.12.

Diện tích đất ruộng bậc thang các địa phương thuộc di sản ruộng
bậc thang Hồng Su Phì.....................................................................75

Bảng 3.13.

Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành < 10 năm....................78

Bảng 3.14.

Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành < 10 năm.................78

Bảng 3.15.

Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành 10 - 20 năm................81

Bảng 3.16.


Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành 10 - 20 năm.............81


Bảng 3.17.

Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành 20 - 30 năm................83

Bảng 3.18.

Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành 20 - 30 năm.............84

Bảng 3.19.

Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành 30 - 40 năm................86

Bảng 3.20.

Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành 30 - 40 năm.............87

Bảng 3.21.

Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành 40 - 50 năm................89

Bảng 3.22.

Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành 40 - 50 năm.............89

Bảng 3.23.


Một số tính chất lý học đất ở RBT hình thành > 50 năm....................92

Bảng 3.24.

Một số tính chất hóa học đất ở RBT hình thành > 50 năm.................92

Bảng 3.25.

Một số tính chất lý học đất tầng canh tác ở RBT hình thành theo
thời gian.............................................................................................93

Bảng 3.26.

Một số tính chất hóa học đất tầng canh tác ở RBT hình thành
theo thời gian.....................................................................................94

Bảng 3.27.

Cơ cấu cây trồng trên đất Di sản ruộng bậc thang..............................95

Bảng 3.28.

Diện tích lúa vụ xuân và vụ mùa trên đất ruộng bậc thang của
các xã di sản Ruộng bậc thang Hồng Su Phì....................................96

Bảng 3.29.

Diện tích ngơ trên đất ruộng bậc thang của các xã di sản Ruộng
bậc thang Hồng Su Phì.....................................................................97


Bảng 3.30.

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa trên đất di sản Ruộng bậc thang
...........................................................................................................98

Bảng 3.31.

Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên đất di sản Ruộng bậc thang
...........................................................................................................98

Bảng 3.32.

Diện tích, năng suất, sản lượng rau, màu trên đất di sản....................99

Bảng 3.33.

Đánh giá về Giá trị di sản của RBT..................................................101

Bảng 3.34.

Đánh giá về Giá trị sinh kế của RBT................................................103

Bảng 3.35.

Đánh giá về Giá trị du lịch của RBT................................................103

Bảng 3.36.

Đánh giá về Giá trị văn hóa sinh thái của RBT................................105


Bảng 3.37.

Đánh giá về Giá trị trải nghiệm của RBT.........................................107

Bảng 3.38.

Đánh giá về Giá trị đầu tư của RBT.................................................108

Bảng 3.39.

Đánh giá chung về Giá trị môi trường của RBT...............................109

Bảng 3.40.

Thực trạng nước tưới tiêu cho RBT..................................................110


Bảng 3.41.

Thực trạng xói mịn, sạt lở RBT.......................................................111

Bảng 3.42.

Thực trạng xử lý bao bì vỏ bao thuốc BVTV và phân bón trên RBT
.........................................................................................................112

Bảng 3.43.

Thực trạng xử lý phụ phẩm sản xuất từ RBT...................................113


Bảng 3.44.

Thực trạng phương thức vận chuyển sản phẩm sản xuất từ RBT
.........................................................................................................114

Bảng 3.45.

Đánh giá về thực trạng quản lý RBT................................................115

Bảng 3.46.

Đánh giá về thực trạng quản lý nguồn thu từ RBT...........................116

Bảng 3.47.

Đánh giá về thực trạng quản lý giá trị văn hóa RBT........................117

Bảng 3.48.

Đánh giá về thực trạng quản lý giá trị du lịch RBT..........................119

Bảng 3.49.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của xói mịn, sạt lở đến RBT.........121

Bảng 3.50.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến RBT
.........................................................................................................122


Bảng 3.51.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của độ dốc sườn đồi, núi đến RBT
.........................................................................................................123

Bảng 3.52.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của biện pháp canh tác của
người dân đến RBT..........................................................................125

Bảng 3.53.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của biện pháp tu bổ và vệ sinh
đồng ruộng của người dân đến RBT.................................................126

Bảng 3.54.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của hình thức thu hoạch sản
phẩm của người dân đến RBT..........................................................127

Bảng 3.55.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của sử dụng phân bón trong canh
tác của người dân đến RBT..............................................................129

Bảng 3.56.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của sử dụng thuốc BVTV trong
canh tác của người dân đến RBT......................................................131


Bảng 3.57.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của chăn thả gia súc của người
dân đến RBT....................................................................................132

Bảng 3.58.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của người bên ngồi thơng qua
hoạt động du lịch đến RBT..............................................................133


Bảng 3.59.

Đánh giá về mức độ nhận thức người dân về các yếu tố ảnh
hưởng đến RBT................................................................................134


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Ruộng bậc thang ở Jiabang, Quảng Châu, Trung Quốc........................13

Hình 1.2.
Hình 2.1.

Ruộng bậc thang ở Bali, Indonexia 15
Khung nghiên cứu giá trị môi trường của di sản Ruộng bậc thang
44
Hình ảnh bản đồ huyện Hồng Su Phì
53

Bản đồ 11 xã di sản Ruộng bậc thang Hồng Su Phì
69
Phẫu diện đất ở RBT hình thành < 10 năm 77
Phẫu diện đất ở RBT hình thành 10 - 20 năm
80
Phẫu diện đất ở RBT hình thành 20 - 30 năm
82
Phẫu diện đất ở RBT hình thành 30 - 40 năm
85
Phẫu diện đất ở RBT hình thành 40 - 50 năm
88
Phẫu diện đất ở RBT hình thành > 50 năm 91
Ruộng bậc thang vùng Di sản vào mùa lúa chín 104
Ruộng bậc thang vùng Di sản vào mùa cấp nước 105
Gia cố bờ ruộng bậc thang bị sạt lở 111
Tu bổ bờ ruộng bậc thang hàng năm112
Thu hoạch lúa bằng tay trên ruộng bậc thang
128

Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.
Hình 3.11.

Hình 3.12.
Hình 3.13.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ruộng bậc thang là phương thức canh tác nơng nghiệp trên đất có độ dốc ở
hầu hết các nước trên Thế giới, nhất là ở các nước canh tác cây lúa nước. Sự ra đời
của phương thức canh tác ruộng bậc thang đã có những cống hiến to lớn đối với sự
phát triển kinh tế ở những vùng miền, nơi các cư dân tại đó canh tác. Ruộng bậc
thang là sáng tạo của những cư dân địa phương dựa vào địa hình đồi núi để tạo ra
các thửa ruộng dưới dạng phân cấp các bậc thang. Mỗi thửa ruộng bậc thang có bờ
giữ nước và chắn đất khỏi bị xói mịn, bờ giữ làm bằng đất, xếp bằng đá, hoặc trồng
bằng cây cỏ. Trải qua hàng trăm năm khai khẩn của bà con dân tộc nơi đây đã hình
thành các hệ thống ruộng bậc thang trải dài trên các sườn núi dốc.
Ruộng bậc thang là một sự sáng tạo phi thường, một biểu tượng văn hóa thể
hiện tính thích ứng tuyệt vời của con người với môi trường vùng núi, từ cách đây
vài trăm năm và cho đến ngày nay, trong tay những người nơng dân khơng có loại
thiết bị đo đạc hoặc những máy móc dù thơ sơ nhất. Ruộng bậc thang cịn là những
cơng trình nhân tạo kết hợp thiên nhiên tạo nên những cảnh quan đẹp, hùng vĩ có ý
nghĩa cho lịch sử phát triển của một vùng, một đất nước. Ruộng bậc thang là nơi tạo
ra sản phẩm nông nghiệp, là nguồn sống của người dân tại các vùng đất dốc và hiện
nay, ruộng bậc thang cịn có giá trị văn hóa, cảnh quan và du lịch.
Ruộng bậc thang của các dân tộc miền núi Việt Nam còn được coi như một
bảo tàng sống của nền văn minh lúa nước miền núi. Với hàng loạt các địa hình từ
vùng thấp, vùng giữa đến vùng cao là các thay đổi về cảnh quan văn hóa đó là các
ruộng bậc thang cao như ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang),
vùng giữa như Thanh Kim, Thanh Phú (Sa Pa, Lào Cai) đến các ruộng mang tính
chất tương đối bằng phẳng như Tả Phìn, Tả Van (Sa Pa, Lào Cai).

Hồng Su Phì là một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, địa hình chủ yếu là
đồi núi dốc với hình thức canh tác nơng nghiệp chủ yếu của bà con dân tộc nơi đây
là canh tác nương rẫy và canh tác ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang huyện Hoàng
Su Phì được coi là một trong những loại hình canh tác độc đáo và kỳ vĩ nhất của
con người tác động vào giới tự nhiên thông qua ban tay cần cù và kỹ thuật khai


2
khẩn đất đai được tích lũy qua hàng trăm năm. Ruộng bậc thang không chỉ nguồn
sinh kế cơ bản của đồng bào dân tộc nơi đây mà còn là cảnh quan nơng nghiệp kỳ
vĩ, vì vậy ngày 01 tháng 11 năm 2011 ruộng bậc thang huyện Hồng Su Phì đã được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia Danh lam thắng cảnh.
Trên khía cạnh bảo vệ mơi trường có thể nói hình thức canh tác ruộng bậc thang
như là một cách tốt nhất để kiểm sốt xói mịn bảo vệ mơi trường đất và bảo vệ chất
lượng nước. Làm tăng cường độ che phủ giữ được nước trên đất dốc. Đây cũng là
một phương thức canh tác vững chắc trong kết cấu nông lâm nghiệp.
Ruộng bậc thang Hồng Su Phì có ý nghĩa to lớn về giá trị môi trường, bao
gồm: Là nguồn tài nguyên đất đai quý báu; có giá trị về vật chất, là nguồn sống của
đại bộ phận người dân tộc sống tại vùng núi cao; có giá trị về di sản văn hóa xã hội
và du lịch... Thực trạng sử dụng ruộng bậc thang hiện nay, ngoài những thành tựu
nghiên cứu và ứng dụng để bảo tồn và sử dụng bền vững, thì cịn tồn tại nhiều hạn
chế trước tác động của các yếu tố phát triển kinh tế xã hội và biến đổi khí hậu.
Trước thực trạng trên, nhằm nghiên cứu giá trị môi trường của ruộng bậc
thang qua hàng trăm năm tồn tại làm cơ sở cho việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển di
sản, tiến hành “Nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản Ruộng
bậc thang huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang” là cần thiết hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng giá trị mơi trường di sản Ruộng bậc thang huyện
Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Phân tích được yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường di sản Ruộng bậc thang

huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường bền vững cho di sản Ruộng
bậc thang huyện Hồng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu mới về giá trị môi trường di
sản Ruộng bậc thang miền núi Việt Nam và những yếu tố tác động đến môi trường
di sản Ruộng bậc thang. Giải pháp bảo vệ di sản Ruộng bậc thang đã góp phần bổ


3
sung vào danh mục các giải pháp bảo tồn và khai thác ruộng bậc thang ở vùng miền
núi của Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu tham khảo tốt cho các nghiên
cứu cũng như đào tạo trong góp phần xây dựng và hồn thiện phương pháp đánh giá
giá trị di sản cảnh quan nơng nghiệp vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả đánh giá thực trạng về giá trị môi trường di sản ruộng bậc thang về
hình thành và hình thái ruộng bậc thang, về giá trị tài nguyên đất, về giá trị vật chất,
về giá trị cảnh quan của di sản ruộng bậc thang và những yếu tố tác động đến môi
trường di sản ruộng bậc thang là cơ sở cho xác định các giải pháp bảo vệ di sản
Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Các giải pháp về chính sách và kỹ thuật cho bảo vệ và khai thác di sản
Ruộng bậc thang huyện Hồng Su Phì là căn cứ góp phần cho địa phương huyện
Hồng Su Phì và tỉnh Hà Giang hoạch định chiến lược và kế hoạch thực hiện quy
định của Nhà nước về bảo vệ vùng di sản quốc gia.
- Kết quả nghiên cứu góp phần xác định các vùng ruộng bậc thang ở miền
núi có đủ điều kiện để đưa vào vùng di sản như Hoàng Su Phì.
4. Đóng góp mới của luận án
- Kết quả đánh giá thực trạng về giá trị môi trường di sản ruộng bậc thang về

hình thành và hình thái ruộng bậc thang, về giá trị tài nguyên đất, về giá trị vật chất
và giá trị cảnh quan của di sản Ruộng bậc thang Hồng Su Phì là mới, đã đóng góp
thêm cơ sở dữ liệu về phương thức sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường đất
miền núi của Việt Nam.
- Kết quả phân tích các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tác động đến môi trường di
sản ruộng bậc thang là cơ sở dữ liệu đã xác định được các giải pháp về chính sách và
kỹ thuật cho bảo vệ và khai thác di sản Ruộng bậc thang huyện Hồng Su Phì và là căn
cứ góp phần cho địa phương huyện Hồng Su Phì và tỉnh Hà Giang hoạch định chiến
lược và kế hoạch thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ vùng di sản quốc gia.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về ruộng bậc thang
1.1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1.1. Ruộng bậc thang
Ruộng bậc thang là một hình thức canh tác trên đất dốc của nhiều dân tộc
khác nhau trên thế giới. Ruộng bậc thang là những thửa ruộng được san lấp thành
các vạt đất có cùng độ dốc theo đường đồng mức, tiếp nối nhau từ trên xuống theo
kiểu bậc thang (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2020).
Ruộng bậc thang được phân thành các loại ruộng bậc thang khác nhau dựa
vào hệ thống thủy lợi và độ cao của ruộng. Đối với ruộng bậc thang có hệ thống
thủy lợi thuận tiện, có hệ thống mương máng dẫn nước bao quanh có thể canh tác
liên tục, được gọi là ruộng bậc thang thâm canh 2 vụ. Những thửa ruộng loại này
thông thường xuất hiện tại các địa hình như thung lũng có độ dốc hay tại dọc theo
những con suối có nước chảy quanh năm. Ngồi ra, ruộng bậc thang cịn được chia
theo độ cao, từ khoảng 30o trở lên là ruộng bậc thang cao, loại ruộng này chủ yếu
phân bố trên các địa hình đất dốc như trên sườn núi, sườn đồi. Ruộng bậc thang có
độ dốc từ 30o trở xuống được coi là ruộng bậc thang thấp, loại ruộng này thường

phân bố tại các thung lũng có độ dốc thấp (Nguyễn Xuân Trường, 2012).
1.1.1.2. Di sản, di tích
- Di sản:
Theo Điều 4, Luật Di sản văn hóa (2001) quy định:
+ Di sản văn hoá phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hố, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm
tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng,
diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ cơng truyền
thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền
thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.


5
+ Di sản văn hoá vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hố,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia.
- Di tích:
Di tích là dấu vết của q khứ cịn lưu lại trong lịng đất hoặc trên mặt đất có
ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Nói cách khác, di tích là cái của thời xưa cịn để
lại (Từ điển tiếng Việt, 1997).
Di tích lịch sử, Văn hố phải có một trong các tiêu chí sau đây:
+ Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
+ Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân của đất nước.
+ Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các
thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
+ Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
+ Quần thể các cơng trình kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị

tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
1.1.1.3. Danh lam thắng cảnh
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp
giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa
học (Luật Di sản văn hóa, 2001).
Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu.
- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng nhũng dấu
tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
Danh lam thắng cảnh được chia thành:
- Ở mỗi quốc gia, cùng với những di tích lịch sử - văn hóa, khơng nhiều thì
ít, cịn những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban tặng, đó là các danh lam thắng cảnh.


6
- Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu
tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại
này như vịnh Hạ Long, cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và khu dự trữ
sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3,3% số di tích
được xếp hạng.
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với cơng trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu.
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kỳ cách mạng, kháng chiến.
1.1.1.4. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ

sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường (Luật Bảo vệ Môi trường, 2014). Khái niệm này hiện đang là mục
tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh
tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa.. . Riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất
với quốc gia đó.
Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến
lược bảo tồn thế giới (công bố bởi IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 bởi Báo cáo
Brundtland: Phát triển bền vững là "Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của
các thế hệ tương lai”. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát
triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và mơi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt
được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã
hội.. . Phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hịa 3 lĩnh vực chính: Kinh
tế - xã hội - mơi trường (WCED, 1987).


7
1.1.1.5. Quy hoạch bảo vệ môi trường
Quy hoạch bảo vệ môi trường là việc phân vùng môi trường để bảo tồn,
phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường gắn với hệ
thống giải pháp bảo vệ môi trường trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững (Luật Bảo vệ Mơi
trường, 2014). Trong đó có Hệ sinh thái nhân văn (Human ecosystem), là tổng hòa
của hai hệ thống, hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trong sự tương tác lẫn nhau
ở một khu vực nhất định. Theo đó, hình thành một khoa học liên ngành - Sinh thái
học nhân văn và các chuyên ngành của nó (Sinh thái học chính trị; Sinh thái học
xã hội…).

Quy hoạch bảo vệ mơi trường cũng có mối liên hệ chặt chẽ với Hệ sinh thái
xã hội (Socio-Ecological system) Là một biến thể của hệ sinh thái nhân văn, nhấn
mạnh yếu tố thể chế và được định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con người và tự
nhiên, một đơn vị Sinh - Vật lư - Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo, ở đây
chính là những con người đang sinh sống và lao động tại Hoàng Su Phì cùng với
ruộng bậc thang. Hệ sinh thái - xã hội là hệ thống phức tạp nhất, tùy theo góc độ và
phạm vi nghiên cứu mà các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh. Cộng đồng các
dân tộc thiểu số đang trực tiếp tham gia lao động sản xuất trên khu vực ruộng bậc
thang là nhóm người chính có những đặc điểm thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh
hoạt và ước muốn tương đối giống nhau, cùng sống.
1.1.1.6. Giá trị môi trường
Giá trị môi trường được xem là một loại tài sản đa hợp, có thể cung cấp
nhiều loại dịch vụ khác nhau cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người.
Đồng thời, môi trường cũng là nơi tiếp nhận rác thải từ các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội của con người.
Giá trị mơi trường bao gồm (Hồng Văn Long, 2017):
- Giá trị định lượng: Chủ yếu là giá trị vật thể, có thể đo đếm được như tài
nguyên đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo….
- Giá trị định tính: Là những giá trị phi vật thể, không đo đếm được như cảnh
quan mơi trường, giá trị văn hóa….
Giá trị môi trường được đánh giá về giá trị sử dụng nhờ vào các thuộc tính
vật lý, hố học, sinh học vốn có của nó (tính chất vật chất của đất, nước, không


8
khí ...) đã thoả mãn rất nhiều nhu cầu của con người, do đó việc tiêu dùng chất
lượng mơi trường là điều không thể thiếu trong đời sống xã hội.
Giá trị mơi trường được đánh giá như một hàng hóa: Chất lượng môi trường
được xác định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó, nó kết tinh
cả lao động cụ thể và lao động trừu tượng: lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng

chất lượng mơi trường, phải có hao phí sức lực của con người mới có chất lượng
mơi trường mong muốn. Giá trị hàng hố chất lượng mơi trường được quyết định
bởi lao động trừu tượng (chất lượng lao động, hao phí thời gian, lao động trí tuệ).
Vậy chất giá trị hàng hố chất lượng mơi trường là lao động trừu tượng. Về lượng
giá trị hàng hố chất lượng mơi trường được đo bằng lượng thời gian lao động xã
hội cần thiết và nó được lượng hố theo quy tắc: nó tỷ lệ thuận với số lượng lao
động và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động (Hoàng Văn Long, 2017).
Trong nghiên cứu đánh giá giá trị môi trường cho các khu bảo tồn, thường
phân chia giá trị môi trường thành 6 nhóm (Đỗ Anh Tài, 2008):
- Nhóm 1: Di sản;
- Nhóm 2: Sinh kế;
- Nhóm 3: Du lịch;
- Nhóm 4: Văn hóa sinh thái;
- Nhóm 5: Trải nghiệm;
- Nhóm 6: Giá trị đầu tư.
1.1.2. Môi trường đất và ô nhiễm môi trường đất
1.1.2.1. Khái niệm môi trường đất
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Luật Bảo vệ Môi trường, 2014).
Môi trường đất là mơi trường sinh thái hồn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh
sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong
lòng trái đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi
trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó
gồm nước, khơng khí, khí hậu.
Sự hình thành và phát triển của môi trường đất phụ thuộc rất nhiều yếu tố
mơi trường. Vì vậy mỗi một loại đất và vị trí khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau.


9

Trong đất tự nhiên, không chịu sự tác động của con người, thường sẽ tạo ra một môi
trường đất phát triển thuận lợi theo quy luật tự nhiên vốn có của nó nên khơng bị ơ
nhiễm. Ngược lại, mơi trường đất bị tác động thiếu bảo vệ của con người cơ bản sẽ
bị ơ nhiễm.
Vai trị của mơi trường đất: Đất là mơi trường cho cây mọc trên đó, cung cấp
chất dinh dưỡng và nước cho cây sinh trưởng phát triển. Như vậy khả năng sản xuất
ra sản phẩm cây trồng (độ phì của đất) là thuộc tính khơng thể thiếu được của đất.
Môi trường đất là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái. Đất được coi như
một “hệ đệm”, như một “phễu lọc” luôn luôn làm trong sạch môi trường với tất cả
các chất thải do hoạt động sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng trên
trái đất (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2016).
Tuy nhiên, môi trường đất một khi đã bị ô nhiễm sẽ là mối đe dọa nghiêm
trọng cuộc sống của sinh vật nói chung và con người sống trên đó.
Từ lâu môi trường đất được coi là một hệ thống động trong đó bao gồm nhiều
thành phần hóa học phức tạp và có nhiều q trình hóa học xảy ra. Theo Coleman và
cộng sự (1998) đất là một hệ thống động trong đó dung dịch đất là mơi trường của các
q trình vật lý, hố học và sinh học trong đất. Dung dịch đất tồn tại ở trạng thái cân
bằng động với các chất vô cơ, chất hữu cơ, vi sinh vật và khơng khí đất. Vì thế nó đóng
vai trị quan trọng trong sự chuyển hoá và vận chuyển các phân tử và các ion cần thiết
cũng như các phân tử và các ion có hại trong một hệ sinh thái.
Các q trình chuyển hố của đất gắn liền với sự sinh trưởng của thực vật,
động vật và môi trường phát triển của con người. Các quá trình xảy ra trong mơi
trường đất là nền tảng cho sự tiến hố của địa quyển, sinh quyển và môi trường sống
của con người. Vì vậy mơi trường đất đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và sự bền vững của hệ sinh thái. Việc nắm
vững bản chất của các phản ứng và các q trình chuyển hố trong đất ở các mức độ
nguyên tử, phân tử và vi mô là rất cần thiết đối với các chiến lược quản lý nguồn tài
nguyên mới phát triển và để hiểu được và điều chỉnh các hoạt động của hệ sinh thái
trên mặt đất trong phạm vi vùng và toàn cầu (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2016).
Môi trường đất nông nghiệp là những yếu tố nội sinh của đất (đặc tính đất, hệ

cây trồng/vật ni) và các yếu tố ngoại sinh tác động trực tiếp vào đất và từ đất tác


10
động vào cây/con (khí hậu, nguồn nước, sử dụng đất thơng qua hoạt động sản xuất
nơng nghiệp).
1.1.2.2. Ơ nhiễm mơi trường đất
a. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất
(1) Đất bị ô nhiễm được hiểu là khi hàm lượng một số nguyên tố hóa học có
trong đất vượt quá ngưỡng thường có của loại đất đó, hoặc đất chứa một một số chất
gây độc trực tiếp.
(2) Ơ nhiễm mơi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại
hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con
người hoặc làm suy thối chất lượng mơi trường. Đất được xem là ơ nhiễm khi
nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an tồn, vượt lên khả năng tự làm sạch của
mơi trường đất.
(3) Ơ nhiễm mơi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay
đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống
trong đất. Đất bị ô nhiễm nghiêm trọng hay ô nhiễm trong một thời gian dài thì sẽ
dẫn đến tình trạng suy thối đất, khiến đất mất dần đi khả năng sản xuất vốn có của
đất (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2016).
(4) Ơ nhiễm đất khơng những làm giảm khả năng sản xuất của đất mà còn
làm ảnh hưởng đến cây trồng, gia súc và con người.
(5) Ơ nhiễm đất cịn làm hại đến mơi trường khác như nước ngầm, nước mặt
và khơng khí, từ đó ảnh hưởng đến con người.
b. Nguồn gốc ơ nhiễm đất
Ơ nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm hàm lượng
các chất tự nhiên trong đất tăng lên, hoặc thêm các độc chất lạ (đến mức vượt tiêu
chuẩn cho phép), gây độc hại cho môi trường, sinh vật và làm xấu cảnh quan. Như
ta biết, đất là tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất trong sản xuất nơng lâm

nghiệp. Ngồi ra đất được dùng làm nơi ở, đường giao thông, kho tàng, mặt bằng
sản xuất công nghiệp…
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất (Nguyễn Thế Đặng và cs., 2016):
+ Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất nơng nghiệp:


11
Khi sử dụng với lượng lớn và liên tục phân bón hóa học sẽ gây ơ nhiễm đất.
Trong thực tế khi bón phân đạm quá nhiều và liên tục sẽ dẫn đến tích lũy NO 3- trong
đất và nhất là trong nước ngầm. Hàm lượng NO 3- có thể lên đến trên 10mg/lít nước
trong các giếng khoan ở vùng đồng bằng do bón phân đạm hóa học.
+ Ơ nhiễm đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp:
Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường được sử dụng như: Thuốc diệt sâu
bệnh, diệt cỏ, diệt chuột... khi sử dụng bao giờ cũng để lại lượng tồn dư trong đất.
Tùy theo loại thuốc và số lượng sử dụng mà lượng tồn dư nhiều hay ít, lâu hay
chóng tồn tại trong đất và gây ơ nhiễm đất (Nguyễn Minh Hưng, 2019).
Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở nước ta khơng nhiều trong vịng 10
năm gần đây, tính bình qn chỉ đạt 0,3 - 0,4 kg hoạt chất/ha/năm (năm cao nhất
cũng mới đạt 0,6 - 0,7 kg hoạt chất/ha/năm). Tuy nhiên, vì người dân sử dụng
khơng đúng quy trình nên vẫn gây ơ nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí. Đặc
biệt, hiện nay vẫn cịn một số loại thuốc bị cấm mà người dân vẫn đang sử dụng.
+ Ô nhiễm đất do ảnh hưởng của nước thải thành phố, khu công nghiệp:
Hiện nay nước thải của đa số đô thị và nhà máy công nghiệp hầu như khơng
được xử lý, vì vậy gây ơ nhiễm nặng cho đất vùng lân cận, nhất là đất nông nghiệp
sử dụng nước tưới từ nước thải.
Nước thải của đô thị và khu cơng nghiệp ngồi chứa muối mặn, chất kiềm
hoặc axit còn thường chứa các kim loại nặng như Hg, Pb, Cd, As.... Mặc dù các chất
này khi thấm vào đất được vi sinh vật phân giải làm giảm bớt hàm lượng, nhưng dù
chỉ tồn tại trong đất một thời gian ngắn vẫn làm ơ nhiễm đất.
+ Ơ nhiễm đất do khai thác khống sản:

Đất bãi thải, đất hồn thổ của khu vực khai thác khoáng sản đều bị ô nhiễm
do tác động làm đảo lộn đất của quá trình khai thác. Đất xung quanh khu khai thác
khống sản cũng bị ơ nhiễm do ảnh hưởng của dịng chảy và khơng khí (Đặng
Văn Minh, 2011).
+ Ơ nhiễm đất do các nguyên nhân khác:
Hoạt động của các phương tiện giao thông được coi là một nguyên nhân làm ô
nhiễm môi trường khơng khí và đất nước xung quanh đường giao thơng bởi khí CO....


12
Vùng đất xung quanh các trạm xăng dầu cũng bị ô nhiễm kim loại nặng Pb…
1.2. Thực trạng ruộng bậc thang trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Thực trạng ruộng bậc thang trên Thế giới
Ruộng bậc thang được phát triển ở nhiều nơi trên thế giới: Trung Quốc, Triều
Tiên, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Philipine, Nepan, Peru... Đây là loại hình phổ
biến được áp dụng trong sản xuất nơng nghiệp ở vùng cao phát triển do các tộc
người ở nhiều nước trên thế giới, được xem là tri thức bản địa vừa có tính lịch sử
vừa có tính văn hóa, xã hội.
Nhìn ra thế giới, loại hình ruộng bậc thang được coi là phổ biến đối với các
cư dân sinh sống ở vùng đồi núi đất. Có thể kể ra đây một loạt các địa danh đã đi
vào lịch sử như: Banaue (Philippines) với người Iphugao, Nguyên Dương (tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc) với người Hà Nhì, Ubud (Bali, Indonesia) với người Ba Li,
Annapurna (Nepal) với người An na, Mae Rim (Chiềng Mai, Thái Lan) với người
Ka Ren... Trên thực tế, ruộng bậc thang không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp cảnh quan mà
cịn có nhiều giá trị cần được bảo tồn và phát huy các lợi thế, nguồn lợi kinh tế,
sáng tạo văn hóa, định canh định cư và bảo vệ môi trường.
Ở Trung Quốc: Trung Quốc cũng là một quốc gia châu Á có nhiều ruộng
bậc thang. Các ruộng lúa bậc thang đã có lịch sử từ lâu đời, được ghi chép cách đây
hàng nghìn năm. Các ruộng bậc thang ở Yuanyang, Honghe, Lunchun, Longsheng,
Yunhe, Jiabang… rất hùng vĩ và nối nhau có thể nhìn thấy từ núi này sang núi khác

(Jessica Larson-wang, 2017).
Điển hình khu ruộng bậc thang Yuanyang tại tỉnh Vân Nam, do người Hani
xây, ruộng bậc thang Yuangyang nằm trên các sườn núi của dãy Ailao Mountainscao
có độ cao 2.500 m so với mặt nước biển. Diện tích ruộng bậc thang có trên 11.000
ha và trên 3.000 bậc. Thời tiết nơi đây khá lạnh nên người dân chỉ trồng được một
vụ lúa/năm. Sau khi thu hoạch vào mùa thu, nước được trữ lại đó cho đến mùa xuân
để tiếp tục mùa gieo cấy mới. Ruộng bậc thang Yuanyang đã có hơn 1.000 năm tuổi,
quy mơ rộng lớn, có thể cung cấp đủ lương thực cho người dân sống quanh vùng
(Nguyễn Trường Giang, 2015).


×